Friday, February 17, 2012

Bắt đầu từ nơi đâu?

Gần đây, một tạp chí Phật Học có đăng thư một độc giả hỏi vị giáo thọ phụ trách, “Tôi vừa mới được quy y và bắt đầu học Phật, tôi thấy con đường này mênh mông quá.

Tôi có một khó khăn là không biết mình nên bắt đầu từ nơi đâu đây? Những giáo lý về sanh diệt, tác ý, nghiệp quả, duyên sinh... cái nào cũng rất là quan trọng và cần thiết. Và tôi cũng được hướng dẫn ngồi thiền. Nhưng ngoài chiếc gối ngồi thiền ra, ta phải bắt đầu ở nơi đâu đây?”

Vị giáo thọ trả lời, “Tôi nghĩ câu cuối bạn viết trong thơ cũng chính là một gợi ý cho câu trả lời ấy: ta phải bắt đầu nơi đâu ngoài chiếc gối ngồi thiền của mình? Thật ra thì sự thực tập của ta bắt đầu khi mình đứng dậy và bước khỏi chiếc tọa cụ, trở về với cuộc sống hằng ngày. Nơi ấy chắc chắn ta sẽ phải đối diện với những việc gây cho mình sự lo âu, bực dọc, bất an... Chúng làm lu mờ cái thấy của ta, khiến mình không còn khả năng mở rộng con tim ra được nữa. Và nơi đó mới là sự tu tập của ta.

Tôi thích câu này của nhà thơ Rumi, ‘Có một ngàn cách để ta quỳ xuống và hôn mặt đất.’ Cũng thế, trong một ngày bình thường tôi nghĩ cũng có ngàn việc xảy ra để khiến cho ta lo âu và phiền não. Mà cái ước vọng cao xa của ta về con đường tu học cũng là một trong những nguyên nhân gây cho mình khổ đau.

Sự thực tập hằng ngày của tôi là ý thức được những gì đã gây cho tôi sự bất an, để rồi bị chúng sai xử, cho dù là nhỏ nhặt đến đâu. Tôi tập nhận diện và chăm sóc cho chúng. Tôi thường nói với người khác rằng, ‘sự thực tập của tôi là để tự mình chứng thực được lời hứa về Diệt đế của đức Phật, rằng hạnh phúc là điều mà ta có thể chứng nghiệm được’. Và tôi tin rằng, năng lượng hạnh phúc ấy sẽ nuôi dưỡng cho những hành động kế tiếp của mình.”

Mà thật vậy, ta có học bất cứ một giáo lý nào thì rồi cuối cùng đó cũng phải là sự sống của mình. Chúng ta rồi cũng phải đặt quyển kinh xuống, đứng dậy khỏi chiếc gối ngồi thiền, để bước về và tiếp xúc với cuộc sống chung quanh.  Và ở nơi đó chắc chắn sẽ có những khó khăn, lo âu, phiền não… chờ đợi ta. Và ta sẽ làm gì với chúng, tiếp xử chúng như thế nào, đó mới chính thật là con đường tu học của mình.


Đâu cần phải là một điều gì lớn lao

Chúng ta thường đặt câu hỏi là làm thế nào để cho sự thực tập của mình có nhiều hiệu quả hơn, mang lại lợi ích lớn lao hơn? Câu hỏi ấy tuy cần thiết, nhưng tôi thấy tự nó chưa được chính xác lắm. Tôi nghĩ ta nên hỏi là làm thế nào để cho sự tu tập của mình được chân thật hơn.

Chuyện kể, thời Phật còn tại thế có một bà lão nghèo khổ ăn xin độ nhật. Một hôm, vua A Xà Thế có cho tổ chức một lễ hội cúng dường đức Phật tại tịnh xá Kỳ Viên. Bà lão nghĩ rằng, “Một đời mình đói khổ, lại già nua, sắp hết tuổi trời, nếu lễ hội này không gặp Phật cúng dường thì không bao giờ được gặp Ngài”. Nghĩ vậy, bà lão vừa lần hồi xin ăn dọc đường, vừa đi đến gần Kỳ Viên tịnh xá.

Khi đến gần Kỳ Viên, bà lão thấy một cảnh tượng huy hoàng, tráng lệ chưa từng thấy, ngựa xe chen chúc, nhộn nhịp trên những con đường dẫn về tịnh xá. Những ngọn đèn sơn son thếp vàng rực rỡ của hạng vua quan đại thần, bên cạnh những ngọn đèn nhỏ hơn của hàng thứ dân, đủ mọi màu sắc sáng choang treo hai bên đường.

