Thursday, February 9, 2012

Thiền Viện Trúc Lâm chi nhánh ở Tiền Giang đang xây dựng

Các Thầy đang dự định xây lên 1 Thiền Viện lớn nhất ở Tiền Giang .


                    Thầy  Thích Thông Phương đang  trụ trì Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt mặc đồ màu nâu sậm  đến viếng thăm  khu đất đang xây dựng ở Tiền Giang ....




    Hiện tại  ở nơi này là Tiền giang đang  xây lên 1 thiền viện   , cần chi phí rất nhiều ,mà chủ trương của Hòa Thượng Thanh Từ là không cho đi quyên góp .....cho nên các Thầy trong thiền viện không biết làm sao mà xoay sở cho nổi  .CN thấy tội nghiệp qúa nên liều mạng đăng đại lên ,có ai quở phạt thì tìm CN nhé ...))). Mới ban đầu chỉ là 1 đám rừng đước và nước mênh mông ,vì những khu đất bằng phẳng gần chợ thì xin giấy phép chính quyền  khg cho  , cái con đê đó là các Thầy phải đổ đất lên cho có đường đi vào ,và muốn làm 1 con đường dài từ ngoài đường lộ vào tới trong phải tốn khoảng 100,000 đô .  Dân cư quanh vùng đó thì người nào cũng nghèo cháy túi , làm sao mà các Thầy lo cho xuể 1 công trình lớn như thế này ,thấy mà rầu ,  CN  đăng lên đây với hy vọng  có nhà hảo tâm ,tốt bụng nào muốn giúp đỡ  thì xin liên lạc qua email của CN ,để CN có thể cho địa chỉ liên lạc trực tiếp với các Thầy .

 Hôm bửa CN có nghe được Thầy Thông Triết giảng trên Chùa Giác Lâm ,Thầy kể về sư tích của ông vua Lương Võ Đế . Sở dĩ ổng làm vua được là do tiền kiếp ổng là 1 người tiều phu đi đốn củi trong rừng ,1 hôm tình cờ đi ngang Chùa bị bỏ hoang trong lúc chiến tranh ,vào Chùa thấy nóc nhà ngay ở  trên đầu tượng Phật  lủng 1 lổ ,nắng rọi ngay cái đầu của tượng Phật . Động lòng trắc ẩn ,ông tiều phu ấy mới leo lên lợp mái  nhà ngay chổ lủng đó lại .....chỉ với 1 hành động nhỏ đó mà khi chết và tái sanh lại ,ông tiều phu đó được làm vua ,và là vua Lương Võ Đế ......vì thế những gì chúng ta làm hiện nay sẽ khg bao giờ bị mất , tiền bạc tài sản có thể bị mất mát hao hụt ,nhưng phước đức mình tạo sẽ theo mình như bóng với hình ,khg ai có thể giật lấy đi được .....
Như mình giúp đỡ xây dựng Chùa ,có nơi cho mọi người tu học ,ngộ Đạo thì phước đức của mình vô lượng ,vô biên .....mà đâu phải có 1 đời ,có thể là 5,6 đời sau nữa để lại cho con cháu của mình có chổ nơi tu tập ,cho chúng học nhiều việc lành ,thiện  ........CN nghe nhiều băng giảng là  khi mình giúp xây dựng 1 cái Chùa ,là trên cõi trời tự nhiên có 1 biệt thự lộng lẫy đang chờ mình lên đó hưởng .....cho nên công đức xây Chùa thật to lớn .

Theo như hình này nếu mình giúp đỡ xây con đường cho mọi người vào Chùa tu thì mình sẽ có phước gì nhỉ ?  Để đi hỏi lại mấy ông sư phụ xem ,hong dám nói ẩu ,sợ mang tội lắm  ....

Mái Chùa che chở hồn dân tộc 
Nếp sống muôn đời của tổ tông .

