Thursday, March 6, 2014

Thần chú tiêu tai giải nạn(trích đoạn trong Kinh Đại Bát Niết Bàn)

Bạch Thế- Tôn ! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn vì cúng dường, vì sợ hải, vì phỉnh người, vì tiền của, vì tùy theo người v.v… mà thọ lấy pháp đại thừa này hoặc chơn hoặc ngụy chúng con nói chú nầy để trừ diệt sợ hải của người đó: “ Sá chỉ, trá trá la sá chỉ, lô ha lệ, ma ha lô ha lệ, a la, giá la, đa la, tóa ha”.
Bài chú nầy có thể làm cho người điên cuồng, người kinh sợ, người thuyết pháp, người chẳng dứt chánh pháp đều được an ổn. Vì hàng phục ngoại đạo, vì gìn giữ thân mình, vì hộ trì chánh pháp, vì hộ trì đại-thừa, mà chúng con nói bài chú nầy. Nếu người nào thọ trì chú nầy thời không còn sợ voi dữ làm hại; hoặc đi đến rừng hoang, đầm trống, những nơi nguy hiểm chẳng sanh sự kinh sợ; cũng không có những tai nạn nước, lửa, sư tử, cọp, sói, trộm, cướp, vua, quan. Bạch đức Thế-Tôn ! Nay đây, chúng con không vì dua nịnh mà nói những việc nầy. Ai thọ trì bài chú nầy thời con sẽ chí thành ủng hộ làm cho thêm thế lực. Ngửa mong đức Như-Lai thương xót nhận phần cúng dường cuối cùng của chúng con”.
Đức Phật bảo Ma-Vương Ba-Tuần rằng:” Như-Lai không nhận thực phẩm của nhà ngươi dưng, mà chỉ nhận lấy thần chú của người nói, vì Như-Lai muốn cho chúng sanh và bốn bộ chúng được an vui”.

Ăn Quá Nhiều Thịt Thọ Báo Bị Té Gãy Chân

Ăn Quá Nhiều Thịt Thọ Báo Bị Té Gãy Chân
   Ăn chay đối với nhân loại mà nói, không kể là giữ được thân thể khỏe mạnh, hay tránh được nhân quả nghiệp báo, những lợi ích khác không thể nói cùng. Lại từ một người khuếch đại đến quốc gia xã hội, khiến cho xã hội an lành, thế giới hòa bình, có thể thấy lợi ích của ăn chay thật không thể tính đếm. 
Trong vô lượng lợi ích, tôi cho rằng lợi ích lớn nhất của ăn chay, phải là tăng trưởng lòng từ bi. Nghĩa là sao? Đại Trí Độ Luận nói: từ bi là gốc của Phật đạo. Nói rõ hơn một chút, người có lòng từ bi khả vọng thành Phật, làm pháp vương vô thượng cho tam thiên đại thiên thế giới, cho nên nói lợi ích lớn nhất của ăn chay là tăng trưởng lòng từ bi.
       
Nghĩa của từ bi là cho vui cứu khổ. Từ bi đến cực điểm. Đại từ đại bi tức đồng Như lai. Kinh Phạm Võng nói: “Người ăn thịt, đoạn dứt hạt giống Phật tính đại từ bi, hết thảy chúng sinh thấy đều tránh xa”.
Người ăn thịt sát sinh tự phì, đây chính là hành vi tàn nhẫn. Khuếch đại tâm tàn nhẫn này, có thể lợi kỷ hại tha [lợi mình, hại người], không việc ác nào mà không làm. Người ăn thịt, súc sinh thấy dáng, nghe mùi đều trốn chạy xa. Ví như kẻ đồ tể vào trong xóm, chó sủa giật hồi. Người ăn chay lòng nhân từ ngày một tăng trưởng, khuếch đại lòng từ, hết thảy chúng sinh tất đều yêu mến, đều muốn cho vui cứu khổ. Đây chính là nguyên lý từ bi căn bản của Phật đạo.
