THỨ HAI, 04 THÁNG 4 2011 13:32
Hôm nay, tôi có duyên đến thăm chùa Việt Nam và thuyết pháp cho quí Phật tử nơi đây, tôi rất vui. Đối với chúng tôi người Phật tử Việt Nam đến đâu cũng còn chất Việt Nam, nên ngôi chùa này được đặt tên là chùa Việt Nam. Người Việt Nam chúng ta đi đến đâu, ở xứ nào, cũng còn gốc rễ quê nhà, đó là điều đáng mừng. Đề tài tôi giảng hôm nay là Phước tuệ đồng tu.
Kinh chữ Hán thường nói “Phước tuệ song tu” hay “Định tuệ song tu”. Ở đây tôi nói phước tuệ song tu. Phước là gì, tuệ là gì mà song tu? Trong kinh hay dẫn người tu đủ phước, đủ tuệ như chim đủ hai cánh. Nếu chim mất đi một cánh thì không thể bay được. Cũng vậy người tu có tuệ mà không phước cũng không được, có phước mà thiếu tuệ cũng không được. Vì vậy phước tuệ phải đồng tu. Người tu nào đủ hai phần đó thì việc tu mới đạt kết quả tốt. Cho nên nói: “Phước tuệ lưỡng toàn phương tác Phật”, tức là phước tuệ đầy đủ thì mới có thể thành Phật. Đó là điều căn bản trên đường tu hành.
Phước từ đâu có? Làm sao có phước? Tuệ từ đâu ra? Làm sao có tuệ? Trả lời được hai câu hỏi này, chúng ta sẽ thấu suốt được đề tài giảng hôm nay. Phật tử nói đi làm phước thì có phước, nhưng động cơ để chúng ta làm phước là gì? Là lòng từ bi. Người có tâm từ bi thấy ai khổ thì giúp đỡ nên có phước. Trong kinh thường dạy do lòng từ bi nên tu hạnh bố thí.
Bố thí chia làm ba phần: bố thí tài, bố thí pháp và bố thí vô úy. Ba phần bố thí này phát xuất từ lòng từ bi. Hiện giờ Phật tử thường bố thí phần tài, nhưng nếu không có tiền làm sao bố thí? Phật dạy bố thí tài có hai: một là nội tài, hai là ngoại tài. Hiểu cho tường tận thì việc bố thí không bỏ sót người nào hết, ai cũng bố thí được. Người có tiền của thấy kẻ nghèo đói, chia sớt tiền của cho họ, đó là bố thí ngoại tài. Nếu ta nghèo không có tiền của, thấy người gặp khổ nạn, chúng ta ra tay lấy sức mình giúp họ bớt khổ bớt nạn, đó là bố thí nội tài. Ví dụ Phật tử đi đường thấy một cây đinh, chúng ta lượm quăng đi để người khác không giẫm lên. Hoặc gặp mấy cụ già qua đường khó khăn, chúng ta dìu mấy cụ đi qua yên ổn, đó là bố thí nội tài.
Như vậy ở thế gian này, không ai không làm việc bố thí được, chỉ thiếu lòng từ bi mới không làm việc bố thí. Trên đường tu bước đầu chúng ta phải khởi tâm từ bi. Từ là ban vui, bi là cứu khổ. Đem vui cứu khổ cho người, cho vật gọi là tâm từ bi. Hành động bố thí bằng nội tài, ngoại tài là những hình ảnh cụ thể làm cho người bớt khổ. Muốn tự thân đầy đủ công đức, trước hết chúng ta phải có tâm từ bi mạnh mẽ. Đó là tâm từ bi ban đầu, còn có tâm từ bi sâu thẳm hơn nữa, tôi sẽ nói sau.
Bố thí pháp là sao? Giảng pháp như quí thầy là bố thí pháp phải không? Cũng phải, nhưng không hẳn chỉ có quí thầy mới bố thí pháp được. Quí thầy giảng dạy cho Phật tử nghe hiểu Phật pháp, ứng dụng tu hành, làm tiêu bớt những đau khổ, đó là bố thí pháp. Khi Phật tử thấm nhuần đạo lý rồi, gặp bạn hoặc người thân đang đau khổ, chúng ta đem pháp giảng cho họ nghe. Họ nghe hiểu thấm rồi, không có buồn khổ nữa, đó là bố thí pháp. Dù xuất gia hay tại gia, ai khéo tu khéo ứng dụng pháp đều có thể bố thí pháp được. Nhưng chư Tăng Ni có trách nhiệm lớn lao và chủ yếu hơn. Vì Tăng Ni là những người đã thảnh thơi, không bận việc gia đình, tu học dễ dàng, do đó kết quả tu tập cũng tốt, Phật tử nghe Tăng Ni nói dễ tin, dễ hiểu hơn. Quí Phật tử tại gia bận việc này, việc nọ, nên thời gian tu ít, nghiên cứu Phật pháp không nhiều, nếu bố thí pháp người khác hơi khó tin một chút hoặc tin ít ít thôi. Trừ người thân của mình gặp hoàn cảnh trắc trở khó khăn, ta dùng Phật pháp an ủi, họ nghe dần dần sẽ thức tỉnh, đó là một vài trường hợp riêng. Đa số Phật tử đều trong cậy vào chư Tăng Ni bố thí pháp.
Như vậy bố thí pháp là đem chánh pháp của Phật, nói cho Phật tử hiểu. Phật tử hiểu rồi sẽ bớt buồn giảm khổ. Như vị nào đang gặp hoàn cảnh buồn khổ, có một thầy cô tới giảng đạo giải thích cho vị đó hiểu Khổ đế của Phật dạy, hoặc giải thích lý nhân duyên v.v… quí vị nghe thấm, ngay đó cũng giảm bớt buồn khổ trong lòng. Đó là bố thí pháp để cứu khổ chúng sanh. Sâu nữa thì bố thí pháp giúp cho Phật tử tu, giải hết tất cả duyên nghiệp cũ để được giải thoát sanh tử.
Kế đến là bố thí vô úy. Vô úy là không sợ. Làm sao bố thí không sợ? Quí Phật tử có ai không sợ không? Không sợ cái này cũng sợ cái khác, lúc nào cũng có cái sợ trong lòng. Ví dụ có Phật tử sợ ma quá, tối không dám ngủ một mình. Bây giờ muốn cho người đó hết sợ phải làm sao? Với người sợ ma, ta phải dẫn kinh giải thích cho họ hiểu, Phật dạy trong lục đạo luân hồi thì ma ở hàng thấp thứ hai. Thấp nhất là địa ngục, thấp thứ ba là súc sanh. Chúng ta là người tức cao hơn ma quỉ, chúng sẽ không dám làm gì mình. Chỉ vì tưởng tượng nên ta sợ thôi, nếu đừng tưởng tượng nữa sẽ hết sợ ngay. Bọn chúng thấp hơn tại sao ta lại sợ chúng? Sợ cái cao hơn mình, chớ ai sợ cái thấp hơn mình. Như vậy sợ ma quỉ đâu có lý. Quỉ đói khổ đau nhờ loài người cho ăn nó bớt khổ, trở ngược lại, con người đi sợ ma quỉ, thật là chuyện vô lý. Nói cho họ hiểu như thế rồi, họ sẽ bớt sợ. Đó là bố thí vô úy.
Người ta hay nói ma nhát mà không biết có nhát thật không? Tôi hồi nhỏ có biết anh đó lớn hơn tôi năm bảy tuổi, anh hay đi chơi đêm lắm. Nghe nhiều người đồn khu vườn cạnh đường, đi ngang thấy ma đeo trên cây mù u, xõa tóc xuống rất dễ sợ. Vì vậy ai đi ngang đó cũng sợ quá chừng. Hôm nọ anh đi chơi một mình về khuya thấy ở đằng xa có cái gì trắng trắng đánh đùng đưa đùng đưa, kế thấy tóc xõa. Anh nghĩ kỳ này mình gặp ma rồi. Liều chết anh cầm cây gậy to xông tới đập cái chát, coi lại là tàu cau. Vậy là anh khám phá ra con ma này rồi, ma tàu cau.
Chúng ta có bệnh sợ ma, nghe cái soạt cho là ma, cứ chạy la toáng lên theo trí tưởng tượng của mình. Người này truyền cái sợ cho người kia, từ đó thiên hạ đồn tùm lum về ma. Thật ra ma làm sao dám nhát mình, nó sợ mình vì mình có phước hơn nó mà. Cho nên biết ma không đáng sợ. Hiểu điều đó rồi chúng ta bớt sợ ma tức là bớt một cái sợ.
Con người còn nhiều cái sợ lắm, ở đây tôi chỉ nêu một hai sự việc điển hình thôi. Như có kẻ sợ người ta không thương mình, cứ lo người ta không thương mình hoài. Trên lý công bằng mà nói người ta thương mình thì mình thương lại, người ta không thương mình thì mình khỏi thương lại, có gì phải sợ! Vậy mà rất nhiều người không ngớt lo sợ về điều này. Từ sợ nên tìm đủ cách như coi bói, xin xăm… để xem người ta có thương mình không? Chuyện quá đơn giản, đâu có gì phải khổ như vậy. Ai thương mình đàng hoàng đúng đắn thì thương lại, không thương thì mình khỏi thương lại, thảnh thơi nhẹ nhàng, còn sướng nữa à. Thế gian con người tự làm khổ mình một cách vô ích.
Kế đến có một cái sợ chung cho tất cả mọi người, đó là sợ chết. Làm sao để buông được cái sợ chết. Trước hết, chúng ta phải tự đặt câu hỏi trên đời này có ai khỏi chết không? Cái chết là chung cho tất cả, chỉ kẻ trước người sau thôi. Một sự thật hiển nhiên ai cũng phải chịu, thì sợ có khỏi được đâu. Nếu sợ mà khỏi chúng ta cũng nên sợ. Sợ không khỏi mà vẫn cứ sợ, đó là dại khờ. Sợ chết, ngồi đó rên rỉ nhìn thấy cái chết đến thì khổ sở biết chừng nào!
Bây giờ muốn không sợ chết chúng ta phải làm sao? Lấy cái gì chống với cái chết? Đó là vấn đề then chốt mà đức Phật ngày xưa đã đi tìm. Đức Phật có khỏi chết không? Không khỏi. Nhiều người nói Phật tu cũng chết, mình không tu cũng chết, vậy tu làm chi? Mới nghe cũng có lý nhưng sự thật không phải vậy. Phật tu cũng chết, song khi chết Ngài tự tại, không sợ sệt, không lo buồn. Còn chúng ta không tu tới khi chết kinh hoàng hoảng hốt, không biết thân phận mình sẽ ra sao? Từ sự hoảng hốt ấy, mình không biết đường nào mà đi.
