Tuesday, October 5, 2010

Con tàu kỳ lạ


Thầy Thích Thông Phương 

Đó là 1 con tàu xe lửa có nhiều toa nhưng không người lái,con tàu đó chạy từ thành phố ra biển,trên đó có vô số người lính áp tải vô số người lên tàu.Con tàu có toa tốt ,toa xấu giành cho nhiều người hành khách.Mỗi hành khách có hành lý riêng nhưng đi chung 1 con tàu.Trên tàu đi đường dài có người mệt ngủ,có người ăn uống vui chơi ,khi say thì đánh nhau,đi qua lại đụng nhau thì cãi nhau.....(còn Chơn Ngọc thì ngồi đục tàu cho mau lủng...hihi..),không ngờ chiếc tàu đang đi ra biển,cảnh vật thay đổi liên tục,khi những hành khách trên tàu thấy cảnh đẹp thì thích muốn tàu chạy chậm lại để xem kỷ,cảnh xấu cho qua lẹ ,nhưng con tàu vẫn chạy đều đều không theo ý ai. Bị những cảnh trước mắt quên mất điểm cuối cùng là tàu đang ra biển,trên đường đi thì cũng có những người buồn bã qúa nhảy ra khỏi tàu chết trước khi ra biển,cũng có người xô đẩy tranh giành và quăng ném người ra khỏi tàu,cũng có những người nhớ tàu chạy ra biển thì ngồi âm thầm kết phau nhưng những người chung quanh nhìn và nói người đó bị khùng,nhưng người này thì mặc ai nói gì nói mình cứ làm.Cuối cùng biển cả bao la hiện ra,con tàu vẫn tiến tới biển...Sau đó mọi người hoảng hốt,la lối nhưng con tàu vẫn đâm ra biển , chìm xuống và chết hết.....Còn những người bị coi là điên khùng vì nhờ từ lâu đã kết phau nên bình tỉnh ôm phau leo lên bờ...

  Qua câu chuyện này cho chúng ta thấy rằng :


-Lính : là chỉ cho Nghiệp(đưa đẩy )
-Toa tàu tốt ,xấu : là chỉ cho Qủa Báo tốt hay xấu.
-Cảnh vật : là chỉ cho 5 trần( cảnh bên ngoài lôi kéo).
-Hiện tượng diễn ra bên trong con tàu : là chỉ cho Tam Độc,Bát Phong.
-Con tàu cứ chạy đều đều : là chỉ cho thời gian.
-Điểm khởi,điểm cuối của con tàu : là chỉ cho Sanh ,Tử.
-Vô minh : là chìm đắm trên con tàu.

Người tỉnh giác là lo tu tập đạo nghiệp,là lo kết phau ngay từ bây giờ . Mình có phau nên an tâm để chuẩn bị cho đoạn cuối đó.Người dù biết tu hay không biết tu thì cũng đi đến cái chết nhưng giữa cái chết của người biết tu và không biết tu thì khác .Không biết tu thì đau khổ,chới với không điểm tựa. Còn biết tu thì bình tỉnh ,sáng suốt,an ổn,có phau để vào bờ.....

 Đọc xong bài này có ai NGỘ gì thì nhớ  hét to lên cho CN biết với....

