Friday, March 18, 2011

Japan Tsunami ... tượng Đức Địa-Tạng-Vương ở Nhật {MẦU NHIỆM KHÓ NGHĨ BÀN}




Chung quanh tan tác ngã nghiêng...Lạ lùng thay, tượng Đức Địa Tạng Vương vẫn đứng yên sừng sững ! Amazing !!!




'' Trải qua một cuộc bể dâu,


Những điều trông thấy mà đau đớn lòng ! ''


Thị trấn Sendai (仙 台) (phiên âm Hán Việt là: Tiên Đài), Nhật Bản.


Tiên = cõi tiên, fairy land






Trước khi bị động đất, tỉnh Tiên Đài có phong cảnh thực là thần tiên.


Xin mời quí vị xem dưới đây:






Tòa đô chính




Công viên






Đại lộ Jozenji




Cảnh vật thanh bình êm ả












Toàn cảnh Tiên Đài (Sendai)






Trước khi vào giấc ngủ xin bạn cùng tôi thắp lên một lời nguyện cầu cho nước Nhật, cho những nạn nhân trong cơn tai biến vừa qua... Xin một lần cùng nhau đồng nguyện.


















































































































































































































































































Thursday, March 17, 2011

TƯ CÁCH EM BÉ 9 TUỔI NHẬT BỔN...ĐÁNG KHÂM PHỤC.NGUYỆN THEO GƯƠNG EM. ...

Bà con nào là người Việt Nam đang gặp khó khăn tại Nhật cần giúp đỡ thì
liên hệ với anh. Xin ghi lại địa chỉ của anh Hà Minh Thành:

   
minhthanhjp@yahoo.com; điện thoại 09085381634…
doanhdoanh





     CẢNH SÁT NHẬT, GỐC VIỆT HÀ MINH THÀNH ĐANG CỨU NẠN TẠI VÙNG
FUKUSHIMA, TRAO ĐỔI THÔNG TIN VỚI BLOG PHAMVIETDAONV
     Blog Phamvietdaonv:

     Anh Hà Minh Thành là người Việt Nam hiện đang công tác trong lực
lượng cảnh sát Nhật Bản; Hiện anh Hà Minh Thành đang tham gia cứu nạn
động đất tại vùng Fukushima…Hôm trước anh Hà Minh Thành có thông tin
trên blog Phamvietdaonv địa chỉ email và điện thoại cá nhân của anh, bà
con nào là người Việt Nam đang gặp khó khăn tại Nhật cần giúp đỡ thì
liên hệ với anh. Xin ghi lại địa chỉ của anh Hà Minh Thành:

   
minhthanhjp@yahoo.com; điện thoại 09085381634…

     Cách đây vài hôm, một độc giả đã liên hệ với số điện thoại trên
nhưng đã gặp tiếng nói của một phụ nữ. Tôi đã email cho anh Hà Minh
Thành thì anh Thành cho biết: Điện thoại hiện anh đang giao cho con gái
lớn của anh đang tham gia cứu nạn với bố; Có thể do con gái anh Hà Minh
Thành không sõi tiếng Việt nên có thể bị hiểu nhầm…Bà con nào cần giúp
đỡ xin cứ liên hệ với số điện thoại và địa chỉ email trên…
     Hôm qua, Báo Tuổi trẻ đã liên hệ với Blog Phamvietdaonv muốn tìm
hiểu thêm về sự giúp đỡ thiện nguyện của anh Hà Minh Thành, tôi đã
thông tin với anh Hà Minh Thành và anh đã đồng ý đăng địa chỉ điện
thoại và email cá nhân của anh lên báo Tuổi trẻ để sẵn sàng hỗ trợ
những bà con người Việt Nam nào đang gặp khó khăn hoạn nạn ở Nhật …
     Sau đây là bức thư mới nhất của anh Hà Minh Thành kể về công việc
mà anh  đang tham gia tại vùng Fukushima…


    Xin chào anh Đào

    Em là Minh Thành đây. Anh và gia đình khỏe không ? Mấy ngày nay mọi
sự đều quay cuồng lên cả. Mở mắt cũng thấy xác chết, nhắm mắt cũng thấy
xác chết. Mỗi thằng tụi em mỗi đứa phải trực 20h/một ngày. Ước gì thời
gian dài 48 tiếng một ngày để mà còn đi tìm cứu người. Điện nước không
, thực phẩm gần như số không ? Di tản dân chưa xong thì lại có lệnh đưa
dân đi di tản tiếp.
     Em đang ở Fukushima, cách nhà máy điện Fukushima 1 khoảng cách
25km, có rất nhiều chuyện có thể viết nên thành sách về tình người
trong hoạn nạn.

