Chánh văn:
Loại ma này chính là nghiệp chướng nhiều đời của ta. Bởi từ nhiều kiếp
đến nay, chúng ta bị luân hồi, quanh quẩn ở trong phàm vị, lầm tạo những nghiệp
chẳng trung, chẳng hiếu, chẳng nhân, chẳng nghĩa. Sát, đạo, dâm, vọng, tham, sân,
si, ái kết chặt những oan gia. Đời nay, chúng ta muốn học đại đạo lại gặp gỡ nó.
Nó luôn quấy nhiễu chẳng an, làm chướng ngăn việc tu hành, khiến chẳng thành
tựu được. Chúng ta phải hổ thẹn khẩn thiết cầu sám hối. Trông mong uy lực Tam
bảo gia hộ khiến những oan nghiệt nhiều đời đó, tự sẽ tiêu diệt, tự nó thối tan.
Lại, chúng ta phải phát nguyện lớn làm lợi ích tất cả chúng sanh, để mau
được quả vô lậu, chứng đạo Bồ-đề.
Là kẻ mới học tu Thiền phải tự sám hối và mãnh tỉnh lấy.
Giảng:
Loại thứ nhất là ma oan nghiệt. Ta thường nghe nói “oan oan tương trái”,
tức những nợ nần với nhau nhiều đời. Chữ nghiệt là nghiệt ngã, làm cho mình đau
khổ. Ma oan nghiệt nhiều đời chính là nghiệp chướng nhiều đời của ta. Nghiệp
chướng thì ai cũng có. Nhưng nghiệp là gì ? Là năng lực do thân khẩu ý của mình
tác động, khi đối duyên xúc cảnh nó bị bó buộc lại thành năng lực gọi là nghiệp.
Từ đó, nó hướng dẫn mình đi trong luân hồi sanh tử. Nói nghiệp chướng nhiều đời
của ta tức là loại ma oan nghiệt này.
Chúng sanh bị lẩn quẩn trong luân hồi là do loại ma oan nghiệt này dẫn.
Lầm tạo những nghiệp chẳng trung, chẳng hiếu, chẳng nhân, chẳng nghĩa, sát, đạo,
dâm, vọng, tham, sân, si, ái mà kết thành những oan gia. Loại ma oan nghiệt này
tất cả chỉ do hành động tạo tác của chúng ta. Cũng từ tâm không sáng suốt, cho
nên khi tiếp duyên xúc cảnh khởi những niệm lăng xăng điên đảo, rồi tạo nghiệp
tiếp nối, nhân quả trả vay. Từ thân, miệng, ý không làm chủ được, nên bị nó tác
động gây thành nghiệp, dẫn đi mãi trong luân hồi. Nguyên nhân chính là do mình
cố chấp. Trong cuộc sống hàng ngày khi đối duyên tiếp cảnh, gặp những chuyện
bực bội, nóng nảy khởi lên, ngay lúc đó ta cần phải tỉnh táo, buông bỏ đừng lao
theo thì sẽ làm chủ được loại ma này. Nếu lúc ấy mình giữ được tâm bình lặng
như như, thì những tác động từ bên ngoài sẽ không làm gì được.
Nếu tâm đã yên thì cảnh bên ngoài không làm gì được. Đó là mình đã làm
chủ. Nếu mình làm chủ được tức là đang tu thiền. Bởi vì thiền căn cứ từ tâm, nên
nói thiền là nói tâm. Tâm vốn thanh tịnh, lặng lẽ như như. Khi chúng ta sống được
với tâm, thì dù thiên ma, vạn quỷ cũng chẳng làm gì được mình. Một niệm khởi
lên mà buông được thì tỉnh táo, sáng suốt. Một trăm, một ngàn hình ảnh bên ngoài
khởi lên thì bên trong mình có cả trăm ngàn lực để buông, mà những lực đó cũng
không có hình thức gì cả. Đó là năng lực từ sức tỉnh do sống được với tâm. Tóm
lại ma này cũng từ tâm mình chưa sáng, là loại oan nghiệt của chính mình chứ không
từ bên ngoài. Từ chỗ chính mình không thật sự nhận ra, chưa sáng thì nói
ma là một cách nói, vì nó làm trở ngại việc tu của mình nên nói nó là ma.
