Sunday, September 30, 2012

CHỮA BỆNH BẰNG MÁY SẤY TÓC - B.S HUỲNH HẢI phần 1

 http://www.nguongquan.com/2012/09/chua-benh-bang-may-say-toc-bs-huynh-hai.html

Kính tặng trang web chùa Ngưỡng Quan hai quyển sách " Chữa bệnh bằng máy sấy tóc ". Hy vọng với những biện pháp đơn giản và hiệu quả sẽ giúp quý Phật tử có được một cẩm nang Phòng và chữa những bệnh hay gặp. Kính chúc trang web chùa Ngưỡng Quan ngày càng phát triển và mang lại nhiều hạnh phúc và an lạc cho mọi người.
Bác Sĩ Huỳnh Hải
MỤC LỤC:
LỜI NÓI ĐẦU
1 KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ TRĨ
2 ĐỘNG TÁC YOGA CÓ ÍCH TRONG VIỆC ĐIỀU TRỊ TRĨ, NỨT HẬU MÔN:
3 THỦY LIỆU PHÁP
4 BỆNH VIÊM HỌNG:
5 GIẢM NGAY ĐAU ĐẦU KHI BỊ VIÊM XOANG CẤP:
6 BỆNH VIÊM XOANG:
7 ĐỂ TRỊ TẰNG HẮNG KÉO DÀI
8 THỂ DỤC NỘI TẠNG VÀ MẠCH MÁU
9 CHẶN ĐỨNG CƠN HO KHAN
10 SPA TẠI NHÀ:
11 LÀM SẠCH ĐÀM Ở HỌNG
12 DÀNH CHO CÁC BẠN BỊ MỤN TRỨNG CÁ:
13 MỘT TÌ NỮ GÓP PHẦN XUẤT SẮC TRONG VIỆC “ TIỀN NHỮNG VỊ KHÁCH KHÔNG MỜI ”
14 CHÚ TỶ BÁN BÁNH TIÊU
15 MỎI CÁNH TAY PHẢI:
16 ĐANG NGŨ BỊ TÊ TAY:
17 GIẶC SAU LƯNG NHÀ NGƯƠI
18 ĐÔNG VÀ TÂY Y:
19 DƯỢC ĐÔNG CẦN CÁCH XA DƯỢC TÂY:
20 “ KẸT XE “:
21 BIỆN PHÁP TẠI NHÀ ĐỂ ĐIỀU TRỊ BÓN GỒM NHỮNG ĐIỂM SAU:
22 “ HỒI SAU ” CỦA CÂU CHUYỆN ĐI VỆ SINH:
23 ĐƯỜNG 1 CHIỀU:
24 DÀNH CHO CÁC BẠN BỊ TĂNG HUYẾT ÁP:
25 CẶP TÁP VÀ TRẺ EM
26 LỢI ÍCH CỦA VIỆC NHAI NHUYỂN
27 HẠ NGAY CƠN SỐT :
28 ỚN CỘT SỐNG, OẢI NGƯỜI:
29 HUYỆT LINH ĐẠO:
30 MẤT NGŨ:
31 MỘT LẦN NGŨ BÊN CHẬU HOA NGUYỆT QUẾ:
32 LÀM GÌ SAU ĂN?
33 BỆNH GÌ ĐÂY?:
34 UỐNG BIA VÀ HUYẾT ÁP
35 ĂN MẶN GIỮ MUỐI NƯỚC GÂY PHÙ, CAO HUYẾT ÁP
36 CHỮA BÊNH BẰNG MÁY SẤY TÓC:
37 LẠNH GIỮA ĐÊM:
38 CẮT CƠN SỔ MŨI:
39 TÊ BÀN TAY:
40 HỆ VẬN ĐỘNG VÀ BỆNH TƯ THẾ
41 TƯ THẾ NGỒI ĐÚNG?
42 THẾ NÀO LÀ TƯ THẾ ĐỨNG ĐÚNG:
43 BỆNH THOÁI HÓA KHỚP:
44 “ TRÚNG MƯA” :
45 RƯỢU CŨ TIỄN KHÁCH MỚI:
46 LẠI MỘT TÌ NỮ NỮA XUẤT SẮC TRONG VAI
47 “ HỌC ĐƯỢC TÍNH CẦN CÙ LAO ĐỘNG ”
48 HAO NĂNG LƯỢNG:
49 NHỮNG NGƯỜI TRÊN BA MƯƠI LĂM TUỔI CẦN PHẢI KIỂM TRA HUYẾT ÁP:
50 VIÊM CÁNH
51 TRẺ HAY BỊ VIÊM HỌNG TÁI PHÁT
52 ĐAU THẮT LƯNG:
53 THÓI QUEN GÂY ĐAU ĐẦU KÉO DÀI
54 “ CHUỘT “ VÀ TÊ BÀN TAY:
55 TƯ THẾ VÀ VIỆC ĐIỀU TRỊ BỆNH GIÃN TĨNH MẠCH Ở CHÂN:
56 ĐAU NAM CHỮA BẮC
57 “ THÊM MỘT TÊN GIẶC Ở SAU LƯNG “
58 LAU Ở ĐÂU TRƯỚC?
59 KHI BỊ CHẢY MÁU CAM LÀM GÌ?
60 NHÀ MÁY CÓ GIẢM SẢN XUẤT KHÔNG?
61 PHÂN “ XÍU XÍU “
62 CÔNG VÀ TỘI CỦA TRÀ, CÀ PHÊ:
63 “ CƯ AN TƯ NGUY ”
64 “ NHỚM RĂNG ”
65 BÀ XÃ TÔI “ TUNG CHƯỞNG ”
66 ĐANG ĐI VỚI HỔ:
67 HẬU TAI BIẾN
68 TRIỆU CHỨNG “ KÈM NHÈM “ Ở MẮT:
69 BỆNH BUERGER:
70 BÀ CÔ TÔI BỊ “ TRÚNG GIÓ ”
71 THUỐC LÁ VÀ NHỮNG BỆNH LIÊN QUAN:
72 TÔI BỊ “ GAI GÓT CHÂN ”
73 ĐỆ TỬ YÊU DẤU CỦA BỒ ĐỀ TỔ SƯ:
74 CHỐNG LOẢNG XUƠNG CHO NGƯỜI GIÀ
75 ĐÔI DÉP
76 BƠI LỘI VÀ BỆNH TAI MŨI HỌNG
77 XOA BÓP CÁC CƠ QUAN VÀ CÁC TUYẾN
78 HÃY GIỮ CHO CÁC GIÁC QUAN ĐƯỢC TINH TƯỜNG:
79 CÁC BÀI TẬP THỂ DỤC ĐẦU MẶT CỔ:
80 CHÀ CƠ THỂ BẰNG BÀN CHẢI:
81 CON TÔI BỊ ĐAU THẮT LƯNG?
82 KIỂM TRA SỨC KHÕE TỔNG QUÁT
83 CÁC LỌAI CẢM XÚC VÀ BỆNH
84 CÀNG GÂY TIÊU CHẢY THÊM.
85 THUỐC UỐNG VÀ THUỐC CHÍCH:
86 CHUYỀN NƯỚC BIỂN
87 TRÁNH TỰ NHIỄM ĐỘC TRONG KHI NGŨ
88 GIẢM ĐAU THẦN KINH DO DI CHỨNG ZONA
89 BỆNH TÙNG NHẬP KHẨU:
90 ĂN THẾ NÀO LÀ ĐÚNG?
91 PHÒNG NGỪA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM:
92 PHƯƠNG PHÁP XOA BÓP MẶT BẰNG NHỮNG VÒNG TRÒN
93 NHỮNG THÓI QUEN XẤU VÀ QUAN NIỆM KHÔNG ĐÚNG CỦA TÔI
94 CÁCH HỈ MŨI:
95 TẠI SAO NGƯỜI KHÁC KHÔNG CÒN TÔI THÌ BỆNH?
96 ĐỘNG TÁC CÓ ÍCH CHO BỆNH GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN:
97 BỆNH DO TƯ THẾ :
98 MỘT TRƯỜNG HỢP BỊ HUYẾT TRẮNG KÉO DÀI:
99 ĐAU CỔ TAY:
100 KHÍ CÔNG:
101 BÍ QUYẾT CỦA ĐỘNG TÁC HÍT THỞ:
102 ĐAU CỔ TAY DO GIỮ TRẺ:
103 BỆNH VÌ…VÉ SỐ:
104 MỘT LOẠI BỆNH KHỚP ĐỒNG HÀNH VỚI BIA RƯỢU: GOUT
105 CHIẾC THUYỀN CỦA “ ÔNG THÀY CÓC ”:
106 CHƠI THỂ THAO CŨNG BỆNH:
107 CÁCH “ CẦM CHUỘT ” CHO ĐÚNG:
108 MỘT HẬU QUẢ XẤU NHẤT CỦA VIỆC HÚT THUỐC LÁ:
109 TRẺ CON VÀ MÁY VI TÍNH
110 CÁC BẠN NỮ NÊN PHÁT HIỆN SỚM:
111 KINH NGHIỆM BẢN THÂN TRONG VIỆC CẮT CƠN ĐAU THẮT NGỰC VÀ ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU CƠ TIM: THỨ NHẤT, THỨ HAI
112 PHƯƠNG PHÁP ĐƠN GIẢN ĐIỀU TRỊ VIÊM MŨI DỊ ỨNG
113 XOA BÓP HỆ THỐNG KHỚP
114 BỆNH DO TIẾP XÚC NÓNG LẠNH:
115 TRẸO LƯNG:
116 “ TÍCH TIỂU THÀNH ĐẠI ”
117 “ HÀNG PHỤC VỌNG TÂM ”
118 BÁC HAI ẨN:
119 PHƯƠNG THUỐC TRỊ BÁ BỆNH
120 LỜI KẾT
clip_image002
LỜI NÓI ĐẦU:
Cách đây hơn 10 năm, tôi bị Sốt Rét do nhiễm ký sinh trùng Plasmodium Vivax. Sau lần đầu tiên bị sốt rét tôi mới thấy thông cảm với bệnh nhân nhiều hơn, vì đây đúng nghĩa là một sự đau khổ về thân xác. Thường cơn sốt rét đến với tôi là triệu chứng đau nhức mình mẩy, ớn cột sống. Rồi cơ thể đột nhiên lạnh run, hai hàm răng đánh với nhau cầm cập, cái lạnh hình như từ trong xương lạnh ra, người tôi co rúm lại. Cảm giác lạnh nhanh đến nổi không kịp mặc thêm quần áo ấm, không kịp đắp mền. Lạnh hơn nửa giờ thì cơn sốt đến, đầu đau như búa bổ. Tôi phải cởi quần áo ấm, tung mềm ra. Tôi uống thuốc đúng phác đồ sốt rét, mà cơn sốt vẫn rất khó khăn để ngưng lại. Dạ dày tôi vốn yếu, tuy không đau nhưng hay nóng xót cồn cào. Nhất là khi uống thuốc sốt rét, cảm giác xót xa lại tăng lên, kèm với những lần nôn thốc tháo ra ngoài. Lúc đó ăn uống thật vô cùng khó khăn. Cái ăn bây giờ đối với tôi chỉ là cố đưa chất dinh dưởng vào cơ thể, để cơ thể khoẽ mạnh từ đó chống lại bệnh, chứ không còn là sự thưởng thức của những vị ngon của thức ăn nữa . Ăn vào từng miếng cũng rất khó, miệng lưởi thì nhạt thếch mà dạ dày cứ chực nôn ra. Sau đợt sốt rét sức khoẽ tôi suy giảm rõ rệt, cân nặng giảm đi vài ký, hai chân đi không vững mà đầu thì choáng váng. Cứ mỗi đầu mùa mưa cơn sốt rét tái diển. Tôi lại uống thuốc thuốc sốt rét đúng theo phác đồ. Sốt rét có hạ cơn nhưng rất khó khăn. Rồi sau đó, thỉnh thoảng khi đi mưa về, dù chỉ là tiếp xúc thoáng qua với mưa nhỏ, cơn sốt rét lại tiếp tục. Sự đau khổ này lại đến mỗi năm. Các bạn nghĩ xem cứ chờ đợi một cực hình sắp xảy ra vào một thời điểm mình biết trước, mà không có cách giải quyết, thật là kinh khủng quá. Tình cờ một hôm trong khi cơn sốt rét hành hạ. Tôi dùng cây kim châm cứu châm vào hai điểm ở vùng gáy và dùng máy sấy tóc để hơ vào. Lúc đó thật như đau chân há miệng, tôi không biết mình hơ máy sấy tóc bao lâu. Đến khi người dễ chịu, cơn sốt lui thì mới buông máy sấy tóc ra và ngũ một giấc ngon lành. Từ đó mỗi đầu mùa mưa, khi cơn sốt rét chực trở lại thì tôi xử dụng “ chiêu cũ ” và thật là hiệu quả. Năm năm qua tôi đã tạm biệt những cơn sốt rét.Thật là một sự vui mừng khó tả.
Qua câu chuyện về bản thân trên, tôi biết rằng dân gian có nhiều cách xử lý nhẹ nhàng đơn giản mà có thể giải quyết được rất nhiều bệnh. Trong quyển sách này, tôi ghi lại những kinh nghiệm nhỏ của tôi, tôi đã áp dụng và hướng dẩn cho những bệnh nhân của tôi và họ đã thu được những kết quả tốt. Hy vọng những kinh nghiệm y khoa đơn giản này sẽ mang lại một chút lợi ích cho các bạn.
Tôi xin được xem nội dung của quyển sách cùng với những thành tâm của tôi trong việc góp phần vào sự hạnh phúc và sức khoẽ của các bạn là món quà tinh thần, kính dâng lên cho cha mẹ và xin được chia sẻ hạnh phúc với người vợ yêu dấu của tôi.
Ngày 10 tháng 8 năm 2006
1 KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ TRĨ
Người ta thường nói: Không gì đau khỗ bằng bị trĩ. Người bị trĩ có cảm giác nặng, trằn, khó chịu ở vùng hậu môn. Một giai đoạn nào đó còn có thêm đau thốn dữ dội, đi đứng đều thốn ở hậu môn, cứ muốn mót đi vệ sinh, nhưng nhiều khi lúc đó không có 1 tý phân nào ở trực
clip_image004tràng. Dù là người trong cuộc vẫn khó lòng diển tả cho trọn vẹn. Đôi khi trĩ gây biến chứng, máu chảy rỉ rả lâu ngày, gây suy nhược cơ thể, chóng mặt. Nếu không là người bệnh trĩ thì không thể cảm nhận hết những đau khỗ này, thực là: “Đoạn trường ai có qua cầu có hay ”
Trĩ là tình trạng giãn quá mức hệ tĩnh mạch vùng hậu môn-trực tràng.Dựa vào vị trí cơ thắt hậu môn, người ta chia làm 2 loại trĩ:
TRĨ NỘI: Có vị trí ở phía trên cơ thắt hậu môn, thường gây chảy máu, phải thăm khám qua trực tràng mới phát hiện được. Việc thăm khám này phải do bác sĩ, có lúc phải dựa vào các kỹ thuật khám đặc biệt ( nội soi, X-quang trực tràng cản quang, CT… ) để chẩn đoán phân biệt với những bệnh khác như ung thư trực tràng, đại tràng ( vì các bệnh này đều gây chảy máu dễ lầm với trĩ nội xuất huyết.
TRĨ NGOẠI: Có vị trí phía dưới cơ thắt hậu môn, tự tay bệnh nhân sờ và nhìn có thể thấy được. Kích thước búi trĩ từ 1/3 ngón tay út và có thể lớn hơn rất nhiều, có một hay nhiều búi. Vì đó là mạch máu bị căng giãn ra nên bệnh nhân cảm thẩy cộm nhẹ, vướng ở hậu môn . Khi sờ mềm, căng. Đôi khi có cảm giác thốn dữ dội do có cục máu đông bên trong búi trĩ
Trĩ thực ra là hệ quả của một số bệnh lý và nguyên nhân sau đây:
- Xơ gan
- U ruột già chèn ép tĩnh mạch trực tràng
- Thai to chèn ép tĩnh mạch
- Thường xuyên bị bón
- Ngồi nhiều ( người làm việc văn phòng )
Hoặc không tìm thấy nguyên nhân và thường kèm theo hệ thống tĩnh mạch hậu môn trực tràng bị suy yếu
Sau đây chúng tôi xin hướng dẩn các bạn 2 cách điều trị trĩ ngoại có kích thước bằng hột mận trở xuống ( kích thước khoảng 1,5cm x 1,5cm ) và dĩ nhiên là búi trĩ này không phải là kích thước của những bệnh lý nguy hiễm do xơ gan, ung thư trực tràng.
Bằng cách cứu ( hơ nóng ) trên 2 huyệt Khổng Tối ở 2 cẳng tay và tập 1 động tác tập Yoga rất đơn giản.
CỨU HUYỆT KHỔNG TỐI: Đầu tiên các bạn lấy một sợi thun buộc 4 cây nhang dính vào nhau. Đốt nhang cho cháy rồi thổi tắt lửa ngọn, sau đó dùng bàn tay P cầm nhang hơ (đặt nhang cách da khoảng 1cm) trên huyệt Khổng tối bên T cho nóng ( nhưng tránh quá nóng vì có thể gây phỏng ), rồi dùng tay trái hơ nhang trên huyệt Khổng tối bên tay P. Sau đó cứ tiếp tục thay đổi sang T...Thời gian hơ hai huyệt khoảng 8 phút, mỗi ngày hơ nóng một hoặc lần là đũ và thực hiện liên tục trong mười ngày
clip_image006
Cách tìm huyệt Khổng tối: ngữa cẳng tay, lấy 2 điểm: 1 trên đường chỉ cổ tay về phía ngón tay cái ( sát đầu dưới xương quay, huyệt Thái Uyên ), 1 điểm ở giữa lằng chỉ khuỷu tay ( huyệt Xích Trạch ). Nối 2 điểm này lại rồi chia đoạn thẳng này làm 12 phần bằng nhau. Huyệt Khổng tối cách tại lằn chỉ cổ tay 7 phần. Thường sau khi cứu huyệt Khổng tối khoảng bốn ngày một số bệnh nhân có cảm giác ngứa xung quanh búi trĩ (đó là triệu chứng tốt, nói nôm na giống như mụt ghẻ trong gian đoạn kéo da non ). Trong khi cứu nóng huyệt Khổng tối các bạn sẽ thấy vùng hậu môn có cảm giác nhíu lại, đó là một cảm giác tốt nên tiếp tục duy trì vì mỗi lần nhíu hậu môn sẽ đồng thời làm co thắt cơ và mạch máu quanh búi trĩ có tác dụng đẩy máu từ những vùng tụ máu trở về tim. Có lẽ đây cũng là một cơ chế ( ngoài việc huyệt Khổng tối là một huyệt thuộc kinh Đại tràng ) giải thích tại sao khi chỉ hơ nóng một điểm trên da ở một nơi khác mà lại có tác dụng biến mất một búi trĩ cách xa nơi cứu nóng một cách kỳ diệu như vậy
2 ĐỘNG TÁC YOGA CÓ ÍCH TRONG VIỆC ĐIỀU TRỊ TRĨ, NỨT HẬU MÔN:
Thông thường trĩ hoặc nứt hậu môn hay gặp ở những người làm việc với tư thế ngồi trong một thời gian dài như tài xế, người làm việc văn phòng. Vùng xương chậu có hiện tượng tăng áp lực trong thành tĩnh mạch do tụ máu. Động tác Yoga sau đây rất có hiệu quả để phòng và trị những bệnh như nứt tĩnh mạch, trĩ. Các bạn ngồi cột sống thẳng như hình minh họa, hai bàn tay nắm lấy bốn ngón chân cái, trỏ, giữa, áp út. Bắt đầu hơi cúi người xuống, đồng thời kéo hai bàn chân lên gần mặt, duổi đầu và cột sống thẳng ra trước cùng với động tác hít vào. Sau đó 5 giây, cúi người sát mặt đất về phía trước đồng thời thở ra. Các bạn lập lại mười lần. Mỗi ngày tập hai lượt, sáng và tối
clip_image008
3 THỦY LIỆU PHÁP
clip_image010
Còn gọi là cách chữa bệnh bằng nước. Thời Ai cập cổ đại, người ta tin rằng nước chứa đựng những căn bản của đời sống và bí mật của sức khoẽ loài người. Với thủy liệu pháp, từ nước lạnh, nóng, hơi nước, nước đá… dùng bên ngoài và bên trong cơ thể có thể đưa đến mục đích từ việc làm sạch, thư giản, hồi phục sức khoẽ và trị bệnh. Quan niệm này hiện nay vẫn không phủ nhận mà còn phát huy thêm. Không chỉ đơn thuần xử dụng nước mà nhiều nơi còn phối hợp với âm nhạc, hương thơm của hoa, tinh dầu, tranh ảnh…trong phòng tắm nhằm tăng tác dụng thư giản và trị bệnh của Thủy liệu pháp. Sau đây là việc sử dụng nước trong việc điều trị những bệnh hay gặp và các bạn có thể thực hiện dễ dàng tại nhà và thu được kết quả tốt:
4 BỆNH VIÊM HỌNG:
clip_image012
Một bệnh có lẽ rất nhẹ trong tất cả loại bệnh là bệnh cảm, viêm họng cấp nhưng cũng gây cho chúng ta nhiều khó chịu. Sốt, đau đầu, nghẹt mũi, sổ mũi, đau nhức cơ thể, mắt nóng. Đúng là “ long thể bất an ”. Trong cuộc đời mỗi người ai cũng bị không biết bao nhiêu lần bị cảm, viêm họng. Thường thì dù có điều trị, chúng ta phải chịu đựng bốn đến năm ngày hoặc có thể kéo dài hơn. Như các bạn biết đây là một bệnh nhiễm siêu vi, vi khuẩn tại vùng mũi, họng…Như vậy nguyên tắc chận đứng bệnh sớm hoặc nguyên tắc điều trị có thể được giải quyết một cách đơn giản. Tôi lấy thí dụ có mười con siêu vi ( hoặc vi khuẩn ) đang bám ở vùng mũi họng và đang làm thay đổi các cấu trúc niêm mạc ở đây để gây nên những triệu chứng như sưng, nóng đỏ đau, gây nghẹt mũi, sổ mũi…Vậy chúng ta chỉ cần làm sao loại bỏ càng nhiều virus ( hoặc vi khuẩn ) và xua chúng ra khỏi cơ thể thì việc trị bệnh dễ hơn nhiều phải không các bạn. Có những biện pháp thật hiệu quả và thật đơn giản trong việc đạt được mục đích trên. Đó lại là Khò họng, Rửa mũi, Nhỏ mắt. Tất cả chỉ dùng nước . Động tác Khò họng: các bạn uống một ngụm nước chín để nguội, nếu không có chỉ cần uống ngay một ngụm nước từ vòi nước máy thành phố. Sau đó các bạn ngữa cổ lên trời làm động tác đẩy nước lên bằng lực từ cổ họng để tạo thành âm thanh Khò…Khò…Khò.... Nhiều bệnh nhân khi được hướng dẩn cách Khò họng vẫn chưa thấy yên tâm còn hỏi thêmcó cần cho muối vào không. Thưa các bạn, không được cho muối vào. Khò nước muối để sát khuẩn, diệt virus ư? Điều này còn phải xem lại, với nồng độ muối như thế nào thì virus, vi khuẩn có thể chết được? Tôi nghĩ chỉ làm họng mình đang bị viêm, loét càng khó chịu thêm thôi. Vả lại ở đây, chúng ta muốn dùng lực cơ học của nước để đẩy vi khuẩn ra khỏi niêm mạc họng. Do đó các bạn cần Khò thật mạnh. Chú ý Khò xoáy vào vị trí họng đang bị đau, bị ngứa. Mỗi ngày các bạn khò ít nhất 4 lần ( sáng, trưa, chiều và nửa đêm khi các bạn thức giấc đi tiểu ). Càng khò mạnh, nhiều lần thì họng chúng ta càng sạch. Còn rửa mũi, phải làm sao? Các bạn mở vòi nước máy, cho một ngón tay ( có thể là ngón trỏ ) dưới vòi nước để rửa sạch. Sau đó cho tay vào trong mũi, tiếp xúc với toàn bộ niêm mạc từng mũi. Rồi đưa tay ra ngoài, dưới vòi nước lại rửa tay sạch và cho tay tiếp tục vào mũi để rửa. Các bạn thực hiện mỗi bên mũi khoảng 10 lần. Thế là xong. Mũi chúng ta đã sạch virus, vi khuẩn. Các bạn nên nhớ, có thể virus,vi khuẩn bám ở ống lệ mũi rồi lên mắt. Vì thế các bạn có thể làm sạch ống lệ mũi và mắt bằng động tác rửa mắt ( ngữa đầu lên trời, hoặc nằm ngữa, dùng nước sạch nhỏ mỗi mắt 2 giọt, mỗi ngày nhỏ vài lần ). Bây giờ, sau khi Khò họng, rửa mũi, rửa mắt thì vùng mũi họng còn rất ít virus, vi khuẩn. Lúc này các bạn cũng uống toa thuốc của bác sĩ kê mà bệnh sẽ giảm đi nhanh chóng. Trong những truờng hợp vừa chớm bị viêm họng ( ngứa ở vùng họng, sổ mũi ít ..) các bạn thực hiện ngay, nhiều lần thì những biện pháp trên sẽ chặn đứng được bệnh cảm viêm họng rất hiệu quả
clip_image014
Ali soothing her voice by gargling... in Alicia's livingroom
5 GIẢM NGAY ĐAU ĐẦU KHI BỊ VIÊM XOANG CẤP:
Khi thời tiết thay đổi, chúng ta có thể bị viêm xoang cấp. Những triệu chứng mà bạn có thể gặp là sổ mũi, nghẹt mũi, đàm ở cổ họng, đau đầu, đau mặt ( ngay trên vùng xoang bị viêm ), sốt, ho nhiều về đêm. Khó chịu nhất là đau ê ẩm vùng đầu kèm theo cảm giác nặng đầu. Có thể các bạn uống vài viên Paracetamol hoặc có đi khám bệnh và uống thuốc theo toa. Nhưng triệu chứng đau đầu vẫn không chịu hết? Các bạn hãy nhìn xem hình minh họa. Những xoang ở vùng mặt ( sàng, hàm, trán ) đều có một ống thông ra mũi họng. Đau đầu trong trường hợp này là do các chất nhày, đàm, nhớt làm tắc nghẻn các ống thông này gây tăng áp lực trong các xoang. Thuốc rất khó giải quyết sự tắc nghẻn. Chúng ta có một biện pháp vô cùng đơn giản. Chỉ cần một lít nước. Các bạn cho vào ấm hay nồi, nấu cho thật sôi. Sau đó đặt ấm xuống bàn, mở nắp và hít hơi nước sôi khoảng mười phút. Mỗi ngày thực hiện hai lần. Hơi nước sôi bay vào ngách mũi, ống thông giữa xoang và mũi hoặc xoang và họng, hòa loảng đàm nhớt giải phóng chỗ tắc nghẻn. Áp lực trong các xoang mặt trở lại bình thường và cơn đau đầu biến mất một cách ấn tượng ( có thể kết quả ngay trong hai lần xông đầu tiên ). Các bạn có thể xông khoảng tám lần trong bốn ngày để đạt được một kết quả tốt nhất. Ở trường hợp này hơi nước đã “ xuất sắc trong vai tì nữ ”
clip_image016
6 BỆNH VIÊM XOANG:
Người ta hay nói “ lai rai như bệnh tai mũi họng ”. Các bạn nào bệnh rồi mới thấy đúng. Viêm xoang mãn là một bệnh kéo dài, đầu cứ đau âm ỉ, nặng nề khó chịu, đàm từ xoang chảy xuống cổ họng, có thể nhiều hay rất ít Người bệnh lúc nào cũng cảm thấy đầu óc không được sáng suốt, nhiều khi mắt như có cảm giác mờ. Rồi nghe chỗ nào có thày hay thuốc tốt cũng đến. Thuốc thì đã dùng đũ loại. Thuốc Nam ( sắc, thuốc huờn, thuốc xông ), thuốc Tây ( đũ loại kháng sinh, giảm đau, kháng viêm, tan đàm ). Uống nhiều thuốc kháng viêm bệnh nhân còn có triệu chứng xót ruột, đau vùng thượng vị, tiền tốn cũng nhiều mà bệnh viêm xoang vẫn cứ lai rai. Tôi lại giới thiệu với các bạn chiêu xông hơi nước như trên. Cũng với cơ chế hơi nước làm thông các ống thông nối xoang và mũi họng, hơi nước sẽ đi vào các xoang hàm, sàng, trán. Hơi nước này sẽ đọng lại thành nước và sẽ hòa loảng với các dịch nhày trong các xoang rồi bạn có thể khạc những cặn bả này ra ngoài. Thường thì sau khi xông nước sôi mỗi ngày hai lần và xông vài ngày, người bệnh viêm xoang sẽ khạc ra rất nhiều đàm, có lúc màu vàng, xanh và bệnh nhân cảm giác đầu thoải mái, nhẹ tênh. Mỗi đợt xông các bạn nên thực hiện khoảng một tuần hoặc có thể kéo dài hơn. Thỉnh thoảng các bạn lập lại một đợt . Thưa các bạn, đối với những bệnh nhân bị viêm xoang mãn, đến khám bệnh với một xấp toa thuốc trên tay, khi tôi đề nghị xông hơi nước, nhiều bệnh nhân chưa tin tưởng vì nghĩ rằng mình đã xử dụng nhiều loại kháng sinh đắc tiền mà còn chưa thấy gì, một biện pháp “ quá thường ” thì làm sao có kết quả được. Rất nhiều bệnh nhân khác lại hỏi có cho thuốc hay cho dầu gì vào không bác sĩ ?. Tôi xin phép được nhắc lại các bạn chỉ cần hít hơi nước vào mũi mỗi ngày hai lần và liên tiếp trong bảy ngày để tạo sự thông thoáng ống nối xoang và mũi, hoặc ống nối xoang và họng, loại bỏ nhày nhớt đàm mũ trong các xoang. Hít hơi nước là một trợ thủ xuất sắc cùng với sự điều trị bằng thuốc và sẽ giúp các bạn đạt được kết quả tốt, rất tốt trong việc trị bệnh viêm xoang
clip_image018 clip_image020
7 ĐỂ TRỊ TẰNG HẮNG KÉO DÀI
clip_image022
Có nghiều người sau khi bị cảm cúm, hoặc dang ở trạng thái bình thường mà mũi họng vẫn tiết ra chất nhày nhiều hơn trạng thái sinh lý một chút. Với lượng chất nhày này thì không đũ để chúng ta khạc ra ngoài được. Chúng tạo nên cảm giác vướng ở cổ họng gây khó chịu. Thỉnh thoảng cứ tằng hắng một vài cái. Vừa khó chịu vừa không lịch sự. Muốn ngưng cũng không được. Điệp khúc này cứ tái diển. Nhiều bạn uống thuốc rất nhiều cũng không hết. cuối cùng đành bỏ thí. Các bạn thử áp dụng 2 chiêu thức “ Xông hơi và Khò họng “ xem. Số một đó các bạn!
8 THỂ DỤC NỘI TẠNG VÀ MẠCH MÁU:
clip_image024
Có nhiều loại vận động : Thể dục mặt, thể dục thể hình, thể dục nhịp điệu, Yoga, Thái cực quyền, Khí công, Bát đoạn cẩm, Dịch cân kinh. Tấc cả những loại thể dục này đều có ích. Hoặc giúp cho cơ bắp nở nang, hoặc tăng lên tính dẻo dai của cơ thể, hoặc tăng cường tiêu hao năng lượng giúp cho những người béo phì, hoặc mang lại tâm thân bình ổn. Các bạn có thể hỏi: có loại thể dục nào tập cho các cơ quan nội tạng như : Não, tim, gan, dạ dày, tụy, thận hay không ? Tôi xin giới thiệu cho các bạn một phương pháp đơn giản chỉ dùng nước để có thể tập cho các cơ quan trọng yếu, nằm trong cơ thể. Tôi xin nói nhanh đó là phương pháp tắm nước nóng lạnh luân phiên vào buổi sáng. Các bạn nấu khoảng hai lít nước sôi ( nếu có vòi nước nóng thì tiện hơn chỉ cần mở nước cho chảy vào sô ) cho vào sô và đặt dưới vòi nước máy. Đầu tiên các bạn cho ca nước dưới vòi hứng đầy ca nước lạnh, pha một chút nước nóng để có nhiệt độ dễ chịu ( không lạnh không nóng ) rồi bắt đầu xối nước lên cơ thể ( khoảng 5 ca ), mục đích để cơ thể quen với nhiệt độ của nước. Đầu tiên các bạn không nên xối ngay nước nóng hoặc lạnh lên cơ thể đột ngột để giữ an toàn cho những người có bệnh lý tim mạch, cao huyết áp. Sau đó múc khoảng 1/3 ca nước nóng rồi xả nước lạnh vào ca cho có độ nóng nhưng chịu được, rồi xối lên cơ thể cũng khoảng 5 ca nước nóng đã pha như vậy. Tiếp theo các bạn chỉ hứng nước ở vòi nước máy, xối lên cơ thể khoảng 5 ca. Các bạn tắm tiếp tục luân phiên lạnh, nóng. Buổi tắm kéo dài khoảng 15 phút. Các bạn có thể dùng xà phòng để tắm. Nếu có máy nước nóng thì các bạn có thể đứng dưới vòi sen, chỉnh nhiệt độ, thay đổi nước nóng rồi lạnh luân phiên trong mười lăm phút. Các bạn hỏi chỉ vậy thôi sao? Đúng chỉ có vậy thôi. Khi bạn xối nước trong vòi lên cơ thể, do đây là buổi sáng nên bạn có cảm giác lạnh hơn. Các mạch máu ngoại vi ( ở da ) sẽ co lại, máu dồn vào tim, gan, ruột, tụy, dạ dày, thận mang dưỡng khí và chất nuôi dưởng đến nhiều hơn…Kế đến khi xối nước nóng lên, mạch máu nội tạng co lại và bây giờ thì mạch máu ngoài da giãn ra, tuần hoàn máu ngoại vi tốt hơn. Như vậy không phải là một cách tập thể dục cho nội tạng và da là gì? Phương pháp tắm nước lạnh nóng xen kẻ có ích cho các bạn có bệnh tiểu đường ( tuyến tụy suy yếu tiết insulin giảm ), suy thận, tiêu hóa kém. Ngoài ra đây cũng là một phương pháp tập thể dục cho mạch máu. Vì mạch máu ngoại vi và nội tạng được luân phiên co giãn trong suốt quá trình tắm nóng lạnh. Các bạn có thể áp dụng cho những trường hợp thiếu máu cơ tim, nhưng phải cẩn trọng như đã hướng dẩn trong phần trên, đầu tiên, không được để cơ thể tiếp xúc với nước nóng quá hoặc lạnh quá. Như các bạn đã biết cơn đau thắt ngực xảy ra do tim không đũ máu nuôi vì mạch vành bị hẹp. Nguyên nhân hẹp mạch vành có thể do mảng xơ vửa hoặc do yếu tố co mạch vành. Tắm lạnh nóng xen kẻ giúp mạch vành vận động, lúc co lúc giãn, mang nhiều máu hơn đến tim và thúc đẩy giảm mảng xơ vửa bên trong bám vào thành mạch vành. Tùy vào thể tạng của mình các bạn nên chỉnh lượng nước nóng lạnh sao cho thích hợp. Các bạn nhớ là khi bắt đầu tắm không nên xối nước quá nóng hay quá lạnh lên cơ thể mà nên pha nước ấm dễ chịu để tránh những tai biến có thể xảy ra ở người đã có bệnh lý tim mạch, cao huyết áp do sự co giãn quá mức của mạch máu.
9 CHẶN ĐỨNG CƠN HO KHAN
clip_image026
Nhiều lúc họng của chúng ta bị thức ăn chạm vào, hoặc khi uống nước hoặc vướng một chút dịch nhày. Một chút thôi, vì thế không thể khạc ra được. Nuốt cũng không xong, khi cố gắng nuốt vào lại tạo thành một cơn ho khan kéo dài không biết làm sao để dừng. Các bạn thử nghĩ nếu ho xảy ra trong khi chúng ta chỉ có mình thì cũng đành chịu cho qua. Đằng này ho khi trao đổi với đối tác kinh doanh, khi trò chuyện cùng bạn gái mới quen, hoặc đang giảng bài trước một giảng đường, hay đang họp. Cách đây không lâu tôi cũng thường bị tình trạng “ éo le ” như vậy. Đang ngồi khám bệnh cho bệnh nhân viêm họng. Người bệnh than phiền là bị ho nhiều quá, nhưng chưa nghe tiếng ho của bệnh nhân mà thày thuốc đã ho “ liên khúc ”. Biết làm sao bây giờ? Thuốc gì cũng không thể ngưng cơn ho lại ngay được. Cuối cùng tôi chỉ biết ra dấu bằng tay ( vì nói làm sao được ), bước nhanh qua phòng khác, ho cho hết cơn rồi mới trở qua xin lỗi bệnh nhân rồi khám tiếp. Bây giờ thì đã có cách giải quyết rồi. Vô cùng hiệu quả. Lúc đó các bạn chỉ cần uống một ngụm nước, nước chín để nguội, thậm chí nước từ vòi nước máy . Rồi các bạn hơi ngữa cổ lên làm động tác Khò họng tối đa là 4 đến 5 lần. Họng sẽ không còn khó chịu và cơn ho lẳng lặng rút lui. Đây lại đúng như câu nói dân gian “ Xuất sắc trong vai tì nữ ” Khi nào gặp trường hợp trên các bạn áp dụng xem.
10 SPA TẠI NHÀ:
clip_image027Tôi có một anh bạn là tín đồ ngoan đạo của đạo “ Xông hơi ”. Anh có một làn da hồng hào. Nghề nghiệp của anh là giáo viên ở tỉnh Long an. Mỗi lần xuống thành phố chơi anh lại tán dương phương pháp này. Anh nói: bạn chẳng cần đi xông hơi ở đâu cho xa. Ở nhà là đũ, bạn mua vải nylon may một cái mùng, bên ngoài nấu một ấm nước trên bếp điện nối vòi với một ống nước rồi bắc một cái ghế đẩu ngồi vào đó mà xông. Số một đó, một tuần bạn chỉ cần xông một đến lần. Bạn sẽ thấy mồ hôi ra, bao nhiêu độc chất sẽ thải qua da. Bạn sẽ thấy vô cùng khõe, nguồn sinh lực trong cơ thể của bạn dồi dào, bạn có cảm giác đói, ăn ngon, ngũ ngon…Nghề của bạn, tôi thấy chỉ ngồi để khám bệnh 8 giờ mỗi ngày, mà không vận động chân tay, không có cơ hội đổ mồ hôi, không có dịp cho chất độc thải ra ngoài thì càng cần phải xông hơi nhiều hơn nữa. Nếu bạn không may mùng xông hơi được thì tôi sẽ may cho bạn …Đúng như bạn tôi đã nói ở trên, sách vở tài liệu đã đề cập đến lợi ích của việc tắm hơi rồi. Da là một cơ quan có diện tích lớn nhất trong cơ thể. Một trong những nhiệm vụ của da là thải chất cặn bả dưới hình thức mồ hôi. Tuy nhiên cuộc sống ở thành phố nhất là những người làm việc bàn giấy như tôi chẳng hạn rất ít có cơ hội để đổ mồ hôi. Nói khác hơn là sự thải độc tố trong cơ thể chưa được đầy đũ lắm. Do đó những người ít vận động tay chân thường có cảm giác mõi mệt, uể oải, kém hăng hái, ăn mất ngon. Các bạn có thể nấu nước sôi trùm mềm lại xông như khi bị cảm xông. Như thế cũng tốt nhưng có điều là không được thoải mái. Bạn có thể may một cái “ mùng xông hơi ” như bạn tôi đã hướng dẩn. Hoặc nếu có điều kiện, bạn đến các cửa hàng y cụ ở đầu đường Trần hưng Đạo quận nhất để mua một bộ để xông gồm có một cái “ mùng xông hơi ” và một cái ấm điện có hẹn giờ. Nếu có đũ “ đồ nghề ” rồi, thì các bạn chọn một buổi nào rảnh trong tuần, một nơi yên lặng để xông hơi. Bạn căng “ mùng xông hơi ” lên, nấu nước, mở nhạc nhẹ nhàng. Trong khi chờ nước sôi bốc hơi, các bạn thư thả tắm sạch với nước ở nhiệt độ thường, lau khô. Lúc này hơi nước đã nhiều, các bạn vào mùng xông hơi khoảng hai mươi phút. Bước ra bạn dùng khăn lau thật khô. Cuối cùng nằm thư giản nghe nhạc. Các bạn sẽ thấy từng lổ chân lông giãn ra, toàn thân buông lỏng, đầu óc khinh khoái. Còn làn da hồng hào thì sao. Anh bạn tôi nói: Dễ, cứ dùng trái trái dưa chuột, băm nhuyển, vắt lấy nước bôi lên da sau khi xông hơi, rồi da sẽ đẹp dần ra.
