Wednesday, December 31, 2014
My Mom làm giá rất thành công
Đậu xanh ngâm 1 đêm cho nẩy mầm tí , sao đó bỏ vào bọc vải màu đen ( mua vải đen về may thành 1 cái bọc ) , bỏ đậu vào bọc và tưới 2 ngày , vì trong bọc , giá kg có chổ mọc cho nên nó mập ú à và ít rễ nữa , khoảng 3 ngày thì lấy ra ngoài rỗ và tưới đều khoảng 3 lần 1 ngày , trong thời gian giá để trong rỗ là nó mọc dài ra thêm , cọng giá rất trắng và mập , nhìn thấy ham lắm , giá tự làm ở nhà bỏ trong tủ lạnh ăn lâu lắm , ít bị hư như là mua ở ngoài , lại bảo đảm an toàn , ăn mạnh miệng hơn :)
Lưu ý là giá chịu khí hậu ấm , nên khi làm để giá gần heat ấm nha các bạn , lạnh qúa nó bị hư đó .
Sunday, December 21, 2014
Tuesday, December 16, 2014
Monday, December 15, 2014
7 Luân xa năng lượng Do more more more Meditation 01
Xem chơi thôi chứ muốn tập khai mở luân xa phải có Thầy giỏi dạy đàng hoàng , kg thôi sẽ bị điên chết á :) vì khi 1 huyệt đạo nào của mình khai mở thì ma qủy sẽ chun vào đó , mà kg rành mở sai luân xa sẽ bị tàn phá cơ thể , bị bệnh nhiều lắm đó , cho nên bất cứ tu theo pháp môn nào cũng cần có 1 Thầy giỏi chỉ dạy mình tu đàng hoàng , tự tu 1 mình dễ bị tẩu hoả nhập ma lắm đó .
Những kinh nghiệm xương máu :)
- Mỗi người ta quen sẽ cho ta những bài học rất đáng giá :)
- Không ở trong phe yếu thì mình đâu cảm nhận được nỗi lòng của người đó . Nhớ lúc nhỏ mình có phước rất nhiều nên lúc nào mình cũng ở trong phe mạnh , lúc đó thật sự mình khg thể nào hiểu nổi cảm nhận của người ở phe yếu , tới sau này bị qủa báo mới biết :) càng già càng hết phước , phước càng mỏng nghiệp càng dầy :)
- Thật sự là những gì mình cho ra sẽ kg bao giờ bị mất , sẽ được đền bù lại thật là xứng đáng ....hihi.... còn có lời rất nhiều nữa nghe , mới thấy ông trời qủa là có mắt ( chứ lúc trước mình thật sự trách ông trời sao thật là bất công với mình qúa nhiều vậy :0 ) , những kẻ chơi bạn xấu cũng bị qủa báo nhãn tiền sau vài năm ...hic....
- Làm gì hay giúp ai phải biết tự lượng sức mình , quan trọng nhất là phải soi rất kỹ người đó như thế nào , để sau khi giúp bị người đó chửi rủa qúa mình chịu kg nổi cuối cùng cũng chả có phước gì , nhiều lúc tức qúa chửi lại còn bị mắc khẩu nghiệp thêm , tốt nhất kg làm gì hết , đường ai nấy đi , thân ai nấy lo ......comprendre?...... :)
- Đừng vì chút lợi nhỏ mà quăng bắt ép người khác làm , sẽ bị qủa báo bị bệnh đường ruột bị bác sĩ cắt hết ruột đó .....mình thấy vài người rồi , thấy làm gì hay giúp ai tốn tiền là bắt ép mấy chị dâu , em dâu làm , mấy người đó đều bị bệnh về đường ruột hết á , bị cắt hết bộ đầu lòng , phần dưới trống lỏng luôn , có thật đó , thà tiền mất mà khg bị mất hết ruột :) ai tiếc tiền thì chịu mất ruột nha hic
- Nhân qủa rất là công bằng nên cứ sống thật tốt với mọi người chung quanh nhé các bạn , be nice with each other .
Toàn là những kinh nghiệm xương máu của mình trong mấy chục năm đó :)
Wednesday, December 10, 2014
Cuộc đời thì vô thường , sự sống chỉ có mặt ngay trong giây phút hiện tại
Nếu chúng ta nhìn kỹ lại bản thân thì sẽ thấy là dường
như chúng ta ít khi thực sự sống ngay trong giây phút hiện
tại, mà thường để tâm trí hồi tưởng về những việc trong quá
khứ hoặc suy nghĩ, tính toán tới những chuyện sẽ xảy ra
trong tương lai.
Trong khi đó, đối diện với người và việc trước mặt, ngay
trong hiện tại, thì lại lơ là, chứ chúng ta không chú tâm,
không sống hết mình với giây phút hiện tại. Đôi khi người
đối diện chúng ta nói, nhưng chúng ta thì lại còn đang mải
nghĩ về những vấn đề nào đó của riêng mình đến nỗi chính
người đối thoại phải hỏi: “Ủa, anh/chị đang nghĩ gì thế, có
nghe tôi nói không vậy?”. Đó là tình trạng “sống say, chết
mộng”, không “thực sự sống”.
Đức Phật là vị giác ngộ. Đạo Phật là đạo Giác Ngộ. Giác
ngộ cái gì? Giác ngộ chính con người thật, bộ mặt thật từ
ngàn đời trước khi chúng ta trôi lăn vào dòng sông sinh tử, bị
làn sóng tâm ý thức lôi cuốn, nhận chìm vào vòng vô minh 146 PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG
tham ái sinh diệt, tạo ra cái thế giới hiện tượng tương đối này,
nó vốn là cái gì?
Nhà Phật quan niệm rằng giác ngộ được nguồn gốc của
kiếp nhân sinh rồi thì mình tự giải thoát ra khỏi được sự
ràng buộc của mê vọng, của vòng luân hồi sinh tử. Muốn
thế, người hành giả phải hoàn toàn thanh tịnh hóa được tâm
mình, chấm dứt mọi suy nghĩ mông lung, tâm viên ý mã.
Mục tiêu tối hậu là giác ngộ giải thoát hoàn toàn, nhưng
giáo lý nhà Phật đã chia con đường lớn ra thành từng đoạn
đường ngắn hay còn gọi là những bước đi nhỏ để mọi người,
tùy theo hoàn cảnh, cơ duyên, đều có thể tự mình đạt được
từng bước giải thoát trong đời sống hằng ngày. Những bước
giải thoát nho nhỏ này chính là sự thực tập trong ngày, dành
đôi chút thì giờ để “sống trong giây phút hiện tại”. Đó chính
là những giây phút mà tâm trí con người thoát ra khỏi sự o
ép căng thẳng vì những sự suy nghĩ triền miên về quá khứ
và tương lai.
Những nỗi thống khổ của kiếp người có thể chia đại
cương ra thành hai nhóm, thân khổ và tâm khổ. Nghèo đói,
bệnh tật, vân vân, là thân khổ. Buồn rầu ghen tức, tiếc nuối,
lo sợ, vân vân, là tâm khổ. Nhưng thường thì hai loại khổ
này đều có liên hệ mật thiết với nhau, thân khổ thì tâm cũng
thấy khổ. Tuy nhiên, người mãi chạy theo mê vọng quá thì
sẽ có thể bị những nỗi khổ mà lẽ ra không đáng bị khổ, thí
dụ nghèo đói, thất nghiệp thì lo sợ ngày mai không có cơm
ăn. Nhưng nếu không nghèo đói, mà lại vẫn quá lo sợ về một
tương lai sẽ nghèo đói, rồi từ đó nẩy sinh ra những sự quá lố,
keo kiệt, bon chen, bần tiện khiến cho tâm trí bị o ép, không
được giải thoát ngay cả những khi có thể sống thanh thản thì
thật là đáng tiếc. CUỘC ĐỜI THÌ VÔ THƯỜNG, SỰ SỐNG CHỈ CÓ MẶT 147
Nhà Phật theo con đường trung đạo. Mỗi Phật tử đều có
thể áp dụng giáo lý nhà Phật vào hai giai đoạn tu tập, giai
đoạn thứ nhất là ứng dụng giáo lý vào đời sống tương đối
hàng ngày để đem lại niềm an lạc và giải thoát cho mình và
cho xã hội và giai đoạn thứ hai là giai đoạn tu tập để giác ngộ
giải thoát triệt để.
Trong đời sống hàng ngày thì ứng dụng hai quy tắc
“Không làm những điều xấu ác” và “Siêng làm những việc
tốt lành”, thực hiện được những điều này, người Phật tử tin
chắc sẽ được hưởng quả báo tốt lành. Nếu đã làm toàn những
điều tốt lành mà vẫn gặp những điều xấu thì người Phật tử
biết rằng họ đang phải trả những món nợ cũ, những ân oán
trong quá khứ mà họ đã tạo.
Và một con đường thứ hai dành cho những người muốn
hoàn toàn giác ngộ, giải thoát, thì bản thân người hành giả
phải tự mình thanh tịnh hóa tâm, chấm dứt dòng suy nghĩ
miên man che mờ Chân Tâm, để Trí Tuệ Bát Nhã, cũng còn
gọi là Phật Tánh, hoặc Chân Tâm, hiển lộ.
