Wednesday, January 8, 2014

Nghiệp Lực Đời Trước Và Bệnh Tật Đời Này

Những điều xấu gây ra trong quá khứ không hề mất đi sau khi chúng ta chết. Gieo gì thì gặt nấy. Nghiêp lực đời trước sẽ gây ra đau khổ trong đời này. Người Trung Quốc có câu “thiện ác hữu báo” được truyền lại qua nhiều thế hệ, cũng chính là giải thích về quy luật nhân quả trong cuộc sống
Y học hiện đại đã phát triển tới mức các loại thuốc và phương pháp trị bệnh mới liên tục xuất hiện. Tuy nhiên, con người vẫn ốm, và bệnh tật ngày càng trở nên dị thường. Sau khi ốm, người ta đi khám bác sĩ, được kê đơn, uống thuốc hay tiêm thuốc, và thậm chí là phẫu thuật. Y học hiện đại tin rằng với mỗi loại bệnh thì có những biện pháp tương ứng để chữa trị.
Để ủng hộ học thuyết này, thuốc kháng sinh đã được phát minh để chống lại các căn bệnh gây ra bởi vi khuẩn và virus. Tuy nhiên, bất cứ khi nào vi khuẩn hay căn bệnh trở nên nhờn thuốc, người ta lại phải nghiên cứu ra các cách chữa trị mới. Với những căn bệnh kỳ lạ thì không có phương pháp nào đáng tin cậy để điều trị. Các bệnh nhân chịu đựng những căn bệnh dường như vô phương cứu chữa này phải chuyển sang những phương thức trị liệu khác, chẳng hạn như Trung y, châm cứu hoặc khí công. Những phương thức này có thể làm giảm các triệu chứng. Tại sao y học hiện đại không thể chữa, mà những phương thức cổ truyền lại có thể? Cuối cùng, đâu là nguyên nhân gốc rễ của bệnh tật?

Trong giới tu luyện, người ta tin rằng “nghiệp” được tích tụ từ những kiếp trước và khiến người ta bị bệnh. Cũng có nghĩa rằng, con người không chỉ có một đời, mà là nhiều đời, và “tội lỗi” gây ra được tích lại qua thời gian. Càng phạm nhiều tội thì căn bệnh càng khó chữa. Nghiệp lực từ các kiếp sống trước có tác dụng nhân quả dẫn đến bệnh tật trong đời này. Đối với hầu hết con người ngày nay, điều này như rất kỳ lạ và khó tin. Tuy nhiên trên thực tế, ngày nay có những người thực sự vận dụng nguyên lý này để trị bệnh. Nhiều nhà khoa học thủ cựu đã tiến hành rất nhiều nghiên cứu và xác nhận quan điểm này. “Liệu pháp tiền kiếp” chỉ là một ví dụ điển hình.

Ở phương Tây, “liệu pháp tiền kiếp” đang ngày càng nhận được sự chú ý của cộng đồng khoa học. Cuốn sách Many Mansions được viết bởi giáo sư Gina Cerminara đã ghi lại phương pháp điều trị được Edgar Cayce tiến hành sau khi “soi kiếp” cho bệnh nhân.

Edgar Cayce là một nhà thôi miên và tiên tri người Mỹ có “công năng đặc dị”, người có thể chẩn đoán và điều trị bệnh nhân từ cách xa nhiều dặm. Trong số các bệnh nhân được Edgar Cayce điều trị, một trường hợp có thể lấy làm ví dụ như sau:

Có một cậu bé 11 tuổi mà từ năm lên hai đã mắc bệnh đái dầm. Khi cậu lên ba, cha mẹ cậu tìm một nhà tâm lý học tới để chữa trị. Sau một năm, việc điều trị vẫn không có kết quả. Cha mẹ cậu đã dành rất nhiều thời gian và công sức để tìm một phương pháp chữa trị. Tuy nhiên đến năm 11 tuổi, cậu bé vẫn không thể ngừng đái dầm.