Bà lão biết mình chỉ có khả năng cúng dường Phật một ngọn đèn nhỏ mà thôi. Bà dốc hết cả gia tài chỉ được 2 xu, để mua cây đèn nhỏ và chút dầu thắp. Bà lão treo chiếc đèn nhỏ bé leo lét của mình lên một cành cây và hướng về tịnh xá. Ba ngày đêm trôi qua, những tràng hoa héo rủ, những ngọn đèn khác lần lượt cạn dầu rồi tắt ngúm. Chỉ riêng ngọn đèn nhỏ của bà lão nghèo ăn xin vẫn còn tiếp tục cháy sáng mãi...

Trên con đường tu học thật ra ta đâu cần dâng tặng cho cuộc đời một điều gì lớn lao lắm. Lý thuyết tuy mênh mông nhưng con đường thực hành rất đơn giản: tập tha thứ, bớt dính mắc, bước được những bước thong dong... Chỉ cần giữ cho ngọn đèn dầu nhỏ của ta được trong và sáng mãi trong tâm, là ta cũng đã dâng tặng hạnh phúc cho cuộc đời này rất nhiều rồi. Dẫu biết rằng, những gì chân thật và đơn giản lại là những điều khó làm nhất.

Chiếc áo choàng thanh tịnh


Tôi nghĩ sự tu học của chúng ta phải cụ thể, nó phải có khả năng chuyển hóa và tháo gỡ những khó khăn ngay trong cuộc sống này, chứ không phải chỉ có mặt trên tọa cụ mà thôi. Chúng ta có thể nghĩ rằng, giải thoát có nghĩa là mình được sinh lên một cảnh giới nào khác cao đẹp hơn, như là Tịnh độ hay là một Cõi trời. Nhưng thật ra, tháo gỡ được những khó khăn, phiền muộn của mình trong cuộc sống cũng đã là một giải thoát lớn rồi phải không bạn?

Đức Phật có dạy một phương cách giúp chúng ta thể hiện được điều ấy là thực tập hơi thở có ý thức. Hơi thở có năng lượng làm cho thân ta trở nên thanh nhẹ, và tâm ta được an vui. Mỗi khi ta có một sự căng thẳng, lo âu, hay sợ hãi nào đó, ta hãy quay lại và tự hỏi, “Hơi thở của tôi trong giờ phút này là như thế nào?” Và rồi, “Bây giờ tôi nên thở như thế nào để thân tôi được buông thả và dễ chịu hơn?”

Bạn biết không, mỗi khi ta cảm thấy bất an hoặc lo âu, nó sẽ phát sinh lên một sự căng thẳng trong thân. Và thường thì ta phản ứng bằng hai cách: một là dồn nén nó lại bên trong, hai là bộc lộ nó ra bên ngoài qua lời nói và hành động của mình. Nhưng đức Phật có dạy cho ta một phương cách thứ ba, thiện xảo hơn, là dùng hơi thở của mình để chuyển hóa sự căng thẳng ấy.

Chúng ta có thể mang hơi thở ý thức để ôm ấp một khó khăn, hay nỗi đau nào đó, đang có mặt trong cơ thể. Hơi thở tỉnh giác, nhẹ và sâu, sẽ làm phát khởi lên trong ta một cảm giác khinh an và toàn vẹn. Và ta có thể mang cảm giác thanh tịnh ấy ôm ấp lấy toàn thân của mình. Trong kinh, Phật có cho một ví dụ rất hay. Ngài nói cũng giống như khi ta khoác lên thân mình một tấm áo choàng, không nơi nào trên cơ thể mà không được chiếc áo ấy bao phủ. “Lại nữa, này các Thầy, hãy lấy tâm thanh tịnh và ý thức về sự thanh tịnh ấy của mình mà bao trùm cả thân thể mình, làm cho toàn thân thể mình không có chỗ nào mà không được bao trùm bởi tâm thanh tịnh ấy, cũng như một người kia choàng lên một cái áo dài tới bảy hoặc tám sải, từ đầu tới chân, không nơi nào mà thân thể không được chiếc áo ấy bao phủ.” Và khi thân ta được khinh an, nhẹ nhàng thì tâm ta cũng sẽ được thư thái, an vui.

