Wednesday, June 30, 2010

Luân xa

Luân xa tiếng Phạn là chakra, nghĩa là bánh xe hay vòng tròn xoay quanh trục của nó. Luân xa là những nhà máy thâu và phát năng lượng (centrale d'énergie). Trong Yoga của Ấn Ðộ Giáo nói chung có bốn loại:

1. Karma Yoga.
2. Bhakti Yoga.
3. Jnana Yoga.
4. Raja Yoga.

Yoga có nghĩa là trở về hợp nhất với một đối tượng. Trong Ấn Giáo, hành giả Yogi tìm sự hợp nhất với Brahma (Phạm thiên) hay Thượng Ðế.

Trong Karma Yoga, hành giả làm tất cả hành động bất vụ lợi, đây là con đường của phục vụ và xả thí nhằm trừ bỏ tiểu ngã hay phàm ngã để trở về với Ðại ngã hay Chân ngã.

Trong Bhakti Yoga, hành giả hướng hết tâm trí về Thượng Ðế qua sự sùng kính lễ bái, tụng niệm kinh chú. Qua sự tín tâm như vậy họ mong nhập một với Thượng Ðế.

Trong Jnana Yoga, hành giả tìm sự giải thoát qua trí huệ, qua sự nghiên cứ kinh điển Veda, suy tư quán chiếu về tự tánh.

Trong Raja Yoga, hành giả tập làm chủ cả thân và tâm qua sự tu tập tám bộ môn hay tám nhánh: yama, niyama, asana, pranayama, pratyahara, dharana, dhyana và samadhi.

Ngày nay ở Âu Châu, người ta hay tập Hatha Yoga, môn này là một phần nhỏ của Raja Yoga, nó bao gồm hai nhánh: asana là những tư thế luyện thân và pranayama là phép luyện hơi thở để thanh lọc các đường Kinh (nadi), trong đó có ba kinh quan trọng (đã nói ở trước).

Trong Phật Giáo cũng chia hành giả làm ba loại:

1. Trí huệ Bồ Tát (pannadhika, pali). Vị này chú trọng phát triển trí huệ và thực hành thiền định nhiều hơn là nhiệt thành với những hình thức lễ bái cúng dường bề ngoài.

2. Tín đức Bồ Tát (saddhadhika). Vị này đặt trọn niềm tin nơi hiệu lực của tâm thành. Tất cả những hình thức lễ bái thờ phượng là sở trường của ngài.

3. Tinh tấn Bồ Tát (Viriyadhika). Vị này luôn luôn tìm cơ hội để phục vụ kẻ khác. Không có gì làm cho Tinh tấn Bồ Tát hoan hỷ bằng tích cực phục vụ. Ðối với ngài, làm việc là hạnh phúc, hạnh phúc là làm việc.

Qua hai sự xếp loại trên, ta thấy có sự tương đồng giữa:

* Trí huệ Bồ Tát và hành giả Jnana (Jnana Yogi)
* Tín đức Bồ Tát và hành giả Bhakti (Bhakti Yogi)
* Tinh tấn Bồ Tát và hành giả Karma (Karma Yogi).

Có nhiều Phật tử quan niệm rằng Yoga là ngoại đạo, không nên pha lẫn với Phật Giáo. Theo tôi Yoga là một môn khoa học như toán, lý hóa, điện tử, v.v... nó không phải là một tôn giáo, không phải là sở hữu của Ấn Giáo, ai cũng có thể tập được hết. Võ Thiếu Lâm đức Phật đâu có dạy, sao các Sư chùa Thiếu Lâm lại tập? Máy vi tính đâu phải là phát minh của Phật Giáo, sao ngày nay chùa viện nào ở Âu Mỹ cũng dùng?

Trong Anuttara-Yoga-Tantra của Mật Giáo Tây Tạng cũng nói nhiều về ba kinh (Sushumna, Ida, Pingala) và luân xa (chakras), nhưng chỉ đề cập tới bốn thay vì bảy luân xa.

Xin kể sơ lược về bảy luân xa, sau này nếu có dịp tôi sẽ viết nhiều hơn về chi tiết.

Có bảy luân xa chính nằm dọc theo đường kinh trung ương Sushumna từ dưới xương cùng lên tới đỉnh đầu.

1. Luân xa thứ nhất: Muladhara chakra (sanskrit).

Vị trí nằm giữa hậu môn và bộ phận sinh dục, tương đương với huyệt Hội Âm của châm cứu học. Nó được biểu hiện bằng một bông sen bốn cánh màu đỏ, chủng tự tiếng sanskrit của nó là LAM. Luồng hỏa hầu Kundalini nằm phục ở đây. Hành giả Yogi khi thành tựu phép quán tưởng luân xa này, sẽ làm chủ được địa đại, tiêu trừ nghiệp quá khứ, biết được ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai, thọ hưởng niềm hoan lạc tự nhiên.

2. Luân xa thứ hai: Svadhisthana chakra.

Vị trí nằm dưới rốn chừng bốn ngón tay, tương đương với huyệt Quan nguyên, biểu hiện bằng bông sen sáu cánh màu cam, chủng tự là VAM. Thành tựu phép quán tưởng luân xa này sẽ làm chủ được thủy đại và các giác quan, biết được cảnh Trung giới (monde astral). Tham ái, giận hờn, ngã mạn, ganh tỵ và các phiền não khác đều được tiêu trừ. Vượt thoát tử thần.

3. Luân xa thứ ba: Manipura chakra.

Vị trí ở giữa rốn và xương ức (sternum), tương đương với huyệt Trung quản. Biểu hiện bằng bông sen mười cánh màu vàng, chủng tự là RAM. Người Yogi thành tựu phép quán luân xa này sẽ làm chủ hỏa đại, không còn sợ lửa thiêu đốt, hoàn toàn thoát khỏi bệnh tật.

4. Luân xa thứ tư: Anahata chakra.

Vị trí ở giữa ngực, tương đương với huyệt Ðản trung. Biểu hiện bằng bông sen mười hai cánh màu xanh lá cây, chủng tự là YAM. Thành tựu phép quán tưởng luân xa này, làm chủ phong đại, tùy ý bay lượn trong không gian hoặc chui nhập vào thân người khác, đầy đủ đức tính của chư thiên và tình thương vũ trụ.

5. Luân xa thứ năm: Visuddha chakra.

Vị trí ở ngay dưới cổ, tương đương với huyệt Thiên đột. Biểu hiện bằng bông sen mười sáu cánh màu xanh da trời. Chủng tự là HAM. Thành tựu phép quán tưởng luân xa này sẽ làm chủ không đại, thân thể không bao giờ tàn hoại, ngay cả khi thế gian bị tiêu diệt, đạt được trí huệ thông suốt bốn kinh Veda và ba thời: quá khứ, hiện tại, vị lai.

