Showing posts with label THUỐC NAM TRỊ UNG THƯ RẤT HAY. Show all posts
Showing posts with label THUỐC NAM TRỊ UNG THƯ RẤT HAY. Show all posts

Monday, June 16, 2014

Thuốc trị bệnh ung thư gan B, C rất hay _ Thầy Thích Trí Huệ chỉ có ông Phật tử kia uống hết

                 Lá dâu tằm ăn ( là lá mà con tằm thích ăn :) )


A , thì ra  lá dâu tằm ăn là lá của trái dâu này , trồng cây này trái thì ăn , lá lấy làm thuốc , hay qúa . Mình thấy cây này có bán ở Lowes , 1 chậu $15 . 


Cây thù lù ( Physalis ) ( Mình thấy có bán hạt ở Lowes  đó , hong biết có phải loại này khg nữa  ) 

                       

                                                                Cây chó đẻ

Toa thuốc này CN thấy hay nè các bạn , lá dâu tầm ăn  hay lắm nghen , rồi còn thêm bán chỉ liên và bách 

hoa xà thiệt thảo , mấy loại thuốc nam này hay lắm , trị bá bệnh đó . 


- 2 nắm tay đầy lá dâu tầm ăn .

- 2 nắm tay đầy lá cây thù lù 

-2 nắm tay lá cây chó đẻ 

- 1 nắm tay  to bách hoa xà thiệt thảo ( ở Mỹ có bán khô ở tiệm thuốc bắc hay ngoài chợ VN )

- 1 nắm tay to bán chỉ liên ( có bán ở tiệm thuốc bắc )

- Nếu bao tử ai yếu cho 1 nhúm vỏ quýt vô nữa 

Thầy Trí Huệ nói có ông Phật tử kia mắc bệnh ung thư thời kỳ 1   uống xong 2 tháng đi thử máu lại hết bệnh gan , gan trở lại bình thường . Nói chớ thuốc nam hay lắm nha các bạn , CN đã từng mắc bệnh và uống thuốc nam thì  hết bệnh đó  , và có 1 vài người quen với CN uống thuốc nam củng hết bệnh  , nhưng phải tìm đúng toa thuốc nam hay kìa , hong thôi uống nhầm thuốc nam khg đúng bệnh thì sẽ khg hết bệnh đâu , nhưng tốt nhất là đi nhà thương trị bệnh trước đi , chừng nào bác sĩ chê rồi hả tìm thuốc nam uống , theo CN nghĩ như vậy đó  :) 


Trong video ở dưới đây Thầy Trí Huệ chỉ toa thuốc trị bệnh ung thư gan :



Monday, June 9, 2014

Tác dụng trị liệu của phèn chua

Nói đến phèn chua chắc nhiều người biết, tuy nhiên cũng không phải ai cũng biết nhiều điều lý thú về tác dụng trị liệu của phèn chua được sử dụng trong Đông dược.

