Thursday, December 20, 2012

Càng “Đấu Tranh” Càng Khó Vãng Sanh


Càng “Đấu Tranh” Càng Khó Vãng SanhTrong thời mạt pháp này tìm cho ra một người tu hành để một đời này giải thoát khó dữ lắm! Thứ nhất là vì con người trong thời này không chịu tu. Người chạy theo đường lục đạo sanh tử thì nhiều, còn tu hành thì không chịu tu! Lại có người muốn tu mà lại không tu theo con đường liễu giáo thành đạo, mà thường đồng hóa chữ “Tu Hành” với một chút phước báu gì đó cho vui vui, cho tốt tốt… giống như những hội đoàn xã hội!
Trong khi đó thì pháp môn niệm Phật để vãng sanh về Tây Phương là cái pháp môn chính yếu của đức Thế-Tôn dạy cho chúng sanh thực hiện, để trong thời mạt pháp này được vãng sanh mà rất nhiều người không tin. Chính vì vậy mà hôm qua mình có đưa vấn đề là hãy cố gắng Nhiếp Tâm Niệm Phật, quyết lòng trong một báo thân này mình về Tây Phương, đừng có nên mở cái lục căn mình ra để tiếp nhận những trào lưu bên ngoài mà coi chừng chúng ta bị loạn tâm, bị chao đảo…
Ví dụ, như nghiên cứu nhiều quá là mở cái ý ra. Một khi mà cái ý mở ra thì chúng ta bị vướng vào gọi là “Tri Chướng”. “Sở Tri Chướng” là những kiến thức của thế gian nó ngăn cản con đường vãng sanh thành đạo. Và hơn nữa, khi mình tu niệm Phật để vãng sanh, tức là do thiện căn phước đức của mình lớn lắm mới gặp được và tin tưởng câu Phật hiệu. Hòa Thượng Tịnh Không nói, đi ra ngoài mình nói chuyện niệm Phật vãng sanh với người ta, một trăm người, nhiều khi tìm không ra một người, một ngàn người chưa chắc gì tìm ra được hai người tin tưởng! Lạ lắm! Quý vị đi cho thiệt nhiều rồi mới thấy. Như vậy thì người chống đối, bài bác, người ta tìm cách bẻ cong bẻ quẹo chuyện vãng sanh là sự thường, nhiều lắm!…
Trong kinh Đại-Tập, Phật có đưa ra danh từ gọi là “NGŨ NGŨ”. Hôm qua mình có nhắc tới ngũ ngũ, thì hôm nay nói ngũ ngũ luôn. “Ngũ Ngũ Kiên Cố“. Ngũ là năm. Ngũ-Ngũ là năm lần 500 năm. Phật chia ra cứ 500 năm thành một kỳ. Trong kinh Đại-Tập Phật chia làm năm kỳ, thì kỳ cuối cùng tức là cái kỳ 500 năm lần thứ năm, tức là 2500 năm, ứng với chính cái thời kỳ chúng ta đây. Nhất định chính là thời kỳ chúng ta. Thời kỳ này Phật gọi là “Thời Kỳ ĐẤU TRANH KIÊN CỐ”. Ngài không nói tới thời kỳ thứ sáu, không có 500 năm thứ sáu, tại vì 500 năm lần thứ năm là thuộc về mạt pháp, mạt pháp này nó sẽ kéo luôn tới 9000 năm nữa. Đây là trong thời gian đấu tranh kiên cố. Cho nên khi mình tu hành cần phải cẩn thận!…
Thời kỳ thứ nhất là “Giải Thoát” 500 năm, rồi thời kỳ “Thiền Định” 500 năm. Hai thời kỳ này thuộc về “Chánh Pháp” (1000 năm). Rồi đến thời kỳ “Đa Văn“, thời kỳ “Tháp Tự“, thuộc về “Tượng Pháp” (1000 năm).Thời kỳ Tượng Pháp, triết học mở ra nhiều lắm. Rồi Tháp Tự, tức là chùa chiền cũng mọc lên như nấm. Đó là phước. Nghĩa là, cũng còn chút phước của thế gian, thuộc về Tượng Pháp. Qua đến 500 lần thứ năm, tức là từ 2000 năm trở đi thuộc về mạt pháp, sự “Kiên Cố” này nó không nằm ở những vấn đề khác mà nằm ngay ở chỗ “Đấu Tranh“. Đấu tranh dữ lắm! Cho nên khi chúng ta biết tu rồi, thì phải biết sợ cái chuyện này. Khi mở cửa ra nghiên cứu, thường thì ta đọc toàn là những chuyện đấu tranh không thôi!
Có một lần tôi qua bên Mỹ, rồi qua bên Canada, thì tình cờ tôi đọc một bộ sách dày như thế này… dày vầy nè. Tôi lật qua sẹc sẹc, chứ không phải là đọc. Người ta đưa ra những lời chống đối Phật giáo. Họ chống không thể tưởng tượng được! Nghĩa là bất cứ một người nào xuất hiện ra trên thế gian này mà dưới hình dạng là một vị Sư, là một vị Tăng-Ni, là một Phật tử, một Cư Sĩ tu học Phật, cũng đều bị chống hết. Họ chống đến nỗi mà thành một bộ sách, hình như là hai-ba tập, dày như thế này! Khi nhìn vô… Xin thưa thực… mình không dám đọc! Tại vì mình đọc những lời đó, nếu lỡ mà nó thâm nhập vô tâm của mình, thì mình bị biến thành người có tâm phỉ báng Phật pháp. Dễ sợ lắm!
Chính vì vậy mà để thoát khỏi cái ách nạn gọi là “Đấu Tranh Kiên Cố” thì xin là, mình phải giữ cái tâm mình thanh tịnh. Cố gắng: Rời bỏ những cái kiến thức. Rời bỏ những cái thị phi. Rời bỏ những cái buồn phiền. Rời bỏ những cái, theo như Phật nói, là tam nghiệp thân khẩu ý.
Cái này nó quan trọng lắm! Nếu ví dụ như mình tu như thế này, gặp một người tới, người ta nói mình là loại người dị đoan mê tín, nếu mình mở lời cãi lại thì nhất định cái tâm của mình sẽ vướng vô cái bãi lầy này… cái bãi “Đấu Tranh”. Nếu người ta viết một bài báo chửi mình, mà mình viết trả lời họ, thì nó lôi cuốn mình vô trong vòng gọi là “Đấu Tranh Kiên Cố” liền! Cái cạm bẫy này dễ sợ lắm! Chính vì vậy mà Hòa Thượng Tịnh-Không… Quý vị nghe cứ nghe những lời của Hòa Thượng nói, không biết người ta có hiểu không(?), chứ còn tôi thì hiểu rõ lắm. Không biết sao chứ tôi hiểu rõ lắm. Ngài nói: Người ta chửi mình… Nhất định mình không được chửi lại. Người ta nói xấu mình… Nhất định mình không nói xấu lại. Người ta có quyền phỉ báng mình… Nhất định mình không phỉ báng lại.
Tại vì nếu người ta hạch hỏi mình những điều để cho mình cãi, mà mình cãi lại, thì mình bị lôi vào con đường đấu tranh. Mà lôi vào con đường đấu tranh chính là cái bẫy, cái cạm bẫy vô cùng nguy hiểm của suốt thời mạt pháp! Mà khi chui vào đó rồi thì nhất định không thể nào có thể vãng sanh, không thể nào vượt qua tam giới. Cho nên, hồi trước mình không biết tu thì mình thường hay chống người này chống người nọ, nói xấu người này nói xấu người nọ, thì nay mình biết tu rồi, phải biết sợ cái cạm bẫy của thời mạt pháp! Nhất định không được chống. Bây giờ người ta chống mình, chống tới đâu đi nữa, cứ để những lời chống đó bay vào trong không gian, nó mất hút đi… thì nhất định mình sẽ vượt thoát cái cạm bẫy này. Nếu không, quý vị tưởng tượng, hễ mình chống một cái thì cái chân mình lún vào trong cái bẫy. Mình cứ tưởng tượng có những cái bẫy, giống như cái bẫy chuột hay cái bẫy heo gì đó, nó quặp hai cái chân mình. Nếu tay mình mà giơ lên, thì hai cái tay mình đút vào hai cái bẫy khác nữa. Tưởng tượng như tay mình, chân mình, tứ chi của mình đã bị những cái bẫy giữ rồi, nó kéo sệt… sệt… sệt… sệt… Kéo sệt vào hầm lửa! Làm sao mà mình có thể thoát ra được? Không cách nào có thể thoát ra được!
Vậy thì, khi mà chúng ta biết được con đường vãng sanh về Tây phương, thì Phật nói những câu hết sức đơn giản, không có gì khó khăn. Đừng đem những cái chuyện của thời “Đa Văn“, tức là triết học, là những đạo lý cao siêu, những cái gì bóng bảy của thời “Đa Văn” áp dụng vào đây. Không được! Tại vì chỉ áp dụng được trong thời gọi là tượng pháp và tiền thời tượng pháp. Bây giờ đã đến thời mạt pháp rồi, ta không có quyền làm như vậy. Tại vì căn cơ chúng ta yếu lắm. Thời kỳ “Tháp Tự” cũng đã qua rồi. Tại sao vậy? Tại vì cái phước báu của con người thời mạt pháp quá yếu rồi, không còn nữa. Chính vì vậy mà ngài Ấn-Quang Đại Sư đưa ra một cái mẫu đạo tràng trong thời mạt pháp này. Không biết là Ngài có nói như vậy không? Mà thực ra hình như là trong tâm của Diệu Âm cứ nghĩ như vậy. Là tại vì thời này là thời “Đấu Tranh Kiên Cố“. Muốn tránh được cái “Đấu Tranh Kiên Cố” thì không có cách nào khác hơn là hãy âm thầm lặng lẽ mở một cái đạo tràng rất nhỏ, 10 người, 20 người, âm thầm lặng lẽ: Không mở bảng hiệu. Không trương cờ xí. Không có quảng cáo, cũng không có làm cái gì cả.
Để chi? Để âm thầm len lén trốn tất cả cái đoàn người đó, cái đoàn người mà coi như là ức ức người đi vào con đường khổ nạn! Chỉ có con đường biết lén lén trốn ra, thoát ra, để niệm Phật đi về Tây Phương. Chính vì vậy, chúng ta lập cái đạo tràng này y hệt mẫu đạo tràng của ngài Ấn-Quang, bảng hiệu không có, âm thầm lặng lẽ, bốn bên hàng rào khóa lại, âm thầm mà tu… Nhất định những thứ: Nào lễ lộc, nào là cờ xí… tất cả những thứ đó đóng hết, để quanh năm suốt tháng cùng nhau niệm Phật. Thì cái mẫu mực này là mẫu mực của ngài Ấn-Quang đưa ra để vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Nếu mà chúng ta không theo Ngài, xin thưa thực, Ấn-Quang Đại Sư là ai? Là ngài Đại-Thế-Chí, Ngài đã thấy trước hết trơn rồi. Ngài nói bây giờ… Phật giáo đến cái thời mạt pháp này cũng không còn khả năng để cứu chúng sanh nữa. Ngài nói vậy đó…
Ngài Hạ-Liên-Cư cũng đưa ra một cái mẫu mực để tu tập, không có lập ra cái chùa, không có lập ra cái Tôn-Giáo, mà lập cái “Hội-Đoàn”, gọi là “Tịnh-Tông Học-Hội“. Cái hội đoàn niệm Phật, âm thầm niệm Phật. Cứ ngày ngày niệm câu “A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật”, không thêm không bớt gì hết, để quyết lòng đi về Tây Phương. Cho nên gọi là “Tịnh-Tông Học-Hội” chứ không phải là Tịnh-Tông Giáo-Phái. Không phải như vậy.
Thực sự mình không biết sao? Nhưng các Ngài đưa ra những mẫu mực, mà khi đi sâu vào thời mạt pháp này mới thấy là những cái quyết định của các Ngài quá tuyệt vời! Vậy mà hình như chúng sanh không tìm ra, nhưng ngài Tịnh-Không đã tìm ra được. Ngài nói bây giờ nếu mà lập lên một cái đạo tràng to, trang nghiêm, rùm beng như vậy, nhưng mà vô trong đó rồi mới thấy. Thấy gì? Đấu tranh kiên cố! Dễ sợ lắm! Tình thực mà nói dễ sợ lắm! Không cách nào có thể tịnh được! Bây giờ làm sao? Hãy rút về âm thầm làm thành một cái hội nho nhỏ. Ngài Ấn-Quang Đại Sư nói, một cái nhà nhỏ, cỡ chừng 5, 10, 20 người là đủ, rồi âm thầm lặng lẽ niệm Phật đi về Tây Phương, thì đây là những đạo tràng thành tựu trong thời mạt pháp này.
Cho nên khi mình hiểu được như vậy, mà cố gắng lập ra cái chỗ này chắc có lẽ cũng nhờ chư Phật gia trì, chư Long-Thiên gia trì nên chúng ta mới lập được, để âm thầm lặng lẽ một đường mà đi. Như vậy, thì rõ rệt đây cũng là cái phước phần của chúng ta trên con đường vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.
Mong tất cả chư vị hiểu được cái lý đạo âm thầm này, chúng ta hãy gắn bó với nhau, lặng lẽ… Đừng nên thấy chỗ kia sao thịnh vượng quá, mình cũng muốn thịnh vượng như vậy. Không! Đạo tràng này nhất định không phải là “Đạo Tràng Thịnh Vượng“, mà gọi là “Đạo Tràng Thành Tựu“. Nên nhớ! Thịnh vượng là của thế gian pháp, thành tựu là của Phật pháp.
Chúng ta đi con đường lặng lẽ mà thành tựu, chứ không phải rườm rà để thịnh vượng. Càng thịnh vượng thì chúng ta đối đầu không nổi! Mong cho tất cả chúng ta ai ai cũng vững tâm một lòng niệm Phật, rồi hỗ trợ cho nhau một cách tích cực trong những giờ phút cuối cùng. Đây là hành động cuối cùng và nhất định là cần thiết để giải quyết tất cả những ách nạn còn sót lại trong con đường tu hành để chúng ta vững tâm về Tây Phương gặp A-Di-Đà Phật.
Nam Mô A-Di-Đà Phật.
Cư sĩ Diệu Âm(Minh Trị)