6. Luân xa thứ sáu: Ajna chakra.

Vị trí ở giữa hai chân mày nơi mà huyền môn thường gọi là con mắt thứ ba, tương đương với huyệt Ấn đường. Biểu hiện là bông sen hai cánh màu xanh nước biển, chủng tự là A. Thành tựu phép quán luân xa này, người Yogi tận trừ nghiệp quá khứ, trở thành người hoàn toàn giải thoát ngay trong hiện đời, đạt được tám phép thần thông (siddhi) và ba mươi hai phép phụ.

7. Luân xa thứ bảy: Sahasrara chakra.

Vị trí ngay trên đỉnh đầu, tương đương với huyệt Bách hội. Biểu hiện bằng bông sen ngàn cánh màu tím, trắng, vàng. Chủng tự là OM. Khi luồng hoả hầu Kundalini chạy lên tới đây, hành giả Yogi nhập một với Thượng Ðế, trở thành một bậc giác ngộ giải thoát hoàn toàn. Ðây là mục đích tối hậu của mọi hành giả yogi.

Sự trình bày bảy luân xa ở trên thuộc truyền thống kinh điển Tantra. Ngoài ra theo tâm lý học và tâm thể học thì mỗi luân xa liên quan đến một loại cảm xúc (émotion) và sự vận hành của các tuyến nội tiết (glande endocrine) trong cơ thể.

Như đã nói ở trước, luân xa là nhà máy thâu phát năng lượng. Thâu hút năng lượng trong vũ trụ thiên nhiên rồi phát ra nuôi dưỡng các thân (thô và tế). Nơi người khỏe mạnh bình thường, bảy luân xa này đều hoạt động đúng mức, không nhanh không chậm, không nghẽn tắc. Nhưng khi bị xúc động mạnh về tình cảm hoặc uất ức đè nén cảm xúc, hoặc bị tai nạn xúc chạm mạnh nơi thân thì các luân xa có thể bị tổn thương, hoạt động bất thường, chiều quay lệch lạc. Từ đó cơ thể mất dần năng lượng, Ðông-Y gọi giai đoạn này là khí huyết không thông. Ta có thể đi châm cứu, uống thuốc bổ, nhưng đó chỉ là gỡ gạc một phần nào thôi, không thể tái lập quân bình hoàn toàn được, vì vết thương nằm sâu nơi luân xa. Lý thuyết âm dương, ngũ hành, kinh mạch của Ðông-Y đã được du nhập Phật Giáo, trong giới Tăng sĩ đã có những danh y như Tuệ Tĩnh thiền sư (thế kỷ 14) và gần đây là Thượng Tọa Thích Tâm Ấn. Tăng Ni cũng có những người đi học châm cứu để cứu nhân độ thế, thực hiện lý tưởng từ bi của Bồ Tát. Nay nếu biết được lý thuyết luân xa, ta có thêm khí cụ và phương tiện cứu nhân độ thế hữu hiệu hơn nữa.

* Luân xa thứ nhất: Muladhara, chủ trì năng lượng sinh tồn (énergie vitale), nói tắt là sinh lực, ý chí vui sống. Người tu mà có tâm niệm chán đời thì vô tình làm luân xa này quay chậm lại hoặc tệ hơn nữa là quay ngược chiều khiến sinh lực ngày một thất thoát, cơ thể suy nhược, dễ sinh bệnh hoạn, và từ đó tâm hồn lại càng chán đời thêm. Tu hành như vậy có khác gì tự sát.

* Luân xa thứ hai: Svadhisthana, chủ trì năng lượng tính dục (énergie sexuelle) có tính cách sáng tạo. Ða số thường quan niệm tu là phải diệt dục, vì dục là ham muốn. Người tu không được ham muốn gì hết! Vậy quý Thầy tu có muốn chùa to tượng lớn không? Có thích đông Phật tử lui tới cúng dường không? Khỏi nói chi xa, người tu có muốn giải thoát không? Có muốn thành Phật không? Muốn Niết Bàn không? Vậy những cái "muốn" đó có phải là dục không? Khi đói muốn ăn, khát muốn uống thì đó có phải là dục không? Nếu đó là dục cần phải diệt thì chắc Thầy tu phải nhịn ăn, nhịn uống, nhịn luôn cả thở để chết đi cho rồi!

Sự ham muốn (dục) tự nó không có hại, không có tội. Hại hay không là tùy đối tượng của ham muốn. Ham muốn thể xác gọi là nhục dục, ham muốn sắc đẹp là sắc dục, ham muốn rượu chè là tửu dục, ham muốn những thứ này thường đưa đến khổ đau vì thèm khát mà không toại nguyện. Muốn tu gọi là tu dục, muốn giải thoát gọi là giải thoát dục, muốn Niết Bàn là Niết Bàn dục, những thứ dục này đâu có hại! Nhưng đa số vẫn cứ nghĩ dục là một điều xấu.

Dục là một chất liệu, một năng lực thúc đẩy mình đạt đến đối tượng hay mục đích. Nếu không "muốn" giải thoát thì làm sao tu được? Vì "muốn" sự an vui hạnh phúc của Niết Bàn, "muốn" thoát khổ luân hồi nên mới tìm Ðạo giải thoát!

Luân xa thứ hai liên quan đến hiện tượng sinh lý, nam tính và nữ tính. Là người ai mà chả có tình dục, trừ khi bạn đã chứng A La Hán. Vào tuổi dậy thì cho đến khoảng bốn mươi tuổi, luân xa này giúp cho tuyến sinh dục (glande sexuelle) hoạt động để con người tiếp nối giòng dõi. Người tu không có vợ chồng, lại thêm đè nén, dằn ép tình dục, không biết cách chuyển hóa thường khiến cho luân xa này bế tắc, từ đó dễ sinh bệnh, nhất là những bệnh về tử cung. Có lần đọc báo thấy trong một giòng nữ tu Cơ Ðốc ở Mỹ, các bà Sơ được bơi lội trong một hồ tắm. Tôi nghĩ đó là một phương tiện lành mạnh giúp cho những năng lượng tính dục sung mãn có cơ hội thoát tiết mà không cần phải qua con đường tình ái hay nhục dục.

* Luân xa thứ ba: Manipura, chủ trì sự liên quan giữa cá nhân và môi trường xung quanh. Khi cá nhân sống hòa thuận với môi trường xung quanh, biết bày tỏ tình cảm, không đè nén cảm xúc thì luân xa này quay bình thường. Nhưng khi bị ăn hiếp mà không chống trả được, phải cố nhịn dằn sự nóng giận, khi thấy điều bất công mà không nói lên được, khi lo lắng mà không dám biểu lộ ra mặt, v.v... Nói chung tất cả cảm xúc không thoát được ra ngoài mà bị giữ lại ở trong sẽ làm luân xa này bị bệnh, quay chậm lại hoặc không quay hoặc quay ngược chiều. Ở chùa các Sư Cô hay bị đau bao tử vì lo lắng mà không giải quyết được, đau gan hay túi mật vì giận mà không nói ra được, đau lưng hay thận vì bị xài xể nhiều mà không dám cưỡng lại, đau quặn ruột vì sợ hãi mà không dám cầu cứu, v.v... Nói chung tất cả triệu chứng vùng bụng đều là dấu hiệu không biết đối phó cảm xúc với môi trường xung quanh.