Phèn chua có tên khoa học là Alumen, Sulfat Alumino Potassicus, có công thức hóa học là Al2(SO4)3, đó là loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, không màu hoặc trắng, cũng có thể trong hay hơi đục. Phèn chua tan trong nước, không tan trong cồn.
Trong Đông dược, phèn chua được sử dụng làm thuốc trị bệnh; ngoài ra phèn chua còn được dùng để lọc nước đục hay trong kỹ nghệ nhuộm, kỹ nghệ thuộc da. Tại Hoa Kỳ phèn chua là một loại hóa chất cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm cũng như hàn the.
Phèn chua có nhiều tên gọi khác nhau như trong Hán việt gọi là vũ nát, vũ trạch, mã xĩ phàn, nát thạch, minh thạch, muôn thạch, trấn phong thạch, tất phàn, sinh phàn, khô phàn, minh phàn, phàn thạch...
Phèn chua được sử dụng trong trị liệu rất phong phú như các bệnh ngứa âm hộ, đới hạ, ngứa lở (tán bột rắc hoặc sắc rửa), cổ họng sưng đau, đờm dãi nhiều, động kinh... Dùng uống từ 1-2 chỉ (khoảng 4-8g) cho thang thuốc uống, sức ngoài tùy theo mục đích trị liệu.
Để tham khảo và áp dụng phèn chua trong trị liệu các chứng bệnh theo truyền thống, xin giới thiệu những phương cách tiêu biểu.
Trị đinh nhọt phát bối (nhọt độc ở lưng), nhọt độc ở đầy người. Phương này có công hiệu như nhọt chưa thành sẽ làm tan đi, có mủ thì vỡ mủ, làm mau lành miệng. Dùng Hoàng lạp hoàn gồm bạch phàn sống 1 lượng  (40g) luyện với sáp ong nóng chảy thành hoàn bằng hạt đậu đen, mỗi lần uống từ 10-20 viên chiêu với nước nóng.
Trị trúng phong cấm khẩu: Dùng bạch phàn 1 lượng (40g), tạo giác 5 chỉ (20g), tán bột riêng từng vị, sau đó trộn đều với nhau. Mỗi lần uống 1 chỉ (tức 3,75g hay lấy tròn 4g) chiêu với nước sôi để nguội. Uống dần đờm ra, bệnh sẽ lui.
Trị nhức đầu không muốn ăn do đờm kết: Lấy bạch phàn 1 lượng (40g), cho vào 2 bát nước, sắc còn lại 1 bát, trộn với mật ong uống sẽ nôn đờm ra, nếu chưa nôn được cần uống thêm nước cho nôn ra.
Trị động kinh bởi phong đờm: Dùng hóa đờm hoàn. Lấy bạch phàn 40g, tế trà (chè tàu) loại nhỏ cánh để lâu năm càng tốt, tán bột tất cả rồi trộn với mật ong làm hoàn to bằng hạt đậu đen. Trẻ con uống từ 5 – 6 viên mỗi lần. Người lớn uống 15 viên mỗi lần chiêu với nước nóng.
Trị sản hậu bị cấm khẩu: Dùng bạch phàn sống 1 chỉ (4g) tán bột hòa với nước lạnh và cho uống làm 2 – 3 lần.
Trị trẻ em bị miệng lưỡi trắng không bú được: Phèn chua 1 chỉ (4g) tán bột mịn, lấy lông gà rà vào miệng nơi bị bệnh.
Trị đại tiểu tiện không thông: Dùng bạch phàn 5 chỉ (20g) tán bột, người bệnh nằm ngửa bỏ vào rốn khiến cho khí lạnh tác động một lúc sẽ đi tiêu, tiểu được.
Trị rắn độc cắn (chỉ dùng kết hợp hoặc lâm vào hoàn cảnh không phương cứu chữa): Lấy 1 cục bạch phàn cho lên dao sắt nướng trên lửa cho bạch phàn chảy ra rồi dùng nó nhỏ ngay 1 giọt vào chỗ vết rắn độc cắn.
Trị hôi nách: Lấy phèn phi tán bột mịn, rồi dùng khăn lụa hoặc khăn mỏng bọc bột phèn phi hay bông sạch chấm vào bột phèn phi đã tán, xát vào hố nách, làm nhiều lần trong ngày.
Trị tai chảy nước mủ hay miệng lưỡi lở, da ngứa: Dùng phèn phi tán bột mịn rắc vào chỗ đau hoặc hòa vào nước để rửa nhiều lần sẽ khỏi.
Ngoài ra còn một số phương hiện thường được sử dụng:
Trị đinh nhọt sưng đau do thấp chẩn: Lấy minh phàn và hùng hoàng hai vị lượng bằng nhau. Lấy xác trà trộn vào cùng hai vị này rồi đắp vào nơi đau.
Trị xuất huyết ở phổi (phương có tác dụng liễm huyết, chỉ huyết, trong nôn ra máu, chảy máu cam, đi ngoài ra máu, băng lậu xuất huyết do dao cắt). Dùng phương chỉ huyết tán gồm bạch phàn, hài nhi trà, các vị lượng như nhau, tán bột. Mỗi lần uống 3-4 phân (khoảng 1-1,5g) chiêu với nước ấm.
Trị hoàng đản (trong chứng vàng da do thấp nhiệt): minh phàn, thạch đai, tán bột cả 2 vị, trộn đều. Mỗi lần uống từ 5 phân đến 1 chỉ tức khoảng 2-4g. Chiêu với nước ấm, ngày uống 2-3 lần. Hoặc dùng phương Tiêu thạch phàn, thạch phàn tán gồm hai vị tiêu thạch và phàn thạch lượng bằng nhau, tán bột mịn trộn đều rồi lấy uống với nước cháo đại mạch. Mỗi lần uống 1 chỉ (xấp xỉ 4g), ngày uống 3 lần.
Trị lở ngứa: Dùng khô phàn, lưu huỳnh, xà xàng tử mỗi thứ đều 1 lượng (40g), tán bột mịn trộn với dầu vừng để xức (bôi) lên nơi lở ngứa nhiều lần bệnh sẽ khỏi.