Wednesday, December 19, 2012

Cách làm dây chuyền vàng bằng máy




Ancient Jewellery Techniques



Traditional Jewellery Craftsmanship in Egypt




Mà vàng này nha , cả đống đất đá có vàng , họ bỏ vào máy đập , xay rồi nấu lại , tới cuối cùng còn lại có chút xíu vàng ,nhất là vàng trắng , lọc từ đất đá nhiều lắm , tới cuối cùng có được tí xíu vàng trắng , hèn chi nó mắc qúa chừng là vậy ....))), nhiều lúc mình đeo vàng đâu biết bao nhiêu người bỏ công rất là cực khổ để làm ra nó ....mà đeo có tí xíu vàng cho đẹp mà có rất là nhiều núi đá bị giựt sập , nhiều thứ bị tàn phá mới có được đồ đẹp cho mình đeo , thiệt tình .....))) hay là biết bao nhiêu bông hoa bị cắt hái để làm ra dầu thơm cho mình xài ....

How Perfume Is Created




BBC Perfume episode 1 Something Old, Something New. part 1of4










Cách làm vàng 24K

Cách làm vàng trắng

Cách làm potato chips theo công nghiệp

Cách làm bánh mì trong hãng




Làm bằng máy vậy mới nhanh , chứ làm bằng tay chắc 1 ổ bán 100 đô qúa .... :) :)

Tuesday, December 18, 2012

Cách làm đèn cầy đẹp

How It's Made Pasta

Cách làm xà bông cục






Ingredients: 24.4 oz Olive Oil, 6.83 oz Distilled Water, 3.14 oz. Sodium Hydroxide





Cách nấu 11 món chè ngon, thanh mát mùa hè


Tranh thủ thời gian rỗi ở nhà, bạn hãy nấu đãi người thân và bạn bè những món chè vừa ngon miệng vừa giúp giải nhiệt trong ngày hè oi bức nhé.

Mời bạn xem cách làm bằng cách bấm vào hình ảnh hoặc tiêu đề của món chè.
Chè đậu trắng bùi bùi, được chan cùng với nước cốt dừa ăn béo béo
Chè đậu trắng bùi bùi, được chan cùng với nước cốt dừa ăn béo béo.
Chuẩn bị vào đầu mùa hè, một chén chè sâm mát lạnh sau ngày làm việc mệt nhọc sẽ giúp bạn thư giãn và thoải mái.
Đầu mùa hè, một chén chè sâm mát lạnh sau ngày làm việc mệt nhọc sẽ giúp bạn thư giãn và thoải mái.
Rau câu giòn, được ăn kèm với nhãn khô ăn ngọt ngọt, thơm thơm thích hợp cho ngày trời nóng.
Rau câu giòn, được ăn kèm với nhãn khô ăn ngọt ngọt, thơm thơm thích hợp cho ngày trời nóng.
Với cách làm đơn giản, chỉ vài bước nhỏ là bạn có thể hoàn thành xong món chè ngọt mát cho ngàyhè.
Với cách làm đơn giản, chỉ vài bước nhỏ là bạn có thể hoàn thành xong món chè ngọt mát cho ngàyhè.
Khoai dẻo bùi, nấu cùng với nước cốt dừa thơm và béo cho bạn một món tráng miệng thật ngon sau bữa cơm gia đình.
Khoai dẻo bùi, nấu cùng với nước cốt dừa thơm và béo cho bạn một món tráng miệng thật ngon sau bữa cơm gia đình.


Đỗ xanh kết hợp với củ sen ăn mát mát, giòn giòn có tác dụng giải nhiệt.
Đỗ xanh kết hợp với củ sen ăn mát mát, giòn giòn có tác dụng giải nhiệt.
Chỉ với hai nguyên liệu đơn giản, bạn đã có bát chè đậu đỏ vừa ngon vừa bổ.
Chỉ với hai nguyên liệu đơn giản, bạn đã có bát chè đậu đỏ vừa ngon vừa bổ.
Một món chè lạnh với hương vị của các loại hoa quả rất ngon miệng và dễ làm.
Một món chè lạnh với hương vị của các loại hoa quả rất ngon miệng và dễ làm.
Món chè ngon ăn mùa hè với đá rất mát, ăn nóng mùa đông cũng thích hợp.
Món chè ngon ăn mùa hè với đá rất mát, ăn nóng mùa đông cũng thích hợp.
Với những nguyên liệu khô bán sẵn, bạn cũng có thể nấu một bát chè sen long nhãn ngọt thanh thơm mát mà không cần chờ mùa nhãn chín.
Với những nguyên liệu khô bán sẵn, bạn cũng có thể nấu một bát chè sen long nhãn ngọt thanh thơm mát mà không cần chờ mùa nhãn chín.
Hạt Tiêu
http://ngoisao.net/tin-tuc/an-choi-xem/2012/05/cach-nau-11-mon-che-ngon-thanh-mat-mua-he-198708/#13364518895842&35,250,0,BalloonBannerCpx

Tự làm thạch rau câu dừa vừa ngon vừa yên tâm


Thạch dừa dẻo thỉnh thoảng ăn lẫn miếng cùi dừa ăn giòn giòn rất ngon mà không lo đau bụng vì chế biến thiếu vệ sinh như các gói chế biến sẵn được bày bán tràn lan hiện nay.

Nguyên liệu:
- 2 thìa nhỏ bột rau câu dẻo
- 500ml nước dừa tươi nguyên chất
- 30g đường cát trắng
- Cùi dừa bào sợi, bào vụn hoặc thái nhỏ.
Cách làm:
- Dừa tươi mua về đập quả lấy nước, đong lấy 500ml nước dừa tươi nguyên chất, vì nước dừa đã có vị ngọt sẵn nên không cần thêm nhiều đường.
- Cùi dừa già thái nhỏ, hoặc có thể thái sợi.
- Đổ nước dừa tươi, đường, bột rau câu vào nồi, dùng muôi khuấy đều để hỗn hợp rau câu tan, để khoảng 15 phút.
- Bắc nồi lên bếp, đun sôi, vừa đun vừa khuấy đến khi bột rau câu và đường tan hoàn toàn.
- Xếp cùi dừa vào khuôn, đổ hỗn hợp rau câu lên bề mặt.
- Đợi nguội cho vào ngăn mát ở tủ lạnh, để khoảng một tiếng là có thể lấy ra thưởng thức.
Dừa bổ lấy nước và nạo lấy cùi.
Dừa bổ lấy nước và nạo lấy cùi.
Đổ nước dừa tươi, đường, bột rau câu vào nồi.
Đổ nước dừa tươi, đường, bột rau câu vào nồi.
Cho dừa sợi vào trong khuôn.
Cho dừa sợi vào trong khuôn.
Sau đó đổ hỗn hợp thạch vào, để nguội, lấy ra.
Sau đó đổ hỗn hợp thạch vào, để nguội, lấy ra.
Cún Khang  
http://ngoisao.net/tin-tuc/an-choi-xem/2012/06/tu-lam-thach-rau-cau-dua-vua-ngon-vua-yen-tam-202253/

Những loài hoa có mùi thơm


Honeysuckle






Những loại hoa này có thể làm ra dầu thơm rất là thơm đó .

How to make honeysuckle tea


With its lovely fragrance, honeysuckle is one of the oldest known medicinal herbs, originating in and native to the Far East and Britain. The three main parts of the plant – the flowers, the buds and the stems – are all rich in medicinal benefits and are mainly used as a tea or as an oil.
Easy to grow and to train up trellises as a perennial climber, the honeysuckle needs minimum care in the garden, apart from sun or partial shade, occasional watering and trimming, to reward you with its sweet smell and pretty yellow or pink flowers. The flowers can be cut for the home or used as an addition to potpourri.  The flowers are much loved by nectar seeking birds and butterflies.
Health benefits of honeysuckle
How to make honeysuckle tea:
¼ cup of honeysuckle flowers
Add to a cup of boiling water
Let it stand for 5 minutes before sipping
Use the tea to:
-  Soothe sore throats
-  Act against fever and provide immediate relief
-  Alleviate headaches
-  Help subdue the bacteria that causes salmonella, strep and tuberculosis infections
-  Fight infections in the bladder
-  Clear and soothe respiratory passages
-  Ease joint stiffness
-  Relieve arthritis or rheumatism
-  To curb any feelings of nausea particularly when caused by hepatitis C
The oil extracts of the herb are also useful for fighting against various infections and diseases but the pure essential oil of the honeysuckle is one of the most expensive (due to its difficult extraction) as well as being one of the most lovely to smell. Because of cost, it is usually offered blended in a very small percentage, sometimes with other essential oils. Jasmine blends particularly well with honeysuckle. Be aware that it is most likely an infused honeysuckle oil that you will find for sale.  Although infused oils are used for perfumery purposes, they do not possess the same therapeutic values.
-  Honeysuckle oil is a popular ingredient in the manufacture of perfumed body oils, skin lotions, soaps and other cosmetics with its sweet and calming fragrance.
-  Many cleansing and detoxifying tonics contain honeysuckle oil as it helps clear heat, wind and toxins from the blood and liver.
-  The oil is used for treating sore throat, fever, skin blemishes and rashes while its anti-bacterial and anti-inflammatory properties help to remove toxins.
-  The oil is added to shampoos and conditioners to give hair a silky softness while helping to eliminate dryness and brittleness.
There are also other uses for honeysuckle:
-  Honeysuckle bark induces a diuretic effect in the body, helping the body to get rid of toxins.
-  The leaves of honeysuckle have astringent properties, making them an important ingredient in an infusuion for use as an oral gargle and general mouthwash.
-  The flower buds can be used to treat various digestive disorders such as diarrhea or gastroenteritis that accompanies food poisoning and related complaints.
-  Honeysuckle flowers can be used to make an asthma treatment by combining equal parts flowers, honey and molasses and taking a teaspoon once in the morning and once at night.
-  Crushed leaves when warmed in hot water can be applied to wounds and sores to aid the healing process.
Just make sure that the honeysuckle has been thoroughly rinsed and dried before use.
http://www.amoils.com/health-blog/well-loved-whether-known-as-honeysuckle-or-woodbine/

