Tuesday, July 30, 2013

BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG

Hãy đơn giản sống theo cách của chính mình

-Khi bạn im lặng, những người yêu thương bạn sẽ bảo bạn biết lắng nghe, những kẻ ghét bạn sẽ bảo bạn khinh người.

- Khi bạn nói, những người yêu thương bạn sẽ bảo bạn biết chia sẻ, những kẻ ghét bạn sẽ bảo bạn nói nhiều.

- Khi bạn nói về
những điều to lớn, những người yêu thương bạn sẽ bảo bạn đang truyền cho họ cảm hứng, những kẻ ghét bạn sẽ bảo bạn đang "nổ".

- Khi bạn nói về những điều rất đời thường, những người yêu thương bạn sẽ bảo bạn giản dị, những kẻ ghét bạn sẽ bảo bạn tầm thường.

- Khi bạn hy sinh, những người yêu thương bạn sẽ nói "cảm ơn", những kẻ ghét bạn sẽ nói "đạo đức giả".

- Khi bạn sống thật, những người yêu thương bạn sẽ tha thứ và yêu thương bạn nhiều hơn, những kẻ ghét bạn sẽ lại càng căm ghét bạn.

- Hãy đơn giản sống theo cách của chính mình.

* Không có gì hoàn hảo trong cuộc đời này. Không có người hoàn hảo, cũng không có việc hoàn hảo,... vì các pháp hữu vi đều vô thường, là bất toại nguyện.
(Thuần Nhiên - ST)

Sunday, July 28, 2013

Tại Sao Tu Hành Đôi Khi Bị Đổ Nghiệp? - Thích Chân Hiếu

Lấy Bệnh Làm Thuốc, Biến Oán Thành Ân - Thích Chân Hiếu

Bí Ẩn Từ Nghịch Cảnh - ĐĐ.Thích Phước Tiến

Saturday, July 27, 2013

Đừng Chấp Vào Cảnh Giới Lạ Trong Lúc Niệm Phật - Thích Chơn Hiếu




Tổ Ấn Quang nói khi tu hành mà mình thấy cái gì củng cho là giả hết thì chắc ăn rồi , khỏi cần mất thời gian đi hỏi Thầy hay Sư Cô . Khi lâm chung mà thấy Phật thì mới thật , vì ma khg giả được Phật trước lúc mình lâm chung , đó là đại nguyên của Phật A Di Đà .

