Wednesday, April 29, 2009

BÌNH YÊN MÃNH LIỆT

(Theo sách Hơi Thở Tinh Khôi)
Thích Minh Thạnh

Tình yêu cần chánh niệm và chánh niệm trong tình yêu kể ra câu chuyện tình yêu đích thực. Người mới yêu như chú nai ngơ ngác trong khu rừng đầy thú dữ và như người lữ hành rảo bước giữa sa mạc hay mưa lũ. Chánh niệm biết con nào là thú dữ, chỗ nào là sa mạc và chỗ nào đầy mưa lũ. Biết điều đó thì sẽ tránh và từ chối mọi lời gọi mời nguy hiểm. Lắng nghe chánh niệm biết người mình thương cần gì, hạnh phúc gì và đau khổ gì. Ta thường nói quá nhiều mà lắng nghe quá ít. Khi không lắng nghe được, không thể hiểu được người thương và cái mình cho là thương đó chỉ là hình thức, thậm chí gây ra đau khổ cho chính bản thân và người thương. Lời nói chánh niệm như câu thần chú và dòng nước cam lộ tưới mát người thương đang khô cằn. Không thể chấp nhận người dưng thì đối xử tốt còn người thương bị đối xử tệ, người thương không đáng phải bị như vậy. Không có chánh niệm, ta không thể cảm nhận được tình yêu từ người khác mà còn làm khổ họ. Nếu lắng nghe hết lòng, nói lời ái ngữ hết lòng, ta sẽ biết người thương thực sự thương ta và cái mà ta đang nghĩ là người thương làm khổ mình chỉ là tri giác sai lầm. Chánh niệm giúp ta thể hiện sự quan tâm chân thành, nuôi dưỡng tình yêu và hoàn toàn có mặt cho người thương. Tình yêu đích thực khi biết tôn trọng, lắng nghe, chia sẻ và gìn giữ cho người mình thương.

Chánh niệm không có mặt của sự vội vã, ngược lại đó là quá trình đầu tư liên tục của thân và tâm. Không cần hối hả hay chật vật, cứ từ từ, cứ chầm chậm để thấy trong mọi hành vi đều có thể chánh niệm và hạnh phúc. Khi nấu món lague chay, khoai tây và cà rốt chưa chín thì ta cho nó thêm thời gian chín mềm, nếu còn cứng mà đã tắt lửa là làm bếp còn yếu kém. Khi cho phép toàn bộ thân và tâm hợp nhất, tức là sự hợp nhất ở độ chín muồi, ta thực sự an trú trong định và khi yếu tố định chín muồi, tuệ sẽ phát triển. Thực sự niệm, định, tuệ (Tam học) cũng chỉ là một vì yếu tố này bao hàm yếu tố kia và ngược lại. Định và tuệ có mặt ngay khi ta có ý thức chánh niệm. Định chờ cho niệm vừa đủ để biểu hiện và tuệ chờ cho định vừa đủ để biểu hiện. Niệm, định, tuệ vừa đủ thì giác ngộ phát khởi, Niết Bàn hiện tiền. Niết Bàn đâu có nằm ở cõi nào xa vời, nó ngay ở Địa cầu này, vào lúc này. Đây là sự thật tự nhiên, không phải là nằm mơ hay kỹ xảo điện ảnh. Tay có thể thấy, nghe, ngửi, nếm và cảm nhận vào phút giây niệm định tuệ hợp nhất, đẹp và hạnh phúc không thể nào tả nổi. Hãy thử đi rồi biết, biết rồi sẽ ghiền, ghiền rồi thì không cần phải tìm kiếm hạnh phúc ở đâu nữa bởi vì Niết Bàn là đây. Niết Bàn không phải cái gì màu mè, mà thật ra rất đơn giản, đó là sự tắt ngấm, hoàn toàn yên tịnh, không dao động, không lung lay. Khi có thể ngồi yên, ta có thể tiếp xúc với Niết Bàn ngay lập tức và được Niết Bàn bảo hộ, kỳ lạ và tuyệt diệu đến như vậy. Nhiều người không chịu thiết lập Niết Bàn cho mình mà chỉ thích đi lẩn quẩn trong địa ngục và say sưa với nó. Tình trạng địa ngục đơn giản dễ hiểu là sự vắng mặt của Niệm, Định, Tuệ, đồng nghĩa với sự có mặt của thất niệm, lăng xăng và không hiểu biết. Một số tu sĩ nhìn bề ngoài có vẻ Niết Bàn hiện tiền nhưng bên trong đầy dẫy địa ngục và ngược lại. Nhưng nếu bên trong và bên ngoài Niết Bàn tràn ngập thì còn gì bằng, người này đã đi đúng đường và chắc chắn chung thủy với con đường đó. Hãy dừng lại để sống thực sự. Dừng lại không có nghĩa đang đánh máy vi tính dừng tay lại không đánh máy vi tính nữa, mà có nghĩa dừng cái tâm bay bổng trên mây hay thám hiểm sâu dưới lòng đất, chỉ dừng lại và ý thức cái việc biết mình đang đánh máy. Chỉ có vậy thôi, thật dễ làm và cũng thật đơn giản.

Chánh niệm là bài thiền tập khắp mọi nơi. Người biết sống trong hiện tại là người thực tập chánh niệm không mệt mỏi. Bản thân luôn nhắc nhở mình tỉnh thức trong mọi tình trạng, khỏe mạnh hay ốm đau, sung sướng hay sầu khổ. Khi đó dù tình trạng ốm đau hay sầu khổ, người chánh niệm vẫn sống an lạc với nó, không bị cái đau của thể xác hay cái khổ của tâm làm cho túng quẫn và kiệt quệ. Khi tâm nghĩ ngợi nhiều chuyện khác nhau, hiện tại đang diễn ra không được nhận biết. Vừa ăn cơm vừa xem ti vi thì tâm bị phân tán, cơm không được chú ý nói chi đến người ăn cơm chung. Ngược lại, ăn cơm chỉ để ăn cơm, ta có thể tiếp xúc được món ăn, kêu tên từng món ăn và nhìn rõ những người cùng ăn cơm chung. Khi đó một sự thật đến với ta : bình yên. Ta cảm thấy vô cùng bình yên khi ăn cơm với gia đình và vẫn có đủ sức khỏe để ăn hết bát cơm của mình, đồng thời nhận biết vạn vật đang dang tay góp mặt trong bữa cơm. Thực tập liên tục sẽ thấy bình yên không chỉ nằm ở bữa cơm gia đình mà bình yên có mặt khắp tất cả công việc hàng ngày một khi ta có ý thức về điều đó. Quan sát, theo dõi, hay biết và chú ý công việc đang làm một cách thoải mái thì thân tâm có thể thư giãn không phân biệt loại hình công việc.Công việc chân tay hay trí óc đều nhờ có chánh niệm mà hạnh phúc, hạnh phúc làm con người thỏa mãn, đây không là thỏa mãn về sắc dục, mà thỏa mãn về sự tự do trong công việc, lúc này con người nhanh chóng tiếp xúc với thành công rỡ ràng trong phút giây hiện tại. Cơ thể căng thẳng vì bị dồn ép quá mức. Chánh niệm cho phép ta thư giãn ngay trong công việc. Nhiều người làm việc 12 đến 14 tiếng một ngày mà vẫn như đi dạo chơi chỉ vì chánh niệm có mặt. Chánh niệm vỗ về mọi áp lực, xoa dịu những căng thẳng, làm lành với các khó chịu trong cơ thể. Bánh xe được bom nhiều không khí có thể sẽ nổ. Khi tâm lao lực quá độ thần kinh sẽ nổi loạn giống như vậy. Chánh niệm là cách thư giãn tích cực, mềm dẻo nhưng cực kỳ vững chắc. Chánh niệm chỉ để chánh niệm, không phải mong cầu điều gì. Như đi chỉ để đi không phải để tới vì mình có đi đâu mà tới, và đã tới rồi thì cần gì phải đi nữa. Nhiều người tìm cách định nghĩa hạnh phúc nhưng không biết rằng khi cố tìm cách đưa ra khái niệm về nó thì bản thân họ đã đánh mất hạnh phúc rồi. Hạnh phúc chỉ là danh từ để gọi, đơn giản là ta cảm nhận nó thế nào. Một bát cơm nhỏ chan nước tương có thể hạnh phúc với người này nhưng có thể không hạnh phúc với người khác. Hoàn cảnh có khả năng tạo nên hạnh phúc rất lớn nhưng chánh niệm có thể làm biến đổi cả hoàn cảnh. Ăn bát cơm nghèo có cường độ hạnh phúc ngang bằng và có khi to lớn hơn nhiều lần ăn bát cơm đầy đủ cao lương mỹ vị. Khi căng thẳng đến, chánh niệm giúp ta nhận diện căng thẳng và kiểm soát nó, không cho nó hung hăng hay làm tình hình thêm tồi tệ. Ngược lại, căng thẳng bị buông lung đến mức không thể kiểm soát nổi, nó thống trị lấy ta và bắt ta phải bệnh, phải lảm nhảm và sức tàn lực kiệt. Hãy tự nói với bản thân : Căng thẳng ơi, tôi nhận ra anh rồi, anh ở yên đó nhé, tôi giúp anh thư giãn. Thật là hay, có phải vậy không ?


(Theo sách: Hơi Thở Tinh Khôi - Tác giả: Thích Minh Thạnh)

Le Vu Lan -Mua bao hieu(1-10)

Le Vu Lan -Mua bao hieu(2-10)

Le Vu Lan -Mua bao hieu(3-10)

Le Vu Lan -Mua bao hieu(4-10)

Le Vu Lan -Mua bao hieu(5-10)

Le Vu Lan -Mua bao hieu(6-10)

Le Vu Lan -Mua bao hieu(7-10)

Le Vu Lan -Mua bao hieu(8-10)

Le Vu Lan -Mua bao hieu(9-10)

Le Vu Lan -Mua bao hieu(10-10)

Le dat da Thien Duong Thien Vien Truc Lam(1-7)

Le dat da Thien Duong Thien Vien Truc Lam(2-7)

Le dat da Thien Duong Thien Vien Truc Lam(3-7)

Le dat da Thien Duong Thien Vien Truc Lam(4-7)

Le dat da Thien Duong Thien Vien Truc Lam(5-7)

Le dat da Thien Duong Thien Vien Truc Lam(6-7)

Le dat da Thien Duong Thien Vien Truc Lam(7-7)

Le Phat thanh dao(1-14)

Le Phat thanh dao(2-14)

Le Phat thanh dao(3-14)

Le Phat thanh dao(4-14)

Le Phat thanh dao(5-14)

Le Phat thanh dao(6-14)

Le Phat thanh dao(7-14)

Le Phat thanh dao(8-14)

Le Phat thanh dao(9-14)

Le Phat thanh dao(10-14)

Le Phat thanh dao(11-14)

Le Phat thanh dao(12-14)

Le Phat thanh dao(13-14)

Le Phat thanh dao(14-14)

Monday, April 27, 2009

3 con ran doc(1-21)

3 con ran doc(2-21)

3 con ran doc(3-21)

3 con ran doc(4-21)

3 con ran doc(5-21)

3 con ran doc(6-21)

3 con ran doc(7-21)

3 con ran doc(8-21)

3 con ran doc(9-21)

3 con ran doc(10-21)

3 con ran doc(11-21)

3 con ran doc(12-21)

3 con ran doc(13-21)

3 con ran doc(14-21)

3 con ran doc(15-21)

3 con ran doc(16-21)

3 con ran doc(17-21)

3 con ran doc(18-21)

3 con ran doc(19-21)

3 con ran doc(20-21)

3 con ran doc(21-21)

Sunday, April 26, 2009

Tha thứ thì thư thái

Wednesday, April 22, 2009

Cát bụi(Thầy Thích Bửu Chánh giảng tại Chùa Hoằng Pháp)

Friday, April 3, 2009

THIỀN MÔN KHẨU QUYẾT

H.T THÍCH THANH TỪ

THIÊN THAI TRÍ GIẢ ĐẠI SƯ

THIỀN MÔN KHẨU QUYẾT

Đại sư dạy : Người tu pháp An Ban Thủ Ý (tham thiền quán hơi thở) phải biết hơi thở rất hệ trọng giữa thân và tâm. Ví như lửa cháy cây lên khói, nhìn làn khói trong hay đục người ta biết cây khô hay ướt. Dò xét hơi thở thô hay tế là chiếc gương soi chánh hoặc tà. Xét rõ hơi thở, là trông mây tìm bờ kiếm bến, là dùng sào dò sâu cạn, nhiên hậu chiếc đạo thuyền mới đến cứu vớt.

