Sunday, February 27, 2011

Bài tập bụng

Mẹo ăn kiêng

Phương Pháp Niệm Phật

Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam


Hỏi: Niệm Phật không chỉ là dùng miệng niệm mà phải chú tâm đúng không?



Ðáp: Có nhiều người miệng tuy niệm Phật nhưng chẳng để tâm vào đó, trong lòng toàn là suy xằng nghĩ loạn. Niệm như vậy cũng vô dụng. Miệng niệm Phật thì tâm phải tưởng Phật, tâm khẩu nhất như. Ngoại trừ một câu niệm Phật ra không còn nghĩ đến gì khác nữa, không còn có ý niệm nào khác khởi lên. Có vậy mới gọi là “Nhất Tâm Bất Loạn”, từ đó mới dễ thành công.



Hỏi: Như vậy chẳng phải là khó lắm ư?

Ðáp: Xem kìa! Một mặt quý vị chê niệm Phật quá dễ dàng, một mặt lại sợ nó quá khó. Thật sự ra, một pháp Niệm Phật đây, bảo là dễ thì nó cực dễ, bảo là khó thì nó cũng cực khó.



Chẳng qua là chẳng cần biết là khó hay dễ, chỉ đáng kể mình có thể bền lòng niệm được nhiều hay không. Lâu ngày chầy tháng, tự nhiên tâm chẳng loạn nữa. Lời tục thường nói: “Trên đời không có việc gì khó, chỉ sợ tâm chẳng chuyên”, chính là ý này.



Lại có một cách niệm Phật như sau: mỗi lúc niệm Phật, mỗi chữ phải phát xuất từ trong tâm. Trong tâm tưởng thật rõ ràng, miệng niệm cho thật rõ ràng, tai nghe thật rõ ràng. Mỗi một chữ phát xuất từ trong tâm, thấu qua tai lọt vào tâm, một chữ cũng chẳng để lọt mất. Tu tập lâu dài như vậy, tâm tự nhiên chẳng còn tán loạn. Ðấy chính là một phương pháp khẩn yếu bậc nhất, ngàn vạn phần chớ quên.



Hỏi: Nên niệm Phật vào lúc nào?

Ðáp: Nên niệm Phật vào hai thời sáng tối, lập một công khóa nhất định, hạn định số câu niệm Phật nhiều ít: hoặc là mấy trăm câu, mấy ngàn câu, tùy theo hoàn cảnh mỗi người mà định số. Chẳng cần biết là rảnh hay bận, không niệm đủ số đó không được. Còn ngoài ra thì chẳng cần biết là lúc nào, đang ở chỗ nào đều niệm được cả. Càng niệm nhiều càng tốt. Thời gian niệm càng lâu càng hay.



Hỏi: Vừa làm việc vừa niệm Phật được không?

Ðáp: Lúc đang vác củi, gánh nước cũng niệm Phật được. Lúc đang cọ nồi, rửa chén cũng niệm Phật được. Lúc cày bừa, cuốc xới, cắt cứa cũng niệm Phật được. Chẳng luận là đi, ngồi, ngủ nghê, thậm chí lúc đang đại tiểu tiện cũng đều có thể niệm Phật. Nói chung, trừ lúc phải dùng trí óc làm việc, ngoài ra thì dù đang làm gì cũng chẳng trở ngại việc niệm Phật cả.



Hỏi: Nên niệm Phật lớn tiếng hay là niệm nhỏ tiếng?

Ðáp: Niệm lớn tiếng cũng tốt, niệm nhỏ tiếng cũng hay. Miệng không niệm nhưng tâm thầm niệm cũng tốt. Chỉ trừ lúc đang nằm trên giường hay đang ở chỗ không sạch sẽ thì nên thầm niệm trong tâm, chẳng được niệm ra tiếng. Niệm ra tiếng là không cung kính. Nhưng lúc gặp chuyện nguy cấp, chẳng cần biết là đang ở chỗ nào, cứ việc niệm ra tiếng.



Hỏi: Học Phật thì nên thờ hình Phật nào?

