Hồi xưa lúc ở Sài Gòn mình đi tập mỗi buổi sáng ở trường dạy thể dục thẩm mỹ , tập y chang những động tác này và rất có kết qủa , lúc đó cái eo của mình size 0 đó ( hic , just kidding ) , còn cô giáo dạy thì cái eo của cô ấy chút xíu xiu , vì cô ấy dạy và tập theo cả nữa ngày cho nên mới được eo thon gọn rất đẹp :)
Monday, December 30, 2013
Sunday, December 29, 2013
Children Are Quick
8:59:00 PM
bài mới, Chia sẻ kinh nghiệm
TEACHER: Why are you late?
STUDENT: Class started before I got here.
____________________________________
TEACHER: John, why are you doing your math multiplication on the floor?
JOHN: You told me to do it without using tables.
__________________________________________
TEACHER: Glenn, how do you spell 'crocodile?'
GLENN: K-R-O-K-O-D-I-A-L'
TEACHER: No, that's wrong
GLENN: Maybe it is wrong, but you asked me how I spell it.
(I Love this child)
____________________________________________
TEACHER: Donald, what is the chemical formula for water?
DONALD: H I J K L M N O.
TEACHER: What are you talking about?
DONALD: Yesterday you said it's H to O.
__________________________________
TEACHER: Winnie, name one important thing we have today that we didn't have ten years ago.
WINNIE: Me!
__________________________________________
TEACHER: Glen, why do you always get so dirty?
GLEN: Well, I'm a lot closer to the ground than you are.
_______________________________________
TEACHER: Millie, give me a sentence starting with ' I. '
MILLIE: I is..
TEACHER: No, Millie..... Always say, 'I am.'
MILLIE: All right... 'I am the ninth letter of the alphabet.'
________________________________
TEACHER: George Washington not only chopped down his father's cherry tree, but also admitted it.
Now, Louie, do you know why his father didn't punish him?
LOUIS: Because George still had the axe in his hand.....
______________________________________
TEACHER: Now, Simon , tell me frankly, do you say prayers before eating?
SIMON: No sir, I don't have to, my Mum is a good cook.
______________________________
TEACHER: Clyde , your composition on 'My Dog' is exactly the same as your brother's..
Did you copy his?
CLYDE : No, sir. It's the same dog.
(I want to adopt this kid!!!)
___________________________________
TEACHER: Harold, what do you call a person who keeps on talking when people are no longer interested?
HAROLD: A teacher
Saturday, December 28, 2013
Loại dầu ăn này tốt
11:28:00 PM
Ẩm thực chay, bài mới, Món chiên xào
Hôm trước đi Costco , thấy loại dầu ăn này người ta bày ra quảng cáo , nhìn kỹ chai dầu thấy có thể chiên được độ nóng tới 500° F , no cholesterol , ăn loại dầu này cho mỡ tốt , khg giống như những loại dầu ăn khác cho ra mỡ xấu , ăn nhiều qúa sẽ bị nghẽn tim :) Mà loại dầu ăn này chiên ra thấy đồ ăn béo lắm nha , rất là béo và ngon , trái bơ này cho ra mỡ bảo hoà , giúp trí nhớ nữa đó , vì hôm bửa mình xem trong đài số 12 , ông bác sĩ Mỹ dạy cách ăn uống rất hay , mình có nghe ổng đề cập tới trái bơ chín chứ khg có nghe nói tới cái vụ Avocano Oil này . Để mình ăn thử loại dầu ăn này 1 thời gian rồi đi thử máu lại xem có bị gì khg ? hic
Thursday, December 26, 2013
HT Thích Thanh Từ dạy cách tu quán chiếu
6:58:00 PM
bài mới, HT. Thanh Từ, Phật pháp
Quán có hai:
1.- Tu Quán
1.- Tu Quán
- Tâm ở trong định dùng tuệ phân biệt quán tướng hơi thở ra vào vi tế như gió trong hư không; da, thịt,
gân, xương v.v. ba mươi sáu vật trong thân không thật như bẹ cây chuối; tâm thức vô thường sanh diệt
từng sát-na, không thật có ta và người; thân tâm và sự nhận chịu đều không tự tánh; đã không có người thì
định nương vào đâu? Ấy gọi là tu Quán.
2.- Chứng Quán
- Khi quán như trên, biết hơi thở ra, vào khắp các lỗ chân lông, tâm nhãn mở sáng thấy ba mươi sáu vật và
các loài trùng trong thân, toàn thân trong ngoài đều bất tịnh, biến đổi từng sát-na, tâm sanh buồn mừng
được Tứ niệm xứ, phá tứ điên đảo, gọi là chứng Quán. Quán tướng đã phát, tâm duyên quán cảnh phân biệt phá dẹp, biết niệm lưu động không phải đạo chân thật; khi ấy nên xả Quán, tu Hoàn.
Hoàn có hai:
1.- Tu Hoàn
- Ðã biết Quán từ tâm sanh, hoặc từ phân tích cảnh sanh đều không hợp bản nguyên, phải phản quán, quán
lại tâm năng quán. Tâm quán này từ đâu mà sanh? Là từ quán tâm sanh hay từ không quán tâm sanh? Nếu
từ quán tâm sanh tức đã có quán, nay thật không phải thế. Vì sao? Vì ba pháp Sổ Tức, Tùy Tức, Chỉ trước
chưa có pháp nào là Quán. Nếu từ không quán tâm sanh, cái không quán tâm diệt rồi mới sanh hay không
diệt mà sanh? Nếu không diệt mà sanh tức hai tâm đồng có. Nếu diệt rồi mới sanh, nó đã diệt mất thì không
thể sanh quán tâm được. Nếu chấp cũng diệt cũng không diệt sanh, cho đến không diệt không không diệt
sanh đều không thể được. Phải biết quán tâm vốn tự không sanh, bởi không sanh cho nên không có, không
có nên tức là không, không nên không có quán tâm. Nếu không có quán tâm thì đâu có quán cảnh. Cảnh và
trí cả hai đều mất là lối trọng yếu để trở về nguồn vậy. Ðó gọi là tu Hoàn.
2.- Chứng Hoàn
- Tâm tuệ khai phát, không gia công lực mà tự thầm vận chuyển hay phá dẹp phản bổn hoàn nguyên, gọi là
chứng Hoàn. Hành giả phải biết, nếu rời cảnh trí muốn về không cảnh trí, không khỏi sự trói buộc của cảnh
trí, vì còn theo hai bên vậy. Khi ấy, nên xả Hoàn an tâm nơi Tịnh đạo.
TRỊ BỆNH _ HT Thanh Từ
Hành giả chuyên tâm tu hành, hoặc tứ đại có bệnh là vì dùng quán tâm, quán hơi thở kích động bệnh cũ
phát khởi. Hoặc không khéo điều hòa ba việc - thân, tâm, hơi thở - trong, ngoài có chỗ sai suyễn, cho nên
có bệnh hoạn. Phàm phương pháp tọa thiền nếu khéo dụng tâm thì bốn trăm lẻ bốn bệnh tự nhiên lành, nếu
dụng tâm sai suyễn thì bốn trăm lẻ bốn bệnh nhân đó phát sanh. Thế nên, nếu tự tu hay dạy người tu, phải
khéo biết gốc bệnh, phải khéo biết phương pháp dùng nội tâm trị bệnh trong lúc tọa thiền. Một phen phát
bệnh chẳng những chướng ngại sự tu hành, còn lo mất mạng là khác.