Thân an ý chánh tựa hồ dầu trong đèn sáng, thế nên người muốn thủ ý trước phải an thân. An thân là giữ yên thân phong, không cho các phong sự chống nghịch nhau. Sao gọi là phong sự ? Trong thân có: hành phong, hoạnh khởi phong, chư tiết phong, bách mạch phong, cân phong, lực phong, cốt gian phong, yêu phong, tích phong, thượng phong, hạ phong. Các thứ phong ấy, mỗi thứ có vị trí riêng không thể xâm loạn nhau, nếu loạn ắt sanh giặc, to thì điên cuồng bỏ bê tu tập, nhỏ thì hư thật lấn nhau; hư thì sanh ngứa, thật thì sanh đau. Thân đau ngứa đâu rảnh hệ niệm, trong dòng điên cuồng còn gì phải nói. Phàm khi động, tịnh, thi vi trước phải khởi tưởng, tưởng được hiện tiền nhiên hậu mới thực hành. Nếu không như vậy, thô tế chống nhau, mới cũ nghịch nhau, như làm lễ cấm gian thì biết bao giờ hết gian. Đây lược nêu ra một việc, các việc khác so đó mà biết. Giả sử khi sắp ngồi, trước khởi tưởng : "Ta sẽ đến chỗ kia ngồi, chỗ kia cách chỗ này độ bao nhiêu bước". Tùy khi vừa xếp chân ngồi xưống liền phóng hơi thở ra, buông xuôi thân thể, trụ phong vừa đến, hành phong lần đi. Ngoài ra, các oai nghi khác cũng như thế. Tưởng như vậy gọi là an thân.

Có bài kệ :

Tiến dừng có thứ tự,

Thô tế không trái nhau.

Ví như khéo tập ngựa,

Tùy ý muốn đứng đi.

Thường cẩn thận như thế,

Thân tâm an nhập thiền.

Đi, đứng, ngồi, nằm phải thường hệ niệm. Nếáu nằm nhiều thì hôn trầm. Đứng nhiều thì mệt nhọc. Đi nhiều thì loạn động khó nhứt tâm. Ngồi không bị các lỗi trên, vì vậy nên ngồi nhiều.

Hành giả nên ở chỗ yên tịnh, ngồi kiết già _ nếu người nữ ngồi bán già _ thân ngay thẳng bình thản. Thân thể giữ tự nhiên, tay chân để thong thả, sắp đặt các mắc xương kềm nhau, không dựa, không cong, nới rộng cổ áo và dây lưng. Nếu biết không an liền động nhè nhẹ cho nó an, cốt khiến thân thể điều hoà thích hợp. Nhẹï nhàng lấy tay trái để trên bàn tay mặt, khiến ngón trỏ tay trái giao đầu ngón cái tay mặt, đầu ngón giữa và áp út dưới vừa chí bàn tay. Từ từ hả miệng thở hơi dài bốn năm lượt, hàm răng hơi hở, êm ái cuốn lưỡi lên. Kế nhìn như thường chậm rãi nhắm mắt, không nên nhắm gấp, nhắm gấp trong con mắt sẽ động nước mắt và cay.

Như bài kệ:

Ba thời : nhập, trụ, xuất,

Như kiếp : thành, trụ, hoại.

Muốn mau là không thông,

Người không biết chừng mực.

Hơi thở có bốn thứ phải chọn lựa:

1. Phong 2. Khí

3. Xuyển 4. Tức.

Hơi thở có tiếng gọi là Phong. Hơi thở ngăn trệ gọi là Khí. Hơi thở ra vào không hết gọi là Xuyển. Hơi thở không có tiếng, không ngăn trệ, ra vào đều hết, nhẹ nhàng như còn như mất là Tức. Thủ Xuyển thì nhọc nhằn. Thủ Khí thì ngăn trệ. Thủ Phong thì tán loạn. Thủ Tức thì an định.

Ôn Sư cả nhà đều hệ niệm tại rún của mình. Chỗ chính giữa rún như cánh hoa đậu, mở y xem kỹ tướng ấy, nhiên hậu nhắm mắt, ngậm miệng, hở răng, cuốn lưỡi lên ổ gà, điều hòa hơi thở, nhất tâm quán kỹ tướng ấy. Nếu quán tưởng không thấy tướng cuốn rún, lại mở y xem thật kỹ, rồi thực hành như trước.

- Tại sao tưởng cuốn rún?

- Hơi thở xuất phát từ cuốn rún ra, vào đến rún diệt. Rún là chỗ xuất phát và tiêu diệt của hơi thở. Vì để biết lẽ vô thường nên quán tưởng rún. Rún là cội nguồn của ruột. Từ nguồn phăng lần lên tự nhiên thấy bất tịnh. Nếu thấy bất tịnh thì dứt tham dục. Trong Tứ niệm xứ, nó thuộc về Thân niệm xứ. Trong Lục diệu môn, nó thuộc Chỉ môn. Thần thức lúc mới thác sanh cùng tinh huyết tụ họp tại rún. Bởi thế, người sống là do rún gìn giữ. Nếu hành giả thấy cuốn rún rõ ràng, tự nhiên sanh nhàm chán thoát khỏi mọi sự ràng buộc. Kinh nói: "Tùy chỗ đến hệ tâm quán sát kỹ". Chỗ đến tức là rún, chỗ gốc của hơi thở ra vào vậy.

- Khi hệ niệm, hoặc đau như kim chích, hoặc gấp như dây lôi, hoặc ngứa như trùng cắn, hoặc lạnh như nước dội, hoặc nóng như lửa hơ, các xúc chạm như thế rồi tinh thần sáng suốt yên lặng.

- Ấy là điển quang định. Trong khi nầy có vô lượng việc tương tợ, hành giả lúc đó tất cả đừng đắm trước, chỉ nỗ lực nhất tâm tự nhiên mọi việc đều qua. Nếu không tinh tấn thì phải thối đọa.

- Tại sao khi sổ tức chợt quên số chỉ nhớ hơi thở ?

- Tâm có phần tế, gần nhất tâm nên quên số. Tiến lên sẽ thấy hơi thở là một số, một cảnh, nếu còn thấy hai là thô.

- Tại sao không biết hơi thở, chỉ biết cảnh.

- Hành giả đã trừ được quán thô, hơi thở dần dần tế nên không thấy.

- Có người nói: Tất cả lỗ chân lông đều hở, hơi thở theo đó ra nên không thấy.

Đại sư dạy : Tại hơi thở tế nên không thấy.

Ở đây nói hơi thở theo lỗ chân lông ra, đã ra lỗ chân lông tại sao không ra ở mũi ? _ Nói tế không thấy là căn cứ sự hệ niệm. Nói ra lỗ chân lông là căn cứ sự thông suốt.

Có người bảo : Hơi thở dừng không chuyển, tâm nhãn chợt sáng chói như điển quang nghi là điển quang định.

Tập giả nói : Nếu chỉ không thấy hơi thở là vì hơi thở tế. Chợt nhiên mắt sáng, người hay nói đến đây phải yên lặng, tâm từ đây về trước có chút ít tiện lợi và thân có xúc chạm, nhiều người cho là Thiền ân Hỷ Lạc.

Đại sư dạy: Đây là tâm thập thiện tương ưng, không phải là Thượng giới, qua giai đoạn này sẽ vào Thiền cảnh. Nhưng còn phải dẫm trên băng, lội xuống vực sâu mới qua được. Xúc chạm tự biết không nên nói. Các thầy đều lấy đó mà nghiệm hư thật. Nếu biết mà nói, e dòng vọng tưởng trở lại hại mình.

Nếu chợt thấy hơi thở trở lại, khởi đếm một,… như trước. Nếu ngồi lâu, khi muốn xuất định hơi thở hiện trở lại, liền theo mười hơi và đếm qua muời hơi; kế nhẹ nhẹ động hai tay, hai chân, động toàn thân như phép xoa bóp, rồi mở mắt từ từ, sau mới đứng dậy. Trong khoảng thời gian này do hằng đếm hơi thở nên chỉ còn biết phưởûng phất mà thôi, không phải chuyên cần

như trước. Cách nhập, trụ, xuất như bài kệ trước đã dạy.

Người tọa thiền hỏi các thứ bệnh, Đại sư dạy: Chỉ buộc tâm tại một cảnh không cho duyên cảnh khác thì bệnh tự lành. Dụng công như thế xa lắm là ba ngày không có bệnh nào mà chẳng lành.

- Tâm loạn dấy khởi ngang thì sao?

- Nhiếp niệm có thể lành.

- Bệnh do tứ đại tăng, giảm làm sao lành được?

- Do tâm động chuyển phát ra gió, v.v… đứng dừng lý cũng như vậy.

Đại sư dạy : Thật tâm hệ thật cảnh, thật duyên lần lượt sanh thật, sự thật đấp đổi cho nhau tự nhiên vào thật lý.

- Chứng thiền định liền được nhập lý lại có địa vị không?

- Người lợi căn tâm định liền được nhập lý không có địa vị. Người độn căn phải trải qua Cửu thứ đệ định, định hết mới hội lý.

- Ngoại đạo tu thiền định đến Phi tưởng sao không hội lý ?

- Ngoại đạo tu định đều kẹt tại tâm chấp ngã, tâm làm chướng ngại nên không hội lý.

Phàm khi đau, do loạn phong khởi cùng bên ngoài đấu tranh. Thế nào cùng bên ngoài đấu tranh ? - Nghĩa là tâm vừa đi liền kéo lôi lại. Như dạy đứa bé đi, để mặc nó đi, không được lôi kéo. Người muốn mau được cần phải dè dặt.

Cấp, tại giảo phong khởi. Do hành giả chuyên tâm thái quá, phong thế phân tán không hết gây nên. Nếu thái quá hay bất cập lỗi vẫn là một.

Ngứa, do hành giả khi hơi thở sanh cho là diệt, khi hơi thở diệt cho là sanh, ý cùng hơi thở trái nhau. Cho nên nói:" Không biết rõ ràng kỹ lưỡng, giặc từ trong sanh ra".

Lạnh, do hành giả không lấy vị làm chỗ niệm xứ nên thủy đại tăng.

Nóng, do hành giả thường hy vọng nên hỏa đại tăng.

Đại sư dạy : Người muốn tu hành cần phải có phần, nếu người không có phần không thể tu được. Thế nào là phần ? Nghĩa là tứ tâm :

1. Tâm kiên tín, tin sâu lời thầy dạy.

2. Tâm thọ dụng, thọ dụng lời thầy để tu tập.

3. Tâm tín cần, thường tự cố gắng tu tập.

4. Tâm phương tiện, vi tế hồi chuyển.

Mạch trong thân như trăm sông chảy về biển. Quả tim như câu móc vào đầu con vật, bốn miếng hợp lại thành một, mỗi miếng có mười sợi mạch chung ràng rịt, cho nên đầu quả tim có 40 sợi mạch. Dưới mỗi mạch chạy thẳng xuống rún gọi là Ưu đà na phong. Ưu đà na dịch là Trung. Vì thế gọi mạch này là Trung mạch. Hành giả khéo vi tế hồi chuyển các mạch máu cho được lưu thông.

Trong lúc toạ thiền bên ngoài có các thứ biến hình: hoặc cha mẹ, sư tăng, vua chúa, mỹ nữ; hoặc hình tượng sư tử, cọp, sói, v.v… đó là ma quỉ. Hành giả phải dụng tâm giả tưởng mình cầm đao kim cang, vừa tưởng như thế, chúng liền thối lui.