Lúc cậu bé 11 tuổi, cha mẹ cậu đã nhờ Edgar Cayce chữa cho cậu. Sau khi “soi” được tiền kiếp của cậu bé, Cayce khám phá ra rằng vào thế kỷ 17, câu bé đã từng là một Giám mục người Anh. Cậu thích dùng cực hình với các tù nhân khi xét xử họ. Tù nhân bị trói vào một chiếc bảng và từ từ nhấn xuống nước lạnh.

Phát hiện này đã cho thấy tội lỗi của cậu trong tiền kiếp, và tạo nên một dấu ấn trên thận của cậu trong kiếp này để trả nghiệp mà cậu đã gây ra.

Sau khi Edgar Cayce tìm được căn nguyên, cậu bé đã có hy vọng được cứu chữa. Khi cậu bé ngủ vào ban đêm, cha mẹ cậu đã ngồi bên giường cậu và đọc cho cậu nghe: “Con là một người lương thiện và tốt bụng. Con muốn mọi người được hạnh phúc. Con sẽ giúp đỡ bất cứ ai mà con gặp…” Kết quả là đêm đầu tiên sau 9 năm, cậu bé đã ngưng đái dầm. Cha mẹ cậu tiếp tục điều này trong vòng vài tháng, và sau đó cậu đã hoàn toàn khỏi bệnh. Kể từ khi cậu bé trở thành một người hoàn toàn khác, ai cũng yêu mến cậu. Cậu rất sốt sắng vì công việc chung và khoan dung với người khác.

Những điều xấu gây ra trong quá khứ không hề mất đi sau khi chúng ta chết. Nghiêp lực đời trước sẽ gây ra đau khổ trong đời này. Người Trung Quốc có câu “thiện ác hữu báo” được truyền lại qua nhiều thế hệ, cũng chính là giải thích về quy luật nhân quả trong cuộc sống.

Nguyễn Tâm (tổng hợp)