Từ đây mà biết rằng, nếu mình bất trung thì đó chính là loại ma oan nghiệt
của mình. Do chưa làm chủ được mà gây nên. Nó không phải là cái gì của mình,
không phải là cái gì của ai. Khi hiểu rồi thì không còn đổ thừa nữa, lúc ấy có cơ
hội nhắm thẳng vào gốc của nó mà bổ. Ví dụ như mình lờ mờ, chưa nhận ra được
vọng tưởng cho nên mình tạo khẩu nghiệp. Bây giờ tỉnh táo sáng suốt, không chạy
theo vọng tưởng cho nên mình muốn nói gì là đã làm chủ được khẩu nghiệp, do đó
ma về khẩu nghiệp không có.
Đây là cách tu trực chỉ, rất giản dị. Ví dụ lâu nay chúng ta nóng nảy nhưng
xem kỹ thì đâu có gì là nóng đối với mình. Chúng ta nghiệm đối với loại ma này,
quay về pháp tu thiền tông theo sự chỉ dạy của Hòa thượng, một niệm dấy khởi
mình phải buông cho được. Tức là tập trung làm sao để mình không bị dẫn dắt
ngược xuôi bên ngoài và cũng không có những tăm tối, lầm lẫn bên trong. Không
có những cái đó thì tuệ giác hiện tiền. Tuệ giác hiện tiền thì định lực sung mãn.
Đây là pháp tu định tuệ hiện tiền. Chúng ta nói và làm trong sự tỉnh giác thì những
gì chung quanh không tác động đến chúng ta được. Cho nên nói và làm không bị
vướng, những suy nghĩ, tính toán, sắp đặt cũng không bị trở ngại.
Hằng ngày chúng ta sống được với tâm trong lặng ấy thì cảnh duyên bên
ngoài cũng bình lặng nên thơ. Ví như khi nhìn thấy cái hộp, cây bút… mọi vật đều
yên theo bản vị của nó, mình nói sao nó cũng không cải. Bởi vì mỗi cái đã ở trong
phần vị, chức năng, khuôn thước mà người đời sắp đặt cho nó rồi. Tự mỗi thứ
không có cái nào chống trái với cái nào và cũng không có cái nào cãi lại mình cả.
Bây giờ chúng ta muốn truy nguyên, cái hộp này có từ vọng tưởng hay từ
sự tỉnh táo của mình. Nếu không tỉnh thì sẽ phân tích cái hộp của Nhật làm tốt hơn
của Mỹ hay của Việt Nam v.v… Cái hộp này mình thảy ngoài kia hay bỏ trong tủ
vàng nó cũng không nói gì. Sở dĩ có vấn đề là do tâm mình, không phải tâm thật
mà những nghĩ ngợi tính toán phân biệt của tâm vọng. Nếu chúng ta sử dụng được
thật tâm thì rỗng rang sáng suốt, không hề nghĩ ngợi tính toán. Biết nó là duyên
hợp, mọi vật từ sự chế tạo của con người mà có hình thức và tác dụng như thế.
Mỗi pháp mỗi pháp hãy để nguyên bản vị của nó, đừng phân tích chia chẻ, thấy
chỉ biết thấy, chớ động đến, cả hai không dính nhau thì được an lạc.
Ma oan nghiệt cũng có từ sự ăn mặc, ngủ nghỉ, quan hệ bà con quyến thuộc,
sống chết, danh vị, tiền tài… Nếu không làm chủ được thì nợ nần chồng chất. Làm
chủ được thì tức thời ngay đó an lạc. Còn cứ dong ruổi ngược xuôi, vướng mắc rồi
oan nghiệt. Như trong kinh Phật nói tám thứ khổ trong đời: sanh, lão, bệnh, tử, oán
tắng hội khổ, ái biệt ly khổ, cầu bất đắc, ngũ ấm xí thạnh cũng từ oan nghiệt này
mà ra.