      Ngày hôm kia em đã tìm thấy và cứu được một người VN. Anh ta tên
là Toàn đến từ Mỹ, kỹ sư nguyên tử lực làm việc tại nhà máy điện hạt
nhân Fukushima 1, anh ta bị tai nạn ngay cơn động đất đầu tiên, mọi thứ
hỗn loạn nên chẳng ai giúp anh ta liên lạc cả.

     Tình cờ biết được em đã liên lạc với Đại sứ quán Mỹ và phải công
nhận tụi Mỹ nó nhanh, ngay lập tức trực thăng của quân đội Mý đến bệnh
viện bốc anh ta đưa thẳng ra hạm đội 7.

     Còn lại một số tu nghiệp sinh VN ở trong vùng này thì em đang tìm
vẫn chưa có thông tin rõ ràng. Nếu có thông tin chính xác tên tuổi, nơi
làm việc của họ thì dễ tìm kiếm hơn. Ở Nhật cảnh sát không có quản lý
gắt gao về hộ tịch như ở VN và luật bảo hộ thông tin cũng khiến cho
việc tìm thông tin của họ cũng khó. Em gặp một phụ nữ Nhật có làm việc
chung với 7 cô gái đến từ VN làm việc với tư cách tu nghiệp sinh, chỗ
họ làm cách bờ biển khoảng 3km, bà ta nói rằng họ không biết tiếng Nhật
và lúc chạy loạn thì họ chạy theo bà ta, nhưng sau đó thì không biết
chạy đi đâu còn sống hay là chết.Trong đó bà ta chỉ nhớ tên một cô gái
tên là Nguyễn Thị Huyền (Có thể tên là Hiền) vì làm việc chung nhau.

     Nhân viên Đại sứ quán và chính phủ VN vẫn chưa thấy xuất hiện ở
đây, dù đọc trên báo mạng của VN thấy họ nói lo lắng cho dân VN rất
tốt, toàn xạo cả.

     Ngay cả cảnh sát tụi em còn đói khát tả tơi thì huống chi tới mấy
đứa nhỏ tu nghiệp sinh VN. Nỗi khổ nhất ở vùng này bây giờ là Lạnh,
Đói, Khát, không có điện, thiếu thông tin. Dân chúng thì vẫn bình tĩnh,
lòng tự trọng và luân lý của họ tốt nên chưa đến nỗi loạn nhưng nếu
tình hình này kéo dài thêm chừng 1 tuần nữa thì có khả năng tình hình
an ninh không thể kiểm soát nổi. Họ cũng là con người mà, khi cơn đói
khát đã vượt quá lòng tự trọng và nhân cách thì cái gì cũng phải làm
thôi. Chính phủ đang lập cầu không vận thực phẩm và thuốc men vào vùng
này nhưng chỉ như muối bỏ biển.

     Có nhiều chuyện muốn kể cho anh nghe để đăng trang tin của anh
nhưng mà nhiều đến độ bây giờ em cũng chẳng biết gì mà viết nữa.

     Có một câu chuyện cảm động ngày hôm qua một đứa bé Nhật đã dạy cho
một người lớn như em một bài học làm người.

