Dạo trước SP của CN có dạy cách quán chiếu vô thường , nhưng mình cũng hiểu khg được rõ ràng lắm , hôm nay vô tình tìm được cái này trên mạng thấy hay hay nên post lên , thật ra thực tập quán chiếu thì mình thấy có kết qủa rất nhanh , mà phải quán chiếu liên tục kìa , đi đứng nằm ngồi gì cũng quán chiếu , chẳng hạn như lỡ sống chung với 1 người rất là khó tính , cứ theo bắt bẽ bắt lỗi mình từng chút , thì khi thực tập quán chiếu mình thấy tâm tỉnh sáng lắm , có thể control được cái tâm khg tức giận hướng về người đó , những lúc đó thì quán chiếu như thế nào ? Chỉ có cách là "tự dụ tâm mình" rằng người đó đang la ó chửi bới ai đó chứ kg phải mình hihi , hay là tự quán chiếu : người đó đang bị bệnh , tâm đang rất là "bất bình thường" , ta hơi đâu chấp nhất làm chi cho nó mệt xác :))) hay là tự nhắc cái tâm của mình liên tục : " thôi đi , nhịn chút cũng đâu có chết , biết đâu hôm nay ta còn duyên nhưng ngày mai qủy vô thường đến , ta hết duyên gặp lại nhau rùi sao ? Với lại , khi nào mà tâm bất giác , cơn nóng giận đang lẻn vào trong tâm , ta phải nhận ra nó liền và lập tức thực tập chánh niệm , nếu làm kg nổi thì hãy nghĩ tới những chuyện vui , hãy nghĩ tới Bà Ngoại lúc xưa thương mình và cưng chiều mình như thế nào , hãy nghĩ tới những việc vui thì sẽ xoa dịu được cái tâm đang sân của mình :)) Hay là lập tức tụng câu thần chú : khg phải là tui nhịn ( chị , chú , cô , ông cố nội , bà cố nội ....) mà là ( chị , chú , cô , ông cố nội , bà cố nội ....) khg đủ tư cách để làm phiền đến tâm Phật qúy giá , đang sáng bóng của tui ..... hixhix.....
Cõi này thật đúng là cõi đời ác trược , tai bay vạ tới khg biết lúc nào , như hôm qua mình mới nghe trên tin tức , 2 chị kia người VN có tiệm tạp hoá , bị 2 tên cướp có súng vào tiệm đánh đập , nghe đâu 1 chị phải chở vào nhà thương cấp cứu , cõi đời này thật là qúa nhiều "ác nhân " , tìm 1 " thiện nhân " chắc phải tìm đỏ con mắt :)) ....thôi mau mau niệm Phật để được về cõi Phật A Di Đà ở nhé bà con , ở đó chỉ toàn thiện nhân thôi , chứ khg bao giờ có ác nhân , cõi đó chỉ hưởng toàn vui chứ khg có khổ ......còn ở cõi này , bước ra ngoài đường , ác nhân qúa nhiều , hoạ nhiều hơn phước , khg biết sao mà đề phòng cho nổi .....mà dạo này mình xem news cướp bóc nhiều qúa , 1 ngày có khoảng 5, 6 vụ cướp , nhiêù tiệm nhỏ nhỏ , bọn cướp vào đánh người chủ sưng mặt mày hết , thấy sợ qúa , chỉ có 1 hôm mình ngồi xem tin tức với ông xã , ổng bảo hôm nay em thấy trên news có gì lạ khg ? Mình thì ít xem news lắm , toàn bad news khg à nên rất sợ xem , mình bảo kg biết , mà gì chứ ? OX bảo hôm nay lần đầu tiên khg thấy giết người , cướp tiệm , chỉ toàn là chiếu cháy nhà khg à .....yeah lần đầu tiên mình thấy news vậy đó , bởi vì hôm đó ngoài đường đóng băng tuyết trơn lùi hết trơn , đi cướp mà đường trơn trợt vậy sao chạy được chứ nên hôm đó hên qúa khg có người bị giết :))
Phương pháp quán chiếu ( của HT Thích Nhất Hạnh ) :
Quán chiếu tính vô thường của vạn pháp, tôi thở vào; quán chiếu tính vô thường của vạn pháp tôi thở ra.
Đó là một bài thực tập rất hay. Chúng ta biết rằng nếu thấy được tính vô thường của các pháp thì chúng ta bắt đầu thấy được tính vô ngã của các pháp, tại vì vô thường và vô ngã là hai khía cạnh của cùng một sự vật. Nếu chúng ta thấy được tính vô thường và vô ngã của sự vật thì chúng ta cũng thấy được tính duyên sinh của sự vật.