Sát sinh ăn thịt thật là ác nghiệp, tất phải thọ báo không còn nghi ngờ gì nữa. Có điều là thọ báo tùy theo tâm giết và cách giết tàn nhẫn hay không mà có nhanh chậm, nặng nhẹ, không thể nói một cách khái quát. Nếu sau khi sát sinh, sám hối tu thiện cũng có thể chuyển hậu báo thành hiện báo, trọng báo thành khinh báo. Tôi vì muốn để cho mọi người hiểu một cách thiết thực việc ác báo sát sinh ăn thịt, không ngại hiện thân thuyết pháp. Sơ lược cho mọi người nghe tôi trải qua việc thọ báo ăn thịt như thế nào.
Năm 18 tuổi, vì chống Nhật cứu nước, tôi đã rời ghế nhà trường, không hề do dự gia nhập hàng ngũ kháng chiến. Nhờ phước đức ông bà, chỉ làm thượng sĩ văn thư nửa năm đã được thăng quan. Từ đó, xa xỉ trong lương bổng. Trước khi tôi thoái hưu xuất gia, lương của tôi thuộc lương nghiệp vụ. Tục ngữ có câu: “Ở núi thì sống vào núi, ở nước thì sống vào nước”. Tôi tuy không đáng được một chữ, nhưng “làm quan được ăn lộc vua”, rốt cuộc tôi tiêu tiền như nước. Có tiền, tôi bèn ăn thịt uống rượu, tạo biết bao sát nghiệp, để rồi cả đêm trằn trọc bất an, do đó cảm thấy chán ớn tiền bạc. Sau xuất gia, không muốn thấy tiền, không muốn giữ tiền, quả thật chính do nguyên nhân này. 
Nhắc đến bản lĩnh ăn thịt uống rượu của tôi, tuy không nhiều lắm nhưng thật không vừa. Nói đến tửu lượng, đế trắng uống lần một hai chai chẳng ăn nhằm gì, ăn cá ăn thịt càng kinh người hơn. Hễ ngồi xuống là làm liền hai tiếng đồng hồ, ăn một hai cân thịt mỡ không thấy ớn. Tôi thích ăn thịt gà, thịt vịt nhất. Bữa ăn nào cũng có, nhưng ăn thế nào cũng không thấy ngán. Một năm ăn hết bao nhiêu sinh mạng chúng sinh, tôi không hề tính thử. 
Nhưng có một lần, chúng tôi đóng quân ở Khê Khẩu Áo, Định Hải, Chiết Giang. Lúc mới đến, các nơi phụ cận thôn trang này, đâu đâu cũng thấy gà vịt từng đàn. Mỗi ngày tôi đều nhờ cô chủ đi mua gà vịt giúp, bảo lính cần vụ giết thịt. Nhiều thì năm ba con, ít thì một hai con. Đóng quân ba tháng, mà gà vịt chu vi 5 dặm vuông bị chúng tôi ăn sạch. 
Có một chiều gió Đông Bắc lớn, tôi lại nhờ cô chủ đi mua gà giúp. Cô ta nói: “Ông còn muốn ăn nữa à! Gà vịt trong vòng 5 dặm vuông gần đây đều bị các ông ăn hết rồi, ông còn muốn ăn sao?”. Tôi nghĩ cô ta chắc vì sợ lạnh nên không muốn đi mua, do đó mới nói như vậy để trách tôi. Thế là tôi đích thân dẫn theo tên lính cần vụ, đảo một vòng qua các làng xung quanh, quả thật chẳng còn thấy con gà con vịt nào, tôi mới biết rằng mình đã ăn gà vịt nhiều như thế, bất giác giật mình, tôi đã tạo nghiệp sát quá lớn. 
Năm 1953, tôi quy y Phật. Sau khi đọc kinh hiểu rõ nhân quả, tôi cấp tốc ăn chay muốn chuộc tội trước. Theo tôi biết, tin Phật, ăn chay công khai ngay trong quân đội thì chỉ có mình tôi, nhưng trong lòng lại có cảm giác “hối hận không còn kịp”. Vì cầu một lòng sám hối và hoằng pháp lợi sinh, lấy công chuộc tội nên tôi quyết chí xuất gia. Có lẽ cũng nhờ niệm thiện ấy, mà sát nghiệp tôi tạo đời nay, may ra trọng báo trở thành khinh báo, hậu báo trở thành hiện báo. 