Phật dạy, tất cả chúng sanh đều có đức tướng Như Lai, tất cả chúng sanh
đều là Phật sẽ thành thì dù người thân hay sơ, nếu nhìn về mặt bản thể thì đều là
Phật sẽ thành. Nhìn thông suốt, sống được như vậy thì sẽ không có vấn đề gì.
Trong giới Bồ-tát có dạy người đã giết cha giết mẹ mình mà mình vẫn không báo
thù. Bởi vì lấy ân báo oán thì oán ấy tiêu tan, lấy oán báo oán thì cừu hận chất đầy.
Báo thù là không đúng với tinh thần Bồ-tát đạo. Đến đây e có nhiều người hiểu
lầm, nếu như vậy là bất hiếu. Nhưng suy cho cùng, lấy oán báo oán được lợi ích gì,
bao nhiêu oan trái sẽ kéo theo mãi không dừng. Vì vậy, nói đến chỗ chí đạo thì
phải buông bỏ như vậy. Tâm mà không oan nghiệt thì tất cả mọi người đều là Phật.
Đã là Phật thì không có oan nghiệt gì với nhau cả. Sung sướng biết bao nhiêu.
Người tu Phật hiểu được điều đó rồi thì rất sợ nhân quả. Sợ từng nhân nhỏ,
từng ý niệm. Người biết sợ, biết chuẩn bị như thế thì cuộc đời sẽ có nhiều tốt đẹp.
Nếu nhân quả được dàn dựng rõ ràng thì dù không có ông thánh nào hiện diện
tuyên dương chánh giáo nhưng thực sự đó là thời chánh pháp, thời đại sáng suốt,
tốt đẹp. Cuộc đời này cứ quay qua quay lại, rồi thêm thắc những dây mơ rễ má để
thành nợ nần, oan nghiệt với nhau. Nếu gở ra được thì an ổn, chứ không nói là
chứng đạo, sáng đạo hay gì gì cả. Một ngày sống một ngày tu, sự hiện diện của
mình đều là an ổn.
Trong điều một nói về ma oan nghiệt, chúng ta thấy quanh quẩn trong
phạm vi lầm tạo những nghiệp như chẳng trung, chẳng hiếu, chẳng nhân, chẳng
nghĩa, sát, đạo, dâm, vọng. Tức là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Nhân bất sát sanh, nghĩa
bất thâu đạo, lễ bất tà dâm, trí bất ẩm tửu, tín bất vọng ngữ. Người ta thường nói
mẫu mực cho đời sống là nhân nghĩa. Người tu thiền dù tu lâu, hay mới tu mà
tránh được loại ma oan nghiệt này là người nhân nghĩa bậc nhất. Giả dụ ngoài thế
gian có những người không hề học Phật, không hề tu hành, không hề đi chùa,
nhưng nhân nghĩa sáng ngời thì đó là bậc Bồ-tát, một con người mẫu.
Tóm lại để trị loại ma này thì phải tu tâm, mà tu tâm là tu thiền, tu thiền là
sống lại với đạo. Nói thiền cũng là nói tâm, nói tâm cũng là nói đạo. Nói đạo tức là
đạo lý mà chúng ta đang học, đang tu hành. Đối với loại ma này, thiền sinh chúng
ta cần phải biết mặt mày nó rõ ràng. Trong sinh hoạt hằng ngày chúng ta không
kết nghiệp với bất cứ loại nào. Đã không kết nghiệp với chúng thì ta là người đầy
đủ nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Trừ được loại ma này thì chúng ta là người đầy đủ nhân
nghĩa. Xã hội rất cần những con người này.
Đạo Phật xây dựng con người từ hạ tầng. Học được tâm quay về, nhận và
sống được với tâm. Tâm là đạo, đạo tức là thiền, thiền là giải thoát. Mình không
cần nói mình là thiền sinh, không nói mình tu thiền nhưng đời sống của mình
không vướng mắc gì cả, một cuộc sống tỏa khắp tức là thiền rồi. Làm công tác mà
không bị vướng mắc tức là thiền, thụ trai mà không vướng mắc tức là thiền. Người
được như vậy là sống trọn vẹn được với thiền, người đó là Thiền sư.