Địa hành thần thông

Tôi nghe kể rằng, nơi nào có bước chân an lạc của một người tỉnh thức thì nơi ấy suối sẽ được trong hơn và cây lá cũng xanh tươi hơn. Như vậy thì chỉ sự có mặt của một người có hạnh phúc thôi cũng đã giúp ích cho sự sống chung quanh rất nhiều rồi, phải không bạn? Thiền sư Lâm Tế có nói về địa hành thần thông, ngài nói bước đi trên mặt đất là một phép lạ. Người ta thường nói phép lạ là đi trên nước, đi trên mây, còn Ngài nói phép lạ là đi trên mặt đất. Sự tu học không mang ta đi vào một thế giới mênh mông, xa xôi nào đó, mà nó giúp ta thật sự có mặt với sự sống, ý thức và tiếp xúc được với những gì đang xảy ra. Tổ nhắc nhở chúng ta rằng, giải thoát chỉ có thể có mặt trong giờ phút hiện tại, và nó biểu hiện trong mỗi hơi thở và bước chân của ta. Chúng ta tuy sống trong hiện tại, nhưng thường lang thang trên mặt đất của ngày hôm qua với những nuối tiếc, hoặc bận rộn chạy theo lo âu của những ngày sắp tới. Nếu ta có khả năng trở về, và đi trên mặt đất này bằng những bước chân chậm rãi và an ổn trong giờ phút hiện tại, thì đó là một phép lạ nhiệm mầu.

Nhà văn Natalie Goldberg kể, có lần trong một lớp dạy về viết văn tại San Francisco, bà mời mọi người cùng đi thiền hành ngoài phố. Hôm ấy nhóm của bà đi ngang qua một công viên, nơi ấy đang có một cuộc diễn hành rất đông người ở phía bên kia đường. Họ mặc những y phục sặc sỡ, vui hát, ca múa trên những chiếc xe kiệu rước đầy màu sắc. Nhóm của bà chậm rãi im lặng đi thiền hành với nhau băng qua công viên. Bỗng nhiên mọi người trong cuộc diễn hành ở bên kia đều dừng lại, luôn cả những người đang đứng xem, và tất cả đều nhìn sang nhóm của bà. Những bước chân chậm rãi và thinh lặng có thể làm ngưng lại cả một cuộc diễn hành.

Trên con đường tu học, chúng ta đâu cần thiết phải học hết những giáo lý cao xa hoặc làm một việc gì lớn lao lắm phải không bạn. Mỉm một nụ cười, trở về với một hơi thở, bước một bước chân thảnh thơi... cũng có thể là những phép lạ giữa một cuộc sống căng thẳng và quá bận rộn. Tôi nghĩ con đường tu học cũng chỉ bắt đầu từ ngay ở nơi này bằng những bước chân nhỏ ấy, khi ta bước ra khỏi chiếc gối ngồi thiền của mình.
Nguyễn Duy Nhiên - Tập San Pháp Luân 83