Phàm bệnh có nhiều thứ :

1- Thân bệnh

2- Quỉ làm bệnh

3- Ma làm bệnh

4- Hơi thở không điều hòa sanh bệnh

5- Nghiệp chướng hành bệnh

1. Thân bệnh :

Khi tọa thiền hoặc dựa vách, hoặc cổ áo chật sanh bệnh. Đại chúng chưa xả thiền mà mình đã nằm, tâm lười biếng này là tiện lợi của ma, chúng nhập thân làm bệnh, khiến người ở sau xương sống đau nhức, ấy là chú bệnh, rất khó trị. Hành giả phải cẩn thận. Cách trị, dùng hơi thở hít vô từ trên đầu thẳng xuống xương sống xuyên qua các mắc xương rót xuống, phải khéo dụng tâm mới có thể lành.

2. Quỉ làm bệnh :

Có người khi tọa thiền tâm nghĩ bao nhiêu việc: hoặc mong biết được cái gì, hoặc muốn biết được việc kiết, hung của người. Nhơn đó bọn quỉ Đâu ê la đến nhập trong thân người ấy, biến hiện các thứ: hoặc thấy việc kiết, hung, hoặc biết trong thân người khác, hoặc biết một nhà, một làng, một chợ, một châu, một quận, và trong một nước những việc kiết, hung, thiện, ác... hoặc tương tợ thánh nhân mà thật không phải thánh. Tất cả thứ ấy đều do quỉ làm ra không nên chấp trước. Nếu không sớm trị, lâu ngày có thể hại đến người.

3. Ma làm bệnh :

Có người khi tọa thiền tâm nghĩ việc lợi dưỡng, nhơn đó bọn ma hiện ra các thứ y phục, ăn uống, bảy báu, tạp vật để cúng dường. Phải biết đó là ma. Nếu biết cần lo trị gấp, không sớm trị, nó nhập tâm thành bệnh rất khó trị.

4. Hơi thở không điều hoà sanh bệnh :

Có người khi tọa thiền không hiểu cách điều hòa hơi thở thành bệnh, khiến thân thể khô héo ốm gầy. Người nầy không có lỗi nên dễ trị. Phép trị, dùng hơi thở khắp đầy trị. Chính là vận dụng hơi thở lưu thông khắp người nên gọi là hơi thở khắp đầy. Dụng công, dùng tâm ngưng hơi thở rồi chậm rãi hít hơi vô từ đầu chạy khắp tứ chi đều đầy dãy. Bởi người không biết vận dụng hơi thở khiến gân mạch khô khan, thân người không tươi nhuận, dạy dùng hai thứ hơi thở (khắp,đầy) điều khiển từ trên chạy xuống dưới, khiến hơi thở khắp thân nên gọi là hơi thở khắp, hơi thở đầy. Hơi thở đầy khắp nên thân thể được bình phục, sau sẽ dùng chỉ tức. Thế nào là Chỉ tức ? _ Bình tâm trực trụ không động là Chỉ tức.

5. Nghiệp chướng làm bệnh :

Toàn thân thủng phù da vàng mập bủng, người này chướng nặng khó trị, phải chuyên cần Sám hối. Pháp trị, dùng Tiêu tức và Triều tức trị. Thế nào là Tiêu,

Triều ? Hai hơi thở này không phải đem từ ngoài vào trong thân, mà phải vận dụng tâm tức khởi tưởng Tiêu (khô), Triều (nóng). Vận dụng hai thứ hơi thở này lưu thông từ đầu đến chân và lưu lại ở tứ chi, lưu thông khắp thân khiến bệnh thủng phù tiêu xọp. Sau khi xọp, lại dùng tâm tức bình tâm trực trụ, hơi thở được bình phục, cần siêng năng Sám hối. Lại có người tứ chi tê liệt không thể cử động, hai tay hai chân như muốn rớt, hoặc xuội một cánh tay. Cách trị, dùng hơi thở khắp thân và lưu lại tứ chi lâu ngày tự lành.

Nếu bị bệnh miệng giựt méo bên tả thì chú hơi thở qua bên tả, nếu méo bên hữu thì chú hơi thở qua bên hữu. Nếu méo một góc bên tả, bên hữu cũng như thế.

Nếu có các bệnh cũ, hoặc nóng, lạnh, ... dùng hơi thở xuống chân khiến bệnh tiêu diệt. Trong thân rất tế nhị, các bệnh đều dùng hơi thở trị hết. Như bệnh lạnh dùng hơi thở nóng trị, bệnh nóng dùng hơi thở lạnh trị. Pháp đối trị mỗi bệnh nên dùng hai thứ hơi thở này mà trị.

Lại khi tu hành dùng hơi thở, nếu nghe chân nhẹ đầu nặng, đó là tâm cao mạn và vọng tưởng, phải dứt tâm cao mạn, dứt vọng tưởng và đem tâm xuống. Nếu nghe chân nặng đầu nhẹ nên khởi tâm thương xót chúng sanh.

Nếu khi đi nên dụng tâm không cao không thấp, khiến hơi thở điều hòa. Điều khiển hơi thở khắp cả thân tâm, liền được nhập Thông minh quán, có thể quán tâm tánh Tam muội và thân tướng tam muội. Tâm, tướng là căn bản của sự tu tập. Kinh nói: " Biết tâm thấu suốt cội nguồn không phải là hư giả".

Phép trị bệnh kiết, an tâm dưới rún. Nếu bệnh kiết do lạnh thì dùng hơi thở nóng; bệnh kiết do nóng thì dùng hơi thở lạnh, đến bao giờ lành mới thôi.

Phép trị ho, khi cơn ho muốn phát (vừa ngứa cổ) dùng miệng nhả hơi ra ba lần, nhiên hậu an tâm quán ở giữa. Khi muốn ho liền nhả hơi ra tưởng cái ho theo ra, rồi an tâm như trước thì bệnh tự lành.

Phép trị sưng, dùng hơi thở tưởng phá chỗ sưng ra, vận dụng hơi thở cuốn chỗ sưng tan hết. Dùng tâm trụ định an trụ ngay trên chỗ sưng tưởng soi phũng một lỗ, vận dụng hơi thở ngay giữa chỗ sưng ra vào, sưng liền xọp vậy.

Phép trị ù tai, an tâm bên ngoài lỗ tai, nhẹ nhẹ dẫn hơi ra, tưởng lôi hơi ở bên trong ra hết, chốc lát bệnh liền lành.

Trị người tọa thiền hốt nhiên nghe trong cổ in tuồng có một vật dài độ một hai tấc, không thể khạc ra được. Phải dùng tâm trụ định an trụ trên vật ấy, nhiên hậu phân tâm ra bốn phía, ý nghĩ rằng: "Trong ngoài đều không, bệnh từ đâu sanh?" Nhưng cần phải hiểu tánh không, đuổi nó mới được.

Trị trong khi tọa thiền bị hơi thở ngắn, nêân trước thở hơi dài, từ lỗ mũi hít hơi vô khiến đầy khắp thân rồi mới cho ra. Sau an tâm tại chỉ tay trong lòng bàn tay, lâu lâu nó tự hết.

Phép dùng một hơi thở trị các thứ bệnh trong thân. Vận dụng hơi thở từ lỗ mũi hít vào khiến đầy khắp người, rồi nhẹ nhẹ ngậm miệng tùy hơi tự chứa trong thân, khi thở ra tâm dẫn từ trong xương thẳng xuống hậu môn ra ngoài. Khi ngủ dụng tâm dẫn hơi thở xuống bàn chân. Đi, đứng, ngồi, nằm hằng dụng tâm cũng như thế. Khi tứ chi có bệnh tạp phải dùng hơi thở nầy thở cho thông, nhiên hậu tùy chỗ bệnh mà dẫn hơi thở đến. Ngay chỗ bệnh dẫn hơi thở ra, vào không có chướng ngại là bệnh lành.

Trị bệnh lạnh dùng hơi thở nóng, trị bệnh, nóng dùng hơi thở lạnh.

Trị bệnh trong xương tủy dùng hơi thở dao. Nghĩa là tưởng mổ trên bàn chân một đường to bằng mười đầu ngón tay, vận dụng hơi thở xẻ xương bàn chân cho hơi thở ra, dần dần được lành

Trị người sưng một phần trong thân. Dùng hơi thở đao xẻ dưới bàn chân độ quá 10 ngón tay khiến hơi thở thông ra đó. Sưng khắp mình, dẫn hơi thở xuống an tại lòng bàn chân. Thân nặng dùng hơi thở nhẹ, thân nhẹ dùng hơi thở nặng.

Người sơ học tọa thiền khi đếm hơi thở dài, ngắn, ngoại thần đến lỗ mũi, tâm xông thẳng lên đảnh nghe nóng ran. Cách đuổi, ngậm miệng hít hơi hướng lên đến đảnh, lại dẫn hơi trở xuống thì bệnh tự dứt. Bệnh nầy nếu không sớm trị nó sẽ xuyên qua con mắt, hai con mắt đều mờ. Đây là bệnh gì? Nếu là quỉ thần, thần ấy tên gì? _ Quỉ thần nầy tên là Bạt Di Đa, nó duỗi tay án con mắt mở. Nên tụng chú: "Nhơn chi ba trú, tỳ ni nã ba chú, ưu tẩu ba trú". Tụng đến ba biến, con mắt liền sáng như cũ.

Người sơ học khi tọa thiền được tế tâm trụ, bị người ngoài làm xúc chạm, hơi xông lên lồng ngực và đầy bụng không thể ngồi yên, ấy là sáu thần [Sáu thần : gan, tim , phổi, lá lách, thận, âm.] trong thân đều chạy lên ngực, do đó sanh bệnh. Phép trị, trước mở áo, nới rộng dây lưng, thở ra thật dài, hít vào ngắn, độ mười hơi như vậy, sau tụng bài chú trên đến 10 biến thì bệnh lành.

Người sơ học khi tọa thiềân được tế tâm trụ, bị người ngoài xúc chạm, hơi xông lên phổi thành bệnh. Phổi đầy dẫy, quá 100 ngày sanh ụa mửa không thể ăn uống được. Đó là bị ác thần tên Bạt Di Da ở bên ngoài nhập vào thân người. Vị thần nầy da đỏ, sáu con mắt có 8 lỗ hoặc lớn hoặc nhỏ. Lại có 3 tiểu thần tên Hô Sưu Ê hoặc biến hình làm trẻ con, hoặc là thân mãng xà, da nó đỏ và đen. Thần Đâu La Ê hình hoặc lớn, hoặc nhỏ và trung, ba cách biến.

Người sơ học khi tọa thiền các lóng xương sau lưng đau nhức, tự cho là tại cong vẹo gây nên. Đây là bệnh gì ? _ Bệnh nầy tên Lục căn thông thân du hý. Không bao lâu sẽ đau khắp toàn thân thẳng lên đảnh. Phép trị, ba lượt duỗi thân thể , tụng thần chú trước là lành.

Nguời sơ học khi tọa thiền sáu thần chìm lặng bị người ngoài đến xúc chạm, sáu thần chạy ngang ra ngoài thân, mỗi lỗ chân lông có một vị thần đồng thời nhập vô thân phát sanh vui mừng. Thân thể sưng lên và sanh trở ngại không ngồi được. Phép trị, ngậm miệng hít hơi thở lên trên hai lượt đầy trong thân, lại kéo hơi xuống dưới, nhiên hậu tụng bài chú trước. Lại liệt tên ác quỉ thần: Hồ Sưu Ê, Bạt Di Đa, liền được mạnh. Lại nói hơi thở ra là an, nguời quán hơi thở chỉ nên đếm hơi thở ra.

Nguời sơ học khi tọa thiền hoặc có loạn động, không phải là bệnh lâu ngày. Phép trị, trước tụng bài chú trên, dứt loạn ngữ thì bệnh dừng.

Nguời sơ học khi tọa thiền trong thân thấy có lửa dậy, không phải là bệnh. Phép trị, người khác biết, thầm đem lửa để trong cái chậu sành, không cho hành giả biết, để chậu gần kề đầu hành giả, người kia bèn hô to: "Đây là lửa lớn !". Hành giả liền mở mắt không thấy chi cả, ba phen làm như vậy, trong thân thấy lửa liền dứt.