Chú:
Luân hồi tiếp nối, biển khổ mênh mang, chúng sanh trôi dạt, hạt bụi trời
không, kẻ chưa tỉnh làm thế nào nhận ra sự kiện này ! Ai là kẻ biết được ngày mai
của mình ra sao ? Và thấy được oan khiên túc trái của mình thế nào ? Có kẻ nghe
nói : “Tuổi thọ của ta sánh bằng trời đất”, liền bảo : Gớm thế ! Ta là quái gì mà
tuổi thọ thênh thang và mênh mang đến thế ! Người xưa nói : “Sanh như đắp chăn
bông, tử như cởi áo hạ” là đạo lý gì ? Thử nói xem ! Chỉ thêm một trường huyễn
mộng. Tuy nhiên, chỗ thênh thang và mênh mang này ít người vào, không ai chịu
nhận. Thì thôi ! Cứ rông chơi cho hết cuộc phong trần. Một lúc nào đó, quày đầu
nhìn lại đoạn nhân duyên phù trầm này, chắc y không khỏi một phen tan thân mất
mạng. Thế nhưng, nếu chưa phải là hạng đại lực lượng thì, phải ai khẩn sám hối,
nương uy lực vô song của Tam bảo, mọi mộng mơ phía trước tiêu tan. Đã thế, lại
cần phát đại nguyện như hư không, vào cõi huyễn, mặc áo huyễn, độ chúng sanh
huyễn, để hoàn thành Phật đạo như huyễn.
Khoái thay!
Đây là lời chú từ ma thứ nhất mà tôi chỉ nói một phần nào thôi. Thấy những
điều ma sự này rất cần thiết và là những yếu tố xây dựng những tu sĩ tương lai,
một người đầy đủ nhân nghĩa, mang đầy đủ chí cả đại từ đại bi của Phật đi vào
cuộc đời. Tuy nhiên, hiện tại chúng ta còn bị nhiều mắc mứu oan khiên. Muốn giải
trừ chúng ta phải thành khẩn sám hối cho mọi mộng mơ phía trước tiêu tan. Mặt
trời trí tuệ an ngự giữa trời không, rỗng rang sáng suốt.
Loại ma này chính là nghiệp chướng nhiều đời của ta. Bởi từ nhiều kiếp
đến nay, chúng ta bị luân hồi, quanh quẩn ở trong phàm vị, lầm tạo những nghiệp
chẳng trung, chẳng hiếu, chẳng nhân, chẳng nghĩa. Sát, đạo, dâm, vọng, tham, sân,
si, ái kết chặt những oan gia. Đời nay, chúng ta muốn học đại đạo lại gặp gỡ nó.
Nó luôn quấy nhiễu chẳng an, làm chướng ngăn việc tu hành, khiến chẳng thành
tựu được. Chúng ta phải hổ thẹn khẩn thiết cầu sám hối. Trông mong uy lực Tam
bảo gia hộ khiến những oan nghiệt nhiều đời đó, tự sẽ tiêu diệt, tự nó thối tan.
Lại, chúng ta phải phát nguyện lớn làm lợi ích tất cả chúng sanh, để mau
được quả vô lậu, chứng đạo Bồ-đề.
Là kẻ mới học tu Thiền phải tự sám hối và mãnh tỉnh lấy.
Giảng:
Loại thứ nhất là ma oan nghiệt. Ta thường nghe nói “oan oan tương trái”,
tức những nợ nần với nhau nhiều đời. Chữ nghiệt là nghiệt ngã, làm cho mình đau
khổ. Ma oan nghiệt nhiều đời chính là nghiệp chướng nhiều đời của ta. Nghiệp
chướng thì ai cũng có. Nhưng nghiệp là gì ? Là năng lực do thân khẩu ý của mình
tác động, khi đối duyên xúc cảnh nó bị bó buộc lại thành năng lực gọi là nghiệp.
Từ đó, nó hướng dẫn mình đi trong luân hồi sanh tử. Nói nghiệp chướng nhiều đời
của ta tức là loại ma oan nghiệt này.
Chúng sanh bị lẩn quẩn trong luân hồi là do loại ma oan nghiệt này dẫn.
