Monday, March 28, 2011

How to Prepare earthquake, evacuation?


 Vừa nhận được tin này từ email nên CN vội đăng lên đây , để cho mọi người chuẩn bị trước , bây giờ mỗi ngày CN đã tập quán chiếu đời là vô thường,hạnh phúc mong manh...phải tập quán chiếu thường xuyên để khi đụng chuyện mình sẽ khg bị đau khổ đến cùng cực......mọi người sanh ra trên trái đất này là đi trả nghiệp của mình,mạng sống thật mong manh....các Thầy giảng pháp thường nói mạng sống trong hơi thở ,nên phải tập niệm Phật thường xuyên và quán chiếu nhiều nhiều .....niệm Phật rất hên ,CN có  vài người bạn ,họ niệm Phật và lạy Phật  rất nhiều mỗi ngày nên mỗi lần đi chung  với họ là CN  được ké những cái hên của họ , họ hên 1 cách lạ kỳ chỉ có đi chung mới hiểu....

How to prepare http://72hours.org/
Make a Plan Build a Kit Get Involved
start here household family home safety children seniors & disabled
pets utilities food water
first aid go bag phone volunteer train community
What to do if. . . earthquake storm/flooding terror storm/flooding transit
evacuation no power fire tsunami sirens shelter
 CHUẨN BỊ ĐỐI PHÓ VỚI THẢM HỌA ...
Co le cac ban da biet tin ve nguy co Cali co the se bi dong dat? Minh rat lo vi nguoi Viet,
trong do rat dong cac ban TV cua minh song rat nhieu o day. Nguyen cau On Tren phu ho
cho tat ca cac ban duoc binh yen.
L.Nga
Sở Quản Lý Dịch Vụ Khẩn Cấp San Francisco (San Francisco Department of EmergencyManagement) 
làm việc chặt chẽ với các cơ quan ứng cứu trong 
trường hợp khẩn cấp, các đốitác trong cộng đồng và 
công chúng để tham gia lập kế hoạch đối phó với thảm họa toàn diện
cho Thành Phố và Quận San Francisco.

Trong trường hợp xảy ra thảm họa nghiêm trọng, có thể phải
mất ít nhất ba ngày thì các dịchvụ thiết yếu mới được phục hồi.
Tờ thông tin này cung cấp các thông tin, ý tưởng và nguồn trợ 
giúp để giúp quý vị chuẩn bị cho nhà, nơi làm việc và cộng đồng 
của mình trong giai đoạn
72 giờ quan trọng này.
San Francisc o Sở Quản Lý Dịch Vụ Khẩn Cấp

TRƯỚC KHI XẢY RA THẢ M HỌA

Các Bước để Lập Kế Hoạch và Chuẩn Bị Đối Phóvới Thảm Họa

• Thâu thập bộ đồ tiếp liệu dùng trong trường hợp khẩn cấp (Xinxem phần 
Các Đồ Tiếp Liệu Thiết Yếu Cho Trường Hợp KhẩnCấp).
• Lưu giữ bản sao của các giấy tờ quan trọng (hộ chiếu, bằng láixe, 
thẻ an sinh xã hội, giấy đăng ký kết hôn, di chúc, chứng thực,các bản 
kết toán tài chính, v..v…) ởmộ nơ bê ngoà như ké sắ an toà. Để tạ đề 
kiệ đượ nhậ bả hiể, hã lậ danhsáh kiể kêcá đồvậ cógiátrịbằg hìh ảh hoặc
quay hìh video.
•Họ cáh thứ vàthờ để tắ hệthốg đệ nướ (Xin xemphầ Dịh VụĐệ Nướ).
•Bà thả vềtấ cảcá lố thoá hiể cóthểsửdụg đượ từmỗ phòg, 
tò nhàhay khu phố Bả đả làgia đìh quývịcóí nhấ hai lố thoá hiể từmỗ nơ.
•Quyế địh nơ gặ gỡsau khi xả ra thả họ. Chọ hai nơ, mộ nơ ởbê 
ngoà nhà vànơ khá ởbê ngoà khu phố vídụnhưcôg viê hoặ cá khu vự ngoà trờ khá.
•Tiế hàh cá cuộ diễ tậ đố phóvớ trườg hợ khẩ cấ vàthự 
hàh nguyê tắ “NẰ XUỐG, CHE CHẮ vàGIỮCHẮ” í nhấ sá thág mộ lầ.
•Luô giữbìh xăg trong xe đầ í nhấ mộ nử.

Các Bước để Bảo Vệ An Toàn cho Nhà Quý Vị

• Bảo đảm có thể nhìn thấy số nhà quý vị từ ngoài đường, 
để xe cấp cứu có thể tìm được quý vị.
• Trong nhà quý vị, hãy lắp ít nhất một hệ thống báo động khói 
bên ngoài mỗi phòng ngủ và thêm một hệ thống báo động trên 
mỗi tầng lầu sinh hoạt, kể cả tầng hầm. Nếu hành lang giữa 
phòng ngủ và nơi sinh hoạt dài hơn 40 feet, hãy sử dụng hai 
hệ thống báo động khói. Kiểm tra sáu tháng một lần và thay pin 
hàng năm.
• Giữ ít nhất một chiếc bình dập lửa loại ABC trên mỗi tầng lầu 
của căn nhà. Học cách thức và thời điểm sử dụng. Kiểm tra các
bộ phận đo áp suất hàng năm để bảo đảm nạp đầy.
• Giữ hành lang và các lối thoát thông thoáng để thoát hiểm dễ dàng. 
Bảo đảm có thể tháo được tất cả các thanh chắn an toàn của cửa sổ 
trong trường hợp khẩn cấp.
• Bảo đảm là các đồ điện tử có giá trị và các đồ đạc cao nặng hoặc 
cồng kềnh trong nhà quý vị đều được trang bị dây buộc chống động đất, 
có bán sẵn tại tất cả các tiệm bán đồ cơ khí. Chuyển các đồ vật cồng kềnh
tới giá đựng thấp hơn và lắp chốt cửa tủ.
Luật California yêu cầu phải nẹp đúng cách bình đun nước nóng trong nhà 
để tránh bị đổ trong trường hợp xảy ra động đất.
• Nếu bình đun nước nóng của quý vị không có đường ống dễ tháo lắp, 
hãy liên lạc với một cơ sở sửa chữa đường ống nước có giấy phép hành 
nghề để thuê lắp đường ống này.
• Cất trữ các loại hóa chất nguy hiểm (ví dụ như xăng, thuốc tẩy, 
chất làm loãng sơn) tránh xa ngọn lửa trần và tránh để các chất này đổ ra ngoài.

Các Đồ Tiếp Liệu Thiết Yếu Dùng Trong Trường
Hợp Khẩn Cấp

Quý vị có thể mua các bộ đồ có sẵn trong trường hợp có thảm họa từ 
nhiều nguồn khác nhau hoặc có thể tự tập hợp một bộ đồ cho mình bằng 
cách sử dụng các vật dụng sẵn có. Cho dù áp dụng cách nào đi nữa,
hãy bảo đảm là quý vị biết rõ các vật dụng trong bộ đồ của mình và 
thay thế bất kỳ vật dụng dễ hỏng nào trước khi hết hạn.
• Chia các đồ tiếp liệu dùng trong trường hợp khẩn cấp thành Bộ Đồ Gia Dụng 
dành cho trường hợp Thảm Họa để dùng chung ở nhà và Các Túi Dự Phòng Cá Nhân
cho mỗi thành viên trong gia đình trong trường hợp phải sơ tán.
• Cất giữ Bộ Đồ Gia Dụng dành cho trường hợp Thảm Họa ở nơi dễ lấy nếu 
nhà quý vị bị hư hỏng và không an toàn để vào (ví dụ như phần sân có mái che).
Nếu không thể làm được việc đó, hãy cất bộ đồ này ở một nơi 
dễ lấy ở bên trong nhà.
• Cất giữ Các Túi Dự Phòng của gia đình ở nơi dễ lấy trong trường hợp 
quý vị phải sơ tán ra khỏi nhà.

Danh Sách Đánh Dấu Các Vật Dụng Trong Bộ Đồ Gia Dụng
Dành Cho Trường Hợp Thảm Họa:

Nếu nhà quý vị vẫn vững chắc sau khi xảy ra thảm họa, Bộ Đồ Gia Dụng 
dành cho trường hợp Thảm Họa sẽ giúp quý vị tiếp tục ở tại chỗ, 
ngay cả khi không có điện nước. Hãy bỏ các vật dụng vào một chiếc hộp
đựng không thấm nước và có thể di chuyển dễ dàng (ví dụ như một 
chiếc thùng rác lớn bằng nhựa có bánh xe đẩy). Trong đó bao gồm: 
Đồ tiếp liệu vệ sinh (ví dụ như khăn, khăn lau, thuốc tẩy không có mùi cùng
với thuốc nhỏ mắt và túi đựng rác loại to)
Đèn pin và đèn chạy bằng pin (có đèn pin & bóng đèn dự phòng)
Đĩa, muỗng nĩa và khăn giấy, v..v…
Đồ nấu  nướng (dụng cụ mở nắp  lon bằg tay, bếp  lò cắm  trại, 
nhiên  liệu, quẹt  ga, xoong nồi, bát  đĩa, v..v…)
Cá đồvật  để bảo vệ quý vị trong môi  trườg bên  ngoài 
(ví dụ như quần áo  ấm, áo  mưa, túi  ngủ(và đệm  ngủ, chăn mền, giầy đếvững và một chiếc lều hoặc  một miếng vải nhựa dày)
Bao tay lao động, kính mắt, xàbeng, búa, súng bắn ghim,
mỏ lết có thể điều chỉnh được
Mộ Túi Dự  Phòng cho mỗi thành viên trong gia đình, 
kể cả thú nuôi

Các Túi Dự Phòng:

Mỗi thành viên trong gia đình nên có Túi Dự Phòng riêng giống như 
Bộ Đồ Gia Dụng dành cho trường hợp Thảm Họa. Các Túi Dự

TRƯỚC KHI XẢY RA THẢ M HỌA


Phòng được thiết kế để sử dụng:
• Ở nhà, để quý vị có thể ở nguyên tại nhà ngay cả 
khi không có dịch vụ điện nước
• Nếu quý vị phải sơ tán ra khỏi nhà, hoặc
• Nếu quý vị không thể quay về nhà.
Vì có thể vắng nhà trong thời gian xảy ra thảm họa, quý vị 
nên cất một Túi Dự Phòng ở nơi làm việc và trong xe.

