Sunday, October 31, 2010

CHÂN LÝ TƯƠNG ĐỐI

Chân lý tương đối là những sự thật còn nằm trong đối đãi đối trị nhau. Những sự đối đãi ấy là: sáng đối tối, lạnh đối nóng, xấu đối tốt, thiện đối ác, khổ đối vui, động đối tịnh, sanh diệt đối vô sanh...Còn sanh hoạt trong tương đối thì, có xấu phải có tốt, có thiện phải có ác, có khổ phải có vui..., chúng ta không thể chối cãi sự thật ấy được. Chỗ khôn ngoan của chúng ta là, khéo lợi dụng cái này đối trị cái khác, để tiến lên đúng nguyện vọng của mình. Như lương y biết bệnh biết thuốc, khéo dùng thuốc trị lành bệnh cho người. Phật pháp là những phương thuốc trị lành bệnh cho chúng sanh, nên gọi Phật là Ông vua thầy thuốc (Vô thượng y vương). Ở đây, chúng ta chỉ đơn cử vài lối đối trị để làm sáng tỏ lẽ này.
            Sáng đối tối. Chúng ta biết tối không phải tự nó tối, mà do nhân duyên thiếu ánh sáng. Nếu ta khéo tạo điều kiện - đèn dầu, đuốc, đèn điện...- cho nó ánh sáng thì bóng tối tự mất. Ngược lại, muốn có bóng tối cũng như thế. Đây là cái tối, sáng của hiện tượng bên ngoài. Đến cái tối, sáng tinh thần bên trong của chúng ta cũng có nhân duyên. Nhân thiếu học, thiếu đọc sách khiến ta tối dốt. Dùng ánh sáng học tập đọc sách... thì cái tối dốt dần dần tiêu diệt.
            Nóng đối lạnh. Chúng ta nhân chạm khí lạnh, gió lạnh, nước lạnh... nên phát lạnh run. Biết thế, chúng ta phải tạo điều kiện cho có hơi nóng để đối trị, như đốt lửa hơ, lò sưởi ấm, mền bông trùm... Ngược lại, gặp khí nóng chúng ta phải dùng các thứ lạnh trị, như nước, gió, máy điều hòa... Nếu lạnh trong thân thì dùng thuốc nóng trị.
            Khổ đối vui. Khổ có nhiều loại: khổ do đói rét, khổ do bệnh tật, khổ do vô minh phiền não... Nếu khổ do đói rét, chúng ta phải nỗ lực tạo điều kiện cho có ăn có mặc, tức là lấy cái vui no ấm trị cái khổ đói rét. Nếu khổ vì bệnh tật, chúng ta phải dùng thuốc thang điều trị, lấy cái vui khỏe mạnh trị cái khổ bệnh tật. Nếu khổ do vô minh phiền não, chúng ta phải lấy chánh pháp của Phật trị nó. Vô minh phiền não tức là si tham sân. Si mê là vô minh, tham sân là phiền não.
            Bệnh si mê, chúng ta dùng trí tuệ điều trị. Tức là dùng pháp “quán giới phân biệt” hay “quán nhân duyên”. Bởi chúng ta lười biếng không chịu phân tích quán sát nên tâm trí mờ tối. Phân tích nội tâm tự thân và ngoại cảnh có chia từng phần từng giới hạn, gọi là quán giới phân biệt. Chính sự chia chẻ quán sát ấy, khiến chúng ta thấy rõ thân tâm này không thật, trí tuệ do đó dần dần phát sanh. Hoặc dùng quán nhân duyên, khéo khảo sát như phần “duyên sanh” trong mục Chân lý phổ biến ở trước.
            Bệnh tham lam, cần phải tra xét coi tham thuộc loại nào trong năm thứ tham: tham tiền của, tham sắc đẹp, tham danh vọng, tham ăn uống, tham ngủ nghỉ.
            Tham tiền của thì dùng bố thí trị. Bởi vì tham thì muốn gom góp gìn giữ, mà bố thí thì ban cho, cứu giúp chia sớt. Chính của mình còn mang ra cứu giúp chia sớt kẻ khác, huống là của họ mà mình muốn gom góp về, thật vô lý. Do thật tâm bố thí thì bệnh tham tiền của từ từ lành hẳn.
            Tham sắc đẹp và ăn uống phải dùng pháp “quán bất tịnh” điều trị. Bất tịnh là bẩn thỉu nhơ nhớp. Xét nơi thân mình từ trong đến ngoài toàn trữ những đồ nhơ nhớp, như cái bô đậy kín, nếu nó hở rỉ ở đâu sẽ nghe mùi hôi thối tràn ra đấy. Những thứ nước hoa, mùi son phấn, đều là loại sơn vẽ khéo của cái bô. Nếu thật con người là sạch sẽ, cần gì phải tô điểm. Các loại tô điểm ấy chẳng qua là, lối đánh lừa mắt mũi kẻ khác mà thôi. Những thức ăn uống lúc còn bên ngoài dường như thơm ngon, song khi qua khỏi cổ, sẽ biến thành những đồ bất tịnh. Thường dùng lối quán sát thân nhơ nhớp như thế, sẽ trị lành bệnh tham sắc đẹp và ăn uống.
            Tham danh vọng và ngủ nghỉ, nên dùng pháp “quán vô thường” điều trị. Vô thường là chỉ cho sự đời chợt còn chợt mất không bền bỉ lâu dài. Danh vọng được đó rồi mất đó, như sương đầu ngọn cỏ, như lằn điện chớp. Thường nghĩ xét như thế thì còn lòng nào đeo đuổi danh vọng. Đời người mỏng manh sớm còn tối mất, lúc còn khoẻ mạnh còn hoạt động, chúng ta phải quí tiếc thời gian, nỗ lực làm lợi ích cho mình cho người, đừng để một đời trôi qua vô ích. Thấy rõ như vậy thì, đâu cam giết chết thì giờ trong cái ngủ nghỉ.
            Sân hận dùng pháp “quán từ bi” hạnh “nhẫn nhục” và “hỉ xả”, trị nó. Sân là nóng giận, hận là hờn phiền. Nóng giận muốn la rầy đánh đập cho đã cơn giận, khiến người phải đau khổ. Bởi vì khi giận thì không thương, lúc thương thì không giận. Từ bi là hằng đem lòng thương chan rải khắp mọi người, xem sự vui khổ của người như sự vui khổ của chính bản thân mình. Thương người như mình, còn lòng nào hại người đau khổ. Tay trái lỡ đập tay phải đau điếng, tay phải cam nhận chịu không đập lại, vì biết cùng một thân mình. Lòng thương xem người như mình, dù bị người làm đau khổ mấy cũng nhịn chịu, không nóng giận hại lại. Nhẫn nhục là nhịn chịu. Khi cơn nóng nổi lên cố gắng dằn ép xuống, để giữ bình tĩnh và nhịn chịu cho qua. Bởi đè ép nên chỉ là phương tiện tạm thời không thể hết gốc nóng giận. Chỉ có quán từ bi thành công thì gốc nóng giận mới tiêu. Hờn phiền là lòng còn ôm ấp những mối bất bình. Hỉ xả là vui vẻ buông bỏ hết, khiến lòng nhẹ nhàng thơ thới. Ôm lòng hờn phiền là gốc bệnh hoạn khổ đau, vui vẻ buông bỏ hết thì lòng vui tươi an ổn, bệnh hoạn khổ đau không có lý do gì tồn tại.
            Khổ từ ngoại cảnh, khổ nơi bản thân, khổ của nội tâm, chúng ta khéo lấy sự an vui đối trị. Vui no ấm, vui khoẻ mạnh, vui sáng suốt, vui hết tham lam, vui không nóng giận... trị lành các bệnh khổ ở trên.
            Khổ là thành quả xấu do nhân duyên xấu tạo nên. Khổ về vật chất và thể xác, do nhân duyên thiếu thốn hoặc phản nghịch của vật chất gây nên. Khổ về tinh thần, do nhân duyên si, tham, sân... chủ động. Si là không biết đúng lẽ thật nên sanh tham, tham không được như ý nên nổi sân. Ba thứ này là nhân chánh tạo nên quả khổ. Quả khổ là Khổ đế, nhân duyên tạo nên nó là Tập đế. Biết rõ nguyên nhân và các duyên rồi, dùng Phật pháp đối trị là Đạo đế. Khi mọi nhân duyên gây đau khổ dứt sạch, gọi là Diệt đế. Đây là Bốn lẽ thật (Tứ đế) nằm trong pháp đối đãi và đối trị.
            Động đối tịnh. Động là xao xuyến rối loạn, tịnh là yên ổn lặng lẽ. Ở đây riêng giải thích về cách đối trị của tâm thức. Tâm thức chúng ta xao xuyến rối loạn khiến suy yếu mờ tối. Muốn dừng sự xao xuyến rối loạn này, chúng ta phải dùng sự yên ổn lặng lẽ đối trị. Song chúng ta phải biết rõ do nhân duyên gì khiến tâm thức xao xuyến rối loạn. Bởi tâm thức chạy theo sự được mất tiền của, được mất sắc đẹp, được mất danh vọng, được mất ăn uống, được mất ngủ nghỉ, mà thành xao xuyến rối loạn. Muốn dừng sự chạy theo ấy, Phật pháp dạy chúng ta trước tiên phải giữ giới. Giới là hàng rào ngăn chận tâm thức chạy theo ngũ dục. Kế dùng phương pháp thiền quán làm sợi dây cột nó lại. Ngoài có hàng rào giới luật, trong có sợi dây thiền quán, con khỉ tâm thức sẽ thúc thủ ngồi yên, dần dần ngủ lịm. Giới có năm giới, mười giới v.v... nhằm ngăn chận mọi sự đuổi theo ngoại cảnh của tâm thức. Thiền quán có sổ tức quán, từ bi quán, bất tịnh quán, nhân duyên quán..., cốt cột chặt tâm thức lại một chỗ, bắt buộc nó phải yên lặng. Đây là phương pháp lấy tịnh trị động.
            Sanh diệt đối vô sanh. Cặp đối này cũng gọi là sanh tử đối Niết-bàn. Sanh diệt là nói chung cho muôn loài, sanh tử chỉ nói riêng cho loài động vật. Sanh tử đối Niết-bàn, lại khu biệt hoàn toàn vào người Phật tử. Muôn loài hằng chịu sanh diệt, mà không biết lẽ vô sanh, để dùng đối trị. Đức Phật sau khi giác ngộ đã thấy rõ lẽ ấy, nên dạy đệ tử lấy vô sanh đối trị sanh diệt hay sanh tử. Vô sanh là nghĩa chánh của Niết-bàn. Dòng tâm thức biến động là nguồn gốc sanh tử. Tâm thức biến động bởi do luyến ái bản thân và ngoại cảnh. Nếu biết rõ cảnh vật vô thường, thân người vô ngã thì dòng luyến ái sẽ khô kiệt, tâm thức sẽ dừng lặng. Tâm thức dừng lặng thì nhân duyên sanh tử dứt bặt, đó là nghĩa vô sanh. Ví như gió dừng thì sóng lặng, mặt biển sẽ bằng phẳng an lành. Luyến ái là động cơ thúc đẩy tâm thức sanh diệt, còn luyến ái thì sanh tử không bao giờ dứt. Chúng ta yêu mến một người, người ấy vắng đi thì tìm cách gặp lại, hoặc nơi này hay nơi khác. Lòng yêu mến thúc giục chúng ta tìm gặp nhau mãi mãi. Chỉ khi lòng yêu mến cạn thì, sự tìm kiếm mới dừng. Trong pháp Mười hai nhân duyên, Ái là động cơ thúc đẩy có Thủ, Hữu rồi Sanh Lão Tử ở đời sau. Ái dứt thì Thủ Hữu không còn, làm gì có Sanh Lão Tử tiếp nối. Ái là luồng gió mạnh thổi cuốn sóng tâm thức nổi dậy. Gió Ái dừng thì sóng tâm thức cũng theo đó mà lặng. Bức tường chặn gió Ái không gì hơn quán các pháp vô thường, quán thân tâm vô ngã.
            Bờ sông bên này là sanh tử, bờ sông bên kia là Niết-bàn. Thấy rõ như thế, hành giả cấp bách kết bè vượt dòng sông qua bờ bên kia, qua rồi từ biệt vĩnh viễn bờ sông bên này. Đó là quan niệm chán sanh tử cầu Niết-bàn của hàng Nhị thừa, vì còn thấy sự đối đãi là chân thật. Cũng dùng phương pháp đối trị này, song Bồ-tát chỉ thấy là phương tiện tạm thời, nên không mắc kẹt ưa chán.
            Chân lý tương đối bàng bạc khắp thế gian. Bất luận nhân loại vật loại ngôn ngữ tư tưởng... phát xuất đều nằm gọn trong phạm vi của nó. Chúng ta khôn khéo ứng dụng tài tình những phản đề, để tiêu diệt chúng theo đúng đường lối vươn lên của chúng ta. Không biết dùng, hoặc dùng sai phương pháp đối trị, mà muốn tiêu diệt chúng, không bao giờ thành công. Thầy thuốc hay, là người khéo biết bệnh biết thuốc và dùng thuốc trị liệu đúng phương pháp. Vì thế, Phật pháp gọi là “phương pháp trị liệu”.
 ]