     Tối hôm qua em được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự
trị ở đó để phân phát thực phẩm cho các người bị nạn. Trong cái hàng
rồng rắn những người xếp hàng em chú ý đến một đứa nhỏ chừng 9 tuổi,
trên người chỉ có chiếc ao thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà nó lại
xếp hàng cuối cùng, em sợ đến phiên của nó thì chắc chẳng còn thức ăn.
Nên mới lại hỏi thăm.Nó kể nó đang học ở trường trong giờ thể dục thì
động đất  và sóng thần đến, cha của nó làm việc gần đó đã chạy đến
trường, từ ban công lầu 3 của trường nó nhìn thấy chiếc xe và cha nó bị
nước cuốn trôi, 100% khả năng chắc là chết rồi. Hỏi mẹ nó đâu, nó nói
nhà nó nằm ngay bờ biển, mẹ và em của nó chắc cũng không chạy kịp.
Thằng nhỏ quay người lau vội dòng nước mắt khi nghe em hỏi đến thân
nhân. Nhìn thấy nó lạnh em mới cởi cái áo khoác cảnh sát trùm lên người
nó. Vô tình bao lương khô khẩu phần ăn tối của em bị rơi ra ngoài, em
nhặt lên đưa cho nó và nói: " Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn,
khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói".
     Thằng bé nhận túi lương khô của em, khom người cảm ơn. Em tưởng nó
sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, nó ôm bao lương khô đi
thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để bao lương khô vào
thùng thực phẩm đang phân phát rồi lại quay lại xếp hàng.Ngạc nhiên vô
cùng , em hỏi nó tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Nỏ trả lời:
" Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú
phát chung cho công bằng chú ạ".


     Em nghe xong vội quay mặt đi chỗ khác để khóc để mọi người không
nhìn thấy. Thật cảm động. Không ngờ một đứa nhỏ 9 tuổi mới học lớp 3 đã
có thể dạy em một bài học làm người trong lúc khốn khó nhất. Một bài
học vô cùng cảm động về sự hy sinh.
     Một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã biết nhẫn nại, chịu gian
khổ và chấp nhận hy sinh cho người khác chắc chắn là một dân tộc vĩ
đại. Đất nước này đang đứng ở trong những giờ phút nguy cấp nhất của sự
điêu tàn, nhưng chắc chắn nó sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân
biết hy sinh bản thân ngay từ tuổi niên thiếu.

     Nghĩ lại câu nói của ông già Fuwa nguyên chủ tịch Đảng CS Nhật giáo
sư dạy em về Tư bản luận đã nói rằng " Nếu Mac sống lại, ông ta sẽ thêm
một câu vào trong cuốn Tư bản luận đó là " Chủ nghĩa CS chỉ thành công
trên đất Nhật".
     Vài dòng gửi cho anh, chúc anh khỏe .Tới giờ em vào phiên trực nữa
rồi.
    Chúc anh và gia đình vạn sự an khang.

    Hà Minh Thành

    Tái bút:
     À, quên. Số điện thoại em ghi là số điện thoại cá nhân của em, hiện
tại con gái lớn của em mới tốt nghiệp y tá và cháu đang tham gia công
tác cứu trợ thiện nguyện trong vùng này, em đưa cho cháu dùng điện
thoại của em cho tiện liên lạc. Cháu không rành tiếng VN nên chắc bị
hiểu lầm như vậy.
    Được đăng bởi Phạm Viết Đào-Nhà văn vào lúc 09:58
     Gửi Email Bài đăng Này BlogThis ! Chia sẻ lên TwitterChia sẻ lên
FacebookChia sẻ lên Google Buzz
    2 nhận xét:
    Việt gốcnói...
     Có ý nghĩa thế này mà người ta lại chặn blog Phạm Viết
Đào nhỉ
    10:32 Ngày 16 tháng 3 năm 2011
    Hà Minh Thànhnói...

     Nho anh Dao dang tiep gium . Cach day 1h , em da tim va lien lac
duoc voi 1 co gai nguoi Viet ten la Duong Le Thanh Thao du hoc sinh VN
o trong vung Fukushima. Xin nho anh thong bao gium tren trang cua anh
de neu than nhan cua co ta neu co doc duoc cho ho an tam.

     Co be Thanh Thao nay hien dang roi khoi vung Fukushima di tan sang
tinh khac voi mot so gia dinh nguoi Nhat. Hien tai co be an toan. Em da
chi dan cach di tan ve Tokyo bang duong huyet mach quoc lo 4 cua Nhat.

     Ngoai ra nhung ba con nao khac can tim thong tin nguoi than o trong
vung Fukushima thi lam on cho em biet chinh xac so dien thoai, dia chi
cuoi cung de em co the tim kiem

    Cam on anh Dao
    Ha Minh Thanh



Tin này CN cũng nhận được từ email...

