Thursday, December 9, 2010

Toa thuốc hay trị bá bệnh

 Toa thuốc này là  sư phụ của CN chỉ cho uống .Khoảng 3,4  năm về trước CN bệnh rất nặng,đi bác sĩ khám cũng khg biết bệnh gì,chụp X ray tứ tung cũng khg khám ra bệnh gì nhưng toàn thân đau nhức kinh khủng,ban đêm khg ngủ được,bị bệnh gần 2 tháng tưởng đâu là đi chầu diêm vương rồi,nhưng nhờ toa thuốc này,uống vào khoảng 1 tuần là khỏe ra rồi hết bệnh luôn,mấy loại thuốc này có bán trong tiệm thuốc bắc,rất rẻ tiền mà hiệu qủa rất cao,lâu lâu uống nó củng sổ độc trong người ,và có thể   làm tan mỡ ....hay lắm....

 

 

Toa thuốc trị bệnh ung thư gan B,C,ung thư ngực ,ung thư ruột,dạ dày,trị phù thủng..... 



-bán chỉ liên 40 gr
-bạch hoa xà thiết thảo 80gr
-táo đỏ 10 quả nhỏ,8 quả lớn
-Lá cây huyết dụ dài khoảng 3 tấc(1 lá)(nếu không có củng được)
Cách nấu:
Đổ vào 1 lít rưởi nước nấu sôi,sau đó vặn xuống lửa riu riu khoảng 2 tiếng chắc ra còn khoảng 1 lít
nấu thêm lần 2:Đổ vào 1 lít nấu còn lại nửa lít
Hoà chung 2 lần nấu lại nhau và uống thay nước trà trong ngày

Wednesday, December 8, 2010

Thầy Thích Trí Siêu giảng

Người tu Tịnh độ cầu về Cực lạc vì ở đó mỗi khi gió thổi cây reo phát ra tiếng nhạc nhắc mình tu hành, thì ở đây cũng vậy, mỗi khi gió thổi cây reo, mình cũng lắng lòng nghe, nhớ lại giáo pháp mình tu.
Người nặng tánh chấp nhị biên (hai bên) tu Tịnh độ rất hợp. Thấy cõi này khổ, cõi kia sướng, người ở đây xấu ác, người ở kia tốt lành, ở đây ô uế, đàng kia thanh tịnh.
Người tu thiền hay theo Bát nhã thì vượt qua nhị biên, còn gọi là bất nhị (không hai), thấy các pháp bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh. Thấy Ta Bà không nhơ cũng không sạch, thấy người không thiện không ác, không xấu cũng không đẹp.
Người tu Mật tông thì thấy toàn một bên. Thấy tất cả đều đẹp, đều thiện, đều thanh tịnh. Thấy Ta Bà là Tịnh độ, phiền não tức bồ đề.
Người tu Tịnh độ thấy có bên này, có bên kia, bên kia hơn bên này.
Người tu thiền không thấy có bên này, bên kia. Không bên nào hơn bên nào.
Người tu Mật tông chỉ thấy một bên, thấy tất cả đều tốt. Thấy thế giới là pháp giới, thân người là hóa thân phật, tiếng nói là pháp âm (thần chú).
Chữ 'thấy' mà tôi nói ở đây mang hai nghĩa: có người thấy thật và có người đang tập thấy.