Nguời sơ học khi tọa thiền hoặc thấy trong thân có nước hiện, đó không phải là bệnh. Phép trị, người khác lấy chậu đựng nước không cho hành giả biết, người kia miệng ngậm nước phun vào mặt hành giả, hành giả mở mắt không thấy chi, ba phen liền dứt.

Nguời sơ học khi tọa thiền nghe vật nặng xúc chạm quả tim, có người đến gần thì kinh sợ, quả tim đập mạnh, tức thì hai tay sờ soạng bị bệnh đại, tiểu không thông. Đây là trong thân sáu thần đều chạy xuống nên sanh bệnh. Phép trị, hít hơi thở đem xuống dưới, lại kéo trở lên trên, tụng bài chú trước đến lành mới thôi. Phép dụng tâm, lúc vào nhà cầu khi đại tiểu ra, tưởng tất cả bệnh đều theo ra hết.

Hành giả tâm được chút ít khai ngộ đối thâm nghĩa Phật pháp lần lượt liễu giải, tâm sanh hoan hỷ, thích chí suy nghĩ quá sức sanh bệnh tư lao. Hành giả phải dùng trí quán xét, nếu nên Chỉ thì Chỉ, nên Quán thì Quán, Chỉ, Quán đúng pháp thì sẽ được lâu bền. Bệnh trạng tư lao rất nhiều, hoặc bị nhức đầu, no hơi... đều dùng hơi thở điều trị.

Phép trị bệnh nhức đầu, ở mũi hít hơi vô rồi, miệng thở hơi ra nhẹ nhẹ, ý tưởng hơi đau trong đầu nhẹ nhẹ theo miệng ra ngoài. Nếu khi tâm vi tế chậm rãi điều hòa, ba phen dẫn hơi ra, phải tự hít hơi mát vô, thổi hơi ấm ra nhẹ nhẹ. Hít hơi mát vô, thở hơi ấm ra, như vậy không quá 10 lần bệnh nhức đầu được lành.

Phép trị bệnh no hơi, ở mũi hít vô, ở miệng hơi thở ra nhẹ nhẹ, ý tưởng hơi đầy trong bụng theo miệng ra hết, cần phải cho ợ. Nếu khi no hơi quá ngặt, phải nằm ngửa duỗi thẳng hai tay hai chân, rồi lấy tay nhẹ nhẹ xoa lên da bụng, phải xoa năm mười vòng, cần cho ợ. Sau ngồi dậy lại dẫn hơi ra như trước. Nếu người tâm điều hòa vi tế đến 10 hoặc 20 năm thì bệnh no hơi ngăn trệ chỉ trong một ngày đêm là dứt. Do dụng tâm hơi thở điều hòa không hoãn, không cấp, thô, tế, điều hòa vừa chừng mực bệnh liền lành. Nếu dùng hơi thở thô, tế, hoản, cấp, điều hòa không vừa chừng mực thì bệnh không thể lành. Nếu thở ra có tiếng là thô, cấp; thở ra nhẹ như không liên tục là tế, hoản. Tế, hoãn thì tốt. Lại nữa , khi bị bệnh no hơi, nếu dẫn hơi ra dài lại tăng thêm bệnh. Hơi thở ra không dài, không ngắn, điều hòa thích hợp vừa chừng, bệnh ắt lành. Dùng hơi thở vừa chừng trị được tất cả bệnh trong người. Người tọa thiền điều hòa hơi thở vừa chừøng bệnh đều lành.

Người tọa thiền nhập định tâm vi tế chớ ôm lòng buồn, giận. Nếu có buồn, giận sẽ mắc chứng bệnh thuộc về hơi. Đếm hơi thở vô cũng là cái duyên cớ mắc bệnh hơi. Dùng ngũ tạng làm cảnh quán niệm, tu thiền định cũng thành bệnh. Cho đến tụng kinh liên tục không dừng, hoặc đang thở ra thình lình hít vào, đang hít vào chợt thở ra đều thành bệnh. Các bệnh nầy nên dùng phép hơi thở trước mà trị.

Lại khi bị bệnh nhức đầu không được trị bệnh no hơi, khi trị no hơi không được trị nhức đầu. Một lúc trị cả hai bệnh càng tăng thêm bệnh.

Nếu hơi nóng xông lên đầu nhiều, trị bệnh nầy dùng mũi hít hơi vào, hả miệng to thở hơi ra nhẹ nhẹ. Người ngồi nhiều, mừng nhiều thường bị bệnh hơi. Nếu bị bệnh hơi phải dùng cách mở miệng thở hơi ra trị lâu dài.

Người khi nghe răng lạnh mà tâm được điều hòa vi tế, phải dùng mũi hít hơi vào, lại dùng mũi thở hơi ra nhẹ nhẹ trị nó. Ngoài ra, tâm được điều hòa tất cả bệnh thuộc về hơi đều dùng mũi thở ra hít vào mà trị. Nếu dùng pháp Sổ tức duyên chỗ bệnh, khi hơi thở vào chớ duyên, chỉ duyên hơi thở ra..

Nếu tu Quán quá phần tâm sanh loạn động. Tu Chỉ quá phần tâm sanh hôn trầm. Hành giả độn căn phải thường tu Quán, suy xét để trị bệnh độn.

Người tọa thiền nếu điều tâm tại trong ngũ tạng ra duyên cảnh giới, hoặc định tâm tại trong ngũ tạng ra duyên cảnh giới, người ấy không bao lâu sanh bệnh. Khiến hành nhơn ngũ tạng sanh khí, mạch cùng cảnh giới liên hệ, sanh bệnh tay chân co giựt. Phép trị, khởi ý quán tưởng trong thân từ trên đến dưới trống không như cây bọng ruột, cho đến khi ngồi xuống đất đều khởi tưởng không, hơi thở trong thân điều khiển đi luồn xuống đất. Nếu tâm điều hòa thì không bao lâu bệnh sẽ lành. Nếu bệnh đã lành, dạy hành giả lấy mắt cá chân trên làm cảnh giới để quán tưởng. Lại dạy bệnh nhơn : "Người bị bệnh này do dụng tâm sai lầm. Nghĩa là tâm không ở ngoài thân, không ở trong thân, tùy chỗ duyên nó sanh khởi, ngươi phải hiểu rõ".

Người toạ thiền khi chuyên tâm vào cảnh giới, ý cho là mắt thấy cảnh ấy, đến lúc tâm trụ có ánh sáng chiếu trên cảnh ấy, không biết là do tâm quang minh, ý quang minh sanh. Từ trong ánh sáng ra, trụ trên cảnh ấy, người này không bao lâu sẽ đau tròng con mắt, khiến đôi mắt nhức mờ. Phép trị, lấy tâm duyên con mắt, tâm thấy mắt nhắm, khởi nghĩ thế này : "Pháp quán trông thấy phải mở mắt xem, nay thấy mắt nhắm biết không phải là mắt thấy. Lại khi duyên con mắt thấy con mắt rõ, hướng lên duyên mắt là tâm, tâm từ trong sáng ra, tâm này không ở trong, ngoài, chặn giữa; con mắt cũng là tâm, tùy tâm duyên chỗ nào nó sanh chỗ đó, nó cũng không phải ở trong, ngoài, chặn giữa". Khi khởi quán như thế là nương nơi tâm đánh sai lạc, khiến bệnh được dứt, con mắt được lành.

Khi tọa thiền không được cổ áo chẹt, khiến người mắc bệnh no hơi. Người toạ thiền khi được thượng địa định lúc ra không nên khởi nghĩ xét việc thiện, ác, khiến người nhức đầu, phải cẩn thận. Các bệnh như thế, phép trị như trước.

Người toạ thiền thấy cảnh giới trên có bụi dấy lên, kết đọng lại tợ hồ bánh xe tơ quay, người đó có bệnh phong không nên tu thiền định thượng địa e phát cuồng, chỉ được học thân niệm xứ, pháp quán hạnh phương tiện trị bệnh phong, bệnh lành rồi mới học tu thiền định thượng địa.

Nếu nhập thiền định bị tiếng bên ngoài xúc động, hoặc khi có việc xúc chạm vào thân, biết liền xuất định thì không thành bệnh. Nếu trong tâm ôm ấp sự nóng giận, thù hiềm, não hại thì sanh nhập thâm định thì bị tiếng to xúc động, tiếng tuy bên ngoài mà tại trong thân, hoặc tiếng do cảnh giới quán phát xuất, người ấy muốn xuất định mà không xuất được, tâm kinh hãi, tinh thần mê man, sau mới xuất được, khiến người này bị bệnh phúc trướng (bụng to), nếu nặng ra huyết. Có việc chạm vào thân sanh bệnh cũng như thế. Phép trị, cũng dùng cách điều hòa hơi thở như trước. Nếu khởi sân hận bực tức thì bệnh không thể trị, hoặc khi đến chết là khác.

Người sơ tập toạ thiền nếu đại, tiểu tiện không thông, đem hơi lên trên, lại kéo hơi xuống dưới, tụng bài chú trước bệnh liền lành.

Người sơ tập toạ thiền có những việc tốt hiện, có người đến xúc não: hoặc chê bai Phật pháp, hoặc nói tiếng lạ khiến người không hiểu, đó là ác quỉ Đâu Ê La nhập thân, tụng thần chú trước liền lành. Thần Đâu Ê La thân vàng, chợt lớn, chợt nhỏ.

Dạy người Pháp quán hơi thở ra vào trị thân đau nhức ?

- Người quán hơi thở tại sao toàn thân đau nhức.

- Một thầy nói :"Do ăn quá no đồ ăn chưa tiêu hóa, vội tọa thiền nhiếp niệm hơi thở thô, niệm tế nên sanh bệnh này. Phép trị, bớt ăn hai, ba ngày, tiết chế hơi thở khiến cho dài, duyên kỹ tướng hơi thở ra đôi ba ngày sẽ lành".

Một thầy nói: "Do nhiếp niệm gấp quá hơi thở kết đọng sanh bệnh. Phép trị, tưởng thân mình như nồi nấu cơm lên hơi, nhiên hậu tưởng có gió từ trong rún khởi ra đến miệng mỗi lúc càng to thổi tan hết hơi trong mình, sau khi tan hơi bệnh được lành. Vài ngày sau phải ăn đồ bổ, dè dặt chớ thấy gió. Lại pháp trị, khi chưa ăn cơm, ở trong thất kín không nghe tiếng động, buông thả tay chân, từ miệng điều hòa hơi thở năm lượt, đôi ba ngày tọa thiền liền mạnh.

Lại bảo: Do khi mới tọa thiền hành phong còn thạnh, không làm phương tiện liền gấp kềm thân trụ, trụ phong cùng hành phong chống nhau sanh bệnh. Phép trị, phải đi từng chậm đến mau độ chừng năm dặm, trở lại đi từ mau đến chậm rồi ngồi, thở hơi dài chừng bố năm lượt, buông thả tay chân lặng lẽ và phóng ý trong khoảng nửa giờ, lại dẫn hơi thở dài nhẹ đôi ba lượt không cho lỗ tai nghe tiếng; lại phóng ý như trước độ nửa giờ, nhiên hậu nhiếp niệm đến chỗ tọa thiền ắt lành.

]

THIỀN TÔNG VIỆT NAM

TU LÀ DỪNG CHUYỂN VÀ SẠCH NGHIỆP

H.T THÍCH THANH TỪ

Giảng tại chùa Phong Hòa Sa Đéc - 2000.

Đề tài tôi giảng hôm nay: Tu là dừng nghiệp, chuyển nghiệp, và sạch nghiệp. Trước khi đi vào đề tài, tôi xin đặt một câu hỏi: “Tại sao chúng ta phải tu ?” Quý Phật tử thường đi chùa, lễ Phật, ăn chay, chắc rằng ai cũng nói mình biết tu rồi, phải không ? Vậy nếu có người hỏi tại sao phải tu, thì quý vị trả lời thế nào ? Ở đây tôi sẽ giải thích về điều này.

