Friday, February 25, 2011

Tỉnh thức trong giấc mơ !

Sưu tầm từ :http://thegioivohinh.com/diendan/showthread.php?t=23127

HL: Theo thời gian tu tập thì lần hồi hành giả sẽ có những trình tự tỉnh thức trong những giấc mơ như sau:




1. Thấy mình nằm mơ và biết mình nằm mơ rồi tác ý... "cố gắng nhớ lại giấc mơ" để ngày mai kể lại cho người khác nghe.

2. Mơ thấy mình gặp trở ngại và dùng công phu của mình để giải tỏa vấn đề.

3. Mơ thấy mình ở trong căn phòng rất là bề bộn

4. Sau đó lại mơ căn phòng trống trải ra, và cho đến không còn cái gì cả kể cả cái giường. Tới giai đoạn này (4) hành giả không còn hay ít khi nằm mơ thấy mình làm này, làm nọ nữa.



Rồi hành giả bước qua giai đoạn sám hối trong giấc mơ:

1. Hành giả đi cầu và cái cầu tiêu lại rất là dơ, vách tường đầy phân, và cái cầu cũng nghẹt luôn.

2. Sau đó thì cầu sạch sẽ.

3. Hành giả đối trước Chư Phật và Chư Bồ Tát mà ói và mửa rồi đến giai đoạn khạc nhổ.

Tới giai đoạn này rồi thì cái chuyện nằm mớ đã là hiếm rồi. Giai đoạn cuối cùng của những giấc mơ diễn tả sự sám hối là hành giả khạc ra khói và sau cùng là ánh sáng. Đến đây thì hành giả có suy nghĩ về những lỗi lầm của mình trong quá khứ thì đều có cảm giác là ai đó phạm lỗi chớ không phải là mình! Tâm mình nó bình thản trước những lỗi lầm thuộc về quá khứ. Những giấc mơ vào lúc này toàn là điềm báo chuyện sắp xảy ra trong tương lai. Còn chuyện mình tập trong giấc mơ nó lại trở thành việc phụ; có cũng được, không có cũng xong. Tuy vậy, những giấc mơ thuộc về công phu kể trên, và chỉ được tính: Khi hành giả cố gắng tập trước khi đi ngủ, hay tập cho tới lúc mình ngủ hồi nào mà không biết nữa.


Hai Lúa



Đôi hàng xin được chia sẻ ,chỉ là hiểu biết còn nông cạn và trải nghiệm của bản thân chưa được là bao trong việc tu tập ,nhưng cũng xin đóng góp cùng các bạn.


Giấc mơ ,là một trạng thái tự nhiên của một con người bình thường ,dân gian ta có câu :"Đố ai nằm ngủ không mơ ?",khi chúng ta vào giấc ngủ tự nhiên theo nhịp sinh học của thân xác,thì trong giấc ngủ chúng ta thường mơ đó là trạng thái quân bình của Tâm Sinh lý ,một ngày những ức chế ,những khó khăn trong cuộc sống ,những suy nghỉ đều tạo nên những giấc mơ để giải tỏa cơ chế tâm lý của chúng ta ,nhưng có người mơ thì nhớ và có người thì không nhớ ,theo khoa học phân tích cho biết ,thì những ai mơ mà nhớ toàn bộ giấc mơ từng chi tiết thì người đó có một trí nhớ rất tốt ,còn những ai mơ mà nhớ chập chờn không đầu đuôi thì bộ nhớ có vấn đề.( do cuộc sống quá nhiều lo toan ,nên tạo ra hiện tượng suy yếu của bộ nhớ mà thôi ),những người bệnh của những bộ phận trong cơ thể ,thường có những giấc mơ thuộc về bệnh tật đó dưới một giấc mơ mang tính chất mà cần có những nhà phân tâm học ,thần kinh học họ lý giải ,nếu những giấc mơ thường xuyên đến ,cũng có những giấc mơ của sự báo trước một vấn đề bản thân ,gia đình và những người có tình cãm sâu đậm .