Mắm kho chay

Mấy hôm trước đi Chùa ăn chực ,thấy món mắm kho chay  ăn ngon qúa nên về nhà bắt chước làm. CN  bỏ cà tím,củ cải trắng,củ cải đỏ,khóm trái,nấm king oyster  ,nấm đông cô,tàu hủ chiên,bỏ tất cả xào với dầu ăn đã khử xả bầm cho thơm,cho nước vào và nấu ( Nhớ là cho cà tím vào sau,khg thôi sẽ bị nát),chao và nước chao bỏ vào trước sau đó mới cho gia vị đường muối sau cùng(sợ bị mặn ấy mà),nếu các bạn muốn giống mùi mắm thật thì bỏ tương cự đà vào,y chang mùi mắm thiệt nhưng mùa lạnh mở cửa khg được mà nấu cái này chắc té xỉu hết cả nhà qúa.....Ăn chung với  xà lách,rau húng cây,dá ,dưa leo,rau húng lủi,quế, rau cần dầy lá...bảo đảm sạch nồi cơm,cần chi ăn mặn ăn chay vẫn ngon tuyệt...

Ai bảo ăn chay là khổ,
Ăn chay sướng lắm đấy...



Sửa đậu nành

Sau khi xay xong CN bỏ vào lược cho sạch bả đậu và bỏ vào nồi slow cooker,nấu khoảng hơn 1 giờ ,rất tiện ,ít mệt và ít tốn nhiều thời gian. Nhớ hồi xưa mỗi khi làm sửa đậu nành là phải đứng quậy đậu nành hoài sợ khét nó ra mùi khg ngon,nhưng giờ biết khôn bỏ vào nồi slow cook ,nhưng các bạn phải nhớ canh chừng khg thôi khi sôi nó tràn ra hết. CN nấu 1 lần 1 nồi bự,khi nấu chín bỏ vào tủ đá để giành uống từ từ,vì mỗi lần làm xong là mệt qúa,hồi sáng này khg ăn gì làm tới 1 giờ trưa thì mệt qúa trời. Mùa đông này các bạn uống sửa đậu nành nhiều thì sẽ  ít bị cảm cúm, và giúp trí nhớ rất tốt. Xác đậu nành có thể làm burger chay , làm bánh cống hoặc trôn xả và cà ri vò viên đem chiên ăn cũng rất ngon và béo.
Mỗi lần làm cái này là nhớ tới người bạn đã chỉ cho CN mua cái máy này,rất tiện,có thể lọc bỏ 80%  xác đậu nành,nhanh hơn làm máy thường rất nhiều,và đậu nành ra sệt rất ngon,cám ơn bạn nhé.

Friday, October 29, 2010

Kinh Từ Bi

(Metta sutta)
Nguyên nhân giảng kinh:
      Thông thường trước khi nhập hạ, các tỳ kheo từ mọi nơi đến thăm viếng đức Thế Tôn và xin một đề mục hành thiền, trong đó có một nhóm 500 thầy tỳ kheo. Sau khi nhận đề mục, các vị tỳ kheo cùng nhau đi đến một khu rừng vắng thuộc dãy núi Himavantu để an cư và hành thiền. Hàng ngày, các thầy đi vào thôn làng gần đó để khất thực. Dân chúng trong làng hoan hỷ cúng dường và cung thỉnh các thầy nhập hạ tại khu rừng để họ có dịp cúng dường, thọ giới và nghe Pháp. Các thầy tỳ kheo thường hành thiền dưới các cội cây to lớn. Ban đầu chư thiên cư ngụ trên cây rất vui mừng và để tỏ lòng kính trọng chư tăng, họ đã tạm dời xuống mặt đất. Nhưng sau một thời gian, cuộc sống dưới mặt đất rất bất tiện nên họ đâm ra bực bội. Biết không thể nào chịu đựng được như vậy trong 3 tháng nên chư thiên đã tìm đủ mọi cách để xua đuổi các thầy tỳ kheo ra khỏi khu rừng. Họ đã biến hóa ra những hình ảnh ghê sợ, những âm thanh rùng rợn và các mùi hôi thối để làm nản lòng các thầy. Trước những cảnh tượng kinh hoàng, tâm của các thầy bắt đầu dao động, sợ hãi, và đâm ra mất ăn, mất ngủ, thân thể bệnh hoạn, ốm yếu, gầy mòn. Tinh thần không còn yên ổn để hành thiền. Do đó các thầy cùng nhau quay về Savatthi để xin đức Phật cho nhập hạ tại một nơi khác. Đức Phật hỏi nguyên do và nhận thấy không có chỗ nào thích hợp hơn khu rừng, nên ngài khuyên các thầy nên trở về chỗ cũ và dạy cho các thầy bài kinh Từ Bi để tự bảo vệ khỏi sự quấy phá của chư thiên. Các thầy tuân lời và học thuộc lòng bài kinh này trước khi trở lại khu rừng. Trên đường trở về cũng như khi đến nơi, các thầy đều tụng bài kinh này và tập rải tâm từ cho chư thiên khiến họ hoan hỷ nên họ không còn quấy phá các thầy nữa. Nhờ vậy mà các thầy sống yên ổn tu hành, tinh tấn hành thiền và đều đắc quả sau mùa an cư năm đó.

Chánh Kinh:
1. Ai khôn ngoan muốn tìm hạnh phúc
   Và ước mong sống với an lành
   Phải tài năng ngay thẳng công minh
   Nghe lời phải dịu hiền khiêm tốn.
2. Ưa thanh bần dễ dàng chịu đựng
    Ít bận rộn vui đời giản dị
   Chế ngự giác quan và thận trọng
    Không liều lĩnh chẳng mê tục lụy.
3. Không chạy theo điều quấy nhỏ nhoi
   Mà thánh hiền có thể chê bai
   Ðem an vui đến cho muôn loài
   Cầu chúng sinh thảy đều an lạc.
4. Không bỏ sót một hữu tình nào
    Kẻ ốm yếu hoặc người khỏe mạnh
    Giống lớn to hoặc loại dài cao
   Thân trung bình hoặc ngắn, nhỏ, thô.
5. Có hình tướng hay không hình tướng
    Ở gần ta hoặc ở nơi xa
    Ðã sanh rồi hoặc sắp sanh ra
    Cầu cho tất cả đều an lạc.
6.Với ai và bất luận ở đâu
   Không lừa dối chẳng nên khinh dễ
   Lúc căm hờn hoặc khi giận dữ
   Ðừng mưu toan gây khổ cho nhau.
7. Như mẹ hiền thương yêu con một
    Dám hy sinh bảo vệ cho con
   Với muôn loài ân cần không khác
   Lòng ái từ như bể như non.
8. Tung rải từ tâm khắp vũ trụ
    Mở rộng lòng thương không giới hạn
   Tầng trên, phía dưới và khoảng giữa
   Không vuớng mắc, oán thù, ghét bỏ.
9. Khi đi, khi đứng, hoặc nằm ngồi
    Hễ lúc nào tinh thần tỉnh táo
    Phát triển luôn dòng chánh niệm này
    Là lối sống đẹp cao nhất đời.
10. Ðừng để lạc vào nơi mê tối
      Ðủ giới đức, trí tuệ cao vời
     Và dứt bỏ lòng tham dục lạc
     Ðược như thế thoát khỏi luân hồi.
(Dịch giả : Thích Thiện Châu) Metta Sutta còn được dịch là Kinh Lòng Từ hay Tâm Từ, thuộc Kinh Tập (Sutta Nipata) của Tiểu Bộ Kinh.

Thursday, October 28, 2010

Rút tỉa kinh nghiệm tu tập

- HT Thích Huyền Vi dạy rằng cốt lỏi của việc tu là phải diệt trừ THAM, SÂN ,SI .Nếu lạy Phật dập đầu chảy máu mà không trừ được THAM,SÂN ,SI thì củng như không.
-Mà làm thế nào để diệt được THAM, SÂN ,SI ? Chỉ là niệm Phật rất nhiều hoặc ngồi Thiền hoặc quán chiếu ,khi tu nhiều thì tự nhiên sẽ từ từ giảm được THAM,SÂN ,SI.
 -Khi niệm Phật mà bị vọng tưởng nhiều thì nên mở máy niệm Phật và niệm theo,vài ngày đầu thì vọng tưởng nhiều nhưng đến ngày thứ 6 hoặc thứ 7 thì tâm chuyên theo câu niệm Phật,nhiều lúc tự tâm muốn niệm Phật chứ không cần phải ép nó niệm.
 -Phải sám hối ít nhất 1 lần 1 ngày thì mới không bị đổ nghiệp khi tu hành tinh tấn.Bài sám hối 6 căn của HT Thích Thanh Từ rất có hiệu qủa,trừ được nghiệp chướng trên đường tu rất nhiều.
 -Khi trở về với tâm thật của mình thì mọi buồn,vui ,giận, hờn không còn quan trọng nữa chỉ thấy trong tâm rất an lạc với câu niệm Phật.
-Khi rảnh rổi thì nên nghe băng thuyết pháp,cũng là phương pháp diệt trừ THAM, SÂN,SI.Thầy Thích Thông Phương có dạy NGHE,HIỂU và THỰC HÀNH.
 -Phước ,huệ song tu.
 -Đeo máy niệm Phật rồi niệm theo cả ngày lẫn đêm,khi chán niệm Phật thì chuyển qua trì chú Đại Bi, có thể vừa tu vừa làm việc nhà ,có thời gian rảnh thì vào phòng Phật tu thêm,cho nên có thể tu trong mọi lúc ,mọi nơi,không nhất thiết phải có thời gian rảnh mới tu được.
-Khi bị thối bồ đề tâm thì nên nghe TA LÀ CHẲNG LÀ TA của T.T THÍCH THÔNG PHƯƠNG.Bài giảng này Thầy giảng rất hay và vui nhộn.
- Thầy bảo phải chịu khó tu tập mỗi ngày,thì nghiệp của mình nó đổ từ từ ,nhẹ nhẹ, chứ nếu như khg biết tu khi cái xui nó đến 1 lần chịu khg nổi ,có người tự tử chết luôn.Ở tiểu bang CN ở,có 1 chị kia rất tội,có 1 đời chồng trước 2 con,bị chồng bỏ,rồi có thêm 1 chồng sau cũng có 2 con ,rồi sau đó cũng bị chồng bỏ nữa, chỉ bị  đau khổ qúa cho nên  bị bệnh thần kinh,vì vậy 4 đưá con phải giao cho người khác nuôi,và chỉ mướn nhà ở 1 mình,sau đó bị mất việc làm và  bị chủ nhà  đuổi,đi lang thang vất vưởng vài ngày ở ngoài đường sau đó chảy cầu tự tử chết,có lên NEWS  nữa, cho nên khi cái xui đến thì nó ập tới 1 lần,còn hên thì lâu lâu mới  đến 1 lần thôi. Bởi vậy phải ráng tu ,vì mỗi người khi đã mang thân người thì ai cũng phải trả nghiệp của mình ,chỉ là nặng hay nhẹ thôi,nhưng CN thích nhất trong  đạo Phật là mình có thể làm chủ được vận mạng của mình....có thể chuyển được nghiệp chướng của mình....như là tu nhiều lên,làm nhiều việc phước thiện thì những qủa đau khổ, bệnh hoạn sẽ bay đi mất hết.....gia đình sẽ an vui,bình an....
- Sau khi nghe băng Duy Thức Học của Thầy Thích Trí Siêu giảng ,CN đã thấu hiểu rằng cảnh xấu hay tốt là do Tâm mình biến hiện ra,khi làm 1 việc tốt thì A Lại Gia Thức của Tâm thâu lại và nó có thần thông sẽ cho mình đi đầu thai cảnh giới tốt đẹp,còn khi mình làm việc xấu thì A Lại Gia Thức đó sẽ dẫn mình đi trong cảnh xấu,cho nên làm gì phải rất cẩn thận bởi vì vui hay khổ là do mình tạo ra  thôi,khôn hay dại là tại ngay chổ này đó.....Mình làm 1 việc gì rất nhỏ,khg ai biết nhưng A Lại Gia Thức của mình ghi lại hết,và sẽ dẫn mình đi luân hồi cảnh giới tốt hay xấu....cho nên muốn thành Tiên hay Phật thì phải tập sống thật tốt,sống cho thánh thiện đó là 1 người khôn....
Còn tiếp....