Tăng thân và pháp thân ( HT Thích Nhất Hạnh )

Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu thêm về chân pháp và chân Tăng. Chúng ta biết pháp tức là con đường hành trì, con đường diệt khổ, con đường chuyển hóa. Pháp là con đường của bốn sự thật, của tám sự hành trì chân chánh, của thất giác chi, của ngũ lực. Nhưng pháp không phải chỉ là con đường. Pháp là sự thực tập, sự thể hiện con đường đó. Chúng ta có thể nói kinh điển là pháp, giới luật là pháp. Các bộ kinh, luật, luận là pháp, dưới hình thức của những bộ sách (và bây giờ chúng ta có thêm băng cassettes, băng video). Chúng ta có thể lạy xuống trước các biểu tượng đó. Tất cả các thức đó là pháp nhưng chưa phải là pháp. Pháp đích thực là những giáo lý thể hiện qua sự sống, sự hành trì. Nói đâu có sự áp dụng tứ diệu đế và sự hành trì bát chánh đạo trong đời sống là có chân pháp (the living dharma). Chúng ta học hỏi kinh sách, nghe pháp thoại, rồi đi lên bước nữa để thấy những Kinh, Luật, Luận, hay những pháp thoại đó được áp dụng vào trong đời sống hàng ngày. Khi bước sang bước thứ hai này thì chúng ta có chân pháp, có ánh mắt, có nụ cười chánh niệm, có an lạc, có từ, bi, hỷ và xả. Nếu không có tăng thân thì không có sự thể hiện được những điều nói trên, vì vậy bước thứ ba là tăng thân. Bụt ở trong Pháp và Tăng cũng ở trong Pháp. Có chánh niệm thực sự trong Pháp thì đó là chân Pháp. Cho nên Bụt là chánh niệm, chánh niệm là Bụt.
Tăng đoàn từ bốn người trở lên gọi là sangha, nhưng Tăng đoàn đôi khi chỉ mới là hình thức: có đắp y, có ngồi thiền, có đi thiền hành, có ăn cơm im lặng, có tụng giới. Đôi khi hình thức nặng, và nội dung còn nghèo nàn. Nếu ta tiếp xúc với Tăng đoàn mà thấy Pháp và Bụt rất ít, đó là vì tăng thân còn nhẹ về nội dung. Khi Tăng đoàn thực sự hộ trì sáu căn, thực tập chánh niệm, trở thành chân Tăng thì Tăng đoàn sẽ biểu dương được Bụt và Pháp. Tiếp xúc với tăng thân này chúng ta tiếp xúc được với Phật thân và Pháp thân.
Bụt cũng có thể là một pho tượng, một bức họa. Bụt có thể là một người, người đó có yếu tố giác ngộ, có chánh niệm, có từ bi hỷ xả. Chân Phật luôn luôn có Pháp và có Tăng làm bản chất; Chân Pháp luôn luôn có Bụt và có Tăng làm bản chất; Chân Tăng luôn luôn có Bụt và có Pháp làm bản chất. Chúng ta tu tập thế nào để cho ba viên ngọc quý đó càng ngày càng sáng tỏ trong tự tâm của chính chúng ta. Trong bài Quy Nguyện, chúng ta tiếp xúc với Bụt:
Bụt là thầy chỉ đạo
Bậc tỉnh thức vẹn toàn
Tướng tốt đoan trang
Trí và bi viên mãn
Tụng những câu đó mà tiếp xúc được với Bụt thực sự thì quý vị tiếp xúc được với Pháp và với Tăng.
Pháp là con đường sáng
Dẫn người thoát cõi mê
Đưa con trở về
Sống cuộc đời tỉnh thức
Khi đọc bốn câu đó ta phải tiếp xúc được với chân Pháp chứ đừng nên tụng niệm như là ca hát, chỉ có âm thanh có mặt mà thôi.
Tăng là đoàn thể đẹp
Cùng đi trên đường vui
Tu tập giải thoát
Làm an lạc cuộc đời
Tiếp xúc được với Tăng tức là tiếp xúc được với Bụt, với Pháp và chúng ta có chân Tăng.
Tụng niệm là một pháp môn tu tập rất quan trọng. Tụng niệm cũng quan trọng như ngồi thiền. Nếu tụng niệm đúng phép, thì trong khi tụng niệm chúng ta có thể quán chiếu, tiếp xúc với Bụt, với Pháp và với Tăng. Tụng niệm ở đây không có nghĩa là cầu khẩn, năn nỉ. Tụng niệm là thực tập quán chiếu và tiếp xúc.
