Wednesday, April 14, 2010

Sự tha thứ



Sư nóng giận có nghĩa là để cho những sai lầm của tha nhân làm hại bạn. Sư tha thứ cho tha nhân, sẽ đem lại điều tốt lành cho chính mình.
Xin hãy dành một thời gian ngắn để đọc những lời chia sẻ sau:
Sự tha thứ là gì?
"Tha thứ là một hình thái của hiện thực. Nó không có nghĩa là từ chối, giảm thiểu, hoặc biện minh cho những gì người khác đã làm cho bạn hoặc sự đau đớn mà bạn đã phải chịu. Điều đó khuyến khích bạn đóng khuông lại những vết thương cũ và nhìn thấy chúng như những gì chúng đang là. Và nó cho phép bạn xem lại có bao nhiêu năng lượng đã lãng phí và bản thân bạn bị tổn thương bởi vì không có khoan dung.
Sự tha thứ là tiến trình của nội tâm, nên không thể bị thúc ép và được dễ dàng, dù là nó đem lại cho bạn cảm giác tuyệt vời về sức khoẻ và thanh thản. Nhưng, kinh nghiệm trải qua nầy chỉ có khi nào bạn muốn chữa lành và sẵn sàng thực hiện.
Sự tha thứ là một dấu hiệu tích cực của nội tâm, vì bạn không còn dán nhãn cho những tổn thương hay các bất công đã qua cho bạn. Bạn không còn là nạn nhân. Bạn có đủ quyền để dừng lại thưong đau khi nói rằng:“Tôi không còn muốn bị đau khổ, nay tôi muốn chữa lành lại vết thương”. Vào thời điểm đó, sự tha thứ trở thành một khả năng, dù rằng có thể mất thời gian và khó khăn thực hành hơn, trước khi mà bạn đạt được kết quả.
Sự tha thứ cho phép quá khứ trôi qua, không có nghĩa đi xóa những gì đã xảy ra, nhưng nó giúp bạn giảm bớt và thậm chí loại bỏ quá khứ
“Sư nóng giận có nghĩa là để cho những sai lầm của tha nhân làm hại bạn.
Sư tha thứ cho tha nhân, sẽ đem lại điều tốt lành cho chính mình “
Master ChengYen
khổ đau. Những bất hạnh gánh chịu từ quá khứ không còn ảnh hưỡng cách mà bạn sống trong hiện tại, hay chi phối đến tương lai của bạn.
Điều đó cũng có nghĩa là bạn không mang oán hận hay giận dữ như là một cái lý cớ tha thứ cho các thiếu sót của mình. Bạn không xem nó như là một vũ khí để trừng phạt những người khác hoặc cũng không phải là một lá chắn để tự bảo vệ bản thân bằng cách xa lánh người khác. Và quan trọng nhất, bạn không còn cần đến những cảm xúc này để nhận thức mình là ai, vì bạn đơn thuần chỉ là nạn nhân của quá khứ của chính mình. Sự tha thứ không mang sự trừng phạt đến những đối tượng gây tổn thương cho bạn, vì biết rằng sự tức giận và hận thù sẽ đem lại cho bạn đau khổ nhiều hơn là tha nhân. Qua hành động đó, nó ẩn chứa cái ta dấu mình trong sự tức giận và làm ngăn cản những cảm thọ giúp bạn chữa lành vết thương. Nên, khi mà bạn buông bỏ quá khứ cùng lòng thù hận, sẽ giúp bạn có nội tâm bình an. Sự tha thứ sẽ đi tới, vì nhận thức rằng tất cả những gì bạn đã mất chỉ vì bạn không có lòng tha thứ. Phải ý thức rằng bạn đã tốn nhiều năng lượng để bám theo quá khứ, nên tốt hơn hết là bạn chỉ nên dành nó để cải thiện hiện tại và tương lai của mình. Nên để quá khứ trôi qua để bạn có thể tiến bước Thật là sai lầm khi cố gắng để chạy trốn quá khứ, vì vấn đề là dù bạn chạy nhanh hay chạy bao xa như thế nào, thì quá khứ luôn bao trùm lên bạn, nhất là vào thời gian thích nghi nhất. Khi bạn tha thứ, có nghĩa là bạn tiếp xúc với quá khứ như cách mà bạn không bị tác hại. Bạn, chúng ta từng bị đau khổ, và tại thời điểm nầy hay thời gian khác, thường thì bạn hay lãng tránh. Đối với tôi, học cách tha thứ không phải là dễ dàng. Nhưng tôi đã học hỏi, và cuộc sống của tôi tốt hơn vì đó – ngay bây giờ trên dòng luân chuyển... "

