Monday, March 28, 2011

Vẫn có em bên đời

Bài Viết - Tùy Bút - Bài viết


Written by Hoàng Thanh/Viễn Đông

Page 1 of 4

Một câu chuyện tình có thật rất cảm động nhưng bi đát .



Câu chuyện gợi nhớ đến hoàn cảnh của nhạc sĩ Lam Phương. Đau bệnh lại trong hoàn cảnh đơn độc làm sao ông vẫn sống và gần như phục hồi được?







Mình vẩn còn được mai mắn hơn triệu triệu triệu người trên thế giới. Nên Hạnh Phúc với những gì mình đang có. Chúc tất cả nhiều an lành.



Khi đọc xong câu chuyện này, hy vọng tất cả mọi người trong chúng ta sẽ cố gắng không để cho hoàn cảnh khó khăn trước mắt làm nản lòng vì so sánh với nhân vật trong câu chuyện dưới đây thì dù thế nào mình cũng vẫn còn vô cùng may mắn

Nên thanks Buddha những gì ta có dù không được bằng người khác và không nên oán trách than van nếu gặp phải những điều không như ý trong cuộc đời.



Hãy chấp nhận mọi nghiệp xấu đang xảy ra và hãy nổ lực chuyển nghiệp.



Và nên nhờ người thân tìm và thỉnh cầu một vị Thầy đến viếng để khải đạo và khai thị tâm của bạn thì sẽ giúp bạn vượt qua khổ nạn một cách dễ dàng hơn.



Nguyện cho mọi loài biết giữ mình cho được yên vui, đừng bệnh tật ốm đau lâu ....



Nam mô Phật Đà Gia,



Đọc xong bài này, khẩn xin Đại chúng khởi vận từ tâm thương xót cho anh Linh và chị Phạm Huyền mà góp lời cầu nguyện hằng ngày trong giờ công phu tại các Đạo tràng địa phương và thành tâm nhất cú nhất kệ chú nguyện kỳ an hộ trì cho đôi vợ chồng cư sĩ này thường thâm tín chư Phật, sớm tai qua nạn khỏi, thân tâm an lạc, kiết tường như nguyện.



Đồng thời cung thỉnh Đại chúng thường gọi đến vấn an gia trì tinh thần cho gia đình này tại số phone: Phạm Huyền (714) 737-3871



Thành kính niệm ân quý Chư Tôn Tịnh Đức Tăng, và cảm niệm công đức thăm viếng người bệnh là ruộng phước quý báu của chư vị Đồng tu Phật tử.



Nam Mô Dược Sư Phật



Theo hophap.net









--------------------------------------------------------------------------------







Vẫn có em bên đời...



Huyền đẹp. Không phải tôi khen, mà nhiều anh bảo thế. Huy ền mặn mà. Không phải tôi nịnh, mà vì nàng là gái một con. Huy ền dễ thương. Không phải tôi cho là vậy, mà do giọng nói nàng ẩn chút gì đó nét hồn nhiên...



Linh có duyên. Không phải tôi khen, mà nhiều cô bảo thế. Linh phong độ. Không phải tôi nịnh, mà vì chàng mang dáng dấp của một công tử đại gia. Linh thông minh. Không phải tôi cho là vậy, mà do kiến thức về nhiều lĩnh vực qua cách nói chuyện của anh...



Đôi bạn trẻ gặp nhau. Tình yêu chắp cánh. Hôn lễ thật ấm cúng với họ hàng hai họ. Ai cũng khen “Cứ y như đại gia lấy hoa hậu chân dài”. Với hai trái tim, họ nắm tay nhau bắt đầu xây lâu đài tình ái...



* Nàng tập lái, chàng quẹo cua



Huyền chớp mắt kể: “Năm năm trước, em qua Cali với ba mẹ. Ai cũng khuyên một trong những việc đầu tiên phải làm khi đặt chân đến Mỹ là phải đi học lái xe. Có người giới thiệu, em ghi tên học ở văn phòng của anh Linh . Em nhát lắm, nên tập lái xe mà cứ run tay hoài, nhất là những lúc quẹo cua. Anh Linh la em hoài đó chứ. Nào là lúc quẹo cua, em phải thế này, thế nọ. Vậy mà...” - Huy ền cười tinh nghịch – “Ảnh ‘quẹo’ hay quá nên ‘cua em dính’ hồi nào hổng biết nữa”.



