Wednesday, December 1, 2010
Tuesday, November 30, 2010
Năm Mươi Ấm Ma
H.T.
Tuyên Hóa giảng
Phật Giáo Giảng Ðường San Francisco 1968
Phần sau rốt của kinh
Lăng Nghiêm Ðức Phật nói rõ về những ma sự mà
người tu gặp phải nhất là trong thời kỳ tà sư
đầy dẫy nầy, cho nên kinh Lăng Nghiêm được ví
như "kính chiếu yêu". Các yêu ma quỷ
quái đều sợ nhất Kinh nầy, nên chúng tìm mọi
cách hủy diệt kinh Lăng Nghiêm, tuyên bố kinh
Lăng Nghiêm là giả, phỉ báng Chú Lăng Nghiêm,
khiến cho người ta không tin, không nghiên cứu
để rồi dễ lạc vào tà, làm quyến thuộc của
chúng.Phật Giáo Giảng Ðường San Francisco 1968
Yêu quái, ly mỵ, ma vương sợ nhất là Chú Lăng Nghiêm. Phật nói kinh Lăng Nghiêm là để hiển bày Chú Lăng Nghiêm. Chú Lăng Nghiêm liên quan mật thiết đến sự hưng suy của Phật giáo. Trên thế gian nếu có người trì tụng Chú Lăng Nghiêm thì Chánh pháp tồn tại, nếu không có người trì tụng chú Chú Lăng Nghiêm thì không còn Chánh Pháp; lúc ấy, ngũ đại ma quân ở năm phương mặc tình tác quái và đó là bắt sự biến mất của Phật Pháp. Hiện tại chùa, tu viện không trì Chú Lăng Nghiêm hay chỉ tụng phần cuối của Chú thôi, ấy chính là biểu hiện của Mạt Pháp.
Mong các Phật tử phát tâm nghiên cứu Kinh Lăng Nghiêm để có được trí huệ chơn chánh, phát tâm trường trai, tránh ngũ vị tân mà trì tụng Chú Lăng Nghiêm hầu Phật Pháp được cửu trụ, chúng sanh được lợi lạc.
bdh.
(tiếp theo)
A.
TRẠNG THÁI TÂM LÝ THANH TỊNH TRƯỚC KHI ÐI VÀO CẢNH
GIỚI SẮC ẤM.
KINH VĂN:
A Nan nên
biết, khi ông ngồi thiền nơi đạo tràng, tiêu trừ các vọng niệm.
Khi các vọng niệm đã hết sạch, chẳng còn một niệm phân biệt trong
tâm ông. Trạng thái thanh tịnh, sáng suốt này dù trong động hay tĩnh
đều không biến đổi, dù ông nhớ hay quên, đều như nhau.
Giảng:
A Nan nên biết, khi ông ngồi thiền nơi đạo tràng, tiêu trừ
các vọng niệm. A Nan ông nên biết rằng: Ông tu tập "phản
văn văn tự tánh" (Quay trở lại tánh nghe để nhận ra tự tánh
của mình). Khi công phu như vậy, mọi vọng niệm đều sẽ tiêu trừ. Khi
các vọng niệm đã dứt sạch, chẳng còn niệm phân biệt trong tâm
ông. Trạng thái thanh tịnh sáng suốt này, tức là trí huệ
và định lực này, dù trong động hay tĩnh cũng không biến đổi,
dù ông nhớ hay quên đều như nhau. Dù động hay tĩnh, trạng thái
thanh tịnh sáng suốt (trí huệ và định lực) này không thay đổi, dù
ông nhớ hay quên trạng thái đó đều như một, không hai.
KINH VĂN:
Ðương khi
an trụ trong trạng thái đó mà vào được chánh định, như người
sáng mắt nhận ra được chính mình nơi u ám. Tuy bản tánh của ông
là nhiệm mầu thanh tịnh, nhưng tâm chưa tỏa phát được trí huệ
sáng suốt. Ðây được gọi là phạm vi của Sắc ấm.
Giảng:
Khi an trụ
trong trạng thái đó mà vào được chánh định. A Nan! Ông nên
biết khi hành giả tu tập định lực, an trụ trong trạng thái thanh tịnh,
động tịnh không thay đổi, nhớ quên đều như một đó. Như
người sáng mắt nhận ra được chính mình nơi u ám. Ông ta như
người có đôi mắt sáng tỏ, sống trong ngôi nhà tối tăm. Tuy
bản tánh thanh tịnh sáng suốt nhiệm mầu, nhưng tâm chưa tỏa phát ra
trí huệ sáng suốt. Tuy bản tánh của ông ta là thanh tịnh sáng
suốt nhiệm mầu, tâm ông ta chưa đạt được ánh sáng của trí huệ
chân thực, đây gọi là phạm vi của Sắc ấm.