Cơm rượu


La la....mình đã làm thành công món cơm rượu mặc dù phải đi lóng ngóng hỏi bà con là vì hơn 3 ngày chưa có ra nước,sau đó mình khuấy nước đường đổ vào.Nhờ sư phụ hỏi Má chị ấy thì mới biết là lần sau làm mình đổ nước muối lúc mình lấy để bóp viên nếp vào cơm luôn,sẽ ra nước.Món cơm rượu quê mình giống của miền Nam là từng viên vắt tròn,đến ngày cơm chín ra nước men thơm thơm,mình thích uống nước đó hơn là ăn nếp hí hí.
Hôm qua thèm quá ăn hết 1 chén to,ăn xong mặt đỏ tía tai,chồng về tưởng mình uống lộn Coca nhầm qua bia :)
Công thức mình áng chừng như vậy nè
Nguyên liệu
- 2 cup nếp
-1 và 1/2 tsp men( loại dùng để làm cơm rượu ) , dùng chày giã nhuyễn
Cách làm :
- Nếp làm chín theo kiểu nào tùy ý ,cho chín mềm thành cơm nếp,chứ không cần rời ra như xôi. Nếu nấu nếp bằng nồi cơm điện thì nếp ngâm qua đêm,cho vô nồi,canh nước cao hơn mặt nếp chút xíu
- Nếp chín đổ ra khay,dàn mỏng . Chờ cho nguội bớt,rờ mặt nếp còn ấm,rắc men đều khắp mặt nếp.(ko nên rắc khi nếp còn nóng, men sẽ chết,nguội quá cũng không được )
- Lấy 1/2 cup nước ấm quậy với muối ( khoảng 1/3 muỗng cà phê muối )
- Rửa 2 bàn tay cho sạch,(nhất là khi mới thay tã cho bé xong hi hi) đeo bao tay nylon vào nhúng tay vào chén nước,lấy muỗng múc nếp cho vô tay vo tròn lại,nước giúp cho nếp ko dính tay
(Theo kinh nghiệm của Má chị Quỳnh thì lúc này :lúc vắt sôi thành viên thì dùng một tí nước nấu sôi để nguội có một tí muối trong nước. Dùng muỗng nhỏ, rảy tí nước đó lên tay để vắt sôi ... lúc vắt xong, còn dư nước và men, trộn 2 thứ này lại chung với nhau và đổ vô trong cái thẩu cơm rượu ...2 ngày sẽ có nước ... dùng nước cơm rượu làm bánh bò rất ngon ... ). Lần này mình ko làm như vậy,nhưng lần sau mình sẽ làm.
- Xếp viên nếp vô thố hộp hay tô tuỳ ý,nếu xếp nhiều lớp thì cắt 1 miếng giấy tròn hợp với thố mình cần bỏ cơm nếp vào,đục lỗ tròn ở trong.Mục đích là dễ dàng lấy cơm ra,ko bị dính chùm
- Đậy kín hộp ,hoặc wrap giấy trong.Đem hộp cơm rượu đi ủ nơi ấm.Khoảng 3 ngày đến 1 tuần ,nước cơm rượu ra nhiều ,đủ độ nồng là được, sau đó đem cất tủ lạnh.
- Nếu thích nhiều nước hơn ,thì có thể quậy chút nước đường cho vô trước khi để tủ lạnh.



http://my.opera.com/naninonu/blog/com-ruou

Bánh bò ủ bằng men cơm rượu

hớ hớ cuối cùng mình cũng thành công hí hí,làm xong thấy mình giỏi hố hố vì ct của Thúy rất áng chừng,có lẽ tại mình hay làm bánh nên mình cũng làm ra bánh :D .Ct của Thúy mình có sửa lại cho dễ hiểu


Thố cơm rượu nè

Nguyên liệu
- 2 cup đầy bột gạo ~ 280 gr( 1 cup = 1 chén ăn cơm bình thường ~ 280 gr)
- 1/2 cup bột năng ( ~ 60gr)
- 1 cup đường
- 120 ml nước cơm rượu ( mình cho nước cơm rượu hơi nhiều so với ct,bánh bò thơm hơn nhiều )
- 130 ml nước dừa tươi ( mình dùng nước sôi để nguội,hay tại mình cho nước cơm rượu nhiều nên bánh vẫn nở đều). Nếu ko có nước dừa tươi thì dùng đồ hộp
- 230ml nước sôi để nguội,để riêng
Cách làm
- Trộn bột năng và bột gạo vào với nhau,đổ nước cơm rượu vào từ từ,vừa đổ vừa dùng muỗng trộn,tiếp sau đó đổ nước dừa tươi vào,đổ từ từ nước dừa tươi,lúc nào thấy hỗn hợp bột đặc lại,(ct nước như vậy nhưng nhiều lúc do mỗi loại bột hút nước khác nhau,nên đổ từ từ,nếu lỏng thêm xíu bột gạo). Hỗn hợp bột em thấy nó hơi đặc,nhưng không cứng mà dẻo,dùng muỗng to khuấy bột lúc nào thấy hỗn hợp không dính ở thố là được. Đậy khăn lại ủ bột 12h đồng hồ cho bột dậy.
-Hôm sau nấu đường với 230ml nước,để cho nguội,rồi cho vào bột quậy đều,đậy khăn lại đem ra nắng ủ thêm 3 -4 h đồng hồ nữa ,đến khi thấy bột sủi tim là được. (em cho vào lò nướng,ko bật lò để khoảng 3h bột sủi tim)
-Bắc xửng nước sôi,thoa dầu vào khuôn,cho bột vào và hấp.Bánh ngon là bánh trong và nhiều rễ tre