Góc Khuất Nhân Quả

Bác Tư của tôi không uống rượu, nhưng mỗi khi có bạn bè đến nhà chơi thì ông mua rượu về thết đãi bạn bè. Ông là người rất hiếu khách, coi trọng tình bằng hữu và cũng ham vui. Bạn bè đến ăn nhậu, ca hát, ngủ nghỉ tự nhiên như ở nhà mình, bác tôi không câu nệ, chấp nhất, vì thế ai cũng quý mến ông.
Còn ngoại tôi cũng thế, ông ít khi uống rượu. Khi không thể từ chối bạn bè trong dịp lễ tết, xã giao, ông chỉ nhấp môi chút đỉnh. Nhưng ngoại tôi thường bảo: “Rượu lễ, rượu nghĩa. Không có rượu thì không thành lễ”. Vì quan niệm như thế nên mỗi khi nhà có đám tiệc hoặc bạn bè đến chơi, ông đều thết đãi rượu. Mấy cậu tôi cũng quan niệm thế, lại thêm ham vui nên nhậu li bì, ai khuyên can thì bảo: “Mình không uống làm sao bạn bè uống”, “Không mời rượu, mai mốt ai đến dự đám tiệc chứ!”.  
song dao.jpg
Tranh minh họa
Tuy không nhậu nhẹt nhưng về sau bác Tư mất sớm vì bệnh xơ gan cổ trướng, ai cũng thấy lạ vì không hiểu nguyên nhân. Một vài người bạn của bác tôi bảo: “Thấy chưa, anh Tư có nhậu đâu mà cũng bị bệnh gan. Trời kêu ai nấy dạ chứ nào phải do ăn uống nhậu nhẹt gì!”.
Cho đến sau này khi học Phật rồi, hiểu nhiều về lý duyên sinh, nhân quả tôi mới nhận ra có những điều ẩn khuất. Tôi thấy đường đi của nhân quả không đơn giản chút nào, nó vi tế, khuất tạp chứ không dễ hiểu, dễ thấy như những gì người ta nghĩ tưởng. Bác tôi tuy không uống rượu, không tạo nhân trực tiếp gây nên bệnh xơ gan, nhưng trong bác tôi có “mầm mống” gây nên căn bệnh đó.
Bệnh ung thư gan, xơ gan không nhất thiết do rượu, nó có thể do các chứng viêm gan siêu vi B, siêu vi C, viêm gan do độc tố thức ăn, độc tố thuốc Tây tích tụ trong suốt quá trình sử dụng thuốc Tây lâu dài hay lạm dụng. Về phương diện vi tế, phức tạp của nhân quả thì bệnh xơ gan của bác là hậu quả của những nghiệp duyên mà bác tôi đã tạo trước đây, tôi nghĩ thế. Tuy không uống rượu nhưng bác tôi lại trợ duyên cho người khác uống (đi mua rượu, làm mồi nhậu, mời bạn bè uống rượu), tạo điều kiện cho người khác đưa độc tố của rượu vào người, hay nói cách khác là gieo mầm bệnh vào người khác. Có nhiều người vì uống rượu mà bị bệnh gan, bệnh tim, thần kinh, phổi, hoặc rượu gây ảnh hưởng đến những mầm bệnh đã có trong người uống nhưng họ không hay biết, khiến cho những mầm bệnh phát triển thành bệnh. Có người vì nhậu nhẹt mà đánh mất an ổn, hạnh phúc gia đình, sinh con đần độn (do ảnh hưởng độc rượu từ người cha), hoặc đánh mất tư cách, đạo đức mà không thể dạy dỗ, giáo dục con cái. Rõ ràng bác tôi đã vô tình phạm phải sai lầm là trợ duyên bệnh tật, bất hạnh cho người khác.
Ở đây tôi không có ý phê bình bác tôi, nhưng tôi muốn lấy đó làm tấm gương về nhân quả nhãn tiền. Tôi muốn phân tích những chỗ vi tế, những chỗ ẩn khuất của con đường nhân quả.
Nếu nói về nghiệp thì trường hợp của bác tôi là ảnh hưởng cộng nghiệp. Không chỉ bệnh xơ gan đã cướp đi mạng sống của bác, mà những người con của bác cũng bị rượu cướp đi hạnh phúc. Sau khi bác mất, người con thứ tư của bác vì say rượu mà bị tai nạn giao thông gãy chân và chấn thương sọ não, hậu quả là bây giờ thần kinh anh rất yếu, không còn như ngày xưa. Người con út vì mê nhậu với bạn bè mà để đứa con nhỏ té sông chết, vợ bỏ nhà ra đi, anh say rượu đánh nhau với hàng xóm bị vỡ đầu. Có lẽ những chuyện không may của gia đình bác tôi còn do những nhân duyên khác, do biệt nghiệp, cộng nghiệp của mỗi người trong gia đình, nhưng chắc chắn là có sự ảnh hưởng của những nhân duyên liên quan đến rượu.