Nay nói về pháp trị bệnh có hai ý:
1. Tướng bệnh phát khởi.
2. Phương pháp trị bệnh.
1. Tướng bệnh phát khởi:
Bệnh phát tuy có nhiều cách, lược nói không ngoài hai thứ:
Tướng bệnh do tứ đại tăng giảm:
Nếu địa đại tăng thì mắc bệnh thủng kiết trầm trọng, thân thể khô gầy, như thế một trăm lẻ một bệnh sanh.
Nếu thủy đại tăng thì đàm ấm dẫy đầy, ăn uống không tiêu, đau bụng, hạ hơi v.v... một trăm lẻ một bệnh
sanh. Nếu hỏa đại tăng thì chợt lạnh, chợt nóng toàn thân đau nhức, hôi miệng, đại tiểu không thông v.v...
một trăm lẻ một bệnh sanh. Nếu phong đại tăng thì thân thể lơ lửng như treo trên không, lăn lộn đau nhức,
phổi sưng thở gấp, ụa mửa mệt lã, như thế v.v... một trăm lẻ một bệnh sanh. Cho nên trong kinh nói: "Một
đại không điều hòa thì một trăm lẻ một bệnh sanh, tứ đại không điều hòa thì bốn trăm lẻ bốn bệnh đồng
khởi". Tứ đại phát bệnh mỗi thứ có tướng mạo của nó, chính trong khi ngồi thiền và trong khi mộng phải
khảo sát cho rõ.
b) Tướng ngũ tạng sanh bệnh:
Từ tim sanh bệnh thì thân thể nóng, lạnh, đầu nhức, miệng khô v.v... vì tim là chủ về miệng. Từ phổi sanh
bệnh thì thân thể mập phù, tứ chi mỏi mê, mũi nghẹt v.v... vì phổi chủ về mũi. Từ gan sanh bệnh trong lòng
thường không vui, buồn rầu, thương lo, giận hờn, đầu nhức, mắt mờ v.v... vì gan chủ về con mắt. Từ lá lách
sanh bệnh thì thân thể và trên mặt nổi phong khắp cả, ngứa ngáy đau nhức, ăn uống không ngon v.v... vì lá
lách chủ về lưỡi. Từ trái cật sanh bệnh thì ở cổ sanh nấc cục, bụng no, lỗ tai bùng v.v... vì trái cật chủ về lỗ
tai. Năm tạng sanh bệnh rất nhiều, mỗi cái có tướng của nó, phải xem xét trong khi ngồi thiền và trong
mộng thì biết được.
Như thế nguyên nhân sanh bệnh của tứ đại, ngũ tạng không phải một, tướng bệnh rất nhiều không thể nói
hết. Hành giả nếu muốn tu pháp môn Chỉ, Quán để thoát ly sanh tử, phải khéo biết nguyên nhân sanh bệnh.
Hai thứ bệnh này nguyên nhân chung là do trong và ngoài phát động. Hoặc do dụng tâm không điều hòa,
quán hạnh sai lạc, hoặc do khi pháp định phát sanh không biết giữ gìn đến khiến tứ đại, ngũ tạng sanh
bệnh, ấy là tướng bệnh do bên trong phát khởi.
Lại nữa, có ba thứ nhân duyên khiến người mắc bệnh:
1. Tứ đại, ngũ tạng tăng giảm khiến người mắc bệnh như đã nói ở trên. 2. Quỉ thần gây nên khiến người
mắc bệnh.
3. Nghiệp báo khiến người mắc bệnh.
Những bệnh như thế, mới mắc phải sớm trị rất dễ được lành, nếu để qua thời gian lâu bệnh thành thục, thân
gầy bệnh nặng, chữa trị rất khó lành.
2. Phương pháp trị bệnh:
Ðã rõ nguyên nhân phát bệnh, cần tạo phương pháp trị bệnh. Phương pháp trị bệnh có nhiều cách, tóm lược
không ngoài hai phương tiện Chỉ và Quán.
Thế nào dùng Chỉ trị bệnh? Có thầy nói: "Phải an tâm ngưng tại chỗ bệnh, tức là bệnh lành. Tại sao? Vì tâm
là chủ của thân quả báo trong một thời kỳ, ví như vua đến chỗ nào thì bọn trộm cướp đều tan sạch". Lại có
thầy bảo: "Dưới rốn một tấc gọi là đơn điền, nếu ngưng tâm tại chỗ này không tán loạn, trải qua thời gian
lâu đa số bệnh đều dứt". Có thầy bảo: "Thường ngưng tâm dưới chân, bất luận đi, đứng, nằm hay nghỉ liền
trị được bệnh. Vì cớ sao? Vì người do tứ đại không điều hòa cho nên sanh các bệnh, đó là do tâm thức duyên
lên trên khiến tứ đại không điều hòa. Nếu an tâm ở dưới thì tứ đại tự nhiên điều hòa, các bệnh đều lành".
Dùng Quán trị bệnh. Có thầy nói: Dùng Quán tâm tưởng sáu thứ hơi thở trị bệnh, tức là dùng Quán trị bệnh.
Thế nào là sáu thứ hơi thở? Nghĩa là: suy, hô, hy, ha, hư, hứ. Sáu thứ hơi thở này đều do trong lưỡi, miệng
và tâm tưởng phương tiện chuyển động mà thành, phải dùng đều đều nhẹ nhẹ. Bài tụng chép:
Tâm thuộc về ha, thận thuộc suy,
Tỳ ho phổi hư tánh đều biết,
phát khởi. Hoặc không khéo điều hòa ba việc - thân, tâm, hơi thở - trong, ngoài có chỗ sai suyễn, cho nên
có bệnh hoạn. Phàm phương pháp tọa thiền nếu khéo dụng tâm thì bốn trăm lẻ bốn bệnh tự nhiên lành, nếu
dụng tâm sai suyễn thì bốn trăm lẻ bốn bệnh nhân đó phát sanh. Thế nên, nếu tự tu hay dạy người tu, phải
khéo biết gốc bệnh, phải khéo biết phương pháp dùng nội tâm trị bệnh trong lúc tọa thiền. Một phen phát
bệnh chẳng những chướng ngại sự tu hành, còn lo mất mạng là khác.
Nay nói về pháp trị bệnh có hai ý:
1. Tướng bệnh phát khởi.
2. Phương pháp trị bệnh.
1. Tướng bệnh phát khởi:
Bệnh phát tuy có nhiều cách, lược nói không ngoài hai thứ:
Tướng bệnh do tứ đại tăng giảm:
Nếu địa đại tăng thì mắc bệnh thủng kiết trầm trọng, thân thể khô gầy, như thế một trăm lẻ một bệnh sanh.
