Wednesday, June 29, 2011

Tri Do Ma Nhap Thich An Lac Hanh 29

Trị Do Ma Nhập - Thich An Lac Hanh 01.flv

Xôi lá cẩm

Cây lá cẩm trồng trong nhà từ dạo Tết đã cho thu hoạch 3 lần, lần đầu mình nấu một bữa xôi ngũ sắc, lần thứ 2 đem biếu người tặng cây, hị hị… lần này thì nấu đơn giản đúng 1 loại xôi và thế là được thưởng thức toàn bộ hương thơm vị đượm của nó mà không bị pha lẫn với nào là mùi đỗ xanh, nào là mùi gấc, dừa…




Ngay từ khi mới cắt được vài nhánh cành lá, một mùi thơm thanh khiết của núi rừng dường như đã lan tỏa trong gian bếp nhỏ, mùi thơm càng bốc lên quyến rũ hơn khi bó lá được rửa sạch rồi thả vào nồi nước luộc, màu nước nhanh chóng chuyển sang màu tím hoa cà, lúc này gian bếp lại có thêm mùi của lúa nếp, chưa ngâm nếp mà đã có mùi của nếp rồi, thật kỳ lạ! Khi nước nguội đi, mình vo gạo nếp thật sạch rồi thả gạo vào ngâm qua đêm.

Sáng hôm sau gạo có màu sắc như thế này đây, nhìn bên ngoài hình như nó có màu tím đậm hơn một chút





                                                  Còn đây là thành phẩm: Xôi lá cẩm



Nấu xôi xong mình vác bát xôi chạy dọc Berlin mang đến cho Chị, người bạn lớn của mình, nếm thử, được chị khen xôi vừa dẻo mềm, độ đậm của muối cũng vừa, thế là hớn ha hớn hở, hihi…



Chị lại đãi một bữa chả ngô ăn bét nhè, món này thế nào mình cũng phải giới thiệu cho xóm mình cách làm vì thực sự ăn món này rất thú vị, lại dễ làm



Chả ngô giòn tan, vị ngọt hoàn toàn từ hạt ngô, thơm nức nở, giờ nghĩ đến lại thèm







Mình đã nhân ra thêm 3 cành lá cẩm nữa rồi, chúng đã ra rễ trắng nõn, nếu chúng mạnh khỏe lớn lên thì sẽ thành 3 cây lá cẩm nữa, lại ước sao chúng lớn thật nhanh, để mình có quà tặng bạn, hihihi…

Sưu tầm từ : http://daogiatrang.wordpress.com/2010/09/18/ba-ba-banh-xeo/

Dặn lòng thôi lăng xăng _ MP3 HT Thích Nhật Quang giảng




_Hãy buông tất cả vọng niệm,nói vậy nhưng rất khó làm chủ được nó....
_Tâm mình như khỉ,vượn ....buông vọng niệm này lại bắt cái kia...tâm này nhảy nhót tối ngày....đó gọi  là thức tình vọng tưởng...chính cái này dẫn mình đi luân hồi trong lục đạo......khg để cho vọng tưởng nó kéo lôi ,phải làm chủ mình....con người càng văn minh chừng nào thì càng nhiều vọng tưởng lăng xăng ....vì vậy phải nhờ Thầy lành ,bạn tốt dìu dắt tu hành.....
_Nhiều đời mình đã tập nó rồi cho nên mình phải chỉnh sửa nó lại....phải biết cái nào là tâm thật của mình,tâm giả thì bỏ nó đi.....

Giai tru phien nao _MP3 HT Thich Nhat Quang

Giai tru phien nao _MP3 HT Thich Nhat Quang

Monday, June 27, 2011

Ma phiền não _MP3 HT Thích Nhật Quang giảng rất hay




-HT Nhật Quang đã dạy khi phiền não nổi lên diệt trừ bằng cách phải diệt từng niệm nhỏ ....khi thấy niệm gì nổi lên là diệt trừ tức khắc thì sẽ hết phiền não......

Hào quang cung nghinh Kim quan Cố hòa hượng Thích Định Quang.MPG

Ma phien nao _MP3 HT Thich Nhat Quang giang

Ma phien nao _MP3 HT Thich Nhat Quang giang

Cái biết thấu suốt _MP3 HT Thích Nhật Quang giảng

4 yếu tố hạnh phúc _ MP3 HT Thích Nhật Quang giảng

Dụng tâm tu hành _ MP3 HT Thích Nhật Quang giảng

Tu từng giai đoạn _MP3 HT Thích Nhật Quang giảng

Sunday, June 26, 2011

Đừng ăn thịt loài thú nữa

Xem cuốn phim nầy rồi thì thấy thảm thương cho loài vật. Trong đời sống chúng ta thấy con người thường đứng lên đòi hỏi dân chủ tự do bình đẳng và công bằng cho xã hội. Đây là những người có tinh thần muốn mang lại cái gì đó họp lý cho loài người. Tuy nhiên bên cạnh đó chúng ta thấy những hình ảnh không hợp lý chút nào đối với loài súc vật. Hàng triệu sinh linh loài thú phải chết một cách dã man hàng ngày để nuôi sống con người. Chúng nó mặc nhiên chấp nhận số phận bi thảm là phải chết để phục vụ sự sống của con người. Nếu quan niệm theo Phật giáo thì loài vật phải được bình đẳng với con người vì có cùng một Phật tánh. Chúng cũng biết đói lạnh, cần ăn và sợ chết y hệt loài người. Nhưng con người đã theo một tập tục vô mình từ đời ông cố luỹ, cho là vật dưỡng nhân, vì vậy họ tha hồ giết hại không nương tay. Những lò sát sanh mọc lên mỗi ngày một nhiều để cung cấp đủ số thực phẩm cho loài người. Than ôi sự phi lý nầy biết nói sao cho vừa. Nếu loài vật biết nói Chúng nó sẽ hét lên rằng “đừng giết tao, ăn tao thì có ngày sẽ đền nợ máu” Nhưng không chừng nó đã hét lên bằng ngôn ngữ của nó mà mình không hiểu được. Nếu con người bị tra tấn hành hình một cách đau đớn thì trong tâm tưởng họ sẽ thù hận kẻ gây đau khổ cho họ thế nào thì loài vật cũng như thế. Nhưng chúng bị hành hình để chết và nổi oán giận đó đã tan vào máu huyết xương thịt của chúng.Loài người ăn nó và ăn luôn nổi oán hận. Đó là lý do tại sao thế giới nhiều người bị ung thư.mà không biết nguyên do.Con người thích đấu tranh cho bình đẳng nhân loại nhưng lại vướng một mâu thuẩn lớn là không bình đẳng trong sự sống của muôn loài. Vì vậy những cuộc đấu tranh trong xã hội không bao giờ chấm dứt. Bí mật của nó nằm trong sự phí lý của cảnh ăn nuốt lẫn nhau. Vì theo giáo lý sanh tử luân hồi thì loài vật chết có thể đầu thai làm người và ngược lại con người có thể đầu thai làm thú. Sanh tử nghiệp báo luân hồi bất tận mà chứng tích của nó là chiến tranh tương tàn giữa nước nầy, nước khác và thậm chí trong cùng một nước cũng có những bạo loạn giết nhau. Chỉ vì cái ăn và sự sống con người cứ tàn sát mãi mãi muôn đời không bao giờ chấm dứt. Chưa hết con người còn phải đối phó với biết bao nhiêu thảm nạn đến từ thiên nhiên cũng từ một nguồn gốc sát sanh mà ra. Tại sao loài người không ăn rau đậu để sống? Rau đậu đầy sinh tố bổ dưỡng vô cùng tận kể không hết. Nếu không vì vô minh thì nguyên nhân là chúng ta có thể bị đánh lừa bởi gia vị thơm tho của món ăn. Miếng tàu hủ xào xã ớt nó cũng ngon và bổ không kém gì miếng thịt bò xào xã ớt.Nhưng tại sao loài người không chọn tàu hủ mà chọn thịt bò? Một chọn lựa theo thói quen hay theo vô minh.? Hãy nhìn con bò con heo nó chết thê thảm như thế nào cũng vì nhu cầu ăn của chúng ta thôi. Chúng ta đành lòng ăn nuốt chúng được sao? Nếu không ai ăn hết thì chỉ trong ba ngày các lò sát sanh sẽ đóng cửa hết. Vì lý do không ai khùng điên giết con vật để dành trong tủ lạnh làm gì khi không có nhu cầu tiêu thụ. Con gà con vịt ta cũng nhìn thấy chúng nó chết thảm thương quá. Nếu mọi người ý thức được sự sống của mình có liên quan đến sự đau khổ của loài vật thì hãy ngưng ngay việc ăn xác chết lại. Ăn thịt có nghĩa là ăn xác chết là ăn lại thân thể của anh em cha mẹ quyến thuộc nhiều đời của mình thế thôi. Cầu mong mọi người gắng phát triển tâm từ bi một chút thi thế giới nầy sẽ được yên ổn Nam mô A Di Đà Phật Thích Trí Như.

Saturday, June 25, 2011

Canh chua bạc hà: Lợi hại khó lường!

BS Lương Lễ Hoàng/CanhThep


Với chuyên gia trong ngành dinh dưỡng thì bạc hà - thành phần chủ yếu trong món canh chua, là món ăn làm tăng axit uric không kém gì uống... bia! Ấy thế mà số người để ý đến “khe hở” này khi chẩn đoán và điều trị bệnh thống phong lại không nhiều.
Tác nhân gây nên chứng gout
Nhiều người nay đã hiểu phần nào về bệnh thống phong (bệnh gout) do tăng chất axit uric trong máu khiến khớp ngón chân, ngón tay bị sưng đau đến độ kêu trời không thấu. Đó là chưa kể đến hậu quả khác như gai cột sống, sỏi thận, bệnh ngoài da... hay thường gặp hơn nữa là tình trạng mệt mỏi, đau không ra đau, bệnh không hẳn bệnh. Cũng có nhiều người đã biết tại sao chất axit uric, một loại phế phẩm từ chuỗi phản ứng thoái biến chất đạm thuộc nhóm purin, lại tăng cao trong máu rồi. Vì không được bài tiết kịp thời và đúng mức nên kết tủa trong khớp, trên đường tiết niệu, dưới da... làm khổ bệnh nhân, như trong trường hợp của những người:
* Hoại huyết như sau cơn sốt rét, sau lần chấn thương
* Ăn quá nhiều chất đạm từ lòng heo, da gà, cá mòi, lạp xưởng...
* Uống quá ít nước lại thêm thói quen nín tiểu trong giờ làm việc
* Bị bệnh biến dưỡng như tiểu đường, cường tuyến giáp...
* Lạm dụng dược phẩm như thuốc cảm, thuốc corticoid...
* Có bệnh trên đường tiết niệu như phì đại tiền liệt tuyến, viêm bàng quang...
* Lạm dụng rượu bia.
Nhưng không phải ai cũng rõ là axit uric có thể tăng cao, thậm chí tăng rất cao ngay cả ở người không phạm vào các “trường quy” vừa kể.
Những kết quả vừa cập nhật
Từ nhận xét là không ít bệnh nhân bị tăng axit uric thấy rõ nhưng không hề uống bia, cũng không lạm dụng thịt mỡ, chúng tôi đã tiến hành một số khảo sát lâm sàng với kết quả như sau:
Trong số 20 người tuy cũng có thói quen ăn canh chua nhưng là canh chua măng, hay canh chua lá giang, thay vì bạc hà, thì tỷ lệ tăng axit uric trong máu chỉ là 15%.
Trong số 50 đối tượng có lượng axit uric trong máu cao hơn 7,5 mol (định mức sinh lý tối đa là 5,5 mol) nhưng không uống bia, không lạm dụng thịt mỡ, có 13 người ăn canh chua mỗi tuần tối thiểu 2 lần. Số còn lại, 37 đối tượng, đều có canh chua trong khẩu phần mỗi tuần tối thiểu 4 lần!
Phân tích tiền sử bệnh cho thấy 7 trong 10 trường hợp lên cơn đau như đau cắt ngang khớp kèm theo triệu chứng sưng nóng đỏ xảy ra sau một bữa cơm có canh chua bạc hà.
Trong nhóm thử nghiệm với 30 người có thói quen uống bia và đã bị bệnh gout với xét nghiệm sinh hoá rõ rệt, tất cả đối tượng thường có món canh chua bạc hà trong bữa ăn đều có hàm lượng acid uric cao hơn nhóm không mạnh miệng với món này.
Trị số xét nghiệm của 14 trong số 20 người trước đó có lượng axit uric trong máu trong khoảng 6,5 đến 7,5 mol trở lại bình thường sau hai tuần không ăn canh chua bạc hà mà không cần dùng thuốc.
Trên hai nhóm thử nghiệm trong 10 ngày liên tục, mỗi nhóm với hai mươi đối tượng đều được điều trị bằng Zyloric 200 x 2 viên/ngày, có thể giảm thiểu đến phân nửa lượng thuốc hàng ngày trên nhóm cữ canh chua bạc hà nhưng hiệu năng vẫn tương đồng với nhóm đối chiếu có món canh chua một lần mỗi 2 ngày.
Hai tháng sau khi đã điều trị ổn định, khi kiểm soát lượng axit uric trong máu cho thấy hiện tượng tái phát chỉ xảy ra ở 7 trong số 30 bệnh nhân ăn canh chua bạc hà một cách tiết độ theo kiểu mỗi tuần 1 lần mà thôi.


Lời kết
Canh chua bạc hà rõ ràng là món ăn có mối liên hệ mật thiết với tình trạng tăng axit uric trong máu.
Nhưng nếu phải kiêng món canh chua bạc hà cá bông lau với vị ngọt, chua, cay pha trộn độc đáo thì thà đừng là người... Việt! Ăn món canh chua mà loại bỏ bạc hà thì thà chọn món khác còn hơn! Nhưng chủ động giảm bớt số lần có món canh chua bạc hà trên bàn ăn nếu đã bị bệnh gout, hay khi lượng axit uric đã mấp mé giới hạn bệnh lý, là quyết định vừa chính xác vừa khôn khéo. Nhờ đó bạn vẫn còn cơ hội thưởng thức món canh chua, thay vì đến lúc nào đó vừa phải nhịn đến phát thèm vừa tốn tiền mua thuốc rồi sinh thêm bệnh... tức cành hông!


http://www.vnfa.com/aot/ot_bgout.html










Bệnh ung thư

Bệnh ung thư là một căn bệnh hiểm nghèo, là cơn ác mộng của cả nhân loại. Hiện nay trên thế giới có khoảng 138 loại ung thư khác nhau và riêng tại Hoa-Kỳ có chừng 5 triệu người đang mắc bệnh này. Mỗi năm Chính Phủ Hoa-Kỳ phải bỏ ra hàng tỷ Mỹ kim để chuyên về việc nghiên cứu tìm tòi các phương thức và thuốc mới để tận diệt mầm mống ung thư để chữa lành cho các bệnh nhân.