ĂN CHAY NHƯ LÀ MỘT TRỊ LIỆU



Ăn chay đang trở thành một trào lưu trên thế giới, nhất là trong giới trí thức và chuyên gia.  Ở các nước phương Tây,  theo một thống kê chưa đầy đủ, có khoảng 5% dân số Anh và Mĩ cho biết họ ăn chay trường hay ăn chay thường xuyên.  Ở nước ta, tuy chưa có số liệu chính thức, nhưng sự có mặt của các nhà hàng và quán ăn chay cùng lượng thực khách đông đảo cho thấy số người ăn chay đang tăng dần trong thời gian gần đây.
Danh từ “ăn chay” đối với người Việt chúng ta là chế độ ăn uống không có đạm động vật, nhưng với người phương Tây, có đến 3 nhóm ăn chay.  Nhóm thứ nhất là ovo-lacto gồm rau, đậu, hạt, trứng và bơ sũa.  Nhóm thứ hai làlacto cũng có chế độ ăn uống như nhóm ovo-lacto, nhưng không ăn trứng.  Nhóm thứ ba là vegan, hoàn toàn không ăn đạm động vật, có lẽ là nhóm gần như “ăn chay” theo cách của người Việt hay các tu sĩ Phật giáo đại thừa.
Thời gian gần đây, qua báo chí phương Tây, một số người bày tỏ quan tâm đến sức khỏe của người ăn chay, vì họ cho rằng ăn chay có thể bất lợi cho sức khỏe của xương.  Tuy nhiên, bằng chứng khoa học cho thấy ăn chay không có ảnh hưởng tiêu cực đến xương; ngược lại, ăn nhiều chất đạm động vật có thể là yếu tố nguy cơ của loãng xương và gãy xương.
Sức khỏe của xương có lẽ phản ảnh chính xác nhất qua mật độ chất khoáng trong xương (viết tắt là MĐX) và tần số gãy xương trong một quần thể.  Nhiều nghiên cứu lâm sàng và dịch tễ học trên thế giới cho thấy MĐX ở người ăn chay tương đương với MĐX ở người ăn mặn.  Một nghiên cứu do các bác sĩ thuộc trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh năm ngoái cũng cho thấy không có sự khác biệt nào về MĐX giữa người ăn chay và ăn mặn.
Gãy cổ xương đùi là một hệ quả nguy hiểm nhất của loãng xương, vì bệnh nhân gặp nhiều biến chứng, thậm chí sau khi bị gãy xương.  Khoảng 15-20% bệnh nhân, nhất là bệnh nhân nam, tử vong sau 12 tháng gãy cổ xương đùi.  Nguy cơ gãy cổ xương đùi ở người ăn chay hoặc thấp hơn so với người ăn mặn.  Thật vậy, một phân tích trên 34 nước trên thế giới cho thấy những nước có lượng tiêu thụ đạm động vật nhiều cũng là những nước có tỉ lệ gãy cổ xương đùi (hệ quả nguy hiểm nhất của loãng xương) so với những nước có lượng tiêu thụ đạm thấp.
Đứng trên phương diện sinh học, ảnh hưởng tiêu cực của đạm động vật đến xương là điều có thể hiểu được.  Sức khỏe của xương tùy thuộc vào sự cân bằng giữa acid và base.  Tất cả các thức ăn phải được chuyển hóa qua thận dưới dạng acid hoặc base.  Khi ăn nhiều chất đạm động vật, cơ thể hấp thu nhiều acid hơn base.  Tăng hàm lượng acid cũng có nghĩa là máu và các mô trong cơ thể trở nên “chua” hơn, và để dung hòa tình trạng này, hệ thống nội tiết phải huy động calcium để đóng vai trò chất base.  Vì phần lớn calcium xuất phát từ xương, cho nên khi cơ thể huy động calcium cũng có nghĩa là giảm chất khoáng trong xương, dẫn đến hệ quả giảm sức mạnh của xương, và làm cho xương dễ bị gãy.