KINH
VĂN:
Nếu mắt
sáng tỏ, rõ thấu mười phương, không còn tối tăm, gọi là hết
sắc ấm. Người ấy có thể vượt ra khỏi kiếp trược. Quán sát
nguyên do của sắc ấm, nhận ra vọng tưởng kiên cố là cội
gốc.
Giảng:
Nếu mắt
sáng tỏ, rõ thấu mười phương rộng mở, không còn tối tăm.
Cảnh giới này gọi là gì? Gọi là hết sắc ấm. Trong năm ấm
(sắc, thọ, tưởng, hành, thức), sắc ấm đã hết. Người này
có thể vượt ra khỏi kiếp trược. Quán sát nguyên do của
sắc ấm, nhận ra vọng tưởng kiên cố là cội gốc. Khi
người này vượt qua kiếp trược, mọi hành động của người đó
sẽ đều phát xuất từ vọng tưởng kiên cố. 3
KINH VĂN:
A Nan, ngay
trong lúc này, do chuyên chú cứu xét ánh sáng vi diệu ấy, tứ
đại không còn đan dệt với nhau nữa, chẳng bao lâu thân có thể
thoát ra khỏi sự ngăn ngại. Trạng thái này gọi là: "Tinh minh
nhập vào tiền cảnh". Ðó chỉ là trạng thái nhất thời do
dụng công, không phải là biểu hiện sự chứng quả Thánh. Nếu
không khởi tâm chứng Thánh thì đó là cảnh giới tốt, nhưng một
khi đã nghĩ mình chứng Thánh liền bị tà ma dẫn dụ.
Giảng:
Bây giờ giảng đến phần ngũ ấm ma. Ngũ ấm
là gì? Là sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Sắc có mười thứ
ma, thọ cũng có mười thứ ma, tưởng, hành và thức mỗi thứ
đều có mười thứ ma. Tổng cộng là năm mươi loại ấm ma. Người
tu đạo cần phải hiểu thấu đáo cặn kẻ năm mươi loại ma sự này.
Nếu không rõ năm mươi ấm ma, rất dễ làm quyến thuộc của ma
vương. Ðến khi làm quyến thuộc của ma vương rồi, quý vị cũng không
biết vì sao mình làm quyến thuộc của chúng. Vẫn không nắm được
yếu lĩnh, không biết vì sao! Do vậy các vị phải đặc biệt chú ý.
A Nan, ngay
trong lúc này, do chuyên chú cứu xét ánh sáng vi diệu ấy, khi
sắc ấm sắp sửa tiêu dung, ông ta thấy mười phương rỗng rang, sáng
rực không còn tối tăm nữa. Bởi vì lúc ấy có một loại ánh
sáng; trong khi ông ta hết sức chuyên chú quán xét cảnh giới sáng
suốt vi diệu này, tứ đại không còn đan dệt với nhau nữa,
chẳng bao lâu thân thể thoát ra khỏi sự ngăn ngại. Tứ đại
sẽ không còn kết hợp với nhau, không còn tác dụng ngăn ngại.
Chẳng bao lâu thân thể sẽ trở nên không bị chướng ngại, như hư
không rỗng rang. Ðó được gọi là: Ý sanh thân, nghĩa là có
một thân khác tách rời khỏi thân vật chất. Trước đây tôi đã
kể chuyện về chú đệ tử của tôi đến các cung trời bằng Ðịnh
thân của chú ấy, thân ấy cũng được gọi là: Ý sanh thân. "Ý"
đây tức là một trong sáu thức (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý ). Thân
ấy do ý sanh, tạo nên bởi tâm thức nên không bị ngăn
ngại (như là sắc thân kết hợp bằng tứ đại). Trạng thái này
gọi là: "Tinh minh nhập vào tiền cảnh". Ánh quang minh tinh
diệu lưu nhập vào tiền cảnh 4. Ðó là trạng thái
nhất thời do dụng công. Cảnh giới này nhất thời, bất quá chỉ
do siêng năng tu tập mà thôi; nó chỉ nhất thời, không phải hằng
có. Khác với khả năng xuất nhập một cách tự tại, trong mọi
thời mọi lúc muốn đến nơi nào liền đến nơi ấy, muốn trở lại
liền trở lại. Với sự thong dong tự tại này, ông có thể:
Phóng chi
tắc nhi lục hợp
Quyển chi
tắc thối tàng ư mật.