Wednesday, October 27, 2010

Ta là chẳng là ta _ MP3 TT Thích Thông Phương giảng( rất hay)




_ Thầy rất hiền lành,đức cao trọng vọng.Đạo lực của Thầy rất cao,Thầy đã tu rất lâu năm,Thầy rất siêng tu,có thời gian rảnh là Thầy lo tu tập,Thầy rất ít nói,có chuyện cần thiết Thầy mới nói.

Kinh Tệ Túc -6

Kinh Tệ Túc -5

Kinh Tệ Túc -4

Kinh Tệ Túc -3

Kinh Tệ Túc -2

Kinh Tệ Túc - 1

Pháp thoại: Duy Thức Học 37,HT.Huyền Vi

Monday, October 25, 2010

Canh dưa cải

- Lấy dưa cải đã muối đem rửa sạch cho bớt chua hoặc mặn ,bỏ vào nồi nước sôi  nấu  5 phút ,sau đó bỏ bột nêm rau cải chay , 1 ít muối(nếu thấy mặn thì khỏi muối),1 chút dấm(khoảng 1 muỗng canh dấm,và 3 trứng gà vào quậy đều. Ăn nóng chua chua rất ngon,nếu ai thích ăn chanh thì nặn chanh vào tô trước khi ăn ,khỏi bỏ dấm.CN thì thích ăn chanh hơn vì dấm chua qúa.Món này nấu đơn giản mà ngon,ai ăn thử cũng thích hết,rất tốt cho những ai đang bị cảm cúm.

Cách muối dưa cải

  Mùa đông mà ăn món này thường xuyên và uống sữa đậu nành nhiều thì sẽ ít bị cảm cúm. Chơn Ngọc nhớ hồi xưa khi gần  tết ,trời trở lạnh là ông ngoại CN hay cho trâu ,bò uống nước dưa cải này,và rất lạ là những đàn bò nhà hàng xóm bị bệnh  nhiều lắm nhưng đàn bò của ông ngoại vẫn khoẻ re.


Vật liệu:

-8 cups nước

-1/3 cup muối
-1/3 cup đường.
-1 chút ít bột nghệ hay bột cà ri cho có màu vàng


Cách làm:
-Trụng dưa cải sơ ,đổ ra thau có chứa nước đá(để cho giòn)
-Bỏ vào keo và đổ nước ,đường ,muối.
Đem ra phơi nắng vài ngày là ăn được.


Chơn Ngọc đã thử làm qua tất cả nhiều công thức chỉ thấy cách này là ngon nhất,cái này cũng do Dì CN dạy làm long time ago,Dì ấy rất khéo chế biến thức ăn. Nhưng khi mùa lạnh thì để lâu lắm mới chua,có thể cả tháng ,khi để lâu nó hơi đóng  ván trên mặt cho nên các bạn có thể thêm vào 1 muỗng dấm để đừng bị mốc.Chúc các bạn làm thành công.

DƯA MÓN CHAY


Cám ơn Sư Cô Phương Tịnh đã tận tâm chỉ dạy là ra hủ to dưa món chay.
củ cải, cà rốt, đu đủ, củ su hào = tất cả xắt hay tỉa hoa tùy thích - cho muối bao nhiêu cũng được nhắm đủ để vừa lường củ làm dưa của mình, xốc lên cho thấm - để 20 phút sẽ xẹp và ra nước - rửa kỷ lại 2-3 lần cho sạch muối mặn - cho vào nước sâm sấp củ cải thôi - vừa mặt đó - vớt củ cải vắt cho ráo khô nước - nhớ là giữ nước để mình đong làm nước mắm chay sau này (không dùng nước này mà chỉ dùng để biết lượng là bao nhiêu thôi)
nấu nước mắm chay =
đong y chang phần nước sạch bằng phần nước vắt giữ lại ở trên để sẵn
1/2 cup muối
1/2 cup đường
2 tsp nước chao
1 cup đường + 1/4 cup nước cho vào nồi non stick - để lên bếp lửa lớn cho thành caramel - khi thấy vừa đổi mầu thì tắt lửa cứ để trên lò nóng đưòng sẽ tiếp tục đổi mầu xậm hơn - khi sậm tới vừa ý thì cho đường vào + muối + nước đong + chao = để sôi và quấy cho tan đường - nêm nếm thấy vừa mặn mặn ngọt ngọt là ok.
quan trọng là nêm nếm đó -
để cho nước mắm chay thật sôi bùng nhất ra khỏi bếp nóng cho ngay củ cải làm sẵn hồi nãy vào - đậy nắp lại ngay - để tới nguội -
gừng bào vỏ xắt lát giả nát cho vào dưa món + ớt khô hay tươi tùy thích - sau 2 ngày chắc nước đó ra để sôi bùng lại - lần này để nguội rồi mới cho vào củ cải của mình.

Ngoài ra mình có thể mua chai nước mắm chay sẵn về đun sôi với đường rồi ngâm củ cải cũng được - nhưng tôi thì lại thích tự làm ăn cho bảo đãm vệ sinh và tránh những thứ lu bu! (hihi)

http://tracytran.blogspot.com/2010/01/dua-mon-chay.html

Sunday, October 24, 2010

Thiền tông chỉ nam - 1 ( rất hay,HT kể chuyện Vua Trần Thái Tông,nghe rất cảm động )

Các bạn bấm vào link dưới này để xem video:

 http://thuvienphathoc.blip.tv/file/3259360/

Vua Trần Nhân Tông dạy cách sám hối:

      CÔNG DỤNG SÁM HỐI RẤT TO,nên Kinh Đại Tập nói như áo dơ hàng trăm năm có thể trong 1 ngày giặt được sạch sẽ,như thế trong hàng trăm kiếp đã tích tập các nghiệp chẳng lành ,do nhờ lực Phật,khéo thuận tư duy có htể 1 ngày hay 1 giờ trọn hay tiêu diệt hết.Cho nên sám hối là tiêu hao nghiệp cũ,nghiệp mới cũng sạch luôn.Nhớ là khi sám hối là kể lại những lỗi lầm ,sai sót nghe và nhớ sửa. Nếu sám hối mà không biết nói gì ,sửa gì thì không có kết qủa.

NGHI THỨC SÁM HỐI VÀ TỤNG GIỚI
HT. THIỀN SƯ THÍCH THANH TỪ
KỆ NGUYỆN HƯƠNG
(Quỳ nguyện hương)

Trầm thuỷ, rừng thiền hương sực nức,
Chiên đàn vườn tuệ đã vun trồng.
Ðao giới vót thành hình non thẳm,
Nguyện đốt lò tâm mãi cúng dâng.
Nam Mô Bồ Tát Hương cúng dường.

(3 lần rồi đứng lên)

TÁN PHẬT
Ðại từ, đại bi thương chúng sanh,
Ðại hỷ, đại xả cứu hàm thức.
Tướng đẹp sáng ngời dùng trang nghiêm,
Chúng con chí tâm thành đảnh lễ:

- Chí tâm đảnh lễ: Tất cả chư Phật ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 lạy)

- Chí tâm đảnh lễ: Tất cả chánh pháp ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 lạy)

- Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Tăng, bậc Hiền thánh ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 lạy)


TÁN PHÁP

Pháp Phật sâu mầu chẳng gì hơn,
Trăm ngàn muôn kiếp khó được gặp.
Nay con nghe thấy vâng gìn giữ,
Nguyện hiểu nghĩa chơn đức Thế Tôn.
Qui kính Phật, Bồ Tát trên hội Bát Nhã.
(3 lần)

TÂM KINH TRÍ TUỆ CỨU CÁNH RỘNG LỚN
Khi Bồ tát Quán Tự Tại hành sâu Bát Nhã Ba la mật đa, ngài soi thấy năm uẩn đều không, liền qua hết thảy khổ ách. (1 chuông)

Này Xá Lợi Phất! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Sắc tức là không, không tức là sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như thế. (1chuông)

Này Xá Lợi Phất! Tướng không của các pháp không sanh, không diệt, không dơ, không sạch, không thêm, không bớt. Cho nên trong tướng không, không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới; không có vô minh cũng không có hết vô minh cho đến không có già chết cũng không có hết già chết; không có khổ, tập, diệt, đạo; không có trí huệ, cũng không có chứng đắc. (1 chuông)

Vì không có chỗ được, nên Bồ tát y theo Bát Nhã Ba la mật đa, tâm không ngăn ngại. Vì không ngăn ngại nên không sợ hãi, xa lìa hẳn điên đảo mộng tưởng, đạt đến cứu cánh Niết bàn. Chư Phật trong ba đời cũng nương Bát Nhã Ba la mật đa, được đạo quả Vô thượng Chánh đẳng chánh giác. Nên biết Bát Nhã Ba la mật đa là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú, hay trừ được hết thảy khổ, chơn thật không dối.

Vì vậy, nói chú Bát Nhã Ba la mật đa, liền nói chú rằng:

"Yết đế, yết đế, Ba la yết đế, ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha". (3 lần)


BÀI SÁM HỐI SÁU CĂN
(Quỳ tụng)

- Chí tâm sám hối:

Chúng con từ vô thủy kiếp đến nay,
Bỏ mất bản tâm không biết chánh đạo.
Rơi ba đường khổ, bởi sáu căn lầm;
Không sám lỗi trước khó tránh lỗi sau.