Rất nhiều nghiên cứu khoa học trong 20 năm qua đều cho thấy ăn chay có lợi cho sức khỏe, vì giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến “hiện đại hóa” như tim mạch, tai biến mạch máu não, đái tháo đường, và ung thư.  Chế độ ăn chay, do sử dụng nhiều rau quả, thường hàm chứa ít chất béo và cholesterol hơn chế độ ăn mặn.  Chất béo và cholesterol là hai yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, đái tháo đường và ung thư.  Do đó, có nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy người ăn chay ít mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường và ung thư hơn những người ăn mặn.  Trong một nghiên cứu trên 47.000 người Mĩ, nhóm ăn chay có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn nhóm ăn mặn khoảng 20%.  Ăn chay và ăn nhiều rau quả còn giảm nguy cơ tai biến mạch máu não đến 22%.  Ngoài ra, ăn chay còn giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, ruột, và phổi so với chế độ ăn mặn.
Một nghiên cứu khác trên 26.000 người Mĩ cho thấy người ăn chay có tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường thấp hơn người ăn mặn khoảng 25%.  Vì chế độ ăn chay có chỉ số glycemic thấp, nên ăn chay còn được xem là một liệu pháp điều trị bệnh đái tháo đường.  Trong một nghiên cứu lâm sàng trên 652 bệnh nhân đái tháo đường, các bác sĩ cho bệnh nhân ăn uống có rất thấp hàm lượng chất béo (dưới 10% năng lượng, tức như ăn chay), và họ ghi nhận rằng ở những bệnh nhân được điều trị bằng insulin, 40% không cần đến insulin nữa; trong số bệnh nhân điều trị do chỉ số glycemic thấp, 71% không cần tiếp tục điều trị.  Trong cùng thời gian, nồng độ đường trong máu giảm 24%, cholesterol giảm 30%.  Ảnh hưởng của chế độ ăn chay đến các chỉ số lâm sàng liên quan đến bệnh đái tháo đường tương đương với ảnh hưởng của các thuốc thông dụng trên thị trường.  Vì ăn chay chẳng tốn kém gì nhiều, nên hiệu quả kinh tế của ăn chay có phần cao hơn so với một số thuốc điều trị bệnh đái tháo đường.
Trong một nghiên cứu quan trọng về ảnh hưởng của ăn chay đến bệnh viêm thấp khớp, các nhà nghiên cứu Na Uy chia bệnh nhân thành 2 nhóm: nhóm ăn chay và nhóm ăn mặn.  Sau 12 tháng theo dõi, bệnh trạng nhóm ăn chay giảm rõ rệt, trong khi nhóm ăn mặn không có thay đổi đáng kể.  Dù cơ chế ảnh hưởng của ăn chay đến bệnh viêm thấp khớp chưa được hiểu rõ, nhưng có thể lí giải rằng vì chế độ ăn chay hạn chế năng lượng, đạm và một số chất khoáng có chức năng ức chế hệ thống miễn dịch, và ức chế hệ thống miễn dịch là một phương án điều trị các bệnh tự miễn, nên ăn chay có thể đem lại lợi ích cho bệnh nhân viêm thấp khớp.
Nói tóm lại, bằng chứng khoa học cho thấy ăn chay có lợi cho sức khỏe.  Thật ra, người ăn chay tính trung bình có tuổi thọ cao hơn người ăn mặn.  Các nghiên cứu mới nhất gợi ý rằng ăn chay còn có thể là một phương án thực tế để điều trị bệnh đái tháo đường và viêm khớp xương.
Trong vài năm gần đây, tỉ lệ béo phì trong dân số nước ta càng ngày càng tăng.  Theo nghiên cứu dịch tễ học, tại Thành phố Hồ Chí Minh, cứ 3 người tuổi trên 40 thì có 1 người béo phì.  Tỉ lệ này tương đương với tỉ lệ ở Mĩ và các nước Âu châu!  Béo phì là một yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường và tim mạch.  Một xu hướng và cũng là một nghịch lí đáng quan tâm là ở các nước Âu Mĩ, bệnh đái tháo đường thấy ở những người lao động có thu nhập thấp, thì ở nước ta bệnh này tập trung ở những người giàu có hay với thu nhập cao.  Xu hướng “Tây hóa” (như ăn uống với nhiều chất đạm động vật) có thể là một yếu tố đóng góp vào tình trạng đáng ngại này.  Đã đến lúc chúng ta quay về với chế độ ăn uống truyền thống (với gạo, rau quả) hơn là nhiều chất đạm động vật.
Nguyễn Văn Tuấn

