Thursday, October 11, 2012

MỤC ĐÍCH TU PHẬT _ HT Thích Thanh Từ

Là người tu Phật, chúng ta phải biết Phật là gì? Phật là Đức Thích Ca Mâu Ni phải không? Chữ Phật ở đây chỉ cho một con người đã được giác ngộ. Ngoài Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, những người giác ngộ như Ngài cũng đều gọi là Phật. Cho nên nói tới tu Phật là nói tới sự giác ngộ.

Lâu nay chúng ta nghi ngờ tại sao ngoài Bắc, từ thế kỷ XIII về trước gọi Phật bằng “Bụt”, còn ngày nay gọi Ngài bằng Phật. Như vậy ai gọi đúng? Tôi sẽ giải thích về điều này. Ngày xưa, vùng đất Luy Lâu là vùng đất thương mại rất phồn thịnh, thương thuyền người Ấn sang đây buôn bán mang theo các nhà sư truyền đạo.

Sư Ấn Độ sang Việt Nam vẫn nói tiếng Ấn. Các Ngài gọi Phật là “Buddha”, Trung Hoa dịch là “Giác giả”. Giác là giác ngộ, giả là người. Chữ “Buddha” là “Người Giác ngộ”. Tổ tiên mình gọi chữ “Bud” là “Bụt”. Như vậy gọi “Bụt” rất gần với phiên âm tiếng Phạn, nhưng tại sao ngày nay chúng ta gọi “Phật”?

Bởi vì vào đời Minh, Trung Hoa có in tạng kinh bằng chữ Hán, người Việt Nam ta thỉnh về để đọc. Chữ “Buddha” dịch âm chữ Hán là “Phật Đà”. Chữ “Bud” đọc là “Phật”, chữ “dha” đọc là “Đà”. Nên “Phật Đà” là người Việt đọc theo âm chữ Hán. Thế nên từ đời Minh, tức khoảng thế kỷ XVII - XVIII về sau mới có danh từ “Phật”, còn thời gian trước chỉ có danh từ “Bụt”. Hiểu như vậy chúng ta mới biết cách gọi Phật của người xưa và người nay khác nhau như thế nào. Tuy khác trên danh xưng nhưng vẫn cùng một ý nghĩa, Phật là chỉ cho bậc Giác ngộ.

Đức Phật là bậc Giác ngộ nên đạo do Ngài truyền cũng là đạo giác ngộ. Vì vậy nói đạo Phật là đạo giác ngộ. Chúng ta xưng mình là Phật tử tức con của bậc Giác ngộ, hoặc ta cũng là người giác ngộ chút chút. Giác ngộ chút chút chứ không phải không chút giác ngộ. Đến với đạo Phật là phải có giác ngộ, chứ không thể mù quáng được. Thế nhưng có Phật tử đến với đạo Phật nhiều năm, vẫn nói chưa giác ngộ gì cả. Thực ra có, nhưng quí vị không biết đó thôi.

Đạo Phật là đạo giác ngộ, nên người tu theo đạo Phật phải có giác ngộ. Giác ngộ từ gần tới xa, từ thấp lên cao. Giác ngộ gần như thế nào, giác ngộ xa như thế nào? Tôi xin hỏi quý vị học Phật mấy năm nay có biết lý Vô thường, lý Nhân quả, lý Nhân duyên không? Nếu biết tức quý vị đã giác ngộ khá rồi. Đối với cuộc sống vô thường mà tưởng thường là người mê, cuộc sống vô thường ta biết vô thường tức là giác.

Người mê cứ nghĩ gặp ác là bị trời phạt, được vui là trời thưởng. Phật tử không như thế, biết gặp ác là do nhân xấu mình đã tạo từ đời trước, gặp lành là do nhân lành đã tạo từ trước, nên ngày nay cảm quả thiện ác đến với mình, chứ không phải do trời ban. Biết đúng lẽ thật như vậy là giác rồi còn gì. Vậy mà quý vị cứ nói mình không giác, đó là do chưa nắm vững đường hướng Phật dạy.