Mỗi chiếc Túi Dự Phòng nên có:

Đồ ăn và nước (tới mức tối đa quý vị có thể mang theo được)
Đài radio xách tay và pin dự phòng
Bộ đồ sơ cứu và cẩm nang hướng dẫn sơ cứu
Lượng thuốc đủ dùng trong 5 ngày đối với các loại thuốc quý vị
thường xuyên dùng và bản sao của các toa thuốc
Còi (để cho các nhân viên ứng cứu biết nơi quý vị đang có mặt)
Đồ vệ sinh cá nhân (kể cả giấy vệ sinh)
Đèn dùng trong trường hợp khẩn cấp (ví dụ các que phát sáng
trong bóng tối, đèn pin, đèn đầu) và pin dự phòng
Các túi rác lớn và khăn giấy
Quần áo để thay và một chiếc nón
Giầy đế vững, trong trường hợp phải đi bộ đường dài trong khi sơ tán
Khẩu trang
Bút (viết), giấy và băng keo dán
Tiền mặt có mệnh giá nhỏ
Bản sao thẻ bảo hiểm y tế và bằng lái xe hoặc thẻ căn cước
Hình của các thành viên trong gia đình cho mục đích đoàn tụ
Danh sách các số điện thoại liên lạc trong trường hợp khẩn cấp

Các lời khuyên khác:

• Trong Túi Dự Phòng của trẻ em, cho thêm mẫu chấp thuận 
cho chữa trị y tế, hình chụp của gia đình cho mục đích đoàn tụ 
và một  đồ chơi ưa thích, thẻ bài hoặc sách
• Que phát sáng và dây cáp khởi động xe trong Túi Dự Phòng để
trong xe.
• Nhớ chuẩn bị Túi Dự Phòng cho cả thú nuôi! 
(Xem phần Lời Khuyên cho Những Người Nuôi Thú).

Chuẩn Bị để Liên Lạc Sau Khi Xảy Ra Thảm Họa

• Chọn một người liên lạc ngoại vùng, là người chắc chắn 
sẽ không bị ảnh hưởng bởi cùng một thảm họa đó. 
Dặn các thành viên trong gia đình ở bên trong khu vực bị 
ảnh hưởng liên lạc với người này để thông báo về tình trạng 
của họ sau khi xảy ra thảm họa. Người này sẽ làm đầu mối 
liên lạc giữa các thành viên trong gia đình bị ảnh hưởng bởi
thảm họa và những người khác cần được biết về tình trạng 
của gia đình quý vị.
• Có ít nhất một chiếc máy điện thoại cố định thông thường ở nhà; 
máy điện thoại di động thường phụ thuộc vào hệ thống điện và sẽ 
không làm việc trong thời gian bị cúp điện.
• Dán/ghi các số điện thoại liên lạc trong trường hợp khẩn cấp
bên cạnh mỗi chiếc điện thoại.
• Học cách sử dụng tính năng nhắn tin bằng chữ trên máy điện thoại di động.
Nhắn tin bằng chữ sử dụng phần khác trong hệ thống di động và 
có thể gửi và nhận tin nhắn bằng chữ khi các kênh tiếng nói 
cho máy điện thoại di động và đường dây cố định trên mặt đất bị nghẽn.
• Đăng ký địa chỉ thư điện tử và các loại máy móc không dây
(máy điện thoại, máy nhắn tin và PDA) tại AlertSF.org. Khi có thể,
Thành Phố sẽ gửi các tin nhắn bằng văn bản về các mối nguy hiểm 
có thể xảy ra và/hoặc thông tin sau thảm họa. Các ví dụ  gồm có 
cảnh báo về sóng thần và các nơi tạm trú cho nạn nhân thảm họa tại địa phương.

THỰC PHẨ M

Cất trữ thực phẩm với lượng đủ dùng trong ít nhất 3 ngày cho 
tất cả mọi người trong gia đình quý vị.
• Cất trữ các loại thực phẩm quen dùng, chứ không phải là mua 
các loại thực phẩm đặc biệt “dùng trong trườg hợp khẩn cấp”.
•Lưu ý tới các  yêu cầu về ăn kiêng, nếu có
•Lý tưởng nhất là các loại thực phẩm không cần phải giữ 
lạnh hoặc nấu (vídụ như rau, trái cây đóng lon, bơ đậu phộng, 
mứt, các loại bánh qui ít muối, bánh cookie, ngũ cốc, trái 
cây khô súp hoặc thịt đóng lon, nước trái cây và sữa không chất béo)
•Đánh dấu ngày thay đổi cho bất kỳ hộp đựng thực phẩm nà không 
có ngày hết hạn của hãng sản xuất.
•Chuẩn bị cả đồ ăn cho trẻ nhỏ, sữa pha chế cho trẻ em, hoặc các
loại đồ ăn kiêng đặc biệt khác cho trẻ sơ sinh và người cao niên.
•Cất trữ thực phẩm ở trong các hộp đựng kín hơi, chống động vật 
phá hoại ở nơi tối và mát.
•Đa số các loại thực phẩm đóng lon đều có thể cất trữ ít nhất 18 tháng.
Các loại thực phẩm có ít axit như thịt, trái cây và rau thường có thể 
cất trữ ít nhất 2 năm. Hãy sử dụng các loại đồ ăn khô vídụ như cốm khô 
đóng hộp, bánh cracker, bánh cookie, sữa bột hoặc trái cây khô ntrong 
vòg sáu tháng.
•Không dùng thực phẩm đóng lon có bất kỳ dấu hiệu hư hỏng nào (rỉ hoặc phình to).
•Sau khi bị cúp đện, thực phẩm được giữ lạnh sẽ lạnh lâu hơn nếu quý vị
đóng kní cửa tủ lạnh. Thông thường, nên dùng đồ ăn trong vòng 4 giờ 
Thực phẩm trong tủ đá thường có thể giữ được trong 2 ngày.

San Francisc o Sở Quản Lý Dịch Vụ Khẩn Cấp

NƯỚC

Trong khi xảy ra thảm họa, hệ thống nước có thể bị ngắt hoặc bị ô nhiễm.
Hãy cất giữ lượng nước đủ dùng cho tất cả mọi người trong gia đình trong
ít nhất 3 ngày.
• Cất giữ một galông nước cho một người, mỗi ngày. Đây là số lượng đủ
dùng thông thường. Ba galông một người một ngày sẽ đủ để nấu nướng 
và một số công việc vệ sinh cá nhân. Đừng quên cất giữ nước cho thú nuôi.

Nếu quý vị cất trữ nước lã từ vòi:

• Có thể cất trữ an toàn nước lã từ hệ thống đường ống nước của 
thành phố mà không cần phải xử lý thêm.
• Đựng nước trong các hộp nhựa loại dành để đựng thực phẩm, 
ví dụ như các chai đồ uống giải khát trong suốt cỡ 2 lít (1 galông = khoảng 4 lít).
Quý vị cũng có thể mua các loại hộp đựng nước bằng nhựa dày dặn, 
chắc chắn và có thể sử dụng lại tại các tiệm bán đồ thể thao.
• Không nên dùng bình sữa đã hết vì nắp đậy bình không đóng kín
và bình có thể bị rò rỉ.
• Thay nước ít nhất sáu tháng một lần.

Nếu quý vị mua nước “uống” hoặc “tinh khiết” 
đóng chai có bán trên thị trường:

Đựng nước trong bình đựng ban đầu, và không cất giữ lại 
chiếc bình đó sau khi đã mở bình.
• Dán nhãn bình nước với ngày thay nước và cất giữ ở nơi tối và mát.
• Thay nước ít nhất mỗi năm một lần nếu trên bình không 
ghi ngày hết hạn của hãng sản xuất.

Xử Lý Nước Sau Khi Xảy Ra Thảm Họa:

Nếu quý vị hết nước uống dự trữ, hãy lọc và xử lý nước từ 
bình đun nước nóng hoặc bồn trữ nước vệ sinh (trừ khi quý vị 
đã sử dụng thuốc tẩy bồn trữ nước vệ sinh). Quý vị không thể 
uống nước hồ bơi hoặc nước trong spa, nhưng có thể sử dụng 
nước này để xối hoặc rửa bồn vệ sinh.

Qui Trình Xử Lý:

Bắt đầu bằng cách lọc các hạt đất lớn bằng cách đổ nước qua 
một vài lớp khăn giấy hoặc vải sạch.
Tiếp theo, lọc nước theo một trong hai cách sau đây:

Đun sôi – đun sôi lăn tăn và để tiếp tục sôi trong 3-5 phút.
Sau khi nước nguội, đổ nước qua lại giữa hai chiếc bình sạch 
để thêm oxy trở lại; làm như vậy cũng sẽ khiến nước có vị ngon hơn.