Lầm tạo những nghiệp chẳng trung, chẳng hiếu, chẳng nhân, chẳng nghĩa, sát, đạo,
dâm, vọng, tham, sân, si, ái mà kết thành những oan gia. Loại ma oan nghiệt này
tất cả chỉ do hành động tạo tác của chúng ta. Cũng từ tâm không sáng suốt, cho
nên khi tiếp duyên xúc cảnh khởi những niệm lăng xăng điên đảo, rồi tạo nghiệp
tiếp nối, nhân quả trả vay. Từ thân, miệng, ý không làm chủ được, nên bị nó tác
động gây thành nghiệp, dẫn đi mãi trong luân hồi. Nguyên nhân chính là do mình
cố chấp. Trong cuộc sống hàng ngày khi đối duyên tiếp cảnh, gặp những chuyện
bực bội, nóng nảy khởi lên, ngay lúc đó ta cần phải tỉnh táo, buông bỏ đừng lao
theo thì sẽ làm chủ được loại ma này. Nếu lúc ấy mình giữ được tâm bình lặng
như như, thì những tác động từ bên ngoài sẽ không làm gì được.
Nếu tâm đã yên thì cảnh bên ngoài không làm gì được. Đó là mình đã làm
chủ. Nếu mình làm chủ được tức là đang tu thiền. Bởi vì thiền căn cứ từ tâm, nên
nói thiền là nói tâm. Tâm vốn thanh tịnh, lặng lẽ như như. Khi chúng ta sống được
với tâm, thì dù thiên ma, vạn quỷ cũng chẳng làm gì được mình. Một niệm khởi
lên mà buông được thì tỉnh táo, sáng suốt. Một trăm, một ngàn hình ảnh bên ngoài
khởi lên thì bên trong mình có cả trăm ngàn lực để buông, mà những lực đó cũng
không có hình thức gì cả. Đó là năng lực từ sức tỉnh do sống được với tâm. Tóm
lại ma này cũng từ tâm mình chưa sáng, là loại oan nghiệt của chính mình chứ không
từ bên ngoài. Từ chỗ chính mình không thật sự nhận ra, chưa sáng thì nói
ma là một cách nói, vì nó làm trở ngại việc tu của mình nên nói nó là ma.
Từ đây mà biết rằng, nếu mình bất trung thì đó chính là loại ma oan nghiệt
của mình. Do chưa làm chủ được mà gây nên. Nó không phải là cái gì của mình,
không phải là cái gì của ai. Khi hiểu rồi thì không còn đổ thừa nữa, lúc ấy có cơ
hội nhắm thẳng vào gốc của nó mà bổ. Ví dụ như mình lờ mờ, chưa nhận ra được
vọng tưởng cho nên mình tạo khẩu nghiệp. Bây giờ tỉnh táo sáng suốt, không chạy
theo vọng tưởng cho nên mình muốn nói gì là đã làm chủ được khẩu nghiệp, do đó
ma về khẩu nghiệp không có.
Đây là cách tu trực chỉ, rất giản dị. Ví dụ lâu nay chúng ta nóng nảy nhưng
xem kỹ thì đâu có gì là nóng đối với mình. Chúng ta nghiệm đối với loại ma này,
quay về pháp tu thiền tông theo sự chỉ dạy của Hòa thượng, một niệm dấy khởi
mình phải buông cho được. Tức là tập trung làm sao để mình không bị dẫn dắt
ngược xuôi bên ngoài và cũng không có những tăm tối, lầm lẫn bên trong. Không
có những cái đó thì tuệ giác hiện tiền. Tuệ giác hiện tiền thì định lực sung mãn.
Đây là pháp tu định tuệ hiện tiền. Chúng ta nói và làm trong sự tỉnh giác thì những
gì chung quanh không tác động đến chúng ta được. Cho nên nói và làm không bị
vướng, những suy nghĩ, tính toán, sắp đặt cũng không bị trở ngại.
Hằng ngày chúng ta sống được với tâm trong lặng ấy thì cảnh duyên bên
ngoài cũng bình lặng nên thơ. Ví như khi nhìn thấy cái hộp, cây bút… mọi vật đều
yên theo bản vị của nó, mình nói sao nó cũng không cải. Bởi vì mỗi cái đã ở trong
phần vị, chức năng, khuôn thước mà người đời sắp đặt cho nó rồi. Tự mỗi thứ
không có cái nào chống trái với cái nào và cũng không có cái nào cãi lại mình cả.