Phật tử hiểu các pháp hiện có mặt đây do nhân duyên tụ họp thành, không có gì gọi là bỗng nhiên mà được. Tất cả đều do nhân duyên tụ họp mới thành. Do nhân duyên tụ họp thành thì các pháp là thật hay giả? Các pháp là giả. Tôi dẫn một vài điều cho quý vị thấy có tu Phật là có giác, chỉ tại không chăm chú, không để ý tới, nên quý vị tưởng mình vẫn mê như thuở nào.

Phật bảo chúng sanh bất giác nghĩa là không giác ngộ gì hết, Bồ-tát phần giác nghĩa là giác ngộ từng phần, còn Phật là mãn giác nghĩa là giác ngộ tròn đầy. Chúng ta nghiệm xem mình thuộc hạng nào? Nếu giác chút chút tức đã được một phần nhỏ, nếu chưa thành Bồ-tát chính thức thì cũng là Bồ-tát con, phải không?

Bồ-tát là tiếng gọi tắt của âm chữ Phạn “Bồ-đề-tát-đỏa” (Bodhisattva), Hán dịch là giác. Bồ-tát là giác từng phần, Phật là giác viên mãn, tròn đầy, không thiếu. Chúng ta giác chút chút thì cũng là con cháu của Bồ-tát rồi. Phải hiểu tu là giác chứ không có quyền mê. Mê thì chưa biết tu. Quý vị là Phật tử, tức biết tu nên cũng có giác chút chút rồi. Chúng ta đang tiến trên con đường giác ngộ, chứ không phải đứng ở vị trí của người mê hoàn toàn. Dám xưng mình là Phật tử, tức con cháu của Phật nghĩa là chúng ta giác ngộ được chút chút, chứ không mê như thuở xưa.

Nhưng nói cho thật rõ, chúng ta giác ngộ được điều gì? Phật dạy sở dĩ chúng sanh không giác ngộ nên trầm luân trong sanh tử. Mê lầm thì trầm luân sanh tử, chỉ có giác ngộ mới giải thoát sanh tử. Chúng ta mê lầm cái gì, giác ngộ cái gì? Đó là điều tối yếu mà toàn thể Phật tử phải biết.

Người phàm phu luôn luôn thấy thân này là thật, còn người Phật tử biết tu thấy thân này là giả. Nhưng e rằng chỉ thấy giả khi tụng kinh, nghe pháp, còn gặp chuyện thì thật ngay. Đó là do chưa thấm nhuần chân lý trong mạch sống của mỗi người, chỉ thấy giả trên mặt suy luận thôi, chứ chưa nhập tâm.

Khi nhìn thấy thân này thật, tự nhiên chúng ta quý trọng nó. Từ quý trọng nên tìm đủ mọi cách cho nó được thụ hưởng sung túc. Tất cả những gì ngon, những gì đẹp, những gì sung sướng trên thế gian đều muốn chu cấp cho nó. Thụ hưởng như vậy là chúng ta đuổi theo dục lạc của thế gian. Ta thử đặt câu hỏi, nếu người thụ hưởng đầy đủ sung mãn mọi dục lạc trên thế gian, người đó có chết không ? Thụ hưởng cho nhiều rồi cũng phải chết. Thế thì họ giành giật tất cả mọi thứ trên đời, để cuối cùng chỉ còn một thây thối thôi, có ý nghĩa gì đâu? Thân giả dối mà người ta ngỡ là thật, nên mới giành nhau từng miếng ăn, từng cái mặc. Càng giành thì càng khổ, nên khổ gốc từ mê lầm mà ra, rõ ràng như vậy.

Nếu biết thân này giả tạm, không thật, chúng ta sẽ tùy duyên mà sống, tùy duyên mà tu hành, nên bớt giành giật. Bớt giành giật thì bớt tranh đấu, bớt khổ đau. Nhờ thấy đúng về thân, chúng ta giảm bao nhiêu đau khổ. Biết thân hư giả, khi hết duyên sắp ra đi Phật tử có sợ không? Nó giả tạm thì hư hoại là lẽ thường, có gì phải sợ. Người chấp thân thật, thụ hưởng cho nhiều, khi sắp chết thì hoảng sợ, đắm luyến thân vô cùng Trong khi tranh giành để được thụ hưởng đã là khổ, lúc sắp bỏ thân cũng khổ nữa. Hai ba chặng khổ.