Bệnh ung thư không phải do vi trùng gây nên, do đó không lây sang người khác. Ung thư là do các tế bào có bệnh rồi lan sang các tế bào khác. Một khi đã lan ra, thì nó sẽ tiêu diệt các bộ phận trong cơ thể, làm hao mòn thân xác rồi cuối cùng đưa đến cái chết.



Muốn chữa trị bệnh ung thư phải trường kỳ, theo dõi luôn không được bỏ dở hay đứt quãng. Một khi tế bào ung thư còn trong người nếu không có thuốc trừ, thì sinh sản rất nhanh, lan sang các tế bào kế cận. Người có bệnh ung thư thì không được dùng thuốc aspirine vì thuốc này có một chất làm cho tế bào ung thư phát triển rất nhanh. Khi bị cúm cảm chỉ được dùng Tylenol mà thôi. Người bị bệnh ung thư bề ngoài vẫn hoạt động bình thường nhưng bên trong vẫn bị bệnh hành và có thể gây nguy hiểm bất thình lình. Nhiều người bị ung thư đã lâu nhưng vẫn không biết đến khi phát giác thì bệnh đã ở vào thời kỳ thứ ba, nghĩa là hết thuốc chữa chỉ chờ chết mà thôi.



Những triệu chứng và phản ứng khi đang chữa bệnh ung thư bằng phương pháp Chemo-therapy (chuyền thuốc vào mạch máu) hay Radiation-therapy (dùng tia phóng xạ) là chóng mặt, mất ngủ, rụng tóc và bủn rủn tay chân. Những phản ứng này sẽ hết khi ngưng thuốc.



Ở mỗi tỉnh trên toàn lãnh thổ Hoa-Kỳ, thường có những Hội Người Bị Bệnh Ung Thư. Mục đích của Hội này là tìm cách cho các bệnh nhân có cơ hội gặp gỡ nhau, an ủi nhau. Trong lúc gặp gỡ mới biết rằng mình không phải là người duy nhất trên thế giới bị ung thư mà còn có nhiều người khổ sở hơn mình. Cái tâm lý này giúp bệnh nhân lên tinh thần để dễ phấn đấu. Hội nhiều khi có những hội viên tí hon mới 4 hoặc 5 tuổi và nhiều gia-đình có 2, 3 người cùng bị ung thư một lượt.



Bệnh ung thư như đã nói ở trên thường âm ỉ trong người, may mắn thì phát giác ra sớm có nhiều hy vọng chữa trị. Hoa Kỳ là một quốc gia có đủ phương tiện y khoa tối tân nên đã tìm ra nhiều trường hợp ung thư, còn ở những quốc gia chậm tiến thì nhiều người đã chết vì bệng ung thư mà không biết, chứ không phải là không có. Tuy nhiên các dân tộc càng giầu có, đầy đủ các loại thực phẩm nhất là thịt, thì có nhiều người bị bệnh ung thư hơn nhưng sắc dân chỉ có rau mà ăn. Riêng Cộng Ðồng người Việt Colorado chúng ta đã có khoảng 6 người chết vì bệnh ung thư và một vài người đang mắc bệnh.

http://www.vnfa.com/yk/un_ungth.html

Thuốc trị các bịnh gan: chai gan, cứng gan...

Bài này CN nhận được từ email  và xin bổ sung thêm 1 chút nữa là CN có người bà con và đã bị bệnh gan đến giai đoạn rất nặng ,bác sĩ nói có thể là 3 -6 tháng sẽ chết , chị ấy đã uống nước cỏ này(Wheat grass)  và bác sĩ đã ra toa cho thuốc steroids penniciline (thuốc đề sa ...) thuốc này tống chất độc trong gan ra rất hay ....sau 1 năm chị ấy đã hết bệnh và khoẻ mạnh đến giờ....chứ uống thuốc bắc trong giai đoạn này thì khg hết đâu vì thuốc tây lẹ hơn.....

_____________________________________________________

Sưu tầm từ :

http://www.quantheambotat.com/FolderChuaBinh/BinhGanChaiGan.htm

Nay xin gởi những kinh nghiệm Mẹ tôi bị bệnh chai gan hay gọi là cứng gan.







Mẹ tôi bị hai thứ bệnh cùng lúc. Cứng gan hay chai gan và bị thủng (hay gọi là xưng chân có nước).






Cách trị bệnh xưng chân, bụng có nước hoặc gọi là thủng. Mẹ tôi nhờ người ở bên Việt Nam hay Hawaii có Dứa dại. Lấy cuống xắc nhỏ sao vàng hạ thổ.






Bốc một nắm lớn, cho vào siêu thuốc bắc, độ ba chén nước, dun lửa nhỏ cho đến khi còn lại một chén, để ấm và uống làm ba lần trong ngày.






Tối sẽ đi tiểu rất nhiều, sẽ thấy kết quả trong vòng ba ngày thì tất cả sẽ không còn thủng và không còn nước trong chân nữa.






Sau đây là phương cách trị Cứng gan:






Mẹ tôi uống Wheat grass có bán ở Whole Foods hay Jamba Juice. (xin xem phần dưới)






Uống một ngày chừng 3 ounces sẽ trị được vàng da, lòng trắng của mắt cũng màu vàng, gan cũng không còn hoạt động nữa theo như bác sĩ gia đình của Mẹ tôi cho tôi biết. ( hãy về lo hậu sự cho bà trong vòng sáu tháng bà cụ sẽ đi.)






Thế là tôi cho Mẹ tôi uống Wheat grass (Bạn tôi giới thiệu). kiên trì uống 3 ounces mỗi ngày trong vòng sáu tháng cũng như khi qua khỏi thời gian bác sĩ cho biết Mẹ tôi sẽ ra đi trong vòng sáu tháng.






Sự tin tưởng, kiên trì uống wheat grass này của Mẹ tôi đã kéo dài cho Mẹ tôi còn sống trong vòng sáu (6) năm.


Mẹ tôi đã trồng loại wheat grass này tại nhà , cũng như đã giới thiệu cho nhiều người khác. Và những người này bị tương tự như Mẹ tôi tất cả đều khỏi. Mọi người đều thoát khỏi những hiểm nguy. Và nay họ đã còn sống.






Nay tôi viết lên đây để cho mọi người biết với sự khuyến khích của bạn tôi nên tôi mới nêu ra trên đây để cho mọi người biết.


Có những thắc mắc như thế nào xin liên lạc với tôi.






frank95133@comcast.net.






Cầu chúc cho những ai bị bệnh này nếu tin tưởng thì sẽ khỏi.






Frank






-----------------------------------------------------






Ghi chú của Pháp Khánh:






Quý vị có thể tìm mua wheat grass, hạt trồng và máy xay wheat grass tại: www.wheatgrasskits.com






Hoặc tại tiệm whole foods: www.wholefoods.com






Hoặc mua uống tươi tại tiệm Jamba juice






Có một số vị gọi cho biết họ đã bị kết quả khám nghiệm viêm gan, họ đã ăn chay từ một ngày trong tuần, sau đó tăng lên hai ngày rồi trường chaỵ






Và uống Aloe Vera (Hai đến ba lần trong ngày, mỗi lần 2 oz, uống lúc sáng ngủ dậy và trước bữa ăn 40 phút) Quý vị có thể mua Aloe Vera trên mạng internet






Và uống nhiều trà A Ti Sô (Artichoke) trong ngày. Trong vòng 4 tháng họ thử máu lại với kết quả bình thường và đã lành bịnh, đồng thời bịnh tiểu đường cũng lành.






Cũng có nhiều vị chữa lành bịnh gan bằng cách uống nước gạo lức rang tại trang sau đây: Uống nước gạo lức :http://www.quantheambotat.com/FolderChuaBinh/LocGanBangGaoLuc.htm






--End---








QUÁN TỪ BI _trích trong sách Phật học căn bản_ Tám quyển sách quý - Quyển 5: Ngũ đình tâm quán của HT Thích Thiện Hoa

Trong các nguyên nhân gây ra đau khổ cho mình và cho người, tánh nóng giận là một nguyên nhân lớn, chẳng kém gì lòng tham lam và tánh ngu si. Từ vô thỉ đến nay sự xây dựng của loài người lớn lao vô kể; những sự phá hoại vì lòng giận dữ của họ, cũng lớn lao vô cùng. Loài người xây rồi phá, phá rồi xây không ngừng, chẳng khác gì những đứa trẻ xây nhà trên cát, xây xong rồi đạp đi, để rồi xây lại. Và nguyên nhân của sự phá hoại ấy là lòng nóng giận. Có những sự nóng giận nho nhỏ trong nhà giữa vợ chồng làm đổ vỡ chén bát; có những sự nóng giận giữa anh em làm u đầu sưng trán; có những sự nóng giận giữa bạn bè làm đoạn tuyệt đường đi lối về; có những sự nóng giận giữa tình địch, hay đồng nghiệp kinh doanh cần phải thanh toán bằng lưỡi dao, mũi súng hay lọ át xít; có những sự nóng giận lớn lao hơn, giữa nước này với nước khác, màu da này với màu da nọ, chủ nghĩa này với chủ nghĩa kia, mà kết liễu là những thấy ma nằm ngổn ngang trên bãi chiến trường, những kẻ tật nguyền trong các bệnh viện, và những chiếc khăn tang trên đầu các cô nhi quả phụ...




Tất cả những tai họa trên đều do sân hận mà ra. Sân hận nằm sẵn trong lòng mỗi người, như những ngọn lửa âm ỉ cháy, như những ngòi thuốc súng sẵn sàng bùng nổ bất luận lúc nào. Lửa gặp lửa, thuốc súng gặp thuốc súng, không nói, chẳng ai cũng biết tai hại do chúng gây ra lớn lao như thế nào!



Thông thường, người ta có quan niệm sai lầm rằng: Từ bi là bi lụy, mềm yếu, than khóc, tiêu cực... Người ta tưởng rằng hễ đã từ bi, thì ai muốn làm thế nào mình cũng chịu, sống trong hoàn cảnh thế nào mình cũng theo, thiếu tinh thần tiến thủ... Tóm lại, từ bi theo nghĩa thông thường là than khóc và nhu nhược.



Những thật ra, từ bi theo Ðạo Phật có nghĩa khác xa. Phật dạy: "Từ năng dữ nhứt thiết chúng sinh chi lạc; Bi năng bạt nhứt thiết chúng sinh chi khổ". Nghĩa là Từ cho vui tất cả chúng sinh; Bi là diệt trừ cái khổ cho tất cả mọi loài. Diệt khổ và cho vui đó là tất cả nguyện vọng và hành động lợi tha, cứu đời của người có lòng từ bi. Thế nên, từ bi không phải là thụ động, là trốn đời hay nhu nhược. Cái khổ và cái vui nói ở đây không chỉ là khổ và vui vật chất mà còn cả khổ và vui tinh thần.



Hết khổ và được vui tức là khía cạnh của cuộc đời, nhưng không thể rời bỏ nhau được. Khi được vui một phần nào, tức là đã bớt khổ một phần nào, ấy là trong Từ có Bi; và trái lại, khi bớt khổ một phần nào, tức là đã được vui một phần ấy như thế là trong Bi có Từ. Cũng như một đứa bé đang khổ sở vì đi lạc đường, bỗng có ai chỉ đường cho nó, nó liền vui mừng và hết khổ.



Vậy từ bi là một lòng thương rông lớn vô biên, nó xui khiến người ta vận dụng tất cả khả năng, tâm tư, phương tiện để làm cho mọi người, mọi vật thoát khỏi được vui.



I.- SO SÁNH TỪ BI VỚI BÁC ÁI

Bác ái là tình thương yêu rộng lớn. Như thế thì bác ái và từ bi đều có một tánh chất giống nhau ở chỗ rộng hẹp, sâu cạn mà thôi. Có người cho rằng bác ái rộng hơn từ bi. Cho như thế là vì chưa hiểu rõ hai chữ Từ bi. Như trên đã định nghĩa: Từ là cho vui tất cả chúng sinh; Bi là diệt trừ mọi nỗi khổ cho tất cả mọi loài. Chúng ta đã biết Phật dùng hai chữ chúng sinh là để chỉ cho tất cả mọi sinh vật. Vậy Từ là cho vui tất cả mọi sinh vật, chứ không phải riêng cho loài người. Tất cả mọi vật có sự sống đều được chung hưởng tình thương ấy. Còn Bi là diệt trừ mọi nỗi khổ cho chúng sinh. Chúng ta nên để ý là trong câu định nghĩa chữ Hán, các kinh dùng chữ "bạt" nghĩa là nhổ tận gốc rễ. Vâng, nhổ tận gốc rễ của cái khổ chứ không phải chỉ thoa dịu cái quả khổ trong hiện tại, mà để mặc cho cái nhân gây ra khổ mãi về sau. Người có lòng Bi là vừa thoa dịu vết thương đau khổ trong hiện tại và vừa chữa cho khỏi nguyên nhân hay gây ra đau khổ, như người làm vườn, không phải chỉ phát cho sạch cỏ trên mặt đất, mà còn đào sâu xuống dưới, nhổ cho hết gốc rễ của cỏ nữa.



Như thế thì Từ bi, về phương diện không gian, bao gồm tất cả mọi loài, còn về phương diện thời gian, bao gồm tất cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Còn bác ái thì chỉ chú trọng nhiều về loài người mà ít để ý đến sinh vật; và chỉ lo cứu khổ, cho vui trong hiện tại mà ít nghĩ đến cái quả trong tương lai.



Nói một cách khác, Từ bi là gồm hết nghĩa bác ái ở trongcòn bác ái thì chẳng trùm được lý Từ bi.



I.- TỪ BI CỨU KHỔ VÀ CHO VUI NHƯ THẾ NÀO?

Trong khi so sánh Từ bi với Bác ái, chúng tôi đã nói, về phương diện không gian, Từ bi bao gồm tất cả mọi loài. Thật thế, tình thường của đạo Phật vô cùng rộng lớn. Phật dạy không được sát sinh người mà cả muôn loài vật nữa. Người Phật tử chân chính, triệt để tuân theo lời Phật dạy, không những không giết hại sinh vật để ăn, mà cũng không giết hại sinh vật trong các cuộc săn bắn hay câu cá để mua vui. Phật dạy: "Các vị Tỳ kheo trước khi uống nước ao hồ, phải dùng một cái lọc để lọc nước, như thế vừa hợp vệ sinh, vừa tránh khỏi sát sinh những sanh vật nhỏ ở trong nước. Mỗi khi vào cầu, những người tu hành phải gõ xuống đất ba tiếng, để cho những sinh vật dưới cầu biết mà tránh trước". Những cử chỉ ấy mặc dù nhỏ nhặt, những đã thể hiện được một cách chân thành lòng từ bi của người Phật tử chân chính. Chính nhờ lòng từ bi ấy mà cuộc đời bớt tàn khốc, chiến trường được thu hẹp, người và vật không còn sát hại nhau, mà trái lại còn xem nhau như anh em.



