Thursday, November 18, 2010
Cái khổ này chưa hết lại chồng thêm khổ khác
2:44:00 AM
No comments
CN vừa nghe nói có gia đình kia ở VN,2 vợ chồng kia có 3 đứa con ,sống nhờ chồng nuôi cả gia đình,chẳng may ông chồng bị xe đụng và phải chờ mổ lấy máu bầm trong óc ra nhưng khg có tiền cho nên nằm đó chờ chết,bà vợ và 3 đứa con loay hoay sao cũng khg có tiền để sống qua ngày cho nên gom góp lại chỉ còn 10,000 đồng VN để mua thuốc uống tự tử chết ,thuốc chia cho 4 mẹ con nên khg đủ thấm thuốc để chết nên vẫn còn sống ,cho nên sống thì khg sống được mà chết thì chết cũng khg xong,đúng là khi đổ nghiệp thì khổ chồng khổ,thế gian này mỗi người mỗi cảnh khổ khác nhau,có ai mà từ lúc nhỏ tới già mà chưa bị khổ nhỉ ????
Món chay ngon,nấu nhanh gọn
Mấy hôm nay muối dưa cải nên phải chế biến "dưa 7 món " ăn mỗi ngày .Hôm nay đem trộn dưa với đường,chanh ,ớt bầm ,và canh miến chay và thế là ấm bụng. Hồi xưa CN rất kén ăn,bát cơm nào cũng phải kén chọn đủ thứ và thật nhiều thịt mới thích ăn,nhưng từ khi ăn chay đến giờ thì ăn gì cũng được,nhiều lúc chỉ 1 chút tương và vài miếng dưa leo là xong 1 bửa. Nhớ lại hồi xưa chắc là ăn thịt chúng sanh nhiều qúa nên bị xui xẻo lắm và đau khổ, phiền não tới muốn chết đi được,CN hỏi sư cô trên chùa,sư cô nói 1 câu mà CN nhớ mãi tới bây giờ : " Ai mà ăn thịt con thì con có để cho người đó sống yên không ? " Nghe Sư Cô nói thấy sợ qúa,cho nên mỗi lần mà ăn thịt mà nhớ lại những cảnh khổ ngày xưa sau sợ qúa,thôi ăn chay luôn cho rồi cho hết khổ.Các bạn muốn ăn chay trường luôn thì cầu nguyện Ngài Quan Thế Âm giúp đỡ và phóng sanh nhiều thì tự nhiên đầy đủ phước đức là ăn chay trường luôn,khg bao giờ thèm thịt nữa....
Wednesday, November 17, 2010
PHÁP MÔN NIỆM PHẬT
1:46:00 AM
No comments
PHẬT A DI ĐÀ ĐẤNG ĐẠI PHÁP VƯƠNG
Tại sao chúng ta phải niệm Nam Mô A Di Đà Phật? Vâng! Bởi vì đức phật A Di Đà Phật có nhân duyên lớn với tất cả chúng sanh trong mười phương. Khi còn thực hành Bồ tát hạnh, tức là khi chưa chứng Phật quả, ngài làm vị tỳ kheo tên là Pháp Tạng. Bấy giờ, tỳ kheo Pháp Tạng có phát ra bốn mươi tám lời nguyện lớn. Trong các lời nguyện ấy, đều có một mục đích chung, đó là phải cứu độ chúng sanh thoát khỏi khổ đau sanh tử, chứng lên quả vị Phật Đà. Trong bốn mươi tám lời nguyện, có một lời nguyện như sau: “Tất cả chúng sanh trong mười phương trên thế giới, đợi sau khi ta thành Phật, nếu có chúng sanh nào niệm danh hiệu của ta thì người ấy nhứt định sẽ thành Phật, nếu như họ không thành Phật thì ta cũng không bước lên quả vị chánh giác”.