Khử trùng – Nếu nước trong, thêm 8 giọt (1/8 muỗng cà phê) thuốc tẩy 
cho mỗi một galông nước. Nếu nước đục, thêm 16 giọt (1/4 muỗng cà phê)
trong một galông. Bảo đảm là quý vị sử
dụng loại thuốc tẩy thông thường— 5.25% phần trăm sodium hypochlorite— 
chứ không phải là các loại thuốc tẩy “công hiệu” hoặc “có màu an toàn”. 
Lắc hoặc khuấy, sau đó để nguyên trong 30 phút. Quý vị thường sẽ nhận thấy 
có mùi clo nhẹ

Ủy Ban điện nước Công Cộng thành phố San Francisco:
www.sfwater.org hoặc gọi 3-1-1.

ĐIỆN NƯỚC

Khí Đốt

Các trường hợp rò rỉ khí đốt tự nhiên có thể gây hỏa hoạn 
và làmn nổ một tòa nhà.
• Nếu quý vị ngửi thấy mùi khí, nghe thấy tiếng ga xì ra ngoài,
hoặc nhìn thấy một đường ống dẫn khí bị bể, hoặc nếu nghi ngờ
là đường ống bị rò rỉ, hãy tắt van chính và mở tất cả các cửa sổ
và cửa ra vào.
• Nếu quý vị nghi ngờ là có rò rỉ, không bao giờ sử dụng nến 
hoặc quẹt diêm và không bật công tắc điện hoặc các đồ gia dụng 
chạy bằng điện.
• Tìm van ngắt chính, nằm trên đường ống dẫn khí vào bộ phận 
đo khí chính. Van này thường nằm ở bên ngoài căn nhà hoặc tòa nhà, 
hoặc trong một chiếc tủ ở bên ngoài.

Van chính trông có thể giống như thế này:

• Để tắt ga, hãy vặn một phần tư vòng theo một trong hai hướng. 
Khi cần vượt qua hướng của đường ống (xem dưới đây), điều đó
có nghĩa là hệ thống khí đã bị khóa.
• Giữ một cái mỏ lết hình lưỡi liềm hoặc dụng cụ tắt ga ở gần 
để vặn cần.
• Sau khi quý vị đã tắt ga, không bao giờ tìm cách tự bật lại. Hãy

Bộ Phận Đo Khí
BẬT TẮT


chờ để hãng điện nước của quý vị làm việc đó, nhưng lưu ý là 
có thể phải chờ vài ngày thì hệ thống điện nước của nhà quý vị 
mới có thể hoạt động trở lại.

Điện

Có thể bị giật điện do tiếp xúc trực tiếp với dây điện sống hoặc
bất kỳ thứ gì có nạp điện qua các dây dẫn này.
• Tìm công tắc điện chính trong nhà quý vị (thường là ở trong nhà 
đậu xe hoặc bên ngoài nhà) nơi các đường dây điện vào nhà.
Hộp bảng điện có thể có công tắc lật qua lật lại hoặc tay cầm kéo
trên cầu dao lớn.

• Hãy tắt điện khi:
Thiết bị điện tử cháy hoặc phát tia lửa điện.
Có hỏa hoạn hoặc rò rỉ nước nghiêm trọng.
Quý vị ngửi thấy mùi các chất cách nhiệt cháy.
Khu vực xung quanh công tắc hoặc ổ cắm bị đen lại và/ 
hoặc rất nóng khi chạm vào.
Mất điện toàn bộ thường kéo theo mùi vật liệu cháy.

Nước

Sau khi xảy ra một trận động đất nghiêm trọng, hãy tắt 
nguồn nước ở nhà để bảo vệ nước trong bình đun nước nóng, 
bình chứa nước trong bồn vệ sinh, và các đường ống trong nhà. 
Các đường ống bị nứt có thể khiến các chất ô nhiễm xâm nhập 
vào trong nguồn nước. Ngoài ra, nước rò rỉ cũng có thể gây 
hư hỏng tài sản và nguy cơ điện giật.

• Hệ thống tắt nước thường nằm ở tầng trệt nhà đậu xe hoặc
nơi đường ống nước dẫn vào nhà. Hệ thống này nằm ở 
trên đường ống lộ thiên và thường có bánh xe màu vàng hoặc đỏ.
Quay bánh xe theo chiều kim đồng hồ để tắt.

• Nếu quý vị cần dùng nước trong bình đun nước nóng, 
hãy tìm đường ống xả nước ở đáy bình đun nước nóng.

Dịch Vụ Xử Lý Chất Thải

Thảm họa làm gián đoạn toàn bộ hoặc một phần hệ thống nước
và/ hoặc đường ống xử lý chất thải của Thành Phố có thể 
ảnh hưởng tới cách xử lý phân người.

• Nếu không có nước để sử dụng trong bồn vệ sinh, nhưng hệ thống
đường ống thoát nước vẫn còn nguyên, hãy đổ 3-5 galông nước vào
bồn vệ sinh để xối nước. Quý vị có thể sử dụng nước biển, nước tắm, 
nước giặt hoặc nước hồ bơi.

• Nếu nghi ngờ đường ống nước của nhà mình có thể bị hư hỏng, 
ĐỪNG NÊN xối nước trong bồn vệ sinh. Tắt nguồn nước trong nhà 
để nước ô nhiễm không thể xâm nhập vào hệ thống nước của nhà quý vị.

• Nếu các đường ống xử lý chất thải từ bồn vệ sinh bị bể, 
hãy lót bồn vệ sinh bằng các túi nilon gập đôi để hứng phân người.
Trước khi vứt bỏ chiếc túi, cho vào một chút thuốc tẩy; 
sau đó đậy túi lại và đặt vào trong một chiếc hộp đậy nắp kín, 
tránh xa người.

• Nếu không thể sử dụng được bồn vệ sinh,
hãy dùng một chiếc xô chắc có nắp đậy chặt, 
và lót bằng một chiếc túi đựng rác bằng nilon hai lớp.

PG&E: (800) 743-5000 hoặc pge.com
Ủy Ban dịch vụ điện nước Công Cộng San Francisco:
www. sfwater.org hoặc gọi 3-1-1

THA M GIA

Hãy tìm hiểu về những người láng giềng. 
Tìm hiểu xem có ai có các dụng cụ chuyên dụng, 
ví dụ như máy phát điện hoặc có chuyên môn đặc biệt, 
ví dụ như có kiến thức chuyên ngành y khoa, 
có thể giúp đỡ trong trường hợp thảm họa hay không. 
Tìm hiểu những người hàng xóm có thể cần giúp đỡ 
sau khi xảy ra thảm họa. Sắp xếp để những người 
hàng xóm để ý nhà hoặc thú nuôi cho nhau nếu một 
trong số quý vị đi vắng khi xảy ra trường hợp thảm họa.

Các nguồn trợ giúp và huấn luyện thêm:

• Tham gia Nhóm Tiếp Ứng Khẩn Cấp Trong Khu Phố của 
Nha Cứu Hỏa San Francisco (NERT) và tham gia chương trình
huấn luyện miễn phí về cách giúp đỡ bản thân và các cư dân 
trong khu phố sau khi xảy ra thảm họa:
(415) 970-2022 hoặc www.sfgov.org/sffdnert

• Tham gia các lớp chuẩn bị sẵn sàng và/hoặc bảo vệ an toàn 
tại Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ, Chi Nhánh Vùng Vịnh:
(415) 427-8077 hoặc www.redcrossbayarea.org

• Liên lạc với Trung Tâm Tình Nguyện Viên để tìm hiểu 
về cách thức giúp đỡ trong 
khi xảy ra thảm họa: (415) 982-8999 hoặc www.thevolunteercenter.net

• Trở thành nhân viên điều khiển đài phát thanh Ham 
tự nguyện với Auxiliary Communication Services (ACS):
(415) 558-2717 hoặc www.sfgov.org/acs

• Thành lập nhóm ‘Canh Phòg Khu Phố’ riêg củ quývịqua SF

SAFE:
(415) 553-1984 hoặc www.sfsafe.org
San Francisc o Sở Quản Lý Dịch Vụ Khẩn Cấp

LỜI KHU YÊN DÀNH CHO
NGƯỜI CAO NI ÊN VÀ NGƯỜI
KHU YẾT TẬT

Lập một Mạng Lưới Trợ Giúp Cá Nhân: Chỉ định một người
để kiểm tra tình hình của quý vị trong trường hợp khẩn cấp 
và giúp sơ tán hoặc trú ẩn tại chỗ.

Chuẩn bị và mang theo thẻ thông tin y tế khẩn cấp: Mang theo thông tin 
sức khỏe sẽ giúp các nhân viên giải cứu nhận biết được quý vị 
nếu họ nhận thấy quý vị bị ngất hoặc bất tỉnh, hoặc
nếu họ cần nhanh chóng sơ tán quý vị. Ghi các thông tin về 
thuốc men của quý vị, dụng cụ trợ giúp, nhóm máu, 
các bệnh dị ứng và các phản ứng, số điện thoại của hãng 
bảo hiểm, ngày chích ngừa, các khó khăn về giao tiếp và 
phương thức điều trị ưu tiên, cũng như thông tin liên lạc
của các nhà cung cấp dịch vụ y tế, mạng lưới trợ giúp
cá nhân và các số điện thoại liên lạc trong trường hợp 
khẩn cấp của quý vị.

Trợ Giúp Chăm Sóc Cá Nhân: Nếu quý vị nhận giúp đỡ qua
một cơ quan chăm sóc sức khỏe tại gia hoặc nhà cung cấp
dịch vụ trợ giúp tại gia, hãy tìm hiểu cách thức nhà cung cấp 
dịch vụ đó sẽ xử lý trường hợp khẩn cấp này. 
Chọn các nhà cung cấp dịch vụ dự phòng hoặc thay thế khác
mà quý vị có thể liên lạc trong trường hợp khẩn cấp.

