Tuesday, November 29, 2016

Monday, November 28, 2016

Trang trí cho Christmas 2016


Mình định là khg trang trí  nhà cửa nhưng mấy đứa con nói là muốn làm cho có Christmas spirit  :) cho nên làm luôn cho thấy ấm cúng nhà cửa trong mùa giáng sinh .  Tuy là mình theo đạo Phật nhưng mình khg qúa khó tánh , trang trí vậy nhưng lúc nào hình ảnh Đức Phật củng trong tâm trí của mình mà , chỉ là bề ngoài mình tùy thuận chúng sanh  :)) chừng nào mình đi tu và có Chùa thì mới khó tính :)










Saturday, November 26, 2016

Thương con hay là hại con mình ?


    Mấy năm nay khi mình chịu khó để ý và lắng nghe nhiều câu chuyện chung quanh thì mình mới rút ra 1 bài học kinh nghiệm , thương con hay thương anh chị em mình thì đừng nên can thiệp , nhúng tay vào chuyện gia đình của tụi nó  , vì mình càng nhúng vào muốn giúp đỡ nhưng lại vô tình hại cho gia đình con mình càng xào xáo và con mình lại càng đau khổ nhiều hơn . Mình đã thấy 1 vài người quen như vậy rồi cho nên tốt nhất là " đèn nhà ai nấy sáng " là tốt nhất .

     Như hồi xưa mình có người bà con ở VN , 2 bác bà con này chỉ có duy nhất 1 người con gái nên họ cưng như trứng ngỗng . Nhưng cuộc đời con người khiến cho phải có khổ mới được hay sao đó , sau khi người con gái đó có chồng thì phải về làm dâu bên chồng , rồi bị bắt làm nhiều việc nhà , và bị bên chồng hành hạ cho nên ba má của cô ta chịu khg nổi nên làm lớn chuyện và bắt con gaí thôi chồng và về nhà ở , khg cho ở làm dâu nữa . Hai bác này định bụng là sau 1 thời gian thì cô con gái sẽ quên được người chồng đó thôi và sẽ làm lại cuộc đời . Nhưng 2  Bác này đâu có hiểu khi thân xác bị cực khổ có thể là còn dễ chịu hơn là nổi đau đớn phải mất đi người chồng  của cô ta , nhưng vì chìu cha mẹ nên cô ta củng thôi chồng , nhưng sau đó thì lâu lâu cô ta và chồng củng lén gặp nhau . Rồi khi 2 gia đình biết được bắt buộc 2 người phải dứt khoát chia tay nhau luôn thì ông chồng cô ta đi cưới vợ khác , còn cô ta thì  rất buồn và sau 2 năm thì lâm bạo bệnh , sau 1 thời gian thì chết . Cho nên khi thương con qúa củng có thể là hại chết con mình , thà cứ để cho con mình tự chọn lựa con đường mà nó đi , có thể thấy thân xác nó khổ cực nhưng biết đâu chồng nó thương và lo lắng thì củng có thể bù đắp được những nổi đau khác . Mình củng khg biết nữa , nói nói vậy nhưng khg biết sao nữa , nhưng nói chung là mình đừng có chen vào sắp xếp chuyện của gia đình ai hết , khg khéo mình càng nhúng tay vào việc nhà của người ta thì nhà người ta càng rối rắm hơn . Bởi hôm bửa mình ngồi nói chuyện với ông xã của mình , mình nói chừng nữa mình sẽ khg nhúng tay vào chuyện nhà của con mình đâu , lỡ vợ chồng tụi nó cãi vã nhau thì mình củng khg nhúng " cái mỏ " vào , tụi nó lớn rồi nó tự giải quyết , vợ chồng nào mà khg có những lúc bất đồng ý kiến chuyện này chuyện kia chứ , nhưng mình cứ để cho tự tụi nó giải quyết với nhau , chứ mình " nhúng cái mỏ " vào bênh con mình là bị con dâu hay thằng rễ nó bực bội  ngay , tâm lý chung mà . Tụi nó có " choảng " với nhau thì bất qúa vài ngày củng huề cả làng , còn mình mà nhúng cái mỏ vô bênh con nói bậy nói bạ nhiều lúc con dâu hay thằng rễ nó thù mình tới chết luôn đó , nếu có muốn bênh vực con mình củng phải khôn và biết tâm lý 1 chút thì mọi việc sẽ ổn thoả ngay  thôi , như Ông Nội của mình hồi xưa ông rất khôn nha , khi mà thấy Ba Má của mình  cãi nhau kịch liệt , là Ông Nội can bằng cách làm bộ lấy cây  roi đánh nhẹ vào Ba mình 1 vài cái , thế là 2 người nghỉ  cải với nhau liền mà được con dâu thương nữa , chứ nếu như Ông Nội khg khéo cư xử , cứ xắn xả vào bênh Ba mình thì chắc sau đó Ba mình sẽ khổ dài dài với Mẹ của mình đó   :) Cái này là 1 tuyệt chiêu đó nha bà con , những người già hồi xưa họ khôn lắm , cái này gọi là " lấy độc trị  độc " ( khg biết dùng  câu này đúng khg nhỉ ? :))

      Cho nên khi tụi nhỏ mà có cưới nhau , 2 bên gia đình làm ơn làm phước " LEAVE THEM ALONE , MEN "  mình thấy vậy mà tốt hơn đó , nếu có tới lui thì phải o bế con rễ hay con dâu tối đa , chỉ có làm vậy thì con mình mới có hạnh phúc , chứ mình cứ ỷ quyền rồi làm búa xua dâu và rễ thì cái người khổ nhất là con của mình đó , nó lảnh đủ hết từ những hành động của cha mẹ hay gia đình nó đã  gây ra với con rễ hay con dâu đó . Cho nên thương con là hãy " LEAVE THEM ALONE " , đùng chen vào sắp xếp qúa nhiều cuộc sống của nó , ý kiến ý cò gì nên dẹp hết đi , just leave them alone , let them have their own happy life ..... khi nào tụi nó  cần giúp đỡ thì mình giúp , hong thì ngồi úp mặt vô tường niệm Phật , khg làm phiền gì tới ai hết , dzậy cho yên nhà yên cửa , yên xóm yên làng đi há há há ..... vậy đi nhé .....nhé...... :)

Quỳnh Mỹ ghép đã ra hoa



Mình lợi dụng  cây thanh long có nhánh dài lấy ghép với cây hoa quỳnh của Mỹ , nó sống và ra hoa , phần thân cây thì vẫn ra màu hồng , nhưng khi ghép thẳng trên đọt của cây thanh long thì hoa nó ra màu trắng hồng , nó hơi lai chút :) 


Nhánh này mình ghép trên đỉnh của cây thanh long nên nó lai ra màu trắng tí thay vì màu hồng . Lần đầu tiên kinh nghiệm ghép cây  hihi thích ghê vậy đó :)


Friday, November 25, 2016

Tàu hủ nước đường - Chơn Ngọc tự chế theo kiểu riêng :)




Nước đường gừng này mình nấu bằng đường thốt nốt cho nên nó thơm . Nấu cho thật ngọt để 1 hồi chan vô tàu hủ mới vừa ăn , khg thôi nó lạt nhách à .



Cách làm :

- 2 cups sửa đậu nành ( mình tự nấu hơi đặc so với ngoài chợ bán ) thì cho 1 muỗng cafê bột rau câu dẻo ( mình lường theo máy xay sinh tố nhà mình thì 1 cối vậy là 1 gói  + 1 tsp bột rau câu dẻo) . Minh rắc bột rau câu vào sửa đậu nành nguội , trộn đều , sau đó mới đem lên bếp nấu , trong lúc nấu phải đứng quậy đậu nành hoài cho tới khi nó sôi . Đem ra ngoài để cho nguội tí rồi bỏ vào tủ lạnh cho đậu nành đặc lại . Lấy đồ múc mỏng mỏng hớt trên mặt và cho vào chén , chan nước đường gừng vào và ăn thôi . Mình khg thik món này lắm cho nên ăn thấy được thôi , ai ưa thì chắc ăn sẽ ngon . Món này mùa lạnh lạnh ăn ấm bụng và bổ nữa . 

