Wednesday, November 30, 2011

Góp ý chút cho những người hộ niệm vãng sanh

  
1198520450835112676


Hôm nay CN mạn phép xin góp ý chút trong vấn đề hộ niệm vãng sanh cho người sắp lâm chung ,bởi vì hôm trước CN có xem băng video hộ niệm cho cụ kia vãng sanh ,CN thấy trong lúc người bệnh và sắp lâm chung họ rất là mệt ,họ cố gắng giành từng hơi thở trong từng sát na  ,cộng với kinh nghiệm của CN là mấy năm trước khi CN theo Ba bệnh ở trong nhà thương ,CN để máy niệm Phật 24/24 trên đầu nằm của Ba ,lúc đó thì Ba của CN nằm mê man nhưng đến khi tỉnh tỉnh chút là Ba khg chịu nổi tiếng niệm Phật nhanh qúa ,vì cái máy đó niệm Phật và gỏ mỏ rất nhanh ,mà người đang bị bệnh nặng họ nghe và niệm theo nhanh qúa chắc là tắt thở luôn qúa ,cho nên CN thấy cách tốt nhất là mình phải canh theo hơi thở của họ mà niệm Phật từng tiếng theo ,phải tùy cơ ứng biến trong lúc đó ,phải chìu theo ý của người bệnh ,họ thích những gì thì mình làm theo ý của họ , CN thấy niệm Phật theo chậm chậm hơi thở ra vô của người bệnh thì họ sẽ khg bị mệt .....nghỉ lại thật tội nghiệp Ba của CN ,lúc đó CN đâu biết ,mở máy niệm Phật đó nhanh qúa ,làm Ba nghe theo chắc bị mệt lắm ...
CN có nghe Thầy Thông Phổ giảng là mình phải biết cách khai thị cho người sắp lâm chung ,khi người đó thích niệm Phật thì niệm Phật hộ niệm cho họ ,khi người thích tu thiền thì phải nhờ vị Thầy nào tu cao chút lại khai thị cho họ hiểu ,chứ người mà thường ngày họ khg thích niệm Phật mà lúc lâm chung cứ niệm Phật ,tụng kinh ê a nhiều lúc họ khg nghe theo mà còn khó chịu và nổi sân ....CN thấy cách tốt nhất là phải quan sát ,hỏi kỹ thân nhân người đó thích như thế nào và mình chìu theo ,và cách tốt nhất là mình phải canh theo hơi thở ra vô của người đó và niệm theo , chứ đừng niệm nhanh qúa sẽ làm cho người bệnh bị mệt lắm ....CN xem trong băng video thấy cụ già sắp tắt thở mà con cháu và người nhà niệm theo nhanh qúa ,và đụng vào thân thể nhiều lần vậy ,thấy tội nghiệp cụ qúa ......lúc đó là thân thể rất đau đớn ,rã rời ,tốt nhất là mình cứ để yên đừng đụng chạm vào họ và niệm Phật theo từng hơi thở yếu ớt của họ thì tốt hơn ,theo CN thì nghỉ vậy nhưng khg biết có sai khg nữa , cái này các bạn phải hỏi lại cho kỹ những vị Thầy tu lâu năm ,họ sẽ chỉ rõ hơn ,còn những lời góp ý này của CN các bạn cũng xem để đó nhé và hỏi kỹ lại xem .

Nhạc Niệm Phật A Di Đà (2011) ( rất hay )



image001

Chìa Khóa Khai Ngộ




Con người làm sao mới được khai ngộ? Khai ngộ ví như mở ổ khóa. Ống khóa dùng để khóa cửa nhà lại, ngăn cản không cho quý vị ra vào. Cho nên quý vị nhất định phải có chìa khóa mới mở cửa được. Nếu không, quý vị sẽ bị nhốt trong nhà vĩnh viễn. Thế thì chìa khóa nầy ở đâu? Nó ở ngay trong thân thể quý vị đó, cũng dễ tìm lắm thôi. Vậy phải tìm nó như thế nào? Đang khi quý vị ngồi thiền, niệm Phật, trì Chú tức là lúc quý vị tìm kiếm chìa khóa. Vậy bao giờ mới tìm được nó đây? Chuyện nầy phải xem trình độ tu hành của quý vị mới định chừng được. Nếu ai tinh tấn thì tìm ra nó rất mau. Còn nếu người nào giải đãi thì sẽ không bao giờ tìm nó được, chẳng những đời nầy không tìm ra, mà ngay cả đời sau cũng không tìm ra nó đâu. Đạo lý nầy cũng rất đơn giản thôi.


Trong tâm quý vị mà đã bị khóa thì tâm bị khóa đó là vô minh, nó có thể làm cho tâm thanh tịnh sáng suốt của quý vị biến thành tâm ô nhiễm hắc ám. Khi gặp cảnh đến, nếu quý vị không có trí huệ để phán xét phân biệt giữa thiện và ác, quý vị sẽ làm những việc điên điên, đảo đảo. Nhưng nếu quý vị tu hành đắc lực, quý vị sẽ phá vỡ được vô minh. Đó tức là tìm được chìa khóa, tâm bị khóa tự nhiên sẽ khai mở ra. Sau khi trí huệ quang minh xuất hiện rồi, dù gặp bất cứ việc gì đi nữa, quý vị cũng không có phiền não.

Vô minh là gì? Nói đơn giản là hắc ám đen tối, cái gì cũng không rõ biết. Bởi người không hiểu rõ chân lý mới khóa tâm lại, vì vậy không thể khai ngộ được. Vào đời Đường, thời Tông Đế có vị thái giám tên Ngư Triều Ân. Thái Giám đã hỏi Quốc sư: “Vô minh là gì?” Quốc sư nói: “Ông chỉ là một tên tướng mọn nô tài thì có tư cách gì để hỏi Phật Pháp chớ?” Vừa nghe thế, vị thái giám liền nổi giận đùng đùng. Quốc sư bèn cười và nói: “Đó tức là vô minh, phải không?” Cho nên nói: “Lửa vô minh có thể thiêu hủy cả rừng công đức” là vậy.

Người mà có đủ điều kiện để ngày nay khai ngộ, chính là vì từ nhiều kiếp trước, họ đã từng tu biết bao nhân lành rồi, cho nên đời nầy họ mới được thành tựu. Nếu như lúc trước họ không tu nhiều nhân lành, đời nầy họ sẽ không thể nào khai ngộ được. Quý vị đều muốn khai ngộ, phải không? Trước hết, quý vị nhất định phải biết chuẩn bị tu hành, chỉ như vậy mới có hy vọng khai ngộ được.

Vì sao Đức Phật Thích Ca được thành Phật ở đời nầy? Bởi Ngài “Tam kỳ tu phước huệ, bách kiếp chủng tướng hảo,” là Ngài đã tu phước, tu huệ trong ba đại A Tăng Kỳ kiếp, lại tu ba mươi hai tướng công đức, cùng trồng tám mươi vẻ đẹp trong trăm đại kiếp. Do đó, Ngài ngồi dưới cội bồ đề, đến giữa đêm nhìn lên sao sáng mà khai ngộ. Nếu như những kiếp trước Ngài không tu, thì đời nầy Ngài sẽ không thể thành Phật được.

Giảng ngày 12 tháng 7 năm 1980

http://www.chuavanphat.org/



Cách trị phiền não

 