Chúng ta đều ý thức rằng người biết tu là người cầu tiến, là người vươn lên. Tại sao ? Thí dụ có người trước kia say rượu lè nhè, nhưng bây giờ người đó biết tu theo Phật, giữ năm giới. Do giữ giới nên không uống rượu say nữa, đó là đã tiến hơn xưa. Hoặc như người chuyên đi ăn trộm, người đó bị xã hội đánh giá là hạng bất lương. Bây giờ người đó biết tu, thọ giới của Phật. Phật cấm không được trộm cướp. Khi không còn trộm cướp nữa, thì người đó có tiến bộ chưa ?

Thường thường thế gian thấy ai hư hỏng, rồi thức tỉnh lại, làm lành thì người ta bảo người đó giác ngộ. Đó là một bước tiến. Như vậy vì cầu tiến mà chúng ta tu. Người biết tu là lúc nào cũng sửa đổi hành vi xấu, ngôn ngữ xấu, ý niệm xấu của mình trở thành hay, trở thành tốt. Như vậy có phải là tiến bộ không ? Cho nên nói biết tu là có tiến. Vì vậy muốn cầu tiến, người Phật tử phải tập tu. Đó là lý do thứ nhất.

Lý do thứ hai, chúng ta tu là vì muốn đem lại sự an lạc cho bản thân mình trong hiện tại và vị lai. Tại sao ? Thí dụ như một Phật tử trước kia chưa biết tu, ở gia đình vợ chồng nghi ngờ nhau không hòa thuận. Bây giờ nếu hai vợ chồng biết tu, giữ ngũ giới tức không tà dâm, không ngoại tình với kẻ khác, thì vợ chồng hết nghi nhau. Hết nghi nhau thì bình an, hạnh phúc. Như vậy nhờ tu mà đem lại sự bình an cho gia đình, sự tốt đẹp cho xã hội. Nên người biết tu là người tiến lên, chuẩn bị cho cuộc sống luôn được an lạc. Thế mới thấy tu là việc thiết yếu. Phật tử khi hiểu được lợi ích đó rồi ai cũng phát tâm tu. Đó là lý do thứ hai.

Khi đã phát tâm tu theo Phật, thì điều đầu tiên Phật dạy chúng ta tu là để dừng nghiệp.Tại sao tu để dừng nghiệp? Trước khi trả lời câu này, tôi xin ôn lại lịch sử đức Phật một chút.

Chúng ta nhớ đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi ngồi dưới cội Bồ Đề suốt bốn mươi chín ngày đêm, đến đêm thứ bốn mươi chín, từ đầu hôm đến canh hai Ngài chứng được Túc Mạng Minh.

Túc Mạng Minh tức là trí sáng suốt, thấu rõ hết bao nhiêu kiếp về trước của mình, đã từng làm gì, ở đâu, cha mẹ anh em tên gì... đều biết rõ hết. Chẳng những một đời mà vô số đời cũng đều biết rõ. Nên gọi là Túc Mạng Minh, tức trí sáng suốt, biết vô số mạng kiếp về trước. Sau này đi giảng đạo, Ngài nhắc lại đời trước Ngài đã từng làm gì, ở đâu, lợi ích cho ai v.v... Những sự việc như thế được kết tập lại gọi là kinh Bản Sanh và Bản Sự, hiện giờ vẫn còn.

Từ canh hai đến canh ba, Ngài chứng được Thiên Nhãn Minh. Thiên Nhãn Minh là tất cả những gì gần xa, nhỏ nhiệm nhất Ngài đều thấy được. Cho nên khi đức Phật chứng được Thiên Nhãn Minh rồi, Ngài nhìn thấy trong bát nước có vô số vi trùng. Ngày xưa nói trong nước có vi trùng người ta không tin. Nhưng bây giờ nhờ khoa học chế ra kính hiển vi, người ta mới thấy vi trùng. Như vậy đức Phật đã thấy hơn hai ngàn năm rồi, bây giờ chúng ta mới biết. Bằng Thiên Nhãn Minh Ngài nhìn rất xa, thấy ngoài thế giới này, còn có vô số thế giới khác, tính không hết. Danh từ chuyên môn trong nhà Phật gọi là Hằng hà sa số. Hằng hà đó là sông Hằng ở Ấn Độ, sa số là số cát. Sông Hằng ở Ấn Độ dài tới mấy ngàn cây số, thì cát sông Hằng chừng bao nhiêu ? Vô số kể. Phật nói thế giới trong hư không nhiều như số cát sông Hằng vậy. Ngày xưa không ai tin điều này cả. Nhưng bây giờ nhờ các nhà thiên văn, người ta tìm thấy rõ ràng ngoài thiên hà của chúng ta, còn vô số thiên hà nữa. Cho nên biết trong vũ trụ không biết bao nhiêu là thế giới. Như vậy Phật nói không sai, vì đó là cái thấy thật.

Kế đó, Ngài nhìn thấy con người khi chết rồi lại tái sanh vào các loài. Người ta cứ nghĩ chết rồi là hết, hoặc bảo chết rồi trở lại làm người. Nhưng Phật thấy rõ ràng, khi chúng ta chết rồi, do nghiệp của mình tạo hàng ngày, hoặc lành hoặc dữ; nếu lành thì nó dẫn chúng ta sanh trong cõi lành, nếu dữ nó dẫn chúng ta sanh vào cõi dữ. Cho nên trong kinh có một đoạn Phật nói: “Ta nhìn thấy chúng sanh do nghiệp dẫn đi luân hồi trong lục đạo như người đứng trên lầu cao nhìn xuống ngã tư đường, thấy rõ ràng ai nghiệp gì, đi đường nào, không có nghi ngờ."

Vì vậy Phật dạy chúng ta tu, bước đầu là dừng nghiệp. Dừng nghiệp để làm gì ? Để khi chết chúng ta không bị nghiệp ác dẫn đi vào đường ác. Nếu cứ tạo nghiệp ác, thì khi chết chúng ta bị nghiệp dẫn trong địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Cho nên người Phật tử tu là làm sao trong hiện tại, dừng những hành động xấu ác, để bản thân là một người tốt, có lợi ích cho xã hội, chết đi mình lại được nghiệp lành dẫn sanh vào cõi lành. Như vậy có phải tu là để cho chúng ta an ổn trong đời này và đời sau không ? Vì tầm quan trọng như vậy cho nên chúng ta mới tu.

Như hàng Tăng Ni xuất gia, lẽ ra các vị ở ngoài đời hưởng những lạc thú thế gian, tại sao lại cạo đầu vào chùa ăn chay, mặc áo nhuộm cho khổ vậy ? Có cái gì cần, cái gì quý, mình mới làm điều đó chứ. Vì thấy rõ được lợi ích việc tu tập rồi, nên chúng ta mới đi tu.

Đến canh năm, khi sao mai vừa mọc, Ngài liền chứng được Lậu Tận Minh, tức là trí sáng suốt thấy rõ nguyên nhân vì sao con người phải luân hồi sanh tử. Ngài thấy rõ ràng, không nghi ngờ gì hết. Nên sau đó Ngài đến vườn Lộc Uyển, giảng bài pháp đầu tiên cho năm anh em ông Kiều Trần Như nghe. Đó là bài pháp Tứ Diệu Đế. Ngài chỉ rõ quả đau khổ và nhân gây ra đau khổ; chỉ cho quả giải thoát và nhân tu sẽ được giải thoát. Đó là do Phật tu chứng được nên Ngài nói ra, chớ không phải như các triết gia suy luận rồi nói.

Vì vậy Phật dạy chúng ta trên đường tu, phải làm sao đạt được kết quả tốt đẹp, làm sao tu cho cuộc đời của mình hiện tại an vui, hạnh phúc, lợi ích cho chúng sinh. Khi chết đi sinh trở lại, được làm người tốt đẹp hơn, cao quý hơn. Tu là như vậy.

Ở đây, điểm quan trọng tôi muốn nhấn mạnh: Tu là dừng nghiệp, là chuyển nghiệp và sạch nghiệp. Dừng nghiệp, tức là dừng những nghiệp ác, chúng ta không tạo những tội lỗi phải chịu khổ đau nữa. Vậy tu dừng nghiệp bằng cách nào ?

Trong nhà Phật dạy, dù tại gia hay xuất gia, khi bước chân vào đạo, trước tiên phải gìn giữ giới luật. Gìn giữ giới luật là tu dừng nghiệp. Tại sao ? Bởi vì đức Phật thấy rõ ràng, con người khi nóng giận hay tham lam rất là cuồng loạn. Điều tội ác nào người ta cũng có thể làm được. Mà tạo tội ác thì phải đọa, phải chuốc quả đau khổ. Vì vậy Phật dạy phải giữ những điều giới, đừng tạo ác. Không tạo ác thì khỏi đọa.

Như hàng Phật tử tại gia, đức Phật dạy phải giữ năm giới:

1- Không được sát sanh.

2- Không được trộm cướp.

3- Không được tà dâm.

4- Không được nói dối.

5- Không được uống rượu, không được hút á phiện, xì ke, ma túy.

Năm điều đó cần phải gìn giữ cho đúng. Như người nam khi chưa biết tu, có ai rủ uống rượu thì sao ? Tuy ban đầu chưa biết uống, nhưng bạn bè rủ thì vị tình, uống rồi thành ghiền. Ghiền rồi thành say. Đối với á phiện, xì ke, ma túy cũng vậy. Trước đâu có, cha mẹ sanh ra đâu có ghiền. Do bị bạn bè rủ rê mà không biết tu mới nhào theo. Nhào theo rồi thì hư một đời, hại gia đình, hại xã hội. Nên Phật cấm những điều đó là thương hay làm khó khăn mình ? Đó là Phật thương. Bởi rượu, á phiện, xì ke, ma túy là hố sâu nguy hiểm, Phật muốn cho chúng ta không rớt vào hố đó, nên mới dùng hàng rào giới luật để chặn.

Thí dụ Phật tử đã thọ ngũ giới rồi, nếu bạn bè tới rủ uống rượu, liền nói: "Tôi đã thọ giới Phật rồi, không được uống rượu. Thôi, tôi xin không uống”. Như vậy là ngăn chặn mình tạo tội. Nếu không thọ, không giữ giới thì bạn bè rủ cứ ngồi uống có sợ gì đâu. Rồi tới ăn trộm, ăn cướp, cho đến giết người... trong những việc đó có gì bình an không hay việc nào cũng khổ. Mình làm cho mình khổ, mình làm cho người khác cũng khổ, cứ khổ lây với nhau.

Bây giờ Phật cấm không được giết người, dù giận bao nhiêu đi nữa, cũng không dám động đến sinh mạng của người khác, đó là tu. Tu là giữ giới. Cho nên bước đầu vào đạo, Phật bảo phải giữ năm giới. Chúng ta hứa giữ để trong lòng lúc nào cũng nhớ không được làm các việc đó. Nhờ hứa với Phật, hứa với quý thầy như vậy, không dám quên nên không tạo tội. Đây gọi là dừng nghiệp.

Chúng ta đối nơi thân, nơi miệng, nơi ý thường hay buông lung tạo tội. Thí dụ nơi thân, trẻ nhỏ thấy con chim đậu trên cành cây, nó làm sao ? Nó muốn bắn. Nhiều khi con chim nhỏ xíu không đáng gì hết, không được một miếng ăn nữa, mà cũng cứ bắn. Thấy con cóc, con nhái, muốn lấy đá chọi v.v... Bây giờ mình biết tu thì việc gì không có lợi cho mình, cho người mà làm đau khổ chúng sanh thì đừng làm. Nhờ không làm nên không khổ cho những con vật nhỏ, không khổ cho người. Như vậy nhờ biết gìn giữ giới, không làm việc ác, đó là chúng ta tu.

Đến miệng, chúng ta toàn nói lành hay cũng có khi nói dữ ? Có người nào nói lành suốt đời chưa, hay khi vui thì nói lành, khi giận thì nói dữ. Bây giờ chúng ta biết tu rồi, vui nói lành mà giận thì thôi, làm thinh, đừng nói gì cả. Bởi vì nếu nói thì sẽ nói bậy, nói tội lỗi. Cho nên khi giận, làm thinh bỏ qua, một hồi sẽ hết. Chúng ta giữ thân không làm đau khổ cho chúng sanh, miệng không nói lời dữ, lời ác khiến người khinh miệt mình. Đó là bảo vệ giá trị tinh thần đạo đức của mình.