Hai ngày trước lễ Đoan Ngọ năm 1974, trong thất Vô Lượng Thọ ở chùa Liên Quang, Nam Đầu. 8 giờ sáng điểm chuông bắt đầu lạy Tịnh độ sám. Lúc đó tôi đã bế quan hơn ba năm rồi, lạy Tịnh độ sám cũng đã hơn 9 tháng. Lạy xuống lạy thứ nhất, tôi cảm thấy thân bỗng nhẹ hững. Đi về hướng Tây, đi chưa được mấy bước thì nghe sau lưng có rất nhiều tiếng gà vịt kêu, ngoái đầu lại nhìn chợt thấy gà vịt hàng ngàn con xếp thành ba hàng đuổi theo tôi. Nhìn theo hàng của chúng, ước phải hơn hai dặm mới thấy được điểm tụ tập của chúng. Trên quảng trường trạm Cổ Xa ở Nam Đầu, ở đó còn có cả heo, bò… sắp ngay hàng thẳng lối lên đường, nhìn ngược lại vào mình, trước ngực đang ôm một con vịt đang cạp cạp inh ỏi, những chúng sinh ấy một kêu một đáp. Thấy tình hình này, tôi nghĩ chúng đến tìm mình tính sổ rồi đây, bất giác thất kinh như tỉnh cơn mê. 
Sau khi tiếp tục lạy xong Tịnh độ sám, sợ quá tôi lâm trọng bệnh, bèn gõ chuông gọi cư sĩ hộ thất Lưu Văn Vũ kể hết tự sự, nhờ ông ta chu đáo cho tôi hơn, trong thời gian gần đây không đi đâu xa. Đâu ngờ ngay tối hôm đó, trượt té gãy chân trái ngay trong thất. Tuy mời Đông tây y trị liệu, tốn biết bao tiền của tín chúng, bản thân vẫn đau đớn nói không nên lời, chữa trị thế nào cũng không công hiệu, đến nỗi trở thành “pháp sư một cẳng”. Đây chính là nghiệp báo của tôi sát sinh ăn thịt. Tôi nay nói hết sự thật cho mọi người nghe. Tôi tuy hối hận đã quá muộn, nhưng mong mọi người lấy việc này của tôi làm gương. Mỗi người tự cảnh giác, những ai chưa ăn chay, hãy nhanh chóng giới sát ăn chay để tránh giẫm lên vết xe cũ của tôi.
Cuối cùng, ngoài khuyến cáo các vị phát tâm giới sát ăn chay, các vị còn nên tu tập pháp môn Tịnh độ nữa, niệm Phật cầu sinh Tây phương, mới được rốt ráo lìa khổ được vui. Trì trai và niệm Phật, cả hai song hành thì lưỡng phần trọn vẹn, nếu chỉ hành một phía cả hai đều thất. Vì sao? 
Bởi nếu ăn chay không niệm Phật, đời sau nhờ nhân trì trai quá khứ, được giàu sang vinh hiển. Tục ngữ nói: “Một ngày ăn chay, thiên hạ sát sinh không có ta”, huống hồ cả đời trường chay, phước báo ấy làm sao tính đếm? Có phước báo đương nhiên là điều tốt. Nhưng những kẻ giàu sang, hết 9 phần 10 không muốn tu hành, gọi là “giàu sang học đạo khó”. Người phú quý không biết tu tập, tất nhiên cuộc sống của họ chỉ hướng đến hưởng thụ sắc dục, ăn uống, vui chơi. Ăn thì một bữa ngàn mạng chúng sinh, sắc thì gian dâm nữ tú, vui chơi thì nhảy múa ca hò. Những ai sống cuộc sống này, chắc chắn đời sau đọa lạc trong ba đường dữ, sang đời thứ ba tất phải chịu khổ. Lại nếu những người niệm Phật không ăn chay, thì lúc lâm chung bị nghiệp lực chướng tế không được vãng sinh, lưu nhập vào trong bát bộ quỷ thần. Đây chính là sự tổn hại giữa ăn chay và niệm Phật chỉ hành một phía. 