1.- Nghiệp căn Mắt là:
Nhân ác xem kỹ, nghiệp thiện coi khinh,
Lầm nhận hoa giả, quên ngắm trăng thật.
Yêu ghét nổi dậy, đẹp xấu tranh dành,
Chợp mắt dối sanh, mờ đường chánh kiến.
Trắng qua xanh lại, tía phải vàng sai,
Nhìn lệch các thứ, nào khác kẻ mù.
Gặp người sắc đẹp, liếc trộm nhìn ngang,
Lòa mắt chưa sanh, bản lai diện mục.
Thấy ai giàu có, giương mắt mãi nhìn,
Gặp kẻ bần cùng, lờ đi chẳng đoái.
Người dưng chết chóc, nước mắt ráo khô,
Thân quyến qua đời, đầm đìa lệ máu.
Hoặc đến Tam bảo, hoặc vào chùa chiền,
Gần tượng, thấy kinh mắt không thèm ngó.
Phòng Tăng, điện Phật gặp gở gái trai,
Mắt liếc mày đưa, đam mê sắc dục.
Không ngại Hộ pháp, chẳng sợ Long thần,
Trố mắt ham vui, đầu chưa từng cúi.
Những tội như thế, vô lượng vô biên,
Ðều từ mắt sanh, phải sa địa ngục.
Trải hằng sa kiếp, mới được làm người,
Dù được làm người, lại bị mù chột.
2.- Nghiệp căn Tai là:
Ghét nghe chánh pháp, thích lắng lời tà,
Mê mất gốc chơn, đuổi theo ngoại vọng.
Sáo đàn inh ỏi, Bảo khúc Long ngâm,
Văng vẳng mõ chuông,coi như ếch nhái.
Câu ví bài vè, bỗng nhiên để dạ,
Lời kinh câu kệ, không chút lắng tai.
Thoảng nghe khen hảo, khấp khởi mong cầu,
Biết rõ lời lành, đâu từng ưng nhận.
Vài ba bạn rượu, dăm bảy khách chơi,
Tán ngắn bàn dài, châu đầu nghe thích.
Hoặc gặp thầy bạn, dạy bảo đinh ninh,
Những điều hiếu trung, che tai bỏ mặc.
Hoặc nghe tiếng xuyến, bỗng nảy lòng dâm,
Nghe nửa câu kinh, liền như tai ngựa.
Những tội như thế, vô lượng vô biên,
Ðầy ắp bụi trần, kể sao cho xiết.
Sau khi mạng chung, rơi ba đường ác
Hết nghiệp thọ sanh, lại làm người điếc.

3.- Nghiệp căn Mũi là:
Thường tham mùi lạ, trăm thứ ngạt ngào,
Chẳng thích chơn hương, năm phần thanh tịnh.
Lan xông xạ ướp, chỉ thích tìm tòi,
Giới định huân hương, chưa từng để mũi.
Trầm đàn thiêu đốt, đặt trước Phật đài,
Nghểnh cổ hít hơi, trộm hương phẩy khói.
Theo dõi hương trần, Long thần chẳng nể,
Chỉ thích mùi xằng, trọn không chán mỏi.
Mặt đào má hạnh, lôi kéo chẳng lìa,
Cây giác hoa tâm, xoay đi không đoái.
Hoặc ra phố chợ, hoặc vào bếp sau,
Thấy bẩn thèm ăn, ưa nhơ kiếm nuốt.
Chẳng ngại tanh hôi, không kiên hành tỏi,
Mê mãi không thôi, như lợn nằm ổ.
Hoặc chảy nước mũi, hoặc hỉ đàm vàng,
Bôi cột quẹt thềm, làm nhơ đất sạch.
Hoặc say nằm ngủ, điện Phật phòng Tăng,
Hai mũi thở hơi, xông kinh nhơ tượng.
Ngửi sen thành trộm, nghe mùi thành dâm,
Không biết không hay, đều do nghiệp mũi,
Những tội như thế, vô lượng vô biên,
Sau khi mạng chung, đọa ba đường khổ.
Trải ngàn muôn kiếp, mới được làm người,
Dù được làm người, quả báo bệnh mũi
4.- Nghiệp căn Lưỡi là:
Tham đủ mọi thứ, thích xét ngon dở,
Nếm hết các thứ, rõ biết béo gầy.
Sát sanh hại vật, nuôi dưỡng thân mình,
Quay rán cá chim, nấu hầm cầm thú.
Thịt tanh béo miệng, hành tỏi ruột xông.
Ăn rồi đòi nữa, nào thấy no lâu.
Hoặc đến đàn chay, cầu thần lễ Phật,
Cố cam bụng đói, đợi lúc việc xong.
Sáng sớm ăn chay, cơm ít nước nhiều,
Giống hệt người đau, gắng nuốt thuốc cháo.
Mắt đầy mỡ thịt, cười nói hân hoan,
Rượu chuốc cơm mời, nóng thay nguội đổi.
Bày tiệc đãi khách, cưới gả cho con,
Giết hại chúng sanh, vì ba tấc lưỡi.
Nói dối bày điều, thêu dệt bịa thêm,
Hai lưỡi bỗng sanh, ác khẩu dấy khởi.
Chửi mắng Tam bảo, nguyền rủa mẹ cha,
Khinh khi Hiền thánh, lừa dối mọi người.
Chê bai người khác, che dấu lỗi mình,
Bàn luận cổ kim, khen chê này nọ.
Khoe khoang giàu có, lăng nhục người nghèo,
Xua đuổi Tăng Ni, chửi mắng tôi tớ.
Lời dèm thuốc độc, nói khéo tiếng đàn,
Tô vẽ điều sai, nói không thành có.
Oán hờn nóng lạnh, phỉ nhổ non sông,
Tán dóc Tăng phòng, ba hoa điện Phật.
Những tội như thế, vô lượng vô biên,
Ví như cát bụi, đếm không thể cùng.
Sau khi mạng chung, vào ngục Bạt thiệt
Cày sắt kéo dài, nước đồng rót mãi.
Quả báo hết rồi, muôn kiếp mới sanh,
Dù được làm người, lại bị câm bặt.
5.- Nghiệp căn Thân là:Tinh cha huyết mẹ, chung hợp nên hình,
Năm tạng trăm hài, cùng nhau kết hợp.
Chấp cho là thật, quên mất pháp thân,
Sanh dâm, sát, trộm, bèn thành ba nghiệp:

a.- Nghiệp Sát Sanh là:
Luôn làm bạo ngược, chẳng khởi nhân từ,
Giết hại bốn loài, đâu biết một thể.
Lầm hại cố giết, tự làm dạy người,
Hoặc tìm thầy bùa, đem về ếm đối.
Hoặc làm thuốc độc, để hại sanh linh,
Chỉ cốt hại người, không hề thương vật.
Hoặc đốt núi rừng, lấp cạn khe suối,
Buông chài bủa lưới, huýt chó thả chim,
Thấy nghe tùy hỷ, niệm dấy tưởng làm,
Cử động vận hành, đều là tội lỗi.

b.- Nghiệp Trộm Cắp là:
Thấy tài bảo người, thầm khởi tâm tà,
Phá khóa cạy then, sờ bao mò túi.
Thấy của thường trụ, lòng dấy khởi tham,
Trộm của nhà chùa, không sợ Thần giận.
Không những vàng ngọc, mới mắc tội to,
Ngọn cỏ cây kim, đều thành nghiệp trộm.

c.- Nghiệp Tà Dâm là:
Lòng mê nhan sắc, mắt đắm phấn son,
Chẳng đoái liêm trinh, riêng sanh lòng dục.
Hoặc nơi đất Phật, chánh điện phòng Tăng,
Cư sĩ gái trai, đụng chạm đùa giỡn.
Tung hoa ném quả, đạp cẳng kề vai,
Khoét ngạch trèo tường, đều là dâm nghiệp.
Những tội như thế, vô lượng vô biên,
Ðến lúc mạng chung, đều vào địa ngục.
Gái nằm giường sắt, trai ôm cột đồng,
Muôn kiếp tái sanh, lại chịu tội báo.

6.- Nghiệp căn Ý là:
Nghĩ vơ, nghĩ vẩn, không lúc nào dừng,
Mắc mưu tình trần, kẹt tâm chấp tướng.
Như tầm kéo kén, càng buộc càng bền,
Như bướm lao đèn, tự thiêu tự đốt.
Hôn mê chẳng tỉnh, điên đảo dối sinh
Não loạn tâm thần, đều do ba độc.

a.- Tội keo tham là:
Âm mưu ghen ghét, keo cú vét vơ,
Mười vốn ngàn lời, còn cho chưa đủ.
Của chứ tợ sông, lòng như hũ chảy,
Rót vàolại hết, nên nói chưa đầy.
Tiền mục lúa hư, không cứu đói rét,
Lụa là chất đống, nào có giúp ai,
Ðược người mấy trăm, chưa cho là nhiều,
Mất mình một đồng, tưởng như hao lớn.
Trên từ châu báu, dưới đến tơ gai,
Kho đụn chất đầy, chưa từng bố thí.
Bao nhiêu sự việc, ngày tính đêm lo,
Khổ tứ lao thần, đều từ tham nghiệp.

b.- Tội nóng giận là:
Do tham làm gốc, lửa giận tự thiêu,
Quắc mắt quát to, tiêu tan hòa khí.
Không riêng người tục, cả đến thầy tu,
Kinh luận tranh dành, cùng nhau công kích.
Chê cả sư trưởng, nhiếc đến mẹ cha,
Cỏ nhẫn héo vàng, lửa độc rực cháy.
Buông lời hại vật, cất tiếng hại người,
Không nhớ từ bi, chẳng theo luật cấm.
Bàn thiền tợ Thánh, trước cảnh như ngu,
Dù ở cửa Không, chưa thành vô ngã.
Như cây sanh lửa, lửa cháy đốt cây,
Những tội trên đây, đều do nghiệp giận.

c.- Tội ngu si là:
Căn tánh dần độn, ý thức tối tăm,
Chẳng hiểu tôn ty, không phân thiện ác.
Chặt cây hại mạng, giết gấu gãy tay,
Mắng Phật chuốc ương, phun Trời ướt mặt.
Quên ơn quên đức, bội nghĩa bội nhân,
Không tỉnh không xét, đều do si nghiệp.
Những tội như thế, rất nặng rất sâu,
Ðến lúc mạng chung, rơi vào địa ngục.
Trải trăm ngàn kiếp, mới được thọ sanh,
Dù được thọ sanh, lại mắc ngu báo.
Nếu không sám hối, đâu được tiêu trừ,
Nay trước Phật đài, thành tâm sám hối .
TỤNG TAM QUY, NGŨ GIỚI


1.- TAM QUY:

Chúng con nguyện suốt đời quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. (1 chuông, 1 lạy)

- Quy y Phật: Chúng con trọn đời tôn thờ kính trọng, tu theo đức Phật Thích Ca Mâu Ni, là bậc thầy giác ngộ sáng suốt của chúng con.

- Quy y Pháp: Chúng con trọn đời tôn thờ kính trọng, tu theo chánh pháp từ kim khẩu đức Phật nói ra.

- Quy y Tăng: Chúng con trọn đời tôn thờ kính trọng, tu theo những Tăng sĩ tu hành đúng chánh pháp của Như Lai.

* Quy y Phật rồi, chúng con không kính trọng tu theo Trời, thần, quỷ, vật.

* Quy y Pháp rồi, chúng con không kính trọng tu theo ngoại đạo, tà giáo.

* Quy y Tăng rồi, chúng con không kính trọng, làm thân với bạn dữ, nhóm ác.

(1 chuông, 1 lạy).

2.- NGŨ GIỚI:

1. Chúng con nguyện trọn đời giữ giới không sát sanh. Nghĩa là chúng con không giết người bằng mọi cách, không sai bảo kẻ khác giết người, không vui thích thấy nghe kẻ khác giết người. Cho đến những con vật lớn, chúng con cũng không nhẫn tâm giết hại; mà hằng bảo vệ sanh mạng chúng sanh.

2. Chúng con nguyện trọn đời giữ giới không trộm cướp. Nghĩa là chúng con thấy tài sản, vật dụng của người, không khởi lòng tham, lén lấy hay giựt lấy; mà luôn luôn bảo vệ tài sản của người như tài sản mình.

3. Chúng con nguyện trọn đời giữ giới không tà dâm. Nghĩa là chúng con chỉ một vợ một chồng, chớ không có lòng mê hoa đắm sắc, làm điều tà vạy, gây đau khổ cho gia đình mình và gia đình người; mà hằng tán thán ca ngợi đời sống trinh bạch.