Wednesday, February 15, 2012

Đôi lời Tri tưởng một nguồn Ân


                 Cố Sa Di Ni Thích Nữ Chơn Huyền
       Trong Phật giáo không có những đại danh  cao ngất ngưỡng để ca ngợi hoặc tưởng thưởng công lao hy sinh, đóng góp nào đấy của một cá nhân , dù đó là người mẹ, người cha của chúng ta, những người  mà đức Phậg từng tuyên cáo với thế nhân là những vị Phật  hiện tiền. Bởi lẽ, tấ cả cũng chỉ là hư danh, đứng trên một nền tảng không thật. Và tất nhiên, người con Phật chúng ta đã thấm nhuần tư tưởng đó nên không hề màng tới, kể cà một lời ngợi ca suông.
                      Thế nhưng, từ trong cuộc sống thật của mỗi chúng ta, nền tảng Tứ Đại trọng Ân đã được đức Phật thiết lập tự ngàn xưa vẫn là kim chỉ nam , định hướng  trên đường tu học. Đó là chân lý thật-rất thật trong cuộc sống Chính vì đều này mà  chúng ta không  xem trọng hư danh là vậy.
                       Cũng vì vậy, dù ngay sau khi nhận được tin  Sa Di Ni Thích Nữ Chân Huyền viên tịch, tôi có gởi lời chia buồn và cầu nguyện đến T.T Thích Nhật Từ, mà sao lòng cứ miên man ray rức, cảm tưởng như mình chỉ làm một động tác sáo rỗng trước một cuộc đời đạo hạnh , sản sinh ra cho thế nhân , cho đạo pháp những con người hữu dụng hiện hành. Cho nên lại xin tạm mượn đôi dòng này nói lên những điều mình chưa nói  được để góp nén hương lòng tiễn đưa chơn linh người về bên Phật.
                       Tôi cũng mất mẹ, mới cúng đại tường đây thôi., nên tôi rất hiểu và thấm thía tâm trạng này trong  tư thế một người con Phật. Tôi luôn thầm cảm ơn mẹ tôi, đã sanh ra tôi và hy sinh rất nhiểu thứ để tôi an tâm lo bề học Phật. Bà không có cái  diễm phúc  quay về nương tựa  Tam Bảo trong những tháng năm cuối đời như thân mẫu TT, Thích Nhật Từ, nhưng trong thâm tâm tôi, bà có công rất lớn. Điều này tôi chỉ dám công khai bộc lộ khi Thầy Thích Huyền Lan khi ấy đã  có nói rằng “Tôi rất cảm ơn Bà cụ đã sản sinh cho  Phật giáo  những con người dám nói dám làm , dành tất cả cho đạo pháp mà không đòi hỏi bất cứ  quyền lợi nào”.
                        Khó khăn lắm mới  kể lại những điều đó, nhưng hơn hết tôi muốn từ câu chuyện của mình  nghĩ về sự hy sinh rất lớn của  thân mẫu TT Thích Nhật Từ. Những gì TT Thích Nhật Từ làm được nhiều thành tựu,lợi lạc cho đạo pháp hôm nay không thể không nói đến  nguồn thâm ân cao cả của  người mẹ.
                   Đúng vậy, TT Thích Nhật từ là một vị thầy mà ngay từ  giữa thập niên 80 thế kỷ trước tôi đã rất ấn tượng và liệt vào danh sách những vị tăng trẻ nên tin tưởng của mình. Niềm tin đó cho đến tận bây giờ vẫn không hề  sai . Sau này trong những khi làm việc , một vài  va chạm nhỏ trong nhận định giữa tôi và TT Thích Nhật Từ có  xảy ra , đó là chuyện đương nhiên, nhưng đó không phài là tất cả nhất là với những gì chính TT  đã làm và hổ trợ tôi không nhỏ trên bước đường phụng sự chánh pháp cho đến tận bây giờ.
                   Càng nể phục  tài năng của TT Thích Nhật Từ bao nhiêu tôi càng thêm cảm kích thân mẫu thầy bấy nhiêu, người đã cho tất cả, vì đạo pháp. Làm sao mà thân mẫu người un đúc nên một tinh thần vượt thoát cao hạnh , vượt qua không biết  cơ man khó khăn, trù dập; và khi còn lận đận du học  lại sản sinh ra một wedsite ĐẠO PHẬT NGÀY NAY lừng lẫy, một trang wedsite mà theo TT Thích Đồng Bổn là một sáng tạo  độc đáo đầu tiên của mạng lưới xa lộ thông tin Phật giáo chúng ta.
                    Vậng ! có những bà mẹ như thế đấy.
                    Ở đây không  có “gien” di truyền nào mà chỉ có phước lực và tự lực giác tha, đã trao lại cho  con cháu, nhất là ở giai đoạn còn bé thơ. Hơn nhau là ở chổ này. Cụ bà Sa Di Ni Thích Nữ Chơn Huyền đã làm được điều đó và Phật giáo chúng ta ngày nay được thừa hưởng . Tôi thường được nhạc sĩ Nhât Dũng và nhà giáo Kim Loan  kể về thởi thơ ấu của TT Thích Nhật Từ ở vùng trời Gò vấp , càng thêm thấm thía công lao dạy bảo và vững vàng trong mọi nghịch duyên trong cuộc sống của Cụ Bà Sa Di  Ni Thích Nữ Chơn Huyền.
                   Không được về bên kim quan, trực tiếp bái tạ một nguồn thâm ân đã sản sinh ra một con người tài ba lỗi lạc là TT Thích Nhật Từ; người luôn luôn hổ trợ và giúp đở tôi trước mọi bão giông . Xin được góp đôi dòng này ngưỡng vọng ngàn năm.