Nguyện lực này của đức Phật A Di Đà giống như sức hút của khối nam châm khi gặp sắt thép. Hết thảy chúng sanh trong mười phương thế giới đều giống như khối sắt mà đức Phật A Di Đà là khối Nam châm, cho nên ngài thu hút tất cả họ vào trong thế giới Cực lạc. Giả sử thu hút không được thì sao? Thì đức A Di Đà sẽ không thành Phật. Vì vậy, hết thảy chúng sanh, nếu có những ai niệm danh hiệu của Phật A Di Đà thì những người đó đều có cơ hội thành Phật.
THÂU NHIẾP HẾT THẢY CĂN TÁNH VÃNG SANH CỰC LẠC
Kinh A Di Đà là bộ kinh không có ai hỏi mà đức Phật Thích Ca tự nói. Tại sao không hỏi mà tự nói? Bởi vì chẳng có ai hiểu biết về pháp môn này cả, cho nên chẳng có người hỏi đến. Trong kinh, tuy Tôn giả đại trí Xá-lợi-Phất là đối tượng đương cơ để đức Phật nói pháp, nhưng ngay cả tôn giả cũng không biết phải hỏi như thế nào!
Sở dĩ đức Phật nói ra, vì ngài không thể chờ được nữa. ngài nói cho đại chúng nghe pháp môn niệm Phật là pháp môn rất thù thắng, rất thực tế, rất dễ hiểu, ngắn gọn mà lại rẻ tiền. Chỉ cần mọi người niệm Phật, “hoặc một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, hoặc niệm đến bảy ngày”, nhiếp tâm không loạn thì khi sắp lìa đời, người ấy sẽ thấy đức Phật A Di Đà cùng thánh chúng hiện ra trước mặt để tiếp dẫn họ. Cho nên pháp môn này không phải là điều mà mọi người tầm thường có thể tin tưởng và tiếp nhận được. Nhưng pháp môn này lại rất thực tế, dễ hiểu. Pháp môn niệm Phật này có khả năng thâu nhiếp hết thảy cả ba hạng căn tánh, lanh lợi hay ám độn… đều dung nạp. Bất luận, bạn là người thông minh hay là kẻ ngu si, khi bước vào tu tập pháp môn này đều giống nhau, tất cả đều có thể thành Phật.
Vãng sanh về thế giới Tịnh độ, ở đó không có chúng sanh khổ, chỉ thọ hưởng những pháp vị an vui. Việc hóa sanh từ hoa sen, không như con người chúng ta phải trải qua chín tháng mười ngày ở trong bào thai rồi mới sanh ra. Ở cõi nước ấy lấy hoa sen làm thai bào, an trụ trong hoa sen một thời kỳ, tương lai sẽ chứng thành Phật quả.
NGÀY ĐÊM THÀNH TÂM CHUYÊN TRÌ NIỆM
Một câu Di Đà vua muôn pháp
Năm thời tám giáo bao hàm cả
Hành giả chỉ nên chuyên trì niệm
Sẽ vào nhà bất động Như Lai
“Một câu Di Đà vua muôn pháp” Câu niệm danh hiệu Phật Di Đà này là vua của muôn pháp. “Năm thời tám giáo bao hàm cả”. Tám giáo là Tạng giáo, Thông giáo, Biệt giáo, Viên giáo, Tiệm giáo, Đốn giáo, Bí mật giáo, Bất định giáo. Năm thời là thời Hoa-nghiêm, thời A-hàm, thời Phương-đẳng, thời Bát-nhã, thời Pháp-hoa Niết-bàn. Đem năm thời tám giáo này hợp lại thì tất cả đều được bao hàm trong câu niệm danh hiệu A Di Đà Phật này vậy. “Hành giả chỉ nên chuyên trì niệm”, chúng ta, bất luận là ai, nếu chuyên tâm niệm Phật thì sẽ vào được ngôi “Nhà bất động của Như Lai”, nhứt định sẽ vãng sanh về cõi Thường tịch quang Tịnh độ, về thế giới Cực lạc. Chúng ta là những chúng sanh, sanh nhằm thời mạt pháp thì phải dùng câu niệm Phật để được độ thoát. Nếu ai muốn được giải thoát mọi khổ đau, người ấy nên niệm danh hiệu của đức phật này vậy.