Ngày trước mỗi lần cúng giỗ bác tôi, bác gái và các anh tổ chức như đám cưới, ăn uống nhậu nhẹt, đàn ca hát xướng linh đình. Mấy ông anh con bác Tư tôi đều mê ca vọng cổ, hễ nhà có đám tiệc là họp lại, mời bạn bè làng trên xóm dưới đến nhậu nhẹt, hát ca thâu đêm suốt sáng. Bây giờ cửa nhà sa sút, đến ngày giỗ chỉ nấu mâm cơm cúng đơn sơ trong gia đình.    
Còn ngoại tôi là người rất hiền. Nếu dùng hình ảnh so sánh thì có thể nói ngoại tôi hiền như đất. Mẹ tôi kể, một lần ngoại bắt gặp kẻ trộm chuối trong vườn. Thấy kẻ trộm vác buồng chuối đi, ngoại bèn ngồi thụp xuống núp sau bụi cây để kẻ trộm không thấy. Về nhà ngoại thuật lại chuyện gặp kẻ trộm trong vườn, mẹ tôi hỏi vì sao ngoại không bắt trộm. Ngoại cười hiền từ đáp: “Ba tránh mặt để nó không hoảng sợ bỏ chạy. Nó chạy rủi vấp té đau thì tội nghiệp”. Ngoại tôi không phải người theo đạo Phật nhưng cũng ăn chay, lạy Phật, tánh hiền như Bụt, tin luật nhân quả, luân hồi và sống có tình có nghĩa với bà con ruột thịt, hàng xóm láng giềng nên ai cũng yêu mến, kính trọng. Ngày cuối đời ngoại ra đi rất thanh thản.
Chỉ có một điều đáng tiếc là ngoại tôi có phần câu nệ, chấp nê theo truyền thống của ông bà, dù những phong tục đó không còn phù hợp nữa. Theo ngoại thì con gái phải phục tùng chồng (do ảnh hưởng Nho giáo thời xưa), không cần học hành nhiều (vì sau này xuất giá sẽ có chồng lo), phải biết may vá, bếp núc; cúng kiếng và thết đãi bạn bè phải có rượu. Chính vì quan niệm như thế mà xảy ra những chuyện đáng buồn cho ngoại. Năm lần tổ chức đám tiệc thì có đến hai ba lần gây gổ lẫn nhau giữa các con trong nhà, và cậu Út tôi là người khiến cho ngoại đau lòng, xấu hổ với bà con dòng họ và hàng xóm. Mỗi khi nhậu vào là cậu Út tôi quậy quạ, đánh đập vợ con, chửi mắng cả ông bà ngoại, không một ai khuyên can, ngăn cản được. Có những lời cậu chửi rủa ngoại trong cơn say khiến trời người phẫn nộ, khó dung thứ được. Rượu khiến cho người ta không tỉnh táo, mất lý trí, hành xử lỗ mãng, không phân biệt phải trái, tốt xấu, không biết kẻ trên người dưới, quên cả tình thân. Rượu có thể làm cho người ta mất đi nhân tính chứ đừng nói chi là mất văn hóa, đạo đức. Cậu Út tôi chính là một trong những nạn nhân của rượu. Tôi thường nghĩ có lẽ do ngoại mắc nợ cậu, có oán kết với cậu từ kiếp nào, nhưng cũng không loại trừ hậu quả ngoại dạy cho con cái quan niệm rượu là lễ nghĩa, ngoại  “làm gương” cho con cái về việc dùng rượu thết đãi bạn bè.
Ngoại tôi mất vì bệnh phổi, nhưng ngoại ra đi rất thanh thản. Tiếng đồn ngoại hiền từ nhân đức xóm dưới làng trên ai ai cũng biết, và tiếng xấu về đứa con út của ngoại cũng lan xa.
Nhân quả, nghiệp báo là điều chẳng thể xem thường. Có khi mình tạo nhân, tạo duyên lúc nào mình không hay không biết, nhưng đến khi đủ điều kiện thì hậu quả đến với mình dưới những hình thức khó ai biết trước để liệu bề đối phó. Bởi thế cổ đức mới dạy rằng: “Phàm làm việc gì phải xét kỹ đến hậu quả của nó”. Tất cả những việc mình làm đều là nhân, là duyên gần hay xa, trực tiếp hay gián tiếp đưa đến những hậu quả tốt hoặc xấu, hạnh phúc hay bất hạnh khổ đau.