11 LÀM SẠCH ĐÀM Ở HỌNG
clip_image029
Bạn nói rằng lúc nào cũng thấy đàm ở họng phải không? Nhiều bệnh nhân cũng đã nói như vậy. Đàm vướng ở họng có lúc như muốn nghẹt họng. Khạc hoài vẫn còn hoài. Bệnh nhân đi khám bệnh nhiều mà hình X quang phổi cũng chụp nhiều, mà vẫn chưa yên tâm. Tuy nhiên trong đa số các trường hợp, bệnh nhân lại không bị phổi mà bị viêm xoang sàng sau. Các bạn nhìn lại ảnh minh họa sẽ thấy 2 xoang sàng sau trái và phải có một ống thông với thành sau họng. Khi bị viêm xoang sàng sau, đàm nhớt sẽ chảy xuống thành sau họng làm các bạn lúc nào cũng có cảm giác đàm đầy họng. Ở những bạn này, đàm sẽ kích thích họng gây phản xạ sinh ho. Và cứ ho mãi vì có lúc nào đàm ở họng hết được đâu. Tôi đã gặp nhiều bệnh nhân đến khám với lý do đàm đầy họng và ho kéo dài gần cả tháng. Những bệnh nhân này đã đi đũ nơi, kể cả bệnh viện chuyên trị lao, uống quá nhiều thuốc kháng sinh, long đàm.. mà không thấy kết quả. Toa thuốc nhiều mà phim X quang phổi cũng không ít, nhưng phim nào cũng có kết quả bình thường. Nếu ở vào trường hợp này các bạn nên kiểm tra chụp phim xoang ( dỉ nhiên là phải đi đến bác sĩ để được khám và cho chỉ định chụp ). Còn ở nhà các bạn cần sử dụng hai “ tì nữ ” đã biết: Xông hơi nước và Khò họng ( mỗi ngày xông hơi nước hai lần, khò họng bốn lần, mỗi lần khò năm cái ). Các bạn sẽ thấy các “ tì nữ ” này cũng sẽ “ xuất sắc trong vai ”
12 DÀNH CHO CÁC BẠN BỊ MỤN TRỨNG CÁ:
clip_image031
Nhiều cô cậu thanh niên đến khám bệnh với vẽ ngượng ngùng cùng với những “ vị khách không mời ” trên gương mặt. Mụn trứng cá hay gặp ở tuổi thanh niên từ mười ba đến mười chín, khi mà nồng độ kích thích tố nam testosterone trong cơ thể tăng lên. Chất hoóc môn này kích thích tuyến bả từ lổ chân lông tiết ra nhiêu chất bả nhờn hơn. Những chất bả nhờn kết hợp với các tế bào chết của tuyến bả làm bít tắc lổ chân lông tạo thành mụn. Đồng thời mụn sẽ sưng tấy thêm khi có sự ăn theo của vi khuẩn Propionibacterium acnes, một lọai vi khuẩn có nhiểu trên bề mặt da
Các bạn trẻ này đã uống đũ loại từ artichaut, nước mát rồi uống thuốc nam, tự mua thuốc Tây, bôi, uống theo chỉ dẩn của bạn bè, rồi cũng đầu huờn đấy, những vị khách không mời mà đến rồi cho đến khi gia chủ nhiều lần tiển khách mà cũng chẳng thèm đi. Theo tôi các bạn không nên uống, bôi thuốc theo lời rỉ tai mà nên nhờ bác sĩ, lương y trong các cơ sở y tế khám và chữa bệnh hợp pháp. Tôi chỉ xin được nhắc nhở thêm, trong khi uống thuốc đúng theo toa, các bạn nên lưu ý những điểm cần thiết sau rất quan trọng trong việc trị mụn trứng cá:
- Chế độ ăn uống: Có nhiều tác giả không cho rằng ăn uống ảnh hưởng đến sự nặng thêm hoặc giảm đi của mụn trứng cá. Nhưng trên thực tế để việc trị mụn có kết quả tốt các bạn không nên ăn những thức ăn uống có chất ngọt và béo như: bánh, kẹo, trái cây ngọt, sữa chua, phó mát…Nhiều bạn trẻ còn nhận thấy mình nổi mụn nhiều hơn khi uống các lọai thuốc bổ đa sinh tố ( polyvitamin ). Các bạn nên ăn nhiều rau tươi
- Uống nhiều nước. Mỗi ngày các bạn nên uống ít nhất 1,5 lít nước. Lượng nước uống vào sẽ bù đắp lượng nước mất đi do đổ mồ hôi và làm phân trong đại tràng mềm đi giúp các bạn đi vệ sinh ( thải độc qua đường tiêu hóa ) tốt hơn hạn chế tình trạng tái hấp thu chất độc trong phân ở ruột già. Để việc đi vệ sinh dễ và mỗi ngày một lần các bạn cần ăn nhiều rau và tập đi cầu mỗi ngày vào giờ nhất định.
- Xông hơi nước lên mặt tạo điều kiện cho thông thoáng lổ chân lông giúp thải chất bả ra ngoài da tốt hơn. Các bạn nên xông hơi nước mỗi tuần một lần
clip_image032
- Cũng với mục đích làm sạch lổ chân lông mỗi ngày các bạn nên rửa mặt bằng nước ấm năm lần. Trước khi rửa mặt, bàn tay phải được rửa sạch trước. Sau khi rửa mặt nên dùng khăn mềm thấm cho khô da ( không được lau vì có thể làm xây xát da, chậm lành tổn thương mụn ). Không được rửa mặt bằng xà phòng hay sữa tắm vì trong các sản phẩm này vẫn còn một lượng sút ( NaOH ) dư làm chậm tình trạng lành của mụn.
- Không được sờ tay lên mặt. Đôi tay chúng ta đã chạm nhiều nơi, sờ vào quần áo, chăn, màn, bàn, ghế, sờ lên bàn phím máy vi tính, chạm vào tiền…cho nên dù nhìn đôi tay vẫn sạch nhưng thực sự có nhiều vi khuẩn đã bám vào. Ngoài những lúc rửa mặt, các bạn nên hạn chế tối đa việc sờ, nặn, gải, cào lên mụn để tránh tình trạng bội nhiễm do mang vi khuẩn từ nhiều nơi lên mụn.
- Khi đi ra đường cần mang khẩu trang để phòng việc bội nhiễm và làm bẩn lên những thương tổn mụn
13 MỘT TÌ NỮ GÓP PHẦN XUẤT SẮC TRONG VIỆC “ TIỀN NHỮNG VỊ KHÁCH KHÔNG MỜI ”
Tôi xin giới thiệu một biện pháp nhỏ, tiết kiệm và không kém phần hiệu quả trong việc làm biến mất những nốt mụn trứng cá. Các bạn mua một tube pomade Tetracycline 1% ( loại pomade bôi mắt ). Sau khi rửa mặt sạch, thấm khô bằng khăn mềm, các bạn bôi pomade lên những nốt mụn rồi dùng lòng của ngón tay xoa nhẹ cho pomade thấm sâu vào da ( hai phút đến năm phút tùy vào diện tích của những thương tổn mụn ). Để yên như vậy khoảng hai giờ rồi rửa sạch bằng nước lả. Mỗi ngày các bạn có thể thực hiện khoảng hai lần. Thường sau ba ngày các bạn sẽ thấy các vết mụn giảm sưng tấy rõ rệt. Những vị khách không mời đã rút lui.
14 CHÚ TỶ BÁN BÁNH TIÊU
Hồi còn nhỏ tôi và các bạn thường hay mua bánh tiêu, bánh bò của một người Hoa bán ở đầu hẻm. Hình ảnh của chú Tỷ lúc nào cũng đứng, khi thì nhồi, cán bột, lúc thì dùng hai chiếc đủa thật to để trở những chiếc bánh tiêu tròn đang nổi trên chảo dầu lớn. Chú Tỷ rất hiền và có điểm đặc biệt là ở sau cẳng chân có những cọng gân màu đen tím, cứng, nổi lên ngoằn ngoèo như những con rắn. Ăn bánh tiêu của chú Tỷ bán thì ngon mà nhìn những con rắn ở chân chú lại sợ. Lúc đó không đứa nào biết đó là gì, vì sao mà chú Tỷ bị như vậy. Bây giờ mới biết đó là những tĩnh mạch nông ở chân ( mạch máu trở về tim ) bị giãn ra do tư thế đứng lâu ngày của chú. Bệnh giãn tĩnh mạch ( suy tĩnh mạch chi dưới ) có thể giãn tĩnh mạch ở cẳng chân, nhượng chân, đùi hoặc giãn các mao mạch như hình mạng nhện ở bàn chân. Bệnh này không phải chỉ xảy ra ở người chiên bánh tiêu mà còn gặp ở những người có nghề nghiệp thường xuyên đứng một chỗ như thợ dệt, thợ tiện, giáo viên, người nấu bếp.. Khi đứng hệ tĩnh mạch dưới chân ví như một chùm bong bóng đầy nước được cầm một đầu ở phía trên, nước sẽ dồn xuống và áp lực bên trong bong bóng hoặc trong tĩnh mạch sẽ bị căng phồng. Đối với mạch máu tình trạng giãn, phồng ra lâu ngày sẽ khó trở lại kích thước bình thường và các van bên trong sẽ không kín dẩn đến tình trạng các van không hoạt động hiệu quả ( bên trong tĩnh mạch chân thường có những van nhỏ, các van này mở ra để máu chảy về tim và đóng lại để máu không chảy ngược xuống chân ). Bên ngoài là các cơ bắp, trong khi vận động các cơ bắp sẽ co bóp thúc đẩy các van hoạt động tốt hơn lúc đứng yên một chỗ. Người bị bệnh giãn tĩnh mạch có cảm giác hai chân: nặng nề, rần rần như kiến bò, phù nhẹ ở vùng mắt cá chân..Thỉnh thoảng người bị giãn tĩnh mạch phải cúi người xuống để xoa bóp lên hai chân mình cho bớt những cảm giác khó chịu trên. Bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới có thể được điều trị nội khoa ( thuốc bền thành mạch, thuốc co mạch..) hoặc điều trị ngọai khoa ( cắt bỏ những tĩnh mạch nông ở chân bị giãn ). Các bạn có thể phòng và hạn chế bệnh giãn tĩnh mạch bằng cách không nên đứng hoặc ngồi một chỗ trong thời gian lâu để tránh ứ đọng và tăng áp lực ở chân, nên ăn nhiều rau lá xanh để có rutin và vitamin C giúp bền thành tĩnh mạch, khi nằm nên gác chân lên gối để máu về tim dễ dàng, có thể mang vớ thun để giảm tình trạng giãn tĩnh mạch nông ở chân. Hai lời khuyên tiếp theo là các bạn nên thực hiện động tác gát chân lên tường và mỗi ngày nên đi bộ khoảng hai mươi phút để các cơ chân co bóp thường xuyên giúp các van tĩnh mạch ở chân hoạt động tốt hơn
clip_image034
clip_image036
15 MỎI CÁNH TAY PHẢI:
Có lúc tôi có cảm giác mỏi hết cả vai, cánh tay bên phải. Tôi xoa bóp bằng các loại pomade, gel có chất kháng viêm, giảm đau, có uống thuốc.. nhưng chỉ bớt được vài hôm rồi mỏi trở lại. Tôi “ ăn quen “, dùng máy sấy tóc hơ nóng tay phải nhưng cũng không kết quả. Nằm đêm, ngẩm nghĩ lại xem mình có xách , có khiêng, kéo một vật gì nặng không. Có tập thể dục, tập tạ hoặc ngũ có chèn ép tay phải không. Tuyệt nhiên không. Vậy thì tại sao lại tê chỉ mỗi một tay phải. Chợt nhớ ra gần đây, tôi có làm việc trên máy vi tính mỗi ngày ba giờ và kéo dài hơn nửa tháng. Mà tại sao tay trái lại không mõi ? Bởi vì bàn tay phải xử dụng chuột vi tính. Tư thế tay phải có dang ra xa với thân mình một góc khoảng 45 độ trong khi tay trái thì sát thân mình hơn. Và các bạn biết không chỉ một yếu tố nhỏ tưởng chừng như không đáng kể vậy mà đưa đến mỏi tay phải kéo dài dù đã xử dụng nhiều biện pháp. Suy nghĩ như vậy, tôi kéo chuột vi tính lại gần, cánh tay phải sát thân mình như tay trái. Chỉ vài hôm là vai và tay phải trở lại bình thường! Các bạn xử dụng vi tính có gặp tình trạng mỏi tay phải như tôi không, các bạn hãy chỉnh tư thế lại để hai cánh tay cùng sát với thân các bạn sẽ không còn mỏi tay nữa trong một thời gian rất ngắn.
clip_image037
16 ĐANG NGŨ BỊ TÊ TAY:
Thỉnh thoảng có bệnh nhân đến khám bệnh lý do là đang ngũ có cảm giác tê rần vùng gáy và hết một bên tay ( từ vai xuống đến các ngón tay ). Cảm giác tê rất khó chịu có thể kéo dài sau khi thức dậy. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng trên. Thường là bệnh nhân ngũ gối quá cao, hoặc tư thế ngũ ngoẹo đầu làm cho một vài dây thần kinh cổ cánh tay bị chèn ép. Như các bạn biết cách giải quyết là tùy vào nguyên nhân gây bệnh. Ở đây bệnh nhân được khuyên nên ngũ gối thấp để cột sống cổ thẳng với cột sống ngực, và tư thế ngũ phải được điều chỉnh lại, Không được ngũ nằm sấp. Nên nằm nghiêng phải và nằm ngữa. Nằm nghiêng thì phải chỉnh gối sau cho cột sống cổ thẳng với cột sống ngực. Khi nằm nghiêng, gối phải cao hơn lúc nằm ngữa một chút. Nhưng tất cả những biện pháp đó là việc sau này. Còn ngay khi đang ngũ bị tê gáy và tay thì phải làm sao để chấm dứt ngay cảm giác khó chịu này? Các bạn chỉ cần nằm ngữa, bỏ gối, dang các ngón tay ra và duổi thẳng tay bên tê xuống phía dưới. Đồng thời đầu và cổ kéo thẳng lên trên ( hướng đối nghịch với hướng di chuyển của tay ). Các bạn giữ tư thể này sáu giây ( sáu tiếng đếm thầm: 1,2,3,4,5,6 ). Sau đó trở về tư thế nằm ngữa thư giản bình thường. Rồi các bạn lập lại động tác trên khoảng 5 lần. Sau đó dùng tay không tê bóp và vuốt mạnh tay tê từ phía trên cánh tay xuống tận bàn tay, ngón tay nhiều lần. Cảm giác tê sau gáy và tê cả cánh tay giảm một cách ấn tượng rồi chấm dứt nếu các bạn thực hiện thêm vài động tác nữa.
clip_image039
17 GIẶC SAU LƯNG NHÀ NGƯƠI
clip_image041
clip_image043
Ngoài người bạn đời đang sống với tôi, tôi còn một bạn đời khác nữa cũng ở chung nhà. Đó là chiếc gối kê đầu. Chiếc gối có thể thay đổi, nhưng chiếc gối từ lúc tôi còn sơ sinh rồi hậu thân của nó đã cùng tôi sống gần 1/3 thời gian trong suốt cuộc đời. Trên thị trường có nhiều loại gối. Cái thì to, nhỏ, mềm, cứng khác nhau, chất liệu cái thì bằng tre đan, bằng gỗ, gòn bọc vải, gối hơi, gối nước. Về hình dạng cũng nhiều vẽ. Cái thì hình vuông, chữ nhật, hình nửa vầng trăng,hình trái tim. Đa số chiếc gối có độ dày bằng nhau, có loại lõm nhẹ ở giữa. Bạn chọn chiếc gối nào đây?. Có những chiếc gối đặc biệt hơn. Gối được dồn bằng những dược thảo giúp ngũ ngon giấc. Chiếc gối của cố thi sĩ Huy Cận trong tác phẩm ngậm ngùi “ Tay em anh hãy tựa đầu ”. Cái gối mà Lữ đồng Tân, anh học trò Trung Quốc ngày xưa đi lên kinh đô ứng thí, dọc đường vào quán trọ nghỉ đêm. Tình cờ anh học trò quen một đạo sĩ, được đạo sĩ cho mượn cái túi kê đầu. Lũ tiên sinh mơ một giấc mơ: được thi đậu Trạng nguyên, có vợ con, sống một cuộc đời vinh hoa phú quý, đến tuổi già rồi mất. Giật mình thức dậy, thì nồi kê chủ quán nấu vẫn còn chưa chín ( giấc Hoàng lương ). Hồi còn trẻ thì ngũ gối nào cũng được. Đến lúc có tuổi rồi, nhiều khi thức dậy cảm thấy mình mẩy đau nhức, tay tê, mõi cổ. Nhất là ở vùng gáy, rất khó chịu. Rồi tôi thay hết gối này đến gối khác. Bà xã cũng chiều, tháo chỉ ra, lấy bớt gòn, khi lại thêm gòn vào. Nhiều lần như vậy, bây giờ tôi mới chọn được cho mình một cái gối. Có những bệnh nhân cũng “ kén gối ” như tôi than khi thức dậy đau sau gáy, đau vai, mỏi cổ, tê tay …Những bệnh nhân này đã vái tứ phương, uống thuốc Tây, rồi Đông dược, đi châm cứu, vật lý trị liệu kéo cổ bằng tạ, chạy tia laser công suất thấp, day ấn huyệt…
Thưa các bạn đến đây tôi nhớ đến câu chuyện nỏ thần Kim Quy. Triệu Đà làm vua đất Nam hải nhiều lần đem quân sang xâm chiếm đất Âu lạc nhưng không được vì vua Âu lạc là An dương Vương có nỏ thần. Triệu Đà lập mưu, hỏi cưới Mỵ nương là công chúa Âu lạc cho con mình là Trọng Thủy. Trọng thủy dựa vào lòng tin của vợ gạt tráo nỏ thần. Triệu Đà lại đem quân tấn công thành Cổ loa. Mất nỏ thần, An dương Vương thua trận, lên ngựa tháo chạy, chở theo con là Mỵ nương. Đến Dạ sơn gần bờ biển. An dương Vương ngữa mặt lên trời cầu khẩn. Thần Kim Quy xuất hiện chỉ tay bảo rằng “ Giặc ở sau lưng nhà ngươi ”. Tương tự như vậy, nguyên nhân làm bạn đau vai, mỏi đau cổ, tê tay… là ở chiếc gối mà bạn đang ngũ. Thường thì nguyên nhân là chiếc gối bạn quá cao, cột sống cổ gập góc với cột sống ngực. Nhiều bạn còn thấy chưa đũ dose, thêm vào một cái gối nữa, hoặc bẻ gập chiếc gối lại cho cao thêm. Những tình huống có thể xảy ra là chèn ép thần kinh cổ cánh tay, chèn ép động mạch cảnh, căng các cơ và dây chằng xung quanh. Ngũ gối quá cao, gập cổ lâu ngày còn là một trong những nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm. Nhiều chiếc gối được thiết kế phần tựa đầu lên thì thấp, phần tiếp xúc với cổ thì cao hơn để cơ cạnh cột sống cổ có chỗ tựa. Theo tôi nghĩ mỗi người đều nên có một cái gối thích hợp với mình. Buổi sáng sau khi thức giấc, vùng đầu cổ vai, tay phải dễ chịu. Đồng thời các bạn phải dựa trên những nguyên tắc : khi nằm lên gối, cột sống cổ của bạn phải thẳng với cột sống ngực, do đó trước tiên là gối phải thấp. Nhưng có 1 điểm tế nhị là khi các bạn nằm nghiêng do phải tựa vai lên sàn, nên độ cao gối phải cao hơn chiếc gối mà các bạn nằm ngữa. Như vậy khi ngũ lúc thì nằm ngữa, khi thì nằm nghiêng, phải làm sao đây? Các bạn hãy tự tìm một chiếc gối lý tưởng cho mình. Còn chiếc gối của tôi hiện giờ là một cái khăn xếp đôi lại cao khoảng 3cm khi nằm ngữa. Khi nào đổi tư thế nghiêng thì tôi phải nhấc đầu lên và xếp khăn gấp rưởi ( 4 cm ). Và dưới cổ tôi lót thêm một cái khăn mềm xếp lại để cơ cổ có chỗ tựa. Thế là ổn, “ người bạn đời ” thứ hai của tôi đã được “ định hình ”! Buổi sáng sau khi thức dậy, những rắc rối ở vùng cổ giảm đi gần như hết hẵn.
clip_image045
18 ĐÔNG VÀ TÂY Y:
Trước hai chữ Đông y và Tây y, đa số chúng ta nghĩ đây là 2 nền y học khác biệt. Một bên Đông y được bắt nguồn từ các nước Trung Hoa, Ấn độ, Tây tạng, Việt nam và Tây y là nền y học phương Tây mà ông tổ y học Tây phương là Hypocrate. Nói đến Tây y là nói đến thuốc viên, chích, dịch truyền và đến phòng xét nghiệm và các phương tiện chẩn đoán: X quang, siêu âm, CT… Còn Đông y gắn liền với lý thuyết Âm Dương, Ngũ hành với thuốc thang, thuốc sắc, cao đơn hoàn tán, châm cứu day ấn huyệt…Nguyên tắc “ Thân thổ bất nhị ”, người ở đâu uống thuốc đó là rất hợp quy luật thiên nhiên là một nguyên tắc được đề cao ở các tác phẩm y học Trung Quốc. Nhưng thưa các bạn đó là quan điểm xưa, còn bây giờ thì khác hẵn. Trong bệnh viện Tây y vẫn có khoa Y học cổ truyền có châm cứu. Trong Bệnh viện Y học cổ truyền cũng có phòng xét nghiệm, X quang siêu âm…Người phương Đông uống, chích thuốc Tây y vẫn có kết quả điều trị tốt. Còn người Âu, Mỹ uống thuốc Đông y hoặc châm cứu vẫn không mất phần hiệu nghiệm. Thuốc Đông y ở Trung Quốc đã được điều chế thành thuốc viên, thuốc chích. Cây kim châm cứu đã biến thành những máy điện châm, tia Laser công suất thấp…Quan niệm Đông y Tây y không còn tính cách khắc khe, cách biệt. Nhiều dược phẩm được phối hợp như Ankitamol ( Paracetamol + Xuyên khung + Bạch chỉ ), Rumafar…có tác dụng điều trị rất tốt. Tôi nghĩ khi bệnh chúng ta không nên quá câu nệ Đông Tây y. Bất cứ nền y học, thuốc men, phương cách nào giúp con người vượt qua bệnh tật đều có thể được chấp nhận được. Nếu các bạn đồng ý quan điểm trên thì tôi xin được bổ sung trong phần kinh nghiệm điều trị bệnh trỉ là các bạn có thể bôi thêm một trong những pommade : Preparation H hay Proctosone lên tổn thường trĩ mỗi ngày 3 lần để rút ngắn thời gian điều trị bệnh trĩ
19 DƯỢC ĐÔNG CẦN CÁCH XA DƯỢC TÂY:
clip_image047clip_image049
Vì sao nói không phân biệt Đông y Tây y mà còn phải uống 2 loại thuốc cách xa nhau ? Thưa các bạn ngay trong các loại thuốc Tây y vẫn có những loại không nên uống cùng lúc vì chúng có thể kết tủa ( tạo nên những chất đóng cục lại không thể hấp thu qua niêm mạc ruột ) như uống Tetracycline với Maalox, Alunimna, hoặc có nguy cơ xuất huyết tiêu hóa như uống corticoid chung với các loại thuốc kháng viêm nonsteroid…Do đó các bạn thấy trong đơn thuốc Đông y có rất nhiều chất, khi kết hợp với thuốc Tây y làm sao biết được những thuốc này tạo ra những chất gì trong cơ thể chúng ta, sự phối hợp có gây ra một chất có hại đến gan, thận, cơ thể hay không? Vì thế nên uống Tây y và Đông y ( nói chính xác hơn là những loại thuốc mà chưa có nghiên cứu rõ về sự phối hợp của chúng ) cách xa nhau an toàn nhất là hai mươi bốn giờ.
20 “ KẸT XE “:
clip_image051
Ai cũng biết thức ăn được đưa vào cơ thể để nuôi dưởng các cơ quan, tế bào.Sau quá trình này chúng sẽ còn lại là những chất cặn bả. Thường thì chất cặn bả ( phân ) sẽ được thải ra mỗi ngày. Nhưng một số ít trong chúng ta ( trẻ con và cả người lớn ) lại để “của nợ ” này trong cơ thể ba ngày trở lên, thậm chí có người một tuần, mười ngày và trường hợp cá biệt còn lâu hơn nữa! Nhiều khi hỏi bệnh nhân bao nhiêu ngày đi cầu một lần thì được trả lòi một cách dễ thương là…Em không nhớ! Thú thật với các bạn là hồi còn nhỏ tôi đã vào phòng cấp cứu bệnh viện Chợ Rẩy với lý do là đau bụng, đau bụng do bón. Lúc đó tôi cũng không nhớ mình mấy ngày đi cầu một lần. Tôi cứ tưởng là càng lâu đi cầu thì càng tiện chứ sao. Vả lại có ai nhắc nhở mình đi vệ sinh đâu. Có ai cho biết là tác hại của việc phân giữ lại trong cơ thể mình đâu. Hồi còn nhỏ cứ dành thời gian ăn và đi rong chơi, còn việc đi vệ sinh và ngũ thì lại không quan tâm mấy! Đến khi lớn lên, đi làm một thời gian mới biết cái chuyện đơn giản này. Phân tích tụ lại trong ruột già gây nhiều tác hại.
Tác hại thứ nhất về mặc cơ học. Hệ tiêu hóa đơn giản giống như 1 cái ống, có chỗ khởi đầu ( miệng ) đến chỗ kết thúc ( đại tràng sigma, trực tràng rồi cuối cùng là hậu môn ), có chỗ kích thước hẹp ( thực quản ) có chỗ kích thước to ( dạ dày ). Cái ống này được thông thương khi chúng ta đi vệ sinh mỗi ngày một lần. Nhưng nếu trễ vài hôm phân ứ ở vùng đại tràng sigma và gây tắc nghẽn. Toàn bộ những phần ở phía trên ( đại tràng ngang, đại tràng lên, ruột non, dạ dày đều bị ảnh hưởng. Phân tích tụ lại, hơi được sinh ra trong quá trình tiêu hóa bị đình trệ gây tình trạng khó chịu. Bệnh nhân bón thường đau lâm râm dọc theo khung đại tràng, có người đau ở vùng đại tràng sigma ( Hố chậu trái ). Bệnh nhân có cảm giác nặng nề, ậm ạch đầy hơi thỉnh thoảng xì hơi.
Tác hại thứ hai là do tình trạng tái hấp thu nước ở ruột già. Các chất độc theo đó thấm hút vào máu gây nhiễm độc cơ thể. Người bị bón thường nhức đầu, mõi mệt, nhăn nhó, ăn uống kém, khó tiêu…Bệnh nhân bón tự nhiễm độc vì lượng phân nằm trong ruột già của mình. Nếu kết hợp bón và động tác rặn lâu ngày còn có thể gây bệnh nứt hậu môn, bệnh trĩ.
Nhiều trẻ hay đau bụng và ba mẹ cháu thường dẩn đi siêu âm! Trẻ bị bón có kết quả siêu âm bình thường hoặc có ứ hơi ở ruột. Ngoài ra không phát hiện được bệnh gì hết. Sau đó lại mua thuốc giảm đau, dạ dày cho trẻ uống. Điều này thật tai hại vì càng làm giảm nhu động ruột và càng làm tình trạng bón nặng hơn.
Xin các bạn lưu ý ở trẻ ( và cả người lớn ) khi hay bị đau bụng lâm râm lâu ngày thì điều đầu tiên là các bạn nhớ đến vấn đề đi vệ sinh. Hãy hỏi trẻ mấy ngày đi cầu một lần. Nếu hơn một ngày phải nhắc trẻ và hướng dẩn cháu đi vệ sinh mỗi ngày, vào giờ cố định thường là buổi sáng.
21 BIỆN PHÁP TẠI NHÀ ĐỂ ĐIỀU TRỊ BÓN GỒM NHỮNG ĐIỂM SAU:
- Thực phẩm ăn mỗi ngày phải có nhiều chất xơ. Những chất xơ có trong các thức ăn như gạo lứt, bánh mì lứt, các loại rau lá xanh ( rau lang, rau muống, đậu bắp..) trái cây ( đu đủ, cam, quýt , trái bơ.. ) các loại đậu ( đậu xanh, đâu đỏ, nành, đậu phọng… ), hạnh nhân, hạt dẻ.. Ăn nhiều chất xơ là thế nào? Các bạn cứ ăn 3 và cơm ( muổng cơm ) thì gắp một ít rau. Như vậy suốt bữa ăn chúng ta đã ăn nhiều rau lắm rồi. Không nên chỉ ăn cơm, cá, thịt đến cuối bữa cơm mới ăn rau, húp canh thì không đũ. Nhiều bệnh nhân lớn tuổi hay bị bón, răng lại rụng gần hết, việc ăn rau rất khó. Trường hợp này các bạn xắt nhỏ các thứ rau, có thể tươi hay đã luộc kèm với các lọai trái cây cho cùng với nước xay ra là đã có một ly chất xơ nhiều chất dinh dưởng.
- clip_image052
- Mỗi ngày uống ít nhất 1,5lít nước ( nước đun sôi để nguội, sữa, nước trái cây xay ). Ngoài việc bù đắp nước đã bị hao hụt do mồ hôi, nước tiểu.. thì nước có tác dụng làm phân mềm ra, giúp bạn dễ đi cầu hơn
- Thường xuyên, mỗi sáng vừa thức giấc nên uống một ly nước khoảng 300 ml ( khoảng một chai nước suối nhỏ ). Sau đó dùng 2 bàn tay úp lại phía bên trái của rốn, xoa tròn từ trên xuống và từ trái qua phải 30 vòng tròn ( xoa dọc khung đại tràng, và theo chiều nhu động của đại tràng, xin các bạn xem hình ). Cuối cùng, dù chưa mắc cầu vẫn phải vào phòng vệ sinh. Trong những ngày đầu có thể chưa đi vệ sinh được, nhưng dần dần mỗi buổi sáng khi các bạn thực hiện những hướng dẩn trên thì việc đi vệ sinh dễ và đều đặn.
Tâm lý thông thường, khi bị bón không để ý đến chế độ ăn uống mỗi ngày mà chỉ nghỉ rằng mình cần phải mua một ít đu đũ hoặc ăn trái thanh long…hoặc chỉ muốn uống vài viên thuốc nhuận trường. Biện pháp như vậy có thể giúp một ít phân đi ra ngoài nhưng chỉ giải quyết tạm thời tình trạng bón. Dùng thuốc nhuận trường lâu ngày làm cơ thể lệ thuộc vào thuốc và tai hại hơn là làm nhu động ruột yếu đi. Chúng ta ai cũng rất thương yêu con của mình, mua thức này thức nọ cho trẻ ăn, khuyến khích chúng ăn. Và xin lưu ý với các bạn, cũng đừng quên nhắc nhở và hướng dẩn cho trẻ đi vệ sinh mỗi ngày một lần.
22 “ HỒI SAU ” CỦA CÂU CHUYỆN ĐI VỆ SINH:
clip_image054
Ngay sau khi đi vệ sinh xong chúng ta phải làm gì? Thì phải làm sạch hậu môn. Tôi xin tạm dừng một chút để nói về ngoại tôi vì câu chuyện ngoại tôi kể có liên hệ đến vấn đề mà chúng ta đang đề cập đến. Hồi bà ngọai tôi còn sống có kể cho anh em tôi nghe nhiều chuyện: chuyện ma, chuyện đời xưa.. nhưng có một câu chuyện mà tôi vẫn còn nhớ. Chuyện về những chú Chà Và ( người Ấn ). Bà nói những chú Chà Và dùng một tay để rửa hậu môn và tay khác để bốc thức ăn. Hồi đó anh em tôi rất ngạc nhiên và đứa nào cũng nói ngộ quá hén. Tôi nghĩ nếu lộn tay thì chắc là ớn lắm. Thói quen làm sạch hậu môn của tôi, anh em tôi, những đứa bạn trong xóm là giấy, đũ lọai giấy chứ không phải là nước. Nhiều khi không có giấy thì tìm một cái lá của cây gì đó chùi hậu môn. Như vậy khi đó tôi tưởng là “ giải pháp tối ưu ” và có ý chê mấy chú Chà Và. Bây giờ mới thấy cách giải quyết của tôi và bạn bè không nên thực hiện vì không hợp vệ sinh một chút nào. Khi chùi bằng giấy thứ nhất là không thể sạch được, phân vẫn còn bám ở các nếp hậu môn. Thứ hai là giấy có thể làm xây xát niêm mạc hậu môn, vốn đã rất mỏng manh. Hai yếu tố chất bẩn còn dính và chỗ trầy nếu có thể gây nên nhiễm khuẩn vùng hậu môn, nứt hậu môn, dễ bị bệnh trĩ và có thể làm trĩ ( nếu đã có ) bị nhiễm trùng. Các bạn nên nhắc trẻ rửa hậu môn bằng nước sạch sau khi đi vệ sinh và không được dùng giấy để chùi.
23 ĐƯỜNG 1 CHIỀU:
clip_image056
Các bạn có thấy những con đường một chiều trong thành phố không. Nếu chúng ta đi ngược chiều là chúng ta đã vi phạm luật giao thông có thể bị các chú công an giao thông nhắc nhở đấy. Ở đây cũng là con đường một chiều. Các bạn có thể đi ngược chiều mà không bị ai phạt. Nhưng có thể ảnh hưởng đến sức khõe của bạn. Tôi muốn nói đến hướng rửa hậu môn. Không nên rửa hậu môn từ phía sau ra trước vì có thể dây phân lên vùng bộ phận sinh dục ở các bé gái và nữ . Do đó các bạn đừng quên hướng dẩn trẻ nên theo “ con đường một chiều ” là sau khi đi vệ sinh phải rửa hậu môn bằng nước sạch và theo chiều từ trước ra phía sau.
24 DÀNH CHO CÁC BẠN BỊ TĂNG HUYẾT ÁP:
clip_image057
Bệnh tăng huyết áp nguyên phát là bệnh hay gặp ở người lớn tuổi.Các bạn biết huyết áp liên hệ đến sức co bóp cơ tim, lượng máu trong lòng mạch và sức cản của hệ động mạch. Ở người già, hệ thống mạch máu không còn mềm dẻo. Chúng trở nên cứng lại do tuổi tác, do những mảng xơ vữa bám trong thành động mạch. Khi đi khám bệnh, các bạn sẽ được bác sĩ kê đơn và hướng dẩn cách sinh hoạt, chế độ ăn uống. Những điểm mà các bác sĩ thường nhắc nhở trong chế độ ăn uống là: Không hút thuốc lá, hạn chế tối đa rượu bia, dùng chất béo có nguồn gốc động vật thật ít, ăn nhiều rau trái cây, không nên ăn mặn….Trước những y lệnh về ăn uống trên, trừ một số ít bệnh nhân không tuân thủ, thì đa số đều theo đúng lời dặn của bác sĩ. Nhưng đến khi tái khám, dù đã uống thuốc theo toa, dù ăn uống như bác sĩ dặn, khi đo huyết áp lại thì số đo huyết áp không giảm mấy hoặc số đo huyết áp còn cao hơn? Hỏi kỹ tôi mới thấy các bạn hiểu nhầm một chút. Tôi thấy cần nhắc nhở các bạn về ý “ không nên ăn mặn ”. Có những bạn hiểu lầm chữ mặn, lạt. Họ nghĩ là không nên ăn mặn là không được ăn thịt cá tôm tép và chỉ ăn rau đậu tương chao! Một số bạn khác thì lại ăn thật nhạt nhưng lại chấm thêm nước mắm, nước tương, chao, muối nhiều lần trong suốt bữa ăn. Một số ít bệnh nhân khác phát biểu: tôi tuân thủ theo lời bác sĩ, ăn không chấm, nhưng lại có…chan! Cuối cùng là kết quả trái với mong muốn. Số đo huyết áp cao hơn lần trước. Xin các bạn lưu ý không ăn mặn là các bạn có thể ăn thịt, cá, tôm, tép, rau, đậu, sữa ít béo, trái cây…, tránh các thức ăn quá mặn, như mắm, khô ( dù các bạn có thêm vào các thức ăn này nhiều đường hoặc nhiều dấm ). Trong khi nấu ăn có thể dùng muối, nước tương, nước mắm nêm vào nhưng phải lạt hơn khi nêm cho gia đình ăn thường ngày VÀ các bạn nhớ trong bữa ăn tuyệt đối không được chấm thêm nước mắm, nước tương, chao, muối.. Chúc các bạn tuân thủ đúng hướng dẩn của bác sĩ về thuốc men, chế độ ăn uống, sinh hoạt để khống chế tốt bệnh tăng huyết áp.
25 CẶP TÁP VÀ TRẺ EM
clip_image059
Có những hình ảnh rất dễ thương. Một trong số đó là cảnh các cháu tiểu học đi đến trường vào buổi sáng. Với chiếc cặp đựng tập vở bên mình, có cháu thì xách, có cháu đeo cặp sau lưng. Các cháu mặc đồng phục và màu sắc hình dạng những chiếc cặp khác nhau là những nét chấm phá làm khung cảnh buổi sáng càng sinh động. Trong bức tranh đi đến trường, có hai hình ảnh đối nghịch. Những đứa trẻ đeo chiếc cặp sau lưng, trọng lượng cặp vừa phải, cặp được cân đối ở giữa lưng. Các em khác xách cặp quá nặng ở một tay. Thường trẻ xách cặp bên tay phải, đầu chúng phải nghiêng về bên trái để cân bằng. Cột sống ở đoạn thắt lưng sẽ cong về bên phải, cột sống cổ và đoạn đầu của cột sống ngực vẹo sang trái. Lâu ngày cột sống thành tật. Đây là một thói quen xấu cần phải lưu ý. Các bạn nên nhắc trẻ chỉ cho vào cặp những sách vở cần thiết trong buổi học. Và nên cho trẻ đeo cặp ngay ngắn sau lưng thì tốt hơn.
26 LỢI ÍCH CỦA VIỆC NHAI NHUYỂN
clip_image061
Có người ăn cơm rất nhanh. Ăn qua loa, tới bữa thì ăn cho xong, còn làm việc khác nữa. Ăn vội vàng, húp chén canh, lua vài cái là xong. Ăn mà cũng lâu. Thưa các bạn đó là một quan niệm. Và có những quan niệm khác nữa. Khoa Yoga cho rằng trong thức ăn ( thịt, cá, rau, đậu, trái cây… ) có chứa Prana, một loại năng lượng tối cần cho mọi sinh vật. Loại năng lượng này nằm trong các tế bào thực và động vật. Chúng ta cần phải nhai nhuyển thức ăn để tách rời Prana khỏi thức ăn và cơ thể chúng ta mới hấp thu tốt được. Trong Đông y xem nước miếng là thứ tiên dược có sẵn trong cơ thể con người. Đông y cũng khuyến khích nhai mỗi miếng cơm 100 lần cho thức ăn biến thành một loài cháo nhuyển. Và một trong các động tác dưỡng sinh là súc miệng hoặc đưa lưởi lên chân răng hàm trên để nước miếng tiết ra nhiều hơn và có thể thấm nhuần ngũ tạng. Nhai kỹ theo phương pháp Oshawa còn giúp chúng ta điềm tĩnh hơn
Phần chúng ta chỉ chấp nhận quan niệm nào đưa đến sức khõe và hạnh phúc. Xin các bạn chú ý quá trình tiêu hóa thức ăn ở miệng. Thức ăn khi được đưa vào đoạn đầu của ống tiêu hóa ( miệng ), thì răng phải nhai. Động tác nhai làm thức ăn bị xé, cắn thành những phần nhỏ. Động tác nhai kích thích các tuyến nước bọt tiết ra. Đồng thời lưởi cùng “ hợp đồng tác chiến ” đưa qua đánh lại để trộn, giúp thức ăn được thấm nước miếng cho đều. Trong nước miếng chúng ta có chứa một loại men tiêu hóa có tên là Amylase. Loại men này biến đổi các tinh bột chín ( cơm, bắp, bánh mì, mì sợi… ) thành ra một chất khác gọi là maltose. Maltose có vị ngọt. Có lẽ đó cũng là một lý do mà trẻ nhỏ ăn cơm cứ ngậm, trong khi cha mẹ thì nóng lòng muốn con mình nuốt cho nhanh! Nước miếng làm ẩm thức ăn và biến thức ăn thành dạng hình cầu. nước miếng giúp thực quản ẩm để động tác nuốt dễ dàng. Các bạn thấy nếu chúng ta nhai thức ăn qua loa thì sự tiêu hóa ở miệng còn khiếm khuyết. Triệu chứng ậm ạch ở dạ dày cũng do nguyên nhân nhai không nhuyển làm tinh bột chín ( gạo, bánh mì..) chưa được tiêu hóa tốt ở giai đoạn miệng.. Khi nhai kỹ chúng ta sẽ thấy thức ăn ngon hơn. Nhai kỹ còn là một động tác tập các cơ bắp ở mặt, giúp cơ mặt săn chắc Như vậy giữa 2 cách ăn: nhai qua loa cho nhanh và nhai thức ăn kỹ để quá trình tiêu hóa ở miệng được hoàn hão, các bạn và tôi đã cùng thống nhất các ăn nào rồi phải không?
27 HẠ NGAY CƠN SỐT :
clip_image063
Con trẻ của chúng ta thường bị sốt. Đó là triệu chứng hay gặp của các bệnh viêm họng, nhiểm siêu vi đường hô hấp trên, viêm phế quản, rối loạn tiêu hóa, thời tiết thay đổi…Trẻ sốt và cha mẹ chúng thì lo lắng nhiều hơn. Từ triệu chứng sốt còn làm trẻ bức rứt, hay gây, không đổ mồ hôi được dù đã uống thuốc hạ nhiệt. Nhiều khi uống hai, ba ngày thuốc mà cơn sốt vẫn còn. Cha mẹ càng nóng ruột hơn nữa. Các bạn có thể hạ nhiệt cho trẻ bằng một cây kim châm cứu đã hấp sạch và sát khuẩn bằng cồn. Vị trí châm ngay trên cột sống, giữa những mỏm gai ( những chỗ lõm trên cột sống ) và hai bên cột sống ( đường cách đốt sống bằng bề ngang ngón tay, vị trí mà các bạn thường hay cạo gió cho bé ). Các bạn chỉ cần châm sâu khoảng 1mm ( bằng phân nửa chiều dài hột đậu xanh ). Tuyệt đối không được châm sâu hơn vì bên dưới là tủy sống. Để châm đúng độ sâu, dùng hai ngón tay cái và trỏ cầm ở cách đầu kim1mm. Đầu tiên sát khuẩn dọc cột sống bằng cách thoa cồn ( nơi định châm ). Dùng 2 ngón tay cái và trỏ của tay trái căng da vùng châm, hai ngón tay cái và trỏ phải cầm kim châm mạnh đúng độ sâu rồi rút kim nhanh. Sau đó dùng hai ngón trỏ tay trái dồn da và nặn mạnh. Châm từ trên cột sống ngực đến xuống dưới vùng cột sống thắt lưng, châm cột sống rồi đến hai bên. Kinh nghiệm cho thấy khi châm trẻ càng khóc to, càng đổ mồ hôi nhiều thì càng mau hết sốt. Nhiều khi châm xong trẻ hạ nhiệt rõ rệt. Hôm sau khi đến tái khám, thì ba mẹ thiết tha đòi châm tiếp, còn trẻ chưa vào phòng khám đã khóc to lên !
