Friday, June 13, 2014

Giải tỏa căng thẳng khi chăm sóc người bệnh Alzheimer's

Giới thiệu

Chăm sóc cho chính mình là một trong những cách quan trọng nhất để trở thành người chăm sóc khỏe mạnh. Hãy tự hỏi bản thân xem liệu bạn có đang dành quá nhiều thời gian để chăm sóc cho người thân mà lơ là sức khỏe, thể chất và tinh thần của chính bạn?

Nếu bạn nhận thấy không có đủ thời gian để chăm sóc cho chính mình, thì điều này có nghĩa là bạn đang mạo hiểm với chính bản thân và sức khỏe của mình.

Bạn có đi khám bác sĩ thường xuyên?
Hãy nhận thức được cơ thể bạn đang cần gì. Tình trạng kiệt sức, căng thẳng, mất ngủ và thay đổi vị giác hoặc hành vi phải được xem xét nghiêm túc. Việc bỏ qua các triệu chứng này có thể làm bạn suy giảm sức khỏe cả về thể chất và tinh thần.

Bạn có nhận sự giúp đỡ từ người khác?
Bạn không thể ôm đồm tất cả mọi việc. Cố gắng tự xoay sở mọi thứ một mình chỉ dẫn tới việc bạn suy sụp, chán nản và trách cứ người bệnh mà bạn đang chăm sóc.

Bạn có chia sẻ với người khác về cảm xúc của mình?
Bạn có thể nghĩ rằng không ai hiểu được những gì bạn đang trải qua. Việc kìm nén cảm xúc sẽ chỉ khiến cho bạn cảm thấy bị cách ly và trở nên lãnh cảm.

10 biểu hiện căng thẳng của người chăm sóc

  1. Phủ nhận tình trạng bệnh và ảnh hưởng của bệnh đối với người được chẩn đoán là mắc bệnh
    Con biết mẹ sẽ khỏe lại.
  2. Giận dữ với người mắc bệnh Alzheimer's hay những người khác; tức tối vì không có phương pháp điều trị dứt điểm và khó chịu với những người không hiểu chuyện gì đang diễn ra
    Nếu ông ta hỏi mình điều đó thêm một lần nữa, chắc mình sẽ phải hét lên quá!
  3. Rút lui không tham gia vào các nhóm bạn và hoạt động xã hội mà bạn từng yêu thích trước đây
    Mình chẳng còn muốn tụ tập với mấy bà hàng xóm nữa.
  4. Lo lắng về những điều mà sắp tới bạn phải đối mặt và không biết tương lai sẽ ra sao
    Điều gì sẽ xảy ra khi ba cần chăm sóc nhiều hơn sức lực của mình?
  5. Sự suy sụp bắt đầu làm bạn bớt nhiệt tình và ảnh hưởng đến khả năng đương đầu với thực tại của bạn
    Mình chẳng thiết điều gì nữa.
  6. Sự kiệt sức khiến bạn hầu như không thể hoàn thành các công việt thiết yếu hàng ngày
    Mình quá mệt mỏi, không làm nổi việc này nữa rồi.
  7. Mất ngủ vì có quá nhiều điều phải lo nghĩ
    Điều gì sẽ xảy ra nếu mẹ đi lang thang ra khỏi nhà, té và bị thương?
  8. Sự cáu kỉnh dẫn tới tâm trạng buồn rầu ủ rũ và là nguyên nhân của các phản ứng tiêu cực
    Để tôi yên!
  9. Sự thiếu tập trung khiến việc thực hiện các công việc quen thuộc trở nên khó khăn
    Tớ bận quá, tớ quên khuấy có cuộc hẹn với cậu.
  10. Các vấn đề về sức khỏe đang bắt đầu ảnh hưởng xấu, cả về mặt thể chất lẫn tinh thần
    Mình chẳng nhớ nổi lần cuối mình thấy vui vẻ là khi nào nữa.