http://my.opera.com/naninonu/blog/show.dml/4164260

Friday, October 1, 2010

NHÂN NÀO QUẢ NẤY

Tôn Thất Bàng chuyển ngữ
Một hôm một người đàn ông trông thấy một bà lão với chiếc xe bị ‘pan’ đậu bên đường. Tuy trời đã sẩm tối anh vẫn có thể thấy bà đang cần giúp đỡ. Vì thế anh lái xe tấp vào lề đậu phía trước chiếc xe Mercedes của bà rồi bước xuống xe. Chiếc xe Pontiac củ kỉ của anh vẫn nổ máy khi anh tiến đến trước mặt bà. Dù anh tươi cười nhưng bà lão vẫn tỏ vẻ lo ngại. Trước đó khoảng một tiếng đồng hồ không một ai dừng xe lại để giúp bà. Người đàn ông này liệu có thể hãm hại bà không? Trông ông không an toàn cho bà vì ông nhìn có vẻ nghèo và đói. Người đàn ông đã có thể nhận ra nỗi sợ hãi của bà cụ đang đứng bên ngoài chiếc xe giữa trời lạnh. Anh biết cảm giác lo sợ của bà như thế nào rồi. Cái run đó, nỗi lo sợ trong lòng đó mới là lý do tự nó thành hình trong ta. Anh nói:
- “Tôi đến đây là để giúp bà thôi. Bà nên vào trong xe ngồi chờ cho ấm áp? Luôn tiện, tôi tự giới thiệu tôi tên là Bryan Anderson.”
Thật ra thì xe của bà chỉ có mỗi vấn đề là một bánh bị xẹp thôi nhưng đối với một bà già thì nó cũng đủ gây phiền não rồi. Bryan bò xuống phía dưới gầm xe tìm một chỗ để con đội vào và lại bị trầy da chổ khớp xương bàn tay một hai lần gì đó. Chẳng bao lâu anh đã thay được bánh xe. Nhưng anh bị dơ bẩn và hai bàn tay bị đau xát.
Trong khi anh đang siết chặt ốc bánh xe, bà cụ xuống cửa kiếng và bắt đầu nói chuyện với anh. Bà cho anh biết bà từ St. Louis đến và chỉ mới đi được một đoạn đường. Bà không thể cám ơn đầy đủ về việc anh đến giúp đỡ cho bà. Bryan chỉ mỉm cười trong lúc anh đóng nắp thùng xe của bà lại. Bà cụ hỏi bà phải trả cho anh bao nhiêu tiền. Bryan chưa hề nghĩ đến hai lần là sẽ được trả tiền, đây không phải là nghề của anh. Anh chỉ là giúp người đang cần được giúp đỡ và Chúa, Phật biết đã có rất nhiều người trong quá khứ ra tay giúp anh. Anh đã sống cả đời mình như thế đó, và chưa bao
giờ anh nghĩ sẽ làm chuyện ngược lại. Anh nói với bà cụ: nếu bà thật sự muốn trả ơn cho anh thì lần khác khi bà biết ai cần được giúp đỡ thì bà có thể cho người ấy sự giúp đỡ của bà, và Bryan nói thêm: “Và hãy nghĩ đến tôi…” Anh chờ cho bà cụ nổ máy và lái xe đi thì anh mới bắt đầu đi về. Hôm ấy là một ngày ảm đạm và lạnh lẽo nhưng anh lại cảm thấy thoải mái khi lái xe về nhà và biến mất trong hoàng hôn.
