Monday, June 9, 2014

Trầm cảm hay Hoang tuởng ảo giác?

CN vô tình đọc bài này trên mạng , thấy hay hay nên copy về blog của mình , mình thâý vấn đề của cô bé này chỉ là qúa bức xúc với chị của cô bé thôi , nếu ở chung nhà mà gây gỗ cãi cọ nhau tối ngày thì thật là đau khổ lắm , mà trong băng giảng mấy Thầy hay  nói là " oan gia hội ngộ " đó , oan gia khg chỉ là người dưng ở ngoài , nhiều lúc lại là người  ruột thịt trong nhà mình nữa đó ..... cách chữa bệnh này chỉ là " tách riêng " ra , oan gia khg gặp mặt nhau thì sẽ khg có chuyện , đã là oan gia với nhau , khi đụng độ là chơi với nhau khg chết khg ăn tiền , cho nên khi biết ai là oan gia thứ dữ của mình thì phải ba giò bốn cẳng mà chạy mất dép là khoẻ re , your life will be fine , free of stress and suffer , kinh nghiệm xương máu của mình đó  :)  Đừng bao giờ mà nghĩ là lấy ân báo oán với " oan gia " nghen , gặp oan gia thứ dữ mà xem , họ chơi mình tới mình khô cạn hết máu trong người , tâm hồn  nứt ra ngàn mảnh vụn luôn họ vẫn chưa chịu buông tha cho mình , lúc đó nhà mình gài hầm chông và lựu đan quanh nhà họ vẫn cố  tìm mọi cách vào để chơi cho mình tan xương nát thịt luôn , cho nên khg gì ghê gớm bằng " oan gia thứ dữ  "  :) chỉ có cách nhờ Phật độ cho mình thôi , khi họ chơi hại mình thì họ bị qủa báo tơi bời ngay lập tức , chỉ có cách đó họ mới "ngán"mình thôi  :) 

Trầm cảm hay hoang tưởng?

Ngay từ bé cháu hay tự nói chuyện một mình, nhưng cháu chỉ nói khi không có ai và ngừơi nhà cháu không biết. Hiện tại bây giờ 16 tuổi rồi mà cháu càng nói chuyện một mình nhiều hơn. Dạo gần đây cháu hay bị stress bởi cứ cãi nhau với chị gái (ngừơi nuôi duỡng và có tầm quan trọng với cháu). Mỗi lần cãi nhau chị cháu la rất thậm tệ, nhưng những câu khiến cháu tổn thương nhất: là "tại sao tao phải lo cho mày?", "muốn gì thì vào má mày đó",  "mày ra lệnh cho tao?", "học hay không kệ mày", "không học dược thì ở nhà bán vé số hay phụ tao"... Cháu không thích học duợc, nó nằm ngoài khả năng của cháu. Mỗi lần cãi nhau dù bất cứ chuyện gì cháu đều cảm giác lòng ngực rất đau, khóc rất nhiều, đau đầu liên tục, căng thẳng. Cháu vẫn đi học bình thường, nhiều lúc cháu tiếp thu rất tốt, nhiều lúc cháu sa sút. Từ khi buớc vào cấp 3 cháu hay có suy nghĩ bi quan, tuyệt vọng, không tin tuởng và thu hẹp tiếp xúc với ngừơi lạ. Đôi lúc cháu cảm thấy đầu óc trống rỗng không có gì, vài lần từ chối những lời mời đi chơi của bạn bè. Cháu cảm thấy mệt và nhức đầu như đang đứt 1 mạch ở trong não. Cảm giác cháu luôn hồi hộp lo sợ. Kết quả học tập cứ lên xuống thất thường, nhưng trong quá trình học tập, thầy cô hay khen cháu. Thỉnh thoảng vừa học xong làm bài rất tốt, nhưng mai lại quên. Cháu luôn có cảm giác lo sợ bị bỏ rơi, ghẻ lạnh. Chuyện gì cháu suy nghĩ tiêu cực và mỗi lần cãi nhau như thế với chị gái cháu đều muốn tự tử và hay nói tại sao người chết không phải là mình. Cháu hay gắt gỏng, quát nạt bạn bè dù là chuyện nhỏ nhặt. Cháu không biết là do tính cháu nóng cọc từ bé hay tại vì sao. Nhiều lúc, có chuyện nhỏ hay lớn cháu có lúc thì gắt gỏng, có lúc cháu lặng thinh. Cháu không có cảm giác tin tuởng ai, cháu ít chia sẻ với mọi người, kể cả bạn thân. Cháu cũng không thích tiếp xúc với ngừơi khác giới, cháu cảm thấy sợ và khó chịu khi thấy họ. Chỉ là do cuộc sống có nhiều biến chuyển nên cháu mới như thế phải không ạ? Chứ cháu không có bệnh gì hết đúng không bác sĩ?