10 cách để trở thành người chăm sóc khỏe mạnh


  1. Tiến hành chẩn đoán bệnh càng sớm càng tốt.
    Triệu chứng của bệnh Alzheimer's có thể xuất hiện từ từ. Việc lẫn tránh những hành vi khác thường của người thân khi họ trông có vẻ khỏe mạnh thì thật đơn giản. Nhưng thay vào đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi bạn thấy các dấu hiệu của bệnh.
  2. Tìm hiểu về các nguồn tài lực hỗ trợ sẵn có.
    Liên lạc với các nguồn lực hỗ trợ chăm sóc người bệnh Alzheimer's trong cộng đồng của bạn. Trung tâm chăm sóc ban ngày dành cho người lớn tuổi, người trợ giúp tại nhà, y tá chăm sóc tại nhà và dịch vụ cung cấp bữa ăn tận nhà (Meals on Wheels) là một vài trong số những dịch vụ hữu ích. Hãy bắt đầu với Chi hội Hiệp hội Alzheimer's ở địa phương bạn.
  3. Trở thành người chăm sóc chuyên nghiệp.
    Khi bệnh tình tiến triển, bạn cần trang bị cho mình các kĩ năng chăm sóc mới. Hiệp hội Alzheimer's có thể giúp bạn hiểu rõ hơn và ứng phó được với những thay đổi về hành vi và tính cách của người bệnh Alzheimer's.
  4. Tìm kiếm sự giúp đỡ.
    Tự mình làm mọi thứ sẽ khiến bạn nhanh chóng kiệt sức. Hãy tìm kiếm sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè và các nguồn lực khác trong cộng đồng. Nếu bạn e ngại khi yêu cầu được giúp đỡ, hãy để ai đó giúp bạn đứng ra kêu gọi mọi người. Các buổi họp mặt nhóm hỗ trợ, đường dây trợ giúp và cộng đồng mạng của Hiệp hội Alzheimer's là những nguồn tài nguyên hữu ích giúp bạn cảm thấy thoải mái và an tâm. Nếu bạn ngày càng căng thẳng, hãy đến gặp các chuyên gia để được giúp đỡ.
  5. Chăm sóc chính bản thân bạn.
    Hãy theo dõi chế độ ăn uống của bạn, chú ý rèn luyện sức khỏe và nghỉ ngơi nhiều hơn. Dành thời gian đi mua sắm, xem phim hay thăm bạn bè một cách trọn vẹn bằng cách tận dụng những lợi ích từ các dịch vụ cộng đồng như trung tâm chăm sóc ban ngày dành cho người lớn hay dịch vụ chăm sóc tại nhà. Để biết thêm thông tin về các dịch vụ chăm sóc y tế tạm thời, hãy liên lạc Chi hội Hiệp hội Alzheimer's ở địa phương bạn.
  6. Kiểm soát mức độ căng thẳng.
    Căng thẳng có thể dẫn đến các vấn đề về thể chất (thị lực giảm sút, đau bao tử, cao huyết áp) và thay đổi hành vi (cáu kỉnh, thiếu tập trung, chán ăn). Hãy lưu ý các triệu chứng của bạn. Sử dụng các phương pháp thư giãn phù hợp với bạn và hỏi ý kiến bác sĩ.
  7. Chấp nhận các thay đổi khi chúng xảy ra.
    Người mắc Bệnh Alzheimer's sẽ thay đổi cả hành vi lẫn nhu cầu. Người bệnh thường yêu cầu sự chăm sóc nằm ngoài khả năng của cá nhân bạn. Nên nghiên cứu kỹ lưỡng về các phương án chăm sóc để giúp cho các giai đoạn chuyển tiếp trở nên dễ dàng hơn; đồng thời, nên tận dụng sự giúp đỡ và hỗ trợ của những người xung quanh bạn.
  8. Lên kế hoạch tài chánh và pháp lý.
    Hãy lập kế hoạch từ trước. Gặp luật sư tư vấn để thảo luận về các vấn đề pháp lý và tài chánh, bao gồm quyền hạn lâu dài của người được ủy thác, di chúc và tín thác; chăm sóc sức khỏe trong tương lai, nhà cửa, và bảo hiểm y tế dài hạn. Nếu có thể và thích hợp, hãy khuyến khích người mắc bệnh Alzheimer's và các thành viên khác trong gia đình cùng tham gia.
  9. Hãy thực tế.
    Hãy ý thức rằng sự chăm sóc của bạn có thể tạo ra sự khác biệt. Cũng nên biết rằng, cho tới khi có phương thuốc điều trị hiệu quả, sự tiến triển của bệnh là điều không thể tránh khỏi. Nhiều hành vi sẽ nằm ngoài khả năng kiểm soát của bạn và người mắc bệnh Alzheimer's. Bạn có quyền đau buồn vì đành phải chấp nhận đầu hàng căn bệnh, nhưng cũng nên nhớ rằng bạn đã có những giây phút sống hết mình và lưu giữ ký ức đẹp trong bạn.
  10. Hãy khen ngợi chính mình, thay vì nuôi dưỡng cảm giác có lỗi.
    Đôi khi, bạn có thể mất kiên nhẫn và không chăm sóc người bệnh chu đáo như cách mà bạn mong muốn. Hãy nhớ rằng bạn đã cố gắng hết sức mình. Đừng mang trong mình cảm giác tội lỗi bởi vì bạn đã không thể làm gì hơn nữa. Người bệnh cần bạn, và bạn đã ở bên cạnh họ - điều đó rất đáng để bạn tự hào.
http://www.alz.org/asian/care/stress.asp?nL=VI&dL=VI