Đối với nhà Phật thì “quá khứ qua rồi, tương lai chưa
đến”, sự sống của chúng ta chính ở ngay giây phút hiện tại
này. Nhà Phật đã ví sự sống của mỗi sinh vật tiếp giáp với
cuộc đời cũng như cái bánh xe lăn trên mặt đất, nó chỉ tiếp
cận ngay tại khúc cong ngắn ngủi của cái bánh xe đúng vào
lúc lăn trên đất mà thôi. Cũng như mỗi sinh vật đều chỉ “sống
thật” ngay lúc đang hít vào và thở ra, hơi thở trước thì đã
chấm dứt, hơi thở sau thì chưa xuất hiện - và có thể sẽ không
bao giờ xuất hiện, nếu đương sự thở ra mà không hít vào nữa,
thì cuộc đời đã chấm dứt rồi. Cho nên chỉ có giây phút hiện
tại là quan trọng mà thôi.
Do đó, đức Phật dạy rất nhiều pháp môn để cho đệ tử nhà 148 PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG
Phật tu tập, ngõ hầu đạt được khả năng nhận biết được khi
tâm ý thức của mình hoạt động miên man, lăng xăng, nhảy
nhót từ chuyện này qua chuyện khác, từ quá khứ chạy qua
tương lai, như con vượn chuyền cành, như con ngựa lồng
phi nước đại. Nhận biết được để mà lập tức chấm dứt dòng
thường lưu suy tưởng, đem tâm trở về hiện tại, đó là những
pháp môn tu như Quán Niệm Hơi Thở, Tứ Niệm Xứ, Thiền
Tông, Thiền Minh Sát Tuệ, Niệm Phật, v.v...
Trong bài kinh Nhất Dạ Hiền Giả, đức Phật dạy:
Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng.
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển
Biết vậy, nên tu tập,
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm,
Đêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
****
Mải mê với quá khứ và tương lai, chúng ta quên mất hiện CUỘC ĐỜI THÌ VÔ THƯỜNG, SỰ SỐNG CHỈ CÓ MẶT 149
tại. Cũng như câu chuyện ẩn dụ về một người bị cọp đuổi,
anh ta phóng mình chạy, không kịp coi trước coi sau, lọt
ngay xuống một cái giếng khô bỏ hoang. May thay, anh quơ
tay chụp vội được cái rễ cây cổ thụ thòng xuống thành giếng.
Bám chặt rễ cây, anh nhìn lên miệng giếng, thất kinh hồn vía
khi thấy hai con chuột trắng và đen đang gặm rễ cây. Trong
lúc tuyệt vọng, anh nhìn thấy một chùm nho đong đưa trước
mặt. Vừa đói vừa khát, chùm nho đối với anh bây giờ chính
là nguồn tiếp nối sự sống, anh vươn cổ tới gặm một trái, ôi
mới ngon ngọt mát mẻ làm sao!
Có nhiều lối giải thích câu chuyện, nhưng nếu giải thích
theo tinh thần bài này: “Cuộc đời thì vô thường, đầy bất trắc,
sự sống chỉ có mặt ngay trong giây phút hiện tại” thì rõ ràng
đối với anh chàng này, nghĩ về quá khứ giàu sang hoặc tương
lai huy hoàng đều không ích lợi gì nữa, chỉ có quả nho trong
hiện tại là giúp cho anh sống còn mà thôi. Cọp rượt dụ cho
những bươn chải trong cuộc đời, lọt xuống giếng dụ cho
những hiểm nguy mà con người thường gặp, chuột trắng và
đen dụ cho ngày và đêm cứ lẳng lặng gặm mòn dần đời sống
của kiếp người và cái rễ cây sẽ bị gặm đứt bất cứ lúc nào là
dụ cho vô thường đến bất chợt, không ai có thể biết trước.
****
Trong đời sống tương đối, không có cái gì vĩnh cửu, tất
cả đều trong vòng “sinh, trụ, dị, diệt”, có nghĩa là mỗi sự vật
đều xuất hiện, có mặt một thời gian, biến đổi dần, rồi chấm
dứt, hoặc là chết, hoặc là tan vỡ. Đôi khi, có những sự vật
không kịp đi đủ chu kỳ, sự chết hoặc tan vỡ đến bất thình
lình, quá mau, khiến cho không ai biết trước được thời điểm
biến mất của nó. Vậy mà chúng ta lãng quên đi, cứ tưởng
rằng những người thân kia sẽ hiện hữu mãi mãi với chúng ta, 150 PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG
cho nên chúng ta không tiếc những phút giây hiện tại, có thể
là những giây phút cuối cùng trong cuộc đời mà họ và chúng
ta có nhau. Chúng ta lơ là, không “sống thực sự” với họ trong
lúc còn có thể, để rồi đây nếu chẳng may vô thường ập đến,
thì lúc đó chúng ta có tiếc nuối cũng đã quá muộn màng.
Ngày 26 tháng 12 năm 2004, trong khi cuộc sống của
mọi người thế giới đang trôi chảy, một ngày như mọi ngày,
người nào việc nấy, thì bỗng nhiên thiên tai giáng xuống,
trong vòng giây lát, một cơn sóng lớn như trái núi bằng
nước ầm ầm đánh ập vào một miền bờ biển Á châu, đập
tan cả một vùng nhà cửa mênh mông vốn là vùng nghỉ mát
trù phú, giết chết trên hai trăm ngàn người. Tai nạn xảy ra
chỉ trong khoảnh khắc ngắn ngủi, vừa bằng thời gian uống
một chén trà.
Một phóng viên nhà báo có kể lại như sau:
“…Vào cái ngày định mạng đó, Tilly Smith – một cháu
bé gái 10 tuổi người Anh – đang đứng trên bờ biển Maikhao
thuộc tỉnh Phuket, Thái Lan. Cả gia đình cháu đang vui vẻ
thưởng thức cảnh sóng ngoài khơi cuồn cuồn đập vào bờ ra. CUỘC ĐỜI THÌ VÔ THƯỜNG, SỰ SỐNG CHỈ CÓ MẶT 151
Những người lớn thấy lạ thì chăm chú nhìn một cách tò mò.
Nhưng cháu Tilly thì khiếp sợ, hét lên thất thanh:
- Chúng ta phải chạy ra khỏi bờ biển ngay lập tức, mẹ ơi,
con sợ rằng đây sẽ là tsunami!
Đám người lớn ngẩn ra tỏ vẻ không hiểu cho đến khi Tilly
hét thêm một từ ngữ thần diệu ngắn gọn:
- Một cơn sóng lớn khủng khiếp!
Lời cảnh báo của em được truyền đi như lửa cháy rừng.
Trong giây phút, cả bãi biển bỗng vắng ngắt. Nhờ thế, vùng
Maikhao trở thành một trong số rất ít nơi thoát được cảnh
người chết hoặc thương tích nặng nề.
Mẹ cô bé kể lại: “Nghe con tôi la thất thanh, tôi chạy vội
vàng ra khỏi bãi biển về khách sạn, phóng vội lên lầu vì nghĩ
rằng nơi đó an toàn. Mấy phút sau, sóng biển đánh thốc vào
ngay cái bãi biển đó và xóa tan tất cả mọi thứ trên đường
sóng thần lướt qua. Thật là một quang cảnh kinh hoàng và
tôi rất hãnh diện rằng con gái tôi đã biết để mà báo nguy cho
mọi người.
Cũng là tình cờ may mắn mà Tilly có dịp biết được đó là
tsunami. Vì cháu vừa mới được học về động đất ngay trước
khi đi du lịch, kiến thức còn nóng hổi trong đầu, em đã cứu
được biết bao nhiêu người”…
Trên đây là một trong số hiếm hoi những người chạy thoát
lưỡi hái của tử thần. Ngoài ra, những hoàn cảnh thương tâm
làm đau xót lòng người thì đầy dẫy, xuất hiện ngay trong buổi
sáng ngày hôm sau, 27 tháng 12 năm 2004, khi ánh mặt trời ló
dạng thì cũng là lúc sự thật kinh hoàng phơi bày trước mắt.
Đó đây, những người mẹ thất thần đi tìm con, lật lên từng
cái xác, từng cái xác mà khi dòng nước rút lui đã bỏ lại trên 152 PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG
bãi cát. Tiếng những người mẹ khóc gào thảm thiết, đó đây
còn văng vẳng: - Con ơi, con ơi, con đâu rồi, con ơi, ...
Và những gương mặt tuyệt vọng của những người cha
nhẫn nại mò mẫm trong những đống xác đã trương phình,
mùi hôi xông lên nồng nặc để tìm đứa con thân yêu bé nhỏ từ
nay xa cách ngàn đời. Không ai dám nhìn vào đôi mắt bi thương
tuyệt vọng của những người mẹ, những người cha tội nghiệp.