* Luân xa thứ tư: Anahata, là trung tâm của tình thương, nó liên quan và ảnh hưởng mật thiết với quả tim. Ở đời, là con người (hữu tình) ai cũng muốn thương và được thương, muốn yêu và được yêu, nhưng hoàn cảnh đâu dễ dàng như ý được. Mình thương người kia nhưng người kia không thương lại, thế là lòng tự ái bị tổn thương, trở nên dè dặt không dám thương ai nữa, sợ tình thương của mình bị từ khước. Cứ thế dần dần quả tim khép lại, không được tưới tẩm bởi tình thương làm cho luân xa này bế tắc. Khi luân xa này bế tắc, vùng tim không tiếp nhận được sinh khí (énergie vitale), đó là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh vùng ngực như nghẹt tim, ung thư tim, ung thư vú, hen suyễn, v.v...

Bệnh tiểu đường cũng là bệnh thuộc loại tâm thể (psychosomatique) mặc dù một số bác sĩ cho đó là bệnh di truyền. Theo nhà tâm lý học Thorwald Dethlefsen, đường và những chất ngọt biểu hiệu cho tình yêu và lòng trìu mến. Con nít nào mà chả cần tình thương của cha mẹ, con nít nào mà chả thích ăn kẹo ngọt. Ngay cả người lớn cũng hảo ngọt, chỉ thích được nịnh khen chứ không ưa lời nặng. Theo Y khoa hiện đại, bệnh tiểu đường là do cơ thể thiếu chất insuline, nên họ chích chất này vào bệnh nhân để điều hoà chất đường trong người. Hiện tượng đơn giản của bệnh này là cơ thể không hấp thụ được chất đường để cho nó thất thoát ra ngoài qua máu hoặc nước tiểu. Từ đó Thorwald Dethlefsen suy ra rằng người bệnh tiểu đường là người mất khả năng thương yêu, không biết hấp thụ tình thương. Người bệnh tiểu đường cũng cần tình thương như ai, nhưng không được đáp ứng lại vì chính anh ta không thể ban rải tình thương hoặc chưa học được cách thương yêu kẻ khác.

Ở chùa hình như quý Thầy lớn cũng hay mắc phải bệnh này, có lẽ vì Phật tử nấu đồ ăn cho bột ngọt nhiều quá hoặc quý ngài vô tình đã làm bế tắc luân xa thứ tư này.

* Luân xa thứ năm: Visuddha, là trung tâm của sự giao thiệp, thông tin qua lời nói. Người biết ăn nói lịch thiệp, rành mạch rõ ràng, đó là dấu hiệu luân xa này khai thông và hoạt động tốt. Khi luân xa này bế tắc, bệnh hoạn thì đương sự thường có vấn đề trong việc diễn nói về ý kiến, quan niệm hoặc tình cảm của mình như nghẹn ngào, uất ức nói không ra lời, hoặc muốn nói mà khớp hay không đủ lời đủ ý, sợ nói trước đám đông, v.v... Ðây chỉ là đại khái thôi vì còn nhiều yếu tố tâm lý khác nữa. Về bệnh nơi thân thì luân xa này liên quan đến tuyến giáp trạng (glande thyroide), nặng thì có thể bị bứu cổ, nhẹ thì viêm họng hoặc đau cứng cổ...

* Luân xa thứ sáu: Ajna, là trung tâm của ý thức, liên quan đến tuyến niêm dịch (glande pituitaire). Người làm việc tâm trí nhiều thì luân xa này được kích thích, từ đó có khả năng suy tư bén nhạy. Ngược lại khi luân xa này không khai thông thì đương sự cũng không được thông minh sáng suốt, khó phân biệt lẽ phải và lợi hại.

* Luân xa thứ bảy: Sahasrara, là trung tâm của sự hợp nhất giữa tiểu ngã và Ðại ngã, sự hợp nhất với Thượng Ðế hay sự giác ngộ hoàn toàn. Trong cơ thể nó liên quan đến tuyến tùng quả (glande pinéale), tuyến này vẫn còn mơ hồ đối với giới Y-khoa hiện đại. Nơi người thường, luân xa này hoạt động rất yếu nhưng không bế tắc. Nó là nhịp cầu nối giữa con người và Thượng Ðế, giữa đời sống vật chất vô thường và đời sống tâm linh vĩnh cửu. Nơi người biết sống cuộc đời tâm linh, luân xa này được kích thích và khai thông từ từ, giúp họ tiến bước nhanh trên đường Ðạo vì tiếp nhận được những ân huệ bên trên truyền rải xuống.

Trên đây chỉ là sơ lược về bảy luân xa chính, trong cơ thể con người còn nhiều luân xa phụ khác ở các khớp tay và chân. Ngoài luân xa, con người còn có hào quang (aura) và bảy thể xác vi tế bao quanh thân tứ đại. Giáo lý Thông Thiên Học (Théosophie) có nói đến những điều này nhưng trước kia tôi xem Thông Thiên Học như một trường ngoại đạo nên không để ý. Gần đây từ năm 95 tôi có dịp quen biết vài bạn hữu Âu Tây, trong số đó người thấy được hào quang. Ở Paris có vài nơi chụp hình hào quang qua kỹ thuật của Kirlian và tôi cũng đã tò mò đi chụp thử rồi kiểm chứng lại với bạn hữu. Từ đầu năm 96 tới nay, qua sự học hỏi và tập luyện nhằm mục đích chữa bệnh cho mình và cho người, tôi đã sờ mó được các luân xa và bốn thể vi tế trên con người. Riêng hào quang thì tôi chưa thấy được nhưng tôi có quen một anh bạn tên Martin người Canada ở Québec, là một họa sĩ và thợ uốn tóc, anh có khả năng thiên phú thấy được hào quang từ lúc còn nhỏ. Nhờ Martin mà tôi học được nhiều điều cũ lạ. Tại sao cũ lạ? Cũ là vì giáo lý về luân xa, hào quang tôi đã biết rồi nhưng chưa hề kinh nghiệm được, lạ là vì Martin thấy được và nói cho tôi nghe. Bình thường hào quang của tôi màu vàng cam, khi tôi bắt đầu tụng chú Om Mani Padme Hum thì Martin cho hay là hào quang quanh đầu tôi chuyển thành màu xanh da trời. Khi tôi tụng một bài chú khác thì hào quang cũng đổi màu. Mỗi khi tôi bắt ấn (mudra) khác nhau thì hào quang quanh tay cũng đổi màu tùy theo ấn thủ. Không những hào quang thay đổi mà luân xa liên quan đến thủ ấn cũng bị ảnh hưởng.