Ðáp: Thờ một mình đức A Di Ðà Phật hoặc tượng Tây Phương Tam Thánh đều được (A Di Ðà Phật và hai vị Bồ Tát Quán Thế Âm, Ðại Thế Chí gọi là Tây Phương Tam Thánh).



Hỏi: Nên thờ tượng Phật ở chỗ nào?

Ðáp: Nếu có phòng trống, dành riêng một phòng thờ Phật là tốt nhất. Nếu không có, thờ Phật ngay trong phòng mình ở cũng được. Nói chung là phải chọn nơi sạch sẽ. Trước tượng treo màn vải vàng, lúc không niệm Phật, buông màn xuống. Làm vậy để khỏi đến nỗi khinh nhờn. Tốt nhất là để tượng Phật hướng mặt về Ðông, người niệm Phật đối trước tượng Phật, hướng mặt về Tây. Nếu chẳng thể làm vậy được thì thờ tượng ở phương nào thuận tiện cũng được.



Hỏi: Nếu không có chỗ nào thuận tiện, không thờ Phật có được không?



Ðáp: Nếu thực sự không có chỗ nào thuận tiện, miễn sao tâm thành thì không thờ tượng Phật cũng được. Lúc niệm Phật hướng về Tây là ổn.



Hỏi: Nên dùng những thứ gì để cúng dường Phật?

Ðáp: Thông thường dùng hương, hoa, đèn, nước trong, trái cây v.v... Nếu không lo liệu được, thiếu một vài thứ hoặc không có thứ gì hết cũng xong. Nhưng tuyệt đối chẳng được cúng rượu hoặc đồ mặn cũng như đốt giấy tiền, vàng mã trước Phật.



Hỏi: Nên hành lễ trước Phật như thế nào?

Ðáp: Tùy ý. Hoặc là dập đầu lạy, hoặc là vái, hoặc khom mình, hoặc chắp tay; nhưng dập đầu lễ bái là cung kính nhất, có thể tiêu tội, tăng phước.



Hỏi: Lúc niệm Phật có nên quỳ trước mặt Phật không?

Ðáp: Chẳng nhất định. Quỳ niệm, đứng niệm, vừa đi vừa niệm đều được. Cốt yếu là phải thành tâm. Quỳ niệm rất tốt mà ngồi niệm cũng hay.



Hỏi: Cụ nói hai thời niệm Phật sáng tối, phải lập một khóa trình, phiền cụ lập cho tôi một khóa trình có phải là hay hơn không?



Ðáp: Khóa trình vốn là dựa theo thời gian, sức lực của chính mỗi người mà quy định. Ngài đã cầu tôi thì tốt nhất là tôi soạn ra một nghi thức thật đơn giản cho ngài vậy.



Nếu như ngài có sức thì có thể hành trì thêm nhiều hơn, có thể thêm vào kinh Di Ðà, chú Vãng Sanh, kệ Tán Phật, văn Ðại Phát Nguyện. Những bài kinh ấy trong sách Thiền Môn Nhật Tụng có chép đủ cả, những chỗ lưu thông kinh Phật đều có. Khóa sáng thì lúc vừa ngủ dậy, khóa tối thì trước khi đi ngủ, rửa tay, súc miệng, đến trước tượng Phật, thắp nhang, dâng nước, chắp tay cung kính, rồi quỳ hoặc đứng, hoặc ngồi xếp bằng, dùng tâm chí thành niệm theo thứ tự sau:



- Nam mô thập phương Thường Trụ Tam Bảo (niệm một lần, lễ một lạy).



- Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (niệm một lần, lễ một lạy).



- Nam mô Tây Phương Cực Lạc thế giới đại từ đại bi A Di Ðà Phật (niệm một lần, lễ một lạy).



- Nam mô A Di Ðà Phật (trăm câu, ngàn câu, hai, ba ngàn câu, càng nhiều càng hay. Tùy mỗi người rảnh hay bận mà định số, nhưng phải từ ít tăng lên nhiều, chẳng được từ nhiều giảm ít đi. Vô luận niệm nhiều hay ít, chẳng cần phải lạy).



- Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát (niệm một tiếng, lễ một lạy, hoặc niệm ba lần, lễ ba lạy).