Trong một ngôi chùa ở Batapola, Tích Lan, cháu Sujeewa
Samarasingha, một cháu bé có cha mẹ, gia đình khá giả, có
nhà cao cửa rộng, có quần áo đẹp đẽ, bỗng nhiên một buổi
sớm mai, cháu mất tất cả, trở thành một trẻ mồ côi, được các
nhà sư Phật giáo đem về sống tạm trong chùa, được nuôi
bằng lòng hảo tâm của các thí chủ bố thí vật thực. Cháu kể
lại: Tất cả gia đình cháu đều biến mất hết, nhà cửa bị phá sập,
quần áo bị cuốn đi…
****
Trong đời sống tương đối này, không có gì là vĩnh cửu,
thường hằng, tất cả đều trong vòng “thành, trụ hoại, không”,
có nghĩa là mỗi sự vật đều xuất hiện, có mặt một thời gian,
biến đổi dần, rồi chấm dứt, hoặc là chết, hoặc là tan vỡ. Nên
nhà Phật có lời khuyên như sau:
Ngày hôm nay đã qua đi
Mạng sống đã thu ngắn lại
Như cá trong chậu thủy tinh
Dưới đáy có một lỗ nhỏ
Mỗi ngày rơi một giọt nước
Sống tối đa một trăm năm
Nhưng vô thường bỗng đến thăm
Cái chậu vỡ thành từng mảnh CUỘC ĐỜI THÌ VÔ THƯỜNG, SỰ SỐNG CHỈ CÓ MẶT 153
Con cá giẫy giụa dưới đất
Rồi mắt nhắm lại, im lìm.
Đại chúng,
Hãy nhớ đời người lâu nhất
Cũng chỉ một trăm năm thôi
Nhưng nếu vô thường đến gấp
Thì cuộc đời chấm dứt ngay
Cơ duyên gặp được Phật pháp
Hãy nên tu tập đêm ngày
Như lửa cháy đầu, tinh tấn
Một đời giải thoát mới hay.
như chúng ta ít khi thực sự sống ngay trong giây phút hiện
tại, mà thường để tâm trí hồi tưởng về những việc trong quá
khứ hoặc suy nghĩ, tính toán tới những chuyện sẽ xảy ra
trong tương lai.
Trong khi đó, đối diện với người và việc trước mặt, ngay
trong hiện tại, thì lại lơ là, chứ chúng ta không chú tâm,
không sống hết mình với giây phút hiện tại. Đôi khi người
đối diện chúng ta nói, nhưng chúng ta thì lại còn đang mải
nghĩ về những vấn đề nào đó của riêng mình đến nỗi chính
người đối thoại phải hỏi: “Ủa, anh/chị đang nghĩ gì thế, có
nghe tôi nói không vậy?”. Đó là tình trạng “sống say, chết
mộng”, không “thực sự sống”.
Đức Phật là vị giác ngộ. Đạo Phật là đạo Giác Ngộ. Giác
ngộ cái gì? Giác ngộ chính con người thật, bộ mặt thật từ
ngàn đời trước khi chúng ta trôi lăn vào dòng sông sinh tử, bị
làn sóng tâm ý thức lôi cuốn, nhận chìm vào vòng vô minh 146 PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG
tham ái sinh diệt, tạo ra cái thế giới hiện tượng tương đối này,
nó vốn là cái gì?
Nhà Phật quan niệm rằng giác ngộ được nguồn gốc của
kiếp nhân sinh rồi thì mình tự giải thoát ra khỏi được sự
ràng buộc của mê vọng, của vòng luân hồi sinh tử. Muốn
thế, người hành giả phải hoàn toàn thanh tịnh hóa được tâm
mình, chấm dứt mọi suy nghĩ mông lung, tâm viên ý mã.
Mục tiêu tối hậu là giác ngộ giải thoát hoàn toàn, nhưng
giáo lý nhà Phật đã chia con đường lớn ra thành từng đoạn
đường ngắn hay còn gọi là những bước đi nhỏ để mọi người,
tùy theo hoàn cảnh, cơ duyên, đều có thể tự mình đạt được
từng bước giải thoát trong đời sống hằng ngày. Những bước
giải thoát nho nhỏ này chính là sự thực tập trong ngày, dành
đôi chút thì giờ để “sống trong giây phút hiện tại”. Đó chính
là những giây phút mà tâm trí con người thoát ra khỏi sự o
ép căng thẳng vì những sự suy nghĩ triền miên về quá khứ
và tương lai.
Những nỗi thống khổ của kiếp người có thể chia đại
cương ra thành hai nhóm, thân khổ và tâm khổ. Nghèo đói,
bệnh tật, vân vân, là thân khổ. Buồn rầu ghen tức, tiếc nuối,
lo sợ, vân vân, là tâm khổ. Nhưng thường thì hai loại khổ
này đều có liên hệ mật thiết với nhau, thân khổ thì tâm cũng
thấy khổ. Tuy nhiên, người mãi chạy theo mê vọng quá thì
sẽ có thể bị những nỗi khổ mà lẽ ra không đáng bị khổ, thí
dụ nghèo đói, thất nghiệp thì lo sợ ngày mai không có cơm
ăn. Nhưng nếu không nghèo đói, mà lại vẫn quá lo sợ về một
tương lai sẽ nghèo đói, rồi từ đó nẩy sinh ra những sự quá lố,
keo kiệt, bon chen, bần tiện khiến cho tâm trí bị o ép, không
được giải thoát ngay cả những khi có thể sống thanh thản thì
thật là đáng tiếc. CUỘC ĐỜI THÌ VÔ THƯỜNG, SỰ SỐNG CHỈ CÓ MẶT 147
Nhà Phật theo con đường trung đạo. Mỗi Phật tử đều có
thể áp dụng giáo lý nhà Phật vào hai giai đoạn tu tập, giai
đoạn thứ nhất là ứng dụng giáo lý vào đời sống tương đối
hàng ngày để đem lại niềm an lạc và giải thoát cho mình và
cho xã hội và giai đoạn thứ hai là giai đoạn tu tập để giác ngộ
giải thoát triệt để.
Trong đời sống hàng ngày thì ứng dụng hai quy tắc
“Không làm những điều xấu ác” và “Siêng làm những việc
tốt lành”, thực hiện được những điều này, người Phật tử tin
chắc sẽ được hưởng quả báo tốt lành. Nếu đã làm toàn những
điều tốt lành mà vẫn gặp những điều xấu thì người Phật tử
biết rằng họ đang phải trả những món nợ cũ, những ân oán
trong quá khứ mà họ đã tạo.
Và một con đường thứ hai dành cho những người muốn
hoàn toàn giác ngộ, giải thoát, thì bản thân người hành giả
phải tự mình thanh tịnh hóa tâm, chấm dứt dòng suy nghĩ
miên man che mờ Chân Tâm, để Trí Tuệ Bát Nhã, cũng còn
gọi là Phật Tánh, hoặc Chân Tâm, hiển lộ.
Đối với nhà Phật thì “quá khứ qua rồi, tương lai chưa
đến”, sự sống của chúng ta chính ở ngay giây phút hiện tại
này. Nhà Phật đã ví sự sống của mỗi sinh vật tiếp giáp với
cuộc đời cũng như cái bánh xe lăn trên mặt đất, nó chỉ tiếp
cận ngay tại khúc cong ngắn ngủi của cái bánh xe đúng vào
lúc lăn trên đất mà thôi. Cũng như mỗi sinh vật đều chỉ “sống
thật” ngay lúc đang hít vào và thở ra, hơi thở trước thì đã
chấm dứt, hơi thở sau thì chưa xuất hiện - và có thể sẽ không
bao giờ xuất hiện, nếu đương sự thở ra mà không hít vào nữa,
thì cuộc đời đã chấm dứt rồi. Cho nên chỉ có giây phút hiện
tại là quan trọng mà thôi.
Do đó, đức Phật dạy rất nhiều pháp môn để cho đệ tử nhà 148 PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG
Phật tu tập, ngõ hầu đạt được khả năng nhận biết được khi
tâm ý thức của mình hoạt động miên man, lăng xăng, nhảy
nhót từ chuyện này qua chuyện khác, từ quá khứ chạy qua
tương lai, như con vượn chuyền cành, như con ngựa lồng
phi nước đại. Nhận biết được để mà lập tức chấm dứt dòng
thường lưu suy tưởng, đem tâm trở về hiện tại, đó là những
pháp môn tu như Quán Niệm Hơi Thở, Tứ Niệm Xứ, Thiền
Tông, Thiền Minh Sát Tuệ, Niệm Phật, v.v...
Trong bài kinh Nhất Dạ Hiền Giả, đức Phật dạy:
Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng.
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển
Biết vậy, nên tu tập,
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm,
Đêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
****
Mải mê với quá khứ và tương lai, chúng ta quên mất hiện CUỘC ĐỜI THÌ VÔ THƯỜNG, SỰ SỐNG CHỈ CÓ MẶT 149
tại. Cũng như câu chuyện ẩn dụ về một người bị cọp đuổi,
anh ta phóng mình chạy, không kịp coi trước coi sau, lọt
ngay xuống một cái giếng khô bỏ hoang. May thay, anh quơ
tay chụp vội được cái rễ cây cổ thụ thòng xuống thành giếng.
Bám chặt rễ cây, anh nhìn lên miệng giếng, thất kinh hồn vía
khi thấy hai con chuột trắng và đen đang gặm rễ cây. Trong
lúc tuyệt vọng, anh nhìn thấy một chùm nho đong đưa trước
mặt. Vừa đói vừa khát, chùm nho đối với anh bây giờ chính
là nguồn tiếp nối sự sống, anh vươn cổ tới gặm một trái, ôi
mới ngon ngọt mát mẻ làm sao!