Bớt lại một câu nói
Niệm Phật thêm một lời
Đập tan mối đầu niệm
Sẽ sống với Pháp thân
Vì vậy, chúng ta không nên bỏ sót câu niệm Phật này.
THỜI KHẮC QUÁN TƯỞNG TƯ LƯƠNG TỐT
Pháp môn niệm Phật này, gồm có bốn phương pháp quán niệm.
1. Trì danh niệm phật, chính là hành giả chú tâm vào câu Nam Mô A Di Đà Phật.
2. Quán tưởng niệm Phật, nghĩa là nghĩ tưởng đến đức Phật A Di Đà. Tưởng nghĩ như sau:
A Di Đà Phật thân kim sắc
Tướng tốt chói sáng tự trang nghiêm
Năm tu di uyển chuyển bạch hào
Bốn biển lớn trong ngần mắt biếc
Trong hào quang hóa vô số Phật
Vô số Bồ tát hiện ở trong
Bốn mươi tám nguyện độ chúng sanh
Chín phẩm sen vàng lên giải thoát
Đó là phương pháp quán tưởng niệm Phật
3.Quán Tướng niệm Phật, nghĩa là đối trước hình tượng của đức Phật A Di Đà để niệm danh hiệu của ngài. Phương pháp này đòi hỏi hành giả nhìn thẳng vào hình tượng của đức phật A Di Đà một cách rõ ràng, miệng niệm rõ từng tiếng, tai nghe rõ từng tiếng, tâm chỉ nghĩ tưởng đến hình tướng của ngài. Đây gọi là quán tướng niệm Phật.
4. Thật tướng niệm Phật, chính là phương pháp tham thiền. Hành giả tham công án: “Niệm Phật là ai?”, cứ chuyên tìm câu niệm Phật là ai? như thế đến hai tuần lễ niệm: “Nam Mô A Di Đà Phật”. Đợi khóa niệm Phật xong, chúng ta mới có thể tìm ra câu “Niệm Phật là ai” này. Nhất định hành giả phải tìm cho ra, không nên tìm nửa chừng rồi bỏ. Nếu nửa chừng bỏ đi, bạn sẽ lạc đường, không tìm về nhà được. Như thế là bạn không thấy được đức Phật A Di Đà.
CHÁNH TÍN CHÁNH NGUYỆN CHÁNH HẠNH
Tín, Nguyện,Hạnh, đây là ba món tư lương của hành giả tu tập pháp môn Tịnh độ.
Thế nào gọi là tư lương? Giống như bạn muốn đi du lịch nơi nào đó thì bạn phải chuẩn bị các thức ăn, đây gọi là Lương. Chuẩn bị tiền bạc, các thứ cần dùng, gọi là Tư.
Tư lương là thức ăn, là tiền bạc, là các thứ cần dùng của bạn. Cũng vậy, người hành giả tu tập pháp môn Tịnh độ, muốn vãng sanh về thế giới Cực lạc thì cũng phải đầy đủ ba món tư lương. Ba món tư lương này chính là lòng tin, phát nguyện và thực hành. Ban đầu, hành giả nhứt định phải phát khởi tín tâm. Nếu như bạn chưa có lòng tin, đó là bạn chưa có duyên với thế giới Cực lạc của Phật A Di Đà. Nếu bạn đã có lòng tin, nghĩa là bạn đã có duyên. Cho nên, đầu tiên đòi hỏi bạn phải có lòng tin chân thật. Lòng tin ấy là tin vào chính bản thân mình và tin đối tượng mà mình hướng đến, tin nhân, tin quả, tin sự, tin lý.