Ví dụ như một con người. Tại thời điểm này, con người này khác với con người của thời điểm trước đó, tại vì từ thời điểm này đi sang thời điểm khác, nó có những sự thay đổi về sinh lý, về tâm lý, và về mọi mặt khác. Vì vậy mà không có một cái gọi là thực thể bất biến. Cho nên vô thường kéo theo vô ngã. Vô thường có nghĩa là luôn luôn có những cái đi vào, và luôn có những cái đi ra. Cái input và cái output nó xảy ra trong từng giây từng phút. Con người là vậy mà bông hoa cũng vậy, đám mây cũng vậy. Tất cả mọi sự vật đều là như vậy, cho nên gọi là Chư hạnh vô thường. Hạnh đây tức là hiện hạnh, tiếng Phạn là Samsk(ra. Vì vậy cho nên vô thường tức là vô ngã, và vô ngã tức là nhân duyên.
Loại vô thường đầu tiên gọi là Sát-na vô thường, tức là vô thường trong từng sát-na. Khi nhìn vào đối tượng quán chiếu là một cánh hoa, một tờ lá hay là một cây bút, một con người, thì chúng ta phải thấy cho được tính chất sát-na vô thường đó, tức là thấy cho được, thấy cho rõ rằng chúng biến chuyển trong từng sát-na. Thấy rõ thì tự nhiên cái ý niệm "không thay đổi", cái bông vẫn là cái bông, cái lá vẫn là cái lá, sẽ nhường chỗ cho "cái hình ảnh chuyển biến", vô thường trong từng sát-na, của đối tượng ta đang quán chiếu.Ví dụ như một con người. Tại thời điểm này, con người này khác với con người của thời điểm trước đó, tại vì từ thời điểm này đi sang thời điểm khác, nó có những sự thay đổi về sinh lý, về tâm lý, và về mọi mặt khác. Vì vậy mà không có một cái gọi là thực thể bất biến. Cho nên vô thường kéo theo vô ngã. Vô thường có nghĩa là luôn luôn có những cái đi vào, và luôn có những cái đi ra. Cái input và cái output nó xảy ra trong từng giây từng phút. Con người là vậy mà bông hoa cũng vậy, đám mây cũng vậy. Tất cả mọi sự vật đều là như vậy, cho nên gọi là Chư hạnh vô thường. Hạnh đây tức là hiện hạnh, tiếng Phạn là Samsk(ra. Vì vậy cho nên vô thường tức là vô ngã, và vô ngã tức là nhân duyên.
Thứ hai là Nhất kỳ vô thường. Nhất kỳ là một cái vòng, một chu kỳ, một giai đoạn. Trước hết là vô thường trong từng sát-na, thứ hai là vô thường trong từng giai đoạn. Nhất kỳ vô thường là có sự thay đổi, và sự thay đổi này tuy đột ngột, nhưng nó là kết quả của một chuỗi sát-na vô thường. Như khi chúng ta đun nước thì nước từ từ nóng lên. Khi đến 100 độ bách phân thì tự nhiên có sự biến chuyển đột ngột, đó là lúc nước bắt đầu biến thành hơi. Khi nước biến thành hơi thì đó là một sự biến chuyển đột ngột, ta không thấy như là từ từ nữa. Tuy vậy nó là kết quả của việc nước nóng lên từ từ. Cái đó gọi là Nhất kỳ vô thường.
Chú bé con lớn lên, đến khi chú ta tới 13, 14 tuổi thì tự nhiên trong cơ thể chú có một sự biến chuyển hơi đột ngột. Hai chân chú tự nhiên lớn lên và dài ra một cách quá nhanh. Hai tay cũng dài thêm quá nhanh. Đưa tay ra cầm lấy ly trà, thường thường chú cầm được dễ dàng, nhưng nay vì cánh tay dài thêm, chú không lượng được, cho nên thay vì ngừng tay ở vị trí của cái ly để nắm, chú có thể vói xa hơn! Vì vậy mà ở tuổi này, các em thường có sự luống cuống, vụng về, mất tự nhiên, mà chúng ta gọi là sự vụng về của tuổi dậy thì. Giai đoạn đó có thể được diễn tả như là nhất kỳ vô thường.
Từ tuổi ấu nhi, đi qua tuổi thiếu niên, lên tuổi thanh niên, tráng niên, rồi lão niên cũng vậy. Khi bước từ giai đoạn tráng niên qua lão niên, nó cũng có những sự biến chuyển khá đột ngột trong con người của mình. Tánh tình mình thay đổi, cơ thể mình thay đổi. Sự thay đổi đó cũng có thể được diễn tả như là nhất kỳ vô thường. Khi chúng ta qua đời, đó cũng được coi như là nhất kỳ vô thường. Nó cũng là vô thường, nhưng mà nó là nhất kỳ vô thường.