Qua những kinh nghiệm hợp tác với Martin và vài bạn hữu khác, vấn đề luân xa, hào quang, thể xác vi tế đối với tôi không còn là những giáo lý huyền bí hay ngoại đạo nữa mà là một chuyện hiển nhiên như việc tay tôi sờ thấy cái bàn cái ghế vậy.

Người tu Mật Tông Việt Nam tụng chú theo kiểu phát âm chữ Hán. Quý Thầy dạy tụng chú dù phát âm không đúng với tiếng Sanskrit nhưng nếu thành tâm tin tưởng vẫn có hiệu nghiệm. Sự hiệu nghiệm ở đây phần lớn là do lòng tin mà ra. Theo Mantra-Yoga thì sự phát âm đúng theo tiếng Phạn (Sanskrit) rất quan trọng. Tiếng Phạn, còn gọi là Phạm âm tức ngôn ngữ của chư thiên, phạm thiên, không phải là âm thanh thường, mỗi chữ đều có hiệu lực rung động riêng. Khi phát âm trúng, một Mantra (mật chú) có công năng nâng tâm thức lên bình diện cao hơn, vượt khỏi ý thức nhị biên, thể nhập vào những tầng tâm thức vi tế và từ đó tự chứng nghiệm được chân lý tuyệt đối. Ðây là một loại khoa học về âm thanh, mục đích chứng đạt chân lý chứ không phải để sai khiến quỷ thần hay cầu đảo mưa gió.

Trích trong sách Ðạo Gì?

Thầy Thích Trí Siêu

Âm dương, Nam nữ

Theo thường lệ, người tu phải tránh xa sắc dục, xem nữ sắc như rắn độc. Riêng người Á Ðông thấm nhuần truyền thống Nho Giáo, "Nam Nữ thọ thọ bất thân", nói đến chuyện nam nữ là điều tối kỵ. Người thường đã vậy, nói chi đến người tu. Nhưng oái ăm thay! Ở đời cái gì càng cấm người ta lại càng thích. Không thích được trước mặt thì thích sau lưng, điều này tiếng Pháp gọi là "fausse pudeur" tức là tiết hạnh giả, trước mặt thì bẽn lẽn ngượng ngùng nhưng sau lưng thì liếc mắt đưa tình, thầm thương trộm nhớ.

Tôi biết có vài Thầy rất ghét phái nữ, ghét ra mặt, nhưng chính mấy Thầy này lại là những người hoàn tục lấy vợ sớm hơn ai khác. Ở đời có câu: "ghét của nào, trời trao của đó". Nghe qua thấy ông Trời bất công, nhưng thật ra ưa ghét chỉ là sự xung đột mâu thuẫn của nội tâm. Những người hoàn tục đâu phải họ không muốn tu, họ là những người muốn tu và giữ giới nghiêm chỉnh hơn ai hết, nhưng họ chỉ giữ giới tướng mà không hiểu giới tánh. Họ không hiểu chính họ. Con người là một loại chúng sinh, tiếng Phạn là Sattva có nghĩa là loài hữu tình, có tình cảm. Và như vậy con người không phải là rô bô, bấm nút ưa là ưa, bấm nút ghét là ghét. Người tu ưa sống với lý trí hơn tình cảm vì cho tình cảm là ràng buộc, từ đó có quan niệm tu là phải cắt đứt tình cảm. Theo tôi nghĩ, con người cần phải dung hòa cả hai, lý trí và tình cảm. Nếu chỉ có lý trí mà không tình cảm thì trở thành lưu manh, xảo quyệt, ích kỷ, vô lương tâm. Chữ tâm, tiếng Tàu có nghĩa là tim (quả tim), trung tâm của tình cảm, người có tâm là người có tim, có lòng, biết thương yêu kẻ khác. Do đó chữ tâm đi đôi với tình cảm. Không nên lầm lẫn tâm (heart) với tâm ý hay ý thức (consciousness). Ý thức đi đôi với lý trí. Nếu chỉ có tình cảm mà thiếu lý trí thì dễ đa tình, dễ cười, dễ khóc. Ða tình ở đây nên hiểu là giàu tình cảm. Tới bây giờ chữ đa tình thường mang nghĩa xấu, do đó chúng ta không được đa tình!

Ban đầu đi tu, tôi cũng không hiểu rõ lý trí và tình cảm, chỉ biết tu là phải dẹp hết tình cảm, vùi đầu vào kinh sách để tìm chân lý. Càng cứng rắn, nhạt nhẽo chừng nào thì huynh đệ và Phật tử lại có vẻ nể khen là tu giỏi, tu khá! Mải mê chạy theo lý trí, thỏa mãn trí thức, thường xuyên quán chiếu để dập tắt tình cảm, lục dục nên sau một thời gian tôi không ngờ là quả tim mình đã trở thành khô héo. Trong Ðạo Phật có danh từ gọi là càn huệ, một loại trí huệ khô cằn. Nhiều người tu hay mắc bệnh này, Tam Tạng Kinh Ðiển rất thông nhưng cư xử lại thiếu tình người, chỉ biết sai khiến Phật tử, củng cố địa vị, danh vọng của mình.

Không phải tự nhiên mà tôi nhận ra được quả tim mình khô héo đâu. Phải có nguyên do và triệu chứng chứ! Số là trong lúc nhập thất ba năm, vào những buổi lễ, tôi thường làm lopeun hoặc oumzé, tức là chủ lễ, vì tôi tụng tiếng Tây Tạng nhanh hơn các bạn đồng tu. Ðây cũng là một vinh dự cho tôi, nhưng theo luật bù trừ thì trong cái lợi có sẵn mầm của cái hại, hoặc nói cách khác càng leo cao thì dễ té đau. Ðúng ra trong nhóm tu mười lăm người, mỗi người phải thay phiên nhau làm chủ lễ và xử dụng các nhạc khí như: radong, kyangling, gyaling, reulmo, v.v... nhưng đến các buổi lễ lớn với Sadhana dài như Mahakala, Dorjé Pamo, Dorjé Sempa thì tôi phải lãnh việc chủ lễ. Mỗi buổi lễ như thế kéo dài từ sáu đến tám tiếng đồng hồ. Sang năm thứ hai, tôi bắt đầu chán và mệt vì yếu hơi không thể dẫn chúng được nữa. Cùng lúc tôi hay bị tức thở và nhói nơi ngực. Sau cùng tôi đành phải bỏ luôn chức chủ lễ, tuy thế tôi vẫn bị khó thở giống như có một cục đá đè nơi ngực vậy. Tôi bị khổ sở trong mấy tháng trời, áp dụng đủ mọi cách hít thở Yoga phối hợp với Thiền tọa nhưng chỉ bớt chút ít thôi, vì hễ tụng lớn một chút lại bị tức thở hụt hơi ngay. Mãi sau này, khi ra thất tôi có dịp nghiên cứu thêm về tâm lý học, Ðông-Y và tu tập Yoga ở Trung Tâm Sivananda, tôi mới hiểu rõ phần nào căn bệnh của mình. Lúc đầu tôi đổ tại nghiệp, nghĩ chắc là mình tạo ác nên nay phải trả nghiệp tức ngực, khó thở, vì các Sư Tây Tạng tụng kinh suốt bảy, tám tiếng đồng hồ mà đâu có ai tức ngực khó thở.