- Nam mô Ðại Thế Chí Bồ Tát (như trên).



- Nam mô Thanh Tịnh Ðại Hải Chúng Bồ Tát (như trên).



- Nguyện đem công đức này

Trang nghiêm Phật Tịnh Ðộ.

Trên đền bốn ân nặng.

Dưới cứu khổ tam đồ

Nếu có ai thấy nghe.

Ðều phát lòng Bồ Ðề,

Hết một báo thân này,

Cùng sanh cõi Cực Lạc.

(lễ ba lạy)

Hỏi: Khóa trình này rất hay, xin giảng thêm về chữ “thập phương Tam Bảo”.



Ðáp: Tám phương, phương trên và phương dưới gọi là mười phương. Phật, Pháp, Tăng là Tam Bảo. Phật là Giáo Chủ. Pháp là kinh điển để tu nhân chứng quả do Ðức Phật giảng. Tăng là những pháp tử chiếu theo lời Phật dạy tu hành, đã chứng thánh quả Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn, và các cao tăng đạo cao, đức trọng, hoằng pháp lợi sanh.



Phật, Pháp, Tăng đều gọi là Bảo (quý báu) vì có thể phát sanh, tăng trưởng pháp thân, huệ mạng của hết thảy chúng sanh, giống như của báu trong thế gian có khả năng nuôi sống thân mạng của con người. Phải hiểu rằng khi niệm Tam Bảo chính là biểu thị mình hoàn toàn lấy Phật, kinh điển Phật nói và các vị Bồ Tát, cao tăng tu hành đúng theo lời Phật làm thầy của mình. Mình từ những vị đó quy hướng trở thành tín đồ Phật giáo.



Hỏi: Xin hỏi vì sao phải niệm Phật Thích Ca?

Ðáp: Là vì pháp môn Niệm Phật do chính Ngài dạy cho chúng ta. Niệm Phật lạy Ngài chính là chẳng dám quên bỏ nguồn gốc vậy.



Hỏi: Tại sao lại còn phải niệm Quán Thế Âm và Ðại Thế Chí Bồ Tát?

Ðáp: Vì người niệm Phật lúc lâm chung, hai vị Bồ Tát này cùng với đức A Di Ðà Phật đồng thời đến tiếp dẫn về Tây Phương. Vì thế niệm Phật xong phải niệm danh hiệu và lễ bái hai vị Bồ Tát này.



Hỏi: Thanh Tịnh Ðại Hải Chúng Bồ Tát là những vị Bồ Tát nào?

Ðáp: Thanh Tịnh Ðại Hải Chúng Bồ Tát là tất cả những vị Bồ Tát trong thế giới Cực Lạc đều rất thanh tịnh. Ba chữ Ðại Hải Chúng ngụ ý các vị Bồ Tát ấy nhiều như nước biển. Sớm muộn gì ta cũng sẽ làm bầu bạn với các vị Bồ Tát ấy, vì thế cần phải niệm niệm lễ bái họ.



Hỏi: Kệ Hồi Hướng có tác dụng gì?

Ðáp: Công dụng của bài kệ Hồi Hướng rất lớn. Người tu hành bất luận là niệm Phật, hay niệm kinh, niệm xong, nhất định phải niệm kệ Hồi Hướng một lượt. Hồi Hướng có nghĩa là gom về, tức là một phương pháp đem công đức niệm Phật, niệm kinh gom về một nơi. Gom về nơi nào? Gom về việc cầu sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới!



Chẳng riêng gì niệm Phật, niệm kinh mới hồi hướng về Cực Lạc thế giới, mà bất luận làm việc lành nào cũng đều phải hồi hướng về Cực Lạc thế giới. Càng tích thêm được một phần công đức thì hy vọng được vãng sanh càng tăng thêm một phần. Nếu làm công đức nhưng chẳng hồi hướng cầu sanh về Cực Lạc thế giới thì chỉ sợ đời sau chỉ được hưởng báo ứng trong cõi trời, cõi người, vẫn cứ luân hồi trong lục đạo, chẳng được giải thoát. Phước báo càng lớn, càng dễ tạo tội, nên kiếp kế tiếp đó càng đáng sợ hơn.