Đối với Những Người sử dụng Xe Lăn: Chuẩn bị cách thức sơ tán 
trong trường hợp khẩn cấp và bàn thảo vấn đề này với Mạng Lưới 
Trợ Giúp Cá Nhân của quý vị. Nếu quý vị sử dụng xe lăn chạy
bằng động cơ, hãy giữ sẵn một chiếc xe lăn vận hành bằng tay để dự phòng.

Đối với Những Người Mù hoặc Khiếm Thị: Chuẩn bị một chiếc gậy 
có thể gập lại để bên cạnh giường. Buộc một chiếc còi vào gậy.
Hãy sử dụng chiếc còi này nếu quý vị cần người khác để ý. 
Thận trọng khi đi lại sau khi xảy ra động đất; các đồ vật 
có thể rơi xuống và chắn các lối đi thường không có chướng ngại vật.

Đối với Những Người Khiếm Thính: Giữ pin dự phòng cho dụng cụ 
trợ thính cùng với đồ tiếp liệu dùng trong trường hợp khẩn cấp. 
Nên cất giữ dụng cụ trợ thính trong một hộp đựng đặt ngay bên cạnh 
đèn đêm hoặc cột giường để quý vị có thể tìm được nhanh chóng 
sau khi xảy ra thảm họa.

Đối với Những Người Có Khó Khăn về Giao Tiếp: Xác định cách liên lạc
với nhân viên khẩn cấp nếu không có các dụng cụ truyền thông. 
Cất giữ giấy, các văn bản tài liệu, bản sao của các tấm bìa ghi chữ cái
 hoặc từ và các câu chính đã được chuẩn bị sẵn liên quan cụ thể tới
các trường hợp khẩn cấp có thể biết trước trong tất cả các bộ đồ
dùng trong trường hợp khẩn cấp, ví, túi (giỏ xách), v..v…

Chương Trình Đăng Ký Trợ Giúp Trong Trường Hợp Thảm Họa
(DRP) cho Người Cao Niên và Người Khuyết Tật: DRP lưu giữ 
danh sách tất cả những người cao niên và
người khuyết tật muốn được kiểm tra tình hình sau khi xảy ra thảm họa. 
Sở Y Tế Cộng Đồng lưu giữ cơ sở dữ liệu bảo mật này

Xin gọi số 3-1-1 hoặc tới www.sanfranciscoems.org
Đường dây Thông Tin cho Người Khuyết Tật/Người Cao
Niên: (415) 626-1033, hoặc www.preparenow.org

LỜI KHU YÊN CHO CÁC BẬC
CHA MẸ

Cho con quý vị tham gia chuẩn bị đối phó với trường hợp khẩn cấp 
để các em biết những việc cần làm và cách nhờ giúp đỡ 
sau khi xảy ra thảm họa.

• Cung cấp các số điện thoại liên lạc trong trường hợp khẩn cấp và 
dạy các em cách gọi số 9-1-1.

• Cảnh báo con quý vị không bao giờ được chạm vào dây điện
treo trên cột điện hoặc nằm trên mặt đất.

• Dạy con hãy rời tòa nhà nếu các em ngửi thấy mùi khí đốt.

• Thực hành các kỹ năng bằng cách cho con quý vị tham gia 
các cuộc diễn tập trong trường hợp khẩn cấp và lập kế hoạch 
sơ tán/ đoàn tụ (xem mục “Các Bước Lập Kế Hoạch và Chuẩn Bị 
đối phó với Thảm Họa).

•Thu xếp người đón con quý vị từ trường hoặc trung tâm giữ trẻ
nếu quý vị không thể đón được.

•Thường xuyên cung cấp cho trường của con quý vị các thông tin
cập nhật về địa chỉ liên lạc trong trường hợp khẩn cấp và những
người được phép tới đón em ở trường.

•Tìm hiểu các chính sách qui định và kế hoạch ứng phó trong 
trường hợp khẩn cấp tại trường hoặc trung tâm giữ trẻ của con quý vị

LỜI KHU YÊN DÀNH CHO
NH ỮNG NGƯỜI NU ÔI THÚ

Kế Hoạch Chuẩn Bị

• Luôn đeo vòng cổ, giấy phép nuôi thú hiện còn giá trị và thẻ ID
cập nhật trên người thú nuôi. Nên đưa thú nuôi đi gắn thẻ vi mạch 
trong người.
• Bảo đảm là thú nuôi không cảm thấy khó chịu khi ở gần người khác 
và quen ở trong giỏ xách, hộp hoặc lồng thích hợp để vận chuyển.
• Giữ một danh sách cập nhật những người hàng xóm đáng tin cậy 
có thể giúp chăm sóc thú nuôi của quý vị trong trường hợp khẩn cấp.
• Vặn chặt khóa chốt trên lồng chim. Đặt bể cá trên bệ hoặc bàn thấp.

Bộ Đồ

Chuẩn bị một Túi Dự Phòng cho mỗi thú nuôi. Trong đó bao gồm:
Dây buộc và/hoặc giỏ đựng chắc chắn để di chuyển. Nên dùng vỏ gối
để di chuyển mèo và các loài thú vật nhỏ khác.
Rọ cho chó
Thức ăn, nước và thuốc có thể mang theo, đủ dùng trong ít nhất một tuần

NH ỮNG NGƯỜI CÓ NHU CẦU ĐẶC BIỆT

Tô đựng đồ ăn không đổ ra ngoài, dụng cụ mở nắp lon bằng tay và nắp nhựa
Túi nilon, hộp đựng phân thú vật
Các bức hình mới nhất của thú nuôi, để đoàn tụ sau này
Tên và số điện thoại của người liên lạc trong trường hợp khẩn cấp của quý vị, 
các bệnh viện thú y cấp cứu tại địa phương và các nhà tạm trú cho thú vật
Hồ sơ chủng ngừa và thông tin về bất kỳ căn bệnh và/hoặc
vấn đề nào về hành vi
Bộ Đồ Sơ Cứu cho thú nuôi và cẩm nang hướng dẫn cách sử dụng
Rào chắn loại dành cho trẻ nhỏ hoặc hàng rào xách tay

Phản Ứng

• Xin nhớ rằng thú vật phản ứng khác nhau khi căng thẳng. 
Những con thú nuôi đáng tin cậy nhất có thể hoảng sợ lẩn trốn
và tìm cách thoát ra hoặc thậm chí cắn hoặc cào. 
Khi ở bên ngoài nhà và ở trong xe, hãy luôn buộc chó vào dây và
di chuyển mèo trong giỏ xách hoặc bao gối.
• Nếu thú nuôi của quý vị bị thất lạc, hãy liên lạc với trung tâm 
thú vật nơi gần nhất để báo cáo sự việc ngay khi có thể được. 
Khi an toàn, hãy trở lại khu phố để tìm kiếm và phân phát các 
tờ thông báo “Thất Lạc Thú Nuôi”.

Sơ Tán:

Cố gắng hết sức để tìm tất cả các thú nuôi và giữ chúng cùng với quý vị.
Nếu quý vị phải sơ tán tới một trung tâm tạm trú trong trường hợp thảm họa, 
xin lưu ý rằng các trung tâm sẽ chỉ cho phép thú nuôi phục vụ những
người khuyết tật. Trong trường hợp xảy ra thảm họa lớn, các trung tâm
thú vật sẽ được thiết lập trong phạm vi gần với các trung tâm tạm trú của
người khi có thể được. Cơ sở Chăm Sóc và Kiểm Soát Thú Vật (ACC)
tại đường 15 và Harrison sẽ là nguồn trợ giúp về nơi trông giữ thú vật.

Nếu quý vị không thể mang theo thú nuôi:
• Thông báo cho các nhân viên ứng cứu thú vật về tình trạng thú nuôi 
của quý vị: Hãy dùng phấn, sơn hoặc bút đánh dấu để ghi số lượng và
các loại thú nuôi quý vị có trong nhà trên cửa ra vào phía trước hoặc trên
cửa sổ dễ nhìn thấy. Ghi nơi chúng có mặt trong nhà và ngày quý vị sơ tán.
• Để lại thật nhiều nước trong một chiếc hộp lớn không đậy nắp
và không thể lật.
• Để lại nhiều thực phẩm trong bình cho ăn theo giờ để tránh thú 
nuôi ăn quá nhiều.
• Không xích thú nuôi lại trong nhà.

Cơ quan Chăm Sóc và Kiểm Soát Thú Vật: gọi 3-1-1
Liên Minh Chuẩn Bị Sẵn Sàng Đối Phó Với Thảm Họa Cho
Thú Vật Thành Phố San Francisco (San Francisco Disaster
Preparedness Coalition for Animals): www.sfdpca.net
KHI XẢY RA THẢ M HỌA

KHI XẢY RA THẢ M HỌA

TRON G KHI XẢY RA BẤT KỲ
THẢ M HỌA NÀO

Cho dù quý vị làm gì, hãy giữ bình tĩnh. Hãy NGỪNG công việc đang làm. 
QUAN SÁT xung quanh và thận trọng đánh giá tình hình.
LẮNG NGHE hướng dẫn bằng cách bật một nguồn tin tức qua radio, 
ví dụ như KCBS 740 AM.
• Để bảo vệ bản thân, hãy tuân theo đúng yêu cầu của các viên chức
bảo vệ an toàn cộng đồng và không chắn lối trên đường dành cho xe cấp cứu.
• Không sử dụng máy điện thoại trừ trường hợp đe dọa tới tính mạng.
• Nhìn kiểm tra xem kết cấu tòa nhà của quý vị có toàn vẹn hay không. 
Nếu thấy có hư hỏng nghiêm trọng đối với tường hay mái nhà, 
hãy sơ tán ra khỏi tòa nhà đó.
• Dùng đèn pin để kiểm tra xem tòa nhà có những chỗ rò rỉ nước hay khí đốt, 
hệ thống dây điện hoặc đường ống xử lý chất thải bị hư hỏng hay không. 
Nếu có hư hỏng, hãy tắt điện nước ở nguồn chính. (Xem phần Điện Nước).
• Vào lúc 12 giờ trưa thứ Ba hàng tuần, thành phố San Francisco 
kiểm tra Hệ Thống Báo Động Ngoài Trời, trong đó bao gồm 65 còi 
báo động trên toàn Thành Phố. Khi quý vị nghe thấy các còi báo động 
này liên tục vào bất kỳ thời điểm nào khác, hãy bật đài phát thanh 
KCBS 740 AM để nghe chương trình phát thanh về tin tức khẩn cấp.
• Nên thay đổi tin nhắn trong hộp thư thoại trên máy điện thoại để 
thông báo về tình hình của gia đình quý vị. Nếu người thân của quý vị 
không thể liên lạc được với quý vị qua điện thoại, họ vẫn có thể nghe 
thấy được tin nhắn đi của quý vị.