Sống thương yêu

Sống thương yêu là một nghệ thuật sống. Chúng đơn giản, giản di và gần gủi. Khi nhận hiểu ra được cách sống thương yêu thì như trở bàn tay, từ mặt úp thành mặt ngữa, một con người cũ thay đổi thành một con người mới trong tích tắc.
Có ai ngờ rằng trong đời sống hằng ngày, con người đã để đánh mất quá nhiều cơ hội để sống thương yêu nhau mà không hay biết, hoặc không để ý đến và rồi bỏ qua, thật là tiếc, hoặc thay vì sống yêu thương nhau thì lại kềm chế tâm hay nén lòng làm cho cuộc sống thêm đau khổ hơn. Tuy vậy mỗi người đều có cách sống thương yêu của mình, họ đối xử với nhau rất tốt, ứng xử rất hay và rất khéo, đáng khâm phục và học hỏi.
Bất kỳ ai, đã là con người, đều có thể sống thương yêu nhau. Đó là đạo đức của con người. Tất cả đạo đức của con người đều lấy tình thương làm nền tảng. Thiếu lòng thương yêu thì đạo đức không thể có được. Mọi tôn giáo ít nhiều gì cũng dựa trên đạo đức để xây dựng giáo lý riêng cho mình và lấy tình thương yêu bác ái làm nền tảng giáo dục tín đồ của mình. Do vậy đã là con người thì chúng ta nên biết sống đạo đức. Có bao nhiêu đạo đức? - Hàng nghìn đạo đức.
Đạo đức được định nghĩa là sống không làm khổ mình, không làm khổ người và không làm khổ các loài vật khác; sống biết mang niềm vui và hạnh phúc đến cho mình, cho người và cho các loài vật khác. Đạo đức phải thỏa mãn 3 điều kiện cùng một lúc, vắng một cái thì không thể gọi là đạo đức được.
Lòng thương yêu chân thật là lòng thương yêu đa hướng, trải rộng bình đẳng đến muôn người không phân biệt thân sơ, muôn loài vật, cỏ cây, đất đá thiên nhiên. Lòng yêu thương một hướng là tình thương ích kỷ hẹp hòi cá nhân chỉ biết yêu thương người thân của mình mà không yêu thương người ngoài hoặc chỉ biết yêu thương ý kiến của mình bắt người khác làm theo mà không cần biết ý thích của người khác. Tình thương một hướng là tình thương đem đến đau khổ hoặc cho mình, hoặc cho người khác, hoặc cho các loài vật. Người có đạo đức là người sống với lòng thương yêu chân thật đa hướng.
Tất cả đạo đức đều xuất phát từ lòng yêu thương. Do vậy lòng yêu thương rất quan trọng. Muốn thấy được lòng yêu thương thì lòng yêu thương phải được thể hiện qua hành động.
Vậy sống như thế nào để gọi là biết sống thương yêu?
Sống với tâm rộng lượng sẵn sàng tha thứ, bỏ qua mọi lỗi lầm, sai phạm của người khác và không bao giờ nhắc đến. Khi nhắc đến lỗi lầm, cái sai, cái xấu của ai thì đã đánh mất lòng thương yêu. Có những gia đình sống rất hay, họ không bao giờ nói cái xấu, cái sai, cái lỗi của bất kỳ ai trong gia đình và ngoài xã hội, dù thấy biết nhưng họ sẵn sàng tha thứ và bỏ qua, xem như không có gì. Có một câu chuyện em gái vừa mới lấy bằng lái xe hơi, nhân dịp đi New York, các chị cho em lái và không ngờ phản xạ của em còn chậm cho nên bị một xe tải đâm vào làm một người chị gái chết ngay tại chỗ, còn em thì bị gãy chân. Khi bố mẹ vào bệnh viện thăm, thay vì mắng con gái, nhưng không vậy, họ ôm hôm con gái nói những lời nói động viên, vui đùa như không có chuyện gì xảy ra. Chính nhờ vậy mà cô con gái tiếp tục sống vui vẻ, có sự nghiệp, cưới chồng và có một gia đình hạnh phúc. Thật là tuyệt vời.
Sống biết cho đi những gì mình thích nhất, ngon nhất, tốt nhất, đẹp nhất, quí nhất, kể cả hạnh phúc của mình cho người khác, không phân biệt thân sơ và kẻ thù. Nếu mình vui khi có những thứ thích nhất, ngon nhất, tốt nhất, đẹp nhất, quí nhất thì người khác cũng vậy, cho nên trước khi cho ai vật gì thì hãy lấy những thứ mình thích nhất, ngon nhất, tốt nhất, đẹp nhất và quí nhất cho người khác. Ví dụ mình thích uống nước trái cây thì hãy mời người nước trái cây thay vì nước lạnh, mình thích ăn trái cây thì hãy mời người trái tươi tốt ngon mà mình thích,…
Sống biết nhường nhịn. Luôn biết nhường phần của mình cho người khác, nhường niềm vui của mình cho người khác, nhường công lao của mình cho người khác, nhường phần thưởng của mình cho người khác. Khi ai cho cái gì đẹp, ngon, tốt thì mình nhường phần đó cho người khác, không tranh giành. Ví dụ: ai đó cho một cái máy, có nhiều người cũng muốn, khi biết vậy thì mình nhường ngay, không xin. Đó là mình đã có ý tốt biết sống nhường nhịn. Nhưng đôi khi lại không giống như vậy, mình thấy mình cần nên mình vẫn xin như mọi người, hoặc có thể mình không cần nhưng vẫn cứ xin để đem về nhà cho người thân hay người quen. Chỉ cần nhạy bén một chút là có thể sống biết thương yêu. Chỉ cần một sai lầm nhỏ là chúng ta đánh mất lòng thương yêu. Tâm tham của con người rất vi tế, chúng lý luận rất hay, xin đem về cho người khác cũng là tâm tốt, chúng sai bảo chúng ta mà chúng ta không biết. Ở đâu có lòng tham, ở đó sẽ không có lòng yêu thương, ở đâu có lòng yêu thương, ở đó không có tham.
Dù mình có nghèo đói cũng đừng quên những người nghèo đói khác. Có một câu chuyện về những người đi làm từ thiện đến một vùng nghèo đói tại Mỹ, một lần cô Kathy nhận được điện thoại phải mang gạo đến vùng ngoại ô để giúp một gia đình đông con đã bị đói vài ngày. Cô Kathy chuẩn bị gạo, thức ăn và mang đi ngay. Khi mang gạo và thức ăn đến, nhìn người mẹ và đám con nhỏ trông hốc hác, xanh xao rất tội nghiệp. Thay vì khi nhận được gạo và thức ăn người mẹ nấu ngay cho mình và các con ăn, thì cô Kathy thấy người mẹ sớt một nữa phần gạo và thức ăn vừa nhận được chạy nhanh ra khỏi nhà. Khi trở về hỏi ra thì mới biết người mẹ đem phần gạo và thức ăn đó cho một gia đình khác cũng đang đói. Người làm từ thiện là người có lòng thương yêu, nhưng chúng ta thấy người mẹ này có lòng thương yêu thật tuyệt vời, trong cơn đói khổ sẵn sàng chia sẽ những gì mình có, không ích kỷ hẹp hòi. Thất là lòng thương yêu cao thượng.
Nhận lỗi thay người khác. Gánh tội hay cái sai dùm người. Có một quản đốc tên Gary xưởng dệt rất hay, tuy là một chức vị nhỏ nhưng ông yêu thương công nhân của mình như con. Lần đó một thanh niên trẻ tên Tom vừa được nhận vào làm chưa quen làm chậm hơn và ảnh hưởng đến năng suất sản xuất của cả dây chuyền. Giám đốc mời ông Gary lên hỏi thì người ông Gary chỉ nhận lỗi mình, không hề nhắc đến tên Tom trước mặt giám đốc. Khi ai sống với lòng thương yêu chân thật thì hành động sống của họ thật giản dị và cao thượng tuyệt vời.
Khi thấy của rơi thì hoặc để yên đó để người đánh rơi quay lại tìm thấy, hoặc lượm lên mang đến cảnh sát, hoặc tự mình đem trả lại cho chủ, không tham lấy một vật gì dù đó là một vali tiền. Khi tự tay mình đem trả thì không nhận phần thưởng nào. Đó là mình sống thật với lòng thương yêu.
Giúp người đừng tính thời gian. Đang giúp người thì giúp cho trọn, cho xong rồi nghĩ. Thấy người vẫn làm thì mình cùng làm cho xong, đừng nghĩ rằng đã đến giờ nghĩ phải nghỉ
Giúp người đừng sợ đêm hôm, mưa, giông bão. Vùng nông thôn Bắc Việt có vài nhà có điện thoại. Một lần chủ nhà nghe chuông reo và được nhờ nhắn hàng xóm cách vài căn, tuy trời đêm hôm mưa lạnh, người chủ vẫn khoác áo vào đi gọi. Thật là tình nghĩa xóm làng.
Giúp người thì dù đang bận việc gì cũng bỏ. Thời Xuân Thu, có quan Chu Công thay vua vì lo việc nước khi đang ăn, có khách đến đều bỏ ăn ngay ra tiếp khách, cho ta thấy lòng thương yêu của ông biết tôn trọng khách, không để cho khách phải chờ một giây phút nào.
Có ai nhờ giúp việc gì thì đang bận hay tính làm việc gì cũng dời lại làm sau.