Cho nên tu là chọn con đường đi. Phật dạy rõ ai giữ tròn năm giới, tu Nhân thừa Phật giáo là lên chiếc xe người để đi đến cõi người. Tu Thập thiện tức Thiên thừa Phật giáo là lên chiếc xe trời để đi tới cõi Trời. Tu Thanh văn thừa, Duyên giác thừa, Bồ-tát thừa là đi những cỗ xe Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát để đi tới những cảnh giới tương ưng.
Trong phạm vi bài giảng này, tôi chỉ nói hai cõi là Nhân thừa và Thiên thừa. Quí Phật tử đang tu về Nhân thừa Phật giáo. Nếu tu chín chắn kỹ lưỡng, khi nhắm mắt quí vị trở lại làm người không nghi ngờ gì hết. Tại sao? Vì trên lý nhân quả Phật dạy người nào hiện tại giữ được năm giới trọn vẹn, nhắm mắt nhất định sẽ được làm người. Vì giữ giới không giết hại người, đời sau tuổi thọ dài. Giữ giới không trộm cướp đời sau có của nhiều. Giữ giới không tà dâm đời sau xinh đẹp. Giữ giới không nói dối đời sau nói năng lưu loát, nói ra ai cũng quí cũng tin. Giữ giới không uống rượu mạnh, uống say, không hút á phiện, xì ke ma túy, đời sau sanh ra trí tuệ minh mẫn.
Ngay trong hiện đời ai giữ tròn năm giới, quí vị có quí không? Người đó đủ nhân cách làm người không? Hiện tại chúng ta giữ năm giới là bảo vệ nhân cách làm người tròn đủ, khi nhắm mắt sẽ trở lại làm người, không nghi ngờ chút nào hết. Phật tử chỉ cần tu năm giới cho tròn, trước khi nhắm mắt có ai hỏi anh hay chị sau khi chết đi đâu, quí vị nói sẽ trở lại làm người. Chiếc xe này cũ hư đổi lại chiếc xe mới tốt hơn, có gì đâu phải buồn, ra đi thảnh thơi tự tại. Như vậy là biết chọn đường đi.
Còn kẻ lang bang gặp gì làm nấy, phải cũng được, quấy cũng được, khi nhắm mắt đi đâu khó định được, tùy theo nghiệp nặng nhẹ mà sanh vào các cõi. Chúng ta tu là để cho đời này mình là một con người tốt đối với gia đình, xã hội, đồng thời chuẩn bị cho đời sau, nhắm mắt trở lại làm người tốt hơn. Đó là chọn con đường làm người. Biết chắc mình sẽ được sanh làm người là bớt lo sợ rồi.
Tiến lên một bậc nữa là tu Thập thiện, khi nhắm mắt sẽ được sanh lên cõi trời. Tuy Phật dạy tu Thập thiện được sanh lên cõi trời, nhưng Ngài không muốn chúng ta lên cõi trời mà nên ở cõi người. Tại sao? Vì lên cõi trời muốn gì được nấy, thỏa thích quá, ăn chơi mãi hết phước tuột xuống trở lại. Lên rồi xuống, lên rồi xuống, rốt cuộc chẳng đi tới đâu. Cõi người tuy có lúc vui, lúc khổ, khổ vui xen lẫn nhau, nhờ thế cảnh tỉnh được, đánh thức chúng ta. Khi vui quá lo ăn chơi, đến chừng gặp tai nạn hoặc thất bại gì đó, ta buồn mới thức tỉnh. Như vậy có vui, có khổ là cảnh dễ tu nhất. Do đó Phật bảo phải ngay nơi cõi người mà tỉnh tu, đừng nói lên cõi trời mới tu được.
Chuẩn bị được lối đi thì chúng ta bớt sợ chết, vì mình có đường rồi. Không biết chuẩn bị lối đi, đến đó chúng ta bàng hoàng, sợ hãi, rất khổ. Cho nên tu là khôn hay dại? Ai biết chuẩn bị cho mình con đường mai sau thì đâu phải dại. Người ta cứ ngỡ tu là thiệt thòi, khờ dại, sự thật không phải vậy. Tu là chuẩn bị kỹ càng cho mình một đời sống tốt đẹp trong hiện tại và mai sau. Ở thế gian này, nếu ai muốn gì được nấy, người đó sống dai không? Chắc không dai đâu, vì muốn ăn món này có món này, muốn ăn món kia có món kia, riết rồi phì ra. Muốn thụ hưởng tài sắc đều có hết, riết rồi sanh bệnh. Càng được nhiều càng tiêu giảm sức lực, chớ có lợi ích gì! Đừng nghĩ thỏa mãn tất cả dục lạc thế gian là sống dai. Người biết hạn chế, biết cần kiệm mới sống dai. Đó là lẽ thật.
Trong kinh A-hàm, Phật dạy những người sắp chết, nhìn thấy gương mặt họ liền biết đi đường lành hay đường dữ. Nếu ai sắp chết mặt mày sợ hãi, người đó sẽ đi đường dữ. Ngược lại, ai sắp chết mà vui cười sẽ đi đường lành. Tại sao? Vì khi sắp chết do nghiệp ác chiêu cảm, những cảnh ác đến khiến người ấy kinh hãi, lo sợ. Hồi trước hại ai, tới giờ sắp chết thấy kẻ kia tới hại lại, thần thức hoảng hốt chạy tuốt xuống địa ngục. Nếu người lành, khi gần nhắm mắt do nghiệp lành chiêu cảm thấy bạn bè, thân quyến tới đón chào lúc đó vui vẻ, không sợ gì hết nên gương mặt vui tươi.
Tất cả chúng ta ra đi đều theo nghiệp lành hay dữ mà hiện tướng khổ, tướng vui. Vậy thì dại gì chúng ta không tạo duyên tốt, nghiệp lành để ngày mai ra đi thảnh thơi. Bây giờ dù người khôn ngoan mấy, làm ăn giỏi mấy, giàu có cỡ nào, nhưng đến khi chết những thứ ấy còn không? Thở khì ra không hít lại, tất cả đều buông tay không còn gì hết. Lúc đó chỉ có nghiệp lành giúp mình đến cảnh lành thôi.
Cho nên, người khéo nhận định, khéo suy gẫm sẽ chuẩn bị ngay khi còn sống, tạo duyên tốt cho mình lúc nhắm mắt. Mấy chục năm lo cho thân này, tới cuối cùng nó ra đi hoàn toàn trắng tay, có phí không? Chi bằng ta vừa lo cho cuộc sống, vừa chuẩn bị cho cái chết, thì phút ra đi được an lành. Như vậy có tốt không? Vì vậy tu hành là chuyện thiết thực, chớ không phải chuyện bâng quơ, rỗng không. Tu là một lẽ thật thiết yếu cho chúng ta. Người nào khéo tu ngày chết không sợ, người không khéo tu cứ nơm nớp sợ chết. Sợ cũng vẫn chết như thường. Cho nên gần tắt thở can đảm nhìn bà con cười, chào ra đi. Chớ khổ than khóc lóc có lợi gì đâu. Chỉ dẫn để mọi người biết lối đi cho ngày mai, nhắm mắt không sợ cũng là bố thí vô úy.
Như vậy do lòng từ bi, chúng ta tu ba hạnh bố thí: bố thí tài, bố thí pháp và bố thí vô úy. Tùy căn cơ, tùy trường hợp, tùy hoàn cảnh, chúng ta dùng ba thứ ấy bố thí cho mọi người chung quanh. Tu bố thí như thế rất công bằng, giàu nghèo đều có thể làm được hết. Phật tử muốn có phước thì phải bố thí. Do bố thí phước tăng trưởng, phước tăng trưởng lòng từ bi càng tăng trưởng. Nên biết từ bi là nhân tạo các phước lành. Đó là trường hợp thứ nhất.
Trường hợp thứ hai, từ bi cũng là việc làm đưa người tới giải thoát sanh tử. Ba phần bố thí trên tuy có cứu người, nhưng chưa đưa chúng sanh tới chỗ chấm dứt hoàn toàn khổ đau. Chỉ làm sao cứu cho người ta thoát khỏi đường mê, đến được bờ giác, đó là cách duy nhất cứu chúng sanh thoát ly sanh tử. Phật nói: “Cái khổ ở địa ngục chưa phải là khổ. Cái khổ đói khát của quỉ đói cũng chưa phải là khổ. Làm loài súc sanh kéo xe kéo cày cũng chưa phải là khổ. Si mê không biết lối đi mới thật là khổ.”
Trọng tâm của đạo Phật là chỉ cho chúng ta si mê là nguồn gốc của đau khổ. Cho nên muốn hết khổ phải bứng tận gốc si mê. Vì si mê nên chúng ta tạo nghiệp, nghiệp này chưa hết tạo nghiệp khác, như vậy mãi mãi đi trong luân hồi không có ngày cùng. Nếu thức tỉnh chúng ta dừng được nghiệp, thì có ngày giải thoát sanh tử. Đó mới thật là hết khổ. Vì thế nhà Phật lấy giác ngộ để độ chúng sanh, làm sao cho mọi người đều tỉnh, đều giác thì mới hết khổ. Còn giúp nhau trong sự mê muội, hết khổ này sang khổ khác, không bao giờ hết khổ. Ý nghĩa cứu khổ sâu thẳm nhất, là cứu cho mình và tất cả chúng sanh hết si mê.
Hiện giờ chúng ta có si mê không? - Có. Vậy mà ra đường ai chỉ mặt nói chị này si mê quá, quí vị giận liền. Dám nhận mình si mê, mà người ta nói si mê lại giận. Như vậy nhận si mê đó là gượng nhận thôi, chớ chưa thật tâm biết mình si mê. Cho nên người tu phải can đảm lên. Chúng ta nhận mình si mê là si mê cái gì? Tiền tài danh lợi… mới là ngọn thôi, chưa phải gốc. Gốc si mê là tham, sân, si. Cũng chưa phải nữa. Còn cái gốc sâu hơn, nhưng nói nghe rất đơn giản, đó là thấy thân này thật.