Sanh Tử Đại Sự - Thích Chân Hiếu

Friday, July 26, 2013

Thursday, July 25, 2013

Giải tỏa nỗi đau của quá khứ

Khi bạn chưa đủ sức an trú trong năng lực của phút giây hiện tại, mỗi cảm xúc ưu phiền mà bạn đã phải trải qua là dư vị của khổ đau còn sót lại trong bạn. Nỗi khổ dai dẳng này nhập vào với nỗi đau tiềm ẩn của quá khứ làm cho nỗi khổ đau càng ngày càng tích lũy dày thêm trong thân tâm bạn. Nỗi khổ đau này gồm cả nỗi đau bạn đã từng chịu đựng thời thơ ấu do sự ảnh hưởng của môi trường nơi bạn đã lớn lên.
Khối khổ đau sâu dày này là một nguồn năng lượng tiêu cực xâm chiếm cả thân tâm bạn. Quả thực, ta có thể xem nó như một thực thể khổ đau sống động, tuy không có hình dáng rõ rệt. Khối khổ đau sâu dày này gồm hai sắc thái: đang ngủ yên hoặc đang hoạt động. Thông thường nỗi đau này thường ngủ yên, hoặc chỉ ngấm ngầm ở trong ta. Nhưng nơi một người có nhiều sầu khổ, nỗi khổ ấy thường hoạt động và biểu hiện ra một cách liên tục và rõ rệt. Một số người gần như sống hoàn toàn trong cảm giác khổ đau liên tục, trong khi những người khác thì chỉ kinh nghiệm nỗi khổ ấy trong một vài tình huống như: trong một quan hệ luyến ái, trong tình trạng mất mát về vật chất hay tinh thần, v.v…
Bất cứ chuyện gì xảy ra cũng có thể khơi dậy khối khổ đau sâu nặng của quá khứ này ở trong ta, nhất là khi kinh nghiệm ấy trùng hợp với những kinh nghiệm tương tự đã xảy ra trong quá khứ. Khi nỗi khổ đau xưa cũ ấy có đủ điều kiện, nhân duyên để sống dậy từ trong ta, thì dù chỉ là một ý nghĩ hay một lời nói vô tình của một người thân, cũng làm cho nỗi đau cũ trỗi dậy.
Có những niềm đau ở trong ta rất khó chịu nhưng lại vô hại như một đứa bé luôn mồm than vãn, khóc la. Nhưng có những niềm đau gây tác hại và gây suy sụp trầm trọng ở trong ta. Một số nỗi đau có tính xâm hại về thể xác, trong khi những nỗi đau khác thì xâm hại về tình cảm. Có những niềm đau khiến ta có khuynh hướng hành hung những người chung quanh hoặc những người thân của ta. Có thứ lại uy hiếp ngay chính ta! Những lúc ta bị rơi vào nanh vuốt của những nỗi đau như thế, ý nghĩ và cảm nhận của ta về cuộc đời trở nên hoàn toàn tiêu cực, chán nản và có khi ta dễ tự làm hại chính mình và những người chung quanh. Bao nhiêu tai nạn và bệnh hoạn cũng do đấy mà ra. Có những cơn đau dằn vặt, bức bách đưa nạn nhân đến chỗ tự vẫn!
Có khi ta gặp một người quen, và khi tình cờ tiếp chạm với biểu hiện của những nỗi khổ rất kinh khủng nhưng ngấm ngầm ở trong người ấy, ta sẽ cảm thấy vô cùng bất ngờ. Nhưng tốt hơn hết là thực tập nhận diện và quan sát nỗi đau ấy trên chính mình. Hãy để ý theo dõi bất cứ dấu hiệu không vui gì ở trong ta, dù dưới hình thức nào, có thể đó là dấu hiệu của khối khổ đau sâu dày xưa cũ trong bạn đang vươn mình thức giấc. Trạng thái này có thể được biểu hiện như một cảm giác bực bội, nóng nảy, u sầu, ác ý, giận dữ, phẫn nộ, u uất… hoặc có khả năng đưa quan hệ cá nhân đến chỗ bi kịch… Cho nên bạn hãy sáng suốt nhận diện nỗi khổ đau cũ ngay giây phút chúng vừa trở mình thức dậy.
Nỗi khổ đau cũ trong ta cũng muốn tiếp tục sinh tồn như mọi sinh vật khác, và nó chỉ có thể sống còn khi ta vô tình đồng hóa mình với nỗi khổ ấy một cách mê muội. Cơn đau khi đó sẽ sống dậy, chiếm hữu ta, “trở thành ta”, và sống ở trong ta. Khối khổ đau này cần ta nuôi dưỡng và tiếp tế “thức ăn”! Nỗi đau sẽ được nuôi dưỡng bằng những kinh nghiệm quá khứ trùng hợp với khổ đau cũ ở trong ta. Đó là bất kỳ những gì có thể tạo thêm khổ đau: giận dữ, hủy diệt, căm thù, sầu khổ, sự cố tình gây ra những bi kịch tình cảm, bạo hành… ngay cả bệnh tật cũng vậy. Do đó khi ta bị nỗi đau khổ cũ ở trong ta khống chế, hoành hành, nó sẽ tạo ra cho ta một tình trạng ngày càng khốn đốn, để từ đó cơn đau được tiếp tế và nuôi dưỡng bằng những thức ăn ấy. Nỗi đau quá khứ ở trong bạn chỉ muốn được bạn nuôi chúng lớn thêm bằng những nỗi đau khổ mới mà bạn vô tình tạo ra. Nỗi khổ sâu dày ấy không thể sinh sống bằng niềm hạnh phúc đang có mặt ở trong bạn. Vì nó không thể tiêu hóa được năng lượng hạnh phúc ấy.
Khi niềm đau khổ này đã xâm chiếm và làm chủ cuộc đời bạn, thì bạn càng có tư tưởng “muốn” khổ đau thêm. Bạn sẽ trở thành nạn nhân hay thủ phạm. Bạn thích gây đau khổ cho người khác hay bị người khác gây đau khổ, hoặc cả hai thứ. Dĩ nhiên bạn sẽ không ý thức được điều này nên khi có ai muốn chỉ ra cho bạn tình trạng này, bạn sẽ khăng khăng chối cãi rằng bạn không muốn chịu khổ đau. Nhưng khi thực sự nhìn sâu vào vấn đề, bạn sẽ thấy rằng tất cả tư tưởng và hành động của bạn đều cùng một mục đích: làm cho những đau khổ ở trong bạn được kéo dài, cho chính bạn và cho người khác. Nếu bạn ý thức một cách sáng suốt về điều này thì niềm đau dĩ vãng tự dưng sẽ được hóa giải, chấm dứt vì không ai điên dại mà lại muốn chịu khổ đau.
Thật ra, nỗi đau chỉ là bóng tối của cái bản ngã của bạn. Nó rất sợ ánh sáng của ý thức; nó sợ bị bạn khám phá ra chân tướng. Sự sống còn của nó tùy thuộc vào sự đồng hóa mê muội của chính bạn với nỗi khổ đau ấy. Cũng như vì sợ hãi, ta không dám giáp mặt với niềm đau ấy ở trong ta. Nhưng nếu ta không đương đầu với nó, không sáng suốt nhận ra nó, ta buộc phải chìm đắm trong đau khổ ấy triền miên. Khi đó nỗi đau tựa như một con quái vật hung hiểm mà ta sợ không dám đối diện, nhưng tôi đoan chắc với bạn rằng, nó chỉ là một bóng ma yếu đuối, không có thực, nên không thể lấn lướt bạn khi bạn thực sự có mặt.
Các giáo thuyết về tâm linh đã xác nhận đau khổ của con người thực ra chỉ là những ảo tưởng trí năng(4). Và đây là một sự thật. Bạn có muốn nói: “Điều này không đúng!” với tôi không? Nếu chỉ tin suông thôi cũng chưa đủ. Bạn có muốn cưu mang nỗi đau khổ này suốt quãng đời còn lại và miệng thì cứ nói rằng đó chỉ là ảo tưởng? Làm như vậy có làm cho ta khỏi khổ đau chăng? Điều quan trọng ở đây là làm sao cho ta thấu suốt được sự thật này và áp dụng điều ấy vào chính bản thân ta.
Nỗi đau khổ cũ ấy không muốn ta giáp mặt với nó; vì khi ta trực tiếp quan sát nỗi đau với bản chất thực của nó, cảm nhận năng lực của nó ở trong ta, ta sẽ không còn tự đồng hóa mình với nỗi đau ấy. Khi đó ta sẽ cảm nhận được có một sự hiểu biết, sáng suốt hơn đang hiện diện. Tôi gọi đó là Hiện Hữu. Lúc bấy giờ, bạn đang là chứng nhân hay là người mục kích nỗi đau, chứ bạn không phải là cơn đau ấy. Điều này có nghĩa là nỗi đau không còn sử dụng ta để đánh lừa ta nữa, và nó cũng không thể nào tự phục hồi, sống trở lại trong ta. Bạn đã khám phá ra sức mạnh sẵn có bên trong của chính mình. Bạn đang nắm được sức mạnh của phút giây hiện tại.
Khi ta đủ sáng suốt để không còn bị đồng hóa với cơn đau, khi đó cơn đau sẽ như thế nào?
Chính sự vô minh, ngu muội ở trong ta tạo ra nỗi khổ đau nên sự sáng suốt của ta về nó sẽ chuyển hóa nó. Thánh Paul đã diễn tả nguyên tắc phổ thông này một cách tuyệt vời: “Mọi sự vật sẽ lộ nguyên hình khi được phơi bày ra ánh sáng, và bất cứ vật gì khi đưa ra ánh sáng sẽ tự nó trở thành ánh sáng”.
Cũng giống như ta không thể chống lại bóng tối, ta không thể chống lại cơn đau. Cố gắng chống lại chỉ gây thêm mâu thuẫn ở bên trong và càng làm nỗi đau thêm dai dẳng. Chỉ cần quan sát nó là đủ, quan sát cũng có nghĩa là chấp nhận nó như là một phần của những gì đang diễn ra trong phút giây đó.
Nỗi khổ đau giống như một phần sinh lực của bạn bị giam hãm, phân cách với tổng thể năng lượng của bạn và tạm thời trở thành một thực thể tự trị qua một quá trình trái với tự nhiên là đồng hóa mình với trí năng. Niềm đau tự phát này đang quay ngược lại đối đầu với chính nó và với đời sống, tựa như một con thú muốn nuốt cái đuôi của nó! Bạn nghĩ tại sao nền văn minh của chúng ta có khuynh hướng muốn hủy diệt sự sống? Nhưng ngay như cả sức mạnh của sự hủy diệt đó cũng vẫn là sinh lực của đời sống.
Khi ta bắt đầu thoát khỏi sự đồng hóa với trí năng và trở thành người mục kích thì nỗi đau, vì quán tính sẽ còn tiếp tục hoành hành thêm một thời gian nữa và có khi còn cố đánh lừa ta để ta trở lại bị đồng hóa với nó. Dù bạn đã không còn tạo thêm năng lượng cho chúng bằng sự đồng hóa với chúng, cơn đau vẫn còn quán tính giống như một bánh xe đang quay, nó sẽ chạy thêm một đoạn đường nữa cho đến khi hết trớn. Trong giai đoạn này, cơ thể bạn có thể vẫn còn cảm thấy đau đớn ở phần này, phần khác nhưng cơn đau sẽ không kéo dài lâu. Hãy giữ sự tỉnh táo, sáng suốt. Hãy làm một người lính canh, chăm chú và cẩn thận cho chính nội tâm mình. Bạn cần có đủ ý thức mới có thể theo dõi cơn đau trực tiếp và cảm nhận năng lực của cơn đau. Sau đó, nó không thể còn kiểm soát được tư tưởng của bạn. Chớ để dòng suy tưởng miên man của mình hòa nhập với cơn đau, lúc đó ta sẽ bị nó đồng hóa trở lại, rồi ta lại cung cấp “thức ăn” cho nỗi đau bằng những suy tưởng miên man, không chủ đích ở trong ta.
Chẳng hạn cơn giận là năng lượng chính của nỗi khổ ở trong bạn, và bạn suy nghĩ đến những cảm xúc tức giận, cứ quay cuồng với những ý nghĩ về những gì người khác đã gây tổn thương cho bạn, hay là nghĩ về những gì bạn muốn gây tổn thương cho người khác… đó là lúc bạn bị đắm chìm trong mê mờ và trong những lúc đó “ta” trở thành nỗi khổ đau của mình. Ở đâu có giận dữ là ở đó có đau khổ đi kèm. Tương tự như thế, khi tinh thần xuống dốc, ta mê mờ chìm vào thói quen cũ, nghĩ rằng đời sống thật đáng chán, lúc đó những tư tưởng tiêu cực liền kết hợp với cơn đau cũ, và bạn dễ dàng bị nỗi đau cũ tấn công. Từ ngữ “mê mờ” tôi dùng ở đây có nghĩa là bị đồng hóa mình với những tâm tư, hay cảm xúc rập khuôn ở trong mình. Đó là lúc người mục kích, chứng nhân yên lặng ở trong bạn đã bị che lấp hoàn toàn!
Cố gắng duy trì ý thức tức là ngăn chặn sự cấu kết giữa cơn đau và thói quen suy tưởng, đem lại sự chuyển hóa những năng lượng tiêu cực ở trong bạn, như thể khổ đau là nhiên liệu thắp sáng ý thức trong bạn, càng ngày càng tỏa sáng hơn. Cũng như nghệ thuật luyện kim bí truyền thời Trung cổ, người ta có thể chuyển đổi những kim loại thường thành ra vàng. Ta có khả năng chuyển hóa khổ đau trong ta thành một nhận thức sáng suốt. Khi đó sự chia cắt nội tại sẽ không còn nữa và bạn trở thành một thực thể hợp nhất. Từ đó chúng ta có trách nhiệm sẽ không tạo tác thêm khổ đau cho mình và cho kẻ khác.
Bài tập 2: Đối Diện Với Niềm Đau Ở Trong Mình
Tôi xin tóm tắt lại tiến trình: Khi nào có một nỗi khổ ở trong bạn phát sinh, hãy yên lặng chú tâm vào những cảm xúc đang có mặt đó ở trong bạn. Chỉ cần ý thức rằng: Có một cảm xúc đau đớn đang hiện diện, hãy cho phép và chấp nhận nó như nó đang là. Đừng suy diễn gì thêm. Cũng đừng để cho cảm xúc đau đớn kia biến thành những ý tưởng tiêu cực; cũng đừng nên phán đoán hay phân tích gì cả. Bạn hãy bền bỉ an trú trong phút giây hiện tại và kiên trì làm một chứng nhân yên lặng, mục kích tất cả những gì đang xảy ra ở bên trong bạn. Không những bạn cần chú tâm vào cảm xúc đau đớn kia mà bạn cũng nên chú ý đến chính bạn – chứng nhân đang trầm tĩnh quan sát mọi chuyện trong yên lặng. Đó là sức mạnh của phút giây hiện tại, sức mạnh của sự tỉnh thức ở bên trong bạn. Rồi bạn sẽ từ tốn xem chuyện gì đang xảy ra.
—–
Đối với nhiều phụ nữ, có một nỗi đau đặc biệt thường xảy ra vào thời kỳ trước khi có kinh nguyệt. Tôi sẽ đề cập và nêu lý do chi tiết sau. Trong lúc này, tôi chỉ muốn nói rằng nếu bạn có thể giữ được sự tỉnh táo và theo dõi bất cứ cảm xúc nào xảy đến bên trong bạn, thay vì bị những cảm xúc tiêu cực ấy xâm chiếm lấy bạn, đây sẽ là một cơ hội hiếm có cho bạn thực tập về sức mạnh của tâm linh và bạn sẽ nhận thức được rằng bạn đã sẵn có khả năng chuyển hóa nhanh chóng tất cả những nỗi đau cũ của quá khứ ở trong bạn.
—–