Vì thế, người học Phật phải nên đem hết thảy công đức hồi hướng vãng sanh Tây Phương thì lúc lâm chung mới có hy vọng được sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới. Nhưng niệm bài kệ Hồi Hướng cũng giống như niệm Phật, phải từng chữ, từng câu phát xuất từ nội tâm, chẳng thể niệm xuông nơi cửa miệng được.



Hỏi: Xin cụ giảng qua ý nghĩa từng câu trong bài kệ Hồi Hướng.

Ðáp: Câu thứ nhất và câu thứ hai nghĩa là ta đem công đức niệm Phật hỗ trợ cõi Tịnh Ðộ của Ðức Phật A Di Ðà khiến cho nó càng thêm tốt đẹp phi thường. Câu thứ ba nghĩa là lại đem công đức ấy trên là báo đáp bốn tầng ân đức: cha, mẹ, sư trưởng và đức Phật. Câu thứ bốn nghĩa là dưới thì dùng công đức cứu vớt những chúng sanh khổ não trong ba đường ác: súc sanh, địa ngục, ngạ quỷ. Câu thứ năm và thứ sáu nghĩa là nếu có ai thấy, nghe người đang niệm Phật, niệm kinh sẽ đều phát khởi tấm lòng trên cầu Phật Quả, dưới độ chúng sanh. Câu thứ bảy và thứ tám nghĩa là sau khi cái thân báo ứng này đã hoàn toàn chấm dứt thì mọi người sẽ cùng vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Giải thích theo từng câu văn thì ý nghĩa của bài kệ Hồi Hướng là như vậy.



Nói chung, tám câu kệ này lại có hai tầng ý nghĩa lớn.

Tầng thứ nhất là: Chúng ta niệm Phật là để cầu sanh về Tây Phương, chứ chẳng phải vì cầu công danh, phú quý hay hết thảy những điều tốt đẹp của thế gian.



Tầng thứ hai là: Chúng ta niệm Phật là để cứu độ hết thảy chúng sanh thoát ly khổ hải, chứ chẳng phải vì riêng bản thân mình. Ðã hiểu rõ tầng ý nghĩa thứ hai này rồi thì bất luận là niệm Phật, niệm kinh hay làm bất cứ điều lành gì đều luôn giữ tấm lòng như thế, hồi hướng như thế. Có như vậy mới là người học Phật phát Bồ Ðề tâm chân chánh.



Hỏi: Khóa trình cụ vừa lập ở trên cố nhiên rất đơn giản, nhưng có người quá đỗi bận rộn, không lúc nào rảnh thì làm sao thực hiện được?



Ðáp: Vẫn có biện pháp. Chẳng luận là đang ở đâu hay bất cứ lúc nào (niệm vào lúc sáng sớm tốt nhất), hướng mặt về Tây, lễ ba lạy, liền niệm sáu chữ “Nam Mô A Di Ðà Phật” cho đến hết một hơi. Hơi dài thì niệm một hơi mươi câu càng hay. Hơi ngắn thì một hơi niệm vài câu cũng được. Tổng cộng niệm đủ mười hơi. Rồi niệm kệ Hồi Hướng. Niệm xong, hướng về Tây lạy ba lạy là xong. Ðây gọi là pháp Thập Niệm. Người rất bận mỗi ngày thành tâm chiếu theo phương pháp này mà niệm thì tương lai cũng có thể được sanh về Tây phương Cực Lạc thế giới, là vì Ðức Phật A Di Ðà đã từng phát nguyện nên tự nhiên được vãng sanh không sai!



Trích: TUYẾT LƯ LÃO NHÂN TỊNH ÐỘ TUYỂN TẬP

(Tuyển tập các bài viết về Tịnh Ðộ của lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam)

Trích dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa

Friday, February 25, 2011

Tỉnh thức trong giấc mơ !