Monday, December 17, 2012

Đi Chùa Lễ Phật - HT. Thích Thanh Từ

Đi Chùa Lễ Phật - HT. Thích Thanh Từ
Đi Chùa Lễ Phật - HT. Thích Thanh Từ
I. Mở Đề
Người xưa nói "Làm việc có nghĩa do tâm tỉnh ngộ, làm việc vô nghĩa do tâm mê mờ". Chúng ta thao thức ước mơ có thì giờ rảnh đi chùa để được nghe những lời chỉ dạy đạo lý của Tăng, Ni. Quả là do tâm tỉnh ngộ làm động cơ thúc đẩy chúng ta. Nếu chúng ta mong có lúc rảnh để đến hý trường, lại tửu điếm, chính do tâm mê mờ làm động cơ thúc đẩy chúng ta. Chọn lấy một hành động có nghĩa để làm theo, đích thực là người trí. Chạy theo những hành động vô nghĩa hư hèn, quả là kẻ ngu. Đã có mặt trên cõi đời, chúng ta phải chọn lấy một lối đi để đưa đời mình đến chỗ rạng ngời tươi đẹp. Vô lý, chúng ta mãi đua đòi theo sự ăn mặc vui đùa, đến một ngày kia thân nầy sắp hoại, tự ta nghĩ sao về thân phận mình? Vì thế, sự đi chùa lễ Phật là một việc làm do động cơ tỉnh ngộ thúc đẩy, với một tinh thần cố gắng vươn lên, gầy dựng cho mình một ngày mai sáng đẹp.
II. Đi Chùa
Mục đích đi chùa không phải là để cúng lạy, mà vì học hỏi chánh pháp, tập tu đức hạnh. Người Phật tử mới đến với đạo chưa thấm thuần Phật pháp, nếu không được sự chỉ dạy của Tăng Ni thì làm sao hiểu đạo tu hành. Muốn hiểu đạo lý, Phật tử tới lui Tự Viện để thưa hỏi học tập là sự đương nhiên không thể thiếu. Vì sự sống bận rộn ngoài xã hội, Phật tử đâu đủ thì giờ nghiên cứu giáo lý, chỉ gặp Tăng, Ni trong nữa giờ một giờ, Phật tử có thể học được nhiều điều trước kia chưa biết. Vì thế, đến chùa để gặp Tăng, Ni là điều thiết yếu không thể thiếu, đối với mỗi Phật tử tại gia. Đi chùa có hai trường hợp, đi chùa ngày thường và đi chùa ngày lễ vía.
Đi chùa ngày thường. Bất cứ ngày nào thấy rảnh việc nhà, người Phật tử có thể đi chùa. Khi đi chùa Phật tử phải nhắm thẳng mục đích thưa hỏi đạo lý. Vì hỏi đạo lý, Phật tử phải ghi lại những điều gì mình chửa hiểu để đem ra hỏi. Mỗi lần đến chùa, Phật tử phải có ít nhất đôi ba vấn đề thửa hỏi Tăng, Ni. Những vấn đề ấy, hoặc do thấy nếp sống sinh hoạt nhà chùa chưa hiểu đem ra hỏi. Biết thưa hỏi như vậy người Phật tử học đạo rất chóng tiến. Đi chùa hỏi đạo là đúng tinh thần học vấn của người Phật tử.
Nhưng cũng có những khi không vì hỏi đạo và vẫn đi chùa. Đây là trường hợp vì đua chen trong cuộc sống, người Phật tử thần kinh bị căng thẳng, vội vàng bỏ việc đến chùa. Đến đây để ngồi yên trên tảng đá dưới bóng mát tàng cây, nghe tiếng gió thì thào trên ngọn cây, giọng chim líu lo trong cành râm, khung cảnh tịch mịch của nhà chùa, khiến tâm hồn lắng xuống thần kinh dịu lại. Không cần gặp ai, chẳng màng thưa hỏi, chỉ cần mắt ngắm mấy cội tùng xanh, mũi ngữi mùi hương nhẹ của hoa lan, hoa nguyệt quới, ngồi đặt lưng tựa bên vách chùa, chúng ta cảm nghe lòng nhẹ nhàng khoan khoái, những giờ phút nầy gánh nợ đời oằn oại đôi vai bỗng dưng như quẵng mất. Chính cảnh cô liêu tịch mịch của nhà chùa đã giải tỏa xoa dịu phần nào nỗi bực dọc não phiền của Phật tử.
Đến chùa ngày lễ vía: Cùng Phật tử với nhau như con chung một cha, những ngày lễ vía là ngày huynh đệ sum họp. Ngày thường mỗi Phật tử có hoàn cảnh riêng gia đình riêng, it khi gặp được nhau để thăm hỏi sự tu hành, nhắc nhở nhau về đức hạnh. Nhơn ngày lễ vía ở chùa, toàn thể Phật tử tụ hội về cùng thăm hỏi nhau trong tình đạo bạn, cùng giải bày nhau về kinh nghiệm tu hành, thật là một cơ hội quí báu. Chúng ta đâu không nghe ông cha chúng ta đã nói "ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đoàn tụ dưới mái chùa, huynh đệ ngồi gần nhau đàm đạo mật thiết thân tình, đây là một niềm vui để dắt dìu nhau trên con đường đạo đức. Mến thương nhau, đoàn kết nhau, khích lệ nhau, cùng nỗ lực leo lên cho đến tận đỉnh ngọn giác ngộ.
Càng cao cả hơn, khi chúng ta nghe Tăng, Ni kể lại hành trang nhuộm mùi từ bi đượm màu giác ngộ của chư Phật, Bồ Tát, hoặc nghe giải thích giáo lý cao siêu thoát tục của Phật dạy, làm sáng tỏ thêm đường lối tu hành. Thật là những cơ hội hiếm có để Phật tử thấm nhuần chánh pháp. Vắng mặt trong những ngày lễ vía, là một thiệt thòi đáng kể của người Phật tử. Có nghe giáo lý, có học công hạnh của Phật, Bồ Tát, Phật tử mới biết phương hướng tu hành, mới thấy những gương sáng ngời để noi theo. Dù đã quy y mấy mươi năm, không chịu học hỏi giáo lý, không siêng nghe giảng dạy, Phật tử nầy vẫn mờ mịt không hiểu gì về đạo Phật. Là Phật tử phải tỏ ra xứng đáng với danh nghĩa của mình, nghĩa là học và hành đúng với đường lối Phật dạy. Vì thế, đi chùa nghe giảng là điều tối cần thiết của người Phật tử.
III. Lễ Phật
Lạy Phật không vì van xin tha tội, không vì cầu mong ban ân, chỉ vì quý kính một đấng lòng từ bi tràn trề, trí giác ngộ viên mãn. Vì quý kính công đức trí tuệ của Phật nên chúng ta lạy Ngài. Lạy Phật để thấy mình còn thấp thỏi ty tiện, bỏ hết những thói ngạo mạn cống cao. Quý kính gương cao cả của Phật để mình noi theo. Phước đức lạy Phật là ở chổ đó.
Lễ Phật vì dẹp ngã mạn - Bản chất con người chúng ta lúc nào cũng tự cao tự đắc, vênh váo nghênh ngang. Đó là tánh xấu khiến mọi người chán ghét, tiêu mòn công đức. Phật tử biết được cái dở này, kính lạy Phật, Bồ Tát, các bậc tôn túc, để diệt trừ tâm ngã mạn của mình. Kính lạy các Ngài là tự mình thấy mình không bì kịp các Ngài, biết mình thấp thì tánh ngạo mạn từ từ biến mất. Khi lạy các ngài không mong một ân sủng nào, chỉ vì một lòng kính trọng đức hạnh của các Ngài, tự thấy mình hèn hạ thấp thỏi, thế là mọi công đức từ đó phát sinh. Bởi đứa ăn trộm thì phục kẻ ăn trộm giỏi, chàng võ sĩ thì nể tay vô địch, kính trọng Phật Bồ Tát, các bậc tôn túc tự nhiên chúng ta có dự phần trong ấy rồi. Quả như câu nói "kính thầy mới được làm thầy". Chúng ta muốn dẹp bỏ những tánh xấu, tập tành đức hạnh, kính lễ những bậc đức hạnh là điều cần thiết vậy.
Lễ Phật vì noi gương - Kính lạy Phật, chính vì chúng ta muốn học đòi noi theo gương của Ngài. Tại sao chúng ta phải học đòi theo gương Đức Phật? Bởi vì, Phật đã đầy đủ mọi công đức, trí tuệ từ bi viên mãn, nên chúng ta phải học hỏi theo. Đây chúng tôi đơn cử một công hạnh nhỏ xíu của Ngài, thử xem chúng ta có theo kịp không.
Một hôm, đức Phật một mình mang bình bát vào thôn xóm khất thực, bỗng có một người ngoại đạo biết Ngài và biết rõ Phật đi đến đâu ắt đệ tử của chúng đều bỏ đạo quy kính Phật. Nổi tức, ông đi theo sau lưng Phật mạ lỵ đủ điều, Phật vẫn chẫm rãi tiến bước đều đều không một lời đối đáp. Đến đầu đường, ông ta chạy đón trước mặt Phật, chận lại hỏi: Cồ Đàm thua ta chưa? Phật ung dung trải tọa cụ xuống đất, ngồi kiết già đọc bài kệ:
Kẻ hơn thì thêm oán
Người thua ngủ chẳng yên
Hơn thua hai đều xả
Ấy được an ổn ngủ
(Kinh Trung A Hàm)
Ngoại đạo hối lỗi ăn năn lễ tạ.
Thử hỏi hành động nầy của Đức Phật, chúng ta có ai dám tự hào cho mình làm được. Nếu đem danh vọng giá trị so sánh, Đức Phật là một vị giáo chủ trong tôn giáo, một vì Thái Tử ở thế gian, chúng ta hiện nay là một tín đồ trong tôn giáo, một kẻ tay trắng ở thế gian, Đức Phật bị mạ lỵ mà không tức giận, chúng ta bị mạ lỵ có tức giận chăng? Nếu chúng ta không tức giận cũng chưa dám bì với Đức Phật, vì giá trị danh vọng của chúng ta chưa tới đâu. Huống là, bị mạ lỵ chúng ta liền nổi giận ầm ầm. Nhìn lại Đức Phật thử xem chúng ta cách ngài bao xa? Thế thì lạy Ngày bao nhiêu mới xứng đáng trong việc noi gương theo Ngài? Đến như tâm từ bi, trí giác ngộ của Phật, sánh với chúng ta thực là trời cao vực thẳm. Đời đời kính nể Ngài, cũng là cái hãnh diện của chúng ta, biết kính người đáng kính. Thế mà, có một ít người thấy chúng ta lạy Phật, họ có vẽ ngạo nghễ. Hãy nghe câu chuyện đối đáp nầy:
Một em gái đi chùa lễ Phật, lễ xong em vừa ra đến sân chùa, gặp một quân nhân đứng ngắm cảnh. Thấy em, quân nhân liền hỏi: em đi đâu thế? Bé gái đáp: em đi chùa lễ Phật. Quân nhân hỏi: tượng Phật bằng gỗ bằng xi măng, em lễ cái gì? Bé gái hỏi lại: ở doanh trại anh mỗi sáng có chào cờ không? Quân nhân đáp: sáng nào cũng chào cờ. Bé gái hỏi: cờ bằng vải bằng màu, tại sao anh phải nghiêm trang chào? Quân nhân đáp: chào tinh thần Tổ quốc được tượng trưng qua lá cờ, chớ không phải chào vải màu. Bé gái nói: Cũng thế, em lạy tinh thần từ bi giác ngộ của Phật được tượng trưng qua hình tượng chớ không phải lạy gỗ lạy xi măng. Quân nhân đành thôi.
IV. Kết Luận
Chọn một hành động có ý nghĩa là con người tỉnh sáng. Khi đã nhận định kỹ việc làm của mình, dù có bị chê khen, chúng ta vẫn an ỗn thực hành. Chỉ có những kẽ xu thời, thấy ai khen gì chạy theo cái nấy, mới bàng hoàng khi bị ai phê bình hành động của mình. Đi chùa lạy Phật đã mang sẵn những ý nghĩa của nó, dù có ai chê là mê tín..., ta vẫn an nhiên. Đạo đức có hay không, là do lòng ta có biết kính trọng người đạo đức hay không. Do lòng kính trọng mới thúc đẩy chúng ta học đòi và bắt chước theo người đức hạnh. Lạy Phật là động cơ đẩy mạnh chúng ta tiến mãi trên đường giác ngộ.