28 ỚN CỘT SỐNG, OẢI NGƯỜI:
clip_image065
Thời tiết sắp mưa, trời u ám. Lúc đó các bạn thường thấy đau nhức, mỏi cơ thể không. Cột sống có cảm giác ớn ớn thế nào. Nóng cũng chưa phải mà lạnh thì không hẵn lạnh. Phải uống thuốc gì đây? Uống giảm đau hạ nhiệt như Paracetamol cũng không khỏi, và càng làm đổ mồ hôi khó chịu thêm. Cũng không có lý do gì để uống kháng sinh. Có một biện pháp giải quyết nhanh tình trạng rắc rối trên. Các bạn cũng dùng kim châm cứu châm lên những vị trí trên ( vị trí châm hạ sốt cho trẻ, vị trí mà các bạn thường cạo gió, cột sống và hai bên ). Trong đông y trùng với Đốc mạch và Bàng quang kinh. Còn Tây y đó là vị trí xuất phát của rể thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Dù có giải thích sao đi nữa hoặc là điều hòa Âm dương, hoặc điều chỉnh lại những rắc rối của thần kinh thực vật, nhưng kết quả mang lại mới là quan trọng. Sau những lần châm như vậy, bệnh nhân khi có những triệu chứng nhức mình, ớn lạnh lúc thời tiết thay đổi cứ đến phòng khám bệnh và đề nghị được châm.
29 HUYỆT LINH ĐẠO:
clip_image067
Tôi gặp một trường hợp đau thắt ngực của một bệnh nhân cùi ở bệnh viện Bến sắn. Bệnh nhân này khoảng sáu mươi tuổi là một người cùng quê nội của tôi. Ông bị Hansen và căn bệnh đi kèm là tăng huyết áp và thiếu máu cơ tim. Thỉnh thoảng ông lên cơn đau thắt ngực. Đau dữ dội ở trước ngực trái. Hôm đó bệnh nhân đang ăn, đột ngột hai tay ôm lấy ngực, gương mặt nhăn lại. Cơn đau làm bệnh nhân buông muổng, ngừng ăn. Tôi dùng kim châm cứu châm vào một điểm ở mặt trong cẳng tay, gần cổ tay về phía ngón út ( huyệt Linh đạo: trên lằn chỉ cổ tay 1,5 thốn, thuộc tâm kinh ). Châm sâu khoảng 3mm, vê nhẹ một cái. Tôi hỏi bác có thấy tê không ? Ông vô cùng mừng rở : Tôi hết đau ngực rồi. Hơn hai mươi năm đã qua, kinh nghiệm về châm huyệt Linh đạo cắt cơn đau thắt ngực khiến tôi không thể nào quên được
30 MẤT NGŨ:
clip_image069
Thỉnh thoảng trong đời sống chúng ta bị mất ngũ đôi ngày. Đó là chuyện bình thường. Có thể do thời tiết nóng quá, hoặc có một việc gì phải ưu tư lo nghĩ.. Nhưng nếu mất ngũ kéo dài hoặc xảy ra thường xuyên hơn thì lại là vấn đề khác. Các bạn đã biết chúng ta đã tốn gần 1/3 thời gian trong cuộc đời để dành cho việc ngũ. Hồi còn nhỏ tôi nghĩ nếu ban ngày dài ra thì có lẽ các bạn nhỏ và tôi sẽ có nhiều thời gian hơn để đi chơi hơn. Cho nên lúc nhỏ mỗi lần lên giường ngũ là mỗi lần tôi luôn bị ba má rầy la và thậm chí có lúc còn ăn roi nữa là khác. Lúc đó tôi chưa biết giấc ngũ rất cần thiết. Giấc ngũ như 1 cái van để xả bớt một bong bóng đã quá căng. Giấc ngũ là một sự nghỉ ngơi, hồi phục. Người mất ngũ lúc đầu hay cáu gắt, căng thẳng. Một thời gian sau tánh tình thờ ơ và có thể đi đến tình trạng rối loạn tâm thần. Nhiều nghiên cứu thấy rằng khi mất ngũ lâu ngày thì sức đề kháng của cơ thể giảm sút. Mất ngũ hay gặp ở người lớn tuổi. Lúc đó tuyến tùng tiết ra Melatonin kém, đồng hồ sinh học trong cơ thể rối loạn. Để dễ ngũ và có một giấc ngũ ngon xin các bạn chú ý những điểm sau:
- Nên tập có thời biểu ngũ thức đúng giờ. Bạn nên ngũ đúng vào giờ nào đó và nên thức dậy vào giờ cố định. Như vậy có thể tạo cho não một thói quen
- Tập thể dục mỗi ngày khoảng ba mươi phút. Thể dục làm các cơ bắp hoạt động, đổ mồ hôi và giúp các bạn ngũ ngon
- Mỗi ngày nên tiếp xúc với ánh sáng chói, hoặc ánh sáng mặt trời ba mươi phút. Sự tiếp xúc này, ngay lúc đó sẽ làm tuyến tùng ức chế tiết ra Melatonin. Nhưng khi đêm về, tuyến tùng tiết Melatonin nhiều hơn và giúp bạn dễ ngũ và ngũ say.
- Không nên uống trà, cà phê cách lúc ngũ bốn giờ. Trà, cà phê kích thích tim mạch đập nhanh hơn, người uống có cảm giác hưng phấn nên khó ngũ
- Nhiều người uống rượu, bia trước ngũ vì sau khi uống rất dễ ngũ. Nhưng thường nửa đêm hay thức giấc và khó ngũ lại. Và nếu cứ áp dụng biện pháp nhờ thần ma men giúp sức thì một lúc nào đó bạn sẽ ghiền rượu, bia mất.
- Trước ngũ khoảng ba giờ ( khoảng sau khi ăn cơm chiều ) thì các bạn nên thư giản: đọc báo, nghe nhạc nhẹ, không nên làm việc trí óc, tranh cải, lo nghĩ, có thể ngồi buông lỏng cơ bắp, tinh thần thì tối khó lòng mà mất ngũ được
- Một cuộc sống nghề nghiệp ổn định, cường độ làm việc vừa phải. Nhìn đời bằng đôi mắt lạc quan, yêu đời. Gia đình yên ổn. Không uống rượu, bia, thuốc lá và chất kích thích, gây nghiện Thức ăn thiên nhiên dễ tiêu thì giấc ngũ sẽ dễ và thanh bình
- Nhiều người mất ngũ sau một thời gian thay đổi nơi sinh hoạt đã ngũ trở lại tốt. Có thể đi về miền quê mươi bữa, ban ngày hoạt động chân tay, tắm sông rạch, hít thở không khí trong lành, ăn những bữa cơm đạm bạc. Vậy mà tối đặt lưng xuống giường là ngũ thẳng một giấc đến sáng. Hoặc là du lịch ở vùng biển, cao nguyên cũng có kết quả tương tự.
- Môi trường ngũ: không được để đèn sáng, phòng ngũ yên lặng, nhiệt độ mát dễ chịu.
- Gối nệm cũng góp phần cho một giấc ngũ ngon: Nệm không mềm hay cứng quá. Gối thấp để cột sống cổ và cột sống ngực phải thẳng
- Không khí trong phòng ngũ: không có gió lùa nhưng phải thông thoáng
- Tắm nước ấm trước ngũ: Các bạn có thể nấu 1,5 lít nước sôi. Sau đó pha thêm nước có nhiệt độ ấm vừa tắm ( 33 đển 36 độ C ). Nếu nhà bạn có máy nước nóng thì càng tiện hơn. Vặn nút điều chỉnh để nước có độ nóng như trên. Bạn tắm từ cổ xuống chân. Không được tiếp xúc nước ấm lên đầu mặt. Thời gian tắm khoảng 15 phút. Cuối buổi tắm lau khô rồi lên giường.
- Uống mật ong trước ngũ: Buổi tối trước khi ngũ các bạn có thể uống 1,5 muổng canh mật ong. Giấc ngũ sẽ đến rất mau và ngon
- Ngâm chân nước nóng khoảng mười lăm phút.
31 MỘT LẦN NGŨ BÊN CHẬU HOA NGUYỆT QUẾ:
clip_image071
Tôi có kinh nghiệm về một giấc ngũ thật ngon, đã nhiều năm mà bây giờ vẫn nhớ. Gần tết tôi mua được một chậu hoa nguyệt quế cao gần một mét. Đem về mang lên gác đặt bên ngoài tường, cạnh cửa sổ bên trong là phòng ngũ. Gió đưa hương nguyệt quế qua cửa sổ vào phòng. Những đêm đó dù thức giấc vài lần, rồi ngũ lại trong mùi hoa nguyệt quế sực nức. Hương thơm bay vào mũi, tiếp xúc với niêm mạc mũi đi vào tận buồng phổi tạo một cảm giác thoải mái làm sao. Thật không bao giờ tôi quên được giấc ngũ bên cây nguyệt quế trổ đầy hoa. Sau này, không biết chăm sóc cây, hoa nguyệt quế không còn, tôi mua lọ tinh dầu của Pháp chỉ 10ml ( dung tích bằng hai muổng cà phê ) gần hai trăm ngàn đồng. Thỉnh thoảng mỗi lần ngũ cho một ít dưới gối nhưng vẫn không tạo được một giấc ngũ thật ngon như lần nào ngũ bên cây nguyệt quế.
32 LÀM GÌ SAU ĂN?
Sau khi ăn ai cũng có thói quen tốt là đánh răng. Động tác này lấy đi những mảnh nhỏ thức ăn như rau, thịt, cá dính ở kẻ răng ngừa hư răng và tránh hôi miệng. Tuy nhiên vùng họng vẫn chưa được quan tâm đến. Các bạn nên dùng biện pháp Khò họng để làm sạch ở họng. Đoan chắc với bạn rằng ngoài vấn đề vệ sinh ra, còn giúp đem lại cảm giác rất dễ chịu. Nếu các bạn thực hiện một lần thì tôi tin rằng các bạn không thể nào quên được động tác Khò họng sau khi ăn.
33 BỆNH GÌ ĐÂY?:
clip_image073
Tôi không bao giờ thấy người lớn tuổi đến khám bệnh này. Thường bệnh nhân đến khám từ hai mươi đến khoảng ba mươi tuổi , gặp ở nữ nhiều hơn. Điều này chưa biết lý giải ra sao. Bệnh nhân đến với vẽ mặt hơi căng thẳng, than phiền nặng ngực khó thở. Không sốt, không ho, không tiêu chảy, không đau bụng. Điều trị nhiều nơi không hết. Bệnh nhân vừa khai bệnh vừa có vẽ lo lắng. Lúc đầu gặp bệnh nhân có loại bệnh này tôi cố gắng khám cho ra. Tôi hỏi nghề nghiệp, thói quen ăn ngũ, đi vệ sinh, có tập thể dục không, có việc gì phải bận tâm suy nghĩ không. Tất cả đều không có gì đặc biệt. Cho bệnh nhân đi xét nghiệm công thức máu xem có thiếu máu không, đường, cholesterol và triglycerid trong máu, đi siêu âm để kiểm tra các tạng gan, lách thận, chụp X quang phổi, chụp X quang các xoang mặt. Và cuối cùng tất cả đều bình thường. Khám lại trên bệnh nhân tôi không tìm thấy bất thường ở tim, phổi, ấn bụng mềm và không đau. Tất cả đếu bình thường??? Tôi chẩn đoán là suy nhược cơ thể, dặn bệnh nhân ăn uống, ngũ nghỉ đúng và cho một vài loại thuốc bổ, an thần nhẹ. Mười hôm sau, bệnh nhân này đến và tình trạng vẫn không cải thiện. Gặp vài trường hợp giống như vậy và tôi thất bại trong điều trị. Thật là buồn. Về nhà thỉnh thoảng tôi lại nhớ đến những trường hợp bệnh như trên và cố tìm cho ra nguyên nhân. Tôi nghĩ rằng mọi bệnh lý đều có nguyên nhân. Không bệnh nào tự nhiên mà có. Một lần, tôi vừa hỏi bệnh vừa quan sát bệnh nhân. Cuối cùng phát hiện ra một điểm bất thường. Thỉnh thoảng bệnh nhân hít vào không chủ ý, lồng ngực nâng lên. Quan sát thêm một lúc lại thấy bệnh nhân tiếp tục “ điệp khúc ” này!? Thì ra trong khi nói chuyện bệnh nhân đã có lúc “ quên thở ”. Cơ thể thiếu dưỡng khí và phải tự động hít vào, mà chủ nhân ( người bệnh ) không biết! Đơn thuốc mà tôi kê cho bệnh nhân là:
1- Người bệnh nên lưu ý không được nín hơi trong khi sinh hoạt ( trong khi ăn, nói chuyện, tập trung vào việc gì, chú ý người nào hay việc gì.. ). Thói quen xấu nín hơi giống như thỉnh thoảng các bạn tự bịt mũi mình không cho cơ thể hít vào dưởng khí vào và cứ để thán khí chất độc lưu giữ lại trong cơ thể.
2- Mỗi ngày người bệnh tập hít thở. Chọn chỗ không khí trong sạch. Đứng thẳng buông thỏng hai tay trước đùi và bắt chéo hai tay đồng thời thở ra ( khi thở ra bằng cả mũi và miệng, và phải thở sạch hơi từ phổi, không được để khí ứ đọng ở dạ dày, thực quản, họng miệng . Cuối thì thở ra bụng hơi thóp lại một chút, đầu hơi cúi về phía trước ). Sau đó từ từ hít vào bằng mũi hai tay dang ra hai bên rồi đưa thẳng song song với nhau ở hai bên đầu. Đấy là một hơi thở. Lập lại như vậy khoảng mười lăm hơi thở. Mỗi ngày thở ba lần ( sáng , trưa, tối )
3- Bệnh nhân nào chưa cảm thấy hài lòng, tôi ghi thêm một loại thuốc bổ.
Sau mười ngày bệnh nhân đến tái khám với nét mặt vui mừng, những triệu chứng nặng ngực khó thở không còn nữa! Không còn tình trạng hít mạnh vào không tự chủ nữa. Các bạn thân mến, dưỡng khí là một yếu tố tối cần cho đời sống. Cơ quan hô hấp gồm mũi, khí quản, phế quản, phế nang.. có nhiệm vụ tiếp thu dưởng khí và thở ra những chất cặn bả. Hãy biết rằng ta đang có hệ hô hấp, giống như ta đang có một bộ máy. Muốn bộ máy này hoạt động tốt, thỉnh thoảng các bạn ra lệnh nhẹ nhàng cho chúng phải hít thở êm ái, đều đặn. Đúng nghĩa hơn là chỉ cần nhớ đến chúng và việc làm của chúng. Thói quen này nếu thường xuyên áp dụng, các bạn sẽ phát hiện ngay lúc hệ hô hấp “ quên thở ”. Và lúc đó các bạn chỉ cần buông lỏng toàn bộ cơ thể thì ngay tức khắc hệ hô hấp sẽ thở ra và tiếp tục công việc của chúng. Dần dần thì hệ hô hấp tự động làm tròn nhiệm vụ của mình.
34 UỐNG BIA VÀ HUYẾT ÁP
clip_image075
Hầu hết những bệnh nhân nam tuổi từ ba mươi đến bốn mươi tuổi khi đến khám bệnh phát hiện có chỉ số huyết áp cao ( > 140/90mmHg ) đều có một nguyên nhân. Như các bạn đã biết huyết áp động mạch của một người phần lớn tùy vào sức co bóp của cơ tim, lượng máu trong lòng mạch máu và sức cản trở của thành mạch. Khi người bệnh uống bia lâu ngày có hai chuyện xảy ra là tăng sức co bóp của cơ tim, và tăng dung tích máu trong hệ thống mạch. Do đó huyết áp một người uống bia thường có khuynh hướng cao. Và các bạn đã biết nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp của nam giới từ ba mươi đến bốn mươi tuổi thường là gì rồi phải không. Vậy nếu bạn là một đệ tử của bia thì nên kiểm tra huyết áp ngay để phát hiện bệnh tăng huyết áp sớm và điều trị kịp thời. Ngoài bệnh cao huyết áp, người thường xuyên uống bia cũng nên đi khám bệnh, kiểm tra các xét nghiệm về đường máu, lipid máu ( Cholesterol và Triglycerid ), men gan và đừng quên xét nghiệm acid Uric trong máu để phát hiện một loại bệnh khớp hay gặp ở những người uống bia, rượu là bệnh Gout.
35 ĂN MẶN GIỮ MUỐI NƯỚC GÂY PHÙ, CAO HUYẾT ÁP
clip_image077
Tất cả món dưa, cải được ngâm trong môi trường nước muối đều cứng lại. Đó là một thực tế hiển nhiên. Giống như vậy, nếu các bạn có thói quen ăn mặn, hay chấm thêm các loại nước chấm thì máu chúng ta có độ mặn cao ( nồng độ Na trong máu cao ). Lâu ngày thành mạch máu bị cứng lại. Mạch máu không còn giãn ra và co lại tốt nữa. Điều này làm tim phải đập mạnh hơn để đũ đưa máu đến nuôi được cơ thể. Thêm vào đó là sức cản ngoại biên tăng lên do hệ thống mạch máu bị cứng lại. Từ đó huyết áp tăng lên. Vì thế các bạn nên thay đổi thói quen ăn uống. Thức ăn nấu ( chiên, xào, luộc, kho… ) nên nêm lạt, và khi ăn cố gắng không chấm hoặc chấm rất ít. Nhiều người khi được bác sĩ khuyên không nên ăn mặn thì hiểu lầm và cho bác sĩ biết tôi ăn chay nhiều năm rồi. Nhưng xin các bạn nhớ cho “ không ăn mặn ” là có thể ăn thịt, cá, tôm, tép, sò, mực…nhưng khi nấu ăn nên nêm ( có thể dùng nước mắm, muối, nước tương… ) lạt và khi ăn thì không được chấm thêm nước mắm, muối, nước tương…Chế độ ăn lạt sẽ giúp hệ thống mạch máu của các bạn chậm lão hóa, giúp sự mềm dẽo, co giãn tốt trong thời gian dài hơn, và huyết áp của bạn ít nguy cơ bị cao.
36 CHỮA BÊNH BẰNG MÁY SẤY TÓC:
Thông thường khi nghe nói chữa bệnh bằng day ấn huyệt, bằng kim thì không ai ngạc nhiên. Vì kinh huyệt và châm cứu là một phần của nền y học Trung Quốc có từ xưa. Châm cứu là dùng kim và điếu ngải cứu tác động lên mười hai chính kinh và hai mạch lớn ( Đốc mạch và Nhâm mạch ). Châm cứu đã theo người Trung Hoa sang nước ta và đã được áp dụng ở Việt Nam từ lâu. Nhưng khi nghe máy sấy tóc, một dụng cụ làm đẹp, nay dùng để chữa bệnh chắc nhiều bạn cảm thấy ngạc nhiên. Những trường hợp bệnh sau đây dùng máy sấy tóc để chữa, có kết quả tốt, nhiều khi thật kỳ diệu.
clip_image079
37 LẠNH GIỮA ĐÊM:
clip_image081
Nhiều người hay bị “ phát lãnh ” đột ngột nhất là vào ban đêm. Bệnh nhân cảm thấy lạnh từ trong xương. Đang ngũ giật mình thức giấc lạnh run. Thỉnh thoảng cứ gặp tình huống này. Điển hình là người bạn đời của tôi khoảng mười năm về trước. Nhiều khi đi về quê chơi, nửa đêm đang ngũ, tôi giật mình thức dậy vì bà xã đột nhiên “ đánh bò cạp” rên hừ hừ. Cả nhà phải thức, ba tôi chụm củi lên để cho con dâu ngồi gần bếp hơ tay chân cho ấm. Ở thành phố thì tiện lợi hơn. Các bạn chỉ việc cắm dây của máy sấy tóc vào ổ điện là đã có một dụng cụ chữa bệnh hiệu quả. Các bạn có thể nhờ người khác hoặc tự mình hơ máy sấy tóc dọc cột sống từ trên xuống dưới ( từ đốt sống ngực thứ nhất đến cột sống vùng cùng cụt, hay từ huyệt Đại chùy đến huyệt Trường cường ). Hơ nóng như vậy khoảng mười phút là các bạn đũ ấm người lên ngay. Có thể hơ nóng thêm vào tay và chân. Sau những lần giải quyết có tính cách “ cấp cứu ” các bạn nên đi khám bệnh để tìm nguyên nhân của tình trạng “ phát lãnh ” để chữa tận gốc.
38 CẮT CƠN SỔ MŨI:
clip_image083
Sổ mũi là một triệu chứng hay gặp khi các bạn bị cảm cúm, viêm họng, sổ mũi do thời tiết, do dị ứng. Sổ mũi hay nghẹt mũi là do tình trạng niêm mạc mũi ( lớp da mỏng lót bên trong mũi ) bị viêm. Các mao mạch ( mạch máu nhỏ ) ở vùng mũi bị sưng, đỏ. Máu bị ứ lại, có thể gây nghẹt mũi hoặc sổ mũi. Có người bị sổ mũi ít thôi. Nhưng cũng có người chảy mũi không cầm được, chùi xong nước mũi cứ chảy tiếp tục. Nếu cúi đầu xuống thì nước mũi chảy không dứt. Mũi có thể chảy ra phía trước hay chảy xuống họng. Các bạn muốn dừng ngay cơn chảy mũi không? Hãy dùng máy sấy tóc để ở một khoảng cách thích hợp ( nóng vừa phải ) và cho hơi nóng trực tiếp đến 2 lổ mũi. Tình trạng sổ mũi tạm thời dừng lại ngay. Nếu sổ mũi tái phát các bạn có thể hơ nóng tiếp tục
39 TÊ BÀN TAY:
clip_image085
Đây là triệu chứng của nhiều bệnh: Suy nhược cơ thể, huyết áp thấp, hội chứng Raynaud ( co động mạch đầu chi ), hội chứng ống cổ tay, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid…Đồng thời cùng với việc điều trị đặc hiệu của từng bệnh, các bạn có thể dùng máy sấy tóc hơ nóng hai bàn tay và hai bàn chân mục đích để giãn mạch máu, tăng tuần hoàn đến đầu các chi. Triệu chứng tê tay cải thiện nhanh.
40 HỆ VẬN ĐỘNG VÀ BỆNH TƯ THẾ
clip_image087clip_image089
Các bạn hãy nhìn xem hình vẽ về hệ thống cơ xương. Cơ thể chúng ta gốm khoảng sáu trăm cơ, các cơ này nối với chừng hai trăm lẻ sáu xương. Khi các bạn đứng thẳng, các cơ đuợc đối xứng ở hai bên. Ở vị trí này các cơ bắp hầu như được thư giản, các dây thần kinh, mạch máu không bị chèn ép. Tuy nhiên khi chúng ta đứng, ngồi, nằm, sinh hoạt sai tư thế, các cơ, dây chằng, xương, khớp ( toàn bộ hệ vận động ) đều bị ảnh hưởng. có nhóm cơ bị chùn lại, nhóm cơ bên đối diện căng ra, các thành phần khác như mạch máu, dây chằng, thần kinh bị căng, chèn ép. Tình trạng này gây ra một nhóm bệnh đặc biệt, bệnh do tư thế. Ở nhóm bệnh gây ra do tư thế sai, các bạn sẽ thấy rất nhiều trường hợp, xảy ra cho rất nhiều người ở nhiều ngành nghề khác nhau. Người thì bị tê ở vai, mõi cổ, đau sau gáy, đau nửa thân trên ở phía sau, mỏi gối, đau cổ chân, đau cơ cẳng chân ( bắp chuối ), đau dọc từ thắt lưng xuống gót chân:
- Đau sau gáy, mõi cơ cạnh cột sống cổ: ở người nằm gối quá cao
- Tê cổ tay bàn tay: do bàn tay và cẳng tay gập góc khi đánh máy hoặc khi cầm chuột vi tính không đúng
- Đau hông phải: do có thói quen đứng làm việc đặt phần lớn trọng lượng cơ thể lên chân phải, thợ tiện
- Mõi gáy, đau gáy: do gập hay ưởn cổ trong khi làm việc, đọc sách, xử dụng vi tính
- Đau vùng thắt lưng: xảy ra trên nhiều đối tượng: người làm việc văn phòng, học sinh, sinh viên…có thói quen ngồi gập người ra phía trước
- Đau nhức mõi chân: ở người đứng tại chỗ lâu như bảo vệ, nha sĩ, chiên bánh tiêu, bán hủ tiếu..
- Mõi vai và cánh tay phải: do xử dụng chuột không đúng cách.
- Mõi, đau cổ tay: ở người thường xuyên bế trẻ, người tiếp xúc với máy vi tính thường xuyên
- Đau khuỷu tay: ở người chơi tenis, người xử dụng búa, thợ máy hay dùng mỏ lết siết bù lon.
- Tê, đau đầu gối, cổ chân, bàn chân, cơ cẳng chân ở những người ngồi xếp bằng lâu ngày: chơi bài, ngồi thiền chưa quen
- Đau thắt lưng: ở người thợ sửa xe, người làm giày
Thưa các bạn đó là những ví dụ về những ngành nghề dễ đưa đến các tư thế sai gây đau nhức, tê, mõi. Những khó chịu này có thể âm ỉ đến đau dữ dội khiến bệnh nhân vừa đau rồi tưởng tượng đến các bệnh nặng, khó chữa rồi lo sợ…
Tất cả những chứng đau, nhức, tê, mõi nói trên không những chỉ xử dụng thuốc để giảm cơn đau cấp thời mà quan trọng nhất, là phải chú ý đến căn nguyên của bệnh. Đó là thói quen, nghề nghiệp, công việc thường ngày. Và hầu hết các trường hợp đau cơ, xương, dây chằng, khớp đều bắt nguồn từ tư thế sai. Giải quyết tư thế sai sẽ chữa hết chứng đau mà các bạn đang gặp và phòng ngừa được nhiều chứng đau cơ, xương, khớp, dây chằng, thần kinh… Nhưng thế nào là tư thế đúng???
41 TƯ THẾ NGỒI ĐÚNG?
clip_image091clip_image093
Các bạn nên áp dụng những nguyên tắc sau đây để giữ cho tư thế ngồi đúng:
1. Đầu thẳng, đầu phải ở giữa hai vai.
2. Cằm thụt nhẹ vào.
3. Cột sống ngực, cổ, thắt lưng phải thẳng hàng
4. Hai vai ngang nhau, không được nâng vai lên, hai vai phải thư giản nhưng không xệ
5. Phân bố trọng lương cơ thể đều trên hai mông.
6. Hai mào xương chậu phải ngang nhau
7. Không được bắt chéo chân
8. Không được gát chân.
9. Đùi nên song song với mặt đất
10. Để hai bàn chân ra trước và sát đất, hai bàn chân song song với nhau
11. Tuy cố gắng ngồi với tư thế đúng nhưng không nên ngồi quá lâu
Có nhiều cách ngồi, ngồi xếp bằng dưới đất ( bán già, kiết già ), ngồi kiểu Nhật như hình minh họa ở mục “ Khí công ”, ngồi trên ghế. Nhưng các bạn nên chú ý đến ngồi sau cho cột sống cổ, ngực, thắt lưng phải thẳng hàng, các cơ bắp, dây chằng được thư giản, mạch máu và các dây thần kinh không bị chèn ép thì mới hợp với tình trạng sinh lý tự nhiên
42 THẾ NÀO LÀ TƯ THẾ ĐỨNG ĐÚNG:
Các bạn chú ý những điểm sau khi đứng Các bạn hãy nhìn hình vẽ tư thế đứng đúng và để ý các điểm sau:
- Đầu thẳng như được treo lên bằng một sợi dây và đầu phải ở giữa hai vai
- Mắt nhìn ngang
- Cằm thụt vào trong
- Cột sống cổ và cột sống ngực thẳng hàng
- Hai vai có độ cao ngang nhau ( không bên nào cao hay thấp )
- Hai mào xương chậu có độ cao bằng nhau
- Hai gối thẳng
- Trọng lượng cơ thể phải phân bố đều giữa hai bàn chân
Khi các bạn đứng trong tư thế này các cơ và dây chằng sẽ ở trong trạng thái thư giản, cân bằng, không co, không căng. Do đó tránh được tình trạng đau nhức các cơ bắp, chèn ép thần kinh, mạch máu. Đây là tư thế đứng lý tưởng cần được áp dụng
clip_image095
43 BỆNH THOÁI HÓA KHỚP:
clip_image097
Thoái hóa khớp là một loại bệnh khớp hay gặp, chiếm tỷ lệ 80% các bệnh khớp ở người trên năm mươi tuổi. Trong bệnh thoái hóa khớp, sụn bọc ở các đầu xương bị mòn, rách. Từ đó dẩn đến những tổn thương khác như hẹp khe khớp, tổn thương xương như mọc các gai xương, đậm đặc phần xương sát sụn. Bệnh nhân có cảm giác đau và cứng khớp, nhất là buổi sáng sau khi thức dậy hoặc đau tăng lên khi thời tiết lạnh. Nhiều người hay bị tình trạng các khớp ngón tay co cứng lại, phải dùng bàn tay kia bẻ nhẹ ra thì mới ngay lại được! Khi vận động các khớp bị thoái hóa còn nghe được tiếng răng rắc, lạo xạo trong khớp ! Hiện giờ y học vẫn chưa có cách giải quyết triệt để được bênh thoái hóa khớp. Để giảm đau, thày thuốc hay dùng loại thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol, thuốc kháng viêm non-steroid. Tác dụng phụ của thuốc thường ảnh hưởng đến dạ dày. Bệnh nhân cồn cào, đau dạ dày, nhiều trường hợp nặng có thể gây xuất huyết. Thuốc kháng viêm còn giữ nước và có thể làm chỉ số huyết áp ở người có bênh cao huyết áp càng cao hơn. Ngoài ra còn có loại thuốc xem như có tác dụng “ bổ khớp ” như vitamin E, Omega3, sụn cá mập, glucosamin, chondroitin…Bên cạnh sự điều trị bằng thuốc, tôi xin được giới thiệu một phương pháp không những làm giảm đau mà còn tăng sự tuần hoàn, nuôi dưỡng vùng khớp bệnh mang lại sự dễ chịu cho bệnh nhân mà không có tác dụng phụ. Đó là dùng máy sấy tóc hơ nóng lên khớp mỗi ngày hai lần, mỗi lần năm đến mười phút. Kế đến là xoa bóp,day ấn vùng khớp bệnh mười lăm phút nữa. Các bạn có thể phối hợp với việc bôi các pomade kháng viêm, giảm đau như Salicyl Pomade, Salonpas gel, Diclofenac gel…
44 “ TRÚNG MƯA” :
clip_image099
Hồi nhỏ tôi hay nghe người lớn nói bị “ Trúng mưa ”. Đi mắc mưa về cảm sổ mũi, nhức đầu, đau mình mẩy, sốt. Thường là những người có tuổi bị “ Trúng mưa ”. Lúc đó tôi nghĩ mưa mà cũng Trúng. Tôi và các bạn nhỏ trong xóm dầm suốt cây mưa, chơi đùa, quậy phá, có thấy gì đâu. Tuy nhiên khi bắt đầu bước qua “ U50 ” rồi mới biết. Giống như “ mít ướt ”. Đi mưa về là có chuyện. Nóng đầu, nghẹt mũi, sổ mũi, đau mình…! Thiệt là càng có tuổi càng “ nhỏng nhẻo”. Và tôi thấy hồi này tôi càng dễ nhỏng nhẻo hơn. Nhiều khi từ chỗ làm việc đi qua chỗ gửi xe chỉ hơn hai mươi mét, về nhà cũng bệnh phải uống thuốc ba, bốn ngày sau mới hết bệnh. Thật là bực mình. Nhưng từ lúc làm quen với anh bạn này ( chiếc máy sấy tóc ) thì câu chuyện “ Trúng mưa” hình như là đã chấm dứt. Sau khi đi mưa, ngay lúc vừa về đến nhà, các bạn nên lau cho khô tóc và cơ thể, thay quần áo. Tiếp theo là cắm dây máy sấy tóc vào ổ điện hơ nóng gáy, hai tai, vùng gáy và dọc cột sống. Các bạn chú ý hơ nóng ở vùng T1 đến T3 ( từ huyệt Đại chùy đến Thân trụ ) Chỉ cần hơ nóng từ năm đến mười phút thôi. Bằng cách xử lý thật đơn giản này tôi đã chấm dứt được bệnh “ nhỏng nhẻo ” của mình. Các bạn nào có bệnh “ nhỏng nhẻo ” như tôi, xin mời, máy sấy tóc.
45 RƯỢU CŨ TIỄN KHÁCH MỚI:
clip_image101clip_image103
Như trong lời giới thiệu, tôi kể cho bạn câu chuyện của bản thân, tôi đã dùng máy sấy tóc để chữa bệnh Sốt rét cho mình vô cùng hiệu quả. Thỉnh thoảng trong đầu tôi vẫn nghĩ , không biết tại sao hơi nóng tác động trên cơ thể có thể giải quyết được một bệnh nhiễm ký sinh trùng. Dĩ nhiên sức nóng từ máy sấy tóc không thể là kháng sinh ( tương tự như Chloroquin, Fancidar ) được. Nhưng tại sao cắt được cơn Sốt rét, tại sao lại có thể chấm dứt bệnh Sốt rét??? Chỉ còn một cơ chế nữa là khi hơi nóng tác động trên cột sống, nơi xuất phát những dây thần kinh giao cảm và phó giao cảm đã làm tăng sức đề kháng của cơ thể. Nhưng tăng sức đề kháng cơ thể theo cơ chế nào thì thật là tôi không có điều kiện, trình độ để nghiên cứu cho ra lẽ. Trên thực tế tôi đã hướng dẩn vài bệnh nhân và họ cũng có được kết quả tốt như tôi. Kinh nghiệm điều trị sốt rét bằng cách dùng máy sấy tóc chưa được thực hiện trên nhiều người, nhưng vì đặc điểm đơn giản là bệnh nhân có thể tự mình áp dụng tại nhà, thu được kết quả tốt. Đồng thời hầu như không có tác dụng phụ nên tôi ghi lại đây. Có thể một lúc nào đó có ích lợi cho các bạn chăng.
Sau đây tôi xin nói rõ hơn về cách sử dụng máy sấy tóc để cắt và ngừa cơn sốt rét: Trước hết các bạn xác định 2 huyệt Đại chùy và Đào đạo ( ngồi thẳng lưng cúi đầu ra phía trước, dùng lòng các đầu ngón tay T đặt phía trên và giữa cột sống cổ di chuyển từ chân tóc xuống dần, khi chạm vào một chỗ lồi cao nhất ở vùng cổ thì đó là mỏm gai của đốt sống cổ C7. Giữa đốt sống cổ C7 và đốt sống D1, đốt sống ngay dưới C7, là huyệt Đại chùy. Giữa đốt sống ngực D1 và D2 là huyệt Đào đạo. Các bạn có thể xác định sai vị trí huyệt một chút nhưng khi châm kim và hơ nóng vào vẫn cắt được cơn sốt rét. Sau đó dùng kim châm cứu châm vào hai huyệt trên với độ sâu 2mm ( tuyệt đối không châm sâu vì bên dưới là tủy sống ). Để kim châm cứu đúng độ sâu, các bạn dùng hai ngón tay cái và trỏ cầm kim cách đầu mũi kim 2mm rồi châm vào da rút kim ra ngay. Sau đó dùng hai ngón tay cái và trỏ bóp mạnh quanh vị trí vừa châm như động tác nặn máu. Cuối cùng là dùng máy sấy tóc hơ nóng dọc cột sống từ trên xuống dưới khoảng mười phút ( chủ yếu là hơ vùng huyệt Đại chùy và Đào đạo ). Cảm giác sau khi hơ nóng vùng châm cứu nóng ran lên ( cảm giác nóng tại chỗ này giảm dần sau ba mươi phút ). Mỗi ngày có thể áp dụng từ một đến ba lần. Hy vọng máy sấy tóc không chỉ làm đẹp cho quý cô quý bà mà còn dùng để chữa bệnh cho bạn nữa.
46 LẠI MỘT TÌ NỮ NỮA XUẤT SẮC TRONG VAI
Tôi chưa hề bị đau vùng thượng vị ( vùng giữa rốn và chớn thủy ), nhưng ở vị trí này tôi có một cảm giác vô cùng khó chịu từ năm hai mươi tuổi và kéo dài hơn hai mươi năm!. Thường xuyên có cảm giác cồn cào, xót ruột, xót đến nỗi như có ai đang dùng một vật gì đó nạo bên trong ruột. Cảm giác này lúc chịu được, lúc lại tăng cường độ, thật tôi chỉ muốn bứt luôn cả phần khó chịu đó ra. Tôi đã đi khám bệnh nhiều nơi, được chẩn đoán là viêm dạ dày, thiểu năng tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa cho uống thuốc đũ thứ thuốc cũng không bớt. Đổi qua Đông dược, thuốc thang, mỗi lần uống phải bịt mũi, sau uống phải ăn một trái cà na, cánh chỉ cho bớt đắng miệng. Mà bệnh vẫn cứ còn. Có vài lần đi thày châm cứu, ông thày châm 1 huyệt ở giữa rốn và mũi xương ức ( có lẽ là huyệt Trung Quản ) và hai huyệt ở mặt trong cẳng chân, phía trên mắt cá trong ( huyệt Tam âm giao? ), sau đó dùng ngải cứu cứu lên những huyệt trên. Những lần đó tôi có giảm vài ngày rồi khó chịu như cũ. Đến khi bước vào nghề y, ngồi khám bệnh đôi lúc gặp bệnh nhân có giống hệt triệu chứng của mình. Những bệnh nhân này cũng đã viếng nhiều thày, uống nhiều thuốc. Nhìn nét mặt bệnh nhân nhăn nhó, tôi hết sức thông cảm vì chính mình đã và đang chịu đựng. Cho bệnh nhân đi nội soi, được trả lời : viêm sung huyết dạ dày. Tôi lại cũng cho thuốc băng dạ dày, ức chế thụ thể H2, thuốc an thần, bổ…Bệnh nhân đến với tôi vài lần, không bớt rồi không thấy đến nữa. Tôi rất buồn vì không tìm ra được nguyên nhân và sự điều trị thích hợp cho mình và cho người khác. Một hôm tình cờ may mắn đến với tôi. Trong khi xót ruột, cồn cào tưởng chừng như không chịu nỗi, nằm đã rồi lại ngồi dậy, tôi cung tay lại đấm mạnh vào vùng khó chịu ở bụng, đấm tương đối mạnh và liên tục để mong trấn áp được cảm giác kỳ quái đó. Bổng tôi ợ một cái và thấy dễ chịu ngay. Cứ đấm tiếp tục và ợ thêm nhiều lần nữa. Cuối cùng cảm giác như ai dùng thìa nạo vào bên trong ruột đã biến mất, bụng tôi có cảm giác hết sức nhẹ nhàng. Tôi tiếp tục đấm bụng mỗi lần có khó chịu và nhiều năm qua hình như tôi đã quên cái cảm giác xót xa ở bụng đã hành hạ tôi bao nhiêu năm trời. Từ đó, thỉnh thoảng phải nói là rất lâu tôi có gặp vài bệnh nhân có những triệu chứng và hoàn cảnh tương tự. Tôi hướng dẩn bệnh nhân đấm bụng, và các bạn tưởng tượng được sự hạnh phúc mà họ được lành bệnh. Tôi nghĩ rằng ở những người có trường hợp như tôi, niêm mạc dạ dày hoặc ruột có thể bị viêm, sung huyết, đồng thời với tình trạng chướng hơi ở tại chỗ làm căng các tổn thương, mạch máu tạo nên cảm giác cồn cào xót ruột dữ dội như vậy. Đấm bụng để kích thích nhu động của dạ dày và ruột đẩy hơi ra đến một nơi khác trên đường tiêu hóa hoặc đẩy hơi ra đằng miệng hoặc ra ngã hậu môn làm vùng đang khó chịu giảm ngay áp lực, các triệu chứng biến mất một cách ấn tượng. Về sau, xử dụng biện pháp Đấm bụng tôi còn chữa được nhiều bệnh khác. Tôi xin nói rõ về cách Đấm bụng , các bạn nắm tay phải lại thành hình quả đấm, ngón tay cái xuôi chiều với cẳng tay, rồi dùng mặt phẳng của nắm tay đấm vừa phải vào tại vùng đang đầy bụng, khó chịu hoặc đang bị đau. Thông thường đấm khoảng một trăm cái các bạn sẽ thấy kết quả. Thường triệu chứng giảm ngay sau khi ợ hoặc trung tiện. Nhưng cũng có khi không ợ, không trung tiện mà cảm giác khó chịu cũng bớt.
clip_image105clip_image107
47 “ HỌC ĐƯỢC TÍNH CẦN CÙ LAO ĐỘNG ”
clip_image109
Em ruột tôi là một bác sĩ làm ở bệnh viện Phạm ngọc Thạch. Em thường nói em học được ở ba tính cần cù lao động, vì ba đã tần tảo lao động nuôi cả gia đình tôi. Hồi còn nhỏ ba đi học chữ Nho, được bà nội dự định cho theo nghành y. Nhưng đến khi trưởng thành ông không đạt được mục đích đó. Ba tôi chỉ là tài xế của nhiều lọai xe, xe đò, xe tắc xi. Tuy nhiên ba tôi là bệ phóng chắc chắn để ba anh em tôi tiếp nối hoài bảo của nội, của ba. Tôi còn học được ở ba tôi nhiều điều hay, trong đó là thói quen tập thể dục mỗi ngày và sự điều độ. Ông cũng uống được rượu nhưng ít thôi. Ăn bình thường như mọi người, ngũ đúng giờ. Không gì kiêng cử, nhưng không gì thái quá. Mỗi sáng vừa thức dậy, trên giường ba tôi đã tập những động tác cho ấm người. Khoảng mươi phút, sau ba tôi xuống đất và tập thêm ba mươi phút với những những bài tập tự ông “ sáng tác ”. Sau đó xoa bóp, uống nước rồi đi vệ sinh. Sau ngày giải phóng, ba tôi có thời gian về quê làm ruộng, ông vẫn tiếp tục thời khóa biểu trên. Đến nay ông đã tám mươi bốn tuổi mà còn khõe mạnh. Chỉ có tai hơi lảng vì lúc còn trẻ ba tôi bị viêm tai giữa mà không điều trị tốt. Thỉnh thoảng về thăm cha mẹ, không phải tôi mà là ba tôi hỏi trước “ Hồi này con có khõe không! ”. Thưa các bạn, từ ba tôi, về mặt dưỡng sinh tôi thấy có điều cần áp dụng. Đó là sự điều độ trong sinh hoạt và tập thể dục mỗi ngày. Hẳn các bạn cũng đồng ý với tôi phải không?