Bởi thấy thân này thật mới tham tài, tham sắc. Từ thấy thân thật mới có sân hận, tham lam. Nếu xét thấy thân này không thật, rõ ràng sẽ bớt tham. Thân không thật tham cái gì? Biết thân không thật đó là trí tuệ. Do trí tuệ nên phá được si mê, hết si mê thì hết tham lam, hết tham lam thì hết nóng giận. Do si mê thấy thân này còn mãi nên nghe ai nói tới chết liền sợ. Phật nói mạng sống người bao lâu? Trong hơi thở.
Một hôm, Phật hỏi các thầy Tỳ-kheo, mạng người sống bao lâu? Các thầy có người nói một năm, người nói ba tháng, người nói một tuần, người nói trong bữa ăn v.v…, nhưng Phật đều bảo các thầy chưa thấy đạo. Đến khi một thầy Tỳ-kheo đứng lên nói “mạng người sống trong hơi thở”, Phật liền khen “ông đã thấy đạo”. Vậy đạo là gì? Là lẽ thật.
Con người không định được thời gian sống của mình, chỉ thở ra không hít vào là chết. Đó là lẽ thật. Vậy mà ai nói mạng sống của anh hay chị trong vòng ba tháng thì lo thôi là lo. Nói ba tháng là còn kéo dài nhiều, chớ Phật nói chỉ trong một hơi thở thôi. Bởi ngầm ẩn si mê tham sống nên vừa nghe ai nói “chết”, chúng ta cảm thấy bị xúc phạm và nổi nóng liền. Nếu chúc sống muôn năm, ta sẽ cười ngay, dù biết đó là chúc rỗng. Lời nói rỗng nhưng vuốt ve mình, ta cũng cười. Lời nói thật mà không đúng với sở thích, ta cũng giận.
Hiện giờ đa số chúng ta sống với sáng suốt hay si mê? - Si mê. Dám nói mình si mê thì mai kia ra chợ, ai nói chị ngu quá không thèm giận. Vì mình đã nhận si mê rồi, ngu si là chuyện thường. Chúng ta tu là phải sáng suốt, có sáng suốt mới buông xả tham, sân. Nếu không sáng suốt thì tham sân mãi mãi vây khốn chúng ta. Cho nên trong ba độc gốc là si. Phá được si thì phá được tham, sân. Sân thấy vậy chớ nó là ngọn, gốc si mới đáng sợ. Cho nên Phật nói si mê không biết lối đi là cái khổ đáng sợ nhất, tất cả nỗi khổ khác không đáng sợ bằng.
Đó là tôi nói đại cương về phần phước. Kế đến nói về tuệ.
Như trên nói phước tuệ song tu. Chúng ta tu Phật phải có trí tuệ, không thể tu một cách mơ màng được. Thế gian thường nói trí thức. Vậy trí thức với trí tuệ là một hay khác? Đó là một vấn đề quan trọng mà người Phật tử chúng ta cần phải nắm vững. Nhiều người tưởng trí tuệ giống như trí thức, thật ra hai cái khác nhau. Trí thức thuộc phần phân biệt, còn trí tuệ thuộc phần chân thật.
Trong nhà Phật chia trí tuệ làm ba: Văn, Tư, Tu. Văn là nghe hay học. Tư là nghe học rồi suy gẫm chín chắn, nhận định đúng mới tin, mới theo. Tu là tin rồi ứng dụng tu. Văn, Tư, Tu là Tam tuệ học. Ba tuệ học này còn trong sanh tử nên nói Hữu lậu. Trong nhà Phật còn có Tam vô lậu học là: Giới, Định, Tuệ. Do giữ giới kềm chế không cho tâm buông lung, chao đảo theo ngoại duyên, dần dần tâm được an định. Từ an định phát sanh trí tuệ. Đây là tuệ do định sanh, còn tuệ ở trên do học mà sanh.
Học những kiến thức ngoài đời gọi là trí thức, tức là gom nhặt sự hiểu biết của người này, người kia lại thành sự hiểu biết của mình. Nên người có hiểu biết rộng gọi là người trí thức. Trí tuệ trong nhà Phật không như thế. Học Phật là học pháp của Phật, đó là pháp giải thoát sanh tử, pháp chân thật không sanh diệt, muôn đời không dời đổi.
Người thế gian có trí thức rộng, suy gẫm và nói ra triết lý nào được nhiều người quí trọng thì xem như người đó tài giỏi. Tuy nhiên các triết lý chỉ ứng dụng được một thời gian thì bị lỗi thời. Vì vậy nhà triết học này đến nhà triết học khác nối nhau ra đời đổi thay luôn, con người học tới chừng nào mới hết các triết thuyết bên ngoài? Suốt đời cũng không hết. Song những triết lý đó có tối thượng, tột cùng không? Nó chỉ được một thời hoặc một giai đoạn nào thôi. Với hoàn cảnh ứng xử tiện lợi thích hợp thì lý thuyết đó đúng, khi qua thời đại khác không còn thích hợp nữa nó sẽ lỗi thời.
Như ngày xưa ai cũng quí trọng tôn thờ đức Khổng Tử. Triết thuyết thời đó phục vụ chế độ phong kiến, quân xử thần tử, thần bất tử bất trung, rồi tam tòng tứ đức, khuê môn bất xuất v.v… tất cả những điều đó hợp với quyền lực của vua, của cha mẹ hoặc của người chồng. Triết thuyết ấy hay trong thời đó, nhưng qua thời này không còn thích hợp nữa, nhất là ở xứ Mỹ. Quí cô bây giờ đi làm cả ngày, xuất cả ngày chớ không thể bất xuất như xưa. Điều này chúng ta thấy quá rõ ràng.
Ngày nay khoa học phát triển quá nhanh, đến như ngành vi tính, mới ra loại máy này hay, quí vị vừa làm quen xong, ít tháng ra cái khác mới hơn, vậy là máy trước lỗi thời. Chỉ trong vòng mấy tháng thôi mà đã thành lỗi thời, thế thì con người chạy theo chừng nào mới kịp, cứ tiếp nối mới mới mãi. Sở học không cùng và luôn thay đổi thì nó không phải là cái miên viễn của mình.
Còn giáo thuyết Phật nói ra là sự thật muôn đời, không phải chỉ để giải quyết tạm thời cho xã hội đương thời. Vì là sự thật muôn đời, nên chúng ta nghiên cứu Phật càng cao, càng sâu càng thích thú. Như trong kinh Kim Cang Phật dạy:
Nhất thiết hữu vi pháp,
Như mộng huyễn bào ảnh,
Như lộ, diệc như điện,
Ưng tác như thị quán.
Nghĩa là tất cả pháp có hình tướng, có sanh diệt đều như giấc mơ, như huyễn hóa… chúng ta thấy cái gì cũng thật, Phật nói cái gì cũng giả. Phật trái với chúng sanh vì Phật giác, còn chúng sanh mê. Con mắt người giác ngộ thấy khác con mắt kẻ mê lầm. Phật thấy tất cả pháp có một giai đoạn rồi biến hoại, tan mất. Thấy rõ như vậy không nghi ngờ. Cho tới quả địa cầu chúng ta đang ở, Phật nói cũng đủ bốn tướng thành, trụ, hoại, không, chớ không phải còn hoài. Con người và muôn vật tại thế gian ở trong một vòng chuyển biến tụ tán, không còn mãi, nên Phật nhìn nó như giấc mộng. Ngược lại, chúng ta khi tụ thấy có thật, khi tán thấy mất thật nên mới khổ.
Trong Bát-nhã Tâm Kinh, Phật dạy: “Khi Bồ-tát Quán Tự Tại soi thấy năm uẩn đều không liền qua hết tất cả khổ nạn.” Chúng ta đọc mấy trăm lần rồi mà vẫn chưa hết khổ nạn. Sao vậy? Chẳng lẽ lời Phật nói vô hiệu, không có giá trị. Sự thật không phải vậy. Phật dạy Bát-nhã có ba: Văn tự Bát-nhã, Chiếu kiến Bát-nhã và Thật tướng Bát-nhã. Đọc thuộc lòng là văn tự. Phần thứ hai là chiếu kiến, nếu người nào thỏa mãn ngay văn tự mà bỏ chiếu kiến, thì đâu đến được chỗ thật tướng. Văn tự Bát-nhã như chiếc thuyền. Chúng ta ngồi trên thuyền, muốn qua bờ bên kia thì phải lay tay chèo, đó là Chiếu kiến. Chèo tới bờ bên kia là giác ngộ, là Thật tướng Bát-nhã. Bát-nhã tới ba phần, chúng ta mới đi được phần một đã tự mãn thì làm sao thấy được giá trị của Bát-nhã. Như có người muốn qua sông, lên thuyền ngồi ỳ đó hoài không chịu chèo, thì thuyền mục chìm luôn, không tới đâu hết.
Nhiều người nói tu Phật không hiệu nghiệm, họ không thực hành đúng làm sao có hiệu nghiệm? Phật tử chiếu kiến là quán xét thân mình thấy không thật, những người chung quanh còn đó, mất đó… Như vậy ai chửi mình giận không? Thân đã không thật thì lời nói thật sao mà giận. Hoặc ai giành chút phần hơn mình cũng không giận. Thấy thân tạm bợ thì tất cả buồn thương giận ghét êm ru, nhẹ nhàng, như vậy là qua hết khổ nạn rồi.
Người tu Phật hiện nay đa số có bệnh tự mãn, cho tụng kinh giỏi là đủ. Nếu tụng kinh giỏi mà không bước sang giai đoạn thứ hai, dùng trí tuệ soi chiếu làm sao thấy đúng như thật. Tu như thế không thể nào qua được khổ nạn. Lời Phật nói trong kinh là lời vàng, lời chân thật đúng đắn, nếu chúng ta không sử dụng hết, sẽ biến thành lời vô hiệu. Lỗi đó tại Phật hay tại mình? Tại mình tu không khéo, không tới nơi, chớ Phật không bao giờ nói sai.
Phật nói tột lẽ thật nhưng vì cái nhìn, cái hiểu của chúng ta còn nông cạn, cố chấp thân cảnh thật nên thấy pháp Phật nói khó hiểu. Phật nói những điều thường trái với mình mong muốn. Ta không muốn thân này giả Phật lại nói giả. Có ai muốn thân mình giả không? Chẳng những không muốn giả mà còn muốn thật mãi mãi nữa. Nếu ai khen thật, khen đẹp mình càng thích. Nói theo Phật thì nghe buồn quá.