4. Chúng con nguyện trọn đời giữ giới không nói dối. Nghĩa là chúng con không do lòng tham nói lời dối trá lừa bịp người, không do lòng nóng giận nói lời hung dữ khiến người buồn rầu, không do lòng hiểm ác nói lời vu oan, vu cáo khiến người bị khó khăn tù tội; mà hằng nói lời chân thật ngay thẳng.

5. Chúng con nguyện trọn đời giữ giới không uống rượu. Nghĩa là chúng con không uống các thứ ruợu mạnh và nhẹ khiến tâm trí rối loạn mờ tối, thân thể sanh nhiều bệnh hoạn, chuốc lỗi lầm với thân nhân quyến thuộc; cho đến các thứ á phiện, xì ke, ma túy thảy đều tránh xa.


Cúi xin Tam bảo hộ trì khiến chúng con đầy đủ nghị lực, giữ gìn năm giới trong sạch để được làm người tốt trong đời này và đời sau.

LỄ PHẬT TỔ

- Chí tâm đảnh lễ: Quá khứ Phật Tỳ Bà Thi.
- Chí tâm đảnh lễ: Hiện tại Phật Thích Ca Mâu Ni.
- Chí tâm đảnh lễ: Vị lai Phật Di Lặc Tôn.
- Chí tâm đảnh lễ: Tổ sư Ca Diếp.
- Chí tâm đảnh lễ: Tổ sư A Nan.
- Chí tâm đảnh lễ: Tổ sư Bồ Ðề Ðạt Ma.
- Chí tâm đảnh lễ: Tổ sư Huệ Khả.
- Chí tâm đảnh lễ: Tổ sư Huệ Năng.
- Chí tâm đảnh lễ: Tổ sư Trúc Lâm Ðại Ðầu Ðà.
- Chí tâm đảnh lễ: Tổ sư Pháp Loa.
- Chí tâm đảnh lễ: Tổ sư Huyền Quang.
- Chí tâm đảnh lễ: Tất cả chư vị Tổ sư Ấn Ðộ, Trung Hoa, Việt Nam.

CHÍ TÂM PHÁT NGUYỆN

Một nguyện nguồn linh thường trong lặng.
Hai nguyện tạng thức dứt lăng xăng.
Ba nguyện khối nghi đều tan nát.
Bốn nguyện trăng định mãi tròn đầy.
Năm nguyện pháp trần không khởi diệt.
Sáu nguyện lưới ái lìa buộc ráng.
Bảy nguyện suy nghĩ hành Thập địa.
Tám nguyện nghe suốt bỏ tam thiên.
Chín nguyện tâm vượn thôi nhảy nhót.
Mười nguyện ý ngựa dứt cương yên.
Mười một nguyện mở lòng nghe Phật dạy.
Mười hai nguyện mến thích Tổ sư Thiền.

CHÍ TÂM HỒI HƯỚNG

Chúng con hồi tâm về Thánh chúng,
Ân cần đầu cúi lễ Từ tôn.
Thềm thang Thập địa nguyện sớm lên,
Chơn tâm Bồ đề không thối chuyển.

PHỤC NGUYỆN
(Chủ lễ đọc)

Cửa Thiền thường nghiêm tịnh,
Toàn chúng mãi thuận hòa.
Phật huệ chiếu sáng ngời,
Mưa pháp hằng nhuần gội.
Phật tử lòng tin sâu,
Ruộng phước càng tăng trưởng.
Chúng sanh sống an lạc,
Vui hưởng cảnh thái bình.
Nơi nơi dứt đao binh,
Mỗi mỗi đều thành Phật.

(Ðứng dậy lễ Phật).

Chí tâm quy mạng lễ, mười phương vô thượng Tam Bảo. (3 lạy)

Hai bài thuốc trị ho đơn giản

Để trị ho, có thể dùng những cây, trái có sẵn trong vườn nhà. Theo lương y Trần Duy Linh, thông thường chúng ta bị ho là do cảm lạnh. Cách điều trị là giải độc, tiêu viêm. Đông y còn chỉ ra một chứng ho khác do thu táo, với các triệu chứng cụ thể là: ho khan, ít đờm, họng hầu khô, lưỡi khô, ít tân dịch, đau họng, có thể có sốt nhẹ. Phép trị là sơ phong, thanh nhiệt. Có hai bài thuốc đơn giản, nhưng trị ho hiệu quả theo hướng dẫn của lương y Trần Duy Linh. Cách thứ nhất là dùng rau tần dày lá (còn có tên gọi là húng chanh) mỗi ngày dùng 2 - 3 lần, mỗi lần lấy 5 - 10 lá, rửa sạch, để ráo nước, rồi ăn sống với một chút muối, hoặc giã nát với một chút muối, vắt lấy nước cốt ngậm trong miệng rồi nuốt từ từ. Cách thứ hai là dùng khoảng nửa ký tắc (quất), lựa quả chưa chín vàng, vỏ còn màu xanh, ngắt bỏ cuống, rửa sạch, để cho ráo nước, sau đó xếp vào lọ thủy tinh. Cứ một lớp trái tắc thì cho vào một lớp đường phèn và vài miếng cam thảo bắc, mấy miếng kiết cánh, cứ như thế cho tới khi bỏ hết trái tắc vào hũ (khoảng 100g cam thảo và 100g kiết cánh là đủ). Đậy nắp hũ lại cho kín, rồi phơi chỗ hướng đông (buổi sáng nắng, buổi chiều mát). Phơi khoảng 1 tháng, khi đường đã tan ra và thấm vào trái tắc, cùng lúc các hoạt chất trong cam thảo, kiết cánh và tinh dầu trong trái tắc hòa lẫn vào nhau, tạo nên một hỗn dịch vừa ngọt, vừa chua, đắng... là lúc có thể dùng được. Mỗi khi bị ho hay viêm họng, có thể lấy 1 trái tắc và khoảng 1 muỗng dung dịch trong hũ, ngậm trong miệng, sau đó nuốt từ từ cho hết nước, rồi nhai cho hết trái tắc, có thể nhai luôn cả hột càng tốt, sau đó uống với một chút nước ấm. Mỗi ngày có thể dùng 2-3 lần như vậy cũng rất công hiệu. Read more: http://nauanchay.blogspot.com/#ixzz13ECk9NUc

Khai Tâm: Gói bánh chưng

Gói bánh chưng

Thursday, October 21, 2010

Quan Âm 4 tay - MP3 Thầy Thích Trí Siêu giảng

Wednesday, October 20, 2010

Quan Âm 4 tay (4) - MP3 Thầy Thích Trí Siêu nói sơ về năm 2013 sẽ xảy ra chuyện gì ???



 Thầy nói đến khi gặp hoạn nạn chỉ có phước mới cứu được mình thôi,cho nên còn 2 năm rưởi nữa phải ráng làm nhiều việc phước thiện để còn sống sót trong trận bão mặt trời này.....

 

Nasa warns solar flares from 'huge space storm' will cause devastation

Britain could face widespread power blackouts and be left without critical communication signals for long periods of time, after the earth is hit by a once-in-a-generation “space storm”, Nasa has warned.

 
1 of 5 Images
Nasa warns solar flares from 'huge space storm' will cause wide-spread chaos
Nasa is currently studying the effects of the Sun's power in the earth. Photo: NASA
National power grids could overheat and air travel severely disrupted while electronic items, navigation devices and major satellites could stop working after the Sun reaches its maximum power in a few years.
Senior space agency scientists believe the Earth will be hit with unprecedented levels of magnetic energy from solar flares after the Sun wakes “from a deep slumber” sometime around 2013, The Daily Telegraph can disclose.
In a new warning, Nasa said the super storm would hit like “a bolt of lightning” and could cause catastrophic consequences for the world’s health, emergency services and national security unless precautions are taken.
Scientists believe it could damage everything from emergency services’ systems, hospital equipment, banking systems and air traffic control devices, through to “everyday” items such as home computers, iPods and Sat Navs.
Due to humans’ heavy reliance on electronic devices, which are sensitive to magnetic energy, the storm could leave a multi-billion pound damage bill and “potentially devastating” problems for governments.
“We know it is coming but we don’t know how bad it is going to be,” Dr Richard Fisher, the director of Nasa's Heliophysics division, said in an interview with The Daily Telegraph.
“It will disrupt communication devices such as satellites and car navigations, air travel, the banking system, our computers, everything that is electronic. It will cause major problems for the world.
“Large areas will be without electricity power and to repair that damage will be hard as that takes time.”
Dr Fisher added: “Systems will just not work. The flares change the magnetic field on the earth that is rapid and like a lightning bolt. That is the solar affect.”
A “space weather” conference in Washington DC last week, attended by Nasa scientists, policy-makers, researchers and government officials, was told of similar warnings.
While scientists have previously told of the dangers of the storm, Dr Fisher’s comments are the most comprehensive warnings from Nasa to date.
Dr Fisher, 69, said the storm, which will cause the Sun to reach temperatures of more than 10,000 F (5500C), occurred only a few times over a person’s life.
Every 22 years the Sun’s magnetic energy cycle peaks while the number of sun spots – or flares – hits a maximum level every 11 years.
Dr Fisher, a Nasa scientist for 20 years, said these two events would combine in 2013 to produce huge levels of radiation.
He said large swathes of the world could face being without power for several months, although he admitted that was unlikely.
A more likely scenario was that large areas, including northern Europe and Britain which have “fragile” power grids, would be without power and access to electronic devices for hours, possibly even days.
He said preparations were similar to those in a hurricane season, where authorities knew a problem was imminent but did not know how serious it would be.
“I think the issue is now that modern society is so dependant on electronics, mobile phones and satellites, much more so than the last time this occurred,” he said.
“There is a severe economic impact from this. We take it very seriously. The economic impact could be like a large, major hurricane or storm.”
The National Academy of Sciences warned two years ago that power grids, GPS navigation, air travel, financial services and emergency radio communications could “all be knocked out by intense solar activity”.
It warned a powerful solar storm could cause “twenty times more economic damage than Hurricane Katrina”. That storm devastated New Orleans in 2005 and left an estimated damage bill of more than $125bn (£85bn).
Dr Fisher said precautions could be taken including creating back up systems for hospitals and power grids and allow development on satellite “safe modes”.
“If you know that a hazard is coming … and you have time enough to prepare and take precautions, then you can avoid trouble,” he added.
His division, a department of the Science Mission Directorate at Nasa headquarters in Washington DC, which investigates the Sun’s influence on the earth, uses dozens of satellites to study the threat.
The government has said it was aware of the threat and “contingency plans were in place” to cope with the fall out from such a storm.
These included allowing for certain transformers at the edge of the National Grid to be temporarily switched off and to improve voltage levels throughout the network.
The National Risk Register, established in 2008 to identify different dangers to Britain, also has “comprehensive” plans on how to handle a complete outage of electricity supplies.

THOÁT RA BA CÕI THEO CHIỀU NGANG ( TUYÊN HÓA THUỢNG NHÂN)


Phần trước, Bồ-tát Đại Thế Chí đã trình bày cách thức tu tập pháp môn niệm Phật. Đó là phương pháp rất thích hợp cho mọi người trong thời đại ngày nay. Phương pháp ấy rất có hiệu quả. Sao vậy? Trong kinh dạy chúng ta rằng vào thời mạt pháp, trong một triệu người tu tập, thậm chí chưa có được một người ngộ đạo. Nhiều người tu tập nhưng ít có người được chứng ngộ. Thế thì chúng ta phải làm sao? Đừng bận tâm. Kinh có dạy rằng, “Chỉ nhờ vào pháp môn niệm Phật, mà mọi chúng sinh đều được độ thóat.” Phương pháp niệm Phật rất dễ thực hành. Bằng cách thực hành niệm Phật, chúng ta sẽ được thóat khỏi ba cõi theo chiều ngang, và đới nghiệp vãng sanh.