Tác giả bài viết: HT. Thích Thanh Từ
Nguồn tin: www.buddhismtoday.com

Rau câu






















-1 chén rau câu sợi thì 2 chén rưởi nước(rau câu làm ra rất vừa,khg cứng cũng khg mềm)
-Nấu sôi thì vặn lửa riu lại để khg bị đông lại nhanh , cho có thời gian đổ.
-2 bit vani cho thơm
-2 chén rưởi đường cát.(bao nhiêu nước thì bấy nhiêu đường)(lượng này là ngọt ,vừa ăn .
-Nước cốt dừa thắng với đường cho sôi sau bỏ nước rau câu vào tô và đổ ra khuôn.

Còn màu đỏ thì lấy củ dền xây cho nát nấu cho sôi,nhớ lược bỏ xác, pha với nước rau câu để chuẩn bị đổ vào khuôn.(Màu thiệt bị hôi lắm ăn khg ngon)
Màu xanh thì lấy lá dứa . Màu tím thì lấy lá cẩm . 

Thế giới bàng hoàng trước vụ thảm sát học đường ớn lạnh ở Mỹ




Hình ảnh Tổng thống Barack Obama đẫm nước mắt khi phát biểu về vụ thảm sát xảy ra tại trường tiểu học ở Connecticut đã thực sự gây rúng động toàn thế giới. Nhiều người bày tỏ hy vọng vụ thảm sát ngày hôm qua sẽ khiến Mỹ thắt chặt luật kiểm soát vũ khí.

Sốc và cảm thông là những phản ứng đầu tiên của các nhà lãnh đạo cũng như người dân trên khắp thế giới trước vụ thảm sát kinh hoàng ở nước Mỹ ngày hôm qua (14/12). Vụ thảm sát này đã cướp đi sinh mạng của 28 người, trong đó có 20 trẻ em tuổi từ 5 đến 10. Sau cảm giác bàng hoàng, rúng động và đau xót, người ta bắt đầu đặt ra những câu hỏi về tình trạng tiếp cận dễ dàng đối với súng ống, vũ khí ở nước Mỹ.

Ông Jose Manuel Barroso, Chủ tịch Ủy ban điều hành của Liên minh Châu Âu (EU) giọng đầy đau buồn phát biểu: “Cuộc đời tràn đầy hy vọng của các em đã bị phá hủy. Thay mặt Ủy ban Châu Âu và nhân danh cá nhân, tôi muốn gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình các nạn nhân của thảm kịch khủng khiếp này”.

Thủ tướng Anh David Cameron cho biết, ông “cảm thấy đau buồn đến tận tâm can” khi biết tin về “vụ thảm sát khủng khiếp”.

"Tôi xin chia sẻ với những nạn nhân bị thương và những người vừa mất đi người thân yêu của mình. Thật là đau lòng khi nghĩ đến những người bị cướp mất những đứa con bé nhỏ của họ. Những em bé đó đang còn cuộc đời rất dài phía trước”, ông Cameron phát biểu.

Nữ hoàng Anh Elizabeth II cũng đã gửi điện chia buồn đến Tổng thống Barack Obama. Nữ hoàng cho biết, bà vô cùng sốc trước tin về vụ thảm sát.

Giáo hoàng Benedict XVI cũng đã “gửi lời chia buồn sâu sắc” tới gia đình các nạn nhân ở Mỹ. Giáo hoàng đã “cầu nguyện cho các nạn nhân, gia đình của họ và tất cả những người bị ảnh hưởng trong sự kiện gây chấn động đó”, Vatican cho biết.

Tổng thống Pháp Francois Hollande cho biết trong một bức thư ngỏ gửi Tổng thống Obama rằng, ông thấy “ghê sợ” trước vụ thảm sát trong khi Nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin miêu tả vụ thảm sát là một sự kiện “đặc biệt bi thương” bởi hầu hết nạn nhân đều là trẻ em.

Về phần mình, Thủ tướng Australia Julia Gillard đã miêu tả vụ thảm sát là “một hành động của quỷ dữ, vô nhân tính và không thể hiểu được”. "Giống như Tổng thống Obama và những người dân Mỹ khác, trái tim của chúng tôi cũng tan vỡ”, nữ Thủ tướng Gillard cho biết trong một tuyên bố.

Vấn để kiểm soát súng ở Mỹ

Tuy nhiên, giữa những lời chia sẻ, cảm thông, người đã bắt đầu xoáy sâu vào vấn đề kiểm soát vũ khí ở Mỹ. Ở Châu Á và Châu Âu cũng xảy ra các vụ thảm sát nhưng ít nhất, ở những nơi này, việc tiếp cận súng bị hạn chế một cách nghiêm ngặt.

Sau vụ thảm sát học đường ngày hôm qua ở Mỹ, nhiều người Anh đã nghĩ ngay đến vụ Dunblane – một vụ thảm sát xảy ra năm 1996 ở một thành phố nhỏ của nước Anh, khiến 16 em nhỏ thiệt mạng. Vụ việc này đã làm dấy lên một chiến dịch mà cuối cùng dẫn đến các quy định kiểm soát vũ khí chặt chẽ hơn ở Anh. Theo đó, việc mua hay sở hữu súng là bất hợp pháp ở Anh.

"Đây là vụ Dunblane của Mỹ", một người Anh làm người dẫn chương trình cho CNN - Piers Morgan đã viết như vậy trên trang Twitter. "Chúng tôi đã cấm sử dụng súng ngắn ở Anh sau thảm kịch kinh hoàng đó. Vậy Mỹ sẽ làm gì? Ngồi yên không phải là một giải pháp".

Australia cũng từng đối mặt với một thảm kịch tương tự năm 1996 khi một kẻ sát nhân xả súng điên cuồng ở bang phía bắc Tasmania, giết chết 35 người. Vụ thảm sát này đã gây phẫn nộ trên toàn đất nước và buộc chính phủ phải nhanh chóng thực thi luật mới về kiếm soát vũ khí, trong đó có lệnh cấm sử dụng những khẩu súng trường bán tự động.

Vụ thảm sát ở Mỹ ngày hôm qua cũng nhanh chóng trở thành đề tài nóng bỏng ở Trung Quốc. Nó được đưa lên những topic hàng đầu trên các trang mạng xã hội và trở thành thông tin được đăng tải đầu tiên trên bản tin buổi trưa của đài truyền hình trung ương Trung Quốc.

Trung Quốc gần đây cũng liên tiếp phải chứng kiến những vụ tấn công trường học mặc dù kẻ tấn công thường sử dụng dao chứ không phải súng. Vụ mới nhất cũng xảy ra trong ngày hôm qua khi một kẻ cầm dao tấn công và làm bị thương 22 em nhỏ ở một trường tiểu học ở miền trung Trung Quốc.

Sau những lời chia buồn và chia sẻ nỗi đau với người Mỹ, nhiều người Trung Quốc cũng đã lên tiếng về vấn đề kiểm soát súng tại cường quốc số một thế giới. Hiện đang có 100.000 người Trung Quốc theo học tại các trường ở Mỹ. "Các bậc phụ huynh có con em học ở Mỹ chắc chắn phải rất lo lắng và căng thẳng. Những vụ thảm sát học đường thường xuyên xảy ra ở Mỹ. Các chính khách chẳng nhẽ không thể gạt bỏ các vấn đề chính trị để cấm bán vũ khí?. Luôn có những kẻ tâm thần bất ổn trong số chúng ta và họ không nên có súng trong tay”, Zhang Xin - một nhà đầu tư địa ốc giàu có ở Trung Quốc đã viết như vậy trên trang mạng xã hội Sina Weibo.

Ở Ấn Độ, bà Kiran Bedi – một nữ cảnh sát nghỉ hưu và giờ là một nhà hoạt động chống tham nhũng năng nổ, nhận định: “Vũ khí trong tay những kẻ bất cân bằng là mối đe dọa an ninh. Súng và thậm chí là cả bằng lái xe cũng cần phải được sự quan tâm đúng mức”.

Người dân Hàn Quốc cũng đổ lỗi cho việc thiếu sự kiểm soát về vấn đề vũ khí là nguyên nhân gây ra thảm kịch đau lòng ngày hôm qua ở Mỹ. Tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc cho rằng, vụ thảm sát ngày hôm qua chắc chắn sẽ buộc chính phủ Mỹ phải thắt chặt sự kiểm soát đối với vũ khí ở nước này.

Kiệt Linh - (theo Reuters, AP)
Việt Báo (Theo_VnMedia)