Các giai đoạn của bệnh Alzheimer's

Giới thiệu

Bệnh Alzheimer’s trở nên trầm trọng hơn theo thời gian. Các chuyên gia sử dụng thuật ngữ "giai đoạn" để mô tả mức độ biến chuyển về năng lực của người bệnh so với chức năng thông thường khi bệnh Alzheimer’s tiến triển.

Điều quan trọng cần lưu ý là các giai đoạn được đưa ra chỉ là những định hướng tổng quát và các triệu chứng có thể khác biệt rất nhiều. Không phải mọi người đều có triệu chứng giống nhau hoặc tiến triển bệnh ở tốc độ như nhau.

Cơ cấu 7 giai đoạn này dựa trên một hệ thống được phát triển bởi Tiến sĩ Y khoa Barry Reisberg, giám đốc lâm sàng của New York University School of Medicine's Silberstein Aging and Dementia Research Center.

Giai đoạn 1: Không có biểu hiện suy yếu
(chức năng bình thường)

Người bệnh khỏe mạnh, không gặp vấn đề gì về trí nhớ và không có biểu hiện rõ ràng nào khi được chuyên gia y tế thăm khám.

Giai đoạn 2: Sự suy giảm nhận thức rất nhẹ
(có thể là sự thay đổi bình thường theo tuổi tác hoặc là dấu hiệu sớm nhất của bệnh Alzheimer’s)

Người bệnh có thể cảm thấy trí nhớ của họ bị giảm sút, đặc biệt là họ hay quên các từ ngữ hoặc tên gọi quen thuộc, quên vị trí để chìa khóa, mắt kính hoặc các vật dụng thường ngày khác. Nhưng các vấn đề này không biểu hiện rõ khi được thăm khám hoặc không biểu hiện trước mặt bạn bè, gia đình hay đồng nghiệp.