Thế nào là nghĩa thóat khỏi ba cõi theo chiều ngang? Cũng giống như loài côn trùng sống trong ống tre, nếu nó đục xuyên theo chiều dọc thân tre, nó phải đi qua các lóng mắt, phải mất thời gian rất lâu. Thay vì vậy, nếu loại côn trùng ấy biết cách gặm một lỗ ở bên thân tre, thì nó sẽ ra khỏi được ống tre một cách rất dễ dàng. Người niệm Phật cũng giống như loài côn trùng thóat ra khỏi ống từ bên thân cây tre; họ thóat ra khỏi ba cõi theo chiều ngang–đúng với tầm mức của họ. “Đới nghiệp vãng sanh,” nghiệp mà mọi người đang mang là nghiệp của đời trước, không phải của đời nầy–đó là nghiệp đã tạo, không phải là nghiệp mới. Điều nầy có nghĩa là trước khi quý vị biết được phương pháp niệm Phật, quý vị đã tạo ra các nghiệp chướng. Quý vị có thể mang các nghiệp ấy theo khi mình vãng sanh sang cõi Tịnh độ. Nhưng quý vị không được tiếp tục tạo nghiệp ác một khi quý vị đã biết niệm Phật, vì quý vị không thể mang nghiệp ác ấy theo được. Một khi quý vị đã biết niệm Phật, thì quý vị nên thay đổi cách sống. Đừng cố tạo nên các nghiệp xấu. Nếu làm như vậy, quý vị sẽ chất chồng ác nghiệp, gia trọng thêm chướng ngại. Đó gọi là “biết rõ mà cố phạm–minh tri cố phạm,” trong trường hợp đó, nghiệp chướng tăng gấp ba. Quý vị có thể mang nghiệp cũ để vãng sanh, nhưng nay quý vị đã hiểu được Phật pháp, quý vị không thể nói rằng, “Ồ! Mình có thể niệm Phật, mặt kia mình có thể tạo nghiệp ác, vì trong tương lai mình có thể mang nghiệp đã tạo sang cõi Cực lạc với mình.”

Thật là sai lầm! Không những quý vị không thể nào mang nghiệp của mình đi, mà còn không thể nào vãng sanh về đó, vì quý vị sẽ bị chướng ngại bởi nghiệp của mình. Chúng ta là những người đã tin vào Đức Phật, phải nên thận trọng, đừng tạo thêm nghiệp chướng một khi chúng ta đã biết niệm Phật. Chương Đại Thế Chí niệm Phật viên thông nầy vô cùng quan trọng. Mọi người nên biết phương pháp niệm Phật chủ yếu là gì.

Tại sao chúng ta phải nên niệm Phật? Vì chúng ta có nhân duyên rất lớn với Đức Phật A-di-đà.

Đức Phật A-di-đà đã thành Phật cách đây 10 kiếp. Trước đó, ngài có pháp danh là Pháp Tạng tỷ-khưu. Lúc ấy, ngài phát 48 lời nguyện. Trong lời nguyện thứ 13 và 14, ngài phát nguyện: “Nếu có chúng sinh nào trong khắp mười phương niệm danh hiệu của tôi mà không thành Phật, tôi nguyện sẽ không thành chánh giác.” Nói cách khác, nếu có chúng sinh nào niệm danh hiệu ngài mà không được thành Phật, thì ngài nguyện sẽ không thành Phật. Và do nguyện lực của Đức Phật A-di-đà, mọi người ai niệm danh hiệu của ngài thì đều được vãng sanh vào thế giới Cực lạc.

Pháp môn Tịnh độ là một trong năm tông phái của đạo Phật Trung Hoa.

1. Thiền tông (dhyāna).
2. Giáo tông.
3. Luật tông.
4. Mật tông.
5. Tịnh độ tông.

Tịnh độ tông sẽ là tông phái còn tồn tại sau cùng. Trong thế giới nầy, vào thời mạt pháp, Kinh Thủ-lăng-nghiêm sẽ bị biến mất trước tiên. Sau đó, các kinh khác cũng sẽ lần lượt bị biến mất, chỉ có kinh A-di-đà còn lại. Khi Kinh A-di-đà còn lưu lại trên thế gian, kinh sẽ độ thóat cho rất nhiều người. Sau hơn 1000 năm nữa, Kinh A-di-đà cũng bị biến mất hẳn.

“Thời mạt pháp” đơn giản có nghĩa là chánh pháp hoàn toàn biến mất hẳn. Một khi Kinh A-di-đà đã biến mất, chỉ còn lưu lại câu “Nam-mô A-di-đà Phật.” Câu nói phi thường này cũng sẽ độ thóat cho rất nhiều người; thế nhưng, sau 1000 năm nữa, nó cũng sẽ biến mất. Những gì còn lại chỉ là danh hiệu “A-di-đà Phật,” danh hiệu nầy cũng sẽ tồn tại trên thế gian một trăm năm nữa rồi cũng biến mất. Đến lúc đó, sẽ không còn Phật pháp lưu hành trên thế gian nữa. Trong khi chúng ta vẫn còn ở trước thời mạt pháp, chúng ta nên tu tập và giữ gìn những sự việc ở trong thời Chánh pháp. Đó gọi là “Thỉnh Phật chuyển pháp luân.” Trong thời mạt pháp, chúng ta không nên sợ một khó khăn gian khổ nào. Tôi không ngại khó khăn khi giảng pháp cho quý vị, và quý vị không nên sợ cực khổ khi đến nghe kinh. Hãy phấn chấn tinh thần lên! Đừng nói rằng mình mệt và phải đi nghỉ. Hãy quên chính mình vì đạo pháp. Hãy suy gẫm xem Đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã sống trong núi Tuyết suốt sáu năm để tìm đạo như thế nào. Chúng ta không vào trong núi sống sáu năm, nhưng việc nhỏ nhất chúng ta có thể làm là tìm hiểu về đạo Phật. Hãy xem Phật pháp như là lương thực mà quý vị cần có để ăn vậy. “Nếu ta không đi nghe giảng kinh, cũng giống như vài ngày tới mình không có gì để ăn vậy.” Quý vị nên có suy nghĩ như vậy. “Ta phải đi nghe pháp. Ta chắc chắn phải tìm cách để hiểu đạo một cách chân xác.” Quý vị đi đâu để có được sự hiểu biết chân chính về Phật pháp? Quý vị phải thường nghe giảng kinh. Không nghe giảng kinh, quý vị không thể nào khai mở trí huệ. Đây là điều đặc biệt đúng đối với Kinh Thủ-lăng-nghiêm, vì đây chính là kinh khai mở trí huệ cho chúng sinh.

Tu Ðức - Tạo Nghiệp

Quý-vị thử nghĩ xem: Phật xưa kia, do tu vô lượng vô biên công đức, nên mới thành Phật được.
Chúng ta tại sao chưa thành Phật? Là bởi chúng ta chưa có tu vô lượng vô biên công đức. Công đức của mình so với Ngài thật quá sai lệch. Bởi vì một mặt thì mình tu hành, một mặt thì tạo tội nghiệp; do đó "Công tu không bằng tội nghiệp tạo ra."
Từ sáng đến tối mình tạo thân nghiệp, tạo khẩu nghiệp, tạo ý nghiệp. Thử xét tư tưởng của mình: Hết tưởng người nầy không tốt lại tưởng người kia đối với mình không đẹp; tưởng người nọ đối với mình nghĩ như vầy, nói thế kia, cho nên trong lòng tạo ra đủ thứ nghiệp tham, sân, si. Ở nơi miệng, mình cũng tạo nghiệp, nào là nói thị phi (kẻ đúng người sai), hoặc là nói láo, nói lời thêu dệt, nói điều ác ôn, nói điều đâm chọc hai đầu làm cho người nầy người kia bất hòa. Có những người một ngày không nói những chuyện thị phi thì giống như một ngày họ không sống vậy. Một ngày không nói láo giống như ngày đó họ không có cơm ăn vậy, họ cảm thấy rất là khó chịu, nên từ sáng tới tối phải nói chuyện thị phi, nói chuyện láo lếu thì họ mới sống được. Các vị coi thử mấy người nầy có kỳ quái chăng? Thật làm cho người ta tốn công giải thích!
Những người có tật xấu mà tự mình không nhận lỗi, lại còn che đậy, bao che cho cái tội của mình. Cho rằng mình đâu có nói dối, mình nào có vọng tưởng, mình cũng chẳng có dục niệm, đeo cái mặt nạ giả để đi lừa người khác. Kỳ thật ở đời nầy làm sao mình có thể lừa được ai? Chẳng những mình không lừa được người khác mà tự mình cũng không lừa được chính mình. Tại sao vậy? Tại vì khi mình có vọng tưởng, thì thử hỏi xem mình có biết hay không? Nếu mình biết thì mình không cách gì lừa được mình. Nếu không lừa được chính mình, thì làm thế nào để lừa người khác chứ? Chỉ có người ngu si thì mới đi lừa kẻ khác thôi.
Người không thật sự tu hành thì mang mặt nạ, lòng dạ đen tối, không giữ quy luật, chẳng làm chuyện quang minh chính đại, song không chịu thừa nhận. Do đó trong sự sinh hoạt hằng ngày, y giống như kẻ được sinh ra trong say đắm, chết đi trong mộng mị (túy sinh mộng tử). Không tu một chút công đức nào, thì làm sao thành Phật được? Những người nầy cách xa Phật đến trăm ngàn vạn dặm.
Nói cách khác, công đức mà mình tu được ít hơn tội nghiệp mình tạo ra, tức là "Phần thu hoạch không nhiều bằng phần mất đi." Thử hỏi như vậy thì làm sao thành tựu được?

Talks on the Dharma, Vol. I, p.121

http://www.dharmasite.net/sf/teach/teach3-8.html

Tuesday, October 19, 2010

Khéo hộ trì các căn - MP3 TT Thích Phước Tịnh giảng rất hay

Chửa trị thân tâm _ MP3 Thầy Thích Phước Tịnh giảng

Con đường tâm linh - MP3 TT Thích Phước Tịnh

Friday, October 15, 2010

Đèn soi nẻo giác - MP3 Thầy Thích Trí Siêu giảng

Thursday, October 14, 2010

Thiền và Tịnh độ

Thiền Tứ Niệm Xứ
Thích Trí Siêu 
Pháp quốc, 1987 (hiệu đính 2001)