Người biết thân này giả thì cuộc sống rất đơn giản, không tranh hơn về phần mình, nhờ vậy bớt khổ. Khi chết biết đã hết duyên, nó phải đi, ta cười thôi, có gì đâu mà sợ. Hiểu như vậy, thấy như vậy thì đứng trước cái chết chúng ta an ổn, tự tại. Như vậy, giác được một chút là đã bớt khổ bao nhiêu rồi.

Người làm việc lành, giúp đỡ mọi người, cuối cùng cũng chết, người không làm gì hết, cứ lo hưởng thụ rồi cũng chết. Cả hai đều đi đến chỗ chết, nhưng một người chết bao nhiêu người quý, còn một kẻ chết bao nhiêu người ghét. Nên người biết tu ngay nơi thân này sử dụng làm lợi ích cho đời, cho đạo. Người không biết tu cứ cưng dưỡng, không dám nhọc thân, nhưng rốt cuộc rồi cũng chết, không hơn được chút nào. Đó là một lẽ thật.

Người rõ biết thân hư dối tạm bợ, đủ duyên thì còn, thiếu duyên nó tan hoại. Thấy như vậy là thấy được lẽ thật. Thấy được lẽ thật là giác rồi. Đó là giác về thân. Còn giác thứ hai là giác về tâm. Quý Phật tử nghĩ cái này phải, cái kia quấy; ai làm theo điều mình nghĩ thì thương, còn làm ngược lại thì ghét. Ai nói gì mình cho là phải thì quý trọng, nói gì mình cho là quấy thì khinh thường. Nhưng thật ra, cái phải quấy ở đời có là chân lý chưa? Chưa là chân lý. Bởi vì cái phải ở đây không là cái phải ở kia, cái phải của người này không là cái phải của người khác. Người ta thấy cái đó chưa phải mà mình cho là phải, họ cãi lại mình liền giận, liền ghét. Đau khổ từ đó phát sinh.

Những suy nghĩ, phân biệt hơn thua phải quấy… thuộc về tâm, nhưng là tâm vọng tưởng, hư dối, không phải tâm chân thật. Vì nếu thật nó phải còn nguyên, chứ không đổi thay luôn như vậy. Chúng ta phải biết để dẹp bỏ, đừng chấp vào những thứ đó, mới thấy được tâm thật của mình. Tâm buồn thương, giận ghét… là dòng sinh diệt không dừng. Đã sinh diệt không dừng mà theo nó là ta chấp nhận đi trong dòng sinh diệt.

Tuy nhiên, bên cạnh tâm hư dối đó có tâm chân thật. Chúng ta phải làm sao phăng cho ra, tìm cho được tâm chân thật ấy. Đó là gốc của sự tu. Như chúng ta ngồi thiền để làm gì? Để bỏ tâm hư dối, cho nó lặng xuống. Tâm hư dối lặng thì tâm chân thật hiện. Đó là giác ngộ được thân này giả dối, tâm suy nghĩ hư dối, thì tâm chân thật hiện bày. Chừng nào tìm và sống được với tâm chân thật trọn vẹn mới gọi là gần giác ngộ viên mãn. Như vậy, chúng ta đang đi trên đường giác ngộ chứ đâu phải thường.

Ở đời, người ta mê chấp thân, mê chấp tâm nên phải luân hồi sanh tử. Vì vậy kinh Viên giác, Bồ-tát Văn Thù hỏi Phật: “Cái gì là nhân sanh tử luân hồi?”. Đức Phật dạy: “Người chấp thân tứ đại giả hợp là thân thật, chấp tâm hư giả sinh diệt là tâm thật, đó là nhân luân hồi sanh tử”. Bây giờ chúng ta biết rõ điều này tức đã có giác rồi. Chúng ta tu là thức tỉnh, nên cố gắng để thoát khỏi mê lầm đó. Đây là lý do vì sao chúng ta chuyên tu thiền. Tu thiền để làm gì? Để dừng, lặng tâm lăng xăng. Tâm lăng xăng lặng xuống thì tâm chân thật hiện đủ. Đó là giác. Giác bằng cách thực hiện ngay nơi mình, chứ không phải tìm kiếm ở đâu khác.

