Tuesday, July 12, 2011

VI TRÙNG XOẮN HELICOBACTER PYLORI VÀ BỆNH LOÉT BAO TỬ VÀ RUỘT NON.

Bùi Xuân Dương, MD

Loét lở bao tử và ruột non (peptic ulcer diseases) là một trong những căn bệnh rất thông thường, mà chúng ta ai ai cũng có thể bị. Theo thống kê mới nhất, cứ trong 10 người sẽ có một người bị loét lở bao tử và ruột non. Trên nước Mỹ, người ta ước đoán sẽ có khoảng 500 đến 850 ngàn người sẽ bị loét lở bao tử và ruột non mỗi năm. Và như thế sẽ có khoảng 25 triệu công dân Hoa Kỳ bị đau bao tử một lúc nào đó trong đời sống của họ.
Nghề nghiệp và bệnh loét lở bao tử:
Từ trước đến giờ, người ta vẫn tưởng đời sống với nhiều ưu phiền, lo lắng, sợ sệt, giận tức (stress), sẽ dễ mang lại cho chúng ta những vết loét lở trên bao tử. Nhưng gần đây hơn, khi so sánh xác xuất bệnh nhân loét lở bao tử với nghề nghiệp của họ, người ta ngạc nhiên không ít khi không thấy một nghề nghiệp nào rõ rệt có thể gây ra loét lở bao tử một cách thường xuyên và chắc chắn. Người ta cũng nhận thấy, công ăn việc làm của chúng ta dù có trắc trở và khó khăn, phiền phức thế nào hoặc cách thức ăn uống, dù có “ẩu tả” đến đâu cũng không phải là một trong những điều kiện quan trọng đưa đến loét lở bao tử và ruột non.
Với sự khám phá về mối liên quan của vi trùng Helicobacter pylori với những bệnh loét lở bao tử, người ta đã có thể giải thích những trường hợp khó hiểu kể trên.
Helicobacter pylori là gì?
Vi trùng xoắn Helicobacter pylori đã được tìm thấy trong bao tử nhiều năm về trước, nhưng mãi sau này, người ta mới nhận ra đây là nguyên nhân chính đưa đến loét bao tử và ruột non.
Người ta ước đoán nguyên nhân chính của hơn 90% bệnh nhân loét lở ruột non (duodenal ulcer) và 80% bệnh nhân loét lở bao tử (gastric ulcer) là do vi trùng Helicobacter pylori gây ra.