Bây giờ chúng ta muốn truy nguyên, cái hộp này có từ vọng tưởng hay từ
sự tỉnh táo của mình. Nếu không tỉnh thì sẽ phân tích cái hộp của Nhật làm tốt hơn
của Mỹ hay của Việt Nam v.v… Cái hộp này mình thảy ngoài kia hay bỏ trong tủ
vàng nó cũng không nói gì. Sở dĩ có vấn đề là do tâm mình, không phải tâm thật
mà những nghĩ ngợi tính toán phân biệt của tâm vọng. Nếu chúng ta sử dụng được
thật tâm thì rỗng rang sáng suốt, không hề nghĩ ngợi tính toán. Biết nó là duyên
hợp, mọi vật từ sự chế tạo của con người mà có hình thức và tác dụng như thế.
Mỗi pháp mỗi pháp hãy để nguyên bản vị của nó, đừng phân tích chia chẻ, thấy
chỉ biết thấy, chớ động đến, cả hai không dính nhau thì được an lạc.
Ma oan nghiệt cũng có từ sự ăn mặc, ngủ nghỉ, quan hệ bà con quyến thuộc,
sống chết, danh vị, tiền tài… Nếu không làm chủ được thì nợ nần chồng chất. Làm
chủ được thì tức thời ngay đó an lạc. Còn cứ dong ruổi ngược xuôi, vướng mắc rồi
oan nghiệt. Như trong kinh Phật nói tám thứ khổ trong đời: sanh, lão, bệnh, tử, oán
tắng hội khổ, ái biệt ly khổ, cầu bất đắc, ngũ ấm xí thạnh cũng từ oan nghiệt này
mà ra.
Phật dạy, tất cả chúng sanh đều có đức tướng Như Lai, tất cả chúng sanh
đều là Phật sẽ thành thì dù người thân hay sơ, nếu nhìn về mặt bản thể thì đều là
Phật sẽ thành. Nhìn thông suốt, sống được như vậy thì sẽ không có vấn đề gì.
Trong giới Bồ-tát có dạy người đã giết cha giết mẹ mình mà mình vẫn không báo
thù. Bởi vì lấy ân báo oán thì oán ấy tiêu tan, lấy oán báo oán thì cừu hận chất đầy.
Báo thù là không đúng với tinh thần Bồ-tát đạo. Đến đây e có nhiều người hiểu
lầm, nếu như vậy là bất hiếu. Nhưng suy cho cùng, lấy oán báo oán được lợi ích gì,
bao nhiêu oan trái sẽ kéo theo mãi không dừng. Vì vậy, nói đến chỗ chí đạo thì
phải buông bỏ như vậy. Tâm mà không oan nghiệt thì tất cả mọi người đều là Phật.
Đã là Phật thì không có oan nghiệt gì với nhau cả. Sung sướng biết bao nhiêu.
Người tu Phật hiểu được điều đó rồi thì rất sợ nhân quả. Sợ từng nhân nhỏ,
từng ý niệm. Người biết sợ, biết chuẩn bị như thế thì cuộc đời sẽ có nhiều tốt đẹp.
Nếu nhân quả được dàn dựng rõ ràng thì dù không có ông thánh nào hiện diện
tuyên dương chánh giáo nhưng thực sự đó là thời chánh pháp, thời đại sáng suốt,
tốt đẹp. Cuộc đời này cứ quay qua quay lại, rồi thêm thắc những dây mơ rễ má để
thành nợ nần, oan nghiệt với nhau. Nếu gở ra được thì an ổn, chứ không nói là
chứng đạo, sáng đạo hay gì gì cả. Một ngày sống một ngày tu, sự hiện diện của
mình đều là an ổn.