Mình khg có đồ múc tàu hủ này cho nên thay thế nắp sửa bò ông thọ chắc được à ta , để 1 hồi thử xem :)

PS: hôm qua Thanksgiving  mình đem đi tiệc , được mọi người ủng hộ nhiệt tình làm nồi chè trôi nước của Dì mình bị hơi ế tuy Dì làm chè rất ngon :)  Mọi người ăn thử khen thơm đậu nành qúa và béo ngon qúa . Dỉ nhiên là thơm mùi đậu qúa rồi , mình cho tới vốn qúa mà , bỏ cả đống đậu nành vào xay đặc quẹo rồi làm tàu hủ , hong thơm ngon mới là chuyện lạ ( hix ) cái này mà nấu bán chắc lổ tới xương  :) Mấy năm nay chắc nhờ niệm Phật tâm định lại nên toàn là nghỉ tới chế biến thức ăn ngon khg à , chết tui rùi , tu cái kiểu này chắc chừng nữa vãng sanh về cõi ăn uống qúa  :)))))

Người ta thì Nam mô Tây Phương Cực Lạc Quốc , còn tui thì  Nam-mô Dinh Dưỡng  ăn uống  Cực Lạc Giới .....háhá.....

Thursday, November 24, 2016

Wednesday, November 23, 2016

Niệm Phật tam muội _ Hòa Thượng Tuyên Hóa





Tâm tịnh trăng hiện nước
Ý định trời không mây
Khi bạn niệm Phật đạt đến mức độ niệm Phật tam muội, tiếng gió thổi qua bạn cũng nghe là âm thanh “Nam Mô A Di Đà Phật”. Bạn nghe tiếng mưa rơi, cũng là âm thanh “Nam Mô A Di Đà Phật”. Bạn nghe tất cả âm thanh, đều là tiếng niệm Phật đó! Cho nên nói “nước chảy, gió lay đều diễn nói Kinh điển”. Tiếng nước chảy cũng là “Nam Mô A Di Đà Phật”. Tiếng gió thổi cũng là “Nam Mô A Di Đà Phật”. Nước chảy, gió thổi đều là “Nam Mô A Di Đà Phật”. Cho nên Tô Đông Pha nói: “Khê thanh tận thị quảng trường thiệt, sơn sắc vô phi thanh tịnh thân”, nghĩa là âm thanh của suối chảy, đều là tướng lưỡi rộng dài của Phật để diễn nói diệu pháp, màu sắc dáng núi cũng đều là pháp thân thanh tịnh của Như Lai, đây chính là đắc được niệm Phật tam muội. Lúc trước tôi có làm một bài kệ niệm Phật:
             