Nếu thủy đại tăng thì đàm ấm dẫy đầy, ăn uống không tiêu, đau bụng, hạ hơi v.v... một trăm lẻ một bệnh
sanh. Nếu hỏa đại tăng thì chợt lạnh, chợt nóng toàn thân đau nhức, hôi miệng, đại tiểu không thông v.v...
một trăm lẻ một bệnh sanh. Nếu phong đại tăng thì thân thể lơ lửng như treo trên không, lăn lộn đau nhức,
phổi sưng thở gấp, ụa mửa mệt lã, như thế v.v... một trăm lẻ một bệnh sanh. Cho nên trong kinh nói: "Một
đại không điều hòa thì một trăm lẻ một bệnh sanh, tứ đại không điều hòa thì bốn trăm lẻ bốn bệnh đồng
khởi". Tứ đại phát bệnh mỗi thứ có tướng mạo của nó, chính trong khi ngồi thiền và trong khi mộng phải
khảo sát cho rõ.
b) Tướng ngũ tạng sanh bệnh:
Từ tim sanh bệnh thì thân thể nóng, lạnh, đầu nhức, miệng khô v.v... vì tim là chủ về miệng. Từ phổi sanh
bệnh thì thân thể mập phù, tứ chi mỏi mê, mũi nghẹt v.v... vì phổi chủ về mũi. Từ gan sanh bệnh trong lòng
thường không vui, buồn rầu, thương lo, giận hờn, đầu nhức, mắt mờ v.v... vì gan chủ về con mắt. Từ lá lách
sanh bệnh thì thân thể và trên mặt nổi phong khắp cả, ngứa ngáy đau nhức, ăn uống không ngon v.v... vì lá
lách chủ về lưỡi. Từ trái cật sanh bệnh thì ở cổ sanh nấc cục, bụng no, lỗ tai bùng v.v... vì trái cật chủ về lỗ
tai. Năm tạng sanh bệnh rất nhiều, mỗi cái có tướng của nó, phải xem xét trong khi ngồi thiền và trong
mộng thì biết được.
Như thế nguyên nhân sanh bệnh của tứ đại, ngũ tạng không phải một, tướng bệnh rất nhiều không thể nói
hết. Hành giả nếu muốn tu pháp môn Chỉ, Quán để thoát ly sanh tử, phải khéo biết nguyên nhân sanh bệnh.
Hai thứ bệnh này nguyên nhân chung là do trong và ngoài phát động. Hoặc do dụng tâm không điều hòa,
quán hạnh sai lạc, hoặc do khi pháp định phát sanh không biết giữ gìn đến khiến tứ đại, ngũ tạng sanh
bệnh, ấy là tướng bệnh do bên trong phát khởi.
Lại nữa, có ba thứ nhân duyên khiến người mắc bệnh:
1. Tứ đại, ngũ tạng tăng giảm khiến người mắc bệnh như đã nói ở trên. 2. Quỉ thần gây nên khiến người
mắc bệnh.
3. Nghiệp báo khiến người mắc bệnh.
Những bệnh như thế, mới mắc phải sớm trị rất dễ được lành, nếu để qua thời gian lâu bệnh thành thục, thân
gầy bệnh nặng, chữa trị rất khó lành.
2. Phương pháp trị bệnh:
Ðã rõ nguyên nhân phát bệnh, cần tạo phương pháp trị bệnh. Phương pháp trị bệnh có nhiều cách, tóm lược
không ngoài hai phương tiện Chỉ và Quán.
Thế nào dùng Chỉ trị bệnh? Có thầy nói: "Phải an tâm ngưng tại chỗ bệnh, tức là bệnh lành. Tại sao? Vì tâm
là chủ của thân quả báo trong một thời kỳ, ví như vua đến chỗ nào thì bọn trộm cướp đều tan sạch". Lại có
thầy bảo: "Dưới rốn một tấc gọi là đơn điền, nếu ngưng tâm tại chỗ này không tán loạn, trải qua thời gian
lâu đa số bệnh đều dứt". Có thầy bảo: "Thường ngưng tâm dưới chân, bất luận đi, đứng, nằm hay nghỉ liền
trị được bệnh. Vì cớ sao? Vì người do tứ đại không điều hòa cho nên sanh các bệnh, đó là do tâm thức duyên
lên trên khiến tứ đại không điều hòa. Nếu an tâm ở dưới thì tứ đại tự nhiên điều hòa, các bệnh đều lành".
Dùng Quán trị bệnh. Có thầy nói: Dùng Quán tâm tưởng sáu thứ hơi thở trị bệnh, tức là dùng Quán trị bệnh.
Thế nào là sáu thứ hơi thở? Nghĩa là: suy, hô, hy, ha, hư, hứ. Sáu thứ hơi thở này đều do trong lưỡi, miệng
và tâm tưởng phương tiện chuyển động mà thành, phải dùng đều đều nhẹ nhẹ. Bài tụng chép:
Tâm thuộc về ha, thận thuộc suy,
Tỳ ho phổi hư tánh đều biết,
Gan và tạng nhiệt do chữ hư,
Tam tiêu ngăn trệ chỉ nói hy.
Có thầy nói: Nếu khéo dùng Quán tưởng vận chuyển mười hai thứ hơi thở thì trị được nhiều bệnh. Mười hai
thứ hơi thở:
1. Hơi thở lên.
2. Hơi thở xuống.
3. Hơi thở đầy.
4. Hơi thở tiêu.
5. Hơi thở tăng trưởng.
6. Hơi thở diệt hoại.
7. Hơi thở ấm.
8. Hơi thở lạnh.
9. Hơi thở xông lên.
10. Hơi thở gìn giữ.
11. Hơi thở điều hòa.
12. Hơi thở bồi bổ.
Mười hai thứ hơi thở này đều do tâm quán tưởng mà có. Nay lược tướng đối trị của mười hai thứ hơi thở. Hơi
thở lên trị bệnh trầm trọng. Hơi thở xuống trị bệnh lơ lửng. Hơi thở đầy trị bệnh khô gầy. Hơi thở tiêu trị
bệnh thủng phù. Hơi thở tăng trưởng trị bệnh ốm yếu. Hơi thở diệt hoại trị bệnh tăng thạnh. Hơi thở ấm trị
bệnh lạnh. Hơi thở lạnh trị bệnh nóng. Hơi thở xông lên trị bệnh ngăn nghẹn không thông. Hơi thở gìn giữ trị
bệnh lăn lộn. Hơi thở điều hòa chung trị bệnh tứ đại bất hòa. Hơi thở bồi bổ bồi dưỡng tứ đại suy kém. Khéo
dùng các thứ hơi thở này, có thể trị lành các bệnh, suy ra có thể biết.
Có thầy nói: Khéo dùng giả tưởng quán hay trị hết các bệnh. Như người mắc bệnh lạnh, tưởng trong thân
hơi lửa xông ra liền trị được bệnh lạnh. Cách trị bệnh này trong kinh Tạp A Hàm về bảy mươi hai thứ bí pháp
trị bệnh có nói rộng.
Có thầy bảo: Dùng Chỉ, Quán kiểm xét tứ đại trong thân không có bệnh, tâm cũng không có chỗ sanh bệnh
thì các bệnh tự lành. Như thế, bao nhiêu thuyết nói dùng Quán trị bệnh chỗ ứng dụng không đồng, nếu khéo
hiểu được ý đều trị lành bệnh.
Hai pháp Chỉ, Quán nếu người khéo hiểu được ý thì không bệnh nào mà trị chẳng lành. Nhưng người thời
nay, căn cơ tối, cạn, đa số tập quán tưởng không thành công nên pháp này ít được lưu truyền. Lại có người
tu không được pháp này, bèn xoay qua học khí thuật, nhịn cơm e sau này sanh kiến chấp tà dị, những thứ
thuốc bằng cây, cỏ, vàng, đá ... thích hợp với bệnh thì nên dùng.
Nếu là bệnh do quỉ phá thì phải lập tâm cho vững, thêm tụng chú để giúp sự trị bệnh. Nếu là bệnh nghiệp
báo cần phải tu phước và sám hối, bệnh ắt tiêu diệt. Hai pháp Chỉ, Quán trị bệnh, nếu người khéo hiểu một
pháp cũng đủ tự tu và dạy người, huống là thông đạt cả hai. Nếu cả hai pháp đều không biết thì bệnh sanh
không thể trị, chẳng những bỏ bê sự tu hành, còn e tánh mạng khó bảo toàn làm sao tự tu và dạy người?