Dạo này sao CN khg biết mình bị ai " hành " nữa ,hôm nào mà lo chơi khg có niệm Phật nhiều là bị phiền não muốn chết đi được , có nhiều việc cứ đi ngược ý của mình nên cứ vậy mà phát sinh phiền não ,mà khi mình mở cửa cho giặc phiền não vào là chúng quậy mình "tưng bừng hoa lá " luôn ......hồi xưa thì tâm vọng đọng tối ngày nên CN  khg nhận ra được tâm nào giả ,tâm nào thật ,bây giờ nhận ra được tâm giả rồi nhưng kềm nó cũng muốn đứt hơi ,mệt muốn xỉu luôn chứ khg phải chuyện chơi .....kềm nó lại cũng khó qúa ,loay hoay suy nghĩ tìm tòi ,cuối cùng  chỉ có tuyệt chiêu là CN bỏ nhạc niệm Phật vào máy MP3 nhỏ ,nhét vào lổ tai và bắt nó nghe hoài ....nghe tới chừng nào hư cái lổ tai này  thì  sẽ  chứng được niệm Phật tam muội :))))) (hôm bửa CN lên Chùa kể cho mấy Sư Cô nghe cái vụ này  ,mấy cổ "cười mắm chưng" chứ .....)....6 căn này hay chạy theo cảnh ngoài hoài ,tức qúa phải tìm ra cách trị nó , mắt thì bắt nó xem tượng Phật hoài ,xem video thuyết pháp , lổ tai này ham nghe ngóng ,bắt nó nghe nhạc niệm Phật hoài ( cho chết mày luôn :)))....miệng này ham ăn đồ ngon hoài  ,bắt nó ăn gạo lức muối mè hoài cho hết cà chớn ......còn lỗ mũi thì chưa trị được ,vì sợ nhất mấy cái mùi  khg thơm ( nhưng nghỉ cái này chưa cần thiết lắm ...)  .....mình phải bắt cái thân giả này tu hành ,làm nhiều việc tốt .....tới khi bỏ thân giả này  thì mình ôm hết phước chạy về Cực Lạc chứ ,phải tính chứ hong thôi lo ôm ba cái vàng giả ,chừng nữa mình thành homeless thì tiêu tùng sao .....trước khổ sau sướng ....mà lạ lắm nghe ,khi nó khg chịu và khg muốn niệm Phật ,CN bỏ earphone vào lổ tai bắt nó nghe hoài ,tự nhiên khoảng nửa tiếng là bao nhiêu phiền não gì rơi rụng hết ,khỏi kềm nó,khỏi chống cự với nó ,tự nhiên vậy mà tâm nó thuần lại và mát mẻ ,an lạc lạ thường .....ngộ qúa ! lạ qúa! ....hồi xưa CN nghe giảng rất nhiều ,tìm cách này rồi cách kia ,lay hoay lụi đụi mãi đến bây giờ mới biết mình hạp với cách tu này .....chứ hồi xưa CN bị sư phụ quở hoài hà ,sư phụ nói con tu pháp môn nào thì bám theo 1 pháp ,tu gì mà Thiền ,Tịnh ,Mật gì làm tuốt hết ,thay đổi như chong chóng ,ai mà thấy CN tu chắc cũng chóng mặt chết chứ khg chơi .....vậy chứ phải lay hoay tìm đúng tần số chứ , khg được thì phải làm cho được ,mất cũng mấy năm đó nha ,thật tình sao tôi tu bị lận đận đến thế này khg biết nữa ..... mới biết sao cái tâm giả này nó phiền toái đến thế này .....Ai mà thấy hợp với cách của CN thì làm thử nha ,mở máy niệm Phật nào mà mình thích nhất và cứ để nó nghe hoài bên lỗ tai ,nhiều lúc nó khg thích cũng mặc kệ nó ,cứ nghe hoài vậy ,mới đầu thì chán gần chết đi được nhưng từ từ thấy tâm định lại ,bao nhiêu phiền não ,bao nhiêu việc của thế gian này mình thấy khg có gì là quan trọng hết ,chỉ thích niệm Phật thôi ,càng niệm thì càng vui ,tâm càng mát mẻ ,an lạc lạ thường ,trí tuệ mở ra được tí tẹo :)))),khg thôi vọng tưởng ,suy nghỉ cả ngày ,tâm mình nó rối reng ,tối bưng như đêm 30 vậy ....bây giờ mới biết được thế nào là hoa thật thơm ,cảnh thật đẹp ,con đường thật nên thơ vào buổi sáng .....chứ hồi xưa cứ đi trong phiền não ,đi trong lo toan của kiếp người ,khg biết được quang cảnh chung quanh mình nó thật đẹp đến dường nào ....đúng là tâm CN vô thường thật sáng thì buồn muốn chết ,chiều lại niệm Phật khoảng 2 giờ thì vui khg thể tả .....vì CN mới biết tập tành chút nên chia sẻ chút ,chứ mai mốt mà tu thâm hậu rồi thì cại miệng cũng khg nói đó nha vì khi nói là tâm loạn liền và liền đó mất hết công lực đó ,nhưng CN nghỉ hồi xưa mình mất rất nhiều thời gian tìm tòi ,Phật pháp thì mênh mông thênh thang ,nghe mấy Thầy giảng thì hay lắm nhưng buông ra khg biết đường tu ,giờ tìm được phương pháp tu mừng qúa lên chia sẻ cho ai ngang trình độ với CN thì tu theo ,chứ mấy Thầy giảng cao siêu lắm ,nghe vậy chứ như vịt nghe sấm ,nhiều lúc nghe cả video ,buông ra chỉ nhớ 1 câu chuyện thôi hay nhiều lúc còn nhớ có 1 chử hà :)))....CN chia sẻ chút nhé ,viết theo dòng cảm xúc nên có nhiều sơ sót ,các bạn đừng cười nha . Cười hở 10 cái răng lạnh ráng chịu đó .   

      Cái máy MP3 hiệu Eclipse 4GB 1.8-inch LCD MP3/ MP4 Player ,hôm bửa ở Sears đang on sale  bán có $20  / 1 cái  ,CN thấy xài cũng được lắm ,giờ mà khg niệm Phật 1 ngày là tui lăn đùng ra chết liền đó ,nghiệp chướng nặng nề mà ....mà CN thấy nhà ai  cũng có 1 quyển kinh khó tụng hết , nhiều người còn khổ hơn CN biết bao nhiêu lần nhưng tại người ta ráng nuốt đau thương vào tim hết ,thử mà khui ra xem , sẽ biết ...)))                        


 Nhạc niệm Ngài Quan Thế Âm :


Tận mắt tháp mộ Trần Nhân Tông uy nghi trên đỉnh núi

Từ khu Ngọa Vân 3, với những công trình đổ nát, có một con đường mòn nhỏ xíu, với những viên đá xếp bậc dẫn lên đỉnh Vây Rồng ẩn hiện trong mây mờ.


Anh Tuấn – người dẫn đường bảo rằng, chẳng mấy khi thấy cái đỉnh núi đó rõ ràng. Những đám mây cứ thoắt cái ngập tràn, quấn quyện đỉnh núi, rồi thoắt cái lại bay đi mất. Thật đúng là cảnh nằm trên mây, đúng với cái tên Ngọa Vân.



Tháp mộ Phật hoàng Trần Nhân Tông ẩn hiện trong rừng già.

Hai bên con đường mòn có rất nhiều loại cây trồng ở dưới xuôi như nhãn, vải, bưởi, đào. Có mấy cây vả to tướng, quả sai trĩu trịt, quả nào quả nấy to bằng chiếc bát mắm. Một khung cảnh thiền rõ rệt hiện ra.

Đứng dưới chân dốc nhìn lên, tôi ngỡ ngàng khi thấy hai tháp mộ xuất hiện uy nghi giữa tán rừng rậm rạp. Phía sau hai tháp mộ là một gian nhà nhỏ, khiêm tốn nép vào sườn núi.

Tôi quả thực xúc động khi lần đầu tiên trong cuộc hành trình xuyên rừng dọc ngang Yên Tử, được chứng kiến một di tích còn khá nguyên vẹn, hoang sơ, đặc biệt, đó lại là di tích quan trọng nhất của hệ thống Ngọa Vân cũng như của cả dải Yên Tử này.


                                   Đường dẫn lên am Ngọa Vân được tận dụng bằng gạch cổ.

Bởi vì, đó chính là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông ngày đêm tu luyện, ẩn mình cho đến khi băng hà. Có nhiều thuyết kể lại sự chết của ngài, nhưng phổ biến nói ngài băng theo thế sư tử tọa trong rừng và hóa. Khi các đệ tử phát hiện ra cái chết của ngài, thì một cây trúc đã mọc xuyên qua đùi.

Chuyện rằng, niên hiệu Long Hưng thứ 16, ngày 5 tháng 10 năm 1308, vua Trần Nhân Tông xuống núi về thăm công chúa Thiên Thụy vì bà ốm nặng.

Thăm công chúa rồi, ngày 16 ngài trở về núi. Trên đường về, cảm thấy có chuyện chẳng lành, nên ngài tức tốc về am Ngọa Vân.

                                       Rất nhiều đá chân tảng được tận dụng để lát đường đi.

Tới chiều muộn ngày 18, vua Trần mới lên đến đỉnh núi Ngọa Vân nhờ sự giúp đỡ của đệ tử. Lên đến nơi, ông cảm ơn đệ tử và bảo: "Thôi xuống núi ngay đi, chăm chỉ việc tu hành, chớ coi sinh tử là chuyện chơi".

100 ngày sau, các đệ tử lên Ngọa Vân. Tới lưng chừng núi thấy thoang thoảng mùi thơm. Phật hoàng đã hóa. Người vẫn nằm nghiêng dáng sư tử và một mầm trúc non xanh mọc xuyên qua đùi trái. Đời sau lưu truyền bài thơ, trong đó có câu: "Thân Tổ nằm nghiêng, trúc một mầm...".

Theo di chúc, đệ tử Pháp Loa đã hỏa thiêu thi hài người, thu được một ngàn viên xá lỵ (có tài liệu nói 3 ngàn viên lớn bé).
                                             Phật Hoàng tháp và Đoan Nghiêm tháp.

Sách Đại Nam nhất thống chí ghi: “Ở đỉnh núi Yên Tử, lúc Trần Nhân Tông băng, nằm trên tảng đá lớn, nhân đấy gọi là đá niết bàn, rước thi thể làm hỏa táng, khi thiêu xong, được xá lỵ, một nửa táng ở lăng Quy Đức, một nửa táng ở tháp này (tháp Phật hoàng trên am Ngọa Vân). Đời Chính Hòa triều Lê sửa lại, sau này nhà chùa và phòng tăng đổ nát, chỉ còn lại tháp này”.

Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Mùa thu, tháng 9, ngày 16 (năm Long Hưng thứ 18 - 1310) rước linh cữu thượng hoàng về chôn ở lăng Quy Đức, phủ Long Hưng, xá lỵ cất ở bảo tháp am Ngọa Vân… có sư Trí Thông phụng hầu”.


                                                   Phật Hoàng tháp còn khá nguyên vẹn.

Như vậy, bảo tháp Phật hoàng Trần Nhân Tông đã 700 năm tuổi, vẫn còn đó, uy nghi, sừng sững giữa trời mây gió.

Hôm tôi lên Ngọa Vân, thật tiếc không gặp được sư trụ trì Thích Thanh Tiến, vì sư vừa xuống núi. Chỉ có bà vãi tên Xuân, cùng cô cháu gái nhỏ ở lại trông chùa. Bà vãi Xuân nhà ở thôn Tây Sơn (xã Bình Khê, Đông Triều), dù đã 70 tuổi, song tuần nào cũng phăm phăm leo núi lên chùa Ngọa Vân hầu Phật.

Bà nấu một món ăn mời tôi, mà có lẽ đến cuối đời tôi vẫn không quên được. Đủ các loại rau thơm, rau rừng nấu chung một nồi lõng bõng nước, cùng với đĩa vả muối. Món ăn thật đơn giản, thanh tịnh và đầy sự thoát tục.