           Năng niệm năng niệm vô gián đoạn
            Niệm Di Đà đã thành phiến
            Tạp niệm bất sanh đắc tam muội
            Vãng sanh Tịnh độ định hữu phán
            Chung nhật yểm phiền Ta bà khổ
            Tài tương hồng trần tâm niệm đoạn
            Cầu sanh Tịnh độ ý niệm trọng
            Phóng hạ nhiễm niệm quy tịnh niệm.
            Câu này nói: “Khẩu niệm năng niệm vô gián đoạn”, bạn niệm Phật niệm đến chỗ không gián đoạn, từ sáng cho đến tối chỉ âm thanh niệm Phật, không có thời gian ngừng nghỉ. “Khẩu niệm Di Đà đã thành phiến”, là miệng luôn niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” thường niệm như thế, kết thành một khối.
            “Tạp niệm bất sanh đắc tam muội”, là bạn không bị các vọng niệm loạn tưởng lăng xăng khác, đây chính là đạt đến định niệm Phật, người niệm Phật nên nhận ra chỗ này. “Vãng sanh Tịnh độ định hữu phán”, hy vọng bạn vãng sanh về thế giới Tây phương Cực lạc, nhất định đạt được!
            “Chung nhật yểm phiền Ta bà khổ”. Từ sáng đến tối nhàm chán những nỗi thống khổ ở thế giới Ta bà này. “Tài tương hồng trần tâm niệm đoạn”. Bởi vì bạn biết ở thế giới Ta bà này là khổ, cho nên mau mau dứt bỏ những thú vui thế gian. Khi các tâm niệm thế gian đoạn rồi, không còn tâm dâm dục, tâm thích đẹp ghét xấu không có, tâm tranh danh, tâm đoạt lợi, cũng không còn. Buông bỏ tất cả các duyên thế gian xuống, phải thấy tất cả những thứ đó đều là giả, cho nên các niệm hồng trần đều đoạn dứt.
            “Cầu sanh Tịnh độ ý niệm trọng”. Cầu sanh về thế giới Cực lạc ý niệm người đó vô cùng trọng yếu!
            “Phóng hạ nhiễm niệm quy tịnh niệm”. Buông bỏ niệm ô nhiễm ngay từ niệm đầu. Ngay đó được niệm thanh tịnh rồi.
            Bài kệ nói rõ về đạo lý niệm Phật. Tám câu kệ này tuy rất ngắn gọn, nhưng sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều. Bạn nên tư duy suy ngẫm, nhất là đối với người tu pháp môn niệm Phật.
            Trong khóa tu Phật thất, mỗi hôm niệm Phật để làm gì vậy? Đó là gieo chủng tử Phật. Bạn niệm một câu Phật hiệu thì gieo một hạt giống Phật, niệm mười câu Phật hiệu thì gieo mười hạt giống Phật. Chúng ta mỗi ngày niệm trăm, ngàn, vạn câu Phật hiệu, chính là gieo hàng trăm, ngàn, vạn hạt giống Phật như thế. Khi bạn gieo hạt giống đó xuống, tương lai nhất định sẽ nảy mầm, bất kể là niệm Phật tán tâm hay định tâm. Có một câu kệ rất hay:
            Thanh châu đầu ư trọc thủy
            Trọc thủy bất đắc bất thanh
            Niệm Phật nhập ư loạn tâm
            Loạn tâm bất đắc bất Phật.
            Có một hạt minh châu, xưa nay bỏ trong nước “trọc thủy bất đắc bất thanh”, dù nước có đục thế nào đi nữa, cũng đều thanh tịnh trong sáng cả. Người trì danh hiệu Phật, cũng giống như hạt minh châu vậy, bỏ vào trong nước thì nước sẽ trong.
            “Niệm Phật nhập ư loạn tâm”. Tâm của chúng ta xưa nay vọng động thô tháo, vọng tưởng dẫy đầy, vọng tưởng này sanh ra rồi mất đi, rồi lại sanh, rồi mất, cứ như thế giống như sóng biển, không khi nào dừng. Thế khi một câu danh hiệu Phật đi vào tâm loạn động thì “tâm loạn cũng được thành Phật”. Đó bạn thấy loạn tâm như vậy mà cũng thành tâm Phật rồi, bởi vì bạn niệm một tiếng Phật thì trong tâm bạn có một vị Phật, bạn niệm mười tiếng Phật thì có mười vị Phật, niệm trăm tiếng, ngàn tiếng, vạn tiếng niệm càng nhiều thì càng nhanh thành Phật. Bạn niệm một tiếng “Nam Mô A Di Đà Phật”, trong tâm có một người niệm Phật. Bạn niệm Phật, Phật cũng niệm bạn, cũng giống như máy vô tuyến điện, bạn niệm một câu A Di Đà Phật thì máy vô tuyến sẽ thâu âm và phát đi, vậy gọi là cảm ứng đạo giao.
            Qua bài kệ vừa rồi chúng ta thấy người niệm Phật được công đức không thể nghĩ bàn, dù niệm mà vọng tưởng vẫn còn nhưng vẫn thành tựu được công đức từ nơi tự tánh của họ.
            Pháp môn này được chư Bồ tát khắp mười phương đồng hoan hỷ tán thán.
            Tâm của bạn như thế nào? Nó rất bận rộn đủ thứ chuyện vui buồn từ sáng cho đến tối, không lúc nào dừng nghỉ. Cho nên tâm này của chúng ta nếu chẳng cho nó một điều kiện gì thì nó chẳng có tự tại được. Vì vậy phải tìm cho nó một câu “Nam Mô A Di Đà Phật”.
            Một câu danh hiệu Phật cũng chính là tham thiền, bạn chẳng cần phải ngồi chỗ nào cả, chỉ cần nhắm mắt niệm Phật như thế cũng chính là tham thiền. Hoặc bạn mở mắt ra niệm Phật cũng là tham thiền. “Đi cũng thiền, ngồi cũng thiền, nói năng động tịnh thể an nhiên”. Tất cả bốn oai nghi đi đứng nằm ngồi là tham thiền cả. Ngài Vĩnh Minh Diên Thọ nói một bài kệ trong Tứ liệu giản:
            Có thiền, có Tịnh độ
            Giống như cọp mọc sừng
            Hiện đời là thầy người
            Tương lai làm Phật, Tổ
            Có thiền không Tịnh độ
            Mười người tu chín người lạc
            Không thiền có Tịnh độ
            Vạn người tu vạn người được.
            Pháp môn Tịnh độ là một pháp môn rất dễ tu, được chư Bồ tát ca ngợi tán thán.
            Bồ tát Văn Thù cũng tán thán pháp môn niệm Phật. Trong Kinh Hoa Nghiêm – phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện, Bồ tát Phổ Hiền cùng mười phương chúng sanh đồng nguyện vãng sanh Tịnh độ và Bồ tát Quán Thế Âm cũng niệm Phật vãng sanh Tịnh độ. Nếu có vị nào nghe qua bộ Kinh Lăng Nghiêm đều biết phẩm “Bồ tát Đại Thế Chí niệm Phật viên thông” nói người tu pháp môn niệm Phật vô cùng tốt. Cho nên Bồ tát Đại Thế Chí cũng tán thán.
            Trong quá khứ tất cả chư đại Bồ tát đều tán thán pháp môn Tịnh độ, chuyên tu pháp môn Tịnh độ. Tất cả chư Tổ trong quá khứ trước tiên tham thiền, sau niệm Phật. Sau khi họ tham thiền khai ngộ rồi thì lại chuyên tâm niệm Phật. Giống như Ngài Vĩnh Minh Diên Thọ niệm một câu A Di Đà Phật thì từ miệng phóng ra một đạo hào quang có hóa thân của Phật A Di Đà. Thời cận đại, đại sư Ấn Quang chuyên xiển dương pháp môn niệm Phật.
            Cho nên pháp môn niệm Phật là pháp môn phương tiện bậc nhất, đơn giản, rất dễ tu, người hành trì pháp môn này rất là viên dung. Pháp môn này mười phương chư Phật đồng ca ngợi tán thán. Bạn xem bản Kinh Di Đà nói mười phương chư Phật có tướng lưỡi rộng dài, biến khắp tam thiên đại thiên thế giới đều ca ngợi tán thán pháp môn này. Nếu như nói không chân thật thì mười phương chư Phật làm sao ca ngợi tán thán? Do vậy, đủ chứng minh người tu pháp môn niệm Phật vô cùng thù thắng, đặc biệt vào thời mạt pháp này mọi người chúng ta phải nên tu theo.
            Thế nhưng, hiện giờ ở Tây phương là thời đại chánh pháp, các bạn không tu pháp môn niệm Phật, thế các bạn lại tham thiền thì có sợ khổ không?
            Đến Tây phương liễu sanh thoát tử.
            Trì danh niệm Phật là một pháp môn tu tập vô cùng quan trọng trong thời kỳ mạt pháp, cho nên hiện nay rất nhiều người tu tập và hành trì pháp môn này.
            Nếu bạn xem thường pháp môn niệm Phật thì hãy xem Ngài đại sư Vĩnh Minh Diên Thọ niệm một câu “Nam Mô A Di Đà Phật”, từ trong miệng liền bay ra một hóa thân Phật. Người thời đó ai cũng đều biết cả, cho nên công đức niệm Phật không thể nói hết được. Khi bạn niệm một câu Phật hiệu thì bạn lại phóng quang. A! Phóng một ánh hào quang, yêu ma quỷ quái đều bỏ chạy. Công đức và oai lực của việc niệm Phật là như thế, không nói hết được.
            Khi tu pháp môn niệm Phật, bạn chẳng cần trông mong đạt đến ngộ bản tâm, hay đạt đến chân hay giả. Điều quan trọng bạn dụng công tu là tốt rồi, lúc đó tự nhiên biến thành chân, nếu dụng công không tốt thì biến thành giả. Chẳng những pháp môn niệm Phật là như thế mà tất cả pháp khác cũng như vậy. Nên nói: “Người tà hành chánh pháp, chánh pháp trở thành tà, người chân chánh tu pháp, tà pháp cũng trở thành chánh”. Đây hoàn toàn là do người.