Nếu đã ăn chay lại niệm Phật, tức hiện tiền thân tâm được kiện khang an lạc, lâm chung vãng sinh Tây phương, thấy Phật nghe pháp chứng tam bất thoái, cuối cùng viên chứng Vô thượng Bồ đề. Lợi ích của công đức ấy rộng lớn như pháp giới, cứu cánh như hư không, vô lượng vô biên không thể nghĩ nghì.
“Máu thịt tràn trề khen hợp miệng,
Đâu hay oán tắng sánh bằng non!
Thân ta chốn đó đang tâm nghĩ,
Ai dám cầm dao cắt thịt mình.
Xưa nay trong một bát canh,
Oán sâu như bể hận thành non cao,
Muốn hay nguồn gốc binh đao,
Lắng nghe lò mổ tiếng gào đêm thanh”.
Trích Ăn Chay – Sát sinh và Quả báo
Nguyên tác: Quảng Hóa – Lý Bỉnh Nam
Việt dịch: Thích Tâm Anh
Nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn

MA OAN NGHIỆT NHIỀU ĐỜI

Chánh văn:
Loại ma này chính là nghiệp chướng nhiều đời của ta. Bởi từ nhiều kiếp
đến nay, chúng ta bị luân hồi, quanh quẩn ở trong phàm vị, lầm tạo những nghiệp
chẳng trung, chẳng hiếu, chẳng nhân, chẳng nghĩa. Sát, đạo, dâm, vọng, tham, sân,
si, ái kết chặt những oan gia. Đời nay, chúng ta muốn học đại đạo lại gặp gỡ nó.
Nó luôn quấy nhiễu chẳng an, làm chướng ngăn việc tu hành, khiến chẳng thành
tựu được. Chúng ta phải hổ thẹn khẩn thiết cầu sám hối. Trông mong uy lực Tam
bảo gia hộ khiến những oan nghiệt nhiều đời đó, tự sẽ tiêu diệt, tự nó thối tan.
Lại, chúng ta phải phát nguyện lớn làm lợi ích tất cả chúng sanh, để mau
được quả vô lậu, chứng đạo Bồ-đề.
Là kẻ mới học tu Thiền phải tự sám hối và mãnh tỉnh lấy.
Giảng:
Loại thứ nhất là ma oan nghiệt. Ta thường nghe nói “oan oan tương trái”,
tức những nợ nần với nhau nhiều đời. Chữ nghiệt là nghiệt ngã, làm cho mình đau
khổ. Ma oan nghiệt nhiều đời chính là nghiệp chướng nhiều đời của ta. Nghiệp
chướng thì ai cũng có. Nhưng nghiệp là gì ? Là năng lực do thân khẩu ý của mình
tác động, khi đối duyên xúc cảnh nó bị bó buộc lại thành năng lực gọi là nghiệp.
Từ đó, nó hướng dẫn mình đi trong luân hồi sanh tử. Nói nghiệp chướng nhiều đời
của ta tức là loại ma oan nghiệt này.
Chúng sanh bị lẩn quẩn trong luân hồi là do loại ma oan nghiệt này dẫn.
Lầm tạo những nghiệp chẳng trung, chẳng hiếu, chẳng nhân, chẳng nghĩa, sát, đạo,
dâm, vọng, tham, sân, si, ái mà kết thành những oan gia. Loại ma oan nghiệt này
tất cả chỉ do hành động tạo tác của chúng ta. Cũng từ tâm không sáng suốt, cho
nên khi tiếp duyên xúc cảnh khởi những niệm lăng xăng điên đảo, rồi tạo nghiệp
tiếp nối, nhân quả trả vay. Từ thân, miệng, ý không làm chủ được, nên bị nó tác
động gây thành nghiệp, dẫn đi mãi trong luân hồi. Nguyên nhân chính là do mình
cố chấp. Trong cuộc sống hàng ngày khi đối duyên tiếp cảnh, gặp những chuyện
bực bội, nóng nảy khởi lên, ngay lúc đó ta cần phải tỉnh táo, buông bỏ đừng lao
theo thì sẽ làm chủ được loại ma này. Nếu lúc ấy mình giữ được tâm bình lặng
như như, thì những tác động từ bên ngoài sẽ không làm gì được.