Bà Xuân dẫn tôi đi một vòng để tận mắt những thứ còn lại của Ngọa Vân. Hai ngôi mộ tháp cạnh nhau vẫn còn đó uy nghi và nguyên vẹn.

Tháp mộ bên Tây là của Phật hoàng Trần Nhân Tông, với rõ ràng 3 chữ Hán ở tầng thứ 2: Phật hoàng tháp.

                                                           Bài vị trong tháp Phật Hoàng.

Trong lòng tháp đặt một bài vị, mà sau này, tôi mới biết nội dung qua tài liệu của các nhà khoa học: “Nam mô đệ nhất tổ Trúc Lâm đầu đà Tĩnh tuệ giác hoàng Trần triều đệ tam Nhân Tông hoàng đế Điều Ngự  vương Phật (Nam mô a di đà Phật, bài vị thờ Điều Ngự vương Phật Đầu đà Tĩnh tuệ giác hoàng, tổ thứ nhất phái Trúc Lâm, vua thứ 3 triều Trần Hoàng đế Nhân Tông)”.

Tháp mộ phía bên Đông, cũng bằng những phiến đá xanh rất lớn ghép khít bằng mộng có tên “Đoan Nghiêm tháp”, là nơi đặt bài vị của thiền sư Đức Hưng.

                                                              Voi đá còn nguyên vẹn.

Đứng bên hai tháp mộ uy nghi rủ bóng cành đào, tôi vừa rưng rưng xúc động vừa lăn tăn với câu hỏi: Hàng trăm tháp mộ giữa đại ngàn Tây Yên Tử, rồi cả vườn mộ tháp cách am Ngọa Vân không xa bị bọn lục lâm thảo khẩu đào rỗng ruột, giật đổ để tìm kho báu, giờ chỉ còn lại nền móng, vậy lý gì chúng tha cho tháp mộ đức vua Trần Nhân Tông?

Bà vãi Xuân kể về sư thầy Thích Thanh Tiến bằng lòng cảm phục, với hơn 10 năm gian khổ giữa đại ngàn để bảo vệ những gì còn sót lại của một thời huy hoàng 700 năm trước.

Rằng, ngày ấy, chỉ có đại ngàn mênh mang rợn ngợp, dãy Yên Tử huyền bí chỉ có dấu chân lâm tặc và những kẻ săn đồ cổ ra vào, có một vị sư gầy còm nhom với áo nâu sồng chống gậy đi tìm nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông hóa.


                                                    Bia đá bị đập vỡ được chắp vá lại.

Khi đó, các nhà khoa học đã phát hiện ra hệ thống am tháp trên núi Bảo Đài rồi, nhưng những tiếng kêu của các nhà khoa học, chẳng khác nào tin mừng đối với đạo tặc. Chẳng có ai đứng ra bảo vệ di tích cả, nên chúng tha hồ tự do đào bới.

Ngày sư Tiến lên am, ngài đau lòng khi chứng kiến cảnh hai tấm bia đá xanh đẹp tuyệt trần (một tấm thời vua Minh Mạng, một tấm do chúa Trịnh Căn dựng) bị đập vỡ thành chục mảnh. Bên cạnh bia đá là tượng voi phủ phục còn nguyên vẹn dẫu đã chịu vài vết chém. Chú ngựa đá thân hình mảnh khảnh hơn thì đã bị chặt đứt đôi, chỉ còn lại nửa thân sau.

Phật Hoàng tháp và Đoan Nghiêm tháp cũng chịu chung số phận. Có cả một đường hầm nham nhở như giao thông hào xuyên dọc ngang hai ngọn tháp này. Cả am Ngọa Vân, nơi Phật hoàng tu tịnh cũng bị phá tan mái, đào rỗng nền.


                                   Những chiếc chậu rửa bằng đá tạc hình hoa sen còn nguyên vẹn.

Chúng lôi bài vị bằng đá quý màu xanh trong hai tháp mộ đập vỡ tan tành, kéo đầu tượng ra khỏi tháp mộ, để tìm đồ cổ. Cũng may, đám vô thần vô thánh kia chưa kịp giật đổ tháp thì sư Tiến tìm lên bảo vệ.

Phải kiên trì lắm, thuyết phục nhiều, thậm chí sẵn sàng đánh đổi cả tính mạng, sư Tiến mới giữ được di tích này, bởi những ngày sư trụ trì ở đây, đám lục lâm thảo khấu vẫn tiếp tục vác cuốc, thuổng và cả thuốc nổ đi săn đồ cổ.

Chẳng thế mà, có chuyện, ở di tích Hồ Thiên ngay sườn Đông dãy núi, dù đã có sư trụ trì, trông nom rồi, đám trộm cướp vẫn đào rỗng ruột khiến tháp đá xanh 7 tầng đổ rầm như núi lở.


                           Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông tả cảnh ngài chết trong tư thế sư tử tọa.

Lên Ngọa Vân tức là sư Tiến đã dứt hoàn toàn cõi tục. Ngày ngài ăn một bữa với rau rừng, vả muối vào lúc chính ngọ. Thời gian còn lại ngài tu sửa lại phế tích Ngọa Vân am.

Sư Tiến cõng ximăng trắng lên ghép lại tấm bia bị đập vỡ, thu gom những cổ vật cất giữ trong nhà, lấp lại những hố đào cổ vật quanh hai tháp mộ và ra sức bảo vệ các di sản, để sau này các nhà khoa học có thứ mà nghiên cứu, khai quật, kẻ vẽ.

Giờ đây, du khách sau một ngày ròng rã cuốc bộ luồn rừng, leo núi, tìm lên am Ngọa Vân, sẽ có gian nhà nhỏ để nghỉ ngơi và được chiêm bái lăng mộ vị vua lẫy lừng của lịch sử, từng 2 lần đánh bại quân Nguyên Mông.

                                   Ngôi chùa Ngọa Vân được dựng lại tạm bợ trên nền móng cũ.

Du khách cũng sẽ được ngắm vườn bưởi, vườn nhãn, vườn cam, mà theo sư Tiến do đích thân vua Trần Nhân Tông trồng.

Du khách cũng sẽ được ăn những quả vả (cùng họ với sung), thứ quả mà người dưới xuôi chúng ta không bao giờ có thể nghĩ lại làm thức ăn được.

Tôi trộm nghĩ, những cây vả khổng lồ, lúc lỉu quả kia, là một thứ di sản sống đậm chất thiền trên dãy Yên Tử, mà chúng ta cần phải bảo vệ. Nhìn cây vả ấy, tôi cứ mường tượng rõ ràng hình ảnh của một cõi tiên, nơi chỉ có những vị chân tu đắc đạo ẩn mình.

Văn bia trùng tu am Ngọa Vân năm Vĩnh Thịnh 3, năm 1707:

Chùa là nơi danh tiếng, là di tích thắng cảnh, là chỗ ban bố ân đức, là nơi vắng vẻ thanh tịnh, có muôn loài cây cối xanh tốt, khí thiêng chung đúc, nhà chùa há chẳng là nơi làm nhiều việc tốt để lưu truyền lâu dài hay sao?

Nay thấy chùa Ngọa Vân, xã An Sinh, huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn, đạo Hải Dương thực là nơi cổ tích danh lam, núi cao sừng sững, ngàn dặm giăng giăng, thẳm thẳm điệp trùng… đúng là nơi tinh túy của bầu trời, là chỗ đẹp nhất của thế giới, do trời đất chung đúc mà thành, có lẽ khởi đầu cũng là do con người tác động thêm vào đó chăng?

Chùa này cũng là nơi hoàng đế từ xa tới thăm viếng, vượt qua nguy hiểm của núi rừng, dựng lên nhà ở, kéo dài cơ nghiệp, cảnh phật cõi tiên, kết duyên tu luyện.

Nay có người mến cảnh Phật đã dựng ngôi chùa này như sắp đặt từ trước, mãi mãi không thay đổi.

Trải qua hơn 400 năm, chẳng lẽ còn ai ghi nhớ nữa chăng? Xa nhìn thấy nước vững dân yên, thường thường nghe thấy tiếng trống vang vọng, thấy đèn hương mà cảm động…
Còn tiếp…
Phạm Ngọc Dương

Việt Báo (Theo_VTC)

Công Đức Của Việc Nghe Giảng Kinh _Pháp Sư Tịnh Không giảng


Phần 1 :



Phần 2 :

Tuesday, November 29, 2011

Ca Sĩ Hạ Vy Đời Tôi Là Ni Cô

Cười chút cho đời bớt khổ



Bạn làm gì khi nổi sân ? (cười vui chút )




Cái bà í thì hát ,còn CN thì tụng chú vãng sanh ,họ khg vãng thì mình vãng sanh .....khoẻ re ...)))