Nghĩ nhiều và nghĩ ít



nghi-nhieu-nghi-it

Chuyện tiền thân Mitacinti (Jàtaka 426) mà chúng ta tìm hiểu dưới đây  nói tới ích lợi của việc biết tìm hiểu hoàn cảnh đúng mực để đem lại kết quả tốt trong cuộc sống. Chuyện kể rằng:
Khi trú ở Kỳ Viên, bậc Đạo sư đã kể lại về hai trưởng lão lớn tuổi. Nghe nói: hai trưởng lão ấy, sau khi an cư mùa mưa tại một làng thôn quê, quyết định đi yết kiến bậc đạo sư, chuẩn bị lương thực để lên đường. Nhưng họ trì hoãn ngày này qua ngày khác, cho đến một tháng trôi qua. Rồi họ chuẩn bị lương thực mới, cũng như lần trước, trì hoãn qua tháng khác. Như vậy, vì sự biếng nhác, trìu mến trú xứ của họ, ba tháng sau họ mới lên đường đi đến Kỳ Viên. Sau khi cất đặt y bát, họ đến yết kiến bậc Đạo sư.
Hai trưởng lão này biết việc yết kiến Đức Phật mang lại nhiều lợi ích cho họ trong quá trình rèn luyện tự điều chỉnh . Tuy nhiên, các thói quen sinh hoạt làm cho họ bị ì ra, không thể khởi hành. Chuyện trì hoãn không làm các công việc là thói quen chung của nhiều người. Nhiều việc người ta biết là tốt cho mình nhưng cứ lần lữa không làm. Trạng thái ù lì này diễn ra không phải chỉ với các công việc phức tạp mà xảy ra ngay cả với các công việc đơn giản nhất. Anh X được nhắn tin:” nhớ cám ơn Y dùm tôi”. X. hứa “tôi sẽ nhắn”. Nhưng anh không làm ngay, sau đó quên luôn. Chị Z .nhận cầm một lá thư từ New York của B. cho A. ở Cần Thơ .Khi về đến Sài gòn, Z.không gửi thư ngay. Một tháng sau, B.về nước gặp A. ,A .vẫn chưa nhận được thư của B. đã gửi từ một tháng trước. Phụ huynh XZ. Cho con đi học thêm, đến kỳ đóng tiền  học vẫn lần lữa chưa chịu đi đóng, mặc dù không phải khó khăn về tài chính…Rất nhiều những việc nhỏ xảy ra trong cuộc đời như vậy.
Trên đường, khi các vị rèn luyện khác hỏi vì sao lâu ngày họ không đến hầu Đức Phật và nguyên nhân của sự chậm trễ, họ báo cáo lại về sự biếng nhác của mình.
Việc trì hoãn này làm bản thân áy náy, lo lắng. Khi bị người khác hỏi đến thì thường có tâm lý xấu hổ, có người ngượng quá..quát nạt lại người hỏi. Sách cú giải về ba Mươi Tám Pháp Hạnh Phúc cho biết một người làm không xong công việc, hay bỏ dở, thường sẽ dẫn đến một hoặc một số tình trạng sau:
- Làm mất thời gian, một chuyện đáng lẽ xong trong một giờ có thể phải làm trong hai ba giờ, có khi vài tháng mới xong hay không bao giờ hoàn thành.
- Làm việc ít, không xứng đáng với đồng lương nhận được.
- Không quan tâm đến công việc.
- Làm công việc một cách miễn cưỡng.
- Ngủ cả ngày.
Ban đêm không làm việc.
- Say rượu cả ngày.
- Quan hệ tình cảm nam nữ nhiều.
- Lười biếng, ngủ nướng và hay dậy trưa.
- Luôn luôn không làm việc vì cho rằng thời tiết quá nóng, quá lạnh.
Trong khi đó, một người luôn hoàn thành các công việc, có các kết quả sau:
- Yên ổn sung sướng vì có tài sản.
- Yên ổn sung sướng vì có tiền để tiêu dùng.
- Yên ổn sung sướng vì không bị nợ.
- Yên ổn sung sướng vì việc làm không bị lỗi.
- Gia đình và xã hội có thể nương nhờ .