Trong Y học dân tộc có câu : "Thông, tắc bất thống, thống, tắc bất thông."

Khí huyết lưu thông thì không có nơi nào bị bế tắc mà sinh ra bệnh. Nếu có bệnh tức là khí huyết không thông.

Theo Tây-Y, nguyên nhân gây ra bệnh là vi trùng. Cách chữa bệnh của họ là cho thuốc giết vi trùng. Nếu thử máu, chiếu điện không thấy triệu chứng bất thường thì đối với họ, bạn không có bệnh.

Theo Ðông-Y, nguyên nhân gây ra bệnh là sự mất thăng bằng âm dương trong cơ thể, khiến khí huyết không lưu thông, tĩnh mạch bế tắc, tạng phủ suy nhược. Từ đó vệ khí (khí bao bọc chung quanh người) yếu dần, vi trùng, vi khuẩn dễ xâm nhập. Vi trùng ở đâu chả có, nó đầy khắp trong không khí, khi cơ thể yếu, kháng trùng ít thì nó xâm nhập. Nếu so sánh thì quan niệm nguyên nhân gây ra bệnh của Ðông-Y vi tế hơn Tây-Y một bậc. Nhưng con người đâu phải chỉ có thể xác không thôi, còn có tinh thần nữa. Thất tình, lục dục quá nhiều cũng có thể gây ra bệnh, điều này Ðông-Y có nói tới.

Khi nói đến bệnh, người ta thường chia ra làm hai loại: thân bệnh và tâm bệnh, tới bây giờ các tôn giáo chỉ chú trọng chữa tâm bệnh thôi, còn thân bệnh để dành cho các bác sĩ và lương y. Trên lý thuyết phân chia như vậy có vẻ dễ giải quyết, nhưng thực tế đâu phải như thế. Thân và tâm đâu phải là hai thực thể cách biệt, thân tâm thẩm thấu vào nhau. Thân bệnh thì làm sao tâm vui cho được trừ khi bạn là người tu cao đã đạt đến trạng thái Bất động Ðịa. Và nếu tâm buồn thì thân cũng khó mà an. Do đó có những bệnh gọi là bệnh tâm thể (psychosomatique), do những cảm xúc (émotion) phát xuất từ tâm rồi truyền dần phát ra thành bệnh nơi thể xác. Ða số người tu, do dồn nén tình cảm, từ chối thể chất, nên dễ mắc bệnh này. Chính tôi là một bệnh nhân, bệnh tức ngực, khó thở của tôi cũng thuộc loại này. Quý Thầy bị bệnh tiểu đường, ung thư, các Sư Cô bị bệnh tử cung, phần lớn cũng do tâm thể dồn nén cảm xúc, từ chối không muốn biết đến thân thể của mình vì cho nó "bất tịnh". Tôi đã tụng Tâm Kinh Bát Nhã hàng ngày mà hình như hai chữ bất cấu, bất tịnh vẫn chưa in vào đầu tôi được chút nào, có lẽ vì cái ngã Ðại Ðức của tôi chỉ muốn mình là Thầy tu chân tịnh mà thôi.

Vì lầm cho Tu chỉ là Tu tâm, nên tôi đã làm ngơ đối với thể xác của mình,và như vậy tôi đâu có tu thân. Khi tâm tham khởi lên, tôi biết có tâm tham và tôi thiền quán để chữa cho tâm hết tham, đó là tôi chữa (tu) tâm khỏi bệnh tham. Nhưng khi đau bụng, nhức đầu, khó thở tôi đâu có biết đó là những dấu hiệu cầu cứu (S.O.S.) của thân, nó báo cho tôi hay là có những sự bất ổn bên trong, và tôi cứ làm ngơ tụng kinh, ngồi thiền, dùng ý chí khống chế thể xác. Ðương nhiên tôi có thể khống chế như vậy được vài lần, vài tháng, vài năm và tôi sẽ cảm tưởng rằng tôi làm chủ được thân thể mình, nhưng thực tế thì tôi là một kẻ ngu si đè nén cảm xúc, tạo ra nội kết. Ðến một ngày nào những nội kết này bộc phát ra thành bệnh. Như vậy bệnh là một tiếng chuông tỉnh thức, một thiền trượng gõ vào đầu thiền sinh mê ngủ hoặc đang chìm trong dòng ảo tưởng. Bệnh khổ đương nhiên là một nghiệp quả, nhưng đó là kết quả của sự vô minh. Tôi vô minh không biết tu thân,nên đã tạo nghiệp khiến cho thân phải bị bệnh.

Trong quyển "Con đường chuyển hóa", Thầy Nhất Hạnh đã dùng đến danh từ "nội kết" rất hay. Tới bây giờ Phạn ngữ Samyojana được dịch là kiết sử, kiết là kết tụ lại thành một khối, sử là ràng buộc và sai sử. Khi nói đến kiết sử, ta thường liên tưởng đến mười phiền não gốc : tham, sân, si, mạn nghi, thân kiến, biên kiến v.v .... nhưng ta không ý thức được tính cách đúc tụ thành một khối của chúng. Chữ nội kết rất hợp với tâm lý học hiện đại, nó bao gồm tất cả những loại tình cảm đa dạng. Con người là loài hữu tình, nếu bảo tu là dứt hết tình cảm trở thành vô tình như cây như đá thì có khác gì bảo con người đừng làm người nữa. Từ tình cảm (sentiment) sinh ra cảm xúc (émotion), trong Ðạo Phật thường gán cảm xúc vào phiền não (émotion perturbatrice) và đa số thường có khuynh hướng đàn áp tiêu diệt cảm xúc. Ðây là điều không hợp khoa học. Cảm xúc là những năng lượng (énergie) rất mạnh không thể bị đè nén. Thí dụ một người bình thường có vẻ yếu ớt, nhưng khi cơn giận nổi lên, anh sẽ cảm thấy sức mình như tăng vọt lên gấp mấy lần. Với sức mạnh này anh có thể giúp ích hay làm hại kẻ khác tùy theo sự hiểu biết hoặc vô minh của anh.

"Con đường chuyển hoá" cũng bàn đến cách thức chuyển hoá nội kết rất có giá trị. Mật Giáo Tantra không chủ trương tiêu diệt phiền não mà ngược lại đón tiếp ân cần để chuyển hoá chúng.