Thursday, November 6, 2008

Wednesday, October 29, 2008

UNG THƯ GAN

Kể bệnh, tư vấn, lấy thuốc

Tự tham khảo cách chữa:

Đại cương

Ung thư gan là một loại ung thư đường tiêu hóa thường gặp. Tỷ lệ phát bệnh

cao ở vùng Châu Á và Châu Phi, tuổi trung niên và nam giới thường mắc bệnh cao hơn

Đặc điểm lâm sàng là vùng gan đau, gan to, cứng, bề mặt gồ ghề kèm theo sốt

vàng da, rối loạn tiêu hóa và xuất huyết.

Ung thư gan theo y học cổ truyền thuộc phạm trù chứng ‘Hoàng Đản’, ‘Cổ Trướng’, ‘Trưng Hà’, ‘Tích Tụ’...

Ung thư thường phân ra 3 thời kỳ:

- Kỳ I: Không có triệu chứng ung thư rõ rệt, biểu hiện sớm nhất là rối loạn tiêu hóa.

- Kỳ II: nặng hơn kỳ I nhưng chưa có triệu chứng đặc trưng.

- Kỳ III: cơ thể suy kiệt rõ, vàng da, bụng nước, có di căn. Thực tế lâm sàng, ung thư gan kỳ I và II rất ít được phát hiện và trên 90% là ung thư kỳ III vì thế bệnh kéo dài thường chỉ độ 3-4 tháng.

Triệu Chứng

1- Đau vùng gan: đau vùng hạ sườn phải, thường gặp vào thời kỳ giữa và cuối, đau tức hoặc như dao đâm. Thường trên nửa số bệnh nhân có đau vùng gan, đau xuyên lên vai phải và lưng.

2. Bung trên đầy tức, xuất hiện sớm, thường kèm theo những triệu chứng rối loạn tiêu hóa nhưng ít được chú ý, đến lúc muộn thì đã có nước bụng và cổ trướng.

3. Chán ăn là triệu chứng sớm nhất của bệnh nhưng ít được chú ý và dần dần xuất hiện buồn nôn, nôn, tiêu chảy nặng lên đã là giai đoạn cuối.

4. Những triệu chứng khác như mệt mỏi, sút cân, sốt và xuất huyết là nhúng triệu chứng của thời kỳ cuối mà tiên lượng đã rất xấu.

5. Gan to (khối u vùng bụng trên) trên 90% số bệnh nhân đến khám là gan to, cứng, mặt gồ ghề hoặc ấn đau.

6. Lách to thường kèm theo và là kết quả của xơ gan.

7. Cổ trướng là triệu chứng của thời kỳ cuối, nước bụng thường màu vàng cỏ úa hoặc màu đỏ (có máu), thuốc lợi tiểu thường không có hiệu quả.

8. Hoàng đản (vàng da) do tắc mật và do tế bào hủy hoại nặng dần lên, mạch sao, thường xuất hiện vào thời kỳ cuối biểu hiện của xơ gan.

Chẩn Đoán Và Phân Biệt Chẩn Đoán

Các triệu chứng lâm sàng trên đây được quan sát và thăm khám đầy đủ giúp chẩn đoán bệnh được chính xác.

- Các phương tiện chẩn đoán hiện đại:

1- Siêu âm ký có giá trị chẩn đoán cao và không hại cho người bệnh.

2. Sinh thiết tế bào gan, soi ổ bụng, mổ bụng thăm dò là các phương pháp có thể thực hiện để xác định chẩn đoán.

3. Xét nghiệm máu: nồng độ phosphataza kiềm tăng.

4. Bản đồ rà gan bằng đồng vị phóng xạ.

5. CT (computed tomography).

Cần phân biệt chẩn đoán với:

a. Áp xe gan: đau nhiều, sốt cao, bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao...

b. Xơ gan: thường gan không to nhiều hoặc nhỏ hơn...

c. Ung thư gan thứ phát do di căn: có các triệu chứng của các loại ung thư, cần hỏi kỹ tiền sử bệnh và khám kỹ để phân biệt.