Dưỡng Sinh Công Phu - Đ.Đ Thích Tuệ Hải

Từ bi trí tuệ - HT. Thích Trí Quảng

Hạnh khiêm tốn - HT. Thích Trí Quảng

Giải tỏa oan ức - HT. Thích Trí Quảng

Đối diện nghịch cảnh - HT. Thích Trí Quảng




HT Trí Quảng nói là khi mình gặp nghịch cảnh thì phải nhìn xuống , là có nhiều người và nhiều loài còn khổ hơn mình biết bao nhiêu mà nói . Mình phải nghĩ là mình là con người , rất là may mắn , mình có 1 khối óc rất tuyệt vời , tại sao khg lợi dụng nó để mà tu tập và làm nhiều việc có ích để tạo phước cho mình .....

Mười loại Quỷ ghi trong Kinh Lăng Nghiêm

1. Quái quỷ: Loại quỷ nương gá vào vật, tức tinh quái của vàng bạc, cây cỏ… do nhân nhiều tham đời trước mà chiêu cảm.

2. Bạt quỷ: Loài quỷ chuyên nương gá vào gió, do nhân đa dâm đời trước làm loạn động 

thân tâm, như gió thổi vật, nên phải chịu quả báo này.


3. Mỵ quỷ: Loài quỷ nương gá vào loài súc sanh tạo thành tính của chúng, tức là các loài 

tính như chồn cáo…làm mê hoặc người. Do nhân đời trước thường lừa phỉnh, giả dối làm 

loạn người mà chiêu cảm nên.

4. Cổ độc quỷ: Loại quỷ nương gá vào những loài độc vật tạo thành tánh của chúng, tức 

các loại trùng độc như rắn rít…làm hại người. Do nhân đời trước nhiều sân hận, kết oán, 

ôm lòng ác độckhông bỏ, chiêu cảm nên.

5. Lệ quỷ: Loại quỷ thường nhập vào người có thân tâm suy yếu, để khơi dậy các sự khổ 

não, như dịch lệ, bệnh phổi, hư lao nội nhiệt…Do nhân đời trước đa sân, phẩn nhuế, chiêu 

cảm nên.

6. Ngạ quỷ: Loài quỷ nương gá vào hơi khí làm chất, không ăn uống được, thường chịu 

khổ đói khát. Do nhân đời trước kiêu mạn, khinh người ngạo vật, chiêu cảm nên.

7. Yểm quỷ: Loại quỷ dựa vào những hư dối mờ ám để mê hoặc tâm trí người khác. Do 

nhân đời trước gian dối, giả hiện nhân đức, khinh khi người khác, chiêu cảm nên.

8. Dịch sứ quỷ: Loại quỷ nương gá vào các cảnh hiển hiện rõ ràng để thành hình mà làm 

các việc vác cát, khuân đá nô bộc. Do nhân đời trước thường hành điều bất chánh lao nhọc 

tâm trí, nhiễu hại người vô tội mà chiêu cảm nên.

9. Vọng lượng quỷ: Loài quỷ nương gá vào núi sông, là tinh quái của cây đá. Do nhân đời 

trước tà kiến, vọng sanh chấp trước, tự cho mình đã minh ngộ chiêu cảm nên.

10. Truyền tống quỷ: Loại quỷ này nương gá vào người khác để nói những việc lành dữ, 

họa phước. Do nhân đời trước ưa tranh tụng, che dấu tội lỗi của mình, bị người kiện tụng, 

chiêu cảm nên.

Trích “Tự điển Phật học”
Sa môn Thích Thiện Tài soạn lục.

Monday, July 22, 2013

Nhân duyên

Tuesday, July 16, 2013

Monday, July 15, 2013

Con đáng ghét, vì con là dâu của mẹ

Là vợ ‘tập hai’, Cúc luôn bị mẹ chồng đem ra so sánh với vợ cũ của anh mà bà khen là rất tuyệt vời, cho đến ngày sự thật về những lời khen đó được hé lộ.
Trở thành cựu con dâu, lập tức thành người tốt
Cúc bị mẹ chồng chê bai đủ thứ, từ nhan sắc đến mức độ đảm đang, cái gì cũng thua Oanh, vợ cũ của chồng cô. Sự thua kém được bà nhấn mạnh nhiều nhất là: Oanh rất hiếu thảo với mẹ chồng, sống cực kỳ biết điều với gia đình chồng, rất rộng rãi, chứ không ki bo như Cúc, lúc nào cũng chỉ biết có mình. Những nhận xét đó được bà nhai đi nhai lại khiến Cúc luôn thấy nặng nề, căng thẳng. Cô cảm thấy mình đã cố gắng hết sức để làm vừa lòng mẹ chồng, vậy mà vẫn chẳng là gì so với “người tiền nhiệm” hoàn hảo kia.
Thực sự, Cúc không biết mình phải làm gì nữa mới hết bị mẹ chồng chê là không biết điều với nhà chồng. Dù thu nhập hai vợ chồng không cao, cô vẫn chi trả mọi khoản sinh hoạt gia đình, không để cho bố mẹ chồng thiếu thốn thứ gì. Các em tuy đã thành gia thất nhưng vẫn được chị dâu quan tâm, khi cần thì giúp đỡ. Những ngày nhà có việc, người chi tiền vẫn chỉ là vợ chồng Cúc, bố mẹ và các em gần như không đóng góp. Chỉ có điều, Cúc không có tiền tài trợ cho bố mẹ chồng đi du lịch nước ngoài như nguyện vọng của ông bà.
Một hôm, nghe bà chị họ chồng thuyết cho một hồi về cái đạo làm dâu phải thế này phải thế nọ, rằng tao nghe bà A. (mẹ chồng Cúc) bảo mày sống tệ lắm, không bằng môt góc cái Oanh ngày xưa, Cúc uất quá, tìm bằng được số điện thoại của “người tiền nhiệm”, đòi gặp ngay vì “có vài điều cần hỏi chị”, dù thực ra lúc đó cô cũng chẳng biết gặp để hỏi cái gì.
‘Con đáng ghét, vì con là dâu của mẹ’
Thực sự, Cúc không biết mình phải làm gì nữa mới hết bị mẹ chồng chê là không biết điều với nhà chồng. (ảnh minh họa)
Đến điểm hẹn, vốn định vào đề theo cách khéo léo và “sĩ diện” hơn, nhưng không hiểu sao vừa ngồi xuống đối diện với Oanh, Cúc đã buột miệng: “Chị. Chị làm khổ em quá”. Oanh trố mắt. Cúc nói tiếp: “Em không biết chị tuyệt vời đến đâu mà để bây giờ, mẹ chồng suốt ngày đưa chị ra làm tấm gương cho em học tập, em cố hết sức mà bà ấy vẫn bảo không bằng một góc của chị. Vì chị mà đời làm dâu của em khổ cực như thế này”.
Mắt Oanh càng lúc càng mở to, rồi cô bật cười rũ rượi: “Ai bảo với cô là tôi tuyệt vời? Mẹ chồng cũ của tôi á? Tôi tuyệt vời thế nào?”.  Nghe những tính từ mô tả mình từ miệng vợ mới của chồng cũ, Oanh càng cười đến nghẹt thở.
“Xinh đẹp ư? Đảm đang ư? Rộng rãi ư? Cô có biết hồi tôi còn là dâu bà ấy, bà ấy suốt ngày than phiền với hàng xóm, với họ hàng là con trai bà dại dột lấy phải đứa vợ vừa xấu vừa vụng thối vụng nát không? Cô có biết tôi thường xuyên bị mẹ chồng đay nghiến là keo kiệt không, dù bao nhiêu tiền tôi đều dùng báo hiếu bà ấy, chả để được đồng nào?”.
Trong quán cà phê hôm đó, Oanh kể hết cho Cúc chuyện chị đã phải chịu stress thế nào khi còn làm dâu, và rằng bà ấy là một trong những yếu tố khiến chị thêm quyết tâm ly dị khi tình cảm vợ chồng rạn vỡ. Rồi Oanh động viên Cúc: “Cô cứ yên tâm mà sống, cứ làm gì vừa sức và đúng đạo lý, đúng lương tâm mình là được, chứ tôi chả tốt hơn cô đâu. Đừng để tâm đến chuyện bị mẹ chồng chê bai, so sánh nữa. Nếu muốn bà ấy khen, cô chỉ có một cách là ly dị chồng thôi”.
Từ hôm đó, Cúc thấy nhẹ lòng hơn, tuy cô phải cố kiềm chế để không thanh minh cho mình bằng cách nói toạc những gì nghe được từ “người tiền nhiệm”. Thế nhưng, một hôm bị mẹ chồng nói quá, cô bật ra: “Mẹ thấy con đáng ghét, xấu xa là đương nhiên, con là đương kim con dâu mẹ mà. Chị Oanh hồi còn là vợ anh ấy cũng bị mẹ chê đủ điều có hơn gì con đâu, giờ họ bỏ nhau rồi mẹ lại khen chị ấy tuyệt vời là sao?”. Mẹ chồng “đứng hình” rồi chửi Cúc là đồ mất dạy, nhưng cô thì hả hê lắm.