Ngoài cách thức quản lý những cảm xúc, Tantra đặc biệt nhấn mạnh đến việc chuyển hoá năng lượng tính dục (énergie sexuelle). Ðây là một quan niệm khác hẳn với quan niệm tu là phải diệt dục của Hiển Giáo truyền thống. Hiển Giáo hình như chỉ chú trọng đến việc tu tâm tích đức, tiêu diệt phiền não để cõi lòng được thanh tịnh. Trong khi đó, Mật Giáo Tantra chú trọng đến tất cả khía cạch của năng lượng (énergie). Mùa đông ở Âu Mỹ trời lạnh, người ta thường dùng thức ăn có nhiệt tố cao (calorie), những thức ăn này chuyển thành nhiệt lượng giúp cơ thể chịu lạnh. Như vậy thức ăn tiềm chứa trong đó những năng lượng của sức nóng. Nhưng nếu gặp trời lạnh, ta cứ cầm trong tay mấy củ khoai hay cà rốt, mong cho nó sưởi ấm mình thì bạn nghĩ sao? Hay là ta phải ăn vào thì những năng lượng kia mới chuyển hóa thành nhiệt lượng giúp cơ thể ta ấm hơn lên. Tất cả sự vật mà ta quen gọi là lục trần (sắc, thanh, hương, vị xúc, pháp) đều có những năng lượng tiềm tàng của chúng. Nếu ta thông minh và biết cách xử dụng chuyển hóa chúng thì sự tu hành sẽ dễ đạt kết quả. Do đó Mật Giáo Tây Tạng chủ trương rằng Tantrayana (Mật Thừa) dẫn đến Phật quả nhanh hơn Sutrayana (Kinh Thừa).

Về màu sắc, các Sư Tây Tạng mặc màu đỏ chát (bordeaux) vì màu đỏ có khả năng kích thích năng lượng sinh tồn (énergie vitale) và nhiệt lượng giúp họ có sức chịu lạnh. Hơn nữa màu đỏ thuộc cực dương, xứ Tây Tạng rất lạnh thuộc cực âm, mặc màu đỏ ở xứ lạnh cũng là một cách quân bình âm dương. Trong bảy màu của ánh sáng mà mắt thường có thể thấy được, có ba màu thuộc dương : đỏ, cam, vàng, và bốn màu thuộc âm : xanh lá cây, xanh da trời, xanh nước biển, tím. Mỗi màu sắc đều có những năng lượng riêng của nó. Trong các Mạn Ðà La (Mandala) của Tây Tạng, nếu để ý bạn sẽ thấy nhiều màu sắc đủ loại được sắp xếp theo luật rung động của năng lượng (loi d'énergie vibratoire).

Các kinh chú Tây Tạng thường được tụng với giọng rất trầm khác với giọng bổng của người Việt. Vì giọng trầm có khả năng kích thích các luân xa (chakras) phía dưới cơ thể, nơi tiềm tàng năng lượng sinh tồn (énergie vitale) và năng lượng tính dục (énergie sexuelle).

Các hình Phật Tây Tạng thường được vẽ dưới trạng thái Yab-Yum. Yab có nghĩa là Cha, Yum là Mẹ. Yab-Yum có nghĩa là giao hợp, tương đương với nghĩa Yoga (union) là hợp nhất. Tới đây tôi nhớ lại một lần, các Lạt Ma Tây Tạng tặng cho thư viện Chùa Linh Sơn mấy tấm tranh Phật (thangka), trên đó có hình Phật Yab-Yum. Sư Cô tri tạng trông coi thư viện lúc bấy giờ không dám treo lên, vì Sư Cô nói với tôi rằng :"Hình Phật gì mà kỳ quá! Sao họ lại vẽ hình Phật ôm người nữ"? Nhưng hình Phật Yab-Yum chỉ là biểu tượng, Phật nam tượng trưng cho phương tiện thiện xảo (upaya), Phật nữ tượng trưng cho trí huệ (prajna). Sự hợp nhất giữa nam tính và nữ tính, hoặc âm dương, là chìa khóa căn bản của Tantra tối thượng (Anuttara Yoga Tantra).

Tantra Tây Tạng được chia làm bốn loại :

1 - Kriya Tantra.
2 - Carya Tantra.
3 - Yoga Tantra.
4 - Anuttara Yoga Tantra.

Tantra nào cũng dẫn đến giải thoát, nhưng khác nhau ở phương tiện tu hành. Trong ba năm nhập thất, tôi được học nhiều về Anuttara Yoga Tantra. Anuttara, Hán Việt phiên âm là A Nậu Ða La có nghĩa là không gì cao hơn. Loại Tantra này xử dụng nhiều đến năng lượng cảm xúc (énergie émotionnelle) và năng lượng tính dục (énergie sexuelle). Khi nói đến tính dục thì phải nói đến âm tính và dương tính, hoặc nói cách khác là nữ tính và nam tính. Chữ tính ở đây không phải là tính tình mà là nguyên lý (principe). Vạn vật trong vũ trụ đều có thể xếp vào hai loại: âm và dương. Ở đây ta tìm thấy giáo lý của Ðạo Lão, bậc thánh nhân là người biết sống thuận với Trời Ðất, Trời thuộc dương, Ðất thuộc âm. Ta cũng thấy sự trùng hợp với y lý cổ truyền, người mạnh khỏe là người biết điều hoà quân bình âm dương trong cơ thể. Con người có hai loại: nam và nữ. Một ngày hai mươi bốn tiếng cũng có hai phần: ngày và đêm. Một cục nam châm cũng có hai đầu: cực dương và cực âm. Ðiện cũng có hai loại: điện âm và điện dương. Một hạt nguyên tử cũng có dương tử (proton) và âm tử tức điện tử (electron).

Nói chung tất cả đều có thể xếp loại âm dương. Âm tính thì bị thu hút bởi dương tính và ngược lại dương tính cũng bị thu hút bởi âm tính. Khi trưởng thành, người nam thường đi tìm một người nữ để kết hôn. Người thường không để ý tại sao lại như vậy? Họ cho rằng đó là lẽ tự nhiên, Ông Trời sinh ra như thế thì cứ sống như thế, hơi đâu mà tìm hiểu làm chi cho mệt. Sự kết hôn nam nữ là việc đi tìm hạnh phúc trăm năm, vì người đàn ông là một nửa vòng tròn (bán cầu) đi tìm một nửa vòng tròn khác để kết hợp lại thành một vòng tròn. Khi vòng tròn được thành hình thì gọi là viên mãn, viên là tròn, mãn là đầy đủ. Viên mãn tức là hạnh phúc. Nhưng thực tế đâu phải đơn giản như vậy. Vấn đề thường xẩy ra là hai nửa vòng tròn kia không cùng kích thước. Một nửa quá lớn hoặc một nửa quá nhỏ. Và như vậy thì không có sự viên mãn, tức không có hạnh phúc. Trên phương diện tình cảm một người nam khi gặp một người nữ hợp nhãn, hợp ý, thì tưởng rằng hai người có thể sống chung hạnh phúc. Nhưng sau một thời gian, anh nhận ra mình đã tưởng lầm. Ðến đây thường có hai trường hợp: hoặc anh ta chịu sống trong đau khổ cố giữ hai bán cầu không cùng kích thước dính vào nhau, hoặc anh ly dị để tìm một nửa vòng tròn khác với hy vọng rằng nó sẽ cùng kích thước với nửa vòng tròn của anh. Nhiều khi gặp hên, hoặc do phước duyên đời trước, anh tìm được một nửa vòng tròn đúng kích thước, một người yêu lý tưởng, thuận vợ, thuận chồng, sống hạnh phúc cho đến đầu bạc răng long.