Nếu tâm đã yên thì cảnh bên ngoài không làm gì được. Đó là mình đã làm
chủ. Nếu mình làm chủ được tức là đang tu thiền. Bởi vì thiền căn cứ từ tâm, nên
nói thiền là nói tâm. Tâm vốn thanh tịnh, lặng lẽ như như. Khi chúng ta sống được
với tâm, thì dù thiên ma, vạn quỷ cũng chẳng làm gì được mình. Một niệm khởi
lên mà buông được thì tỉnh táo, sáng suốt. Một trăm, một ngàn hình ảnh bên ngoài
khởi lên thì bên trong mình có cả trăm ngàn lực để buông, mà những lực đó cũng
không có hình thức gì cả. Đó là năng lực từ sức tỉnh do sống được với tâm. Tóm
lại ma này cũng từ tâm mình chưa sáng, là loại oan nghiệt của chính mình chứ không
từ bên ngoài. Từ chỗ chính mình không thật sự nhận ra, chưa sáng thì nói
ma là một cách nói, vì nó làm trở ngại việc tu của mình nên nói nó là ma.
Từ đây mà biết rằng, nếu mình bất trung thì đó chính là loại ma oan nghiệt
của mình. Do chưa làm chủ được mà gây nên. Nó không phải là cái gì của mình,
không phải là cái gì của ai. Khi hiểu rồi thì không còn đổ thừa nữa, lúc ấy có cơ
hội nhắm thẳng vào gốc của nó mà bổ. Ví dụ như mình lờ mờ, chưa nhận ra được
vọng tưởng cho nên mình tạo khẩu nghiệp. Bây giờ tỉnh táo sáng suốt, không chạy
theo vọng tưởng cho nên mình muốn nói gì là đã làm chủ được khẩu nghiệp, do đó
ma về khẩu nghiệp không có.
Đây là cách tu trực chỉ, rất giản dị. Ví dụ lâu nay chúng ta nóng nảy nhưng
xem kỹ thì đâu có gì là nóng đối với mình. Chúng ta nghiệm đối với loại ma này,
quay về pháp tu thiền tông theo sự chỉ dạy của Hòa thượng, một niệm dấy khởi
mình phải buông cho được. Tức là tập trung làm sao để mình không bị dẫn dắt
ngược xuôi bên ngoài và cũng không có những tăm tối, lầm lẫn bên trong. Không
có những cái đó thì tuệ giác hiện tiền. Tuệ giác hiện tiền thì định lực sung mãn.
Đây là pháp tu định tuệ hiện tiền. Chúng ta nói và làm trong sự tỉnh giác thì những
gì chung quanh không tác động đến chúng ta được. Cho nên nói và làm không bị
vướng, những suy nghĩ, tính toán, sắp đặt cũng không bị trở ngại.
Hằng ngày chúng ta sống được với tâm trong lặng ấy thì cảnh duyên bên
ngoài cũng bình lặng nên thơ. Ví như khi nhìn thấy cái hộp, cây bút… mọi vật đều
yên theo bản vị của nó, mình nói sao nó cũng không cải. Bởi vì mỗi cái đã ở trong
phần vị, chức năng, khuôn thước mà người đời sắp đặt cho nó rồi. Tự mỗi thứ
không có cái nào chống trái với cái nào và cũng không có cái nào cãi lại mình cả.
Bây giờ chúng ta muốn truy nguyên, cái hộp này có từ vọng tưởng hay từ
sự tỉnh táo của mình. Nếu không tỉnh thì sẽ phân tích cái hộp của Nhật làm tốt hơn
của Mỹ hay của Việt Nam v.v… Cái hộp này mình thảy ngoài kia hay bỏ trong tủ
vàng nó cũng không nói gì. Sở dĩ có vấn đề là do tâm mình, không phải tâm thật
mà những nghĩ ngợi tính toán phân biệt của tâm vọng. Nếu chúng ta sử dụng được
thật tâm thì rỗng rang sáng suốt, không hề nghĩ ngợi tính toán. Biết nó là duyên
hợp, mọi vật từ sự chế tạo của con người mà có hình thức và tác dụng như thế.
Mỗi pháp mỗi pháp hãy để nguyên bản vị của nó, đừng phân tích chia chẻ, thấy
chỉ biết thấy, chớ động đến, cả hai không dính nhau thì được an lạc.