Biết ai cần gì, nếu mình có thì cho mượn hoặc cho ngay.
Nếu có dư vật gì không dùng thì hãy cho đi, đừng để giành cất giữ. Biết có còn sống đến ngày mai không mà cất giữ làm gì. Có rất nhiều người đang cần những thứ ta có. Có rất nhiều cơ quan từ thiện sẵn sàng nhận những vật người khác cho để đem cho lại những người cần đến, hoặc có những website freecycle hoặc craiglist giúp cho mọi người tận dụng lại những đồ cũ hoặc dư thừa của người khác. Có thể đối với một người một vật là cũ hay vô dụng, nhưng đối với người khác lại là vật hữu dụng.
Đừng nghĩ rằng vật gì cũng có thể bán, tiền bạc sẽ làm cho chúng ta đánh mất tình thương. Nếu có dư giả tiền của thì khi dư cái gì hay muốn thay đổi cái gì mới thì nên cho đi cái cũ, đừng nghĩ rằng bán rẽ còn hơn cho không, nhất là anh em trong gia đình thì không nên buôn bán dù đó là chiếc xe hơi hay căn nhà.
Người cùng gia đình thì nên biết sống đoàn kết không nói xấu nhau, không buôn bán nhau bất kỳ vật gì, sẵn sàng góp của để cùng nhau sống tốt hơn. Ví dụ người có đất, kẻ có tiền thì cùng nhau góp nhau để xây một căn nhà ở, người có đất đừng nghĩ rằng đợi lúc có tiền mới xây nhà, hay người có tiền thì nghĩ để dành thêm tiền mua đất rồi có dư thì xây lên ở riêng. Ai cũng muốn có cuộc sống riêng. Lúc khó khăn biết đoàn kết nhau thì cuộc sống sẽ vui vẻ, tình nghĩa anh em luôn gắn bó.
Trong gia đình dù mất một cái gì cũng không nên nghi ngờ xấu cho ai. Lựa lời mà hỏi, biết ai cần thì vui vẻ cho ngay từ cây kim, đồng hồ, cái gối, hay tờ giấy, quyển tập.
Khi đã khá giả thì chớ quên người khác xung quanh, giúp họ khá giả như mình, chứ đừng nghĩ cuộc sống của ai nấy lo. Khi tất cả mọi người xung quanh đều khá giả thì cuộc sống của mình sẽ vững chắc và lâu bền hơn. Có một câu chuyện về đợt thi quả bí ngô cân nặng nhất, một người nông dân trồng bí ngô cân nặng 50 lb đoạt giải nhất. Khi đoạt giải xong, mọi người khác xin hạt giống bí ngô của ông về trồng, ông đều cho và lấy làm vui vẻ. Một người hỏi tại sao ông không giữ lại hạt giống cho mình mà lại cho đi, rủi năm sao ông không đoạt giải nữa thì sao. Ông trả lời do cho đi những hạt giống này mà các ruộng bí bên cạnh đều là giống bí tốt, đến mùa ra hoa, phấn của các hoa bí bên cạnh bay sang ruộng tôi, mới giúp tôi có quả bí ngô to, còn nếu ruộng bí của hàng xóng bên cạnh có giống nhỏ hơn thì chắc bí của tôi cũng sẽ nhỏ như họ.
Dù cho người giàu hay người nhiều tiền cũng cần giúp đỡ, đừng đánh giá người qua hình tướng hay tài sản mà bỏ qua cơ hội sống thương yêu. Người nhiều tiền cũng lo lắng, buồn phiền, sợ hãi, cũng bệnh, già, chết, cũng chỉ có hai tay… như mọi người khác. Người giàu là người sống biết đủ. Người nhiều tiền chưa chắc là người giàu vì họ vẫn thấy chưa đủ, luôn nghĩ cách tìm ra tiền.
Sống không phân biệt thân sơ. Mình đối xử với người thân như thế nào thì hãy đối xử với người ngoài như vậy. Nếu mình sẵn lòng cho người thân chiếc xe, ngôi nhà hay những gì mình yêu thích nhất thì hãy sẵn lòng cho người ngoài như vậy. Hãy thương yêu người ngoài như người mẹ thương yêu con một của mình. Do thương yêu ai cũng như con một của mình thì người đó sẽ luôn cảm thấy hạnh phúc dù người con ruột không bên cạnh, vì lúc đó người mẹ không cảm thấy cô đơn, mà biết rằng còn có nhiều người con khác bên cạnh. Người tu hành là người có tâm thương yêu rộng lớn, họ sống không chỉ có thương yêu người thân mà còn cả mọi người và loài vật có sự sống trên hành tinh này. Tình thương yêu của họ không còn ích kỷ hẹp hòi cá nhân nữa mà mở rộng thương yêu bình đẳng không phân biệt thân sơ. Họ hy sinh đời sống cá nhân riêng tư để yêu thương phục vụ cho mọi người trên thế gian này như chúa Giêsu từ bỏ cuộc sống gia đình, đem tình thương của mình trải rộng ra thương yêu tất cả mọi người. Ở nước Ấn Độ thì có đức Phật và thánh Mahatma Gandhi. Có thể những nhân vật này thất bại trong việc hy sinh của mình trước sự tàn ác tham lam của con người, nhưng họ đều để lại cho con người cách sống biết yêu thương nhau. Tất cả mọi người trên thế gian đều đang khổ, dù đó là người giàu có. Chỉ khi hiểu và sống đạo đức biết thương yêu nhau thì mới giúp mọi người hết khổ. Chính đời sống thiện sẽ chuyển đổi hoàn cảnh sống của mọi người. Dù cho con người có giúp nhau bằng tiền bạc vật chất, thì đó cũng chỉ là tạm thời, không thể chuyển tâm tánh tham lam, sân giận, kiêu mạn, nghi ngờ, và ích kỷ của con người thành thiện được. Chỉ khi con người ý thức, tự giác được lợi ích của đạo đức và tự nguyện biết sống thương yêu nhau, thì mới chuyển đổi được hoàn cảnh nghèo đói, thiên tai bệnh tật của họ thành no ấm, khỏe mạnh an vui và hạnh phúc.
Sống không mang lòng bực tức sân giận ai. Ai sống với tâm thương yêu rộng lớn sẽ không bao giờ giận. Chỉ vì chưa sống thương yêu cho nên tâm hay giận khi bị trái ý, bị bất toại nguyện, bị lừa gạt, bị chửi mắng oan ức, bị đánh,… Chỉ có lòng thương yêu mới giúp chúng ta không còn giận nữa.
Sống biết cho đi hạnh phúc của mình. Đây là một việc khó nhưng khó mà làm được thì người đó là phi thường. Chỉ đơn giản một điều là mình hiểu được ý nghĩa của cuộc sống này chính là “đem niềm vui hạnh phúc đến cho mình, cho người khác và muôn loài vạn vật khác.” Người biết sống yêu thương hiểu rằng khi thấy ai hạnh phúc thì mình mừng vui, lấy niềm vui hạnh phúc của người làm niềm vui hạnh phúc cho mình. Đó là phương châm sống của họ. Ví dụ một người mẹ có đứa con trai một. Khi thấy người vợ mới cưới của con trai làm cho con trai hạnh phúc vui vẻ thì người mẹ cũng mừng vui hạnh phúc. Cũng vậy khi một người có vợ hay chồng có bạn đời khác thì người đó cũng nên vui mừng, vì có người đem hạnh phúc và niềm vui đến cho vợ hay chồng của mình. Mình thấy vợ hay chồng của mình hạnh phúc thì mình vui chứ sao lại buồn. Mục đích sống của mình là thấy người mình thương yêu hạnh phúc như người mẹ thấy con trai mình hạnh phúc thì vui, chứ đâu có ghen với người con dâu. Do “thấy người mình thương yêu hạnh phúc thì mình mừng vui” chứ sao lại ghen với người kia. Đôi khi người ta bị hiểu lầm về tình yêu nam nữ như một tình yêu chiếm hữu, sau khi cưới là của nhau, không còn của ai khác nữa. Chỉ muốn là của riêng mình. Chính vì do hiểu như vậy mà thay vì có thể sống biết thương yêu thì con người biến lòng thương yêu thành sự thù hận suốt đời không quên được. Có người biết cách sống thương yêu này còn tìm gặp người bạn của vợ hay chồng mình nói lời cám ơn đã giúp cho vợ hay chồng mình vui, hay có người vợ mua hoa cho chồng đem tặng cho cô bạn mới. Người làm được như vậy là người biết cho đi hạnh phúc của mình. Đó là cách sống biết yêu thương. Chỉ có người sống có lòng thương yêu thì mới làm được những điều phi thường này, còn chưa hiểu và biết sống thương yêu thì chỉ nuôi lòng thù hận, đánh mất lòng thương yêu suốt đời.
Sống biết nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng. Đa số mọi người chịu nhẫn nhục nén lòng khi thấy mình yếu kém hơn, nhỏ con hơn. Nhưng nhẫn nhục như vậy là nén lòng, tuy nhẫn nhục nhưng trong lòng vẫn bực tức sân giận. Còn người biết sống thương yêu nhẫn nhục, họ nghĩ rằng khi ai đánh mình, chửi mình, nói xấu, chê bai, chỉ trích mình,… thì mình im lặng, im lặng để không có sự cãi cọ đôi bên, gây thêm thù hận, cãi cọ sẽ làm cho đôi bên tức giận dẫn đến chửi nhau, đánh nhau, sẽ có người bị thương tích, rồi bị mời lên đồn cảnh sát, mất thời gian, bực tức suốt đời, ăn không ngon, ngủ không yên,… Do hiểu rõ tác hại như vậy mà mình sống thương yêu nhẫn nhục. Đó là mình thương yêu giúp cho người kia cũng bớt đi lòng thù hận, bực tức.