48 HAO NĂNG LƯỢNG:
clip_image111
Tôi nhớ ba vợ tôi lúc còn sống có một chiếc xe gắn máy cũ ( Honda SS 50 ), chiếc xe đã theo ông từ khi lập nghiệp. Lúc đó, vì không có vốn sẵn, mỗi ngày từ Sông bé ông phải chạy Honda xuống Sài Gòn vài lần để mua hàng về bán. Đến khi gia đình đã làm ăn tương đối rồi, ông mua một chiếc xe bốn bánh chở hàng, mà chiếc xe gắn máy SS50 cũ ông vẫn giữ. Hồi còn làm ở trại cùi Bến Sắn, thỉnh thoảng tôi và vợ tôi vẫn về ở nhà bên vợ vài ngày. Tôi thấy lúc nào ba vợ tôi cũng tính toán chuyện làm ăn. Không thấy ông có một thú thư giãn gì hết. Ông không điển hình kiểu “ gia trưởng ”, nhưng mỗi lần ông nói là mỗi lần mọi người đều nghe răm rắp. Khi có việc đi đâu, tôi chở ông thì tôi phải cố gắng lắm. Tay lái tôi yếu, mà ông ngồi đàng sau ông cứ nắm thật chặt vào hai vai. Nhiều khi có xe khác ở phía trước, tôi chưa kịp thắng thì ông đã bấu vào vai tôi thật mạnh, hoặc ông cứ tưởng vai tôi là tay lái, và ông thì đang lái xe nên lúc thì ông bẻ vặn vai tôi lúc sang trái hồi thì sang phải. Tôi vẫn còn nhớ khi ông lên chiếc xe SS50 chạy, ông có thói quen vừa rồ ga thật lớn lại vừa đạp thắng, nên chiếc re rú to nhưng chạy chậm. Tôi xin phép được nhắc đến ba vợ tôi với hai lý do, thứ nhất là lời cảm ơn chân thành. Nhờ ông và gia đình bên vợ mà bây giờ tôi mới có một người vợ đảm đang và một mái nhà lập nghiệp. Ông sống cần kiệm với bản thân, nhưng ông đã mua cho vợ chồng tôi căn nhà, hồi đó với giá hai cây vàng là một số tiền lớn. Lý do thứ hai là hình ảnh ông chạy xe rồ ga lớn mà vừa đạp thắng…Các bạn thấy như vậy làm xe hao xăng, hư máy mà xe thì chạy không nhanh phải không?. Ai cũng thấy điều này, tôi cũng thấy rõ ràng như vậy. Nhưng trong cuộc sống chúng ta vẫn thường rồ ga, đạp thắng, căng thẳng vô ích! Nếu để ý mới thấy, thường dù không làm một động tác gì nhưng chúng ta hay căng các cơ bắp trong cơ thể, mặt chúng ta căng ra, chúng ta hay nín hơi lại, tâm trí căng thẳng…Tất cả những việc đó làm chỉ hao năng lượng vô ích và làm ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Dạ dày sẽ tiết nhiều acid hơn, hệ tiêu hóa rối loạn, dạ dày đầy hơi, khó tiêu. Tim đập với tần số nhanh hơn và không đều. Các bạn sẽ có cảm giác hồi hộp. Nín hơi làm dưỡng khí không vào được cơ thể, mà thán khí chất độc vẫn giữ lại. Lâu ngày cơ thể các bạn có khõe mạnh được không? Các bạn có thấy thoải mái trong đời sống được không, hay lúc nào cũng lo âu, căng thẳng vô ích? Các bạn cùng tôi hãy nhớ lúc nào cũng nên buông lỏng tinh thần và cơ thể, được không các bạn?
49 NHỮNG NGƯỜI TRÊN BA MƯƠI LĂM TUỔI CẦN PHẢI KIỂM TRA HUYẾT ÁP:
clip_image112
Thường là bệnh tăng huyết áp vô căn được phát hiện một cách tình cờ. Hoặc chưa kịp phát hiện thì người bệnh đã bị tai biến mạch máu não. Thông thường hay gọi là “ Trúng gió ”. Thỉnh thoảng các bạn cũng có nghe ông hoặc bà nào trong xóm rất khõe mạnh, đột nhiên bị trúng gió, liệt nửa người hoặc á khẩu chở đi bệnh viện rồi chết…Bệnh tăng huyết áp vô căn hay tiên phát là bệnh của người lớn tuổi. Khi đó toàn bộ hệ thống mạch máu lão hóa, sức cản ngọai vi trở nên lớn hơn, tim phải hoạt động nhiều hơn. Từ đó chỉ số huyết áp động mạch cao lên. Theo tôi, các bạn từ ba mươi lăm tuổi nên chủ động đi khám bệnh để kiểm tra huyết áp. Nhất là các bạn nam ở độ tuổi này có uống bia thì càng phải thực hiện sớm. Hoặc là người trước ba mươi tuổi có cha mẹ bị cao huyết áp cũng nên kiểm tra huyết áp. Sau lẩn đo huyết áp đầu tiên, nếu chỉ số huyết áp bình thường, thì cứ mỗi vài tháng cũng tiếp tục kiểm tra huyết áp. Chúng ta phải chủ động đi khám bệnh, đo huyết áp để phát hiện bệnh sớm, điều trị tốt và quan trọng nhất là để phòng được tình trạng “ trúng gió ” do nguyên nhân tai biến mạch máu não.
50 VIÊM CÁNH
clip_image114
Cách đây hơn 20 năm tôi có đọc một quyển sách về nhân tướng học, trong đó có nói đến nhiều đặc điểm của con người. Từ tướng mắt, mũi, miệng, nốt ruồi, giọng nói, dáng đi…Tôi có nhớ một tướng thuộc về phái đẹp. Mỹ nhân dù đẹp đến đâu mà có tướng này thì xem như là không quý cách. Đó là mùi hôi cơ thể. Nội dung và sự bàn luận của quyển sách về nhân tướng học nói trên có đúng không, nếu đúng thì đúng ở mức độ nào thật không rõ nhưng chắc chắn ai cũng công nhận rằng người đẹp mà có mùi hôi phát ra từ cơ thể thì thật không hay. Tùy vị trí mùi hôi có thể xuất phát từ những nơi khác nhau trong cơ thể: da đầu, nách, bộ phận sinh dục.
Nhiều nhà khoa học cho rằng mùi gôi từ cơ thể con người, điển hình là hôi nách được phát sinh từ chất giống như Pheromon là những chất mà một số loài vật phát ra để hấp dẫn tính dục đối với các con cái ( hay đực ) khác, cùng loài. Có người lại bảo rằng phụ nữ ai có mùi đặc biệt này thường đông con. Nhưng dù thế nào đi nữa, thiết nghĩ mùi hôi nách từ loài người nếu có thì chỉ nên ở phạm vi “ Hương thầm “ chứ không nên lan tỏa xa hơn.
Mùi hôi từ nách, từ bộ phận sinh dục được tiết ra những tuyến mồ hôi có tên là Apocrine. Hôi nách thực ra không độc quyền ở nữ giới mà thực ra còn hiện diện ở nam giới, chỉ trừ có trẻ em là không hôi nách lý do là các tuyến mồ hôi Apocrine chưa hoạt động. Sở dĩ mùi hôi có ở nách, da đầu, bộ phận sinh dục vì ở những nơi đó có nhiều tuyến Apocrine. Trên cơ thể con người còn một loại tuyến mồ hôi khác là tuyến Eccrine có ở khắp nơi trên bề mặt da. Các tuyến Eccrine tiết ra mồ hôi nhưng không hôi.
Tuyến Apocrine tiết ra mồ hôi nhờn vào nang lông rồi mới ra bề mặt da. Bản thân chất mồ hôi nhờn này không hôi nhưng khi kết hợp với chất bả, cùng với sự chuyển hóa của một số vi khuẩn và vi nấm thì lại có một mùi hôi khó có thể chấp nhận được. Ở những người bị bệnh “ viêm cánh ” thì vi khuẩn, vi nấm không những có mặt ở bên ngoài da mà còn được tìm thấy trong nang lông.
Như vậy các bạn thấy có 2 yếu tố gây ra mùi hôi nách:
1- Đó là tình trạng tiết mồ hôi của những người có số lượng tuyến mồ hôi Apocrine nhiều ở nách.
2- Có sự góp mặt của vi khuẩn, vi nấm biến thành mùi khó chịu cho người xung quanh và cho cả bản thân
Các bạn có phong phú về tuyến mồ hôi Apocrine xin hãy chú ý đến những điểm sau:
- Cạo sạch lông nách để tránh vi khuẩn bám trên lông
- Rửa sạch nách với xà phòng sát khuẩn ( Safeguard, Lifebuoy… ) mỗi ngày nhiều lần để loại trừ một số vi khuẩn, vi nấm bám trên bề mặt da nách. Có thể dùng oxy già để rửa nhằm mục đích như trên.
- Bôi vào nách một trong các loại pomade sau: Endix-G, Triderm, Silkron, Acozol- cream sau đó xoa bóp vào nách mỗi nách một đến hai phút để thuốc thấm sâu vào lổ chân lông. Bôi ngày 2 lần. Trong công thức các pomade này có 3 chất: diệt nấm, diệt vi khuẩn và chất kháng viêm
- Giặt sạch quần áo bằng xà phòng. Chà kỹ bằng bàn chải nhất là ở vùng nách
- Hạn chế tối đa việc ăn : Hành, tỏi, cà ry, kiệu, nén, thức ăn cay, rượu, bia, thuốc lá vì những chất này càng làm mồ hôi nặng mùi hơn
- Uống mỗi ngày ít nhất 1,5 lít nước
Kết quả sẽ đến sau một ngày!. Dù là thật ấn tượng, nhưng tương lai, vì số lượng tuyến mồ hôi Apocrine vẫn còn nguyên nên sau một thời gian người bị hôi nách vẫn còn nhiều hy vọng bị hôi tiếp tục khi dừng lại những biện pháp phòng chống trên.
51 TRẺ HAY BỊ VIÊM HỌNG TÁI PHÁT
clip_image116clip_image118
Nhiều cháu bé bị viêm họng thường xuyên. Mới vừa bị viêm họng, đi khám bệnh uống thuốc, ngưng được vài hôm thì bị lại. Ba mẹ lại đưa cháu đến thăm bác sĩ tiếp tục. Để hạn chế tình trạng viêm họng tái phát, chúng ta có thể thực hiện những biện pháp nhỏ như:
- Luôn rửa tay sạch cho trẻ
- Hạn chế tình trạng đưa ngón tay, cán bút, đồ chơi…vào miệng ngậm
- Nếu trẻ lớn hướng dẩn cháu Khò họng mỗi ngày 3 lần mỗi lần năm cái.
- Chú ý đến bàn chải đánh răng của trẻ. Khi đáng răng xong cần phải rửa sạch bàn chải để loại trừ các mảnh thức ăn còn bám giữa các lông bàn chải, vi khuẩn sẽ phát triển ở các mảng thức ăn này. Và khi trẻ bắt đầu đánh răng, phải rửa sạch bàn chải để làm sạch một lần nữa, hạn chế tối đa tình trạng vi khuẩn còn trên bàn chải xâm nhập vào vùng răng miệng và có thể gây viêm họng tái phát
52 ĐAU THẮT LƯNG:
clip_image120clip_image122
Ai mà không nếm mùi đau thắt lưng. Có trường hợp chỉ đau ở vùng thắt lưng, nhiều người khác đau lan xuống mông, hoặc xuống cả gót chân. Đau có thể âm ỉ , hoặc đau nhói, có bệnh nhân mô tả đau và thỉnh thoảng khi nghiêng, khom người thì đau giật bắn lên chịu không xiết. Đau thắt lưng có thể kéo dài trong vài ngày ( cấp ) hoặc vài tháng ( mãn ). Nguyên nhân gây đau thắt lưng thường gặp sau khi khiêng, kéo, nâng một vật nặng, đứng ở một tư thế nào đó quá lâu, ngồi cong ở vùng thắt lưng lâu ngày, bệnh nhân bị thóai hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, chấn thương vào vùng thắt lưng…Bệnh nhân đến các cơ quan y tế sẽ được bác sĩ khám, hỏi bệnh, cho chụp một phim X quang Cột sống thắt lưng ở hai tư thế thẳng và nghiêng. Sau đó hầu hết được điều trị nội khoa như nghỉ ngơi, tránh khiêng, vác, kéo, nâng vật nặng, xoa bóp, chườm nước nóng, chườm nước đá, thuốc giảm đau, kháng viêm…
Để biết rõ hơn về chứng đau thắt lưng trước tiên xin các bạn xem lại giải phẩu ở vùng thắt lưng. Cột sống có 5 vùng: Cột sống cổ có bảy đốt sống, ký hiệu từ C1 đến C7. Cột sống ngực có mười hai đốt, ký hiệu từ T1 đến T12. Cột sống thắt lưng có năm đốt, ký hiệu từ L1 đến L5. Cột sống cùng có năm đốt sống dính với nhau, ký hiệu từ S1 đến S5 và cuối cùng là xương cụt. Cột sống được nối liền bằng những đốt sống với những thành phần xung quanh là: các dây chằng, đĩa đệm, tủy sống ở giũa ống tủy, rễ thần kinh được xuất phát từ các lổ liên đốt sống…Bên ngoài những thành phần này ở vùng cột sống thắt lưng là cơ cạnh sống ở hai bên cột sống, phía trước là cơ thẳng bụng, cơ chéo bụng. Có một sự ngộ nhận là những bệnh nhân đau thắt lưng thường cứ nghĩ là mình bị “ Đau thận ”. Thận theo quan điểm Đông y mà chủ về tính dục là hai ngoại thận ( là thận ở bên ngoài hay là hai tinh hoàn ). Còn hai thận ở bên trong thực ra là một nhà máy lọc, lọc nước và các chất cặn bả. Thận bên trong thường có hai bệnh đó là suy thận ( chức năng lọc các chất cặn bị hư ), tùy mức độ có khi phải dùng biện pháp chạy thận nhân tạo để thay thế nhiệm vụ trên. Một bệnh khác tuy không trực tiếp liên quan bởi thận đó là sỏi đường tiết niệu. Khi viên sỏi nhỏ từ thận theo niệu quản di chuyển xuống dưới, gặp một chỗ hẹp của niệu quản sẽ gây nên một cơn đau gọi là cơn đau quặn thận. Bệnh nhân có thể thấy đau sâu trong vùng lưng, lan ra phía trước, trằn, nặng ở bụng dưới, có khi mắc tiểu, mắc đại tiện mà đi không được. Do đó đau ở vùng thắt lưng có thể do nhiều loại bệnh.
Đau cột sống phổ biến là do căng các cơ cạnh sống, căng các dây chằng do tư thế gập người ra phía trước, thường là dây chằng dọc sau vì tại đây có nhiều thụ thể thần kinh cảm giác. Trên phim X quang cột sống thắt lưng nghiêng, các bạn thường thấy gai thoái hóa ở bờ trước thân đốt sống. Các bạn cảm nghĩ các gai này gây đau nhưng không phải. Dù gai này có chạm vào dây thần kinh dọc trước cũng không đau vì ở đây có rất ít thụ thể thần kinh cảm giác. Đau thắt lưng còn do sự mất cân bằng giữa hai nhóm cơ lưng và cơ vùng bụng, hoặc do đĩa đệm thoát vị chèn vào dây chằng dọc sau. Hoặc tạo nên đau dọc thần kinh tọa ( dây thần kinh này bắt đầu ở vùng thắt lưng đi qua mông rồi xuống dưới mặt trước hay mặt sau cẳng chân chấm dứt ở vùng gót chân ) do đĩa đệm chèn vào dây thần kinh tọa. Thuốc mà chúng ta xử dụng chỉ có thể giảm đau tạm thời do cơ chế cắt luồng thần kinh gây đau hoặc làm thư giãn các nhóm cơ. Thuốc uống và thuốc chích không thể làm mạnh cơ, không làm tăng tính mềm dẽo các dây chằng, thuốc cũng không thể làm các đĩa đệm chuyển động được.. do đó không giải quyết đau vùng thắt lưng có tính lâu dài được
Chỉ có một biện pháp có những lợi điểm trên và có thể là một phương pháp điều trị căn cơ được. Đó là thể dục vùng cột sống thắt lưng. Nhiều bệnh nhân nói mỗi ngày tôi đi bộ hơn ½ giờ mà sao lưng vẫn còn đau? Còn đau là đúng, vì khi đi bộ bạn chỉ tập toàn thân, cùng lắm là chỉ tập chân chớ có động đậy đến vùng thắt lưng đâu. Bạn phải tập vùng thắt lưng thì mới đúng. Nhưng phải tập động tác nào đây. Như các bạn thấy, trong nhiều tài liệu có vô số động tác tập vùng lưng bụng được đề nghị, chúng ta không thể tập hết các động tác đó được. Hơn nữa bệnh nhân đau thắt lưng thường là ở người lớn tuổi. Bình thường cơ thể vốn đã mõi mệt, tay chân vốn đã đau nhức. Tập thêm thì thật là ngán ngại. Qua kinh nghiệm điều trị đau thắt lưng, chúng tôi chỉ xin đề nghị hai điểm. Thứ nhất là các bạn nên chú ý khi ngồi, đứng, nằm, khiêng vật nặng… các bạn phải giữ cột sống luôn luôn thẳng. Sau đó chỉ cần tập một động tác. Động tác có tên “ PHÒNG CHỐNG ĐAU THẮT LƯNG ”:
- Đứng thẳng, hai tay chống 2 bên hông, hay chống ở giữa thắt lưng, các ngón tay hướng xuống đất, mặt nhìn ngang phía trước, hai bàn chân song song với nhau, khoảng cách hai chân bằng khoảng cách hai vai.
- Hít vào chầm chậm bằng mũi đồng thời ưỡn cột sống thắt lưng ra phía trước, đẩy đầu, cổ và thân trên ra sau tối đa. Sau đó thở ra chầm chậm qua miệng, cùng lúc đầu, cổ, cột sống trở về vị trí ban đầu. Đó là một lần tập
- Mỗi ngày các bạn nên tập 3 lần ( sáng, trưa, tối ). Mỗi lần tập từ 10 đến 15 cái
Khi tập động tác này các bạn nên thực hiện chậm, và phải lắng nghe cảm giác dễ chịu, thoải mái ở cổ và vùng thắt lưng. Không được nôn nóng tập cho đũ số lần.
Chúc các bạn vượt qua và phòng ngừa tốt chứng đau thắt lưng.
clip_image124
53 THÓI QUEN GÂY ĐAU ĐẦU KÉO DÀI
Nhiều bệnh nhân khám bệnh với lý do là đau đầu. Đau âm ỉ, kéo dài nhiều ngày. Thường tôi hay gặp bệnh nhân nữ tuổi tù hai mươi đến hơn ba mươi tuổi. Bệnh nhân được đo huyết áp hơi thấp 100/70mmHg hoặc bình thường 110/70mmHg. Cho chụp hình xoang, các xoang cạnh mũi sáng bình thường. Ăn uống sinh hoạt không gì đặc biệt. Chỉ có một điều, những bệnh nhân này có điểm giống nhau là có gội đầu tối. Thường đi làm về khuya, tắm, gội đầu, có lúc sấy tóc khô cũng có khi để đầu ướt đi ngũ. Sự co mạch ngoại biên ở vùng đầu lâu ngày có thể làm những mạch máu trong não co lại gây nên chứng nhức đầu. Trên thực tế tôi thấy nhiều người có thói quen gội đầu tối và để đầu ướt đi ngũ thường bị đau đầu âm ỉ kéo dài. Vì thế các bạn nên tránh gội đầu trước khi ngũ
clip_image126
54 “ CHUỘT “ VÀ TÊ BÀN TAY:
clip_image128Vi tính là một phát minh kỳ diệu của con người. Biết bao nhiêu lợi ích từ máy vi tính. Nếu không kể ra thì các bạn đã biết. từ những cháu bé thích thú với game, nhân viên văn phòng với bàn phím đánh máy, tính toán , soạn văn bản. Nhà sản xuất phim ảnh rất tiện lợi trong việc làm phim. Các nhà chuyên môn như kỹ sư, bác sĩ tra cứu tài liệu. Ngành nghề nào cũng tìm thấy lợi ích từ máy vi tính. Nhưng cũng từ vi tính nhiều bệnh lý có thể xảy ra nếu chúng ta không khéo xử dụng. Bệnh lý bắt nguồn từ nguyên nhân đối diện trực tiếp với nguồn sáng, các cơ mắt bị mõi, mắt khô, gáy đau mỏi, đau cột sống thắt lưng, mõi vai, tay phải. Và một rắc rối từ cổ tay và bàn tay, nhất là tay phải: mỏi cổ tay và tê các ngón tay phải. Nguyên nhân là do ống cổ tay phải bị chèn ép. Ống cổ tay đúng là giống như một cái ống, xung quanh ống được bao bọc bằng các xương cổ tay ở dưới và phía trên là những dây chằng, bên trong là các gân gấp ngón tay và dây thần kinh giữa. Như các bạn biết thần kinh giữa là bộ phận mềm nhất trong ống cổ tay. Do đó nếu vì lý do gì, như gập cổ tay lâu ngày như ẳm em, tư thế cổ tay không đúng khi đánh máy, vi tính, ống cổ tay bị chèn ép hoặc tụ dịch trong ống cổ tay sẽ làm tăng áp lực trong ống và bộ phận đầu tiên bị ảnh hưởng chính là dây thần kinh giữa. Lúc đó các bạn sẽ cảm thấy một phần của bàn tay bị tê, nóng rát, cảm giác rần rần như kiến bò. Cảm giác này có thể tại chỗ hoặc lan lên cẳng tay và khó chịu này càng nhiều hơn nữa khi các bạn gập cổ tay lại ( đang lái xe, đang xử dụng vi tính ). Tình trạng tê, đau buốt bàn tay càng rõ rệt khi dòng máu đến cổ tay và bàn tay bị giảm ( ngũ với tư thế bàn tay đặt dưới đầu hay gát tay lên trán ). Nếu người bị hội chứng ống cổ tay đang bị tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid hoặc đang mang thai thì những triệu chứng tê, đau buốt, rần rần… ở bàn tay càng nhiều hơn. Các bạn muốn biết ai hay bị hội chứng ống cổ tay. Đó là những người có ngành nghề sau: thư ký, nhà văn, họa sĩ, người đan len, thợ thêu, tài xế, người thường xuyên ẳm cháu bé, người thường xuyên có những động tác gập cổ tay… và hay gặp nhất là người xử dụng vi tính ( bàn tay và cẳng tay gập góc lâu ngày gây chèn ép vùng cổ tay )
Tôi rất thích đọc sách, tốn nhiều tiền để mua sách. Nhưng từ khi có vi tính, nối mạng thì những thông tin đa số được truy cập trên internet đở tốn một khoảng tiền lớn. Tuy nhiên cũng gặp rắc rối về sức khõe do việc xử dụng vi tính không đúng. Có lúc, bàn tay phải của tôi vừa tê vừa đau nhất là khi đặt tay xuống đánh máy hay xử dụng chuột. Rất thích nhưng khi đặt tay xuống bàn phím lại rất tê, đau. Tôi nghĩ rằng có lẽ cũng có những bạn giống như tôi. Một hoặc hai bàn tay có cảm giác tê buốt, đau, rần rần như bị nhiều mũi kim châm chích. Phải làm sao để biến mất những cảm giác này đây. Cũng đơn giản thôi các bạn. Các bạn chỉ nhớ khi đánh máy bàn tay luôn thẳng với cẳng tay, không lệch bàn tay sang phải, trái, bàn tay và cẳng tay không được gập góc. Xin giới thiệu với các bạn “ một dũng sĩ ” trong việc diệt tình trạng tê bàn tay phải khi xử dụng vi tính là một loại gối đặc biệt. Các bạn may một cái gối gòn nhỏ hình vuông cạnh là 12cm ( dài gần một gan tay ) để lót dưới cổ bàn tay. Chỉ thực hiện hai việc đơn giản đó thôi thì bàn tay củ bạn sẽ không còn tê, đau…khi xử dụng vi tính nữa.
clip_image130
TƯ THẾ VÀ VIỆC ĐIỀU TRỊ BỆNH GIÃN TĨNH MẠCH Ở CHÂN:
Như các bạn biết bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới là bệnh nguyên nhân chính là tư thế đứng, ngồi tại chỗ thường xuyên trong thời gian dài và một yếu tố phụ là sự mềm, dẻo, bền bĩ của thành tĩnh mạch. Do đó trên thực tế những đối tượng bị giãn tĩnh mạch hay gặp ở những người thợ dệt, thợ tiện, giáo viên, người nấu bếp …. và nghề chiên bánh tiêu như chú Tỷ trong mục bệnh giãn tĩnh mạch. Tôi nghĩ rằng nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch phụ thuộc nhiều vào tư thế và tư thế cũng là một phần quan trọng trong việc điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân là hoàn toàn chính xác. Tôi xin phép đưa ra một trường hợp thực tế: Một bệnh nhân đang điều trị giãn tĩnh mạch chi dưới đến khám bệnh và cho biết: Một lần ông đột nhiên bị chóng mặt dữ dội ngoài tư thế nằm ngữa thì có thể chịu được thôi. Nhưng chỉ cần ông nghiêng mặt sang phải hay trái một chút là đầu óc quay cuồng, không thể chịu nỗi. Ăn cũng phải nhờ vợ con đút. Cho đến tiêu tiểu cũng không thể ngồi dậy được, đành đặt bô vào và phóng uế tại chỗ. Ông nằm gần như bất động hai ngày. Sau hai ngày ông có thể ngồi dậy rồi dần dần hồi phục. Ông cho biết điều ông rất ngạc nhiên là hai hôm đó ông ngưng thuốc điều trị chứng giãn tĩnh mạch mà hai chân ông gần như bình thường, Không tê, không mõi, cảm giác nặng nề ở hai chân biết mất thật là ấn tượng. Nhưng khi ông đi lại được thì những triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch đâu lại vào đó. Tê, mõi, nặng hai chân tiếp diển. Như vậy các bạn thấy tư thế hết sức quan trọng trong việc gây nên bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới và tư thế cũng là một mấu chốt trong việc điều trị chứng giãn tĩnh mạch. Các bạn đang bị giãn tĩnh mạch chi dưới nên hạn chế đứng, ngồi tại chỗ trong thời gian lâu. Và các bạn nên cho cơ thể ở tư thế nằm ít nhất mỗi ngày tám giờ. Đồng thời cũng tranh thủ tập động tác nằm ngữa, hai chân thẳng góc với thân và tựa lên tường ít nhất mười lăm phút mỗi ngày.
clip_image132
56 ĐAU NAM CHỮA BẮC:
Tôi đã gặp những cháu bé ( thường khoảng 5 đến 10 tuổi ) đến khám bệnh chỉ mỗi một triệu chứng. Đó là đau dữ dội ở vùng ngực trái. Bệnh nhân không tiêu chảy, không ói, không sốt, ấn bụng không đau, không ho không sỗ mũi. Khám không thấy bất thường ở đường hô hấp và tuần hoàn. Trước đó cháu bé không xách, kéo, hoặc tập thể dục…và không lần nào có cơn đau ngực trái như trên. Bệnh nhân đến vào buổi tối. Tôi khám và cuối cùng là không tìm được nguyên nhân gây nên cơn đau ở vùng tim của cháu. Cho một liều thuốc giảm đau ( giảm đau ngoại vi: Paracetamol…) và đề nghị buổi sáng nên đưa cháu đo điện tâm đồ. Mẹ cháu theo đúng lời dặn. Trưa hôm đó mẹ cháu đưa bé đến khám và đưa kết quả điện tậm đồ là bình thường. Mẹ bé nói, hôm qua cháu về nhà, chưa kịp uống thuốc thì đã nôn ra rất nhiều thức ăn, và cơn đau vùng ngực trái hết ngay. Mẹ cháu còn cho biết trước khi cơn đau xảy ra thì cháu có ăn no. Tôi ngạc nhiên một lúc rồi nghĩ ra được một điều rất thú vị. Xin các bạn xem lại hình cơ thể học ở cạnh bên sẽ thấy hoành cách mô là một màng ngăn cách giữa ngực và bụng. Ngay bên dưới của mỏm tim là dạ dày. Khi dạ dày đầy thức ăn và hơi thì thể tích dạ dày tăng lên. Tình trạng này sẽ đẩy lên phía trên và tim sẽ bị ảnh hưởng tạo ra cơn đau hệt như cơn đau thắt ngực trái của người bị bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim. Sau này gặp những cháu bé có tình trạng trên, tôi chỉ cần làm giảm áp lực ở dạ dày thì cháu bé hết đau ngực trái ngay.
clip_image134
57 “ THÊM MỘT TÊN GIẶC Ở SAU LƯNG “
Các bạn có nhớ câu chuyện thành Cổ loa không? Trọng thủy dựa vào lòng tin của vợ gạt tráo nỏ thần. Triệu Đà lại đem quân tấn công thành Cổ loa. Mất nỏ thần, An dương Vương thua trận, lên ngựa tháo chạy, chở theo con là Mỵ nương. Trên đường bôn tẩu, An dương Vương ngữa mặt lên trời cầu thần Kim Quy. Thần xuất hiện và chỉ tay “ Giặc ở sau lưng nhà ngươi ”. Xin mạn phép các bạn tôi thêm vào câu trên chữ lại “ Giặc lại ở sau lưng nhà ngươi ”. Nhiều người đi khám bệnh, cho biết những khó chịu chỉ xuất hiện sau khi thức dậy hoặc có thể kéo dài sau đó nhiều giờ. Còn ban ngày thì khõe. Buổi sáng sau khi xuống giường, mình mẩy đau nhức, tay, chân, mỏi mê như bị ai dần, ai đánh. Với những bệnh nhân này thì đúng là giặc lại ở sau lưng. Chính xác hơn là ngoài nguyên nhân do chiếc gối kê đầu thì còn một lý do nữa là độ cứng của nệm không thích hợp. Nệm mềm quá hay cứng quá làm mất đường cong sinh lý bình thường của cột sống. Từ đó các cơ, dây chằng bị co lại, các nhóm cơ, dây chằng khác căng ra. Nhiều dây thần kinh, mạch máu bị chèn ép. Các xáo trộn nói trên tạo nên tình trạng tê, mõi, đau nhức uể oải sau một giấc Nam kha. Đa số bệnh nhân đều thấy rõ nguyên nhân gây nên “ Long thể bất an ”. Các bạn này nên điều chỉnh lại nệm, gối. Điều chỉnh lại độ cao của gối. Gối có duy trì được đường cong sinh lý bình thường của cột sống không? Nệm có mềm quá hay cứng quá không? Nếu điều chỉnh đúng thì những bất thường trên sẽ không còn nữa. Để rõ hơn, xin các bạn nhìn ba hình minh họa phía dưới:
clip_image136 clip_image138Nệm quá mềm
58 LAU Ở ĐÂU TRƯỚC?
clip_image140
Có khi nào ngay sau tắm các bạn thấy lạnh nhiều không. Nhất là khi đứng trước gió, hoặc trong mùa đông. Cái lạnh có thể gây rùng mình, các lổ chân lông tự động co lại để chống cơn lạnh. Lạnh đến nỗi lấy khăn thật nhanh để lau mà còn muốn không kịp. Theo bạn mình nên lau ở phần nào của cơ thể để bớt lạnh ngay? Tay? Chân? Đầu? Tôi hay bị lạnh ngay sau khi tắm. Và tôi thường dùng khăn lau ngay ở vùng tim ( ngực trái ) thì bớt lạnh ngay. Sau đó có thể từ từ mà lau hết phía sau ngực trái, vai và tay trái, rồi mới lau đến những vùng khác của cơ thể.. Lúc nào gặp trường hợp trên các bạn thử xem.
59 KHI BỊ CHẢY MÁU CAM LÀM GÌ?
clip_image142
Hồi còn trẻ, trong đám bạn nhỏ của tôi có bạn thỉnh thoảng hay chảy máu cam. Đang chơi đùa, bổng các bạn la lên, thằng Tư chảy máu cam rồi. Rồi mấy đứa bạn bảo Tư phải ngước mặt lên trời, có đứa vổ mạnh lên trán của Tư. Bao nhiêu năm qua lũ bạn không biết trôi giạt phương nào. Tên các bạn tôi còn không nhớ. Nhưng hình ảnh bạn nào đó chảy máu cam, ngước mặt lên trời, được các bạn chăm sóc bằng những cái vổ vào trán tôi vẫn không thể quên được
Chảy máu cam là tình trạng chảy máu từ những mạch máu rất nhỏ bên dưới màng mỏng trong mũi. Vị trí vùng chảy máu ở phần giữa của mũi. Lớp màng mỏng này còn gọi là niêm mạc mũi, nơi đây có nhiều mạch máu. Nhiệm vụ của các mạch máu li ti này nhằm sưởi ấm không khí đi vào mũi. Những nguyên nhân có thể gây chảy máu cam có thể do: cảm cúm ảnh hưởng niêm mạc mũi, dị vật vào mũi, không khí nóng, khô cũng có thể làm lớp màng nhày bên trong mũi khô, kém đàn hồi hoặc trẻ bị chấn thương vào mũi. Mặc dù máu có thể chảy dễ dàng từ những mạch máu nhỏ dưới lớp niêm mạc mỏng manh đó nhưng chỉ vài phút sau, máu có thể tự động ngưng chảy do cục máu đông được hình thành và cục máu đông này sẽ đóng kín những mạch máu đang bị tổn thương
Thường thì chảy máu cam đột ngột và từ một bên mũi, lượng máu chảy không nhiều và số trẻ em bị chảy máu cam gấp đôi người lớn.
Khi con cháu trong nhà bị chảy máu cam thì chúng ta phải làm gì? Các bạn cho:
- Cháu ngồi xuống ngay, cúi đầu về phía trước
- Dùng 2 ngón tay cái và trỏ của các bạn kẹp chặt, liên tục hai cánh mũi trong vòng năm phút ( khoảng ba trăm tiếng đếm thầm ). Xin các bạn nhớ động tác này rất quan trọng vì nó thành lập được cục máu đông để bít vào chỗ chảy máu.
- Cháu ngồi tại chỗ, thở bằng miệng, không được hoạt động ( không đi, di chuyển…) trong vòng năm phút.
- Các bạn có thể giúp cầm máu tốt hơn bằng cách đắp khăn lạnh hay túi nước đá lên trán hoặc lên sống mũi để co mạch máu, hạn chế bớt dòng máu chảy đến nơi bị chảy máu cam.
- Dặn trẻ không được hỉ mũi trong vòng mười hai giờ sau khi chảy máu cam vì có thể làm bong cục máu đông ngay trên chỗ chảy máu.
- Tránh dùng tay hay vật lạ xỉa, móc, cạy vào mũi vì có thể làm xây xát gây chảy máu thêm
- Nếu máu ngừng chảy rồi sau đó chảy máu tái phát, các bạn tiếp tục dùng hai ngón tay cái trỏ bịt hai cánh mũi mười phút
- Tránh nuốt máu vào họng
- Động tác không nên làm trong khi chảy máu cam là cho người bệnh ngữa đầu ra phía sau và dùng tay vổ trán người bệnh. Như thế làm máu chảy nhiều hơn và làm máu chảy ngược vào họng. Vậy mà lúc còn nhỏ, các bạn tôi cũng ép buộc cậu chảy máu cam phải ngữa đầu ra sau và tích cực tung nhiều chưởng vào trán.
- Nếu các bạn đã áp dụng những biện pháp trên mà trẻ vẫn còn chảy máu thì phải đưa vào bệnh viện ngay. Tại đây các bác sĩ có thể: nhét gạc vào mũi hoặc đốt cầm máu bằng tác dụng nhiệt, hoặc đắp thuốc co mạch vào nơi chảy máu..
Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn khi cần.
60 NHÀ MÁY CÓ GIẢM SẢN XUẤT KHÔNG?
clip_image144
Các bạn biết bệnh tiểu đường được chia làm hai loại: type I và type II. Tôi xin được đưa ra so sánh đơn giản sau đây để chúng ta dễ hiểu hơn về bệnh tiểu đường. Trong cơ thể chúng ta có một cơ quan tên là tụy tạng ( còn gọi là tuyến tụy, hoặc là lá mía ). Đây giống như một nhà máy chế tạo xe. Những chiếc xe này có tên là Insulin. Thí dụ đơn giản khi chúng ta ăn 10 cục đường vào cơ thể, nếu tụy tạng còn khõe sẽ tiết ra đũ 10 chiếc xe Insulin để chở 10 cục đường đến nuôi các tế bào của cơ thể, hoặc chở những cục đường còn dư lại vào gan, dự trữ ở đó. Nhưng ở vào trường hợp tuyến tụy suy yếu, và tình trạng này thường gặp ở người trên bốn mươi tuổi, tuyến tụy không chế tạo đũ mười cái xe Insulin, thí dụ chỉ xuất xưởng 6 chiếc và chỉ chuyên chở có sáu cục đường, thì số đường còn lại sẽ lưu hành trong dòng máu. Đến một lúc số đường quá nhiều trong máu sẽ tràn ra ngoài nước tiểu. Lúc bấy giờ chúng ta có bệnh tiểu đường type II. Còn ở những người trẻ vì lý do gì đó ( viêm tụy do virus…), “ nhà máy tụy ” bị hỏng hoàn toàn, không còn khả năng sản xuất xe Insulin nữa. Thì bắt buộc phải viện trợ những chiếc xe Insulin từ bên ngoài vào ( tiêm Insulin ). Ở trường hợp này, tuyến tụy bị hư hỏng hoàn tòan ( thường là gặp ở người trẻ < 40 tuổi ), chúng ta có loại tiểu đường type I.
Bây giờ xin các bạn theo dỏi thắc mắc mà bệnh nhân thường nêu lên: Ăn ngọt có bị tiểu đường hay không? Đa số những tác giả đều trả lời là không. Tuy nhiêu các bạn hãy theo dõi quá trình sau. Như các bạn biết khi ăn ngọt vào, thì tụy phải tiết Insulin để làm nhiệm vụ gắn kết với glucose ( một loại đường đơn ) để mang đường đến các tế bào và để đưa đường vào dự trữ ở gan. Nếu các bạn có thói quen ăn nhiều chất ngọt và thói quen ăn ngọt thường xuyên thì nhà máy tụy tạng sẽ làm việc rất nhiều và cuối cùng thì công suất của nhà máy tụy tạng sẽ yếu đi. Sự tiết ra Insulin sẽ không đũ. Và tiểu đường type II sẽ xuất hiện. Giữa hai quan điểm trên, bạn có quyền chọn lựa.
61 PHÂN “ XÍU XÍU “
clip_image146Năm rồi có mẹ của cô bạn ở miền Trung vào . Cô bạn có đưa mẹ đến nhà tôi chơi và luôn tiện hỏi thăm một chuyện. Bà khoảng sáu mươi lăm tuổi, dáng người nhỏ nhắn. Bà nói mình chẳng có bệnh hoạn gì hết, ngoài bệnh đầy hơi ở vùng bụng, cảm giác tưng tức khó chịu, trong người không được khõe. Đo huyết áp, huyết áp 90/60 mmHg, hơi thấp nhưng bà sinh hoạt bình thường, không thấy chóng mặt. Ngũ ít, ăn không ngon. Bà nói cứ đầy hơi miết, chẳng muốn ăn. Tôi hỏi bác đi cầu mấy ngày một lần. Bà trả lời thường thì hai ngày đi vệ sinh một lần, nhưng phân mỗi lần ra xíu xíu vậy thôi. Hồi trước thì đi cầu phân lớn mà sau già rồi phân còn chừng bằng thế này thôi. Vừa nói bà vừa đưa ngón tay út ra. Bà lo sợ có u bướu chi đó chèn ép làm ruột già bị nhỏ lại! Hỏi kỹ thêm về cách sinh hoạt, bà cho biết trước kia thường ngày bà giúp con trong việc đồng áng, bây giờ có tuổi, có ba đứa con vào thành phố làm việc, nên nhàn hơn nhiều, ở nhà chỉ đi chơi loanh quanh. Có một điều mà tôi quan tâm là chế độ ăn uống. Lúc trước, khi răng còn khõe, mỗi ngày trong bữa cơm bà ăn rau nhiều, bây giờ răng rụng hết, thường ngày trong bữa cơm chỉ ăn thịt cá. Đi cầu thì phân xíu xíu, bụng thì ậm ạch chẳng thiết ăn món chi. Thỉnh thoảng có một lần đi cầu phân to là bữa đó thấy trong mình nhẹ nhàng, ăn biết ngon. Như vậy đây là nguyên nhân. Phân là một chất thải của đường tiêu hóa. Phân được hình thành chủ yếu bởi chất xơ và nước. Như các bạn biết chất xơ có nhiều trong tất cả các loại rau và trái cây, các loại cốc loại lức như gạo lức, bánh mì lức, bắp… Chất xơ trong các loại thực phẫm này sẽ giúp cơ của ruột già khõe lên, làm tròn chức năng, đẩy mạnh phân ra ngoài. Và thêm một việc quan trọng nữa là chất xơ tạo cho phân có kích thước lớn. Đây là một điều đúng vào trường hợp của mẹ cô bạn. Bà đã rất ít ăn rau từ lâu. Tôi nói bác nên bổ sung rau trong chế độ ăn. Bà cười và chỉ vào miệng, trống trơn hết còn răng chi mà ăn! Nhiều bệnh nhân lớn tuổi cũng gặp hoàn cảnh tương tự. Biết làm sao đây? Tôi bày cho bà mỗi ngày uống một hoặc hai ly “ sinh tố đặc biệt ”. Xắt nhỏ các loại rau, lang, muống, càrốt, rau dền, ngò…cùng các thứ trái cây như: lê, đu đủ, bom, mảng cầu, dưa hấu…mỗi thứ một chút. Có thứ rau hoặc trái cây nào cũng được. Sau đó cho vào máy sinh tố xay nhuyển. Thế là bạn có một thứ sinh tố đặc biệt, chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, các chất phòng chống ung thư
clip_image148 Và chỉ việc uống mỗi ngày một hoặc hai ly. Một loại nước sinh tố đặc biệt cho người già rụng hết răng và dĩ nhiên cho cả tôi và các bạn. Tôi cũng hướng dẩn bà mỗi buổi sáng, uống ly nước rồi xoa bụng dọc theo khung đại tràng như trong bài “ Kẹt xe ”. Mỗi ngày cũng đừng quên động tác “ Đấm bụng ” để kích thích hệ tiêu hóa loại bỏ chất hơi ra ngoài, để giải quyết bụng lúc nào cũng tức hơi. Một tháng sau từ ngoài quê ở miền Trung bà nhắn cô bạn gửi lời cảm ơn tôi, phân của mẹ không còn xíu xíu, không còn nặng bụng, mẹ đã không còn lo ung bướu, hẹp hậu môn chi nữa rồi.