Huyền bí nhân duyên nhưng đừng mê tín

Chúng ta có thể xem xét định mệnh bằng con mắt cẩn trọng, có thể dò tìm nhân duyên bằng trái tim thao thức, nhưng không có nghĩa là mê tín. Mê tín là cách nhìn mù quáng mà ngay cả các tôn giáo cũng từ chối mê tín. Mê tín là gì? Nó ngược nghĩa vơi xác tín
Người xác tín là người phải dựa trên những cơ sở để mà tin. Còn người mê tín tất là tin mê muội, nhắm mắt mà tin bừa, hay người ta có thể nói là: Ngủ mơ giữa ban ngày.
Có những đôi mê tín đến độ: đang yêu nhau say đắm, đang yên đang lành lại nghe thầy bói bảo anh tuổi mèo, em tuổi chuột, thế là anh vồ chết em. Thế rồi chia tay tan nát, nước mắt ròng ròng, than thân trách phận, hận ông Trời, lại còn kéo nhau lên thành cầu rủ nhau nhảy xuống thà chết đuối chứ không chịu để cho mèo vồ chuột. Đó là nói vắn tắt cho dễ hiểu. Chứ còn trong hiện thực, thì xảy ra muôn hình vạn trạng, có khi đang yêu nhau, cha mẹ hỏi “cháu tuổi gì”, rồi đi “bấm tuổi” kim khắc mộc, thế rồi về báo cho con cháu lo đường mà chuồn, kẻo có ngày cái cưa thò xuống chân giường đôi uyên ương cưa một nhát, thế là sập tan tành... thế mà đôi bạn trẻ cũng tin, rồi lo chia đàn xẻ nghé... thế có phải là mê tín không?
Người ta đếm có không ít ngài tổng thống cũng xem tử vi, tiếng Tây gọi là horoscope trước khi ra quyết sách, hoặc ngay cả hai nhà bác học vĩ đại Newton và Einstein cũng tin vào tôn giáo, nhưng đó là những đức tin chứ không phải là mê tín. Vậy thì khi người ta muốn tìm hiểu duyên phận của mình cũng vậy hãy sáng suốt để tin cái gì đáng tin, chứ đừng mê muội đến mức có vài câu “mèo vồ chuột” hay “thủy khắc hỏa” là nhảy cầu hay chia đàn xẻ nghé.
Trong đạo Phật, người ta gọi mọi việc ở đời đều cần phải có duyên. Như đức Phật dạy, nếu ta mở cửa nhìn thấy cái cây ở ngoài sân, tức là: phải có cái cây, phải có mắt ta, nhưng cửa phải mở thì ta mới thấy, nhưng cửa mở mà bên ngoài tối đen ta cũng không thấy nên cần phải có ánh sáng, rồi còn phải có cơ hội, có nhân duyên để đến ngồi trong căn phòng đó, để nhìn ra cái cây đó. Hội đủ thứ đó lại trong một không gian trong một thời gian, ta có thể gọi là: Duyên.
Người Trung Quốc nói: “Nhất ẩm, nhất trác giai do tiền định”, nghĩa là một bữa cơm, một lần cãi cọ đều đã được định trước do tiền định. Theo những lý thuyết khoa học lớn nhất, phổ biến nhất, các nhà bác học cho rằng: Mọi việc ở đời xảy ra đều có tương tác lẫn nhau và được lập trình từ trong hệ thống, còn cái ngẫu nhiên xảy ra chỉ có tỉ lệ một phần tỉ. Vậy thì một đôi đang yêu nhau say đắm, tức là họ đã từng gặp nhau, từng quyến luyến, từng hẹn hò, rồi yêu nhau, cả một chuỗi sự kiện như vậy chẳng phải là duyên phận đó sao? Không có cái duyên với nhau, làm sao anh chàng có thể có cơ hội để đôi môi mình hút vào đôi môi cô nàng? Và toàn bộ nhân duyên đó chẳng lớn hơn cái duyên bấm ngón tay tí - sửu - dần - mão của ông thầy bói sao? Người Trung Quốc là bậc thầy về khoa duyên số đã từng nói “Có duyên một kiếp ngồi chung thuyền, có duyên trăm kiếp chung chăn gối”. Vậy khi đôi trai gái đã hẹn hò yêu đương đang chẳng có duyên từ nhiều kiếp hay sao, tại sao lại dễ dàng nghe vài từ “mèo vồ chuột” để mất duyên của mình đi?
Bây giờ đi sâu vào nghề bói toán, chúng ta sẽ bàn, ai trong nghề thì đều hiểu sâu xa rằng: “Dao sắt không gọt được chuôi” nghề thầy bói nào chẳng thấy:
Tử vi xem bói cho người
Số thầy thì để cho ruồi nó bâu
Nào, thầy bói là người biết xem tí - sửu - dần - mão chứ gì? Sao thầy không xem cho mình được phát tài, lấy vợ đẹp, đẻ con khôn? Mà số thầy nghèo đến mức tay bị tay áo đi xin từng nắm xôi? Ở Trung Quốc ai xem tử vi giỏi như Khổng Minh, vậy mà ông đã chọn lấy cho mình một cô vợ xấu “vượng phu - ích tử” thế mà các con của ông có tránh được thảm họa đâu.
Còn về số phận thì chúng ta hãy xem các nhà bác học: Hổ ăn thịt hươu. Nhưng ở cánh rừng nào đàn hươu giảm sút thì số lượng hổ cũng giảm theo, vì chúng không có thức ăn để ăn. Nghĩa là tuy hổ ăn thịt hươu nhưng nó cũng săn bắt cách nào đó để tạo ra sự cân bằng, đàn hươu còn thì hổ mới còn. Trong cuộc sống thì sao? Mèo vồ chuột, nhưng tại sao cả triệu năm rồi chuột cứ vẫn còn trên trái đất? Đâu có phải cứ có mèo thì chuột phải chết. Mèo nhìn chuột thì thèm nhưng làm sao vồ được! Và thế không có chuột thì gia chủ chắc gì đã nuôi mèo?
Còn kim khắc mộc ư? Đó là thầy bói i tờ vì phi kim bất thành mộc. Không có kim khí để cưa, đẵn và đục thì gỗ không thể thành tủ, thành bàn được. Cũng vậy, Thủy khắc Hỏa, nhưng không có lửa đun nước, nước không thể luộc chín đồ ăn... Vợ chồng cũng vậy, những đôi tương khắc - tương sinh thì mới thành đạt nhiều. Chẳng hạn, anh chồng kia mải vui đi hát “karaoke hoài”, vợ dằn vặt cho phải bỏ hát mà lo học hành, đến ngày công thành danh toại là có công của vợ; trái lại nếu cô vợ không “khắc” chồng muốn làm gì thì làm, thì sau nhiều năm anh chồng cũng chỉ là thứ ca sĩ trong quán karaoke rộng chừng mười mét vuông mà thôi.
Vậy còn những người yêu nhau mà không hợp số phải tan đàn xẻ nghé thì sao? Chính hoàng đế Napoleon đã từng cho rằng: Người ta phải sống tận cùng số phận của mình. Người Trung Quốc bảo đó là: Duyên nợ. Tức là nếu bạn không chịu trả nợ cho mối tình đó, bạn sẽ chẳng bao giờ được lật trang cho một tình yêu mới, vì trang cũ còn chưa lật qua, bao giờ mới đến trang mới.
Khi nghe tiếng đạn nổ, một người lính chúi đầu sợ hãi, Napoleon đi qua và bảo: “Này anh bạn nếu có viên đạn nào đó giành cho bạn, thì bạn có chúi đầu xuống nó vẫn tìm đến bạn”.
Vậy thì bạn hãy tung tăng mà yêu đừng quá lo nghĩ về duyên phận, vì nếu có một duyên phận ngang trái dành cho bạn thì dù có tránh nó vẫn vồ lấy bạn, như người Việt bảo: “Cái duyên cái số nó vồ lấy nhau”. Nếu nó là duyên đẹp thì bạn sẽ được tận hưởng cuộc sống, còn là duyên nợ thì đó chính là cách bạn trả nợ để đầu tư cho một mối tình khác đẹp hơn. Trên thế giới ngày nay đang có ngót hàng tỉ người “trả nợ” để đóng góp cổ phần cho hạnh phúc mới của mình hay sao?
Vậy khi tình yêu đang đẹp bạn đừng có mê tín dại dột mà nhảy cầu. Hãy nhớ, nếu bạn biết cách tin vào số mệnh thì dù làm thế này hay thế kia cũng chẳng tránh được số mệnh đâu. Vậy thì có dốt nát không khi ta định nhảy cầu để tìm cho mình một số phận khác?
(Theo Báo Thế giới Phụ nữ)
Việt Báo (Theo_NLĐ)