Đức tin khiến chúng ta đi tìm Bụt. Phật thân có ba thân: Bụt, Pháp và Tăng. Ta đã hiểu Tăng thân cũng là Phật thân. Cho nên ta trở về nương tựa Tăng thân và xây dựng Tăng thân. Sặn sóc Tăng thân tức là săn sóc Bụt. Mỗi chúng ta là một phần của Tăng thân. Khi sư chú bước đi từng bước thảnh thơi. Khi sư chú ăn uống có điều độ chừng mực là sư chú đang chăm sóc thân của Tăng và của Bụt. Khi sư chú đang săn sóc một sư anh hay một sư em, giúp cho người đó nở được nụ cười, cho người đó an lạc, là sư chú đang săn sóc Phật thân. Khi sư cô chăm sóc, hóa giải được cho sư chị và sư em, đem lại hạnh phúc thêm cho Tăng đoàn, tức là sư cô đang chăm sóc thân của Bụt. Thành ra không phải chỉ vào thiền đường, dâng hương, lau bụi trên bàn thờ là chăm sóc Bụt. Cầm tay một người sư em, an ủi người sư chị của mình tức là đang chăm sóc Bụt. Đây là giáo lý tương tức của tam thân.
Chính Bụt nói rằng: ‘‘Khi các thầy săn sóc cho nhau tức là các thầy săn sóc Như Lai.’’ Câu chuyện xảy ra ở tại Kosali. Một bữa Bụt đi với thầy A Nan tới một tu viện. Các thầy đi khất thực hết, chỉ có một thầy bị bệnh kiết lị nằm ở nhà. Thầy đó nằm mệt lả, phân chảy đầy cả áo quần và giường chiếu. Bụt với thầy A Nan vào tu viện thấy như vậy, Ngài hỏi: ‘‘Các thầy khác đi đâu? Không có ai săn sóc thầy sao?’’ Thầy nói: ‘‘Bạch đức Thế Tôn, các sư anh đi khất thực hết rồi. Lúc đầu anh em săn sóc con, nhưng sau con thấy chứng bệnh kéo dài, tăng thân săn sóc cực nhọc mãi thì tội, cho nên con nói để con tự làm lấy cũng được.’’ Bụt mới ở lại đó với thầy A Nan. Trong khi chờ các thầy khác đi khất thực về, Bụt và thầy A Nan đi dọn dẹp căn phòng, giặt áo quần của thầy, lấy y mới cho thầy mặc. Khi các thầy đi khất thực trở về, Bụt nói: ‘‘Này các thầy, chúng ta đã xuất gia, nếu chúng ta không săn sóc cho nhau thì ai săn sóc chúng ta? Vì vậy các thầy nên nhớ: săn sóc cho nhau tức là săn sóc cho Như Lai.’’ Khi mà các sư chú săn sóc cho nhau về thể chất, và về tinh thần là các sư chú đang săn sóc cho Như Lai. Khi mà các sư cô hòa hợp với nhau, sống với nhau có nhường nhịn, thương yêu, khoan thứ là các sư cô săn sóc Bụt. Cả khi tăng thân của chúng ta còn là phàm Tăng cũng vậy. Phàm Tăng mà tu tập thì trở thành thánh Tăng.
Pháp thân cũng có ba thân. Trong Pháp thân có Bụt, có Pháp và có Tăng. Khi chúng ta săn sóc Bụt tức là chúng ta săn sóc Pháp thân của Bụt. Chúng ta biết tâm chúng ta là Bụt. Mỗi khi tâm có chánh niệm thì chúng ta làm cho hào quang của Bụt chiếu sáng. Trở về nương tựa Bụt tức là bảo vệ Pháp thân. Đi, đứng, nằm, ngồi trong chánh niệm, hộ trì sáu căn là chúng ta tiếp xúc với Pháp, đó là nuôi dưỡng Pháp thân. Săn sóc và tạo hạnh phúc cho Tăng đoàn là yểm trợ Pháp, tiếp xúc được với Pháp. Điều này được thể hiện trong mỗi giây phút của sự sống.
Tăng thân cũng có ba, có thân Bụt của tăng thân, thân Pháp của tăng thân và thân Tăng của tăng thân. Chúng ta phải thấy thân Bụt ở trong tăng thân, thân Pháp ở trong tăng thân, như vậy mới thấy được thân Tăng ở trong tăng thân. Nguyện một lòng trở về nương tựa tăng thân là vậy. Có người dại dột nói rằng: ‘‘Trong tam bảo tôi chỉ quy y Phật bảo và Pháp bảo, còn Tăng vì chưa đáng kính đáng phục nên tôi chưa quy y.’’ Nói như vậy là chưa hiểu được giáo lý tam vị nhất thể. Và có người lại nói rằng là: ‘‘Tôi quy y Tăng nhưng chỉ quy y thánh Tăng thôi. Chỉ có Hội Linh Sơn với Hội Pháp Hoa mới xứng đáng là đối tượng của niềm tin của tôi. Hiện giờ không có thánh Tăng nên tôi không quy y được.’’ Nói vậy cũng là chưa hiểu. Dẫu tăng thân của chúng ta còn là phàm Tăng, nhưng đó là tất cả tăng thân chúng ta đang có. Tăng thân ở Việt Nam, tăng thân ở Hoa Kỳ, tăng thân ở Thụy Điển, tăng thân ở Đan Mạch, tăng thân ở Nhật Bổn, ở Triều Tiên, chúng ta chỉ có tăng thân ấy. Chúng ta chỉ cần đọc lịch sử thời Bụt tại thế để hiểu tại sao các giới luật đã được thiết lập, thì chúng ta biết rằng chính tăng thân chung quanh Bụt thời đó cũng có đầy chất phàm. Trong tăng thân ta có chất phàm, nhưng cũng đã có chất thánh.
http://www.thuvien-thichnhathanh.org/index.php/sach/76-trai-tim-ca-bt/417-ttcb-24-nim-tin-th-hin-trong-i-sng?start=2