Lời dạy cách hóa giải oán thù của oan gia trái chủ _ HT Tịnh Không

Bài này tụng mỗi ngày để tiêu nghiệp chướng của mình ,các bạn nên in ra và đọc theo .
Phương pháp tiêu trừ nghiệp lực của Trịnh Hạ Từ sư phụ như sau :
Phần 1 :
Tôi tên _____những oan gia trái chủ trên mình tôi ,tức nghiệp lực của 1 bộ phận nào trên thân thể ,xin qúy vị hãy nghe rõ : Từ vô thủy kiếp đến nay vì tôi bị mê hoặc trong thế giới Ta Bà trong nhiều kiếp luân hồi ,trong lúc vô ý đã làm tổn hại đến qúy vị khiến cho qúy vị phải thọ vô lượng tội ,nghiệp trong lục đạo luân hồi,hứng chịu biết bao đau khổ ,tăng thêm biết bao phiền não ,tôi thường cảm thấy tội chướng sâu nặng,hối hận vô cùng ,tất cả đều do tôi mê hoặc vô tri tạo nên .Đời này nhờ nguyện lực từ bi gia hộ của Phật ,tôi được thế phác duyên với Phật ,tôi khg quên qúy vị ,thành khẩn qúy vị cùng nhau học Phật ,niệm Phật tu hành ,tranh thủ sớm ngày tu thành chánh qủa ,đồng thời hy vọng qúy vị tha thứ cho tôi ,đừng trả thù tôi,nếu qúy vị nhất định muốn báo thù tôi,tôi cũng khg có cách nào lẫn tránh vì nhân đó là do tôi tạo ra nên cũng chấp nhận qủa báo,nhưng nếu như vậy đối với qúy vị cũng khg có ích lợi gì ,chỉ khiến qúy vị cảm thấy khoái lạc tạm thời ,nhưng đến cuối cùng qúy vị cũng khg giải quyết được vấn đề căn bản vì qúy vị khg những khg tránh được vấn đề sanh tử cùng thoát ra khỏi lục đạo luân hồi ,tôi nhận thấy cách này vừa tổn người lại khg có ích lợi gì cho mình ,đối với 2 bên chúng ta đều khg tốt lành ,vì vậy tôi thành khẩn hy vọng qúy vị cùng tôi học Phật ,niệm Phật hiệu A Di Đà ,xin ghi nhớ chỉ cần qúy vị thâu lại thân tâm ,niệm thánh hiệu A Di Đà 1 niệm tương ứng làm siêu tam giới ,siêu thoát tam giới tức được đắc đạo,chỉ cần tinh tấn tu hành sẽ được thành Phật ,chỉ cần thâu lại thân tâm niệm thánh hiệu A Di Đà ,1 niệm tương ứng phước thọ tăng trưởng ,tiêu tai diệt chướng ,chỉ cần thâu lại thân tâm niệm Phật hiệu A Di Đà,1 niệm tương ứng tu gì được nấy ,nhưng chúng tôi hy vọng qúy vị đừng tu nhân thiên qủa báo ,cố gắng tu tập phát bồ đề tâm,nhất tâm chuyên niệm A Di đà Phật thánh hiệu ,chỉ cần tu hành đúng Pháp tất nhiên đắc đạo ,tu thành chánh qủa .
Phần 2 :
Quy y Tam Bảo cho oan gia trái chủ trên thân tôi ,tức nghiệp lực,qúy vị hãy nghe rõ ,qúy vị khg nghe Tam Bảo ,khg hiểu quy y cho nên thọ khổ luân hồi ,nay tôi truyền thọ quy y Tam Bảo ,qúy vị hãy lắng nghe ,tôi niệm 1 lần qúy vị hãy theo tôi niệm 1 lần,phải niệm 3 lần :
Quy y Phật ,quy y Pháp ,quy y Tăng
Quy y Phật ,lưỡng túc tôn .
Quy y Pháp ly dục tôn .
Quy y Tăng chúng chung tôn .
Quy y Phật khg đọa địa ngục .
Quy y Pháp khg đọa ngạ qủy .
Quy y Tăng khg đọa bàng sanh .( Niệm 3 lần ).
Lễ quy y viên mãn .Bây giờ tôi vì qúy vị niệm Thánh Hiệu Phật A Di Đà 2 ngàn tiếng .
Xin mời qúy vị thâu lại thân tâm cùng tôi chuyên tâm trì niệm Thánh hiệu A Di Đà Phật .
Phần 3 :
Niệm xong thánh hiệu vì oan gia trái chủ tụng  Bát Nhã Tâm Kinh 1 lần .
Phần 4 :
Tụng xong Bát Nhã Tâm kinh vì oan gia trái chủ tụng chú vãng sanh 21 lần .
Nam mô A Di Đa bà đạ
Đa tha dà đa dạ
Đa điệt dạ tha
A Di rị đô bà tỳ
A Di rị đa tất đam bà tỳ
A Di rị đa tỳ ca lan đế
A Di rị đa tỳ ca lan đa
Dà di nị, dà dà na
Chỉ đa ca lệ ta bà ha (tụng  21 Lần )
Phần 5 - Kết Thúc :
Tất cả oan gia trái chủ trên thân tôi lúc nãy tôi vừa quy y tam Bảo cho qúy vị ,tụng niệm Phật hiệu A Di Đà 2000 tiếng ,tụng tâm Kinh 1 lần ,tụng chú vãng sanh 21 lần ,những phát biểu này đều tặng cho qúy vị ,hy vọng qúy vị đừng làm chướng ngại cho tôi ,mau rời khỏi thân tôi ,tìm 1 chỗ tốt lành mà tu hành ,phá mê khai ngộ ,minh tâm kiến tánh ,lìa khổ được vui,vãng sanh Tây Phương thế giới cực lạc.
Nam Mô a Di Đà Phật ( 3 lần )
Ghi chú :
Nhất tâm niệm hồng danh A Di đà Phật có thể tiêu tai chướng ,phá mê hai ngộ ,thuận đạt bờ giác .
Tiêu tội nghiệp hiện tiền ,tu hành tinh tấn ,nhức đầu đau chân hoặc các bộ phận khác trên cơ thể khg khoẻ có thể dùng phương pháp này.
Trong lúc tu hành gặp chướng ngại,dùng phương pháp này ,đừng dùng những văn hồi hướng khác nên tụng chú vãng sanh siêu độ cho họ vãng sanh tức là hồi hướng cho họ rồi .Phương pháp này linh nghiệm ,xin qúy vị đồng tu chứng nghiệm .


Chơn Ngọc ghi ra từ băng video "Văn phát nguyện sám hối" của Pháp Sư Tịnh Không .

Con mắt vô tướng HT Thích Nhất Hạnh

Văn Phát Nguyện Sám Hối (1-2) - PS Tịnh Không.wmv ( rat hay )

 
4

Phan 1 :


Phan 2 :

Monday, November 28, 2011

Tha Thiết Cầu Sanh Tịnh Độ - Thích Chơn Hiếu.wmv



Phần 1 :



Phần 2 :


 Thầy giảng bài này cũng hay lắm ,đúng là những vị Tổ hồi xưa đã chỉ rõ cho mình từng bước tu tập mà các Ngài đã trải qua ,Thầy giảng giải ý của chư Tổ hồi xưa rất hay ...


-Đem hết tâm tư để hạ thủ ,niệm Phật nhưng làm tất cả những việc thế gian của người bình thường ,thân người phải có ngủ ,có ăn nhưng phải làm ....làm người khổ qúa ,vừa lạnh ,vừa nóng vừa khổ đủ thứ .Ở Cực Lạc khg lạnh ,khg nóng ,khg đói cho nên tu mới dễ,ở đây chướng ,cho nên phải cần cái nhà để ở ,cái nhà thì cần có cái sưởi .....
-Dụng công rất thành khẩn như người té xuống giếng sâu ,rất là sâu ,tất cả tư tưởng đều gom vô 1 chổ để cầu giải thoát ,nhất tâm tới 7 ngày sẽ vãng sanh ,nói vậy chứ mình tới trọn đời ,nếu ráng thì sẽ được vãng sanh ...
-Đầu tiên là phải phát tâm cầu vãng sanh ,mà phải tha thiết cầu ,nghĩa là trong tâm luôn luôn có Phật ,tha thiết là khg phải gào thét ,kêu khóc để cho Phật thương .Tha thiết là con cầu bỏ những tư tưởng sằng bậy trong lòng ,con hướng về niệm tiếng Phật ,hướng về Ngài ,có những lúc khg có niệm ra tiếng Phật được nhưng mà trong lòng muốn hướng về Ngài vẫn còn ,lòng muốn cầu vãng sanh ở đó chưa có hình thành rõ ràng nhưng nó vẫn nung nấu ở trong lòng ....công phu nó dở ,chưa có hiện ra ,tâm nhớ Phật ,chưa có tiếng Phật rõ nhưng mà tâm mong giải thoát nó đã sẵn như vậy ,rất mạnh ,vì vậy chúng ta dụng công phu nó sẽ lộ ra .Tha thiết 50 năm sau hay 100 năm sau vẫn cầu vãng sanh ,dù cuộc đời có khổ ,cuộc đời có khắc nghiệt thế nào tâm cầu vãng sanh vẫn khg thay đổi .Tha thiết và có tâm lâu dài ,nếu khg phát tâm lâu dài ,1 nóng 10 lạnh thì công phu khg thành được .Mỗi ngày từ sáng đến tối thanh tịnh ,Phật trong nội tâm chúng ta khg mất ,ngày đó khg làm được tại vì khg có lâu dài ,bởi vì tâm con người cần thời giờ lắm giống như mình mới tới 1 ngôi chùa mới tinh mình cần nhiều thời gian để làm quen nó .Tâm con người cần làm quen ,làm quen riết rồi nó thành thói quen ,nó thành thói quen rất là sâu ở trong lòng, cho nên cần lâu dài .Niệm Phật thành lâu thì ngày thành công nó mới tới .
-Lúc mà tâm niệm Phật nhớ Phật hiện tiền ,thì phiền não trần lao khg cần đuổi nó sẽ rơi rụng hết ,khg có cần thấy là phiền não khó trừ nữa ,như niệm Phật mà có trong lòng khoảng 10 phút đến 30 phút ,khi nó quen rồi thì phiền não trần lao khg cần đọan ,khg cần đuổi ,tự động nó sẽ thanh tịnh,nó sẽ rơi rụng hết ,lúc đó cũng như là dòng suối chảy vậy ,nó sẽ liên tục ,khg có đoạn chổ nào ......