HẠT CHUỖI MỘNG, NGÀY QUA MẤT , NGHIỆP THIỆN ÁC CÒN

HT Thích Thanh Từ giảng
TẤT NIÊN ẤT MÃO 1975
 Chúng tôi thường nói với quí vị mỗi một ngày qua là lần  đi một hạt chuỗi, rồi
ngày khác tới là lần đi một hạt chuỗi. Như vậy hôm nay là cuối năm Ất Mão. Chúng ta đã
lần được bao nhiêu hạt chuỗi rồi? Tức là lần hết ba trăm năm mươi mấy hạt. Vì tháng
thiếu nên không đủ ba trăm sáu mươi mà chỉ có ba trăm năm mươi mấy hạt chuỗi. Quí vị
thấy mấy hạt chuỗi lần qua rồi, nó còn hay không? Tất cả quí vị nhớ ôn lại xem, từ đầu
năm chúng ta đón Giao thừa, lễ Phật ngày mồng một Tết. Giờ đây đón giao thừa nữa, như
ba trăm năm mươi mấy ngày qua kiểm điểm lại đối với chúng ta nó còn hay không? Tất
cả những ai muốn ôn lại thì chỉ còn nhớ mang máng ở trong ký ức của mình, chứ thực tế
thì không còn, chỉ thấy hiện giờ. Mà bao nhiêu ngày qua rồi mất như vậy, tất cả qua rồi
mất hay còn cái gì?
 Tuy nhiên ngày qua chúng ta tìm lại không  được, chẳng khác những hạt chuỗi
mộng chúng ta lần qua rồi mất không còn tìm lại được hạt nào. Nhưng mà trong ba trăm
năm mươi mấy ngày qua chúng ta đã gây những hận thù; đã vay nợ tiền bạc của những kẻ
khác. Đến ngày chót của một năm và ngày mai sang năm mới, những oán thù đó, tiền bạc
của cải ta vay mượn đó có phải trả hay không? Tuy mấy trăm ngày qua chúng ta tìm lại
không được, nhưng những cái gì chúng ta đã tạo, hoặc là vay mượn tiền bạc của cải hoặc
là gây oán thù với kẻ này người nọ, sang năm những cái đó có mất chưa? Hay là người ta
sẽ đem hận khác trả lại cho mình. Như vậy chúng ta thấy nếu một năm qua, ngày tháng
trôi qua nó không dừng lại, nhưng những cái vay mượn, cái hận thù, chúng ta đã gây thì
năm mới khó mà mất. Hoặc ngược lại, nếu một năm qua chúng ta  đã cho người vay
mượn hoặc chúng ta gieo công đức với những người chung quanh, sang năm tới, những
người đó có trả hay là quên ân đức chúng ta đã gieo? Chắc chắn không quên. Như vậy
quí vị thấy mỗi ngày qua rồi mất, nhưng nghiệp chúng ta đã tạo hoặc thiện hoặc ác chưa
mất hẳn. Đó là nhìn ngay hiện tại thực tế cuộc sống sanh diệt của chúng ta. Thời gian trôi
qua không dừng, nhưng việc thiện ác gây ra rồi cũng khó mà mất.  Người Phật tử tu hành trên phương diện sơ cơ, chúng ta phải nghĩ đến ngày qua
không tìm lại được những việc lành việc dữ ngày đó không mất. Dù có trải qua mười năm,
hai mươi, ba mươi năm rồi năm bảy mươi năm đến ngày chúng ta ra đi, tức là cái phút
chót bỏ thân tiền ấm sang thân trung ấm tới thân hậu ấm, nghiệp thiện ác hãy còn. Nếu
kiểm điểm lại năm sáu mươi năm đã sống, thời gian năm sáu mươi năm đã trôi qua không
tìm lại được. Cũng như hôm nay đến giao thừa, nhìn lại ba trăm năm mươi mấy ngày trôi
qua chúng ta không vớt lại được ngày nào hết. Khi chúng ta sắp hấp hối bỏ thân này để
sang thân khác, giờ phút  ấy cũng như đêm giao thừa này, tất cả cái gì trong một  đời
chúng ta đã sống năm bảy mươi năm đã mất, nhưng việc thiện ác chúng ta không phải là
tiêu hẳn. Vào giờ phút ra đi chúng ta không tìm được thời gian đã sống qua, những việc
đã tạo nếu là việc dữ sẽ hướng dẫn chúng ta sang cuộc đời khác chịu đau khổ.
 Vì chúng sanh đương gây tạo nên Phật luôn nhắc nhở và khuyên chúng ta thức
tỉnh tạo những việc lành. Dù đời này có khổ mà biết gây nghiệp lành thì đời sau được an
vui. Đó là phương hướng của người còn đi trong luân hồi.
 Chúng ta còn đi trong luân hồi thì nên chọn con đường luân hồi thiện tức là đi lên
chớ đừng chọn luân hồi ác để rồi phải đi xuống. Cũng như hiện tại chúng ta phải dời chỗ
ở, nên dời chỗ có tiện nghi, có đầy đủ phương tiện sanh sống dễ dàng, chớ không nên tìm
chỗ khổ đau phải đói rét v.v... Đó là chúng ta khôn ngoan biết lựa, sắp đặt cho một cuộc
sống hiện tại và cuộc sống của tương lai. Bằng không, chúng ta cứ mù mù mịt mịt không
biết thiện không biết ác. Rồi cứ như vậy qua ngày, tạo không biết bao nhiêu tội lỗi, đến
ngày cuối cùng phải mang nghiệp đen tối, chịu đọa trong cõi hắc ám. Đó là những người
thật đáng thương, chịu đau khổ không biết đến đời nào ra khỏi.
 Chúng tôi đã nói theo chiều sanh diệt cho quí vị thấy. Chúng ta còn ở trong luân
hồi thì chúng ta nên chọn con đường đi sáng sủa an lành hơn, thời gian qua là không trở
lại. Tuy vậy nghiệp đã tạo thì không bao giờ mất. Cho nên trong kinh Nhân Quả Phật nói:
  Giả sử bá thiên kiếp
  Sở tác nghiệp bất vong
  Nhân duyên hội ngộ thời
  Quả báo hoàn tự thọ Nghĩa là: Giả sử mình tạo nghiệp trải qua trăm ngàn kiếp đi nữa, nghiệp báo cũng
không mất. Nghiệp đó tức là nghiệp lành, nghiệp dữ đã gây. Khi duyên hội ngộ tức là gặp
nhân duyên đến rồi thì phải gánh chịu quả báo chớ không chạy trốn đâu được. Nếu chúng
ta biết rõ nghiệp báo rồi, chúng ta tạo được nghiệp lành thì an hưởng vui, những cái tự tại.
Bằng chúng ta tạo nghiệp dữ, đó là gốc đau khổ, bị lôi cuốn trong vòng khổ đau mãi mãi.
Đó là giai đoạn đầu của việc tu hành.
Đến đây chúng ta tiến lên một bước nữa. Chúng ta đã tự biết mỗi ngày qua là một
hạt chuỗi mộng lần qua kẽ tay rồi không còn nữa. Cứ mỗi ngày qua rồi, thì mất. Như vậy
kết thúc của cuộc đời chẳng qua là một giấc mộng dài. Không có gì hết. Nếu tính những
ngày mộng nhỏ, rồi nhiều ngày mộng ngắn kết lại thành một mộng dài, gọi là tháng, rồi
mười hai tháng, thành mộng dài hơn là một năm. Ba mươi hoặc năm bảy mươi năm kết
thúc lại thành một trường đại mộng. Tức là mộng dài của một cuộc đời. Trong một kiếp
mộng như vậy, nếu chúng ta không thức tỉnh biết nó là mộng, cứ tưởng là thật, chạy theo
nghiệp tạo khổ đời đời không hết.
Đó là cái mê lầm của chúng ta. Vì vậy cho nên đức Phật lúc nào cũng nhắc bảo
chúng ta phải biết rõ cuộc sống không thật, thời gian không thật. Mỗi một ngày qua rồi
mất, không ai kéo lại được, giữ lại được. Nói một cách gần hơn hết là một tích tắc đồng
hồ đi qua rồi không trở lại. Thời gian trôi vùn vụt không dừng. Cuộc sống của chúng ta
thì cứ tiến tới, tiến thẳng tới chỗ cuối cùng là chết. Không ai dừng được, không người nào
có thể duy trì kiếp sống khi duyên đã mãn. Mỗi một cuộc sống là thôi thúc mình đến cái
chết. Quí vị mỗi sáng thức dậy, thử tìm lại cái ngày hôm qua của mình xem nó ở đâu?
Những cái gì qua rồi không thể tìm được, rõ ràng thời gian qua không tìm lại được nữa.
Chúng ta còn mắc kẹt trong thời gian thì chúng ta phải quí tiếc thời gian. Chúng ta cần nỗ
lực làm cái gì lợi ích cho mình cho chúng sanh để khỏi mất thì giờ vô ích. Đó là khi
chúng ta còn cuộc trong thời gian.
 Nếu chúng ta có cái nhìn thấu đáo rõ ràng biết thời gian huyễn hóa, như tôi nói là
những hạt chuỗi mộng hay là những hạt chuỗi nước thì chúng ta cũng ngay nơi thời gian
huyễn hóa đó tìm cho được cái lẽ chân thật, cái không còn sanh diệt, không còn mắc kẹt,
không còn bị lôi cuốn trong dòng sanh diệt của thời gian... Như vậy chúng ta mới là
người thoát ra khỏi vòng sanh tử. Bằng không như vậy thì chúng ta bị cuốn trôi mãi trong dòng thời gian. Vì vậy nên trong nhà Phật, có khi đức Phật chú trọng thời gian vô cùng.
Ngài nhắc chúng ta lúc nào cũng phải quí tiếc thời gian. Có khi Ngài nói thời gian là cái
vô nghĩa, thời gian không có thật. Tùy chỗ mà Ngài đánh giá thời gian. Nếu tính theo
chiều sanh diệt thì thời gian rất là quí báu, lợi dụng thời gian để chúng ta tạo tất cả phước
lành. Còn đứng về chiều vô sanh, thì thời gian biến thành vô nghĩa. Nó không có giá trị gì.
Vì chính thời gian là những hạt chuỗi mộng như tôi thường kể cho quí vị nghe về bà công
chúa đòi xâu chuỗi nước. Chúng ta đừng dại khờ như bà công chúa đó nữa là cứ đòi cho
được xâu chuỗi nước để đeo vô cổ. Nhưng tới bao giờ mới xâu được xâu chuỗi nước.
Nếu bà đứng trước những hạt nước lóng lánh, bà đưa tay ra nắm, thì nắm được chừng
mấy hạt? Vừa nắm nó nó đã lòn dưới kẽ tay rồi rơi mất. Như vậy những hạt nước kia, nó
lóng lánh đẹp thật. Nhưng ở xa mà nhìn thì nó đẹp, bằng khi nắm nó ở tay rồi, thì nó lòn
qua kẽ tay và biến mất. Càng nắm bắt, chỉ mỏi mệt, nhọc nhằn thôi chứ không nắm được
cái gì.
 Nếu chúng ta cứ dại khờ chạy theo thời gian mong mỏi nắm bắt những cái gì mà ta
cho là hạnh phúc bằng những pháp sanh diệt ở thế gian, thì những hạnh phúc đó luồn qua
kẽ tay cũng như là giấc mộng hay là những hạt sương, những cái bóng vậy thôi. Không
có gì thật.
 Bà công chúa sau khi nắm bắt những hạt nước lóng lánh đó mà không được hạt
nào hết mới chán chê rồi xin với vua cha một xâu chuỗi thật. Bà được vua cha cho một
xâu chuỗi kim cương. Và từ đó về sau bà công chúa không còn mơ xâu chuỗi nước nữa,
vì bà quàng xâu chuỗi kim cương đời đời.
 Chúng ta cũng như vậy. Trước khi chúng ta biết hạnh phúc của nhân gian là cái
sanh diệt là cái ảo ảnh, chúng ta cố nắm bắt nó thì nó luồn qua kẽ tay không bao giờ còn
ở với chúng ta phút giây nào. Biết được như vậy, thấy rõ như vậy, chúng ta mới trở lại
tìm cái chân thật mà đức Phật đã chỉ dạy. Tìm được cái mặt chân thật đó rồi, tức là chúng
ta được xâu chuỗi kim cương, chúng ta mang mãi mãi bên mình mà không bao giờ tan
nát. Từ cái giả chúng ta chuyển sang cái thật, từ cái sanh diệt bước vào cõi vô sanh. Như
vậy đó mới là người biết tỉnh giác. Tỉnh giác được cái giả không còn mê lầm nữa. Người
biết được cái thật sống trở về với nó, đó là người tu theo đạo giác ngộ.
 Chúng ta giác ngộ cái gì?  - Giác ngộ cái giả lâu nay tưởng là thật. Nhận ra cái thật mà lâu nay bị bỏ quên.
Cái thật lâu nay mình bị bỏ quên, rồi đi tìm kiếm. Trong khi mình bỏ quên cái thật chấp
cái giả cho nó là thật là mê. Biết được cái giả gọi đó là giác. Người hiểu đạo Phật rồi rất
là đơn giản, không có cái gì cầu kỳ huyền bí xa lạ hết, mà chỉ thấy rõ ngay nơi mình cái
nào giả cái nào thật. Cái giả mà lâu nay mình lầm, mình chấp nhận nó là mình, là ta đó,
giờ đây mình thấy nó là hư giả. Đó là chúng ta đã giác ngộ. Giác ngộ được phần thứ nhất.
Qua cái giả đó chúng ta tìm được cái thật, nó đương ẩn náu trong cái giả. Đó là chúng ta
đã giác ngộ qua giai đoạn thứ hai. Chúng ta tiến thẳng vào con đường giác ngộ viên mãn
không có sai lạc.
 Tất cả người thế gian đều đi tìm cái mê lầm. Mê lầm cho cái giả làm thật. Chính
chúng ta cũng là nạn nhân đó. Tất cả quí vị kể cả tôi nữa, có thấy cái giả làm thật hay
không? Tại sao thấy cái giả làm thật? Như thân tứ đại chúng ta đang mang đây là thật hay
giả? Có ai động tới nó mình có ưng hay không? Bình thường lúc tỉnh táo thì thấy tứ đại
này là giả hợp, không có thật. Vì nếu thật thì còn hoài như một khối kim cương, mới gọi
là thật. Nay còn mai mất, trong phút giây là tan nát, cái đó cũng như là bọt nước chứ gì?