Có nhiều lối giải thích câu chuyện, nhưng nếu giải thích
theo tinh thần bài này: “Cuộc đời thì vô thường, đầy bất trắc,
sự sống chỉ có mặt ngay trong giây phút hiện tại” thì rõ ràng
đối với anh chàng này, nghĩ về quá khứ giàu sang hoặc tương
lai huy hoàng đều không ích lợi gì nữa, chỉ có quả nho trong
hiện tại là giúp cho anh sống còn mà thôi. Cọp rượt dụ cho
những bươn chải trong cuộc đời, lọt xuống giếng dụ cho
những hiểm nguy mà con người thường gặp, chuột trắng và
đen dụ cho ngày và đêm cứ lẳng lặng gặm mòn dần đời sống
của kiếp người và cái rễ cây sẽ bị gặm đứt bất cứ lúc nào là
dụ cho vô thường đến bất chợt, không ai có thể biết trước.
****
Trong đời sống tương đối, không có cái gì vĩnh cửu, tất
cả đều trong vòng “sinh, trụ, dị, diệt”, có nghĩa là mỗi sự vật
đều xuất hiện, có mặt một thời gian, biến đổi dần, rồi chấm
dứt, hoặc là chết, hoặc là tan vỡ. Đôi khi, có những sự vật
không kịp đi đủ chu kỳ, sự chết hoặc tan vỡ đến bất thình
lình, quá mau, khiến cho không ai biết trước được thời điểm
biến mất của nó. Vậy mà chúng ta lãng quên đi, cứ tưởng
rằng những người thân kia sẽ hiện hữu mãi mãi với chúng ta, 150 PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG
cho nên chúng ta không tiếc những phút giây hiện tại, có thể
là những giây phút cuối cùng trong cuộc đời mà họ và chúng
ta có nhau. Chúng ta lơ là, không “sống thực sự” với họ trong
lúc còn có thể, để rồi đây nếu chẳng may vô thường ập đến,
thì lúc đó chúng ta có tiếc nuối cũng đã quá muộn màng.
Ngày 26 tháng 12 năm 2004, trong khi cuộc sống của
mọi người thế giới đang trôi chảy, một ngày như mọi ngày,
người nào việc nấy, thì bỗng nhiên thiên tai giáng xuống,
trong vòng giây lát, một cơn sóng lớn như trái núi bằng
nước ầm ầm đánh ập vào một miền bờ biển Á châu, đập
tan cả một vùng nhà cửa mênh mông vốn là vùng nghỉ mát
trù phú, giết chết trên hai trăm ngàn người. Tai nạn xảy ra
chỉ trong khoảnh khắc ngắn ngủi, vừa bằng thời gian uống
một chén trà.
Một phóng viên nhà báo có kể lại như sau:
“…Vào cái ngày định mạng đó, Tilly Smith – một cháu
bé gái 10 tuổi người Anh – đang đứng trên bờ biển Maikhao
thuộc tỉnh Phuket, Thái Lan. Cả gia đình cháu đang vui vẻ
thưởng thức cảnh sóng ngoài khơi cuồn cuồn đập vào bờ ra. CUỘC ĐỜI THÌ VÔ THƯỜNG, SỰ SỐNG CHỈ CÓ MẶT 151
Những người lớn thấy lạ thì chăm chú nhìn một cách tò mò.
Nhưng cháu Tilly thì khiếp sợ, hét lên thất thanh:
- Chúng ta phải chạy ra khỏi bờ biển ngay lập tức, mẹ ơi,
con sợ rằng đây sẽ là tsunami!
Đám người lớn ngẩn ra tỏ vẻ không hiểu cho đến khi Tilly
hét thêm một từ ngữ thần diệu ngắn gọn:
- Một cơn sóng lớn khủng khiếp!
Lời cảnh báo của em được truyền đi như lửa cháy rừng.
Trong giây phút, cả bãi biển bỗng vắng ngắt. Nhờ thế, vùng
Maikhao trở thành một trong số rất ít nơi thoát được cảnh
người chết hoặc thương tích nặng nề.
Mẹ cô bé kể lại: “Nghe con tôi la thất thanh, tôi chạy vội
vàng ra khỏi bãi biển về khách sạn, phóng vội lên lầu vì nghĩ
rằng nơi đó an toàn. Mấy phút sau, sóng biển đánh thốc vào
ngay cái bãi biển đó và xóa tan tất cả mọi thứ trên đường
sóng thần lướt qua. Thật là một quang cảnh kinh hoàng và
tôi rất hãnh diện rằng con gái tôi đã biết để mà báo nguy cho
mọi người.
Cũng là tình cờ may mắn mà Tilly có dịp biết được đó là
tsunami. Vì cháu vừa mới được học về động đất ngay trước
khi đi du lịch, kiến thức còn nóng hổi trong đầu, em đã cứu
được biết bao nhiêu người”…
Trên đây là một trong số hiếm hoi những người chạy thoát
lưỡi hái của tử thần. Ngoài ra, những hoàn cảnh thương tâm
làm đau xót lòng người thì đầy dẫy, xuất hiện ngay trong buổi
sáng ngày hôm sau, 27 tháng 12 năm 2004, khi ánh mặt trời ló
dạng thì cũng là lúc sự thật kinh hoàng phơi bày trước mắt.
Đó đây, những người mẹ thất thần đi tìm con, lật lên từng
cái xác, từng cái xác mà khi dòng nước rút lui đã bỏ lại trên 152 PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG
bãi cát. Tiếng những người mẹ khóc gào thảm thiết, đó đây
còn văng vẳng: - Con ơi, con ơi, con đâu rồi, con ơi, ...
Và những gương mặt tuyệt vọng của những người cha
nhẫn nại mò mẫm trong những đống xác đã trương phình,
mùi hôi xông lên nồng nặc để tìm đứa con thân yêu bé nhỏ từ
nay xa cách ngàn đời. Không ai dám nhìn vào đôi mắt bi thương
tuyệt vọng của những người mẹ, những người cha tội nghiệp.
Trong một ngôi chùa ở Batapola, Tích Lan, cháu Sujeewa
Samarasingha, một cháu bé có cha mẹ, gia đình khá giả, có
nhà cao cửa rộng, có quần áo đẹp đẽ, bỗng nhiên một buổi
sớm mai, cháu mất tất cả, trở thành một trẻ mồ côi, được các
nhà sư Phật giáo đem về sống tạm trong chùa, được nuôi
bằng lòng hảo tâm của các thí chủ bố thí vật thực. Cháu kể
lại: Tất cả gia đình cháu đều biến mất hết, nhà cửa bị phá sập,
quần áo bị cuốn đi…
****
Trong đời sống tương đối này, không có gì là vĩnh cửu,
thường hằng, tất cả đều trong vòng “thành, trụ hoại, không”,
có nghĩa là mỗi sự vật đều xuất hiện, có mặt một thời gian,
biến đổi dần, rồi chấm dứt, hoặc là chết, hoặc là tan vỡ. Nên
nhà Phật có lời khuyên như sau:
Ngày hôm nay đã qua đi
Mạng sống đã thu ngắn lại
Như cá trong chậu thủy tinh
Dưới đáy có một lỗ nhỏ
Mỗi ngày rơi một giọt nước
Sống tối đa một trăm năm
Nhưng vô thường bỗng đến thăm
Cái chậu vỡ thành từng mảnh CUỘC ĐỜI THÌ VÔ THƯỜNG, SỰ SỐNG CHỈ CÓ MẶT 153
Con cá giẫy giụa dưới đất
Rồi mắt nhắm lại, im lìm.
Đại chúng,
Hãy nhớ đời người lâu nhất
Cũng chỉ một trăm năm thôi
Nhưng nếu vô thường đến gấp
Thì cuộc đời chấm dứt ngay
Cơ duyên gặp được Phật pháp
Hãy nên tu tập đêm ngày
Như lửa cháy đầu, tinh tấn
Một đời giải thoát mới hay.
ỨNG DỤNG THIỀN VÀO VIỆC TẬP LUYỆN THỂ DỤC
Theo một kết quả nghiên cứu của Viện Đại học University
of Wisconsin, Madison ở Hoa Kỳ, người lớn ngồi thiền hoặc
tập các bài tập thể dục thông thường như đi bộ nhanh, trong
hai tháng sẽ ít bị bệnh cảm lạnh hơn so với những người
không làm gì. Nghiên cứu phát hiện ra rằng những người
ngồi thiền có số ngày nghỉ việc do bệnh ít hơn 76% trong
khoảng thời gian 9 tháng từ tháng 9 đến tháng 5 so với những
người không ngồi thiền. Những người chỉ tập thể dục nghỉ ít
hơn 48% trong giai đoạn này. Ngoài ra, các nghiên cứu trước
đó đã cho thấy thiền chánh niệm có thể làm giảm căng thẳng
thần kinh trong cuộc sống, làm cho tâm được an lạc và tăng
cường khả năng của hệ miễn dịch.
Việc nghiên cứu trên về hai phương diện ngồi thiền và
tập thể dục liên hệ đến sức khỏe có tính cách độc lập. Riêng
người viết đã ứng dụng đồng bộ hai phương thức này từ rất
lâu (hơn 10 năm) và kết quả cho một sức khỏe vô cùng tốt
là không cao mỡ, cao đường và cao máu và điều tuyệt diệu
hơn nữa là trong suốt hơn 10 năm ở tuổi cao niên đã không
hề chích ngừa cảm cúm mà cũng không hề bị cảm cúm, nhức
đầu và sổ mũi gì cả. Mỗi năm chỉ đến phòng mạch bác sĩ 140 PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG
thuộc hệ thống y tế Kaiser Permanente một lần để thử máu
và khám bệnh tổng quát theo đòi hỏi của họ.