Huyền tiếp: “Chúng em nghèo nhưng hạnh phúc lắm, nhất là sau khi bé Tiến ra đời. Thời gian đó công việc ở văn phòng anh Linh khá lắm, người học lái xe khá đông, công việc làm không kịp. Còn em thì làm nail, kiếm cũng khá nhiều tiền. Tụi em mua chiếc xe hơi mới toanh, anh Linh bảo em chở ảnh lái một vòng Bolsa lấy le cho vui. Ảnh còn nói: ‘Quẹo cua mà không xong là anh chấm rớt đó nhe’”.

Hạnh phúc tưởng chừng như mãi mãi...



* Có ai học được chữ Ngờ...



“Ngày hôm ấy, em nhớ mãi” - giọng Huy ền trầm hẳn xuống. “Gửi con cho Má, hai vợ chồng kéo nhau ra Mile Square Park cắm trại. Tự dưng nổi hứng, em thách anh Linh chạy đua. Ảnh chấp em chạy trước. Em cắm đầu chạy thục mạng, vậy mà chưa gì đã nghe tiếng ảnh rượt kịp sau lưng, và rồi bỗng dưng, em nghe một tiếng ‘rầm’. Anh Linh vượt qua mặt em, thì chúi cổ nằm sóng soài trên bãi cỏ. Em tỉnh queo, vì em biết tính ảnh hay làm bộ để bà xã năn nỉ. Nhưng thấy ảnh nằm hơi lâu, và hình như có tiếng rên. Em bước tới nói to: ‘Dậy đi ông, làm bộ hoài’. Bỗng dưng anh Linh thều thào: ‘Kêu cấp cứu! Anh gãy cổ rồi, đau quá’. Em hoảng hồn bấm 911, và lát sau chúng em có mặt tại bệnh viện...”.



* Một quyết định - một cuộc đời



“Má và em chờ đợi trong thấp thỏm lo âu. Bác sĩ bước ra và cho biết là ‘Bệnh nhân bị gãy hai xương cột sống ở nơi cổ, cần phải mổ, nếu không sẽ chết’. Em lo lắm, nên ký giấy đồng ý mổ. Cả hai gia đình em và ảnh chỉ biết ngồi ngoài, khóc và cầu nguyện. Ca mổ không thành công. Bác sĩ bảo: ‘Bệnh nhân sẽ bị liệt cả toàn thân vĩnh viễn’. Em nghe như đất trời sụp đổ. Em khóc không thành tiếng. Tại sao ông Trời lại bất công đến vậy?



Họ chuyển anh qua khu vật lý trị liệu. Ngày nào em cũng ở cạnh anh, vừa dìu tập cho anh đi, tìm chuyện nói cho anh vui, vừa ráng nuốt ngược nước mắt vào trong. Hễ giây phút nào một mình là em khóc, và cầu nguyện. Hơn một năm thì nơi ấy gọi em lên, bảo em phải chọn một trong hai quyết định: ‘Một là đưa anh Linh vào viện dưỡng bệnh (nursing home), hai là đem về nhà, vì chính phủ không chi trả cho các trường hợp không còn hy vọng nữa’. Nhìn vào đôi mắt anh buồn vời vợi, không hồn, vô vọng, nên em đã không hề ngần ngại mà chọn ngay giải pháp thứ hai, vì ‘Một ngày, một buổi cũng là tình nghĩa vợ chồng’”.


* Lửa thử vàng, gian nan thử sức




“Khổ lắm chị ơi” - Huyền nói. “Anh Linh không tự làm được một việc gì, dù nhỏ nhặt nhất, như là tự lăn người, hay đi tiểu tiện. Cứ hai tiếng đồng hồ là em phải xoay người anh ấy, nếu không thì sẽ bị hầm và lở loét lưng. Tắm rửa, gội đầu, hốt cứt, thay tã, cũng chỉ một mình em. Chị nhìn xem” - Huy ền giơ cao cho tôi xem bắp tay với “con chuột” mà các thanh niên thường tự hào gồng người khoe, và nói: “Trước kia anh Linh nặng 225 pound, vậy mà sau tai nạn thì sụt ký kinh khủng, nay chỉ còn 170 pound, mà em phải lăn qua lại như vậy 10 lần mỗi ngày, rồi còn đỡ ngồi lên, nằm xuống, nên bây giờ tay em thành lực sĩ rồi”. Huyền cười buồn...