Lấy Khổ Làm Thầy - Thích Chơn Hiếu.wmv ( rất hay )





Không biết sao dạo này nghe băng giảng của Thầy Chơn Hiếu thấy thấm lắm ,CN thấm từng lời ,từng chử mà Thầy đã giảng , tìm số phone Thầy để nhờ Ni Sư thỉnh về Chùa nhưng hỏi khg ai biết hết ,chắc CN và Phật tử ở vùng này khg có duyên với Thầy qúa ....

Lấy Khổ Làm Thầy Lấy Bệnh Làm Thuốc - Thích Chơn Hiếu.wmv




T.T. Thích Trí Siêu: Nên Học Kinh Như Thế Nào?





Kệ Tỉnh Thức




Tử sanh là chuyện thường

Biệt ly là muôn thuở

Con người hay đảo điên

Thiện trí không hệ lụy. (C)
 
*****************
Trầm luân từ vô thủy

Nước mắt như đại dương

Cuộc đời đầy tang thương

Xương trắng khắp đại địa. (C)

******************

Một kiếp không trọn vẹn

Cuộc đời lắm đổi thay

Tuổi thanh xuân bao ngày

Già chết khó tránh khỏi. (C)

*******************

Bao thăng trầm danh lợi

Vinh nhục nối liền nhau

Thương buồn vui huyễn mộng

Gia đình và bằng hữu

Tình nhân nghĩa phu thê. (C)

*******************

Thương ghét luôn gần kề

Cuộc đời luôn ngang trái

Sự nghiệp và của cải

Bằng nước mắt mồ hôi. (C)

******************

Vật nay dời mai đổi

Phải buông bỏ tất cả

Khi hơi thở tàn đi

Tà kiến chấp của ta

Giây phút rồi cũng qua. (C)

*****************

Người trí luôn thấu hiểu

Nguyên nhân của khổ đau

Tìm hướng đi giải thoát

Chánh đạo khỏi bờ mê

Vượt qua mọi sanh tử. (C)

******************
Nương nhờ nơi Đức Phật

Nương nhờ nơi Pháp mầu

Nương nhờ nơi Tăng chúng

Nguyện hạnh phúc bền lâu. (CCC)



Nam Mô Phật Pháp Tăng Tam Bảo (3 lần)



Kinh Hồi Hướng

Tụng kinh và tham thiền

Tạo công đức vô biên

Xin nguyện cho tất cả

Phiền não được tiêu trừ

Trí huệ vượt siêu nhiên

Tội chướng đều năng giải

Nguyện sanh cõi Niết Bàn

Bình an và tĩnh lặng.



Nguyện đem công đức này

Hồi hướng khắp tất cả

Chúng sanh ở mọi nơi

Vô sanh được giác ngộ

Pháp thân được chan hòa.

Quả Phật được thành tựu. (CCC)



Bí Quyết An Lạc Trong Cuộc Sống - HT. Thích Nhất Hạnh








Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức - Kinh lục - HT. Thích Nhất Hạnh







Sunday, November 27, 2011

Tâm Và Cảnh - Thích Chơn Hiếu.wmv



Thần chú của Mật Tông (Phần 1)


Hầu hết kinh điển Mật Tông đều nhấn mạnh rằng: Những mật chú đều là những chân ngôn của chư Phật và chư Bồ Tát có giá trị nhiếp tâm và truyền giảng vô lượng. Mật Chú giúp đỡ cho chúng sinh xa lìa tham, sân si, là những độc hại trong việc tu hành. Việc trì tụng những mật chú sẽ tiêu trừ các tai ương, giải cứu những ách nạn, đưa con người thoát khỏi cảnh giới sa đoạ. Thành thử, kiên tâm trì tụng với tất cả tâm thành, kết quả tốt đẹp không biết đâu lường được.
Kinh Chuẩn Đề Đà Ra Ni của Mật Tông dạy những phương pháp trì tụng và nói về công năng của việc trì tụng những Chân ngôn. Có đến 10 bộ kinh dạy về Chân ngôn, từ thấp đến cao, mà trong ứng dụng bất cứ trình độ nào cũng tu tập được. Khi trì tụng lâu, sẽ được ứng hiện trong mộng tưởng.
Kinh Chuẩn Đề dạy rằng: "Tu tập vững vàng sẽ tạo mộng lành. Hoặc mộng thấy chư Phật, Bồ Tát, Thánh Tăng, Thiên Nữ. Hoặc mộng thấy tự thân bay lên hư không một cách tự tại. Hoặc vượt qua biển lớn, hoặc trôi nổi trên sông Giang Hà, hay lên lầu các, hoặc lên cây cao hoặc trèo lên núi tuyết, hoặc chế ngự được voi, sư tử, hoặc thấy nhiều hoa thơm cỏ lạ. Cũng có thể mộng thấy là vị tu hành, sa môn. Hoặc nuốt bạch vật, nhả ra hắc vật. Hoặc thâm nhập vào tinh tú, thiên hà...". Trong khi trì tụng kinh điển này, thường phát ra ánh sáng lạ kỳ, do Phán nhãn mang lại. Có người thấy lạc vào cõi Tịnh Độ, cảnh giới giải thoát hoàn toàn. Cũng có người thấy được kiếp trước của mình.
Nội dungBộ kinh trên có giành phần lớn để nói về các Thần Chú: bản văn Thần Chú và công năng của Thần Chú. Thần Chú không sử dụng tùy tiện được. Phải có đức giác ngộ mới đọc Thần Chú có hiệu quả. Mật Tông nói về trường hợp nhiều đạo sĩ dùng những Thần Chú không đúng hướng gây tác hại: chẳng những không đạt được kết quả theo ý muốn, mà còn gây thêm những nguy hiểm khôn lường được. Nội dung các Thần chú này được phân chia ra 9 phẩm. Mỗi phẩm có sức nhiếp phục và sở cầu khác nhau:

Nội dung 3 phẩm đầu

Hạ Phẩm: nếu thành tựu hạ phẩm của Thần Chú, thì có thể năng nhiếp phục tất cả tứ chúng, phàm có sở cầu điều gì thì đạt được, sai khiến được nhiều hạng, kể cả Thiên Long cũng thuần phục. Những Thần Chú này lại còn có thể hàng phục được 45 loại trong các "trùng thú" và "quỷ mị".

Trung Phẩm: Khi thành tựu được việc dùng Thần Chú của Trung Phẩm, sẽ có công năng sai khiến được tất cả Thiên Long, Bát Bộ, khai mở những "bảo tàng" dấu kín. Cũng có thể đi vào trong Tu La Cung, Long Cung... bất cứ trong trường hợp nào.

Thượng Phẩm: Nếu thành tựu được phần Thượng Phẩm, sẽ có được những khả năng phi thường: hoặc dùng phép khinh thân để chu du khắp nơi, cũng có thể dùng đến thuật "tàng hình" để tránh tai biến.

Nội dung 3 phẩm giữa

Hạ phẩm: Nếu thành tựu hạ phẩm của phần này (Trung Độ) sẽ điều hành được nhiều cảnh giới, tái sinh trong vô lượng kiếp, phúc huệ chiếu sáng trong 3 cõi, hàng phục chúng ma.

Trung phẩm: Nếu thành tự phẩm này, thì có sức thần thông qua lại các thế giới khác, có khả năng chuyển hoá Luân Vương, trụ thọ trong nhiều kiếp sau này.

Thượng phẩm: Nếu thành tựu phẩm này, sẽ hiệu chứng được nhiều phép lạ, từ Sơ Địa Bồ Tát trở lên.Trung độ là trình độ khó thành; chỉ những bậc cao tăng nhiều kiếp mới nhiếp phục được 3 phẩm này.

Nội dung 3 phẩm cuối

Hạ phẩm: Nếu thành tự phẩm này, sẽ đạt được Đệ Ngũ Địa Bồ Tát trở nên.

Trung phẩm: Nếu thành tựu phẩm này sẽ đạt được từ Đệ Bát BồTát Địa trở lên.

Thượng phẩm: Nếu thành tựu phẩm này, thì Tam Mật sẽ biến thành Tam Thân. Trong cảnh giới hiện tại thì có thể chứng quả "Vô Thượng Bồ Đề".

Ứng dụng những Mật Chú

Những nhà tu hành Mật Tông dùng những Mật Chú trong những trường hợp cần thiết nhất và cũng hạn chế nhất để tránh những tác hại khác. Một trong những loại Mật Chú quan trọng và thông dụng là Mật Chú Đà Ra Ni (Dharani). Theo nguyên nghĩa thì Đà Ra Ni là bảo tồn, gìn giữ, chống lại những lôi cuốn khác bất cứ từ đâu tới. Những Mật Chú này dùng để khống chế vọng tưởng và vọng động. Trong một giá trị khác, Mật Chú Đà Ra Ni sẽ phát huy đạo tâm của hành giả đứng trước những thử thách nghiêm trọng. Tà ma, ngoại đạo đều bị Mật Chú Đà Ra Ni chế ngự ngay từ bước đầu. Dùng Mật Chú không thể khinh thường và thiếu cẩn trọng. Chỉ trong những trường hợp khổn cùng, cấp bách, không thể thoát khỏi tai kiếp thì mới đọc lên.

