Sunday, January 8, 2012

Mì xào dòn chay

Nước sauce chay:

Nấu nước soup chay (cà rốt, bắp cải, củ cải trắng, củ sắn nấu cho nhừ, vớt xác ra và bỏ vào vải mùng vắt cho ráo nước và bỏ xác)
Nêm vào nước soup chay: bột nêm chay, soda dừa kha khá chút cho thêm độ ngọt, xì dầu kikoman, muối.

Rau cải:

Bông cải xanh, cải ngọt, củ năng tàu (water chestnut), nấm rơm, nấm trắng (tuỳ thích), tàu hủ chiên cắt miếng vuông xéo, thịt chay (ngâm mềm ,vắt ráo nước)
Chuẩn bị sẵn 1 tô sauce : xì dầu, soda dừa, bột nêm chay, nước ấm, nêm vừa ăn
Bắt chảo lên với lửa thật lớn, bỏ chút dầu ăn vào và xào sơ rau cải cho thật nhanh, bỏ nước sauce trong tô vào, đảo cho nhanh tay và cho ra tô lớn liền. Thịt chay thì cũng xào vậy và cho nước gia vị vào xào chút cho thấm.
Đổ tất cả phần đồ xào này vào trong nước sauce chay ở trên, nêm nếm lại cho vừa ăn, cho bột năng vào sệt lại. CN xào lửa rất lớn nên rau cải rất thơm mùi khói ....

Cách chiên mì:

Mua loại mì cọng nhỏ trong bọc, loại pan fried noodle, xé rời ra cho mì đừng dính cục.
Bắt chảo không dính (nonstick) lên, cho chút dầu ăn vào và để mì vào chiên. Các bạn cho mì vào ít ít thôi, mình trở đều tay vài lần cho mì vàng lên là cho mì ra dĩa. Xào kiểu này ít dầu mỡ hơn, ăn đỡ ngán mà cọng mì rất dòn, có thể để cả ngày mà vẫn ngon. CN thường làm phần nhân này nhiều, bỏ vào tủ đá, khi nào ăn mình chỉ chiên mì lên là ăn được.
Hôm nay làm mì xào dòn đồ biển cho cha con nhà này ăn là mình làm mì xào dòn chay luôn. Đồ chay chế ra y như đồ mặn, chỉ thay thế thịt bằng tàu hủ hay loại thịt chay khô thôi. Mình ăn chay sẽ được quả báo sống lâu, không bệnh và kiếp sau cũng sống rất thọ. Chúc các bạn ăn chay ngon miệng.
Tuần rồi ba chồng của CN bị bệnh rất nặng phải vào bệnh viện. CN vào thăm ba chồng mới thấy con người nhiều thứ khổ lắm, tội nghiệp ông bị bệnh nặng quá, bác sĩ phải làm xét nghiệm lung tung làm ông đau đớn dữ lắm. Khi lớn tuổi như chiếc xe cũ, 1 chổ hư hỏng là kéo theo bộ phận khác trục trặc theo. Ông bị nước vào phổi (pneumonia) nên thở rất mệt, đồng thời kéo qua bệnh tim và thận. Phần vì mới vô bác sĩ  làm lung tung ông sợ qúa tim đập loạn xạ cho nên bác sĩ phải cho vô phòng đặc biệt về tim để khám cho kỹ... Hồi nào giờ ba chồng của CN ít bệnh lắm, ông rất khỏe nhưng trận này sao bị nặng qúa chừng.
Mà vô nhà thương thấy rầu lắm, người bệnh nằm la liệt, mỗi lần vào nhà thương thăm ai là CN cứ tưởng như là địa ngục trần gian vậy hay là chổ hành hình tội nhân. Những người Mỹ già đau đớn rên la kinh khủng, có người ghim kim đầy người nhìn sợ chết được. Bác sĩ làm sao mà ba chồng CN đau lắm, ngồi run lập cập miệng cứ than già rồi bệnh khổ quá.... Chồng của CN sau khi vào canh cả đêm trong nhà thương về bảo CN chừng nữa anh già bị bệnh nặng vậy chắc sẽ tự tử chết không muốn sống để bị bệnh hành khổ vậy. CN mới nói: “Ờ để xem anh tự tử được không, lúc đó bệnh quá đi lấy thuốc độc còn không nổi thì làm sao mà tự tử. Lúc đó mình mẩy cho khỏi nhúc nhích được, bác sĩ bác sĩ kê cây cột miệng lại khỏi cắn lưỡi được muốn sống không được mà chết cũng không xong… Bởi vậy giờ không lo tu để chuyển nghiệp đến lúc già hết phước hoạ tới thì đừng có ngồi mà than khổ...” CN thấy nhiều người Phật tử biết ăn chay trường tụng kinh, niệm Phật, tới chừng già họ rất ít bệnh cho dù có bệnh thì họ ra đi rất nhẹ nhàng, thanh thản… âu cũng là nhân quả phước báo mà thôi.
Chơn Ngọc

BỒ TÁT GIỚI


S: Bodhisattva- sila.

Giới luật dành cho người tu xuất gia hay tại gia phát nguyện tu hạnh  ¦  Bồ Tát. Kinh Phạm võng (Brahmajàla- Sútra (S)) phân biệt có mười giới trọng (nặng) và 48 giới khinh (nhẹ). Mười giới trọng là:
1.     Giết hại sinh mạng
2.     Trộm cắp
3.     Tà dâm
4.     Nói dối
5.     Say rượu hoặc các chất ma túy
6.     Nói xấu bốn chúng
7.     Khen mình chê người
8.     Ganh tỵ
9.     Hờn giận và ác ý
10. Hủy báng Tam Bảo.

