Monday, February 1, 2010

Một tài sản không bao giờ bị mất -- 1

Một tài sản không bao giờ bị mất -- 2 END

Ngẫm nghĩ

"Ai nghĩ khôn khéo về chính mình thì sẽ đối xử tốt với người khác, bởi vì cuối cùng và lâu dài chính người đó sẽ được nhiều lợi lạc. Tôi gọi đó là "ích kỷ một cách trí tuệ", - một lối nhìn tự lợi theo một khía cạnh lâu dài. Ngược lại, ai chỉ nhìn cạn cợt về lợi ích của mình và bỏ rơi những người khác thì cuối cùng sẽ không còn bạn bè và người giúp đỡ, sẽ trở thành người thất bại".

Đức Dalai Lama XIV

Tranh nhau tình yêu là phạm cả ba tội tham, sân, si

Đại đức Thích Đức Thiện
Hạnh phúc gia đình


Tham, sân, si là gì? Theo đạo Phật, 3 tội lớn nhất của loài người là tham, sân ( thù oán, nóng giận), si ( ngu xuẩn, dại dột). Chúng là mầm mống sinh ra muôn vàn tội lỗi khác, đồng thời lại ảnh hưởng tác động lẫn nhau. Thí dụ buôn lậu heroin dù thừa biết rất dễ phạm tội tử hình, cãi nhau dẫn đến oánh nhau gây án mạng, là tham và sân sinh ra si. Nghe bạn xúi dại hùn vốn buôn lậu là si sinh tham. Vua tin nịnh thần giết trung thần lại si sinh sân… Cũng như ngộ độc thức ăn gây đau bụng, “thượng thổ hạ tả”, có thể chết nếu không kịp cứu, tham, sân,si gọi là “3 độc”. Kệ Sám hối trong các Kinh Phật có câu: “Xưa nay gây nên bao tội ác, đều vị 3 độc tham, sân, si”. Tranh nhau tình yêu cũng do “3 độc” mà ra.

Tại sao tranh nhau tình yêu là tham? Thiên hạ thiếu gì trai tài gái sắc mà phải “cố đấm ăn xôi”? Cứ làm như người mình yêu là Adam và Eva, người con trai và người con gái đầu tiên duy nhất trên thế gian thửa “khai thiên lập địa” (theo Kinh thánh của đạo Kito), ngoài ra chẳng còn ai! Hai chàng tranh nhau một cô gái, hoặc hai cô tranh nhau một bạn trai, khác gì súc vật tranh mồi!

Tại sao tranh nhau tình yêu là sân? Tranh nhau tình yêu thế nào cũng phải gây thù oán, tức giận, đó là sân. Nếu thắng thì làm cho tình địch giận mình, nếu thua thì mình sẽ oán giận tình địch đều là tâm sân cả. Ấy là chưa kể giết nhau trả thù! Thi hào Nga Puchkin (1799 - 1837), nhà toán học thiên tài Pháp Galois ( 1811 - 1832) đều thiệt mạng vì đấu súng với tình địch.
Tại sao tranh nhau tình yêu là si? Nguyễn Trãi nói: “Biết mình, biết người, trăm trận đánh, trăm trận thắng”. Ấy mới là người khôn ngoan. Không biết mình, không biết người, ấy là kẻ ngu xuẩn.

Giả sử Anh và B cùng nhau tranh C, hãy xét 3 tình huống:

  • A > B, C yêu Anh, nhất định A thắng, hà tất phải tranh nhau?
  • A <>
  • A > B, C lại chê A mà yêu B, chứng tỏ C không xứng đáng với A, luyến tiếc làm gì mà phải tranh nhau?