            Chúng ta bây giờ khi tu tập dụng công lễ Phật nên quán tưởng, quán tưởng cái gì? Quán tưởng thân thể này của chúng ta biến khắp mười phương vô lượng quốc độ cõi nước chư Phật, trong cõi nước chư Phật gặp mặt Phật chúng ta đến trước đảnh lễ. Bạn có thể quán tưởng pháp giới, thân thể của bạn cũng chính là pháp giới, rộng lớn như thế. Cho nên mới nói:
            Nếu người muốn biết rõ
            Chư Phật trong ba đời
            Nên quán pháp giới tánh
            Tất cả do tâm tạo.
            Pháp môn niệm Phật là pháp môn rất dễ hành trì tu tập, mọi người ai cũng tu được pháp môn này. Chỉ cần bạn niệm một câu “Nam Mô A Di Đà Phật”, tương lai khi đến lúc lâm chung bạn sanh về thế giới Tây phương Cực lạc, hóa sanh trong hoa sen, mỗi ngày nghe Phật A Di Đà nói pháp, tương lai thành Phật.
            Xưa nay thường nói, niệm Phật khi lâm chung thì vãng sanh về thế giới Tây phương Cực lạc, còn hiện tại chúng ta chưa chết, thế bây giờ chúng ta niệm Phật để làm cái gì? Đúng không? Nhưng để có lợi ích khi chết, thì khi sống bạn phải cần lo vun bồi trước. Giống như bạn trồng loại cây ăn quả, muốn thu hoạch kết quả thì bây giờ ta phải tốn thời gian ít năm chăm bón cây mới phát triển được. Sự phát triển đó, phải theo thời gian mà tạo thành kết quả. Niệm Phật cũng như thế, bây giờ bạn niệm Phật, đến khi lâm chung mới không bị các bệnh thống khổ, không bị tâm tham, sân, si làm bấn loạn, nhất tâm niệm Phật thì Phật A Di Đà đến tiếp dẫn bạn đi. Bây giờ nếu bạn không niệm Phật, đến khi lâm chung, tứ đại phân ly, khi ấy bạn muốn niệm Phật cũng không niệm được, trừ khi có bậc thiện tri thức đến trợ giúp cho bạn, nhắc nhở bạn, bảo bạn niệm Phật. Cho nên lúc còn sống, mỗi ngày đều niệm Phật, niệm mãi đến khi kết thành một mảng. Lâm chung chỉ cần niệm câu “Nam Mô A Di Đà Phật”, thì lúc đó bạn chỉ nhớ đến Phật, ngoài ra chẳng luyến tiếc vướng bận gì cả, bạn sẽ thanh thản ra đi về cõi Phật. Cho nên, khi sống cũng như khi chết bạn không quên câu “Nam Mô A Di Đà Phật”. Khi bạn không quên câu “Nam Mô A Di Đà Phật”, thì Phật A Di Đà cũng không quên bạn, chúng ta nương vào đại nguyện của Phật A Di Đà thì Ngài dùng kim đài đến tiếp dẫn bạn vãng sanh về thế giới Tây phương Cực lạc.
            Bạn niệm Phật, tôi niệm Phật, bạn và tôi niệm Phật làm gì đây?
            Liễu sanh tử, chuyển Ta bà mỗi nơi thành cõi Phật.
            Không bạn, không tôi, có gì nào? Tịnh quán vạn vật đều rõ ràng.
            Phá vô minh dứt phiền não, vượt ba cõi qua bể ái hà.
            Vì sao bạn niệm Phật? Tại sao tôi niệm Phật? Bạn nói đi! Người thiếu hiểu biết thì nói rằng: “Cầu Phật giúp con, ngày mai ăn uống cho tốt”. Có người vừa niệm vừa nói rằng: “Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật”, xin Ngài giúp con khỏi lạnh, khỏi rét! Có người niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, cho con tránh khỏi những phiền não, mọi việc đều cát tường như ý, bình an hạnh phúc. Có người niệm Phật để cầu sung sướng trong hiện tại. Tuy có nhiều loại chẳng giống nhau, nhưng cái chính yếu chẳng phải cầu những việc đó. Thế thì niệm Phật cầu chuyện gì? Đó là cầu liễu sanh tử thôi!
            Người “liễu sanh tử” thì sống an vui tự tại. Còn các bạn chẳng “liễu sanh tử”, thì vào ra hợp với sanh tử. Khi sống bạn không biết được chính mình, không làm chủ mình. Sống không biết mình là ai thì khi chết cũng bị mê man trôi vào các nẻo luân hồi khổ sở. Vậy làm sao làm chủ được đây? Nghĩa là bạn làm chủ khi còn sống, muốn sống thì sống, muốn chết thì chết. Bạn thích sống lâu, muốn trường thọ thì mỗi ngày chúng ta niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”. Như thế mỗi ngày thọ mạng ta sẽ tăng lên, mạnh khỏe lên. Ta muốn chết, thì niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, thì đức Phật A Di Đà đến đón ta về thế giới Tây phương Cực lạc. Như thế, thân không bệnh, tâm không tham luyến, ý không điên đảo, đây là nói ý cũng không điên đảo, giống như nhập vào thiền định. Như thế mới sanh về thế giới Tây phương Cực lạc. Quý vị chú ý vấn đề này.
            “Hóa Ta bà”. Chuyển hóa thế giới Ta bà thành thế giới Cực lạc, không còn sự đau khổ mà được tất cả sự an vui. Cho nên nói: “Nơi nơi đều là cõi Phật A Di Đà”. Nơi nào cũng đều là thế giới Cực lạc, không còn thế giới đau khổ phiền não nữa, nơi đâu cũng A Di Đà Phật.
            “Không bạn, không tôi”. Bạn niệm Phật, niệm đến không còn thấy bạn niệm và đối tượng là “Phật”để bạn niệm. Tại sao nói “không”. Ồ! Như thế rất nguy hiểm rồi! Niệm phải được chứ sao nói không? Thế là không xong rồi? Chỉ sợ bạn không xong, nếu bạn xong rồi thì giải thoát rồi. Bạn không xong, nên chẳng được gì hết. Nếu bạn xong rồi thì sao? “Tịnh quán vạn vật đều liễu rõ”. Tất cả vạn vật thế gian, bạn đều thấu hiểu rõ ràng, thậm chí loại chim nào màu gì, cây tùng sao lại mọc thẳng, … bạn đều rõ biết hết.
            Lúc này, bạn biết rõ hết rồi, thì phiền não dứt sạch, vô minh phá hết. “Nhảy ra khỏi tam giới vượt khỏi biển ái bao la”. Bạn nhảy ra khỏi sông ái bao la là dục giới, sắc giới, vô sắc giới. Người ở trong tam giới như thế nào? Giống như bị trôi theo dòng sông mênh mông rộng lớn! Điên đảo, bạn nói yêu tôi, tôi nói yêu bạn, tình ái đến đi, chết rồi mà chẳng biết tỉnh ngộ, đến rồi đi rồi lại gặp lại trong vòng lưới ái, cuối cùng không ra khỏi.
            Có người nói: “Bây giờ tôi chẳng muốn nhảy ra sông ái”. Thế bạn đợi khi nào nhảy ra đây? Bạn muốn ở lại trong tương lai sao? Bạn sống nơi này rồi chết, chết rồi lại sanh ra nơi khác, cứ thế, sanh rồi tử lẩn quẫn trong vòng luân hồi, sống chẳng ra sống, chết chẳng ra chết. Cho nên phải nhanh đi, nhanh nhảy đi, nhảy ra khỏi sông mê biển ái, nếu không nhảy qua thì chết chìm rồi! Thật chết chìm rồi! Người chết chìm sẽ như thế nào? Thì bị đọa lạc đến cùng cực, tánh linh mất rồi hoặc biến thành những loại côn trùng nhỏ, như sâu, giun, dế, …, trí huệ cạn cợt, phước báu không có. Loài súc sanh như thế rất dễ sống và rất dễ chết. Nên nói “sống chẳng ra sống, chết chẳng ra chết”.
            Thế bạn rõ biết về thế giới Ta bà này, vạn sự vạn vật đều không nhất định, luôn chuyển biến liên tục. Nếu bạn nói thế giới này là cố định thì chuyện đó không đúng. Bởi vì thế giới này là vô thường không bền chắc. Do không hiểu điều này nên xưa nay ta không đến được thế giới Tây phương Cực lạc. Nay hiểu ra rồi thì ngay bây giờ chỉ cần bạn niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” thế là bạn và mọi người ai ai cũng đủ tư cách về thế giới Tây phương Cực lạc cả. Điều quan trọng là bạn niệm hay không niệm. Bạn niệm, dù hiện tại có khó khăn, chướng ngại bạn cũng quyết tâm làm cho được, thế là việc khó làm mà bạn làm được, ngay đó thế giới Tây phương sẽ rất gần với bạn. Nếu bạn không niệm thì sao? Thì chẳng đến được. Chỉ cần bạn nhất niệm thì là sanh rồi. Bạn không niệm, thì hợp với tử, thế là chẳng thành tựu được rồi. Nên biết các pháp ở thế gian này là không thật, là không cố định.
            Kinh Kim Cang nói: “Không có định pháp gọi là A nậu đa la tam miệu tam bồ đề”. Đây là nói đến chỗ vô thượng chánh đẳng chánh giác. Chính ta phải phát đại tâm dõng mãnh, chẳng sợ khổ, sợ khó, mỏi mệt, đói khát, dõng mãnh hướng tới trước, nhanh về thế giới Tây phương Cực lạc mới thôi. Chúng ta niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” đây mới là chân thật. Chúng ta niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” mới giúp chúng ta liễu thoát sanh tử.
Trích từ tập sách "Quê Hương Cực Lạc"
của Hòa Thượng Tuyên Hóa