Sống biết tùy thuận là sống làm theo ý kiến, lời nói, yêu cầu hay hành động của người khác. Ai cũng luôn cho mình đúng, cái của mình bao giờ cũng tốt, cũng ngon, cũng nhất. Cho nên ai nói, hay làm trái ý thì giận hoặc liền ngay đó nói lên ý của mình ngayvà bảo vệ ý đó. Ngay chổ này con người đã đánh mất lòng thương yêu. Vì khi bị ai nói trái ý thì ai cũng giận, cũng tự ái cả, mình cũng vậy thì người khác cũng vậy. Do vậy chúng ta hãy bỏ cái tôi xuống mà tùy thuận theo ý của người khác là chúng ta sống biết thương yêu. Ví dụ: Khi đến nhà người khác ăn thì mở miệng chê là món này mặn, lạt, cay, chua, ngọt quá… Mỗi người do đặc tướng khác nhau cho nên cái lưỡi cũng khác nhau, tại sao mình cứ nghĩ rằng cái gì của mình cũng là đúng nhất. Người ta bỏ hàng giờ ra nấu ăn, trổ hết tài ra, sử dụng mọi thứ ngon nhất để nấu, nêm nếm ngon vừa miệng họ, đặt tình thương của họ vào trong món ăn. Vậy mà mình vì cái tính kiêu ngạo, quen miệng chê bai khi thấy trái ý một chút đã làm cho người khác buồn. Người hay chê bai như vậy lần sau chắc không được mời đến ăn nữa. Người như vậy ít bạn, thường sống cô đơn vì không ai muốn gần.
Sống không so sánh đối chiếu mình với người khác, hơn kém thua hay bằng người khác. Không so sánh đồ vật của người với đồ của nhà mình hay của mình. Thường khi nghe ai nói điều gì thì thầm trong đầu thường hay đánh giá người này nói sai hay đúng, thiếu hiểu biết hay có hiểu biết. Lịch sự thì không nói ra, còn không lịch sự thì nói ý mình ra để sửa sai người kia. Còn hơn nữa thì ra ngoài hay về nhà nói ra, nghĩa là nói sau lưng. Đó là người có tâm ngã mạn, hay so sánh mình với người khác, người này với người kia rồi đánh giá nhận xét. Ngay khi ý nghĩ khởi ra đánh giá bất kỳ ai thì ta dùng phương phác tác ý đập cái tâm ác này xuống, nếu không thì chúng ta sẽ đánh mất lòng thương yêu. Ví dụ thấy ai đi chiếc xe mới mua thì so sánh chiếc xe đó với xe mình hay so sánh với chiếc xe khác mà mình biết, rồi khen chê. Bất kỳ vật gì cũng đều không qua được sự đánh giá so sánh trong đầu con người, bởi vì con người đã huân tập thành một thói quen xấu như vậy, cho nên nó tự nhiên khởi lên nhận xét, đánh giá, bình luận và khen chê,… Nếu không sử dụng pháp tác ý đập xuống thì không thể nào bỏ được thói quen xấu này. Và khi không bỏ được thì con người cho đó là tự nhiên ai cũng có như các tâm khác như sân giận, vui buồn, tham lam,… Phải kiên trì và quyết tâm thì sẽ nhận ra những niệm khởi này dần dần thưa ra và biến mất, tâm tự chủ luôn được kiểm soát.
Sống luôn biết chia sẻ. Chia sẻ không chỉ tiền tài vật chất mà chia sẻ mọi thứ trên thế gian này khi có cơ hội. Ví dụ: Nhà trồng bông, người ngoài đi ngang nhà thấy bông đẹp, thích và hái không xin phép. Mình thấy vậy thì hãy lấy đó làm niềm vui, vì bông mình trồng đem niềm vui đến cho người khác. Nếu được thì nói ngay những lời nói yêu thương “nếu cô thích thì hái thêm về cắm trong nhà cho đẹp”. Nếu mình nghĩ rằng mình trồng bông chỉ để cho mình ngắm thôi, chỉ để cho mình hái thôi thì mình sống quá ích kỷ hẹp hòi. Còn khi mình luôn sống biết chia sẽ những gì đẹp nhất, ngon nhất, tốt nhất cho người khác, ai thích cái gì mình đang có thì mình luôn sẵn sàng cho đi, đó là mình sống biết đem niềm vui đến cho người. Khi người ta muốn cái gì mà đạt được toại nguyện thì ai cũng vui. Ngay khi khi biết người khác muốn gì mà mình đáp ứng ngay thì mình sẽ đem niềm vui đến cho họ. Đâu phải khi cho tiền người nghèo mình mới vui đâu. Ai biết sống yêu thương thì hằng ngày có hằng trăm nghìn cách để đem niềm vui đến cho mọi người. Đó là sống yêu thương. Khi các bạn sống yêu thương thì mới nhận ra rằng sao chúng đơn giản, dễ dàng, gần gủi đến thế mà mình đã bỏ qua và không biết từ bao lâu nay.
Sống biết đủ. Khi biết đủ thì con người sống sẽ biết nhường nhịn mọi thứ cho người khác; biết giúp đỡ và cho đi những gì mình có, mình dư; sống không keo kiệt, bủn xỉn; không tham lam tích trữ, để dành hay gom góp mọi thứ về riêng cho mình. Cách sống biết chia sẻ là cách diệt lòng ích kỷ, bủn xỉn hẹp hòi.
Sống biết bỏ cái tôi đi, bỏ cái thói quen luôn cho mình đúng, luôn bảo vệ ý kiến của mình. Con người ai cũng bị kẹt vào cái tôi này mà đánh mất lòng thương yêu hằng ngày cả trăm ngàn cơ hội. Càng lớn tuổi thì cái tôi càng lớn, càng học nhiều, đọc nhiều, kinh nghiệm nhiều thì cái tôi càng lớn. Không muốn lắng nghe ai, không biết nhường nhịn ai, luôn thấy lỗi người khác, ai nói trái ý mình thì lên tiếng ngay bảo vệ ý mình cho bằng được. Chính vì vậy mà đánh mất lòng thương yêu. Nếu biết áp dụng đức tùy thuận thì chúng ta sẽ làm cho người khác vui. Đó là biết sống có thương yêu, bởi vì ai cũng muốn đúng, mình tùy thuận, nghe theo, làm theo ý của người đó là mình làm cho người vui.
Sống biết lắng nghe. Biết kiên nhẫn lắng nghe người khác tâm sự, giúp cho người khác trút hết mọi phiền não, tức giận, hay lắng nghe sự chia sẻ những gì người khác thích. Đừng sợ mất thời gian quý báo của mình mà hãy nghĩ rằng đây thời gian để yêu thương. Lắng nghe là yêu thương.
Sống luôn tôn trọng người khác, không phân biệt thân sơ, kẻ thù, người lớn hay nhỏ tuổi hơn mình, nam hay nữ, người thành thị hay nông thôn, người khác màu da, dân tộc, người sang hay hèn, giàu hay nghèo, người có học hay thiếu học,…Có một câu chuyện kể rằng một người con gái nông thôn lên thành thị học, sau khi học thì cưới chồng giàu sang. Khi đám cưới mẹ cô từ dưới quê nghèo lên dự mặc bộ đồ cũ. Sợ khách chê cười, cô con gái không dám nhìn mặt mẹ và không dám giới thiệu mẹ với khách. Cô con gái đã đánh mất lòng thương yêu ngay cả đến với mẹ mình.
Sống biết cẩn thận. Làm việc gì biết việc đó, không để bị phân tâm vừa làm cái này vừa nghĩ việc khác hay vừa làm vừa đọc kinh. Người có thói quen phân tâm dễ bị lãng trí, mất trí nhớ, trường hợp nhẹ là có khi chân tay hoạt động rung, lắc mà không biết. Muốn không bị phân tâm khi làm việc, nên lâu lâu nhắc tâm. Ví dụ: Khi hái rau nên lâu lâu nhắc tâm: “Hái rau tôi biết tôi hái rau”.
Lái xe cẩn thận, tránh gây tai nạn hoặc để bị tai nạn. Sẽ dẫn đến làm cho người thân lo lắng, tốn tiền, tốn thời gian đôi bên.
Không tham lam trộm cắp của ai. Trước khi lấy gì thì nên xin. Đó là mình không muốn người khác giận khi bị mất cái gì.
Sống biết thương yêu kẻ thù của mình. Khi có cơ hội giúp người ghét mình thì mình giúp ngay. Đó là sống yêu thương. Chỉ có lòng thương yêu mới hàn gắn lại lòng thù hận của người khác.
Sống biết thương yêu những người tội phạm. Ví dụ khi có ai muốn vào nhà lấy vật gì của mình mà mình biết được thì mình hãy bình tĩnh nói rằng nếu bạn đói thì hãy lấy cơm mà ăn, nếu bạn cần tiền thì hãy lấy tiền mà xài. Tiền, cơm,… mất có thể kiếm lại được, chứ lòng thương yêu không thể kiếm lại được đâu. Chỉ khi mình rèn luyện lòng thương yêu hằng ngày bằng phương pháp như lý tác ý (tự kỷ ám thị) thì dần dần lòng thương yêu rộng lớn, khi lòng thương yêu rộng lớn rồi thì sẽ không còn sân giận hay sợ hãi ai kể cả có ai đó giết mình mà mình chỉ biết thương yêu họ chứ không bao giờ giận họ. Khi chưa thuần thục thì hãy tác ý nhắc tâm hằng ngày những gì mình sống chưa biết thương yêu. Ví dụ: nhắc tâm “Hãy sống thương yêu người ăn trộm, kẻ cướp hay kẻ đánh giết mình”, “Hãy sống luôn biết chia sẻ mọi thứ mà người khác thích”,…