Những buồn đau, giận hờn… xảy đến ta cứ chứa chấp sâu trong kho tàng thức, bây giờ muốn loại trừ phải từ từ. Năm này một ít, năm kia một ít nó mới sạch, chứ không phải một lần sạch liền. Vì vậy ngồi thiền là cốt loại những bóng dáng của quá khứ còn lưu lại trong tâm, khiến nó tan mất đi. Chúng hết rồi thì cái chân thật hiện tiền, hằng tri hằng giác của mình hiện bày. Tri giác ấy là tánh Phật. Chư Phật ra đời mục đích để chỉ dạy cho chúng ta bấy nhiêu đó thôi.

Nhận ra tánh Phật hằng tri hằng giác, không suy nghĩ, không thương ghét, không hơn thua là dứt tạo nghiệp thiện ác. Không tạo nghiệp thiện ác thì đâu có luân hồi sanh tử. Đó là nhân giải thoát. Như vậy tu là giác ngộ, biết mình có cái thật phải nhận lại, cái giả bỏ đi. Bỏ được những thứ hư dối, sống hoàn toàn với tâm chân thật là giác ngộ. Giác ngộ là giải thoát sanh tử.

Chúng ta cứ đúng theo đạo lý Phật dạy mà tu. Tu lâu ngày mọi thứ khổ đau mê lầm sẽ giảm. Khi nào hết mê lầm tức là chúng ta được giác ngộ viên mãn. Như vậy mới xứng đáng là Phật tử tức con của Phật. Tu là để giải thoát sanh tử, chứ không phải cứ đi mãi trong mê lầm. Vì vậy Phật tử gặp Phật pháp, được quý thầy nhắc nhở tu hành là có phước lớn, chứ không phải thường. Nếu không sẽ chìm mãi trong biển khổ sanh tử, đeo đuổi theo những thứ tạm bợ của thế gian, chịu nhiều đau khổ không biết đến bao giờ mới hết!
Vì thế người biết tu thương tất cả mọi người, không thù ghét ai hết, bởi họ cũng mê lầm giống mình, đuổi theo bóng dáng hư ảo rồi gây khổ cho nhau. Nên giác ngộ rồi tự nhiên phát lòng từ bi. Lúc chưa giác ngộ mà khởi lòng từ bi, e đó chưa phải thật là từ bi. Đó là điều chúng ta phải lưu ý, để không bị lầm lẫn trong lúc dụng công tu. Mong tất cả hiểu được mục đích tu hành của mình để đạt được kết quả như sở nguyện.

Dồi chay rất ngon


Hồi kỳ rồi đi Chùa , CN gặp Cô Phật tử kia , Cô gặp CN là hỏi liền cái vụ làm dồi chay đây , vì kỳ rồi có vài Thầy qua , CN đã làm món này cúng dường các Thầy , cô ấy đã ăn thử và thích qúa nên gặp CN là cô ấy khen nức nở : Hôm bửa chị ăn thử dồi chay của em , ngon ơi là ngon , chị định bụng là gặp được em sẽ hỏi cách làm sau .....CN mới nói : trên Chùa đây em cũng thấy mấy chị Phật tử trên đây có làm hoài mà chị ? Chị ấy nói : nhưng khg ngon bằng của em , hôm đó chị ăn sao mà nó ngon ơi là ngon vậy đó . CN cũng mắc cười và cười cười thì chị ấy liền bảo : đừng có nói là bửa đó chị đói bụng mới ăn thấy ngon nha , hôm đó chị đang no lắm đó , nhưng mà em nêm cái gì mà sao nó ngon qúa trời .....rồi chị cứ khen mình miết làm mình khoái chí tử , vội chỉ liền ....hihi....đúng là bị chị ấy dụ khị mừ ......Mà các bạn có biết CN nêm cái gì mà ngon và đậm đà đến vậy khg ? Nhờ có bột nêm chay đó ,cứ đổ mạnh tay vô là ngon chứ gì , khg có bột nêm chay là CN chết liền ....hic..hic... , rồi còn tài lanh cho thêm sữa bò và sữa bột nữa , bởi vậy ăn khg chết người sao được , mà chỉ hết bí quyết thì làm sao mai mốt CN làm đồ chay bán được ta ?....hihi......