Có những người ,ban ngày làm gì tối ngũ thường hay mơ trở lại những việc đang làm dở dang của họ mà họ quá để tâm,có những người khi ngũ mơ ( người khác chứng kiến ) họ giải quyết một việc làm mà đang dang dở ,như làm bài toán mà bị bế tắc ,thì họ đang ngủ và thức dậy đến chổ bàn học làm nốt bài toán đó trong thời gian ngắn và đi ngũ lại ,sáng mai thức dậy và không hiểu tại sao ai đã làm giúp bài cho mình ! Một chứng bệnh của thần kinh hoặc đó là trạng thái nhập tâm ,và chúng ta mơ thiên hình vạn trạng cho mổi người chúng ta ,không ai giống ai cả ,nhớ và không nhớ được nhiều của giấc mơ mà thôi ,vì khoa học cho biết ,trạng thái ngũ và đi đến giấc mơ của chúng ta là trạng thái quân bình tâm sinh lý cho chính chúng ta.Có những giấc mơ ,bản thân người đó bị điều khiển bởi vô thức ,và đi lang thang trong khi ngũ ,được chúng ta gọi là "mộng du",một chứng bịnh của hệ thần kinh mà thôi .Có những người ban ngày làm gì tối ngũ mơ và nói ra bằng miệng luôn ( khổ cho ai bị như vậy vì khó dấu diếm vợ hoặc chồng khi có "mèo" !).

Bây giờ nói về những người có công phu tu tập theo những pháp môn của họ,để đạt đến trạng thái thanh nhẹ của thân xác ,sau một thời gian tu tập của hành giả ,mang đến quân bình cho thân xác ( Âm,Dương),như vậy trạng thái tâm sinh lý của họ rất ổn định cho nên những giấc mơ của họ thường gặp những cảnh đẹp ,thanh nhẹ . Có những hành giả tu tập đến giai đoạn làm chủ được Thân,Khẩu và Ý ,nhất là Ý ,thì trong giấc mơ đến với họ ,họ sẻ làm chủ được cái ý xảy ra trong giấc mơ ,như chính họ đang sống ( Muốn được như vậy ,hành giả phải thật thanh nhẹ ,làm chủ được ý trong một niệm ,do quá trình công phu tu tập của hành giả đó ,trong việc Thiền quán của họ ,khi đến giai đoạn làm chủ được ý kể cả trong giấc mơ là giai đoạn sửa soạn bước vào Định ( Do Thiền ,tập trung quán hơi thở ,sức tập trung càng ngày càng mạnh ,thì Định lực càng ngày càng tăng ,nếu được thì tập thêm Niệm [câu niệm mà mình thích ,nhưng đừng gây tác hại cho thân xác ,tốt nhất là Lục Tự Di Đà hay Ohm Mani Padme Hum ,v.v...Đi đứng nằm ngồi niệm liên tục trong cuộc sống và kể cả trong giấc ngủ thì sẻ có khả năng của định lực càng ngày càng mạnh ).

Khi hành giả đã làm chủ toàn bộ Thân và Tâm ,thì lúc đó sẻ không còn ngủ nửa vì đang sống trong những trạng thái tâm thức mà hành giả tu tập có được ,lúc đó là đang học trong những cảnh giới tâm thức đó ,như là đang sống ( Trạng thái của Đại Định ,cho nên không còn nửa những giấc mơ của những vị đã đạt đến trạng thái tâm thức đó ) .

Tất cả phải thông qua cái thân xác này ,không có nó không làm được cái gì cả và có nó cũng là nhiều trở ngại của chính chúng ta qua sự trả Nghiệp Thân,Khẩu,Ý ,khi trả xong thì mới đến được những trạng thái tâm thức cao để mà học và tiến hóa thành Tiên ,Phật,.Thánh ,Thần gì đó mà chúng ta mổi người đang mong muốn đến được trạng thái tâm thức đó .Như vậy mới có vấn đề đặt ra là "Tu" ( sửa lại những lổi lầm của chính mình đã tạo ra do Thân,Khầu,Ý )

Trong giấc mơ của hành giả không ai giống ai cả , không nên đặt ra những trạng thái của giấc mơ nào đó làm mẩu số chung ,chỉ có người nào đã trải qua những chứng nghiệm của trạng thái tâm thức cao họ sẻ lý giải giúp cho hành giả đó có thêm sự hiểu biết để vượt qua trạng thái tâm thức đó mà thôi.

Với sự hiểu ,biết thô thiển này ,xin được đóng góp và chia sẻ cùng các bạn.Thân

0 comments:

Post a Comment