Mật Chú Đà Ra Ni còn được gọi là "chân ngôn" hay "chân kinh" tức là những câu nói ngắn nhưng rất vi diệu, chân thật, "bất khả tư nghị" của chư Phật hay chư Bồ Tát. Mật Chú không thể giải nghĩa được hay lý luận được. Những buổi lễ quan trọng nhất của Mật Tông mới được dùng những Mật Chú này. Công dụng chính là đưa những sức huyền diệu, anh linh của vũ trụ đi vào trong nội tâm của con người. Mật Chú cũng có thể tiêu trừ những bệnh khổ do Tứ Đại gây ra. Những bệnh do Ngũ uẩn, hay do quỷ thần gieo rắc cũng có thể giải cứu bằng Mật Chú được. Cũng như Đàn Tràng (hay Đàn Pháp) (Mandala), Mật Chú có công dụng vô biên, khó lường được. Nhiều người coi thường Mật Chú và Đàn Tràng, cho nên khó giải thoát. Hiển Mật Viên Thông có chép rằng: "Ba đời của đức Như lai, chưa hề có vị Phật nào không theo Đàn Pháp mà thành Phật Đạo".

Lời dạy này mang hai ý nghĩa: (a) Mật Chú và Đàn Pháp vốn rất huyền diệu (b) Chỉ dùng đến hai loại này trong trường hợp cần thiết nhất mà thôi.Giá trị của Mật Chú Đà Ra Ni không thể lường được. Chẳng hạn như một cao tăng tụng Mật Chú với tất cả lòng thành của mình thì sẽ tiêu trừ những nghiệp chướng rừng vướng mắc vào nội tâm hay từng gây tai họa lớn lao. Sức tiêu trừ này khó hình dung được, nhưng giải toả được những nguy hiểm do tha nhân tạo nên.

Những cao tăng Tây Tạng ít khi nói đến những Mật Chú. Theo họ, một giới tử nào vọng động trong việc dùng Mật Chú, tưởng là cứu cánh tu hành, sẽ bỏ mọi khả năng tu tập chính của mình để học Thần Chú. Mật Chú chỉ được dùng như là cẩm nang tối hậu chỉ được mở ra thực hiện trong một thời điểm cần thiết nhất. Một giới tử sau khi được Điểm Đạo hay Quán Đỉnh thì được nhắc nhở điều này.

Kinh Thủ Lăng Nghiêm trong phần nói về công năng của những loại Thần Chú của Kim Cang Thừa (Tantra) có đoạn viết:- "Mật Chú của chư Phật vốn là phép bí mật. Chỉ có đức Phật với Phật tự biết với nhau mà thôi; các vị Thánh cũng không thể nào thông đạt về Chú được. Chỉ trì tụng là diệt được tội lỗi, nhanh chóng đạt được Thánh Vị" (Phẩm Chú Hạnh).

Trong một đoạn khác có viết: "Thần Chú là mật ấn của chư Phật: Những vị Phật và Phật truyền cho nhau, người khác trong cảnh giới nào cũng không thể nào thông hiểu được..."

Trong Hiển Thủ Bát Nhã Sớ viết: " Chú là Pháp môn bí mật của chư Phật, không thể nào thấu hiệu được nhân vị của những lời Chú". Viễn Công Niết Bàn Sớ khi luận về Thần Chú cũng viết: "Chân Ngôn chưa chắc là chuyên ngữ của người Thiên Trúc. Nếu đem ra phiên dịch thì lại không hiểu nổi, vì lẽ đó cho nên không thể nào phiên giải được...".

Thiên Thai Chỉ Quán của Thiên Thai Tông cũng viết về các Thần Chú như sau: "Chỉ có bậc Thánh Thượng thì mới có thể nói đến (giải lý đến) 2 pháp: Mật và Hiển. Những kẻ phàm nhân chỉ có thể xưng tán được những lời kinh trong Hiển Giáo; còn về Mật Giáo thì không giải thích được. Đà Ra Ni, nhân vị của Thánh Hiền không thể nào hiểu giải được, chỉ có thể tin mà thọ trì mà thôi. Trì Chú thì có thể diệt được mọi nghiệp chướng, kết tựu được phước đức". Theo những cao tăng của Mật Giáo, những Mật Chú (Mantras) là Viên Mãn, nếu giải thích ra chỉ là phiến diện, có thể sai lầm nữa. Thành thử không nên tìm cách để giải thích. Những kinh sách cho rằng: đây là guyên nghĩa của những câu Thần Chú chỉ là ngụy ngôn.

Mật nghĩa chỉ là "bất khả tư nghị". Trong Pháp Hoa Sao Sớ có đoạn nêu rõ rằng: "Về Bí Pháp của chư Phật, thì không thể nào hiểu được ý nghĩa, cho nên được gọi là Mật ngôn". Bát Nhã Tâm Kinh viết: "Tổng trì cũng như loại thuốc thần, như Cam Lộ, uống vào thì lành bệnh, nhưng khi phân tích trong đó có gì, là điều sai lầm. Tuy là mật ngôn, nhưng công dụng, giá trị của những lời Thần Chú này thật bao la".

Theo Đà Ra Ni Kinh thì: "Thần Chú vốn là tối thắng, có thể giải trừ được tội lỗi của chúng sinh, giải thoát được sinh tử luân hồi, chứng quả Niết Bàn, an lạc pháp thân...".

Khi tụng những câu Thần Chú, phải chú ý đến toạ bộ. Chẳng hạn như trì tụng Đại Tam Muội Ấn thì: "Lấy hai tay ngửa ra, rồi tay hữu để lên trên tay tả, hai đầu ngón cái giáp lại với nhau, để ngang dưới rốn". Thực hiện việc trì tụng này, kết quả không lường được: Ấn này có thể diệt được tất cả cuồng loại, vọng niệm, điên đảo, tư duy tạp nhiễm. Còn khi chấp thủ về Kim Cang Ấn Quyền thì kết ấn như sau đây: "Lấy ngón cái để trong lòng bàn tay bấm tại đốt vô danh chỉ giáplòng bàn tay, rồi nắm chặt; sau đó tay phải cầm chuỗi ký số, miệng tụng: "Tịnh pháp giới chân ngôn" (108 biến).

Ấn này trừ được nội ngoại chướng hiện ra hay nhiễm phải; thực hành đúng đắn thì thành tựu tất cả công đức. Về Chuẩn Đề Chú thì kết ấn như sau: "Sau khi đảnh lễ (3 lạy) xong, thì hành giả ngồi kiết già. Lấy ngón tay áp út và ngón út bên mặt và bên trái xỏ lộn với nhau vào trong hai lòng bàn tay; dựng hai ngón tay giữa thẳng lên, rồi co hai ngón tay trỏ mà vịn vào lóng đầu của hai ngón giữa; còn hai ngón tay cái thì đè lên lóng giữa của ngón áp út bên mặt. Để ấn này ngang ngực.

Sau đó chí tâm tưng 108 lần câu chú "Chuẩn Đề" và chú "Đại Luân Nhất Tự" như sau: "Nam Nô Tát Đa Nẫm, Tam Miệu Tam Bồ Đề, Cu Chi Nẫm, Đát Điệt Tha. Án Chủ Lệ, Chủ Lệ, Chuẩn Đề, Ta Bà Ha - Bộ Lâm."

Có thể trì tụng nhiều hơn nữa. Khi niệm số đã ấn định, muốn nghỉ thì xả ấn lên trên đỉnh, kế đó dùng tay mặt kiết ấn Kim Cang Quyền mà ấn theo thứ tự 5 vị trí như sau: 1) Trên đảnh đầu 2) Nơi vai bên trái 3) Ở vai bên mặt 4) Tại ngang ngực 5) Nơi yết hầu

(Còn tiếp)

Phật Thuyết Kinh Pháp Diệt Tận



Hán dịch: Trích từ sao lục của Tăng Hữu trong bản ghi chép đời Tống, tên người dịch đã bị thất lạc


Việt dịch: Tại gia Bồ-Tát giới Ưu-bà-tắc Nguyên Thuận

Tôi nghe như vầy:

Một thuở nọ, Đức Phật ở tại thành Câu-thi-na. Như Lai trong ba tháng nữa sẽ nhập Niết-bàn. Lúc đó, các vị Tỳ-kheo và chư Bồ-Tát, vô số chúng sanh đến chỗ Phật, đảnh lễ sát đất.

Thế Tôn tĩnh lặng, ngài không nói một lời, ánh hào quang cũng không hiện. Bấy giờ, Hiền giả A-Nan, đảnh lễ và thưa hỏi Phật.

"Bạch Thế Tôn! Từ trước đến nay, bất kỳ lúc nào Thế Tôn thuyết Pháp, cũng đều có vầng hào quang oai nghi tự nhiên xuất hiện. Nhưng nay trong đại chúng, ánh hào quang ấy không hiển hiện nữa. Chắc hẳn, đây phải là do nhân duyên gì? Chúng con mong muốn được nghe nghĩa ý."

Đức Phật vẫn lặng yên không trả lời, như thế cho đến khi thỉnh cầu đến ba lần, lúc đó Đức Phật mới bảo ngài A-Nan:

"Sau khi Ta nhập Niết-bàn, lúc Pháp bắt đầu diệt mất, trong đời ngũ trược ác thế, ma đạo sẽ rất hưng thịnh, ma quỷ sẽ giả làm Sa-môn, phá hoại Đạo của Ta. Chúng mặc quần áo của người thế tục, ưa thích y phục năm màu, mặc áo cà-sa sặc sỡ. Chúng uống rượu, ăn thịt, giết hại chúng sanh, tham đắm mùi vị, không có lòng từ bi, lại thêm sân hận đố kỵ.

Lúc bấy giờ, sẽ có các bậc Bồ-Tát, Bích-chi-phật, A-la-hán, họ tinh tấn tu đức và tôn kính hết thảy. Các ngài lấy nhân ái làm tông hướng, giáo hóa bình đẳng, thương mến người nghèo, lo lắng người già yếu, giúp kẻ khốn cùng. Họ luôn khuyên bảo mọi người thờ phụng, hộ trì Kinh tượng. Với tấm lòng hiền lành, các ngài làm mọi công đức, không làm hại người khác, luôn hy sinh giúp đỡ, không tự lợi, lại nhẫn nhục và hòa nhã.