KHI NÀO NÊN GỌI 9-1-1

• Gọi 9-1-1 để yêu cầu cung cấp dịch vụ trợ giúp y tế, cảnh sát hoặc
cứu hỏa trong trường hợp khẩn cấp.
• Trong khi xảy ra thảm họa nghiêm trọng, trung tâm 9-1-1 có thể bị 
tắc nghẽn do nhiều cuộc gọi. Hãy chuẩn bị sẵn sàng chờ đợi.
• Sẵn sàng trả lời các câu hỏi của các nhân viên 9-1-1. Tiếp tục chờ 
trên đường dây cho tới khi nhân viên tổng đài bỏ máy.

Đối với các trường hợp không khẩn cấp, gọi số 3-1-1.
PG&E: (800) 743-5000
Trợ Giúp Về Sức Khỏe Tâm Thần: (888) 246-3333,
(415) 255-3737 hoặc www.sfdph.org
San Francisc o Sở Quản Lý Dịch Vụ Khẩn Cấp

ĐỘNG ĐẤT

Nếu quý vị ở trong nhà khi đất bắt đầu rung:

• “NẰM XUỐNG, CHE VÀ GIỮ CHẮC”. Nế quý vị không ở gần một 
chiếc bàn chắc chắn, hãy nằm xuống sàn, ép người vào tường bên trong 
và dùng cánh tay che đầu và cổ
•Tránh ở gần cửa sổ, các đồ vật treo, gương, đồ đạt cao, các máy móc
gia dụng cỡ lớn và tủ đựng nhiều đồ vật nặng.
•Nế quý vị đang ở trên giường vào thời  điểm xảy ra động đất, hãy tiếp tục
ở trên giường và dùng gối che đầu.
•Trong các tòa nhà cao tầng, xin lưu ý rằng chuông báo động hỏa hoạn
và hoặc vòi xịt nước có thể hoạt động.
•Nếu quý vị dùng xe lăn, hãy khóa xe lăn lại và che đầu.

Nếu quý vị ở bên ngoài trời khi đất bắt đầu rung:

• Di chuyển tới một nơi thông thoáng nếu có thể đi bộ an toàn. 
Tránh các đường dây điện, các tòa nhà và cây cối.
• Nếu quý vị lái xe, hãy lái xe vào lề đường và dừng lại. 
Tránh dừng lại ở ngay dưới các mối nguy hiểm ở trên đầu
(ví dụ như cầu, cầu vượt, đường dây điện hoặc các biển
báo lớn ở phía trên đầu).
• Nếu quý vị đang ở bãi biển hoặc nơi trũng thấp khác gần đại 
dương hoặc vịnh, quý vị có thể nằm trong đường đi của
sóng thần (Xem Sóng Thần).

Sau khi hết động đất:

• Kiểm tra những người ở xung quanh để xem họ có bị thương
hay không; tiến hành sơ cứu. Không di chuyển những người 
bị thương nặng trừ khi họ gặp nguy hiểm tức thời. 
Dùng chăn mềm hoặc đắp thêm quần áo để giữ ấm cho họ.
• Sơ tán ra khỏi các tòa nhà bằng cầu thang; tránh dùng thang máy.
• Quan sát xung quanh để xem có nguy hiểm hay không, 
ví dụ như hỏa hoạn, đường dây điện bị rơi, rò rỉ ga và 
hư hại kết cấu tòa nhà.
• Nếu quý vị có bình dập lửa và đã được học cách sử dụng, 
hãy dập tắt ngay các đám cháy nhỏ.
• Tránh thủy tinh vỡ.
• Hết sức thận trọng khi ở gần các vật liệu nguy hiểm bị đổ ra ngoài, 
ví dụ như thuốc tẩy, thuốc giặt quần áo, các loại hóa chất làm vườn, 
sơn, xăng hoặc các chất lỏng dễ cháy khác. Nếu nghi ngờ, 
hãy rời khỏi khu vực đó.
• Thay các máy điện thoại đã bị lắc ra khỏi đế.

Nếu quý vị bị mắc kẹt trong đống đổ nát:

• Hãy vận động càng ít càng tốt để không làm tung bụi.
• Dùng khăn tay hoặc quần áo để che miệng và mũi.
• Đập tay vào đường ống nước hoặc tường để các nhân viên
ứng cứu có thể nghe thấy và biết quý vị đang ở đâu. Dùng còi nếu có
sẵn. Chỉ hét to khi không còn phương cách nào khác.

HỎA HO ẠN

Nếu hệ thống báo động khói của nhà quý vị không hoạt động 
và quý vị nhìn thấy lửa:
• Giữ bình tĩnh và tìm cách thoát ra ngoài.
• Nếu quý vị nhìn thấy khói dưới cửa, tìm đường khác để thoát ra ngoài.
• Dùng mu bàn tay để kiểm tra nhiệt độ cửa trước khi mở. 
Nếu thấy nóng, hãy tìm nơi khác để ra ngoài.
• Nằm xuống sàn để tránh khói. Bò tới nơi an toàn.
• Nếu quần áo của quý vị bắt lửa, hãy DỪNG LẠI,
NẰM XUỐNG sàn và LĂN TRÒN để dập tắt ngọn lửa.
• Gọi 9-1-1 từ nơi an toàn.
• Nếu quý vị bị mắc kẹt trong một tòa nhà đang cháy, 
hãy tìm cách tới gần cửa sổ và gần với sàn nhà. 
Nếu có thể được, hãy phát tín hiệu để giúp đỡ.
• Không trở lại trong tòa nhà trừ khi được hướng dẫn là 
có thể vào nhà một cách an toàn.

BÃO VÀ LŨ LỤT NGHI ÊM TRỌNG

Những cơn bão nghiêm trọng có thể gây lở đất hoặc lũ lụt. 
Tránh các đường phố có mặt đường thấp hơn, 
các hệ thống cống rãnh và các khu vực có thể bị ngập lụt.
• Nếu có nguy cơ xảy ra ngập lụt, và còn thời gian, 
hãy di chuyển các đồ đạc gia đình có giá trị lên tầng trên nhà quý vị.
• Nếu nước lọt vào nhà đậu xe hoặc tầng hầm, không lội qua nước.
• Không lội qua dòng nước đang chảy. Dòng nước đang chảy
sâu sáu in-xơ có thể quật ngã quý vị. Nếu quý vị phải đi trong nước, 
hãy đi ở nơi nước không chảy, dùng một chiếc que để kiểm tra độ 
chắc của mặt đất ở phía trước quý vị.
• Không lái xe trong những khu vực ngập nước. Nếu nước lũ dâng
cao quanh xe quý vị, hãy bỏ chiếc xe lại và tới vùng đất cao hơn 
nếu có thể làm được một cách an toàn. Quý vị và chiếc xe có thể 
nhanh chóng bị cuốn đi.
• Tránh những nơi nước tiếp xúc với dây điện rơi xuống.
• Không cho phép trẻ em chơi gần nơi nước sâu, hệ thống thoát 
nước mưa hoặc bất kỳ khu vực nào bị ngập lụt.


• Nếu quý vị được yêu cầu rời khỏi tòa nhà, hãy tắt công tắc điện.
Nếu cơ quan dịch vụ điện nước tại địa phương khuyến cáo, 
quý vị cũng nên tắt đường ống khí đốt (Xem phần Điện Nước).

Sở Công Chánh: gọi 3-1-1 hoặc www.sfgov.org/dpw

SÓNG THẦN

Sóng thần là một loạt con sóng tạo ra do thềm đại dương dịch 
chuyển đáng kể và bất ngờ. Sóng thần có thể là do động đất 
hoặc lở đất ngầm dưới nước.
Sóng thần có thể tạo ra do một sự kiện cách xa hàng ngàn dặm
(Nguồn Từ Xa) và mất vài giờ để tới miền duyên hải của chúng ta.
Chúng cũng có thể được tạo ra ở khu vực địa phương (Nguồn Địa Phương) 
và xuất hiện ngay trong 10-15 phút, trước khi có đủ thời gian để cảnh báo
chính thức trên các hệ thống thông báo khẩn cấp tại địa phương. 
Các chuyên gia thấy rằng cơn sóng thần từ Nguồn Địa Phương 
có thể gây thiệt hại nghiêm trọng, rất hiếm khi xảy ra tại
San Francisco.

Sóng thần có thể gây ảnh hưởng tới San Francisco như thế
nào?

Khu vực có nguy cơ ngập lụt do sóng thần là phía tây Thành Phố chạy dọc
theo bờ biển Thái Bình Dương. Nếu xảy ra sóng thần, người dân trong khu
vực ngập lụt dễ có nguy cơ bị chết đuối.

Làm thế nào để biết là sóng thần đang tới?