Người ta thường có khuynh hướng cho rằng Thiền cao hơn Tịnh Ðộ. Thật ra vấn đề không phải ở cao thấp mà ở chỗ bịnh nào thuốc nấy mà thôi.
Ðức Phật xưa kia đã tận tụy suốt 45 năm nói Pháp, từ cao xuống thấp, từ thấp lên cao, tùy căn cơ của chúng sanh mà chỉ bệnh cho thuốc. Ngài không quảng cáo một pháp môn nào cả. Sự phân biệt cao thấp, Ðại Tiểu là do người sau này, căn cơ không được như đức Phật, không có nhất thiết chủng trí, không biết nhiều pháp môn, chuyên tu pháp môn nào thì chỉ đề xướng pháp môn đó thôi. Người thích tu Thiền không nên tưởng mình là thượng căn, người tu Tịnh Ðộ không nên có mặc cảm là hạ căn. Người tu khi lựa chọn pháp môn phải dùng trí huệ sáng suốt, biết bệnh của mình hợp với phương thuốc nào. Thượng căn hay hạ trí thực ra không có nghĩa gì cả, đó chỉ là những khái niệm đối đãi nhị biên do chúng ta phân biệt đặt ra mà thôi. Một ông bác sĩ giỏi chữa hết bệnh đau mắt, không thể nói với một người đau tim rằng: "thuốc của tôi hay lắm, vì đã chữa khỏi nhiều người, ông nên uống vào sẽ hết bệnh". Cũng vậy, ta không thể nói Kinh nào hay Pháp môn nào hay hơn cả.
Tịnh Ðộ có thể được xem là một phần của Mật Tông. Theo Mật Tông hay đúng hơn là Mật thừa (Mantrayanà) còn gọi tên khác là Kim Cang thừa (Vajrayanà), mỗi một vị Phật hay Bồ Tát đều có một câu thần chú tượng trưng cho bản nguyện của vị đó. Ðức Phật Thích Ca có câu thần chú "Om muni muni maha muniye svahà", Phật A Di Ðà có "Om Amitabhà Hrih ", Quan Thế Ấm Bồ Tát có " Om mani padmé hùm ", v.v... Phật A Di Ðà ở phương Tây là một trong năm vị Thiền Phật (Dhyàni Bouddha), và cõi Cực lạc của Ngài là một trong muôn ngàn cõi tịnh độ trong pháp giới. 
Nhân tiện đây xin nhắc nhở những ai tu Mật tông theo truyền thống Tây Tạng tức quán tưởng các hình tướng (déités, Yidams, Dakinis...) hoặc mandala, cần phải có bậc thầy truyền cho trực tiếp lễ quán đảnh (Initiation, dbang). Nếu chỉ tu theo sách vở, hoặc học lóm tu luyện với tâm mong cầu, sở đắc thần thông này nọ thì sẽ dễ lạc đường đi vào tà đạo lúc nào không hay.
Tịnh Ðộ thuộc Ðại thừa, hành giả tu niệm Phật cầu sanh về Cực Lạc, chứng được quả vị Bất thối chuyển rồi từ đó dần dần tiến đến quả vị Phật là cứu cánh. Tuy nhiên trên phương diện thực hành và truyền bá thì Tịnh Ðộ nhấn mạnh về việc vãng sanh Cực Lạc và quên đi mục đích chính của đạo Phật là tu tâm sửa tánh, giải trừ phiền não ngay trong kiếp sống hiện tại.
Người tu theo Tịnh Ðộ thường cho mục đích chính của sự niệm Phật là cầu sanh Cực Lạc, không nghĩ đến chuyện thành Phật để cứu độ chúng sinh. Niệm Phật là để cầu thành Phật và muốn thành Phật thì phải học làm Phật, đến khi xả bỏ báo thân này thì sẽ về Cực Lạc để tiếp tục con đường thành Phật. Vì thế người tu Tịnh Ðộ vẫn cần phải học tất cả pháp môn, phát bồ đề tâm, trau dồi Giới, Ðịnh, Huệ ngay khi còn ở Ta Bà này.
Tu Tịnh Ðộ muốn được vãng sanh cần phải có đầy đủ Tín, Hạnh, Nguyện. Tín là lòng tin chắc chắn có đức Phật A Di Ðà ở Cực Lạc Phương Tây, và những ai chí tâm niệm danh hiệu Ngài thì sẽ được vãng sanh. Hạnh là một khi tin chắc rồi thì hành giả phải gia công ngày đêm niệm Phật không gián đoạn, tâm tâm niệm niệm luôn nhớ đến Phật A Di Ðà. Nguyện là hành giả đem hồi hướng tất cả công đức tu hành và niệm phật nguyện sanh về Cực Lạc.
Ðại khái pháp môn tu Tịnh Ðộ là như vậy. Vì có rất nhiều sách giảng về Tịnh Ðộ, đọc giả có thể tìm nghiên cứu thêm, ở đây chỉ nhằm mục đích dung hòa hai lối tu Thiền và Tịnh.
Tu Tịnh Ðộ nếu không hiểu lý thì Tín sẽ biến thành ỷ lại, không chánh niệm thì Hạnh không tròn. Không hiểu lý, không chánh niệm thì sẽ bê trễ lơ là, do đó Nguyện sẽ không thành. Vì thế những người trẻ khi tu theo Tịnh Ðộ cần phải trau dồi, học hỏi để thông hiểu lý, tập thiền định để không cho phiền não chi phối, và phải phát nguyện cứu khổ chúng sinh, lập đi lập lại những lời nguyện ấy. 
Giáo lý nhà Phật gồm có Chân Không và Diệu Hữu. Thiền tông dựa trên Không, còn Tịnh Ðộ nương vào Hữu.
Tu Thiền mà bác Tịnh Ðộ cho rằng không có thế giới Cực Lạc ở phương tây thì đó là chưa hiểu tự tánh (vốn chơn không mà diệu hữu). Tu Tịnh Ðộ mà bỏ Thiền, thì chưa hiểu tự Tâm (vốn diệu hữu nhưng không lìa chơn không).
Thiền và Tịnh đều là những pháp môn của Phật để lại, tùy căn cơ mà chúng ta lựa chọn cho thích hợp. 
Người tu Thiền có thể hồi hướng công phu cầu sanh Tịnh Ðộ nếu chưa hoàn toàn tự chủ và sợ căn cơ còn yếu.
Người tu Tịnh Ðộ nên tập học giữ chánh niệm làm chủ tâm ý để đạt được an lạc ngay trong cuộc sống hiện tại và sau khi chết thì về Cực Lạc
Ta có thể tu tập cả hai gọi là Thiền Tịnh song tu. Là hành giả Ðại Thừa theo Bồ Tát Hạnh, ta cần thực hành Lục Ba La Mật: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí huệ. Tu Tịnh Ðộ cũng cần thiền định để cho tâm an trụ không bị phiền não sai sử, nhờ vậy niệm Phật mới dễ nhất tâm, và khi lâm chung không sợ tán loạn. Tu Thiền thời nay không phải dễ giác ngộ mà cốt làm chủ tâm ý, thanh lọc thân tâm, sống an vui hạnh phúc, và sau khi chết cầu về Cực Lạc để được gần Phật nghe Pháp, được như thế có lợi hơn không?
Dù theo Thiền hay Tịnh Ðộ, người tu vẫn cần phải giữ gìn tâm ý, trau dồi đạo hạnh, tích tụ công đức, bớt dính mắc vào chuyện thế gian, không để cho cuộc đời lôi cuốn. Xưa kia các Thiền Sư sau khi ngộ đạo, đều tìm nơi ở ẩn tu luyện cho đến khi hoàn toàn làm chủ được tâm ý mới ra độ đời. Chư Tổ Tịnh Ðộ như ngài Huệ Viễn, Thiện Ðạo, Vĩnh Minh, không những xiển dương dạy chúng niệm Phật, mà chính mình cũng nhập thất niệm Phật làm gương. 
-ooOoo- 
Trang kế | Mục lục | Ðầu trang
 
http://cusi.free.fr/thi/trisie01/thien4nx-03.htm

Ngày nay trong Phật giáo còn lại ba tông phái chính là Thiền tông, Mật tông và Tịnh Ðộ tông. Riêng ở Việt Nam thì chỉ có Thiền Tông và Tịnh Ðộ tông là thịnh hành hơn cả. Ðại khái thì Thiền chủ trương tự lực, Tịnh Ðộ nương vào tha lực của Phật A Di Ðà. Mới xem qua dường như hai pháp môn này chống trái nhau, nhưng xét cho kỹ Thiền là trở về với bổn tánh thanh tịnh, đó không phải là tịnh sao? Còn Niệm Phật mà không có chánh niệm thì Tín, Hạnh, Nguyện không tròn làm sao vãng sanh, mà chánh niệm há chẳng phải là Thiền?