Chào cháu
Có nhiều khả năng cháu bị rối loạn lo âu và trầm cảm. Cháu hãy xem các tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lo âu và trầm cảm dưới đây và xem mình được bao nhiêu điểm nhé. Nếu điểm số của cháu cho thang đo lo âu và trầm cảm lớn hơn 10 điểm thì cháu nên đi thăm khám bác sỹ tâm lý để kiểm tra lại và có những nhận định chính xác, từ đó có hướng điều trị cho hợp lý. Thực tế, nếu bị trầm cảm sẽ ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của cháu và cũng rất nguy hiểm nếu không được chữa trị. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm và lo âu khác nhau. Vì vậy mỗi người cần có cách trị liệu riêng cho phù hợp với vấn đề của mình, do đó cháu cần đến gặp nhà tâm lý để có sự giúp đỡ tốt nhất.
Việc nói chuyện một mình khi đã lớn là điều ít gặp, vì vậy mọi người thường cho là kỳ lạ. Tuy nhiên có vẻ cháu là người cô đơn, ít tin cậy người khác nên việc nói chuyện một mình làm cháu cảm thấy an toàn hơn. Nhu cầu được nói ra, được chia sẻ là bình thường, khi không có ai để tin tưởng nói chuyện thì nói một mình.Việc chị gái cháu có những lời lẽ làm cháu tổn thương rất có thể trong khi cãi nhau chị cháu tức giận, và khi tức giận thì người ta không kiểm soát được lời nói và hành vi của mình. Cô chắc là chị cháu không có ý như vậy, chỉ là cơn tức giận nói thôi.
Việc cháu hay gắt gỏng tức giận cũng là bình thường khi cháu rơi vào trạng thái lo âu căng thẳng. Và càng tránh né gặp gỡ bạn bè thì vấn đề của cháu càng nặng hơn. Cháu sẽ không có sự củng cố tích cực từ các mối quan hệ và càng thiếu kỹ năng giao tiếp xã hội
Thang đo lo âu: Hãy đọc những câu sau đây và suy nghĩ về một tháng vừa qua.  Những vấn đề sau đây gây phiền phức cho em/cháu thường xuyên đến mức độ nào?
Những vấn đề
Không ngày nào
Vài ngày
Hơn một nửa số ngày
Gần như  mọi ngày
3.1.1. Cảm giác hồi hộp, lo âu hay dễ cáu?
3.1.2. Không thể dừng hay kiểm soát lo lắng?
3.1.3. Lo lắng quá nhiều về những việc khác nhau?
3.1.4. Khó thư giãn?
3.1.5. Quá ư là bồn chồn đến nỗi khó ngồi yên?
3.1.6. Dễ dàng trở nên bực bội hoặc khó chịu?
3.1.7. Cảm giác sợ sệt như thể có điều gì khủng khiếp có thể xảy ra?

Thang đo trầm cảm: Trong hai tuần quanhững vấn đề sau đây gây phiền phức cho em/cháu thường xuyên đến mức độ nào?
Nội dung
Không ngày nào
Vài ngày
Hơn một nửa số ngày
Gần như mọi ngày
3.2.1a
Ít muốn làm điều gì hoặc ít có cảm giác thích thú khi làm bất cứ điều gì
0
1
2
3
3.2.2a
Cảm thấy nản chí, trầm buồn
0
1
2
3
3.2.2b
Cảm giác tuyệt vọng
0
1
2
3
3.2.3a
Khó đi vào giấc ngủ
0
1
2
3
3.2.3b
Khó ngủ thẳng giấc 
0
1
2
3
3.2.3c
Ngủ quá nhiều
0
1
2
3
3.2.4
Cảm thấy mệt mỏi hoặc có ít sinh lực
0
1
2
3
3.2.5a
Chán ăn
0
1
2
3
3.2.5b
Ăn quá nhiều
0
1
2
3
3.2.6a
Có suy nghĩ tiêu cực về bản thân mình - hoặc cảm thấy mình là người thất bại hay thấy mình đã làm cho chính bản thân thất vọng.
0
1
2
3
3.2.6b
Cảm thấy mình đã làm cho gia đình thất vọng
0
1
2
3
3.2.7
Khó tập trung vào công việc, như đọc báo hoặc xem ti vi
0
1
2
3
3.2.8a
Vận động hoặc nói quá chậm đến mức người khác có thể nhận thấy được
0
1
2
3
3.2.8b
Quá bồn chồn hoặc đứng ngồi không yên đến mức bạn đi đi lại lại nhiều hơn thông thường
0
1
2
3
3.2.9a
Có các suy nghĩ cho rằng chết là điều tốt hơn cho bạn
0
1
2
3
3.2.9b
Có các suy nghĩ tự gây tổn thương cơ thể mình theo cách nào đó
0
1
2
3

3.2.10.  Nếu em/cháu có bất cứ vấn đề nào ở trên, việc đó gây khó khăn cho em/cháu như thế nào khi làm việc, chăm nom nhà cửa, hay giao tiếp với người khác?
1. Không chút khó khăn nào
2. Một chút khó khăn
3. Rất khó khăn
4. Cực kỳ khó khăn
Lưu ý cách tính điểm: trong mỗi phần chỉ chọn hoặc a, hoặc b hoặc c lớn nhất. ví dụ 3.2.8 a 3 điểm, 3.2.8.b là 2 điểm thì điểm của mục 3.2.8 là 3.