Người thường là như vậy, còn người tu thì sao? Người tu đâu có thể lấy vợ, lấy chồng được! Mà nếu thế thì âm dương mất quân bình, và người tu sẽ mãi mãi là một nửa vòng tròn cho đến hết đời. Nửa vòng tròn thì đâu gọi là viên mãn. Không viên mãn thì làm sao có hạnh phúc, có an lạc được! Nếu tu là để thiếu thốn, khao khát hạnh phúc thì tu làm chi cho khổ! Có người sẽ trả lời : tu là khổ bây giờ để có hạnh phúc mai sau. Nếu được như vậy thì tốt lắm, nhưng chỉ sợ không được như vậy thôi! Nếu tu mà có được hạnh phúc ngay bây giờ và luôn cả mai sau thì có tốt hơn không?

Thật ra người tu vẫn đi tìm một nửa vòng tròn khác để kết hợp lại thành một vòng tròn. Sự kết hợp này gọi là hợp nhất (nhập lại thành một) tiếng Phạn gọi là Yoga (union). Hành giả Ấn Giáo Yogi, tu tập Du Già (Yoga) để tìm sự hợp nhất với Brahma (Phạm thiên). Các tu sĩ Ðạo Thiên Chúa cũng đi tìm sự trở về với Thượng Ðế. Thiền Sư đi tìm sự trở về với bổn tánh hay Phật tánh. Người tu khôn khéo là người biết đi tìm nửa vòng tròn kia ngay nơi mình, không tìm kiếm bên ngoài. Ðó là lý do tại sao Thiền Sư không đi tìm Phật bên ngoài. Nhưng đâu phải người tu nào cũng biết như vậy. Vấn đề mà tôi muốn nói ở đây là sự giải quyết những năng lượng tính dục nơi người tu, nhất là cho những thanh thiếu niên xuất gia. Họ là những người ở lứa tuổi mà năng lượng tính dục đang phát triển mạnh nhất, khác với những người lớn tuổi đã có gia đình, vợ con rồi mới xuất gia. Năng lượng tính dục hay bất cứ năng lượng nào khác cũng cần được hiểu để xử dụng và chuyển hóa trong việc tu hành.

Tôi rất vui khi về Làng Hồng thấy Tăng Ni ở đó được quyền chơi đá banh, bóng chuyền. Ðó là những hình thức lành mạnh giúp cho những năng lượng trong cơ thể có cơ hội thoát tiết ra ngoài để quân bình hóa âm dương. Ở Việt Nam, quý Hoà Thượng hay Thượng Tọa cũng chơi thể thao, bóng bàn hoặc luyện võ như các Sư Chùa Thiếu Lâm trong phim Tàu, v.v...Ðó là những phương tiện thiện xảo (upaya) để quân bình hóa những năng lượng trong tâm hồn và thể xác. Nếu không có những cơ hội như vậy thì người tu sẽ phải đè nén tình cảm, đàn áp cảm xúc và từ từ đi đến chỗ sinh bệnh. Tệ hơn nữa là các vị quản chúng, chúng trưởng thường không có khái niệm về khoa học, sinh lý, tâm lý và y lý nên thay vì tìm phương cứu chữa, lại gieo vào đầu bệnh nhân mặc cảm tội lỗi: "Chắc con nghiệp nặng nên mới ra nông nỗi này" hoặc "Ðây là bệnh nghiệp, thôi con ráng trả", hoặc "ráng trì kinh Dược Sư đi sẽ khỏi", v.v...

Trở về giáo lý Tantra mà tôi được học, con người có hai thân: thân tứ đại thô kệch và thân vi tế. Trong thân vi tế có đến 84.000 kinh mạch nhưng quan trọng nhất là ba kinh chính: Tạng ngữ là Uma, Roma, Kyangma, Phạn ngữ là Sushumna, Pingala, Ida. Sushumna là kinh chính giữa chạy dọc theo xương sống từ trên đỉnh đầu xuống tới hậu môn. Ida và Pingala là hai kinh phụ bắt đầu từ hai lỗ mũi chạy lên đỉnh đầu rồi trở xuống quyện quanh Sushumna và giao nhau ở các luân xa (chakras). Ida là kinh bên trái màu trắng tượng trưng cho năng lực của mặt trăng thuộc âm. Pingala là kinh bên phải màu đỏ tượng trưng cho năng lực của mặt trời thuộc dương. Mục đích của hành giả Tantra là làm sao hít thở điều khiển đưa hai luồng khí âm dương nhật nguyệt từ Ida và Pingala xuống dưới hậu môn chạy trở vào kinh chính Sushumna, đánh thức luồng hỏa hầu Kundalini nằm ở luân xa thứ nhất (Muladhara). Kundalini là một năng lực vô cùng siêu phàm, nó sẽ chạy dọc theo kinh chính đi qua từng luân xa một để cuối cùng lên đến luân xa thứ bảy (Sahasrara) và từ đó nhập một với Thượng Ðế, Phạm Thiên, Phật hay Chúa... Khi đưa được hai luồng khí prana vào Sushumna, hành giả sẽ có cảm giác khoái lạc tương đương với sự giao hoan của nam nữ. Do đó hành giả Tantra không cần phải đi tìm một người nam hay nữ bên ngoài để giao hoan mà tìm cách giao hợp ngay trong thân mình hai tính âm dương nam nữ.

Người tu là người biết được nửa vòng tròn khiếm khuyết kia nằm sẵn tiềm tàng nơi mình và tìm cách làm nó phát hiện để cuối cùng chính mình trở thành một vòng tròn viên mãn.

Một người đàn ông mà nghĩ rằng mình phải là nam nhi chi chí, không được có nữ tính thì người đàn ông này dễ trở thành vũ phu, không biết thông cảm niềm đau nỗi khổ của vợ con.

Một người đàn bà hoàn toàn nữ tính, yếu đuối ủy mị, đa sầu đa cảm, không có được một chút cứng rắn của nam tính thì người đàn bà này sẽ dễ đau khổ vì tình, thường có khuynh hướng đi tìm một đấng "anh hùng" để nương tựa, và vô tình hay cố ý cam chịu cuộc đời "chồng chúa vợ tôi".

Tóm lại người tu hay nói chung là người muốn sống an vui hạnh phúc cần phải biết những nguyên lý âm dương nam nữ hầu giải tỏa và chuyển hoá những nội kết cảm xúc của mình.