Linh chợt kêu ngứa đầu. Huy ền lật đật lấy cây lược đến chải đầu cho chồng. Linh cứ luôn miệng bảo: “Em ấn mạnh lên, mạnh nữa, ngứa quá. Em cào bên phải nè, rồi sau ót...”. Huy ền làm theo như cái máy. Vừa làm cô vừa kể: “Cứ hai ngày là em phải gội đầu và tắm rửa cho ảnh. Chị nghĩ xem làm sao có thể xoay trở mà tắm?”. Tôi lắc đầu chịu thua. Huy ền chỉ tôi xem một dụng cụ để ngoài sân, trông từa tựa như chiếc cần cẩu. Huy ền tiếp: “Em phải câu ảnh từ giường qua ghế ngồi”. Tôi thắc mắc: “Sức Huy ền sao làm nổi?”. Huy ền giải thích: “Em xoay người ảnh dựa lưng lên, phủ lên người ảnh cái áo đặc biệt này”. Huy ền đưa tôi xem chiếc áo chằng chịt những dây, “xong móc một đầu cần cẩu vào chỗ đây, rồi bơm cái thanh sắt này, thì cần cẩu sẽ kéo ảnh lên cao, rồi sau đó em thả tay từ từ để cần cẩu hạ ảnh xuống ghế ngồi”.



Linh tiếp: “Lần đầu tiên khi bị câu như vầy, em khóc nức nở. Vừa buồn, vừa tủi, vừa nhục, cái cảm giác như mình là một con thú khiến em chỉ muốn được chết mà thôi. Em ráng cắn chặt môi mà nước mắt từ đâu cứ tự động lăn dài. Là người, ai cũng ráng bám víu để mà sống, dù cuộc đời có bất hạnh đến đâu. Chỉ riêng em, thì em lại cầu mong được chết”.



* Cái đau của bệnh nhân



Huyền đang nói thì bỗng dưng tay chân Linh co giật liên hồi. Tôi hơi sợ, vì lần đầu tiên nhìn thấy, nhưng Huy ền bình tĩnh bước tới vịn tay chồng, như muốn truyền thêm can đảm cho anh đang trong cơn đau đớn. Linh cất tiếng: “Đau lắm. Một ngày tay chân giựt như vậy không biết bao nhiêu lần, em không sao làm chủ được. Bất lực!”. Linh thở dài tuyệt vọng: “Nhiều lúc em chỉ ước mình được chết cho xong...”.

Huyền lại tiếp: “Sáng nào em cũng phải nhét vô hậu môn ảnh một viên thuốc để giúp làm mềm phân. Rồi chừng vài tiếng đồng hồ sau thì thọt ngón tay trỏ vào, ngoáy vài vòng cho phân mềm đều, rồi móc ra đem đổ. Hôi thúi mấy em cũng chịu. Mà chưa hết đâu, ảnh không đi tiểu được, nên một ngày chừng hai, ba lần, em phải dùng que thọt giúp ảnh”.



Thấy tôi có vẻ không hiểu, Huyền đưa tôi xem một bộ dụng cụ đặc biệt. Cô giảng giải: “Em lấy cái ống này nè” - Huy ền giơ lên một ống dài rỗng như cây hút (sinh tố) vậy, “đâm vô đầu bộ phận sinh dục, đẩy từ từ cho đến khi nào ống đụng bọng đái, khi đó em ấn thêm nữa thì nước tiểu xịt ra theo đường ống, vô túi nylon này, em gói lại mang đi đổ”. Linh tiếp lời vợ: “Đau kinh khủng, mỗi lần phải đi tiểu, đi tiêu là cực hình với em. Tù nhân có bị tra tấn cũng đến vậy là cùng. Lần nào em cũng cắn răng chịu trận, mà ngày ba bốn cữ như vậy, chịu không nổi nữa, khổ lắm”.