Điều Trị

Phẫu trị là phương pháp tốt nhất hiện nay đối với ung thư gan nhưng cắt bỏ phần gan bêïnh lý phải là tổn thương còn khu trú, chưa có di căn. Cho nên trên thực tế những trường hợp ung thư gan có chỉ định phẫu thuật tốt rất hiếm, tỷ lệ tái phát rất cao. Đối với xạ trị thì các tổn thương bệnh lý của ung thư ít nhạy cảm với tia và độ chịu đựng tia của gan thấp. Hóa trị cũng chỉ cho kết quả rất tạm thời, cho nên ở Trung Quốc, trên 90% bệnh nhân dùng Đông y hoặc Đông Tây y kết hợp.

Đíều trị ung thư gan bằng Đông y có thể chia làm 2 loại: biện chứng luận trị và dùng bài thuốc kinh nghiệm.

Có thể căn cứ theo các thời kỳ ung thư để có phương pháp biện chứng luận trị như sau:

1-Đối với ung thư gan kỳ l:

Phẫu trị là chủ yếu, kết hợp dùng thuốc Đông y điều trị triệu chứng và ngăn chận tế bào ung thư phát triển.

Bài thuốc: Có thể dùng bài Lục vị địa hoàng hoàn gia giảm.

Lục vị hoàn

Đan bì

9

Bạch linh

9

Trạch tả

9

Thục địa

24

Sơn thù

12

Hoài sơn

12

2. Đối với ung thư kỳ II:

Bệnh phát triển nhanh, phản ứng của cơ thể mạnh như gan to, cứng, nôn, tiêu chảy, sốt, ra mồ hôi... do can khí trệ, huyết ứ, can vị bất hòa.

Điều trị: Sơ can, lý khí, hoạt huyết, hóa ứ kiêm dưỡng âm, thanh nhiệt.

Bài thuốc: Dùng bài Sài hồ sơ can tán gia giảm:

Sài hồ sơ can tán

SàI hồ

8

Bạch thược

12

Chỉ sác

8

Trích thảo

4

Xuyên khung

8

Hương phụ

8

Mẫu lệ

20

Sinh địa

16

Gia giảm: Sườn đau tức nhiều: Thêm Đan sâm, Tam lăng, Nga truật, Địa miết trùng để hoạt huyết, hóa ứ. Bụng đầy, táo bón, rêu vàng, mạch Hoạt thêm: Sinh đại hoàng 6g, Chỉ thực, Hậu phác.

Nhiệt độc thịnh, (sốt, miệng đắng, ra mồ hôi, bứt rứt, tiểu đỏ, mạch Huyền Sác thêm Đơn bì, Chi tử, Long đởm thảo, Thanh đại.

Khí trệ nặng (ngực sườn tức đau, đầy, rêu trắng, mạch Huyền) thêm Uất kim, Diên hồ sách, Thanh bì Trần bì, Mộc hương. Âm hư thêm Nữ trinh tử, Câu kỷ tử, Địa cốt bì...

3. Đối với ung thư kỳ III:

Triệu chứng: Cơ thể suy kiệt, gầy ốm, vàng da, cổ trướng, xuất huyết... Khí huyết đều suy tán thì khó trị.

Điều trị: Phù chính, khu tà, bổ khí âm kiêm hoạt huyết, chỉ huyết.

Bài thuốc: Dùng bài Lục vị địa hoàng hoàn gia vị:

Lục vị hoàn

Đan bì

9

Bạch linh

9

Trạch tả

9

Thục địa

24

Sơn thù

12

Hoài sơn

12

Miết giáp

16

Sinh Mẫu lệ

20

Trần bì

6

Nhân sâm

12

Gia giảùm: Trường hợp âm hư nội nhiệt: Nhiêït thương huyết lạc gây huyết chứng như sốt thấp, người nóng âm ỉ, tiêu đỏ, nôn ra máu, tiêu có máu, lưỡi đỏ thẫm không rêu, mạch Hư, Tế, Sác, thêm Thanh hao, Quy bản, Miết giáp, Bạch mao căn, Trắc bá diệp (đốt thành than).

Trường hợp nhiệt độc thịnh (miệng lưỡi loét, miệng đắng, lưỡi khô, kết mạc mắt xung huyết, răng, lợi, mũi chảy máu, lưỡi đỏ, rêu vàng, nhớt, mạch

Huyền Hoạt Sác) thêm Long đởm thảo, Sơn chi, Hoàng cầm, Sinh địa, Xa tiền tử.