Thế nên, người muốn tu Chỉ, Quán phải hiểu phương pháp nội tâm trị bệnh. Pháp này không phải hiểu một,
hiểu ý tại người, chớ không thể truyền bằng văn tự.
Lại nữa, trong khi ngồi thiền dụng tâm trị bệnh cần phải gồm đủ mười pháp sẽ được lợi ích. Mười pháp:
1. Tin.
2. Dùng.
3. Siêng.
4. Thường trụ trong duyên.
5. Phân biệt nguyên nhân bệnh khởi.
6. Phương tiện.
7. Thực hành lâu.
8. Biết thủ xả.
9. Giữ gìn.
10. Biết ngăn cản.
Thế nào là tin? Nghĩa là tin pháp này hay trị được bệnh.
Sao là dùng? Nghĩa là tùy thời hằng dùng.
Sao là siêng? Chuyên cần không nghỉ, đến khi lành bệnh mới thôi.
Sao là trụ trong duyên? Tâm vi tế luôn luôn y nơi pháp, không duyên cái gì khác.
Sao là phân biệt nguyên nhân bệnh khởi? Như đoạn trước đã nói.
Sao là phương tiện? Là thở ra, hít vào tâm tưởng vận chuyển khéo léo thành tựu không cho trái phép.
Sao là thực hành lâu? Nếu áp dụng chưa có lợi ích chẳng kể ngày tháng thường tập không phế bỏ.
Sao là biết thủ xả? Biết cái có ích liền chuyên cần, cái có hại liền xả đi, chín chắn chuyển tâm điều trị.
Sao là gìn giữ? Khéo biết các duyên xúc phạm mà giữ gìn.
Sao là ngăn cản? Ðược điều ích lợi không đến người khác nói, chưa tổn hại không sanh nghi chê.
Nếu y mười pháp này trị bệnh quyết định có hiệu nghiệm không dối vậy
Ðiều hòa sự ăn uống _ HT Thích Thanh Từ
1. Ðiều hòa sự ăn uống: Sự ăn uống cốt để nuôi thân tiến tu đạo nghiệp. Nếu ăn no quá thì bao tử đầy,
hơi thở gấp, trăm mạch không thông, tâm bị bế tắc, ngồi niệm không yên. Nếu ăn quá ít thì thân gầy, bao
tử lỏng lẻo, ý lao lự xao động, không vững. Hai việc này đều không được định. Nếu ăn những vật trược uế
khiến tâm thức phải hôn mê. Nếu ăn những vật không thích nghi hay khơi bệnh cũ, khiến tứ đại chống
nghịch nhau. Người mới tập tu thiền định phải dè dặt tránh những điều này. Cho nên kinh chép: "Thân yên
thì đạo đầy đủ, ăn uống có tiết độ, thường ưa ở chỗ vắng vẻ, tâm lặng ưa tinh tấn, ấy là lời dạy của chư
Phật".
hơi thở gấp, trăm mạch không thông, tâm bị bế tắc, ngồi niệm không yên. Nếu ăn quá ít thì thân gầy, bao
tử lỏng lẻo, ý lao lự xao động, không vững. Hai việc này đều không được định. Nếu ăn những vật trược uế
khiến tâm thức phải hôn mê. Nếu ăn những vật không thích nghi hay khơi bệnh cũ, khiến tứ đại chống
nghịch nhau. Người mới tập tu thiền định phải dè dặt tránh những điều này. Cho nên kinh chép: "Thân yên
thì đạo đầy đủ, ăn uống có tiết độ, thường ưa ở chỗ vắng vẻ, tâm lặng ưa tinh tấn, ấy là lời dạy của chư
Phật".
Xả giận hờn - HT Thích Thanh Từ
2. Xả giận hờn: Giận là cội gốc làm mất Phật pháp, là nhân duyên sa vào ác đạo, là oan gia của pháp an
lạc, là bọn giặc dữ của thiện tâm, là tạng phủ của bao nhiêu ác khẩu. Thế nên hành giả khi tọa thiền suy
nghĩ người này hiện tại phá hại ta, phá hại gia quyến ta, khen ngợi người thù của ta; suy nghĩ quá khứ, vị lai
cũng thế, ấy là chín thứ phiền não. Do đó sanh sân hận, khởi sân hận nên sanh oán thù, do tâm oán thù bèn
khởi tâm tàn hại kẻ ấy. Sân hận che đậy tâm như thế, nên gọi là Cái. Phải gấp bỏ nó, không cho tăng
trưởng. Như ngài Thích-đề-bà-na dùng bài kệ hỏi Phật:
Vật gì giết an lạc?
Vật gì giết vô ưu?
Vật gì gốc của độc?
Nuốt tiêu tất cả thiện?
Phật đáp:
Giết sân thì an lạc,
Giết sân thì vô ưu,
Sân là gốc của độc,
Sân diệt tất cả thiện.
Ðã biết sân nguy hiểm như thế, phải chóng tu từ bi, nhẫn nhục để diệt trừ nó cho tâm được thanh tịnh.
lạc, là bọn giặc dữ của thiện tâm, là tạng phủ của bao nhiêu ác khẩu. Thế nên hành giả khi tọa thiền suy
nghĩ người này hiện tại phá hại ta, phá hại gia quyến ta, khen ngợi người thù của ta; suy nghĩ quá khứ, vị lai
cũng thế, ấy là chín thứ phiền não. Do đó sanh sân hận, khởi sân hận nên sanh oán thù, do tâm oán thù bèn
khởi tâm tàn hại kẻ ấy. Sân hận che đậy tâm như thế, nên gọi là Cái. Phải gấp bỏ nó, không cho tăng
trưởng. Như ngài Thích-đề-bà-na dùng bài kệ hỏi Phật:
Vật gì giết an lạc?
Vật gì giết vô ưu?
Vật gì gốc của độc?
Nuốt tiêu tất cả thiện?
Phật đáp:
Giết sân thì an lạc,
Giết sân thì vô ưu,
Sân là gốc của độc,
Sân diệt tất cả thiện.
Ðã biết sân nguy hiểm như thế, phải chóng tu từ bi, nhẫn nhục để diệt trừ nó cho tâm được thanh tịnh.
SỐNG LÂU TRĂM TUỔI NHỜ BÀI THỞ
Tác Giả: Theo Bác Sĩ Nguyễn Khắc Viện Sống thêm 50 năm chỉ nhờ... lối thở dưới đây: Hót bụng thở ra,
Phình bụng thở vào.
Hai vai bất động,
Chân tay thả lỏng.
Êm chậm sâu đều,
Tập trung theo dõi,
Luồng ra luồng vào,
Bình thường qua mũi,
Khi gấp qua mồm.
Đứng ngồi hay nằm,
Ở đâu cũng được,
Lúc nào cũng được!
Bị lao phổi, sau 7 lần mổ, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện chỉ còn một góc phổi bên trái, mất 8 xương sườn. Bệnh viện bảo ông chỉ còn sống được hai năm. Thế nhưng ông đã sống đến tuổi 85 chỉ nhờ một bài thở cổ xưa.Ông sinh năm 1913 tại Hà Tĩnh, học Đại học Y khoa Hà Nội rồi sang Pháp tiếp tục học, tốt nghiệp bác sĩ Nhi khoa năm 1941. Năm 1942, ông bị lao phổi nặng, điều trị ở Bệnh viện Saint Hilaire du Touvet, Grenoble.