Khi đức Phật sắp thành đạo bọn Ma vương tới phá phách. Chúng hóa thành mỹ nữ kiều diễm tới khuyên Ngài trở về. Lúc đó Phật nói: “Đãy da hôi thúi hãy đi, ta không dùng.” Phật thấy thân thể là đãy da hôi thúi, còn chúng ta thấy đẹp, thấy dễ thương, rõ ràng hai cái thấy khác nhau. Đức Phật thấy tột xương tủy nên Ngài nói tột lẽ thật. Chúng ta hời hợt thấy ở bên ngoài nên bị nó lừa, rồi say mê chìm đắm trong khổ đau.
Trí tuệ của tam vô lậu học là trí tuệ phát xuất từ thiền định. Hành giả buông hết mọi nghĩ suy tâm mới an định, tâm an định trí tuệ phát sanh. Đó là trí tuệ giải thoát, không còn bị trói buộc nữa. Khi đức Phật ngồi thiền dưới cội bồ-đề, Ngài không học với ai, nhưng tâm an định tới chỗ sâu thẳm bỗng Ngài sáng lên. Trí tuệ ấy còn được gọi là Tam minh.
Từ canh một đến canh hai Ngài thấy rõ tất cả sanh mạng muôn vạn kiếp về trước, chứng được Túc mạng minh, túc là biết rõ đời trước, mạng là sanh mạng. Túc mạng minh là trí sáng suốt biết rõ sanh mạng nhiều đời về trước. Khi chứng được Túc mạng minh rồi, Ngài thấy không phải chúng ta chỉ có mặt một lần này, mà đã vô số lần sanh đi tử lại. Chúng sanh đã bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp tạo nghiệp luân hồi không thể kể hết. Đó là minh thứ nhất.
Từ canh hai tới canh ba, Ngài chứng được Thiên nhãn minh, nhìn thấy tất cả những vật xa thẳm, những vật nhỏ nhất. Phật thấy trong bầu hư không này có vô số thế giới không thể đếm kể hết, nên Ngài dùng từ hằng hà sa số thế giới để chỉ thế giới nhiều như cát sông Hằng. Ngày nay khoa học tiến bộ, đã chứng minh được những điều Phật thấy trước kia, nhưng vẫn còn nhiều sự việc khoa học chưa nhìn tới nổi. Phật nhìn trong bát nước thấy vô số vi trùng, nên Ngài dạy các thầy Tỳ-kheo khi uống nước không lọc phải đọc kệ: Phật quán nhất bát thủy, bát vạn tứ thiên trùng, nghĩa là Phật nhìn trong một bát nước thấy có bốn muôn tám ngàn vi trùng. Với con mắt thấy rất xa, rất nhỏ như thế nên Ngài nói chúng sanh chết không phải là hết, mà theo nghiệp dẫn đi nơi này nơi nọ trong lục đạo luân hồi. Trong kinh kể khi chứng được Thiên nhãn minh, Ngài nói: “Ta thấy chúng sanh theo nghiệp luân hồi trong sáu đường như người đứng trên lầu cao nhìn xuống ngã tư thấy kẻ đi qua người đi lại rõ ràng.” Đó là minh thứ hai.
Từ canh ba đến đầu canh năm khi sao Mai vừa mọc, Phật chứng được Lậu tận minh. Ngài thấu suốt tất cả những nguyên nhân đưa chúng sanh tới sanh tử luân hồi và biết được phương pháp dẹp hết các nhân luân hồi đó để đi đến giải thoát sanh tử. Đó là minh thứ ba.
Thời gian Phật ngồi yên định dưới cội bồ đề, Ngài có học không? - Không học. Tại sao lại sáng? Đó là do định, nên nói định sanh tuệ. Trí tuệ ấy vượt hết tất cả, thấu suốt tất cả. Những gì đức Phật thấy và nói ra, bây giờ người ta cũng chưa tìm hết được. Như các nhà thiên văn học mới tìm tới những hành tinh gần, chưa nắm vững nó thế nào. Còn Phật nói có bao nhiêu thế giới, các tầng trời Dục giới, trời Sắc giới, trời Vô sắc giới v.v… làm sao khoa học biết hết, nhất là cõi Vô sắc.
Trong nhà Phật có nói chúng ta sẵn Trí vô sư mà quên không dùng nó, để tâm loạn tưởng phủ che. Bây giờ dẹp hết tâm loạn tưởng thì Trí vô sư xuất hiện. Trí vô sư cũng gọi là Trí căn bản, Trí tự nhiên. Người tu sau khi chuyển được nghiệp, dẹp hết những vọng tưởng của mình, Trí vô sư mới hiện. Trí vô sư là trí chân thật cứu kính, không phải trí tầm thường như trí thức của thế gian. Trí đó tất cả chúng ta đều có, nên Phật nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, “nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh”. Tuy có tánh Phật, nhưng bị vô minh vọng động che khuất nên không phát hiện được, thành ra không sáng suốt.
Chúng ta tu thiền, cốt định tâm lăng xăng nghĩ phải nghĩ quấy, nghĩ hơn nghĩ thua, nghĩ tốt nghĩ xấu, nó lặng xuống gọi là định. Khi nó lặng xuống rồi thì Trí vô sư hiện ra. Chúng ta bị luân hồi sanh tử là do tâm loạn tưởng, điên đảo. Bởi vì có nghĩ thì có thương có ghét, có buồn có giận… đó là tạo nghiệp đi trong luân hồi. Bây giờ dừng, buông hết những thứ đó để tâm yên tĩnh thì sẽ định. Từ định phát tuệ, có trí tuệ sáng suốt ta sẽ không tạo nghiệp đi trong luân hồi. Không tạo nghiệp đi trong luân hồi thì chấm dứt sanh tử, giải thoát an vui chớ gì!
Quí Phật tử chịu khó chiêm nghiệm xem, khi chúng ta không nghĩ suy gì hết, lúc đó mình có biết không? - Biết. Cái biết đó ra sao? Không diễn tả bằng lời được. Chúng ta hiện có cái biết ngầm sẵn, nó không động, không sanh diệt. Nhưng vì quên nên cả ngày ta cứ chạy theo cái biết lăng xăng. Đến khi chết cái biết lăng xăng dẫn mình đi theo nghiệp thọ khổ. Chúng ta muốn hết khổ phải dừng cái biết lăng xăng lại. Cái biết lăng xăng dừng rồi thì cái biết chân thật hiện ra. Đang có mà bỏ quên nên trong kinh Phật thường nói: “Chúng sanh có của báu mà không biết dùng.”
Như vậy trên đường tu, muốn đi tới chỗ chân thật cứu kính, chúng ta phải lặng hết những vọng niệm lăng xăng thì Tâm chân thật hiện tiền. Đó là chỗ cứu kính gọi là tuệ giác viên mãn. Phật là giác, tự giác giác tha, giác hạnh viên mãn. Trí tuệ trong nhà Phật không phải như trí thức thường ở thế gian, mà là trí tuệ đưa chúng ta ra khỏi sanh tử. Người tu muốn đi tới chỗ trí tuệ tột cùng ấy phải cố gắng tu cho được định, định rồi mới có trí tuệ.
Phật nói từ bi và trí tuệ là gốc của sự tu hành. Có người cho rằng nếu thấy mình giả, người giả, khi gặp kẻ khổ ta đâu có thương, như vậy là tiêu cực. Không phải thế. Do thấy mình giả, người giả nên gặp ai không biết rõ điều này, họ khổ sở giành giựt hơn thua, mình càng thương nhiều hơn. Những gì người ta cố công tìm kiếm, thu nhặt cuối cùng chỉ là bại hoại. Còn cái chân thật không hoại sẵn có lại bỏ quên. Như vậy thấy người mê đuổi theo bại hoại, mình là người tỉnh phải thương họ chứ! Nên trong kinh nói: “Phật thương chúng sanh như mẹ thương con”, thương vì có của quí mà không biết dùng, phải lận đận lao đao chìm nổi trong sanh tử, rất đáng thương.
Ngày nay chúng ta thương kẻ khác là thương nỗi khổ nhỏ nhỏ như đói rách, buồn vui thôi. Còn cái khổ muôn đời là si mê không biết lối đi mới quan trọng, chúng ta lại không thương, không nhắc để đánh thức họ, đó là thiếu sót lớn. Vì vậy người tu chân chánh trước cần phải giác ngộ, sau mới đủ điều kiện đưa mình và mọi người ra khỏi khổ đau. Đó là đủ trí tuệ và từ bi.
Tóm lại, từ bi có hai chặng. Chặng thứ nhất của từ bi là thương người trong hoàn cảnh thiếu thốn, đói rét… giúp đỡ họ qua cơn hoạn nạn ấy, đó là từ bi cấp thấp. Chặng thứ hai của từ bi là mình tỉnh giác rồi, thấy người khác còn mê lầm, tạo nghiệp chịu khổ, ta đánh thức nhắc nhở để họ hết mê lầm. Đó mới là từ bi cứu kính.
Nhiều người phê bình đạo Phật làm việc từ thiện ít quá, trong khi các tôn giáo khác làm nhiều hơn. Tại sao? Vì đạo Phật nhắm tới cứu mê lầm cho chúng sanh, đó là trọng tâm. Các việc từ thiện cũng cứu người nhưng mang tánh tạm thời, không giải quyết tận gốc rễ khổ đau của chúng sanh, tùy duyên làm được bao nhiêu tốt bấy nhiêu. Gốc của đạo Phật là phải làm sao giải thoát sanh tử, chấm dứt luân hồi. Hiểu như vậy chúng ta mới thấu đáo được tinh thần của đạo Phật.
Quí vị nghe giảng thấy dễ hiểu nhưng hành lại khó. Song không lẽ vì khó chúng ta bỏ qua. Khó cũng phải cố gắng làm vì đó là cứu mình ra khỏi mê lầm. Một việc đem lại hạnh phúc muôn đời cho bản thân, chúng ta bỏ qua sao được. Vì vậy quí vị nghe kỹ, hiểu rõ rồi, mong tất cả cố gắng thực hiện, được bao nhiêu tốt bấy nhiêu, nhớ là đừng quên. Được như vậy sự tu của chúng ta mới tiến, mới thấy giá trị của đạo Phật là chân thật.
http://thuongchieu.net/index.php?option=com_content&view=article&id=2701:phuoctuesongtu&catid=14:htttt&Itemid=331
Hôm nay, tôi có duyên đến thăm chùa Việt Nam và thuyết pháp cho quí Phật tử nơi đây, tôi rất vui. Đối với chúng tôi người Phật tử Việt Nam đến đâu cũng còn chất Việt Nam, nên ngôi chùa này được đặt tên là chùa Việt Nam. Người Việt Nam chúng ta đi đến đâu, ở xứ nào, cũng còn gốc rễ quê nhà, đó là điều đáng mừng. Đề tài tôi giảng hôm nay là Phước tuệ đồng tu.