Sưu tầm từ :http://thegioivohinh.com/diendan/showthread.php?t=23127

HL: Theo thời gian tu tập thì lần hồi hành giả sẽ có những trình tự tỉnh thức trong những giấc mơ như sau:




1. Thấy mình nằm mơ và biết mình nằm mơ rồi tác ý... "cố gắng nhớ lại giấc mơ" để ngày mai kể lại cho người khác nghe.

2. Mơ thấy mình gặp trở ngại và dùng công phu của mình để giải tỏa vấn đề.

3. Mơ thấy mình ở trong căn phòng rất là bề bộn

4. Sau đó lại mơ căn phòng trống trải ra, và cho đến không còn cái gì cả kể cả cái giường. Tới giai đoạn này (4) hành giả không còn hay ít khi nằm mơ thấy mình làm này, làm nọ nữa.



Rồi hành giả bước qua giai đoạn sám hối trong giấc mơ:

1. Hành giả đi cầu và cái cầu tiêu lại rất là dơ, vách tường đầy phân, và cái cầu cũng nghẹt luôn.

2. Sau đó thì cầu sạch sẽ.

3. Hành giả đối trước Chư Phật và Chư Bồ Tát mà ói và mửa rồi đến giai đoạn khạc nhổ.

Tới giai đoạn này rồi thì cái chuyện nằm mớ đã là hiếm rồi. Giai đoạn cuối cùng của những giấc mơ diễn tả sự sám hối là hành giả khạc ra khói và sau cùng là ánh sáng. Đến đây thì hành giả có suy nghĩ về những lỗi lầm của mình trong quá khứ thì đều có cảm giác là ai đó phạm lỗi chớ không phải là mình! Tâm mình nó bình thản trước những lỗi lầm thuộc về quá khứ. Những giấc mơ vào lúc này toàn là điềm báo chuyện sắp xảy ra trong tương lai. Còn chuyện mình tập trong giấc mơ nó lại trở thành việc phụ; có cũng được, không có cũng xong. Tuy vậy, những giấc mơ thuộc về công phu kể trên, và chỉ được tính: Khi hành giả cố gắng tập trước khi đi ngủ, hay tập cho tới lúc mình ngủ hồi nào mà không biết nữa.


Hai Lúa



Đôi hàng xin được chia sẻ ,chỉ là hiểu biết còn nông cạn và trải nghiệm của bản thân chưa được là bao trong việc tu tập ,nhưng cũng xin đóng góp cùng các bạn.


Giấc mơ ,là một trạng thái tự nhiên của một con người bình thường ,dân gian ta có câu :"Đố ai nằm ngủ không mơ ?",khi chúng ta vào giấc ngủ tự nhiên theo nhịp sinh học của thân xác,thì trong giấc ngủ chúng ta thường mơ đó là trạng thái quân bình của Tâm Sinh lý ,một ngày những ức chế ,những khó khăn trong cuộc sống ,những suy nghỉ đều tạo nên những giấc mơ để giải tỏa cơ chế tâm lý của chúng ta ,nhưng có người mơ thì nhớ và có người thì không nhớ ,theo khoa học phân tích cho biết ,thì những ai mơ mà nhớ toàn bộ giấc mơ từng chi tiết thì người đó có một trí nhớ rất tốt ,còn những ai mơ mà nhớ chập chờn không đầu đuôi thì bộ nhớ có vấn đề.( do cuộc sống quá nhiều lo toan ,nên tạo ra hiện tượng suy yếu của bộ nhớ mà thôi ),những người bệnh của những bộ phận trong cơ thể ,thường có những giấc mơ thuộc về bệnh tật đó dưới một giấc mơ mang tính chất mà cần có những nhà phân tâm học ,thần kinh học họ lý giải ,nếu những giấc mơ thường xuyên đến ,cũng có những giấc mơ của sự báo trước một vấn đề bản thân ,gia đình và những người có tình cãm sâu đậm .