TTCB-23: Tu tập từ quán - Quán chiếu để tự chuyển hóa ( HT Thích Nhất Hạnh )

Tu tập Từ Quán, Bi Quán, Hỷ Quán và Xả Quán có thể chuyển hóa hạt giống giận dữ trong ta. Giận luôn luôn có nghĩa là giận ai, giận gì. Giận những người đã làm cho mình khổ, trong đó có những người mình gọi là kẻ thù. Đối tượng của cái giận là đối tượng của tâm, nghĩa là của nhận thức, của tri giác. Trước hết ta có Tưởng, những tri giác của ta về đối tượng. Ví dụ khi ta giận cha, giận mẹ, giận cái thân phận của mình, thì ta phải có tri giác về cha, về mẹ, về cái thân phận của ta. Vì vậy Từ Quán, và Bi Quán có liên hệ tới tri giác. Từ sự sai lầm của tri giác phát sinh sự giận dữ. Quán Từ, Bi, Hỷ, và Xả, ta phải trở về quán chiếu tri giác của ta thì mới thành công được. Đó không phải là những ức tưởng, những tưởng tượng, những mong ước suông (wishful thinking). ‘‘Mong rằng các loài có hạnh phúc. Mong rằng các loài bớt đau khổ’’ là một mong ước. ‘‘May all beings be happy, may all beings suffer less’’. Đó đã là bắt đầu Từ Quán rồi, nhưng vẫn còn ở phạm vi ức tưởng. Điều chúng ta phải làm là chiếu ánh sáng quán niệm vào tri giác của chúng ta về các đối tượng của tâm. Quán chiếu những gì ta thấy, ta nghe về cảnh cùng khổ, nỗi chán chường, sự sợ hãi của người, của các sinh vật chung quanh ta, chúng ta đánh động được tâm Từ và muốn làm một việc gì để tạo ra niềm vui cho họ. Khi ta thấy được niềm đau, nỗi khổ của một người, hay một loài nào đó, thì năng lượng của Bi trong ta phát khởi. Nếu chúng ta không tiếp xúc, không quán chiếu, thì ước muốn không đủ mạnh để chuyển thành hành động.
Cho nên các bộ Luận phân biệt ra ba loại quán chiếu. Thứ nhất là quán chiếu tổng quát, chung cho tất cả mọi người, mọi loài. Biến mãn thành tựu du là bao trùm tất cả, hành giả theo dõi hơi thở và tập trung tâm ý, tự nói rằng: mong cho tất cả các loài đều có hạnh phúc. Hay thầm nói: mong cho các loài bớt khổ đau.
Phép Quán thứ hai là phân chia ra, để quán từng chủng loại. Ví dụ thay vì nói về tất cả các loài, thì chỉ nói về loài người. Mong rằng loài người có thêm hạnh phúc. Mong rằng loài người nhẹ bớt khổ đau. Rồi thu nhỏ phạm vi đối tượng của mình lại, thí dụ: mong các trẻ em ở Sarajevo đừng bị khổ đau nhiều quá, mong rằng hàng ngày các em không còn bị bom đạn nữa. Vì đối tượng thu nhỏ lại nên ta thấy rõ hơn, và ta có thể phát triển năng lượng của Từ, của Bi cụ thể hơn. Thứ ba là hướng tâm của mình về một phía, như phía Đông, phía Tây, phía Nam, phía Bắc, v.v.. Như khi nghĩ tới các em bé mồ côi, nghèo khổ ở quê hương, thì chúng ta đang ở Pháp sẽ phóng tâm mình về phương Đông. Ở đó có các trẻ em miền Bắc, miền Trung, và miền Nam thiếu ăn, không được đi học, năm bẩy tuổi đã phải đi lượm rác mà sống, v.v..