Quý Phật tử thấy khi giận lời nói có giá trị thật không ? Thí dụ khi giận người ta nói "Mày là con chó", nói thế mà mình có thành con chó đâu. Nếu tỉnh táo, mình sẽ trả lời: "Tôi đâu có bốn chân đâu mà thành con chó". Nhưng đằng này, nghe nói con chó liền muốn tát tai người ta, như vậy vô tình mình nhận là chó rồi. Bởi vừa nói chó là mình cắn liền, phải không ? Khi nóng giận người ta dễ điên cuồng, không có chút gì khôn ngoan, sáng suốt cả. Cho nên khi nóng giận cần phải im lặng, đó là người khôn, người khéo tu.

Như vậy chúng ta tu thân, tu miệng và tu luôn cả ý nữa. Ý của quý vị nghĩ tốt nhiều hay nghĩ xấu nhiều ? Có khi xấu nhiều tốt ít, có khi tốt nhiều xấu ít, tốt xấu lẫn lộn. Bây giờ tu rồi khi nghĩ một điều gì xấu, chúng ta biết đó là bậy, là tội lỗi nên không nghĩ nữa, cấm nó như vậy lâu dần thành quen. Nghĩ tốt thì cho nghĩ, nghĩ xấu thì dừng. Đó là chúng ta tu.

Nếu người thân không làm những điều xấu ác, miệng không nói những lời dữ, ý không nghĩ những điều bậy xấu, thì người đó là người tốt. Người ta nói tu hiền, nhưng hiện nay có nhiều người tu mà chưa hiền. Ăn chay thì ăn mà không hiền chút nào cả. Bởi tu không phải chỉ ăn chay mà tu là sửa thân đừng làm tội lỗi, miệng đừng nói tội lỗi, ý đừng nghĩ tội lỗi. Còn ăn chay, ăn mặn chỉ là phần phụ thôi. Người ăn mặn mà nói năng đàng hoàng hiền lành, còn người ăn chay mà la lối bậy bạ thì ai hơn ai ? Hiểu vậy quý vị mới thấy lẽ thật của sự tu.

Ngay trong đời sống này phải tạo cho mình một cuộc sống có giá trị. Nếu trong gia đình hai vợ chồng đều biết tu. Chồng không làm bậy, không nói bậy, không nghĩ bậy, vợ cũng vậy thì gia đình đó đầm ấm, hạnh phúc không ? Sở dĩ ngày nay gia đình chia ly, đau khổ, là vì người ta không biết tu. Tu dừng nghiệp là đừng làm bậy, đừng nói bậy, đừng nghĩ bậy thôi, chứ chưa làm gì hay tốt. Bao nhiêu đó cũng khó rồi.

Lâu nay người ta quen buông lung, bây giờ chặn lại nên khó, chớ việc đó đâu phải khó. Nếu giận người ta mà mình làm thinh, không la lối gì hết. Một hồi cơn giận sẽ nguôi, và từ từ mình quên hết. Quên hết thì có thiệt thòi gì cho mình đâu. Còn nóng chửi người ta, người ta đánh lại mình thì sẽ sinh ra bao nhiêu chuyện rắc rối, bao nhiêu phiền não và tội lỗi khác nữa. Tất cả chúng ta ai cũng cần phải tu để trở thành người hay tốt. Đó là người khôn ngoan, sáng suốt. Nếu để thân miệng ý lăng xăng lộn xộn hoài, đó là người xấu, người dở.

Tôi đã nói phần tu là dừng nghiệp. Kế đến phần tu là chuyển nghiệp.

Chuyển là đổi. Chuyển nghiệp là chuyển đổi nghiệp của mình. Tôi thường hay nói, Phật tử chúng ta hiểu nghĩa chữ tu dở hơn cả mấy chú sửa xe honda nữa. Tại sao vậy ? Vì mấy chú đó gọi sửa xe hư ít là "tiểu tu", xe hư nhiều hơn là "trung tu", xe hư thật nhiều là "đại tu”. Có khi nào mình đem chiếc xe cũ hư đi sửa, tới ngày lấy nó y nguyên như cũ mà mình vẫn chịu không ? Đâu có. Phải sửa tốt hơn ngày mình giao xe mới được.

Như vậy tu là sửa từ cái hư, cái xấu trở thành cái tốt, cái hay. Người biết sửa là người biết tu. Quý Phật tử tu bao nhiêu năm rồi, có biết sửa chưa hay chỉ xin Phật thôi. Có gì buồn, lạy Phật: "Phật cứu độ con”, “Phật cho con hết bệnh hoạn”, “cho con hết tai nạn” v.v... Nếu tu như vậy chắc Phật cũng lắc đầu, không biết nói sao. Bởi đức Phật từng bảo rằng: “Ta không có quyền ban phước, xuống họa cho ai”. Nếu Ngài ban phước xuống họa cho người, thì Ngài không dạy mình tu dừng nghiệp, chuyển nghiệp, không dạy tu nhân quả. Nhân tạo lành thì được hưởng quả lành; nhân tạo ác thì phải chịu quả ác. Phật chỉ dạy chúng ta biết thế nào là tội phải tránh, thế nào là phước nên làm, đó là dạy chúng ta tu.

Phật tử bây giờ không chịu tu, có việc gì liền chạy xin Phật cho nhanh. Chỉ tốn có một dĩa quả, một bó nhang là xong. Phật tử xin thì xin, chứ Phật đâu có cho được. Lâu nay Phật tử chúng ta cứ tu như vậy, không cần biết đúng hay sai với ý nghĩa chữ tu trong nhà Phật gì cả. Bởi tu không đúng ý nghĩa, nên càng tu càng thấy lung tung. Trong nhà sanh chuyện phiền não với nhau; ra phố đi đâu đụng đó. Nếu biết tu đúng với những lời Phật dạy thì càng tu gia đình càng hạnh phúc, càng tu láng giềng càng mừng vui, được gần người hiền, người lành.

Như vậy chuyển nghiệp là chuyển thế nào ? Từ nghiệp xấu ngày xưa đã làm, bây giờ đổi thành nghiệp tốt. Như khi xưa mình tạo những hành động xấu xa, làm đau khổ cho người, bây giờ mình dừng không làm việc ấy nữa. Ngang đó mình khỏi tội lỗi, nhưng chưa được bao nhiêu phước. Nên bây giờ không làm khổ người, mà còn làm lợi ích, giúp đỡ cho người được vui vẻ. Đó là chuyển nghiệp xấu thành nghiệp tốt. Chuyển được thân nghiệp là làm các việc lành, giúp người này cứu kẻ kia. Mọi người được an vui thì người đó trở thành người tốt, đáng khen. Đó là tu chuyển nghiệp về thân.

Miệng chúng ta ngày xưa nói dữ nói dối, bây giờ biết tu rồi không nói dữ, không nói dối, mà còn nói lời hiền hòa, dễ thương, nói lời chân thật. Gặp người buồn khổ, nói lời an ủi cho người bớt khổ. Người không hiểu đúng lẽ thật, nói cho người hiểu đúng lẽ thật, đó là tu. Chuyển nghiệp xấu của thân thành nghiệp tốt của thân; chuyển nghiệp xấu của miệng thành nghiệp tốt của miệng; chuyển nghiệp xấu của ý thành nghiệp tốt của ý.

Nếu có gì phiền hà làm cho mình khó chịu, vừa muốn giận liền tự nhắc "không được giận”, “giận là xấu, bỏ". Nên nghĩ người làm sai là người đáng thương, chứ không đáng giận. Như vậy chuyển từ ghét giận trở thành thương mến, tâm hung dữ trở thành tâm từ bi. Như vậy là tu. Tu là từ nghiệp xấu chuyển thành nghiệp tốt. Việc này dễ làm hay khó làm ? Dừng nghiệp đã là khó rồi, huống nữa phải làm cái tốt. Chính vì vậy người tu mới được thế gian kính phục. Nếu trong xã hội, trong gia đình, ai cũng biết chuyển nghiệp xấu thành nghiệp tốt hết thì gia đình đó thế nào ? Gia đình đó hoàn toàn được hạnh phúc, xã hội cũng tốt đẹp theo. Nên biết chúng ta tu là đem lại sự an vui, hạnh phúc cho mình, cho mọi người.

Trong kinh Phật dạy rất rõ: "Chúng sanh tạo nghiệp từ thân, miệng, ý". Cho nên sau khi giữ năm giới rồi, Phật tử phải tu thêm Thập thiện. Giữ năm giới là dừng được nghiệp ác, tu Thập thiện là chuyển nghiệp ác thành nghiệp lành. Hồi xưa, mình thường hay giết hại thì ngày nay thương chúng sanh. Thấy chúng sanh nào bị bắt, sắp bị giết hại, mình mua thả. Ngày xưa thay vì giết, bây giờ lại cứu. Hồi xưa mình tham lam trộm cắp của người ta, bây giờ có duyên mình bố thí. Hồi xưa mình có những hạnh xấu không trinh bạch, bây giờ tập tu hạnh trinh bạch.

Như vậy thay vì thân có ba nghiệp sát sanh, trộm cắp, tà dâm; bây giờ mình chuyển ba nghiệp đó. Sát sanh chuyển thành phóng sanh, trộm cướp chuyển thành bố thí, tà dâm chuyển thành trinh bạch. Được vậy đời mình tốt đẹp vô cùng.

Ngày xưa hay nói dối, hay nói hung dữ, bây giờ Phật dạy chuyển thành bốn thứ: nói lời chân thật, nói lời hòa ái, nói lời hòa hợp, nói lời đúng lý. Thay vì nói dối gạt, thì bây giờ chúng ta nói lời chân thật. Chuyển lời nặng nề ác độc thành lời hòa nhã dễ thương. Đó là chuyển bốn nghiệp nơi miệng.

Kế đến chuyển nơi ý. Ý chúng ta thường dễ sanh tham lam, khi tu dừng được tham lam rồi, chúng ta phải tập hỷ xả. Hỷ xả tức là tha thứ, là buông bỏ. Thí dụ ngày xưa, chúng ta làm một muốn được hai, làm hai muốn được ba bốn... cứ muốn chồng lên. Bây giờ chúng ta làm việc vừa phải, có đủ cho cuộc sống mình bình an thôi. Phần dư vui vẻ đem ra giúp đỡ cho những người thiếu, đó gọi là hỷ xả.

Ngày xưa chúng ta hay nóng giận. Giận người này giận người nọ, thì ngày nay tập lòng từ bi thương xót mọi người, để mình không khổ, mà mà người cũng không khổ. Nói tới từ bi chúng ta thấy rất khó. Tại sao ? Vì ở đời có người ăn nói dễ thương, có người ăn nói khó thương. Có người tư cách dễ thương, có người tư cách khó thương... nên mình cũng khó thương. Bây giờ từ bi là phải thương tất cả, thì làm sao mà thương đây ?

Thí dụ khi vào bệnh viện tâm thần, chúng ta bị những người điên trong đó kêu tên mình chửi, hoặc nhổ nước bọt lên mình v.v... lúc đó chúng ta thế nào ? Cự lộn với họ hay là thương họ. Mình không có lỗi lầm gì với họ, mà họ chửi mình, rồi còn phun nước bọt vô mình, dễ giận không ? Nhưng nếu giận, mình cự lộn với họ thì người chung quanh sẽ nói sao ? Đánh lộn với kẻ điên thì chỉ có người điên mới làm thôi. Người ta điên cho nên làm bậy, còn mình tỉnh phải thương họ, chứ đâu nên giận.

Phật tử xét kỹ, những người mình không làm quấy, không làm điều tội lỗi với họ, mà người ta nói mình quấy, mình có tội lỗi thì mình nên nghĩ: "Chuyện không có mà họ nói, đó là họ không tỉnh sáng. Người không tỉnh sáng là người đáng thương, chớ không đáng giận. Mình đang tỉnh sáng thì không nên hơn thua với người không tỉnh sáng. Nhớ như vậy chúng ta sẽ có lòng từ bi dễ dàng, không khó. Cứ thế mình tập tâm từ bi càng ngày càng lớn lên, đó là tu.