Vì sao gọi là tin vào bản thân mình? Hành giả tu tập phải tin vào bản thân mình, quyết định rằng, mình có khả năng sanh về thế giới Cực lạc ở Tây phương. Bạn không nên xem nhẹ bản thân mình rằng: “Ôi! Tôi đã tạo ra quá nhiều tội lỗi, tôi không có khả năng sanh về thế giới Cực lạc được!”. Như vậy, tức là bạn không tin vào chính khả năng của mình. Bạn tạo ra nhiều tội lỗi phải không? Nếu tu tập pháp môn này, bạn sẽ gặp nhiều cơ hội tốt đấy! Cơ hội tốt là gì? Đó là có thể mang nghiệp vãng sanh. Những tội lỗi gì mà bạn đã tạo ra đều có thể mang theo đến thế giới Cực lạc, như vậy gọi là mang nghiệp vãng sanh. Thế nhưng mang nghiệp, bạn phải biết rằng nghiệp ấy là Túc-nghiệp, tức là những hành động bạn đã gieo tạo trong quá khứ, chứ không phải mang theo nghiệp mới tạo. “Túc” là túc thế, tức là mang theo nghiệp khi bạn còn sanh tiền. Tân nghiệp là những nghiệp tạo ra trong tương lai. Mang theo Túc-nghiệp không mang theo tân nghiệp, chính là mang theo những tội lỗi trong quá khứ bạn đã gây nên mà không mang theo những tội nghiệp trong tương lai. Từ những việc làm, những hành vi, những suy nghĩ của bạn, bất luận là đã tạo ra những tội lỗi gì, giờ đây bạn phải sửa đổi những lỗi lầm trong quá khứ của mình, làm lại những việc làm mới, bỏ ác hướng thiện. Như vậy, những tội lỗi của bạn đã gây tạo trước đây, bạn có thể mang theo qua thế giới Cực lạc nhưng không mang theo nghiệp tương lai.
Tin Tha, tức là tin vào đối tượng của mình hướng đến. Bạn tin ở Tây phương có thế giới Cực lạc, thế giới đó cách xa cõi ta bà chúng ta đang sống khoảng mười vạn ức cõi Phật. Trước đây, khi đức A Di Đà chưa thành Phật,ngài làm một vị tỳ kheo tên là Pháp-tạng. Bấy giờ, ngài phát nguyện trong tương lai sẽ xây dựng một thế giới Cực lạc. Nếu có chúng sanh trong mười phương phát nguyện muốn sanh về, sống trong cõi nước của ngài thì không cần gì khác, chỉ cần niệm danh hiệu của ngài sẽ được vãng sanh. Những công việc khác đều không bị hao phí, đã không phí tiền, lại không phí sức. Có thể nói, pháp môn này là pháp môn cao nhất, pháp môn tối thượng. Bạn chỉ cần niệm Nam Mô A Di Đà Phật thì có thể vãng sanh đến nước Cực lạc. Đây chính là tin tha.
Vã lại, hành giả phải tin vào nhân quả. Tin Nhân là sao? Tức là tin vào bản thân mình từ xưa đã gieo trồng thiện căn, vì vậy mới có thể gặp được pháp môn này. Giả sử bạn không có thiện căn thì làm sao có thể gặp được nó, cũng không thể gặp được tất cả pháp môn của đức Phật nói ra. Bởi vì bạn có được thiện căn do xưa bạn đã gieo trồng nhân hạnh lành, cho nên đời này gặp được pháp môn Tịnh độ. Tín, nguyện, trì danh này, nếu bạn không tiếp tục vun bồi căn lành thì trong tương lai bạn sẽ không thành tựu được quả vị Bồ-đề. Cho nên, bắt buộc bạn phải tin vào nhân quả, tin vào bản thân của bạn xưa nay đã gieo trồng hạt giống Bồ-đề, trong tương lai nhất định sẽ gặt được quả giải thoát. Giống như trồng lúa, khi gieo hạt giống vào trong đất rồi, bạn phải chăm bón, tưới nước, hạt giống đó mới có khả năng sanh trưởng.