Thả ra nó
sẽ trùm khắp Tam thiên đại thiên thế giới; tuy nhiên, có thể thu
lại bất kỳ lúc nào. Nếu ông không thể làm được việc này bất
kỳ lúc nào ông muốn, thì cảnh giới của ông chỉ là nhất thời.
Ðó là cảnh giới ông gặp phải trên con đường tu hành, khi sự
dụng công của ông đến được trình độ nào đó. Cảnh giới (ý
sanh thân) trên chỉ là tạm thời. Ông sẽ không thường xuyên có
được một sắc thân vượt qua mọi sự chướng ngại, không phải
là sự biểu hiện chứng quả Thánh. Ông chưa phải đã đạt
được quả vị Thánh. Cảnh giới của Thánh nhân chứng quả không
phải giống như vậy.
Nếu không
khởi tâm chứng Thánh thì đó là trạng thái tốt. Nghĩa là ông
không nên nói: "Ồ tôi tu hành thật sự có công phu, tôi có
thể xuất hồn ra khỏi thân từ đỉnh đầu (xuất huyền nhập
hóa)". Nếu ông tự mãn, ngạo mạn như vậy thì điều gì sẽ xảy
ra? Ông kể như "xong" rồi. Tuy nhiên, nếu ông không xem cảnh
giới này như một bằng chứng của sự chứng đạt quả Thánh, thì
cảnh giới ấy không phải là sự chướng ngại to lớn và cũng
chẳng có gì sai lầm nghiêm trọng. Nhưng một khi nghĩ mình đã
chứng Thánh thì liền bị tà ma dẫn dụ. Nếu như ông nghĩ:
"Công phu tu tập của mình hiện nay quá siêu tuyệt rồi, ta thật
kỳ diệu, ta là Thánh nhân xuất thế, ta là A la hán". Nếu ông
nghĩ như thế, bọn ma sẽ xông vào ông ngay. Một khi ma đến rồi, thì
tương lai ông sẽ rơi vào địa ngục.
A Nan, nếu
lại dùng tâm chuyên chú cứu xét ánh quang minh sáng suốt vi diệu
trên, sẽ thấy ánh sáng rỗng suốt khắp thân. Bỗng nhiên có thể
lượm ra những con trùng sán từ trong thân mình, mà thân thể vẫn
nguyên vẹn, không bị tổn thương. Trạng thái này gọi là:
"Tinh
minh lan ra thân thể". Ðây chỉ là trạng thái nhất thời do tinh
tấn công phu, chẳng phải là chứng Thánh. Nếu không nghĩ mình chứng
Thánh thì đó là trạng thái tốt, còn nếu nghĩ mình chứng Thánh
thì liền rơi vào tà ma.
Ðây
là ma cảnh thứ hai của Sắc ấm ma. Vì sao ma cảnh xuất hiện? Vì ông
tu hành, tinh tấn tu tập mới có, nếu không tinh tấn dụng công thì
tìm không ra những cảnh giới ma sự này. Ma chẳng thèm để ý tới
ông. Vì ông là người nghèo thì chúng tới tìm ông cũng chẳng ích
gì. Khi ông tu tới chỗ có bảo bối thì chúng mới tới: chúng muốn
cướp đoạt bảo bối.
Vậy ông
phải làm gì khi chúng đến? Ông cần phải như như bất động, liễu
liễu thường minh (nghĩa là: tâm không khởi vọng niệm, nhưng quán
sát rõ ràng mọi chuyện). Không nên sinh tâm chấp tướng. Không
nên nghĩ: "Cảnh giới ấy quá tuyệt vời, ước gì nó lại hiện
ra". Ðừng mong ngóng nó, cũng đừng ruồng rẫy xua đuổi nó. Mà
nên giữ thái độ như không có chuyện gì xảy ra, bởi vì đây
không phải là cảnh giới chứng quả. Nếu quý vị không có tư
tưởng rằng mình chứng quả thì tốt lắm. Nếu quý vị cho rằng mình
chứng quả rồi nói: " A! Ta là người phi thường, ta có thể
nhặt từng loài chúng sanh từ trong thân mình ra". Nếu quý vị
nghĩ rằng mình đã đạt được thần thông tự tại thì quý vị
thực sự mê lầm. Chỉ với một niệm tự mãn ấy bọn ma liền len
vào tâm quý vị và nó khống chế ông, nó khống chế ông cho đến
khi ông mất hết định lực.