Nếu nôn, buồn nôn, chất lưỡi đỏ, sạm đen, ít rêu, khô, mạch Tế Sác, thêm Trúc nhự, Bán hạ, Tuyền phúc hoa, Đại giả thạch. Lý nhiệt uất kết sinh vàng da, chất lưỡi đỏ thẫm, rêu vàng nhớt, mạch Nhu, Sác thêm Nhân trần, Kim tiền thảo.

Trường hợp bụng căng, nhiều nước, thêm Trư linh, Xa tiền tử, Thương lục. Tỳ dương hư yếu gây ra tiêu chảy, thân lưỡi bệu, rêu mỏng, nhớt, mạch Trầm Trì thêm Bào can khương, Thảo khấu, sao Bạch truật, Ý dĩ nhân. Thận dương hư suy, cơ thể và chân tay lạnh, mạch Trầm Trì thêm Phụ tử, Quế nhục...

Ung thư vú

 Ung thư vú, ung thu vu, phukhicothai Kể bệnh, tư vấn, lấy thuốc

 Ung thư mũi họng, ung thu mui hong, phukhicothai Kết quả chữa ung thư

Ung thư vú

Bồ công anh

10

Địa đinh

10

Viễn trí

10

Quan quế

10

Qua lâu

60

Giáp châu

6

Thiên hoa

6

Cam thảo

6

Xích thược

6

Hạ khô thảo

15

Hoàng kỳ

15

Cát cánh

15

Phỉ bạch

15

Qui đầu

30

Ngân hoa

15

Bạch chỉ

15

Di căn gia : Mễ nhân 30, Hải tảo 15, Mẫu lệ 24, Huyền sâm 24,

Loét bỏ: Bồ công anh, Địa đinh , dùng gấp bội Hoàng kỳ,

Tự hãn gia: Hoàng kỳ 30,

Miệng khô táo bón gia: Chỉ thực 10, Thanh bì 10;

sợ lạnh đau lưng huyết trắng gia: Quan quế 18,

Mặt đỏ, sốt miệng khô bứt rứt gia: Hoàng cầm 10, Hoàng liên 10, Sài hồ 15;

Dùng ngoài: Ngũ linh chi, Hùng hoàng, Mã tiền, A giao lượng bằng nhau tán mịn trộn dầu mè đắp

UNG THƯ THỰC QUẢN

Kể bệnh, tư vấn, lấy thuốc

Tự tham khảo cách chữa:

Đại cương

Ung thư thực quản là một loại ung thư cơ quan tiêu hóa thường gặp. Triệu chứng chủ yếu là ngày càng nuốt khó hơn.

Tuổi phát bệnh thường từ 40 ~ 70 tuổi, nam mắc bệnh nhiều hơn nữ.

Bệnh này giống chứng 'Ế cách’ (nghẹn) của YHCT.

Triệu Chứng

Triệu chứng chủ yếu là nuốt khó, bệnh ngày càng nặng thì dù chất đặc hoặc nước cũng khó nuốt. Do lâu ngày ăn uống khó khăn mà cơ thể ốm yếu, suy dinh dưỡng, mất nước, suy kiệt, kèm theo khó nuốt, đau sau xương ức (đau tức hoặc như dao đâm) hoặc vùng lưng đau, ợ hơi, nôn ra chất trắng nhớt hoặc có máu lẫn thức ăn. Bệnh nặng thì nói giọng khàn, nấc cục, khó thở, hạch lâm ba to, gầy mòn, da bọc xương.

Chẩn Đoán: Chủ yếu dựa vào:

+ Tuổi trên 40, nam, gia đình có người mắc bệnh này, hoặc uống rượu nhiều.

+ Nuốt khó, đau vùng sau xương ức, có hiện tượng trào ngược thức ăn.

+ Chụp phim cản quang thực quản, soi thực quảùn, làm sinh thiết niêm mạc thực quản để phát hiện bệnh. Kiểm tra tế bào vòng thực quản dương tính khoảng trên dưới 90%.

Điều Trị

Ung thư thực quản thường đươc điều trị bằng phẫu thuật, nếu có di căn dung hóa liệu, kết hợp với thuốc Đông y để điều trị.

Dựa vào triệu chứng lâm sàng, có thể biện chứng theo các thể loại sau:

1. Đàm khí uất kết:

Triệu chứng: Ngực đầy, đau tức hoặc khó thớ, nấc cụt, ợ hơi, nuốt khó, miệng khô, táo bón, rêu lưỡi trắng dày, mạch Huyền Hoạt, thường gặp ở giai đoạn mới phát bệnh.