Hơn nữa, phải tin Sự, tin Lý. Thế nào gọi là tin Sự, tin Lý? Bạn nên biết, đức Phật A Di Đà có nhân duyên lớn đối với hàng chúng ta, ngài nhất định sẽ dẫn dắt chúng ta đến khi thành Phật. Đây là tin vào sự.
Tin vào lý, vì sao chúng ta có nhân duyên lớn với đức Phật A Di Đà? Nếu không có nhân duyên thì chúng ta sẽ không gặp được pháp môn Tịnh độ này. Đức Phật A Di Đà cũng chính là hết thảy chúng sanh, hết thảy chúng sanh cũng chính là đức Phật A Di Đà. Ngài do niệm Phật mà được thành Phật. Vì vậy, hết thảy chúng sanh chúng ta, nếu như có niệm Phật thì cũng có thể thành Phật A Di Đà. Đây là đứng trên lý mà nói.
Có lý, có sự, như vậy chúng ta nương theo lý sự đó để tu hành. Trong kinh Hoa-Nghiêm, đức Phật từng thuyết: “Sự vô ngại pháp giới, lý vô ngại pháp giới,lý sự vô ngại pháp giới, sự sự vô ngại pháp giới”. Chúng ta có những pháp giới này rồi, đứng trên căn bản tự tánh mà nói thì cùng đức Phật A Di Đà chỉ là một. Do đó, chúng ta có đủ tư cách để thành Phật.
Đức Phật A Di Đà, ngài ở ngay trong tâm của chúng sanh. vì vậy chúng sanh cũng nằm trong tâm của đức Phật A Di Đà. Bởi do mối quan hệ này mà có sự có lý, nhưng đạo lý ấy nhứt định bạn phải tin tưởng, phải hành trì, bạn không thể biếng nhác. Ví như bản thân tôi đây, niệm phật mỗi ngày một tăng, chứ không phải ngày càng giảm.
Trên đã nói về lòng tin, đến đây chúng ta tìm hiểu về Nguyện. Thế nào gọi là Nguyện? Nguyện là lòng mong muốn, tâm nguyện và ý chí hướng tới của bạn. Tâm tưởng của bạn phải như thế mới phát nguyện. Trong kinh thường hay nhắc đến bốn lời nguyện, đó là:
Chúng sanh vô số lượng thề nguyện đều độ khắp
Phiền não không cùng tận thề ngyuện đều dứt sạch
Pháp môn không kể xiết thề nguyện đều tu tập
Phật đạo không gì hơn thề nguyện sẽ chứng lên.
Đây là bốn lời thệ nguyện rộng lớn mà hết thảy chư phật, chư vị Bồ tát trong quá khứ đều y theo bốn lời nguyện này mà thành được quả vị Phật Đà, thành tựu hạnh nguyện của Bồ tát. Hết thảy chư Phật, chư vị Bồ tát trong đời hiện tại cùng tận đời vị lai cũng căn cứ theo bốn lời thệ nguyện này mà chứng thành đạo quả. Nhưng việc phát nguyện, điều đầu tiên đòi hỏi bạn phải có lòng tin kiên cố. Tin có thế giới Cực lạc, tin có Phật Adi Đà, tin vào bản thân mình nhứt định có nhân duyên lớn với đức Phật A Di Đà, vì vậy chúng ta ắt sẽ vãng sanh qua thế giới Cực lạc. Nếu có được tín tâm này rồi, sau đó bạn nên phát nguyện. Khi đã phát nguyện, ắt sẽ được vãng sanh. cho nên mới nói “Nguyện sanh Tây phương Tịnh độ trung”. Đây là do lòng mong muốn của chúng ta, muốn sanh về thế giới Tịnh độ chứ không phải do một ai miễn cưỡng gọi ta đi, không phải có người đến nhất định bắt ta đi cho bằng được. Tuy nhiên, nói đức Phật A Di Đà đến tiếp dẫn chúng ta thì cũng do chính bản thân chúng ta mong muốn được đi, mong muốn được gần gũi với đức Phật A Di Đà, được sanh qua thế giới Cực lạc nên ngài mới đến tiếp dẫn. Hoa nở thấy Phật, là mong đến thế giới cực lạc để được thấy Phật nghe pháp. Nếu có được tâm nguyện ấy rồi, sau đó bạn phải thực hành. Thực hành bằng cách nào? Đó chính là niệm Phật, niệm Nam Mô A Di Đà Phật….giống như cứu lửa cháy đầu, bởi chiếc đầu của mình sắp mất. Có người muốn chặt đầu, do đó phải cấp tốc bảo vệ chiếc đầu của mình.