Giai đoạn 3: Sự suy giảm nhận thức nhẹ

Bệnh Alzheimer’s giai đoạn đầu có thể được chẩn đoán trong một vài người, nhưng không phải tất cả, trường hợp có biểu hiện các triệu chứng này. Bạn bè, gia đình hoặc đồng nghiệp bắt đầu nhận ra sự bất thường. Vấn đề về trí nhớ hoặc sự tập trung có thể đo lường được qua xét nghiệm lâm sàng hoặc biểu hiện rõ khi được bác sĩ thăm khám cụ thể. Những khó khăn phổ biến bao gồm:
  • Gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tên hoặc từ ngữ, nghiêm trọng đủ để gia đình hoặc người thân chú ý
  • Giảm khả năng nhớ tên khi được giới thiệu với người mới
  • Thiếu hiệu quả trong môi trường làm việc hoặc xã hội, nghiêm trọng đủ để gia đình, bạn bè hoặc đồng nghiệp chú ý
  • Đọc một đoạn văn và ghi nhớ được ít dữ liệu
  • Làm mất hoặc thất lạc một vật có giá trị
  • Giảm khả năng lên kế hoạch hoặc tổ chức

Giai đoạn 4:Sự suy giảm nhận thức vừa phải
(giai đoạn đầu/nhẹ của bệnh Alzheimer’s)

Ở giai đoạn này, một cuộc thăm khám sức khỏe chu đáo sẽ phát hiện được những thiếu sót rõ ràng như sau:
  • Giảm khả năng hiểu biết về các việc gần đây hay những sự kiện hiện nay
  • Giảm khả năng thực hiện các phép tính đòi hỏi tư duy – ví dụ, đếm ngược từ 100 trong 7 giây
  • Giảm khả năng thực hiện các công việc phức tạp, như tiếp thị, lên kế hoạch ăn tối cho khách hàng hay thanh toán hóa đơn và quản lý tài chánh
  • Không nhớ rõ về tiểu sử cá nhân
  • Người bệnh có thể tỏ ra thờ ơ và lãnh đạm, đặc biệt trong bối cảnh đòi hỏi phải giao tiếp và tư duy

Giai đoạn 5: Sự suy giảm nhận thức tương đối nghiêm trọng
(giai đoạn giữa/vừa phải của bệnh Alzheimer's)

Các khoảng trống lớn trong trí nhớ và suy giảm chức năng nhận thức bắt đầu xuất hiện. Người bệnh cần được giúp đỡ trong các hoạt động thường ngày. Ở giai đoạn này, người bệnh có thể:
  • Khi khám sức khỏe, người bệnh không thể nhớ lại các chi tiết rất quan trọng như địa chỉ hiện tại, số điện thoại cá nhân, tên trường đại học hay trung học mà họ tốt nghiệp
  • Nhầm lẫn về nơi họ đang sinh sống hoặc về thứ, ngày trong tuần, mùa
  • Gặp khó khăn với các phép tính tư duy ít thử thách hơn; ví dụ như đếm ngược từ 40 trong 4 giây hoặc từ 20 trong 2 giây
  • Cần được giúp đỡ trong việc chọn quần áo thích hợp theo mùa hoặc sự kiện
  • Thường vẫn nhớ được các thông tin quan trọng về bản thân và biết tên mình cũng như tên của chồng/vợ hay con cái
  • Thường không cần sự giúp đỡ khi ăn hoặc sử dụng nhà vệ sinh

Giai đoạn 6: Sự suy giảm nhận thức nghiêm trọng
(giai đoạn giữa/tương đối nghiêm trọng của bệnh Alzheimer's)