Vẻ goldfish trong chậu y chang thật



TTT THÔNG LAI / Bolsa, CA “Nhận Diện Sư Quốc Doanh & Văn Nghệ” Nov 13, 2016






  Muốn biết vị Sư đó tu thật hay giả thì nhìn vào xem vị đó có giữ đúng giới luật hay khg ? Có tham tiền hay khg ? Một khi có  dính 1 chút tham 1 thứ thì bảo đảm những thứ khác tham hết . 

Tuesday, November 22, 2016

Monday, November 21, 2016

TT Thích Thông Triết - Li Dị Sáu Trần




Saturday, November 19, 2016

Hỏi Sư Phụ về phương pháp niệm Phật



  Hôm nay mình gọi hỏi ông Sư Phụ về phương pháp niệm Phật thì được SP khai thị rất là hay .

    Mình hỏi SP là con có nghe vị Hòa Thượng kia giảng là khi niệm Phật thì phải ngồi yên và niệm , còn nếu đang làm việc nhà thì chỉ chăm chú mà làm thôi , chứ vừa làm mà vừa niệm Phật thì cái tâm nó phân phối ra nhiều vậy thì khg thể nhất tâm niệm Phật được .  SP mới bảo : con là Phật tử thì đâu có nhiều thời gian mà ngồi yên niệm hoài , vì vậy khi làm việc nhà hay nấu ăn này kia thì vừa niệm Phật củng được , niệm như vậy tuy là kết qủa khg bằng là ngồi yên 1 chổ niệm nhưng củng có phước có thể thoát được những nghiệp báo mà đáng lẽ hiện giờ phải gặp và trả . Còn ngồi yên tu niệm là giành cho những vị Thầy Cô tu trong Chùa , họ có thời khoá tu niệm nhiều hơn .

  Mình hỏi SP thêm nữa là con có nghe  Ni Sư kia nói là khi mà mở nhạc niệm Phật ra và niệm theo thì khi mất thân này sẽ tái sanh về cõi trời , vì tâm tuy là niệm Phật nhưng củng còn vướng mắc mê đắm theo tiếng nhạc . SP mới nói là đúng vậy , vì tâm còn vướng mắc theo tiếng nhạc nên sẽ tái sanh về cõi trời . Mình mới nói nhưng mà khi con khg có cái máy niệm Phật và con tự niệm lớn hay niệm thầm thì con bị vọng tưởng nhiều lắm , con khg cách nào tập trung vào câu niệm Phật nổi ? SP mới khai thị :  hiện giờ con giống như 1 người cần cây gậy chống đi qua sông , nếu bỏ cây gậy đó ra là con sẽ lọt dưới sông liền , vì vậy mà con cứ niệm theo máy niệm đi , tới khi nào thuần thục gom tâm về 1 chỗ rồi thì lúc đó có thể buông cây gậy ra mà khg bị ngã , lúc đó là có thể tự niệm mà khg cần có máy niệm theo .

    Mà niệm Phật này lạ lắm nha , nếu mà mình cố gắng niệm tới hết mức luôn , nghĩa là niệm ngày niệm đêm , niệm liên tục khg ngừng nghỉ thì khoảng 1 tháng là mình cảm thấy tâm gom về 1 chổ liền đó , hay lắm , khi có thực hành theo lời trong Kinh Phật đã dạy thì mình mới biết được sự vi diệu của câu niệm Phật . Nhớ hồi xưa có 1 thời gian tự nhiên mình thích tu thiền hơn là niệm Phật nên mình cứ hay cãi nhau với người bạn ( nói cãi thì củng khg đúng lắm mà phải nói là bàn luận với nhau :) ) người bạn thì  cứ nói là câu niệm Phật rất là nhiệm mầu , nếu ráng niệm nhiều thì khi mất thân này sẽ được về cõi Cực Lạc và lên đó tu tiếp tục , còn tu thiền là phải tái sanh lại cõi này , nhiều lúc quên tới già mới nhớ lại để tu thì  lúc đó đã qúa trễ rồi , tu củng khg kịp . Thế là mình củng cãi qua cãi lại nói này nói kia với người bạn tới khi có 1 lần mình nằm mơ thấy bị ai đó rượt giết mình , vì lúc đó đang tu thiền mà nên mình đâu có nhớ niệm Phật , thế là chạy gần chết trong mơ í , thức dậy mệt muốn chết , mồ hôi đầm đìa , sau đó mới suy nghĩ lại kiểu này khg ổn rồi , vì hồi xưa khi nằm mơ thấy cái gì sợ là mình niệm Phật liền và tỉnh lại rất nhanh , còn trận này thấy chạy có cờ trong mơ , mệt muốn tắt thở luôn ..... cho nên qua ngày sau đổi qua tu niệm Phật liền , nghĩ tu thiền luôn tới giờ  hihi ..... mà nói vậy chứ mỗi người tùy hạp với pháp môn nào thì cứ tu theo , tu sao mà thấy thoải mái trong tâm được nhiều an lạc và thanh tịnh thì cứ bám theo pháp môn đó mà tu , giống như leo lên đỉnh núi vậy đó , ai muốn đi bộ thì đi , ai muốn chạy xe lên thì chạy , ai muốn đi máy bay thì đi , miễn sao lên tới đỉnh núi là ok . Hoặc như là đi kiếm tiền , mỗi người đi làm ngành nghề khác nhau , nhưng tới cuối cùng thì có tiền đem về nhà thôi , người nào lựa đúng ngành nghề thì làm nhiều tiền , khg đúng ngành thì làm tiền ít chút , nhưng tới cuối cùng là có tiền đem về nhà thôi  :)  That's all folks :)

 PS : sẵn mình hỏi ông SP thêm  1 câu nữa , mình hỏi : sao con thấy SP đi tới đâu ai củng thích SP hết còn con thấy có 1 vài người già đi tới đâu ai củng muốn bỏ chạy hết , vậy bí quyết của SP là gì vậy ? Giùm chỉ cho con với ?  :)  SP cười và nói : SP tu biết bao lâu củng ráng mài dũa góc cạnh nhiều  rồi , và SP cứ xem tất cả mọi người cho dù là những người trẻ tuổi hơn SP thì SP củng coi họ như anh như chị của SP , còn những người ngoài đời họ khg biết tu , đi tới đâu củng cứ muốn làm ông cố nội , bà cố nội người ta khg à ,  đó là lí do mà mọi người khg dám ở gần là vậy , ở gần mắc công văng miễn và ăn đạn sao ...... háhá .... à thì ra là vậy , giờ này mình mới hết théc méc caí vụ này á nghen !  

KHÔNG NÓI DỐI - HT. THANH TỪ giảng



Nói dối có tánh cách đảo ngược sự thật để thu lợi về mình, hoặc làm hại người. Tâm tham và ác là động cơ thúc đẩy nói dối. Nếu nói thật sẽ mất quyền lợi, hoặc không hại được người, nên họ nói dối. Phật tử rất yêu chuộng sự thật, không có tâm tham ác, nên không nói dối. Nói dối như thế sẽ làm tổn hại giá trị của mình, vì sự thật khó bề giấu được. Khi giá trị mình mất, đâu có thể lấy tài sản, danh vị gì mua lại được. Để bảo vệ giá trị của mình, cũng không làm đau khổ cho người, Phật tử không nói dối và không tán thành nói dối. Nói đùa nghịch nhau chơi, không nằm trong phạm vi nói dối. Tuy nhiên, có khi Phật tử bất đắc dĩ phải nói dối, nhưng do động cơ từ bi vì cứu nguy cho người và vật.
Đã không nói dối, người Phật tử nói lời chân thật, khuyên dạy người nói lời chân thật. Cuộc đời đã điên đảo lắm rồi, chúng ta đừng làm cho nó điên đảo thêm. Sự thật thế nào, chúng ta trình bày như thế, may ra người ta còn tìm được lẽ phải, tránh khỏi oan trái cho kẻ khác. Mỗi người đều nói đảo ngược sự thật, tức xã hội này thành xã hội điêu ngoa, người sống ở đây không
còn ai tin được ai nữa. Sống mà xung quanh mình không tin được một người, thử hỏi cuộc sống ấy đau khổ đến ngần nào? Vì thế, người Phật tử cương quyết nói thật, giáo hóa người nói thật.