Thời đó, bệnh lao chưa có thuốc chữa. Từ năm 1943 đến 1948, ông phải chịu mổ bảy lần, cắt bỏ tám xương sườn, cắt bỏ toàn bộ lá phổi bên phải và một phần ba lá phổi bên trái. Các bác sĩ Pháp bảo ông chỉ có thể sống được hai năm nữa.
Trong thời gian nằm chờ chết, ông đã tìm ra phương pháp thở để tự chữa bệnh cho mình. Và kết quả là ông đã sống đến tuổi 85 mới mất (1997), nghĩa là sống thêm được 50 năm nữa.Ông là bác sĩ, đồng thời là một nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động xã hội rất nhiệt tâm. Ông là cố vấn của bộ môn tâm lý - xã hội học, tại Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế TP HCM, (nay là Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch).
Trong lúc nhiều người giảng bài, nói chuyện, hội họp, làm việc... thấy uể oải, hụt hơi, thì một người chỉ còn hai phần ba lá phổi, chỉ còn gần một nửa "dung tích sống" như ông lại vẫn ung dung, thư thái.Những buổi hội họp dông dài, vô bổ, ông chỉ ngồi... thở, nhờ vậy mà ông không bị stress, không bị mệt. Ông bảo sau này khi ông mất đi, điều quan trọng ông để lại không phải là những tác phẩm văn học, triết học này nọ, mà chính là bài vè dạy thở chỉ với 12 câu.
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, bạn đồng nghiệp với bác sĩ Viện, kể lại: "Trước kia, tôi cũng chỉ nghe để mà nghe chớ chẳng thực hành. Rồi một lần tôi bị tai biến nặng, phải nằm viện dài ngày, lúc đó tôi mới thử đem ra áp dụng. Quả có điều kỳ diệu!"Phương pháp này giúp ông thảnh thơi hơn, ít nhọc mệt hơn và sức khỏe tốt hơn. Trong thời gian dưỡng bệnh, các bạn đồng nghiệp cho rất nhiều thuốc, nhưng ông chỉ chọn một vài món thực sự cần thiết, còn thì chỉ dùng phương pháp thở để tự chữa bệnh cho mình.Phương pháp thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện thực ra không phải là điều hoàn toàn mới. Nó chỉ là một sự tổng hợp của khí công, thiền, yoga, dưỡng sinh... của Đông phương từ ngàn xưa, được nhìn bằng sinh lý học hô hấp hiện đại của một người thầy thuốc.
Ghi chú : Mình rất tin phương pháp thở này , vì mấy năm trước có 1 thời gian CN bị ho qúa chừng , lúc đó vào mùa Đông , ai ai cũng bị bệnh ho , khi bị bệnh ho gà này ho liên tục khg ngừng nổi , ho tới nước mắt ràn rụa , tới muốn tắt thở chứ khg chơi , mà CN bị ho vậy cả tháng mà khg hết , bác sĩ cho uống thuốc qúa chừng cũng khg hết luôn ..... nhưng cũng có tí phước hay sao ấy , tự nhiên mình nghe được băng giảng mà HT Thanh Từ dạy là hồi xưa HT cũng bị ho qúa chừng vậy , thì HT ngồi xoay mặt hướng ra cửa sổ , HT hít thật mạnh vô thì tưởng tượng là hít vô khg khí trong sạch nhất trong vũ trụ , và khi thở ra thật mạnh bằng miệng thì HT tưởng tượng là tống ra hết những chất dơ nhất trong cơ thể .....CN cũng bắt chước làm theo , khoảng 15 phút thì thấy bớt ho , thế là khi nào mà đang ngủ nữa đêm mà bị ho qúa là CN ngồi dậy liền , quay mặt ra hướng cửa sổ và làm như vậy khoảng 10 phút , khg ngờ khoảng 2 ngày sau là hết ho luôn , và sau đó hết bệnh luôn khg cần uống 1 viên thuốc nào hết ..... HT có nói là tâm ( ý nghĩ ) của mình rất mạnh , mọi việc do tâm tạo , nếu biết cách sử dụng nó thì mình sẽ có nhiều việc kỳ lạ lắm mà trong Kinh hay nói là có thần thông đó :)
HT Thanh Từ còn dạy cách trị nhiều bệnh khác nữa , chẳng hạn như đau bao tử thì phải thở như thế nào , hay bị đau bụng hay bị bệnh nhức đầu qúa thì phải tập thở như thế nào ....nhưng sau này tự nhiên mình khg thể nào tìm ra bài đó trên mạng , tìm hoài cũng khg ra , tiếc ghê !
Tuesday, December 24, 2013
Chả giò chay ( làm kiểu này rất ngon )
5:19:00 AM
Ẩm thực chay, bài mới, Món chiên xào
Hình 3 ( khoai môn đã được tán nhuyễn )
Mấy tuần trước được cô bạn cho chả giò chay ăn thử , ngon qúa trời qúa đất nên về nhà bắt chước làm liền , mấy nhóc nhỏ của mình rất kén ăn , nhưng khi ăn thử chả giò chay của cô bạn cho thì chúng giành ăn với nhau , làm hại mình chỉ còn ăn được nữa cuốn :)
Cô bạn chỉ cách làm nhưng mình chỉnh sửa chút đỉnh theo ý của mình :)
Vật liệu & cách làm :
- 1 củ khoai môn thật to ở ngoài chợ Việt bán đó ( chẳng biết là bao nhiêu pounds nữa , chọn củ to nhất là okie :) ) , bỏ vào máy xay loại xay rau cải , nêm nếm vừa ăn , trộn đều và bỏ vào nồi hấp cho chín , giống như hình 3 trên .
- 3 bịt đậu xanh cà ngâm mềm trước sau đó đem hấp chín cho hơi nhừ chút để 1 hồi khỏi mất nhiều thời gian tán nhuyễn .
- 6 củ cà rốt thật to , bỏ vào máy xay thịt nhưng xài cái loại bào rau cải cho nó nhanh , xong rồi bỏ muối cho héo lại chút , rửa sạch , vắt cho thật khô .
- 2 bắp cải vừa vừa , lấy dao bào to ( loại mua ở VN ) bào mỏng , xong rồi bỏ muối cho héo lại chút , rửa sạch , vắt cho thật khô .
- Nấm trắng khoảng 4 hộp , luộc cho ra nước để ăn cho đỡ độc , sau đó cắt cọng cọng , vắt thật ráo nước .
- 1 bịt nấm mèo , ngâm nước muối cho mềm , cắt cọng mỏng và vắt ráo nước .
- 6 lọn bún tàu trong bịt màu hồng , cũng vắt ráo nước luôn .
Khi nêm thì CN bỏ muối trước , cứ 1 muỗng muối thì 2 muỗng đường , nhưng muốn ngon đậm đà hơn thì cứ 1 muỗng bột nêm thì 2 muỗng đường , cứ vậy mà nêm tới :) cho tiêu nhiều nhiều vào . Theo công thức này thì CN nêm khoảng 1 dá tròn mủ muối ( loại dá mủ medium ), 2 dá bột nêm chay , và 6 dá mủ đường , nêm kiểu này rất đậm đà ngon lắm nha :)
Lưu ý khi chiên thì vặn lửa thật lớn khi mới bỏ chả giò vào , làm vậy chả giò mới khg bị bể . Khi bỏ chiên thêm mẻ sau thì nhớ vớt cặn ra như hình sau :
Chiên vậy cái nồi dầu sạch trơn tuy đã bị bể vài cuốn :)
Làm theo cách này chả giò ăn bùi bùi , béo béo ngon lắm :)
CN học theo cách làm ở đây : http://monchaythanhtinh.blogspot.com/2012/05/cha-gio-chay.html
Chú ý :
CN làm 1 lần thật nhiều , chiên cho vàng và bỏ vào ngăn đá , khi nào ăn thì chỉ đem ra nướng lại , rất giòn và khg bị dầu nhiều .