Một cách đều đặn, mỗi sáng sớm sau khi ngồi thiền tại
nhà người viết đến trung tâm tập thể dục (Fitness Center)
gần nhà để tập thể dục trong khoảng 2 tiếng đồng hồ. Nơi
đây có đầy đủ các trang thiết bị để tập luyện theo những nhu
cầu khác nhau, tập thể hình, vận dụng cơ bắp, luyện tập dẻo
dai, tăng sức bền bỉ. Có đủ các máy như đi bộ, tập tay chân,
vai và bụng… Có cả sân chơi bóng rổ và hồ bơi… Tất nhiên
loại luyện tập thể dục, thể thao nào cũng tốt cho sức khỏe nếu
môn đó thích hợp với người tập.
Đối với người viết ở lứa tuổi cao niên ngoài 70 chỉ cần
tập một số thiết bị cần thiết để gọi là bảo trì sức khỏe, chống
lại sự lão hóa do sức đề kháng bị giảm theo năm tháng, và
thường có nguy cơ cao nhiều chứng bệnh phát sinh. Theo
thống kê của y khoa Mỹ, người cao niên thường bị các bệnh
như bệnh về tim mạch, bệnh về hệ hô hấp, đường tiêu hóa,
bệnh về hệ tiết niệu - sinh dục, bệnh về hệ xương khớp và hệ
thần kinh trung ương.
Các bác sĩ y khoa cũng như các chuyên gia huấn luyện
thể dục thường khuyên người cao tuổi nên tập với các thiết bị
hỗ trợ tim mạch như là chạy hoặc đi bộ trên máy treadmills,
máy đạp xe (recumbent exercise bike), máy elliptical, máy
chèo thuyền, máy lên cầu thang (step mill)... Các thiết bị này
giúp cho hệ tim mạch và hệ hô hấp được tốt. Ngoài ra bơi
lội, xông hơi và với một chế độ dinh dưỡng hợp lý như giảm
chất béo, chất đường và muối đối với người cao tuổi là một
phương pháp tích cực và hiệu lực chống lại sự lão hóa.
Để được hưởng lợi ích tối đa cho việc bảo trì sức khỏe,
người viết đã ứng dụng thiền chánh niệm hơi thở trong mọi
động tác khi luyện tập thể dục. Nhiều người tập thể dục nhưng
không biết phối hợp hơi thở trong các động tác tập luyện, để
tâm suy nghĩ miên man nhiều chuyện, nói chuyện với bạn bè,
hoặc xem truyền hình trong lúc tập. Điều này không mang lại
kết quả tốt, có thể làm gia tăng việc tim đập nhanh quá đáng
cũng như tâm thần không được thư giãn. Người viết tạm gọi
lối thiền phối hợp với việc tập thể dục này là Thiền Thể Dục,
vừa an trú tâm trong hơi thở vào ra cùng với các động tác của
thân tức là liên kết thân và tâm làm một. Đây chính là một
hình thức thiền trong động.
Điều quan trọng trong việc ứng dụng thiền vào việc
luyện tập thể dục này là thở phải đúng cách. Một sai lầm mà
nhiều người mắc phải trong lúc tập luyện là thở nhanh và thở
không sâu, nên không làm đầy hai lá phổi, khiến cơ bắp trở
nên căng thẳng, giảm kết quả tập luyện. Cho nên phải luôn
luôn thở đúng cách. Có nghĩa là hít vào bằng mũi và thở ra
bằng miệng. Hít thở thật chậm và sâu xuống bụng, để tăng
khối lượng oxy từ khí trời đưa vào và thải bỏ chất thán khí
CO2
từ trong cơ thể ra ngoài. Khi thở ra thì thì thóp bụng lại.
Nhờ vậy chúng ta có thêm nhiều năng lượng không những
để luyện tập mà còn có thể dùng cho cả ngày làm việc cũng
như là để tiếp tục duy trì sự sống.
Hít thở bình thường chúng ta chỉ dùng một phần ba hay
một nửa thể tích của hai lá phổi. Một phần lớn phổi chưa
được sử dụng và chứa đầy không khí cũ, có thể đó là nguyên
nhân phát sinh cảm lạnh và các bệnh về hô hấp. Còn thở sâu
là hít thở thật sâu xuống bụng, bụng phình ra từ từ, hoành
cách mạc được đẩy xuống và xoa bóp ruột cùng các bộ phận
khác trong bụng, rất tốt để làm các bộ phận đó khỏe mạnh.
Thở sâu cũng chính là hít thở với trạng thái biết tỉnh thức
hoàn toàn. Cùng với các động tác tập; hít vào, thấy bụng
phình ra; thở ra, thấy bụng xẹp lại. Và với tâm hân hoan, như
đức Phật dạy trong kinh Anapanasati (Niệm Hơi Thở) đã cho
thấy: “Với tâm hân hoan, tôi thở vào; với tâm hân hoan, tôi
thở ra”, để như thế mà đi vào Thiền trong khi tập thể dục.
Nói ra thì có vẻ dễ nhưng thật ra là không quá dễ, cũng
không quá khó. Cứ tập từ từ theo thời gian sẽ có kết quả tốt.
Trong lúc tập đôi khi tâm lại đi lang thang đâu đó, lại nghĩ
hết chuyện này đến chuyện khác, vì thế chúng ta phải cố
gắng tỉnh thức và đem tâm trở về an trú trên đối tượng thiền
bằng cách theo dõi hơi thở vô ra và dán chặt tâm nơi điểm
xúc chạm ở cửa mũi hay phồng xẹp ở bụng. Chú tâm vào hơi
thở và không để tư tưởng nào khác tới. Nếu có ý niệm nào tới
thì cứ phớt lờ nó, không giữ nó cũng như không đuổi nó, chỉ
để tâm tập trung vào việc theo dõi hơi thở mà thôi.
Nét cơ bản chung trong Thiền Thể Dục là: (1) tư thế lưng
phải thẳng, (2) hít vào bằng mũi thật sâu, (3) kế tiếp là thở ra
từ từ bằng miệng theo các động tác tập luyện của cơ thể với
nguyên tắc khi dùng lực (sức nặng) để thực hiện động tác thì
thở ra. Hay nói cách khác nặng thì thở ra còn nhẹ thì hít vào.
Thời gian cho một hơi thở tốt nên kéo dài khoảng từ 15 đến
20 giây cho một lần hít vào, thở ra. Nếu ta thở gấp quá hoặc
không được sâu thì thời gian hoán đổi khí quá ngắn, không
sử dụng được hết lượng oxy ở trong máu đưa vào tế bào,
cũng như không thải được thán khí ra khỏi cơ thể.
Một ví dụ cụ thể là khi tập máy lat pull down (máy tập
cơ xô): (1) Hít vào thật sâu khoảng 10 giây thì kéo thanh tạ
xuống trước ngực đồng thời thở ra từ từ khoảng 10 giây. (2)
Đem thanh tạ về vị trí ban đầu đồng thời hít vào. Cứ thế tiếp
tục bài tập. Nên nhớ là theo dõi hơi thở khi hít vào và khi thở
ra cùng với động tác chuyển động lên xuống một cách thoải
mái tự nhiên. Với thiết bị tập này, khi bắt đầu bài tập chúng
http://hoavouu.com/p44a39559/phat-phap-trong-doi-song
Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh
Dạo này khi mình nói chuyện tiếp xúc với ai thì mình hay để ý thấy tuy mỗi người nói nói cười cười nhưng bên trong là "cả 1 bầu tâm sự " , mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh , thấy ai cũng khổ , khg bị bệnh tật ngặt nghèo thì cũng làm ăn thất bại , gia đình ly dị , con cái ly tán , có người bị "dồn nghiệp" trong 1 năm thiếu điều muốn treo cổ chết luôn ..... cái này gọi là khổ chồng khổ , họa vô đơn chí phúc bất trùng lai , tai họa khg xảy ra 1 lần mà thường đến nhiều lần , hết nạn này tới nạn khác , còn phúc lộc may mắn thì ít khi được lặp lại .....
Có dịp nói chuyện với Sư Phụ thì SP bảo vì khi ai mà bị kém phước là hoạ sẽ ập vào đầu người đó ngay , cho nên mỗi ngày hay mỗi tuần ráng đi kiếm làm phước và tu tập nhé các bạn , khi mình ngồi tu thì những cái xui xẻo sẽ đứng ở trước cửa nhà mình kg dám vào , vì nhà mình sẽ được thiên long hộ pháp theo bảo vệ , "nó" đứng chờ lâu 1 hồi nó chịu kg nổi là nó sẽ bỏ đi , còn nhà mình kém phước là hoạ nó sẽ bay thẳng vô nhà luôn , dập cho mình tan nát cả thân lẫn tâm :) ( cái này là mình nghe Thầy giảng và hiểu vậy chứ kg tự ý nói bậy à nha , chỉ sợ hiểu lầm ý của Thầy thôi hic ) , nếu có xui xẻo thì thay vì kg biết tu mình sẽ lảnh 10 phần qủa báo ngay ngaỳ đó , còn khi mình lạy Phật , ngồi thiền , tụng kinh , phóng sanh , cúng Chùa thì mình sẽ bị 1 phần qủa báo thôi , cho nên công đức tụng kinh , lạy Phật , làm phước , cúng dường chùa chiền rất là thù thắng , giải quyết được biết bao là nghiệp xấu của mình đã lỡ tạo , mình sống giờ là thừa hưởng cái nhân của kiếp trước , còn kiếp này làm gì là cho kiếp sau hưởng , cho nên mỗi lời nói , mỗi cử động của mình phải rất là cẩn thận .