Trong điều một nói về ma oan nghiệt, chúng ta thấy quanh quẩn trong
phạm vi lầm tạo những nghiệp như chẳng trung, chẳng hiếu, chẳng nhân, chẳng
nghĩa, sát, đạo, dâm, vọng. Tức là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Nhân bất sát sanh, nghĩa
bất thâu đạo, lễ bất tà dâm, trí bất ẩm tửu, tín bất vọng ngữ. Người ta thường nói
mẫu mực cho đời sống là nhân nghĩa. Người tu thiền dù tu lâu, hay mới tu mà
tránh được loại ma oan nghiệt này là người nhân nghĩa bậc nhất. Giả dụ ngoài thế
gian có những người không hề học Phật, không hề tu hành, không hề đi chùa,
nhưng nhân nghĩa sáng ngời thì đó là bậc Bồ-tát, một con người mẫu.
Tóm lại để trị loại ma này thì phải tu tâm, mà tu tâm là tu thiền, tu thiền là
sống lại với đạo. Nói thiền cũng là nói tâm, nói tâm cũng là nói đạo. Nói đạo tức là
đạo lý mà chúng ta đang học, đang tu hành. Đối với loại ma này, thiền sinh chúng
ta cần phải biết mặt mày nó rõ ràng. Trong sinh hoạt hằng ngày chúng ta không
kết nghiệp với bất cứ loại nào. Đã không kết nghiệp với chúng thì ta là người đầy
đủ nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Trừ được loại ma này thì chúng ta là người đầy đủ nhân
nghĩa. Xã hội rất cần những con người này.
Đạo Phật xây dựng con người từ hạ tầng. Học được tâm quay về, nhận và
sống được với tâm. Tâm là đạo, đạo tức là thiền, thiền là giải thoát. Mình không
cần nói mình là thiền sinh, không nói mình tu thiền nhưng đời sống của mình
không vướng mắc gì cả, một cuộc sống tỏa khắp tức là thiền rồi. Làm công tác mà
không bị vướng mắc tức là thiền, thụ trai mà không vướng mắc tức là thiền. Người
được như vậy là sống trọn vẹn được với thiền, người đó là Thiền sư.
Chú:
Luân hồi tiếp nối, biển khổ mênh mang, chúng sanh trôi dạt, hạt bụi trời
không, kẻ chưa tỉnh làm thế nào nhận ra sự kiện này ! Ai là kẻ biết được ngày mai
của mình ra sao ? Và thấy được oan khiên túc trái của mình thế nào ? Có kẻ nghe
nói : “Tuổi thọ của ta sánh bằng trời đất”, liền bảo : Gớm thế ! Ta là quái gì mà
tuổi thọ thênh thang và mênh mang đến thế ! Người xưa nói : “Sanh như đắp chăn
bông, tử như cởi áo hạ” là đạo lý gì ? Thử nói xem ! Chỉ thêm một trường huyễn
mộng. Tuy nhiên, chỗ thênh thang và mênh mang này ít người vào, không ai chịu
nhận. Thì thôi ! Cứ rông chơi cho hết cuộc phong trần. Một lúc nào đó, quày đầu
nhìn lại đoạn nhân duyên phù trầm này, chắc y không khỏi một phen tan thân mất
mạng. Thế nhưng, nếu chưa phải là hạng đại lực lượng thì, phải ai khẩn sám hối,
nương uy lực vô song của Tam bảo, mọi mộng mơ phía trước tiêu tan. Đã thế, lại
cần phát đại nguyện như hư không, vào cõi huyễn, mặc áo huyễn, độ chúng sanh
huyễn, để hoàn thành Phật đạo như huyễn.
Khoái thay!
Đây là lời chú từ ma thứ nhất mà tôi chỉ nói một phần nào thôi. Thấy những
điều ma sự này rất cần thiết và là những yếu tố xây dựng những tu sĩ tương lai,
một người đầy đủ nhân nghĩa, mang đầy đủ chí cả đại từ đại bi của Phật đi vào
cuộc đời. Tuy nhiên, hiện tại chúng ta còn bị nhiều mắc mứu oan khiên. Muốn giải
trừ chúng ta phải thành khẩn sám hối cho mọi mộng mơ phía trước tiêu tan. Mặt
trời trí tuệ an ngự giữa trời không, rỗng rang sáng suốt.