Sống biết yêu thương các mọi người và các loài vật sống xung quanh mình. Loài vật nào cũng cần sống, loài vật nào cũng phải kiếm ăn hằng ngày. Kiếm ăn rất khổ cực. Mình đây cũng phải khổ cực đi làm hằng ngày kiếm tiền mua thức ăn thì mọi người mọi loài vật đều như vậy. Nếu có dư đồ ăn thì mình chia sẻ cho người khác, cho loài vật khác.
Sống biết thương yêu sự sống của muôn loài vạn vật. Ai cũng tham sống sợ chết. Mình cũng vậy thì mọi người hay muôn loài vạn vật khác cũng vậy. Do vậy chớ giết người, giết vật; chớ cầm cây đánh người, đánh vật; chớ buôn bán người, buôn bán vật; chớ ăn thịt người, ăn thịt các loài vật. Mình sống biết tôn trọng sự sống của muôn loài vạn vật có sự sống khác thì mạng sống mình mới bảo tồn được, người sống được như vậy thì ít bệnh tật, tai nạn, bệnh nhẹ thì mau hết, bệnh nặng thì có người giúp đỡ và hết nhanh, không kéo dài. Do sống không quý trọng sự sống của muôn loài vạn vật khác mà loài người không ai tránh bệnh tật, kẻ liệt giường, tàn tật, bị tai nạn cho đến hàng ngàn bệnh tật khác ngày càng nguy hiểm hơn và khó trị hơn. Nhiều người nghĩ rằng có thuốc rồi không còn sợ gì nữa, nhưng đâu ai tránh được không bệnh, không bệnh này thì có bệnh khác. Thuốc chỉ dùng để trị cái ngọn chứ đâu trị được cái gốc của bệnh tật. Cái gốc chính là ở chổ quý trọng sự sống của muôn loài vạn vật. Quý trọng sự sống của muôn loài vạn vật cho nên mình ăn chay. Đó là ý nghĩa cao quý và lợi ích của ăn chay. Chính vì ăn chay, không sát sanh mà chúng ta đang trau dồi lòng thương yêu hằng ngày, không muốn thấy sự đau khổ của muôn loài vạn vật trong chén cơm của mình. Do vậy mà chúng ta tập dần thói quen không muốn thấy ai khổ, không muốn làm ai khổ qua từng hành động lời nói và ý nghĩ hằng ngày. Chỉ cần mỗi ngày dành ra 15’, hoặc trước khi đi ngủ kiểm nghiệm lại từng hành động, lời nói và ý nghĩ của mình trong ngày có làm khổ mình, làm khổ người hay làm khổ các loài vật khác hay không. Nếu có thì tác ý chừa bỏ không làm, nói hay suy nghĩ trong tương lai nữa. Chỉ cần như vậy hằng ngày đều đặn sẽ tập một thói quen tốt, và khi đã thuần thục thì tâm luôn thanh thản an lạc và vô sự một cách kỳ lạ tự nhiên. Đó là tâm của kẻ sống thiện, tâm của kẻ sống trên thiên đàng, cực lạc. Không còn tham, sân, kiêu mạn, nghi ngờ nữa mà chỉ có yêu thương.
Luôn có ý nghĩ rằng mọi người là người tốt, người thiện, người lành. Không ai xấu cả. Đừng nghi ngờ xấu ai cả. Khi nghĩ xấu về ai, nghi ngờ ai là mình đã đánh mất lòng thương yêu. Dù ai đó xấu, mình cũng không nên nghĩ xấu về người đó hoài được. Bởi vì khi ai sai, nhận ra được cái sai và sửa thì họ đã là người tốt rồi. Không có cái gì trên đời này là cố định cả, tất cả đều thay đổi. Do biết vậy mà mình luôn nghĩ tốt về mọi người, bây giờ học xấu, ác, lừa đảo, kẻ lợi dụng mình, nhưng một giây sau họ có thể trở thành người tốt khi họ biết sửa sai, chỉ 1 giây nhận ra cái sai và quyết bỏ cái sai thì một giây sau người đó đã trở thành người tốt.
Chỉ thấy lỗi mình, không thấy lỗi người. Con người thường huân tập thói quen hễ chuyện gì xãy ra đều hay đổ lỗi cho người khác, đổ lỗi hoàn cảnh, chứ ít ai kiểm soát lại mình để thấy lỗi mình. Người thấy lỗi mình là người biết sống thương yêu. Ngay khi thấy lỗi người là đã đánh mất lòng thương yêu. Không có lửa, sao có khói; không có nhân sao có quả. Mọi việc xảy ra đều do nhân quả. Mình đã từng nói xấu người thì ngày nay mình bị người khác nói xấu, chửi mắng lại. Mọi người nghĩ rằng hôm nay mình cứ nói xấu ai cũng được, họ có nghe đâu mà sợ, nhưng không phải vậy đâu, trong thiên nhiên có một quy luật nhân quả rất công bằng, không ai trốn được những hành động xấu của mình. Phải có quy luật nhân quả công bằng như vậy thì con người mới sợ. Còn không biết có một quy luật công bằng như thế thì con người sẽ luôn bị cái tâm nham hiểm, mánh khóe lừa gạt, sẽ tìm cách mua chuộc tội lỗi hay hành động ác của mình bằng cách đi xưng tội, mua chuộc Thần Thánh Trời Phật, cầu nguyện Thần Thánh Trời Phật tha tội. Nếu không có quy luật công bằng nhân quả này thì cả thế gian này sẽ loạn, vì con người rất tham lam ác độc, sẽ làm việc xấu ác rồi đi tới tôn giáo của mình xin tha tội. Do vậy khi hiểu rõ đó là nhân quả do mình đã từng nói xấu ai đó cho nên hôm nay bị người khác nói xấu lại dù đó là lời nói oan. Mình hiểu như vậy cho nên mình thấy lỗi mình, không thấy lỗi người. Do vậy mà không để lời qua tiếng lại. Mình nhẫn nhục im lặng. Đó là mình sống biết yêu thương.
Hãy nói những lời nói thiện, đừng nói lời nói thù hận hay bực tức ai, thù hận hay bực tức cái gì. Dù chuyện gì xấu xảy ra, luôn nghĩ thiện, nói thiện. Nhìn mọi vật xảy ra dưới con mắt thiện, tốt, không phải xấu, luôn thấy lòng tốt, lòng thương yêu của người khác. Đó là một nghệ thuật sống biết yêu thương nhau.
Không nên nói xấu, chê bai chỉ trích, nói cái sai, cái lỗi của bất kỳ ai. Hãy luôn nói tốt về mọi người, nhưng phải đúng sự thật kể cả với lời nói khen ngợi.
Không nên nói những lời nói mạ nhục, lăng mạ, chửi mắng, ác độc, hung dữ…Hãy luôn nói những lời nói ôn tồn, dễ nghe, hiền lành, dịu dàng, nhẹ nhàng…
Không nên gọi người khác là mày, tao, nó, mẹ đó, con đó,…mà hãy xưng tên hoặc gọi người khác bằng anh, chị, chú, bác, em, cháu, con…
Không nên chửi thề, thề thốt.
Không nên chuyện có nói không, chuyện không nói có.
Không nên nói dối, kể cả nói dối để chơi, vui đùa. Khi biết ai thường hay nói dối thì mình có còn tin họ nữa không? Nếu biết đạt câu hỏi này thì mình đừng nói dối với ai. Đến khi mình bị mất lòng tin thì đã quá trễ. Mình đau khổ như thế nào khi bị nói dối. Vậy hãy thương yêu mọi người đừng nói dối lừa gạt ai.
Không nói lời nói chia rẽ, mất đoàn kết. Hãy nói những lời nói đoàn kết.
Không nói lời nói hai lời, lúc thế này lúc thế khác. Do vậy chớ có hứa bất kỳ điều gì. Hứa mà không thực hiện được là chúng ta đánh mất lòng thương yêu. Hôm nay sống ngày mai chết thì sao thực hiện được lời hứa. Hôm nay như vầy ngày mai nhiều chuyện khác xảy ra thay đổi mọi thứ thì làm sao giữ được lời hứa. Do vậy chớ nên hứa một điều gì.
Biết nói lời nói cám ơn khi ai giúp mình, cho mình vật gì và nói lời xin lỗi khi phạm sai lầm.
Sống cung kính lễ độ đối với tất cả mọi người, vợ kính chồng, chồng kính vợ, con cái cung kính cha mẹ, người lớn tuổi. Ví dụ: chuyển vật gì cho ai bằng hai tay, kể cả là cây tăm.
Không nên quan hệ bất chánh với người đã có gia đình, phá vỡ và gây xáo trộn hạnh phúc gia đình của người khác.
Không nên hút thuốc, uống rượu bia và các chất ma tùy khác; không nên mang thuốc, rượu bia làm quà tặng cho người khác.
Luôn biết sống vì đất nước, tổ quốc. Những việc làm từ thiện, có ích cho xã hội, hiến máu nhân đạo, góp công sức và tiền của giúp đỡ người nghèo bị thiên tai, đóng thuế cho nhà nước, làm việc cho nhà nước thì không nên lợi dụng chức quyền mua chuộc và ăn hối lộ, tham nhũng tài sản của nhà nước, tuân thủ đúng luật lệ của đất nước ban ra, không nên tìm cách luồn lách những sơ hở của pháp luật để trục lợi cho bản thân như trốn thuế, khai gian thuế, giữ gìn và bảo vệ tài sản quốc gia, rừng, thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản và môi trường … đó là mình đang sống yêu thương và góp phần xây dựng đất nước.