Các khó khăn về trí nhớ tiếp tục trở nên nghiêm trọng hơn, sự thay đổi lớn về tính cách có thể xuất hiện và người bệnh cần giúp đỡ nhiều hơn trong các hoạt động quen thuộc hàng ngày. Ở giai đoạn này, người bệnh có thể:
  • Mất hoàn toàn ý thức về các hoạt động và sự kiện gần đây cũng như về môi trường xung quanh của họ
  • Không nhớ hết được tiểu sử bản thân, mặc dù nhìn chung họ vẫn nhớ tên mình
  • Thỉnh thoảng quên tên vợ/chồng hoặc người chăm sóc chính, nhưng nhìn chung, họ có thể phân biệt được người lạ và người quen
  • Cần giúp đỡ để mặc đồ đúng cách; khi không được giám sát, họ có thể mắc các lỗi như mặc chồng đồ ngủ bên ngoài quần áo ban ngày hoặc mang giày nhầm chân
  • Rối loạn chu kì thức/ngủ bình thường
  • Cần giúp đỡ khi đi vệ sinh (xả nước toilet, lau chùi và sử dụng giấy vệ sinh đúng cách)
  • Ngày càng gia tăng tình trạng tiêu tiểu không tự chủ
  • Tính cách thay đổi đáng kể và xuất hiện các triệu chứng về hành vi, bao gồm đa nghi và ảo tưởng (ví dụ, tin rằng người chăm sóc là kẻ lừa đảo); ảo giác (nhìn thấy hoặc nghe thấy những điều không có thật); hoặc các hành động lặp đi lặp lại mang tính thôi thúc như vò đầu bứt tai hay xé vụn giấy
  • Có khuynh hướng đi lang thang và bị lạc

Giai đoạn 7: Sự suy giảm nhận thức rất nghiêm trọng
(giai đoạn cuối/nghiêm trọng của bệnh Alzheimer's)


Đây là giai đoạn cuối của bệnh, lúc này người bệnh mất khả năng phản ứng với môi trường xung quanh, không thể tham gia trò chuyện và cuối cùng là không thể kiểm soát cử động. Họ vẫn có thể nói được các từ hoặc cụm từ.

Người bệnh ở giai đoạn này cần sự giúp đỡ trong rất nhiều hoạt động hàng ngày, bao gồm cả ăn uống và sử dụng nhà vệ sinh. Họ cũng có thể mất khả năng mỉm cười, tự ngồi xuống và ngẩng cao đầu. Các phản xạ trở nên bất thường. Cơ bắp dần dần cứng lại. Việc nuốt thức ăn ngày càng khó khăn.
http://www.alz.org/asian/about/stages.asp?nL=VI&dL=VI#stage5

Nghi ngờ, ảo giác và Alzheimer


  Một người bị bệnh Alzheimer có thể trở nên nghi ngờ những người xung quanh, thậm chí cáo buộc người khác trộm cắp, hoặc hành vi không thích hợp khác. Trong khi những cáo buộc có thể gây tổn thương, hãy nhớ rằng căn bệnh này đang gây ra những hành vi và cố gắng không để có hành vi phạm tội.

Ảo tưởng (niềm tin vững chắc trong những điều không có thực) có thể xảy ra ở giữa đến cuối giai đoạn bệnh Alzheimer. Nhầm lẫn và mất trí nhớ - chẳng hạn như không có khả năng nhớ người hoặc đối tượng nào đó - có thể đóng góp vào những niềm tin không đúng sự thật. Một người bị bệnh Alzheimer có thể tin rằng một thành viên gia đình là ăn cắp tài sản của mình hoặc rằng mình đang được theo sau bởi cảnh sát. Mặc dù không có căn cứ trong thực tế, tình hình là rất thực tế cho người bị mất trí nhớ. Hãy nhớ rằng một người bị mất trí nhớ đang cố gắng để làm cho tinh thần của thế giới của mình với suy giảm chức năng nhận thức.

Một ảo tưởng không phải là điều tương tự như một ảo giác. Trong khi ảo tưởng liên quan đến niềm tin sai lầm, ảo giác là nhận thức sai lầm của các đối tượng hay sự kiện mà là cảm giác trong tự nhiên. Khi cá nhân bị bệnh Alzheimer có một ảo giác, họ thấy, nghe, ngửi, nếm, thậm chí cảm thấy một cái gì đó không phải là thực sự ở đó.

Thay đổi phổ biến trong hành vi
Nhiều người thấy những thay đổi trong hành vi gây ra bởi bệnh Alzheimer là hiệu ứng khó khăn nhất và đau khổ của bệnh. Nguyên nhân chính của triệu chứng hành vi là sự suy giảm tiến bộ của tế bào não. Tuy nhiên, thuốc men, ảnh hưởng môi trường và một số điều kiện y tế cũng có thể gây ra các triệu chứng hoặc làm cho họ tồi tệ hơn.