Những nếu chỉ cho vui và diệt khổ trong hiện tiền mà không nghĩ đến cho vui và diệt khổ trong tương lai thì cũng chưa gọi là Từ bi. Bởi thế, cần phải gây nhân vui và diệt nhân khổ. Nhân vui và nhân khổ ở đâu mà có? Trong kinh thường dạy: Khổ do nghiệp, nghiệp do hoặc. Hoặc tức là phiền não. Phiền não đều ở trong tâm mỗi chúng ta. Tâm nguồn gốc của mọi hành động, của mọi kết quả. Vậy thì quả khổ hay vui chỉ do tâm cả. Tâm chúng sinh đầy dẫy phiền não tật xấu, dung chứa vô số hạt giống cay chua, đắng độc. Dĩ nhiên, những mầm mống ấy sẽ trổ ra những quả khổ gian lao. Bởi thế, Ðạo Phật rất chú trọng vấn đề tu tâm, dưỡng tánh cho chính mình và người.



Muốn cứu khổ cho thật tình, chẳng những lo cứu khổ quả, mà còn phải trừ nhơn khổ cho sớm. Thế mới đúng như định nghĩa đã nói ở trên về chữ Bi (Bạt nhứt thiết chúng sinh chi khổ). Chẳng hạn, muốn một người nào khỏi bị cái khổ tù đày, lao lý, bắt bớ, hành hạ, ta phải dạy họ đừng tham lam, trộm cướp và cần thiết phải biết bố thí, quý trọng của cải của người. Muốn cho người nào khỏi khổ vì sự chia rẽ, sát hại, thù hằn, ta phải dạy cho họ đừng sân mà cần phải biết nhu hòa, nhẫn nhục. Muốn cho người nào khỏi khổ vì sự ngu si cám dỗ, bóc lột, khinh hèn, ta phải dạy cho họ được sáng suốt, giác ngộ cảnh đời. Khi họ hiểu rồi, tất nhiên không bảo họ tránh khỏi, họ vẫn tránh.



Muốn cho sự nghiệp lợi tha này được hoàn toàn, người tu hạnh Từ bi, còn có bổn phận phải chỉ bảo cho người chung quanh những phương pháp tu hành cho có hiệu quả, như niệm Phật, tham thiền chẳng hạn, để cho tâm địa của họ được tăng trưởng công đức lành.



III.- PHƯƠNG PHÁP QUÁN TỪ BI

Trong các đoạn trên, chúng ta đã phân tách ý nghĩa và tác dụng của từ bi. Chúng ta đã thấy được giá trị tốt đẹp và lớn lao của từ bi. Ðến đây chúng ta hãy đề cập đến vấn đề: "Làm thế nào để huấn tập được lòng từ bi".



Một trong những phương pháp hiệu nghiệm để huấn tập được lòng từ bi là "quán từ bi". Quán Từ bi có ba từng bậc thấp cao, tùy theo căn cơ của ba hạng tu hành:



1.- Chúng sinh duyên từ:



Pháp quán này thường dành cho hạng tu Tiểu Thừa thực hành. Chúng sinh duyên từ, nghĩa là lòng từ bi do quán sát cảnh khổ của chúng sinh mà phát khởi.



Chúng sinh tức là muốn nói đến những hạng còn đang say mê, chìm đắm trong bể khổ sanh tử, còn đang trói mình trong vòng phiền não nhiễm ô. Chẳng hạn như loài địa ngục bị hành phạt đủ điều, ngạ quỷ bị đói rách bứt bách, súc sanh bị cảnh dao thớt hành hình, A tu la đấu tranh, chém giết. Ðến như chúng sinh ở cõi trời tuy vui thú, nhưng vẫn còn bị ngũ suy tướng hiện, luân hồi, đọa lạc như thường. Mà vẫn hơn hết là loài người, cũng chịu không biết bao nhiêu là cảnh khổ, từ vật chất đến tinh thần, từ cá nhân đến đoàn thể. Nhất là đối luật vô thường: sanh, già, bịnh, chết, chưa ai thoát khỏi được. Ðã không thoát được mà lại còn vô tình đi gây chuốc thêm lấy khổ, lắm khi cứ quên mất cái tuổi già, mối ngày mỗi chồng chất, thật đáng thương hại!



Vậy, đứng trước những cảnh khổ của chúng sinh, người Phật tử phải làm như thế nào? Phải phát lòng từ bi! Nhưng làm sao cho lòng từ bi ấy được phát?



Ðức Phật có dạy chúng ta phải quán sát tất cả chúng sinh trong lục đạo, mười phương đều như bà con thân thuộc.



Ðây là phương pháp đầu tiên để hòa hợp với mọi chúng sinh. Dùng cảm tình mà tập quán Từ bi. Trước kia, chúng ta có thói quen là cái gì ngoài "ta" thì ít khi quan tâm đến. Giờ đây, quán từ bi tức là chúng ta đã phá bỏ cái vỏ ích kỷ hẹp hòi ấy mà giác ngộ và nhận định rằng:



- Thế giới của loài người chúng ta đang ở đây, tỷ như một cái nhà lớn, nơi sum họp và đoàn kết của đại gia đình. Vẫn biết rằng nhân loại khác nhau về màu da, chủng tộc; những cái khác đó chẳng qua là khác về bề ngoài, chứ đã là người thì ai ai cũng có một thân hình xương thịt như nhau cũng đồng sợ khổ ưa vui, biết xấu biết tốt v.v... Vì thế đối với người lớn tuổi, ta phải kính trọng như ông bà cha mẹ; người ngang hàng hay tuổi xấp xỉ, xem như anh chị em ruột thị; người nhỏ tuổi hơn nữa xem như con cái cháu chắt...



- Rộng ra một tầng nữa, đối với chúng sinh trong năm loại, chúng ta hãy xem như những thành phần của đại gia đình là chú, bác, cô, dì... Vẫn biết rằng về hình thức, loài người khác với loài khác, và nhiều khi ta không gặp mặt nữa, nhưng xét cho cùng, đã là chúng sinh, thì tất nhiên đồng chung một nguồn sống, và đã có sống thì tất nhiên đều ham sống sợ chết, đều biết cảm nỗi vui sướng và khổ đau. Gần với chúng ta nhất mà chúng ta có thể thấy, gặp và nhờ cậy được là loài súc sinh. Tuy chúng không biết nói như chúng ta, nhưng nếu chúng ta đối đãi tử tế, chúng cũng biết thương mến và trung thành với ta. Tuy không có học thức, chúng vẫn biết nghe lời ta và giúp đỡ ta trong nhièu công việc nặng nề. Chẳng qua vì nghiệp nặng, nên đời này chúng làm súc vật, nhưng biết đâu đời trước, chúng không phải là anh em của ta? Và sau này, biết đâu chúng lại không sẽ là bà con quyến thuộc của ta?



Phương pháp tu tập của Tiểu Thừa này tuy chưa phá được ngã chấp, những cũng đã mở rộng được phạm vi hẹp hòi của cái ngã nhỏ và thể nhập vào cái ngã to hơn là đại gia đình; rồi từ cái ngã to tình cảm ấy, sẽ chuyển dần sang giai đoạn lý trí cao siêu hơn, bằng phép quán "Pháp duyên từ" sau đây.







2.- Pháp duyên từ:



Pháp duyên từ là lòng từ bi do duyên "Pháp tánh" mà phát khởi. Ðây là pháp quán dành cho các bậc Trung thừa.



Hành giả trong khi tu pháp môn này, quán sát thấy tất cả chúng sinh, cùng mình đều đồng một "pháp giới tánh", nên chúng sinh đau khổ là mình đau khổ; vì vậy hành giả khởi lòng từ bi cứu khổ ban vui cho tất cả chúng sinh. Ðến địa vị này, các ngài không còn phân biệt là nam hay nữ, không còn quan niệm mình khác với người, không nghĩ rằng đó là bà con quyến thuộc, chỉ thấy mình cùng người đồng một "pháp giới tánh" mà thôi. Bồ Tát đã nhận chúng sinh và mình đồng một bản thể, nên khi cứu khổ, không cần biết đó là ai, và khi làm, không chấp mình đã làm. Chúng sinh có khổ thì Bồ Tát có bi. Sự thông cảm tự nhiên ấy như tình thiêng liêng giữa mẹ và con, hễ có cảm là có ứng, như tánh sốt sắng của vị y sĩ có lương tâm nhà nghề, hễ thấy bịnh thì liền trị. Với ý nghĩa này, trong kinh Trung A Hàm có tỷ dụ: Trước một nạn nhân bị trúng tên độc ấy ra lập tức. Ông không cần phải hỏi người ấy tên gì, ở đâu, con ai, cũng không cần coi cây tên ấy làm bằng gì, ai bắn v.v...



Sự cứu khổ cho chúng sinh, đối với các vị Bồ Tát đã chứng được "pháp duyên từ" này cũng như thế, chỉ nhằm mục đích làm sao cho kẻ khác hết khổ được vui mà thôi.



3.- Vô duyên từ:



Trong phạm vi bài này, chúng ta chỉ nên học qua hai hạng từ bi trên mà thôi, là: Lòng từ bi do duyên mình với chúng sinh khổ sở mà phát ra, hay do duyên mình và chúng sinh đống một thể tánh mà phát khởi. Còn loại từ bi thứ ba tức là "Vô duyên từ" là một loại cao siêu đặc biệt của Ðại Thừa, chúng ta chưa đủ căn cơ, trình độ tu tập. Tuy nhiên, để có một ý niệm đầy đủ về lòng từ bi, chúng ta cũng nên biết qua về loại này.



Vô duyên từ, là lòng từ bi không có tâm năng duyên và cảnh bị duyên, không còn dụng công, không còn quan sát, đối đãi giữa mình với người, mình và vật như hai thứ từ bi trước. Lòng từ bi này xứng theo thể tánh chơn tâm mà tự khởi ra bao la, trùm khắp, không thiên lệch một nơi nào. Cũng như ánh sáng mặt trời chiếu khắp cả gần xa, không phân biệt thấp cao, không chú ý một nơi nào, chiếu soi tất cả một cách vô tư và không dụng công.



IV.- LỢI ÍCH CỦA PHÁP QUÁN TỪ BI

Có người lo rằng nếu ai cũng từ bi thì sẽ trở thành nhu nhược, dân tộc sẽ yếu hèn, và sự tham tàn bóc lột sẽ lừng lẫy v.v...



Lo như thế là quá lo xa mà thành ra không thực tế. Từ xưa đến nay, loài người không phải khổ sở vì quá từ bi, xã hội không phải yếu hèn, đảo điên vì tình tương quá rộng lớn. Trái lại, sự đau khổ của cá nhân cũng như của đoàn thể, một phần rất lớn là do lòng người còn độc ác. Một nhận xét không ai có thể chối cãi được là một xã hội càng văn minh thì lòng ác độc càng bớt, tình thương càng tăng thêm, hay ngược lại, tình thương càng tăng, hay ác độc càng giảm, thì xã hội càng văn minh, hạnh phúc. Hãy khoan lo sợ từ bi làm cho con người mềm yếu, mà chỉ nên lo sợ, nếu sự thù hằn, độc ác không giảm, thì loài người chắc chắn sẽ bị tiêu diệt.



Khái lược theo kinh Tăng Nhất A Hàm thì quán Từ bi sẽ được những lợi ích như sau:

a. Khi thức hay ngủ đều được an vui.

b. Hiện tại được nhiều người thương .

c. Sống trong đời không bị tai nạn trộm cướp.

Nhưng thực hành pháp quán từ bi, không phải chỉ để cho chúng ta cầu những quả báo lợi ích riêng cho mình, và có bấy nhiêu đó. Mục đích chúng ta tu là cốt làm sao chúng ta và mọi chúng sinh trong lục đạo đeù khỏi khổ được vui. Lẽ tất nhiên, trong khi tu chúng ta sẽ:

- Trừ được lòng sân hận độc ác.

- Dẹp được ngã chấp hẹp hòi.

- Ðoàn kết được với mọi người.

- Ðời sống cá nhân và đoàn thể nhờ thế được vui vẻ, có ý nghĩa.

Tóm lại, từ bi là một phương thuốc trị tâm sân hận. Sân hận là đầu mối sát hại ghê ghớm, là cái chìa khóa của tất cả kho tội lỗi. Trừ được nó tức là trừ được giết chóc, và dập tắt được cái ngòi biến loạn. Bao nhiêu súng đạn và nhất là bom nguyên tử sẽ trở thành vô dụng. Trong nhân loại, không còn ai là cừu địch không còn có giai cấp bóc lột, đấu tranh. Ai cũng là người đáng thương, đáng giúp đỡ. Giữa người và người, giữa người và vật sẽ có một sự liên lạc, đoàn kết mật thiết. Con người sẽ vô cùng sung sướng khi thấy xung quanh mình đều là bà con quyến thuộc, bốn biển đều là anh em và cùng chan hòa trong Phật tánh.

http://tvsungphuc.net/index.php?option=com_content&task=view&id=377&Itemid=54&limit=1&limitstart=3

QUÁN NHÂN DUYÊN

Người đời, vì không hiểu sự vật trong vũ trụ này từ đâu mà có, cho nên sanh ra nhiều quan niệm sai lầm. Có người nghĩ rằng vũ trụ do tự nhiên sanh. Có người lại nghĩ vũ trụ do một vị thần toàn trí, tòan năng tạo ra v.v...




Theo Ðạo Phật thì vũ trụ là vô thỉ, nghĩa là không có điểm khởi đầu, và mọi sự mọi vật trong vũ trụ không thể đứng riêng một mình mà có được; trái lại, phải nương nhờ nhau mà thành. Nói một cách khác, từ vật lớn cho đến vật nhỏ, từ vật hữu hình cho đến vô hình, đều không ngoài nhân duyên mà có. Vì thế, trong kinh Phật thường nói: "Chư pháp tùng duyên sinh".



Sự hiện hữu của loài hữu hình, hay nói riêng của loài người, cũng không ngoài công lệ ấy được. Muốn hiểu rõ một cách tường tận cái guồng máy của sự sanh tử luân hồi của kiếp trong bể khổ trần gian, chúng ta cần phải học lý "Thập nhị nhân duyên". Sau khi hiểu rõ lý thập nhị nhân duyên, chúng ta lại còn phải tìm hiêu phương pháp để dứt trừ cái vòng lẩn quẩn sanh tử luân hồi nữa.