Chạy được vài dặm trên con lộ bà cụ trông thấy một tiệm ăn nhỏ. Bà ghé lại để tìm cái gì để ăn và để đỡ lạnh phần nào trước khi bà đi đoạn đường chót để về nhà. Đó là một nhà hàng ăn trông có vẻ không được thanh lịch. Bên ngoài là hai bơm xăng cũ kỹ. Cảnh vật rất xa lạ với bà. Chị hầu bàn bước qua chỗ bà ngồi mang theo một khăn sạch để bà lau tóc ướt. Chị mỉm cười vui vẻ với bà dù phải đứng suốt ngày để tiếp khách. Bà cụ để ý thấy chị hầu bàn này đang mang thai khoảng tám tháng gì đó nhưng dưới cái nhìn của bà, bà thấy chị không bao giờ lộ sự căng thẳng hay đau nhức mà làm chị thay đổi thái độ. Bà cụ thắc mắc không hiểu: tại sao khi cho, một người dù có ít, lại cho một người lạ mặt rất nhiều. Rồi bà lại chợt nhớ đến anh chàng tên Bryan hồi nãy.
Sau khi bà ăn xong, bà trả bằng tờ giấy bạc một trăm đô-la. Chị hầu bàn mau mắn đi lấy tiền để thối lại tờ bạc một trăm của bà cụ nhưng bà cụ đã cố ý nhanh chân bước ra khỏi cửa rồi. Lúc chị hầu bàn quay trở lại thì bà cụ đã đi mất. Chị hầu bàn thắc mắc không biết bà cụ kia có thể đi đâu. Khi để ý trên bàn chị thấy có dòng chữ viết lên chiếc khăn giấy lau miệng. Nước mắt vòng quanh khi chị đọc dòng chữ mà bà cụ viết:
- “Cô sẽ không nợ tôi gì cả. Tôi cũng đã ở vào tình cảnh thiếu thốn giống như cô. Có ai đó đã một lần giúp tôi giống như bây giờ tôi đang giúp cô. Nếu cô thực sự nghĩ rằng muốn trả ơn lại cho tôi thì đây là điều cô nên làm: Đừng để cho chuỗi tình thương này kết thúc ở nơi cô.”
Bên dưới tấm khăn giấy lau miệng bà cụ còn lót tặng thêm bốn tờ giấy bạc 100 đô-la.
Thật ra, có những bàn ăn cần lau dọn, những hủ đường cần đổ đầy, và những khách hàng để phục vụ nhưng chị hầu bàn đã hoàn tất việc ấy để sửa soạn cho qua ngày mai. Tối hôm đó khi chị đi làm về và leo lên giường nằm thì chị vẫn còn nghĩ về số tiền và những gì bà cụ đã viết cho. Làm thế nào bà cụ đã biết chị và chồng của chị cần số tiền ấy? Với sự sanh nở đứa bé vào tháng tới, điều ấy sẽ là khó khăn…. Chị biết chồng chị lo lắng đến mức nào, và trong lúc anh ta nằm ngủ cạnh chị, chị cho anh một cái hôn nhẹ và thì thào bên tai anh:
- ‘Mọi chuyện sẽ tốt đẹp cả. Em thương anh, Bryan Anderson, ạ.’ Có một cổ ngữ “NHÂN NÀO QUẢ NẤY”. Hôm nay tôi gửi bạn câu chuyện này, và tôi yêu cầu bạn chuyển tiếp nó. Hãy để cho ngọn đèn này chiếu sáng. Đừng xóa nó, đừng gửi nó trở lại. Chỉ việc chuyển câu chuyện này đến một người bạn. Những người bạn tốt, giống như những vì sao…. Bạn không luôn luôn trông thấy họ, nhưng bạn biết họ luôn luôn có mặt ở đó.
(Việt dịch ngày 11 tháng 9 năm 2009)