KHÔNG ÁC KHẨU - HT. THANH TỪ giảng



Ác khẩu là mắng nhiếc, chửi rủa, dùng những lời thô lỗ sỉ nhục người. Do tâm nóng giận xúi miệng nói những lời ác khẩu. Khi nói những lời nói ấy, khiến người ta đau khổ, tủi nhục, hận thù. Nếu chúng ta bị ai dùng một câu thô bỉ mắng nhiếc giữa đông người, không thể trả thù liền tại chỗ, về nhà suốt đêm không tài nào ngủ được. Mối hận ấy ôm giữ mãi, cho đến bao giờ trả thù xong mới hả dạ. Xét chúng ta như thế, suy người cũng vậy. Một câu nói ác khẩu gây đau khổ cho người, chuốc thù hận về mình, nên Phật tử nhất định không nói ác khẩu, cũng không xúi người và tán thành người nói ác khẩu.
Biết người đời ghét nói thô ác, chịu nghe nói mềm mỏng, chúng ta vừa tránh nói thô ác, vừa tập nói mềm mỏng. Lời nói mềm mỏng khiến người ta có cảm tình, khuyên dạy điều gì họ cũng nghe. Tập nói lời mềm mỏng thu hút cảm tình mọi người, để dìu dắt họ lần về đường đạo đức. Chỉ chịu khó tập lời nói mềm mỏng, tạo nên lợi mình, lợi người một cách hữu hiệu, thử hỏi còn tiếc gì chúng ta không cố gắng? Chẳng những mình cố gắng tập nói mềm mỏng, cũng khuyên dạy người nói mềm mỏng.

KỆ NIỆM PHẬT - ĐẠI LÃO HT. TRÍ TỊNH





Một câu A Di Đà
Không gấp cũng không hưỡn
Tâm tiếng hiệp khắn nhau
Thường niệm cho rành rõ.
Nhiếp tâm là Định học
Nhận rõ chính Huệ học
Chánh niệm trừ vọng hoặc
Giới thể đồng thời đủ.
Niệm lực được tương tục
Đúng nghĩa chấp trì danh
Nhất tâm Phật hiện tiền
Tam-muội Sự thành tựu.
Đương niệm tức vô niệm
Niệm tánh vốn tự không
Tâm làm Phật là Phật
Chứng Lý Pháp thân hiện.
Nam-mô A Di Đà
Nam-mô A Di Đà
Cố gắng hết sức mình
Cầu đài sen thượng phẩm.

PHƯƠNG PHÁP TU TỊNH ĐỘ - ĐẠI LÃO HT. THANH TỪ



Chúng ta ai cũng biết rõ phương pháp tu Tịnh độ là niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà. Niệm cho đến bao giờ nhất tâm bất loạn thì khi lâm chung Phật sẽ đón về Cực Lạc, hoặc thấy Phật hiện ở trước mắt. Phương pháp này rất dễ tu, chỉ dùng câu niệm Phật chí thành sẽ được kết quả. Vì vậy Phật dạy người tu pháp môn Tịnh độ phải đủ ba điều kiện: một là Tín, hai là Hạnh, ba là Nguyện.
1. TÍN: Nghĩa là tin chắc rằng có cõi Cực Lạc cách thế gian mười muôn ức thế giới. Cõi này hiện có đức Phật A Di Đà đang thuyết pháp. Nếu người thành tâm niệm tới chỗ nhất tâm bất loạn thì Phật Di Đà sẽ đón về cõi Cực Lạc. Tin khẳng định như vậy niệm Phật mới có kết quả.
2. HẠNH: Biết có cõi Cực Lạc, đức Phật A Di Đà đang giáo hoá ở đó, giờ đây chúng ta phải tha thiết thành tâm niệm danh hiệu Ngài để được nhất tâm bất loạn. Nhờ tâm tha thiết đó, niệm lâu sẽ được kết quả nhất tâm bất loạn. Trong kinh Di Đà có câu: “Hoặc một ngày, hai ngày, ba cho đến bảy ngày niệm danh hiệu Phật A Di Đà được nhất tâm bất loạn, khi lâm chung sẽ thấy đức Phật A Di Đà và Thánh chúng hiện ở trước”. Niệm Phật muốn cho kết quả tốt đẹp phải tha thiết, đi đứng nằm ngồi đều niệm Phật để cho tâm mình đừng nghĩ tưởng loạn động nữa. Như vậy mới đi tới chỗ nhất tâm bất loạn. Đó là phần Hạnh.
3. NGUYỆN: Người tu niệm Phật lúc nào cũng nguyện được vãng sanh về cõi Cực Lạc, làm dân ở cõi Phật. Nguyện đó cần phải tha thiết thì công phu mới có kết quả như sở nguyện. Ba phần Tín, Hạnh, Nguyện là căn bản, cốt lõi trong sự tu của pháp Tịnh độ. Nếu thiếu một trong ba phần này, tu sẽ không kết quả...
... Chúng ta tu phải thật tu, tu cho thành công. Chớ không phải tu cho thiên hạ thấy mình tu giỏi. Trọng tâm của niệm Phật là niệm đến nhất tâm bất loạn. Tại sao? Bởi vì tâm của chúng ta luôn loạn động, ít khi được yên hoàn toàn. Nếu có cũng một tí xíu thôi, rồi nghĩ chuyện khác. Hết nghĩ chuyện này tới nghĩ chuyện kia liên miên. Tâm chao đảo, xao xuyến đó là tâm tạo nghiệp với nào là thương ghét, buồn giận v.v… Hoặc nghiệp sanh lên các cõi lành, hoặc nghiệp đọa xuống các đường dữ.
Bây giờ muốn cho nghiệp lặng hết thì phải làm sao? Phải tin tưởng có đức Phật A Di Đà, tin tưởng có cõi Cực Lạc. Tin như vậy rồi chú tâm niệm Phật không nhớ gì hết. Lâu ngày chỉ còn câu niệm Phật, cuối cùng câu niệm Phật cũng lặng luôn. Đó là niệm tới nhất tâm. Nhất tâm là không còn niệm thứ hai nữa. Cuối cùng niệm Phật cũng phải buông, chừng đó mới thấy Phật.
Chủ đích của pháp môn này là dùng câu niệm Phật để dẹp trừ tâm loạn tưởng. Tâm loạn tưởng hết rồi gọi là niệm Phật nhất tâm, lúc đó trí tuệ sáng suốt hiện tiền. Cho nên niệm Phật tới nhất tâm là đi tới chỗ định, từ định phát sanh trí tuệ. Gốc của sự tu là đi tới thiền định và trí tuệ để được giải thoát. Cho nên biết nhất tâm của người tu niệm Phật gọi là Niệm Phật Tam-muội, cũng đồng nghĩa với chỗ định của người tu thiền...
... Phật nói Tịnh độ có hai phần: sự Tịnh độ và lý Tịnh độ. Sự Tịnh độ là tin có cõi Cực Lạc, có đức Phật A Di Đà sẽ đón mình. Lý Tịnh độ là tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh độ. Nghĩa là tâm tịnh thì cõi nước tịnh, Phật A Di Đà là tánh giác của chúng ta. Như trên đã nói A Di Đà là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là vô lượng thọ, vô lượng quang, nghĩa là sống lâu vô lượng, ánh sáng vô lượng. Phật nói tánh giác sẵn có của mình không sanh diệt nên tuổi thọ vô lượng. Tánh giác đó cũng là trí tuệ sáng ngời, thấy biết đúng như thật nên gọi là vô lượng quang.
... Hiểu vậy chúng ta học đạo, tu đạo mới không sai lầm, cũng không chống chọi ai hết. Gặp người tu thiền thì khuyên ráng tu cho được định. Gặp người tu niệm Phật thì khuyên ráng niệm Phật cho được nhất tâm. Như vậy đâu có gì trái với đạo. Hiểu cho sâu, thấy cho rõ khuyến khích nhau tu hành tới nơi tới chốn. Đó là Phật tử biết đạo, thấy đạo đúng như thật.