- Tích lũy trữ năng tốt cho tương lai.
- Tự bảo vệ được bản thân.
- Không bị mất sự tự kiểm soát.
- Được những vị có trí tuệ khen ngợi.
- Sẽ tái sinh vào vùng cư trú của các vị trời.
- Có điểm tựa để đạt được những kết quả tu tập.
Bậc đạo sư đến, hỏi về vấn đề đang được bàn luận, và khi được báo cáo vấn đề ấy, bậc đạo sư cho gọi hai vị  rèn luyện ấy và hỏi có đúng như vậy không? Khi được họ xác nhận sự thật là như vậy, Ngài nói: “Này các vị rèn luyện, không phải chỉ nay họ mới biếng nhác. Thủa trước họ cũng biếng nhác và trìu mến trú xứ như vậy rồi.”
Câu chuyện cho thấy hai vị rèn luyện này khi đến Kỳ Viên vẫn ngại ngùng chưa gặp Đức Phật vì sự trì hoãn của mình. Đây là tâm lý thông thường của trạng thái lần lữa trong các công việc. Khi được người khác kể lại, Đức Phật cho gọi hai vị này lại, kiểm tra độ chính xác của câu chuyện. Rồi để khuyên răn mọi người, Ngài cho biết tính khí trì hoãn công việc này rất nguy hiểm vì nó là loại được…di truyền từ đời này sang đời khác. Nếu không khéo điều chỉnh thì khi đầu thai,từ bé đã có… bệnh lười. Ngài kể lại câu chuyện quá khứ.
Thuở xưa, khi vua Bramadatta trị vì ở Ba-la-nại, có ba con cá sống ở Ba-la-nại, một con tên Nghĩ nhiều, một con tên Nghĩ ít, Một con tên Nghĩ vừa. Chúng từ rừng đi đến cảnh giới loài người. Tại đấy, Nghĩ vừa nói với hai con cá kia: cảnh giới loài người nguy hiểm và dễ sợ. Các người đánh cá quăng lưới, đặt bẫy, bắt cá. Chúng ta hãy đi về nguồn lại.
Để khắc phục tâm lý lười biếng vốn có trong mỗi con người, các biện pháp điều chỉnh cần phải được tiến hành. Mỗi việc muốn thực hiện được cần phải có các điểm tựa trong Phật học gọi các điểm tựa là “duyên”.Việc tạo các điểm tựa trong Phật học có thể gọi là việc “gieo duyên”.Các “duyên” chỉ có nếu ta có hành động cụ thể. Khi có một công việc cần làm mà ta lại chưa muốn làm, thì cần phải tạo “duyên” dựa vào đầu ra cuối cùng của công việc( sở duyên duyên): không làm thì có hại gì? Làm thì được lợi gì? Con cá Nghĩ vừa thấy sự nguy hiểm ở nơi có loài người sinh sống và muốn tránh xa chỗ đó. Suy nghĩ đó tạo động lực cho việc khởi động công việc.
Hai con cá kia vì biếng nhác, vì tham tài vật, trì hoãn lên đường, cho đến ba tháng trôi qua.
Cách điều chỉnh kế tiếp là tránh những lý do ủng hộ cho việc không khởi sự, nghĩa là tránh gieo các “nghịch duyên”. Chẳng hạn con cá Nghĩ ít có sẽ quan tâm đến thức ăn tìm kiếm dễ dàng, vì chỗ sinh sống này đông đảo,…các lý do này ủng hộ cho việc không rời khỏi chỗ nguy hiểm. Thí dụ như việc cần phải nâng cao trình độ người lao động. Tuy nhiên, một người phải lao động cả ngày, thì sẽ trì hoãn việc đi học bằng một lý do đơn giản: làm cả ngày mệt quá, phải nghỉ ngơi đã, đi… uống bia đi. Nếu muốn công việc có thể khởi sự nên đổi suy nghĩ thành: X. cũng như mình,mà nhờ chịu khó học tập, bây giờ nương cao hơn mình. Mình phải làm việc cả ngày, không học tập được, còn chút thì giờ mình tranh thủ học được chữ nào hay chữ ấy. Tương tự như vậy, tâm lý trì hoãn công việc sẽ mạnh nếu ta nghĩ: mình vừa mới bệnh xong, phải nghỉ ngơi cái đã! Tâm lý này sẽ giảm thiểu nếu ta nghĩ: mình vừa mới bệnh xong do bệnh công việc kia đã bị trì hoãn, bây giờ mình nên bắt đầu công việc…( xem Tám căn cứ để biếng nhác và tinh tấn, kinh Tănh Chi Bộ, phẩm Song đôi, tập 4, tr.37).