Mẹ chồng “thả mồi bắt bóng”
Sau bữa giỗ, Uyên ngồi rửa bát với chị chồng, vốn lâp nghiệp và lấy chồng ở miền Nam, từ hôm cưới Uyên đến nay gần 1 năm chưa gặp lại. Hai chị em tỉ tê trò chuyện, Uyên thăm dò: “Chị có biết chị Hòa, người yêu cũ của anh Linh (chồng Uyên) không?”.
Chị cười: “Tìm hiểu về người cũ của nó, có ghen tuông gì không đây?”. Nói vậy nhưng chị vẫn kể về mối tình thời sinh viên của Linh và Hòa, cô bạn học kiêm hàng xóm. Hai người yêu nhau lắm, nhất là Linh, anh không chỉ say đắm mà còn tôn thờ Hòa. Khi hai người vào đại học được non học kỳ thì bố mẹ Hòa phá sản, nhà cửa phải bán hết, về quê sống nhờ ông bà. Mấy đứa con, trong đó có Hòa, cũng phải bỏ học. Hòa ở lại Hà Nội kiếm tiền nuôi thân và giúp gia đình.
‘Con đáng ghét, vì con là dâu của mẹ’
Mấy đứa con, trong đó có Hòa, cũng phải bỏ học. Hòa ở lại Hà Nội kiếm tiền nuôi thân và giúp gia đình. (ảnh minh họa)
“Thấy hoàn cảnh Hòa như thế, mẹ nghĩ nó không hợp với thằng Linh. Con gái xa nhà, nghề nghiệp không có, lại nặng gánh gia đình, dễ sa ngã lắm, thằng Linh thì mấy năm nữa mới tự lập được, làm sao mà đợi chờ nhau? Vì thế mẹ khuyên Linh chia tay, rồi nó cũng nghe ra”, chị chồng kể. Uyên hỏi: “Chị Hòa có xinh không ạ?”. “Cũng được, không xinh như em nhưng cũng dễ coi”.
Những gì chị chồng kể khiến Uyên suy nghĩ nhiều và khi có dịp lại hỏi người khác vốn biết về chuyện tình đầu của chồng cô. Một người bạn của Linh cho biết: “Hồi đó bà già ngăn cấm ghê lắm. Bà gặp cái Hòa mấy lần, dọa nếu không buông tha thằng Linh thì sẽ phải hối hận. Bà còn đến tận quê Hòa mắng ầm ĩ cho hàng xóm nghe, để bố mẹ Hòa xấu hổ mà bảo con chia tay. Bà cũng bảo với Linh là Hòa đi làm gái ở quán cà phê đèn mờ. Linh không tin, vẫn quyết yêu Hòa, nhưng rồi chính Hòa đã đòi chia tay. Linh nó vật vã đến mấy năm trời, rũ rượi như ma, may gặp em nó mới hồi sinh đấy Uyên ạ”. Người bạn này cũng nói, Hòa rất tốt tính, đáng yêu, nhưng không xinh bằng Uyên.
Những điều nghe được giải phóng Uyên khỏi cái mặc cảm tự ti mà mẹ chồng gieo vào cô ngay từ buổi đầu về làm dâu, nhưng cũng khiến cô rất buồn vì hình ảnh bà trong cô tối đi nhiều. Gần một năm lấy chồng, Uyên chưa bao giờ thấy mẹ chồng hài lòng về mình. Bà chê trách cô đủ thứ, và mỗi lần như vậy lại chép miệng nói một mình mà cố tình cho cô nghe: “Giá thằng Linh nó lấy cái Hòa thì có phải hay không. Con bé đẹp gái là thế, giỏi giang là thế, không hiểu sao nó lại bỏ, đi lấy con bé vừa xấu vừa chậm này”.
Uyên cho biết, từ lúc đó, cô không cố gắng hết mình để làm vừa lòng mẹ chồng nữa. “Mẹ chồng chê mình có phải vì mình không tốt đâu, chẳng qua vì mình là con dâu, nên mình có cố thì vẫn bị ghét thôi. Bà ấy ghét mình vô cớ mà bảo mình phải yêu, phải hết lòng với bà ấy thì… hơi khó”.
Hương, một cô gái cũng thường xuyên bị mẹ chồng “dìm hàng”, kể: “Hồi vợ chồng mình còn là bạn học, mẹ chồng mình quý mình lắm. Mỗi lần mình đến chơi, bà đều nói chuyện rất thân thiết, cứ bảo ước gì sau này con làm con dâu bác.  Nhiều người khác cũng nói, toàn nghe bà khen mình. Có điều hồi đó chồng mình đang thích bạn khác, cũng cùng lớp. Bạn ấy bị mẹ chồng mình chê là gầy quá, mắt một mí. Cả đám đến chơi, bà vui vẻ với mọi người mà lờ tịt bạn ấy đi. Mình cưới chồng mình một phần cũng vì nghĩ được mẹ chồng yêu sẽ rất hạnh phúc.  Thế nhưng khi mình làm dâu rồi thì trong mắt bà, mình chẳng còn gì tốt đẹp nữa”.
“Mình không hiểu nổi tại sao các bà mẹ chồng lại cứ thả mồi bắt bóng như vậy”, Hương than thở. “Yêu thương con dâu mình, động viên nó sống tốt, chẳng hơn là cứ đi khen thiên hạ và khư khư giữ lấy cái khoảng cách muôn đời mẹ chồng – nàng dâu hay sao?”.
Theo Eva


Đọc thêm tại: http://www.vietgiaitri.com/chuyen-yeu/tam-su/2013/03/con-dang-ghet-vi-con-la-dau-cua-me/#ixzz2Z4dHxtQ8

Tôi yêu chồng nhưng ghét cay ghét đắng nhà chồng!

Tôi lấy chồng được 3 năm, tuy là chưa phải làm dâu vì vợ chồng tôi sống trên Hà Nội (quê chồng ở Hà Nam). Nhưng dần dần càng tiếp xúc và hiểu rõ về nhà chồng tôi lại càng ghét họ hơn.

Vì Hà Nam và Hà Nội không xa lắm nên cứ một tuần vợ chồng tôi lại về 1 lần thăm nhà. Dạo này bận công việc hơn trước nên vợ chồng tôi cũng ít về hơn. Chồng tôi giờ làm thêm mảng thiết kế nên công việc khá là bận rộn. Còn tôi thì làm thêm bán quần áo online ngoài việc làm văn phòng. Chính vì thế mà đợt này không về thăm ông bà được như trước, thế mà ông bà suốt ngày gọi điện trách móc làm tôi phát mệt.

Mọi người sẽ nghĩ tôi là người soi mói và để ý nhưng phải là người trong cuộc thì mới thấy tủi thân và thấm thía thế nào. Đi lấy chồng đồng nghĩa với việc phải lấy cả nhà chồng, vậy mà không thể yêu nhà chồng như nhà mình tôi thật sự thấy ngột ngạt.

Ngày yêu nhau, biết gia đình anh khó khăn nhưng tôi vẫn yêu và chấp nhận lấy anh vì tôi yêu và thương anh. Anh phải một mình tự lập hết, bố mẹ chả lo được gì cả. Biết là ông bà khó khăn nên tôi cũng chả dám đòi hỏi nhiều là ông bà phải cho cái này cái nọ. Nhưng đằng này ông bà lại chỉ thích xin xỏ, nhờ vả vào con, mặc dù vợ chồng tôi đang khó khăn, nhà cửa còn phải đi thuê, nay đây mai đó.

Ông bà ở quê mặc dù làm ruộng nhưng cũng có chút đồng lương hưu. Cộng với việc ông bà rất tiết kiệm, tôi thấy chả ăn tiêu gì, ăn uống thì đạm bạc. Nếu như bố mẹ nhà khác thương con thì tiết kiệm cho con, hoặc cùng nữa là để đỡ phải nhờ vả vào con. Đằng này từ cái thẻ điện thoại hay bất cứ vật dụng nào cần mua ông đều í ới cho con trai ở tận trên Hà Nội mua, không phải là ở quê không có mà là ông sợ tốn tiền của ông.