Muốn hiểu và dứt trừ cái vòng sanh tử luân hồi, chúng ta phải học và thực hành pháp quán nhân duyên, mà chúng tôi xin trình bày trong bài giảng này.



Sao gọi là "Nhân duyên"? Nhân là nguyên nhân, chỉ cho những sự vật chính đó là nhân, trực tiếp sanh ra một vật khác, như hạt lúa làm nhân sanh ra cây lúa. Duyên là trợ duyên, chỉ cho những vật gì có tánh cách trợ giúp trực tiếp hay gián tiếp cho vật khác được thành. Như phân, nước, ánh sáng, nhân công... là trợ duyên giúp cho hạt lúa được thành cây lúa. Vậy nhân duyên là chỉ cho các vật làm nhân cho nó mà cũng vừa là trợ duyên cho tất cả vật chung quanh nó.



Chữ "Nhân duyên" lại có nghĩa thứ hai: Các vật đều là "nhân", các "nhân" đó "duyên" với nhau mà thành ra các vật khác. Như vôi, gạch, ngói, gỗ v.v... là nhân, các nhân này duyên nhau (nương giúp) mà thành ra cái nhà. Vì các pháp trùng điệp nhiều lớp làm duyên cho nhau, mà thành ra vật thế này hay thế khác, nên trong kinh chép: "Chư pháp trùng trùng duyên khởi".





I.- THÀNH PHẦN CỦA NHÂN DUYÊN

Ðoạn trên đã nói: "Các pháp do nhân duyên hòa hợp sanh". Vậy những nhân duyên gì sanh ra loài hữu tình". Vậy những nhân duyên sau đây:

1.. Vô minh.

2.. Hành.

3.. Thức.

4.. Danh sắc.

5.. Lục nhập.

6.. Xúc.

7.. thọ.

8.. Ái.

9.. thủ.

10.. Hữu.

11.. Sanh.

12.. Lão tử.

1.- Vô minh có nhiều nghĩa và nhiều loại:

a.- Theo Ðại Thừa giải thích: "Không tỏ ngộ chân tâm gọi là vô minh" (Bất giác đệ nhất nghĩa đế, vị chi vô minh).



b.- Thông cả Ðại Thừa và Tiểu Thừa giải thích: "Hiểu biết các pháp không đúng như thật (hiểu sai lầm), nên gọi là vô minh" (Bất như thật tri chư đế lý, vị chi vô minh); như vô ngã mà chấp thật ngã, vô pháp mà chấp thật pháp v.v...



c.- Ngoài ra, còn những nghĩa thông thường như: vô minh là không sáng, tối tăm, mờ ám, si mê v.v...

Vô minh, lại có khi để chỉ các phiền não như tham, sân, si. Xưa có người đến chùa hỏi:



- Thế nào là vô minh?



Tổ sư trả lời:



- Quê mùa dốt nát đến thế, cũng đến chùa hỏi đạo lý!



Ông khách nổi giận, mặt mày đỏ bừng... Tổ sư nói tiếp:



- Vô minh là đó (chỉ cái sân), đó là vô minh.



Vô minh có khi chỉ riêng cho Si tâm sở. Như nói "độc hành vô minh" hay "tương ưng vô minh" là đều chỉ riêng cho "si tâm sở": Khi nó khởi riêng một mình, hoặc chung cũng với phiền não, tham, sân v.v...



Vô minh lại phân ra hai loại: căn bản vô minh và chi mạt vô minh. Như trong mười hai nhân duyên, cái "vô minh" đầu là căn bản, vì nó là gốc sanh ra các vô minh sau; còn "ái, thủ, hữu" là chi mạt vô minh. Trong tứ hoặc, thì kiến hoặc, tư hoặc, trần sa hoặc là chi mạt vô minh; còn vô minh hoặc là căn bản vô minh. Trong ngũ trụ địa, thì kiến nhất xứ trụ địa, dục ái trụ địa, sắc ái trụ địa và hữu ái trụ địa là chi mạt vô minh, còn vô minh trụ địa là căn bản vô minh.



Nói chung lại, tất cả phiền não, hoặc thô, hoặc tế của Ðại Thừa hay Tiểu Thừa, có tánh cách làm cho chân tâm bị ẩn, gương trí tuệ lu mờ thì gọi là vô minh.



2.- Hành là hành động, tạo tác.



Do vô minh phiền não nổi lên, làm cho thân, khẩu, ý, tạo tác ra các nghiệp lành hay dữ nên gọi là "hành".



3.- Thức là thần thức, chỉ cho phần tinh thần.



Do thân, khẩu, ý, ba nghiệp tạo tác những nghiệp lành hay dữ nên khi chết rồi, các nghiệp dẫn dắt thần thức đi lãnh thọ quả báo (thân) khổ hay vui ở đời sau.



4.- Danh sắc là thân thể.



Trong thân thể người có hai phần:

a. Phần tinh thần (tâm) chỉ có tên kêu gọi, chứ không có hình sắc nên gọi là "danh".

b. Phần thể chất có hình sắc, nên gọi là "sắc".

5.- Lục nhập, gọi nôm na là sáu chỗ vào.



Khi đã có thân thể rồi, cố nhiên phải có sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý) là chỗ của sáu trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc và pháp) phản ảnh vào, nên gọi là "lục nhập".



6.- Xúc là tiếp xúc.



Trong sáu căn, ngoài sáu trần thường gặp gỡ tiếp xúc với nhau, như mắt tiếp xúc với sắc, tai tiếp xúc với tiếng, mũi tiếp xúc với mùi, lưỡi tiếp xúc với vị, thân tiếp xúc với ấm lạnh, trơn nhám, ý tiếp xúc với pháp trần.



7.- Thọ là lãnh thọ.



Khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần, rồi lãnh thọ những cảnh vui hay buồn, sướng hay khổ, hay cảnh binh thường.



8.- Ái là ưa muốn.



Khi lành thọ cảnh vui thì sinh lòng tham, muốn làm sao cho được, khi gặp cảnh khổ thì sanh tâm sân hận, buồn rầu, muốn xa lìa, gặp cảnh binh thường thời si mê. Ðây là cái động cơ thúc đẩy thân, khẩu, ý, taoc tác các nghiệp.



9.- Thủ là giữ lấy, tìm cầu; nói rộng ra là các hành động tạo tác.



Do gặp cảnh thuận thì tham cầu, gặp cảnh nghịch lại sân, si muốn xa lìa; mục đích là muốn tìm phương này kế nọ để bảo thủ cho được bản ngã của mình. Do đó mà tạo ra các nghiệp sanh tử.



10.- Hữu là có.



Vì đời này đã có nhân lành hay dữ do mình tạo ra, thì đời sau quyết định phải "có" quả khổ hay vui mà mình phải thọ nhận.



11.- Sanh Là sanh ra.



Do "ái, thủ, hữu" làm nhân hiện tại tạo ra các nghiệp, cho nên qua đời sau, phải sanh ra đời để thọ quả báo.



12.- Lão, tử là già, chết.



Ðã có sanh ra, tất nhiên phải chịu các khổ già và chết v.v...



Mười hai nhân duyên này liên quan mật thiết với nhau, vừa làm quả cho nhân trước, vừa làm nhân cho quả sau, nối tiếp không dứt trong thời gian và làm cho chúng sinh phải mãi mãi xoay tròn trong vòng sanh tử.



II.- PHƯƠNG PHÁP QUÁN

Phương pháp quán mười hai nhân duyên có thể chia làm hai phần là: quán Lưu chuyển và quán Hoàn diệt.



1.- Quán lưu chuyển:



Là quán sát trạng thái sanh khởi và luân lưu của mười hai nhân duyên. Sự quán sát này có ba loại:

a.- Quán sát trạng thái sanh khởi của mười hai nhân duyên trong quá khứ xa xôi, từ vô thỉ:

Từ vô thỉ, vì vô minh vọng động, làm cho bản tâm thanh tịnh phản uẩn khuất, như mây áng nên trăng mờ (vô minh), do đó, các vọng động từ từ sanh khởi (hành), thành ra có tâm (thức) và cảnh, đủ cả thế giới và chúng sinh (danh sắc); trong thân chúng sinh có sáu căn là chỗ của sáu trần thường phản ảnh vào (lục nhập), rồi căn, trần thường tiếp xúc (xúc) nhau sanh ra cảm thọ (thọ), nhân thọ sanh ra ưa (ái), vì ưa mới giữ (thủ); do đó mà có (hữu) sanh (sanh) và già, chết (lão, tử).



Ðây là nói về trạng thái của mười hai nhân duyên từ vô thỉ, do vô minh vọng động, tạo tác mà có thế giới và chúng sinh, rồi cứ như thế, tiếp tục sanh khởi cho đến ngày nay, và mãi mãi về sau v.v...

b.- Quán sát trạng thái lưu chuyển của mười hai nhân duyên trong ba đời: quá khứ, hiện tại, vị lai:

Ðây là quán sát sự xoay vần của mười hai nhân duyên trong thời gian từ quá khứ đến hiện tại, từ hiện tại đến vị lai. Mười hai nhân duyên cũng như sợi dây chuyền có mười hai vòng, vòng này móc vào vòng kia, vòng kia móc vào vòng nọ, nối tiếp nhau không có mối manh, và liên quan cả ba đời: quá khứ, hiện tại, vị lai. Nhưng trong quá khứ vô minh và hành (căn bản vô minh) làm nhân, sinh ra quả hiện tại (thân đời này) là "thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ"; quả hiện tại (thân đời này) trở lại tạo nhân (trong hiện tại) là "ái, thủ, hữu" (chi mạt vô minh); nhân hiện tại lại sẽ thành quả vị lai(thân đời sau) là "sanh, lão, tử). Nói tóm lại, do mê hoặc (vô minh) nên tạo nghiệp (hành), vì tạo nghiệp nên chịu quả khổ, nhân chịu quả khổ, rồi lại mê hoặc tạo nghiệp v.v...nhân sanh quả, quả lại sanh nhân, nối tiếp trong ba đời, quanh quẩn trong sáu đường sanh tử luân hồi, như cái bánh xe lăn tròn trên sợi dây. Chỉ có khác là bánh xe thật thì chỉ có một cái và biến đổi rất chậm chạp; còn bánh xe mười hai nhân duyên thì vừa chạy tới mà vừa biến đổi, luôn luôn hoại và thành, thành và hoại liên tiếp trong ba đời; quá khứ, hiện tại và tương lai.

c.- Quán sát sự sanh khởi và lưu chuyển của mười hai nhân duyên trong một niệm của hiện tại.

Nếu lấy một khoảng thời gian ngắn trong hiện tại để quán sát, hành giả cũng có thể thấy được sự sanh khởi và lưu chuyển của mười hai nhân duyên, chứ không cần phải quán sát ba đời. Nhưng khi đối cảnh, không rõ các pháp đều là lưu chuyển (vô minh) mà khởi vọng niệm (hành) phân biệt (thức) các cảnh vật (sắc); rồi trần cảnh lại phản ảnh vào căn (lục nhập), căn lại tiếp xúc (xúc) với trần, sanh ra lãnh thọ (thọ), nhân thọ sanh ra ưa muốn (ái), tím cầu (thủ), do đó tạo ra các nghiệp (hữu) rồi theo nghiệp thọ quả báo (sanh, lão, tử).[/list] Phân tách ba pháp quán trên, hành giả sẽ rút ra những nhận xét sau đây:



- Trong mười hai nhân duyên, có hai nhóm làm nhơn và hai nhóm làm quả: Một nhóm nhân quá khứ (gồm có vô minh và hành) và một nhóm nhân hiện tại (gồm có sanh, lão, hữu).



- Về phía quả, thì có một nhóm quả hiện tại (gồm có thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ) và một nhóm quả vị lai (gồm có sanh, lão tử).



- "Vô minh, hành" là căn bản vô minh, "ái, thủ, hữu" là chi mạt vô minh. Có thể nói "vô minh, hành" là cái biệt hiệu của "ái, thủ, hữu", còn "thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ" là cái dị danh của "sanh, lão, tử". Nói như thế là vì, nếu ta đổi qua tráo lại, sẽ thấy rõ: trong "ái, thủ, hữu", có "vô minh và hành", còn trong "sanh, lão, tử" có "thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ".



- Vô minh thuộc về "hoặc"; hành thuộc về "nghiệp"; thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, thuộc về "khổ"; ái thuộc về "hoặc"; thủ, hữu thuộc về "nghiệp"; sanh, lão, tử thuộc về "khổ".



2.- Quán hoàn diệt:



Là quán sát sự tiêu diệt của mười hai nhân duyên. Có hai cách quán:

a.- Diệt vô minh gốc rễ[ (căn bản vô minh):

Trong phần quán sát trên, hành giả đã thấy rõ: do vô minh mà có hành, do hành mà có thức v.v... Vậy thì bây giờ, nếu ta diệt vô minh, thì hành sẽ bị diệt, hành bị diệt thì thức cũng không có v.v...Hay nói một cách khác: do "mê hoặc" nên tạo "nghiệp", do tạo nghiệp nên mới chịu quả "khổ". Vậy muốn hết khổ, lẽ tất nhiên là phải diệt nghiệp, muốn dứt nghiệp trước phải trừ vô minh.



Trừ căn bản vô minh có hai cách:



- Ðối với các bậc Ðại Thừa Bồ Tát, vì thấy rõ thể tánh chân tâm do vô minh vọng động mà có thế giới chúng sinh, ngã và pháp, nên các Ngài dùng trí Bát nhã phá trừ "sinh tướng vô minh", để trở lại với bản thể chân tâm. Khi đã ngộ được chân tâm rồi, thì tất cả sanh tử luân hồi đều hết. Như trong Bát nhã Tâm kinh có chép: "Ngài Quán tự tại Bồ Tát khi đi sâu vào trí Bát nhx Ba la mật đa rồi, thì thấy tất cả năm uẩn đều không, nên khỏi các điều khổ ách...". Hay như trong kinh Lăng Nghiêm có chép: "Ðối với người tỏ ngộ được chơn tâm, thì mười phương thế giới đều thấu suốt".