Kinh chữ Hán thường nói “Phước tuệ song tu” hay “Định tuệ song tu”. Ở đây tôi nói phước tuệ song tu. Phước là gì, tuệ là gì mà song tu? Trong kinh hay dẫn người tu đủ phước, đủ tuệ như chim đủ hai cánh. Nếu chim mất đi một cánh thì không thể bay được. Cũng vậy người tu có tuệ mà không phước cũng không được, có phước mà thiếu tuệ cũng không được. Vì vậy phước tuệ phải đồng tu. Người tu nào đủ hai phần đó thì việc tu mới đạt kết quả tốt. Cho nên nói: “Phước tuệ lưỡng toàn phương tác Phật”, tức là phước tuệ đầy đủ thì mới có thể thành Phật. Đó là điều căn bản trên đường tu hành.
Phước từ đâu có? Làm sao có phước? Tuệ từ đâu ra? Làm sao có tuệ? Trả lời được hai câu hỏi này, chúng ta sẽ thấu suốt được đề tài giảng hôm nay. Phật tử nói đi làm phước thì có phước, nhưng động cơ để chúng ta làm phước là gì? Là lòng từ bi. Người có tâm từ bi thấy ai khổ thì giúp đỡ nên có phước. Trong kinh thường dạy do lòng từ bi nên tu hạnh bố thí.
Bố thí chia làm ba phần: bố thí tài, bố thí pháp và bố thí vô úy. Ba phần bố thí này phát xuất từ lòng từ bi. Hiện giờ Phật tử thường bố thí phần tài, nhưng nếu không có tiền làm sao bố thí? Phật dạy bố thí tài có hai: một là nội tài, hai là ngoại tài. Hiểu cho tường tận thì việc bố thí không bỏ sót người nào hết, ai cũng bố thí được. Người có tiền của thấy kẻ nghèo đói, chia sớt tiền của cho họ, đó là bố thí ngoại tài. Nếu ta nghèo không có tiền của, thấy người gặp khổ nạn, chúng ta ra tay lấy sức mình giúp họ bớt khổ bớt nạn, đó là bố thí nội tài. Ví dụ Phật tử đi đường thấy một cây đinh, chúng ta lượm quăng đi để người khác không giẫm lên. Hoặc gặp mấy cụ già qua đường khó khăn, chúng ta dìu mấy cụ đi qua yên ổn, đó là bố thí nội tài.
Như vậy ở thế gian này, không ai không làm việc bố thí được, chỉ thiếu lòng từ bi mới không làm việc bố thí. Trên đường tu bước đầu chúng ta phải khởi tâm từ bi. Từ là ban vui, bi là cứu khổ. Đem vui cứu khổ cho người, cho vật gọi là tâm từ bi. Hành động bố thí bằng nội tài, ngoại tài là những hình ảnh cụ thể làm cho người bớt khổ. Muốn tự thân đầy đủ công đức, trước hết chúng ta phải có tâm từ bi mạnh mẽ. Đó là tâm từ bi ban đầu, còn có tâm từ bi sâu thẳm hơn nữa, tôi sẽ nói sau.
Bố thí pháp là sao? Giảng pháp như quí thầy là bố thí pháp phải không? Cũng phải, nhưng không hẳn chỉ có quí thầy mới bố thí pháp được. Quí thầy giảng dạy cho Phật tử nghe hiểu Phật pháp, ứng dụng tu hành, làm tiêu bớt những đau khổ, đó là bố thí pháp. Khi Phật tử thấm nhuần đạo lý rồi, gặp bạn hoặc người thân đang đau khổ, chúng ta đem pháp giảng cho họ nghe. Họ nghe hiểu thấm rồi, không có buồn khổ nữa, đó là bố thí pháp. Dù xuất gia hay tại gia, ai khéo tu khéo ứng dụng pháp đều có thể bố thí pháp được. Nhưng chư Tăng Ni có trách nhiệm lớn lao và chủ yếu hơn. Vì Tăng Ni là những người đã thảnh thơi, không bận việc gia đình, tu học dễ dàng, do đó kết quả tu tập cũng tốt, Phật tử nghe Tăng Ni nói dễ tin, dễ hiểu hơn. Quí Phật tử tại gia bận việc này, việc nọ, nên thời gian tu ít, nghiên cứu Phật pháp không nhiều, nếu bố thí pháp người khác hơi khó tin một chút hoặc tin ít ít thôi. Trừ người thân của mình gặp hoàn cảnh trắc trở khó khăn, ta dùng Phật pháp an ủi, họ nghe dần dần sẽ thức tỉnh, đó là một vài trường hợp riêng. Đa số Phật tử đều trong cậy vào chư Tăng Ni bố thí pháp.
Như vậy bố thí pháp là đem chánh pháp của Phật, nói cho Phật tử hiểu. Phật tử hiểu rồi sẽ bớt buồn giảm khổ. Như vị nào đang gặp hoàn cảnh buồn khổ, có một thầy cô tới giảng đạo giải thích cho vị đó hiểu Khổ đế của Phật dạy, hoặc giải thích lý nhân duyên v.v… quí vị nghe thấm, ngay đó cũng giảm bớt buồn khổ trong lòng. Đó là bố thí pháp để cứu khổ chúng sanh. Sâu nữa thì bố thí pháp giúp cho Phật tử tu, giải hết tất cả duyên nghiệp cũ để được giải thoát sanh tử.
Kế đến là bố thí vô úy. Vô úy là không sợ. Làm sao bố thí không sợ? Quí Phật tử có ai không sợ không? Không sợ cái này cũng sợ cái khác, lúc nào cũng có cái sợ trong lòng. Ví dụ có Phật tử sợ ma quá, tối không dám ngủ một mình. Bây giờ muốn cho người đó hết sợ phải làm sao? Với người sợ ma, ta phải dẫn kinh giải thích cho họ hiểu, Phật dạy trong lục đạo luân hồi thì ma ở hàng thấp thứ hai. Thấp nhất là địa ngục, thấp thứ ba là súc sanh. Chúng ta là người tức cao hơn ma quỉ, chúng sẽ không dám làm gì mình. Chỉ vì tưởng tượng nên ta sợ thôi, nếu đừng tưởng tượng nữa sẽ hết sợ ngay. Bọn chúng thấp hơn tại sao ta lại sợ chúng? Sợ cái cao hơn mình, chớ ai sợ cái thấp hơn mình. Như vậy sợ ma quỉ đâu có lý. Quỉ đói khổ đau nhờ loài người cho ăn nó bớt khổ, trở ngược lại, con người đi sợ ma quỉ, thật là chuyện vô lý. Nói cho họ hiểu như thế rồi, họ sẽ bớt sợ. Đó là bố thí vô úy.
Người ta hay nói ma nhát mà không biết có nhát thật không? Tôi hồi nhỏ có biết anh đó lớn hơn tôi năm bảy tuổi, anh hay đi chơi đêm lắm. Nghe nhiều người đồn khu vườn cạnh đường, đi ngang thấy ma đeo trên cây mù u, xõa tóc xuống rất dễ sợ. Vì vậy ai đi ngang đó cũng sợ quá chừng. Hôm nọ anh đi chơi một mình về khuya thấy ở đằng xa có cái gì trắng trắng đánh đùng đưa đùng đưa, kế thấy tóc xõa. Anh nghĩ kỳ này mình gặp ma rồi. Liều chết anh cầm cây gậy to xông tới đập cái chát, coi lại là tàu cau. Vậy là anh khám phá ra con ma này rồi, ma tàu cau.
Chúng ta có bệnh sợ ma, nghe cái soạt cho là ma, cứ chạy la toáng lên theo trí tưởng tượng của mình. Người này truyền cái sợ cho người kia, từ đó thiên hạ đồn tùm lum về ma. Thật ra ma làm sao dám nhát mình, nó sợ mình vì mình có phước hơn nó mà. Cho nên biết ma không đáng sợ. Hiểu điều đó rồi chúng ta bớt sợ ma tức là bớt một cái sợ.
Con người còn nhiều cái sợ lắm, ở đây tôi chỉ nêu một hai sự việc điển hình thôi. Như có kẻ sợ người ta không thương mình, cứ lo người ta không thương mình hoài. Trên lý công bằng mà nói người ta thương mình thì mình thương lại, người ta không thương mình thì mình khỏi thương lại, có gì phải sợ! Vậy mà rất nhiều người không ngớt lo sợ về điều này. Từ sợ nên tìm đủ cách như coi bói, xin xăm… để xem người ta có thương mình không? Chuyện quá đơn giản, đâu có gì phải khổ như vậy. Ai thương mình đàng hoàng đúng đắn thì thương lại, không thương thì mình khỏi thương lại, thảnh thơi nhẹ nhàng, còn sướng nữa à. Thế gian con người tự làm khổ mình một cách vô ích.
Kế đến có một cái sợ chung cho tất cả mọi người, đó là sợ chết. Làm sao để buông được cái sợ chết. Trước hết, chúng ta phải tự đặt câu hỏi trên đời này có ai khỏi chết không? Cái chết là chung cho tất cả, chỉ kẻ trước người sau thôi. Một sự thật hiển nhiên ai cũng phải chịu, thì sợ có khỏi được đâu. Nếu sợ mà khỏi chúng ta cũng nên sợ. Sợ không khỏi mà vẫn cứ sợ, đó là dại khờ. Sợ chết, ngồi đó rên rỉ nhìn thấy cái chết đến thì khổ sở biết chừng nào!
Bây giờ muốn không sợ chết chúng ta phải làm sao? Lấy cái gì chống với cái chết? Đó là vấn đề then chốt mà đức Phật ngày xưa đã đi tìm. Đức Phật có khỏi chết không? Không khỏi. Nhiều người nói Phật tu cũng chết, mình không tu cũng chết, vậy tu làm chi? Mới nghe cũng có lý nhưng sự thật không phải vậy. Phật tu cũng chết, song khi chết Ngài tự tại, không sợ sệt, không lo buồn. Còn chúng ta không tu tới khi chết kinh hoàng hoảng hốt, không biết thân phận mình sẽ ra sao? Từ sự hoảng hốt ấy, mình không biết đường nào mà đi.