                     NAM MÔ TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT


http://nguoiphattu.com/news/doi-loi-tri-tuong-mot-nguon-an.d-2515.aspx

Mười Công Đức Ấn Tống Kinh, Tạc Tượng Phật



http://buddhaonthewall.files.wordpress.com/2009/06/thousand-armed-avalokitesvara-hrih-1024.jpg

   Mười Công Đức Ấn Tống Kinh,

Tạc Tượng Phật

1. Một là, những tội lỗi đã tạo từ trước, nhẹ thì được tiêu trừ, nặng thì chuyển thành nhẹ.

2. Hai là, thường được các thiện thần ủng hộ, tránh được tất cả tai ương hoạn nạn, ôn dịch, nước, lửa, trộm cướp, đao binh, ngục tù.
3. Ba là, vĩnh viễn tránh khỏi những quả báo phiền khổ, oán cừu oan trái của đời trước cũng như đời này.
4. Bốn là, các vị hộ pháp thiện thần thường gia hộ nên những loài dạ xoa ác quỷ, rắn độc hùm beo tránh xa không dám hãm hại
5. Năm là, tâm được an vui, ngày không gặp việc nguy khốn, đêm ngủ không thấy ác mộng. Diện mạo hiền sáng, mạnh khỏe an lành, việc làm thuận lợi, được kết quả tốt
6. Sáu là, chí thành hộ pháp, tâm không cầu lợi, tự nhiên y phục đầy đủ, gia đình hòa thuận, phước lộc đời đời.
7. Bảy là, lời nói việc làm trời người hoan hỷ, đến đâu cũng được mọi người kính mến ngợi khen.
8. Tám là, ngu chuyển thành trí, bệnh lành mạnh khỏe, khốn nghèo chuyển thành thịnh đạt. Nhàm chán nữ thân, mệnh chung liền được Nam thân.
9. Chín là, vĩnh viễn xa lìa đường ác, sanh vào cõi thiện, tướng mạo đoan nghiêm, tâm trí siêu việt, phước lộc tròn đầy.
10. Mười là, hay vì tất cả chúng sinh trồng các căn lành. Lấy tâm cầu của chúng sinh làm ruộng phước điền cho mình. Nhờ công đức ấy đạt được vô lượng phước quả thù thắng. Sanh ra nơi nào cũng thường được thấy Phật, nghe Pháp, phước huệ rộng lớn, chứng đạt lục thông, sớm thành Phật quả.
Ấn tống Kinh, tượng Phật được công đức thù thắng như vậy, nên gặp khi chúc thọ, thành hôn, cầu phước, thoát nạn, sám hối, cầu tiêu trừ tật bệnh, cầu siêu độ hương linh, hãy tinh tấn phát tâm Bồ Ðề ấn tống, để trồng cội phước đức cho chính mình và thân bằng quyến thuộc.

MƯỜI CÔNG ĐỨC NIỆM PHẬT

http://66.254.41.11/HieuGiang/HGTools/ChuTieu001.GIF
Trong kinh nói: “ Người nào chí tâm niệm Phật, được mười món công đức như sau:
1.- Thường được chư Phật ngày đêm hộ niệm, Đức A-Di-Đà phóng quang nhiếp thọ.
2.- Thường được các vị Đại Bồ Tát như Đức Quán Thế Âm thủ hộ.
3.- Ngày đêm thường được chư Thiên cùng Đại lực Thần tướng ẩn hình ủng hộ.
4.- Tất cả Dạ-xoa, ác quỉ, rắn độc, thuốc độc đều không thể làm hại.
5.- Không bị những tai nạn: nước, lửa, đao, tên, gông, xiềng, lao ngục, giặc cướp, oan gia, cùng các thứ chết dữ.
6.- Những tội đã làm thảy đều tiêu diệt, những kẻ chết oan vì mình đều được giải thoát, không còn kết oán rằng buộc.
7.- Ban đêm nằm ngủ thường thấy điềm lành, hoặc thấy sắc thân thắng diệu của Phật A-Di-Đà.
8.- Tâm thường vui vẻ, sắc thường tươi nhuận, khí lực đầy đủ, việc làm có kết quả tốt đẹp lợi ích.
9.- Mọi người trông thấy đều vui mừng, cung kính hoặc lễ bái cũng như kính Phật.
10.- Khi mạng chung tâm không sợ hãi, chánh niệm hiện ra, được Tây phương Tam-Thánh tiếp dẫn sanh về Tịnh-Độ hưởng sự an vui không cùng!".

(Cái này đúng lắm đó ,khi mà CN niệm Phật nhiều thì khi gặp chuyện gì   là CN thấy có người đàn bà mặc đồ trắng (thức dậy nhìn kỹ tượng Quán Âm lại thì đúng là Ngài )  thường cứu giúp CN mỗi khi bị bệnh nặng hay bị oan gia hại .....)  lúc đó mới biết là vì mỗi ngày mình niệm Phật và niệm Ngài Quán Thế Âm cho nên được các Ngài theo giúp đỡ ....)