Tôi thấy tủi thân vô cùng vì người ta lấy chồng được nhờ nhà chồng. Còn tôi thì đã không được nhờ lại còn bị nhờ vả thêm mặc dù chúng tôi cũng đang khó khăn. 

Nhà chồng có 3 con nhưng giờ có việc gì cũng cứ đổ hết lên đầu đứa con út (là chồng tôi). Tôi thương mình thì ít mà thương chồng thì nhiều. Chẳng bù cho bố mẹ đẻ của tôi không bao giờ lấy tiền của tôi cho mặc dù bố mẹ cũng khó khăn, vì bố mẹ hiểu giờ tôi còn có gia đình nhỏ của mình.

Không hiểu số tôi thế nào mà lại vớ phải nhà chồng chua chát như thế?

Chồng tôi bị bệnh, ông bà nội cũng chả lo được gì. Chỉ có mẹ tôi sốt ruột cứ đi chạy vạy đi tìm mua thuốc cho anh ấy. Nhiều lúc nghĩ thương mẹ mà chả làm gì được, trong khi bố mẹ chồng thì thờ ơ, có hỏi thăm thì cũng chỉ để cho có, còn "sống chết mặc bay". 

Tôi thật không hiểu sao lại có bố mẹ không thương và lo cho con cái như bố mẹ chồng tôi? Thế mà chồng tôi chẳng chịu hiểu hay là cố tình không hiểu ra điều ấy. Tôi cứ nói câu nào là anh lại gạt đi. Trong đầu anh ấy bao giờ bố mẹ cũng là nhất, còn vợ như tôi chỉ là thứ yếu mà thôi. Ông bà nói gì anh cũng nghe. 

Đã thế, thỉnh thoảng về, bố chồng lại gợi ý mua cái này cái nọ cho ông. Tôi về chơi có nửa ngày ông cũng bắt tôi ra chợ mua đồ ăn (ông kêu là thích ăn gì thì mua nhưng giờ tôi đã hiểu là hôm nào vợ chồng tôi về chơi thì tôi phải đi chợ để không phải tốn tiền của bố mẹ chồng). 

Nhiều lúc tôi cũng tự nhủ và an ủi mình bằng những lý do khác nhau. Nhưng sự thực là càng ngày tôi càng nhận ra tính keo kiệt, bủn xỉn của bố chồng và tôi không thể nào yêu quý ông ấy cho được. 

Đã thế, bố mẹ người khác chỉ muốn cho con cái đi ra làm ăn cho phát triển. Còn ông bà nội chỉ thích cho con cái ở nhà để có người hầu hạ, phục vụ ông ấy. Cứ hơi đau ốm tí là ông lại điện gấp cho ông con út quý hóa trên Hà Nội về gấp để chăm lo, để vòi vĩnh. Tôi thực sự ngán ngẩm với bố chồng.

Ngoài bố chồng ra thì anh em nhà chồng cũng chẳng khá hơn. Anh em nhà chồng ai cũng có nhà cửa rồi nhưng lại cứ vin vào cớ thất nghiệp với không có tiền vay mượn ông em út, trong khi ông em út thì đang thuê nhà. 

Mà lạ đời ở chỗ, họ bảo vay nhưng không thèm trả mới hay chứ. Làm sao mà tôi không điên cho được. Lúc vợ chồng tôi hỏi vay mượn làm ăn chả bao giờ nhà an chồng cho vay được đồng nào. Đến bây giờ toàn quay ra vay vợ chồng tôi mà lần lữa không trả.

Không hiểu số tôi thế nào mà lại vớ phải nhà chồng chua chát như thế? Nghĩ mà chán cho cái thân phận và cuộc đời mình. Chả bù cho nhà tôi, anh em tuy không có nhiều nhưng anh chị rất hay giúp đỡ tôi vì thấy tôi chưa ổn định. Bố mẹ cũng không có nhưng không bao giờ lấy tiền của tôi, thậm chí còn tiết kiệm cho tôi nữa. 

Càng so sánh giữa hai bên nội - ngoại, tôi lại càng thấy sự khập khiễng và chua chát. Đến bao giờ thì chồng tôi mới chịu hiểu đây?

Theo aFamily

http://tintuconline.com.vn/vn/tamsu/20130410064405010/toi-yeu-chong-nhung-ghet-cay-ghet-dang-nha-chong.html

Saturday, July 13, 2013

Khai Thị Cho Tang Gia Quyến - Thích Chân Hiếu

Eo thon nhờ sữa đậu nành


Đậu này, một loại protein thực vật, không biết vì một lý do nào đó đã ngăn cản quá trình chuyển hóa lượng đường dư thừa trong cơ thể thành chất béo.
Nghiên cứu mới nhất của trường ĐH Alabamacho (Mỹ) thấy một ly sữa đậu nành mỗi ngày có thể “giảm bớt” một lượng mỡ đáng kể thường được tích lũy ở vùng bụng.


Trong nghiên cứu mới đây nhất, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra hiệu quả của việc uống sữa đậu nành với sức khỏe của 15 phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh. 9 phụ nữ đã được đề nghị uống một ly sữa đậu nành có tổng năng lượng là 120calo trong khi 6 phụ nữ còn lại uống một loại nước giống đậu nành nhưng không có các thành phần như sữa đậu nành.

Sau 3 tháng uống liên tục, các nhà nghiên cứu nhận thấy có rất ít sự khác nhau về cân nặng giữa 2 nhóm tham gia thử nghiệm. Tuy nhiên, xét nghiệm cho thấy có một sự khác nhau rất lớn về lượng mỡ “cư trú” ở vùng thắt lưng.

Trong khi những phụ nữ uống sữa đậu nành giảm được đáng kể lượng mỡ ở vùng bụng thì những phụ nữ ở nhóm còn lại hoàn toàn không có sự thay đổi.

Những nghiên cứu trước đó cho thấy sữa đậu nành và đậu phụ, một loại đạm thực vật, có khả năng giảm thiểu nguy cơ ung thư buồng trứng và bệnh tim.

Các nhà khoa học Mỹ nhận định rằng phát hiện này có thể giúp cải thiện sức khỏe của phụ nữ lớn tuổi, những người luôn bị mối đe dọa về cân nặng khi bước vào độ tuổi mãn kinh. Một nghiên cứu kéo dài 12 năm với hơn 100 ngàn người tham gia cho thấy: Mỡ ở vùng bụng đặc biệt có hại cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường hơn sự tích lũy chất béo ở bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể.

Phương Minh

Theo Agencies

Việt Báo (Theo_DanTri)

Bánh trung thu nhân đậu xanh

Bánh bông lan chanh

Bánh bông lan ngon

Nem chay vỏ bưởi

Vietnamese steamed rice rolls - Banh cuon

Friday, July 12, 2013

Cách ăn gạo lứt muối mè giảm cân, ăn như thế nào cho đúng?


Ăn gạo lứt muối mè giảm cân - Gạo lứt muối mè từ lâu đã được biết đến như một “phương pháp thực dưỡng” bởi công dụng chữa bệnh và làm đẹp thần kỳ của nó. Ăn gạo lứt muối mè có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, bổ thận và làm tinh thần sảng khoái. Ngoài ra, gạo lứt muối mè còn là thực đơn giảm cân hữu hiệu. Nếu kiên trì thực hiện, bạn có thể giảm từ 2-3kg trong 1 tuần.

Ăn gạo lứt muối mè giảm cân
Tác dụng giảm cân thần kỳ
Gạo lứt có tác dụng giảm cân vì nó chứa các chất dinh dưỡng làm giảm khả năng thèm ăn của cơ thể và giúp ta kiểm soát cân nặng.
Chất anpha lipoic acid có trong gạo lứt tham gia vào quá trình chuyển hóa hydratcarbon và chất béo, đào thải lượng mỡ thừa một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Ngoài ra, thực đơn giảm cân từ gạo lứt muối mè cũng rất giàu chất khoáng magiê tự nhiên, cung cấp nguồn năng lượng thiết yếu cho các hoạt động thường ngày. Bạn sẽ không lo bị mất sức, chóng mặt hay mệt mỏi như các loại thực phẩm giảm cân khác.
Cách thực hiện:
- Nấu gạo lứt: Ngâm gạo lức trong nước ấm khoảng 3 giờ. Sau đó cho gạo, nước ngâm gạo, một lượng muối vừa đủ vào nồi đất, khuấy đều. Đậy nắp kín, nấu sôi khoảng 15 phút, hạ lửa nhỏ trong khoảng thời gian 1 giờ 30 phút thì cơm chín.
- Làm muối mè: Mè rang nhỏ lửa, chín vàng, sau đó bỏ muối biển tùy theo độ mặn bạn thích. Rang đến khi muối khô là được. Bạn có thể giã hơi nát để ăn.
-Bạn ăn chung gạo lứt với muối mè, đây sẽ là thực đơn giảm cân hữu hiệu.
-1 ngày ăn 3 chén gạo lức muối mè, uống ít nước và ko ăn thêm bất cứ thứ gì, kể cả rau, trái cây. Cách thực hiện thực đơn giảm cân này để đảm bảo trong vòng 1 tuần, cơ thể bạn sẽ lọc và thay máu, lúc đó bạn có thể giảm 1 tuần từ 2-3kg.
-Yếu tố căn bản của thực phẩm giảm cân từ gạo lứt muối mè là nhai thật nhuyễn khi ăn.
-Sau khi ăn cơm khoảng 15 phút bạn mới nên uống nước, không uống nước quá nóng hoặc quá lạnh, chỉ nên uống nước ấm. Để thực đơn giảm cân này đạt hiệu quả cao, bạn nên hạn chế uống nước, chỉ nên uống khi khát.