Cho nên tu là chọn con đường đi. Phật dạy rõ ai giữ tròn năm giới, tu Nhân thừa Phật giáo là lên chiếc xe người để đi đến cõi người. Tu Thập thiện tức Thiên thừa Phật giáo là lên chiếc xe trời để đi tới cõi Trời. Tu Thanh văn thừa, Duyên giác thừa, Bồ-tát thừa là đi những cỗ xe Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát để đi tới những cảnh giới tương ưng.
Trong phạm vi bài giảng này, tôi chỉ nói hai cõi là Nhân thừa và Thiên thừa. Quí Phật tử đang tu về Nhân thừa Phật giáo. Nếu tu chín chắn kỹ lưỡng, khi nhắm mắt quí vị trở lại làm người không nghi ngờ gì hết. Tại sao? Vì trên lý nhân quả Phật dạy người nào hiện tại giữ được năm giới trọn vẹn, nhắm mắt nhất định sẽ được làm người. Vì giữ giới không giết hại người, đời sau tuổi thọ dài. Giữ giới không trộm cướp đời sau có của nhiều. Giữ giới không tà dâm đời sau xinh đẹp. Giữ giới không nói dối đời sau nói năng lưu loát, nói ra ai cũng quí cũng tin. Giữ giới không uống rượu mạnh, uống say, không hút á phiện, xì ke ma túy, đời sau sanh ra trí tuệ minh mẫn.
Ngay trong hiện đời ai giữ tròn năm giới, quí vị có quí không? Người đó đủ nhân cách làm người không? Hiện tại chúng ta giữ năm giới là bảo vệ nhân cách làm người tròn đủ, khi nhắm mắt sẽ trở lại làm người, không nghi ngờ chút nào hết. Phật tử chỉ cần tu năm giới cho tròn, trước khi nhắm mắt có ai hỏi anh hay chị sau khi chết đi đâu, quí vị nói sẽ trở lại làm người. Chiếc xe này cũ hư đổi lại chiếc xe mới tốt hơn, có gì đâu phải buồn, ra đi thảnh thơi tự tại. Như vậy là biết chọn đường đi.
Còn kẻ lang bang gặp gì làm nấy, phải cũng được, quấy cũng được, khi nhắm mắt đi đâu khó định được, tùy theo nghiệp nặng nhẹ mà sanh vào các cõi. Chúng ta tu là để cho đời này mình là một con người tốt đối với gia đình, xã hội, đồng thời chuẩn bị cho đời sau, nhắm mắt trở lại làm người tốt hơn. Đó là chọn con đường làm người. Biết chắc mình sẽ được sanh làm người là bớt lo sợ rồi.
Tiến lên một bậc nữa là tu Thập thiện, khi nhắm mắt sẽ được sanh lên cõi trời. Tuy Phật dạy tu Thập thiện được sanh lên cõi trời, nhưng Ngài không muốn chúng ta lên cõi trời mà nên ở cõi người. Tại sao? Vì lên cõi trời muốn gì được nấy, thỏa thích quá, ăn chơi mãi hết phước tuột xuống trở lại. Lên rồi xuống, lên rồi xuống, rốt cuộc chẳng đi tới đâu. Cõi người tuy có lúc vui, lúc khổ, khổ vui xen lẫn nhau, nhờ thế cảnh tỉnh được, đánh thức chúng ta. Khi vui quá lo ăn chơi, đến chừng gặp tai nạn hoặc thất bại gì đó, ta buồn mới thức tỉnh. Như vậy có vui, có khổ là cảnh dễ tu nhất. Do đó Phật bảo phải ngay nơi cõi người mà tỉnh tu, đừng nói lên cõi trời mới tu được.
Chuẩn bị được lối đi thì chúng ta bớt sợ chết, vì mình có đường rồi. Không biết chuẩn bị lối đi, đến đó chúng ta bàng hoàng, sợ hãi, rất khổ. Cho nên tu là khôn hay dại? Ai biết chuẩn bị cho mình con đường mai sau thì đâu phải dại. Người ta cứ ngỡ tu là thiệt thòi, khờ dại, sự thật không phải vậy. Tu là chuẩn bị kỹ càng cho mình một đời sống tốt đẹp trong hiện tại và mai sau. Ở thế gian này, nếu ai muốn gì được nấy, người đó sống dai không? Chắc không dai đâu, vì muốn ăn món này có món này, muốn ăn món kia có món kia, riết rồi phì ra. Muốn thụ hưởng tài sắc đều có hết, riết rồi sanh bệnh. Càng được nhiều càng tiêu giảm sức lực, chớ có lợi ích gì! Đừng nghĩ thỏa mãn tất cả dục lạc thế gian là sống dai. Người biết hạn chế, biết cần kiệm mới sống dai. Đó là lẽ thật.
Trong kinh A-hàm, Phật dạy những người sắp chết, nhìn thấy gương mặt họ liền biết đi đường lành hay đường dữ. Nếu ai sắp chết mặt mày sợ hãi, người đó sẽ đi đường dữ. Ngược lại, ai sắp chết mà vui cười sẽ đi đường lành. Tại sao? Vì khi sắp chết do nghiệp ác chiêu cảm, những cảnh ác đến khiến người ấy kinh hãi, lo sợ. Hồi trước hại ai, tới giờ sắp chết thấy kẻ kia tới hại lại, thần thức hoảng hốt chạy tuốt xuống địa ngục. Nếu người lành, khi gần nhắm mắt do nghiệp lành chiêu cảm thấy bạn bè, thân quyến tới đón chào lúc đó vui vẻ, không sợ gì hết nên gương mặt vui tươi.
Tất cả chúng ta ra đi đều theo nghiệp lành hay dữ mà hiện tướng khổ, tướng vui. Vậy thì dại gì chúng ta không tạo duyên tốt, nghiệp lành để ngày mai ra đi thảnh thơi. Bây giờ dù người khôn ngoan mấy, làm ăn giỏi mấy, giàu có cỡ nào, nhưng đến khi chết những thứ ấy còn không? Thở khì ra không hít lại, tất cả đều buông tay không còn gì hết. Lúc đó chỉ có nghiệp lành giúp mình đến cảnh lành thôi.
Cho nên, người khéo nhận định, khéo suy gẫm sẽ chuẩn bị ngay khi còn sống, tạo duyên tốt cho mình lúc nhắm mắt. Mấy chục năm lo cho thân này, tới cuối cùng nó ra đi hoàn toàn trắng tay, có phí không? Chi bằng ta vừa lo cho cuộc sống, vừa chuẩn bị cho cái chết, thì phút ra đi được an lành. Như vậy có tốt không? Vì vậy tu hành là chuyện thiết thực, chớ không phải chuyện bâng quơ, rỗng không. Tu là một lẽ thật thiết yếu cho chúng ta. Người nào khéo tu ngày chết không sợ, người không khéo tu cứ nơm nớp sợ chết. Sợ cũng vẫn chết như thường. Cho nên gần tắt thở can đảm nhìn bà con cười, chào ra đi. Chớ khổ than khóc lóc có lợi gì đâu. Chỉ dẫn để mọi người biết lối đi cho ngày mai, nhắm mắt không sợ cũng là bố thí vô úy.
Như vậy do lòng từ bi, chúng ta tu ba hạnh bố thí: bố thí tài, bố thí pháp và bố thí vô úy. Tùy căn cơ, tùy trường hợp, tùy hoàn cảnh, chúng ta dùng ba thứ ấy bố thí cho mọi người chung quanh. Tu bố thí như thế rất công bằng, giàu nghèo đều có thể làm được hết. Phật tử muốn có phước thì phải bố thí. Do bố thí phước tăng trưởng, phước tăng trưởng lòng từ bi càng tăng trưởng. Nên biết từ bi là nhân tạo các phước lành. Đó là trường hợp thứ nhất.
Trường hợp thứ hai, từ bi cũng là việc làm đưa người tới giải thoát sanh tử. Ba phần bố thí trên tuy có cứu người, nhưng chưa đưa chúng sanh tới chỗ chấm dứt hoàn toàn khổ đau. Chỉ làm sao cứu cho người ta thoát khỏi đường mê, đến được bờ giác, đó là cách duy nhất cứu chúng sanh thoát ly sanh tử. Phật nói: “Cái khổ ở địa ngục chưa phải là khổ. Cái khổ đói khát của quỉ đói cũng chưa phải là khổ. Làm loài súc sanh kéo xe kéo cày cũng chưa phải là khổ. Si mê không biết lối đi mới thật là khổ.”
Trọng tâm của đạo Phật là chỉ cho chúng ta si mê là nguồn gốc của đau khổ. Cho nên muốn hết khổ phải bứng tận gốc si mê. Vì si mê nên chúng ta tạo nghiệp, nghiệp này chưa hết tạo nghiệp khác, như vậy mãi mãi đi trong luân hồi không có ngày cùng. Nếu thức tỉnh chúng ta dừng được nghiệp, thì có ngày giải thoát sanh tử. Đó mới thật là hết khổ. Vì thế nhà Phật lấy giác ngộ để độ chúng sanh, làm sao cho mọi người đều tỉnh, đều giác thì mới hết khổ. Còn giúp nhau trong sự mê muội, hết khổ này sang khổ khác, không bao giờ hết khổ. Ý nghĩa cứu khổ sâu thẳm nhất, là cứu cho mình và tất cả chúng sanh hết si mê.
Hiện giờ chúng ta có si mê không? - Có. Vậy mà ra đường ai chỉ mặt nói chị này si mê quá, quí vị giận liền. Dám nhận mình si mê, mà người ta nói si mê lại giận. Như vậy nhận si mê đó là gượng nhận thôi, chớ chưa thật tâm biết mình si mê. Cho nên người tu phải can đảm lên. Chúng ta nhận mình si mê là si mê cái gì? Tiền tài danh lợi… mới là ngọn thôi, chưa phải gốc. Gốc si mê là tham, sân, si. Cũng chưa phải nữa. Còn cái gốc sâu hơn, nhưng nói nghe rất đơn giản, đó là thấy thân này thật.