Chư ác mạc tác, Chúng thiện phụng hành,
Tự tịnh kỳ ý, Thị chư Phật giáo.
Không làm các điều ác, Gắng làm các việc lành,
Giữ tâm thanh tịnh, Đó là lời chư Phật.Giữ tâm thanh tịnh là niệm Phật nhiều và đừng đi nói xấu hay đâm chọt người khác đó :)
Nhà tích chứa điều thiện ắt sẽ có niềm vui; nhà tích chứa điều bất thiện ắt sẽ gặp tai ương
NHÂN QUẢ BÁO ỨNG HIỆN ĐỜI
Đường Tương Thanh biên soạn, Đạo Quang dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
LÝ SĨ KHIÊM THÍCH BỐ THÍ
Vào đời Tùy có vị cư sĩ tên Lý Sĩ Khiêm, từ nhỏ đã hết sức hiếu thuận. Ông mồ côi cha từ bé, rồi sau khi mẫu thân theo cha về thế giới bên kia thì ông buồn thương thọ tang thủ hiếu trọn ba năm. Kỳ hạn thọ tang vừa xong liền sửa sang ngôi nhà đang ở thành một ngôi chùa, và từ đó lập chí nguyện không tiếp tục làm quan nữa. Cả đời ông không hề nhấm môi dù chỉ một giọt rượu, không ăn thịt cá, hành vi lúc nào cũng đoan chính, khẩu nghiệp hết sức thanh tịnh, từ xưa đến nay chưa từng nói ra lời nào có liên quan đến sự giết hại.
Tiên sinh được kế thừa gia sản kếch xù do cha mẹ để lại nhưng sự sinh hoạt, chi tiêu hằng ngày lại tiết kiệm, dè sẻn hơn cả người nghèo. Ông mặc y phục thô cũ, ăn cơm rau đạm bạc, lúc nào cũng xem việc giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, nghèo đói là nhiệm vụ quan trọng nhất.
Nếu trong thôn xóm có gia đình nào khó khăn, chẳng hạn như người chết không có quan tài, tiên sinh liền bố thí quan tài. Anh em cãi nhau vì phân chia tài sản không đồng đều, ông tự lấy tiền nhà thêm vào cho đủ chia để không ai thấy thiệt thòi. Cũng không ít trường hợp khi đó cả hai anh em đều cảm động và xấu hổ, tự thay đổi tâm tánh không còn tranh chấp mà biết nhường nhịn lẫn nhau, yêu thương và tha thứ cho nhau, nhờ đó mà cả hai đều trở thành người tốt.
Một hôm, tiên sinh phát hiện có người đang cắt trộm lúa trong ruộng của mình. Ông chẳng những không hô hoán để bắt tên trộm, ngược lại chỉ lặng lẽ bỏ tránh đi nơi khác. Mọi người trong gia đình thấy khó hiểu trước hành động của tiên sinh liền theo hỏi, ông giải thích:
– Con người không ai không có sĩ diện, nào ai thích làm kẻ trộm? Nhưng bởi thiên tai hoạn họa, nghèo đói bức bách nên mới bất đắc dĩ rơi vào đường xấu. Do đó chúng ta nên khoan dung tha thứ cho anh ta đi!
Không lâu sau, người cắt trộm lúa biết được tấm lòng nhân từ của tiên sinh, cảm động sâu sắc liền phát tâm hối cải, từ đó thề với lòng thà chết đói chứ không làm kẻ trộm nữa. Quả thật, nhờ đó mà anh trở thành người tốt.
Một năm nọ, mất mùa đói kém, rất nhiều người rơi vào cảnh thiếu trước hụt sau, gia đình đói khát. Lý tiên sinh liền mở kho xuất hơn ngàn bao tạ lúa để cứu giúp dân chúng. Đến năm sau, mùa màng lại tiếp tục thất bát, những người mượn nợ năm trước đều không đủ khả năng trả nợ, cùng kéo đến nhà Lý tiên sinh xin khất nợ. Lý tiên sinh chẳng những không một lời làm khó mà còn nấu cơm thết đãi, sau đó đem tất cả giấy nợ ra đốt sạch và nói mọi người một cách hết sức từ ái:
– Ngũ cốc trong nhà tôi được chứa trữ vốn là để cứu tế, giúp đỡ mọi người khi hoạn nạn, tuyệt đối không có ý đầu cơ để thừa nước đục thả câu. Hiện tại nợ nần của các vị đã hết, vậy mọi người hãy yên tâm làm ăn đừng nên lo lắng nữa!
Mấy năm sau, lại tiếp tục gặp năm mất mùa rất nặng nề, Lý tiên sinh đem hết tất cả gia sản ra để tổ chức việc bố thí lương thực với qui mô lớn, cứu sống hơn vạn người đang đứng trước cái chết vì đói thiếu.
Mùa xuân năm sau, Lý tiên sinh lại tiếp tục bố thí một số lượng rất lớn hạt giống để giúp nông dân trồng tỉa vụ mùa mới.
Có người thấy việc làm của tiên sinh như thế, liền nói:
– Lý tiên sinh! Ông đã cứu sống được rất nhiều người, quả thật âm đức không nhỏ!
Ông cười xòa đáp:
– Ý nghĩa của âm đức cũng giống như việc bị ù tai, chỉ bản thân mình biết, người khác không nghe biết được. Hiện tại những việc tôi đã làm, anh đều biết cả, như vậy sao có thể gọi là âm đức được chứ?
Sau đó, con cháu của Lý tiên sinh đều làm ăn phát đạt, mọi người cho rằng đây là quả báo tích đức của tiên sinh. Nhưng lúc đó lại có người không tin đạo lý nhân quả, đưa ra lập luận rằng chẳng có sách vở thánh hiền nào ghi chép về nhân quả cả. Lý tiên sinh ôn tồn nói:
– Ông sai rồi, đức Khổng Tử tán thán Kinh Dịch, mà trong Kinh Dịch có nói: “Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh; tích bất thiện chi gia, tất hữu dư ương.” (Nhà tích chứa điều thiện ắt sẽ có niềm vui; nhà tích chứa điều bất thiện ắt sẽ gặp tai ương). Như vậy có thể thấy trong sách Nho cũng nói đến đạo lý nhân quả, sao bảo là không?
Người đó hiểu ra, rất thán phục sở học của tiên sinh, lại thưa hỏi về chỗ khác biệt giữa Tam giáo. Lý tiên sinh giải thích:
– Phật giáo giống như mặt trời, Đạo giáo giống như ánh trăng, Nho giáo giống như những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời.
Người ấy nghe được những lý luận cao thâm của Lý tiên sinh bỗng chốc liền khởi tâm hoan hỉ, tin phục.
Vào năm 66 tuổi, Lý tiên sinh thuận theo lẽ vô thường, an nhiên xả bỏ xác thân. Người người nghe tin đều đau buồn khóc than thảm thiết. Người đến tham dự lễ tang và tiễn đưa linh cữu có đến hơn hàng vạn.
Một đời của Lý Sĩ Khiêm được nuôi dưỡng trong giáo lý giải thoát của Phật-đà, thấm nhuần Phật pháp, cho nên đối với gia đình hết lòng hiếu thuận song thân, làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ, tình thương; còn đối với xã hội cũng thực hành hạnh nguyện lợi tha rộng lớn, cứu độ chúng sinh chẳng khác hàng Bồ Tát. Ông đã mang toàn bộ tài sản của mình ra để thực hành hạnh bố thí, song trong lòng không khởi chút ý niệm tham cầu danh thơm tiếng tốt hay kể lể công lao. Hành động này có thể nói là những người bình thường không dễ gì làm được. Tấm gương cuộc đời của Lý tiên sinh có thể nói là: “Sống được mọi người kính mến, lúc chết được mọi người thương xót.”
(trích Tùy Sử – truyện Lý Sĩ Khiêm)Tiên sinh được kế thừa gia sản kếch xù do cha mẹ để lại nhưng sự sinh hoạt, chi tiêu hằng ngày lại tiết kiệm, dè sẻn hơn cả người nghèo. Ông mặc y phục thô cũ, ăn cơm rau đạm bạc, lúc nào cũng xem việc giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, nghèo đói là nhiệm vụ quan trọng nhất.
Nếu trong thôn xóm có gia đình nào khó khăn, chẳng hạn như người chết không có quan tài, tiên sinh liền bố thí quan tài. Anh em cãi nhau vì phân chia tài sản không đồng đều, ông tự lấy tiền nhà thêm vào cho đủ chia để không ai thấy thiệt thòi. Cũng không ít trường hợp khi đó cả hai anh em đều cảm động và xấu hổ, tự thay đổi tâm tánh không còn tranh chấp mà biết nhường nhịn lẫn nhau, yêu thương và tha thứ cho nhau, nhờ đó mà cả hai đều trở thành người tốt.