Thursday, July 11, 2013

Phương pháp phát khởi lòng từ bi !

Dạo này mình gặp qúa nhiều người ác ôn cho nên mất sạch hết  tâm bồ đề ,  giờ  đang nổi  " bồ đề gai  "  :)  Tự nhiên giờ mất hết công phu đạo lực , lại phải tập tu trở lại từ đầu , chán ghê ...hic.... Mình hỏi Sư Cô giùm chỉ cho con tu tâm từ bi , làm sao mà  khg ghét  được những thứ người ác ôn đó .....Sư Cô mới kể cho mình nghe 1 câu chuyện là : trong Chùa của Cô có 1 vài tổ ong ,  mấy đứa đệ tử của Cô trong Chùa nói Sư Cô ung khói để đuổi nó đi đi , nhưng Sư Cô nói khi mình đuổi nó đi ra ngoài thì nó sẽ bị những đứa trẻ khác phá tổ để lấy mật , còn những con ong thì người ta bắt đi chiên bột , cho nên Sư Cô khg thể đuổi nó đi được , Sư Cô nói làm vậy thì tội nghiệp nó lắm .....nhưng Sư Cô nói nhiều lúc có những Sư Cô ở xa về là bị những con ong đó chích , mà con biết khg , khi mà con ong nó nổi sân lên chích người thì cây kim của nó bị dính vô thịt người , thì phần ruột của con ong đó dính vô cây kim đó luôn , cho nên chích người xong là con ong đó cũng bị chết luôn , cho nên Phật nói chúng sanh có muôn vàn cái khổ ,  những con vật nhỏ , khi chúng nổi sân chích người là chúng cũng phải bỏ mạng luôn ....cho nên Sư Cô thấy được cái này nên rất thương những con ong này , ngay cả nhiều lúc Cô bị nó chích , nhìn thấy nó chết liền sau đó , tới mấy ngày sau Sư Cô còn thấy tội nghiệp và thương nó lắm , thay vì giận nó chích mình đau .....rồi nhiều lúc Sư Cô nhìn thấy những con ong đi hút nhằm những cây hoa màu mà người ta xịt thuốc rầy , hút mật xong là chúng bay về chùa , ngã lăn ra chết , nhìn thấy chúng vậy Sư Cô thấy thương và tội nghiệp cho những con ong này  lắm ..... nếu con muốn tu tâm từ bi thì mới đầu con phải tập quán chiếu thương những con vật nhỏ nhỏ chung quanh mình , quan sát để ý chúng và khởi lòng thương yêu chúng ....rồi từ từ mới quán chiếu thương những người gần mình nhất , sau đó thương những người xa hơn chút nữa , mà phải quán chiếu nhiều lắm nghe , phải tập trong 1 thời gian dài thì mình mới có tâm từ bi thương được  chúng sanh . Mình mới nói với Sư Cô : những con vật nhỏ thì con thương chúng lắm , nhưng khg thể thương thứ  người ác ôn được ....hihi....nói chơi chứ khg biết mắc nghiệp gì con chỉ ghét cay đắng 2 người oan gia của con thôi , ngoài ra là ai con cũng thương hết .......Sư Cô nói con phải tập quán chiếu cho thật nhiều , nghĩ họ cũng vì  vô minh nên gây nhiều đau khổ cho con , chứ nếu họ có trí tuệ , biết sợ tội và qủa báo thì họ sẽ khg hành xử với con như vậy , cho nên con phải phát tâm từ với họ , thương là thương cái vô minh thiếu trí tuệ của họ , vì họ làm ác thì tương lai sẽ gặt qủa báo xấu ác.....mà con cứ phát tâm từ bi thương họ đi , 1 thời gian sau là họ sẽ chuyển đổi khác à , tin Cô đi ....hạng người này là con bó tay rồi Sư Cô ơi , họ vô minh và ác ôn lắm ....càng giúp họ  và nhịn họ thì họ càng làm tới , khg biết 1 chút phải trái trắng đen gì cả , con đụng nhằm loại  hàng  hiếm nhất trên thế gian này đó Sư Cô , có 1 khg 2 , hàng độc , hàng hiếm , 1 triệu năm mới có 1 người như thế này xuất hiện trên thế gian này ...hihi..... :)    ....  Sư Cô mới nói : nhờ những hàng độc này con mới tu tiến nhanh chứ ...hic....Mình : ....hihi.....( cười mà mặt méo xẹo ....:0 ) ...giời ạ , sao lại thử con qúa mạng thế này  :0   Sư Cô còn trêu mình thêm  nữa chứ : con biết những vị cao nhân ẩn tu từ trên núi xuống , họ đi tìm những hạng người như thế này để thử đạo lực đó .....còn con có sẵn khỏi đi tìm mà .....hihi.... Mình nói : trời , Sư Cô còn trêu con nữa , thử hoài kiểu này chắc con chết mất , 3 hồn 9 vía gì chắc cũng bị tan biến hết ....:)

còn típ màn 2 cảnh 2 nha  ..... :):)

Cách làm bánh ướt ăn dim sum ( Cheung Fun )

Cách làm bánh phở

Wednesday, July 10, 2013

Cách trang trí bánh rất đẹp




Ai thông dịch dùm thì có thưởng :)

Monday, July 8, 2013

VONG LINH THAI NHI BÁO OÁN [PHAN THỊ BÍCH HẰNG]

BIỂU DIỄN VÃNG SANH ĐANG CÒN SỐNG (cực hay)

CÔ LƯU TỐ THANH-BIỄU DIỄN VÃNG SANH TÂY PHƯƠNG

Sư Bà Buông Bỏ Muôn Duyên Quyết Lòng Vãng Sanh

Sunday, July 7, 2013

Nhân Quả Không Sai (Hòa Thượng Thích Giác Toàn)

Dọn Rác Trong Tâm -TT Thích Nhật Từ

Friday, July 5, 2013

Tham vấn 2

                                                                       Yay !


  Dạo này mình có nhiều nhân duyên rất lạ là quen được rất nhiều vị tu lâu năm , những lời khai thị của họ như thấm sâu vào tận xương tủy của mình , mèn ơi , nó hay gì đâu á ....hihi...vội vàng lên đây chia sẻ tiếp tục với mọi người nè .

 Mình hỏi Sư :

- Dạ kính thưa Sư , tuy là con đã biết niệm Phật lâu rồi nhưng khi con đụng chuyện vẫn thấy mình còn dở tệ qúa , hình như con có qúa nhiều chủng tử sân hận lắm , khi con tốt với ai thì con tốt hết mình , tới khi bị người đó chơi xấu là con khg thể nào tha thứ được , cho dù người đó có năn nỉ xin lỗi con tới cở nào con cũng khg buông xả được ?

Sư đáp :

- Nếu vậy con phải rải tâm  từ  với họ , khi mà con thấy họ xuất hiện trước mặt con , thay vì phát khởi cái tâm ghét họ liền thì con phải đổi lại là thương kẻ thù của con , con phải tập thương họ , khi gặp họ là con phải vui vẻ niềm nở , nói chuyện ngọt ngào , thì con sẽ thấy được sự thay đổi rất lớn từ kẻ thù của con . Mà con có muốn kiếp sau gặp lại kẻ thù của con khg ? Mình đáp : Con sợ tới chết luôn đó Sư , ngu sao gặp lại chứ ...hìhì....Nếu con khg  khéo hoá giải thì kiếp sau sẽ gặp lại nữa đó , mà để Sư chỉ cách này cho , con có thấy nọc rắn độc tới cỡ nào khg ? Vậy mà người ta lấy nọc độc đó để làm thuốc đó .....Mình liền hiểu dụng ý của Sư liền ...hihi....mình mới nói : giống như trái chanh chua qúa thì mình phải để thêm đường và nước vào cho nó thành 1 ly nước chanh ngon lành vậy há Sư ? :)   Gặp người nào chanh chua đanh đá qúa thì mình phải bỏ cho thật là nhiều mật ngọt vào ....nói nói vậy chứ mấy người mà mình bỏ chạy là hết thuốc chữa rùi , mình mới giúp phút trước thì y như là phút sau trở mặt chửi mình liền , chán lắm cho nên hay có câu : cứu vật vật trả ơn , cứu nhân nhân trả oán ....thật khg sai tí nào ....mình đã bótay.com với cái hạng người này .....Sư nói : thật ra con gặp những người như vậy là giúp con rất nhiều trên đường tu đó , họ giúp con " phá ngã ", họ bào mòn bớt  cái ngã của con đó .....mình nghĩ bụng : trời , phá ngã kiểu này hoài chắc có ngày mình chết khg nhắm mắt qúa  :) ...Sư còn nói thêm : con có thấy Phật hồi xưa tu nhanh là nhờ Ngài Đề Bà Đạt Đa theo phá và hại Phật hoài khg  , con phải mang ơn những người theo phá và hại con , nhờ họ mà con biết mình  tu còn dở ở chổ nào .... mình tâm phục khẩu phục Sư lun á  :)

Mình hỏi tiếp :

- Con cảm thấy hình như là tiền kiếp của con là đại ma đầu hay sao đó  Sư , chắc là con làm ác qúa trời hay sao ấy cho nên đời này con toàn là gặp những người mà thiên hạ bỏ chạy hết  , cho nên hỏi con làm sao mà khg bị phiền não khi gặp những dân tình thứ dữ này ?  Sư giùm chỉ  cho con tụng Kinh sám hối nào mà có hiệu qủa nhất ?