Niệm Phật chính là thực hiện ba món tư lương Tín, Nguyện, Hạnh này. Đây chính là tư lương, là lộ phí trên hành trình vãng sanh về thế giới Cực lạc. Tư lương chính là lộ phí đi đường, là tiền bạc cần dùng. Ba món tư lương trên, là tiền bạc, là hành trang du lịch, là vé đi đường đến thế giới Cực lạc. Vì vậy, chúng ta cần phải có.
XƯỚNG TỤNG NIỆM PHẬT, NIỆM PHÁP, NIỆM TĂNG
Hiện tại, chúng ta đang niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Câu niệm Phật ấy, chính là tự chúng ta đang kiến tạo cho mình một thế giới Tịnh độ, mỗi người tự trang nghiêm thế giới Cực lạc, thành tựu thế giới cực lạc cho bản thân mình. Thế giới Cực lạc không hoàn toàn cách xa chúng ta mười vạn ức cõi Phật, nhưng nó cũng thật sự cách xa cả mười vạn ức cõi Phật. Bởi vì, tuy nó cách xa mười vạn ức cõi phật như thế, nhưng không ra ngoài một niệm hiện tiền của chúng ta. Vì không ra khỏi một niệm hiện tiền nên nói: không hoàn toàn xa chúng ta mười vạn ức cõi Phật mà chính là ở ngay tâm lý chúng ta. Thế giới Cực lạc, chính là bổn tâm xưa nay của hết thảy chúng sanh chúng ta. Nếu như bạn nhận ra chơn tâm xưa nay của mình thì bạn đã sanh về thế giới Cực lạc, còn bạn chưa nhận ra nó thì bạn không thể sanh về thế giới Cực lạc. Đức Phật A Di Đà và chúng sanh chúng ta không thể phân biệt bỉ thử. Một niệm hồi quang của chúng sanh sẽ nhận biết được xưa nay mình là Phật, biết được xưa nay mình là Phật, đó là thế giới cực lạc. Cho nên nói thế giới cực lạc không hoàn toàn xa như thế.
Do vậy, bạn có thể mang theo tâm ô nhiễm của mình vãng sanh về Cực lạc. Bấy giờ, những tâm lý tư lợi, những tạp niệm, tâm đố kị, tâm chướng ngại, tâm ích kỉ, tâm chỉ biết lợi riêng cho mình không còn nữa. Bạn sẽ học hạnh lợi tha của Bồ tát, giác ngộ cho tất cả chúng sanh. Đấy chính là thế giới Cực lạc hiện tiền. Khi tâm không còn tạp niệm, không còn vọng tưởng, bạn thử nghĩ xem, đây chẳng phải là thế giới Cực lạc hay sao? Nếu đây không phải thế giới Cực lạc thì bạn nói đây là cái gì?