Một hôm, tiên sinh phát hiện có người đang cắt trộm lúa trong ruộng của mình. Ông chẳng những không hô hoán để bắt tên trộm, ngược lại chỉ lặng lẽ bỏ tránh đi nơi khác. Mọi người trong gia đình thấy khó hiểu trước hành động của tiên sinh liền theo hỏi, ông giải thích:
– Con người không ai không có sĩ diện, nào ai thích làm kẻ trộm? Nhưng bởi thiên tai hoạn họa, nghèo đói bức bách nên mới bất đắc dĩ rơi vào đường xấu. Do đó chúng ta nên khoan dung tha thứ cho anh ta đi!
Không lâu sau, người cắt trộm lúa biết được tấm lòng nhân từ của tiên sinh, cảm động sâu sắc liền phát tâm hối cải, từ đó thề với lòng thà chết đói chứ không làm kẻ trộm nữa. Quả thật, nhờ đó mà anh trở thành người tốt.
Một năm nọ, mất mùa đói kém, rất nhiều người rơi vào cảnh thiếu trước hụt sau, gia đình đói khát. Lý tiên sinh liền mở kho xuất hơn ngàn bao tạ lúa để cứu giúp dân chúng. Đến năm sau, mùa màng lại tiếp tục thất bát, những người mượn nợ năm trước đều không đủ khả năng trả nợ, cùng kéo đến nhà Lý tiên sinh xin khất nợ. Lý tiên sinh chẳng những không một lời làm khó mà còn nấu cơm thết đãi, sau đó đem tất cả giấy nợ ra đốt sạch và nói mọi người một cách hết sức từ ái:
– Ngũ cốc trong nhà tôi được chứa trữ vốn là để cứu tế, giúp đỡ mọi người khi hoạn nạn, tuyệt đối không có ý đầu cơ để thừa nước đục thả câu. Hiện tại nợ nần của các vị đã hết, vậy mọi người hãy yên tâm làm ăn đừng nên lo lắng nữa!
Mấy năm sau, lại tiếp tục gặp năm mất mùa rất nặng nề, Lý tiên sinh đem hết tất cả gia sản ra để tổ chức việc bố thí lương thực với qui mô lớn, cứu sống hơn vạn người đang đứng trước cái chết vì đói thiếu.
Mùa xuân năm sau, Lý tiên sinh lại tiếp tục bố thí một số lượng rất lớn hạt giống để giúp nông dân trồng tỉa vụ mùa mới.
Có người thấy việc làm của tiên sinh như thế, liền nói:
– Lý tiên sinh! Ông đã cứu sống được rất nhiều người, quả thật âm đức không nhỏ!
Ông cười xòa đáp:
– Ý nghĩa của âm đức cũng giống như việc bị ù tai, chỉ bản thân mình biết, người khác không nghe biết được. Hiện tại những việc tôi đã làm, anh đều biết cả, như vậy sao có thể gọi là âm đức được chứ?
Sau đó, con cháu của Lý tiên sinh đều làm ăn phát đạt, mọi người cho rằng đây là quả báo tích đức của tiên sinh. Nhưng lúc đó lại có người không tin đạo lý nhân quả, đưa ra lập luận rằng chẳng có sách vở thánh hiền nào ghi chép về nhân quả cả. Lý tiên sinh ôn tồn nói:
– Ông sai rồi, đức Khổng Tử tán thán Kinh Dịch, mà trong Kinh Dịch có nói: “Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh; tích bất thiện chi gia, tất hữu dư ương.” (Nhà tích chứa điều thiện ắt sẽ có niềm vui; nhà tích chứa điều bất thiện ắt sẽ gặp tai ương). Như vậy có thể thấy trong sách Nho cũng nói đến đạo lý nhân quả, sao bảo là không?
Người đó hiểu ra, rất thán phục sở học của tiên sinh, lại thưa hỏi về chỗ khác biệt giữa Tam giáo. Lý tiên sinh giải thích:
– Phật giáo giống như mặt trời, Đạo giáo giống như ánh trăng, Nho giáo giống như những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời.
Người ấy nghe được những lý luận cao thâm của Lý tiên sinh bỗng chốc liền khởi tâm hoan hỉ, tin phục.
Vào năm 66 tuổi, Lý tiên sinh thuận theo lẽ vô thường, an nhiên xả bỏ xác thân. Người người nghe tin đều đau buồn khóc than thảm thiết. Người đến tham dự lễ tang và tiễn đưa linh cữu có đến hơn hàng vạn.
Một đời của Lý Sĩ Khiêm được nuôi dưỡng trong giáo lý giải thoát của Phật-đà, thấm nhuần Phật pháp, cho nên đối với gia đình hết lòng hiếu thuận song thân, làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ, tình thương; còn đối với xã hội cũng thực hành hạnh nguyện lợi tha rộng lớn, cứu độ chúng sinh chẳng khác hàng Bồ Tát. Ông đã mang toàn bộ tài sản của mình ra để thực hành hạnh bố thí, song trong lòng không khởi chút ý niệm tham cầu danh thơm tiếng tốt hay kể lể công lao. Hành động này có thể nói là những người bình thường không dễ gì làm được. Tấm gương cuộc đời của Lý tiên sinh có thể nói là: “Sống được mọi người kính mến, lúc chết được mọi người thương xót.”
Thơ hay !
Hỏi mình muốn thoát tử sinh ,
Hỏi ta tu tập lòng thành hay chưa ?
Đừng nên viện cớ buông lòng ,
Người xưa thành Đạo giữa dòng đắng cay .
Thích Tịnh Liên
Tuesday, December 9, 2014
Tât cả mọi việc do tâm tạo
Tất cả mọi việc do tâm của mình tạo ra cho nên very very be careful what you wish for :))
Người có phước ( giống như có nhiều tiền trong bank ) = wish = will come true
Người kg phước ( kg tiền trong bank ) = wish = maybe little or not :)
Như Thầy Trí Siêu có giảng khi mình giúp ai là mình đã có phước , thì khg cần người đó phải trả ơn lại cho mình , mà tự nhiên mình đã có " âm đức " thì 1 ngày nào đó lỡ mình gặp nạn , tự nhiên nhờ âm đức này mà có 1 người xa lạ khác tự động lại giúp mình , đó là luật bù trừ rất tự nhiên của nhân qủa , quăng cái gì ra thì sẽ gặt hái cái đó , cho nên đừng lo ha các bạn , ráng sống tốt .
( Còn mình thì còn mắc kẹt 1 ải , khi giúp ai hết lòng mình thật sự là kg cần trả ơn , nói thật lòng đó , thề luôn đó hic , nhưng khi người đó quay lại chửi rủa mình muốn banh xác luôn thì thật sự mình chịu kg nổi à nha , lần sau kêu giúp ngay người đó nữa là đừng hòng , có qùy lạy mình cũng kg giúp , lúc đó ác vậy đó :) cho nên tu hoài vẫn kg lên lớp )
Monday, December 8, 2014
Màu mắt rất đẹp !
Break Away From Basic Brown
Bright eye makeup looks great in a magazine, but are you wondering how to really use those colors? Blending them with the neutrals you already have is a great approach. Start with a light base over your lids and place sheer color in your crease. For a night on the town, replace your basic black or brown liner with a colorful pencil.
Hôm bửa đi ngang hàng bán mỹ phẩm Shiseido , có bà Mỹ kia kéo mình vô hỏi muốn make up kg bả làm cho , thấy màu mắt của bả giống màu này mình thấy đẹp qúa nên ngồi xuống cho bả make up thử , sau khi make up xong , wow nhìn thấy khác hẳn , đúng là con mắt quan trọng thật , bring out your whole face :)
Nhắc tới vụ con mắt làm mình nhớ lại 1 chuyện rất tức cười , có lần ông Sư Phụ kia qua 1 nhà người Phật Tử kia , ngồi chung bàn đông người SP kể chuyện Phật Pháp , chuyện tếu này kia nghe , mình kg nhớ rõ câu chuyện ra sao nhưng khi nghe SP kể tới ai đó kiếm đồ kg ra bị chửi là : bộ cặp mắt mày bị bù lạch ăn hả , trước mặt mà kg thấy .....rồi tự nhiên nhìn thấy gương mặt và "đôi mắt lai tàu " rất là funny của SP , mình và chị kia ngồi cười miết , cười khg nín nổi , cười tới đỏ cả mặt mày hết , tới 1 giờ sau nhớ lại vẫn còn ôm bụng cười ....ôi trời , nhiều ông SP tếu lâm qúa trời luôn ......
Bánh ướt chả lụa
Vừa đứng tráng bánh ướt , lỗ tai nghe nhạc niệm Phật và niệm theo , wow trong tâm thấy rất khỏe , làm hoài mà kg thấy mệt ( phải biết tận dụng 6 cái giác quan này của mình , vì lỗ tai mình thích nghe lời ngon tiếng ngọt nên phải bắt nó nghe nhạc niệm Phật , còn ai thích nhìn sắc đẹp thì hãy xử dụng cặp mắt ráng mà nhìn tượng Phật nhé hihi , biết cách tận dụng 6 giác quan thì sẽ định tâm được liền , ai nhạy giác quan nào thì rút ra xài cái đó nha hic ) , đổ 1 thao bột này khoảng 3 tiếng mới xong , vì chỉ có 1 cái nồi tráng bánh , phải chi có 2 cái nồi là mình tráng rất nhanh , chắc khoảng 1 giờ là xong .