* Nỗi khổ của người chăm sóc



Huyền nói: “Mà chưa phải hết đâu, có những lúc cơ thể anh Linh lại tự đại tiện một mình, không sao biết trước được. Ban ngày ảnh mang tả, tối lạnh thì mặc quần. Có lúc ảnh đang nằm bỗng dưng cứt xịt ra ướt tèm nhẹp hết quần, dính cả lên giường. Thời gian đầu em còn cho ảnh mặc quần, mỗi lần vậy là em quăng luôn cái quần, nhưng rồi tiền đâu mà mua quần xoành xoạch, nên em đành phải mang quần ra giặt tay, rồi phơi lên cho mau khô. Tủi thân lắm, cứ giặt quần là em nhớ Má, cả đời em chưa một lần giặt đồ cho Má, bây giờ thì mỗi ngày giặt quần cứt cho chồng, vậy mà không dám than, không dám khóc, sợ ảnh buồn. Nghĩ lại mà thương Má em. Bà cứ an ủi, động viên em. Chưa bao giờ Má bảo em bỏ cuộc. Má hay nói: ‘Đã là vợ chồng, sướng khổ có nhau, còn nước còn tát, hai con đừng tuyệt vọng’”.



Rồi Huyền khóc: “Năm ngoái Má em mất vì bệnh ung thư. Trước khi ra đi, Má nắm tay em căn dặn, ‘Má đi trước nhe hai con. Con ráng mà lo cho thằng Linh . Má ra đi vì căn bệnh nan y, nhưng vẫn còn sướng hơn nó, thôi vợ chồng con ở lại ráng đùm bọc lẫn nhau’. Chỉ có Má là người hiểu nỗi khổ của em nhất”.

Huyền lại nói: “Gần bốn năm nay, chưa đêm nào em ngủ được một giấc đầy. Cứ hai, ba tiếng là thức dậy, chạy qua phòng xoay người ảnh. Có lúc mệt quá, em ngủ vùi, không nghe tiếng ảnh gọi em qua vì đau quá. Chị nhìn mắt em nè, lúc nào cũng sưng húp, quầng thâm, em chỉ sợ một ngày nào đó thì sẽ bị mù luôn. Bao nhiêu ngày tháng nuôi chồng, là bấy nhiêu đêm nước mắt chung tình em rơi”.



* Nguyện cầu



Huyền chỉ tôi xem tờ giấy “Cảm tạ công đức” treo trên tường, và nói: “Tụi em đâu giàu có gì, vậy mà hễ có ai về Việt Nam là em ráng dồn hết tiền đang có nhờ họ đem về cúng chùa. Mà em ghi tên ảnh không hà, mong ảnh được phước mà mau hết khổ. Nhiều lúc chỉ cúng dường có 1, 2 đồng, em cũng khấn cầu có phép lạ nào giúp chồng bớt khổ, chứ nhìn ảnh đau đớn mỗi ngày, em không chịu nổi nữa.



Đã hơn ba năm rồi, nhiều lúc khổ quá em muốn quăng bỏ hết mọi thứ, tự tử cho xong, nhưng nhìn bé Tiến lại thương. Gần bốn tuổi, nó nào được đến trường, cứ quanh quẩn ở nhà vì nếu đi học thì ai chở đi ai đón về, em phải túc trực bên chồng 24 trên 24. Ai cũng bảo đó là nghiệp của em và của ảnh, chính vì vậy mà nghèo đói cách mấy tụi em cũng ráng giúp làm từ thiện chỉ mong mau hết nghiệp. Ai chỉ gì tụi em cũng làm, tụng kinh Dược Sư, Chú Đại Bi, niệm Phật. Nhưng giờ thì...”. Huyền im lặng. Chừng một phút sau, cô nói tiếp với giọng yếu ớt hẳn đi: “Mỏi mệt, tuyệt vọng và chỉ muốn buông xuôi. Đúng thật đời là bể khổ...”.

tiếp theo ở :  http://huongdaoonline.com.au/chuyen-/63-bai-vit-/7112-vn-co-em-ben-i-?start=2




























0 comments:

Post a Comment