Những gì tôi vừa nói có thể làm người tu Tịnh độ không bằng lòng, nên tôi lấy thí dụ khác.
Người còn chấp nhị biên thì nói thầy tu phải ăn mặc rách rưới, nghèo khổ, không được mặc quần áo đẹp. Người không còn nhị biên thì nói ăn mặc làm sao cũng được. Khi cần mặc áo rách thì mặc áo rách, khi cần mặc áo đẹp thì mặc áo đẹp. Vô ngại!
Người chấp một bên của Mật tông thì thấy áo rách cũng đẹp, áo lụa cũng đẹp, mặc áo nào cũng đẹp hết. Họ tập nhìn thấy ngay ở đây tất cả sự vật gì có ở Tịnh độ. Ðây là lý chính yếu của Mật tông khi làm những buổi lễ (puja) hay saddhana (nghi thức quán tưởng trì chú).
Ở Cực lạc tất cả mọi người đều thấy cảnh vật thanh tịnh vì họ cùng chung một cộng nghiệp, cùng có sự nhận thức giống nhau.
Ở cõi Ta Bà này, vì cùng tạo nghiệp tương ưng nên chúng ta có những nhận thức giống nhau, ngó thấy đất đá, bùn lầy nhơ bẩn. Nhưng thật ra cảnh vật tự nó không nhơ không sạch. Ở cảnh địa ngục cũng vậy, người ở đó chỉ thấy chung quanh toàn là lửa. Thật ra đâu có lửa, vì nghiệp sân hận của họ quá nặng khiến họ nhìn thấy lửa. Ngay ở đây, khi ta giận dữ, mặt mày cũng đỏ bừng lên, đó là lửa trong tâm đang thiêu đốt ta.
Ta có thể lo cho Ðịa Tạng Bồ Tát, không biết ngài ở địa ngục có chịu nổi lửa nóng không, nhưng ngài đâu có thấy lửa, trong tâm ngài đâu còn sân hận, chỉ toàn là từ bi. Nhờ từ bi nên nhìn đâu cũng thấy thanh lương (trong mát), thấy hỏa diệm là hồng liên.


Tu thiền là tập làm hiển lộ Phật tánh của mình. Một khi nhận ra ông chủ rồi thì phải làm sao? Phật tánh là tánh không, là trống rỗng sao? Nhận ra ông chủ rồi thì phải ngồi yên một chỗ, không dám nhúc nhíc, cục cựa, nói năng, hành động gì hết sao?
Tánh không chỉ là một khía cạnh của Pháp thân, của Phật tánh. Tánh không là thể của các pháp. Các pháp đều có ba phần: thể, tướng, dụng. Thí dụ về nước, thể của nước là tánh ướt, tướng của nước là chất lỏng, dụng của nước là làm lưu nhuận, trôi chảy, tươi mát, v.v...
Lục tổ Huệ Năng có nói trong kinh Pháp Bảo Ðàn: tự tánh hay bổn tánh vốn bất sinh bất diệt, tự thanh tịnh, vô diêu động, tự cụ túc và năng sinh vạn pháp.
Ðiều cần chú ý và nhấn mạnh là vô diêu động mà năng sinh vạn pháp. Nó tương đương với câu 'chân không diệu hữu' của kinh Lăng Nghiêm.
Nếu tu thiền mà dẹp hết vọng tưởng, ngồi im ru, giữ tâm yên lặng, không dám suy nghĩ gì hết, chờ đó để thành Phật thì quan niệm này cần phải xét lại.
Nếu không nghĩ gì hết thì rơi vào cái gọi là 'trầm không thú tịch' hoặc khá hơn thì vào Không Ðịnh rồi tái sinh vào cõi trời Vô Tưởng Thiên hoặc Không Vô Biên Xứ.

Trời trong đâu ngại gì mây gió. Chính vì tánh của hư không là trống rỗng nên mây mưa, gió bão mới hiện ra được. Tuy hiện ra đó nhưng chúng không làm giảm hay mất đi tánh không của bầu trời. Chính vì bầu trời trống rỗng nên mây đen cũng có, mây trắng cũng có. Chính vì tự tánh của tâm trống rỗng nên thiện cũng có mà ác cũng có. Khi cả mây đen và mây trắng đều tan hết thì bầu trời tự nó hiển lộ. Hiển lộ ra sao? Tối thui hay trắng xóa? Ban ngày mặt trời chiếu sáng bầu trời xanh trong, ban đêm muôn vàn ánh sao lấp lánh. Không phải mầu nhiệm hay sao?
Khi tánh không hoàn toàn hiển lộ thì các đức tính khác của Phật tánh cũng hiển lộ. Từ xưa đến nay ta quen sống dưới một bầu trời u ám, phủ đầy mây đen rồi cứ ngỡ bầu trời là như thế. Rồi một ngày nào đó, ánh sáng mặt trời soi thủng làn mây, một chút trời xanh hiển lộ trước mắt, ta bừng tỉnh hiểu được tự tánh xưa nay của bầu trời. Tự tánh xưa nay tức là bổn tánh. Khi nói đến chữ tánh thì phải nói rõ tánh gì, hay tánh của cái gì! Tánh của nước là tánh ướt, tánh của lửa là tánh nóng, tánh của tôi là tánh hay giận hay ghen, v.v...