Khoe chút : hôm Christmas mình đem món này lại cho mọi người ăn thử , 1 thao thật to chả giò chay , được mọi người nhiệt liệt ủng hộ , cuối cùng đến tàn tiệc , liếc thấy chủ nhà chỉ còn dư lại 1 cuốn chả giò duy nhất :)
Cúng cho ông bà tổ tiên đã mất là việc tốt lắm
1:12:00 AM
bài mới, Chia sẻ kinh nghiệm
Hôm qua mình nằm mơ lại thấy Ông ngoại đã mất về bảo mình kho cá cho Ông Ngoại ăn đi vì mình kho cá ngon . Khi tỉnh dậy mình thấy tội nghiệp và thương Ông qúa nên đi kho cá và nấu cơm nóng cúng Ông và những người đã mất . Hồi xưa thì mình nghe Thầy kia giảng , Thầy bảo khi có người nhà mất nên gởi vào Chùa và khg nên cúng cơm ở nhà , nhưng khi mình hỏi kỹ lại Ông SP kia của mình thì SP bảo con nên cúng cơm thường xuyên cho Ông , Bà tổ tiên đã mất , vì có khi họ chưa có siêu thoát được nên họ rất cần sự cúng kiếng của con . Mình bảo : nếu con cúng hoài vậy họ sẽ khg chịu đi đầu thai sao SP ? Ông SP bảo : nếu họ đủ phước đi được thì họ sẽ đi thôi , vì trong cảnh giới đó họ khg có vui sướng gì đâu , khi đi được là họ đi liền , con khg cần phải lo việc đó .....
Mà phải nói Ông Bà tổ tiên của mình linh thật đấy , mình cúng xong tuy khg cầu gì cả , nhưng hình như Ông Ngoại đã hiểu rõ nổi khổ tâm gì đó của mình :) cho nên đã giúp mình xoay chuyển càn khôn , cho nên nói những người cõi âm họ có thần thông cao lắm đó , họ muốn giúp cháu cưng của họ thì dễ như trở bàn tay ...hic... Giờ mình biết đạo cho nên khi cúng ai mình khg cầu gì cả , nhưng những người cõi âm họ có thiên nhãn thông mà , khg có việc gì mà họ khg nhìn thấy . Mà hình như Ông bà đã mất của mình theo phò hộ con cháu lắm hay sao á , mỗi lần mình sắp gặp nạn là họ âm thầm theo giúp đỡ và hộ trì cho mình , nhiều lúc mình cảm thấy rất là hên nhưng thật sự là có ai đó theo giúp mình thì phải ....mình chỉ ngờ ngợ đoán chừng vậy khg biết có đúng khg nữa , hong tin thì các bạn thử cúng kiếng Ông Bà tổ tiên của các bạn thử đi rồi tự biết liền , tự nhiên được hên nhiều cái lắm :)
Mà phải nói Ông Bà tổ tiên của mình linh thật đấy , mình cúng xong tuy khg cầu gì cả , nhưng hình như Ông Ngoại đã hiểu rõ nổi khổ tâm gì đó của mình :) cho nên đã giúp mình xoay chuyển càn khôn , cho nên nói những người cõi âm họ có thần thông cao lắm đó , họ muốn giúp cháu cưng của họ thì dễ như trở bàn tay ...hic... Giờ mình biết đạo cho nên khi cúng ai mình khg cầu gì cả , nhưng những người cõi âm họ có thiên nhãn thông mà , khg có việc gì mà họ khg nhìn thấy . Mà hình như Ông bà đã mất của mình theo phò hộ con cháu lắm hay sao á , mỗi lần mình sắp gặp nạn là họ âm thầm theo giúp đỡ và hộ trì cho mình , nhiều lúc mình cảm thấy rất là hên nhưng thật sự là có ai đó theo giúp mình thì phải ....mình chỉ ngờ ngợ đoán chừng vậy khg biết có đúng khg nữa , hong tin thì các bạn thử cúng kiếng Ông Bà tổ tiên của các bạn thử đi rồi tự biết liền , tự nhiên được hên nhiều cái lắm :)
Monday, December 23, 2013
Xôi nếp than nấu bằng nồi thường
11:08:00 PM
Ẩm thực chay, bài mới, Các loại bánh
Cái nồi này nấu đậu hay xôi là ngon lắm , mình thích nhất là khg bị dính đáy nồi
Xôi nếp than này CN nấu bằng nồi nonstick ( khg dính ) , nấu rất là nhanh , nửa tiếng là có ăn liền . CN nấu khoảng 2 cups nếp than ( cups cho lường trong thùng gạo nhé các bạn , rất là nhỏ ) , đem vo cho sạch , bỏ vào nồi nonstick , nước thì canh khoảng ngập 1 lóng tay , nấu trên bếp , khi sôi thì mở nắp ra và canh thấy hạt nếp mềm mà nước còn dư nhiều qúa thì chắc bỏ bớt , sau đó đậy nắp lại và vặn lửa thật nhỏ , từ từ cho nếp chín .
Nhân đậu thì đã có sẵn trong tủ đá , xả đá ra 1 đêm , sáng là có 1 dĩa xôi ngon lành .
Mọi lần thì CN nấu trong nồi cơm điện , nhưng khi nó sôi dính tèm lem cái nồi cơm điện , nấu xong lau chùi cái nồi gần chết luôn :) Cho nên mua cái nồi nonstick màu đen , nấu trên bếp điện , có dính vào cái nồi đen cũng chẳng thấy chi :) mà lại nấu rất nhanh nữa , giờ CN nấu chút xíu à , chứ nấu hơi nhiều rồi dư hoài làm 1 mình ăn gần chết , mà nấu thiếu thiếu vậy cha con nó lại giành ăn , còn nấu dư ra chả ai thèm động tới , chán nhất là nấu ra mà thức ăn còn dư , nó nản như gì á . Mỗi lần mình đi tiệc hay đi chùa , nấu món gì đem lại là mình cứ cầm cái nồi chạy vòng vòng năn nỉ bà con ủng hộ , sợ thức ăn ế lắm :) chắc mình bị bệnh rồi qúa ...hic...
Friday, December 20, 2013
Mắm cà pháo chay
3:56:00 AM
Ẩm thực chay, bài mới
Công thức muối chua :
- 12 cups nước
- 1/3 cup muối
- 1/3 cup đường.
Muối kiểu này 3 , 4 ngày là chua tuy mùa Đông rất lạnh .
Cách pha mắm nêm chay :
Sau đó CN lấy khóm trái bầm nhuyễn , vì khóm ra nước nhiều qúa cho nên CN bỏ vào nồi sên lại , bỏ thêm khoảng 4 muỗng canh đường vào và bột nêm chay cho đậm đà chút , thêm xả bầm vào khá khá chút , củ riềng cắt cọng thật mỏng , gừng cũng xắt cọng thật mỏng cho vào xào chung khoảng 5 phút cho thấm đều hết , ớt bầm nếu ai thích ăn cay .....sau khi nấu cho khóm đặc lại và thấm gia vị , CN bỏ tương cự đà vào , nêm nếm lại cho vừa ăn . Nước chấm này mà ăn với bì cuốn chay hay cái gì cuốn cuốn là ngon tuyệt cú mèo luôn .