Đây là công thức từ blog  ẩm thực chay  của người bạn của CN , người bạn này tốt lắm , hồi xưa bạn nói với Mẹ mình ráng lường công thức đàng hoàng cho CN ,chứ hồi xưa CN khg biết nấu đồ chay , và nêm nếm  cũng dở ẹt hà , mỗi lần nêm chút chút là CN khg tài nào nêm ra , chắc phải húp hết nguyên nồi  mới  biết được mặn hay lạt .....( just kidding )......cho nên làm món gì là phải cân đong đo lường đàng hoàng CN mới nấu được , chứ kêu bóc bóc thẩy thẩy vô 1 hồi là đem bỏ nguyên nồi  á ...hihi....







Công thức của Mẹ


1 pound tàu hủ ky tươi
3 miếng tàu hủ lớn, luộc, để vừa nguội, bóp nhuyễn
1 chén nấm đông cô cắt nhuyễn
1 chén nấm mèo cắt nhuyễn
1 1/2 muỗng canh muối ( CN chế thêm là khg có muối  mà chỉ  cho bột nêm chay khá chút )
1 muỗng canh đường ( CN khg cho đường mà cho 2 muỗng sữa bò và sữa bột ( loại uống càfê  )
1 muỗng canh nước tương
1 muỗng canh dầu mè
1 muỗng canh tiêu sọ hay tiêu nhuyễn
3 lát gừng, bầm nhuyễn
2 muỗng canh dầu ăn

1. Một miếng tàu hủ ky rửa sạch, cắt ra làm 8, dùng làm da gói
2. Tàu hủ ky còn lại rửa sạch, để ráo, rắt 1 muỗng muối vào cho rỏ nước, vắt cho ráo, cắt nhỏ
3. Chảo nóng, khử gừng cho vàng, xào nấm đông cô cho vàng. Cho nấm mèo, xào khô. Để đường, 1/2 muỗng muối xào cho thấm. Cho vào thau
4. Trộn nấm, tàu hủ ky, tàu hủ, dầu mè, nước tương, tiêu cho đều, chia làm 8 phần
5. Lấy miếng nilon cuốn 8 cuốn cho thật chặt, để vô tủ lạnh khoảng 1 tiếng trở lên
6. Mở nilon ra, cuốn lại bằng da tàu hủ ky trên
7. Gói giấy bạc lại, hấp khoảng 30 phút
8. Mở giấy bạc ra, để nguội, có thể ăn hấp như vậy, hoặc đem chiên.

Chú ý:
*Mẹ nói nên cho thêm sả, ớt và đậu phọng rang đâm hơi nát. Xào 1/2 cup sả với ớt bằm và 1 muỗng cafe muối, 1 m cafe đường cho thơm. Trộn vào nhân trên.


 http://www.amthucchay.org/2008/04/doi-chay.html

Cách dưỡng da mặt đẹp cho mùa đông


                                                                
 Mùa đông mấy năm nay CN cứ liên tục bôi vaseline  vào da mặt thì thấy da mặt căng bóng , bớt đi những nếp nhăn chút chút trên trán và quanh mắt . Mà khi mình bắt đầu bước lên hàng 40 tuổi thì thấy làn da thay đổi rất nhanh từng ngày và sức lực cũng khg được khoẻ như xưa , rầu ghê !  Mà nhiều lúc trong đầu mình thì nghĩ mình còn trẻ hoài mới chết chứ , nhưng cơ thể mình nó nói : " Ê , già rồi nghen , đang từ từ chun xuống lỗ đó ...hihi....ráng niệm Phật nhiều nghen , khg còn bao lâu đâu ...)))))  "  , bởi vậy mỗi năm tới ngày sinh nhật là thấy rầu , thấy mình đang trên đường "chun xuống lỗ ".   Mà vaseline này hay ghê , sau khi rửa mặt cho sạch thì thấy làn da của mình mịn và mềm mại như da của baby vậy , bởi vậy CN khg cần tốn tiền mua kem gì mắc tiền cả , chỉ bôi vaseline này vào là da mặt vẫn đẹp như thường .  Vì mùa đông nhà nhà mở heat , nó làm cho da mình khô qúa trời , nên mình phải bôi vaseline vào mặt trước khi đi ngủ , sáng ra rửa mặt sạch sẽ thì da sẽ đẹp lắm .  Cái này thì chỉ cho da bình thường  và da khô , còn da nhờn thì CN khg biết à nghen .