Cách chữa bệnh ho lâu năm

Câu hỏi:
Tôi tên Thời Trần đã nhờ ông chỉ dẫn cách chữa bệnh ho. Ông đã cho tôi rất nhiều tài liệu nhưng vì tôi không có kiến thức về Đông y nên tôi không hiểu và không áp dụng được. Tôi rất cảm ơn Ông. Tôi xin Ông chỉ dạy giùm việc sau đây:
Tôi bị bệnh ho rất lâu, ho rất nhiều, tôi bị bệnh này từ lúc tôi bị đi cải tạo ở trong rừng sâu nước độc. Tối họ có nhiều đàm nhớt màu trắng, lúc nào cũng khạc ra đảm được sau cơn ho. Trong thời gian dài cải tạo trong rừng, không thể đi khám bệnh được, tôi xin người nhà gởi thuốc trụ sinh để chích nhưng chỉ đỡ ho nhưng không hết được bệnh. Hầu như là tôi ho suốt năm, trong 12 tháng hầu như không có tháng nào được khỏi bị họ. Những người đồng cảnh ngộ đặt tên tôi là “người ho dai dẳng”. Đến khi mãn cải tạo, tôi về nhà mà cũng không hết bệnh. Khi tôi sang đây cũng tiếp tục bị ho, trong 1 năm họa hoằn lắm mới được 3, 4 tháng là khỏi ho. Cứ ngửa cổ ho hoài và có đàm nhớt, khạc nhổ dính tòn ten. Bác sĩ ở đây cũng không trị được, chụp hình phổi thì nói là không có gì, không bị viêm hoặc bệnh nào của phổi. Rất khó chịu về bệnh này. Tôi thường xuyên sám hối trước Tam Bảo và nguyện xin gặp thầy, gặp thuốc hay để trị bệnh. Có lần khó chịu quá, ho lộn ruột và muốn ngất xỉu, tôi đi khám bệnh đột xuất thì gặp 1 bác sĩ mới thực tập tìm ra nguyên nhân là tôi bị Allergy nên cho tôi uống thuốc Allergy. Tôi khỏi bệnh được một thời gian, nhưng đến đầu mùa đông năm nay tôi cũng bị ho trở lại và ho đàm như những thời gian trước. Ai chỉ gì tôi cũng chữa theo mà không hết bệnh. Thời gian trước, có những Đạo hữu đã cho tôi đĩa của Ông dạy trị bịnh bằng những loại thuốc rẻ tiền và đĩa Ông dạy về khí công. Tôi nhờ người chủ chợ sang tận Chicago mới mua được giùm tôi 3 loại thuốc là Bát Vị Quế Phụ, Lý Trung Hoàn, Bách Hợp Cố Kim Hoàn, mỗi thứ 12 lọ, mỗi lo 200 viên. Xin Ông vui lòng chị dẫn giùm tôi cách uống như thế nào để tôi xử dụng cho đúng. Tôi có thể uống mỗi ngày cả 3 thứ được không? Tôi cũng bị tay chân lạnh vào mùa đông. Ngoài ra còn bệnh ăn uống khó tiêu, bụng hay bị sôi, thường bị xả hơi dưới (đánh giắm.)
Từ lúc tôi ăn gạo lứt muối mè thì bệnh sôi ruột và xả hơi dưới có bớt nhưng không hết hẳn. Riêng bệnh ho thì không hết dù tôi vẫn ăn gạo lứt muối mè. Tôi ăn kiêng và đơn giản không có nhiều món và ăn ít không ăn nhiều, lúc nào bao tử cũng trống một khoảng, không tham ăn nhiều và món ngon có huyết nhục để cho nhẹ bụng. Xin Ông vì lòng từ bi chỉ dạy tôi cách uống 3 loại thuốc trên. Tôi định tập cách vỗ tay 4 nhịp để hỗ trợ cho việc uống thuốc. Tôi không có phương tiện học khóa khí công. Tôi đã già và rất ít đi xa, ngay cả việc xử dụng máy vi tính cũng không biết. May nhờ đứa con gái chỉ cho tôi cách email nên tôi mới liên lạc được với Ông. Xin Ông thông cảm và hỷ xả cho tôi nếu có gì lầm lỗi cũng như đã làm phiền và mất thì giờ của Ông. Tôi xem trên đĩa DVD của Ông, tôi rất thán phục tinh thần sống đạo đức của Ông do đó tôi mới dám gọi email này đến Ông. NẾU THẾ GIỚI NÀY CÓ NHIỀU NGƯỜI CÓ TINH THẦN VỊ THA NHƯ ÔNG thì sẽ được an lành và hạnh phúc rất nhiều.
Trận trong kinh chào Ông và cảm ơn Ông nhiều.
Trần An Thới
Thầy Đỗ Đức Ngọc trả lời :
Thưa ông,
Ông bị phong hàn nên phối yếu, ăn uống không đầy đủ nên áp huyết thấp, sức đề kháng yếu nên bị ho lâu. Bệnh mãn tính cần chữa thời gian lâu.
Để tăng sức đề kháng, cần phải đo áp huyết hai cánh tay, nếu dưới 110/80mmHg mạch dưới 65 chân tay lạnh, phổi lạnh, thì phải uống thêm thuốc bổ máu sirop Đương Quy Tửu mua ở tiệm thuốc Bắc (Tankwe – Gin hay Tankwe – Gao) , dùng 2 muỗng canh pha với 1 ly nước nóng, uống trong bữa ăn, ngày 2 lần. Uống mỗi ngày 2 lần, đến bao giờ áp huyết lên 130/90mmHg mạch 70 – 80 thì ngưng.
Sáng ngậm trong miệng 30 viên Bách Hợp Cố Kim Hoàn, để bổ phổi, ngừa ung thư phổi. Uống đều trong 6 tháng.
Sau khi ăn cơm trưa, ngậm trong miệng 20 viên Lý Trung Hoàn, giúp tiêu hóa thu nạp chất bổ của thức ăn và tán đàm. Uống trong 6 tháng
Tối đi ngủ ngậm trong miệng 30 viên Bát Vị Quế Phụ để điều chỉnh áp huyết, tăng thân nhiệt, ấm chân tay, khi áp huyết lên 130/90mmHg mạch 70 – 80 thì ngưng.
Kiêng ăn thức ăn hàn, lạnh, như khổ qua (mướp đắng), cam chanh làm mất máu. Nên ăn chất gừng làm ấm bao tử, nếu bao tử lạnh, thức ăn biến thành đàm.
Chúc ông mau khỏi bệnh Có gì thắc mắc xin cứ email cho tôi. Ngày thứ năm tôi nghỉ vacances đến ngày 11/1/2010 mới liên lạc với ông tiếp tục.
Thân
doducngoc
o O o
Kính Ống,
Xin cám ơn sự chỉ dẫn của ông
Tôi tên Trần An Thới, năm nay tôi được 68 tưới, hiện cư ngụ tại thành phố Grand Rapids, tiểu bang Michigan USA. Tôi đã nhận được email của Ông chỉ dạy về tình trạng bệnh của tôi và cách xử dụng thuốc để trị bệnh. Những lời chỉ dẫn của Ông thật là rất quý báu cho chúng tôi. Ông đã nói trúng hết những bệnh của tôi do nguyên nhân nào đã gây ra. Khi đã biết được nguyên nhân thì việc chữa bệnh hầu như dễ dảng rất nhiều. Những lời chỉ dẫn của Ông rất tận tình và đến nơi đến chốn. Thật rất hiếm người có tấm lòng vị tha bác ai như Ông. Tấm lòng của Ông giống như những bậc tu hành chân chính hoặc giống như những vị Bồ Tát. Tôi đã áp dụng triệt để cách ngậm trong miệng 3 loại thuốc mà tôi đã có sẵn, còn loại thuốc ĐƯƠNG QUY TỬU [TANKWE - GÌN HAY TANKWE - GAO] tôi chưa gởi mua được vì phải nhờ chủ chợ Việt đi bỏ hàng ở Chicago mua giùm. Lần trước từ lúc gởi đến lúc có thuốc phải mất thời gian 3 tuần lễ. Xin Ông vui lòng cho biết loại thuốc bổ này những người ăn chay trường xử dụng cơ trở ngại gì không? . Nếu thứ thuốc này bào chế bằng các loại thảo mộc mà không pha lẫn với sinh mạng của loài vật thì thật quý vô cùng. Chúng tôi sẽ phổ biến để giúp những Tăng, Nỉ và cả những người tu tại gia đã phát tâm ăn chay dài hạn để trưởng dưỡng lòng từ bi. Khi thân thể được khỏe mạnh thì mặt tính thần cũng được sáng suốt và dễ tu hành hơn
Kính thưa Ông, hiện nay áp suất máu và tim mạch của tôi có chiều hướng tăng lên khi đã xử dụng 3 loại thuốc mà Ông đã chỉ dẫn, không còn quá thấp như lúc trước. Chứng bệnh ho của tôi cũng giảm dần. Tôi xin vâng lời Ông triệt để kiêng cứ những món ăn có tính cách quá âm hàn, khiến lạnh bụng và những trái cây thuộc loại chua khiến bị mất máu. Đồng thời trong những bữa ăn tối thường ăn thêm những lát gừng mỏng để ấm bao tử. Thức uống của tôi thường là trà già 3 năm [trà Bancha] hoặc nước gạo lứt rang.
Trước khi dứt lời, tôi xin chân thành cảm ơn Ông đã chỉ dạy cho tôi để chữa trị bệnh khổ về thân. Tôi thành kính dâng lên lời cầu chức thân tâm của Ông được thưởng an lạc, cuộc sống an lành và phúc hạnh, công hạnh giúp đời được sâu dầy, phước thọ của Ông được tăng trưởng như ý muốn.
Thầy Đỗ Đức Ngọc trả lời :
Xin cám ơn ông đã báo tin bệnh của ông đã thuyên giảm, đó là một khích lệ lớn cho thầy thuốc. Xin chúc ông mau khỏi bệnh. Dưới đây là thành phần và cách dùng thuốc cây cỏ đông y dược. Sirop Đương Quy Tửu, không có pha lẫn sinh mạng của loài vật, chư tăng ni có thể dùng được.
Những bệnh có thể uống được thuốc bổ máu Đương Quy Tửu (Tankwe gin)
Những bệnh thuộc hư chứng, tây xét xét nghiệm tìm không ra bệnh, nguyên nhân do thiếu khí huyết trầm trọng, áp huyết rất thấp dưới 90/65mmHg, mạch có thể nhanh hay chậm, dễ bị tây y chẩn đoán lầm thành bệnh thần kinh, bệnh si khờ, điên, mất trí nhớ, tê bại liệt, ung thư tử cung, ung thư bao tử, ung thư não, không đủ sức làm việc, hay mệt mỏi, chóng mặt hoa mắt, mắt tối xầm tự nhiên té ngã, chân tay yếu đi hay bị té ngã .Những triệu chứng đó tây y chữa ngọn dưới nhiều tên bệnh khác nhau, nhưng đông y chữa vào gốc bệnh thiếu khí huyết, cần phải bổ khí huyết, khi áp huyết lên được 120-130/75-85mmHg, mạch tim trở lại bình thường 70-80 là khỏi bệnh.
Ngoài phương pháp tập động công, tĩnh công thiền, đông y cho dùng thuốc bổ khí huyết gọi là Đương Quy Tửu những triệu chứng bệnh thuộc ngọn kể trên đều dứt hẳn
Thành phần :
Đương Quy (Angelicae sinensis)
Xuyên Khung (Rhizoma Chuanxiong)
Thục địa (Rehmanea)
Bạch Thược (Paeoniae Alba)
Đảng Sâm (Codonopsis Pilosulae)
Hoàng Kỳ (Astragali)
Phục Linh (Poria)
Cam Thảo (Glycyrrrhizae(Pyro)
Mật Ong (Honey)
Thân
doducngoc
o O o
Kinh
Ông, Tôi  đã nhận được những phương cách đây trị bệnh của Ông đã gởi tặng cho chúng tôi. Cách trị nào giống với bệnh chúng tôi thì chúng tôi sẽ áp dụng trị. Tôi xin lỗi Ông về email kỳ rồi tôi kể lể quá nhiều thành ra dư thừa và làm mất thì giờ của Ông.
Xin Ông vui lòng cho tôi hỏi thêm:
1/ – Áp huyết của tôi hiện nay đã lên sau thời gian 3 tháng dùng thuốc nên tôi ngừng uống Đương Quy Tửu và ngậm Bát Vị Quế Phụ vì sợ sẽ tăng áp huyết lên cao quá mức trung bình. Hiện tại tôi chỉ còn ngậm 2 loài Bách Hợp Cố Kim Hoàn (buổi sáng 30 viên) và Lý Trung Hoàn sau khi ăn cơm trưa [20 viên] , như vậy cần phải thêm số lần ngậm trong ngày?Xin Ông chỉ dạy.
2/ – Tôi đọc trong những cách trị mà Ông đã cho chúng tôi có đề cập đến “Bổ Trung Ích Khí Hoàn” là loại thuốc làm mạnh chức năng tỷ, vị, để chuyển hóa thức ăn thành chất bổ mà không biến thành đàm. Như vậy giữa 2 loại thuốc “Lý Trung Hoàn” và “Bổ Ích Khi Trung Hoàn” thứ nào tốt hơn, để tôi gởi mua trong kỳ mua thuốc sắp tới?
3/ – Tôi bị bệnh ho đàm của người lớn tuổi do phế thận hư hàn, đàm trắng lỏng ít, thường vướng cổ họng rất ngứa và khó chịu do thời tiết mùa đông ở đây quá lạnh và do đi làm trong hãng lạnh hơn 7 năm (nhiệt độ thường từ 0 độ đến 4 độ C). Tôi sẽ tập luyện như những lời Ông đã chỉ dẫn cho Thầy giáo Phương hỏi về cách trị bệnh ho kinh niên, chắc chắn là tốt cho tôi? .
Thỉnh thoảng có những đề tài trị bệnh mới, xin Ông vui lòng tiếp tục giúp chúng tôi để làm tài liệu phòng bệnh, trị bệnh và phổ biến. Chúng tôi cảm ơn Ông rất nhiều.
Trận trọng kinh chào Ông.
Thầy Đỗ Đức Ngọc trả lời :
1-Áp huyết ở cả hai tay của ông lên đến 130/80mmHg mạch 70-80 là tốt. Ngưng không dùng sirop bổ máu Đương Quy Tửu nữa. Còn tập bài động công Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần khi bàn tay ngón tay nóng ấm thì cũng không cần dùng đến Bát Vị Quế Phụ nữa.
2-Công dụng của Bổ Trung Ích Khí Hoàn là trị suy nhược co thể, huyết trắng, sa tử cung, tỳ vị suy yếu. Còn Lý Trung Hoàn : trị các chứng thương hàn, ỉa chảy, nhưng không khát nước, ói mửa, bụng đau, tay chân lạnh, cảm hàn. Như vậy Lý Trung Hoàn ngừa cảm lạnh chân tay lạnh nhiều hơn. Bổ Trung Ích Khí giúp mạnh tỳ vị.
3-Muốn vừa chữa ho hàn, bổ phổi, mạnh tỳ vị, tiêu đàm, chữa bằng hai cách :
a-Chữa ngọn bằng Nhị Trần Thang, công dụng chữa tỳ vị có đờm do thấp hàn, ra tiệm thuốc bắc hốt thuốc thang những thành phần sau :
Bán Hạ chế, Phục Linh, Trần Bì, mỗi thứ 8g. Chích Thảo 4g. Ô Mai nhục 1 trái. Gừng 7 lát.
Sắc 3 chén nước còn 0.8 phân, uống lúc đói. Uống 6 thang.
b-Ngừa bệnh và biến chứng bằng thuốc viên Lý Trung Hóa Đờm Hoàn : Trị Tỳ Vị hư hàn, đờm dãi ở trong dâng lên, ói mửa, ăn ít, đại tiện không bình thường, ho nhiều đờm, ăn không tiêu. Trước mỗi bữa ăn ngậm 20 viên.
c-Chữa gốc : Bổ phổi bằng Bách Hợp Cố Kim Hoàn. Sáng và tối mỗi lần ngậm 30 viên.
4-Khi người lạnh, áp huyết xuống, tập bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 200 lần, sau đó ngậm miệng để giữ khí và nhiệt độ trong người, sẽ cảm thấy khỏe, người ấm nóng, áp huyết tăng.
Thân
doducngoc