Tâm chúng ta thường ngày hay si mê, nghĩ sai trật, nghĩ lầm mà chúng ta tưởng là đúng. Như Phật tử đến tháng hai tháng ba, thường lên núi Sam để vay tiền Bà về làm ăn phải không ? Đó là điều không có lẽ thật, thế mà Phật tử vẫn tin làm. Nếu tới miếu Bà vay tiền về làm ăn, ai cũng giàu hết, thì từ Long Xuyên lên Châu Đốc người ta cất nhà ngói hết. Nhưng quý vị thấy nơi đó có nhà ngói hết chưa ? Kế cận miếu Bà dại gì không vô vay tiền làm ăn cho được giàu. Rõ ràng điều này đâu có đúng. Một việc không có lý như vậy, nhà Phật gọi là tà kiến. Tức hiểu biết sai lầm, không đúng sự thật. Thế mà Phật tử vẫn nghe theo, không phải sai lầm là gì ?

Phật tử chúng ta phải có một nhận định đúng đắn mới gọi là tu. Nếu hiểu sai lầm như vậy không phải là tu. Chúng ta tu là để đem lại an vui, đem lại lợi ích cụ thể, thiết thực cho mình cho người. Phật tử tin được lý nhân quả, hiểu rõ gieo nhân thì gặt quả, nhân lành thì quả lành, nhân ác thì quả ác.

Ví như người nông phu phải lựa giống tốt gieo xuống ruộng, thì tới mùa thu hoạch mới được lúa tốt, nhiều. Nếu gieo giống xấu thì kết quả xấu, không nghi ngờ. Tuy nhiên không hẳn đơn giản giống tốt thì được quả tốt hết. Giống tốt còn phải biết bón phân, nhổ cỏ, coi chừng sâu rầy, nước nôi nữa, đó là những duyên phụ. Duyên chánh là chánh nhân tức hạt giống, duyên phụ là những điều kiện trợ giúp cho chánh nhân phát triển, đi đến kết quả tốt đẹp. Nếu có người nông dân tới mùa lúa mà không chịu gieo mạ, cứ chắp tay nhờ trời Phật cho con năm nay được trúng mùa thì có trời, Phật nào cho được không ?

Chúng ta cũng như vậy, chỉ cầu xin mà không chịu tạo nhân tốt thì đòi quả tốt sao được. Điều đó không hợp với lẽ thật, không đúng với chánh pháp. Cho nên người Phật tử chúng ta phải thấy, phải hiểu cho đúng, đừng để sai lầm. Nếu sai lầm thì tự mình khổ và cũng làm cho người khác khổ nữa, chứ không có lợi ích gì.

Tôi đã nói hai phần, tu là dừng nghiệp ác và tu là chuyển nghiệp ác thành nghiệp thiện rồi. Kế đến tôi sẽ nói tu là làm cho sạch nghiệp. Tất cả các nghiệp chúng ta đã tạo, ngày nay biết tu chúng ta phải gột rửa hết. Như vậy muốn tu sạch nghiệp, phải tu bằng cách nào ? Về điểm này, tôi sẽ hướng dẫn từ từ.

Nếu người tu Tịnh độ muốn được sạch nghiệp phải làm sao ? Trong kinh Di Đà dạy chúng ta niệm Phật phải nhiếp tâm cho thanh tịnh. Do tâm thanh tịnh mới không nhớ bậy, không nghĩ bậy. Nghĩa là muốn tâm sạch thì phải nhớ Phật, phải niệm Phật, đừng nhớ chuyện hơn thua, phải quấy của thế gian, thì tâm dần dần trong sạch. Vì vậy muốn nghiệp sạch hoàn toàn thì phải ráng tu cho miên mật. Phật dạy người tu đến chỗ giải thoát, hết khổ đau, hết sanh tử thì hết nghiệp. Vì nghiệp dẫn mình đi trong luân hồi, bây giờ muốn hết luân hồi thì phải sạch nghiệp. Nên muốn sạch nghiệp thì chúng ta phải tu đến nơi đến chốn, chứ không thể tu lơ là được.

Ngày nay nhiều Phật tử hay ỷ lại mình còn khỏe, còn trẻ lo làm ăn đã, chừng nào già hãy niệm Phật rút thì Phật sẽ đón. Tu như vậy khỏe. Phật tử tưởng tượng điều đó đơn giản như thế, nhưng nó lại không có lẽ thực. Như trong kinh Di Đà nói, chúng ta niệm Phật từ một ngày, hai ngày, ba ngày cho đến bảy ngày nhất tâm bất loạn. Khi sắp chết Phật và Thánh chúng mới đón về Cực Lạc. Nếu nhất tâm từ một ngày, hai ngày, ba ngày đến bảy ngày thì tâm có còn nghĩ gì khác Phật không ? Khi đó tâm thanh tịnh tức nghiệp cũng thanh tịnh. Như vậy là sạch các nghiệp xấu rồi.

Tôi thường nói trong ba nghiệp thân, miệng, ý thì trọng tâm là ý nghiệp. Ý nghĩ xấu thì miệng nói xấu, thân làm xấu. Ý nghĩ tốt thì miệng nói tốt, thân làm tốt. Như vậy gốc là ý. Vì vậy Phật dạy phải nhắm thẳng vào ý. Ý hoàn toàn trong sạch thì hết nghiệp, hết nghiệp thì được Phật đón về Cực Lạc không nghi. Nếu niệm sơ sơ, còn tính làm ăn đủ thứ thì chắc Phật không đón được đâu. Nhiều Phật tử tu, mang xâu chuỗi mà vẫn còn tính toán hơn thua nhiều quá thì làm sao mà Phật rước qua bên đó được.

Lại có người bảo mình mang nghiệp về Tây phương, thủng thẳng tu nữa cũng được. Điều đó tôi không tin. Ví dụ một con chó ghẻ lác bị xà mâu ăn, nó nằm dưới đất. Bây giờ bảo đem nó lên lầu ba cho hết xà mâu, có được không ? Muốn nó hết xà mâu thì phải trị thuốc. Trị lành rồi thì ở dưới đất hay trên lầu gì nó cũng mạnh. Chúng ta ngay đây tu cho sạch nghiệp, thì dầu được về Cực Lạc hay ở đây, mình cũng thanh tịnh, an vui như ở Cực Lạc vậy thôi. Đó là một lẽ thật. Nên trong kinh Di Đà, đức Phật dạy phải niệm Phật cho tới bảy ngày được nhiếp tâm bất loạn, khi lâm chung Phật và Thánh chúng mới hiện ở trước, rước về cõi Phật.

Bây giờ tôi nói tới những vị tu Thiền. Trước tiên là tu theo thiền Nguyên Thủy. Trong kinh Đại Niệm Xứ của bộ A Hàm, Phật có dạy rằng: Người nào quán Tứ Niệm Xứ: Quán thân dơ nhớp, quán cảm thọ là khổ, quán tâm vô thường, quán các pháp vô ngã. Quán như vậy suốt ngày, không nghĩ gì khác, từ một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày cho tới bảy ngày, người đó sẽ chứng từ quả A Na Hàm đến quả A La Hán.

Như vậy Phật dạy dù tu Tịnh Độ hay tu Thiền cũng phải nhiếp tâm, chuyên nhất. Một bên niệm danh hiệu Phật, một bên quán Tứ Niệm Xứ. Do quán nên thấy rõ trong nội tâm, buông sạch hết không nghĩ gì khác. Nhờ không nghĩ gì khác, tâm mới được trong sạch. Tâm trong sạch là nghiệp trong sạch. Nghiệp trong sạch nên chứng quả. Chứng quả là không còn trầm luân trong sanh tử nữa. Đó là tu theo thiền Nguyên Thủy.

Kế đến tôi nói tu theo Thiền tông. Chúng tôi hướng dẫn Tăng Ni và Phật tử tu thiền là xoay trở lại quán sát chính mình. Khi vừa mới khởi niệm nghĩ người này, người nọ liền buông, đừng chạy theo niệm. Như vậy từ một ngày, hai ngày tới bảy ngày, đi đứng ngồi nằm đều buông hết các tạp niệm, không theo nó. Lần lần nó lặng, không khởi các niệm thì tâm thanh tịnh. Bởi vì khởi niệm là nghĩ tốt, nghĩ xấu, là tạo nghiệp. Bây giờ hết nghĩ, lặng lẽ trong sạch, đó là thanh tịnh. Thanh tịnh thì nghiệp hết. Từ đó nhận ra bản tâm thanh tịnh của mình. Chính bản tâm này mới không bị nghiệp dẫn đi trong luân hồi sanh tử nữa.

Tôi thường hay dẫn câu chuyện vua Trần Nhân Tông khi còn là Thái Thượng Hoàng, Ngài có làm bài phú "Cư trần lạc đạo”, (ở cõi trần mà vui với đạo). Kết bài phú đó, Ngài dùng bốn câu kệ chữ Hán, câu chót Ngài nói rất rõ ràng: đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền, tức là đối với cảnh mà không có một ý niệm dính mắc thì đừng hỏi chi thiền cho dư. Tại sao ? Vì khi tâm không chạy theo cảnh, không dính mắc cảnh, đó là thiền rồi.

Như vậy để thấy tất cả pháp của Phật dù Tịnh độ, thiền Nguyên Thủy hay Thiền tông đều dạy chúng ta tu cho sạch hết nghiệp. Mà nghiệp phát xuất từ ý cho nên ý lặng, ý được nhất tâm, đó là trong sạch. Trong sạch thì được thấy Phật, được chứng quả, được thể nhập hoàn toàn pháp thân. Chuyện tu rõ ràng như vậy, không có gì nghi ngờ nữa.

Tất cả chúng ta tu phải đi từ bậc. Bậc thứ nhất là dừng nghiệp, bậc thứ hai là chuyển nghiệp, bậc thứ ba là sạch nghiệp. Quý Phật tử muốn tu dừng nghiệp, trước phải phát tâm qui y, nguyện giữ năm giới, để đừng sa vào hố tội lỗi. Chặn đứng không sa vào hố tội lỗi rồi, kế đó mới tiến qua bước thứ hai là làm lợi ích cho người, tạo phước lành cho mình. Đến giai đoạn thứ ba, chúng ta biết tất cả nghiệp từ ý mà sanh cho nên mình dừng niệm. Thanh lọc tâm ý trong sạch là làm cho sạch nghiệp. Sạch nghiệp thì được giải thoát sanh tử.

Phật tử giữ được năm giới thì hiện tại trong gia đình hòa vui, trong xã hội mình là người lương thiện, tốt đẹp. Đời sau do không phạm giới sát sanh nên tuổi thọ dài. Không phạm giới trộm cướp nên giàu có. Không phạm giới tà dâm nên đẹp đẽ trang nghiêm. Không phạm giới nói dối nên nói năng lưu loát, ai cũng tin quý. Không phạm giới uống rượu, xì ke ma túy nên trí tuệ minh mẫn. Tu theo pháp ấy gọi là Nhân Thừa Phật giáo, tức đời này là người tốt, đời sau càng tốt hơn.

Sang bước thứ hai, làm mười điều lành gọi là tu Thiên Thừa Phật giáo, tức tiến thêm một bậc nữa. Công đức của mình tốt đẹp hơn, xứng đáng hơn nên được sanh các cõi trời. Người chuyên làm nghiệp lành, không tạo nghiệp dữ thì được sanh cõi trời.

Đến bước thứ ba là tu sạch nghiệp. Đây là chặng đường của hàng xuất gia, tu để giải thoát sinh tử. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là pháp tu này chỉ dành riêng cho người xuất gia. Nếu người xuất gia không làm đúng như vậy thì cũng không ra khỏi sanh tử. Còn người tại gia tu sạch được nghiệp rồi cũng ra khỏi sanh tử như thường.