- Ðối với người không thể phá trừ ngay được căn bản vô minh để trực ngộ chân tâm, thì phải lần hồi trải qua vô số kiếp tu hành, khi đến địa vị Ðẳng giác, dùng trí Kim cang phá trừ được "sanh tướng vô minh", mới chứng quả Diệu giác (Phật).

b.- Diệt vô minh ngành ngọn (chi mạt vô minh):

Ðối với hàng phàm phu và Tiểu Thừa, căn cơ thấp hẹp, thì không thể trực tiếp phá trừ vô minh gốc rễ như hai bậc trên, mà chỉ có thể phá trừ vô minh ngành ngọn là "ái, thủ, hữu". Khi ngành ngọn đã bị chặt rồi, thì gốc rễ dần dần bị tiêu diệt, như bụi tre mà bị xắn hết cả măng, thì sẽ phải tàn rụi.



Diệt trừ vô minh ngành ngọn cũng gồm hai phương diện.



- Quán lý: Là dùng lý lẽ để nhận thấy rằng các pháp chỉ do nhân duyên hòa hợp mà sanh ra, chứ không có thật (không hữu); bởi không có thật, nên không nên tìm cầu chấp thủ (không thủ). Ðã không chấp thủ, thì cũng không tham muốn (không ái). Nghĩa là bắt đầu quán "hữu", rồi đến "thủ", rồi cuối cùng là "ái". Nếu ba cái nhân này không có, thì cái quả "sanh, lão, tử" cũng chẳng có.



- Quán sự: Là y theo sự tướng mà quán sát rồi thực hành. Hành giả bắt đầu quán "ái" trước, rồi đến "thủ" và "hữu". Kinh chép: "Hữu ái sinh ưu, hữu ái sinh úy, vô sở ái nhạo hà ưu hà úy?". nghĩa là: Bởi có tham muốn thì có lo sợ gì! Vì khi đối cảnh, sanh tâm tham muốn (ái), nên mới tạo tác ra các nghiệp (thủ), do đó phải chịu sanh tử luân hồi (hữu). Bấy giờ, nếu đối cảnh không tham ưa (không ái), thì chẳng tìm cầu chấp thủ (không thủ), vì không chấp thủ nên chẳng có sanh tử luân hồi (không hữu). Cũng như trong kinh Lăng Nghiêm Phật dạy: "... Chỉ khi các ông đối cảnh, không khởi vọng niệm phân biệt, thì tham, sân, si chẳng khởi; tham, sân, si kh khởi thì sát, đạo, dâm, vọng không sanh...".



Tóm lại, mê hoặc hết (ái) thì nghiệp chẳng có (thủ), nghiệp không thì khổ chẳng còn (hữu).



Trong bốn cách trừ vô minh, chỉ có pháp "quán sự" này dễ dàng và thiết thật nhất, lại hợp với căn cơ của người tu hành hiện tại.



III.- HIỆU QUẢ CỦA PHÁP QUÁN MƯƠI HAI NHÂN DUYÊN

Hành giả sau khi thành tựu pháp quán mười hai nhân duyên này, thì sẽ trừ được tâm si mê là nguyên nhân chính của khổ đau và luân hồi của chúng sinh. Ðức Phật thường bảo: "Sự khổ ở tam đồ chưa hẳn là khổ, chỉ có người thiếu trí huệ mới là khổ thôi". Xem thế thì đủ biết trừ được tâm si mê và làm cho trí huệ được phát chiếu là một điều quan trọng bậc nhất của kẻ tu hành.



Hơn nữa, hành giả còn nhờ pháp quán mười hai nhân duyên này mà sẽ chứng được quả Duyên giác. Khi Phật chưa giáng sinh, cũng có nhiều vị tu hành nhờ quán sát sự sanh hóa của vũ trụ mà được ngộ đạo. Những vị ấy người ta thường gọi là Ðộc giác, nghĩa là tự nghiên cứu một mình mà được giác ngộ. Ðến khi Phật giáng sinh, chỉ dạy pháp quán nhân duyên nhièu người y theo pháp quán này tu hành mà được giác ngộ, nên gọi là "Duyên giác" (nghĩa là những vị giác ngộ nhờ quán mười hai nhân duyên).



Chỗ giải thoát của quả vị Duyên giác và A La Hán đều giống nhau, nhưng về trí huệ và thần thông thì quả Duyên giác cao hơn quả A La Hán.



Sau đây là một thí dụ về sự thành tựu pháp quán mười hai nhân duyên của hai vị đại Ðệ tử của đức Phật Thích Ca, là Ngài Xá Lợi Phất và Ngài Mục Kiền Liên, lượt thuật theo kinh Nhân quả:



Ở thành Vương xá, có hai người Bà la môn rấy thông minh trí huệ, một người tên là Xá Lợi Phất và một người tên là Mục Kiền Liên. Hai người đều tu theo ngoại đạo, có trên một trăm đệ tử, và có hứa hẹn với nhau rằng, nếu ai nghe được pháp mầu trước, thì phải chỉ dạy lại cho người kia.



Một hôm, ông Xá Lợi Phất đi đường, được nghe một vị đệ tử của Phật là Tỳ kheo A Xá Bà Kỳ, giảng giải về đạo lý nhân duyên và tóm tắt lại trong một bài kệ như sau: "Cội gốc của tất cả pháp là nhân duyên sinh, không ai làm chủ, nếu ai hiểu được pháp này, thì chứng được đạo chân thật"(*)



Khi nghe xong, ông Xá Lợi Phất liền xa lìa trần cấu, chứng được đạo quả thanh tịnh.



Lức trở về, ông Xá Lợi Phất giảng nói lại cho ông Mục Kiền Liên nghe. Ông này nghe xong, cũng chứng được đạo quả. Hai ông này liền đem hai trăm Ðệ tử của mình, đến xin Phật cho xuất gia làm Ðệ tử.



Ðể độc giả có một ý niệm chung về bài giảng này và dễ nhớ, chúng tôi xin tóm tắt những yếu điểm sau đây:



1.- Tất cả sự vật không một vật nào riêng biệt mà tồn tại được. Chúng phải nương tựa vào nhau mới thành vật này hay vật khác. Ðó là lý nhân duyên sanh, hay trùng trùng duyên khởi. Riêng về loài hữu tình như kiếp người chẳng hạn, thì do mười hai nhân duyên nương nhau mà thành một chuỗi sanh tử dài vô hạn, nối tiếp từ quá khứ đến hiện tại và vị lai. Tùy theo cái tác dụng của nó mà mười hai nhân duyên ấy có thể chia làm ba nhóm là: hoặc (mê mờ), nghiệp (tạo tác) và khổ (kết quả).



2.- Muốn dứt trừ chuỗi sanh tử dài trong biển khổ đau của cõi tục, phải quán mười hai nhân duyên. Pháp quán này có hai phần là quán lưu chuyển và quán hoàn diệt:

a. Quán lưu chuyển: Là quán hiện tượng sanh khởi và tiến triển của mười hai nhân duyên từ vô minh, hành, thức... đến lão, tử. trong khi quán lưu chuyển hành giả có thể chỉ quán sát sự sanh khởi và tiến triển của mười hai nhân duyên trong quá khứ, trong hiện tại hay cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

b. Quán hoàn diệt: Là quán theo phương pháp làm cho mười hai nhân duyên phải tiêu diệt. Có hai pháp quán hoàn diệt:



- Một pháp dành cho những bậc đại căn trí, như hạng Ðại Thừa Bồ Tát, đó là pháp "diệt căn bản vô minh".

- Một pháp dành cho những người căn cơ thấp thỏi như chúng ta, đó là pháp "diệt chi mạt vô minh".

Pháp quán sau đây lại chia ra làm hai là quán lý và quán sự:

(1) Quán lý: là quán các pháp không thật có (hữu) nên không chấp thủ (thủ); bởi không chấp thủ nên không tham ái (ái).

(2) Quán sự: là áp dụng cái lý đã quán ở trên trong hoàn cảnh thực tại: Hành giả phải cô gắng thực hiện sao cho kho đối cảnh không khởi tâm tham ái (ái), nhờ không tham ái mới không tạo ác tìm cầu (thủ); do không tìm cầu nên không có (hữu) thọ quả sanh tử về sau.

Hành giả thành tựu được pháp quán mười hai nhân duyên này thì sẽ dứt trừ được vô minh, thoát khỏi sanh tử và chứng được quả vị Duyên giác.



Cầu mong cho quí vị độc giả thấu hiểu được chân giá trị của pháp quán này và tinh tấn tu hành để đạt được quả vị qúy báu nói trên.

PHỤ CHÚ:

(*)Có chỗ nói bài kệ như vầy:

Chư pháp tùng duyên sanh,

Diệc tùng nhân duyên diệt.

Ngã Phật Ðại Sa Môn,

Thường tác như thị thuyết.

Dịch nghĩa:

Các pháp do nhân duyên sanh,

Cũng do nhân duyên diệt.

Ðức Phật của chúng ta,

Thường dạy nói như vậy.

Theo Ðại Thừa thì bài kệ về nhân duyên như vầy:

Nhân duyên sở sanh pháp,

Ngã thuyết tức thị không.

Diệc danh vi giả danh,

Diệc danh trung đạo nghĩa.

Dịch nghĩa:

Các pháp do nhân duyên sanh,

Nên ta nói là không.

Chỉ là giả danh,

Còn gọi nghĩa trung đạo.


http://tvsungphuc.net/index.php?option=com_content&task=view&id=377&Itemid=54&limit=1&limitstart=4

Tự Lực và Tha Lực - Phật thất 66 - Thích Đồng Thành

Bánh bò nướng (cách này ngon )

- 1 gói đường thốt lốt (ở chợ bán sẵn một miếng tròn vo như mặt trăng đó)


- 1 gói bột tapioca (14oz ~ 400gr) hiệu con gà hoặc ông Địa (đừng mua loại trong bao nylon như bột gạo nhen, phân lượng 450gr nhiều bột thì bánh sẽ bị cứng)

- 1 lon nước dừa, coconut cream hiệu Savoy (Tanya thích hiệu này)

- 2 gói bột nổi Alsa, baking powder gói màu hồng

- 9 trứng gà size x-large (mua trứng size medium or large thì làm 10 trứng)

- 1 chút vanilla

- khuông làm bánh cỡ 9"







- trước tiên là lấy cái nồi nhỏ đổ nước cốt dừa và miếng đường vào nấu cho tới lúc đường tan hết...tắc lửa để vừa ngụi.....NOTE: nếu bạn nào thích ăn ngọt thì thêm một miếng đường thẻ hén, miếng đường dài dài màu nâu nâu đó, đường để mình làm nấu ăn với đậu hủ.



- trong lúc chờ nước dừa ngụi thì đập trứng ra thao dùng whisk đánh nhẹ nhẹ cho trứng tan



- sao đó đổ bột tapioca vào thao trứng và trộn cho mịn, dùng whisk tán tán bột cho đừng đống cục nhen







- mở lò bake 350F, thoa dầu vào khuông và để khuông vào nướng cho nóng



- sao khi quậy bột và trứng đều thì để vani và 2 gói bột nổi vào....quậy đều tay cho tan hết



- sao đó đổ từ từ nước cốt dừa vào, vừa đổ vừa quậy đều tay cho tất cả mix well and smooth



- lấy cái thao sạch khác, gác cái rây lưới lên và đổ bột qua để lược lại mấy miếng bột đống cục







- lấy khuông đã nướng nóng ra khỏi lò....một tay cầm cái rây lưới, một tay cầm thao bột và đổ bột qua rây để chảy xuống khuông....mình làm vậy để lấy rể tre cho bánh nở ngon



- để khuông bánh vào lò nướng liền...set timer 1hr và hạ temperature xuống cỡ 330F...tùy theo lò của mỗi nhà, mình giữ temperature ở mức 330-350F....có thể nướng bánh hơn 1 tiếng, mình xâm que vào check nếu que không dính bột là bánh chín. Lấy bánh ra ngoài để ngụi rồi mới trút bánh ra dĩa. Khi trút bánh ra dĩa thì mình thoa lên một chút melted butter cho bánh thơm hơn :)) không thoa butter cũng không sao.







- cắt bánh ra sẵn để chờ bạn tới nè....vừa làm xong dọn dẹp là nghe door bell ding dong liền :)) very good timing...



Sưu tầm từ : http://tanya-sweethome.blogspot.com/2011/06/banh-bo-nuong.html



 

BỒ-TÁT TU NGŨ PHÁP _HT Thích Thanh Từ


Mục lục bài viết

Thiền căn bản ( Phần 2)

LỜI DỊCH GIẢ

CHƯƠNG I: TỔNG KHỞI

CHƯƠNG II: KHẢO SÁT TÂM BỆNH

CHƯƠNG III: TÙY BỆNH ĐỐI TRỊ

CHƯƠNG IV: TƯỚNG TU CHỨNG

CHƯƠNG V: BỒ-TÁT TU NGŨ PHÁP

CHƯƠNG VI: TỔNG KẾT

Trang 7 / 8

CHƯƠNG V

BỒ-TÁT TU NGŨ PHÁP



I.- BỒ-TÁT NIỆM PHẬT TAM-MUỘI

1. Niệm sanh thân Phật.

- Nếu hành giả muốn cầu Phật đạo, nhập thiền trước hệ tâm chuyên niệm thân sống của chư Phật khắp mười phương ba đời, chớ niệm đất, nước, gió, lửa, núi, sông, cây, cỏ… những loại hữu hình trong trời đất và các pháp khác, chỉ niệm thân sống của chư Phật ở tại hư không. Ví như biển cả nước trong xuất hiện bóng núi Tu-di Kim Sơn Vương, như trong đêm tối đốt ngọn lửa lớn, như trong miếu đại thí có tràng thất bảo. Thân Phật như thế, có ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, thường phóng ra vô lượng ánh sáng thanh tịnh ở trong bầu trời xanh. Thường niệm tướng thân Phật như thế, hành giả liền được chư Phật khắp mười phương ba đời hiện trước tâm nhãn, được chánh định thấy tất cả. Nếu tâm duyên các chỗ khác liền thu nhiếp trở về trụ niệm tại thân Phật. Khi ấy liền được thấy phương Đông ba trăm ngàn muôn ức chư Phật; phương Nam, phương Tây, phương Bắc, tứ duy, thượng hạ cũng như thế. Tùy phương mình niệm được thấy tất cả chư Phật, như người ban đêm ra đứng xem sao, trăm ngàn vô lượng ngôi sao đều được thấy. Bồ-tát được tam-muội này, trừ những tội dày từ vô lượng kiếp được mỏng, tội mỏng liền tiêu diệt.

2. Niệm Pháp thân Phật.

- Được tam-muội trên rồi, phải niệm vô lượng công đức của Phật: trí biết tất cả, giải thoát tất cả, thấy khắp tất cả, có tất cả công đức, được đại từ, đại bi, tự tại, từ khi mới thoát khỏi vô minh được Tứ vô úy, Ngũ nhãn, Thập lực, Thập bát bất cộng pháp, hay trừ vô lượng khổ, cứu khỏi cái kiếp sợ già, chết, cho Niết-bàn thường lạc. Phật có những thứ công đức vô lượng như thế, khởi niệm ấy rồi tự phát nguyện rằng:

“Ta khi nào sẽ được thân Phật và công đức cao quí như Phật?”