Đi đường lượm lên 1 cây đinh, vỏ chuối cũng là sống thương yêu biết lo nghĩ đến người khác.
Sống biết vui mừng với những sự thành công của người khác, dù là một việc nhỏ như một em bé được một viên kẹo. Do biết vui vẻ mừng với sự thành công của người mà mình diệt được lòng ganh tỵ.
Sống không tham gia vào các trò chơi thắng thua, cờ bạc, chứng khoáng, cá độ. Bởi vì kẻ thắng thì gây thù oán, kẻ thua thì chịu khổ đau. Do biết vậy chúng ta không nên tham gia vào các loại trò chơi thắng thua để không phải làm khổ mình, khổ người.
Sống luôn biết ơn mọi người suốt đời dù chỉ một lần được người giúp đỡ. Đừng nghĩ rằng người giúp rồi thì trả ơn rồi là xong. Nghĩ như vậy sẽ đánh mất lòng thương yêu. Nếu không có một lần giúp đỡ đó thì làm sao cuộc sống của mình được như ngày nay. Tất cả mọi vật, mọi chuyện xảy ra, mọi người xung quanh đều đang dạy chúng ta một bài học hay nào đó. Người có con mắt thiện sẽ thấy mọi chuyện xảy ra hằng ngày không có cái gì xấu, không có gì xui, không có gì rủi mà tất cả đều là tốt, là may mắn, là lành. Do vậy mà luôn sống có đức biết ơn.
Khi nhận quà, đừng đánh giá, nhận xét vào giá trị món quà, mà hãy biết quý trọng lòng thương yêu của người tặng đặt trong món quà.
Sẵn lòng giúp chổ ăn chổ ở cho những thí sinh lên thành phố thi đại học, nếu có khả năng thì cung cấp chổ ở miễn phí cho sinh viên học đại học 5 năm và nếu có khả năng hơn nữa thì cung cấp học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo. Có khi sinh viên phải lên thành phố thuê nhà để sống và học, nếu vì lý do gì đó không đủ tiền trả tiền trọ thì chúng ta thương yêu họ và cho họ sống nhờ đến khi có tiền rồi trả cũng được hoặc trả bao nhiêu cũng được tùy khả năng. Khi con người không còn bị nô lệ cho đồng tiền thì chúng ta thấy mình đem hạnh phúc và niềm vui đến cho bao nhiêu người.
Khi đọc báo thấy có nhiều người bất hạnh nghèo đang bệnh tật cần tiền mua thuốc hay làm phẩu thuật, những vùng nghèo cần xây dựng hay thiếu thiết bị cho trường học. Nếu có khả năng chúng ta nên giúp ngay, đừng để cơ hội qua đi, để rồi đánh mất một cơ hội sống thương yêu.
Có khi chúng ta cho ai đó mượn tiền hay mượn đồ vật mà trả chậm thì chúng ta cũng vui vẻ, đừng hối thúc hay hỏi họ. Ai cũng có lúc khó khăn, mình cũng có lúc như vậy thì chớ nên làm khó người. Nếu ai mượn tiền hay mượn vật gì thì nên nhớ rằng nếu chẳng may người đó vì lý do nào đó không trả được thì mình cũng sẵn lòng cho họ luôn. Còn không tính được chuyện này thì thà không cho mượn vì khi gặp chuyện không may xảy ra thì tình cảm sẽ bị mất, kể cả anh em, bạn bè, vợ chồng, cha mẹ và con cái. Có thể mình không nói ra nhưng người mượn cũng cảm thấy khó chịu.
Đừng mang chuyện lo lắng, buồn bực từ nơi công sở hay bên ngoài về nhà.
Đừng để tâm suy tưởng lung tung, khi tâm có tham thì sẽ tưởng ra đủ thứ, chúng sai con người hết làm việc này đến làm việc khác để kiếm tiền, có tiền rồi thì chúng sai chúng ta mua cái này cái nọ để thỏa mãn lòng dục của nó, chạy theo hết món ăn này đến món ăn khác, hết nhà hàng tây đến nhà hàng đông, hết đầu tư vào lảnh vực này đến đầu tư vào lảnh vực khác, đi du lịch hết nước này đến nước khác… Đi đâu nó cũng khởi niệm tham muốn cái này cái nọ, mặc dù quá khả năng cho phép nó cũng tưởng và lôi con người chạy theo nó đến xem cho bằng được mới. Người sáng suốt nhận ra hạnh phúc chân thật đến từ bên trong tâm hồn chứ không phải từ bên ngoài. Những vật chất, vui thú bên ngoài chỉ là tạm bợ làm cho con người bị dính mắc và lo lắng thêm chứ không giúp tâm thanh thản an lạc và vô sự. Khi bị tâm tham lôi thì chắc mình sẽ đánh mất lòng thương yêu. Ví dụ: Có thể dùng tiền đi du lịch, mua sắm, đầu tư cho người nghèo hay bất hạnh trong xã hội. Ai cũng biết sống nên chia sẻ, giúp đỡ những gì mình có cho người nghèo là một điều tốt và có ích. Nhưng khi có tiền rồi thì ít ai có thời gian biết nghĩ đến người khác, họ bị tâm tham chi phối và sai xử như một tên nô lệ. Có câu châm ngôn “Sự giàu có không phải được đo bằng những gì có, mà chính bằng sự cho đi”.
Sống thương yêu không chỉ biết yêu thương người mà con biết yêu thương mình. Yêu thương mình thì đừng để tâm đau buồn, sợ hãi hay lo lắng. Có nhiều cách để giữ tâm bất động.
Sống biết đủ, không sở hữu một vật gì, xả bỏ tất cả, chỉ để lại vài bộ đồ và những thứ cần thiết trong một túi ba lô. Sống với tài sản là lòng thương yêu trải rộng đều khắp mọi người không phân biệt thân sơ, xem mọi người như cha mẹ anh chị em hay con của mình.
Tác ý giữ tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự. Mọi pháp xảy ra đều là nhân quả. Tất cả những gì xảy ra đều là thước phim quay lại cho chúng ta thấy những hành động xấu tốt của mình trong quá khứ. Đó là những bài học nhắc nhở chúng ta từ bỏ ác pháp và tiếp tục tăng trưởng thiện pháp.
Tác ý giữ tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự. Mọi pháp xảy ra đều là vô thường, không thường hằng bất biến mà thay đổi, nay như thế này ngày mai sẽ khác, có sanh chắc có tử, có hợp chắc có tan, tan rồi hợp, có thành thì sẽ có bại. Mọi chuyện luân chuyển theo quy luật thành trụ hoại tan.
Tác ý giữ tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự. Biết chấp nhận mọi việc xảy ra dù là chuyện gì. Luôn sẵn sàng tha thứ và bỏ qua tất cả.
Tác ý giữ tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự. Luôn thấy cái tốt, cái thiện trong mỗi người. Tất cả mọi người đều là người tốt, người thiện, là người đang giúp mình, đang thương yêu mình.
Tác ý giữ tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự. Không phán xét, đánh giá đúng sai phải trái về người khác. Mọi việc làm của người khác đều đang đem hạnh phúc đến cho họ, đó là sự lựa chọn tốt nhất, hợp nhất với họ. Họ hạnh phúc thì mình vui mừng cho họ, họ hạnh phúc thì mình cũng hạnh phúc an vui, có gì đâu mà lo. Đó là ý nghĩa của cuộc sống mà. Đâu cần họ phải làm theo ý của mình thì họ mới hạnh phúc. Hảy từ bỏ mọi ý nghĩ phán xét, đánh giá việc làm của người khác, thuận theo ý của mình là đúng, khác ý của mình là sai. Hãy nhìn con đường và sự lựa chọn của người khác là cách tốt nhất, mang hạnh phúc và an vui nhất đến cho người. Có như vậy thì đâu còn lo lắng, suy nghĩ, bận tâm nữa.
Tác ý giữ tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự. Tâm không nên suy tưởng lung tung, suy đoán không căn cứ, tưởng là không có thật phải tác ý đuổi đi.
Tác ý giữ tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự. Quán xét mọi chuyện với lòng thương yêu rộng lớn để không còn sợ hãi chuyện gì hay sợ ai cả.
Tác ý giữ tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự. Nhìn thấy lỗi mình không thấy lỗi người. Chính vì quán xét nhân quả cho nên chỉ thấy lỗi mình.