Điều trị: Sơ can, lý khí, hóa đàm, giáng nghịch.

Bài thuốc: Dùng bài Toàn phúc đại giả thạch thang gia giảm:

Ung thư thực quản Đàm khí uất kết

Toàn phúc hoa

12

Đại giả thạch

20

Bán hạ

8

Hương phụ

8

Mộc hương

8

Uất kim

10

Đan sâm

16

Phục linh

12

Chỉ sác

10

Cát cánh

12

Qua lâu

12

Phỉ bạch

12

Uy linh tiên

12

Nam tinh

8

bạch anh

12

Hạ khô thảo

16

Trúc nhự

12

Ngõa lăng tử

16



Khí hư thêm Đảùng sâm, Thái tử sâm đều 12g.

2. Huyết ứ:

Triệu chứng: Ngực đau, ăn vào nôn ra, nặng thì khó uống được nước, phân như phân dê, ngườl gầy da khô, lưỡi đỏ, khô, mạch Tế Sáp.

Điều trị: Dưỡùng huyết, hoạt huyết, tán kết.

Bài thuốc: Dùng bài Đào hồng tứ vật thang gia giảm:

Ung thư thực quản Huyết ứ

Sinh địa

16

Qui đầu

20

Bạch thược

12

Xuyên khung

8

Đào nhân

12

Hồng hoa

10



Nếu nặng thêm Tam thất, Một dược, Đan sâm, Xích thược, Ngũ linh chi, Hải tảo, Côn bố, Bối mẫu, Qua lâu...

Nếu nuốt khó cho uống ‘Ngọc Xu Đơn’trước.

Trường hợp ngực lưng đau nhiều thêm Diên hồ sách (sao dấm), chích Nhũ hương, chích Một dược, Ty qua lạc. Táo bón thêm Nhục thung dung.

3. Nhiệt độc thương âm:

Triệu chứng: Nuốt rất khó, lưng ngực đau bỏng rát, miệng khô, họng khô, ngũ tâm phiền nhiệt, táo bón, chất lưỡi đỏ, rêu ít hoặc không rêu, mạch Huyền Tế Sác.

Điều trị: Thanh nhiệt, giải độc, dưỡng âm, nhuận táo.

Bài thuốc: Dùng bài Tư âm thông cách ẩm gia giảm:

Ung thư thực quản Nhiệt độc thương âm

Bồ công anh

20

Hoàng liên

8

Chi tử

12

Sinh địa

16

Qui đầu

20

Xuyên khung

8

Sa sâm

16

Mạch môn

20

Huyền sâm

20

Tỳ bà diệp

20

Lô căn

20

Bạch hoa xà

12

Bán liên chi

12

Bạch anh

12

Hạ khô thảo

12

Táo bón thêm Tử uyển, Hỏa ma nhân, Đào nhân, Nhục thung dung.

4. Âm dương lưỡng hư:

Triệu chứng: Nuốt không xuống, ngày càng gầy, mệt mỏi, hồi hộp, sắc mặt tái nhợt, chân tay thân mình mát lạnh, mặt sưng, chân phù, sắc lưỡi nhạt, mạch Tế Nhược.

Điều trị: ôn bổ Tỳ Thận, tư âm, dưỡng huyết.

Bài thuốc: Dùng bài Bát trân thang hợp Bát vị hoàn gia giảm:

Ung thư thực quản Âm dương lưỡng hư

Hồng sâm

12

Hoàng kỳ

20

Thục địa

16

Xa nhân

10

Hoài sơn

12

Nhục quế

6-8

Kỉ tử

12

Phụ tử

8-16

Qui đầu

20

Bạch thược

12

Bạch linh

12

Táo

12

Cam thảo

4

Sinh khương

3



Theo http://www.thaythuoccuaban.com/thuoc_chua_benh_viem_dau/ungthuthucquan.html

chữa ung thư bằng lá đu đủ

Thực hư chuyện chữa ung thư bằng lá đu đủ

Ảnh: Sức Khỏe & Đời Sống.

Giáo sư Nguyễn Xuân Hiền ở Bệnh viện 108 đã theo dõi một số bệnh nhân dùng lá đu đủ chữa ung thư và tiến triển tốt. Tuy nhiên, Việt Nam hiện chưa có công bố chính thức nào về tác dụng của nó.