Lại phát thệ lớn:

“Tất cả phước đời quá khứ, tất cả phước đời hiện tại đem hết cầu Phật đạo, không mong quả nào khác.”

Lại phát thệ:

“Tất cả chúng sanh rất đáng thương xót, thân và công đức chư Phật cao quí như vậy, tại sao chúng sanh lại cầu mong quả khác, mà không cầu làm Phật? Ví như người mù con nhà phú hộ rơi xuống hầm sâu, đói khát khổ sở, ăn phẩn ăn đất, cha rất thương xót tìm phương tiện cứu giúp, trao xuống hầm những thức ăn ngon.”

Lại phát thệ:

“Hai thứ thân của Phật công đức cam lồ như vậy, mà chúng sanh rơi trong hầm sâu sanh tử, ăn toàn đồ bất tịnh, dùng tâm đại bi ta sẽ cứu giúp tất cả chúng sanh cho được Phật đạo, qua bờ sanh tử, lấy các thứ công đức pháp vị của Phật cho ăn thảy đều no đủ. Tất cả Phật pháp nguyện chúng sanh thảy đều đạt được. Nghe, tụng, gìn giữ, thưa hỏi, suy xét, thực hành, đắc quả là thềm thang vào đạo. Lập thệ trọng đại, mặc giáp Tam nguyện, ngoài phá chúng ma, trong giết giặc kiết sử, thẳng tiến không lùi.”

Tam thệ nguyện như thế so với vô lượng thệ nguyện cùng đồng một phát điểm, vì độ chúng sanh được thành Phật đạo. Niệm như thế, thệ nguyện như thế là Bồ-tát niệm Phật tam-muội.

II.- BỒ-TÁT QUÁN BẤT TỊNH TAM-MUỘI

Hành giả Bồ-tát đối trong tam độc nếu thấy tham dâm nhiều nên trước tự quán thân ba mươi sáu vật: xương, thịt, da, gân, mạch, máu, gan, phổi, bao tử, ruột v.v… và quán Cửu tưởng, các thứ bất tịnh. Chuyên tâm quán bên trong, không cho nghĩ các việc ngoài, có nghĩ các việc ngoài liền thu nhiếp trở về. Như người cầm đuốc vào kho chứa ngũ cốc, mỗi mỗi phân biệt rành rõ nào đậu, mè, lúa, bắp đều biết rõ ràng.

Quán thân có sáu phần, cứng thuộc về đất, ướt thuộc về nước, nóng thuộc về lửa, động thuộc về gió, lỗ trống thuộc về không, hiểu biết thuộc về thức. Như người mổ bò chia sáu phần: đầu, mình và tứ chi, mỗi phần tự khác. Thân có chín lỗ thường chảy bất tịnh, túi da đựng đầy phẩn uế. Thường quán như thế không cho nghĩ gì khác, có nghĩ khác liền thu nhiếp trở về. Nếu được nhất tâm, ý sanh nhàm chán mong rời khỏi thân này, muốn nó mau diệt để vào Niết-bàn. Khi ấy, phải phát đại từ, đại bi, dùng đại công đức cứu vớt chúng sanh làm sống dậy ba thệ nguyện trước. Bởi các chúng sanh không biết thân này là bất tịnh gây các tội cấu, ta phải vớt họ lên bờ cam lồ. Chúng sanh ở Dục giới mê đắm bất tịnh, như chó ăn phẩn, ta phải độ họ đến đạo thanh tịnh.

Lại ta phải học và cầu thật tướng của các pháp, không phải hữu thường, không phải vô thường, không phải tịnh, không phải bất tịnh, tại sao ta lại chấp cái bất tịnh này? Trí quán bất tịnh này là từ nhân duyên sanh, như ngã và pháp, phải cầu tướng chân thật của nó, tại sao nhàm chán trong thân bất tịnh mà chấp lấy Niết-bàn? Phải như voi lớn qua suối, chân giẫm tận đáy nguồn, được thật tướng của các pháp diệt sự nhập Niết-bàn, đâu phải như khỉ, thỏ v.v… kinh sợ dòng suối chỉ mong một mình lội qua. Ta nay phải học pháp Bồ-tát thực hành pháp quán bất tịnh để rộng hóa độ chúng sanh khiến lìa khỏi hoạn dâm dục, không bị quán bất tịnh làm chìm đắm.

Đã quán bất tịnh thì nhàm chán sanh tử phải quán tịnh môn để bổ cứu lại. Quán tịnh là buộc tâm ba chỗ: sống mũi, giữa chặng mày và trên trán. Tưởng chính ngay nơi đó xẻ một tấc da, dẹp sạch máu thịt, buộc tâm tưởng xương trắng không nghĩ gì khác, có nghĩ khác liền thu nhiếp trở về. Buộc tâm một trong ba chỗ hằng cùng vọng niệm tranh đấu, như hai người đánh nhau. Hành giả nếu thắng được vọng tâm không bằng bắt nó trụ một chỗ, trụ một chỗ gọi là nhất tâm. Hoặc nhàm chán, liền phát tâm đại bi thương xót chúng sanh, do quán xương rỗng này xa lìa Niết-bàn vào trong ba đường ác. Ta phải nỗ lực chuyên cần làm các thứ công đức, giáo hóa chúng sanh khiến thấu rõ tướng thân rỗng không, chỉ một lớp da mỏng che đậy bộ xương, toàn là một khối bất tịnh, tạm gọi là chúng sanh. Thứ tự phân biệt các pháp tướng, có một ít tướng tịnh tâm sanh ái trước, tướng bất tịnh nhiều tâm sanh nhàm chán, có tướng vượt ra nên sanh thật pháp. Trong tướng chân thật của các pháp không có tướng tịnh, bất tịnh, bít lấp, vượt ra. Quán các pháp bình đẳng không thể phá hoại, không thể biến động, đó gọi là thật tướng của các pháp.

III.- BỒ-TÁT QUÁN TỪ TAM-MUỘI

Người thực hành đạo Bồ-tát, nếu thấy nóng giận nhiều nên hành tâm Từ. Hành giả nghĩ tưởng chúng sanh ở phương Đông tâm Từ thanh tịnh thênh thang vô lượng, không có thù, không có giận, thấy các chúng sanh ấy thảy đều ở trước mắt. Phương Nam, Tây, Bắc, tứ duy, thượng hạ cũng như vậy. Kềm tâm hành Từ không cho nghĩ gì khác, nếu có nghĩ khác liền thu nhiếp trở về, giữ tâm mục quán tất cả chúng sanh đều thấy rõ ràng ở trước. Nếu được nhất tâm phải phát nguyện rằng: “Ta lấy pháp Niết-bàn chân thật thanh tịnh độ thoát chúng sanh khiến được vui chân thật.”

Hành Từ tam-muội tâm được như thế là đạo Bồ-tát. Trụ Từ tam-muội quán thật tướng các pháp thanh tịnh, không hoại, không động, nguyện cho chúng sanh đều được pháp lợi này. Lấy Từ tam-muội này nghĩ tưởng tất cả chúng sanh ở phương Đông khiến được vui như Phật. Khắp mười phương đều như thế, tâm không chuyển loạn, ấy gọi là môn Từ tam-muội của Bồ-tát.

- Tại sao không một thời chung niệm cả mười phương chúng sanh?

- Trước niệm một phương dễ được nhất tâm, nhiên hậu thứ lớp niệm khắp các phương.

- Người có kẻ thù hằn muốn hại nhau, thế nào hành Từ muốn cho người thù vui được?

- Từ là tâm pháp, xuất sanh nơi tâm, trước nên nghĩ đến người thân, kế người không thân không sơ, sau chuyển lên kẻ thù, như ngọn lửa mạnh thì đốt khô các thứ ướt.

- Khi chúng sanh gặp các thứ nạn khổ hoặc ở trong loài người, hoặc trong địa ngục, Bồ-tát tuy có lòng từ mà chúng sanh kia làm sao được vui?

- Trước bắt nguồn nơi người vui, nhận tướng vui ấy khiến người khổ này được vui như người kia. Ví như quân tướng bại trận sợ khiếp đảm, xem quân địch thắng trận là dũng sĩ.

- Hành Từ tam-muội có thiện lợi gì?

- Hành giả tự nghĩ: Người xuất gia lìa tục phải thực hành tâm Từ. Lại suy nghĩ: Ta ăn của tín thí phải làm gì cho có ích lợi, như Phật dạy: “trong chốc lát hành Từ, ấy là tuân theo lời Phật dạy là người vào đạo không uổng của tín thí.” Thân mặc chiếc áo hoại sắc, tâm không nên nhiễm thế tục, sức Từ tam-muội khiến người không nhiễm. Ta tâm hành Từ, ở trong đời phi pháp ta là người có pháp, trong chúng phi pháp ta là người có pháp. Do sức định của Từ khiến người hành đúng pháp, đúng pháp thì không khổ não. Bồ-tát hành đạo là tiến đến cửa cam lồ, các thứ nhiệt não do sức Từ làm mát mẻ vui vẻ. Như Phật nói: “Người khi nóng bức quá lắm vào hồ nước trong mát thì vui.” Mặc chiếc giáp đại từ ngăn các mũi tên phiền não. Từ là thuốc pháp làm tiêu các thứ độc thù hận, phiền não đốt tâm. Từ hay trừ diệt, Từ là cái thang lên đài giải thoát, Từ là pháp thuyền đưa người qua biển sanh tử. Cầu của báu thiện pháp, Từ là món báu tối thượng. Người tìm Niết-bàn, Từ là lương thực đi đường, Từ là cặp chân mạnh tiến đến Niết-bàn. Từ là mãnh tướng vượt khỏi ba đường ác. Người hay thực hành Từ tiêu diệt các thứ ác, chư thiên, thiện thần thường ủng hộ.

- Nếu khi hành giả được Từ tam-muội làm thế nào sẽ không mất mà lại tăng trưởng?

- Học giới thanh tịnh, tin vui học các thứ thiền định, nhất tâm, trí tuệ, ưa ở chỗ vắng vẻ, thường không buông lung ít muốn, biết đủ, việc làm đúng lời Phật dạy, tiết chế thân ít ăn, bớt ngủ, đầu hôm và khuya tư duy không bê trễ, giảm sự nói năng, lặng lẽ giữ an tịnh, đi đứng nằm ngồi biết thời chừng mực, không quá sức đến phải nhọc nhằn khổ sở, điều hòa sự nóng, lạnh không để não loạn, đó là tăng ích do Từ.

Lấy cái vui Phật đạo, cái vui Niết-bàn cho tất cả người, ấy gọi là đại từ. Hành giả suy nghĩ: Hiện tại, vị lai những vị Đại nhân hành Từ làm lợi ích tất cả, ta cũng là một chúng sanh được cứu giúp, các ngài là vị thần lành ủng hộ ta, ta phải hành Từ để đền lại ơn ấy. Lại nghĩ rằng: Các vị Đại đức tâm thương tưởng tất cả lấy đó làm vui, ta cũng phải như vậy, niệm tất cả chúng sanh nguyện họ được cái vui như Phật, cái vui Niết-bàn, ấy là đền ơn các ngài. Sức Từ hay khiến tất cả tâm được khoái lạc, thân lìa nhiệt não được cái vui thanh lương, gìn giữ thực hành phước Từ nghĩ tưởng làm an ổn tất cả để đền ơn các ngài.

Từ có những thứ thiện lợi: Từ đoạn sự nóng giận. Từ mở cửa tiếng tốt. Từ là thí chủ. Từ là ruộng tốt. Từ là nhân sanh Phạm thiên. Từ ưa ở chỗ ly dục. Từ trừ hết gốc thù nghịch và tranh đấu. Từ được chư Phật khen ngợi. Từ thì người trí yêu mến. Từ hay giữ giới thanh tịnh. Từ sanh trí tuệ, sáng suốt. Từ hay nghe pháp lợi. Từ là công đức đề-hồ. Từ quyết định người tốt. Từ là sức mạnh của người xuất gia. Từ tiêu diệt các thức ác. Kẻ ác mắng chửi, dùng Từ đáp lại hay điều phục được. Từ là chỗ nhóm họp của các thứ khoái lạc. Từ là pháp sanh tinh tấn. Từ là mầm, gốc của sự giàu sang. Từ là tạng phủ của trí tuệ và biện tài. Từ là kho tàng thành tín. Từ là cửa của các thiện. Từ là pháp đến danh dự. Từ là cội gốc được kính yêu. Từ là đạo chân chánh của Phật. Nếu người gây sự ác trở lại tự chịu tai họa, có năm thứ lời nói ác: 1- nói phi thời. 2- nói không thật. 3- nói không lợi. 4- nói không từ. 5- nói không nhu hòa không thể khuynh động được Từ. Tất cả độc hại cũng không xâm phạm được Từ, ví như một đóm lửa không thể đốt biển cả. Như trong kinh Tỳ-la, phẩm Ưu-điền vương A-bà-na nói:

Có hai vị phu nhân, một tên Vô Tỷ, một tên Xá-mê-bà-đế. Vô Tỷ phỉ báng Xá-mê-bà-đế, Xá-mê-bà-đế có năm trăm người hộ vệ, Vua lấy năm trăm mũi tên muốn bắn chết hết. Xá-mê-bà-đế bảo những người hộ vệ: “Lại đứng sau ta!” Khi ấy Xá-mê-bà-đế nhập Từ tam-muội, Vua giương cung bắn bà. Mũi tên thứ nhất rớt dưới chân bà, mũi tên thứ hai trở lại rơi dưới chân Vua. Vua kinh hãi, lại muốn phóng tên. Xá-mê-bà-đế bảo Vua: “Dừng! Dừng lại! Vì nghĩa vợ chồng nên phải nói cho nhau, nếu phóng mũi tên này sẽ ghim thẳng vào tim ông.” Vua khi ấy kinh khủng, buông cung, bỏ tên hỏi: “Ngươi có pháp thuật gì?” Đáp: “Không có pháp thuật gì lạ, tôi là đệ tử Phật nhập Từ tam-muội được như thế.”

Từ tam-muội lược nói có ba duyên: sanh duyên, pháp duyên và vô duyên. Những vị chưa đắc đạo là sanh duyên. A-la-hán, Bích-chi Phật là pháp duyên. Chư Phật Thế Tôn là vô duyên. Đó là đã lược nói môn Từ tam-muội.