Tác ý giữ tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự. Mọi chuyện xảy ra đều là điều tốt, là một nhân tố tốt đem lại những điều tốt trong tương lai. Chỉ cần chúng ta biết cách nhìn và sử dụng khía cạnh tốt của chúng thì mọi việc sẽ êm đẹp và thành công. Nếu ai có đọc chuyện kể về ông Walt Disney thì biết rằng trước khi giàu có nổi tiếng ông là một họa sĩ sống trong một chiếc xe tải nhỏ. Hằng ngày ông vẽ hết bức tranh này rồi đến bức khác, nhưng tất cả đều bị xé bỏ sau đó. Cùng sống với ông trong chiếc xe có một chú chuột nhắt. Một lần tình cờ ông nhìn chú chuột chạy qua lại trong xe rồi nảy ra ý tưởng vẻ tranh về chú chuột. Từ đó tranh ông bán đắt giá và ông bắt đầu thành công. Do vậy mọi chuyện xảy ra xung quanh đều là một cơ hội tốt giúp chúng ta điều gì đó. Chỉ cần chúng ta để ý quan sát và nhìn chúng với con mắt thương yêu bình đẳng, con mắt thiện và tốt thì tâm hồn chúng ta sẻ cởi mở, trong sáng và sáng suốt.
Tác ý giữ tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự. Sống biết tôn trọng mọi quyết định của mọi người. Chuyện mình mình biết, chuyện của người người lo. Không nên nhiều chuyện.
Tác ý giữ tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự. Không nên dính mắc và chuyện đúng sai phải trái của người mà hãy nhìn mọi việc với đôi mắt nhân quả. Nhân quả của ai người đó lo. Mình khuyên họ, liệu họ có nghe theo không. Không nghe theo thì mình lại thêm buồn khổ, lo lắng nữa. Rồi nếu họ sai thì họ tự sửa, đó là cách tốt nhất để họ học hỏi bằng kinh nghiệm của chính họ.
V.v…
V.v…
Nếu kể ra thì có hằng trăm ngàn cách sống thương yêu mà hằng ngày chúng ta để trôi qua và đánh mất. Sự trình bài ở trên chỉ là một phần nhỏ khái quát chung tạm đủ để sống yêu thương bằng chính khả năng và điều kiện của mỗi người, ai cũng làm được và đã làm được. Mọi người đang sống yêu thương nhau và mang hạnh phúc đến cho nhau. Chính mọi người là tấm gương sáng cho nhau trong cuộc sống.
Tóm lại, thương yêu không chỉ là ý nghĩ mà nó phải được thể hiện bằng hành động và bằng lời nói ôn tồn, nhẹ nhàng, dịu dàng, hòa nhã đầy yêu thương. Khi biết sống có yêu thương thì lời nói sẽ tự nhiên ôn tồn, nhẹ nhàng.
Tất cả cách sống thương yêu đều hổ trợ cho nhau, có cái này thì cái kia sẽ có và dễ dàng, mình càng biết cách sống thương yêu nhiều thì mình sẽ thấy dễ dàng hơn trong những trường hợp khác. Lúc đầu khi chỉ biết vài cách sống thương yêu thì chúng ta hãy thường xuyên nhắc tâm những cách sống nào mà mình chưa quen, ít nhất một lần một ngày. Khi đã sống quen rồi thì không cần nhắc tâm nữa. Phương pháp nhắc tâm là một phương pháp không thể thiếu được để trau dồi lòng thương yêu. Thiếu phương pháp nhắc tâm thì lòng thương yêu không thể có được hoặc yếu. Phương pháp nhắc tâm giúp diệt trừ tâm ác đã có và chưa sanh ra. Khi thấy tâm ác vửa khởi ra muốn giận, bực tức thì phải tác ý ngay, nếu không thì miệng sẽ nói ra lời nói chửi mắng người khác không kịp kiểm soát do thói quen huân tập lâu nay. Ví dụ: “Tâm không được sân giận, sân giận là đánh mất lòng thương yêu, hãy yêu thương mọi người”
Tất cả tình thương đều do từ ý nghĩ mà ra, nếu nghĩ tốt, nghĩ thiện là biết sống có thương yêu. Nếu nghĩ xấu, nghĩ ác là đánh mất lòng thương yêu. Biết rõ tâm thiện hay ác là do sự huân tập lâu ngày thì mình hãy bắt tay ngay vào huấn luyện tâm mình bằng phương pháp tác ý. Chỉ cần thay đổi cách nhìn, thay đổi cách nghĩ thì từ một con người bình thường sẽ dễ dàng trở thành thánh nhân. Thánh nhân cũng từ con người mà ra. Thánh nhân chỉ là cái danh do con người đặt ra, thật ra khi ai đã sống biết thương yêu thì họ đâu cần cái danh đó, cuộc sống của họ cũng bình thường giản dị như mọi người nhưng họ có thể làm những việc phi thường, luôn thương yêu và tha thứ bỏ qua mọi lỗi lầm của người khác, chỉ nhìn thấy lỗi mình không thấy lỗi người. Chính vậy mà tâm họ luôn thanh thản, an lạc và vô sự.
Hôm nay các chúng ta đã nhận ra được lòng thương yêu ở ngay xung quanh chúng ta, sao chúng đơn giản, gần gủi giản dị quá vậy. Vậy thì còn chờ gì nữa hãy bắt tay vào và để ý mọi việc, mọi người xung quanh. Chúng ta sẽ thấy mọi người xung quanh đang sống yêu thương nhau, tất cả đều là người tốt, họ đang sống thương yêu chúng ta. Tất cả mọi người đang dạy chúng ta sống tốt, sống thương yêu đó.
Quá trình trau dồi lòng thương yêu đòi hỏi sự kiên trì, biết sử dụng phương pháp tác ý và lòng quyết tâm. Nên chọn một nơi yên lặng ngồi thẳng lưng (trên ghế, hay ngồi kiết già) tự nhiên không gò bó, quan sát cái tâm khởi nghĩ điều gì rồi quán xét phân tích niệm nghĩ đó xem nó hoặc có làm đau khổ mình, hoặc khổ người, hoặc khổ các loài vật không? Nếu có thì quyết từ bỏ bằng câu tác ý nhắc tâm: “Tâm bất động thanh thản, an lạc vô sự”. Người mới tu tập sẽ nhận ra thời gian đầu các niệm khởi lên liên tục, với quyết tâm rèn luyện lòng thương yêu thì dần dần các niệm sẽ vơi đi và hết. Chỉ cần quán xét từng niệm một, không cần để ý đến các niệm khác. Chính do sự thông hiểu và quyết từ bỏ thì các niệm sẽ vơi đi và hết. Lúc đó người tu tập sẽ chứng nghiệm được tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự. Ít nhất 30’ mỗi ngày là cũng đủ, ngồi 30’ rồi đứng dậy đi lại xả nghỉ thư giản nhắc tâm luôn thanh thản an lạc và vô sự.
Trạng thái tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự là trạng thái tâm thanh tịnh tự nhiên, không nghĩ ngợi gì cả, tự nhiên yên bặt, chứ không phải cố tình ức chế tâm không niệm. Ức chế tâm không niệm là tu sai, sẽ không có kết quả gì cả. Tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự là do sự xả tâm biết sống ly dục và ác pháp. Những dục gồm có như tham ăn, ngủ, sắc dục, danh và lợi. Ăn ngủ phải đúng giờ, không ăn uống lặt vặt và phi thời; không khởi tâm tham muốn sắc dục của người khác phái; không để tâm chạy theo danh và lợi, sống biết đủ, xem thường mọi khen chê ở đời.
Không nhiều thì ít nếu ai hiểu được cách sống thương yêu thì cũng đã đem hạnh phúc đến cho mình, cho người và các loài vật khác sau khi đọc bài viết này. Thiệt ra chúng rất đơn giản, dễ dàng và gần gủi, nhưng vì con người đã huân tập lâu ngày những thói quen xấu từ suy nghĩ, lời nói cho đến hạnh động. Do vậy cần phải có thời gian huân tập lại những đức hạnh thiện để thành một thói quen tốt. Với quyết tâm và lòng kiên trì thì mọi chuyện sẽ thành công. Người thành công không phải luôn là người chiến thắng, mà là người khi vấp ngã, không bỏ cuộc biết đứng dậy tiếp tục đi tiếp.
Khi quen dần và thông hiểu với các niệm dục và ác, một thời gian sau không cần quán xét nữa, chỉ cần chúng khởi lên thì tác ý ngay: “tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự”. Người chết mà giữ tâm được bất động thanh thản an lạc và vô sự thì đó là một trạng thái toàn thiện. Do vậy đừng quên câu tác ý trên, mỗi khi hữu sự. Pháp tác ý chính là phao giúp vượt biển, không có phương pháp tác ý chúng ta sẽ bị cuốn trôi như hiện nay con người đang bị ác pháp cuốn trôi mà không hay biết, chỉ còn biết nương nhờ vào Thần Thánh Trời Phật phù hộ hay gia hộ, mất đi khả năng tự lực của chính mình.
Tham, sân, si, mạn, nghi là năm bức màn che làm cho con người không thấy được những hành động hay lời nói của mình làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sinh. Trong đó tâm si là tâm mê mờ, hiện tướng của tâm si là ngồi bị ngủ gật. Khi tâm si xuất hiện thì đứng dậy đi, đừng ngồi nữa, có khi tâm si quá mạnh đang đi té xuống ngủ mà không biết.
Khi tâm tham sân si mạn nghi giảm dần và mụi lược, tâm càng thanh tịnh và sáng suốt, người tu hành sẽ nhận ra được có hàng trăm ngàn hành động đạo đức xung quanh cuộc sống của con người. Mỗi mỗi một hành động nhỏ là một đức hạnh mang đến niềm vui và hạnh phúc cho nhau.