  Một mặt thì mình bôi thẳng vào da , nhưng chủ yếu là mình phải ăn nhiều rau cải xanh và trái cây nữa thì da mới đẹp . Cần tránh nhất là dầu mỡ và đường , nó làm cho da mặt sần sùi nổi mụn xấu lắm . Đỡ cái là hồi xưa tới giờ CN thích ăn rau cải xanh và trái cây nhiều và uống nước cũng rất nhiều nên da mặt rất là OK .  Hồi xưa CN đi làm tóc chung với mấy chị Mỹ đen , tối ngày thấy mấy bả cứ bôi lotion và vaseline vào da mặt và tay chân miết , bởi vậy đa số người Mỹ đen họ trẻ lắm  , nhiều bà sáu mươi mấy tuổi mà nhìn khoảng 40 tuổi thôi , giờ CN có bôi vaseline mình mới thấy được hiệu qủa của nó , chứ khg thôi sống ở xứ lạnh riết rồi giống như bà già ngàn tuổi , khg chăm sóc da riết rồi con người mình cằn cỗi , da nhăn nheo hết . Dạo này tự nghiên cứu ra cho nên tự nhiên da mặt cứ như da baby , cho nên mấy đứa con cứ khoái sờ mặt CN lắm , tụi nhỏ bảo da mặt của Mommy mềm qúa ....hihi....chắc nhờ niệm Phật riết rồi tự phát minh ra nhiều cái hay ....hic..hic.....Vài hàng chia sẻ cùng các bạn , có bao nhiêu bí quyết là CN đem ra  cho biết hết đó nha ...hihi....

Wednesday, October 10, 2012

Dưa cải chua kho chung với tàu hủ


  Mấy ngày nay muối hủ dưa cải to ầm  chua ngon qúa cho nên CN đem chế biến nhiều món khác nhau . Đem kho ăn cũng ngon lắm , CN ăn chung với cháo đặc cũng rất là ngon , hổm rày thân thể bất an nên chỉ thích ăn cháo hay ăn món soup gì nóng nóng thôi , ăn cơm nuốt khg nổi .

Cách làm :

  Bắt nồi lên , bỏ 1 muỗng canh đường và chút xíu nước sôi lên để thắng nước màu , canh chừng khi màu hơi ngã vàng chút là cho tàu hủ  đã chiên sẵn vào , bỏ soda dừa , bột nêm chay , xì dầu ngon  và chút xíu nước sôi vào kho khoảng 3 phút , sau đó bỏ dưa cải chua vào , vặn lửa lớn kho khoảng 5 phút cho cạn  bớt nước 1 chút ,sau đó vặn lửa nhỏ lại rim từ từ cho gia vị thấm vào . Khoảng nữa tiếng là tắt lò . Các bạn muốn hơi chua chút chút thì cho nước muối dưa cải vào khoảng 1 muỗng canh vào . Coi chừng mặn , vì đồ kho hay đồ xào dễ bị mặn lắm . Hôm nay CN kho vừa ăn ngon lắm , cái này quan trọng là xì dầu ngon nhé các bạn , nếu khg sợ độc thì các bạn kho xì dầu có hình ông đầu bếp đội nón trắng á , loại xì dầu này kho đồ ăn rất là ngon , nhưng nghe đồn là loại nước tương này ăn sẽ bị bệnh ung thư , thấy ghê ghê qúa , nhưng đã lỡ mua từ lâu rồi nên ráng xài cho hết  , chẳng lẽ đem bỏ thì uổng quá ....hìhì.......Kho cái này gia vị ngon khg thua gì trên Chùa đâu nhé , gia vị rất là đậm đà , dạo này CN cứ nhắm chừng mà nêm chứ lười biếng lường qúa , khg biết sao dạo này nêm đồ ăn cũng khá ngon , chắc nấu hoài riết rồi quen tay , chứ lâu lâu mà nấu 1 lần thì nêm trớt quớt . Nếu có lỡ mặn thì các bạn chỉ cho thêm nước sôi vào thôi , nhưng khi kho hay xào các bạn nhớ bỏ chút xíu xì dầu thôi , chứ khg thôi mặn chịu khg nổi lun á ....))))