IV.- BỒ-TÁT QUÁN NHÂN DUYÊN TAM-MUỘI

Người thực hành đạo Bồ-tát, đối trong ba độc, nếu thấy ngu si nhiều, phải quán mười hai nhân duyên phá hai thứ si.

- Trong phá si tự thân, ngoài phá si của chúng sanh. Suy nghĩ rằng: “Ta và chúng sanh đồng ở trong cảnh ách nạn, thường chịu sanh lão bệnh tử, thường tiêu diệt và thường vượt ra. Chúng sanh không biết lối ra thì làm sao được thoát, thật đáng thương xót!” Nhất tâm suy nghĩ sanh lão bệnh tử là do nhân duyên sanh. Lại phải suy nghĩ do nhân nào duyên sanh? Nhất tâm suy nghĩ nhân Sanh duyên Hữu, nhân Hữu duyên Thủ, nhân Thủ duyên Ái, nhân Ái duyên Thọ, nhân Thọ duyên Xúc, nhân Xúc duyên Lục nhập, nhân Lục nhập duyên Danh sắc, nhân Danh sắc duyên Thức, nhân Thức duyên Hành, nhân Hành duyên Vô minh. Lại suy nghĩ: Phải dùng nhân duyên nào diệt Sanh, Lão, Tử? Nhất tâm suy nghĩ vì Sanh diệt nên Lão tử diệt, Hữu diệt nên Sanh diệt, Thủ diệt nên Hữu diệt, Ái diệt nên Thủ diệt, Thọ diệt nên Ái diệt, Xúc diệt nên Thọ diệt, Lục nhập diệt nên Xúc diệt, Danh sắc diệt nên Lục nhập diệt, Thức diệt nên Danh sắc diệt, Hành diệt nên Thức diệt, Vô minh diệt nên Hành diệt.

- Trong Mười hai phần này, thế nào là Vô minh?

- Không biết trước, không biết sau, không biết cả trước sau; không biết trong, không biết ngoài, không biết cả trong ngoài; không biết Phật, không biết Pháp, không biết Tăng; không biết Khổ, không biết Tập, không biết Diệt, không biết Đạo; không biết nghiệp, không biết quả, không biết cả nghiệp quả; không biết nhân, không biết duyên, không biết cả nhân duyên; không biết tội, không biết phước, không biết cả tội phước; không biết thiện, không biết ác, không biết cả thiện ác; không biết việc có tội, không biết việc không tội; không biết việc nên gần, không biết việc nên xa; không biết pháp hữu lậu, không biết pháp vô lậu; không biết pháp thế gian, không biết pháp xuất thế gian; không biết pháp quá khứ, không biết pháp vị lai, không biết pháp hiện tại; không biết pháp hắc, không biết pháp bạch; không biết phân biệt pháp nhân duyên, không biết pháp lục xúc, không biết pháp thật chứng. Các thứ như thế, không biết, không tuệ, không thấy, mờ mịt tối tăm, ấy gọi là Vô minh.

- Vô minh duyên Hành, thế nào là Hành?

- Hành có ba thứ: thân hành, khẩu hành, ý hành. Hơi thở vào, ra là pháp thân hành. Vì pháp ấy thuộc về thân, nên gọi thân hành. Có giác, có quán là khẩu hành. Vì khởi giác, quán rồi sau mới nói năng, nếu không giác, quán thì không có nói năng, ấy gọi là khẩu hành. Thọ nhận là ý pháp. Vì hệ buộc ý nên gọi là ý hành. Tam giới đều thuộc về hành. Lại có thiện hành, bất thiện hành, bất động hành. Thế nào là thiện hành? Tất cả thiện hành ở Dục giới và ba địa ở Sắc giới là thiện hành. Thế nào là bất thiện hành? Các pháp bất thiện gọi là bất thiện hành. Thế nào là bất động hành? Thiện hành hữu lậu đế Tứ thiền và cái hành thiện hữu lậu Vô sắc định.

- Nhân Hành duyên Thức, thế nào là Thức?

- Có sáu thức, Nhãn thức cho đến Ý thức.

- Nhân thức duyên Danh sắc, thế nào là Danh sắc?

- Bốn phần không có hình sắc: thọ, tưởng, hành, thức gọi là Danh. Tất cả tứ đại và hình tướng do tứ đại họp thành là Sắc. Thế nào là tứ đại? Đất, nước, lửa, gió. Thế nào là đất v.v…? Tướng cứng chắc nặng nề là đất, tướng ẩm ướt là nước, tướng ấm nóng là lửa, tướng nhẹ động là gió. Các hình tướng thấy được, có đối hoặc không đối là hình tướng do tứ đại hợp thành. Danh và Sắc hòa hợp nên gọi là Danh sắc.

- Nhân Danh sắc duyên Lục nhập, thế nào là Lục nhập?

- Bên trong có sáu nhập, Nhãn nhập cho đến Ý nhập, gọi là Lục nhập.

- Nhân Lục nhập duyên Xúc, thế nào là Xúc?

- Xúc có sáu thứ, Nhãn xúc cho đến Ý xúc. Con mắt duyên sắc sanh Nhãn thức, ba pháp hòa hợp gọi là Nhãn xúc. Cho đến Ý xúc cũng như thế.

- Nhân Xúc duyên Thọ, thế nào là Thọ?

- Thọ có ba thứ: lạc thọ, khổ thọ và không khổ không lạc thọ. Những cái nhận chịu do yêu thích sai khiến là lạc thọ, do giận tức sai khiến là khổ thọ, do si mê sai khiến là không khổ không lạc thọ. Lại nữa, lạc thọ sanh khổ, vì lạc trụ và lạc diệt; khổ thọ sanh lạc, vì khổ trụ và khổ diệt; không khổ không lạc thọ, vì không biết khổ không biết lạc.

- Nhân Thọ duyên Ái, thế nào là Ái?

- Mắt tiếp xúc sắc sanh ái, cho đến ý tiếp xúc pháp sanh ái.

- Nhân Ái duyên Thủ, thế nào là Thủ?

- Thủ có bốn thứ: dục thủ, kiến thủ, giới thủ, ngã ngữ thủ.

- Nhân Thủ duyên Hữu, thế nào là Hữu?

- Hữu có ba thứ: Dục hữu, Sắc hữu, Vô sắc hữu. Dưới từ đại địa ngục A-tỳ lên đến cõi trời Hóa Tự Tại là Dục hữu. Chúng sanh ở đây hay sanh nghiệp. Dưới từ cõi trời Phạm Thế lên đến cõi trời A-ca-ni-tra là Sắc hữu. Từ hư không cho đến Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ là Vô sắc hữu.

- Nhân Hữu duyên Sanh, thế nào là Sanh?

- Các loài chúng sanh mỗi chỗ sanh ra có thọ ấm, được gìn giữ, thụ nhân và mạng sống, gọi là Sanh.

- Nhân Sanh duyên Lão tử, thế nào là Lão tử?

- Da nhăn, tóc bạc, răng lay, các bộ phận kém yếu hư hỏng, hơi thở hay ngăn nghẹn, thân khòm đi phải chống gậy, thân ngũ ấm khô gầy, ấy gọi là Lão. Tất cả chúng sanh nơi nào cũng đều đến chỗ tiêu diệt, dứt mạng sống gọi là Tử. Trước già sau chết nên nói Lão tử.

Tất cả thế gian đều nương Mười hai nhân duyên này xuất hiện, không phải trời, người, các thứ tà duyên sanh ra. Bồ-tát quán Mười hai nhân duyên kềm tâm không động, không nghĩ gì khác, nếu có nghĩ khác liền thu nhiếp trở về. Quán Mười hai nhân duyên sanh trong ba đời: quá khứ, hiện tại và vị lai. Bồ-tát nếu được tâm trụ, phải quán Mười hai nhân duyên là không, không có chủ. Do si mê nên không biết ta tác hành, không biết ta từ si mê có, chỉ duyên Vô minh Hành sanh. Như cỏ cây đều từ hạt giống cái mầm mà ra, hạt giống không biết ta có mầm, mầm không biết ta từ hạt giống ra. Cho đến Lão tử cũng như thế. Trong Mười hai nhân duyên mỗi mỗi quán biết không chủ, chỉ do kiến chấp điên đảo mà có tôi ta.

Nếu không có tôi ta thì không chủ không tạo sáu trần làm duyên sanh ra sáu thức, do ba việc hòa hợp nên sanh xúc chạm, nghĩ biết các nghiệp phát sanh, bởi thế xưa nay nói từ đây mà có sống chết. Ví như hòn châu Nhật Ái, mặt trời, bổi hòa hợp liền có lửa xuất hiện, ngũ ấm cũng như thế. Nhân ngũ ấm đời này, sanh ngũ ấm đời sau, không phải ngũ ấm này tiếp tục đến đời sau, cũng không phải lìa ngũ ấm này có ngũ ấm đời sau. Ngũ ấm do nhân duyên xuất hiện, như hạt giống sanh mầm, hạt giống không phải mầm, cũng không phải do các mầm khác sanh mầm này: không phải khác, không phải một. Thân đời sau cũng như vậy. Ví như cây khi chưa có thân, cành lá, hoa, quả, thời tiết nhân duyên đến hoa, lá trổ đầy đủ, quả báo của hành động thiện, ác cũng như thế. Hạt giống hư hoại nên không phải thường, không phải một; thân, cành, lá v.v… sanh trưởng nên không phải đoạn, không phải khác. Sự chết sống liên tục cũng như thế.

Hành giả biết các pháp vô thường, khổ, không, vô ngã, tự sanh, tự diệt, biết nhân ái v.v… mà có, biết nhân diệt thì hết, biết hết ấy là đạo. Dùng bốn món trí biết Mười hai nhân duyên là chánh kiến đạo. Chúng sanh bị trói buộc trong cuồng loạn, như người có hạt châu vô giá mà không nhận biết giá trị chân thật của nó, bị người khác lừa bịp. Khi ấy, Bồ-tát phát tâm đại bi: Ta sẽ thành Phật lấy giáo pháp chân chánh hóa độ chúng sanh khiến thấy được chánh đạo. Như trong Ma-ha-diễn Bát-nhã Ba-la-mật nói: “Các pháp không sanh, không diệt, không có thật, nhất tướng vô tướng, ấy gọi là chánh kiến.”

- Tại sao ở đây không nói quán vô thường v.v… gọi là chánh kiến? Nếu trong Ma-ha-diễn nói “các pháp không, vô tướng” thì tại sao cho vô thường, khổ, không v.v… là không thật? Nếu nói “không sanh, không diệt, không thật có” là thật tướng thì không nên nói vô tướng?

- Ông nói trước sau không hợp nhau. Phật nói bốn món điên đảo cũng có đạo lý. Tất cả pháp hữu vi là vô thường. Vì sao? Vì nhân duyên sanh. Nhân vô thường, duyên vô thường sanh quả thì làm sao thường được? Trước không nay có, đã có trở lại không.

- Tất cả chúng sanh đều thấy vô thường, nơi thân thì già, bệnh, chết, ngoài cảnh thì vạn vật úa tàn rơi rụng, tại sao nói vô thường không phải là chân thật?

- Tôi không nói hữu thường là thật, vô thường không thật, chỉ nói hữu thường vô thường đều không thật. Vì sao? Như Phật nói trong Không, hữu thường vô thường hai việc không thể có. Nếu chấp hai việc này thì đồng điên đảo.

- Lời nói của ông cùng pháp không hợp. Vì sao? Đã nói không thể có, tại sao lại nói hai việc đều điên đảo?

- Tất cả pháp là không, không thật có là thật không điên đảo. Nếu tôi phá cái chấp hữu thường thì phải nắm pháp vô thường, khi ngã, pháp đều phá chỉ còn không thật ngã. Vì phá cái chấp hữu thường nên phải quán vô thường. Vì sao? Vì sức vô thường hay phá hữu thường như thứ độc này hay phá các thứ độc khác. Như thuốc trị bệnh, bệnh lành thuốc cũng phải bỏ. Phải biết thuốc hay trị lành bệnh, nếu bệnh lành không bỏ thuốc, thuốc sẽ trở làm bệnh. Pháp quán vô thường trừ chấp hữu thường cũng như thế. Nếu còn chấp pháp vô thường cũng phải phá, vì nó không thật.

- Tôi không chấp pháp vô thường thì tại sao lại phá? Phật nói: “Trong Tứ chân đế, khổ là thật khổ, không ai có thể làm cho nó vui được. Nhân khổ là thật nhân, không ai có thể đổi nhân nào khác được. Diệt khổ là thật diệt, không ai có thể khiến không diệt được. Đạo diệt là thật đạo, không ai có thể làm cho nó phi đạo được. Giả sử mặt trời đổi thành lạnh, mặt trăng thành nóng, gió khiến không động, Tứ chân đế trọn không thể đổi dời được.”

- Ông đối trong Ma-ha-diễn không thấu rõ chỉ chấp ngôn thanh. Trong Ma-ha-diễn nói thật tướng của các pháp, thật tướng thì không thể phá, không có tạo tác, nếu có thể phá, có thể tạo tác, thì đó không phải là Ma-ha-diễn (Đại thừa) rồi. Như mặt trăng trong những ngày đầu tháng rất mờ, có người sáng mắt trông thấy, lấy tay chỉ cho người không thấy, người kia chỉ nhìn ngón tay mà không thấy mặt trăng. Người sáng mắt trách: “Anh ngu! Tại sao chỉ nhìn ngón tay tôi. Ngón tay là để chỉ mặt trăng, ngón tay không phải là mặt trăng.” Ông cũng như thế, nói năng không phải là tướng chân thật, chỉ mượn lời nói phô diễn thật lý, ông lại chấp lời nói là thật tướng.

Hành giả chánh kiến như thế phải quán Mười hai nhân duyên hòa hợp làm hai phần: nhân và quả. Khi quả, Mười hai nhân duyên là Khổ đế. Khi nhân, Mười hai nhân duyên là Tập đế. Nhân diệt là Diệt đế. Thấy nhân quả diệt là Đạo đế. Bốn thứ quán quả: vô thường, khổ, không, vô ngã. Bốn thứ quán nhân: tập, nhân, duyên, sanh.

- Quả có bốn thứ tại sao chỉ gọi khổ là Khổ đế, còn ba thứ kia không được tên đế?

- Nếu đã nghi thì dù nói vô thường đế, khổ đế, vô ngã đế v.v… cũng vẫn nghi, đó chẳng qua là một lối nạn vấn thôi. Lại nữa, nếu nói vô thường đế không lỗi, không, vô ngã đế cũng không lỗi; nếu nói vô thường, khổ, không, vô ngã đế, lời nói nặng nề nên chỉ nói một trong bốn thứ.

- Khổ có tướng gì đặc biệt nên trong bốn thứ chỉ riêng gọi nó?