Có những người ,ban ngày làm gì tối ngũ thường hay mơ trở lại những việc đang làm dở dang của họ mà họ quá để tâm,có những người khi ngũ mơ ( người khác chứng kiến ) họ giải quyết một việc làm mà đang dang dở ,như làm bài toán mà bị bế tắc ,thì họ đang ngủ và thức dậy đến chổ bàn học làm nốt bài toán đó trong thời gian ngắn và đi ngũ lại ,sáng mai thức dậy và không hiểu tại sao ai đã làm giúp bài cho mình ! Một chứng bệnh của thần kinh hoặc đó là trạng thái nhập tâm ,và chúng ta mơ thiên hình vạn trạng cho mổi người chúng ta ,không ai giống ai cả ,nhớ và không nhớ được nhiều của giấc mơ mà thôi ,vì khoa học cho biết ,trạng thái ngũ và đi đến giấc mơ của chúng ta là trạng thái quân bình tâm sinh lý cho chính chúng ta.Có những giấc mơ ,bản thân người đó bị điều khiển bởi vô thức ,và đi lang thang trong khi ngũ ,được chúng ta gọi là "mộng du",một chứng bịnh của hệ thần kinh mà thôi .Có những người ban ngày làm gì tối ngũ mơ và nói ra bằng miệng luôn ( khổ cho ai bị như vậy vì khó dấu diếm vợ hoặc chồng khi có "mèo" !).

Bây giờ nói về những người có công phu tu tập theo những pháp môn của họ,để đạt đến trạng thái thanh nhẹ của thân xác ,sau một thời gian tu tập của hành giả ,mang đến quân bình cho thân xác ( Âm,Dương),như vậy trạng thái tâm sinh lý của họ rất ổn định cho nên những giấc mơ của họ thường gặp những cảnh đẹp ,thanh nhẹ . Có những hành giả tu tập đến giai đoạn làm chủ được Thân,Khẩu và Ý ,nhất là Ý ,thì trong giấc mơ đến với họ ,họ sẻ làm chủ được cái ý xảy ra trong giấc mơ ,như chính họ đang sống ( Muốn được như vậy ,hành giả phải thật thanh nhẹ ,làm chủ được ý trong một niệm ,do quá trình công phu tu tập của hành giả đó ,trong việc Thiền quán của họ ,khi đến giai đoạn làm chủ được ý kể cả trong giấc mơ là giai đoạn sửa soạn bước vào Định ( Do Thiền ,tập trung quán hơi thở ,sức tập trung càng ngày càng mạnh ,thì Định lực càng ngày càng tăng ,nếu được thì tập thêm Niệm [câu niệm mà mình thích ,nhưng đừng gây tác hại cho thân xác ,tốt nhất là Lục Tự Di Đà hay Ohm Mani Padme Hum ,v.v...Đi đứng nằm ngồi niệm liên tục trong cuộc sống và kể cả trong giấc ngủ thì sẻ có khả năng của định lực càng ngày càng mạnh ).

Khi hành giả đã làm chủ toàn bộ Thân và Tâm ,thì lúc đó sẻ không còn ngủ nửa vì đang sống trong những trạng thái tâm thức mà hành giả tu tập có được ,lúc đó là đang học trong những cảnh giới tâm thức đó ,như là đang sống ( Trạng thái của Đại Định ,cho nên không còn nửa những giấc mơ của những vị đã đạt đến trạng thái tâm thức đó ) .

Tất cả phải thông qua cái thân xác này ,không có nó không làm được cái gì cả và có nó cũng là nhiều trở ngại của chính chúng ta qua sự trả Nghiệp Thân,Khẩu,Ý ,khi trả xong thì mới đến được những trạng thái tâm thức cao để mà học và tiến hóa thành Tiên ,Phật,.Thánh ,Thần gì đó mà chúng ta mổi người đang mong muốn đến được trạng thái tâm thức đó .Như vậy mới có vấn đề đặt ra là "Tu" ( sửa lại những lổi lầm của chính mình đã tạo ra do Thân,Khầu,Ý )

Trong giấc mơ của hành giả không ai giống ai cả , không nên đặt ra những trạng thái của giấc mơ nào đó làm mẩu số chung ,chỉ có người nào đã trải qua những chứng nghiệm của trạng thái tâm thức cao họ sẻ lý giải giúp cho hành giả đó có thêm sự hiểu biết để vượt qua trạng thái tâm thức đó mà thôi.

Với sự hiểu ,biết thô thiển này ,xin được đóng góp và chia sẻ cùng các bạn.Thân