62 CÔNG VÀ TỘI CỦA TRÀ, CÀ PHÊ:
clip_image150clip_image152
Nhiều bệnh nhân khoảng ba mươi đến bốn mươi, đa số là nữ đến khám bệnh cũng với lý do là mệt, đôi lúc có cảm giác hồi hộp ở vùng ngực. Cho kiểm tra X quang tim phổi thẳng, siêu âm tổng quát, xét nghiệm đường, lipid trong máu. Tất cả đều không tìm thấy bất thường. Chỉ có điện tâm đồ, nhịp xoang ( nhịp bình thường ) nhưng tần số nhịp từ chín mươi đến một trăm lần mỗi phút. Như các bạn biết nhịp tim của chúng ta bình thường từ bảy mươi đến tám mươi lần một phút. Từ chín mươi đến một trăm được xem là nhịp nhanh. Tuy nhiên có thể bệnh nhân vừa đi từ nhà đến đã vào phòng ECG để đo điện tim nên có thể tần số tim hơn bình thường một chút. Hỏi kỹ đa số đều có thói quen uống cà phê hoặc uống trà. Tuy nhiên khi hỏi thì người bệnh trả lời nhiều cách khác nhau. Tôi chỉ uống có một cử cà phê vào buổi sáng thôi. Hoặc tôi đã uống lâu lắm rồi, còn mệt thì mới xảy ra vài tháng . Hoặc tôi chỉ uống có nước giảo ( dợt, lợt, nước thứ hai ) thôi.Hay chỉ uống mỗi ngày vài hớp, uống chung với ông xã mà ông xã thì có mệt đâu? Một số bệnh nhân khác cũng đến khám với cùng một lý do là mệt, thỉnh thoảng nghe dồn dập ở vùng ngực trái. Những bệnh nhân này hoàn toàn không có uống một giọt cà phê. Nhưng họ lại có thói quen uống trà đậm, uống trà thay nước! Ở những người uống trà ( trà khô, chè tươi ) thường xuyên hằng ngày khi được khuyên ngưng uống trà thì lại phản ứng mạnh hơn. Khoa học nói uống trà tốt lắm, vì trà có chất chống oxyt hóa, chống lại lão hóa mà sao bác sĩ nói có thể gây ra mệt được. Thưa các bạn, có lẽ các bạn cũng có những thắc mắc tương tự như vậy phải không? Thực ra trà có chứa những chất chống oxyt hóa nhưng trong trà cũng có những chất như theophylline và caffeine là những hóa chất có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương giúp người uống tỉnh táo, giảm cơn buồn ngũ, kích thích hô hấp gây dễ thở. Nhưng những chất này có trong trà cũng gây kích thích tim mạch. Các bạn hãy tự mình chứng minh bằng cách, buổi sáng các bạn đếm số lần mạch nảy lên trong một phút. Sau đó các bạn uống một ly trà đậm hay một ly cà phê. Mười lăm phút sau, các bạn kiểm tra lại tần số mạch xem. Bạn sẽ thấy nhịp tim nhanh hơn. Đó là một lần uống trà hoặc cà phê. Nếu mỗi ngày chúng ta đều uống thì tim sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn, và đến lúc đó bạn sẽ có cảm giác khó chịu ở vùng tim ( ngực bên trái ), hoặc mệt, hoặc hồi hộp, lo sợ vô cớ, có lúc cảm giác tim mình đập dồn dập… Còn tại sao cùng uống cà phê mà người thì mệt kẻ thì không. Đơn giản là đối với cà phê, trà thì mỗi người có một đáp ứng khác nhau. Hoặc tại sao tôi uống cà phê bao nhiêu năm rồi mà mệt thì chỉ xuất hiện vài tháng nay. Dĩ nhiên triệu chứng mệt không phải xuất hiện ở những lần uống đầu tiên, mà mệt chỉ xảy ra khi tim không chịu nỗi với những kích thích của caffeine trong một thời gian lâu dài. Theo tôi, nếu thích uống trà hay cà phê, các bạn có thể uống ít thôi nhưng cũng luôn nhớ rằng chất caffeine trong trà và cà phê có thể làm tim các bạn nhạy cảm hơn, tần số đập nhanh hơn và có thể làm các bạn mệt.
Tuy nhiên có một lần tôi “ hố hàng ”. Bệnh nhân ngồi trước tôi là một phụ nữ sáu mươi ba tuổi, dáng người gầy, rắn rỏi. Bà từ Long Khánh về thành phố thăm con rồi nhân tiện đến khám bệnh. Huyết áp của bà là 100/70mmHg ( tương đối bình thường ). Cho làm xét nghiệm thường quy, chỉ có điện tâm đồ có nhịp xoang nhanh # 110 lần/phút. Có thể nghĩ là thiếu máu gây mạch nhanh chăng, nhưng khi xét nghiệm công thức máu thì hồng cầu là 4.300.000/mm3 trong giới hạn bình thường. Như vậy theo “ đường xưa lối cũ ” trong đầu, tôi nghĩ ngay đến trà và cà phê, tôi còn suy diển thêm, Long khánh lại là nơi trồng cà phê và trà, bênh nhân này chắc chắn phải có uống. Tôi hỏi bác có uống trà không?. Bệnh nhân trả lời: hồi giờ tôi không biết uống trà. Như vậy bác có uống cà phê? Cà phê cũng chẳng bao giờ đụng đến. Còn phân vân chưa biết nhịp tim nhanh từ đâu, thì người con trai khoảng 40 tuổi đi cùng bệnh nhân bước vào nói má ra ngoài một chút, để con hỏi thăm bác sĩ về bệnh của con. Đợi bà ra cửa phòng thì anh nói nhỏ với tôi bác sĩ khuyên má con bớt uống rượu lại, ngày nào bà cũng uống một xị rượu đế, hơn 5 năm nay rồi! Thật là một sự sai sót trong hỏi bệnh, do tôi cứ nghĩ đây là một phụ nữ, đã lớn tuổi thì chuyện uống rượu chắc không bao giờ có. Việc hỏi bệnh nhân có uống trà và cà phê đã là quá rồi. Đây là một bài học quý cho tôi. Và các bạn nên nhớ thói quen uống trà, cà phê, rượu có thể làm tim của các bạn đập nhanh và có thể gây mệt cho các bạn.
63 “ CƯ AN TƯ NGUY ”
clip_image154
Ăn mà không chấm thì còn gì là ngon nữa. Món bì cuốn không nước mắm, gỏi cuốn không tương, món rau không có nước thịt hay cá kho để chấm. Thật là chán. Người Việt có thói quen ăn phải chấm. Mà thức ăn cũng phải mặn mòi một chút. Lạt thì thật khó ăn. Nhưng các bạn hãy để ý trong khi làm bếp, trong việc muối dưa cà pháo, để dưa cà được ngon, cứng thì cần phải xử dụng muối hơi mặn một chút. Đến đây thì các bạn hơi ngạc nhiên phải không, đang nói chuyện sức khõe thì nói ăn uống bếp núc dưa cà để làm gì. Có thể tôi đi lạc đề rồi chăng? Xin thưa với các bạn mình vẫn đang nói chuyện về sức khõe đây. Nếu chúng ta có thói quen ăn mặn, thì lượng NaCl trong máu chúng ta có nồng độ cao, nói đơn giản là máu chúng ta mặn hơn. Và hệ thống mạch máu gồm vô số những ống dẩn chứa máu của chúng ta, sẽ luôn luôn tiếp xúc với một môi trường mặn trong nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm thì các bạn thử nghĩ mạch máu của mình sẽ giống như dưa, cà trong muối mặn, cũng cứng lại, và kém đàn hồi phải không? Sự lưu thông của máu trong cơ thể một phần do lực co bóp của trái tim, một phần do hệ thống mạch máu co lại rồi giãn ra. Đồng thời các bạn biết huyết áp thì tỷ lệ thuận với những yếu tố sau: sức co bóp của cơ tim, dung tích máu trong lòng mạch máu và với sức cản ngoại biên. Ở đây khi hệ thống mạch máu cứng lại, hay nói khác hơn là sức cản ngoại biên tăng lên sẽ dẩn đến bệnh tăng huyết áp vô căn xảy ra ở tuổi sớm hơn. Nói đơn giản là người có thói quen ăn mặn thì có nguy cơ cao huyết áp sớm hơn người ăn lạt hơn. Chưa kể ăn mặn còn có thể giữ nước lại trong mạch máu khiến dung tích máu tăng lên. Điều này cũng là một nguyên nhân gây tăng huyết áp. Thưa các bạn trong binh pháp cổ nhân có câu “ Cư an tư nguy ”, nghĩa là đang sống yên ổn cần lo đến lúc nguy biến. Trong bệnh tăng huyết áp cũng tương tự như thế, không phải đợi đến lúc bị bệnh tăng huyết áp chúng ta mới ăn nhạt mà ngay lúc khi chưa có bệnh tăng huyết áp các bạn cần nên tập cho mình một thói quen: nêm thức ăn hơi nhạt và khi ăn không nên chấm thêm muối, nước mắm, nước tương, chao…
64 “ NHỚM RĂNG ”
clip_image156
Khoảng năm 40 tuổi tôi bắt đầu bị ê, đau nhức hai hàm răng. Các chân răng như có cảm giác không còn bám chắc vào nướu, đau răng mà chảy nước mắt như khóc. Lần đau nhức đó kéo dài mấy ngày. Có lẽ tôi bị nha chu chăng? Lúc đó thực không biết. Khi ấy tôi đang thất nghiệp, theo bạn về Long an, buổi sáng theo bạn ra rẩy mía. Cơn đau làm tôi không ăn được, đến bữa cơm nuốt trộn trạo cho xong. Bạn tôi nói chắc mày bị “ nhớm răng ” rồi, mấy ông già cũng hay bị. Nhưng từ đó về sau tôi không còn bị nhớm răng nữa.. Vì sau đó mỗi lần đánh răng thì tôi dùng hai ngón tay cái và trỏ bóp nướu răng chặc, sau đó lại buông tay ra. Tôi thực hiện động tác đó khắp hai nướu răng và mỗi ngày tôi dùng hai hàm răng gỏ với nhau một trăm lần.
65 BÀ XÃ TÔI “ TUNG CHƯỞNG ”
clip_image158
Một bệnh nhân quen trong xóm đến khám bệnh. Cháu khoảng mười sáu tuổi, tên Cơ. Cháu vừa vào đến nhà, tôi đã nghe tiếng nấc cụt liên tục. Tôi bước đến, theo thói quen cầm ống nghe trên tay và định hỏi cháu nấc cụt từ lúc nào thì bà xã tôi đã nghiêm giọng nói: Cơ, hôm qua con khám bệnh mà chưa gửi tiển cho bác Hải phải không? Thằng bé trố mắt nhìn một lúc rồi nói: dạ con đưa tờ giấy năm chục, bác Hải thối lại cho con có một tờ hai chục mới đó. Vợ tôi cười: con hết nấc cụt rồi phải không? Thằng bé lại trố mắt: dạ con hết nấc cụt rồi. Thưa hai bác con về. Ôi chao bà xã tôi học chiêu này ở đâu mà tuyệt thật. Mình chưa kịp động thủ thì bả đã tung chiêu “ Cách không điểm nấc cụt ” rồi. Thưa các bạn trong dân gian vẫn có nhiều phương pháp chữa bệnh đơn giản, có thể dùng một, hai vị thuốc và cũng có thể dùng “ mẹo ” như cách chữa nấc cụt buồn cười này mà bệnh khỏi mới tài phải không các bạn.
66 ĐANG ĐI VỚI HỔ:
clip_image160
Nhiều bệnh nhân đến khám viêm họng, viêm phế quản…đo huyết áp có chỉ số huyết áp khoảng 180/100mmHg. Tôi nói anh nên cẩn thận, huyết áp cao lắm đó, ở nhà anh có uống thuốc huyết áp mỗi ngày không? Không, tôi thấy khõe lắm, có tới 200/100mmHg mà thấy có sao đâu, bác sĩ chỉ cần chữa cho tôi bệnh viêm họng thôi. Các bạn có cùng ý kiến với anh bạn trên không? Trên thực tế dù bệnh viêm họng gây sốt, nghẹt mũi, đau họng, nhức mỏi khắp người so với bệnh tăng huyết áp thì chẳng thấy triệu chứng gì nhưng việc điều trị trọng tâm vẫn phải là bệnh tăng huyết áp. Viêm họng dù có vẽ có nhiều triệu chứng rầm rộ nhưng không thể gây liệt nửa người hoặc tử vong nhưng tăng huyết áp thì có thể. Các bạn hãy cầm một cái bóng bóng và đổ thật đầy nước vào, các bạn sẽ thấy bong bóng căng to chực vở. Khi tăng huyết áp, hệ thống mạch máu trên não chúng ta cũng tương tự như vậy, chúng căng lên. Chỉ số huyết áp càng cao thì mức độ căng càng trầm trọng hơn. Chỉ cần một lúc nào đó, trong hệ thống mạch máu não, có chỗ nào suy yếu, mỏng manh sẽ vở ra, máu sẽ tràn vào não. Lúc đó nếu chữa cho thật “ tốc hành ” thì cũng đã muộn. Tai biến mạch máu não có thể gây yếu liệt nửa người, có thể nói ngọng, tay chân không cử động được theo ý muốn, hoặc nằm một chỗ, ăn uống vận động khó khăn… hoặc chết “ bất đắc kỳ tử ”.Tình trạng tưởng rất khõe mạnh ở người có chỉ số huyết áp rất cao, không thể nói người bị tăng huyết áp có sức chống đở tốt với bệnh. Cũng không nên tự hào là mình rất khõe, cở huyết áp cao thế mà cũng chẳng ăn thua gì. Sở dỉ có tình trạng “ bình thường ” như vậy vì một lý do đơn giản là người bệnh đã bị tăng huyết áp lâu rồi, cơ thể đã quen với số đo huyết áp cao rồi. Nhưng điều này rất nguy hiễm, vô cùng nguy hiễm. Vì ở một người khi huyết áp hơi cao một chút đã thấy khó chịu, chóng mặt, nhức đầu thì còn biết để mà uống vài viên thuốc cho áp lực trong mạch máu giảm xuống, có thể “ ngừa ” tai biến mạch máu não. Đàng này huyết áp cao mà lúc nào cũng thấy bình thường, như người đi với hổ mà cứ tưởng đi với con “ miêu miêu ”. Người lúc nào cũng có chỉ số huyết áp rất cao mà trong người vẫn thấy rất khõe, rất bình thường giống như người đi với cọp lâu ngày và còn cảm thấy “ bình an vô sự ” chẳng qua là cọp chưa ăn thịt mình vậy thôi. Do đó khi biết bị bệnh tăng huyết áp, các bạn nên đi bác sĩ để được khám bệnh, được hướng dẩn cách ăn uống sinh hoạt và uống thuốc thường xuyên và tái khám theo lời dặn. Hoặc có bệnh nhân tích cực hơn, đi khám bệnh, tuân theo lời chỉ dẩn về chế độ ăn, sinh hoạt, uống thuốc theo toa. Nhưng khi đo huyết áp ổn định, tưởng mình đã hết bệnh và tự động ngừng thuốc. Xin các bạn nên nhớ khi đã có bệnh tăng huyết áp vô căn thì hầu như phải uống thuốc, điều trị suốt đời. Tùy tình trạng bệnh, lúc bác sĩ có thể cho bạn uống một thứ thuốc, uống phối hợp nhiều thứ, hoặc tăng hoặc giảm liều. Và không phải huyết áp rất cao mới xảy ra tai biến mạch máu não. Trên thực tế có những bệnh nhân huyết áp chỉ 140/90mmHg mà vẫn bị tai biến mạch máu não gây liệt nửa người hoặc tử vong. Xin các bạn hãy cẩn trọng, đừng giỡn ngươi với bệnh tăng huyết áp “ tên sát thủ thầm lặng ”.
67 HẬU TAI BIẾN
clip_image162
Thường xuyên tôi vẫn gặp những bệnh nhân đã bị tai biến mạch máu não ( bị tắc mạch hoặc bị vở mạch máu trong não ) do cao huyết áp đến khám bệnh. Bệnh nhân đến có thể do tiêu chảy , viêm phế quản, đau cơ, nhức khớp… Bệnh nhân đang bị liệt nửa người, miệng méo, phát âm không rõ. Huyết áp của bệnh nhân lúc này rất cao, 160/90mmHg có người đến 180/110mmHg hoặc cao hơn nữa. Nhưng bệnh nhân và người nhà chỉ muốn chữa những căn bệnh tiêu chảy, viêm phế quản.. chứ không quan tâm gì đến bệnh tăng huyết áp. Tôi hỏi người nhà có cho bác uống thuốc điều trị tăng huyết áp không. Không, ba tôi khõe lắm, mỗi ngày đều có đi châm cứu. Người nhà cứ tưởng bệnh nhân tăng huyết áp khi bị tai biến chỉ bị một lần thôi, và lần bị tai biến vừa rồi nhờ vào châm cứu bệnh mới ổn định. Thưa các bạn, người bị tai biến mạch máu não có thể bị một trong hai loại: đó là tắc mạch máu não và vở mạch máu não. Tắc mạch máu có thể do mảng xơ vửa trong lòng mạch, cộng thêm tình trạng co thắt mạch máu não. Trong trường hợp tắc mạch, người bệnh có thể bị liệt tạm thời và có thể hồi phục khi chỗ tắc được lưu thông. Còn vở mạch máu não là do áp lực trong lòng mạch máu tăng lên và thành mạch máu không chịu đựng nỗi ( như cái bong bóng của trẻ con bị vở ra do chứa quá nhiều nước vậy ). Não giống như một bộ chỉ huy. Hư một phần nào của bộ chỉ huy thì sẽ ảnh hưởng đến một phần cơ thể có liên hệ. Thí dụ khi vở mạch máu não ở bán cầu đại não trái, máu sẽ tràn vào bán cầu não trái và gây liệt nửa người bên phải…Xin các bạn chú ý như vậy, liệt tay chân do tai biến mạch máu não là do tổn thương ( tắc mạch máu hoặc vở mạch máu ) trong não chứ không phải là bị tổn thương cơ bắp hoặc thần kinh ngoại vi. Do đó xoa bóp, day ấn huyệt, châm cứu không có tác dụng. Sự hồi phục có thể xảy ra khi yếu tay, chân, nửa người... do tắc mạch. Sự hồi phục này có thể theo thời gian và cũng không cần can thiệp, chỉ cần giữ huyết áp bình ổn, và cần giải quyết các bệnh liên quan như tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu. Còn trường hợp liệt nửa người do vở các mạch máu não thì khó lòng hồi phục dù có được tích cực điều trị. Rốt cuộc là gì? Khi có người nhà đã bị tai biến mạch máu não, xin các bạn chú ý thường xuyên đưa bệnh nhân đên khám bệnh, đo huyết áp, xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ để hướng dẩn, thuốc men, chế độ sinh hoạt để phòng ngừa tai biến mạch máu não có thể xảy ra tiếp tục. Đó là điều tiên quyết, quan trọng nhất, còn việc sau tai biến mà chỉ đi tập vật lý trị liệu, châm cứu, day bấm huyệt thì rất nguy hiễm.
68 TRIỆU CHỨNG “ KÈM NHÈM “ Ở MẮT:
clip_image164clip_image166
Nhiều ông bà lão cứ khai là mắt kèm nhèm, hay có ghèn ở mắt, và mắt nhìn không rõ. Dấu hiệu kèm nhèm ở mắt có thể do từ bệnh tiểu đường, tăng huyết áp hoặc ở người trẻ có thể từ việc mõi mắt do tiếp xúc với máy vi tính nhiều giờ trong ngày. Mục này chỉ nói riêng về mắt kèm nhèm ở người già mà không có bệnh tiểu đường hay tăng huyết áp. Nguyên nhân có thể do ống lệ mũi không thông do đó đưa đến tình trạng mà các ông bà gọi là kèm nhèm. Biện pháp rất đơn giản là nhỏ nước sạch hoặc nước cất vào mắt mỗi ngày vài lần, mỗi lần vài giọt cho mỗi mắt. Bệnh nhân sẽ thấy dễ chịu ngay mà không sợ có tác dụng phụ gì vì các bạn vẫn tắm mỗi ngày và nước cũng có thể vào mắt. Có thể kết hợp dùng hai ngón trỏ và giữa đặt hai bên sống mũi xoa lên xuống mỗi ngày ba lần, mỗi lần năm mươi cá. Dĩ nhiên nhỏ mắt bằng nước sạch và xoa dọc sống mũi vài ngày mà không bớt thì nên đưa ông, bà đến bác sĩ chuyên khoa để khám và chữa bệnh.
69 BỆNH BUERGER:
clip_image168clip_image170
Các bạn đã nghe nói bệnh Buerger chưa? Đầu tiên bệnh nhân có cảm giác tê hoặc rần rần như kiến bò ở một hoặc hai ngón chân hoặc tay. Sau đó đổi sang cảm giác đau. Đau có thể chịu được hoặc ở mức độ dữ dội, nhất là về ban đêm, đau tăng lên đến mức độ người bệnh hầu như không chịu nỗi. Cơ chế của cơn đau là do tắc nghẻn mạch máu nhỏ gây viêm và máu đến các ngón chân bị giảm. Tôi có một bệnh nhân bị bệnh Buerger. Bệnh nhân này là chồng của một cô giáo dạy cấp một ở huyện Đức hòa tỉnh Long An. Anh Toàn 45 tuổi, xuống khám bệnh với lý do ngón chân số 4 của bàn chân phải có màu tím đen, có vết loét rất đau nhức. Tôi cho xét nghiệm đường trong máu lúc đói, kết quả là 5mmol/L, nồng độ Triglycerid và Cholesterol toàn phần cũng trong giới hạn bình thường. Huyết áp của anh là 110/70mmHg. Hỏi ra mới biết anh Toàn hút thuốc lá từ năm mười tám tuổi, hiện giờ mỗi ngày hút khoảng một gói thuốc. Đúng là anh đã bị bệnh Buerger, một bệnh do tác hại của thuốc lá gây máu đông làm tắc mạch ở ngón chân. Và đúng như vậy, anh cho biết đã điều trị tại bệnh viện Bình dân khoảng hai tháng, có kết quả rất tốt, ngón chân bớt đau và trở lại màu da gần như bình thường. Lúc đó bác sĩ có dặn anh phải bỏ thuốc lá. Thuốc lá là nguyên nhân gây nên bệnh Bueger. Bạn có thể phòng ngừa bệnh Buerger bằng cách không hút thuốc lá. Nhưng anh cứ nghĩ đây không phải là mấu chốt của vấn đề, ban đầu có giảm hút thuốc lá, nhưng về sau khi thấy bệnh tiến triển, anh lại hút tiếp tục, và bệnh trở nặng. Anh Toàn nghe cô tôi ( là bạn của vợ anh ) giới thiệu xuống nhà để xem dùm bệnh. Tôi khuyên anh uống lại toa của bệnh viện Bình dân, trong đó có thuốc giảm đau, giãn mạch đồng thời thêm vào một loại kháng sinh, kháng viêm để điều trị bội nhiễm trên vết loét ngón chân. Và tôi nhắc nhở “ tích cực ” anh phải tuyệt đối kiêng thuốc lá đến suốt đời nếu không muốn cưa ngón chân. Lần này anh Toàn cũng đã sợ lắm rồi, thêm vào là chị Toàn cũng giải thích, và cảnh cáo quyết liệt. Mấy tháng sau, nhân dịp về quê đám giổ, tôi thấy ngón chân của anh Toàn trở lại bình thường một cách ngoạn mục. Xin các bạn hãy chú ý thuốc lá có thể gây cụt các ngón chân hoặc ngón tay của các bạn đấy. Xin cẩn trọng.
70 BÀ CÔ TÔI BỊ “ TRÚNG GIÓ ”
clip_image172
Hơn 30 năm qua mà tôi vẫn còn nhớ một câu chuyện xảy ra trong họ nhà tôi. Ông nội tôi có một người em gái thứ mười, lúc đó bà cô đã 65 tuổi. Bà rất khõe mạnh, ai cũng bảo tánh bà nóng như Trương Phi. Bọn trẻ tụi tôi đứa nào cũng sợ. Bà cô có một lần bị đau đầu, đi khám bệnh, bác sĩ cho uống thuốc và cho biết huyết áp bà cao, dặn uống hết toa thuốc rồi tái khám. Vài hôm bà cô hết đau đầu, bớt chóng mặt, bà tự ý không uống thuốc nữa và ở nhà chỉ tiếp tục uống… rượu. Theo thói quen, mỗi sáng bà quét sân bên cạnh nhà, sau đó đến một quán bán chạp phô ( bách hóa ) gần đó uống một ly xây chừng đế ( tôi nghĩ khoảng hơn 50ml ), sau đó mới ăn sáng rồi mới bắt đầu những công việc khác trong một ngày. Sáng hôm đó, bà chưa quét hết sân thì cảm thấy lảo đảo té xuống. Cả nhà đở bà cô vào thì bà sùi nước miếng ra, liệt hết người bên phải, miệng nói ú ớ, tiểu ra quần. Lối xóm nói bà cô tôi bị “ trúng gió ”. Bà cô tôi phải sống trong tình trạng liệt nửa người, nằm ngồi sinh hoạt, ăn uống, tiểu tiểu tại giường.. hơn 5 năm rồi mất. Đến lớn lên tôi mới biết không phải riêng bà cô mà nhiều bệnh nhân bị tăng huyết áp cũng có tình huống như vậy. Vì sao, có phải trúng gió chăng? Thưa các bạn, đó là một trường hợp tai biến mạch máu não ở bệnh nhân bị tăng huyết áp. Từ đêm đến sáng, thời gian gần mười hai giờ, một số thuốc cao huyết áp đã hết tác dụng, huyết áp của bệnh nhân cao trở lại. Cộng thêm vào là tình huống nửa đêm giật mình đi tiểu, sáng dậy quét nhà, đang ở trong môi trường ấm áp, đột nhiên tiếp xúc với không khí lạnh, với gió lùa, toàn bộ mạch máu ngoài da co lại, máu sẽ dồn vào các cơ quan bên trong kể cả vào não làm tăng áp lực ở hệ thống mạch máu não gây vở một mạch máu mỏng manh nào đó. Do đó các bạn nên lưu tâm khi có người thân bị bệnh tăng huyết áp hoặc chính mình sống chung với tên “ sát thủ thầm lặng ” này thì nên chú ý đến sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, thời tiết. Ban đêm nên đi tiểu, vệ sinh trong nhà, không quét sân sớm và kể cả đi tập thể dục quá sớm lúc trời lạnh còn tờ mờ sương.
71 THUỐC LÁ VÀ NHỮNG BỆNH LIÊN QUAN:
Thỉnh thoảng tôi cũng hút thuốc lá, một năm chắc cũng hút chừng hai ba điếu. Hút cho bạn bè vui. Đốt điếu thuốc rồi đặt xuống cái gạt tàn. Tôi thấy khói đen bay lên, một lúc sau còn một khúc tàn thuốc nằm trên gạt. Khi chúng ta hút một điếu thuốc thì vừa khói đen, vừa tàn thuốc được đưa vào cơ thể, đi ngang qua mũi họng, khí quản, phế quản rồi vào tận các phế nang để đi vào máu. Mà trong thuốc các bạn đã biết có rất nhiều chất độc hại. Những chất độc đó được liệt kê đến hàng trăm chất và được chia thành các nhóm sau: Nhựa thuốc lá gồm những chất có kích thước rất nhỏ có thể kích thích các niêm mạc phế quản, gây tăng sinh các chất tiết, làm hại đến những lông chuyển ở thành phế quản. Nicotine là một chất gây nghiện. Monoxit Carbon ( khí CO ) là một độc chất. Trên một phim X quang phổi của một người bình thường không hút thuốc với một người đã hút thuốc lá trong nhiều năm có những khác biệt rõ rệt. Phim của người nghiện thuốc có những hình ảnh xơ, chứng tỏ các cấu trúc ở phổi đã bị nhiều ảnh hưởng. Hình ảnh này làm tôi liên tưởng đến một bức tường bám đầy khói đen mà bên dưới có bếp củi đã chụm nhiều năm. Đầu tiên sự ảnh hưởng của thuốc lá và sự kêu cứu của phổi chúng ta là gì? Đó là tình trạng tức ngực, khó thở mà X quang phổi, ECG…tất cả đều bình thường. Ngay lúc này thì các bạn nên dừng việc hút thuốc lá là tốt. Còn chúng ta vẫn tiếp tục hút thuốc lá thì sao? Các bạn hãy xem ảnh minh họa dưới đây để thấy những bệnh có thể gây hại bởi khói thuốc lá:
clip_image174
72 TÔI BỊ “ GAI GÓT CHÂN ”
Nhiều bệnh nhân đến khám bệnh với lý do đau ở dưới gót chân. Khi cho chụp phim X quang thấy hình ảnh một cái gai nhọn dưới xương gót. Tôi bị gai gót chân rồi phải không bác sĩ? Có cần phải mổ không? Vì sao tôi lại bị gai gót chân? Để trả lời những thắc mắc này đầu tiên xin các bạn hãy xem giải phẩu ở vùng gót, lòng bàn chân. Xương gót là một xương lớn nhất ở bàn chân, xương gót luôn chịu một sự va chạm lớn, chịu đựng trọng lượng cơ thể cùng với những động tác đi, chạy, nhảy. Dưới lòng bàn chân ai cũng có một lớp cân. Đó là một dãy mô sợi nối xương gót và các ngón chân gọi là cân gót lòng bàn chân. Khi các bạn đi trên một nơi không bằng phẳng, mà lại gập gềnh như đi trên đoạn đường nhiều đá, đi lên dốc, lên núi... Lớp cân lòng bàn chân bị căng ra, lâu ngày có thể có những xuất huyết nhỏ ở dưới xương gót, nơi lớp cân bàn chân bám vào. Dần dần các điểm xuất huyết này sẽ hóa vôi, trên phim chụp bàn chân ở tư thế nghiêng, các bạn sẽ thấy một cái gai nhọn bám vào gót chân. Đây là bệnh có tên gọi là viêm cân gót lòng bàn chân. Ai hay bị viêm cân gót lòng bàn chân? Ngoài yếu tố đi trên mặt đất không bằng phẳng ra, những người dễ bị bệnh này thường có lòng bàn chân phẳng, hoặc lòng bàn chân quá sâu, chạy, nhảy đột ngột, hoặc mang giày quá chật, giày quá rộng, hai chân không dài bằng nhau, tăng cân quá nhanh ở người có thai, béo phì nhanh. Những đối tượng này dễ bị căng cân gót lòng bàn chân khi vận động. Không hẵn khi chụp phim X quang thấy có gai gót chân mới bị đau. Nhiều trường hợp các bạn thấy trên phim không có gai gót nhưng bệnh nhân vẫn đau ở dưới gót. Và những người có gai gót mà có lúc đau, lúc không. Hoặc phim X quang có gai gót thấy rõ ràng mà vẫn chẳng thấy đau. Như vậy, các bạn thấy đau ở gót chân chính là do viêm cân gót lòng bàn chân ở tại vị trí lớp cân này bám vào xương gót. Và cách điều trị chủ yếu là điều trị nội. Chỉ sau khi điều trị nội mười hai tháng mà đau vẫn còn nhiều thì mới nghĩ đến phương cách chót là giải phẩu. Sau đây là những việc mà tại nhà các bạn có thể áp dụng cùng với việc uống thuốc theo toa của bác sĩ để làm giảm nhanh đau gót trong bệnh viêm cân gót lòng bàn chân:
- Nghỉ ngơi: đây là nguyên tắc chính khi bị viêm cân gót lòng bàn chân. Các bạn nên ngừng việc đi bộ để tập thể dục mỗi sáng, tránh chạy nhảy…vì dễ làm tăng tình trạng viêm và đau gót sẽ tăng lên
- Dùng cục nước đá cho vào túi nylon, sau đó gói trong khăn để massage lên vùng gót chân bị đau. Các bạn có thể thực hiện cho đến khi vùng gót có cảm giác tê ( khoảng mười lăm đến hai mươi phút ). Mỗi ngày có thể massage bằng nước đá nhiều lần như vậy.
- Dùng một miếng xốp mềm để lót dưới gót chân đau để nâng gót chân lên khoảng 1cm, mục đích là để tránh va chạm lên vùng cân gót lòng bàn chân đang bị viêm
- Các bạn có thể xoa bóp, day ấn nhẹ nhàng vùng gót chân đau nhưng không được dùng sức nóng trong việc điều trị viêm cân gót lòng bàn chân.
Thông thường khi áp dụng đúng những điểm trên cùng với việc uống thuốc theo toa bác sĩ thì tình trạng đau gót do viêm cân gót lòng bàn chân sẽ biến mất sau khoảng một tuần.
clip_image176clip_image178
73 ĐỆ TỬ YÊU DẤU CỦA BỒ ĐỀ TỔ SƯ:
clip_image180
Tôi có học môn nội do thày Cường dạy. Vào lúc đó, thày khoảng bốn mươi, người gầy, cao, tánh tình phóng khoáng. Thày dạy nội hô hấp mà lúc nào trên tay cũng không rời điếu thuốc. Nhớ đến thày là tôi nhớ đến cụm từ “ ho quý phái ”. Các bạn có biết là gì không? Tôi xin nhắc các bạn một chút qua câu chuyện con khỉ trong truyện Tây du của Ngô Thừa Ân. Tôn ngộ Không được sư phụ là Bồ Đề tổ sư gọi lên trình diện. Tổ sư chẳng nói chẳng rằng, gỏ lên đầu của Tôn hành Giả ba cái. Ngộ Không về gải đầu suy nghĩ mãi chẳng biết ý của Tổ sư như thế nào. Hồi lâu chợt nghĩ có lẽ Tổ sư cho gọi mình đến vào canh ba để dạy đạo chăng, bèn mừng rở, tắm gội sạch sẽ nôn nao chờ đợi. Đúng canh ba, Ngộ Không vào phòng của sư phụ. Tổ sư thấy Ngộ không vào, trong tâm ông nghĩ con khỉ đá này thật là thông minh, bèn giả bộ giận dử: Ngộ không, nửa đêm nhà ngươi vào đây làm gì?. Hành Giả cúi rạp đầu: con vâng lời sư phụ đến để nghe thày dạy đạo. Tổ sư vuốt râu: Được nhưng trước hết nhà ngươi hãy nuốt sạch bô đàm nhớt dưới gầm giường cho ta. Đến đây thì các bạn biết “ ho quý phái ” là gì rồi phải không? Ho quý phái là khi ho không chịu khạc đàm ra ngoài, mà lại lẳng lặng nuốt sạch vào trong. Thật là quý phái. Tuy nhiên trên phương diện y học thì kiểu ho trên không được chấp nhận. Các bạn đã biết đàm là một hỗn hợp gồm vi khuẩn sống, chết và các nhày nhớt, niêm mạc bong ra của đường hô hấp. Đây là một loại chất thải, vì thế khi có đàm phải khạc sạch ra ngoài. Trẻ con khi bị viêm họng hoặc viêm phế quản vài ngày có thể tiêu chảy, lý do là đàm không khạc ra mà nuốt lại gây nhiễm trùng đường tiêu hóa. Đàm không khạc ra được làm thời gian điều trị viêm phế quản hoặc viêm phổi kéo dài. Vì thế khi bị viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, lao…dứt khoát các bạn phải khạc sạch đàm ra ngoài
74 CHỐNG LOẢNG XUƠNG CHO NGƯỜI GIÀ
clip_image182clip_image184
Tất cả các cơ quan của người lớn tuổi ngày càng suy yếu. Hệ tiêu hóa không nằm ngoài quy luật trên. Sự hấp thu thức ăn ở các màng ruột non giảm đi nhiều. Calcium là một chất rất cần cho bộ xương, cũng được hấp thu kém. Hơn nữa ở người lớn tuổi thường ăn không thấy ngon, lượng thực phẩm đưa vào cơ thể ít. Do đó tuổi tác càng cao thì nguy cơ loảng xương càng tăng. Nhu cầu calcium ở người lớn tuổi là 1200mg mỗi ngày. Trong khi lượng calcium cần thiết mỗi ngày ở tuổi trưởng thành, từ mười chín đến năm mươi tuổi thì lại ít hơn ( 1000mg mỗi ngày ). Loảng xương làm các ông nhất là bà lão thường bị còng lưng. Nhiều nghiên cứu cho thấy để giải quyết tình trạng loảng xương ở người già, ngoài việc ăn những thức ăn nhiều calcium như sữa ít béo, phó mát, cá mòi, các thứ đậu, bông cải xanh…Trện thực tế chúng ta có thể thực hiện hai biện pháp sau:
- Bổ sung calcium cho người từ bốn mươi tuổi trở lên
- Tập thể dục thường xuyên mỗi ngày
Ba má tôi năm nay đã trên tám mươi tuổi mà còn khõe . Ông bà uống mỗi ngày một viên Calcium D từ năm sáu mươi tuổi và tập thể dục nhẹ nhàng mỗi buổi sáng. Đúng là biện pháp này đơn giản mà có kết quả rõ ràng. Tôi nghĩ cũng các bạn cũng có thể áp dụng cho các đấng sinh thành của mình phải không ?
75 ĐÔI DÉP
clip_image186
Nhiều người ban đêm dậy đi tiểu, sau đó có cảm giác lạnh, nhất là ở hai bàn chân. Khi vào giường, đắp mềm tận cổ mà vẫn chưa hết lạnh. Lý do là bàn chân tiếp xúc với nền gạch ẩm ướt, sau khi đi tiểu phải dội nước càng khiến hai bàn chân lạnh hơn nữa. Để hạn chế tình trạng trên các bạn nên để một đôi dép trước cửa nhà tắm ( sàn nước ). Thói quen mang dép trước khi vào nhà tắm và giữ khô chân sau khi đi tiểu sẽ giúp các bạn tránh tình trạng lạnh, điều này sẽ giúp các bạn không bị khó dỗ giấc ngũ sau khi vào toilet nửa đêm. Đơn giản mà hữu ích đó các bạn.
76 BƠI LỘI VÀ BỆNH TAI MŨI HỌNG
clip_image188
Còn gì thích thú bằng bơi lội trong những ngày nóng bức. Ngoài cái thú ngâm mình, đùa giỡn, vẩy vùng dưới hồ bơi bơi lội còn mang đến nhiều lợi ích khác. Về mặt thẩm mỹ người bơi lội có cơ thể cân đối vì các nhóm cơ được hoạt động đều đặn, nhịp nhàng, lại không quá sức nếu không tranh tài. Tim mạch tăng lên ở mức độ vừa phải nên ngày càng khõe ra. Sức đề kháng với bệnh tật tăng lên. Bơi lội giúp con người tăng sự sảng khoái, yêu đời, thực hiện các công việc hàng ngày với năng suất cao hơn. Tuy nhiên những lợi ích trên sẽ hoàn hão hơn nếu nước trong hồ bơi được sạch, được sát khuẩn đúng mức. Nếu nước hồ bơi không được vệ sinh sạch sẽ thì các bạn biết nước sẽ chứa rất nhiều loại vi khuẩn, nấm…Từ những vi khuẩn nấm của đũ loại như: bệnh ngoài da, viêm tai mũi họng, bệnh phụ khoa, bệnh lây truyền qua đường sinh dục đều có thể có mặt trong nước qua tính chât cộng đồng của hồ bơi.Trên thực tế hầu hết những thanh niên, thiếu nữ, trẻ con đi bơi thường có bệnh tai mũi họng. Khi điều trị cho một bệnh nhân viêm họng ở tuổi thiếu niên và thanh niên chậm khỏi và hay bị tái phát, tôi hỏi cháu có đi bơi không thì câu trả lời thường là Có. Bơi lội rất tốt cho sức khõe nhưng các bạn nên cẩn thận không nên bơi trong môi trường nước bẩn.