Cho nên chúng ta không thể tìm bên ngoài mà có được thế giới Cực lạc. Đối với các bậc thiện tri thức, các vị đều là những người có được kiến thức sâu rộng, thông minh hơn tôi. Trong tương lai, quý vị giảng phật pháp đều sẽ hay hơn tôi giảng nhiều. Hiện tại ở đây, chẳng qua các vị là người bản xứ, không hiểu được tiếng của nước khác mà thôi! Tôi giới thiệu cùng quý vị bằng những lời cũ rích, lời nói quá xưa này, chẳng phải mới mẻ gì. Nhưng trong tương lai, các bạn là những bậc thần kỳ, biến hoá vô song. Điều ấy vi diệu không thể nói được.
Tiện đây, tôi hát tặng quý vị một bài:
Phật A Di Đà
Bậc đại thánh chúa
Đoan nghiêm tuyệt diệu không ai bằng
Hồ trân bảy báu
Hoa sen bốn màu
Tuyệt diệu thay!
Trào dâng sóng vàng
Đây là nói đến hoa sen bốn màu. Bậc đại thánh chúa là ai? Đó là đức Phật A Di Đà. Cho nên nói:
Bậc đại thánh chúa A Di Đà
Đoan nghiêm tuyệt diệu, ai sánh bằng?
Ngài ngồi đó vẻ uy nghiêm
Ôi! tướng hảo Phật A Di Đà.
Tuyệt diệu thay! Chẳng ai sánh bằng ngài, tướng hảo ấy thật rạng rở! Ao trân bảo là ao được làm bằng bảy báu, trong đó có hoa sen bốn màu, cho nên gọi là “Ao trân bảy báu, hoa sen bốn màu”. “Trào dâng sóng vàng” là làn sóng gợn lăn tăn trên mặt nước ao, được phản chiếu lên ánh sáng sắc vàng.
HOA SEN XANH, VÀNG, ĐỎ, TRẮNG
Chúng ta niệm Nam Mô A Di Đà Phật, như thế sẽ có hoa sen hiện ra trong nước tám công đức, ở ao bảy báu của thế giới Cực lạc. Hoa sen ấy, ngày càng lớn nhưng nó vẫn chưa nở, đợi đến lúc chúng ta lâm chung, tự tánh chúng ta hiển lộ, sanh qua thế giới Cưc lạc thì lúc đó hoa sen mới nở ra để đở lấy chân chúng ta. Cho nên, bạn muốn biết phẩm vị của mình cao hay thấp, từ thượng phẩm thượng sanh, hay là trung phẩm trung sanh, hạ phẩm hạ sanh? Điều ấy còn phải tuỳ thuộc vào bạn niệm Phật nhiều hay ít. Nếu bạn niệm phật nhiều thì đoá sen của bạn vừa cao vừa lớn, còn bạn niệm ít thì đoá sen của bạn sẽ vừa thấp vừa nhỏ. Cũng vậy, nếu bạn không vun bồi, thực hành niệm Phật thì đoá hoa sen của bạn sẽ bị khô héo và sẽ chết mất. Cho nên, điều ấy hoàn toàn do bạn có tranh thủ được quả vị tu tập của mình hay không?
GIÓ LAY NƯỚC LẶNG RỘNG DIỄN PHÁP ÂM
“Nước tâm trong sạch trăng tuệõ lại chiếu
Bầu trời chánh niệm mây phiền não tan”.
Khi hành giả niệm Phật đạt đến mức “Niệm Phật tam muội” thì bạn nghe tiếng gió thổi cũng trở thành tiếng Nam Mô A Di Đà Phật. Bạn nghe tiếng nước đổ cũng trở thành tiếng Nam Mô A Di Đà Phật. Bạn nghe tất cả các thứ âm thanh đều sẽ trở thành câu niệm Phật. “Nước chảy gió động đều rộng diễn nói pháp âm”, nghĩa là, khi bạn đạt đến “Niệm Phật tam muội” rồi, thì âm thanh của nước chảy cũng là tiếng Nam Mô A Di Đà Phật, tiếng gió động cũng là Nam Mô A Di Đà Phật. Vì vậy Tô Đông Pha từng nói: “Vẻ đẹp của núi non đều là tuớng lưỡi rộng dài”. Núi nọ, cảnh kia đều là tướng lưỡi rộng dài của đức Phật A Di Đà đang diễn nói pháp mầu. Tiếng róc rách của khe suối, tiếng ầm ầm của thác đổ cũng đều là âm thanh thanh tịnh. Đây chính là đã đạt được “Niệm Phật tam muội”.