Vi trùng này có thân hình dài và xoắn tròn với những cái “đuôi” để di chuyển. Chúng có khả năng hóa giải chất acid, nên tiếp tục tăng trưởng một cách tương đối nhanh chóng trong một môi trường với cường độ acid rất cao (như trong bao tử). Khi xâm nhập vào cơ thể chúng ta, vi trùng Helicobacter pylori tấn công các tế bào bao tử và ruột non, gây tổn thương bằng một số phương thức khác nhau, nhưng quan trọng nhất là tác hại của các chất men bài tiết từ các loại vi trùng này. Lớp nhầy bảo vệ bao tử cũng bị tàn phá, nên chất acid trong bao tử có dịp tấn công và tàn phá tế bào bao tử một cách trực tiếp. Đây cũng là lý do, tại sao người bị nhiễm trùng Helicobacter pylori sẽ dễ bị loét lở bao tử hơn nếu họ đang uống thuốc đau nhức như Ibuprofen, Indocin, Aspirin v.v.
Một trong những đặc điểm chính của vi trùng Helicobacter pylori là khả năng hóa giải chất Urea bằng chất enzyme Urease. Sự hiện diện của chất enzyme đặc biệt này trong cơ thể là một trong những dấu hiệu cho biết bệnh nhân đang bị nhiễm trùng bởi vi trùng này.
Bệnh lây như thế nào?
Bệnh lây từ người này sang người khác bằng thức ăn và nước uống nhiễm trùng, nhất là ở những nơi đông dân cư. Đa số các bệnh nhân bị nhiễm trùng trong những năm thơ ấu, thông thường trước khi lên 5 hoặc lên 6. Vì một lý do chưa được rõ, người lớn ít bị lây hơn, ngay cả trong những liên quan mật thiết của đời sống vợ chồng. Một khi chữa lành bệnh, bệnh hiếm khi tái phát trở lại.
Một khi xâm nhập vào cơ thể, vi trùng Helicobacter pylori sẽ gây ra viêm bao tử mãn tính (chronic gastritis) nhưng chỉ một thiểu số bệnh nhân rất nhỏ mới có một vài triệu chứng điển hình của đau bao tử. Đa số những bệnh nhân khác vẫn tiếp tục sống một đời sống bình thường và khỏe mạnh, mặc dầu bao tử vẫn bị viêm.
Mặt khác, trong một số bệnh nhân kém may mắn, vi trùng có thể đưa đến viêm bao tử kinh niên, rồi từ đó gây ra loét lở (ulcer) và ung thư (cancer). Người ta ước đoán, gần 1% những bệnh nhân nhiễm trùng Helicobacter pylori từ năm này qua tháng nọ, sẽ bị ung thư bao tử, thông thường là do vài tiểu loại đặc biệt với những DNA đổi dạng (mutation). Ngày nay, Helicobacter pylori đã trở thành vi trùng đầu tiên được công nhận một cách chính thức là có thể gây ra bệnh ung thư bao tử, nhất là ở các bệnh nhân mang đặc tính di truyền Interleukin-1B và IL-1 receptor antagonist. Nói một cách khác, bệnh nhân với 2 đặc tính di truyền kể trên sẽ dễ bị ung thư bao tử hơn. Hy vọng trong một tương lai gần đây, người ta có thể nhờ vào khám phá kể trên, truy tầm ra những bệnh nhân có khuynh hướng dễ bị ung thư bao tử bằng một vài cuộc thử máu dễ dàng.

Cách định bệnh và chữa trị:

Không phải ai đau bụng cũng bị loét lở bao tử. Và không phải ai loét lở bao tử cũng bị nhiễm vi trùng Helicobacter pylori (xin đọc bài “Bệnh Đau Bao Tử”). Tuy nhiên, người bị loét lở bao tử, nên biết mình có bị nhiễm Helicobacter pylori hay không.
Nhiều phương thức khác nhau để định bệnh:
1) Thử máu: Đây là một phuơng pháp dễ dàng nhất và cũng rẻ tiền nhất. Trong phương pháp này, người ta tìm kiếm chất đề kháng Helicobacter pylori IgG trong máu của bệnh nhân. Chất đề kháng này sẽ dương tính, nếu bệnh nhân đã tiếp xúc với vi trùng Helicobacter pylori trong quá khứ. Kết quả của test này sẽ tiếp tục dương tính trong nhiều năm, ngay cả khi vi trùng Helicobacter pylori đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Vì thế, đây không phải là một phương pháp chính xác.
2) Sinh thiết (biopsy) màng bao tử: Trong lúc soi bao tử, một ít tế bào được gắp ra để thử nghiệm trực tiếp dưới kính hiển vi. hoặc dùng để cấy vào một chất thạch đặc biệt. Nếu bao tử bị nhiễm trùng, vi trùng sẽ được nhận diện một cách rõ ràng dưới kính hiển vi. Mặt khác, dựa vào khả năng độc nhất vô nhị của vi trùng Helicobacter pylori trong việc biến đổi chất urea bằng chất enzyme urease, người ta cấy một ít tế bào của màng bao tử vào một chất thạch đặc biệt. Với sự hiện diện của chất enzyme này, mầu của chất thạch sẽ bị biến đổi một cách nhanh chóng. (Clo-Test). Cho đến nay, đây là 2 phương pháp chính xác nhất, nhưng cũng mắc tiền nhất.
3) Thử hơi thở (breath test): Trong phương pháp này, bệnh nhân sẽ uống một ít chất 14C-urea. Chất urea này sẽ bị vi trùng Helicobacter pylori tàn phá, và chất 14C sẽ theo hơi thở đi ra ngoài dưới dạng của tháng khí 14CO2. Phương pháp này rất chính xác nhưng tương đối mới, nên chưa được ứng dụng một cách rộng rãi.
4) Thử phân: Đây cũng là một phương pháp mới. Trong phương pháp này người ta đo chất kháng nguyên trong phân của bệnh nhân, với danh từ y khoa là Helicobacter pylori Stool Antigen (HpSA) test. Đây là phương pháp khá chính xác, nhưng vì quá mới nên chưa được phổ biến.
Cách chữa bệnh Helicobacter pylori:
Vi trùng có thể được chữa trị bằng một ít thuốc trụ sinh trong vòng một đến hai tuần. Tùy theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi bệnh nhân cũng như tùy theo sở thích của mỗi bác sỹ, bệnh nhân có thể phải uống nhiều loại thuốc khác nhau trong vòng 5 đến 14 ngày. 95% bệnh nhân chữa trị bằng những thuốc trụ sinh kể trên sẽ hoàn toàn hết bệnh. Bệnh hiếm khi nào tái phát trở lại.