Bỏ cà pháo đã được muối chua vào , bỏ tất cả vào hủ và bỏ trong tủ lạnh để giành ăn từ từ .
CN thì ăn khoảng 3 ngày là sạch hết , khoái khẩu nhất là món này , mỗi lần ăn món này là cha con nhà này la làng ỏm tỏi , chạy mất dép khg dám ngồi gần mình luôn ...hic...
Bỏ cà pháo đã được muối chua vào , bỏ tất cả vào hủ và bỏ trong tủ lạnh để giành ăn từ từ .
CN thì ăn khoảng 3 ngày là sạch hết , khoái khẩu nhất là món này , mỗi lần ăn món này là cha con nhà này la làng ỏm tỏi , chạy mất dép khg dám ngồi gần mình luôn ...hic...
Thursday, December 19, 2013
Vì sao phái đẹp không thích lấy chồng
10:08:00 AM
bài mới, Chia sẻ kinh nghiệm
Lấy chồng là việc lớn của đời người phụ nữ nhưng không phải ai cũng dũng cảm ký tên vào "tờ giấy hồng" để rồi chuyển sang thành "gái có chồng".Vậy lý do khiến họ nhất mực không muốn lấy chồng là gì?
Nếu 30 năm trước đây, ở châu Á chỉ có 2% phụ nữ ở độ tuổi kết hôn sống độc thân thì đến nay, tại Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan số phụ nữ trên 30 tuổi sống độc thân đã vượt quá 20%. Học giả Gavin Jones, trường Đại học công lậpSingapore , nói: “Đó là sự thay đổi lớn trong một thời gian ngắn”.
Nếu 30 năm trước đây, ở châu Á chỉ có 2% phụ nữ ở độ tuổi kết hôn sống độc thân thì đến nay, tại Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan số phụ nữ trên 30 tuổi sống độc thân đã vượt quá 20%. Học giả Gavin Jones, trường Đại học công lập
Note: Tất cả những hình trong bài này là hình minh họa
Trong khi có những phụ nữ sẵn sàng kết hôn và tạo dựng cuộc sống mới với người chồng và những đứa con thì có không ít người lại tuyên bố "không lấy chồng". Có hàng trăm nghìn lý do phái đẹp đưa ra để lý giải cho việc không thích hoặc chưa muốn kết hôn.
1. Bị ám ảnh bởi nguy cơ ly hôn
1. Bị ám ảnh bởi nguy cơ ly hôn
Đặc biệt, đối với những phụ nữ có tính nhạy cảm hoặc những chị em sinh ra trong gia đình không trọn vẹn, bố mẹ ly hôn thì tâm lý này càng phổ biến. Do được chứng kiến những mảnh đời không mấy hạnh phúc của người thân, bạn bè... hoặc chứng kiến nhiều trường hợp phụ nữ phải chịu thiệt thòi trong cuộc sống hôn nhân nên họ trở nên thu mình, sợ một ngày bản thân cũng rơi vào hoàn cảnh như vậy và bị tổn thương. Và lựa chọn cuối cùng của họ là nói "không" với hôn nhân để không phải đối phó với những đau khổ trong tương lai.
2. Đề cao sự nghiệp
Đứng trước sự lựa chọn, họ chọn sự nghiệp vì họ yêu sự nghiệp hơn cả hạnh phúc của cá nhân mình. Với họ, được làm việc đã là hạnh phúc rồi.
3. Sợ lấy phải người chồng không tốt
Cái gọi là tình yêu chỉ là thứ tương đối, chắc chắn một ngày nào đó người ta sẽ thay lòng. Một minh chứng cho việc đàn ông không chung tình đó là ‘nạn bắt cá hai tay’. Có nhiều người dù đang có người yêu nhưng lại sẵn sàng tán tỉnh những cô gái khác. Có nhiều gã có vợ rồi vẫn giả như không có, tháo nhẫn đi tán gái. Và khi đã lừa được cô này cô nọ, họ sẽ chiều các em hết lòng, coi như tình yêu mới chớm nở mà không hề nghĩ tới chuyện có vợ hay không. Cũng chính vì thế mà nhiều cô gái rơi vào bẫy tình của đàn ông có vợ, hay bị lừa rồi bị phản bội trắng trợn, người yêu đi lấy vợ không rõ nguyên nhân. Và điều đó càng tăng thêm lòng hận thù của phụ nữ với đàn ông, họ không còn tin vào người mình yêu huống hồ những người đàn ông khác.
4. Sức hấp dẫn của người phụ nữ đang yêu
4. Sức hấp dẫn của người phụ nữ đang yêu
5. Bị áp lực về chuyện mất tự do
Mua sắm là niềm đam mê chung của đa số phụ nữ, nàng cũng không ngoại lệ. Nàng sẽ lựa chọn những món trang sức, quần áo… ưa thích mà không sợ bị ai phàn nàn, cằn nhằn. Sau một tuần làm việc bận rộn, nàng được tha hồ ngủ nghỉ trên chiếc giường êm ấm vào ngày cuối tuần và không phải bận tâm tới bất cứ điều gì xung quanh.
6. Lo lắng về các áp lực và trách nhiệm
Điều này vô tình lại tạo ra các áp lực cho nhiều chị em vì có thể từ trước đến hay họ chưa từng phải gánh bất kỳ trọng trách nào như vậy. Không chỉ có tiền bạc, chuyện mang nặng đẻ đau, nuôi nấng, dạy dỗ con, chăm sóc chồng, quản lý nhà cửa, quan tâm tới nhà chồng... đòi hỏi phụ nữ phải hy sinh rất nhiều, cả thời gian và công sức. Vì vậy, họ còn chần chừ trong việc quyết định có kết hôn hay không.
Tâm lý sợ trách nhiệm nuôi dạy con cái, tiền bạc, nhà cửa... đã làm tăng tỉ lệ chị em không muốn kết hôn.
7. Thích sống độc thân
Có thể họ yêu công việc, yêu cách sống hiện tại của họ vì được thoải mái làm những gì mình thích, không phải chịu ràng buộc hay gắn bó có tính trách nhiệm về lâu dài với ai. Chính vì vậy, họ chọn cuộc sống độc thân, không mong muốn một người nào đó phải chịu trách nhiệm cho cuộc đời mình. Những phụ nữ này thường rất tự lập và kiểm soát bản thân rất tốt nên họ có thể làm chủ cuộc sống của mình một cách đầy tự tin.
8. Mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu
Thủy Anh
THỊT GÂY BỆNH TẬT
3:45:00 AM
bài mới, Chia sẻ kinh nghiệm, Y Học
Thịt và bệnh tật***A/. Thịt với phẫm và lượng nguy hiểmĂn nhiều thịt cả về số lượng và chất lượng có thể mắc một số bệnh rất nguy hiểm.Bệnh tim mạch: Được coi là “kẻ giết người số 1” ở các nước phát triển. Nghiên cứu của Trường đại học Harvard cho thấy, huyết áp trung bình của người ăn chay giảm rõ rệt so với những người ăn thịt; độ cholesterol trong máu của người ăn thịt cao gấp nhiều lần so với người ăn chay và là nguyên nhân chính của chứng vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột qụy... Vì thế, Hội Tim mạch Hoa Kỳ đã khuyến cáo rằng, ăn chay có thể phòng ngừa từ 90 - 97% các bệnh tim mạch.