Do đó,
người tu đạo phải chân chính hiểu thấu đáo đạo lý này thì
mới không rớt xuống hố, rơi vào bẫy ma hay lạc vào đường tà.
Khi không hiểu Phật Pháp, quý vị rất dễ lạc đường. Chẳng có
công phu thì chẳng có vấn đề gì để nói. Một khi có công phu, có
được chút ít định lực, thì ma vương mỗi giây mỗi phút đều canh
cánh nhìn quý vị. Chúng chờ cơ hội có thể len vào quý vị, thì
liền tới nhiễu loạn quý vị ngay.
A Nan, nếu
lại dùng tâm chuyên chú cứu xét ánh quang minh vi diệu trên, sẽ
thấy ánh sáng rỗng rang thông suốt khắp thân. Nếu ông siêng
năng miệt mài trong việc tu tập, ông sẽ có thể thấy được mọi
thứ bên trong thân mình. Nếu thường thường thấy được như thế
thì có thể khả dĩ, nhưng nếu ông chỉ có thể thỉnh thoảng thấy
được thì đó là trạng thái của sắc ấm.
Bỗng
nhiên có thể lượm ra những con giun-sán từ trong thân mình, mà
thân thể vẫn nguyên vẹn không bị tổn thương. Trong trạng thái
này, bỗng nhiên ông có thể lượm giun-sán từ trong bụng mình ra,
đủ loại dài ngắn, lớn, nhỏ. Ông chỉ cần thọc tay vào bụng là
lôi chúng ra được. Những con giun-sán được lôi ra là thực
không phải là hư giả, song bụng ông không bị tổn thương. Quý vị
nói thử xem những con trùng-sán ấy được lấy ra như thế nào?
Nếu quý vị thọc tay vào trong bụng để lấy được trùng sán ra thì
đáng lẽ bụng sẽ bị tổn thương, nhưng bụng lại hoàn toàn không bị
rách bể, thân thể vẫn nguyên vẹn. "Thân thể vẫn nguyên
vẹn" có thể giải thích theo hai cách. Có thể nói là thân thể
của những con giun-sán vẫn toàn vẹn chẳng bị tổn thương chút nào,
vẫn còn sống, khoẻ mạnh. Cũng có thể nói là bụng ông vẫn toàn
vẹn không bị tổn thương.
Cảnh
giới này gọi là "tinh minh lan ra thân thể". Một ánh sáng
rất là trong suốt tràn ngập khắp thân thể của ông. Thực ra chẳng
phải quý vị đưa tay vào trong bụng mình để nhặt giun-sán ra, mà
tự nó từ trong thân quý vị trào ra. Ðây chỉ là cảnh giới
nhất thời do tinh tấn công phu, chẳng phải là chứng Thánh. Cảnh
giới này là tạm thời không phải thường xuyên như vậy. Nếu
là cảnh giới xảy ra thường xuyên thì tình huống khác hẳn. Ðây
không phải cảnh giới khi chứng quả Thánh. Nếu không nghĩ mình
chứng quả Thánh thì gọi là cảnh giới tốt. Sẽ là tốt đẹp,
không gây lên vấn đề gì nghiêm trọng. Còn nếu nghĩ mình đã
chứng quả Thánh thì liền bị tà ma dẫn dụ. Nếu ông cho rằng:
"Ta vừa chứng Thánh quả, ta có thể lấy những trùng sán này
từ trong bụng ra. Các người thấy chẳng phải tuyệt diệu hay sao? Các
người đâu được cảnh giới như thế!" Nếu ông mống tâm
cống cao ngã mạn, một khi khởi tâm đắm trước vào cảnh giới
liền sẽ bị ma vương dẫn dụ mà thành quyến thuộc của nó.