• Sẽ có còi báo động trong Hệ Thống Cảnh Báo Cộng Đồng
Ngoài Trời trong năm phút.
• Các chương trình phát sóng AlertSF, NOAA Weather Radios và
Hệ Thống Cảnh Báo Khẩn Cấp cũng sẽ được sử dụng để thông báo 
cho công chúng biết về nguy cơ sóng thần.
Trong bất kỳ trường hợp nào ở trên, hãy bật radio sang đài KCBS 740 
AM hoặc đài địa phương khác để biết thông tin do các viên chức 
phụ trách ứng phó khẩn cấp cung cấp.

Nếu quý vị đang ở trên hoặc gần bãi biển và nhìn thấy
nước rút xuống một cách nhanh bất thường, hãy sơ tán
nhanh về hướng đông tới vùng đất cao hơn — ngay cả khi
vẫn chưa có cảnh báo chính thức.
Khi sơ tán khỏi khu vực ngập lụt phía tây:

• Đi tới vùng đất cao hơn bằng cách đi về hướng đông, đi lên dốc
về hướng Sunset Boulevard;
• Đựng thú nuôi trong giỏ đựng hoặc dùng dây xích;
• Sẵn sàng giúp đỡ những người khó di chuyển;
• Chỉ mang theo các vật dụng thiết yếu (chìa khóa, ví (bóp),
thẻ căn cước, máy điện thoại di động, quần áo khoác thích hợp);
• Chờ thông báo “mọ việ đãổ” trướ khi trởlạ cá khu vự trũg thấ. 
Sóg thầ cóthểtiế tụ tớ trong và giờsau khi cóđợ sóg đầ tiê vàđô 
khi cóthểcáh nhau tớ mộ giờhoặ hơ.

Xin tới www.72hours.org/tsunami để xem bản đồ về khu
vực có nguy cơ ngập lụt do sóng thần phía tây.

KHỦNG BỐ

Mục tiêu chính của bọn khủng bố là gây hoảng sợ.
Quý vị có thể bảo vệ an toàn cho bản thân và gia đình 
bằng các thông tin chính xác và chuẩn bị sẵn sàng trong
trường hợp khẩn cấp.

Có Trách Nhiệm:

• Lưu ý tới xung quanh. Để ý nơi có các lối thoát hiểm 
trong trường hợp khẩn cấp, máy điện thoại công cộng, 
chuông báo động hỏa hoạn và bình dập lửa. 
Cho dù quý vị ở đâu, hãy lưu ý tới những cách sơ
tán hiệu quả nhất.
• Báo cáo các đồ vật, xe hoặc người đáng ngờ cho 
các cơ quan bảo vệ an toàn cho công chúng.

Nếu Có Nguy Cơ Hoặc Tấn Công Khủng Bố:

• Giữ bình tĩnh.
• Hãy cảnh giác. Tìm các mối nguy hiểm phát sinh 
do hậu quả khủng bố như vôi gạch rơi xuống, 
các gói hàng hoặc người đáng ngờ. Báo cáo bất kỳ
vấn đề lo ngại nào cho các cơ quan bảo vệ an toàn 
cộng đồng.
• Làm theo các hướng dẫn của nhân viên dịch vụ khẩn cấp.
• Tránh bàn tán – xác nhận thông tin với một nguồn đáng tin cậy.

SƠ TÁN

Nguy cơ tức thời:

Nếu quý vị ngửi thấy mùi khí đốt hoặc khói, nhìn thấy lửa, 
hoặc e ngại cho sự an toàn của mình, hãy sơ tán ngay. 
Sau khi đã tới nơi an toàn, hãy gọi 9-1-1 và báo cáo sự việc.

Lệnh sơ tán tổng quát:

Nếu các viên chức địa phương ban hành lệnh sơ tán, 
hãy đi theo các lộ trình và phương pháp sơ tán theo qui định. 
Đi xe chung theo nhóm bất kỳ khi nào có thể được. Nếu còn thời gian:
• Đi giày chắc chắn, mặc quần áo dài.
• Mang theo chìa khóa xe, thẻ tín dụng, bản đồ đường xá, 
máy điện thoại di động, máy nạp pin và các số điện thoại 
quan trọng.
• Mang theo “Túi Dự Phòng” của quý vị (Xem phần Túi Dự Phòng).
•Nế quý vị có thú nuôi, bảo đảm rằng chúng cónđeo vòng cổ 
đựng trong lồng giỏ có ghi tên của quý vị và tên của con thú đó
Mang theo một ít thực phẩm, thuốc men và nước cho thú nuôi.
(Xem phần Các Lời Khuyên dà h cho Những Người Nuôi Thú.)
•Khóa cửa nhà và tắt hệ thống điện và nước, nhưng không khóa 
vòi dẫn khí đốt, trừ khi được yêu cầu khác.

San Francisc o Sở Quản Lý Dịch Vụ Khẩn Cấp

• Cho hàng xóm biết nơi quý vị sẽ tới.
• Gọi cho người liên lạc ngoại vùng của quý vị.

CÚP ĐIỆN

Nếu khu phố của quý vị bị cúp điện:
• Tắt công tắc và tháo ổ cắm cho các đồ máy móc gia dụng và 
máy điện toán. Để lại một chiếc đèn sáng trong nhà hoặc tòa nhà 
để biết khi nào có điện trở lại.
• Tránh dùng nến vì nến có nguy cơ gây hỏa hoạn.
• Không dùng bếp lò nấu bằng khí đốt để sưởi ấm hoặc sử dụng 
máy phát điện trong nhà (kể cả trong nhà đậu xe). Cả hai việc này
đều có thể gây nhiễm độc carbon monoxide.
• Nếu đèn tín hiệu giao thông không làm việc, hãy coi đó như là 
biển bá dừng.
• Xem mục Thực Phẩm để tìm hiểu về vấn đề an toàn thực phẩm
khi tủ lạnh bị cúp điện.

PG&E: (800) 743-5000
hoặc www.pge.com

CÁC TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP
LIÊN QUAN TỚI HỆ THỐNG VẬN
CHU YỂN CÔNG CỘNG

Các hệ thống vận chuyển công cộng có thể dễ xảy ra tai nạn và 
gặpcác sự cố liên quan tới khủng bố. Các khách hàng sử dụng 
dịch vụvận chuyển công cộng nên lưu ý và cảnh giác. Hãy tìm hiểu
kỹ mọi thông tin và quan sát môi trường xung quanh.
• Xem lại các thông tin thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp trên
xe.
• Nếu quý vị cần một thứ gì đó, hãy lên tiếng! Báo cáo các gói hàng, 
túi hoặc hộp đựng đáng ngờ cho viên chức cảnh sát nơi gần nhất 
hoặc nhân viên vận chuyển. Không bao giờ chạm vào một đồ vật đáng ngờ.
• Trong trường hợp khẩn cấp, hãy giữ bình tĩnh và làm theo hướng dẫn 
của nhân viên vận chuyển hoặc nhân viên ứng cứu.
• Khi đi xe MUNI, không bao giờ rời toa xe điện ngầm cho tới khi được 
các nhân viên ứng cứu hoặc nhân viên vận chuyển yêu cầu hoặc trợ giúp. 
Các hệ thống điện có điện thế cao nạp điện cho những chiếc xe này 
có thể rất nguy hiểm.
• Nếu quý vị được yêu cầu sơ tán, hãy mang theo đồ đạc (nhưng để lại xe đạp).
• Nếu quý vị đi xe điện BART, hãy sử dụng hệ thống liên lạc intercom ở 
cuối toa xe để báo cáo vấn đề lo ngại của quý vị chonhân viên điều khiển
xe điện. Hãy chuẩn bị sẵn sàng để cho
biết địa điểm chính xác nơi bạn đang có mặt và số toa xe BART của quý vị.

BỆNH TRU YỀN NHI ỄM
CÁC TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP

Trường hợp khẩn cấp liên quan tới bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng
tới nhiều người, gây bệnh nhẹ, khiến nhiều người phải nằm viện, hoặc tử vong 
trong một số trường hợp hiếm gặp.
Để tìm hiểu về những căn bệnh lây nhiễm, các kế hoạch của Thành Phố 
trong việc xử lý các căn bệnh này và cách thức chuẩn bị cho bản thân và
gia đình đối phó với trường hợp khẩn cấp đó, xin gọi số 3-1-1 hoặc tới 
trang mạng điện toán về Ngăn Ngừa và Kiểm Soát Bệnh Lây Nhiễm của 
Sở Y Tế Cộng Đồng San Francisco (San

Francisco Department of Public Health’s Communicable Disease
Control and Prevention),

TRÚ ẨN

Trú Ẩn Tại Chỗ

Nếu các chất độc hại phát tán ra ngoài, các viên chức có thể yêu cầu 
quý vị trú ẩn tại chỗ.
• Hãy vào ngay bên trong nhà. Đóng tất cả các cửa sổ và cửa ra vào, 
kể cả cửa thông gió của lò sưởi.
• Tắt các hệ thống quạt thông gió và sưởi ấm/điều hòa không khí.
• Nghe đài radio để được hướng dẫn thêm.
• Tiếp tục ở trong nhà cho tới khi các cơ quan địa phương cho biết là quý vị có thể ra ngoài an toàn.