Tóm lại, tuy thức ăn chua cay, cũng như đời sống với nhiều khổ đau có thể gây ra những triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, ợ chua, chậm tiêu, khó chịu v.v, nguyên nhân chính đưa đến loét lở bao tử vẫn là vi trùng Helicobacter pylori. Vì thế, ngày nay, đa số bệnh nhân loét lở bao tử có thể trị tuyệt bệnh một cách tương đối dễ dàng, người bệnh không cần phải kiêng cữ trong vấn đề ăn uống cũng như thay đổi đời sống và công ăn việc để làm “thích ứng” với căn bệnh của mình. Đây là một bước tiến đáng kể trong việc triệu chữa trị bệnh đau bao tử.



Để biết thêm chi tiết về vi trùng Helicobacter pylori, quý vị có thể vào những trang Webs sau đây:



1)http://www.helico.com/

2)http://www.glaxowellcome.ch/gw/fr/public/background_hp.html

3)http://www.mayo.edu/mcj/gastro/hp.html



Bác sĩ Bùi Xuân Dương tốt nghiệp bác sĩ y-khoa tại University of Bern, Thụy Sĩ (Switzerland), tốt nghiệp chuyên khoa nội thương (Internal Medicine) và chuyên khoa hệ thống tiêu hóa và gan (Gastroenterology & Hepatology) tại St. Louis University, Missouri. Địa chỉ phòng mạch: 10301 Bolsa Ave., Suite 101, Westminster, CA. Email.: DuongBuiMD@gmail.com. Số điện thoại: (714) 531-3535
http://www.duongbuimd.org/contents/resources/articles.aspx?aid=4

 Nhìn hình những con vi trùng này mới thấy Đức Phật đã thấy và nói rất đúng từ lâu lắm rồi ,giờ khoa học phát triển mới nhìn thấy .....Trong kinh Phật nói : thân này chứa toàn là vi trùng và là miếng mồi rất ngon cho những con vi trùng bám lấy .....cho nên những vị tu chứng qủa đa số là muốn bỏ thân này liền(nếu khg vì lòng từ bi độ chúng sanh ) vì họ đã nhìn thấy toàn là vi trùng trong thân này....vậy mà mình vô minh thấy thân này thật là qúy giá lắm ,ai đụng đến chút xíu là khg được à nha.....

Monday, July 11, 2011

Trở ngại là chướng duyên hay thắng duyên _ HT Thích Thanh Từ giảng

http://thuongchieu.net/index.php?option=com_content&view=article&id=1792:tr-ngi-la-chng-duyen-hay-thng-duyen&catid=21:-ht-thich-thanh-t&Itemid=340

_ Mắc cười HT giảng mình mua chim về phóng sanh ,vì bận bịu việc gì đó tới chiều mới thả được ,làm hại mấy con chim trong lòng chết lên,chết xuống.....mua chim phóng sanh là phải thả liền đó là thể hiện lòng từ bi thương chúng sanh,thấy chúng sắp chết ,bị đau khổ mình thả chúng đi ...