Trong Kinh, Bụt chỉ nói một cách tổng quát. Người tu Từ phát khởi tâm Từ về từng hướng một. Tâm dữ Từ câu biến mãn nhất phương thành tựu du tức là tâm ta cùng đi với năng lực của Từ, trùm cả một phương không bỏ sót. Như thị nhị, tam, tứ phương, tứ duy, thượng, hạ, phổ châu nhất thiết, tâm dữ từ câu. Vô kết, vô oán, vô nhuế, vô tranh, cực quảng, thậm đại, vô lượng thiện tu.
Như thị nhị, tam, tứ phương nghĩa là đối với phương thứ hai, thứ ba, thứ tư cũng như vậy. Tứ duy, thượng hạ là bốn phương chính và phía trên, phía dưới. Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc; cộng phía trên, và phía dưới nữa là mười phương. Phổ châu nhất thiết là bao trùm tất cả, không gian cũng như thời gian. Trong lòng không có nội kết, không có oán hận, không có căm thù, giận dữ, không cãi cọ, tranh chấp. Cực quảng thậm đại là rất rộng, rất lớn. Vô lượng thiện tu là khéo léo tu tập không biết chừng nào. Khéo léo tu tập như thế nào để tâm Từ của ta có thể bao trùm tất cả, đi tới tất cả các phương, và bên trong lòng ta không còn nội kết, không còn oán hờn, không còn giận dữ, không còn sự tranh chấp; tâm ta trở thành mỗi lúc càng lớn, càng rộng.
Đoạn tiếp theo nói rằng đối với Bi, Hỷ, và Xả ta cũng làm như vậy. Đây là kinh Trung A Hàm, Kinh thứ 86, gọi là Thuyết Xướng Kinh. Bản dịch tiếng Anh dựa trên tạng Pali như sau: He dwells suffusing, first, one direction with the heart linked to friendliness, then the second, then the third, then the fourth, then above, then below, around and everywhere. And so he dwells recognizing himself in all, suffusing the entire world with the heart linked to friendliness, far reaching, gone great, unlimited, free from enmity and malice. Câu recognizing himself in all là thấy được mình trong tất cả, dịch từ chữ samba attaya. With the heart linked to friendliness: đây cũng lập lại bốn chữ ‘‘tâm dữ từ câu.’’ Hai bên, một bên Nam truyền, một bên Bắc truyền đều lập lại bốn chữ tâm dữ từ câu lần thứ hai. Mấy ngàn năm rồi so lại ta thấy vẫn còn giống. Far reaching: cực quảng. Gone great: thậm đại. Và sau đó cũng nói rằng đối với Bi, Hỷ, và Xả cũng quán tưởng giống hệt như vậy.
Những tiếng nhuế, và oán có thể có nghĩa gần giống nhau, nhưng vẫn có những chi tiết khác nhau. Vì vậy, bản chữ Hán dịch đủ hết, lời văn đi rất mạnh: Vô kết, vô oán, vô nhuế, vô tranh, cực quảng, thậm đại, vô lượng thiện tu. Thanh Tịnh Đạo Luận cắt nghĩa sabattaya là ta thấy mình ở trong tất cả, (he should identify himself with all). Atta tức là mình, sambbe là ở trong tất cả mọi loài. Đó không phải là chuyện tưởng tượng, không phải là chuyện cầu mong, mà là công phu quán chiếu. Đồng nhất mình với người, đó là cách duy nhất để có thể hiểu được người. Tìm hiểu ai, ta có thể chỉ tiếp xúc hời hợt bên ngoài thôi, nhưng có cách thứ hai là quán chiếu. Thực tập Từ Quán cũng vậy, ta phải đi sâu vào trong xương thịt của kẻ đó để thấy rõ được tình trạng của những niềm đau, nỗi khổ của họ.