Sư cười và bảo :

-  Con tụng Kinh Lương Hoàng Sám đi .....rồi Sư ngừng lại chút mới nói tiếp : à , hay là con tụng Kinh Điạ Tạng đi , Kinh Địa Tạng cũng  tiêu tội nhiều lắm ....mình mới hỏi : con nghe nói Kinh Địa Tạng chỉ tụng cho người mới mất mà Sư ?  Sư nói : Khg đâu , thật ra tụng kinh là cho người sống nhiều hơn ....í dza , mà sao lại kêu mình tụng Kinh Địa Tạng vậy cà ? Lạ qúa đi ? :)  Chắc tối nay phải nằm gác tay trên trán "si  nghĩ " cả đêm cái vụ này qúa ....hihi....

Mình hỏi tiếp :

-  Con hạp với pháp môn niệm Phật hơn đó Sư , vì hồi xưa khi con đổi qua tu thiền , có lần con nằm mơ thấy có người cầm dao rượt giết con , con lo chạy qúa trời mà khg nhớ niệm Phật , chứ lúc mà tu theo pháp môn niệm Phật thì khi con nằm mơ thấy cái gì nguy hiểm là con niệm Phật liền , nhờ vậy mà con thức giấc liền , còn hôm đó là con hoàn toàn khg nhớ niệm Phật , con lo chạy hoài đến hồi thức dậy con mệt tới muốn chết luôn á ....

Sư cười và nói :

- Thật ra con có thể kết hợp thiền tịnh song tu , nghĩa là niệm Phật nhưng vẫn biết được xúc , thọ của mình , khi đang niệm Phật mà có ý nghĩ vui , buồn gì nổi lên thì con phải biết liền và buông xả nó liền , quay trở về với câu niệm Phật ....

Mình suy nghĩ :  thật ra tu thiền cũng có nhiều cái lợi lắm , như hồi xưa mình như sống trong mơ , nhiều lúc mình đang làm việc này  nhưng trong đầu cứ lo suy nghĩ miên man những chuyện khác , cho nên  mình hay quên lắm ....nhưng trong lúc  tu thiền , mình đi thì mình biết mình đang đi , biết rằng bàn chân mình đang chạm đất , mình ăn thì mình biết thưởng thức món ăn nó ngon như thế nào ...hic....mình buồn thì mình biết mình đang buồn  :)

Cuối cùng mình hỏi 1 câu ăn tiền nè :)

- Dạ thưa Sư , nếu như tự nhiên đang ngồi thiền mà cảm thấy  mất tiêu hơi thở luôn , vậy là sao thưa Sư ? ( cái này là mình hỏi dùm người khác thôi ...hic , chứ mình còn  lèng èng thấp lắm  )

Sư bảo :

- Thật ra  khi theo dõi hơi thở hoài thì hơi thở sẽ từ thô tới nhẹ nhàng hơn , rồi tới 1 lúc hơi thở qúa nhẹ cho nên mình cảm giác như khg còn thở nữa ,lúc đó hơi thở thoát ra lổ chân lông , cái này là tu khá lắm rồi đó , tu  tới tâm khá là thanh tịnh rồi , nếu giữ trạng thái này 1 thời gian là sẽ vào nhập định . Mình mới hỏi : nếu vậy thì nhập định khoảng bao lâu vậy Sư ? Sư bảo : tùy theo phước duyên , nghiệp lực của người đó , có thể là 2,3 tiếng  hay cũng có thể là 1,2 ngày , cũng có thể là vài tuần ..... Vậy là tới tầng thiền thứ mấy vậy Sư ?  Sư bảo :  nhị thiền ......

Có lần mình nghe Thầy nào giảng thì nói Đức Phật hồi xưa lúc đó  chưa có thành Phật , lúc đó mới tập tu , thì trải qua 1 thời gian dài tu khổ hạnh , 1 ngày Phật chỉ ăn 1 hạt mè , Phật ốm cho đến nổi còn da với xương .....rồi sau đó Phật nín thở , khg thèm thở nữa , nín thở cho đến độ  nó phải tự động thở ra lổ chân lông ....cái này mình thấy lạ qúa ....có khoa học nào chứng minh cái vụ này khg ta ? :)

Thursday, July 4, 2013

QUÁN ÂM CỨU KHỔ PHẦN 3 CON TÔI XUẤT GIA_ĐĐ. THÍCH TRÍ HUỆ

Thoát nghèo nhờ rau muống

Cách trồng rau muống sạch tại nhà

Xôi khúc

Cách làm xôi chiên phồng




_ 1 kg nếp ngon

_ 200 grams đường

_ dầu ăn

Cách làm ice cream cone

Wednesday, July 3, 2013

Phóng sanh cứu mạng - ĐĐ. Thích Nhật Từ

NHỮNG MÓN QUÀ VÔ GIÁ



 Có những món quà bạn không cần phải mua nhưng lại vô cùng ý nghĩa và có giá trị lớn lao khi bạn trao tặng cho bạn bè, người thân và cho cả chính bạn
Món quà của Sự Lắng Nghe. Hãy thật sự lắng nghe, chia sẻ những nỗi đau, tâm sự vui buồn cùng người khác. Hãy lắng nghe không chỉ bằng đôi tai mà bằng tất cả tấm lòng.
Món quà của Sự Quan Tâm. Hãy dành thời gian để quan tâm đến người thân, bạn bè đồng nghiệp, xem những vấn đề của họ như là của chính bạn. Hãy để mọi người cảm nhận tình cảm của bạn qua những hành động bạn thể hiện hàng ngày.
Món quà từ Những Nụ Cười. Nụ cười là một ngôn ngữ không lời nhưng có khả năng lan tỏa sức mạnh đến người khác nhanh nhất. Một nụ cười làm niềm vui nhân đôi, làm nỗi buồn trở nên nhẹ bỗng. Hãy trao tặng nụ cười cho tất cả những người xung quanh.
Món quà của Những Lời Khen Tặng. Những câu nói giản đơn nhưng chân thành như “Hôm nay trông bạn thật rạng rỡ!”, “ Bạn làm việc đó thật tốt”, hay “Bữa ăn hôm nay thật tuyệt vời!”… sẽ tạo thêm niềm vui và phấn chấn cho người khác.
Món quà của Sự Sáng Tạo. Mỗi ngày hãy thực hiện một điều bất ngờ nho nhỏ cho bạn bè và gia đình. Chắc chắn bạn cũng sẽ nhận được những điều bất ngờ thú vị từ họ.
Món quà của Sự Tĩnh Lặng. Là những khoảnh khắc bạn thực sự chỉ muốn yên lặng một mình. Hãy trân trọng thời khắc quý báu này và trao món quà của sự tĩnh lặng cho người khác đúng lúc.
Món quà của Sự Tri Ân. Những lời đơn giản nhất để bày tỏ lòng biết ơn đối với sự quan tâm, chia sẻ của người khác chính là “Chào bạn!” và “Cảm ơn” cùng nụ cười chân thành…
Khi bạn trao tặng những món quà này cho những người bạn quan tâm, cùng với một chiếc nơ đẹp chính là tấm chân tình của bạn, chắc chắn chúng sẽ trở thành những món quà vô giá, cho người nhận và cả cho người trao tặng! 

Tuesday, July 2, 2013

ĐỐI THOẠI VỚI NGƯỜI KHÔNG TIN ĐỜI SAU

BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG

5 bài học quan trọng của đời người

***
Bài số 1: Bài học về sự tự giác

Xưa thật là xưa, có một ông Vua nọ, một hôm ông ta sai quân lính đặt một tảng đá lớn nằm chắn ngang đường đi. Xong, ông nấp vào một bụi cây gần đấy và theo dõi.