Đau khổ không có biên giới.



Chiều nay ngày 4 tháng 12 năm 2010 tôi nhận lời đi cúng đám chết một thiếu phụ trẻ. Đám chết tôi tưởng cũng bình thường như những đám chết khác. Tuy nhiên khi đến nhà tang chủ nghe kể chuyện và nhìn hình người chết để thờ trên bàn tôi mới ngở ngàng. Chiếc hình chụp có vẻ mỹ thuật đủ để nói lên cô gái có một nếp sống hơi tân tiến. Khuôn mặt bầu dục khá đẹp với những nét ngay thơ vương vất. Người mẹ  kể tôi nghe. Hồi nhỏ Kim Anh đẹp lắm nó là con đầu lòng của con. Nó được nuông chiều từ nhỏ vì là kết quả của một mối tình đẹp nhất của hai người Cha và Mẹ. Lớn lên Kim Anh đi học và nhìn cuộc đời với những màu hồng êm ái. Kim Anh được nhiều bạn bè quý mến vì tánh hoà nhã cởi mở và nhất là rất tốt với bạn. Liên tiếp 20 năm trời chung sống cùng bố mẹ Kim Anh có thêm sáu người em nữa gái và trai.. Rồi hạnh phúc gia đình tan vở. Cha mẹ chia tay,  còn lại Kim Anh phải thay cha mẹ nuôi dạy và hướng dẫn các em học hành. Kim Anh nghỉ học sớm khi tương lai còn đang chờ nàng. Đáng lẻ nàng kết hôn với một sinh viên VN cùng học, nhưng vì cha mẹ chia tay nên cũng ảnh hưởng đến tình cảm hai người rồi chuyện tình đi vào quên lãng. Sau đó Kim Anh đi làm việc cực lực để có tiền sinh sống và nuôi các em vì người mẹ quá đau buồn trong cuộc hôn nhân bất hạnh đã bị bệnh tâm thần. Từ đó sự đau buồn của gia đình và quá trình làm việc cực khổ để nuôi các em. Kim Anh phát hiện ra mình bị bệnh ung thư. Nàng tưởng với nền y học phương tay sẽ giúp nàng trừ khử căn bệnh dễ dàng. Nàng chỉ uống thuốc qua loa rôi kế đến lập gia đình với một người bạn trai người Thổ nhĩ kỳ. Sau khi hai người có với nhau 3 đứa con thì đồng thời căn bệnh của nàng đã đến giai đoạn thứ ba. Lúc này tình hình rất nguy ngập vì bệnh đã lan dần và biến chứng qua nhiều căn bệnh khác nữa. Người chồng trẻ tuổi từ khi biết vợ mình mang bệnh khổ đã tỏ ra thờ ơ và đi kiếm tình nhân mới. Một hôm Kim Anh bắt gặp quả tang. Hai người đôi co dữ dội và cuối cùng chia tay. Mang một thân bệnh trầm trọng lại phải chia tay với người chồng. Kim Anh càng bệnh nặng thêm, không thể nuôi con nổi phải gởi về mẹ trông hộ. Người mẹ mặc dù bị bệnh tâm thần nhưng vẫn còn khoẻ mạnh chăm sóc ba đứa cháu ngoại. Thế thì Kim Anh trở bệnh nặng và vào điều trị trong một bệnh viện ở địa phương. Bác sỉ cho biết tình trạng rất khó sống và chuyển nàng đến một bệnh viện dành cho những người chờ chết. Khoảng hai mươi ngày trước khi lìa đời nàng đòi về năm dưỡng bệnh ở nhà. Và đã qua đời hôm 3 tháng 12 năm 2010 đúng vào ngày sinh nhật của nàng. Người Mẹ kể tiếp. Kim Anh nó rất ngoan. Đáng lẻ nó không muốn lập gia đình với bạn trai người ngoại quốc. Chú này đào hoa lắm và lại bạt tình. Ngay khi chưa phát hiện ra bệnh nó đã từng bỏ Kim Anh đi chơi với bạn gái và làm Kim Anh đau khổ. Ngặc vì thương con không muốn chúng nó thiếu cha nên Kim Anh nhẫn nhục chịu đựng. Đến khi nó biết Kim Anh mang bệnh thì nó quyết định bỏ hẳn và thường xuyên ở nhà người  yêu mới. Đáng lẻ bệnh của Kim Anh nếu chịu chữa trị ngay từ đầu thì không sao. Nhưng vì nó thương các em nó và cực lực làm việc để có tiền nuôi các em ăn học vì thế nó không lo đến sức khoẻ của nó. Khi đi khám bệnh lần cuối thì bác sĩ bảo muộn rồi.Nàng chết lúc tuổi đời còn quá trẻ. Hương linh Tạ Kim Anh Sinh tử cùng ngày, hưởng dương 37 tuổi. Nhìn thấy dung nhan Kim Anh và nghe kể câu chuyện về nàng Tôi thực sự xúc động. Dù lớn lên và làm việc ở phương Tay nơi một quốc gia trù phú, con người vẫn chật vật với cuộc sống mưu sinh. Điều này cho thấy sự đau khổ ở cùng khắp và đời sống vật chất hoàn toàn không can dự gì vào hạnh phúc của con người. Rồi tình trạng thiếu sót nền tảng luân lý đạo đức, những thanh niên trẻ  tuổi phương Tay đã đưa hạnh phúc con người vào những ngỏ cụt bế tắc. Tôi thực sự cảm thấy chua sót cho hạnh phúc mong manh của con người. Đây chỉ là một trong những tình cảnh đau sót mà tôi chứng kiến. Dù ở Đông hay Tay, Nghèo Khổ hay giàu sang sự đau khổ của đời người vẫn như nhau.Ai đã từng có những tâm trạng khốn khổ trong đời sống xin hãy vui lòng tìm gặp một nhà Sư để được chỉ vẻ những điều cần thiết nhất cho đời sống tâm linh của con người. Nó đang giãy chết trên địa câu nầy.