Như vậy, trong cả ba trường hợp, A đều không biết mình, không biết người (B và C) thế là ngu xuẩn, tức là si. Không nên lầm ngu xuẩn là ngu do không biết lẽ phải với ngu dốt là do không được học hành. Thí dụ thấy thùng hàng ghi Tiếng Anh The side up (mặt này lên trên) thì ngược lại vì tưởng up là “nó bảo úp xuống”. Đó là ngu dốt bởi không được học Tiếng Anh. Nhưng Puchkin và Galois chết oan là ngu xuẩn dù rất thông minh tài giỏi, không những thiệt thân mà còn thiệt lớn cho văn chương và khoa học thế giới.

Đừng gây thù hằn trong chuyện yêu đương. Vì rất có thể bị tai vạ như các ông Puchkin và Galois, hay may mắn hơn hai vị này là nhận acid hoặc dao găm. Sau đây là hai biện pháp phòng ngừa:

1. Kẻ thích tranh nhau tình yêu thường là bọn ham tài háo sắc, đối tượng tranh nhau phải đẹp như tiên thì chúng mới tranh, xấu như m họa chăng chỉ có ma tranh mà thôi! Vậy khi kén người yêu nên chú ý đạo đức là tiêu chuẩn số 1. Đạo đức tốt thì dù nhan sắc có dưới Tây hiên cũng chẳng hề chi. Tuy nhiên nếu tìm được ai đẹp người đẹp nết, vẹn cả đôi đường thì vẫn tuyệt vời. Tranh nhau tình yêu chỉ xảy ra với “tình yêu tay 3” mà người “đạo cao đức trọng” ( bất kể nhan sắ đẹp xấu) không thể chấp nhận.

2. Như trên đã phân tích, kẻ tranh nhau tình yêu phạm cả ba tội tham, sân, si. Bởi vậy cần chọn bạn mà chơi, không chơi giao du với những kẻ tham, sân, si. Bạn tốt không bao giờ phá tình yêu của người khác.

Xử lý ra sao lỡ chẳng may “2 yêu 1”?

Hai nguyên tắc chung là:

1) Bản thân ta phải là người quân tử, nghĩa là người có đạo đức và trí khôn, đơn giản là không mắc 3 độc tham, sân, si.

2) Giải pháp hòa bình, hữu nghị, có tình, có lý, không dùng bạo lực.
A > B, C yêu A: C hãy từ chối thẳng cánh B và khuyên B rút lui.
A < B, C yêu A nên biết điều tự nguyện rút lui trật tự.
A > B, C lại chê A mà yêu B: A cũng nên bỏ cuộc.
A = B, C lưỡng lự: 3 người nên họp hội nghị đàm phán.

Xử lý tình huống thứ 4 này cực kỳ khó đòi hỏi cả 3 đều “vô ngã vị tha” (vô ngã = không ích kỷ, vị tha = có lòng tốt vì người). Thời tôi đi bộ đội, tôi biết X,Y,Z là ba bạn cùng lớp rất thân. X, Y cùng yêu Z nhưng Z do dự chưa yêu ai.

Tuy vậy X, Y không hề thù ghét nhau mà vẫn quý mến nhau. Năm 1965 X và Y đều nhập ngũ về tiểu đoàn tên lửa phòng không của tôi. Năm sau X được lệnh đi “B, bèn khuyên Z lấy Y vì X “ra đi khong hẹn ngày về”. Trước khi lên đường, X được ban chỉ huy cho phép về dự đám cưới của hai bạn. Sau ngày chia tay chúng tôi được 6 năm, X bị thương ra Bắc điều trị và an dưỡng, còn người không bao giờ trở về lại chính là Y, hy sinh anh dũng trong một trận tiểu đoàn chúng tôi bắn rơi máy bay địch. Lúc hấp hối Y kịp viết nguệch ngoạc vài dòng dặn vợ tái giá với X. Di chúc của Y được vợ và bạn cùng cả ba gia đình đồng tình và nhất trí thực hiện. Sự tích “3 đầu rau = 2 ông + 1 bà” phải chăng nói lên truyền thống “tình yêu tay ba không có tình địch” của dân ta? (thực tế bây giờ hơi hiếm)!