Giỡn với mấy đứa con



  Mắc cười mấy đứa nhỏ lâu lâu cứ kêu Mommy làm này kia , đòi này  đòi kia mình mới nói với con mình : I ain't your real mother , go to Facebook and find your own mother ..... mấy đứa con la lên : N.....o.......M...o...m...m....y .... you are my real Mom ..... I said : No , I ain't ...... :) :) :P

Cố HT. THÍCH THIỆN HOA giảng - Trích: PHẬT HỌC PHỔ THÔNG QUYỂN 1 - Bố Thí Ba La Mật


Nghĩa là bố thí với một dụng ý trong sạch, đúng với ý nghĩa của nó.
Trong khi bố thí, hành giả vì tâm từ bi bình đẳng, xem chúng sinh như con, nên không sinh tâm vị kỷ, không phân biệt bỉ thử, thân sơ. Hành giả vì biết tài sản cũng như thân mạng mình đều giả tạm, vô thường, nên không tham lam, tiếc nuối. Hành giả vì biết cái “ngã” không có thật, nên khi cho không thấy có kẻ cho và người nhận, không tự cao, tự đại.
Bố thí với một tâm địa trong sạch như trên sẽ được phước vô lậu thanh tịnh, mới đúng là bố thí Ba la mật. 

( Chừng nào khi mà bố thí xong mà người đó quay lại chửi và cắn mình te tua hoa lá hết mà mình vẫn an nhiên tự tại mỉm cười khg hờn khg giận là lúc đó tự biết là mình chứng qủa thánh rùi đó , khg còn phàm phu tục tặc nữa :)  ) 

Những lỗi mà Phật tử thường vướng phải


Hàng Phật tử tại gia hay bị vướng vào kiến chấp không tự mình nhìn thấy, và thoát ra được đó là do mình đọc nhiều Kinh sách, có công phu thời khóa rồi tự mình cho là giỏi hơn người, lúc nào cũng bát bỏ ý của người khác, không nghe theo lời nhận xét, hay góp ý của bạn đồng tu, chê bai thầy xuất gia.
Nếu không khéo sẽ thục lui..., cho dù có công phu nhiều đi chăng nữa cũng không kết quả gì. Lỗi này chư Tổ nói là Khinh mạn giác, không tương ưng với đạo, càng tu càng tăng trưởng ngã mạn, phước đức giảm dần. Hạng người này ta nên tránh, không nên tranh luận cùng họ.

HT Thích Thanh Từ nhắc nhở tu hành



LỜI GIÁO HUẤN - HT. THANH TỪ




Chúng ta càng cố gắng trong sạch chừng nào thì những người không trong sạch sẽ chống đối mình, tìm cách làm cho mình dơ như họ. Nếu không được thì họ tìm cách chọc phá mình. Cho nên trên con đường hành đạo, chúng ta đừng tưởng mọi việc đều sẽ như ý, đừng nghĩ mình làm Phật sự tốt thì ai cũng chấp nhận và ủng hộ. Nghĩ như vậy là lầm!
Chúng ta phải chuẩn bị trước rằng, khi quyết tâm làm Phật sự, chúng ta sẽ gặp nhiều trở ngại, khó khăn và những điều bất như ý. Chúng ta phải chấp nhận, dầu khó khăn gian khổ mấy vẫn phải vượt qua, cương quyết đem thân này phụng thờ chánh pháp. Bởi vì chúng ta khơi sáng ngọn đèn chánh pháp thì tất cả điều tà sẽ chống lại, điều đó không nghi. Chuẩn bị tinh thần trước khi làm Phật sự và sẵn sàng chấp nhận hết những khó khăn, chúng ta mới yên lòng vượt qua được, bằng không mình dễ thối chí

LỜI GIÁO HUẤN - HT. Thích Thanh Từ



Chúng ta đừng bao giờ tự đắc mình là người thanh tịnh, tâm hồn không còn bợn nhơ. Đừng bao giờ tự đắc như vậy! Tôi thấy tập khí con người rất nặng nề, không đơn giản. Có người khi trình bày chỗ nhận được tưởng chừng họ tiến bộ đáng kể lắm, nhưng lâu lâu, gặp duyên gặp cảnh những cái cũ vẫn còn. Biết vậy, phải ráng luôn luôn tự cảnh tỉnh mình, vì tập khí không thể lường nổi, nay thấy tốt, ngày mai gặp duyên chưa chắc đã tốt. Do đó, cố gắng vừa khiêm tốn vừa cẩn thận tu tập cho có kết quả, đừng tưởng mình đã thành công trên đường tu, đến khi sai sót hiện ra hối hận không kịp.

Friday, November 18, 2016

Hướng dẫn làm mì tươi - hoành thánh đơn giản tại nhà




Cách làm Bánh Tét ngày Tết - Món Ngon Thành Phố


Bánh Tai Yến - Xuân Hồng





Tàu hủ đá






Món này mình được nhỏ em bà con chỉ cách làm , mình củng khg hiểu tại sao lại kêu bằng "tàu hủ đá " luôn , chắc có lẽ món này bỏ "đá bào si rô " vô ăn chung nên mới gọi là tàu hủ đá  :)

Công thức :

-2  cups đậu nành đã xay mịn hết rồi ready to drink 

- 1 cup nước dừa tươi ( mình khg có nước dừa tươi nên mua loại nước dừa tươi trong bọc của Thailand )

- 3 grams bột rau câu dẻo ( khoảng chừng là 1 + 1/4 teaspoon ) 

- khoảng 2 muỗng canh sửa bò ông thọ 

( nhỏ em thì chỉ bỏ đường phèn nữa , nhưng mình thấy nước dừa tươi của Thailand qúa ngọt rồi nên mình khg có để đường phèn , bạn nào thik ăn ngọt thì bỏ thêm nha ) 

Sửa đậu nành nấu cho sôi lên trước sau đó bỏ nước dừa tươi , sửa ông thọ vào , nhớ là rắc bột rau câu dẻo khi nước còn nguội , chớ nóng qúa bột rau câu nó vón cục , nấu cho nó sôi và nhớ quậy đều trong khi nấu , xong  rồi bỏ vào khuôn và cho vào tủ lạnh . 

Khi ăn thì cho thêm đá bào và si rô xá xị gì đó ở VN  ( ở đây thì mình thay thế maple syrup nhỉ ) , nhưng mình thấy đã đủ ngọt rồi , ăn khg vậy vẫn ngon . Mình thì vì trời đang lạnh qúa cảm thấy  ăn với nước đường gừng chan lên ăn giống như tàu hủ nước đường coi bộ ngon hơn á . Lần đầu tiên làm thử , ăn thấy củng Ok :)

Kinh bát chu tam muội - HT Thích Giác Quang giảng ( Phật có nói Kinh Lăng Nghiêm và Kinh này là bị diệt trước tiên nhất trong thời mạc pháp )







 HT có nói khi những người tu lâu năm thì thường hay có tánh cống cao ngã mạn , hay xem thường người khác thì lập tức bị tổn phước và làm biếng tu liền . 

Website này có rất nhiều Kinh Phật để đọc nè các bạn


Website này có rất nhiều Kinh Phật để đọc nè các bạn :

http://www.phapthihoi.org/Ebook-Phat-Giao/36/Kinh-Khac.html

Phật thuyết Kinh Pháp Diệt Tận ( Đức Phật đoán trước tương lai của loài người trong Kinh này nè )


( Chừng nào mà thấy những vị Thầy , Cô tu hành mà mặc nguyên bộ đồ trắng là coi chừng rồi , Đạo Phật sắp diệt tận ) 


Hán dịch: Trích từ sao lục của Tăng Hữu trong bản ghi chép đời Tống, tên người dịch đã bị thất lạc


Việt dịch: Tại gia Bồ-Tát giới Ưu-bà-tắc Nguyên Thuận

Tôi nghe như vầy:

Một thuở nọ, Đức Phật ở tại thành Câu-thi-na. Như Lai trong ba tháng nữa sẽ nhập Niết-bàn. Lúc đó, các vị Tỳ-kheo và chư Bồ-Tát, vô số chúng sanh đến chỗ Phật, đảnh lễ sát đất.

Thế Tôn tĩnh lặng, ngài không nói một lời, ánh hào quang cũng không hiện. Bấy giờ, Hiền giả A-Nan, đảnh lễ và thưa hỏi Phật.