Cách điều chỉnh thứ ba là tìm cách sống trong một môi trường gồm nhiều người siêng năng. Người bạn không siêng năng cũng sẽ tạo “nghịch duyên” cho việc khởi đầu công việc.Có người dự định làm công việc lại bị người không siêng năng nói:làm làm gì cho cực thân, tham công tiếc việc làm gì, Hay dè bỉu:Thằng đó nó chỉ biết đến công việc, chẳng biết gì cả. Với các “nghịch duyên” như vậy, công việc tiếp tục bị trì hoãn. Con cá Nghĩ vừa mặc dầu biết sự nguy hiểm, muốn rời khỏi đó, nhưng hai con cá kia không chịu đi. Do đó cả ba con trì hoãn công việc. Con cái muốn học tập tốt, cha mẹ không phải chỉ chọn lựa ngôi trường tốt, thầy giáo giỏi, mà còn phải chú ý đến môi trường đó có nhiều học sinh siêng năng hay không?
Rồi những người đánh cá quăng lưới xuống sông. Nghĩ nhiều và Nghĩ ít tìm mồi đi trước, vì mù quáng ngu si, chúng không đề phòng lưới giăng nên đi vào trong mạng lưới. Nghĩ vừa đi sau cẩn trọng đề phòng.
Suy nghĩ nhiều quá cũng cản trở quá trình khởi đầu công việc. Anh Y. muốn viết một cuốn sách “để đời “.Anh suy nghĩ tới nội dung, bố cục cuốn sách .Anh nghiền ngẫm rất lâu. Mỗi lần khởi sự viết  anh lại thấy nó không đạt được như ý của mình. Thế rồi thời gian trôi qua, cuốn sách vẫn mãi ở dạng…ý tưởng. Cách điều chỉnh sự suy nghĩ quá nhiều là hiện thực hóa các điểm tựa, nghĩa là “ gieo một duyên trước đã”. Dale Carnegie trong cuốn sách Quẳng gánh lo đi mà vui sống( Nguyễn Hiến Lê dịch)  đề nghị một quy trình như sau:
- Viết rõ ràng lên giấy nỗi lo của mình, trả lời câu hỏi:tôi đang lo điều gì?
- Viết lên giấy những giải pháp có thể theo được, trả lời câu hỏi: làm sao giải quyết được bây giờ.
- Chọn lựa một giải pháp.
- Thi hành ngay giải pháp đó.
Công việc quá phức tạp cũng là một nghịch duyên cho công việc khởi sự. Khi được hỏi: “ vì sao chưa khởi sự”. Người nghĩ nhiều sẽ nói: “ bây giờ chưa đủ điều kiện để làm”. Phương pháp điều chỉnh ở đây là chia công việc thành nhiều phần nhỏ tương đối độc lập và giải quyết các công việc dễ dàng trước. Chẳng hạn:
- Để có thể leo lên cao, người ta tạo ra các bậc thang. Nhờ đó, có thể bước từng bước lên cao.
- Các chương trình giáo dục chia ra làm nhiều cấp lớp. Mỗi cấp lớp có cách kiểm tra đánh giá. Nhờ đó có thể lượng định xem một người đã hoàn thành chương trình đào tạo tới mức nào.
- Để giải quyết một vấn đề, người ta chia vấn đề đó thành nhiều bài toán nhỏ gọi là bài toán mi ni. Tập hợp các bài toán để giải quyết vấn đề gọi là phổ các bài toán cụ thể có thể có. Việc giải quyết vấn đề nên bắt đầu với bài toán mini vì các lý do:
a) hệ (cần cải tiến) ít thay đổi nên chi phí thấp,
b) hệ ít thay đổi nên nguy cơ gây hậu quả xấu không nhiều,
d) hệ ít thay đổi nên giải pháp dễ được chấp nhận hơn.
Suy nghĩ ít dẫn đến tinh trang không khởi sự công việc hoặc làm công việc mà không cẩn thận. Trong trường hợp chưa tiến hành, cần phải xem xét cẩn thận, tiêu chẩn hóa công việc để tạo điểm tựa vững chắc cho quá trình tự điều chỉnh tiếp theo, đã được Đức Phật thuyết giảng như sau:
…một con bò cái ngu si, không thông minh, không biết đồng ruộng, không giỏi trong việc đi đến các núi non hiểm trở.Nó suy nghĩ: “Ta hãy đi theo hướng trước kia chưa từng đi , ăn loại cỏ chưa từng ăn và uống loại nước chưa từng uống”. Trước khi đặt bàn chân trước  một cách vững chắc, nó đã bước bàn chân sau. Và vì thế nó không thể đi đến nơi trước kia chưa từng đi, không thể ăn loại cỏ chưa từng ăn  và không thể uống loại nước  chưa từng uống. Ngay tại chỗ mà trước kia nó đặt chân, nó cũng  thể quay trở lại chỗ cũ một cách an toàn. Vì sao? Vì con bò cái ấy sống ở rừng núi, ngu si không thông minh, không biết đồng ruộng, không giỏi trong việc đi đến các núi non hiểm trở…
Trái lại: “Một con bò cái hiền trí, thông minh, biết đồng ruộng, giỏi trong việc đi đến các núi non hiểm trở. Nó suy nghĩ: “ Ta hãy đi theo hướng  trước kia chưa từng đi , ăn loại cỏ chưa từng ăn và uống loại nước chưa từng uống”. Và con bò cái ấy sau khi đặt bàn chân trước một cách vững chắc, nó đã bước bàn chân sau. Và vì thế nó có thể đi đến nơi trước kia chưa từng đi, không thể ăn loại cỏ chưa từng ăn  và không thể uống  loại nước chưa từng uống. Ngay tại chỗ mà trước kia nó đặt chân, nó cũng có thể ngay trở lại chỗ cũ một cách an toàn. Vì sao? Vì con bò cái ấy sống ở rừng núi, hiền trí,thông minh, biết đồng ruộng, giỏi trong việc đi đến các núi non hiểm trở”.
(Kinh Tăng Chi  Bộ, tập 4, tr.169)
Sau khi biết được hai con cá kia sa vào mạng lưới, con cá Nghĩ vừa tìm cách cứu hai con cá kia.
Nó bơi ra phía ngoài lưới giăng, làm vùng vẫy mắt lưới như đã được thoát,làm tung tóe nước như đá lặn về phía trước lưới.Rồi nó bơi qua vùng gần mạng lưới.Các người đánh cá nghĩ rằng các con cá đã vùng vẫy ra khỏi lưới và đã trốn đi rồi nên chỉ nắm một góc lưới và kéo lên.Hai con cá kia thoát khỏi lưới và lặn xuống nước, Bậc đạo sư,sau khi kể câu chuyện quá khứ, đọc bài kệ:
‘’Nghĩ nhiều’’ và  “Nghĩ ít’’
Cả hai đều mắc lưới
Chỉ có ‘’nghĩ đúng mức”
Giải thoát được cho chúng
.
Dân gian có câu mang tính  “’trí tuệ” khôn ngoan  “khôn cũng chết, dại cũng chết, chỉ có biết là sống”. Không biết câu chuyện này có giải thích được cho câu nói đó không?
Tấn Nghĩa (theo VHPG Blog)

Wednesday, February 8, 2012

Mái ấm gia đình - Thích Nhật Từ


Người xưa nói, dù là vua chúa hay anh dân cày, người hạnh phúc nhất là người tìm được sự yên ấm dưới mái nhà của mình. Dù là biệt thự, chung cư, hay nhà ngói, song cần nhất, đó phải là một mái ấm.