Giới Bồ tát cúng gọi là Đại thừa giới hay Tam tụ tịnh giới (ba nhóm giới thanh tịnh) hay Viên đốn giới (viên= tròn đầy, đốn= nhanh chóng). Khác với giới luật của Tiểu thừa, giới luật Bồ tát cốt giữ nơi tinh thần hơn là ở phương diện hình thức. Trong Tiểu thừa, người phạm trọng giới sẽ dẫn đến việc bị trục xuất ra khỏi Tăng già; trong Đại thừa thì không thế, nếu phạm giới vì làm lợi ích cho một chúng sinh khác thì có thể sám hối.
 ¦  Giới,  ¦  Ngũ giới.

BỒ TÁT NGUYỆN


S: pranidhàna

Thệ nguyện của người tu hạnh Bồ Tát cầu giác ngộ và độ thoát chúng sanh. Nghĩa là phát nguyện cầu thành Phật để cứu độ chúng sanh. Sự phát nguyện (hay tâm niệm) đó gọi là ¦Bồ Đề Tâm. Khi vừa phát tâm như vậy thì chúng ta liền trở thành một Sơ phát tâm Bồ Tát. Hành giả Bồ Tát phải tích cực hành Bồ Tát hạnh (Bồ Đề Tâm hạnh).
S: Bodhicaryava – tàra), nghĩa là mỗi hành động, mỗi lời nói, mỗi ý niệm đều hướng về chúng sanh, vì lợi ích chúng sanh.


CN nghe giảng phát bồ đề tâm hoài mà khg hiểu lắm ,giờ đọc này mới hiểu .....thì ra phát bồ đề tâm là sống vì mọi người thôi ,nhưng gặp nhiều người bất thiện  qúa khg biết mình sống tốt với họ nổi khg ???

BỒ TÁT THẬP ĐỊA


S: Bodisattva – dasabhumi.

Mười quả vị tu chứng của Bồ Tát:

1.     Hoan Hỉ Địa (Pramudita.S). Tâm ý hoan hỉ vì đã bước vào con đường tiến đến Phật quả, hành giả bắt đầu thấy được tánh Không của ngã và pháp. Tương ứng với quả Dự Lưu. Đã phát Bồ Tát Tâm và phát nguyện Bồ Tát đạo. Thực hành hạnh bố thí, không mong cầu phước đức.
2.     Ly Cấu Địa: (vimalà). Xa rời phiền não cấu nhiễm. Thực hành Thập thiện và Thiền định, hành giả đạt được giới hạnh thanh tịnh, giới đức viên mãn. Tương ứng với quả Nhất Lai.
3.     Phát Quang Địa: (Prabhà- kàri). Do tu tập Tứ Vô Lượng Tâm. Tương ứng với quả Bất Lai. Thấu hiểu vạn vật vô thường. Phát triển hạnh nhẫ nhục, chịu đựng mọi khó khăn để cứu độ chúng sinh. Diệt trừ tam đọc Tham, Sân, Si. Đạt được Tứ Thiền.
4.     Diệm Tuệ Địa (arcismati). Do tinh tấn tu tập 37 phẩm trợ đạo viên mãn mà trí tuệ trở nên rực rỡ.
5.     Cực Nan Thắng Địa (sadurjàya) Đạt được một cách khó khă. Bồ Tát nhập Thiền định đạt trí tuệ thấu hiểu Tứ diệu Đế và Nhị Đế. Dẹp hết mọi nghi ngờ và lưỡng lự.
6.     Hiệu Tiền Địa: (abhimukhì). Chân như hiển hiện. Ba quả vị 4,5,6 tương ứng với quả vị A La Hán. Bồ Tát liễu ngộ mọi pháp là vô tướng, vô sanh, vô phân biệt. Thấu hiểu lý Thập nhị nhân duyên và tánh Không. Ở quả vị này Bồ Tát có thể nhập Niết Bàn thường trụ vì đã hoàn thành trí tuệ vô thượng. Tuy nhiên vì lòng từ bi đối với chúng sanh. Ngài chỉ nhập Niết Bàn Vô Trụ, không còn bị luân hồi sanh từ ràng buộc nữa.
7.     Viễn Hành Địa: (dùrangà – mà). Đi xa. Bồ Tát đầy đủ khả năng phương tiện thiện xão tùy thuận hướng dẫn chúng sinh trên đường giải thoát.
8.     Bất Động Địa (acalà). Không bị dao động bởi các phiền não. Hiểu rõ các pháp đều vô sinh. Bồ Tát được thọ ký lúc nào và ở đâu thành Phật. Ngài có khả năng hồi hướng công đức cho chúng sanh.
9.     Thiên Tuệ Địa: (sàdhumatì). Thành tựu trí tuệ biện tài vô ngại, giáo hóa đọ chúng sinh, xét đoán được chúng sinh nào đáng được độ hoặc chưa đáng được độ
10. Pháp Vân Địa (dharmame – ghà). Trí tuệ và đại Hạnh viên mãn. Pháp thân của Bồ Tát hoàn thành. Ngài ngự trên tòa sen ở cung trời Đâu Suất có vô sở Bồ Tát ở chung quanh. Những Bồ Tát ở quả vị này như Văn Thù và Di Lặc.