Nhiều bệnh nhân ung thư truyền tụng nhau bài thuốc từ lá đu đủ. Giáo sư Nguyễn Xuân Hiền, nguyên Trưởng khoa Da liễu, Bệnh viện Trung ương quân đội 108, cho biết bài thuốc này do bà Lê Thị Đặng ở TP HCM sưu tầm. Nguồn gốc của nó là của thổ dân Australia, được ông Stan Sheldon tìm thấy.

Bài thuốc như sau: Hái lá lẫn cuống đu đủ, để tươi, cho càng nhiều càng tốt vào một ấm hoặc nồi, đổ thêm chút nước rồi đun nóng từ từ cho đến khi sôi. Sôi được 5 phút thì tắt lửa, để chừng hai tiếng đồng hồ, chắt nước đã sắc đặc vào bình hoặc chai, cất trong tủ lạnh.

Uống 200 ml một lần, 3 lần/ngày. Thuốc đắng khó uống, nhưng phải uống đều đặn. Ngoài ra, phải uống thêm 3 muỗng cà phê mật mía trong ngày, ngay sau ly nước thuốc.

Theo lời kể thì bà Đặng đã áp dụng bài thuốc này để điều trị cho chồng bị ung thư lưỡi di căn ra má, và ông đã khỏi bệnh. Khi giáo sư Hiền nhận được bài thuốc, ông cũng áp dụng để điều trị cho con gái bị ung thư phổi, nhưng bệnh đã di căn nên không khỏi. Tuy nhiên, ông vẫn kiên trì theo dõi các bệnh nhân khác.

Kết quả kiểm tra của giáo sư Hiền với 12 bệnh nhân qua điện thoại cho thấy:

- 4 người (3 u phổi, 1 chửa trứng) uống được trên 5-6 tháng thì sức khỏe ổn định, lên cân, u thu nhỏ, hết hạch cổ, đỡ ho, đỡ đau.

- 3 người bị u phổi uống được hơn 2-3 tháng thì u nhỏ đi, sức khỏe tốt hơn.

- 1 bệnh nhân u phổi khác uống được 2 tháng, bệnh tiếp tục tiến triển, đau, ho nhiều.

- 3 trường hợp chết (1 u phổi, 1 u dạ dày, 1 u gan), chỉ uống chưa được 2 tháng sau đó chuyển thuốc Đông y khác.

- 1 trường hợp u đại tràng di căn chỉ uống chưa được 2 tháng, kết quả không mấy tiến triển.

Theo ông Hiền cho biết, kết quả ở 4 bệnh nhân đầu là rất đáng lưu tâm. Ông hết sức mong mỏi các chuyên gia trong lĩnh vực y tế tiếp tục nghiên cứu về tác dụng của lá đu đủ trong điều trị ung thư.

Một trong các bệnh nhân từng sử dụng bài thuốc từ lá đu đủ là ông Lê Văn Sang, hiện sống ở quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ông Sang bắt đầu xạ trị khối u 3 cm ở phổi từ ngày 15/5/2006 tại Bệnh viện K. Sau đó 2 ngày, ông bắt đầu sử dụng bài thuốc trên.

Sau 15 tháng điều trị, khi đi tái khám, các bác sĩ kết luận khối u nhỏ đi, nhưng khi làm xét nghiệm máu thì chỉ số ung thư trong máu lại tăng lên. Hiện ông vẫn dùng lá đu đủ song song với việc điều trị theo y lệnh của bác sĩ, và mong muốn có kết luận về bài thuốc kể trên.

Các bác sĩ ở Bệnh viện K, Viện Dược liệu và Hội Đông y Việt Nam cho biết, đề tài nghiên cứu về tác dụng chữa ung thư của bài thuốc lá đu đủ đã được triển khai cách đây đã hàng chục năm nhưng đều thất bại. Và đến thời điểm này, tại Việt Nam chưa có công bố chính thức nào. Hiệu quả của nó vẫn chỉ dừng lại ở mức độ sử dụng theo kinh nghiệm dân gian và theo các tài liệu không chính thức được công bố lẻ tẻ.

Vì vậy, nếu không may bị ung thư, cách tốt nhất vẫn là đến các cơ sở y tế để khám, điều trị bệnh theo hướng dẫn của các bác sĩ.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Theo nguon tin tu VnExpress