Các Trung Tâm Tạm Trú Trong Trường Hợp Có Thảm Họa

Trong trường hợp khẩn cấp, quý vị nên tiếp tục ở trong nhà hoặc sở
làm nếu ở đó an toàn, vì đây là môi trường thoải mái hơn nếu cần nơi tạm trú. 
Nếu nhà hoặc sở làm của mình không an toàn và quý vị không 
có lựa chọn nào khác, hãy sơ tán tới các trung tâm tạm trú khẩn cấp 
theo qui định của các viên chức địa phương.
• Cho hàng xóm hoặc người liên lạc của gia đình biết nơi quý vị sẽ tới.
• Mang theo Túi Dự Phòng tới nhà tạm trú (Xin xem phần 
Túi Dự Phòng Cá Nhân).
• Lúc đầu, các trung tâm tạm trú khẩn cấp có thể không cung cấp
được các nguyên vật liệu và đồ tiếp liệu thiết yếu. Vì vậy, quý vị nên 
mang theo các vật dụng khác (ví dụ như chăn mền, gối, đệm hơi, 
khăn tắm, khăn lau, tã, thực phẩm, nước và đồ tiếp liệu dành cho
trẻ sơ sinh).
• Nơi tạm trú cho thú nuôi: Nhân viên cơ quan Kiểm Soát và Chăm Sóc
Thú Vật có thể có mặt tại các trung tâm tạm trú dành cho người để giúp
đáp ứng các nhu cầu tạm trú cho thú nuôi. (Xin xem Các Lời Khuyên 
dành cho Những Người Nuôi Thú).

Để biết thêm thông tin hoặc để yêu cầu cung cấp thêm các tờ
thông tin này, xin gọi 3-1-1.

THÔNG TIN LIÊN LẠC
TRON G TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP CỦA GIA ĐÌNH
Hãy lưu giữ thông tin này trong túi dự phòng (Go-bag).
Tới trang 72hours.org để biết cách chuẩn bị đối phó với
thảm họa cho gia đình.

Ngày
Tên
Ngày Tháng Năm Sinh
Số An Sinh Xã Hội
Thông Tin Y Tế
(thuốc, các bệnh dị ứng, bác sĩ chuyên khoa, dụng cụ
hoặc đồ tiếp liệu)
Địa Chỉ & Số Điện Thoại Sở Làm,
Trường Học hoặc Nơi Khác

Ngày
Tên
Ngày Tháng Năm Sinh
Số An Sinh Xã Hội
Thông Tin Y Tế
(thuốc, các bệnh dị ứng, bác sĩ chuyên khoa, dụng cụ
hoặc đồ tiếp liệu)
Địa Chỉ & Số Điện Thoại Sở Làm,
Trường Học hoặc Nơi Khác
Tên Số Điện Thoại Số Hợp Đồng Bảo Hiểm
Bác Sĩ/Chương Trình Bảo Hiểm Y Tế
Dược Sĩ
Bảo Hiểm Y Tế
Bảo Hiểm Nhà/Thuê Nhà

A Magnificent Video
Hope you have some time--this is a little over 6 min. 
Long, but worth it
The pictures are spectacular (taken from Planet Earth) and the song
is beautiful. Hope you enjoy it as much as I did.
 
Some scenes are of lower mainland of British Columbia, Canada, and music by Brian Doerksen
                               Click www.andiesisle.com/creation/magnificent.html
       ENJOY THE TRIP!
The purpose of life, is to have a life of purpose.

"Giving up doesn't always mean you are weak … sometimes it means that you
are strong enough to let go".

- Unknown
 


_()_Namo Amitoufo_()_
_()_南無阿彌陀佛_()_
明 安 - 慧 芸

Vẫn có em bên đời

Bài Viết - Tùy Bút - Bài viết


Written by Hoàng Thanh/Viễn Đông

Page 1 of 4

Một câu chuyện tình có thật rất cảm động nhưng bi đát .



Câu chuyện gợi nhớ đến hoàn cảnh của nhạc sĩ Lam Phương. Đau bệnh lại trong hoàn cảnh đơn độc làm sao ông vẫn sống và gần như phục hồi được?







Mình vẩn còn được mai mắn hơn triệu triệu triệu người trên thế giới. Nên Hạnh Phúc với những gì mình đang có. Chúc tất cả nhiều an lành.



Khi đọc xong câu chuyện này, hy vọng tất cả mọi người trong chúng ta sẽ cố gắng không để cho hoàn cảnh khó khăn trước mắt làm nản lòng vì so sánh với nhân vật trong câu chuyện dưới đây thì dù thế nào mình cũng vẫn còn vô cùng may mắn

Nên thanks Buddha những gì ta có dù không được bằng người khác và không nên oán trách than van nếu gặp phải những điều không như ý trong cuộc đời.



Hãy chấp nhận mọi nghiệp xấu đang xảy ra và hãy nổ lực chuyển nghiệp.



Và nên nhờ người thân tìm và thỉnh cầu một vị Thầy đến viếng để khải đạo và khai thị tâm của bạn thì sẽ giúp bạn vượt qua khổ nạn một cách dễ dàng hơn.



Nguyện cho mọi loài biết giữ mình cho được yên vui, đừng bệnh tật ốm đau lâu ....



Nam mô Phật Đà Gia,



Đọc xong bài này, khẩn xin Đại chúng khởi vận từ tâm thương xót cho anh Linh và chị Phạm Huyền mà góp lời cầu nguyện hằng ngày trong giờ công phu tại các Đạo tràng địa phương và thành tâm nhất cú nhất kệ chú nguyện kỳ an hộ trì cho đôi vợ chồng cư sĩ này thường thâm tín chư Phật, sớm tai qua nạn khỏi, thân tâm an lạc, kiết tường như nguyện.



Đồng thời cung thỉnh Đại chúng thường gọi đến vấn an gia trì tinh thần cho gia đình này tại số phone: Phạm Huyền (714) 737-3871



Thành kính niệm ân quý Chư Tôn Tịnh Đức Tăng, và cảm niệm công đức thăm viếng người bệnh là ruộng phước quý báu của chư vị Đồng tu Phật tử.



Nam Mô Dược Sư Phật



Theo hophap.net









--------------------------------------------------------------------------------







Vẫn có em bên đời...



Huyền đẹp. Không phải tôi khen, mà nhiều anh bảo thế. Huy ền mặn mà. Không phải tôi nịnh, mà vì nàng là gái một con. Huy ền dễ thương. Không phải tôi cho là vậy, mà do giọng nói nàng ẩn chút gì đó nét hồn nhiên...



Linh có duyên. Không phải tôi khen, mà nhiều cô bảo thế. Linh phong độ. Không phải tôi nịnh, mà vì chàng mang dáng dấp của một công tử đại gia. Linh thông minh. Không phải tôi cho là vậy, mà do kiến thức về nhiều lĩnh vực qua cách nói chuyện của anh...



Đôi bạn trẻ gặp nhau. Tình yêu chắp cánh. Hôn lễ thật ấm cúng với họ hàng hai họ. Ai cũng khen “Cứ y như đại gia lấy hoa hậu chân dài”. Với hai trái tim, họ nắm tay nhau bắt đầu xây lâu đài tình ái...



* Nàng tập lái, chàng quẹo cua



Huyền chớp mắt kể: “Năm năm trước, em qua Cali với ba mẹ. Ai cũng khuyên một trong những việc đầu tiên phải làm khi đặt chân đến Mỹ là phải đi học lái xe. Có người giới thiệu, em ghi tên học ở văn phòng của anh Linh . Em nhát lắm, nên tập lái xe mà cứ run tay hoài, nhất là những lúc quẹo cua. Anh Linh la em hoài đó chứ. Nào là lúc quẹo cua, em phải thế này, thế nọ. Vậy mà...” - Huy ền cười tinh nghịch – “Ảnh ‘quẹo’ hay quá nên ‘cua em dính’ hồi nào hổng biết nữa”.



Huyền tiếp: “Chúng em nghèo nhưng hạnh phúc lắm, nhất là sau khi bé Tiến ra đời. Thời gian đó công việc ở văn phòng anh Linh khá lắm, người học lái xe khá đông, công việc làm không kịp. Còn em thì làm nail, kiếm cũng khá nhiều tiền. Tụi em mua chiếc xe hơi mới toanh, anh Linh bảo em chở ảnh lái một vòng Bolsa lấy le cho vui. Ảnh còn nói: ‘Quẹo cua mà không xong là anh chấm rớt đó nhe’”.

Hạnh phúc tưởng chừng như mãi mãi...



* Có ai học được chữ Ngờ...



“Ngày hôm ấy, em nhớ mãi” - giọng Huy ền trầm hẳn xuống. “Gửi con cho Má, hai vợ chồng kéo nhau ra Mile Square Park cắm trại. Tự dưng nổi hứng, em thách anh Linh chạy đua. Ảnh chấp em chạy trước. Em cắm đầu chạy thục mạng, vậy mà chưa gì đã nghe tiếng ảnh rượt kịp sau lưng, và rồi bỗng dưng, em nghe một tiếng ‘rầm’. Anh Linh vượt qua mặt em, thì chúi cổ nằm sóng soài trên bãi cỏ. Em tỉnh queo, vì em biết tính ảnh hay làm bộ để bà xã năn nỉ. Nhưng thấy ảnh nằm hơi lâu, và hình như có tiếng rên. Em bước tới nói to: ‘Dậy đi ông, làm bộ hoài’. Bỗng dưng anh Linh thều thào: ‘Kêu cấp cứu! Anh gãy cổ rồi, đau quá’. Em hoảng hồn bấm 911, và lát sau chúng em có mặt tại bệnh viện...”.



* Một quyết định - một cuộc đời



“Má và em chờ đợi trong thấp thỏm lo âu. Bác sĩ bước ra và cho biết là ‘Bệnh nhân bị gãy hai xương cột sống ở nơi cổ, cần phải mổ, nếu không sẽ chết’. Em lo lắm, nên ký giấy đồng ý mổ. Cả hai gia đình em và ảnh chỉ biết ngồi ngoài, khóc và cầu nguyện. Ca mổ không thành công. Bác sĩ bảo: ‘Bệnh nhân sẽ bị liệt cả toàn thân vĩnh viễn’. Em nghe như đất trời sụp đổ. Em khóc không thành tiếng. Tại sao ông Trời lại bất công đến vậy?