Trước đây, tôi có viết một đoạn kệ tụng, nay xin đọc ra cho mọi người nghe:
Niệm Phật chuyên niệm không gián đoạn
Miệng niệm Di Đà chẳng nghĩ toán
Niệm tạp không sanh, chứng Tam muội
Vãng sanh Tịnh độ chớ lo toan
Trọn ngày chán lìa Ta-bà khổ
Tâm niệm hồng trần sẽ đoạn ngay
Luôn nghĩ cầu sanh về Tịnh độ
Buông xả tạp niệm, thanh tịnh sanh
Câu: “Niệm Phật chuyên niệm không gián đoạn”, hành giả niệm Phật mãi miết, từ sáng đến tối chỉ nghe tiếng niệm Phật, không có thời gian dừng nghĩ, đó gọi là không gián đoạn.“Miệng niệm Di Đà chẳng nghĩ toán” tức là miệng luôn luôn niệm Nam Mô A Di Đà phật, như thế tạo thành một chuổi niệm Phật. “Tạp niệm không sanh chứng Tam muội”, khi hành giả cứ miên mật niệm Phật như thế, tâm niệm được buộc vào câu Nam Mô A Di Đà Phật, khi ấy không còn những vọng tưởng tạp niệm dấy khởi, hành giả sẽ đạt được nhứt tâm bất loạn, tức là đạt được định lực niệm Phật, đạt được cái thọ dụng của niệm Phật, đó là “Niệm Phật Tam muội”. Khi đạt được tam muội ấy rồi, bạn không còn lo gì đếùn chuyện vãng sanh Tịnh độ! Sự mong muốn vãng sanh tịnh độ của hành giả nhứt định sẽ đạt được. “Trọn ngày chán lìa Ta-bà khổ” tức là từ sáng đến tối chúng ta phải chán bỏ sự thống khổ của cõi Ta-bà, thì “Tâm niệm hồng trầnđược đoạn ngay”. Bởi vì bạn thấy rằng, sống giữa thế giới Ta-bà này rất khổ, cho nên muốn xa lìa tất cả các thứ khoái lạc bụi trần của thế gian. Khi các thứ tạp niệm đã đoạn trừ thì không còn các thứ tâm lý như dâm dục, ngã mạn, tâm tranh danh đoạt lợi, buông xả tất cả cảnh duyên bên ngoài, nhìn thấy chúng là tạm bợ, không thật. Vì vậy, hành giả mới đoạn trừ được tất cả tâm niệm của thế gian. Tâm niệm của bạn “Luôn nghĩ cầu sanh về Tịnh độ”, ý niệm đó vô cùng quan trọng để cho việc “Buông xả tạp niệm, thanh tịnh sanh”. Khi buông xả các tâm lý ô nhiễm rồi, lúc ấy hành giả đã đạt được tâm niệm thanh tịnh.
Đoạn kệ tụng này là nói về đạo lý của pháp môn niệm Phật, tuy rất ngắn gọn, rõ ràng, nhưng bạn thử suy gẫm kỹ xem, ý nghĩa của nó vô cùng thâm thuý, giúp cho người tu tập pháp môn niệm Phật này được nhiều lợi lạc.
http://www.buddhismtoday.com/viet/niemphat/phapmon.htm“Còn tiếp, sẽ đăng ở kỳ sau”
Subscribe to:
Posts (Atom)