77 XOA BÓP CÁC CƠ QUAN VÀ CÁC TUYẾN
clip_image190
Các bạn thường nghe nói body massage, food massage, massage mặt. Nhưng có bao giờ các bạn nghe nói đến massage cho các cơ quan, các tuyến trong cơ thể của mình không? Tôi xin dùng một thí dụ đơn giản: não trong cơ thể như một người thầu xây dựng, các tuyến được ví như người cai. Cai có nhiệm vụ dùng lời nói và những biện pháp khác để quản lý, đôn đốc sự hoặc động của từng bộ phận hồ, mộc, điện…giống như các tuyến có nhiệm vụ tiết ra các chất hóa học ( nội tiết tố ) để kích thích, điều hòa sự hoạt động chức năng của những cơ quan trong cơ thể. Các bạn hãy nhìn sơ đồ vị trí của các tuyến nội tiết rồi nhìn qua sơ đồ phản xạ ở lòng bàn chân.. Sơ đồ phản xạ bàn chân cho thấy mỗi điểm trên bàn chân tương ứng với mỗi cơ quan trong cơ thể. Có nghĩa là điểm phản xạ ở xa cơ quan mà mình muốn tác động, trong khi cách massage mà tôi muốn nói ở đây, chúng ta day ấn, xoa bóp ngay tại vị trí cơ thể học của cơ quan, tuyến đó. Thí dụ muốn tác động lên tuyến giáp thì cứ xoa bóp ngay trên tuyến giáp. Trước khi thực hiện phương pháp xoa bóp tuyến, các bạn cũng nên biết: cơ thể có nhiều tuyến nội tiết như: tuyến yên, tuyến giáp, cận giáp, tuyến thượng thận, tuyến tụy nội tiết, buồng trứng, tinh hoàn…Tuyến yên tiết Hormone tăng trưởng kích thích sự phát triển cơ thể, kích giáp tố ( TSH: Thyroid Stimulating Hormone ) để kích thích tuyến giáp tổng hợp và giải phóng T3, T4, tuyến giáp tạo T3, T4 có chức năng phát triển cơ thể, chuyển hóa chất đạm, béo, nước, tuyến giáp gồm 2 thùy nằm trước khí quản, ngay ở đáy cổ. Tuyến cận giáp ở cạnh mô tuyến giáp có tác dụng chuyển hóa Ca, phosphat và duy trì sự cấu tạo xương. Tuyến tụy tiết Insulin, Glucagon và men tiêu hóa. Tinh hoàn và buồng trứng tiết ra kích thích tố nam ( Testosteron ) và buồng trứng tiết kích thích tố nữ (oestrogen và progesteron ). Ngoài các tuyến ra còn các cơ quan như tim, gan, dạ dày, ruột…mà phương pháp “ xoa bóp tuyến ” cũng tác động tới.
clip_image192
Các bạn nên dành mỗi ngày khoảng hai mươi phút để xoa bóp lên các cơ quan và các tuyến. Sau khi tắm, lau khô, thì tiến hành xoa bóp lên ngay vị trí các tuyến mà các bạn thấy trên sơ đồ. Dùng hai lòng bàn tay để xoa vùng bụng ( dạ dày, ruột, tụy, gan ), dùng lòng các ngón tay để xoa lên vùng đáy cổ ( tuyến giáp và cận giáp ), dùng nắm đấm bàn tay để xoa lên vùng sau lưng, dưới các xương sườn ( thận và tuyến thượng thận ). Chúc ông chủ ra lệnh mỗi ngày một lần để các vị cai đôn đốc cho những nhân công trong cơ
thể làm việc tốt.
78 HÃY GIỮ CHO CÁC GIÁC QUAN ĐƯỢC TINH TƯỜNG:
Ai rồi cũng bước sang tuổi lão niên. Lúc đó tai nghểnh ngảng, mắt lèm nhèm, trí óc không còn minh mẩn, động tác chậm chạp hơn. Kể cả vị giác cũng kém, ăn không còn ngon miệng. Phần đầu mặt là phần chứa đa số các giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác. Phương pháp tập thể dục đầu mặt sẽ giúp các giác quan của các bạn trung và lão niên tinh tường hơn. Vùng mặt chứa nhiều cơ bắp. Các cơ bắp này săn chắc, không có những vết nhăn là đặc điểm của gương mặt người trẻ tuổi. Người già có các cơ mặt nhão, chảy xệ thêm những vết nhăn ở vùng đuôi mắt, dưới mắt. Thể dục vùng đầu mặt sẽ hạn chế những vết nhăn và làm da mặt bạn thẳng ra, hồng hào, cơ mặt săn chắc lại. Những cơ ở mặt có kích thước nhỏ, nên đặc biệt thể dục vùng mặt sẽ có kết quả tương đối nhanh, có thể thấy sau một tháng tập. Dĩ nhiên, kết quả nhanh hay chậm ngoài việc tập mỗi ngày thì còn tùy vào nhiều yếu tố khác như tùy vào mỗi cá nhân, vào chế độ ăn uống và sinh hoạt của mỗi người
Trước khi tập xin các bạn chú ý các điểm sau:
Tư thế tập: Ngồi xếp bằng thoải mái trên giường, sàn nhà…
Số lần tập: Mỗi ngày tập một lần vào lúc thuận tiện, thời gian tập mỗi lần là 30 phút
Trước khi tập,da vùng mặt, cổ, hai tay phải rửa sạch và lau khô
Động tác tập phải từ tốn, tinh thần thoải mái
Không được xoa bóp khi mặt đang bị mụn, hay có vết xây xát ở vùng đầu, mặt,cổ.
79 CÁC BÀI TẬP THỂ DỤC ĐẦU MẶT CỔ:
clip_image194
1- Bài tập thể dục đầu, tóc:
Lợi ích: giúp tuần hoàn não tốt hơn, giảm tình trạng chóng mặt hay quên ở người cao tuổi, tạo cảm giác dễ chịu, thanh thản ở vùng đầu, hạn chế rụng tóc
- Dùng các đầu ngón tay chụm lại giật nhẹ từng nhúm tóc ( giật toàn bộ tóc trên đầu )
- Chải tóc bằng phần mềm của đầu ngón tay từ trước ra sau ( không dùng móng tay để chải tóc
- Dùng mười ngón tay xoa xát da đầu từ trước ra sau bằng những vòng tròn nhỏ
- Dùng hai lòng bàn tay vổ nhẹ lên vùng trán và da đầu
2- Bài tập thể dục vùng mắt:
Cải thiện thị lực, giúp tuần hoàn mắt tốt, làm mạnh các cơ mắt, phòng tình trạng tắc lệ đạo gây mắt kèm nhèm, giảm nếp nhăn và quầng thâm quanh mắt.
- Mở mắt, liếc mắt sang trái rồi sang phải tối đa
- Mở mắt, liếc mắt nhìn lên rồi nhìn xuống
- Mở mắt , đảo mắt theo vòng tròn rồi ngược lại
- Đặt đầu của hai ngón tay trỏ và giữa lên tại hai đuôi mắt. Sau đó nhắm mắt rồi mở mắt thật to
- Xoa hai tay cho ấm, úp kín vào mắt, rồi nhìn vào khoảng tối khoảng một phút
3- Bài tập thể dục mũi trán:
Lợi ích: Cải thiện khứu giác, giúp hô hấp tốt, giảm các nếp nhăn ở vùng trán
- Dùng hai lòng bàn tay chận tại chân tóc trán kéo nhẹ lên phía trên, há miệng to hình chữ A, bậm môi trên vào răng trên, bậm môi dưới vào răng dưới phát âm A...A…A. Bài tập này làm căng toàn bộ da mặt
- Dùng hai ngón tay trỏ và giữa xoa dọc từ đầu trong hai mắt xuống dọc hai bên sống mũi. Động tác này phòng tình trạng tắc lệ đạo.
- Day hai huyệt Nghinh Hương ở hai bên chân cánh mũi
4- Bài tập thể dục lưỡi:
Lợi ích: giúp lưởi sạch, đỏ hồng, tăng tiết tuyến nước bọt, giúp tiêu hóa tinh bột chín
- Ngậm miệng, đẩy mạnh lưởi vào thành miệng mọi phía
- Le lưỡi tối đa ra ngoài
- Le lưỡi sang trái rồi phải
- Le lưỡi về phía trên rồi dưới
- Le lưỡi theo hình vòng tròn
5- Bài tập thể dục răng, nướu
Lợi ích: làm máu lưu thông đến răng nướu nhiều hơn giúp răng chắc, sức nhai tốt, giảm tình trạng ê răng ở người lớn tuổi
- Ngậm miệng gỏ hai hàm răng năm mươi lần
- Dùng hai ngón tay cái và trỏ bóp toàn bộ nướu răng
6- Bài tập thể dục cổ họng:
Lợi ích: làm mất vết nhăn ở vùng cổ, giúp máu lưu thông qua tuyến giáp tốt hơn
- Ngữa đầu ra sau, mắt nhìn lên trời, làm động tác nhai năm mươi lần
- Ngữa đầu ra sau, mắt nhìn lên trời, dùng môi dưới trùm lên môi trên
7- Bài tập thể dục toàn bộ mặt:
Giúp da mặt hồng hào, sáng bóng
- Dùng phần mềm các đầu ngón véo hết da mặt
- Dùng phần mềm của lòng mười ngón tay vổ nhẹ lên cổ, trán, mặt
Sau buổi tập, các bạn nên dùng hai bàn chân chà xát với nhau một trăm lượt để máu lưu thông xuống chân tốt, tránh hiện tượng máu dồn lên vùng đầu mặt sau buổi tập thể dục mặt
Mong rằng các bạn thích thú với từng buổi tập và nhận được những lợi ích từ những động tác tập đơn giản trên
80 CHÀ CƠ THỂ BẰNG BÀN CHẢI:
clip_image196clip_image198
Bạn muốn có một làn da hồng hào, săn chắc, khõe mạnh không? Trong mỗi ngày chỉ cần tối đa là mười phút. Thực ra đây là một trong những công đoạn để đạt đến mục đích trên. Các bạn chỉ cần một cái bàn chải cán dài, độ cứng của những lông bàn chải không mềm cũng như không quá cứng. Tôi thấy ở siêu thị Maximax đầu đường 3/2 có bán. Đây chỉ là dùng bàn chải chà xát lên toàn bộ da của cơ thể. Sau khoảng mươi phút, da của cơ thể bạn nóng lên do giãn các mạch máu dưới da, máu sẽ lưu thông đến tận ngoài da đồng thời đem dưỡng khí, chất dinh dưởng đến . Việc chà xát da được thực hiện sau khi các bạn đã tắm xong, lau khô. Dùng bàn chải sạch chà xát bắt đầu từ lòng bàn chân, ngón chân, lưng bàn chân, cổ chân, cẳng chân, nhượng chân, gối, đùi, khớp háng, mông, lưng ( chú ý vùng cột sống ), gáy, bụng, ngực ( vùng ngực nên được chà xát rất nhẹ nhàng vì bên trong là tim và phổi ). Tiếp tục chà ở đầu ngón tay, lòng, lưng bàn tay, cẳng tay, cánh tay, khớp vai. Vùng da mặt các bạn nên dùng một bàn chải rất nhỏ, lông mịn, mềm mại để thích hợp với làn da mỏng manh ở đây. Việc thực hiện chà xát da nên thực hiện nơi yên tĩnh, cơ thể tinh thần thư giản, có thể vừa nghe nhạc nhẹ nhàng. Các bạn nên thực hiện mỗi ngày một lần hoặc một tuần ba lần. Vừa tốt cho sức khõe, đẹp làn da, các bạn vừa có được những phút thư giãn nhẹ nhàng.
81 CON TÔI BỊ ĐAU THẮT LƯNG?
Nhiều bệnh nhân học cấp hai và cấp ba đến khám bệnh với lý do đau vùng cột sống thắt lưng. Người thân đưa cháu đi khám bệnh thường muốn bác sĩ cho chụp một phim X quang để biết xương khớp cháu có bệnh gì không. Hầu như đa số nếu không muốn nói là tất cả những cháu bị đau thắt lưng đến khám đều có kết quả X quang bình thường. Tại sao vậy? Như các bạn đã biết về giải phẩu đã nêu lên ở các mục trên, cột sống là một sự nối kết của nhiều đốt sống lại bởi các dây chằng ( dây chằng dọc trước, dây chằng dọc sau của các thân đốt sống, dây chằng vành nối các mỏm gai đốt sống ), giữa các đốt sống là đĩa đệm, bên ngoài là các cơ cạnh cột sống. Trên phim chụp cột sống thắt lưng, các thành phần này thường không thấy. Mà nguyên nhân đau lưng của lứa tuổi này là do ngồi nhiều, khi ngồi lại sai tư thế, hay gập lại ở vùng thắt lưng. Tình trạng ngồi sai tư thế trong nhiều ngày sẽ làm căng các dây chằng dọc sau, căng các cơ cạnh cột sống. Mà đơn giản hơn nữa, ngồi cúi người ra trước thì cũng giống như ai cầm cột sống của mình bẻ gập lại ở vùng thắt lưng trong thời gian dài. Và cách giải quyết như thế nào? Các bạn uống thuốc theo toa bác sĩ để giảm ngay cảm giác đau, mõi vùng thắt lưng. Sau đó phải điều trị nguyên nhân, đó là phải thay đổi thói quen, phải ngồi đúng tư thế và phải tập động tác ưỡn cột sống như đã nói ở mục “ Đau thắt lưng ”. Sau đây là các đặc điểm của tư thế ngồi đúng:
- Đầu ở giữa hai vai
- Cột sống cổ thẳng và không gập góc với cột sống ngực
- Cột sống ngực phải thẳng hàng với cột sống thắt lưng và cột sống cổ
- Hai cánh tay song song và phải kẹp gần sát hông.
- Ghế phải có độ cao vừa phải để đùi song song với mặt đất
- Hai cánh chậu có độ cao bằng nhau
- Hai bàn chân đặt song song
Các bạn nên luôn để ý và nhắc nhở các cháu ngồi đúng tư thế để hạn chế tình trạng đau thắt lưng, mỏi vai, cánh tay, cổ…
Sau đây là những tư thế ngồi sai, các bạn nên lưu ý: Cúi khom người xuống do bàn quá thấp, ngồi tréo chân, ngồi gát chân, cổ gập xuống hay ngước lên cao, ngoẹo cổ sang bên, tư thế xoay người qua trái hay phải trong một thời gian dài, cánh tay dang quá xa khỏi thân mình…
clip_image200clip_image202
82 KIỂM TRA SỨC KHÕE TỔNG QUÁT
clip_image204
Vài năm gần đây có rất nhiều người đến các cơ sở y tế để kiểm tra sức khõe. Đây là một việc làm tốt, có thể các bạn phát hiện sớm được nhiều bệnh và điều trị kịp thời. Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp đến khám bệnh thông thường như cảm cúm, viêm phổi, tiêu chảy…mà lại tình cờ phát hiện những bệnh nan y như ung thư phổi, xơ gan cổ trướng…, bệnh mãn tính: tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tiểu đường, cường giáp…Cho nên cần phải kiểm tra sức khõe tổng quát sớm. Nhưng tuổi nào thì bắt đầu nên đi kiểm tra sức khõe? và cụ thể là thực hiện các xét nghiệm gì? bao lâu cần phải kiểm tra định kỳ? Thưa các bạn có lẽ không có quy định nào để có thể trả lời chính xác và thống nhất những câu hỏi trên. Nhưng cơ thể con người giống như một bộ máy, dù bộ máy này có tinh vi, hoàn chỉnh hơn rất nhiều cổ máy khác. Tuy nhiên máy người và máy vô tri giống nhau một điểm là máy mới thì lúc nào cũng tốt hơn một cái máy đã xử dụng mấy chục năm. Thường cơ thể chúng ta khoảng ba mươi lăm tuổi thì các cơ quan như cơ, xương, khớp, gan, tim, thận, phổi… đã bắt đầu có thể có vấn đề. Theo ý kiến riêng của tôi, thì từ tuổi ba mươi lăm chúng ta nên cứ mỗi sáu tháng hoặc một năm nên đi kiểm tra sức khõe tổng quát. Khi đến kiểm tra các bạn nên nhịn ăn sáng, chỉ uống nước lả, và buổi tối hôm trước không nên ăn trễ hơn 21giờ. Nhịn ăn như vậy thì khi xét nghiệm, kết quả đường, cholesterol, triglycerid mới phản ảnh đúng được tình trạng sinh hóa cơ thể. Ngoài việc xét nghiệm tìm đường, chất béo, các bạn có thể xét nghiệm chức năng gan, chức năng thận. Nên siêu âm tổng quát để kiểm tra hình dạng, những bất thường của gan, lách thận. Các bạn nữ nên siêu âm phụ khoa, làm phết cổ tử cung để phát hiên sớm ung thư cổ tử cung. Chụp X quang tim phổi thẳng để phát hiện lao, ung thư ở giai đoạn sớm, chụp các xoang vùng mặt để xem các xoang có mờ không. Đo điện tâm đồ để tìm những bất thường nếu có ( nhịp, tần số, dấu thiếu máu cơ tim…). Đo huyết áp để phát hiện bệnh tăng huyết áp. Có thể xét nghiệm thêm HBsAg , SGOT, SGPT để tìm bệnh viêm gan siêu vi B. Tôi nghĩ chỉ cần như vậy thôi.
Rồi tùy người có thể thực hiện thêm các xét nghiệm khác. Như người có thói quen uống bia rượu phải xét nghiệm thêm nồng độ acid Urid trong máu để tìm bệnh Gout là một loại bệnh khớp đồng hành với bia rượu, xét nghiệm men GGT xem tế bào gan có bị tổn thương do Acohol không, người có tần số mạch nhanh hơn 100lần/phút nên xét nghiệm T3, T4, TSH để tìm bệnh cường giáp…
Có những bệnh nhân đến phòng cấp cứu vì tai biến mạch máu não, trước đó chưa hề đo huyết áp lần nào. Hoặc có những người uống rượu hơn chục năm đến khi bụng to, nặng nề khó thở mới đến bệnh viện và biết mình bị xơ gan cổ trướng. Thỉnh thoảng tôi vẫn gặp có bệnh nhân đến để điều trị vết loét ở chân lâu lành, khi xét nghiệm mới biết bị bệnh tiểu đường.
Vậy các bạn từ tuổi ba mươi lăm nên đi đến các cơ sở y tế để kiểm tra sức khõe tổng quát và định kỳ mỗi sáu tháng hoặc trễ lắm là một năm nên kiểm tra lại. Phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh phải không các bạn
83 CÁC LỌAI CẢM XÚC VÀ BỆNH
clip_image206clip_image208clip_image210
Các bạn đọc chuyện Đông chu Liệt Quốc đều biết Chu Du là Đại đô đốc của nước Đông Ngô. Dù là bậc tài trí uyên thâm nhưng vẫn thua Khổng minh là quân sư của nước Thục một bước. Mọi tính toán của Chu Du đều bị Khổng Minh phát hiện. Tôi nhớ lần chót, khi Khổng Minh đã chết rồi mà còn lập kế lừa Chu Du đến nổi Chu tiên sinh phải ngửa mặt lên trời than rằng “ Trời đã sinh Du sao còn sinh Lượng ” rồi ngã xuống chết. Hậu quả của giận thật là dữ dội. Trong thực tế tôi thấy có nhiều bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ổn định bổng gặp chuyện giận dữ huyết áp tăng lên đột ngột dù đang uống thuốc đều đặn theo toa. Khi giận các cơ bắp đều co lại. Phần tủy của tuyến thượng thận sẽ tiết ra một chất nội tiết có tên là Adrenaline. Chất này làm co mạch ngoại vi, nhịp tim nhanh, đau đầu, chảy nước mắt, cảm giác bồn chồn, tạo điều kiện cho huyết áp tăng … Vị đại đô đốc của nước Đông Ngô, Chu Du có thể là một trường hợp đột quỵ do quá giận gây tăng huyết áp đột ngột làm vở mạch máu não chăng ? Nội kinh là một quyển sách y học đầu tiên của Trung Quốc đã biết ảnh hưởng của những xúc cảm đối với cơ thể ( Mừng quá hại Tim, suy nghĩ hại Tỳ, âu sầu hại Phổi, Giận quá hại Gan, Sợ hại Thận ). Thời xưa Ngũ tử Tư một đêm ưu sầu, lo nghĩ tìm các trốn qua biên ải nước Sở đã bạc cả mái đầu đến nổi lính canh không nhìn ra ( tâm sầu bạch phát ).Giận dữ, ưu tư, lo nghĩ chỉ mới là một vài trong những cảm xúc tâm lý mà người xưa gọi là thất tình ( hỉ, nộ, ai, lạc, ái, ố, cụ ) mừng, giận, buồn, vui, yêu, ghét, sợ mà còn gây ra những tai hại lớn như vậy. Còn những loại xúc cảm khác nếu quá mức cũng không phải là không ảnh hưởng xấu đến sức khõe. Thất tình ở mức độ cao làm cơ chúng ta co lại, tim đập nhanh hơn gây nên cảm giác mệt, hồi hộp, dạ dày tiết nhiều acid HCl hơn tạo nên cảm giác xót ruột, cồn cào, đau bụng… Nếu bảy thứ tình cảm này cứ tiếp diển thường xuyên và kéo dài với một cường độ tương đối cao thì bộ máy cơ thể của chúng ta rối loạn biết chừng nào. Trong phần này tôi không phải cổ xúy việc tìm cách diệt những cảm xúc tâm lý, mà tôi nghĩ tốt nhất là vẫn phải duy trì những tình cảm mừng, giận, buồn, vui, yêu, ghét, sợ ( để còn là một người bình thường ). Có điều là phải biết giữ cho những cảm xúc đó không thái quá, vì chúng ta biết rằng bất cứ một việc gì, một loại tình cảm nào, một thú vui nào… nếu vượt khỏi nguyên tắc “ điều độ ” thì đều có thể gây bệnh cho chúng ta. Các bạn có nghĩ như vậy không?
84 CÀNG GÂY TIÊU CHẢY THÊM.
clip_image212clip_image214
Một bệnh nhân tiêu chảy đến khám cầm theo toa khám bệnh ở nơi khác đến. Người bệnh nói tôi đã uống thuốc ba ngày mà sao buổi sáng nay vẫn còn tiêu chảy hai lần. Tôi xem lại toa thuốc và nói với bệnh nhân, theo tôi nếu ghi đơn thuốc thì tôi cũng ghi tương tự như vậy thôi. Nhưng khi đang uống thuốc thì anh có kiêng ăn uống gì không? Người bệnh nói, tôi có kiêng chứ, tôi kiêng tất cả từ cơm, hủ tiếu, cháo…Tôi chỉ uống sữa để cho khõe thôi. Hầu hết bệnh nhân tưởng là khi mắc bất cứ bênh gì đều uống sữa là tốt nhất. Nhưng khi tiêu chảy theo tôi không được uống sữa vì chất béo trong sữa có thể kích thích nhu động ruột làm tăng tiêu chảy. Một lý do nữa là có một số người trong cơ thể thiếu men lactoza để tiêu hóa chất ngọt trong sữa là lactose nên càng dễ bị tiêu chảy thêm. Một thực tế khác là có những bệnh nhân không uống sữa, vẫn uống thuốc theo toa mà tiêu chảy vẫn không chịu dứt và bụng cứ đau lâm râm. Lý do là mỗi ngày bệnh nhân này có ăn ba hũ sữa chua. Bệnh nhân nói với tôi là tôi có nghe nói trong sữa chua có men Lactobacillus acidophilus có thể trị tiêu chảy. Tuy nhiên xin các bạn nhớ, sữa chua là một sản phẩm làm từ sữa ( là một chất béo ) nên vẫn bất lợi trong khi tiêu chảy. Tóm lại khi các bạn tiêu chảy, nên kiêng những thứ sau đây: sữa, sữa chua, dầu, mở, bơ, phó mát. Còn tất cả thức ăn như cơm, cháo, bánh mì, bánh canh, hủ tiếu đề ăn bình thường ( không được cho dầu mở bơ vào các thức ăn này ) và các bạn nên uống đầy đũ nước để bù vào lượng nước bị mất do tiêu chảy.
85 THUỐC UỐNG VÀ THUỐC CHÍCH:
clip_image216clip_image218
Tôi bệnh nặng lắm xin bác sĩ kê toa thuốc chích cho mau hết. Bệnh nhân vừa ngồi xuống ghế đã xin được tiêm thuốc. Nhưng các bạn hãy lưu ý, khi đi khám bệnh, trước tiên bệnh nhân cần phải khai bệnh. Sau khi được khám, có thể tùy bệnh, nếu cần thiết , bác sĩ sẽ cho chụp X quang, siêu âm, xét nghiệm nước tiểu, máu. Rồi bác sĩ kết hợp những gì đã phát hiện khi khám cùng với các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán xem là bệnh gì, sau đó mới quyết định loại thuốc, đường để cho thuốc vào ( bôi ngoài da, tọa dược, uống, chích hoặc truyền theo đường tĩnh mạch ). Hơn nữa quan niệm tiêm thuốc có kết quả nhanh hơn uống cũng không hẵn là đúng. Chỉ một động tác thì dù tiêm hay uống, thuốc cũng đã vào đến cơ thể và kết quả cũng nhanh chậm một chút thôi. Chích thuốc thì vào cơ bắp, còn uống cũng đi vào cơ thể tức khắc. Nếu các bạn đang bị nôn thì nên xử dụng thuốc tiêm hoặc thuốc theo đường truyền tĩnh mạch. Còn nếu muốn băng vết loét ở dạ dày thì chỉ có thuốc uống. Các bạn hãy xem một đơn thuốc, có nhiều loại, có thể thay thế một loại thuốc uống bằng thuốc chích thì cũng phải uống những loại thuốc còn lại. Không một mũi thuốc chích nào giải quyết triệt để bệnh được. Và tùy vào trường hợp mà bác sĩ cho đúng loại thuốc gì và chỉ định đường vào cơ thể tốt nhất. Tôi nghĩ khi các bạn đi khám bệnh, các bạn nên nói cho bác sĩ biết tất cả những gì mà cơ thể mình không ổn. Từ đó bác sĩ sẽ khám, cho làm các cận lâm sàng ( xét nghiệm máu, đo điện tim, siêu âm…) để chẩn đoán chính xác là bệnh gì rồi mới ấn định thuốc và đường vào cơ thể thích hợp ( bôi xoa bóp, uống, chích, truyền tĩnh mạch ) để bệnh các bạn nhanh khỏi. Tôi nghĩ đó là điều hợp lý nhất. Các bạn có đồng ý như vậy không?
86 CHUYỀN NƯỚC BIỂN
clip_image220
Tôi gặp nhiều bệnh nhân vào khám bệnh chưa biết bệnh gì cũng thiết tha xin được truyền “ nước biển ” cho khõe. Những bệnh nhân khác bị viêm phế quản cũng đòi truyền, bệnh cao huyết áp, thiếu máu cơ tim cũng truyền…Bệnh nhân không để ý bệnh mà chỉ muốn truyền “ nước biển ”. Một số người cứ nghĩ “ nước biển ” là một lọai thuốc “ trị bá bệnh ” có thể làm khõe dù mình đang bị bất cứ bệnh gì. Thực ra “ nước biển ” mà các bạn thấy chứa trong chai thủy tinh hoặc chai làm bằng nhựa ( plastic ) để treo lên và nhỏ từng giọt vào mạch máu có nhiều loại. Đường glucose, hỗn hợp nhiều chất khoáng ( Lactate Ringer ), chất đạm, chất béo. Tùy từng loại có thể truyền vào những trường hợp bệnh thích hợp. Tiêu chảy, nôn bị mất nước và chất khoáng có thể truyền Lactate Ringer để bù lại những chất đã mất. Chất đạm dùng để truyền cho những bệnh nhân thiếu đạm, bệnh lâu ngày không ăn thịt cá.. Hoặc truyền thuốc vào chai “ nước biển ” để đưa thuốc vào cơ thể dần dần. Hoặc có thể chỉ truyền với mục đích “ giữ vein ” trong trường hợp ở phòng cấp cứu, để khi cần sẽ tiêm ngay thuốc vào qua đường tĩnh mạch. Vậy có nên truyền “ nước biển ” một cách vô tội vạ không, trường hợp nào nên truyền, trường hợp nào không cần truyền, trường hợp nào không được truyền. Nói chung bác sĩ biết rõ sẽ chọn chỉ định nên truyền hay không, và truyền thì truyền loại nào, tốc độ truyền là bao nhiêu. Điều quan trọng là bạn nên giải quyết ưu tiên căn bệnh hiện tại mà mình đang mắc ( viêm họng, sốt rét, cao huyết áp, viêm phổi, thiếu máu cơ tim, viêm dạ dày… ), truyền “ nước biển ” trong đa số trường hợp, chỉ là thứ yếu.
87 TRÁNH TỰ NHIỄM ĐỘC TRONG KHI NGŨ
clip_image222
Nhiều người có một thói quen là trùm mềm ngũ. Như các bạn biết chúng ta hít vào dưởng khí để nuôi cơ thể và thở ra để thải thán khí ra ngoài. Như vậy tốt nhất là nên hít thở ở môi trường thoáng khí. Sự dễ chịu khi sống giữa hai nơi có không khí thoáng mát trong sạch như ở bãi biển hoặc đồng quê và ở thành thị có lẽ ai cũng cảm nhận. Tôi nhớ l tôi còn nhỏ, ba tôi là tài xế taxi. Ông dành dụm và mua được một chiếc taxi. Mỗi ngày ông chạy xe từ sáng, trưa về nghĩ rồi chạy tiếp đến chiều. Ông tảo tần lao động. Thỉnh thoảng ba tôi đi xe về sớm, chở gia đình đi chơi, đi ăn uống. Tất cả đều là những kỹ niệm mà tôi không thể quên. Nhưng tôi thích nhất là khi ba tôi chở cả nhà đi về hướng Mũi tàu ( Xa cảng miền Tây ), lúc đó nơi đây còn là đồng lúa, còn hình ảnh của những con trâu thong dong ăn cỏ và lủ cò thoải mái đậu trên lưng trâu. Ba tôi trải một tấm nylon, dọn thức ăn ra, cả nhà quây quần cùng ăn và cùng hít thở không khí trong sạch. Thức ăn mang theo không gì đặc biệt , chỉ đặc biệt ở chỗ là tình cảm gia đình và nhất là một khung cảnh đồng quê có hương lúa, có tiếng rì rào của gió, có không khí thanh sạch thoáng mát của miền quê. Một môi trường đầy khói thuốc lá, âm thanh ồn ào, không khí tù túng của nhiều quán nhạc quán ăn không thể so sánh được. Dưỡng khí là một loại thực phẩm tối cần cho con người mà hầu như không cần phải tốn tiền mua. Các bạn nên lưu tâm đến việc hít thở không khí trong sạch, dù thức hay đang ngũ. Khi ngũ không nên đắp mềm trùm đầu và phải chọn nơi có không khí lưu thông, nhưng tránh gió lùa. Các bạn nên nhớ khi ngũ cơ thể chúng ta có thể ngộ độc khi trùm mềm, hoặc ngũ trong phòng kín nhưng trong suốt thời gian ngũ chúng ta cũng có thể tiếp thu nguồn năng lượng mới từ môi trường bên ngoài.
88 GIẢM ĐAU THẦN KINH DO DI CHỨNG ZONA
clip_image224clip_image226
Một bệnh nhân nữ sáu mươi bảy tuổi đang ngồi trước mặt tôi. Vẽ mặt nhăn nhó, tay ôm mạn sườn bên trái. Sau khi bệnh nhân vạch áo lên tôi thấy đây là một tổn thương zona ở thời kỳ khỏi bệnh, chỉ còn một mảng gồm nhiều sẹo nhỏ vắt từ sau một bên lưng trái ra phía trước. Tôi nói trước đây bác bị dời ăn phải không? Bệnh nhân vừa nghe nói tiếng dời ăn lật đật dùng ngón tay trỏ để trên miệng: bác sĩ đừng nói nó chạy lan ra nữa đấy. Bệnh nhân cho biết đã bị Zona nhiều tháng trước nhưng sau khi lành sẹo, vẫn còn những cơn đau, có khi chịu được, lúc thì dữ dội, tiếp diển đến bây giờ. Các bạn đều biết đây là một bệnh nhiểm siêu vi có tên là Herpes Zoster. Bệnh có khuynh hướng làm tổn thương các dây thần kinh ngoại vi, tổn thương bị ở một bên cơ thể, có thể ở mặt, tay, ngực, bụng, chân. Bệnh phát ra những ban đỏ, dần dần trở thành mụn nước, có thể có mủ bên trong . Trước khi nổi những mụn nước có nhiều bệnh nhân có cảm giác đau nhức ở vùng sẽ xuất hiện các tổn thương. Sau đó nổi mụn đỏ, rồi có nước kèm theo cảm giác rát như bị phỏng tại những nốt mụn. Những nốt này kết thành một dãy vắt một bên cơ thể. Có lẽ những tổn thương này có hình dạnh gần giống như các vết do dời ( giời ), một loại rết nhỏ tiết ra một chất làm bỏng da nên trong dân gian vẫn gọi bệnh Zona là bị dời leo ( dời ăn )! Và không hiểu tại sao khi gọi tên dời leo thì bệnh nhân có vẽ cử ( kiêng ) và sợ những tổn thương ngoài da này lan ra nhiều hơn? Bây giờ thì các bạn đã biết, bệnh Zona ( hay thường gọi là dời leo ) chỉ là một bệnh virus làm tổn thương thần kinh ngoại biên. Sau khoảng một tuần hoặc tối đa là ba tuần thì các tổn thương da khô đi. Tuy nhiên bệnh Zona có một biến chứng phiền toái là đau nhức dai dẳng có thể kéo dài đến vài năm. Nhất là người già trên sáu mươi tuổi, cơn đau có tính cách dữ dội, nhiều khi bệnh nhân kém ăn, mất ngũ chỉ do một triệu chứng đau tại nơi đã bị tổn thương da do Zona. Các ông bà lão không chịu được cơn đau do di chứng Zona có thể suy sụp tinh thần. Trường hợp điển hình là bà lão đang ngồi đau khỗ trước mặt tôi. Bà soạn trong giỏ ra một xấp toa với chẩn đoán là đau sau khi bị Zona kèm những loại thuốc giảm đau ngoại vi phối hợp giảm đau trung ương như Diantalvic, Paracodein, vitamin nhóm B liều cao…Tôi an ủi, giải thích, động viên cho bệnh nhân và cuối cùng bày cho bà một biện pháp nhẹ nhàng: Dùng cục nước đá cho vào một cái bao nylon, rồi bọc lại bằng một khăn vải. Sau đó cứ chà xát lên vùng đau. Mỗi ngày nhiều lần, mỗi lần 10 đến 15 phút. Sau mười ngày bệnh nhân trở lại, đau vẫn còn nhưng cường độ đau đã giảm bảy phần mười! Cũng là một kết quả khích lệ phải không các bạn?
89 BỆNH TÙNG NHẬP KHẨU:
clip_image228
Người xưa có câu “ Bệnh tùng nhập khẩu ” . bệnh theo miệng vào. Ý nói ăn uống có thể gây bệnh cho con người. Thực tế chúng ta thấy không phải câu trên hoàn toàn đúng. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân khác. Có thể do tư thế, thời tiết, sinh hoạt, tâm lý… Nhưng cũng không thể phủ nhận là đa số bệnh tật đều chịu ảnh hưởng của ăn uống. Ăn thức ăn hư thiu có thể gây tiêu chảy. Ăn chua, cay có thể làm người bị viêm loét dạ dày khó chịu thêm. Ăn ngọt thường xuyên làm tuyến tụy phải tăng hoạt động lâu ngày có thể là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường. Ăn thức ăn uống có nhiệt độ lạnh quá có thể co các mạch máu ở dạ dày lâu ngày có thể ảnh hưởng đến chức năng của đường tiêu hóa. Thậm chí ăn quá ít cũng không đũ chất dinh dưởng cho cơ thể, ăn quá no cũng làm dạ dày quá căng không thể co bóp, nhào trộn thức ăn tốt được. Hay ăn vặt trong bữa ăn nhất là chất ngọt làm ức chế sự tiết dịch vị ở dạ dày làm giảm sự thèm ăn, tới bữa cơm không cảm thấy đói bụng. Trong mùa lạnh, ăn các thứ thực phẩm như măng, cà, rau má, rau dền..sẽ làm cơ thể bị “ hàn ” hơn. Ăn quá nhiều thịt cũng không tốt. Ăn no trước ngũ có thể gây khó ngũ và có những giấc mơ không êm ả. Dù chưa có những nghiên cứu đầy sức thuyết phục, nhưng tôi vẫn tin răng ăn các thực phẩm có chất hóa học như màu hóa học, bột ngọt, các hóa chất bảo quản thức ăn, đều có thể gây bệnh, nhất là làm xáo trộn các bộ máy, cơ quan, tế bào trong cơ thể. Thức uống cũng có thể gây bệnh. Uống nước ít sẽ không đũ bù đắp lượng nước đã bị mất đi do nước tiểu, đổ mồ hôi, chuyển hóa cơ thể…Uống bia nhiều, thường xuyên trong thời gian dài có thể làm lượng nước trong hệ thống mạch máu tăng lên dẩn đến tim phải co bóp nhiều hơn, từ đó dễ gây bệnh cao huyết áp. Trên thực tế những người từ ba mươi đến bốn mươi bị cao huyết áp, đa số đều có uống bia thường xuyên kéo dài hơn hai năm. Người uống rượu mạnh, rượu đế lâu ngày có thể gây xơ gan, hoặc làm nhịp tim rối loạn. Uông cà phê, trà lâu ngày gây cảm giác mệt, hồi hộp do tần số tim nhanh và có thể gây ngoại tâm thu.. Như vậy chúng ta cũng thấy rằng đa số bệnh tật bắt nguồn từ cửa miệng.
90 ĂN THẾ NÀO LÀ ĐÚNG?
clip_image230
Có nhiều quan điểm về cách ăn uống. Ăn uống theo thói quen, theo sở thích mỗi người, ăn theo phương pháp âm dương của Oshawa…Sau đây là một cách ăn uống kết hợp của nhiều phương pháp. Tất cả đều dựa trên cơ sở khoa học và gồm các điểm chính sau:
- Tất cả thực phẩm đều phải có nguổn gốc thiên nhiên ( không xử dụng các chất màu hóa học, gia vị nhân tạo, chất bảo quản, nước ngọt đóng chai… ). Trên thực tế không thể nào chọn thực phẩm hoàn toàn có tính thiên nhiên vì ngay trong gạo cũng trồng bằng phân bón hóa học, xịt thuốc trừ sâu..Do đó các bạn chỉ nên dựa theo tiêu chuẩn càng thiên nhiên chừng nào thì càng tốt, và tùy vào hoàn cảnh để chọn thức ăn uống.
- Thực phẩm phải tươi, sạch.
- Thức ăn gồm những nhóm căn bản sau đây: ( Đạm, Bột, Béo, Rau trái cây ): cốc loại lức ( gạo, lúa mì, bắp…) và các loại sản phẩm từ cốc loại như bánh mì, mì sợi, bún, bánh canh…, trái cây các loại, rau củ, chất đạm như thịt, cá, trứng, tôm, cua, tép, các loại đậu, nhóm chất béo như các loại dầu thực vật thiên nhiên không qua chế biến ( Không xử dụng chất béo động vật như: mở, bơ, phó mát, tròng đỏ trứng, đồ lòng súc vật, da, giò heo.. ). Các nhóm thức ăn này nên ăn theo tỷ lệ mà tháp dinh dưởng của Y tế thế giới đề nghị.
- Trong mỗi bữa ăn, thức ăn phải đũ bốn nhóm, phải phong phú tức là gồm nhiều thứ ( thí dụ: dĩa rau không thể đơn độc là rau muống, trái cây không chỉ là chuối, chất đạm phải gồm nhiều thứ thịt, cá, tôm, tép, đậu.. ), phải thay đổi thức ăn trong mỗi bữa. Vì không thể có một thức ăn nào cung cấp đầy đũ chất bổ cho cơ thể được.
- Thức ăn nên nêm lạt và khi ăn không nên chấm thêm nước mắm, nước tương, chao, muối hoặc chan các loại này. Ăn mặn sẽ làm hệ thống mạch máu cứng lại, kém tính mềm dẻo, đàn hồi. đây là một yếu tố làm tăng huyết áp ( tăng sức cản ngoại biên )
- Hạn chế tối đa các thức ăn ngọt như bánh, kẹo, mứt…nhất là có những chất màu, gia vị hóa học, chất bảo quản hóa học…
- Xử dụng tối thiểu các loại giải khát như trà, cà phê, rượu, bia vì tính kích thích hệ tim mạch. Nên uống nước chín để nguội, nước trái cây và rau cho vào máy sinh tố xay nhuyển, nước artichaut, nước gạo rang, nước đậu rang…
- Ăn mỗi ngày ba bữa. Có thể ăn thêm giữa bữa ăn bằng các loại trái cây, các loại hạt ( bí, hướng dương, hạt dẻ, hạt hạnh nhân.. )
- Khi ăn nhai thật nhuyển để hoàn thành tiêu hóa ở giai đoạn miệng là nghiền nhỏ thức ăn và biến tinh bột chính thành maltose
- Ăn không được quá no.
Thưa các bạn, dù cách ăn uống trên được dựa trên cơ sở khoa học, y học, nhưng khi áp dụng, các bạn hãy quan sát sự biến chuyển trong cơ thể mình.Sau khi ăn một thời gian cơ thể có khõe mạnh không, tinh thần có yên ổn, tâm trí có sáng suốt không. Có những trở ngại gì không. Các bạn có thể linh động trong cách ăn uống, miễn sao đem lại sức khõe cho bạn, thế là đạt yêu cầu.
91 PHÒNG NGỪA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM:
clip_image232
Giữa hai thân đốt sống là đĩa đệm. Đĩa đệm gồm hai phần. Phần bên ngoài là những vòng xơ, bên trong là nhân nhày. Đĩa đệm có hai chức năng: một là chống dằn xốc, hai là giúp cột sống dễ dàng cúi, ưỡn, nghiêng. Theo định nghĩa đĩa đệm bị thoát vị là đĩa đệm di chuyển khỏi vị trí bình thường. Khi thoát vị, đĩa đệm có thể chèn vào rễ thần kinh hoặc chèn vào ống tủy sống. Tình trạng này có thể gây mỏi, đau.. Thường thoát vị đĩa đệm hay xảy ra ở phần cổ và thắt lưng. Khi các bạn cúi ra trước, đĩa đệm di chuyển về phía sau và ngược lại khi cột sống ưỡn thì đĩa đệm có khuynh hướng di chuyển ra phía trước ( xem hình minh họa ). Trong sinh hoạt, thường chúng ta hay cúi người, gập cổ, cong thắt lưng đồng thời vòng xơ quanh nhân nhày của đĩa đệm có đặc điểm là vòng xơ phía sau mỏng hơn trước, do đó đĩa đệm thường bị thoát vị ra phía sau. Bệnh thoát vị đĩa đệm nặng, nếu ở mức độ ngoài phạm vi của điều trị nội, vật lý trị liệu thì cuối cùng phải là giải phẩu. May mắn thay các bạn có thể phòng ngừa tình trạng thoát vị đĩa đệm bằng cách ngồi, đứng, sinh hoạt, đúng tư thế. Điều này sẽ giúp tư thế cột sống ở vào vị trí cân bằng, các cơ, dây chằng trong trạng thái thư giãn, đĩa đệm ở vào vị trí trung tâm. Ngoài việc tránh gập cổ, cong cột sống trong sinh hoạt, chúng ta cần để ý tránh ngũ gối quá cao lâu ngày cũng có thể làm đĩa đệm di chuyển ra sau. Lâu ngày trong tình trạng ngũ đầu gập ra phía trước ( do gối kê đầu quá cao ) có thể là một trong những nguyên nhân gây thoát vị cột sống cổ ra sau. Tôi cũng xin nhắc các bạn động tác “ Phòng và chống bệnh đau thắt lưng ” đồng thời ưởn cổ, ngữa đầu ra sau là động tác giúp đĩa đệm vùng cổ và thắt lưng di chuyển trở về vị trí bình thường.
clip_image234
92 PHƯƠNG PHÁP XOA BÓP MẶT BẰNG NHỮNG VÒNG TRÒN
clip_image236
Massage là một phương pháp có từ xưa ở nhiều nước. Có nhiều loại massage: thân, chân, tay, đầu, mặt. Tôi xin giới thiệu một phương pháp massage mặt đơn giản, các bạn có thể thực hiện để đạt được một làn da mặt săn chắc, mịn, có thể giảm các nếp nhăn nông và đây là một phần trong việc chăm sóc sức khõe của bạn. Các bạn dùng lòng bàn tay, lòng của nhiều ngón hay một ngón tay để massage tuần tự xoa từ trên xuống:
- Đầu tiên, các dùng lòng của mười đầu ngón tay để xoa từ chân tóc trán dần dần lên đỉnh đầu rồi xuống đến gáy. Các bạn thực hiện khoảng mười lần.