Nếu có các vị như thế, thì chúng ác ma tỳ kheo đều sanh lòng ganh ghét, phỉ báng bôi nhọ, xua đuổi, trục xuất ra khỏi nơi họ ở. Sau đó, những ác ma này không tu đạo lập đức, chùa tháp bỏ hoang vắng, không người sửa sang, rồi sẽ bị hư hoại. Chúng chỉ tham lam tích chứa tiền tài, không chịu phân phát hay dùng làm vào việc phước đức. Chúng sẽ mua bán nô tỳ để trồng trọt, đốt rừng, giết hại chúng sanh, không có một chút lòng từ bi.

Sau đó, những nam nô sẽ thành Tỳ-kheo, những nữ tỳ sẽ thành Tỳ-kheo-ni. Chúng không có đạo đức, dâm loạn ô uế, nam nữ không cách biệt. Chính những kẻ này sẽ làm Đạo suy yếu phai mờ đi.

Hoặc có kẻ chạy trốn luật pháp, chúng sẽ nương dựa vào Đạo của Ta, xin làm Sa-môn nhưng không tu giới luật. Giữa tháng và cuối tháng tuy có tụng giới luật nhưng chỉ là trên danh nghĩa. Do vì chán ghét, lại lười biếng giải đãi nên không còn muốn nghe nữa.

Chúng không muốn tụng toàn bản văn mà chỉ tóm lược phần đầu đoạn cuối. Chẳng bao lâu, việc học Kinh và tụng niệm cũng sẽ chấm dứt. Cho dù còn có người đọc tụng, nhưng họ không hiểu nghĩa ý của câu văn, cưỡng ép ngôn từ, lại không hỏi các bậc minh sư, cống cao ngã mạng, cầu danh cầu lợi, làm ra vẻ tao nhã vẻ vang, để mong được người cúng dường.

Khi những ma tăng này mạng chung, thần thức của những kẻ ấy liền đọa vào vô gián địa ngục. Vì đã phạm phải năm tội ngỗ nghịch, nên sẽ trải qua hằng hà sa số kiếp để sinh làm ngạ quỷ, súc sanh. Khi tội báo đã hết, lại sanh ra ở vùng biên địa, nơi không có Tam Bảo.

Khi Pháp sắp bị diệt, người nữ sẽ trở nên tinh tấn, luôn làm các việc công đức, còn người nam thì biếng lười và không còn giảng Pháp. Những vị Sa-môn sẽ bị xem như phân như đất và không còn ai tin tưởng họ nữa.

Khi Pháp sắp bị mất, chư thiên khóc lóc, bão lụt hạn hán thất thường, năm loại ngũ cốc sẽ không còn chín. Bệnh dịch lây lan, giết đi vô số sinh mạng. Dân chúng lầm than, quan chức mưu toan tính lợi. Ai nấy đều không thuận theo đạo lý, ưa thích nhiễu loạn. Kẻ xấu ác gia tăng nhiều như cát trong biển, người thiện rất hiếm hoi, hầu như chỉ được một hoặc hai người.

Khi kiếp sắp hết, vòng quay của mặt trời và mặt trăng trở nên ngắn hơn, thọ mạng của loài người lại giảm đi, 40 tuổi thì đầu bạc. Người nam dâm dục quá độ, tinh dịch cạn kiệt nên chết sớm, hoặc chỉ sống đến 60 tuổi. Trong khi tuổi thọ của người nam giảm thì tuổi thọ của người nữ gia tăng đến 70, 80, 90, hoặc đến 100 tuổi.

Nước lớn hốt nhiên khởi lên, kéo dài đến vô hạn kỳ, người đời không tin và xem là việc thường. Các loại chúng sanh hỗn tạp, không phân sang hèn quý tiện, bị chết đuối, chìm đắm nổi trôi, và bị cá rùa ăn nuốt.

Khi đó, các bậc Bồ-Tát, Bích-chi-phật, A-la-hán, bị chúng ma xua đuổi, trục xuất và không còn tham dự trong hội chúng nữa. Giáo Pháp của Tam Thừa sẽ lánh vào nơi núi rừng phước đức. Trong yên tĩnh, họ sẽ tìm được sự an vui, tuổi thọ thêm lâu dài. Chư thiên hộ vệ và Nguyệt Quang (1) sẽ xuất thế. Các ngài lại gặp nhau và cùng chấn hưng Đạo của Ta.

Nhưng trong 52 năm, Kinh Thủ Lăng Nghiêm và Kinh Bát-chu Tam-muội sẽ bị sửa đổi trước tiên rồi sau đó diệt mất. 12 bộ Kinh cũng từ từ biến mất và không bao giờ xuất hiện lại, văn tự cũng không còn thấy nữa, áo cà-sa của Sa-môn sẽ tự nhiên biến thành màu trắng.

Khi Pháp của Ta diệt mất, ví như ngọn đèn dầu bừng sáng lên trong chốc lát rồi tắt mất. Khi Pháp của Ta diệt mất, thì cũng như ngọn đèn đã tắt. Từ đó về sau, khó mà nói chắc điều gì sẽ xảy ra.

Như vậy cho đến mười triệu năm sau. Khi Đức Di-lặc sắp hạ sanh ở thế gian để làm Phật, thiên hạ thái bình, độc khí tiêu trừ, mưa thấm nhuần điều hòa, năm loại ngũ cốc tươi tốt, cây cối to lớn. Loài người sẽ cao đến tám trượng và sống đến 84.000 năm. Chúng sanh được độ thoát nhiều không thể tính đếm kể."

Lúc bấy giờ, Hiền giả A-Nan, đảnh lễ và thưa hỏi Phật.

"Bạch Thế Tôn! Kinh này tên gọi là gì, và chúng con phải phụng trì như thế nào?"

Đức Phật bảo:

"Này A-Nan, Kinh này tên là Pháp Diệt Tận. Hãy lưu truyền rộng rãi, công đức có được sẽ nhiều vô lượng không thể tính kể."

Khi bốn chúng đệ tử nghe kinh này xong, lòng buồn bã và thương xót thảm thiết. Tất cả đều phát tâm tu Thánh Đạo Vô Thượng, họ đảnh lễ Đức Phật rồi lui ra.

Phật Thuyết Kinh Pháp Diệt Tận

Chữ Nhẫn Trong Đường Tu Giảng sư Thích Tâm Điền



Ái ngữ và lắng nghe - HT. Thích Nhất Hạnh





Bài này HT giảng rất hay, CN nghĩ là khi ai mà lắng nghe được những khổ đau của người khác là người đó có lòng từ bi nhiều lắm (mới nghe nổi), CN hồi xưa chưa biết tu nhiều thì hay lắng nghe nổi những nỗi khổ niềm đau của người khác, nhưng tu lâu chút thì không nghe nổi nữa, ai mà than than chút là CN chịu không nổi bỏ chạy liền ....cho nên càng tu càng thấy mình tệ hơn hồi chưa tu, chán chưa ?....
Chơn Ngọc thích nhất HT nói mình bỏ đói những giận hờn, tham, sân, si thì từ từ nó sẽ chết .....chúng ta không biết hay nuôi dưỡng nó hoài cho nên nó càng mạnh mẽ trong tâm ....hãy nuôi dưỡng những hạt giống từ bi thì lòng từ sẽ tăng trưởng .....nhất là những đứa trẻ xem Ti Vi nhiều quá không tốt, sẽ nuôi dưỡng nhiều chất bạo động không tốt trong đầu óc trẻ ....nói chung bài này rất hay ....

Saturday, November 26, 2011

Tây Tạng huyền bí: Tôi mở thần nhãn


Ngày sinh nhật của tôi đã đến. Ngày đó tôi được tự do không phải đi đến lớp học hay đi dự lễ. Vào lúc sáng sớm, Minh Gia Đại Đức có nói với tôi:




- Lâm Bá, hôm nay con hãy vui chơi thỏa thích. Chúng ta sẽ đến tìm con chiều nay.



Kể từ chiều hôm đó tôi bế môn nhập thất trong một gian phòng nhỏ, và không được bước ra khỏi phòng trong suốt ba tuần lễ. Trong thời gian đó không ai được bước ra khỏi phòng để kiếm tôi trừ ba vị Lạt Ma cao cấp trong đó có Minh Gia Đại Đức, sư phụ tôi. Ba vị Lạt Ma mỗi ngày đều đến vào đúng giờ để chỉ dẫn cho tôi một phép luyện bí truyền để mở thần nhãn. Trong khi đó, người ta cho tôi ăn uống chỉ vừa đủ duy trì sự sống. Sau ba tuần lễ khổ luyện dưới sự chỉ dẫn của sư phụ, tôi đã đạt tới sự thành công. Sư phụ tôi bèn nói:



- Lâm Bá, từ nay con đã thật sự trở thành một cao đồ trong môn phái của chúng ta. Kể từ nay cho đến suốt đời con, con sẽ nhìn thấy rõ chân tướng của mọi người chứ không phải là chỉ nhìn thấy cái bề ngoài của họ mà thôi.







Lần đầu tiên trong đời tôi, thật là một kinh nghiệm lạ lùng mà nhận thấy rằng ba vị Lạt Ma đều được bao phủ chung quanh mình bằng một ánh hào quang vàng chói như ánh lửa. Về sau, tôi mới hiểu rằng đó là nhờ ba vị đã có một đời sống tinh khiết và không phải ai cũng có được một hào quang tốt đẹp như thế, mà trái lại phần đông người đời có một cái hào quang với một hình dạng và màu sắc khác hẳn.