Bởi thấy thân này thật mới tham tài, tham sắc. Từ thấy thân thật mới có sân hận, tham lam. Nếu xét thấy thân này không thật, rõ ràng sẽ bớt tham. Thân không thật tham cái gì? Biết thân không thật đó là trí tuệ. Do trí tuệ nên phá được si mê, hết si mê thì hết tham lam, hết tham lam thì hết nóng giận. Do si mê thấy thân này còn mãi nên nghe ai nói tới chết liền sợ. Phật nói mạng sống người bao lâu? Trong hơi thở.
Một hôm, Phật hỏi các thầy Tỳ-kheo, mạng người sống bao lâu? Các thầy có người nói một năm, người nói ba tháng, người nói một tuần, người nói trong bữa ăn v.v…, nhưng Phật đều bảo các thầy chưa thấy đạo. Đến khi một thầy Tỳ-kheo đứng lên nói “mạng người sống trong hơi thở”, Phật liền khen “ông đã thấy đạo”. Vậy đạo là gì? Là lẽ thật.
Con người không định được thời gian sống của mình, chỉ thở ra không hít vào là chết. Đó là lẽ thật. Vậy mà ai nói mạng sống của anh hay chị trong vòng ba tháng thì lo thôi là lo. Nói ba tháng là còn kéo dài nhiều, chớ Phật nói chỉ trong một hơi thở thôi. Bởi ngầm ẩn si mê tham sống nên vừa nghe ai nói “chết”, chúng ta cảm thấy bị xúc phạm và nổi nóng liền. Nếu chúc sống muôn năm, ta sẽ cười ngay, dù biết đó là chúc rỗng. Lời nói rỗng nhưng vuốt ve mình, ta cũng cười. Lời nói thật mà không đúng với sở thích, ta cũng giận.
Hiện giờ đa số chúng ta sống với sáng suốt hay si mê? - Si mê. Dám nói mình si mê thì mai kia ra chợ, ai nói chị ngu quá không thèm giận. Vì mình đã nhận si mê rồi, ngu si là chuyện thường. Chúng ta tu là phải sáng suốt, có sáng suốt mới buông xả tham, sân. Nếu không sáng suốt thì tham sân mãi mãi vây khốn chúng ta. Cho nên trong ba độc gốc là si. Phá được si thì phá được tham, sân. Sân thấy vậy chớ nó là ngọn, gốc si mới đáng sợ. Cho nên Phật nói si mê không biết lối đi là cái khổ đáng sợ nhất, tất cả nỗi khổ khác không đáng sợ bằng.
Đó là tôi nói đại cương về phần phước. Kế đến nói về tuệ.
Như trên nói phước tuệ song tu. Chúng ta tu Phật phải có trí tuệ, không thể tu một cách mơ màng được. Thế gian thường nói trí thức. Vậy trí thức với trí tuệ là một hay khác? Đó là một vấn đề quan trọng mà người Phật tử chúng ta cần phải nắm vững. Nhiều người tưởng trí tuệ giống như trí thức, thật ra hai cái khác nhau. Trí thức thuộc phần phân biệt, còn trí tuệ thuộc phần chân thật.
Trong nhà Phật chia trí tuệ làm ba: Văn, Tư, Tu. Văn là nghe hay học. Tư là nghe học rồi suy gẫm chín chắn, nhận định đúng mới tin, mới theo. Tu là tin rồi ứng dụng tu. Văn, Tư, Tu là Tam tuệ học. Ba tuệ học này còn trong sanh tử nên nói Hữu lậu. Trong nhà Phật còn có Tam vô lậu học là: Giới, Định, Tuệ. Do giữ giới kềm chế không cho tâm buông lung, chao đảo theo ngoại duyên, dần dần tâm được an định. Từ an định phát sanh trí tuệ. Đây là tuệ do định sanh, còn tuệ ở trên do học mà sanh.
Học những kiến thức ngoài đời gọi là trí thức, tức là gom nhặt sự hiểu biết của người này, người kia lại thành sự hiểu biết của mình. Nên người có hiểu biết rộng gọi là người trí thức. Trí tuệ trong nhà Phật không như thế. Học Phật là học pháp của Phật, đó là pháp giải thoát sanh tử, pháp chân thật không sanh diệt, muôn đời không dời đổi.
Người thế gian có trí thức rộng, suy gẫm và nói ra triết lý nào được nhiều người quí trọng thì xem như người đó tài giỏi. Tuy nhiên các triết lý chỉ ứng dụng được một thời gian thì bị lỗi thời. Vì vậy nhà triết học này đến nhà triết học khác nối nhau ra đời đổi thay luôn, con người học tới chừng nào mới hết các triết thuyết bên ngoài? Suốt đời cũng không hết. Song những triết lý đó có tối thượng, tột cùng không? Nó chỉ được một thời hoặc một giai đoạn nào thôi. Với hoàn cảnh ứng xử tiện lợi thích hợp thì lý thuyết đó đúng, khi qua thời đại khác không còn thích hợp nữa nó sẽ lỗi thời.
Như ngày xưa ai cũng quí trọng tôn thờ đức Khổng Tử. Triết thuyết thời đó phục vụ chế độ phong kiến, quân xử thần tử, thần bất tử bất trung, rồi tam tòng tứ đức, khuê môn bất xuất v.v… tất cả những điều đó hợp với quyền lực của vua, của cha mẹ hoặc của người chồng. Triết thuyết ấy hay trong thời đó, nhưng qua thời này không còn thích hợp nữa, nhất là ở xứ Mỹ. Quí cô bây giờ đi làm cả ngày, xuất cả ngày chớ không thể bất xuất như xưa. Điều này chúng ta thấy quá rõ ràng.
Ngày nay khoa học phát triển quá nhanh, đến như ngành vi tính, mới ra loại máy này hay, quí vị vừa làm quen xong, ít tháng ra cái khác mới hơn, vậy là máy trước lỗi thời. Chỉ trong vòng mấy tháng thôi mà đã thành lỗi thời, thế thì con người chạy theo chừng nào mới kịp, cứ tiếp nối mới mới mãi. Sở học không cùng và luôn thay đổi thì nó không phải là cái miên viễn của mình.
Còn giáo thuyết Phật nói ra là sự thật muôn đời, không phải chỉ để giải quyết tạm thời cho xã hội đương thời. Vì là sự thật muôn đời, nên chúng ta nghiên cứu Phật càng cao, càng sâu càng thích thú. Như trong kinh Kim Cang Phật dạy:
Nhất thiết hữu vi pháp,
Như mộng huyễn bào ảnh,
Như lộ, diệc như điện,
Ưng tác như thị quán.
Nghĩa là tất cả pháp có hình tướng, có sanh diệt đều như giấc mơ, như huyễn hóa… chúng ta thấy cái gì cũng thật, Phật nói cái gì cũng giả. Phật trái với chúng sanh vì Phật giác, còn chúng sanh mê. Con mắt người giác ngộ thấy khác con mắt kẻ mê lầm. Phật thấy tất cả pháp có một giai đoạn rồi biến hoại, tan mất. Thấy rõ như vậy không nghi ngờ. Cho tới quả địa cầu chúng ta đang ở, Phật nói cũng đủ bốn tướng thành, trụ, hoại, không, chớ không phải còn hoài. Con người và muôn vật tại thế gian ở trong một vòng chuyển biến tụ tán, không còn mãi, nên Phật nhìn nó như giấc mộng. Ngược lại, chúng ta khi tụ thấy có thật, khi tán thấy mất thật nên mới khổ.
Trong Bát-nhã Tâm Kinh, Phật dạy: “Khi Bồ-tát Quán Tự Tại soi thấy năm uẩn đều không liền qua hết tất cả khổ nạn.” Chúng ta đọc mấy trăm lần rồi mà vẫn chưa hết khổ nạn. Sao vậy? Chẳng lẽ lời Phật nói vô hiệu, không có giá trị. Sự thật không phải vậy. Phật dạy Bát-nhã có ba: Văn tự Bát-nhã, Chiếu kiến Bát-nhã và Thật tướng Bát-nhã. Đọc thuộc lòng là văn tự. Phần thứ hai là chiếu kiến, nếu người nào thỏa mãn ngay văn tự mà bỏ chiếu kiến, thì đâu đến được chỗ thật tướng. Văn tự Bát-nhã như chiếc thuyền. Chúng ta ngồi trên thuyền, muốn qua bờ bên kia thì phải lay tay chèo, đó là Chiếu kiến. Chèo tới bờ bên kia là giác ngộ, là Thật tướng Bát-nhã. Bát-nhã tới ba phần, chúng ta mới đi được phần một đã tự mãn thì làm sao thấy được giá trị của Bát-nhã. Như có người muốn qua sông, lên thuyền ngồi ỳ đó hoài không chịu chèo, thì thuyền mục chìm luôn, không tới đâu hết.
Nhiều người nói tu Phật không hiệu nghiệm, họ không thực hành đúng làm sao có hiệu nghiệm? Phật tử chiếu kiến là quán xét thân mình thấy không thật, những người chung quanh còn đó, mất đó… Như vậy ai chửi mình giận không? Thân đã không thật thì lời nói thật sao mà giận. Hoặc ai giành chút phần hơn mình cũng không giận. Thấy thân tạm bợ thì tất cả buồn thương giận ghét êm ru, nhẹ nhàng, như vậy là qua hết khổ nạn rồi.
Người tu Phật hiện nay đa số có bệnh tự mãn, cho tụng kinh giỏi là đủ. Nếu tụng kinh giỏi mà không bước sang giai đoạn thứ hai, dùng trí tuệ soi chiếu làm sao thấy đúng như thật. Tu như thế không thể nào qua được khổ nạn. Lời Phật nói trong kinh là lời vàng, lời chân thật đúng đắn, nếu chúng ta không sử dụng hết, sẽ biến thành lời vô hiệu. Lỗi đó tại Phật hay tại mình? Tại mình tu không khéo, không tới nơi, chớ Phật không bao giờ nói sai.
Phật nói tột lẽ thật nhưng vì cái nhìn, cái hiểu của chúng ta còn nông cạn, cố chấp thân cảnh thật nên thấy pháp Phật nói khó hiểu. Phật nói những điều thường trái với mình mong muốn. Ta không muốn thân này giả Phật lại nói giả. Có ai muốn thân mình giả không? Chẳng những không muốn giả mà còn muốn thật mãi mãi nữa. Nếu ai khen thật, khen đẹp mình càng thích. Nói theo Phật thì nghe buồn quá.