Thầy Thích Trí Như

Chè dưa vàng cốt dừa


Món tráng miệng ngọt man mát, thơm mùi cốt dừa và dưa chín. Thật là quyến rũ.
Che dua vang cot dua
Nguyên liệu:
1 quả dưa vàng
1 chén hạt trân châu khô (bột báng)
½ chén đường
1 chén cốt dừa (hoặc 1 lon)
½ thìa cà phê muối
½ chén nước lọc
Cách làm:
Che dua vang cot dua
Cho nước lọc và đường vào 1 cái nồi nhỏ, đun nhỏ lửa cho đường tan hết và sánh sánh lại như đường siro. Nhấc xuống để nguội.
Lấy 1 cái nồi khác đun sôi nửa nồi nước, sau đó cho hạt trân châu vào đun.
Che dua vang cot dua
Nguấy đều cho trân châu không bị dính vào nhau. Đun đến khi trân châu bắt đầu trong suốt, chỉ còn một chấm trắng ở lõi giữa thì tắt bếp. Nguấy đều lại vài lần cho trân châu trong suốt hết thì vớt ra cho vào nước lạnh ngâm.
Che dua vang cot dua
Dùng thìa nạo khoét những miếng dưa vàng tròn tròn để ra bát.
Một nửa dưa còn lại cắt miếng cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
Che dua vang cot dua
Trộn 1 thìa đường siro với hạt trân châu, một ít cốt dừa, tí xíu muối, dưa vàng xay nhuyễn.
Che dua vang cot dua
Thả những miếng dưa tròn vừa nạo vào. Nếu thích ăn lạnh thì đậy lại cho vào tủ lạnh.
Việt Báo (Theo Afamily)