Lần lượt ông ta thấy, những thương nhân giàu có đi qua, rồi đến những cận thần của ông đi qua, nhưng không ai có ý định xê dịch tảng đá sang bên nhường chỗ cho lối đi cả, họ chỉ lẩm nhẩm đổ lỗi cho nhà Vua vì đã không cho người giữ sạch sẽ con đường.
Một lúc sau, nhà Vua nhìn thấy một người nông dân đi tới với một xe rau cồng kềnh nặng trĩu. Nhìn thấy tảng đá, người nông dân liền ngừng xe và nhảy xuống đất, cố hết sức mình ông ta đã đẩy được tảng đá sang bên kia vệ đường. Vừa làm ông ta vừa lẩm bẩm: "Thật không may nếu có ai đó không thấy mày và vấp phải, chắc là sẽ đau lắm đây". Xong đâu đấy, người nông dân quay trở lại xe để tiếp tục đi tiếp, thì bỗng nhìn thấy một bao tiền to đùng đặt ngay chỗ mà ông đã di chuyển tảng đá. Đó là một một món quà của Đức Vua cho người nào dịch chuyển được tảng đá.

Câu chuyện của người nông dân này đã giúp chúng ta nhận ra một điều quý giá mà rất nhiều người trong chúng ta không bao giờ nhận thấy: Vật cản đôi khi cũng có thể là một cơ hội tốt.

Bài số 2: Bài học về sự quan tâm

Trong tháng thứ 2 của khoá học y tá, vị giáo sư của chúng tôi đã cho chúng tôi một câu hỏi hết sức bất ngờ trong bài thi vấn đáp...

Tôi đã lướt qua hầu hết các câu hỏi trong bài thi, và ngạc nhiên dừng lại ở câu hỏi cuối cùng: “Hãy cho biết tên người phụ nữ quét dọn trường học của chúng ta?”. Một câu hỏi không có trong chuyên môn, chắc đây chỉ là một câu hỏi đùa thôi. Tôi đã nghĩ vậy!

Thật ra, tôi đã nhìn thấy người phụ nữ đó vài lần. Cô ấy cao, tóc sẫm màu và khoảng chừng 50 tuổi nhưng làm sao mà tôi có thể biết được tên cô ta cơ chứ? Tôi đã kết thúc bài làm của mình với câu cuối cùng bị bỏ trống.

Cuối giờ kiểm tra, một sinh viên đã hỏi vị giáo sư rằng: “Liệu ông có tính điểm cho câu hỏi cuối cùng kia không?”, ông ta trả lời: “Chắc chắn rồi”, rồi ông nói tiếp: “Trong công việc, các em sẽ gặp rất nhiều người, tất cả họ đều quan trọng, họ xứng đáng được nhận sự quan tâm của các em, dù chỉ là một nụ cười hay một câu chào”.

Tôi đã không bao giờ quên bài học đó trên mỗi bước đường đời của mình sau này, và tôi cũng không bao giờ quên tên của người phụ nữ đó, cô Dorothy.

Bài số 3: Bài học về sự giúp đỡ

Trong một đêm mưa bão bất thường trên đường phố Alabama vắng vẻ, lúc đó đã 11h30 khuya, có một bà lão da đen vẫn cứ mặc cho những ngọn roi mưa quất liên hồi vào mặt, cố hết sức vẫy vẫy cánh tay để xin đi nhờ xe.

Một chiếc xe chạy vút qua, rồi thêm một chiếc xe nữa, không ai để ý đến cánh tay dường như đã tê cứng vì lạnh cóng. Mặc dù vậy, bà lão vẫn hy vọng và vẫy chiếc xe kế tiếp. Một chàng trai da trắng đã cho bà lên xe. (Mặc cho cuộc xung đột sắc tộc 1960). Bà lão trông có vẻ rất vội vã, nhưng cũng không quên cám ơn và ghi lại địa chỉ của chàng trai.

Bảy ngày trôi qua, cánh cửa nhà chàng trai tốt bụng vang lên tiếng gõ cửa. Chàng trai ngạc nhiên hết sức khi thấy một cái tivi khổng lồ ngay trước cửa nhà mình. Một lá thư được đính kèm, trong đó viết: "Cảm ơn cháu vì đã cho bà đi nhờ xe vào cái đêm mưa hôm ấy. Cơn mưa không những đã làm ướt sũng quần áo mà nó còn làm lạnh buốt trái tim và tinh thần của bà nữa. Rồi thì lúc đó cháu đã xuất hiện như một thiên thần. Nhờ có cháu, bà đã được gặp người chồng tội nghiệp của mình trước khi ông ấy trút hơi thở cuối cùng. Một lần nữa bà muốn cảm ơn cháu đã không nề hà khi giúp đỡ bà."

Cuối thư là dòng chữ: “Chân thành - Bà Nat King Cole”.

Bài số 4: Bài học về lòng biết ơn

Vào cái thời khi mà món kem nước hoa quả còn rất rẻ tiền, có một câu chuyện về cậu bé 10 tuổi thế này:

Ngày nọ, Jim - tên của cậu bé - sau một hồi đi qua đi lại, ngó nghiêng vào cửa hàng giải khát đông nhất nhì thành phố, nơi có món kem nước hoa quả mà cậu rất thích, mạnh dạng tiến lại gần cái cửa, đẩy nhẹ và bước vào. Chọn một bàn trống, cậu nhẹ nhàng ngồi xuống ghế và đợi người phục vụ đến.

Chỉ vài phút sau, một người nữ phục vụ tiến lại gần Jim và đặt trước mặt cậu một ly nước lọc. Ngước nhìn cô phục vụ, cậu bé hỏi: “Cho cháu hỏi bao nhiêu tiền một đĩa kem nước hoa quả ạ?”. “50 xu“, cô phục vụ trả lời. Nghe vậy, Jim liền móc trong túi quần ra một số đồng xu lẻ, nhẩm tính một hồi, cậu hỏi tiếp: “Thế bao nhiêu tiền một đĩa kem bình thường ạ?”. “35 xu”, người phục vụ vẫn kiên nhẫn trả lời cậu bé mặc dù lúc đó khách vào cửa hàng đã rất đông và đang đợi cô. Cuối cùng, người nữ phục vụ cũng mang đến cho Jim món kem mà cậu yêu cầu, và sang phục vụ những bàn khác. Cậu bé ăn xong kem, để lại tiền trên bàn và ra về.

Khi người phục vụ quay trở lại để dọn bàn, cô ấy đã bật khóc khi nhìn thấy 2 đồng kẽm (1 đồng bằng 5 xu) và 5 đồng xu lẻ được đặt ngay ngắn trên bàn, bên cạnh 35 xu trả cho đĩa kem mà Jim đã gọi - Jim đã không thể có món kem nước hoa quả mà cậu ấy thích bởi vì cậu ấy chỉ có đủ tiền để trả cho một đĩa kem bình thường và một ít tiền boa cho cô.

Bài Học Số 5: Bài Học Về Sự Hy Sinh

Đã lâu lắm rồi, nhiều năm đã trôi qua, khi tôi còn là tình nguyện viên tại một bệnh viện, tôi có biết một cô gái nhỏ tên Liz - cô ấy đang mắc phải một căn bệnh rất hiểm nghèo.

Cơ hội sống sót duy nhất của cô là được thay máu từ người anh trai 5 tuổi của mình, người đã vượt qua được cơn bạo bệnh tương tự một cách lạ thường nhờ những kháng thể đặc biệt trong cơ thể. Bác sĩ đã trao đổi và giải thích điều này với cậu bé trước khi yêu cầu cậu đồng ý cho cô em gái những giọt máu của mình. Lúc ấy, tôi đã nhìn thấy sự lưỡng lự thoáng qua trên khuôn mặt bé nhỏ kia. Cuối cùng, với một hơi thở thật sâu và dứt khoát cậu bé đã trả lời rằng: “Cháu đồng ý làm điều đó để cứu em cháu”.

Nằm trên chiếc giường kế bên em gái để thuận tiện hơn cho việc truyền máu, cậu bé liếc nhìn em gái và đôi mắt ngời lên niềm vui khi thấy đôi má cô bé hồng lên theo từng giọt máu được chuyền sang từ người cậu. Nhưng rồi, khuôn mặt cậu bỗng trở nên tái xanh đầy lo lắng, cậu bé ngước nhìn vị bác sĩ và hỏi với một giọng run run: “Cháu sẽ chết bây giờ phải không bác sĩ?” Thì ra, cậu bé non nớt của chúng ta đã nghĩ rằng: cậu ta sẽ cho cô em gái tất cả máu trong người mình để cứu cô ấy và rồi cậu sẽ chết thay cô.

Bạn thấy không, sau tất cả những hiểu lầm và hành động của mình, cậu bé đã có tất cả nhờ đức hy sinh...
Cuộc sống có câu: “Hãy cho đi thứ bạn có, rồi bạn sẽ được đền bù xứng đáng”.

(ST)