Trong Kinh Niệm Xứ, Bụt thường hay nói : ‘‘Quán niệm thân thể trong thân thể, quán niệm cảm thọ trong cảm thọ, quán niệm tâm ý trong tâm ý, quán niệm đối tượng của tâm ý trong đối tượng tâm ý.’’ Chữ Hán: Quán thân ư thân. Quán thọ ư thọ. Quán tâm ư tâm. Quán pháp ư pháp. Có nghĩa là ta không đứng ngoài để nhìn đối tượng kia như là một thực thể riêng biệt, mà phải đi vào, đồng nhất mình với đối tượng đó, thì quán chiếu mới thành tựu. Đó là nguyên tắc quán chiếu trong đạo Bụt. Có một lần ở Hồng Kông, đi cứu trợ cho đồng bào ở các trại tị nạn, tôi gặp một thầy người Đức tu theo Nam Tông. Trong khi ngồi thuyền ra trại Chimawan, tôi hỏi: Thầy nghĩ sao về câu Kinh đó? Quán thân trong thân là sao? Thầy trả lời: Lặp như vậy để cho người ta nhớ đây là quán thân chứ không phải là quán tâm hay pháp. Rồi đến khi nói quán tâm trong tâm cũng như vậy, để nhắc cho người ta nhớ đây là quán tâm trong tâm chứ không phải là quán tâm trong cái khác. Tôi nói: Nếu như vậy thì nhấn mạnh không cần thiết. Rồi tôi cắt nghĩa rằng quán tâm trong tâm là mình đừng nhìn đối tượng đó là một đối tượng có ngoài mình. Mình phải đi vào đối tượng đó. Mình phải phá được ranh giới giữa chủ thể quán chiếu và đối tượng được quán chiếu thì mình mới có thể hiểu được đối tượng. Điều đó có nghĩa là trong đạo Bụt, sự thực tập quán chiếu phải căn cứ trên nguyên tắc bất nhị. Đối tượng mình đang quán chiếu, với mình là chủ thể quán chiếu, chừng nào chúng vẫn là hai khối riêng biệt thì kết quả sự quán chiếu không thành tựu. Thầy ấy đã hiểu và đã đồng ý.
Điều này rất là quan trọng. Khi nào ta làm mất ranh giới giữa chủ thể và đối tượng thì lúc đó trí tuệ thật sự mới phát hiện. Đó là đặc tính rất căn bản trong thiền quán của đạo Bụt. Quán chiếu cách mấy mà đối tượng kia vẫn còn tách biệt ở ngoài ta, thì ta chưa có tuệ giác. Điều này đúng với việc quán chiếu thân thể, với cảm thọ, với tất cả những tâm hành khác và những đối tượng của các tâm hành khác. Quán thân như thân. Quán thọ như thọ. Quán tâm như tâm. Quán pháp như pháp. Nhà thần học đạo Do Thái Martin Buber, trong tác phẩm I and Thou cũng nói những kinh nghiệm tương tự. Ông nói rằng khi mình quán chiếu và tiếp xúc với thượng đế, thì thượng đế không phải là một đối tượng cứng ngắc, gọi là It. Liên hệ giữa tín đồ với thượng đế không thể là liên hệ I - It, (không phải liên hệ Tôi - và Ngài ở ngoài tôi) mà phải là liên hệ I - Thou. Trong khi tiếp xúc, làm sao cái bản ngã của ta phải được tan ra, hòa nhập với đối tượng quán chiếu, thì ta mới tiếp xúc được với Thượng đế đích thực. Đó là phương pháp của nhà thần học Matin Buber. Cũng vậy, phép quán chiếu trong đạo Bụt là phải đi vào, trở thành một, phải xoá bỏ ranh giớii, thì tuệ giác bắt đầu mới có được.