Vì thế biết nó là giả. Lúc bình tĩnh nghe Phật dạy biết nó là giả, nhưng mà có ai thoi một
thoi thì thấy giả hay thậät? Lúc đó lại thấy thật. Tại sao nó là thật?
 Như vậy là sao? Tại sao mình biết nó giả khi mình bình tĩnh? Để thấy rõ rằng khi
chúng ta bình tĩnh thì trí tuệ sáng suốt thấy nó hư giả. Khi bị cái gì phản ứng mạnh làm
cho nó đau đớn thì lúc đó cái bình tĩnh mất đi, trí tuệ không còn nữa, bản ngã si mê phát
hiện ra, rồi cái giả tướng mình thấy nó là thật. Bởi thấy thật nên mới ăn thua tranh giành
với người ta rồi tạo nghiệp. Cho nên ta theo đạo Phật là phải giữ bình tĩnh. Có bình tĩnh
mới sáng suốt, mà có sáng suốt mới khỏi lầm. Khỏi lầm cái giả làm thật. Thiếu bình tĩnh
thì bị mê lầm. Đó là điều căn bản. Khi chúng ta nghe Phật dạy, nghe quí Thầy giảng thì
coi như tỉnh hết rồi, coi như mình là thánh nhân rồi, nhưng đụng việc với thế gian thì
mình là phàm phu hẳn. Đó là chúng ta chỉ bình tĩnh được khi vô sự, khi có sự là mê. Đó
là điểm tôi nhấn mạnh nhất hôm nay.
 Chúng ta phải làm sao khi hữu sự coi như vô sự. Đó là cái thiết yếu. Đó mới là cái
sức mạnh của người tu hành. Khi vắng vẻ lặng lẽ thì chúng ta tỉnh táo, thấy cái nào giả
cái nào thật rành rẽ, nhưng khi đụng việc, trí tuệ đó mất đi, chúng ta lại nổi sân lên rồi chấp cái giả thành thật. Ngài Vĩnh Gia nói: “Giả sử vòng lửa quay trên đỉnh, định tuệ vẫn
tròn sáng không mất.”
 Như vậy mới thật là tỉnh ngộ. Còn mình tỉnh khi lặng lẽ vắng vẻ, khi ồn náo thì
mình mê. Cái đó chưa phải là thật tỉnh. Tất cả chúng ta ai cũng có thể biết được hết.
 Một là thiếu sự hướng dẫn của thầy của bạn.
 Hai là thiếu ý chí cương quyết mãnh liệt để nỗ lực tu hành.
 Do đó không giác nổi rồi ở mãi trong mê.
 Rất tiếc rằng có nhiều người cả đời chưa bao giờ biết được cái thân này là hư giả,
họ chỉ biết nó là thật, cho nên khi nói nó là giả họ không tin. Đó là vì họ thiếu sự hướng
dẫn của thầy bạn, cho nên họ mê. Có người  được thầy bạn hướng dẫn, vì thiếu ý chí
mãnh liệt nên khi nghe thì tỉnh, khi hết nghe thì mê. Vậy chúng ta nhất là hiện nay, phải
quả quyết và can đảm ngay trong khi chúng ta biết cái đó là giả, cái kia là thật. Quả quyết
rằng cái này là giả không bao giờ mê nó. Cái kia là thật đừng bao giờ bỏ nó. Đừng mê cái
giả và đừng bỏ cái thật để hằng sống và cố gắng sống mỗi ngày mỗi huân, mỗi ngày tập,
lâu ngày mới thuần thục, tự nhiên chúng ta cũng như ngài Vĩnh Gia khi Ngài nói: Dù có
vòng lửa xoay trên  đầu,  định tuệ Ngài cũng không mất. Cho nên chỗ quan trọng mà
chúng ta phải thấy là tâm chúng ta dễ xao xuyến lúc ồn náo. Bây giờ mình phải nỗ lực
thêm, làm sao khi xao xuyến mà chúng ta vẫn cười.
 Ví dụ cụ thể là khi xưa mới tập ngồi thiền nhất là khoảng tám chín giờ tối. Có
những cái loa ở dưới vọng lên núi các bài hát, các bài ca lảnh lót, lúc đó thiền tâm bị phân
tán. Chúng ta nỗ lực hướng dẫn nó, nỗ lực kềm hãm nó, lần lần sẽ làm chủ nó. Đến lúc
nào đó, tiếng ca hát không còn đủ hấp dẫn như xưa nữa. Thấy không? Kết quả rõ ràng
như thế, chứng minh rằng nếu cái gì chúng ta nỗ lực cố gắng thì sẽ vượt qua, không còn
bị lệ thuộc nữa. Mình tưởng rằng mình ngồi thiền trong chỗ yên thì được yên, khi có
động chạy theo tiếng động, rồi mình cảm thấy tiếng động sẽ lôi mình đi, không bao giờ
mình thắng nó. Đừng tưởng như vậy. Mình phải tin tưởng quả quyết rằng khi động chúng
ta vẫn làm chủ được. Ngày nay làm chủ một phần, ngày mai làm chủ một phần, nhiều
ngày như vậy, rồi ngày nào đó tất cả tiếng động đều vô nghĩa đối với chúng ta. Đó là lẽ
chân thật chớ không phải tôi bịa đặt. Tất cả chúng ta nếu cố gắng như vậy thì tất cả tiếng động sẽ vô nghĩa khi chúng ta làm chủ hoàn toàn. Tôi nói ví dụ nhỏ, ngoài ra những việc
lớn cũng như vậy.
 Giả sử chúng ta ở trong cảnh ngộ nào khắt khe mấy hay là ồn náo mấy đi nữa,
miễn tâm hồn chúng ta làm chủ được, tôi tin rằng ai cũng tu được hết. Hồi chúng ta rảnh
rang thì chúng ta ngồi thiền, lúc chúng ta bận rộn hoặc cuốc cỏ hoặc trồng rau chúng ta
cũng tu được như vậy chúng ta thấy lúc nào mình cũng tu được, lúc đó thấy mình vui vẻ
không thiệt thòi gì hết. Bằng cho rằng ngồi thiền mới tu được; cuốc rẫy không tu được thì
sẽ thấy thiệt thòi. Bởi vì có ngày không ngồi thiền được giờ nào, như vậy ngày đó không
tu sao? Cuốc rẫy mà tu được thì không thiệt thòi tí nào hết. Thay vì ngày xưa ngồi một
ngày ba tiếng đồng hồ, bây giờ cuốc rẫy sáu tiếng tu luôn, thì mình lời được thêm ba
tiếng nữa. Phải vậy không? Như vậy mình có thiệt thòi chút gì đâu. Đó là cái mà chúng ta
hiện nay phải tập nỗ lực như vậy. Làm sao trong cái tu của chúng ta không vì hoàn cảnh
mà nó chướng ngại. Đó là cái thiết yếu.
 Tuy nhiên lúc  đầu phải chấp nhận rằng, mình  đang ngồi trong yên mà có tiếng
động thì thế nào cũng bị xao xuyến. Trong khi xao xuyến đó chúng ta nỗ lực mỗi ngày,
nỗ lực càng ngày càng lâu, tiếng động sẽ vô nghĩa với chúng ta. Đến chừng đó chúng ta
mới tự tại trước tất cả tiếng động. Như vậy chúng ta đừng có thối chuyển vì có tiếng động
mà tu không  được. Chúng ta phải nghĩ ai trong chúng ta cũng sẽ được thử thách của
những tiếng động. Nhờ tiếng động mà sau đó không bị chướng. Đó là điều cần phải nỗ
lực. Nếu nỗ lực được như vậy rồi thì sau quí vị sẽ cười, nhớ hồi xưa tiếng động là cái
chướng của mình, bây giờ có tiếng động mình ngồi cũng hay. Như vậy mình không thấy
buồn thấy sợ thấy nản gì  hết. Đó là tôi nhắc rõ chỗ thiết yếu của người tu.
 Tất cả chúng ta rõ đâu là mê. Mê cái gì? Như khi nãy tôi đã nói một lần: Mê là lầm
nhận cái giả làm thật. Mê là vì chúng ta chạy theo cái giả mà quên cái thật. Ngay nơi bản
thân chúng ta, chúng ta cứ chấp vọng tưởng làm tâm mình, chấp tứ đại làm thân mình rồi
cứ tưởng cả ngày cả tháng cả năm. Suốt đời cứ chạy theo vọng tưởng, theo thân tứ đại, lo
bảo bọc  bồi dưỡng cho nó đủ thứ hết để rồi nó hoại.
 Giả sử quí vị có trồng hai cái cây, cây chuối chẳng hạn. Khi quí vị trồng nó trổ
bông có trái, cho kết quả như ý của quí vị thì quí vị mới săn sóc. Nếu khi trồng mà nó èo
uột, hư gãy, biết rằng không thể nào cứu được, thì quí vị làm sao? Thôi thì bỏ liều cho nó gãy nó mục. Không thể giữ được thì phải bỏ liều. Nhưng cái thân quí vị có bỏ được
không? Ai cũng biết không giữ được mà không dám buông nó. Phải vậy không? Biết cái
không bao giờ giữ được mà bao giờ cũng cố giữ. Thở thoi thóp sắp tắt thở mà cũng nói
còn nước thì còn tát. Không bao giờ bỏ được. Như vậy để thấy rõ rằng chúng ta bám vào
nó, cho đến phút cuối cùng cũng còn bám. Bám vào mà không có tí nào bảo đảm hết mà
vẫn bám. Không phải tôi bảo quí vị cố tình bỏ nó, nhưng mà chúng ta mang nó như là
mang bè qua sông. Nhớ chúng ta nuôi thân này là kẻ đeo bè qua sông. Giữa sông nó có
hư có đứt dây, thì chúng ta ràng nó lại, khi tới bờ thì bỏ lên bờ. Khi tới bờ chúng ta không
thấy nó quan trọng nữa. Chúng ta thấy nó là giả, nhưng cần nó đưa đến chỗ giác ngộ viên
mãn nên chúng ta phải nương nó. Khi chúng ta nương nó thì phải biết rõ nó là cái không
giữ được, biết rõ ràng như vậy, đừng bao giờ quên. Không thì cứ nhớ nó là thật không thể
mất. Thân nhân của chúng ta cũng thế. Quí vị nào độ năm mươi tuổi trở lên kiểm điểm lại
coi còn được mấy vị. Ông cố còn không? Ông nội bà nội còn không? Ba má chưa chắc là
còn. Phải vậy không? Như vậy biết lớp người trước đã tan hoại, mình cũng đang tan hoại.
Tại sao khi đó cứ cho thân này là thật, cái không giữ được, biết rồi nó sẽ tan hoại, mà
mình cứ cho là thật, cố bảo vệ, gìn giữ, tạo bao nhiêu cũng vì nó. Đó là cái lầm lớn lao
của chúng ta. Cho nên người tỉnh giác biết rõ thân này là hư giả nhân duyên hòa hợp
không thật, kể cả cái vọng tưởng điên cuồng của mình.
 Quí vị suy nghĩ điều này, suy nghĩ việc nọ. Cái suy nghĩ đó là ai suy nghĩ? Mình
suy nghĩ phải vậy không? Tôi đặt câu hỏi: Thí dụ quí vị đang suy nghĩ điều thiện, nghĩ
giúp người này người kia, cho rằng cái suy nghĩ thiện này là mình. Một lát có ai chọc tức,
mình muốn hại người đó, thì cái suy nghĩ ác là ai? Nếu cái suy nghĩ thiện là mình, vậy cái
suy nghĩ ác là ai? Rồi một lát suy nghĩ thấy người kia gương mặt dễ ghét quá. Gặp người
khác thấy gương mặt dễ thương. Vậy thấy dễ thương dễ ghét là ai thấy. Nếu nghĩ thương
là mình, nghĩ ghét là ai? Vậy mình có bốn năm thứ mình sao? Cái nào cũng mình thì cái
nào là mình thật?
 Quí vị nhìn rõ ràng mỗi một niệm sanh diệt, sanh diệt vô thường, từng đợt từng
đợt như dòng nước chảy. Nó không có thật. Mới niệm thương đây rồi  đến niệm ghét,
niệm buồn niệm giận xen lẫn nhau. Cái dòng sanh diệt chập chồng với nhau không thật.
Mình chấp đó là tâm mình thật. Chấp cái thân tứ đại hư giả là thật, chấp cái tâm sanh diệt từng đợt, từng đợt là thật. Như vậy chấp cái sanh diệt hư giả là mình thì sẽ đi trong con
đường nào? Bám vào cái  sanh diệt thì phải đi trong sanh diệt. Sanh diệt tức là mê. Mê thì
dĩ nhiên mình phải đi trong luân hồi không chối cãi gì được hết. Nếu chúng ta cứ lầm
chấp vọng tưởng, cho  đó là mình, chấp thân tứ đại này là mình thì suốt  đời suốt kiếp
không biết bao nhiêu a-tăng-kỳ kiếp mình mới thoát khỏi luân hồi. Chỉ bao giờ mình biết
quả quyết rằng cái vọng tưởng đó là hư giả không thật thì chừng đó mình mới tìm cái
chân thật. Như khi nãy tôi kể chuyện bà công chúa nắm bắt những hạt nước. Nắm bắt nó
luồn qua kẽ tay không được hạt nào hết, chừng đó bà mới biết những hạt nước không thể
nắm được. Bà không còn ham mê những hạt nước nữa, mới đòi nhà vua cho xâu chuỗi
kim cương. Chừng quàng xâu chuỗi kim cương vào cổ mới chắc là xâu chuỗi thật. Còn
bao nhiêu hạt nước lấp lánh mà mình bám vào đó đều là hư giả.
 Cũng như vậy, khi nào chúng ta thấy rõ thân hư giả này là không thật, vọng tưởng
hư giả không thật, biết rõ nó không thật rồi thì bước qua giai đoạn thứ hai. Tức là tìm cái
chân thật trong cái hư giả đó. Được cái thật trong cái hư giả đó rồi chúng ta mới thấy
mình từ trước đến giờ là kẻ ngu si. Mình lầm cái giả là cái thật, rồi bỏ quên cái thật. Cho
nên trong kinh Phật nói: “Chúng ta có hòn ngọc báu cột trong chéo áo mà quên.” Quên
hòn ngọc trong chéo áo rồi đi ăn xin, đi đầu làng xó chợ, sống vất vưởng qua ngày lấy đó
làm đủ làm dư. Không biết mình có hòn ngọc quí để lấy ra xài. Kẻ có của báu bỏ quên
chịu nghèo khổ là kẻ tỉnh hay mê? Đó là kẻ mê. Chúng ta cũng vậy. Biết được cái thân hư
giả này rồi, chúng ta mới tìm  được cái chân thật của chúng ta.  Đó là tỉnh. Còn bằng
chúng ta bỏ quên cái chân thật đó, chấp nhận cái thân hư giả này là mình, đó là kẻ mê. Vì
vậy đức Phật nói rằng: Chúng ta là kẻ si mê. Nếu trong đời chúng ta tự biết rõ cái giả