Trong giai đoạn đầu, mọi người có thể trải nghiệm hành vi và tính cách thay đổi chẳng hạn như:

Khó chịu
Lo lắng
Trầm cảm
Trong giai đoạn sau, các triệu chứng khác có thể xảy ra bao gồm:

Tức giận
Kích động
Xâm lăng
Cảm xúc buồn khổ chung
Vụ nổ vật lý hoặc bằng lời nói
Bồn chồn, nhịp, băm nhỏ hoặc giấy mô
Ảo giác (nhìn, nghe hoặc cảm thấy những thứ không thực sự ở đó)
Ảo tưởng (giữ vững niềm tin vào những điều không đúng sự thật)
Rối loạn giấc ngủ.

Ai mà ở chung chịu đựng được với mấy người bị bệnh này thì sẽ mau thành Phật lắm , còn đạo lực yếu chịu khg nổi thì sẽ lăn ra bị bệnh ung thư , ngất ngư tím lịm cả người hết xong  rồi lăn ra ngáp ngáp hơi tàn   ...hic....

How to deal với người mắc bệnh này : 

Lắng nghe những gì đang gây phiền toái người, và cố gắng tìm hiểu thực tế đó. Sau đó là yên tâm, và để cho người biết bạn quan tâm.
Không tranh luận hoặc cố gắng thuyết phục. ( cái này rất quan trọng , mình mà cố gắng thuyết phục sẽ bị wánh phù mỏ lun ...hic...)
Cho phép các cá nhân để thể hiện ý tưởng. Thừa nhận ý kiến ​​của mình.
Cung cấp một câu trả lời đơn giản.
Chia sẻ suy nghĩ của bạn với các cá nhân, nhưng giữ cho nó đơn giản. Không áp đảo người với lời giải thích dài dòng hay lý do.
Chuyển trọng tâm đến hoạt động khác.
Tham gia vào các cá nhân trong một hoạt động, hoặc yêu cầu giúp đỡ với một việc vặt.
Sao chép bất kỳ mặt hàng bị mất. ( nghĩa là mua 1 chục bộ đồ y chang hết , lỡ mất bộ đồ này mình thế bộ khác vô liền ...hic...)
Nếu người thường tìm kiếm một mặt hàng cụ thể, có một số có sẵn. Ví dụ, nếu cá nhân là luôn luôn tìm kiếm ví của mình, mua hai cùng loại.

Không được buồn bã.
Được tích cực và yên tâm. Nói chậm trong một giai điệu mềm mại.
Hạn chế phiền nhiễu.
Môi trường xung quanh của người kiểm tra, và thích ứng với họ để tránh những tình huống tương tự.
Hãy thử một hoạt động thư giãn.
Sử dụng âm nhạc, xoa bóp hoặc tập thể dục để giúp làm dịu người.
Chuyển trọng tâm đến hoạt động khác.
Tình hình hay hoạt động ngay lập tức có thể đã vô tình gây ra những phản ứng tích cực. Hãy thử một cái gì đó khác nhau.
Giảm mức độ nguy hiểm.

 Người bệnh có những hành vi hung hăng có thể bằng lời nói hoặc thể chất. Họ có thể xảy ra đột ngột, không có lý do rõ ràng, hoặc là kết quả của một tình huống bực bội. Trong khi sự tấn công có thể được khó khăn để đối phó với, sự hiểu biết rằng người bị bệnh Alzheimer hoặc mất trí nhớ là không hành động theo cách này trên mục đích có thể giúp đỡ.
Đánh giá mức độ nguy hiểm - cho chính mình và những người bị bệnh Alzheimer. Bạn thường có thể tránh tác hại bằng cách lùi lại và đứng cách xa người. Nếu người đứng đầu ra khỏi nhà và xuống đường, quyết đoán hơn.
Tránh sử dụng hạn chế hoặc lực lượng.
Trừ khi tình hình nghiêm trọng, tránh chất giữ hay kiềm chế con người. Người đó có thể trở thành thất vọng hơn và gây ra thiệt hại cá nhân.