- Kế đến dùng lòng các ngón tay trỏ, giữa, áp út để xoa trán, bắt đầu các bạn để mỗi ba ngón tay lên giữa trán, rồi xoa theo hình vòng tròn tiến dần ra hai bên trán. Lập lại tiến trình xoa trán từ giữa trán.
- Dùng ba ngón tay trỏ, giữa, áp út để xoa hai bên màng tang ( vùng thái dương )
- Kế đến dùng lòng hai ngón trỏ để xoa vòng tròn quanh mắt
- Dùng lòng các ngón trỏ và giữa của hai bàn tay xoa vòng tròn dọc theo hai bên sống mũi
- Đở sau tai bằng lòng hai ngón tay cái, dùng cạnh phía trong của hai ngón tay trỏ áp lên phía trước tai và xoa vòng tròn
- Áp lòng bàn tay lên hai má để xoa má bằng những vòng tròn
- Lại đặt bốn ngón tay trỏ và giữa quanh miệng và xoa bằng những vòng tròn quanh miệng
- Dùng hai cạnh và lòng ngón cái để xoa nhẹ nhàng theo hình vòng tròn dọc hai bên cổ ( vị trí động mạch cảnh phải và trái )
- Cuối cùng là các bạn dùng hai lòng bàn tay hoặc lòng các ngón tay để vổ nhẹ toàn bộ đầu, mặt , hai tai, và cổ
93 NHỮNG THÓI QUEN XẤU VÀ QUAN NIỆM KHÔNG ĐÚNG CỦA TÔI
clip_image238
Lúc còn bé tôi có nhiều thói quen xấu và những suy nghĩ không đúng. Chính những thói quen và quan niệm sai này mà tôi trả giá rất đắt về sức khõe của tôi. Thứ nhất là không thích đêm, không muốn ngũ, chỉ muốn có ban ngày để rong chơi cùng lũ bạn nhỏ trong xóm. Thứ hai là không thích uống nước, tôi nghĩ nước lạt nhách mà có gì đâu để uống. Thói xấu thứ ba là không bao giờ ăn rau, rau cũng nhạt như nước, có thứ rau lại có vị cay ăn không ngon một chút nào. Thứ tư là không để ý đến việc đi vệ sinh, tôi tưởng ít đi cầu là tiện lợi, nhiều khi mắc đi vệ sinh, vẫn cố ráng nhịn, cuối cùng là bị bón lúc nào chẳng hay. Thói thứ năm là khi ngũ thích trùm mềm. Thói quen thứ sáu là ngồi còng lưng. Thói quen thứ bảy là rất thích đọc sách bất kể ánh sáng như thế nào, nhiều lúc ngồi trong mùng hoặc dưới ánh đèn dầu lù mù cũng chăm chỉ đọc. Thói quen thứ bảy là khi ăn phải ăn cho bằng no, nhất là món khoái khẩu của tôi là bánh mì. Nhiều lúc ăn tưởng chừng như trong bụng không còn chỗ chứa. Khi uống nước vào, bánh mì trương nở thêm làm bụng cứ ậm ạch suốt ngày. Thật là khỗ. Thói quen ăn chất bột quá no, kéo dài thường xuyên khiến tôi luôn có cảm giác nặng bụng, anh ách rất khó chịu. Về sau, tôi bớt tình trạng khó chịu này nhưng lại chuyển sang triệu chứng cồn cào, xót ruột, cảm tưởng như đang bị ai cầm một cái muổng nạo đi, nạo lại trong thành ruột, thành dạ dày của tôi. Mãi nhiều năm, nhờ để ý đến cách ăn uống và nhờ động tác “ Đấm bụng ” mà tôi không còn cồn cào xót ruột nặng vùng bụng. Thói quen chùi hậu môn bằng giấy….Xin các bạn lưu ý đến trẻ nhỏ trong nhà. Hãy để ý nhắc nhở các cháu không nên có những cách suy nghĩ không đúng như trên, hoặc những thói quen xấu về ăn uống, sinh hoạt để phòng ngừa những bệnh có thể phòng được cho trẻ.
94 CÁCH HỈ MŨI:
clip_image240
Hỉ mũi ai mà không biết. Cứ bịt hai mũi lại chặc rồi hỉ thật mạnh rồi buông mũi ra là được. Bây giờ khoan bàn đến cách hỉ mũi sao cho đúng, cứ xem chất nhày ở mũi ( cứt mũi ) là gì? Các bạn đều biết đó là hỗn hợp gồm chất nhày ở đường hô hấp, có thể ở họng, mũi, xoang, phế quản… cùng với xác vi khuẩn. Mũi có thể đặc hay lỏng, màu trắng, xanh hoặc vàng. Như vậy mũi là chất thải ra ngoài, khi hỉ mũi cần phải hỉ sạch tất cả các chất cặn bả này. Nếu chúng ta bịt chặc hai mũi mà hỉ như cách nói trên thì có một số mũi ra ngoài nhưng cũng có một số mũi bị đẩy vào trong, chất nhày nhớt, đàm trong xoang nhất là hai xoang hàm sẽ không ra ngoài được. Một lượng mũi có thể từ mũi, họng vào vòi Eustachian (đó là ống thông giữa tai giữa và thành sau họng ) và có thể gây cảm giác ù tai rất khó chịu. Trẻ con nếu hỉ mũi không đúng còn có thể bị viêm tai giữa. Một cách hỉ mũi được bác sĩ khuyên nên áp dụng, đó là bịt kín chỉ một bên mũi, rồi hỉ. Còn tôi có một kinh nghiệm nhỏ về cách hỉ mũi. Cách hỉ mũi này sẽ làm ra sạch chất mũi. Mũi ra rất nhiều, khi hỉ xong các bạn có cảm giác thật nhẹ nhàng. Nhất là vùng trán, cảm giác trống, thông thoáng. Và bệnh cảm cúm, viêm mũi họng cấp sẽ được thu ngắn thời gian điều trị. Thí dụ muốn hỉ mũi bên phải ra trước, các bạn dùng đầu ngón tay trỏ trái cho vào lổ mũi trái để bịt thật kín. Ngón tay trỏ bên phải đặt vào điểm 1/3 dưới của sống mũi bên phải ( nơi tiếp giáp của phần mềm cánh mũi phải và xương mũi bên phải ). Bây giờ các bạn hỉ mạnh, đồng thời ngón tay trỏ phải làm động tác ấn rồi buông liên tục. Bạn sẽ thấy mũi ra rất nhiều, có cảm giác mũi từ các xoang hàm, trán ra sạch. Sau đó đổi tay để hỉ mũi bên trái. Các bạn nên hỉ mũi dưới vòi nước, nếu niêm mạc mũi khô trong khi hỉ, các bạn có thể thấm nước rửa trong niêm mạc rồi tiếp tục hỉ cho sạch mũi thì thôi
95 TẠI SAO NGƯỜI KHÁC KHÔNG CÒN TÔI THÌ BỆNH?
clip_image242
Tại sao có những người uống rượu nhiều hơn tôi mà không bị xơ gan? Tại sao anh tôi ngũ gối cao hơn gối của tôi mà không việc gì còn tôi thì mõi gáy, đau vai? Tại sao ai cũng làm việc trong môi trường ồn ào mà không bị ảnh hưởng còn tôi lại bị lảng tai? Một câu trả lời đơn giản là sự đáp ứng của mỗi người với môi trường, với nhiệt độ, âm thanh…đều khác nhau. Không bắt buộc phải giống. Cũng như cũng có bệnh nhân hỏi tại sao gối phải của tôi đau mà gối trái thì bình thường. Lý do là trong cơ thể mỗi người, có những bộ phận yếu hơn các bộ phận khác, dễ nhạy cảm với một điều kiện nào đó. Do đó ở người lớn tuổi, có thể người này khổ sở về bệnh khớp, người khác bị cao huyết áp, hoặc bị bệnh dạ dày. Đa số những người uống rượu nhiều, thường xuyên trong một thời gian dài đều ảnh hưởng đến gan, gây xơ gan nhưng đôi khi chúng ta thấy một số ít người uống rượu cả đời mà chẳng thấy gan bị suy suyển gì hết. Giống vậy hầu hết những người hút thuốc lá nhiều, liên tục, lâu ngày đều bị viêm phế quản mãn, bệnh phổi tắc nghẻn mãn tính, có người bị ung thư phổi. Nhưng trên thực tế có người hút thuốc nhả khói như ống khói tàu hơn hai mươi năm chẳng thấy ho hen gì hết. Cơ chế sâu xa để giải thích vẫn chưa rõ. Nhưng ở những người cá biệt này theo suy nghĩ dân gian là phổi của họ khõe, gan của họ mạnh, thuốc lá, rượu không thể làm hại được. Hoặc có thể những yếu tố khác chi phối như chế độ ăn uống, hoặc họ được thừa hưởng những yếu tố “ miễn dịch ”…tốt của cha mẹ chăng?
96 ĐỘNG TÁC CÓ ÍCH CHO BỆNH GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN:
Như chúng ta biết bệnh giãn tĩnh mạch là bệnh của tư thế. Người đứng tại chỗ nhiều giờ trong ngày, và liên tục trong một thời gian dài sẽ làm các tĩnh mạch hạ chi giãn ra, các van không kín, làm máu ứ đọng lại trong tĩnh mạch nông ở chân. Ngoài việc điều trị bằng thuốc giúp bền thành tĩnh mạch, ăn rau lá xanh, trái cây có nhiều rutin và vitamin C, tránh đứng ngồi tại chỗ lâu còn có một động tác đơn giản giúp máu trở về tim tốt, tạo điều kiện cho kích thước lòng tĩnh mạch nhỏ lại, giúp các van bên trong tĩnh mạch chân hoạt động bình thường. Đó là động tác nằm ngữa, hai chân đưa lên cao và tựa lên tường. Các bạn gát hai chân càng thẳng góc với thân mình thì càng tốt. Thời gian thực hiện động tác này, có thể một hoặc hai lần trong ngày, mỗi lần khoảng năm đến mười phút. Trong khi làm động tác gát chân, các bạn có thể xoa hai bên háng ( vùng khớp đùi chậu ), co duổi mười ngón chân, gập duổi cổ chân để giúp máu lưu thông tốt ở hai chân. Các bạn có thể vừa tranh thủ đọc báo, hoặc massage mặt…Để tăng cường tác dụng cho động tác này các bạn đặt hai lòng bàn tay ôm lấy đùi trái ( gần khớp háng trái ). Sau đó co chân trái lại, đồng thời dùng hai lòng bàn tay vuốt từ đùi xuống cổ chân, bàn và ngón chân. Tiếp theo duổi thẳng chân trái ra, hai lòng bàn tay vuốt ngược lại từ cổ chân lên đùi. Sau khi thực hiện nhiều lần các bạn đổi sang chân phải. Động tác này sẽ tăng cường máu chảy về tim và giúp bạn có cảm giác rất dễ chịu.
clip_image244
97 BỆNH DO TƯ THẾ :
Trước khi xem những hình về tư thế sai sau đây các bạn nên nhớ lại những nguyên tắc của cách ngồi và đứng đúng. Tư thế đúng sẽ giúp các cơ và dây chằng không bị co, căng, các dây thần kinh và mạch máu không bị chèn ép. Tư thế đúng gồm những điểm mấu chốt sau: cột sống phải thẳng, cột sống cổ và cột sống ngực phải thẳng hàng, đầu phải thẳng và ở giữa hai vai, hai vai phải có độ cao bằng nhau, hai vai không được nâng lên hoặc quá chùn xuống mà phải thư giản, hai mào của xương chậu phải ngang bằng nhau, khi ngồi trên ghế đùi phải song song với mặt đất, không ngồi gát chân, không tréo chân, khi đứng hai gối phải thẳng, trọng lượng phải đặt đều trên hai bàn chân, hai đầu gối phải ngang bằng nhau, tránh đứng một chân. Khi ngồi tránh chạm, tựa mạnh một điểm nào của cơ thể vào đồ vật xung quanh. Khi làm việc cũng cần chú ý đến những nguyên tắc của tư thế đúng, và tránh tình trạng căng các cơ. Ngay đến lúc nằm ngũ, tư thế cũng là nguyên nhân gây bệnh. Gối, nệm cũng góp phần trong những bệnh do tư thế ( đau mõi gáy, vai tay, nhức mình..) sau khi thức giấc. Khi nâng vật nặng các bạn nên đứng gần và đối diện với vật, rùn hai gối và ôm sát vật vào mình để nâng lên. Bây giờ thì các bạn nhìn những hình dưới đây, các bạn sẽ nhận ra ngay những điểm nào sai, những vùng nào bị căng, đau , mõi và các bạn sẽ tránh được các bệnh do tư thế sai gây ra
clip_image246clip_image248
clip_image250clip_image252clip_image254
clip_image256clip_image258
clip_image260clip_image262clip_image264clip_image266clip_image268clip_image270clip_image272
clip_image274clip_image276clip_image278clip_image280
98 MỘT TRƯỜNG HỢP BỊ HUYẾT TRẮNG KÉO DÀI:
Một cô gái mười chín tuổi đến khám với lý do là bị huyết trắng. Tình trạng này kéo dài hai năm. Trước đó bệnh nhân điều trị nhiều nơi kể cả ở những bệnh viện lớn. Bệnh có lúc giảm nhưng rồi lại tái phát. Hỏi ra bệnh nhân quê ở Đồng tháp, lúc mười hai đến mười lăm tuổi hay lội dưới nước để kéo lưới cùng gia đình để bắt cá. Đến khi lên thành phố, người nhà dẩn cô đi điều trị. Sau khi cho xét nghiệm huyết trắng, kết quả là vi khuẩn gram âm, trùng roi âm đạo, nấm Candia albican đều dương tính. Sau đó tôi đã gửi bệnh nhân này lên bệnh viện phụ sản Từ Dũ đế điều trị.
99 ĐAU CỔ TAY:
clip_image282
Một bệnh nhân nữ khác ba mươi bốn tuổi đến khám bệnh với lý do đau cổ tay phải hơn hai tháng. Bệnh nhân đã tự mua thuốc uống hơn mười ngày, tình trạng đau cổ tay giảm rồi tái phát. Sau đó cô đến khám tại phòng khám khu vực gần nhà, đau vẫn không dứt. Tôi cho chụp X quang cổ tay phải, kết quả xương khớp vùng cổ tay bình thường. Hỏi ra mới biết nghề nghiệp cô là thợ may, nhưng không dùng máy may mà chỉ may bằng tay. Tôi hỏi sao cô không dùng máy may cho tiện hơn. Cô cho biết vì sản phẩm là áo Kimono chỉ may được bằng tay thôi. Cô đã may gần bốn tháng và cổ tay đau hơn ba tuần. Động tác may thật nhẹ nhàng, nhưng lập lại quá nhiều lần trong ngày và liên tục trong thời gian dài nên dây chằng, cơ cẳng tay vận động cùng một tư thế không biết bao nhiều lần. Cuối cùng là gây mỏi và đau cổ tay. Và các bạn đã biết một khi nguyên nhân gây bệnh chấm dứt thì bệnh không còn lý do để tồn tại. Trường hợp này, bệnh nhân phải để cổ tay phải nghỉ ngơi, bôi thuốc, uống thuốc chắc chắn vùng cổ tay sẽ trở lại bình thường.
100 KHÍ CÔNG:
clip_image283
Năm hai mươi tuổi, tôi tình cờ đọc quyển sách “ Cái dũng của thánh nhân ” tác giả là ông Nguyễn duy Cần. Trong quyển sách này kể nhiều gương dũng, điềm đạm của người xưa. Tôi thích nhất là phần phía sau quyển sách. Đó là phần nói về cách tập tĩnh tọa của Cương điền Nhất lang là một người Nhật. Đó là phương pháp ngồi hai chân co lại, mông trên gót chân. Trong phương pháp này quan trọng nhất là phần tập thở. Theo sách Cái dũng của thánh nhân, lúc còn trẻ Cương điền Nhất lang người nhỏ, gầy. Nhưng sau một thời gian tập tĩnh tọa, cơ nhục nở nang, vạm vở, uy nghi, thần khí điềm đạm. Có lần Cương điền Nhất lang ngồi trên xe, tai nạn xảy ra, xe hư nát mà ông vẫn vô sự. Tôi rất thích và bắt đầu tập phương pháp tĩnh tọa hết sức siêng năng. Vài tháng sau đã có kết quả, nhưng không phải giống như sách, mà ngược lại.Tôi thấy trong người lúc nào cũng nóng bức, nhất là hai mắt có cảm giác như “ đổ hào quang ”. Lồng ngực tức không thể chịu, hơi thở khó khăn và có cảm giác mệt như muốn đứt hơi. Lúc đó tôi nghĩ mình bị “ tẩu hỏa nhập ma ” rồi chăng. Thật không biết phải làm sao, không biết nói với ai để giúp mình đây. Tôi ngưng tập tĩnh tọa và mấy tháng sau dần dần mới trở về trạng thái bình thường. Từ đó mặc dù rất thích tập Khí công, Yoga.. và vẫn mua nhiều sách Khí công nhưng tôi giống như chim bị trúng ná một lần, chỉ đọc các sách khí công, Yoga rồi xếp để đấy. Nhất là những phương pháp có động tác nín hơi lại, thì không đời nào dám thử tập. Tôi không hiểu tại sao hít thở lại xảy ra tình trạng “ tẩu hỏa nhập ma ” như vậy. Tại sao lại thở hai thì ( thở ra rồi hít vô liền ), ba thì ( hít vào, nín hơi, thở ra ), bốn thì ( hít vào, nín hơi, thở ra, nín hơi )??? Tôi hỏi nhiều người, đọc nhiều sách mà vẫn không tìm được câu trả lời thỏa đáng. Đến khi bước vào nghề y, những kiến thức y học hiện đại và với những kinh nghiệm cá nhân tôi mới hiểu được vấn đề mà mình đã quan tâm
101 NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA ĐỘNG TÁC HÍT THỞ:
clip_image285
Vì sao mà tôi bị tức ngực khó thở, nóng mắt, mệt muốn đứt hơi khi tập khí công? Các bạn có gặp tình trạng “ tẩu hỏa nhập ma ” này không? Tại sao?? Tại sao??? Câu hỏi này đã theo tôi hơn ba mươi năm. Có người nói tại tôi hít vào quá sâu, qua khỏi huyệt Đan Điền ( cách rốn một thốn rưởi tương đương với chiều ngang của ba ngón tay trỏ, giữa, áp út ) và chạm đến vùng những huyệt liên quan đến vùng sinh dục ( huyệt Trung cực ) nên mới xảy ra tình trạng trên. Tôi nghĩ tất cả đều phải giải thích được bằng khoa học, không có gì huyền bí. Ba mươi năm lẩn quẩn để tìm ra lời giải thích, ba mươi năm rất thích tập khí công mà không dám tập, sách Khí công mua rồi cũng xếp lại ở đầu giường. Sau một thời gian tập Dịch cân Kinh, cùng với những kiến thức y học hiện đại, tôi đã tự tìm ra câu trả lời tại sao tôi bị tẩu hỏa nhập ma, và từ đó tôi tìm ra nguyên tắc của sự hít thở, một nguyên tắc quá đơn giản. Câu trả lời này chưa hẳn đã là đúng. Nhưng cũng đũ làm thỏa mãn những thắc mắc về cách hít thở cho riêng tôi. Các bạn đọc sách khí công, hoặc nghe những người tập khí công có những quan niệm và thuật ngữ về hít thở. Quan niệm hít sâu cho khí đi vào Đan điền, hoặc ở trình độ cao hơn hít để dẩn khí ra tay và thậm chí đến cả hai bàn chân. Những tác giả và người tập đều đưa ra dẩn chứng, nếu khí không đến đan điền thi tại sao vùng đan điền ( vùng dưới rốn 1,5 thốn ) to ra khi chúng ta hít vào? Còn nếu khí không đi xuống chân thì tại sao bàn chân trở thành màu đỏ, hồng hào và có cảm giác rần rần như khí chuyển động?
Bây giờ hãy gát lại những hiện tượng và lý giải này để chúng ta quan sát một cách khoa học, khách quan. Hệ hô hấp của con người bắt đầu là mũi, khí quản, phế quản phải và trái, rồi những tiểu phế quản rồi những phế quản cực nhỏ là phế quản tận, cuối cùng là những chùm phế nang. Xung quanh những chùm phế nang có rất nhiều mạch máu nhỏ.
Chúng ta hãy quan sát tiếp đến hệ tuần hoàn. Hệ tuần hoàn gồm tim và hệ thống mạch máu. Tim có hai buồng trái và phải, được ngăn cách bằng một vách. Tim trái đẩy máu đỏ có nhiều dưởng khí và chất bổ dưởng vào hệ động mạch đến nuôi dưởng các cơ quan, tế bào trong cơ thể. Tại đây sau khi làm nhiệm vụ cung cấp dưởng khí và chất dinh dưởng, máu đỏ sẽ nhận lấy chất cặn và thán khí để trở thành máu đen và theo hệ tĩnh mạch để trở về tim phải. Máu đen từ tim phải được đẩy lên phổi len lỏi trong các mạch máu thật nhỏ bao quanh phế nang. Lúc các bạn hít vào sẽ mang không khí vào tận hệ thống các phế nang. Sự trao đổi khí và máu tại đây sẽ làm máu đen nhiều thán khí trở thành máu đỏ nhiều dưỡng khí. Máu đỏ lại trở về tim trái và bắt đầu một chu trình mới.
Xin các bạn chú ý sự trao đổi khí tại các phế nang có hoàn toàn hay không? Điểm chính là ở thì thở ra. Khi các bạn thở sạch ra hết những khí cặn ở các túi phế nang thì đường dẩn khí ( từ mũi, khí quản, phế quản lớn, phế quản tận, các phế nang ) mới trống trải, thì lúc hít vào không khí sạch mới đi vào tận các phế nang để quá trình trao đổi khí tốt. Còn nếu trong thì thở ra, các bạn thở ra không hết, số không khí cặn vẫn choáng chỗ ở các túi phế nang thì không khí trong sạch không vào đến các phế nang được, sự trao đổi khí tại phế nang sẽ không đạt yêu cầu. Lúc đó tại phế nang, cơ thể không nhận được không khí sạch, đồng thời trong cơ thể cũng không thải được chất cặn bả, chất độc, thán khí ra ngoài. Máu đến phổi đen rồi khi trở lại tim trái máu vẫn chưa thực sự đỏ. Cuối cùng là cơ thể chúng ta không được nuôi dưởng mà còn bị ngộ độc. Càng tập khí công kiểu này lâu ngày thì cơ thể càng bị ngộ độc nặng hơn.
Hãy chú ý thêm một điều quan trọng nữa. Trong khi hít vào, không những không khí đi vào phổi mà còn có một số khí đi vào trong dạ dày. Khi thở ra, các bạn phải cố gắng thở sạch khí từ các phế nang và phải tống sạch các khí trong dạ dày, thực quản, họng, khoang miệng. Nếu chúng ta thở ra không hết khí ở dạ dày thì càng tập khí công hay nói khác hơn là càng tập hít thở, thì khí càng ứ ở dạ dày nhiều hơn.
Bây giờ mời các bạn lưu ý đến một chi tiết giải phẩu. Bụng và ngực của chúng ta được ngăn cách bằng một màng dày, chắc, gọi là cơ hoành. Cơ hoành chỉ chừa những lổ kín để các mạch máu lớn đi qua. Các bạn hãy nhìn qua hình minh họa, bên trên là tim rồi đến cơ hoành ngăn cách, sát bên dưới là dạ dày. Như vậy nếu dạ dày bị chứa đầy hơi do động tác thở ra của bạn không tích cực sẽ chèn ép cơ hoành lên tim gây tình trạng nặng ngực, khó thở, mệt, tim đập nhanh…Áp lực máu ở vùng đầu mặt tăng lên gây cảm giác nặng đầu, nóng mắt. Cơ thể tích lũy nhiều thán khí sẽ gây những biên đổi sinh học tạo cảm giác nóng trong người. Hệ thần kinh bị kích thích khiến người tập khí công sai sẽ có cảm giác bồn chồn, bực bội. Tất cả những cái gọi là “ tẩu hỏa nhập ma ” mà tôi đã bị đều được giải thích khoa học.
Quay lại việc Khí có vào đến vùng đan điền ( vùng bụng ) được không? Các bạn chỉ cần xem hình minh họa sẽ thấy dù có hít thật sâu, không khí cũng chỉ đi vào hai phổi, tận cùng là đi đến các phế nang mà thôi. Còn nói khí đến hai lòng bàn tay và đi tận đến hai bàn chân để hai bàn chân và tay trở nên hồng hào và có cảm giác rần rần bên trong. Đó chẳng qua là người tập khí công lâu ngày sẽ buông lỏng, thư giản được tốt hơn, mạch máu ở bàn chân và tay giãn ra, người tập có cảm giác rần rần và dĩ nhiên là do máu tràn đến chỗ giãn này để bàn tay và chân đỏ hồng hào lên. Chỉ có vậy thôi. Như người uống rượu bia, mạch máu ở mặt, lòng bàn tay, chân cũng giãn và cũng đỏ hồng hào, không lẽ cũng nói là khí lưu thông đến sao? Một số người bị tăng huyết áp mặt đỏ hoặc những cô gái hay có tính cả thẹn mặt cũng đỏ rần cũng là khí lưu thông ?
Khí công là phương pháp tập hít thở đúng thông qua những động tác đã được người xưa nghiên cứu. Khí công không có gì huyền bí, bởi người xưa lập nên những cách tập như Dịch cân Kinh, Thái cực Quyền, Bát đoạn Cẩm.. cũng dựa trên cơ thể, không khí và những động tác, dựa trên mọi thực tiển của cuộc sống. Do đó tất cả những diển biến của cơ thể khi tập khí công đều phải được giải thích bằng khoa học .
Từ suy nghĩ trên, chúng ta có thể áp dụng để tập hít thở, tập khí công kể cả tập tạ ( tập thể hình ) cho có kết quả và được an toàn. Khi tập khí công, các bạn chú ý thì thở ra, khi thở ra tốc độ thật tự nhiên, lúc đầu bằng mũi, đến cuối hơi, thót bụng rất nhẹ để đẩy hơi ở dạ dày, thực quản, họng, khoang miệng ra ngoài qua ngã vừa bằng mũi vừa miệng. ( tuy nhiên các bạn không nên thóp bụng mạnh mà chỉ nên xử dụng cơ bụng rất nhẹ nhàng ). Sau đó các bạn hít hơi vào tự nhiên, êm dịu, cảm giác không chỉ hơi vào qua mũi mà còn qua cả tất cả bề mặt da trên cơ thể. Hít vào như để không khí thẩm thấu tự nhiên qua mũi, qua da. Các bạn không cần hít thật sâu, chỉ hít vừa sức, vừa đầy các phế nang. Hít vào như rót không khí vào khí quản vào những chùm phế nang. Khi hít thở tai không được nghe âm thanh của động tác hít thở, điều này cũng có nghĩa là khi hít thở phải thật nhẹ nhàng, toàn thân hầu như buông lỏng, không được vận dụng các cơ.. Và theo tôi phải trục xuất không khí ở dạ dày bằng cách dùng nắm tay thực hiện động tác Đấm bụng để hơi thoát ra ngoài bằng cách ợ hoặc xì hơi. Chúc các bạn không bao giờ bị “ tẩu hỏa nhập ma ” khi tập khí công.
102 ĐAU CỔ TAY DO GIỮ TRẺ:
clip_image287
Thỉnh thoảng có vài bệnh nhân nữ đến khai bệnh là đau, mõi cổ tay trái. Cô tự mua thuốc uống, sau đó thấy không xong cũng đi khám bệnh, tình trạng đau có giảm nhưng lại tái phát. Bệnh nhân bỏ liều một thời gian, nhưng hôm nay đau quá phải tiếp tục đi khám bệnh. Tôi hỏi mỗi ngày bệnh nhân có làm gì nặng không, có tiếp xúc vi tính không, có ngũ gối cao, có phải bưng bê, xách, khiêng, kéo gì không? Câu nào bệnh nhân cũng trả lời không. Không lẽ đau mà không có lý do. Tôi định đặt bút ghi thuốc giảm đau, thư giãn cơ cho bệnh nhân. Nhưng tôi cố hỏi thêm, mỗi ngày cô ở nhà có làm việc nhiều và nặng không? Không, tôi đâu có làm việc gì đâu, đã bệnh mà còn gặp con cháu khó quá, không chịu ngồi chơi cứ bắt mình ẳm hoài. Ồ tôi đã tìm được manh mối rồi đây. Cô ẳm cháu bằng tay tay phải hay trái? Bệnh nhân đưa tay trái vòng lại và nói tôi ẳm bằng tay trái. Trong khi bệnh nhân vòng tay trái làm động tác ẳm, thì tôi thấy bệnh nhân cong ở cổ tay trái. Nếu tình trạng cong này kéo dài sẽ căng các cơ và dây chằng liên tục. Dĩ nhiên là bệnh nhân phải đau, mõi cổ tay trái. Tôi giải thích cho bệnh nhân, khuyên tạm thời giao cháu cho người khác ẳm, tôi chỉ cho thuốc xoa bóp, uống thư giãn cơ. Mười ngày sau, cô trở lại và cho biết đau cổ tay trái gần như hết hẳn
103 BỆNH VÌ…VÉ SỐ:
clip_image289
Một bệnh nhân nam hơn sáu mươi tuổi đến khám bệnh. Ba ngón tay cái, trỏ, giữa của bàn tay phải của bệnh nhân tê rần. Khi sờ vào một vật nào đó vẫn không biết. Tuy nhiên khi dùng vật nhọn châm vào các đầu ngón tay vẫn có cảm giác đau nhưng kém hơn các ngón khác. Tôi cho bệnh nhân làm các xét nghiệm thường quy, nồng độ đường mở trong máu vẫn bình thường. Gối bệnh nhân ngũ cũng không cao. Cuối cùng hỏi về nghề nghiệp thì một chi tiết đã nói lên nguyên nhân gây bệnh. Bệnh nhân là chủ một đại lý vé số. Mỗi ngày, ba ngón tay cái trỏ giữa của ông đã xử dụng để đếm vài ngàn tờ vé số đã nhiều năm nay.
104 MỘT LOẠI BỆNH KHỚP ĐỒNG HÀNH VỚI BIA RƯỢU: GOUT
clip_image291clip_image293
Một người đàn ông bốn mươi lăm tuổi đến khám vì sưng đỏ và rất đau ở khớp bàn-ngón của ngón chân cái. Anh lại có thêm bệnh tăng huyết áp. Đo huyết áp là 150/90 mmHg. Anh đang điều trị tăng huyết áp. Cho làm các xét nghiệm để gợi ý về tình trạng viêm khớp của anh thấy nồng độ acid uric trong máu anh rất cao. Các bạn có biết anh bệnh gì không. Anh đang bị bệnh Gout, đây là một lọai bệnh khớp hay gặp ở những người uống rượu bia. Trong khi chén tạc chén thù, rượu bia, các thức ăn kèm trong bàn nhậu có chứa nhiều chất Purin sẽ thoải mái “ nhập khẩu ”. Khi vào cơ thể chất này biến đổi thành acid uric. Acid uric quá nhiều không được thải ra ngoài hết sẽ lắng đọng vào khớp sẽ gây một bệnh khớp đặc biệt của người thường xuyên uống bia rượu. Ngoài ra acid uric có thể tạo thành sỏi ở hệ tiết niệu. Khớp bị ảnh hưởng nhiều nhất, hay gặp nhất là khớp bàn-ngón của ngón chân cái. Có thể gặp sưng các khớp ngón tay. Đặc biệt của loại bệnh khớp này là rất đau nhức, có thể sốt. Triệu chứng đau nhức làm bệnh nhân không thể tiếp tục đi làm những công việc thường ngày được. Ở những bệnh nhân này bác sĩ sẽ giải thích nguyên nhân gây bệnh, hướng dẩn kiêng bia, rượu và những thực phẩm có chứa nhiều chất Purin như bia, rượu, hải sản ( các loại cá biển, các loại sò nghêu ốc, mực ), phủ tạng động vật ( não, tim, gan, lách, thận..). Một số thực phẩm có lượng Purine tương đối ít hơn có thể ăn một lượng ít là: măng tây, bông cải, nấm, các loại đậu khô, thịt bò, heo, gà, vịt, ngỗng …….Sau đó cho một loại thuốc để ngăn chặn sự biến đổi từ Purin sang Acid Uric, thuốc kháng viêm, đề nghị nghỉ ngơi trong cơn cấp. Bệnh Gout, nói chung là điều trị có kết quả tốt. Nhưng sự tái phát vẫn thường xảy ra vì bệnh nhân không dễ xa rời “ thần ma men ” được
105 CHIẾC THUYỀN CỦA “ ÔNG THÀY CÓC ”:
Cách đây gần mười năm tôi có một ông thày dạy Anh văn. Ông thường gọi học trò mình bằng anh Cóc, cô Cóc. Năm đó ông khoảng sáu mươi lăm tuổi. Ông sống ở Mỹ gần hai mươi năm. Ông về Việt Nam để nghỉ hưu và mua một ngôi nhà ở phường hai mươi bảy quận Bình Thạnh. Nhà của ông ở cạnh sông, giống như một biệt thự nhỏ. Cổng vào là giàn bông giấy, hoa nở đỏ thắm. Ông mua một chiếc ghe, có thể chở bốn người. Ghe chạy bằng máy nổ và cũng có những mái chèo. Ông chăm sóc ghe chu đáo như một người ở quê làm ruộng dành dụm mua một chiếc xe Dream về để “ trùm mềm ”. Tuy nhiên khác ở chỗ là ghe ông không trùm mềm. Bởi ông vẫn thường chở cháu nội, mời bè bạn lên ghe, thả trôi lửng lờ trên rạch trong khi ông cùng bè bạn uống trà, hoặc nhăm nhi chén rượu. Ông nói không gì thích thú bằng cho thuyền thong dong trên dòng nước, nghe tiếng máy ghe nổ vẳng từ xa, nghe tiếng nước vổ mạn thuyền, nằm thoải mái trên chiếc ghe đang lắc lư nhẹ nhàng, nhìn trời xuyên qua những tàn cây, không còn thiết gì không gian thời gian nữa. Thưa các bạn, tôi nghĩ thân mình, cơ thể mình cũng giống như chiếc thuyền của “ ông thày Cóc ”. Nếu không chăm sóc chiếc thuyền chu đáo thì thuyền hư, đáy thuyền rò rỉ, mái thuyền dột thì khi cần làm sao dạo chơi được. Còn thân thể này yếu đuối, bệnh tật thì làm sao hoàn thành công việc mỗi ngày, làm sao dạo chơi trên “ khúc sông đời ” làm sao hưởng những được những thú vui của cảnh trần gian đây? Chứ đừng nói đến việc dong chiếc thuyền thân thể này đi đến “ bờ bên kia ” được? Do đó hãy chăm sóc cơ thể này, đừng hủy hoại chúng bằng mọi cách. Các bạn có đồng ý với tôi không ?
clip_image295
106 CHƠI THỂ THAO CŨNG BỆNH:
Triệu chứng đau ở khuỷu tay của anh có thể do chơi tennis. Người đàn ông khõe mạnh trố mắt, tôi chơi thể thao mà cũng bệnh à. Trước khi kết luận xin các bạn hãy quan sát một vận động viên tennis ( quần vợt ). Trong khi dùng tay để đánh banh thì cơ cẳng tay anh phải hoạt động đánh hết sức và liên tục để đánh trả trái banh vào phần sân đối phương. Động tác này làm ảnh hưởng đến các gân bám ở các xương vùng khuỷu tay. Nếu lập lại liên tục trong nhiều ngày sẽ làm rách các gân bám này gây nên đau bờ ngoài của khuỷu tay. Đau có thể lan xuống cẳng tay. Đây là một bệnh có tên là Tennis Elbow ( khuỷu tay của người đánh Tennis ). Thường xảy ở tuổi ba mươi lăm đến năm mươi tuổi. Hầu hết được điều trị nội khoa , ngưng chơi tennis, áp nước đá, băng ép, massage nhẹ nhàng vùng đau, châm cứu, thuốc giảm đau kháng viêm. Khuỷu tay nên chuyển động nên nhẹ nhàng.Chẳng những bệnh gặp ở người chơi tennis mà còn gặp ỡ những người đan len, người xử dụng búa để đập thường xuyên, người chơi bowling. Khi bị tình trạng này các bạn ngưng chơi tennis trong một thời gian. Các bạn có thể dùng nước đá gói trong một cái khăn để chườm lên vùng đau, hoặc xoa bóp, châm cứu, day ấn huyệt, hoặc uống thuốc kháng viêm và dùng băng thun giãn để băng khuỷu tay ( như hình vẽ ) và chú ý nên xử dụng vợt đúng kỹ thuật cũng như giảm thời gian chơi tennis để không bị “ chơi thể thao mà bị bệnh ”
clip_image297clip_image298
107 CÁCH “ CẦM CHUỘT ” CHO ĐÚNG:
Xử dụng vi tính mà ai không biết “ cầm chuột ”. Nhưng cầm chuột không đúng cách sẽ gây tê, mõi cổ tay, bàn tay. Nhiều trường hợp do cổ tay gập góc lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến đường hầm cổ tay ( Carpal Tunnel hay ống cổ tay ) và dây thần kinh giữa bị chèn ép gây nên một bệnh lý gọi là hội chứng ống cổ tay. Ngoài ra chuột vi tính không nên quá xa sẽ gây mõi cánh tay phải do cánh tay phải cách xa thân mình nhiều quá. Cách cầm chuột vi tính đúng cách là bàn tay nên úp sát lên chuột, các ngón tay xuôi và cùng chiều với chuột, bàn tay phải thẳng hàng với cánh tay, không lệch bàn và ngón tay sang phải hay trái. Xin các bạn xem hình minh họa để xem hai cách cầm chuột vi tính đúng và sai
clip_image300
108 MỘT HẬU QUẢ XẤU NHẤT CỦA VIỆC HÚT THUỐC LÁ:
Đối diện với tôi là một người đàn ông năm mươi ba tuổi, tên Vũ. Ông đến khám bệnh với lý do là ho hơn một tháng đã tự ra nhà thuốc mua thuốc uống mà không giảm. Huyết áp đo là 130/80mmHg, mạch 85lần/phút. Ông Vũ dáng cao vừa phải, không gầy. Quan sát thấy các cơ vùng cổ, cơ vùng ngực không co kéo. Họng sạch, khi ho chỉ có ít đàm màu trắng. không uống rượu, trà, cà phê, nhưng có hút thuốc lá mỗi ngày khoảng hai mươi điếu và hút từ hai mươi lăm tuổi. Tôi cho chụp một phim X quang phổi và một phim xoang. Kết quả phim xoang bình thường, nhưng trên phim phổi có một tổn thương hình tròn đường kính khoảng12 cm ở thùy lưởi phổi trái, tổn thương có màu trắng , bờ tổn thương không rõ, xung quanh không có những hình bất thường ( tổn thương vệ tinh ). Các bạn xem trên hình minh họa, u phổi là phần màu trắng hình tròn, bờ không đều có dấu mũi tên. Các bạn biết không đây là một hình ảnh của khối u ở phổi, nghĩ nhiều đến ung thư phổi. Vì 80% u ở phổi đều là ác tính, và đặc điểm của khối u trên phim của ông Vũ là ranh giới của khối u với phổi lành là không rõ chứng tỏ khối u có khả năng xâm lấn vào vùng phổi lành…Các bạn muốn biết diển tiến của người bệnh ung thư phổi ra sao phải không. Khi phát hiện hình ảnh u phổi trên phim sẽ chuyển đến bệnh viện chuyên khoa, có thể chụp CT, làm sinh thiết để xem đúng đây là một u ác tính không. Sau đó có thể giải phẩu cắt khối u rồi điều trị tiếp bằng xạ trị. Mặc dù áp dụng nhiều biện pháp như vậy nhưng tiên lượng bệnh cũng vô cùng dè dặt.. Rồi lúc đó xin các bạn nghĩ đến nỗi thất vọng của người bệnh, sự đau khỗ của gia đình vợ con... Vì thế xin các bạn đang hút thuốc lá và chưa hút thuốc lá hãy cẩn trọng với “ người bạn ” không được êm dịu này. Các bạn hãy cương quyết nói “ Không ” với thuốc lá
clip_image302
109 TRẺ CON VÀ MÁY VI TÍNH
Như người lớn, khi tiếp xúc với vi tính nhất là trong một thời gian dài, cơ thể trẻ con cũng bị ít nhiều ảnh hưởng. Từ việc mõi, xốn, đau mắt đến tê, mõi và đau: cổ, cột sống ngực, thắt lưng, bàn tay, đến việc ảnh hưởng về sức khõe chung như nặng đầu, mõi mệt… Những tác hại trên đều có nguyên nhân từ ánh sáng màn hình, ngồi quá gần màn hình, ghế ngồi quá thấp khiến trẻ phải ngước cổ lên, chân bé ngắn so với chiều cao của chân ghế, tư thế gập người, cúi cổ, cách cầm chuột không đúng…Và tác hại càng rõ hơn khi trẻ tiếp xúc với thời gian quá nhiều trong ngày và liên tục trong thời gian dài. Xin các bạn hãy quan tâm và hướng dẩn trẻ ngồi ở tư thế đúng và để ý đên thời gian xử dụng vi tính của trẻ.
clip_image304
clip_image306
110 CÁC BẠN NỮ NÊN PHÁT HIỆN SỚM:
Một bệnh nhân nữ khoảng năm mươi tuổi, đến khám lý do là mệt hai tháng nay. Đã điều trị tại phòng mạch bác sĩ tư hai lần ( khoảng mười ngày ). Khám tim đập nhanh, phổi bình thường. Bệnh nhân không uống được trà và cà phê, vì mỗi lần uống có cảm giác nặng ngực, hồi hộp, mệt. Cho xét nghiệm đường, mở trong máu trong giới hạn bình thường. Điện tâm đồ trả lời nhịp xoang nhanh # 100 lần/ phút. Công thức máu hồng cầu 3,8 triệu/mm3. Bệnh nhân khó ngũ. Tôi có nghĩ đến cường giáp, nhưng thấy tuyến giáp không to nên chỉ ghi toa thuốc bổ có chất sắt, Mg B6 và một loại an thần nhẹ. Bệnh nhân có bớt mệt, không đi khám bệnh nữa nhưng vài hôm sau cảm giác mệt trở lại, có vẽ nhiều hơn. Đo điện tâm đồ, kết quả là nhịp xoang khoảng 110 lần/ phút. Lần này tôi cho xét nghiệm thêm chức năng tuyến giáp ( T3, T4 ) và TSH, siêu âm màu tuyến giáp. Cuối cùng phát hiện đây là một trường hợp cường giáp. Từ đó về sau, mỗi lần gặp những trường hợp tương tự, hầu hết là bệnh nhân nữ, than mệt, khám mạch nhanh, kích thước tuyến giáp hơi to hơn bình thường một chút thì ngoài những xét nghiệm thường quy tôi cho xét nghiệm thêm T3, T4, TSH và siêu âm màu tuyến giáp để phát hiện bệnh cường giáp.