không mê lầm nữa, và tìm ra cái thật, như vậy mới thật là con người cầu đạo giải thoát.
Cũng như lời của ngài Vĩnh Gia Huyền Giác nói:
 “Cùng Thích tử, khẩu xưng bần, Thật thị thân bần đạo bất bần.” Người dòng họ
Thích là kẻ bần cùng luôn luôn tự nhận mình là bần đạo. Như vậy mà có thật là bần hay
không? Thật sự thân tuy bần nhi đạo bất bần. Thân bần thật nhưng đạo không bần. Tại
sao thân này bần? - Là vì mặc áo vá. Còn tại sao không bần? - Vì mình có chứa hạt châu
vô giá.  - Vô giá trân. Như vậy tại sao chúng ta nghèo? - Vì chúng ta là kẻ ăn mày mặc áo
vá. Cho nên luôn luôn xưng là bần đạo. Tuy bên ngoài chúng ta nghèo, mà bên trong tìm được hạt châu vô giá. Hạt châu vô giá dùng hoài không hết. Đó mới đúng là người cầu
đạo. Biết rõ mình có một của quí vô giá cho nên không chạy theo hư giả, để tìm cái của
báu chân thật. Tìm được của báu chân thật, mới là người giác ngộ, người cầu đạo chân
chánh. Chúng ta cứ chạy theo cái bên ngoài hoài thì không bao giờ tìm thấy được cái kho
báu nơi mình. Đó là chỗ thiết yếu của chúng ta trong khi tu hành.
 Vậy ai đã phát tâm tu hành theo đạo Phật nên nhớ rõ ràng Phật là giác. Tu theo
Phật là đi trên con đường giác ngộ của Phật. Tu theo đạo Phật mà không giác được gì hết
thì không phải tu theo đạo Phật. Cũng như tôi nói đi về Sài Gòn, tức nhiên mình đi trên
con đường về Sài Gòn. Đã đi trên con đường về Sài Gòn mà không tiến được cây số nào
hết, thì cái đó gọi là đi về Sài Gòn không? Tức gọi là ngồi, hoặc là ở một chỗ, hoặc là đi
con đường khác. Chớ thật tình mình đi trên con đường về Sài Gòn thì mỗi một giờ, mỗi
một ngày đã tiến đi rồi. Ngày nào ngày nào cũng có tiến trên con đường đó không dừng.
Cũng vậy, chúng ta theo đạo giác ngộ thì ngày nào năm nào chúng ta phải có giác mới
được. Nếu chúng ta không giác thì không phải tu theo đạo Phật. Như vậy quí vị cảm thấy
mình có giác hay không? Thật sự quí vị có giác chớ sao không giác. Tại vì mình quen
tưởng giác ngộ như lúc đức Phật thành đạo, phải có được tam minh lục thông. Tưởng
mình không có tam minh lục thông gì hết thì không gọi là giác, chớ sự thật không phải.
Ngày xưa quí vị chưa tu, quí vị có bao giờ nghĩ thân này là giả đâu? Bao giờ cũng cho
thân này là thật, rồi tranh hơn tranh thua, duyên đủ thứ hết. Hiện giờ quí vị có nghe Phật
dạy, có nghe giảng kinh, nhận thân này là giả, tức là có giác ngộ rồi. Tuy nhiên mới là
tỉnh thôi lúc mê thì quên. Trong nhà Phật gọi cái giác ngộ đó là bệnh rét cách ngày. Ngày
thì mạnh sân sẩn, ngày thì trùm chăn. Cái giác đó chưa là thuần giác. Nhưng dù sao cũng
là giác. Bởi vì sao?
 Bởi đức Phật dạy: Tu thành Phật phải được Vô thượng chánh đẳng chánh giác,
nghĩa là cái giác của đức Phật, không ai hơn và hằng mãi. Chánh đẳng là chân chánh viên
mãn không dừng không có một chỗ hở. Đạt được giác ngộ, đó là thành Phật. Còn chúng
ta giác ngộ cách ngày cách giờ, cái giác ngộ đó được gọi là Phật chưa? Cũng là có giác
nhưng chưa phải là Phật con, cũng là Phật cháu, Phật chắt. Cũng có một chút trong đó
chớ chẳng phải vô phần. Như vậy chúng ta không có mặc cảm rằng chúng ta chưa từng
giác. Chúng ta biết được hoàn cảnh xã hội, hay là tất cả sự việc chung quanh là duyên hợp nên cũng là hư giả. Biết như vậy tuy chưa thường xuyên, nhưng có biết chút nào là
có giác chút ấy. Như vậy chúng ta có giác chớ không phải không giác. Lại nữa, chúng ta
lâu nay chấp nhận những vọng tưởng điên cuồng là mình là tâm của mình, giờ đây biết là
vọng tưởng thì chúng ta có giác rồi. Giờ phút nào chúng ta có biết như vậy là giờ phút
chúng ta giác. Nếu kiểm điểm lại so với năm rồi, năm nay quí vị tiến nhiều chưa? Tiến
khá lắm chứ, phải vậy không? Tu lâu mà không tiến là tại mình quên, mình thấy sao cái
đó nó thường quá, chưa có hào quang, phải vậy không? Chưa biết bay cho nên mình cho
là không giác, chớ sự thật đã tiến rồi. Có khi cái giác đó cách khoảng thưa thì một giờ,
nhặt thì nửa giờ, hoặc là mười phút chẳng hạn. Chỉ cách khoảng như vậy, khi xưa cả năm
chưa từng giác lần nào, phải vậy không? Như vậy là mình đã tiến bộ khá nhiều đừng bi
quan.
 Tôi đã chỉ sự thật cho quí vị thấy việc tu hành không phải là không tiến nhưng vì
mình không kiểm điểm nên thấy không tiến. Tại mình tưởng là không tiến chớ không
phải là mình không tiến đâu. Vì vậy tất cả chúng ta nếu là kẻ tu hành cầu đạo giác ngộ thì
chúng ta phải thấy rõ rằng mỗi ngày, mỗi ngày chúng ta phải giác, không thể mê được.
Nếu giác càng nhặt là tiến bộ của chúng ta, còn giác thưa là lui của chúng ta. Có nhiều vị
than thở với chúng tôi, biết vọng mà vọng cứ sanh hoài làm sao? Vọng nó sanh thì sanh,
nó sanh thì đừng chạy theo nó. Biết vọng đừng theo nó là giác rồi. Trăm lần vọng thì có
trăm lần giác, không có buồn không có sợ. Đó là tôi nói về tâm.
 Giờ đây đến thân cũng vậy. Nếu có bệnh hoặc chướng ngại gì đi nữa, mình biết
thân này là hư giả, thì ngay nơi thân này tỉnh giác.
 Giác thân giác tâm là cái giác căn bản. Mình biết rõ ràng thân tâm không lầm rồi,
tìm ra cái thật nữa thì quí báu vô cùng. Đó là quí vị đã nắm được hòn ngọc vô giá trong
tay. Nếu chưa tìm được hòn ngọc đó, khi biết thân hư giả, đó là quí vị từ bỏ con đường
giả để trở về con đường thật. Tuy chưa nắm được, nhưng đã tiến một bước rồi. Đó là sự
thật, cho nên tất cả quí vị nào hiểu đạo rồi thì tự nhiên nhìn thấy mình tu có vẻ chín chắn
hăng hái chứ không thối chuyển. Bởi vì mình biết có giác, mà có giác như đánh giặc với
phiền não. Còn có đánh tức là mình chưa thua. Người thua là người xếp giáp chạy dài
mới thua. Mình còn đánh, dù chưa có thắng hoàn toàn nhưng cũng còn đánh chớù chưa
phải là kẻ thua trận. Giặc mình còn đánh là thắng hay thua? Vừa dấy vọng, biết vọng là nó hết. Đó là mình thắng được giặc rồi, phải như vậy không? Có giặc nào mình giết nó
mà nó còn kéo mình, nó không mất. Có thứ giặc nó kéo mình đi xa một chút mới mất.
Quí vị kiểm lại là kẻ toàn thắng chớ không phải thua đâu. Tại vì giặc nhiều quá nên thắng
lâu. Nếu một hai chú thì mình thắng nhanh có lẽ thành Phật rồi, phải vậy không? Tại vì
có triệu triệu chú thành ra mình cứ đánh hoài mà chưa hết. Tất cả quí vị cứ tin tất cả
những chú giặc của mình là những đứa giả. Ông chủ mới là người thật. Kẻ thật đánh với
kẻ giả lo gì không thắng. Tin quả quyết như vậy thì việc tu tiến của mình sẽ thành công,
chắc chắn thành công một trăm phần trăm. Đó là tôi nói quí vị thấy rõ việc tiến tu của
mình. Khi nhớ việc tiến tu của mình, chúng ta không nên quên hiện giờ là ngày ba mươi
Tết, tức là qua một năm nhìn lại, chúng ta có già trẻ gì không?
 Một năm qua, tất nhiên chúng ta nhận xét chậm lụt mấy đi nữa, cũng thấy mình có
già nhiều rồi. Nếu nhận xét tinh vi thì mình già đi từng giây phút huống nữa một năm.
Đây là tôi nói nhận xét chậm lụt nhất thì qua một năm, chúng ta cũng thấy già nhiều sinh
lực có giảm đi, sự chiến đấu cũng có kém đi một chút. Năm nay yếu đi một chút, năm tới
yếu đi một chút mà mình không nỗ lực thì thành công hơi khó. Nên nhớ qua một năm
mình suy yếu đi, trí tuệ cũng yếu, tinh thần cũng yếu, vậy chúng ta phải nỗ lực, nhất là
những vị sáu mươi tuổi trở lên. Con đường của mình sắp tới giai đoạn chót rồi. Muốn làm
một cuộc đua đến giai đoạn chót phải chạy nước rút. Không thể chần chờ được. Vì vậy
mà ai đã sáu mươi tuổi rồi thì nhớ một năm qua là chúng ta phải nỗ lực bằng mấy lần
năm trước. Như vậy năm rồi có nỗ lực hơi ít thì dự bị cho năm tới đây phải nỗ lực bằng
hai bằng ba mới được. Không thể chần chờ vì bọn ma quân còn đông quá, nếu mình chần
chờ thì nó thắng mình chớ mình không thể thắng được nó. Vì vậy quí vị phải nỗ lực hơn.
Không cứ phải quí vị già sáu mươi tuổi trở lên mới nỗ lực, quí vị bốn năm chục tuổi thì
sao? Không biết mình có sống tới sáu mươi tuổi hay không. Có thể đến sáu mươi nhưng
chưa chắc, cần phải nhớ là mạng sống trong hơi thở. Phải nỗ lực như những người đã lớn
tuổi. Đừng ỷ lại đời còn dài đi từ từ cũng được, cần nỗ lực chớ không lôi thôi được.
 Như vậy, chúng ta thấy phải nỗ lực, nỗ lực thì mới có tiến và bảo đảm một ngày
nào chiếc bè này rã, chúng ta bước lên bờ. Bằng không thì không bảo đảm. Ai dám tin
rằng ngày mai cũng còn an ổn khỏe mạnh như ngày nay. Khi đã thở ra mà không hít vào
thì  đã hết cuộc  đời. Cho nên tất cả chúng ta phải nỗ lực, rất là nỗ lực mới  được, chớkhông phải nỗ lực tầm thường. Do đó tôi nghĩ rằng, nhớ đến ngày ba mươi, đêm giao
thừa thì chúng ta nên nhớ đến cái phút thở hào hển, bà con chung quanh kẻ chấp tay niệm
Phật, người thì lau nước mắt chờ đưa chúng ta qua thế giới khác. Nói như vậy để quí vị
đừng chần chờ nữa. Chớ thấy sum hợp đầy đủ, thì vui tưng bừng lên, rồi không biết làm
sao nữa. Nhớ tới  đêm giao thừa thì chúng ta phải nên nhớ đến ngày  đến giờ mà mọi
người thân chúng ta đang lau nước mắt khóc tiễn chúng ta đi từ thân này bước qua thân
khác. Có nhớ như vậy thì đêm giao thừa sẽ là đêm thôi thúc đậm đà trong lòng chúng ta.
Còn không nhớ như vậy thì ý nghĩa đêm giao thừa nó yếu ớt đi. Khi nhớ tới một năm qua
là chúng ta già đi một phần, chúng ta phải nỗ lực phải làm sao tiến tới tiến mãi, không lùi.
 Từ trước tôi nói sự thật của tôi thấy và với tâm niệm mà tôi đã đọc được qua quí vị
để nhắc nhở quí vị cố gắng trong sự tiến tu.
 Giờ đây tôi nói qua các vị Thiền sư cho vui. Bởi cái thấy của các Thiền sư lúc nào
cũng tương tự chớ không khác nhau mấy. Tôi dẫn một Thiền sư Trung Hoa, ngài Quang
Giác  đời Tống. Một hôm  đến ngày Xuân có người hỏi Ngài có cảm tưởng gì về con
người thì Ngài làm một bài thơ như sau:
  Khứ niên phùng thanh Xuân
  Châu nhan ánh đào lý
  Kim niên phùng thanh Xuân
  Bạch phát yểm song nhỉ
  Nhân sanh thất thập niên
  Tật nhược đông lưu thủy
  Bất liễu bản lai tâm
  Sanh tử hà do ly
 Dịch:
  Năm trước gặp thanh xuân
  Má hồng khoe đào lý
  Năm nay gặp thanh xuân
  Tóc bạc đầy cả mái
  Người đời tuổi bảy mươi
  Nhanh như dòng nước chảy   Chẳng ngộ tâm xưa nay
  Sanh tử làm sao khỏi
 Thiền sư mỗi năm qua thấy thân trẻ biến thành già. Kể cả bảy mươi năm trôi
nhanh như dòng nước chảy. Nếu không ngộ được bản tâm xưa nay, làm sao thoát khỏi
dòng luân hồi sanh tử. Chúng ta là con cháu trong nhà Thiền cần phải thấy như thế. Có
được cái thấy này, chúng ta mới thức tỉnh tiến tu chóng thoát ly sanh tử.
 Vậy mong tất cả quí vị cùng chúng tôi, chúng ta dự buổi tiệc trà đạm bạc đêm giao
thừa này, là một ấn tượng đánh thức chúng ta tỉnh giác cuộc đời là vô thường, phải nỗ lực
tiến tu đừng để trôi qua vô nghĩa.
 Chúc quí vị sang năm mới thường tỉnh giác.