Bệnh tiểu đường: ăn nhiều thịt, nhất là các loại thịt nhiều mỡ, làm tăng axít béo và triglycerid – là nguyên nhân gây ra tiểu đường loại II. Bởi vì các axít béo dư thừa trong máu và triglycerid cản trở hoạt động của insulin, điều này dẫn đến lượng insulin trong máu bình thường hoặc chỉ hơi tăng nhưng đường huyết của người bệnh lại trong tình trạng cao. Nếu chuyển sang ăn chay thì lượng đường trong máu giảm hẳn và nồng độ axít béo cũng về mức an toàn.
Bệnh thận: Nhiều nghiên cứu cho thấy, để bài tiết các hợp chất nitơ độc hại do ăn nhiều thịt thì thận phải làm việc gấp 3 lần so với thận của người ăn chay. Urê và acid uric là hai chất thải của ăn thịt rất độc đối với cơ thể. Khi chúng ta còn trẻ, thận còn khỏe thì việc thải các chất này còn được, nhưng khi đã cao tuổi, thận đã suy yếu thì công việc thải các chất này trở thành gánh nặng cho thận và kết quả là thận không thể thải độc, nên dẫn đến bệnh tật.
Bệnh gút: Khi thận không đủ khả năng lọc thải hết các chất chứa nitơ độc hại thì creatinin và acid uric tăng cao trong máu. Nồng độ acid uric tăng cao sẽ lắng đọng lại trong các khớp nhỏ như khớp ngón tay, ngón chân gây nên bệnh gút. Tại các khớp, acid uric đọng lại kết tinh thành tinh thể tạo ra phản ứng viêm, gây nhiều đau nhức cho bệnh nhân.Béo phì: Nguyên nhân của bệnh béo phì chủ yếu là do ăn quá dư thừa calo như mỡ động vật, bơ, phomai, thịt, sôcôla, bột, đường... Khi đã béo phì thì người ta lười vận động, từ đó năng lượng thừa không được tiêu hao lại tích trữ dưới dạng mỡ nên lại càng béo. Béo phì sẽ dẫn đến các bệnh vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, đau xương khớp.
Bệnh gan: gan là tổng hợp các chất cần thiết cho cơ thể và thải bỏ các chất độc hại ra ngoài. Nhưng ăn nhiều thịt và mỡ động vật làm gan làm việc quá sức và tổn thương. Thịt và mỡ ăn vào sẽ làm cho gan bị nhiễm mỡ, hóa xơ, hóa sẹo.
Bệnh ung thư: Sở dĩ ăn nhiều thịt dễ bị ung thư là vì chất bảo quản thịt. Do thịt rất giàu chất đạm dễ bị thiu thối nên một số người kinh doanh thiếu lương tâm đã tẩm thịt với các chất bảo quản như nitrit, nitrat... Đến tay người tiêu dùng, chúng ta chỉ rửa sạch, pha chế rồi nấu chín. Nhưng dù nấu chín thì các chất này không bị phân hủy. Khi chúng ta ăn vào ruột, các chất này kết hợp với các acid amin tạo nitrosamin là chất gây ung thư. Mặt khác nhiều người chăn nuôi đã sử dụng các loại chất kích thích tăng trưởng, chất gây thèm ăn, gây ngủ, hormon, kháng sinh… cho vật nuôi mau lớn. Mặt khác khi vật nuôi bị bệnh, bị khối u, họ vẫn giết mổ và bán thịt ra thị trường. Người tiêu dùng vì không thấy, vẫn vô tư ăn thịt mà không biết trong loại thịt đó chứa đầy chất độc hại có thể gây bệnh từ nhẹ đến ung thư. Nhiều người do thói quen ăn uống lại chỉ ăn thịt mà rất ít ăn rau nên dễ bị táo bón, ứ đọng chất độc, càng làm cho bệnh ung thư dễ phát triển.
Do đó để tránh tình trạng này, chúng ta nên ăn đầy đủ và cân bằng giữa các chất dinh dưỡng là đạm, đường, béo, các vitamin và khoáng chất mới có thể có sức khỏe tốt.Một vài nghiên cứu cho thấy : trong số các bệnh nhân ung thư thì 30% liên quan đến thuốc lá, 3% liên quan đến những phụ gia thực phẩm như chất màu, chất bảo quản, 35% liên quan đến ăn uống... Nói cách khác, nếu ăn uống hợp lý, thì 35% bệnh nhân sẽ thoát khỏi ung thư thay vì bị mắc bệnh. Tác dụng của ăn uống người ta thấy: dân vùng Bắc Mỹ và Tây Âu ăn nhiều thịt, bị ung thư đại tràng, ung thư dạ dày cao hơn dân ăn chay ở Ấn Độ; ở những nước ăn nhiều thịt, số phụ nữ bị ung thư vú cũng cao gấp 10 lần ở những nước có thói quen ăn chay.B/. Thịt chế biến nhiều nguy hiểmNgày nay có nhiều loại thịt do chế biến có thể mang tới bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài. Vì vậy, bạn nên lưu ý khi ăn các loại thịt chế biến sau.Thịt chế biếnThịt chế biến có thể kể là hot dogs, xúc xích, thịt bò khô, thịt heo xông khói và một số loại thịt được sử dụng trong các sản phẩm súp đóng hộp... Hầu như tất cả đều được chế biến có sodium nitrit, như là một chất bảo quản. Một nghiên cứu của Đại học Hawaii cho thấy, sodium nitrit có thể chuyển hóa thành nitrosamine - một chất đẩy nhanh sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư.Thịt chiênThực phẩm chiên trong dầu thường rất nóng và một phần đã bị oxy hóa dầu. Những thực phẩm dạng này từng được y học chứng minh là góp phần gây ung thư, tăng cân và các nguy cơ sức khỏe khác nếu tiêu thụ thường xuyên.Thịt tái chínTừ lâu, trong thực đơn của bạn không thể thiếu các món tái, nào là bò tái chanh, bò tái nhúng giấm đến thịt dê tái... Nếu các loại thực phẩm này mang mầm bệnh dịch tả hay thương hàn, chúng sẽ dễ dàng truyền qua con người. Bạn nên hạn chế và thận trọng khi ăn các món tái, sống. Muốn ăn thịt tái, phải ngâm thịt vào giấm đậm đặc ít nhất là năm tiếng rưỡi trở lên. Đồng thời, bạn cần tẩy sán lãi 6 tháng/lần nếu thường xuyên ăn rau sống và thịt chín tái.Thịt xayThịt xay nếu bạn tự làm thì rất an toàn, nhưng nếu bạn mua từ những nguồn không đáng tin cậy thì thường là thịt kém chất lượng. Nguy cơ chứa các mầm bệnh như E.coli rất cao. Đặc biệt là khi bạn không thể quan sát bề mặt của thịt để phát hiện bệnh. Một phần thịt xay không được bảo quản trong chân không hay vô trùng, thường phơi ngoài chợ nên rất mất vệ sinh.Thịt nướngNướng thịt ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra rất nhiều độc tố, thịt nướng càng cháy thì hàm lượng độc tố trong thịt cao. Nếu ăn nhiều sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa.Thịt nuôi với chất tăng trọngNgày nay khi nuôi bò heo thì người ta thường trộn các chất tăng trọng, tăng tỷ lệ nạc cho heo bò. Việc tồn dư hormone và dư lượng kháng sinh đang là vấn đề. Vì hormone tăng trưởng và dư lượng kháng sinh gây ra những hậu quả lâu dài cho sức khỏe. Ví dụ, tồn dư hormone khi vào cơ thể sẽ làm rối loạn nội tiết tố trong người, tim mạch, gây mọc nhiều lông ở phụ nữ…
Subscribe to:
Posts (Atom)