KINH VĂN:
Lại nữa,
nếu dùng tâm, quán xét tinh tường trong ngoài, khi ấy hồn, phách,
ý, chí, tinh, thần sẽ giao tiếp nhau, thay phiên làm khách, làm chủ,
nhưng không ảnh hưởng đến sắc thân. Rồi bỗng dưng nghe giữa hư
không có tiếng thuyết pháp, hoặc nghe mười phương đều diễn bày
nghĩa lý thâm mật. Cảnh giới này gọi là:
"Tinh thần thay phiên
nhau khi rời xa, khi kết hợp để cùng nhau gieo trồng những hạt giống
tốt". Nhưng đó cũng chỉ là trạng thái nhất thời chẳng phải
là chứng Thánh. Nếu chẳng nghĩ mình đã chứng Thánh thì đó là
cảnh giới tốt. Nếu nghĩ mình đã chứng Thánh thì rơi vào tà ma.
Giảng:
Lại
nữa, nếu dùng tâm, quán xét tinh tường ánh quang minh sáng suốt
nhiệm mầu trên, cứu xét trong ngoài, cầu đến chỗ tinh sâu. Hồn
phách trải qua một sự thay đổi. Có ba hồn và bảy phách (vía)
ở trong thân thể con người. Tôi đã đề cập đến mười anh em
này trước rồi. Một số trong mười hồn vía ấy, chỉ có tai hoặc
mắt, có trường hợp chỉ có mũi nhưng không có môi, mắt, tai. Mỗi
trường hợp chỉ làm chủ một giác quan, thiếu năm giác quan kia, thế
nên nó không có tác dụng riêng lẻ, độc lập. Nó phải hợp tác
hỗ tương với nhau như một đội bóng. Những ai có tai sẽ giúp cho
người không có tai, ai có mắt giúp cho người không có mắt. Nó
hỗ trợ giúp đỡ cho nhau. Mười thứ hồn phách ấy cùng với ý,
chí, tinh, thần sẽ giao tiếp nhau nhưng không ảnh hưởng đến sắc
thân. Chúng thay phiên làm khách, làm chủ. Nó thay đổi vai trò
hỗ tương giúp đỡ lẫn nhau, nó thay nhau đóng vai chủ và khách.
Rồi bỗng
dưng nghe giữa hư không có tiếng thuyết pháp.
Có người đang
thuyết pháp giữa hư không. Ai vậy? Ông nghe được tiếng nhưng không
thấy được hình, thực ra đó chỉ là ý, chí, tinh và thần của
chính ông, nó thay phiên nhau đóng vai chủ và khách để giảng pháp. Hoặc
nghe mười phương đều diễn bày nghĩa lý thâm mật. Ông có thể
nghe tiếng giảng pháp từ giữa không trung. Sao vậy? Vì sự công phu
tu tập của ông trong những đời trước ông từng nghe giảng rất
nhiều kinh pháp, nên hồn, phách, ý, chí, tinh và thần của ông không
không quên. Thế nên trong đời này, khi ông dụng công dồn ép đến
cực điểm thì những kinh nghiệm trong quá khứ chợt trào ra. Trạng
thái này gọi là: "Tinh thần thay phiên nhau khi rời xa, khi kết
hợp để cùng nhau gieo trồng những hạt giống tốt".
Nó cùng
hợp tác với nhau, cùng lập thành một dây, cùng nhau kết nhóm,
cùng nhau tách rời ra. Chúng có thể giảng nói Phật Pháp khiến cho
ông có thể hiểu được những điều mà trước nay ông chưa hiểu.
Vậy nên ông mới có thể gieo trồng những chủng tử tốt cho đời
sau. Ðó chỉ là trạng thái nhất thời, không phải là thường
xuyên, không phải là chứng Thánh. Ðừng khởi ý tưởng cho rằng
trạng thái này rấy vi diệu, rồi nói: "Hãy xem ta đây, ta chẳng
cần đến nơi Pháp hội, ta có thể nghe giảng pháp ở trong không trung
bất kỳ khi nào ta muốn". Ông có thể được nghe giảng pháp
nhưng cũng không có nghĩa là ông đã chứng Thánh. Nếu chẳng
nghĩ mình đã chứng Thánh. Nếu ông không trở nên tự mãn,
không tự cho rằng mình là kẻ phi thường, nếu không muốn dối gạt
mọi người thì đó là trạng thái tốt. Giả sử như ông nói:
- Ồ tôi có thể nghe pháp ngay cả khi chẳng ai giảng nói cả. Anh có được điều ấy không?- Không!- Thế mà chuyện ấy lại đến với tôi.