Khi đức Phật sắp thành đạo bọn Ma vương tới phá phách. Chúng hóa thành mỹ nữ kiều diễm tới khuyên Ngài trở về. Lúc đó Phật nói: “Đãy da hôi thúi hãy đi, ta không dùng.” Phật thấy thân thể là đãy da hôi thúi, còn chúng ta thấy đẹp, thấy dễ thương, rõ ràng hai cái thấy khác nhau. Đức Phật thấy tột xương tủy nên Ngài nói tột lẽ thật. Chúng ta hời hợt thấy ở bên ngoài nên bị nó lừa, rồi say mê chìm đắm trong khổ đau.
Trí tuệ của tam vô lậu học là trí tuệ phát xuất từ thiền định. Hành giả buông hết mọi nghĩ suy tâm mới an định, tâm an định trí tuệ phát sanh. Đó là trí tuệ giải thoát, không còn bị trói buộc nữa. Khi đức Phật ngồi thiền dưới cội bồ-đề, Ngài không học với ai, nhưng tâm an định tới chỗ sâu thẳm bỗng Ngài sáng lên. Trí tuệ ấy còn được gọi là Tam minh.
Từ canh một đến canh hai Ngài thấy rõ tất cả sanh mạng muôn vạn kiếp về trước, chứng được Túc mạng minh, túc là biết rõ đời trước, mạng là sanh mạng. Túc mạng minh là trí sáng suốt biết rõ sanh mạng nhiều đời về trước. Khi chứng được Túc mạng minh rồi, Ngài thấy không phải chúng ta chỉ có mặt một lần này, mà đã vô số lần sanh đi tử lại. Chúng sanh đã bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp tạo nghiệp luân hồi không thể kể hết. Đó là minh thứ nhất.
Từ canh hai tới canh ba, Ngài chứng được Thiên nhãn minh, nhìn thấy tất cả những vật xa thẳm, những vật nhỏ nhất. Phật thấy trong bầu hư không này có vô số thế giới không thể đếm kể hết, nên Ngài dùng từ hằng hà sa số thế giới để chỉ thế giới nhiều như cát sông Hằng. Ngày nay khoa học tiến bộ, đã chứng minh được những điều Phật thấy trước kia, nhưng vẫn còn nhiều sự việc khoa học chưa nhìn tới nổi. Phật nhìn trong bát nước thấy vô số vi trùng, nên Ngài dạy các thầy Tỳ-kheo khi uống nước không lọc phải đọc kệ: Phật quán nhất bát thủy, bát vạn tứ thiên trùng, nghĩa là Phật nhìn trong một bát nước thấy có bốn muôn tám ngàn vi trùng. Với con mắt thấy rất xa, rất nhỏ như thế nên Ngài nói chúng sanh chết không phải là hết, mà theo nghiệp dẫn đi nơi này nơi nọ trong lục đạo luân hồi. Trong kinh kể khi chứng được Thiên nhãn minh, Ngài nói: “Ta thấy chúng sanh theo nghiệp luân hồi trong sáu đường như người đứng trên lầu cao nhìn xuống ngã tư thấy kẻ đi qua người đi lại rõ ràng.” Đó là minh thứ hai.
Từ canh ba đến đầu canh năm khi sao Mai vừa mọc, Phật chứng được Lậu tận minh. Ngài thấu suốt tất cả những nguyên nhân đưa chúng sanh tới sanh tử luân hồi và biết được phương pháp dẹp hết các nhân luân hồi đó để đi đến giải thoát sanh tử. Đó là minh thứ ba.
Thời gian Phật ngồi yên định dưới cội bồ đề, Ngài có học không? - Không học. Tại sao lại sáng? Đó là do định, nên nói định sanh tuệ. Trí tuệ ấy vượt hết tất cả, thấu suốt tất cả. Những gì đức Phật thấy và nói ra, bây giờ người ta cũng chưa tìm hết được. Như các nhà thiên văn học mới tìm tới những hành tinh gần, chưa nắm vững nó thế nào. Còn Phật nói có bao nhiêu thế giới, các tầng trời Dục giới, trời Sắc giới, trời Vô sắc giới v.v… làm sao khoa học biết hết, nhất là cõi Vô sắc.
Trong nhà Phật có nói chúng ta sẵn Trí vô sư mà quên không dùng nó, để tâm loạn tưởng phủ che. Bây giờ dẹp hết tâm loạn tưởng thì Trí vô sư xuất hiện. Trí vô sư cũng gọi là Trí căn bản, Trí tự nhiên. Người tu sau khi chuyển được nghiệp, dẹp hết những vọng tưởng của mình, Trí vô sư mới hiện. Trí vô sư là trí chân thật cứu kính, không phải trí tầm thường như trí thức của thế gian. Trí đó tất cả chúng ta đều có, nên Phật nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, “nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh”. Tuy có tánh Phật, nhưng bị vô minh vọng động che khuất nên không phát hiện được, thành ra không sáng suốt.
Chúng ta tu thiền, cốt định tâm lăng xăng nghĩ phải nghĩ quấy, nghĩ hơn nghĩ thua, nghĩ tốt nghĩ xấu, nó lặng xuống gọi là định. Khi nó lặng xuống rồi thì Trí vô sư hiện ra. Chúng ta bị luân hồi sanh tử là do tâm loạn tưởng, điên đảo. Bởi vì có nghĩ thì có thương có ghét, có buồn có giận… đó là tạo nghiệp đi trong luân hồi. Bây giờ dừng, buông hết những thứ đó để tâm yên tĩnh thì sẽ định. Từ định phát tuệ, có trí tuệ sáng suốt ta sẽ không tạo nghiệp đi trong luân hồi. Không tạo nghiệp đi trong luân hồi thì chấm dứt sanh tử, giải thoát an vui chớ gì!
Quí Phật tử chịu khó chiêm nghiệm xem, khi chúng ta không nghĩ suy gì hết, lúc đó mình có biết không? - Biết. Cái biết đó ra sao? Không diễn tả bằng lời được. Chúng ta hiện có cái biết ngầm sẵn, nó không động, không sanh diệt. Nhưng vì quên nên cả ngày ta cứ chạy theo cái biết lăng xăng. Đến khi chết cái biết lăng xăng dẫn mình đi theo nghiệp thọ khổ. Chúng ta muốn hết khổ phải dừng cái biết lăng xăng lại. Cái biết lăng xăng dừng rồi thì cái biết chân thật hiện ra. Đang có mà bỏ quên nên trong kinh Phật thường nói: “Chúng sanh có của báu mà không biết dùng.”
Như vậy trên đường tu, muốn đi tới chỗ chân thật cứu kính, chúng ta phải lặng hết những vọng niệm lăng xăng thì Tâm chân thật hiện tiền. Đó là chỗ cứu kính gọi là tuệ giác viên mãn. Phật là giác, tự giác giác tha, giác hạnh viên mãn. Trí tuệ trong nhà Phật không phải như trí thức thường ở thế gian, mà là trí tuệ đưa chúng ta ra khỏi sanh tử. Người tu muốn đi tới chỗ trí tuệ tột cùng ấy phải cố gắng tu cho được định, định rồi mới có trí tuệ.
Phật nói từ bi và trí tuệ là gốc của sự tu hành. Có người cho rằng nếu thấy mình giả, người giả, khi gặp kẻ khổ ta đâu có thương, như vậy là tiêu cực. Không phải thế. Do thấy mình giả, người giả nên gặp ai không biết rõ điều này, họ khổ sở giành giựt hơn thua, mình càng thương nhiều hơn. Những gì người ta cố công tìm kiếm, thu nhặt cuối cùng chỉ là bại hoại. Còn cái chân thật không hoại sẵn có lại bỏ quên. Như vậy thấy người mê đuổi theo bại hoại, mình là người tỉnh phải thương họ chứ! Nên trong kinh nói: “Phật thương chúng sanh như mẹ thương con”, thương vì có của quí mà không biết dùng, phải lận đận lao đao chìm nổi trong sanh tử, rất đáng thương.
Ngày nay chúng ta thương kẻ khác là thương nỗi khổ nhỏ nhỏ như đói rách, buồn vui thôi. Còn cái khổ muôn đời là si mê không biết lối đi mới quan trọng, chúng ta lại không thương, không nhắc để đánh thức họ, đó là thiếu sót lớn. Vì vậy người tu chân chánh trước cần phải giác ngộ, sau mới đủ điều kiện đưa mình và mọi người ra khỏi khổ đau. Đó là đủ trí tuệ và từ bi.
Tóm lại, từ bi có hai chặng. Chặng thứ nhất của từ bi là thương người trong hoàn cảnh thiếu thốn, đói rét… giúp đỡ họ qua cơn hoạn nạn ấy, đó là từ bi cấp thấp. Chặng thứ hai của từ bi là mình tỉnh giác rồi, thấy người khác còn mê lầm, tạo nghiệp chịu khổ, ta đánh thức nhắc nhở để họ hết mê lầm. Đó mới là từ bi cứu kính.
Nhiều người phê bình đạo Phật làm việc từ thiện ít quá, trong khi các tôn giáo khác làm nhiều hơn. Tại sao? Vì đạo Phật nhắm tới cứu mê lầm cho chúng sanh, đó là trọng tâm. Các việc từ thiện cũng cứu người nhưng mang tánh tạm thời, không giải quyết tận gốc rễ khổ đau của chúng sanh, tùy duyên làm được bao nhiêu tốt bấy nhiêu. Gốc của đạo Phật là phải làm sao giải thoát sanh tử, chấm dứt luân hồi. Hiểu như vậy chúng ta mới thấu đáo được tinh thần của đạo Phật.
Quí vị nghe giảng thấy dễ hiểu nhưng hành lại khó. Song không lẽ vì khó chúng ta bỏ qua. Khó cũng phải cố gắng làm vì đó là cứu mình ra khỏi mê lầm. Một việc đem lại hạnh phúc muôn đời cho bản thân, chúng ta bỏ qua sao được. Vì vậy quí vị nghe kỹ, hiểu rõ rồi, mong tất cả cố gắng thực hiện, được bao nhiêu tốt bấy nhiêu, nhớ là đừng quên. Được như vậy sự tu của chúng ta mới tiến, mới thấy giá trị của đạo Phật là chân thật.
http://thuongchieu.net/index.php?option=com_content&view=article&id=2701:phuoctuesongtu&catid=14:htttt&Itemid=331