Do đó các bạn nữ dù tuyến giáp có hơi to một chút, ở vào độ tuổi trên và có cảm giác mệt thường xuyên nên đi khám để phát hiện bệnh sớm. Việc điều trị sớm sẽ tránh được bướu cổ to, mắt lồi và nguy hiễm nhất là suy tim do tim đập quá nhanh trong một thời gian dài.
clip_image308
111 KINH NGHIỆM BẢN THÂN TRONG VIỆC CẮT CƠN ĐAU THẮT NGỰC VÀ ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU CƠ TIM:
Năm 1998, tôi bắt đầu bị đau ở vùng ngực trái, thỉnh thoảng lan đến giữa nách bên trái. Đau có lúc nhoi nhói thoáng qua vài giây rồi tiếp tục, có hồi nặng ngực như cảm giác có một vật gì nặng đè trên ngực mình, có khi hơi khó thở. Cường độ đau nhói có lúc nhẹ, lúc nặng đến không chịu nổi. Cơn đau có kèm theo một cảm giác sợ, sợ mơ hồ. Tôi đi xét nghiệm lipid máu, đường máu có kết quả trong giới hạn bình thường. Đo điện tâm đồ :nhịp xoang không đều từ 80 đến 85 lần mỗi phút, sóng T âm ở D2, đoạn ST chênh xuống 1mm ở D3 và aVF, kết quả điện tim trả lời là thiếu máu cơ tim vùng hoành. Tôi tự uống thuốc các loại thuốc giãn mạch vành, giảm đau khoảng một tháng nhưng cơn đau chỉ giảm ít rồi tái phát. Đau ngực xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi, thậm chí cả lúc tôi đang ngũ. Lúc vận động thể lực như lên cầu thang, hay kéo cánh cửa sắt, dẩn chiếc xe Honda, hoặc khi thức khuya học bài cũng thấy cơn đau xuất hiện và cường độ đau có vẽ tăng lên. Có thời gian, đi xe Honda ở những chỗ đường xấu, dằn xốc một chút thôi, cơn đau xuất hiện cùng với cảm giác như tim mình bị rung rinh. Khi ngũ, trở mình thay đổi tư thế cũng phải nhẹ nhàng, nằm ngữa thì có cảm giác căng lồng ngực và làm siết chặt ở vùng tim, nằm nghiêng trái thì cảm giác như tim bị đè ép. Chỉ có động tác nằm nghiêng phải là tương đối dể chịu. Nếu trong đêm day trở sang tư thế nằm ngữa thì phải đặt một tay lên bụng mới đở khó chịu hơn. Đêm ngũ do hầu hết thời gian chỉ ngũ nghiêng phải nên cơ thể mõi mệt và rất khó chịu. Ngay đến chuyện quan hệ vợ chồng cũng làm cho mệt, nhưng không phải ngay lúc đó mà khoảng hai ba ngày sau, tim mới mệt, hồi hộp, đau ngực nhiều hơn. Điều này thật không hiểu tại sao. Lúc anh bạn thân đến chơi, thì tình trạng tôi đã nặng. Cố hết sức, vẽ mặt tự nhiên như người bình thường nhưng chỉ nói vài câu đã có cảm giác khó chịu, nghẹn ở vùng ngực trái rồi tự động ho một cái không tự chủ được.Bạn đến chơi mà nói cũng không xong. Đúng là khi mình bị bệnh thì những triệu chứng xảy ra, tâm lý lúc bệnh thật hết sức rõ ràng, chi tiết còn lúc học bài để thi thì chỉ biết trên sách mà thôi. Tôi kể cho anh bạn thân là bác sĩ khoa Lao về bệnh của mình. Anh Lâm dẩn tôi đến khoa tim mạch của một bệnh viện lớn có người bạn làm tại đó. Sau khi khám và xem các điện tâm đồ đã thực hiện trước, anh cho đo một điện tâm đồ mới. Sau đó anh cho toa thuốc tôi nhớ có Nitromint, Vastarel, MgB6 và Lexomil. Tôi uống theo toa thuốc này khoảng nửa tháng, cơn đau thắt ngực giảm rồi lại tái phát. Phiền nhất là khi tôi uống loại thuốc để giãn mạch vành ( Nitromint, Lenitral, Imdur ) thì triệu chứng đau có bớt nhưng tác động giãn mạch đồng thời ở mạch máu não gây ra cơn nhức đầu vô cùng khó chịu, cảm giác đau từ trong giữa đầu. Cái cảm giác đau đầu của Tôn ngộ Không khi Tam tạng đọc khẩn cô nhi chú ra sao thì không biết chứ cảm giác đau đầu này thì thực là dữ dội. Mỗi lần uống thuốc để giảm cơn đau thắt ngực, tôi cầm viên thuốc giãn mạch trên tay mà ngần ngừ không dám uống! Sau này gặp bệnh nhân khai bị đau đầu khi uống thuốc giãn mạch vành thì tôi vô cùng thông cảm. Bây giờ xin phép các bạn ngưng Hồi một. Tôi sẽ kể tiếp hồi hai sau khi chúng ta lướt sơ về những kiến thức của bệnh thiếu máu cơ tim.
Như các bạn biết tim là một cơ quan nằm trong lòng ngực trái. Tim có hai buồng trái và phải ngăn các bằng một vách. Tim phải có nhiệm vụ là đẩy máu đen nhiều thán khí đến phổi và sau khi trao đổi với không khí bên ngoài máu đen trở thành đỏ có nhiều dưởng khí trở về tim trái. Tim trái co bóp đưa máu đỏ để nuôi dưởng tất cả cơ quan, tế bào của cơ thể chúng ta. Nhưng bản thân tim thì ai nuôi dưởng đây?. Thưa các bạn đó là động mạch vành. Động mạch vành là một hệ thống động mạch xuất phát ở động mạch chủ ( là động mạch chính từ tim ra ) và gồm hai nhánh là động mạch vành trái và phải, hai nhánh này lại chia ra nhiều động mạch nhỏ bao quanh tim để nuôi toàn bộ trái tim.
clip_image310 Bệnh lý mà tôi đang đề cập là bệnh một phần của cơ tim không đũ máu nuôi do một hoặc vài nhánh của hệ động mạch vành bị hẹp lại. Tình trạng hẹp này có thể do mảng xơ vữa bám ở thành động mạch vành hoặc do động mạch vành co thắt tạm thời khiến cho lượng máu qua động mạch vành giảm. Lúc đó cơn đau thắt ngực xuất hiện. Bệnh có tên là thiếu máu cơ tim cục bộ ( thiếu máu nuôi một phần nào đó của cơ tim ), hoặc bệnh động mạch vành, có người gọi là thiểu năng vành ( động mạch vành không làm đũ chức năng của mình là nuôi dưởng tim ). Khi được cho biết bệnh của mình là thiếu máu cơ tim thì có một số bệnh nhân ngộ nhận có lẽ giống như cơ thể bị thiếu máu nên thường hỏi, xin bác sĩ cho biết vậy tôi phải ăn những thức ăn gì để đũ máu nuôi tim đây? Và bây giờ các bạn đã biết rồi thiếu máu cục bộ cơ tim là tim không nhận đũ máu nuôi do hẹp lòng động mạch vành chứ không phải là do thiếu một chất gì hay thiếu một thứ sinh tố gì đâu. Hiện nay việc điều trị bệnh động mạch vành có thể điều trị nội khoa ( dùng thuốc ) hoặc có thể thông lòng động mạch vành bị hẹp (angioplasty), hay nối thêm mạch máu bắt cầu qua chỗ nghẽn (bypass surgery). Nhưng để điều trị động mạch vành thì phải dùng thuốc trong thời gian bao lâu? Các bạn phải điều trị liên tục, suốt đời, đó là câu trả lời của các nhà khoa học. Trong bệnh động mạch vành, theo sách vở thì đa số trường hợp do nguyên nhân mảng xơ vữa làm hẹp lòng mạch, nhưng tôi thắc mắc nếu chỉ do mảng xơ vữa gây hẹp thì lúc nào cũng đau chứ tại sao trên thực tế cơn đau lúc có lúc không? Như vậy chắc chắn phải có sự kết hợp giữa mảng xơ vữa và tình trạng co thắt động mạch vành thì mới giải thích được điều này.
Bây giờ xin các bạn tiếp tục Hồi hai, như các bạn biết tôi bị cơn đau thắt ngực mà uống thuốc giãn mạch vành vào thì lại bị đau đầu dữ dội. Biện pháp giải quyết của tôi là uống thêm thuốc giảm đau đầu nhưng không kết quả. Sau đó tôi giảm liều thuốc giãn mạch thì đau đầu giảm nhưng cơn đau vùng tim lại không bớt. Tôi đổi qua thuốc giãn mạch loại dán trên da nhưng cơn đau đầu càng nhiều hơn. Cuối cùng đành phải điều chỉnh liều lượng thuốc giãn mạch và uống Diantalvic mỗi khi đau đầu nhiều. Thỉnh thoảng tôi lại có những cơn nhịp nhanh ( khoảng 100 lần/phút ), ngực trái dồn dập như muốn đứt hơi, nhất là cơn nhịp nhanh xảy ra vào lúc giữa đêm, tôi thức và phải ngồi dậy, vừa mệt vừa có cảm giác lo sợ, tuy nhiên tôi cố giữ yên lặng. Nhưng lần nào thì bà xã tôi cũng thức dậy chăm sóc, an ủi với ánh mắt lo âu không thể giấu được…Tôi suy nghĩ, chắc tôi phải vào nhập viện, rồi công việc của tôi, rồi vợ con sẽ ra sao, rồi…Thưa các bạn, tôi đã nếm một chút sự đau khổ của một người bị bệnh mạch vành và tâm trạng tuyệt vọng của một gia trưởng trong gia đình mà bị một căn bệnh có nguy cơ cao. Vì thế trong khi đang bị bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ hành hạ, lại ngồi phòng khám bệnh, tôi thấy có rất nhiều bệnh nhân trong độ tuổi bốn mươi đến khoảng năm mươi lăm cũng ở vào tình trạng đau khỗ như mình, tôi thật vô cùng cảm thông. Tôi nhất quyết khống chế bệnh động mạch vành của mình và tôi muốn giúp đở một chút cho những người cùng hoàn cảnh giống tôi. Ba năm trôi qua, hiện giờ tôi không còn dùng thuốc giãn mạch vành ( Nitromint, Imdur, Lenitral ), Vastarel..mà tần suất cơn đau thắt ngực của tôi giảm rõ rệt (một tháng có cơn đau ngực một hoặc hai lần hoặc không có ) và cường độ đau nhẹ và thoáng qua. Tôi đã hồi phục và trở lại gần như bình thường trong đời sống gia đình và hoàn thành tương đối tốt công tác khám bệnh tại nơi làm việc. Điều rất thích thú là tôi có thể chặn đứng ngay cơn đau thắt ngực không dùng thuốc mỗi khi cơn đau xuất hiện.Tôi đã chia xẻ những kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh mạch vành cho những bệnh nhân của tôi và họ cũng đã nhận được lợi ích. Sau đây tôi xin nói về những kinh nghiệm đó:
Những cách cắt cơn đau thắt ngực: Khi cơn đau xuất hiện cơn đau thắt ngực, tôi đã thử rất nhiều biện pháp, day ấn huyệt Thiếu xung ở phía trong đầu ngón tay, gần chân móng ngón tay út bên trái ( mộc huyệt của Tâm kinh ). Việc ấn, bấm huyệt Thiếu xung trong những lần đầu tiên có thể làm giảm cơn đau thắt ngực. Nhưng những lần sau không kết quả nữa, cơn đau ngực vẫn còn mà thêm vào là cảm giác rất đau tại huyệt Thiếu xung do động tác bấm. Tôi thử cắt cơn đau thắt ngực bằng cách hít thở của viện sĩ A.A. Mikulin trong quyển “ Sự sống lâu tích cực ”, hít vào sâu rồi phình bụng ra để tạo một áp lực âm trong trung thất để hút máu nhiều vào tim và vào động mạch vành. Tôi dùng máy sấy tóc, sấy dọc theo tâm kinh chỉ bớt thôi ( trong trường hợp này thì nàng tì nữ cũ không hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mới rồi ). Tôi lại dùng kim châm cứu châm vào huyệt Linh đạo như đã xử dụng cho một bệnh nhân Hansen ở Bến sắn, cơn đau thắt ngực biến mất ngay, nhưng sau đó lại tiếp tục, rồi không lẽ lần nào đau lại cũng dùng kim châm cứu châm vào da thịt mình sao, chịu sao nỗi? Tôi lại dùng nhang để cứu các huyệt quan trọng ở Tâm kinh ( Thần môn, Linh đạo, Thiếu trạch, Cực tuyền ) cũng không ăn thua gì.
Cuối cùng tôi tìm được cách cắt ngay cơn đau thắt ngực và sau đó là phương pháp ăn uống điều trị bệnh này, có hiệu quả rất tốt cho bản thân.
THỨ NHẤT:
Trước hết là tôi xin nói về cách cắt ngay cơn đau thắt ngực: Có hai biện pháp, lúc thì áp dụng một lúc thì phối hợp cả hai. Biện pháp thứ nhất là dùng hai ngón tay trỏ và giữa tay phải để véo mặt trong của tay trái, véo dọc Tâm kinh ( tương ứng với vị trí của dây thần kinh trụ trong giải phẩu tây y ) véo từ huyệt Thần môn tại lằn chỉ cổ tay ( về phía ngón út ) đến khuỷu tay rồi dần dần đến giữa nách, bạn có thể véo mạnh điểm giữa nách ( huyệt Cực tuyền ) nhiếu lần. Chỉ cần véo vài lần, hoặc chỉ véo một lần thì cơn đau thắt ngực sẽ im lặng rút lui.
clip_image312clip_image314
Biện pháp thứ hai là sử dụng nàng tì nữ “ Đấm bụng ”. Thường ở trường hợp này giống như đứa trẻ năm tuổi bị đau dữ dội ở ngực trái nói ở phần “ Đau Nam chữa Bắc ”, nguyên nhân là do dạ dày nhiều thức ăn, hơi làm tăng thể tích chèn lên đỉnh tim qua cơ hoành càng làm xuất hiện hoặc tăng thêm cường độ đau của cơn đau thắt ngực. Xin các bạn xem hình minh họa. Các bạn chỉ để ý đến phần thân. Ở phía trên là phổi ở hai bên, giữa là tim, phía dưới được ngăn cách cơ hoành, bên tay phải của các bạn là dạ dày ( cuống dạ dày ngay phía dưới đỉnh tim ), bên tay trái của các bạn là gan, không thấy trên hình minh họa, dưới nữa là khung ruột già hình chữ U ngược rồi dưới cùng trên hình minh họa là ruột non. Khi cơn đau thắt ngực xảy ra các bạn nên ngồi dậy ( mục đích để chất đặc trong dạ dày xuống phía dưới, hơi ở phía trên, khi đấm bụng hơi dễ dàng thoát lên phía trên ), các bạn dùng phần phẳng của nắm đấm bàn tay để đấm vừa phải vào vùng dạ dày khoảng 100 cái. Qua động tác đấm bụng sẽ kích thích dạ dày tăng co bóp đẩy hơi ra ngoài. Từ đó giúp giảm áp lực trong bụng và khoang tim sẽ không còn bị chèn ép. Khi đấm bụng, các bạn có thể có triệu chứng ợ hơi, sau một hoặc vài cái ợ hơi thì cơn đau thắt ngực có thể biến mất ngay, có trường hợp không ợ hơi nhưng kết quả vẫn tốt.
clip_image316clip_image317
- THỨ HAI là hạn chế được tần suất cơn đau thắt ngực đến mức chỉ còn rất ít bằng phương pháp ăn uống, cách ăn uống xin các bạn chú ý nên ăn theo phương pháp ăn uống mà tôi đề cập trong mục “ Ăn thế nào là đúng ”. Các bạn nhớ tuyệt đối không xử dụng các chất béo có nguồn gốc từ động vật ( mở, đồ lòng súc vật, bơ, phó mát, yaua, tròng đỏ trứng… ). Chú ý là những thức ăn bán bên ngoài đều có chứa mở và bơ: bánh mì thịt cũng có trét bơ trước khi cho thịt vào, cơm tấm, bánh canh, phở, hủ tiếu…đều có mở trong đó. Mỗi tháng nên ăn những thức ăn bán bên ngoài vài lần, và khi ăn thì dặn không cho mở, bơ vào. Chất béo động vật rất nhạy cảm với việc tạo ra cơn đau thắt ngực hoặc khó chịu vùng ngực trái. Thực thế tôi chỉ ăn hủ tiếu, phở, cơm tấm, bún bò huế liên tiếp năm đến bảy buổi sáng là vùng ngực trái đã có vấn đề. Trong nhóm chất béo, các bạn nên thay chất béo động vật bằng dầu phọng, mè…tốt nhất nên xử dụng dầu olive ( bán nhiều trong các siêu thị ). Tránh tất cả những thức ăn uống đóng chai, có chứa màu hóa học, chất bảo quản, chất tạo mùi. Tránh không xử dụng thuốc lá, bia, rượu, trà, cà phê. Hạn chế tối đa ăn các loại bánh ngọt, kẹo, mứt, sô cô la. Thức ăn càng gần thiên nhiên càng tốt. Sau một thời gian ăn như vậy khoảng ba tháng các bạn sẽ thấy số lần xuất hiện cơn đau thắt ngực giảm đi nhiều và không có một tác dụng phụ như việc dùng thuốc. Bước đầu trong khi ăn uống theo cách này, các bạn vẫn uống thuốc theo toa và dần dần có thể giảm liều thuốc, từng ít đến khi bạn bỏ hẵn mà số lần xuất hiện và cường độ cơn đau thắt ngực chỉ còn tối thiểu.
112 PHƯƠNG PHÁP ĐƠN GIẢN ĐIỀU TRỊ VIÊM MŨI DỊ ỨNG
clip_image318clip_image320
Thưa các bạn tôi xin được giới thiệu anh bạn của tôi, anh cũng làm trong ngành y tế. Tôi có thời gian ở chung với anh khoảng hai năm. Xung quanh nhà chúng tôi là một khoảng đất rộng gồm nhiều cây cỏ, hoa dại. Sáng nào tôi cũng chứng kiến anh bạn lập lại một điệp khúc không hay lắm. Anh nhảy mũi hàng trăm cái, nhảy mũi không thể nào ngưng lại được. Đầu tiên anh còn cầm một cái khăn tay để chùi mũi. Nhưng cuối cùng anh vất luôn cái khăn và cúi đầu xuống mặc cho nước mũi cứ chảy ròng ròng. Trước kia anh vẫn uống thuốc để chặn cơn vào buổi tối, nhưng sau này chẳng thiết uống nữa. Và “ con đường xưa anh đi ” anh vẫn cứ đi. Sau đó chúng tôi mỗi người ở một nơi. Cách đây một năm gặp lại, tôi hỏi về “ bài ca không quên ”, anh tươi cười nói tôi vẫn còn nhớ những không còn ca bài ca đó nữa. Lúc trước mỗi lần vào phòng lạnh là mình không chịu được, cứ nhảy mũi liên tục giống như những buổi sáng năm nào. Nhưng bây giờ thì chuyện đó không hề xảy ra. Anh bạn tôi chỉ tập một động tác đơn giản là dùng hai ngón tay trỏ và giữa đặt hai bên sống mũi xoa lên xoa xuống mỗi ngày ba lần mỗi lần hơn trăm cái. Ồ thật là hay quá. Tôi xin giới thiệu cho các bạn, những bạn nào đồng cảnh ngộ, hãy thử áp dụng xem.
113 XOA BÓP HỆ THỐNG KHỚP
clip_image321
Đa số người lớn tuổi đều có kinh nghiệm về cảm giác đau của khớp. Đau thường xảy ra lúc thời tiết lạnh, ban đêm hoặc lúc sáng, hoặc vào mùa đông thì cơn đau khớp càng nặng hơn. Bệnh nhân loay hoay uống thuốc nam, rồi thuốc tây. Cuối cùng là đau khớp vẫn tồn tại mà còn mang thêm một bệnh khác là bệnh đau dạ dày. Có một biện pháp không tác dụng phụ, không ảnh hưởng xấu đến dạ dày của bạn có thể phòng, hổ trợ cho việc điều trị thoái hóa khớp đó là dùng máy sấy tóc sấy vào các khớp, rồi tiến hành xoa bóp tất cả các khớp trong cơ thể. Bắt đầu từ khớp ngón chân, bàn chân, cổ chân, gối, háng, các khớp của cột sống vùng cùng cụt, thắt lưng, cột sống ngực, cổ, khớp ngón tay, bàn tay, cổ tay, khuỷu, nách Để phòng tình trạng thoái hóa các bạn chỉ cần sấy các khớp cho ấm rồi xoa bóp các khớp bằng tay. Còn trong việc xử lý các cơn đau khớp có thể các bạn kết hợp với các loại thuốc kháng viêm dạng pomade, gel… Theo kinh nghiệm các bạn nên xoa bóp mỗi ngày hai lần vào lúc sáng và tối trước khi ngũ. Trong thời gian xoa bóp để phòng và trị bệnh các bạn cũng nên xem đây là một thời gian thư giản với cảm giác thoải mái của cơ thể nhận được từ việc xoa bóp trong một môi trường yên tĩnh.
114 BỆNH DO TIẾP XÚC NÓNG LẠNH:
clip_image323
Con người chúng ta nếu bỏ qua phần tinh thần, thì cơ thể này cũng là vật chất, một vật thể như những vật thể khác. Hai vật thể có nhiệt độ khác nhau để sát nhau thì chúng sẽ ảnh hưởng qua lại, chúng truyền nhiệt qua nhau. Sự tiếp xúc giữa con người và các nhiệt độ nóng, lạnh của các vật thể trong môi trường cũng gây bệnh. Vì thế các bạn có thể thấy nếu mắc mưa thì chúng ta sẽ lạnh, sổ mũi, nghẹt mũi, cảm ( sau khi đi mưa về, các bạn nên lau khô và dùng máy sấy tóc sấy dọc cột sống nhất là cột sống ngực khoảng năm phút là đũ để ngừa được cảm lạnh ). Tay chân thường xuyên tiếp xúc với nước lạnh có thể làm co các mạch máu đầu chi gây nên tình trạng tê các ngón tay, ngón chân. Nằm dưới nền đất, ciment, gạch bông ngũ lâu ngày có thể gây đau nhức ( để tránh tình trạng này, khi ngũ các bạn dùng một tấm nylon trải lên sàn, sau đó mớt trải chiếu hay mền lên ngũ ). Thói quen gội đầu và để đầu còn ướt đi ngũ lâu ngày sẽ làm đau đầu âm ỉ. Ban đêm bước vào sàn nước đi tiểu nhiều lần có thể lạnh chân, có cảm giác rùng mình ( các bạn nên để một đôi dép trước nhà tắm và mang vào khi cần ). Sự tiếp xúc của hai hàm răng và các nhiệt độ quá nóng và lạnh từ thức ăn cũng là một yếu tố ảnh hưởng xấu đến men răng…
115 TRẸO LƯNG:
clip_image325clip_image327
Nhiều bệnh nhân bước vào phòng khám bệnh với vùng thắt lưng hoặc vùng cổ bị “ trẹo ”, đau nhiều đến nỗi phải “ sửa tướng ”. Bệnh nhân đi lom khom vào phòng khám hoặc cổ bị niểng một bên. Tôi hỏi hôm qua anh có bê một vật gì nặng không? Có mới sáng này tôi mới dời một chậu kiểng, nhưng vừa nhấc lên đã nghe đau ở một bên cột sống. Các bạn có gặp tình trạng “ trẹo lưng ” hay “ trặc cổ ” như vậy chưa? Nguyên nhân là khi nâng vật nặng, đồng thời các bạn cũng quay lưng, xoay cổ. Hai động tác cùng lúc như vậy sẽ làm tổn thương các cơ dây chằng ở một bên cột sống và gây nên tình trạng đau như trên. Có nhiều bệnh nhân không bị trẹo, trặc mà lại bị “ cụp lưng ” do những bệnh nhân này đứng xa vật nặng rồi khom xuống để bê vật nặng lên. Do đó để tránh trặc, trẹo và cụp lưng, khi nâng một vật nặng Các bạn hãy tôn trọng những nguyên tắc sau:
- Đối diện trực tiếp với vật
- Đứng gần vật
- Ngổi xuông, co hai đầu gối lại
- Từ từ dùng chân, vùng chậu, tay để nhấc vật lên
- Trong khi nâng vật nặng lên không được xoay lưng hay cổ
116 “ TÍCH TIỂU THÀNH ĐẠI ”
clip_image329
Hồi còn nhỏ tôi thường nghe ba tôi nói “ tích tiểu thành đại ”, ba nói về sự tiết kiệm. Nếu mỗi ngày để dành một số tiền nhỏ thì trong một thời gian sẽ có một số vốn đáng kể. Riêng tôi thấy câu này cũng có ý nghĩa về mặt bệnh tật. Các bạn thấy trường hợp một người đếm vé số, đếm mươi tờ hoặc có thể đếm đến một trăm tờ mà chỉ một lần thì không việc gì. Nhưng nếu đếm liên tục mỗi ngày vài ngàn tờ vé số mà đếm hết năm này sang năm nọ thì đến một ngày hai ngón tay trỏ và giữa của bàn tay phải sẽ tê. Tình trạng tê ngày càng nặng thêm. Các bạn cũng xem chú Tỷ đứng chiên bánh tiêu, ngày qua ngày tình trạng tăng áp lực ở tĩnh mạch chân ngày càng nặng, cuối cùng là những tĩnh mạch chân của chú sẽ giãn ra và chú bị bệnh tĩnh mạch trướng. Một người chơi tennis nhiều giờ trong ngày và kéo dài nhiều năm có thể bị hội chứng khuỷu tay của người chơi tennis. Bà bế cháu lâu ngày có thể mõi và đau ở cổ tay bên ẳm cháu. Người buôn bán cá, cà phê hay tiếp xúc với nước lạnh dễ có nguy cơ bị cơn co động mạch đầu chi, tê rần các ngón và bàn tay. Người thợ đan, thêu cũng hay bị mõi đau các khuỷu tay. Công nhân trong nhà máy dệt, người nghe Headphone, người ở trong một môi trường có những tiếng động quá ồn một thời gian có thể bị ù tai, giảm thính lực. Người làm nhà máy xay lúa, nhà máy ciment tiếp xúc với bụi thường xuyên trong tương lai có nhiều nguy cơ bị bệnh bụi phổi. Người hút thuốc lá số lượng nhiều và trong thời gian dài có một dự hậu gần như chắc chắn là bị bệnh phổi tắc nghẻn mãn tính và cũng có thể bị ung thư ở phổi. Người uống bia mỗi ngày, liên tục trong nhiều năm có rất nhiều “ cơ hội ” bị bệnh tăng huyết áp. Kẻ có thói quen uống rượu đều đặn mỗi ngày có nhiều nguy cơ bị xơ gan cổ trướng. Hoặc có thói quen ăn mặn, hay chấm ( nước tương, nước mắm, chao…) trong một thời gian dài thì hệ thống mạch máu kém mềm dẻo và từ đó bệnh tăng huyếp áp xuất hiện. Hoặc chỉ có uống trà, cà phê mỗi ngày một hai cử nhưng liên tục nhiều tháng, nhiều năm thì có thể bị hồi hộp, mệt, tim đập nhanh. Đến ngay cả quan điểm của phương pháp ăn uống Oshawa cho rằng ung thư bắt nguồn từ sự đáp ứng trong thời gian dài, có thể mươi năm đến vài chục năm, của cơ thể đối với thịt, đường, và các hóa chất trong thức ăn cũng chưa chắc là không đúng. Do đó xin các bạn hãy cẩn trọng trong việc ăn uống, thói quen, sinh hoạt hàng ngày, tư thế nằm, ngồi đứng…để đừng sai lầm, đừng để “ tích tiểu thành đại ” ảnh hưởng xấu đến cơ thể ngày một ít và có thể gây bệnh trong một thời gian sau.
117 “ HÀNG PHỤC VỌNG TÂM ”
clip_image331
Cách nay vài tháng, mỗi thứ ba, năm, bảy tôi có ra công viên để học Dịch cân kinh. Nơi chúng tôi tập cạnh một cái hồ nước có hòn non bộ ở giữa. Dưới hồ có lẽ có cá nên thỉnh thoảng tôi thấy có dấu đớp móng làm xao động nước, và những cành sen rung lên . Quanh hồ có trồng nhiều thứ hoa, có những lối đi trải sỏi. Buổi sáng đến sớm, tôi hay bỏ dép, đi giẫm chân lên những viên sỏi nhỏ, vừa đi vừa tập khởi động. Cảm giác đau nhẹ do chân bước lên sỏi như được châm lên các huyệt dưới lòng bàn chân, tôi thấy có một cái thú riêng. Thỉnh thoảng trong khi tập, có một bà già dáng người gầy khoảng sáu mươi lăm tuổi, quần áo xốc xếch, tay mang một bao đệm nhỏ, đến rửa tay chân. Thưa các bạn đây là nhân vật chính. Mỗi lần bà xuất hiện là tôi đã nghe tiếng chưởi rủa từ xa. Bà chưởi hết người này, đến người khác, những người trong trí của bà. Người này thế này, người kia hại bà ra sao…Bà chưởi liên tục. Có lẽ bà bị bệnh tâm thần thì phải. Bà chưởi không ngừng trong hơn mười lăm phút rồi bỏ đi. Trong buổi sáng còn tờ mờ, không biết bà đi đâu. Tôi thấy tội nghiệp về hoàn cảnh và trạng thái tâm thần của bà. Đến hơn sáu giờ, tôi về trước, tắm rửa, ăn sáng rồi đi làm. Có lúc buổi trưa nằm ngũ chợt nghĩ đến bà già trong công viên rồi giật mình khi nghĩ đến mình. Ôi chao mình có khác gì đâu, trong tâm trí có lúc nào yên lặng đâu. Lúc nào cũng suy nghĩ viển vông, khi nghĩ đến người này, bình phẩm khen chê họ, lúc thì bắt qua người khác, họ đã có những hành động tốt hay không tốt với mình. Rồi nghĩ đến người nào đó ở thật xa, bạn bè đã đi qua Mỹ, hồi còn ở đây thường hay đi uống cà phê, hoặc có những kỹ niệm nào đó xa lơ xa lắc với bạn gái cách đây hằng ba mươi năm, nhớ đến lần mới quen, nhớ nụ hôn đầu. À chiều nay mình phải đi mua một Card Internet, có lẽ mình phải mua của NetNam thử xem, nghe nói giá rẽ và khuyến mãi thêm 100%. Ừ nhưng mà mình chờ vô truyền hình Cap rồi vào Media net luôn một thể. Mình lại nhìn đồng hồ, sắp đến giờ đi làm rồi phải dậy thôi. Đẩy xe ra cửa, hồi này trời lại hay mưa quá, hôm qua cái áo mưa bị ướt, bà xã phơi mà chưa kịp xếp lại. Từ nhà tôi đến chỗ làm việc khoảng năm phút mà trong trí có lúc nào yên đâu, vừa chạy xe chứ cũng vừa suy nghĩ đũ mọi chuyện trên đời..Lúc ăn cơm cũng không chỉ ăn, vừa nhai vừa nghĩ chuyện đâu đâu. Thưa các bạn như vậy chúng ta và bà lão tâm thần ở công viên chỉ khác nhau một điều là bà biểu lộ những suy nghĩ ra lời nói, còn chúng ta ở mức độ nhẹ hơn. Thật kinh khủng, tôi cũng giống như một bà lão tâm thần. Tình trạng này không phải chỉ bây giờ mà tôi đã sống hơn mấy mươi năm với trạng thái tâm thần như vậy rồi. Đến đây tôi nhớ một câu chuyện trong Thiền tông. Nhị tổ Huệ khả cũng ở vào tình trạng “ tâm viên ý mã ” như vậy. Ông đến bái kiến Tổ Bồ Đề Đạt Ma. Câu đầu tiên của ông khi gặp tổ : xin sư an tâm cho con? Tổ Bồ Đề Đạt Ma: ông hãy đem cái Tâm ra để ta an cho. Huệ Khả xếp chân ngồi yên lặng. Ông xếp bằng, ngồi yên, nhìn lại vào mình một hồi lâu tuyệt nhiên những lăng xăng vọng tưởng không còn bóng dáng nào, không thể xác định được. Chỉ riêng trong đạo Phật có rất nhiều cách để hàng phục sự suy nghĩ lăng xăng, viển vông đó. Nào là thiền ( quan sát hơi thở, thiền một đề mục nào đó ) tịnh ( niệm Phật, niệm Chân ngôn ) hoặc chỉ biết những suy nghĩ viển vông đó ( vọng tâm ) chỉ là ảo tưởng rồi không tiếp tục nghĩ suy. Mục đích của thiền là khi vọng tâm dừng thì Chân tâm hiển lộ. Mục đích của tịnh là khi “ Nhất tâm bất loạn ” thì hành giả sẽ thấy được cảnh giới Di đà. Còn về phương diện y khoa, tôi nghĩ những suy nghĩ viển vông trong suốt cả ngày, và có thể cả trong giấc ngũ, đó quả là một sự hao tán năng lượng liên tục, ảnh hưởng rất lớn đến sức khõe của chúng ta. Nhưng buồn thay tôi chưa có cách gì để giải quyết hiệu quả. Còn các bạn, các bạn có cách nào để “ Hàng phục vọng tâm ” không, hãy chỉ dùm tôi
118 BÁC HAI ẨN:
clip_image333
Qua mục “ Hàng phục vọng tâm ” các bạn đã tìm ra một phương pháp hữu hiệu để giải quyết tình trạng “ tâm viên ý mã ” của mình chưa? Chắc là phải cần có thời gian phải không? Thôi thì gát đề tài đó lại. Bây giờ tôi xin giới thiệu các bạn một cách ngồi, không biết phải gọi tên gì cho hợp, không phải ngồi Thiền, không phải Tĩnh tọa mà thực ra là một cách ngồi để phát hiện ra những tình trạng căng cơ bắp không cần phải có, phát hiện nhẹ nhàng sự làm mất năng lượng vô ích. Qua cách ngồi chỉ đơn thuần về mặt cơ thể, ngoài lợi ích là giúp các các cơ bắp thư giản, các cơ trơn ở mạch máu, của dạ dày, thận…không co thắt, cơ tim bình ổn, các hoạt động của các hệ, các cơ quan, các tế bào được trở lại trạng thái đâu về vị trí đó, thì cách ngồi này còn gián tiếp giúp cho tinh thần của chúng ta thư giản nhẹ nhàng. Tôi có quen một bác chuyên viết sách về Khí công, đó là bác hai Ẩn, bút hiệu Hải Ân. Ông đã mất cách đây hai năm. Nhờ ông tôi học được một từ rất quan trọng trong việc giữ gìn sức khõe. Đó là từ Buông Lỏng. Chữ buông lỏng thật nhẹ nhàng hơn từ thư giản trong y học Tây phương. Bây giờ thì các bạn ngồi với tư thế nào thích hợp cho mình thì thôi: Ngồi trên ghế để thòng hai chân ra trước, hoặc ngồi xếp bằng chân trước, chân sau, hoặc ngồi bán già, kiết già, hoặc ngồi theo tư thế tĩnh tọa của Nhật cũng được. Các bạn nên nhắm mắt, để tâm vào phía trong cơ thể. Bắt đầu nhẹ nhàng buông lỏng toàn bộ cơ thể. Rồi ý các bạn “ duyệt binh ” một vòng từ trên đầu xuống tận các ngón chân. Để ý từ đầu xem vùng đầu có buông lỏng chưa, nếu chưa hãy buông lỏng đi, lần lượt đến các cơ quanh mắt, mặt, càm, cổ, vùng ngực bụng, tay chân…buông lỏng tất cả. Sau khi duyệt binh một vòng như vậy, các bạn ngồi nhẹ nhàng quan sát xem cơ thể mình, nếu phát hiện chỗ nào còn căng cơ một chút hãy buông lỏng ra. Và khi thân yên thì tâm phải ổn. Chỉ vậy thôi. Chúc các bạn Buông Lỏng tốt khi tập và cả suốt thời gian còn lại trong ngày.
119 PHƯƠNG THUỐC TRỊ BÁ BỆNH
Hồi tôi còn nhỏ đã nghe nói đến ông thày nước lạnh, bệnh gì chữa cũng khỏi. Bệnh nhân từ nhiều nơi rất xa đến, ăn ngũ nhiều ngày, xếp hàng chờ đợi. Ông thày cứ đến từng người và chỉ cho uống nước lã đã được “ chú nguyện ” vào đó. Rồi thỉnh thoảng nghe nhiều phương pháp khác có thể trị được bá bệnh: truyền nhân điện, thày thuốc chỉ đặt tay vào những đại huyệt, những luân xa. Ăn uống theo phương pháp đặc biệt. Tập Khí công làm thông kinh mạch. Day ấn, xoa bóp huyệt. Niệu liệu pháp. Canh dưỡng sinh. Một loại cây cỏ nào đó. Thưa các bạn, các bạn có tin rằng chỉ cần một phương pháp hay một loại thuốc mà chữa được tất cả các bệnh không? Đa số các bạn đều biết đó là điều không thể được, vì bệnh tật có rất nhiều nguyên nhân: do ăn uống, hít thở, tư thế, cách sinh hoạt, cảm xúc tâm lý, thời tiết, môi trường xung quanh, tiếng động, ánh sáng…Hít thở vô cùng quan trọng nhưng Khí công có chữa bệnh giun sán, vi trùng hoặc có điều trị tiêu chảy không? Ăn uống theo một phương pháp nào đó có chữa bệnh đau lưng, mõi cổ do tư thế sai không? Day ấn huyệt có phạm vi điều trị là chỉ giảm đau ở hệ vận động ( đau nhức, mỏi cơ bắp ) chứ không thể chữa bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu…được. Các bạn hãy ăn uống đúng, rèn luyện bằng thể dục, bằng khí công…để cơ thể cường tráng nhưng khi bệnh thì cần biết: tất cả những phương pháp, những loại thuốc gì đều chỉ có thể giải quyết được một vài bệnh nào đó mà thôi. Bệnh có rất nhiều nguyên nhân thì phải có rất nhiều phương pháp, nhiều loại thuốc men để đối trị. Và, nếu khi chiếc xe gắn máy của chúng ta bị hư thì hay nhất là chúng ta tìm đến thợ sửa xe chứ không phải đến tìm một kỹ sư điện. Thì khi cơ thể bị bệnh, điều hợp lý nhất là các bạn đến với bác sĩ hoặc lương y. Tùy từng bệnh, tùy nguyên nhân, tuổi tác, thể tạng mà thày thuốc sẽ cho các xét nghiệm cần thiết, sau đó chẩn đoán mình bị bệnh gì rồi đưa ra lời khuyên về ăn uống, sinh hoạt và kê cho chúng ta một đơn thuốc. Các bạn có nghĩ đó là điều khoa học và hợp lý không?
120 LỜI KẾT
Thưa các bạn, hầu hết bệnh tật đều do những nguyên nhân như ăn uống sai lầm, hít thở không đúng, sự ảnh hưởng của môi trường bên ngoài ( nhiệt độ, âm thanh, thời tiết…), tai nạn, tư thế sai, cách sinh hoạt, các cảm xúc tâm lý... Những kiến thức y khoa cùng những kinh nghiệm cá nhân được ghi lại trong sách đã được tự thân và một số bệnh nhân của tôi áp dụng có kết quả tốt. Hy vọng rằng sẽ giúp ích cho các bạn khi cần. Mong sao cơ thể của các bạn cũng chắc chắn, khõe mạnh, xinh đẹp như con thuyền của “ ông Thày Cóc ”, để chúng ta có đũ điều kiện về sức khõe có thể hoàn thành công việc trong gia đình, ngoài xã hội, và có thể thong thả dạo chơi trên “ khúc sông đời ”.
clip_image335
hai_ha27@yahoo.com