Sẵn có nhân đậu xanh trong tủ đá , đem ra làm thử bánh ướt ngọt , ăn cũng được lắm , mình làm thử bột mì tinh không thì phải ăn liền , để tới ngày mai là bị cứng và dai , còn theo công thức làm bánh ướt thì bột mềm nhưng khg được trong .
Quậy bột :
- 1 bọc bột gạo
- 1 bọc bột mì tinh- 10 cups nước ấm .
Mình cho thêm 1 muỗng cà fê muối chung với bột . Ủ
bột ít nhất là 1 tiếng đồng hồ trước khi đổ .
Nước mắm chay làm cách này rất ngon :
Tự làm giá
Giá tự làm ở nhà lâu hư lắm , để trong tủ lạnh khoảng 2 tuần luôn vẫn chưa hư , còn giá mua ở chợ để khoảng 2 ngày là hư hết rồi . Nhưng rễ nhiều qúa , ngồi lặt rễ mệt xỉu lun :)
Mình lấy cái hủ mủ ( loại đựng càfê màu đỏ hay màu xanh ,nắp đen , nói chung là màu tối để đừng có nắng rọi vô ) , lấy máy drill lổ , khoảng 12 lỗ dưới đáy thùng mủ , trên nắp cũng drill lỗ luôn ( nắp mà khg đục lỗ thì giá 2 ngày là bị úng hết nha các bạn , nhớ lưu ý cái này , giá cần tối mà cũng rất cần không khí nữa ) , mỗi ngày tưới 4 lần , để chổ ấm nhất trong nhà . Giá tự làm ở nhà ăn rất thơm ngon , lấy xào giá hẹ ham chay , hoặc làm chua , ăn với đồ chay kho cũng ngon lắm . Khoảng 4 ngày là ăn được , ông xã mình chọc rằng trong cuộc đời nấu ăn của mình chỉ có làm giá là thành công nhất ....hihi....vì cả ngày mình cứ chạy ra vô canh thùng giá , đem tưới hoài riết rồi nó xanh lè hết luôn :)
Sunday, December 7, 2014
Saturday, December 6, 2014
Giác Ngộ Nhân Quả Vô Thường – TT. Thích Thông Phương giảng tại chùa Hoa Nghiêm - Pháp
“…Tu là phải nhớ. Khi xử sự một điều gì đó làm cho người bất như ý, mình phải nhớ sao? Sau này mình sẽ phải lãnh cái quả bất như ý. Càng làm cho người ta nhiều điều bất như ý thì cái quả bất như ý mình càng hưởng nhiều chừng nấy. Cho nên, nếu trong cuộc đời chúng ta thường gặp nhiều điều bất như ý thì chúng ta biết làm sao? Biết do nhân quả trước đã gieo nhiều điều bất như ý cho người, hiện tại quả đến phải nhận chịu đừng buồn khổ. Biết được như vậy thì phải chuyển lại, đó là khéo tu, khéo hiểu nhân quả. Còn không hiểu được nhân quả khi gặp nhiều điều người ta làm bất như ý hoài, thì sao? Thì càng trách nhiều hơn, càng phản ứng hơn, rồi kết quả là càng khổ dài dài, càng tạo nên cái nhân khổ mình khổ người.
Khi ta làm cho người không vui thì ta cũng không vui. Nếu không vui thì không khí chung quanh cũng nặng nề. Cho nên, hiểu vậy phải biết khéo chuyển lại, tránh cái nhân và sợ quả báo đúng theo tinh thần nhân quả. Như vậy, thì sự tu hành mới dễ tiến bộ. Chỉ nhớ bao nhiêu đó là cũng đủ cho chúng ta tu rồi…”
(trích “Giác Ngộ Nhân Quả Vô Thường – TT. Thích Thông Phương giảng tại chùa Hoa Nghiêm - Pháp)
Khi ta làm cho người không vui thì ta cũng không vui. Nếu không vui thì không khí chung quanh cũng nặng nề. Cho nên, hiểu vậy phải biết khéo chuyển lại, tránh cái nhân và sợ quả báo đúng theo tinh thần nhân quả. Như vậy, thì sự tu hành mới dễ tiến bộ. Chỉ nhớ bao nhiêu đó là cũng đủ cho chúng ta tu rồi…”
(trích “Giác Ngộ Nhân Quả Vô Thường – TT. Thích Thông Phương giảng tại chùa Hoa Nghiêm - Pháp)
Friday, December 5, 2014
Thursday, December 4, 2014
Người Niệm Phật Có Cần Phải Niệm Thêm Chú?
Phật Tử hỏi:
Kính bạch Thầy, như trong sách Thầy có nói về Chánh hạnh niệm Phật, không nên xen tạp, như hàng ngày công khóa sáng tối của con như sau: 7 biến Chú Đại Bi, kế đến niệm Phật 1 tiếng, kế đến 1 biến Bát Nhã Tâm Kinh, và kế đến 7 biến Chú Vãng Sanh, và sau cùng là hồi hướng. Như vậy có được xem là chuyên tu, hay phải cắt bỏ luôn về việc niệm Chú ? Kính mong Thầy từ bi hoan hỷ chỉ dạy cho con.
Đáp:
Như vậy là tạp tu rồi, bởi những lý do sau:
1- Tụng Chú Đại Bi và Bát Nhã Tâm Kinh không phải là Chánh hạnh mà là Tạp hạnh. Hãy đọc “Tuyển Trạch Bổn Nguyện Niệm Phật Tập” tác giả Pháp Nhiên Thượng Nhơn (Chương hai – Hai hạnh). Nhị Tổ Thiện Đạo đại sư dạy: “Tạp tu ngàn người tu may ra có vài người vãng sanh; Chuyên tu vạn (10.000) người tu vạn người vãng sanh”.
2- Tụng Chú Đại Bi, Bát Nhã Tâm Kinh và chú Vãng Sanh là BỊ xen tạp và gián đoạn rồi. Hòa thượng Đức Niệm dạy: “Nấu nước sắp sôi tắt lửa để nguội, tiếp tục nấu nước sắp sôi tắt lửa để nguội v.v… nấu như vậy suốt đờii nước vẫn không sôi.
3- Ngài Lý Bỉnh Nam là thầy của Pháp sư Tịnh Không nói: “Câu Nam Mô A Di Đà Phật hay A Di Đà Phật là vua trong các chú” (Tuyết Hư Lão Nhơn Tịnh Độ Tuyển Tập). Như vậy đâu cần trì chú vãng sanh để mắc lỗi “Bị xen tạp bị gián đoạn”.
4- Niệm Phật phải niệm không xen tạp không gián đoạn, đậy là bí quyết của Tịnh độ tông, đã được đức Thế Tôn và chư Thầy, Tổ dạy:
- Kinh Lăng Nghiêm: “Nhiếp trọn sáu căn tịnh niệm nối tiếp, đắc Tam Ma Địa bậc nhất”
- Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Nhị tổ Thiện Đạo, Thập nhất tổ Tĩnh Am, Thập nhị tổ Triệt Ngộ đại sư đồng dạy như thế (Hương Quê Cực Lạc)
- Pháp sư Tịnh Không đã dạy (*) và thường nhắc nhở Phật tử, bạn đồng tu như thế. Tôi thì “Y giáo phụng hành”.
Thích Minh Tuệ
(*) Niệm câu “A Di Đà Phật” dễ hơn nhiều so với niệm Chú Đại Bi. Nước Đại Bi rất linh, nước thánh của A Di Đà càng linh nghiệm hơn. Đó là thật, không phải giả. Linh hay không linh, lý đều ở “nhất tâm”, do đó nhất tâm không thể nhị dụng cùng lúc (không thể sử dụng cả hai).
“A Di Đà” ba chữ là mật ngữ, tức là mật chú, là Chú trong các loại Chú. Có người hỏi: “Người niệm Phật có còn cần phải niệm Chú Lăng Nghiêm, Chú Đại Bi, Chú Vãng Sanh…? Phải biết “A Di Đà Phật” là vua của các loại Chú. Niệm “A Di Đà Phật”, thì không cần niệm những thứ Chú đó nữa, vì đã bao quát trong câu Chú vua này.
Từ đó có thể hiểu được, thì ra câu “A Di Đà Phật” là tổng tựa đề của bao nhiêu điển tích sách vở. Do đó, quý vị niệm được câu danh hiệu này thì Chú gì cũng đã niệm, một thứ cũng không sót. Quý vị niệm chú khác, chỉ niệm được một phần, để sót quá nhiều; còn niệm tổng tựa đề (đề mục) thì đã niệm hết toàn bộ.
Hòa thượng Tịnh Không
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/12/nguoi-niem-phat-co-can-phai-niem-them-chu/
Máy tập bụng loại này rất tốt
Hôm bửa black friday ông xã mình canh mua cái máy này , tập xong cái bụng và cái lưng đau nhừ tử hết , đang đo xem cái bụng nó teo lại bao nhiêu :)
Tuesday, December 2, 2014
Subscribe to:
Posts (Atom)