Nguyên nhân
Giận dữ và tấn công người khác  có thể được gây ra bởi nhiều yếu tố bao gồm khó chịu về thể chất, các yếu tố môi trường và giao tiếp kém. Nếu người bị bệnh Alzheimer là tích cực, hãy xem xét những gì có thể được góp phần vào sự thay đổi trong hành vi.

Nguyên nhân chính của triệu chứng hành vi liên quan đến mất trí nhớ là sự suy giảm tiến bộ của các tế bào não, nhưng các yếu tố khác - như đau - cũng có thể gây ra triệu chứng hoặc triệu chứng làm cho tồi tệ hơn.

Khó chịu về thể chất

Là người có thể cho bạn biết rằng người đó đang trải qua đau đớn thể xác? Nó không phải là không phổ biến cho người bị bệnh Alzheimer hoặc dementias khác để có đường tiểu hoặc nhiễm trùng khác. Do mất chức năng nhận thức của họ, họ không thể nói rõ hoặc xác định nguyên nhân của sự khó chịu về thể chất và, do đó, có thể thể hiện nó thông qua chỉ hung bạo.
Là người mệt mỏi vì nghỉ ngơi hoặc ngủ không đầy đủ?
Được loại thuốc gây tác dụng phụ? Tác dụng phụ đặc biệt là khả năng xảy ra khi các cá nhân đang uống nhiều loại thuốc cho một số điều kiện sức khỏe không?


Thursday, June 12, 2014

Cà ri chay



Lâu lắm rồi CN khg có nấu cà ri chay  vì mình khg thích món này  :)  Nhưng "củng bởi tại "  :) mấy đòn chả chay  làm hơi cứng nên đem nấu cà ri cho nó mềm lại dễ ăn chút . Mà sao bột mì căn CN khg thích ăn lắm , ăn tàu hủ vậy mà ngon hơn  .  CN mua khoai môn cắt cục vuông vuông rồi đem deep fried , sau đó thả vô nồi cà ri , nấu ra chỉ thích ăn khoai và nước  :)

   Nhà khg có bánh mì nên ăn với bún , nên mình nêm nước hơi mặn chút , chan vô bún là vừa ăn , tới khi ăn với bánh mì thì  thêm soda dừa và nước vô thêm cho lạt bớt , CN nấu đại ăn thấy được lắm , lục tủ ra có tới 4 loại cà ri , đem ra nếm thử thì thấy cái hiệu cà ri nị Ấn Độ  $2.69  / 1 hủ  nhỏ nhỏ , ngửi mùi thấy thơm dịu  ngon , còn càri xanh sau thấy kỳ kỳ nên mình khg có nấu . Sau đó CN cho thêm tá lả hết vậy mà ra nồi cà ri thơm ngon lắm , CN cho thêm bột nghệ , bột hồi , ngũ vị hương , bột sả , bột củ hành , bột gừng.... vậy mà ra nó thơm ngon lắm nghen , mình khg ngờ luôn ...hehe.... nhiều lúc bỏ tùm lum vô , sau đó ăn khg nổi bỏ nguyên nồi lun , có đợt này sau hên thế  :) , mình đem chả chay xào với dầu ăn cho thơm , sau đó mới đổ nước lạnh vô , nêm nếm vừa ăn , sau cùng là cho nước cốt dừa hiệu chef choice vào 1 lon , nó béo qúa chừng luôn , ăn với bún cũng OK lắm .