Họ chuyển anh qua khu vật lý trị liệu. Ngày nào em cũng ở cạnh anh, vừa dìu tập cho anh đi, tìm chuyện nói cho anh vui, vừa ráng nuốt ngược nước mắt vào trong. Hễ giây phút nào một mình là em khóc, và cầu nguyện. Hơn một năm thì nơi ấy gọi em lên, bảo em phải chọn một trong hai quyết định: ‘Một là đưa anh Linh vào viện dưỡng bệnh (nursing home), hai là đem về nhà, vì chính phủ không chi trả cho các trường hợp không còn hy vọng nữa’. Nhìn vào đôi mắt anh buồn vời vợi, không hồn, vô vọng, nên em đã không hề ngần ngại mà chọn ngay giải pháp thứ hai, vì ‘Một ngày, một buổi cũng là tình nghĩa vợ chồng’”.


* Lửa thử vàng, gian nan thử sức




“Khổ lắm chị ơi” - Huyền nói. “Anh Linh không tự làm được một việc gì, dù nhỏ nhặt nhất, như là tự lăn người, hay đi tiểu tiện. Cứ hai tiếng đồng hồ là em phải xoay người anh ấy, nếu không thì sẽ bị hầm và lở loét lưng. Tắm rửa, gội đầu, hốt cứt, thay tã, cũng chỉ một mình em. Chị nhìn xem” - Huy ền giơ cao cho tôi xem bắp tay với “con chuột” mà các thanh niên thường tự hào gồng người khoe, và nói: “Trước kia anh Linh nặng 225 pound, vậy mà sau tai nạn thì sụt ký kinh khủng, nay chỉ còn 170 pound, mà em phải lăn qua lại như vậy 10 lần mỗi ngày, rồi còn đỡ ngồi lên, nằm xuống, nên bây giờ tay em thành lực sĩ rồi”. Huyền cười buồn...



Linh chợt kêu ngứa đầu. Huy ền lật đật lấy cây lược đến chải đầu cho chồng. Linh cứ luôn miệng bảo: “Em ấn mạnh lên, mạnh nữa, ngứa quá. Em cào bên phải nè, rồi sau ót...”. Huy ền làm theo như cái máy. Vừa làm cô vừa kể: “Cứ hai ngày là em phải gội đầu và tắm rửa cho ảnh. Chị nghĩ xem làm sao có thể xoay trở mà tắm?”. Tôi lắc đầu chịu thua. Huy ền chỉ tôi xem một dụng cụ để ngoài sân, trông từa tựa như chiếc cần cẩu. Huy ền tiếp: “Em phải câu ảnh từ giường qua ghế ngồi”. Tôi thắc mắc: “Sức Huy ền sao làm nổi?”. Huy ền giải thích: “Em xoay người ảnh dựa lưng lên, phủ lên người ảnh cái áo đặc biệt này”. Huy ền đưa tôi xem chiếc áo chằng chịt những dây, “xong móc một đầu cần cẩu vào chỗ đây, rồi bơm cái thanh sắt này, thì cần cẩu sẽ kéo ảnh lên cao, rồi sau đó em thả tay từ từ để cần cẩu hạ ảnh xuống ghế ngồi”.



Linh tiếp: “Lần đầu tiên khi bị câu như vầy, em khóc nức nở. Vừa buồn, vừa tủi, vừa nhục, cái cảm giác như mình là một con thú khiến em chỉ muốn được chết mà thôi. Em ráng cắn chặt môi mà nước mắt từ đâu cứ tự động lăn dài. Là người, ai cũng ráng bám víu để mà sống, dù cuộc đời có bất hạnh đến đâu. Chỉ riêng em, thì em lại cầu mong được chết”.



* Cái đau của bệnh nhân



Huyền đang nói thì bỗng dưng tay chân Linh co giật liên hồi. Tôi hơi sợ, vì lần đầu tiên nhìn thấy, nhưng Huy ền bình tĩnh bước tới vịn tay chồng, như muốn truyền thêm can đảm cho anh đang trong cơn đau đớn. Linh cất tiếng: “Đau lắm. Một ngày tay chân giựt như vậy không biết bao nhiêu lần, em không sao làm chủ được. Bất lực!”. Linh thở dài tuyệt vọng: “Nhiều lúc em chỉ ước mình được chết cho xong...”.

Huyền lại tiếp: “Sáng nào em cũng phải nhét vô hậu môn ảnh một viên thuốc để giúp làm mềm phân. Rồi chừng vài tiếng đồng hồ sau thì thọt ngón tay trỏ vào, ngoáy vài vòng cho phân mềm đều, rồi móc ra đem đổ. Hôi thúi mấy em cũng chịu. Mà chưa hết đâu, ảnh không đi tiểu được, nên một ngày chừng hai, ba lần, em phải dùng que thọt giúp ảnh”.



Thấy tôi có vẻ không hiểu, Huyền đưa tôi xem một bộ dụng cụ đặc biệt. Cô giảng giải: “Em lấy cái ống này nè” - Huy ền giơ lên một ống dài rỗng như cây hút (sinh tố) vậy, “đâm vô đầu bộ phận sinh dục, đẩy từ từ cho đến khi nào ống đụng bọng đái, khi đó em ấn thêm nữa thì nước tiểu xịt ra theo đường ống, vô túi nylon này, em gói lại mang đi đổ”. Linh tiếp lời vợ: “Đau kinh khủng, mỗi lần phải đi tiểu, đi tiêu là cực hình với em. Tù nhân có bị tra tấn cũng đến vậy là cùng. Lần nào em cũng cắn răng chịu trận, mà ngày ba bốn cữ như vậy, chịu không nổi nữa, khổ lắm”.



* Nỗi khổ của người chăm sóc



Huyền nói: “Mà chưa phải hết đâu, có những lúc cơ thể anh Linh lại tự đại tiện một mình, không sao biết trước được. Ban ngày ảnh mang tả, tối lạnh thì mặc quần. Có lúc ảnh đang nằm bỗng dưng cứt xịt ra ướt tèm nhẹp hết quần, dính cả lên giường. Thời gian đầu em còn cho ảnh mặc quần, mỗi lần vậy là em quăng luôn cái quần, nhưng rồi tiền đâu mà mua quần xoành xoạch, nên em đành phải mang quần ra giặt tay, rồi phơi lên cho mau khô. Tủi thân lắm, cứ giặt quần là em nhớ Má, cả đời em chưa một lần giặt đồ cho Má, bây giờ thì mỗi ngày giặt quần cứt cho chồng, vậy mà không dám than, không dám khóc, sợ ảnh buồn. Nghĩ lại mà thương Má em. Bà cứ an ủi, động viên em. Chưa bao giờ Má bảo em bỏ cuộc. Má hay nói: ‘Đã là vợ chồng, sướng khổ có nhau, còn nước còn tát, hai con đừng tuyệt vọng’”.



Rồi Huyền khóc: “Năm ngoái Má em mất vì bệnh ung thư. Trước khi ra đi, Má nắm tay em căn dặn, ‘Má đi trước nhe hai con. Con ráng mà lo cho thằng Linh . Má ra đi vì căn bệnh nan y, nhưng vẫn còn sướng hơn nó, thôi vợ chồng con ở lại ráng đùm bọc lẫn nhau’. Chỉ có Má là người hiểu nỗi khổ của em nhất”.

Huyền lại nói: “Gần bốn năm nay, chưa đêm nào em ngủ được một giấc đầy. Cứ hai, ba tiếng là thức dậy, chạy qua phòng xoay người ảnh. Có lúc mệt quá, em ngủ vùi, không nghe tiếng ảnh gọi em qua vì đau quá. Chị nhìn mắt em nè, lúc nào cũng sưng húp, quầng thâm, em chỉ sợ một ngày nào đó thì sẽ bị mù luôn. Bao nhiêu ngày tháng nuôi chồng, là bấy nhiêu đêm nước mắt chung tình em rơi”.



* Nguyện cầu



Huyền chỉ tôi xem tờ giấy “Cảm tạ công đức” treo trên tường, và nói: “Tụi em đâu giàu có gì, vậy mà hễ có ai về Việt Nam là em ráng dồn hết tiền đang có nhờ họ đem về cúng chùa. Mà em ghi tên ảnh không hà, mong ảnh được phước mà mau hết khổ. Nhiều lúc chỉ cúng dường có 1, 2 đồng, em cũng khấn cầu có phép lạ nào giúp chồng bớt khổ, chứ nhìn ảnh đau đớn mỗi ngày, em không chịu nổi nữa.



Đã hơn ba năm rồi, nhiều lúc khổ quá em muốn quăng bỏ hết mọi thứ, tự tử cho xong, nhưng nhìn bé Tiến lại thương. Gần bốn tuổi, nó nào được đến trường, cứ quanh quẩn ở nhà vì nếu đi học thì ai chở đi ai đón về, em phải túc trực bên chồng 24 trên 24. Ai cũng bảo đó là nghiệp của em và của ảnh, chính vì vậy mà nghèo đói cách mấy tụi em cũng ráng giúp làm từ thiện chỉ mong mau hết nghiệp. Ai chỉ gì tụi em cũng làm, tụng kinh Dược Sư, Chú Đại Bi, niệm Phật. Nhưng giờ thì...”. Huyền im lặng. Chừng một phút sau, cô nói tiếp với giọng yếu ớt hẳn đi: “Mỏi mệt, tuyệt vọng và chỉ muốn buông xuôi. Đúng thật đời là bể khổ...”.

tiếp theo ở :  http://huongdaoonline.com.au/chuyen-/63-bai-vit-/7112-vn-co-em-ben-i-?start=2