"Bạch Thế Tôn! Từ trước đến nay, bất kỳ lúc nào Thế Tôn thuyết Pháp, cũng đều có vầng hào quang oai nghi tự nhiên xuất hiện. Nhưng nay trong đại chúng, ánh hào quang ấy không hiển hiện nữa. Chắc hẳn, đây phải là do nhân duyên gì? Chúng con mong muốn được nghe nghĩa ý."

Đức Phật vẫn lặng yên không trả lời, như thế cho đến khi thỉnh cầu đến ba lần, lúc đó Đức Phật mới bảo ngài A-Nan:

"Sau khi Ta nhập Niết-bàn, lúc Pháp bắt đầu diệt mất, trong đời ngũ trược ác thế, ma đạo sẽ rất hưng thịnh, ma quỷ sẽ giả làm Sa-môn, phá hoại Đạo của Ta. Chúng mặc quần áo của người thế tục, ưa thích y phục năm màu, mặc áo cà-sa sặc sỡ. Chúng uống rượu, ăn thịt, giết hại chúng sanh, tham đắm mùi vị, không có lòng từ bi, lại thêm sân hận đố kỵ.

Lúc bấy giờ, sẽ có các bậc Bồ-Tát, Bích-chi-phật, A-la-hán, họ tinh tấn tu đức và tôn kính hết thảy. Các ngài lấy nhân ái làm tông hướng, giáo hóa bình đẳng, thương mến người nghèo, lo lắng người già yếu, giúp kẻ khốn cùng. Họ luôn khuyên bảo mọi người thờ phụng, hộ trì Kinh tượng. Với tấm lòng hiền lành, các ngài làm mọi công đức, không làm hại người khác, luôn hy sinh giúp đỡ, không tự lợi, lại nhẫn nhục và hòa nhã.

Nếu có các vị như thế, thì chúng ác ma tỳ kheo đều sanh lòng ganh ghét, phỉ báng bôi nhọ, xua đuổi, trục xuất ra khỏi nơi họ ở. Sau đó, những ác ma này không tu đạo lập đức, chùa tháp bỏ hoang vắng, không người sửa sang, rồi sẽ bị hư hoại. Chúng chỉ tham lam tích chứa tiền tài, không chịu phân phát hay dùng làm vào việc phước đức. Chúng sẽ mua bán nô tỳ để trồng trọt, đốt rừng, giết hại chúng sanh, không có một chút lòng từ bi.

Sau đó, những nam nô sẽ thành Tỳ-kheo, những nữ tỳ sẽ thành Tỳ-kheo-ni. Chúng không có đạo đức, dâm loạn ô uế, nam nữ không cách biệt. Chính những kẻ này sẽ làm Đạo suy yếu phai mờ đi.

Hoặc có kẻ chạy trốn luật pháp, chúng sẽ nương dựa vào Đạo của Ta, xin làm Sa-môn nhưng không tu giới luật. Giữa tháng và cuối tháng tuy có tụng giới luật nhưng chỉ là trên danh nghĩa. Do vì chán ghét, lại lười biếng giải đãi nên không còn muốn nghe nữa.

Chúng không muốn tụng toàn bản văn mà chỉ tóm lược phần đầu đoạn cuối. Chẳng bao lâu, việc học Kinh và tụng niệm cũng sẽ chấm dứt. Cho dù còn có người đọc tụng, nhưng họ không hiểu nghĩa ý của câu văn, cưỡng ép ngôn từ, lại không hỏi các bậc minh sư, cống cao ngã mạng, cầu danh cầu lợi, làm ra vẻ tao nhã vẻ vang, để mong được người cúng dường.

Khi những ma tăng này mạng chung, thần thức của những kẻ ấy liền đọa vào vô gián địa ngục. Vì đã phạm phải năm tội ngỗ nghịch, nên sẽ trải qua hằng hà sa số kiếp để sinh làm ngạ quỷ, súc sanh. Khi tội báo đã hết, lại sanh ra ở vùng biên địa, nơi không có Tam Bảo.

Khi Pháp sắp bị diệt, người nữ sẽ trở nên tinh tấn, luôn làm các việc công đức, còn người nam thì biếng lười và không còn giảng Pháp. Những vị Sa-môn sẽ bị xem như phân như đất và không còn ai tin tưởng họ nữa.

Khi Pháp sắp bị mất, chư thiên khóc lóc, bão lụt hạn hán thất thường, năm loại ngũ cốc sẽ không còn chín. Bệnh dịch lây lan, giết đi vô số sinh mạng. Dân chúng lầm than, quan chức mưu toan tính lợi. Ai nấy đều không thuận theo đạo lý, ưa thích nhiễu loạn. Kẻ xấu ác gia tăng nhiều như cát trong biển, người thiện rất hiếm hoi, hầu như chỉ được một hoặc hai người.

Khi kiếp sắp hết, vòng quay của mặt trời và mặt trăng trở nên ngắn hơn, thọ mạng của loài người lại giảm đi, 40 tuổi thì đầu bạc. Người nam dâm dục quá độ, tinh dịch cạn kiệt nên chết sớm, hoặc chỉ sống đến 60 tuổi. Trong khi tuổi thọ của người nam giảm thì tuổi thọ của người nữ gia tăng đến 70, 80, 90, hoặc đến 100 tuổi.

Nước lớn hốt nhiên khởi lên, kéo dài đến vô hạn kỳ, người đời không tin và xem là việc thường. Các loại chúng sanh hỗn tạp, không phân sang hèn quý tiện, bị chết đuối, chìm đắm nổi trôi, và bị cá rùa ăn nuốt.

Khi đó, các bậc Bồ-Tát, Bích-chi-phật, A-la-hán, bị chúng ma xua đuổi, trục xuất và không còn tham dự trong hội chúng nữa. Giáo Pháp của Tam Thừa sẽ lánh vào nơi núi rừng phước đức. Trong yên tĩnh, họ sẽ tìm được sự an vui, tuổi thọ thêm lâu dài. Chư thiên hộ vệ và Nguyệt Quang (1) sẽ xuất thế. Các ngài lại gặp nhau và cùng chấn hưng Đạo của Ta.

Nhưng trong 52 năm, Kinh Thủ Lăng Nghiêm và Kinh Bát-chu Tam-muội sẽ bị sửa đổi trước tiên rồi sau đó diệt mất. 12 bộ Kinh cũng từ từ biến mất và không bao giờ xuất hiện lại, văn tự cũng không còn thấy nữa, áo cà-sa của Sa-môn sẽ tự nhiên biến thành màu trắng.

Khi Pháp của Ta diệt mất, ví như ngọn đèn dầu bừng sáng lên trong chốc lát rồi tắt mất. Khi Pháp của Ta diệt mất, thì cũng như ngọn đèn đã tắt. Từ đó về sau, khó mà nói chắc điều gì sẽ xảy ra.

Như vậy cho đến mười triệu năm sau. Khi Đức Di-lặc sắp hạ sanh ở thế gian để làm Phật, thiên hạ thái bình, độc khí tiêu trừ, mưa thấm nhuần điều hòa, năm loại ngũ cốc tươi tốt, cây cối to lớn. Loài người sẽ cao đến tám trượng và sống đến 84.000 năm. Chúng sanh được độ thoát nhiều không thể tính đếm kể."

Lúc bấy giờ, Hiền giả A-Nan, đảnh lễ và thưa hỏi Phật.

"Bạch Thế Tôn! Kinh này tên gọi là gì, và chúng con phải phụng trì như thế nào?"

Đức Phật bảo:

"Này A-Nan, Kinh này tên là Pháp Diệt Tận. Hãy lưu truyền rộng rãi, công đức có được sẽ nhiều vô lượng không thể tính kể."

Khi bốn chúng đệ tử nghe kinh này xong, lòng buồn bã và thương xót thảm thiết. Tất cả đều phát tâm tu Thánh Đạo Vô Thượng, họ đảnh lễ Đức Phật rồi lui ra.

Phật Thuyết Kinh Pháp Diệt Tận