http://www.daophatngaynay.com/vn/cuoc-song/4344-Song-thuong-yeu.html

Thuốc trị đau cổ

Mấy hôm nay trời hết nóng rồi lại trở lạnh lại nên bị đau cổ qúa chừng ,CN than với Mợ và thế là được toa thuốc hay vội đem lên đây chia sẽ với mọi người. Rất đơn giản chỉ lấy trà xanh đem ngâm với nước lạnh và uống ,thế là hết đau liền,mấy hôm trước cứ lấy thuốc giảm đau uống hoài,uống riết rồi bị lờn thuốc hay sau ấy nên củng không hết đau ,và hôm nay thử uống trà xanh như vậy mà hết,mới biết trà xanh có nhiều công dụng như vậy,đúng là ăn tới già học tới già mà.......

Saturday, April 10, 2010

Xôi vò






Vật liệu:

-1 bọc đậu xanh cà ngâm 1 đêm
-3 chén( ăn cơm) nếp ( ngâm 1 đêm)

Cách làm:

-Đậu xanh cà sau khi đã ngâm 1 đêm,vớt ra rổ để ráo nước khoảng 3 giờ và bỏ vào nồi hấp cho chín khoảng 15-20 phút.
-Nếp ngâm với nước cốt dừa 1 hồi và trút ra rổ cho thật ráo nước.Để cho ráo nước khoảng 3 đến 4 giờ.

Đậu xanh cà đã hấp chín (không cần tán nhuyễn)hấp chung với nếp 1 hồi thì tự động nó nát(nhớ cho 2 muổng canh dầu ăn để nếp khg đóng cục),trộn đều ,sau đó trộn bột dừa ( coconut milk powder vào) và tiếp tục hấp khoảng 8 phút cho chín.

Chú ý: Nhớ canh chừng nếp, đậu và nếp vừa chín là được ,đừng để lâu qúa xôi sẽ bị nhão.

Tắt lửa và trộn vào 1/2 cup đường +1 1/4 muỗng càfê muối vào xôi đã chín,trộn cho thật đều .Chúc các bạn làm thành công.