Minh Hạnh Đức

Canh chua chay Thái cho Phật Đản

Ẩm thực Thái được biết đến với các món ăn mang vị cay nồng đặc trưng, khi kết hợp với canh chua nam bộ sẽ mang đến cho chung sta một món ăn thật sự mới lạ, nhưng vẫn giữ được nét thân quen. Đặc biệt đối với những người ăn chay, canh chua Thái chay sẽ tạo thêm hương vị cho bữa ăn hàng ngày.
Nguyên liệu
- 1 trái dừa xiêm lớn, lấy nước làm nước dùng (có thể dùng nước dùng bằng rau củ)
- 200g nấm rơm, gọt bỏ gốc, ngâm rửa nước muối hoặc nước bột năng cho sạch, để ráo
- 2 cây mì căn, cắt lát xéo.
- 1 cây tàu hủ non, cắt miếng
- 50g đậu xanh, vo sạch, ngâm mềm, giã nhỏ.
- 6 lá chanh non, rửa sạch, để riêng
-  50g gừng tươi, gọt rửa sạch, cắt lát mỏng
- 4 tép sả, cắt, rửa  bỏ gốc, đập dập
- 1 trái chanh, vắt lấy 3 muỗng nước chanh
- Một ít rau húng quế, lấy lá, rửa sạch, cắt làm 3
- 1 trái ớt chín đỏ, bỏ bớt hạt, băm nhỏ, xào sơ, để riêng.
- 1 tép boa rô, rửa bỏ gốc, cắt lát mỏng, phi vàng
- 1 muỗng canh dầu ăn
Gia vị : Muối, đường phèn, tiêu, nước tương
Cách làm
 
- Đậu xanh cho một chút muối, tiêu, màu hạt điều, trộn đều lên, chiên vàng.
- Mì căn cho chút tiêu, 1 ít boa rô đã băm vào ướp
- Bắc chảo dầu  lên bếp, cho sả vào xào cho thơm, cho mì căn, nấm rơm vào xào sơ với một chút gia vị và trút vào nồi nước dừa xiêm nấu sôi.
- Khi nước sôi, cho đậu phụ non, gừng, nước chanh, muối, đường phèn vào.
- Khi sôi lên, cho gừng, nêm gia nêm nếm chua ngọt vừa ăn, sau cùng cho ớt xào từ từ vào cay mặn tùy khẩu vị.
- Trước khi nhắc xuống cho lá chanh, đậu xanh chiên vào.
Nguồn: Sức sống mới

Chả tôm khoai môn ( khoai môn mà đem hấp trộn với đậu xanh hấp thì ngon hết ý )

Nguyên liệu:

4 phần ăn: 250g đậu xanh cà, 100g khoai môn, 50g bột khoai cọng, 50g đậu hoà lan hạt, 100g củ năng, 200g dừa nạo, 3 muỗng xúp hạt nêm chay, 3 muỗng bột gạo, 2 muỗng càphê dầu mè, muối, tiêu, đường, ngò, dầu ăn, 1/2 muỗng xúp bột năng, dầu điều màu.

Cách làm:

Dừa vắt lấy nước cốt. Ðậu xanh ngâm trước một đêm, đãi sạch vỏ, xay nhuyễn với nước cốt dừa, sau đó bắc lên bếp khuấy sệt, nêm muối, đường.

Khoai môn hấp chín tán nhuyễn.

Bột khoai luộc chín, vớt ra để nguội, xắt hạt lựu làm mỡ.

Củ năng gọt rửa sạch, xắt sợi, bằm nhỏ.

Đậu hoà lan luộc chín.

Bột gạo giã nhuyễn rồi rây lại.

Bột năng quậy với chút nước cho hơi loãng, cho dầu điều màu vào để chan lên mặt chả.

Trộn chả: Đậu xanh, bột gạo, bột khoai, củ năng, khoai môn, đậu hoà lan, dầu mè, nêm gia vị cho vừa ăn, trộn đều. Thoa đều dầu ăn trong khuôn (khay), cho chả vào hấp cách thuỷ. Khi chả chín, chan nước bột năng đã pha màu lên mặt chả, vài phút sau, bột chín, nhắc xuống. Khi hấp chú ý xả hơi thường xuyên cho đẹp mặt chả. Ðể chả thật nguội, trút ra khỏi khuôn, cắt miếng hình thoi, cho ra dĩa, trang trí với ngò.

Món ăn cung cấp 327 calo/phần ăn, đạm 62,2mg, béo 7,2mg, đường 245,7mg, canxi 116,2mg.
Theo - Sài Gòn Tiếp thị