Cây cối vào mùa Đông thì trụi lá, nhưng đột nhiên, khi trời ấm lại vào đầu mùa Xuân thì chồi lá mọc lên rất nhanh. Nhanh cho đến nỗi người Tây phương gọi là Spring time. Spring có nghĩa là vọt lên. Một đêm nó có thể mọc thêm một hay hai phân. Đến mùa Thu thì lá vàng và rụng xuống cũng rất nhanh. Đó cũng là những dấu hiệu của nhất kỳ vô thường.
Khi quán chiếu một sự vật thì chúng ta phải thấy cho được cả hai, tức là sát-na vô thường và nhất kỳ vô thường. Nhờ quán chiếu như vậy mà chúng ta sẽ không ngạc nhiên, không đau khổ khi thấy có sự biến chuyển trong cuộc sống. Nếu chúng ta có ngạc nhiên, và có đau khổ là vì chúng ta không thấy được tính vô thường của vạn vật. Nếu chúng ta thấy được tính vô thường của vạn vật một cách trực tiếp, chúng ta thấy đó là một sự thật hiển nhiên, thì chúng ta sẽ không đau khổ như những người không thấy được tính vô thường.
Muốn thấy được tính vô thường thì phải quán chiếu, còn nếu chỉ chấp nhận bằng lý trí rằng vạn sự là vô thường, tôi đồng ý với anh, thì không có ích lợi gì mấy, tại vì khi bất chợt đối diện với nhất kỳ vô thường thì mình vẫn sẽ đau khổ, tại vì mình không chuẩn bị trước. Thành ra dù mình có hiểu được thế nào là vô thường đi nữa thì cái hiểu đó cũng chưa giúp ích được cho mình nhiều. Vì vậy mà ta phải quán chiếu tính vô thường của vạn vật. Trong đời sống hàng ngày, ta phải thấy cho được tính vô thường của cơ thể mình, tính vô thường của tâm tư mình, tính vô thường của vạn vật ở chung quanh mình, trong đó có những người mình thương, và có những người mình không thương.
Có người không quán chiếu vô thường, nghĩ rằng vô thường là một nốt nhạc tiêu cực, là một tính tiêu cực của sự sống. Vì vô thường cho nên không có cái gì bền chắc cả! Nhưng nếu quán chiếu cho sâu sắc thì chúng ta thấy vô thường không phải là tiêu cực mà cũng không phải là tích cực. Vô thường là vô thường thôi. Vô thường là một đặc tính của sự sống. Nếu không có vô thường thì không có sự sống. Đó là điều mà chúng ta phải thấy và phải thấy rất rõ, thấy thường xuyên trong đời sống của mình.
Một là anh chọn vô thường để anh có sự sống, hai là anh chọn thường và không có sự sống. Tại vì nếu vạn sự, vạn vật mà thường thì sự sống không thể nào có mặt. Ví dụ khi chúng ta gieo hạt hướng dương và muốn có một cánh đồng hướng dương, thì chúng ta phải cần đến vô thường. Nếu hạt hướng dương mà không vô thường thì nó không thể nào nẩy mầm thành cây hướng dương để chúng ta có một cánh đồng hướng dương vàng rực như quý vị thường thấy mỗi khi về Làng Mai dự khóa tu mùa Hè. Vì vậy mà vô thường là rất cần thiết cho sự sống. Nếu một chính thể độc tài mà thường, không bao giờ biến chuyển cả, thì làm sao chúng ta hy vọng một ngày mai chuyển đổi chính thể đó để có một chính thể dân chủ? Vì vậy cho nên vô thường là một cơ hội, một hy vọng. Nhờ vạn vật vô thường cho nên mới có sự sống và chính chúng ta mới có cơ hội để chuyển đổi sự sống. Nếu chúng ta bị đau gan và cái đau gan của chúng ta là thường thì nguy lắm! Chúng ta sẽ không có hy vọng nào chữa lành bệnh đau gan của chúng ta cả.
Cho nên nghĩ rằng vô thường là một tính tiêu cực của sự sống là không đúng. Nếu chúng ta mê mờ, lầm lạc, tham giận, kiêu căng, và nếu tất cả những mê mờ, lầm lạc, tham giận, kiêu căng đó là thường thì làm sao ta có hy vọng tu để chuyển hóa, để thành Bụt cho được?
http://www.thuvien-thichnhathanh.org/index.php/kinh-gi-ng/40-truyn-thng-sinh-ng-ca-thin-tp/870-tts-quyn-01-chng-02-2-3-cach-thc-tp-kinh-quan-nim-hi-th?showall=&start=4
0 comments:
Post a Comment