Cho nên nhiều Phật tử không hiểu, cứ nghĩ rằng phải vô chùa, cạo đầu như quý Thầy, quý Cô tu mới giải thoát. Nếu ở chùa mà hay sân hay giận, hoặc còn tham lam thì có giải thoát nổi không ? Giải thoát là do nghiệp sạch, tâm thanh tịnh, chớ không phải vô chùa mà được giải thoát. Bởi vì tâm là gốc tạo nghiệp, nếu tâm không thanh tịnh thì nghiệp không sạch, nghiệp không sạch thì làm sao giải thoát được. Chúng ta tu là phải làm sao tiến lên cho được sạch nghiệp.

Mỗi khi Phật tử qui y đều được phát lá phái, trong lá phái có bài kệ:

Chư ác mạc tác

Chúng thiện phụng hành

Tự tịnh kỳ ý

Thị chư Phật giáo.

Dịch:

Chớ làm các điều ác

Vâng làm các việc lành

Giữ tâm ý trong sạch

Là lời chư Phật dạy.

Chớ làm các điều ác là dừng nghiệp. Giữ năm giới, không làm các điều ác là dừng nghiệp. Vâng làm các việc lành là chuyển nghiệp. Nghiệp xấu chuyển thành nghiệp tốt. Giữ tâm ý trong sạch là sạch nghiệp. Là lời chư Phật dạy, Phật Thích Ca dạy như vậy, Phật Di Đà cũng dạy như vậy. Tất cả chư Phật đều dạy như vậy hết, chứ không riêng một đức Phật nào. Như vậy quý vị thấy rằng chỉ thuộc một bài kệ đó, tu hành chân chánh cũng đủ rồi.

Quý vị nhớ giữ năm giới cho trọn là dừng được các nghiệp ác. Từ giữ năm giới rồi, tập làm thêm các việc lành. Thân làm lành, miệng nói lành, ý nghĩ lành. Nhưng nói thân làm lành, có nhiều Phật tử lại hiểu là phải bố thí, làm phước mới được. Gặp trường hợp mình nghèo quá làm sao bố thí. Đừng nghĩ vậy, vì trong nhà Phật dạy bố thí có ba: Một là tài thí, tức đem tiền của giúp người. Hai là pháp thí, tức đem pháp cho người. Ba là vô úy thí, tức đem không sợ hãi đến với người.

Lại trong tài thí có phân làm hai: Một là ngoại tài, hai là nội tài. Ngoại tài tức đem tiền của hoặc đồ đạc giúp người ta. Nội tài là đem công sức từ chính bản thân mình ra giúp người. Ví dụ như Phật tử biết đánh gió, có người hàng xóm bên cạnh bị trúng gió, mình liền hoan hỷ đánh gió, giúp cho người ta hết bệnh, đó bố thí nội tài. Như vậy người nghèo cũng có thể bố thí vậy. Hoặc khi ra đường quý Phật tử thấy một cụ già lụm cụm muốn băng qua đường, mà xe cộ nhiều quá qua không được, mình cầm tay cụ đưa giùm qua đường, đó là bố thí nội tài.

Còn như người tu không có nội tài, ngoại tài thì bố thí pháp. Đem pháp nói cho quý Phật tử nghe, giúp Phật tử nhận rõ chánh tà. Thế nào là đạo đức, thế nào là phi đạo đức, giúp quý Phật tử hiểu, sống và ứng dụng Phật pháp vào cuộc sống để thân tâm luôn được an vui, đó là bố thí pháp.

Như vậy ở thế gian ai cũng có thể bố thí cả, chứ không phải chỉ giàu mới bố thí được. Còn pháp cũng đâu chỉ hạn cuộc người tu mới có thể bố thí, quý Phật tử hiểu đạo rõ ràng rồi, thấy ai làm sai làm trật mình nhắc họ, chỉ cho họ sửa đổi cũng là bố thí pháp. Như vậy tất cả chúng ta đều có quyền bố thí tài, bố thí pháp hết, chứ không phải riêng người nào.

Thứ ba là bố thí vô úy. Vô úy nghĩa là sao ? Là không sợ. Ví dụ có người đó bệnh trầm trọng, có thể qua không khỏi mà họ sợ chết quá. Bây giờ mình giải thích cho họ hiểu con người sinh ra, có sinh ắt phải có tử, không ai thoát khỏi. Hoặc tử sớm hoặc tử muộn thôi. Bây giờ anh hay chị đi trước thì chúng tôi cũng đi sau, chứ có ai ở lại mãi được đâu. Chúng ta an ủi giúp họ bớt sợ hãi, đó là bố thí vô úy. Hoặc như có đứa bé, ban đêm đi trên những đoạn đường vắng quá, nó sợ ma thì mình đốt đuốc, nắm tay dẫn nó về nhà, đó là bố thí vô úy. Nhiều lắm, không biết bao nhiêu việc để chúng ta làm. Trong những hạnh bố thí này, ai ai cũng có thể làm được, chớ không riêng quý Thầy, quý Cô mới làm được. Cho nên người tu theo đạo Phật là phải giữ gìn ba nghiệp thân, miệng, ý của mình, chứ không phải tu chỉ biết ăn chay, chỉ biết đến chùa cúng Phật là đủ.

Ngày xưa ở Trung Quốc vào đời Đường, có một Thiền sư, người ta chưa biết Ngài tên gì, nhưng thấy Ngài trèo lên cháng ba cây, chặt nhánh kết lại thành chỗ ngồi giống như ổ quạ. Ngài tọa thiền trên đó, nên người ta đặt tên Ngài là Ô Sào Thiền sư. Ngài tu được ngộ đạo. Ai nấy biết tin đều đồn đãi khắp. Lúc đó có một nhà thơ nổi tiếng là Bạch Cư Dị rất hâm mộ Phật pháp, nghe danh Ngài ông tìm tới. Thấy Ngài ngồi trên cháng ba, ông đứng ở dưới chắp tay hỏi: “Bạch Hòa Thượng, xin Ngài dạy cho con pháp yếu vắn tắt nhất để con tu.” Ngài liền nói bài kệ:

Chư ác mạc tác

Chúng thiện phụng hành

Tự tịnh kỳ ý

Thị chư Phật giáo.

Nghe vậy ông cười: "Thưa Ngài, bài kệ này đứa con nít tám tuổi cũng thuộc nữa, nói chi con”. Ngài trả lời: "Phải, con nít tám tuổi cũng thuộc, nhưng ông già tám mươi làm cũng chưa xong !". Đó, quý Phật tử thấy chưa. Câu trả lời của Thiền sư cảnh tỉnh chúng ta rất nhiều. Chúng ta có thể không làm các điều ác lớn, chứ điều ác nhỏ vẫn phạm. Điều lành nhỏ đã làm, nhưng điều lành lớn cũng chưa làm được. Rồi tâm ý mình đã thanh tịnh chưa ? Điều này thật khó, chớ không phải dễ. Cho nên nghe qua thì đơn giản, nhưng ứng dụng tu cho đến nơi, đến chốn thì không phải là dễ.

Cho nên tất cả quý Phật tử biết đạo lý rồi phải dè dặt, canh chừng tâm của mình, canh chừng miệng của mình, canh chừng hành động nơi thân của mình. Đừng cho nó hoặc vô tình hoặc cố ý tạo những điều tội lỗi. Lẽ thực là như vậy. Cho nên nói tới tu là nói tới nhìn lại mình nhiều hơn là nhìn kẻ khác. Phải nhớ nhìn lại xem lời nói mình có ngay thẳng chưa, ý nghĩ mình có chân chánh chưa. Để từ đó lo tu sửa lấy mình. Như vậy mới gọi là người tu.

Đa số Phật tử bây giờ nhìn mình ít mà nhìn người thì nhiều, phải không ? Người ta làm quấy, làm ác, khi chết họ đọa địa ngục, chớ đâu phải mình đọa địa ngục. Can dự gì mình đâu mà cứ lo nhìn người ta hoài. Nhìn người dễ sanh ra bệnh hay phê phán. Mà phê phán chắc gì đã đúng ? Nên tục ngữ ta có câu "suy bụng ta ra bụng người". Hễ ta không muốn thì người cũng chẳng ưa. Điều này đúng không ? Có thể đúng mà cũng có thể không đúng. Thí dụ kẻ gian tham trộm cướp, họ nghĩ những người hiền cũng như vậy. Còn người hiền lương đức hạnh, cho rằng ai cũng hiền lương đức hạnh hết thì đúng chưa ? Đó là cái nghĩ sai lầm.

Như vậy ở đời chúng ta đừng chủ quan. Phải biết rằng những gì mình làm, mình chịu trách nhiệm và cố gắng chuyển đổi nếu nó xấu, đó mới thành công. Còn chuyện của người khác làm, người khác nghĩ thì họ sẽ có quả riêng của họ, mình bận tâm lo chuyện của họ chi cho mất thì giờ, vô ích. Nhưng thường thường chúng ta có bệnh hay dòm ngó chuyện của kẻ khác. Chẳng những dòm ngó mà còn cố tình nghe lỏm chuyện của người ta nữa. Thấy ai nói rù rì, muốn ghé lại nghe coi họ nói cái gì. Nghe rồi liền nghĩ bậy, nói bậy, làm bậy. Thử hỏi làm sao ba nghiệp thanh tịnh được. Ba nghiệp không thanh tịnh thì mong chi được giải thoát !

Tôi nhắc lại câu chót trong bài kệ của vua Trần Nhân Tông: "Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền”, nghĩa là đối cảnh mà tâm mình không có niệm khởi, không dính mắc, đó là thiền vậy. Nên người tu thiền là người đối với mọi cảnh, không bị nhiễm, không bị dính, không bị kẹt. Cho nên quý vị thấy hình ảnh Phật Di Lặc có sáu đứa nhỏ vây quanh, đứa móc lỗ tai, đứa móc lỗ mũi, đứa móc miệng, đứa thọc lét, nhưng Ngài vẫn cười. Tại sao ? Vì Ngài đã tự tại, không còn dính mắc. Mấy đứa bé đó tượng trưng cho sáu trần ở bên ngoài. Móc lỗ tai là thinh trần, móc lỗ mũi là hương trần; móc con mắt là sắc trần v.v... Nó quấy nhiễu mà Ngài không dính mắc. Bởi không dính mắc nên Ngài là BồTát.

Chúng ta thì dính mắc đủ cả, nhiều nhất là lỗ tai và con mắt. Lỗ tai nếu nghe người ta chửi không thèm để ý là dễ, hay vừa nghe người ta chửi liền tức giận là dễ ? Nghe chửi mà không thèm để ý là hết sức khó. Còn nghe người ta chửi mà nổi giận lên thì con nít cũng làm được mà.

Như vậy quý Phật tử đừng sợ người ta nói nặng nói nhẹ mình. Khi nghe nói nặng nói nhẹ mà mình bỏ lơ không thèm vướng mắc, đó không phải là thua. Mà chính nhờ đó sau này người ta mới kính mình. Còn nếu mình tranh hơn với nhau, cãi cho lanh, cãi cho thắng, thì sau này người ta cười chứ không có gì hay hết. Nên nhớ người có đạo đức không tranh giành hơn thua. Quan trọng là mình phải thắng mình. Một ý niệm xấu mình liền biết, chận nó lại, một ý niệm tốt mình liền biết và cho nó tăng trưởng. Tu như vậy mới hay chứ không phải lắng nghe chuyện thiên hạ là hay.

Chúng ta có bệnh, khi nói về mình chỉ toàn nói tốt và giấu cái xấu. Tại sao giấu cái xấu ? Vì không muốn bỏ, không muốn chừa nên mới giấu. Bây giờ chúng ta biết tu rồi, cái gì xấu, cái gì dở phải thấy cho tường tận để chừa bỏ. Còn người khác mình chưa đủ khả năng giáo hóa họ thì thôi, đừng bày chuyện nói qua nói lại cho thêm phiền. Đó là quý Phật tử biết tu và khéo tu.

Như vậy bài giảng hôm nay tôi chỉ cần kết thúc bằng bốn câu kệ:

Đừng làm các điều ác

Vâng làm các việc lành

Giữ tâm ý thanh tịnh

Là lời chư Phật dạy.

Mong quý vị nhớ bài kệ này để việc tu có kết quả tốt đẹp.

?

THIỀN TÔNG VIỆT NAM