Ma oan nghiệt cũng có từ sự ăn mặc, ngủ nghỉ, quan hệ bà con quyến thuộc,
sống chết, danh vị, tiền tài… Nếu không làm chủ được thì nợ nần chồng chất. Làm
chủ được thì tức thời ngay đó an lạc. Còn cứ dong ruổi ngược xuôi, vướng mắc rồi
oan nghiệt. Như trong kinh Phật nói tám thứ khổ trong đời: sanh, lão, bệnh, tử, oán
tắng hội khổ, ái biệt ly khổ, cầu bất đắc, ngũ ấm xí thạnh cũng từ oan nghiệt này
mà ra.
Phật dạy, tất cả chúng sanh đều có đức tướng Như Lai, tất cả chúng sanh
đều là Phật sẽ thành thì dù người thân hay sơ, nếu nhìn về mặt bản thể thì đều là
Phật sẽ thành. Nhìn thông suốt, sống được như vậy thì sẽ không có vấn đề gì.
Trong giới Bồ-tát có dạy người đã giết cha giết mẹ mình mà mình vẫn không báo
thù. Bởi vì lấy ân báo oán thì oán ấy tiêu tan, lấy oán báo oán thì cừu hận chất đầy.
Báo thù là không đúng với tinh thần Bồ-tát đạo. Đến đây e có nhiều người hiểu
lầm, nếu như vậy là bất hiếu. Nhưng suy cho cùng, lấy oán báo oán được lợi ích gì,
bao nhiêu oan trái sẽ kéo theo mãi không dừng. Vì vậy, nói đến chỗ chí đạo thì
phải buông bỏ như vậy. Tâm mà không oan nghiệt thì tất cả mọi người đều là Phật.
Đã là Phật thì không có oan nghiệt gì với nhau cả. Sung sướng biết bao nhiêu.
Người tu Phật hiểu được điều đó rồi thì rất sợ nhân quả. Sợ từng nhân nhỏ,
từng ý niệm. Người biết sợ, biết chuẩn bị như thế thì cuộc đời sẽ có nhiều tốt đẹp.
Nếu nhân quả được dàn dựng rõ ràng thì dù không có ông thánh nào hiện diện
tuyên dương chánh giáo nhưng thực sự đó là thời chánh pháp, thời đại sáng suốt,
tốt đẹp. Cuộc đời này cứ quay qua quay lại, rồi thêm thắc những dây mơ rễ má để
thành nợ nần, oan nghiệt với nhau. Nếu gở ra được thì an ổn, chứ không nói là
chứng đạo, sáng đạo hay gì gì cả. Một ngày sống một ngày tu, sự hiện diện của
mình đều là an ổn.
Trong điều một nói về ma oan nghiệt, chúng ta thấy quanh quẩn trong
phạm vi lầm tạo những nghiệp như chẳng trung, chẳng hiếu, chẳng nhân, chẳng
nghĩa, sát, đạo, dâm, vọng. Tức là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Nhân bất sát sanh, nghĩa
bất thâu đạo, lễ bất tà dâm, trí bất ẩm tửu, tín bất vọng ngữ. Người ta thường nói
mẫu mực cho đời sống là nhân nghĩa. Người tu thiền dù tu lâu, hay mới tu mà
tránh được loại ma oan nghiệt này là người nhân nghĩa bậc nhất. Giả dụ ngoài thế
gian có những người không hề học Phật, không hề tu hành, không hề đi chùa,
nhưng nhân nghĩa sáng ngời thì đó là bậc Bồ-tát, một con người mẫu.
Tóm lại để trị loại ma này thì phải tu tâm, mà tu tâm là tu thiền, tu thiền là
sống lại với đạo. Nói thiền cũng là nói tâm, nói tâm cũng là nói đạo. Nói đạo tức là
đạo lý mà chúng ta đang học, đang tu hành. Đối với loại ma này, thiền sinh chúng
ta cần phải biết mặt mày nó rõ ràng. Trong sinh hoạt hằng ngày chúng ta không
kết nghiệp với bất cứ loại nào. Đã không kết nghiệp với chúng thì ta là người đầy
đủ nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Trừ được loại ma này thì chúng ta là người đầy đủ nhân
nghĩa. Xã hội rất cần những con người này.