MƯỜI CÔNG ĐỨC LẠY PHẬT

1.- Được sắc thân tốt đẹp.
2.- Nói ra điều chi ai cũng tin dùng.
3.- Không sợ sệt giữa đông người.
4.- Được chư Phật giúp đỡ.
5.- Đầy đủ oai nghi lớn lao.
6.- Mọi người đều nương theo mình.
7.- Chư Thiên cung kính.
8.- Đủ phước đức lớn.
9.- Lúc lâm chung được vãng sanh.
10.- Mau chứng quả Niết Bàn.

(Một lạy còn được công đức như vậy, huống chi lạy Phật nhiều)

Tuesday, February 14, 2012

Thiền Viện Trúc Lâm chi nhánh ở Tiền Giang đang xây dựng


Các Thầy đang dự định xây lên 1 Thiền Viện lớn nhất ở Tiền Giang .


                    Thầy  Thích Thông Phương đang  trụ trì Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt mặc đồ màu nâu sậm  đến viếng thăm  khu đất đang xây dựng ở Tiền Giang ....




    Hiện tại  ở nơi này là Tiền giang đang  xây lên 1 thiền viện   , cần chi phí rất nhiều ,mà chủ trương của Hòa Thượng Thanh Từ là không cho đi quyên góp .....cho nên các Thầy trong thiền viện không biết làm sao mà xoay sở cho nổi  .CN thấy tội nghiệp qúa nên liều mạng đăng đại lên ,có ai quở phạt thì tìm CN nhé ...))). Mới ban đầu chỉ là 1 đám rừng đước và nước mênh mông ,vì những khu đất bằng phẳng gần chợ thì xin giấy phép chính quyền  khg cho  , cái con đê đó là các Thầy phải đổ đất lên cho có đường đi vào ,và muốn làm 1 con đường dài từ ngoài đường lộ vào tới trong phải tốn khoảng 100,000 đô .  Dân cư quanh vùng đó thì người nào cũng nghèo cháy túi , làm sao mà các Thầy lo cho xuể 1 công trình lớn như thế này ,thấy mà rầu ,  CN  đăng lên đây với hy vọng  có nhà hảo tâm ,tốt bụng nào muốn giúp đỡ  thì xin liên lạc qua email của CN ,để CN có thể cho địa chỉ liên lạc trực tiếp với các Thầy .

 Hôm bửa CN có nghe được Thầy Thông Triết giảng trên Chùa Giác Lâm ,Thầy kể về sư tích của ông vua Lương Võ Đế . Sở dĩ ổng làm vua được là do tiền kiếp ổng là 1 người tiều phu đi đốn củi trong rừng ,1 hôm tình cờ đi ngang Chùa bị bỏ hoang trong lúc chiến tranh ,vào Chùa thấy nóc nhà ngay ở  trên đầu tượng Phật  lủng 1 lổ ,nắng rọi ngay cái đầu của tượng Phật . Động lòng trắc ẩn ,ông tiều phu ấy mới leo lên lợp mái  nhà ngay chổ lủng đó lại .....chỉ với 1 hành động nhỏ đó mà khi chết và tái sanh lại ,ông tiều phu đó được làm vua ,và là vua Lương Võ Đế ......vì thế những gì chúng ta làm hiện nay sẽ khg bao giờ bị mất , tiền bạc tài sản có thể bị mất mát hao hụt ,nhưng phước đức mình tạo sẽ theo mình như bóng với hình ,khg ai có thể giật lấy đi được .....
Như mình giúp đỡ xây dựng Chùa ,có nơi cho mọi người tu học ,ngộ Đạo thì phước đức của mình vô lượng ,vô biên .....mà đâu phải có 1 đời ,có thể là 5,6 đời sau nữa để lại cho con cháu của mình có chổ nơi tu tập ,cho chúng học nhiều việc lành ,thiện  ........CN nghe nhiều băng giảng là  khi mình giúp xây dựng 1 cái Chùa ,là trên cõi trời tự nhiên có 1 biệt thự lộng lẫy đang chờ mình lên đó hưởng .....cho nên công đức xây Chùa thật to lớn .

Theo như hình này nếu mình giúp đỡ xây con đường cho mọi người vào Chùa tu thì mình sẽ có phước gì nhỉ ?  Để đi hỏi lại mấy ông sư phụ xem ,hong dám nói ẩu ,sợ mang tội lắm  ....

Mái Chùa che chở hồn dân tộc 
Nếp sống muôn đời của tổ tông .