Khi tôi đã phát triển được cái nhãn quang thần thông đó, tôi phát hiện được những rung động khác nữa xuất phát từ trung tâm hào quang của con người. Kế đó, tôi có thể đoán biết tình trạng sức khỏe của một người bằng cách nhìn xem màu sắc và hình dáng cái hào quang của y. Cũng y như thế, bằng cách nhìn xem sự thay đổi màu sắc trong hào quang của một người, tôi có thể biết rằng người ấy nói thật hay nói dối. Thần nhãn của tôi, tuy vậy không phải chỉ dùng để quan sát thân thể của một người mà thôi. Người ta còn cho tôi một bầu thủy tinh mà tôi thường dùng để quan sát bằng thần nhãn và bây giờ tôi vẫn còn giữ. Những bầu thủy tinh này không phải là những vật nhiệm màu gì cả mà chỉ là những khí cụ mà thôi. Cũng như một ống kính hiển vi hay viễn vọng kính, do những định luật tự nhiên cho phép ta nhìn thấy những sự vật mà lúc bình thường ta không nhìn thấy được, thì một bầu thủy tinh cũng vậy. Nó có tác dụng như một trung tâm để sử dụng con mắt thần, nó giúp cho người ta có thể đột nhật vào cõi giới tiềm thức của mọi vật và nhìn thấy những sự vật diễn biến trong quá khứ hay tương lai xuất hiện trong đó. Mọi loại thủy tinh không phải đều thích hợp với tất cả mọi người. Có người thu hoạch được kết quả tốt hơn với loại thủy tinh khoán thạch, có người lại thích hợp với một bầu pha lê. Những người khác nữa dùng một bồn nước lạnh bằng ve chai hoặc một đĩa tròn màu đen huyền. Nhưng dầu người ta sử dụng một kỹ thuật nào, thì các nguyên tắc vẫn là một.



Sau khi tôi đã hoàn tất việc luyện thần nhãn một cách an toàn, các vị Lạt Ma quyết định rằng tôi có thể rời khỏi gian phòng mà tôi đã nhập thất và trở về với cuộc sống bình thường, nhưng tôi sẽ dành phân nữa thời giờ của tôi bên cạnh Minh Gia Đại Đức để cho sư phụ tôi sẽ tăng cường sự học đạo của tôi bằng một vài phương pháp. Còn phân nữa thời gian kia sẽ dành cho những buổi học và buổi lễ cầu nguyện, không phải vì cái giá trị giáo dục của những buổi ấy mà là để cho tôi có một sự hiểu biết quân bình về mọi sự. Ít lâu sau đó, khoa thôi miên cũng sẽ được sử dụng để dạy đạo cho tôi. Nhưng còn bây giờ thì tôi chỉ nghĩ đến vấn đề... ăn! Tôi đã phải ăn uống rất khắc khổ trong gần ba tuần và nay tôi phải ăn trả đũa để bù lại. Tôi bèn hối hả từ biệt các vị Lạt Ma với ý nghĩ duy nhất trong đầu tôi. Nhưng ra ngoài hành lang, tôi nhìn thấy một bóng người bao phủ trong một đám khói xanh, với những vết lớn màu đỏ chói như lửa cùng khắp thân mình. Tôi bèn kêu lên một tiếng thất thanh và hối hả thối lui về phòng. Các vị Lạt Ma nhìn tôi một cách ngạc nhiên; tôi có vẻ gần như ngất xỉu vì sợ hãi và nói:



- Một người đang cháy như bó đuốc ở ngoài hành lang.



Minh Gia Đại Đức chạy phóng ra ngoài. Khi sư phụ trở lại phòng. Người vừa mỉm cười vừa nói:



- Lâm Bá, đó chỉ là một người lao công đang nóng giận hào quang của y giống như một đám khói xanh, vì trình độ tiến hóa của y còn thấp. Những vết lửa màu đỏ là những tư tưởng nóng giận. Con có thể đi ra một cách an toàn để tới phòng ăn vì chắc con đã đói lắm!



Thật là một kinh nghiệm vô cùng lý thú khi tôi gặp lại những bạn học cũ mà trước kia tôi vẫn tưởng rằng tôi biết quá rõ, nhưng sự thật thì tôi chưa biết gì về họ cả. Nay tôi chỉ cần nhìn họ để đọc những tư tưởng thầm kín, tình thương chân thành, sự ganh tị hay sự thờ ơ lãnh đạm của họ đối với tôi.



Không phải chỉ nhìn những màu sắc trên hào quang của mỗi người mà biết tất cả, người ta còn phải tập giải đoán ý nghĩa của những màu sắc đó nữa. Để thực tập vấn đề này, sư phụ tôi và tôi cùng ngồi ở một chổ vắng vẻ, từ nơi đó chúng tôi có thể quan sát những người đi đường bước vào cổng đền.



Minh Gia Đại Đức nói với tôi:



- Lâm Bá, con hãy nhìn người kia đang đi tới... con có nhìn thấy chăng một đường chỉ màu đang rung động ở phía trên quả tim của y? Màu ấy và sự rung động ấy là triệu chứng của bệnh đau phổi!



Sư phụ lại bình phẩm về một người lái buôn:



- Con hãy nhìn những lằn ngang đang cử động và những đốm, vết đang chớp lập lòe trên hào quang của y... người lái buôn này đang nghĩ rằng y có thể lừa bịp những sư sãi ngu ngốc kia, và y nhớ rằng y đã có lần thành công như vậy. Chỉ vì tiền bạc, người ta không lùi bước trước một hành vi ti tiện nào!



Hoặc về một người khác nữa:



- Lâm Bá, con hãy nhìn vị sư già kia. Đây là một vị sư sãi chân tu, nhưng y lại hiểu kinh điển một cách quá chật hẹp, gò bó sát nghĩa từng chữ từng câu. Con có nhận thấy chăng màu vàng trên hào quang của y đã phai lợt? Đó là vì y chưa đủ tiến hóa đúng mức để có thể suy luận lấy một mình.



Và như thế, chúng tôi tiếp tục quan sát để thực tập hằng ngày. Nhưng chính trong khi tiếp xúc với những người đau ốm, bịnh tật về thể xác cũng như tinh thần, mà tôi mới nhận thấy năng khiếu Thần Nhãn là vô cùng hữu ích.



Một buổi chiều, Sư phụ nói với tôi:



- Sau này, ta sẽ dạy con nhắm Con Mắt Thần tùy ý muốn, vì thật là một điều khổ sở mà phải luôn luôn nhìn thấy trước mắt những cảnh tượng buồn thảm, bất toàn của người đời. Nhưng bây giờ, con hãy sử dụng năng khiếu đó thường xuyên, cũng như con sử dụng đôi mắt phàm. Thầy sẽ chỉ cho con cách mở hay nhắm Con Mắt Thần một cách dễ dàng cũng như hai con mắt kia.



Những truyện thần thoại của xứ Tây Tạng quả quyết rằng trong quá khứ đã có một thời kỳ mà nhân loại, nam hay nữ, đều có thể sử dụng Con Mắt Thần. Đó là thời kỳ mà đấng Thần linh đến quả địa cầu và sống lẫn lộn với người trần gian, khi con người hãy còn chất phác, hồn nhiên và tâm hồn trong sạch.



Nhưng về sau, loài người đã mở mang trí khôn, bèn sinh ra kiêu căng ngạo mạn và xúc phạm đến Thánh Thần. Để trừng phạt tội xúc phạm này, nhãn quang thần thông của họ bị thâu hồi. Kể từ đó, trải qua nhiều thế kỷ, một thiểu số người vừa lúc mới sinh ra đã có năng khiếu Thần Nhãn. Những người nào có năng khiếu ấy một cách tự nhiên, có thể tăng cường quyền năng của họ lên gấp ngàn lần nhờ bởi một phép luyện bí mật, cũng như trường hợp của tôi. Lẽ tất nhiên, một quyền năng đặc biệt như thế phải được sử dụng một cách cẩn mật và vô cùng thận trọng.



Một ngày nọ, vị Sư Trưởng cho gọi tôi vào gặp ngài và nói:



- Con hỡi, nay con đã sở hữu một quyền năng mà phần đông nhân loại không có. Con chỉ nên sử dụng nó để làm việc thiện, chớ hề dùng nó cho mục đích ích kỷ. Quyền năng ấy được ban cho con để giúp đỡ kẻ khác, chứ không phải để mưu lợi cho riêng mình. Nhờ Thần Nhãn, có nhiều điều sẽ được tiết lộ cho con, nhưng dầu cho con học hỏi được điều gì, con cũng không được tiết lộ cho người khác biết, nếu những lời nói của con có thể làm cho họ đau khổ hay làm thay đổi chiều hướng cuộc đời của họ. Vì, con hỡi, mỗi người phải tự ý chọn lựa con Đường của mình. Dầu cho con nói với họ điều gì, họ cũng vẫn đi theo con đường của họ. Con hãy giúp đỡ những kẻ bệnh tật và những người đau khổ, nhưng con đừng nói gì có thể làm đổi hướng cuộc đời của một người.



Vị Sư Trưởng, một người có văn hóa rất cao, cũng là vị y sĩ thân tín của đức Đạt Lai Lạt Ma. Trước khi chia tay từ biệt, vị Sư Trưởng cho tôi biết rằng không bao lâu nữa tôi sẽ được gọi vào để yết kiến đức Đạt Lai Lạt Ma, vì ngày có ý muốn gặp tôi. Trong dịp đó, Minh Gia Đại Đức và tôi sẽ là khách của điện Potala trong vài tuần.



Dr. T. Lobsang Rampa

Nguyễn Hữu Kiệt dịch
http://www.thienviendaidang.net/00/baimoidua.php?readmore=6096