Đạo Phật xây dựng con người từ hạ tầng. Học được tâm quay về, nhận và
sống được với tâm. Tâm là đạo, đạo tức là thiền, thiền là giải thoát. Mình không
cần nói mình là thiền sinh, không nói mình tu thiền nhưng đời sống của mình
không vướng mắc gì cả, một cuộc sống tỏa khắp tức là thiền rồi. Làm công tác mà
không bị vướng mắc tức là thiền, thụ trai mà không vướng mắc tức là thiền. Người
được như vậy là sống trọn vẹn được với thiền, người đó là Thiền sư.
Chú:
Luân hồi tiếp nối, biển khổ mênh mang, chúng sanh trôi dạt, hạt bụi trời
không, kẻ chưa tỉnh làm thế nào nhận ra sự kiện này ! Ai là kẻ biết được ngày mai
của mình ra sao ? Và thấy được oan khiên túc trái của mình thế nào ? Có kẻ nghe
nói : “Tuổi thọ của ta sánh bằng trời đất”, liền bảo : Gớm thế ! Ta là quái gì mà
tuổi thọ thênh thang và mênh mang đến thế ! Người xưa nói : “Sanh như đắp chăn
bông, tử như cởi áo hạ” là đạo lý gì ? Thử nói xem ! Chỉ thêm một trường huyễn
mộng. Tuy nhiên, chỗ thênh thang và mênh mang này ít người vào, không ai chịu
nhận. Thì thôi ! Cứ rông chơi cho hết cuộc phong trần. Một lúc nào đó, quày đầu
nhìn lại đoạn nhân duyên phù trầm này, chắc y không khỏi một phen tan thân mất
mạng. Thế nhưng, nếu chưa phải là hạng đại lực lượng thì, phải ai khẩn sám hối,
nương uy lực vô song của Tam bảo, mọi mộng mơ phía trước tiêu tan. Đã thế, lại
cần phát đại nguyện như hư không, vào cõi huyễn, mặc áo huyễn, độ chúng sanh
huyễn, để hoàn thành Phật đạo như huyễn.
Khoái thay!
Đây là lời chú từ ma thứ nhất mà tôi chỉ nói một phần nào thôi. Thấy những
điều ma sự này rất cần thiết và là những yếu tố xây dựng những tu sĩ tương lai,
một người đầy đủ nhân nghĩa, mang đầy đủ chí cả đại từ đại bi của Phật đi vào
cuộc đời. Tuy nhiên, hiện tại chúng ta còn bị nhiều mắc mứu oan khiên. Muốn giải
trừ chúng ta phải thành khẩn sám hối cho mọi mộng mơ phía trước tiêu tan. Mặt
trời trí tuệ an ngự giữa trời không, rỗng rang sáng suốt.

Càng tránh xa oan gia càng tốt

  Khi mình đã tự xác  định ra con đường đi của mình , cho dù bị oan gia nguyền rủa , nói xấu , hãm hại mình vẫn khg care , vì họ nói xấu , hãm hại mình chẳng qua là  lợi dụng  mình khg được , nắm đầu mình quay khg được nên họ rất là tức tối và đi nói xấu mình thôi , mà khi làm việc thiện , nếu tâm của mình khg được vui , bị ép buộc làm , bị nổi sân thì phước đức đâu chẳng thấy , chỉ thấy cửa địa ngục mở rộng đón mình , nên phải biết khôn , làm việc thiện nào mà mình nhấm thấy mình sẽ khg bị nổi sân , giúp người nào  mà khi giúp xong , người ta vui vẻ , hết khổ thì mình nên giúp , còn giúp nhầm cái người chẳng biết ơn gì cả , mình có giúp xong người ta chẳng những khg vui mà còn muốn chửi , kiếm chuyện mình hoài thì tốt nhất là ......cách xa triệu ngàn cây số đi oan gia ....thề sẽ khg bao giờ gặp lại cho cả 2 cùng khỏe .....hôm nay quán chiếu được bao nhiêu ...hihi...hong biết mình suy nghĩ vậy có đúng khg nữa ?