- Khổ là cái mà tất cả chúng sanh đều chán ngán, đều kinh sợ, vô thường không như thế. Hoặc có người bị khổ ép ngặt suy nghĩ muốn được vô thường, chớ không có ai muốn được khổ.

- Có người dám cầm dao tự sát, hoặc dùng mũi nhọn đâm vào thân, hoặc uống thuốc độc, hoặc vào chỗ binh đao, các thứ như thế đâu không phải họ tìm khổ?

- Không phải họ muốn được khổ, mà chính vì muốn được vui bởi quá sợ khổ, họ mới tìm đến cái chết. Khổ là hoạn họa đệ nhất, vui là cái lợi đệ nhất. Do lìa cái thật khổ thì được khoái lạc. Bởi thế, Phật đứng về mặt quả nên riêng nói là khổ đế, không phải vô thường, không, vô ngã đế.

Đối trong Tứ đế có trí tuệ chân thật, hiểu biết rành rõ không nghi ngờ, ấy gọi là Chánh kiến. Suy xét việc ấy mỗi mỗi đều được tăng ích, gọi là Chánh giác. Trừ tà mạng, nhiếp thu bốn món tà ngữ, lìa bốn món tà ngữ thực hành bốn món Chánh ngữ. Trừ tà mạng, nhiếp thu ba nghiệp nơi thân. Trừ ba món tà nghiệp nơi thân, gọi là Chánh nghiệp. Lìa các thứ tà mạng, gọi là Chánh mạng. Khi quán như thế tinh tấn tu hành, gọi là Chánh phương tiện. Nghĩ nhớ việc ấy không tán loạn là Chánh niệm. Suy xét việc ấy tâm không xao động, gọi là Chánh định. Chánh kiến như vua có bảy việc theo bên mình, gọi là Đạo đế.

Đối Tứ đế, nhất tâm tin thật không khuynh động là Tín căn; nhất tâm chuyên cần cầu đạo là Tinh tấn căn; nhất tâm nghĩ nhớ không quên mất là Niệm căn; tâm trụ một chỗ không rong ruổi lăng xăng là Định căn; suy xét phân biệt giác ngộ lý vô thường v.v… là Tuệ căn. Căn này tăng trưởng có sức mạnh gọi là Ngũ lực.

- Trong Bát chánh đạo đã nói Tuệ, Niệm, Định v.v… tại sao trong Ngũ căn còn lặp lại?

- Tùy khi vào tu tập, lúc đầu được lợi nhỏ, gọi là Căn; năm việc này tăng trưởng có sức mạnh gọi là Lực; mới vào vô lậu thấy Đế, Trung đạo, công đức gọi là Bát chánh đạo; khi vào tư duy gọi là Thất giác ý; khi mới vào đạo quán niệm Thân, Thọ, Tâm, Pháp, thường nhất tâm nghĩ nhớ gọi là Tứ niệm chỉ; niệm như thế được pháp vị thiện bốn món chuyên cần gọi là Tứ chánh cần; sự mong muốn tinh tấn như thế là môn ban đầu của định, tuệ, chuyên cần cầu được tự tại như ý gọi là Tứ thần túc. Tuy gọi Tứ niệm chỉ, Tứ chánh cần, Tứ thần túc, Ngũ căn v.v… đều nhiếp nhau, tùy khi thực hành trước, sau, ít, nhiều theo mỗi hạnh, địa mà đặt tên. Ví như Tứ đại, mỗi mỗi đều có tứ đại, chỉ cái nào nhiều thì đặt tên cái ấy. Nếu chỗ địa chủng nhiều, thủy, hỏa, phong ít, gọi là địa đại. Thủy, hỏa, phong cũng như thế. Cũng như vậy, Ba mươi bảy phẩm trợ đạo mỗi mỗi đều có các phẩm khác. Như trong Tứ niệm chỉ có Tứ chánh cần, Tứ thần túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi, Bát chánh đạo… Như thế, quán Mười hai nhân duyên, Tứ đế; hành Tứ niệm chỉ, Tứ chánh cần, Tứ thần túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi, Bát chánh đạo tâm được an lạc.

Lấy pháp này độ chúng sanh giải thoát, nhất tâm thệ nguyện tinh tấn cầu Phật đạo. Khi ấy, trong tâm suy nghĩ quán niệm: Ta quán biết rõ ràng đạo này, không nên nhận chứng quả, bởi sức của hai việc chưa vào Niết-bàn. Sức đại bi không bỏ chúng sanh. Sức biết rõ thật tướng của các pháp. Các Tâm vương, Tâm sở đều từ nhân duyên sanh, tại sao ta nay tùy cái không thật này? Phải tự suy xét phải vào thâm quán Mười hai nhân duyên, biết nhân duyên là pháp gì?

Suy nghĩ bốn thứ duyên: Nhân duyên, Thứ đệ duyên, Duyên duyên, Tăng thượng duyên. Năm nhân là nhân duyên. Trừ những vị tối hậu tâm A-la-hán ở quá khứ, hiện tại, ngoài ra Tâm vương, Tâm sở quá khứ, hiện tại đều thuộc Thứ đệ duyên. Duyên duyên và Tăng thượng duyên là duyên tất cả pháp.

Tự suy nghĩ: Nếu pháp có trước nhân duyên thì không nên nói pháp ấy do nhân duyên sanh. Nếu pháp không có nhân duyên cũng không nên nói trong nhân duyên sanh. Sanh phải có bạn, nếu không bạn, cũng không nên nói nhân duyên sanh. Như vậy làm sao có nhân duyên? Nếu pháp chưa sanh, nếu quá khứ Tâm vương, Tâm sở mất thì làm sao tạo thành Thứ đệ duyên? Nếu trong Phật pháp, diệu pháp và Niết-bàn không duyên thì làm gì có Duyên duyên? Nếu các pháp thật không tánh thì không thể có pháp. Nếu nói nhân duyên sanh quả, nhân đây có kia cũng không thể được. Nếu trong nhân duyên mỗi cái ở riêng, hoặc hòa hợp một chỗ, quả ấy cũng không thể được. Tại sao nói nhân duyên sanh quả? Vì trong nhân duyên không có quả. Nếu trong nhân duyên trước không có quả mà sau sanh quả thì đâu không phải phi nhân duyên sanh quả? Vì cả hai nhân duyên và phi nhân duyên đều không. Quả thuộc nhân duyên bên nhân duyên sanh, nhân duyên ấy không tự tại, vì còn thuộc các nhân duyên khác, quả ấy cũng thuộc các nhân duyên khác. Do đó, quả không từ nhân duyên mà có, cũng không từ phi nhân duyên mà có, thế là phi quả. Quả đã không, cho nên duyên cùng phi duyên cũng không.

- Phật nói Mười hai nhân duyên, vô minh duyên các hành, tại sao ông nói không nhân quả?

- Trước đã nói đủ không nên nạn lại. Nếu nạn lại sẽ đáp. Phật nói con mắt nhân nơi sắc duyên với si sanh nghĩ nhớ tà. Si tức là vô minh. Trong ấy vô minh nương tại chỗ nào? Nương con mắt chăng? nương sắc chăng? nương thức chăng? Không thể nương con mắt, nếu nương con mắt lý ưng thường si mê không cần đợi sắc đến. Nếu nương sắc thì không cần mắt thấy, đã ở tại sắc thì si mê thuộc bên ngoài đâu can dự đến ta. Nếu nương nơi thức, thức không hình thể, không đối đãi, không xúc chạm, không phần, không chỗ, vô minh cũng như vậy thì làm sao thành nương? Thế nên vô minh không phải trong, không phải ngoài, không phải giữa trong và ngoài, không phải đời trước đến, không phải đời sau lại, không phải Đông, Tây, Nam, Bắc, tứ duy thượng hạ đến, không có thật pháp, tánh vô minh là vậy. Rõ được tánh vô minh thì trở thành minh. Mỗi mỗi tìm xét cái si mê không thể có thì làm gì có vô minh duyên hành. Như hư không bản tánh thanh tịnh không sanh, không diệt, không có, không mất. Vô minh cũng như vậy, không sanh, không diệt, không có, không mất, bản tánh thanh tịnh. Cho đến Sanh duyên Lão tử cũng như vậy.

Bồ-tát quán Mười hai nhân duyên như thế, biết chúng sanh hư dối bị ràng buộc tại khổ hoạn nên dễ độ thoát, nếu các pháp có tướng chân thật thì không thể độ được. Suy nghĩ như thế thì phá được ngu si.

V.- BỒ-TÁT QUÁN A-NA-BAN-NA

Nếu Bồ-tát tự thấy tâm nhiều lo nghĩ nên thường niệm pháp A-na-ban-na. Khi hơi thở vào, ra đếm một, cứ thế đến mười, mỗi mỗi không cho tâm rong ruổi tán loạn. Bồ-tát từ pháp môn này được nhất tâm trừ ngũ cái. Bồ-tát thấy đạo nên thực hành ba thứ nhẫn: Sanh nhẫn, Nhu thuận pháp nhẫn, Vô sanh pháp nhẫn.

Thế nào là Sanh nhẫn? - Tất cả chúng sanh hoặc chửi, hoặc đánh, hoặc giết, mọi việc ác mà tâm không động chuyển, không giận, không ghét. Chẳng những nhẫn chịu sự đau khổ đó, mà lại khởi lòng thương xót các chúng sanh này, cầu việc tốt, mong cho họ được tất cả, tâm không bỏ họ. Khi ấy dần dần được hiểu rõ thật tướng của các pháp, như hơi xông thấm. Ví như mẹ hiền thương con đỏ, cho bú xú nuôi nấng, mọi sự nhơ nhớp không nhờm gớm, càng thêm thương xót muốn cho con được vui vẻ. Hành giả cũng như vậy, tất cả chúng sanh làm mọi việc ác, làm tịnh, làm bất tịnh, tâm cũng không chán ghét, không thối, không chuyển. Lại nữa, chúng sanh khắp mười phương một mình ta phải độ hết khiến cả thảy đều được Phật đạo. Tâm nhẫn không thối, không hối, không bỏ, không lười, không chán, không sợ, không thấy khó. Trong pháp sanh nhẫn này nhất tâm buộc niệm suy nghĩ ba việc trên, không cho tâm nghĩ gì khác, có nghĩ các việc khác liền thu nhiếp trở về, đó gọi là Sanh nhẫn.

Thế nào là Nhu thuận pháp nhẫn? - Bồ-tát đã được Sanh nhẫn công đức vô lượng biết công đức phước báo ấy là vô thường. Khi ấy, chán cái phước vô thường, cầu cái phước thường, cũng vì chúng sanh cầu pháp thường trụ. Tất cả pháp có hình sắc, không hình sắc, pháp thấy được, pháp không thấy được, pháp có đối, pháp không đối, pháp hữu lậu, vô lậu, hữu vi, vô vi, thượng, trung, hạ tìm thấu thật tướng của nó.

Thế nào là thật tướng? - Không phải hữu thường, không phải vô thường, không phải lạc, không phải không lạc, không phải không, không phải chẳng không, không phải hữu ngã, không phải vô ngã.

Vì sao không phải hữu thường? - Vì nhân duyên sanh vậy. Trước không nay có, đã có trở lại không, thế nên không phải hữu thường.

Vì sao không phải vô thường? - Vì nghiệp báo không mất, vì nhận trần cảnh bên ngoài, vì nhân duyên tăng trưởng, nên không phải vô thường.

Vì sao không phải lạc? - Vì trong cái khổ mới sanh tưởng là lạc, vì tất cả tánh là vô thường, vì nương nơi dục sanh, nên không phải lạc.

Vì sao không phải không lạc? - Vì có thọ lạc, vì dục nhiễm sanh, vì cầu lạc không tiếc thân mạng, nên không phải không lạc.

Vì sao không phải không? - Vì có quả báo tội phước, vì tất cả chúng sanh đều tin, nên không phải không.

Vì sao không phải chẳng không? - Vì hòa hợp v.v… sanh, vì phân biệt tìm không thể được, vì sức tâm chuyển, nên không phải chẳng không.

Vì sao không phải hữu ngã? - Vì không tự tại, vì giới hạn bảy thức không có, vì tướng ngã không thể thành, nên không phải hữu ngã.

Vì sao không phải vô ngã? - Vì có đời sau, vì được giải thoát, vì mỗi tâm của ta sanh khởi không thể tính chỗ nơi, nên không phải vô ngã.

Như thế, không sanh, không diệt, không phải không sanh, không phải không diệt, không phải có, không phải không, không thọ, không trước, bặt sự nói năng, dứt đường tâm nghĩ, như pháp Niết-bàn là pháp thật tướng. Ở trong pháp này tín tâm thanh tịnh, không ngăn, không ngại, hiểu biết mềm dẻo, lòng tin mềm dẻo, tinh tấn mềm dẻo, ấy gọi là Nhu thuận pháp nhẫn.

Thế nào là Vô sanh pháp nhẫn? Như trong pháp thật tướng ở trên, người lợi căn trí tuệ, tín tâm, tinh tấn được tăng trưởng, gọi là Vô sanh pháp nhẫn. Ví như trong pháp Thanh văn noãn pháp, Đảnh pháp trí tuệ, tín tâm, tinh tấn tăng trưởng được Nhẫn pháp. Nhẫn là nhẫn Niết-bàn, nhẫn pháp vô lậu nên gọi là Nhẫn. Mới được mới thấy gọi là Nhẫn. Những vị Thời giải thoát A-la-hán (độn căn A-la-hán) không được Vô sanh trí, tăng tiến rộng làm lợi ích chuyển thành Bất thời giải thoát A-la-hán (lợi căn A-la-hán) được Vô sanh trí. Vô sanh pháp nhẫn cũng như thế, những vị chưa được quả Bồ-tát mà được Vô sanh pháp nhẫn liền được cụ hạnh quả Bồ-tát, ấy gọi là đạo quả Bồ-tát. Khi ấy được Ban Châu tam-muội, đối trong chúng sanh được đại bi, vào cửa Bát-nhã ba-la-mật. Khi đó, chư Phật thọ ký pháp hiệu, tùy sanh trong cõi Phật, được chư Phật niệm tưởng, tất cả tội nặng được nhẹ, tội nhẹ liền tiêu diệt, dứt ba đường ác, thường sanh cõi người, cõi trời, gọi là bất thối chuyển đến chỗ Bất động; nhục thân rốt sau được nhập trong Pháp thân, hay tạo các thứ biến hóa, độ thoát tất cả chúng sanh, đầy đủ lục độ để cúng dường chư Phật, làm thanh tịnh cõi Phật, đức thành tựu viên mãn, lần lượt được quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Ấy là Sơ môn trong pháp thiền của Bồ-tát.