Hôm qua đi Lowes  thấy bán  chậu nhỏ , để cái tên là basil , mình hái lá ngửi thử thì thấy nó thơm mùi xả lắm , thì ra là cây kinh giới   :) rinh  1 chậu về trồng luôn , sẵn mua luôn để mắc công chạy đi xin làm biếng qúa  :) 

Nấu xong mệt qúa chả muốn ăn tí nào , nhưng đói bụng qúa thôi làm nửa tô , ngày mai ăn lại chắc là ngon hơn hôm nay .  Bào bắp cải mỏng mỏng ăn ngon hơn là ăn với dá  . Chả chay ăn khg nổi mình đem chấm với muối tiêu chanh , nhờ vậy mới ăn hết vài cục chả chay  :)  Quảng  cáo cái kiểu như mình chắc nồi cà ri chay này ế  qúa  :) ( Báo cáo : ăn xong thấy cái bụng mình nó ấm lắm , hong biết nhờ bột gừng hay nhờ bột cà ri nữa ..... hay là  nhờ mình trùm mền ngay cái bụng ...hi1hí...)

À , mình quên cho lá chanh tươi hay lá chanh thái vô nấu chung luôn , nước soup ra  thơm lắm nghen , ngày mai mới bỏ " lá chanh thái lan " vô mới được  .

Nghiên cứu tại Đại học Oregon (Mỹ) mới đây cho thấy hoạt chất curcumin trong bột cà ri thường được các bà nội trợ dùng trong nấu ăn có thể làm tăng đáng kể hàm lượng protein giúp tăng cường hệ miễn dịch. Nó giúp cơ thể chống lại vi khuẩn và virus, kể cả vi khuẩn gây bệnh lao, cho dù cơ thể chúng ta chưa từng phơi nhiễm với loại vi khuẩn này.
Trong nghiên cứu của mình, Giáo sư Adrian Gombart phát hiện curcumin có thể làm tăng hàm lượng chuỗi axít amin kháng khuẩn có tên cathelicidin gần gấp 3 lần. Giáo sư Gombart cho biết: “Curcumin thường được dùng trong chế biến món ăn với hàm lượng tương đối thấp. Tuy nhiên, rất có khả năng việc dùng thường xuyên loại gia vị này trong thời gian dài sẽ có lợi cho sức khỏe và giúp chống lại tình trạng viêm nhiễm, đặc biệt là ở bao tử và đường ruột”. Theo ông,nghiên cứu này có thể mở ra hướng đi mới trong việc phát triển các liệu pháp điều trị các chứng viêm nhiễm.

Ngoài ra, nghiên cứu còn phát hiện curcumin – hoạt chất từ lâu đã được khẳng định là có đặc tính chống ôxy hóa giúp phòng ngừa các bệnh như tim mạch và ung thư.



 Củ nghệ mà đem chà lên cái nồi đất sét lâu năm  thì trị  được nhiều bệnh lắm nha các bạn , vì mình nghe ông chồng mình nói hồi xưa  tị nạn ở đảo lúc đi vượt biển , có ông kia người Campuchia , ổng chuyên môn đi hái thuốc nam trong rừng rồi về " mài " vô cái cục đất gì đen thùi lùi à , vậy mà trên đảo ai bị bệnh gì lại ổng cho uống 1 chén thuốc đen ngòm thấy ghê  vậy  mà hết bệnh , nhất là trẻ em nóng sốt cao độ , ổng cho uống xong là hết bệnh liền , hay lắm , sau này CN nghe mấy Thầy giảng nói  nồi đất hay đi chân đất rất là tốt , đừng thấy " đất  " tầm thường vậy rồi chê nghen , nó có công dụng gì bí hiểm lắm mà trị hết bệnh đó , nhất là con nít nhỏ , cho nó chơi bò lăn bò lết ở ngoài sân c vậy mà mấy ẻm khoẻ mạnh trùi trụi , nhưng nhớ coi chừng  mấy "con tick từ  deer " nha ..... con mình đứa đầu tiên mình kỹ qúa ẻm bệnh hoài , tới mấy đứa sau mình rút kinh nghiệm thả lăn lóc chơi dưới đất ,  dưới cát vậy mà mấy ẻm mạnh trùi trụi  , nó lạ đi vậy đó  :)