Nếu ông
quảng cáo (khoe khoang ) để mong có người tin ông, thì điều gì sẽ
xảy ra? Nếu ông nghĩ rằng mình đã chứng Thánh thì liền rơi vào
tà ma. Một khi ông mống tâm cống cao, tự mãn cho mình là ghê
gớm liền bị bọn ma nhập vào. Chúng nhập vào ông để làm gì? Ðể
làm ông đọa lạc, để làm ông trở thành quyến thuộc của chúng.
KINH VĂN:
Lại nữa khi
tâm lặng yên, tỏ lộ, sáng suốt, thấu triệt, ánh sáng từ tâm
chiếu khắp cả mười phương thành sắc Diêm Phù Ðàn. Tất cả loài
hữu tình đều hoá thành Như Lai. Lúc ấy, bỗng thấy Ðức Phật Tỳ
Lô Giá Na ngồi trên đài Thiên Quang, có ngàn Ðức Phật vây quanh,
trăm ức cõi nước cùng với hoa sen đồng thời hiện ra. Cảnh
giới này gọi là: "Tâm và hồn tiêm nhiễm sự linh ngộ"
Khi tập trung tham cứu đến tận nguồn tâm thì ánh sáng từ trong tâm
chiếu khắp cõi nước. Ðây chỉ là trạng thái tạm thời, không
phải là chứng Thánh, nếu không nghĩ mình chứng Thánh gọi là cảnh
giới tốt, nếu tự cho mình là Thánh thì liền rơi vào tà ma.
Giảng:
Lại
nữa khi tâm lặng yên thanh tịnh, tỏ lộ, sáng suốt tột bậc. Ánh
sáng từ trong tâm chiếu khắp cả mười phương thành sắc Diêm Phù
Ðàn. Ánh sáng rực rỡ tỏa chiếu từ trong tâm, khắp mười
phương cõi nước đều phủ mầu Diêm Phù Ðàn. Tất cả loài
hữu tình (thai sanh, thấp sanh, hoá sanh, noãn sanh ) và tất cả các
loài chúng sanh khác đều hoá thành Như Lai.
Lúc ấy,
bỗng thấy Ðức Phật Tỳ Lô Giá Na. Tỳ Lô Giá Na (Vairochana)
nghĩa là "suốt khắp mọi nơi" là danh hiệu của Ðức Phật.
Ngài không hiện hữu riêng ở một nơi nào, vậy nên chẳng nơi nào
mà Ngài không hiện hữu, thân thể của Ngài trùm khắp mọi nơi.
Người này bỗng nhiên thấy được đức Phật Tỳ Lô Giá Na, vị
Phật có thân trùm khắp mọi nơi. Ngồi trên đài làm bằng ánh
sáng của cõi trời (Thiên Quang) hiển bày thân cao ngàn trượng.
Ðức Phật Tỳ Lô Giá Na được ngàn Ðức Phật vây quanh cùng
với trăm ức cõi nước cùng với hoa sen xanh, vàng, đỏ, trắng đồng
thời hiện ra. Cảnh giới này gọi là: "Tâm và hồn
tiêm nhiễm sự linh ngộ" Ông đừng cho rằng cảnh giới
này là thật. Tâm và hồn phách ông bị ảnh hưởng, nhiễm bởi
một dạng linh cảm của giác ngộ. Do vậy nó không thật. Khi tập
trung tham cứu đến tận nguồn tâm thì ánh sáng từ trong tâm chiếu
khắp các cõi nước. Khi tâm ông được sáng suốt sẽ chiếu
khắp cả mọi thế giới. Ðây chỉ là trạng thái tạm thời, không
phải là chứng Thánh. Những gì đang diễn ra không phải là lâu
dài vĩnh viễn. Ông chẳng phải là đã chứng Thánh quả. Nếu
không nghĩ mình chứng Thánh thì gọi là cảnh giới tốt. Còn nếu
tự cho mình chứng Thánh thì liền rơi vào tà ma. Nếu ông nói:
"Thật tuyệt diệu! Ta vừa thấy Ðức Phật Tỳ Lô Giá Na. Ông
có thấy chăng? Công phu của ông chẳng sâu bằng tôi, tôi thật là
đã đạt được điều ấy". Một khi ông khởi lên niệm như vậy
thì ma vương liền đến lôi kéo ông vào địa ngục.
(còn tiếp)
Subscribe to:
Posts (Atom)