Nếu tu chỉ là tu tâm mà thôi thì sự tu đó còn thiếu phân nửa. Ðối với tôi, tu là tu cả hai: tu thân lẫn tu tâm. Tinh thần và thể xác luôn đi đôi. Không thể có một tinh thần bạc nhược trong một thể xác tráng kiện hay tinh thần minh mẫn trong một thể xác bệnh hoạn.


Trích trong sách Ðạo Gì?

Thầy Thích Trí Siêu



Tìm thầy đắc đạo

Theo tôi nghĩ, không phải ai cũng muốn tìm Thầy đắc đạo, vì đa số chỉ cần một Thầy hướng dẫn tinh thần là đủ. Tuy nhiên ước muốn tìm Thầy đắc đạo không phải là không có, nhất là đối với người muốn tu hành thực sự, muốn giải thoát luân hồi càng sớm càng tốt. Là Phật tử, chắc bạn cũng biết thời nay là thời mạt pháp, cách Phật xa hơn 2500 năm, tìm đâu ra Thầy đắc đạo? Mà đắc đạo theo bạn là thế nào? Có phải khi nhìn vào bạn, ông Thầy đó liền biết quá khứ, vị lai của bạn không? Nếu vậy thì Thầy đó có khác gì thầy bói tướng? Có phải Thầy đó biết trừ ma yếm quỷ, làm cho gia đạo của bạn được bình an không? Nếu thế thì đó là thầy bùa, thầy pháp rồi.

Ðắc đạo có phải ngồi thiền nhập định suốt ngày suốt đêm không? Ở Ấn Ðộ có nhiều đạo sĩ Fakir có thể ngồi hoặc nằm suốt ngày trên những bàn chông hoặc đứng một chân, giơ một tay suốt cả tuần cả tháng. Theo bạn nghĩ, mấy ông này có đắc đạo không?

Ðắc đạo có phải là giảng được những bộ kinh lớn Ðại Thừa như Kim Cang, Niết Nàn, Hoa Nghiêm không? Mấy giáo sư Ðại Học Triết ở Pháp, Bỉ, Mỹ cũng giảng được các kinh này và nhiều khi còn dẫn chứng đầy đủ hơn quý Thầy nữa.

Biết trước giờ chết của mình hoặc muốn chết thì chết như chuyện gia đình Bàng Long Uẩn của Thiền Tông, có phải là đắc đạo không? Ở Ấn Ðộ các đạo sĩ Du Già (Yogi) luyện tập pháp môn làm chủ hơi thở Pranayama có thể tùy ý làm đứng nhịp tim hoặc ngưng hơi thở để chôn sống hai ba ngày, sau đó sống trở lại như thường. Không biết mấy ông này đã đắc đạo chưa? Mà cho dù đắc đạo đi nữa cũng phải chờ đến khi ông ta chết tự tại rồi mới biết là đắc đạo, và như vậy đâu còn ích lợi gì cho tôi, nếu có thì chỉ xin hình ông ta đem về để lên bàn thờ tôn sùng khấn vái.

Bạn cho rằng tôi không thích mấy ông Thầy đắc đạo sao? Chính vì thích mấy Thầy đắc đạo nên tôi đã rời chùa, khăn gói lên đường tìm các bậc chân sư đắc đạo. Chữ đắc đạo đã làm tôi say mê đắm đuối trong suốt bảy năm (từ 87 đến 93). Ngoài chuyện tìm Thầy đắc đạo, tôi còn muốn đắc đạo ngay trong đời này nữa, muốn bắt chước Milarépa. Vì thế tôi đã đi tìm học với các Thầy Tây Tạng và nhập thất ba năm. Nhưng bây giờ tôi không còn muốn tìm Thầy đắc đạo nữa, chỉ muốn tìm Thầy chỉ "Ðạo Sống" khác với Ðạo Chết. Ðạo chết là Ðạo dạy tu hành để sau khi chết được lên thiên đàng hay vào Niết Bàn, v.v...và nhiều lúc chỉ vì muốn nhập Niết Bàn hay lên thiên đàng sớm mà người ta bỏ quên sự sống hiện tại, đánh mất bao nhiêu sinh lực và tiền của.

Ðạo Sống là sống cho ra sống, hiểu được ý nghĩa của sự sống, thực hiện an vui hạnh phúc ngay trong hiện tại, sống hoà hợp thương yêu với chính mình và mọi người, biết chấp nhận cả thiện lẫn ác.

Lúc trước mỗi khi nghe nói ở đâu có Thầy tu cao, đắc đạo là tôi liền tìm đến cầu học. Nhưng tôi chỉ ở được vài tuần hoặc vài tháng rồi lại bỏ đi. Bởi vì tôi không bắt được sự thông cảm hai chiều, có nghĩa là trò phải hiểu Thầy chứ Thầy không cần hiểu trò. Thầy dạy sao thì nghe vậy, hiểu hay không cũng phải làm theo. Có nhiều Thầy còn muốn tôi trở thành y hệt như ông ta, trở thành hình bóng của ông ta. Nhưng làm sao tôi trở thành hình bóng của một người khác được! Do đó cứ thế mà tiếp tục tầm Sư học Ðạo. Thế rồi có một lần tôi đừng lại, tự hỏi làm sao biết được Thầy kia là người đắc đạo? Mà đắc đạo là đắc đạo gì? Ở đây nếu bạn giỏi kinh thì có thể trả lời: người đắc đạo là đắc cái vô sở đắc, chứng cái vô sở chứng, dĩ vô sở đắc cố, cố danh chân đắc. Trả lời như vậy thì đúng là tinh thần bát nhã rồi, nhưng thú thật với bạn, tôi thấy nó không ăn nhập gì với tôi cả.

Bạn tu theo Ðạo Phật, tôi cũng tu theo Ðạo Phật, nhưng Ðạo Phật của bạn có chắc là Ðạo Phật của tôi không? Chắc chắn là không rồi. Cũng cùng là Phật Thích Ca nhưng Phật Thích Ca trong đầu bạn đâu có giống Phật Thích Ca trong đầu tôi. Không tin bạn cứ nhìn các tượng Phật thì biết. Tượng Phật của Trung Hoa, Nhật Bản thì mập mạp, đẫy đà; tượng Phật của Thái Lan, Miến Ðiện thì gầy gò, bụng thắt lưng eo.

Ở gần một Thầy đắc đạo mà không cảm thấy an vui hạnh phúc, ngược lại chỉ thấy buồn bực, khó chịu thì sự đắc đạo của ông ta có giúp ích gì cho mình? Hơn nữa làm sao biết được ông ta đắc đạo? Mình chỉ biết người khác đắc đạo khi chính mình đã đắc đạo. Nếu chưa được như vậy mà dám cho kẻ khác đắc đạo thì đó chỉ là một khái niệm đắc đạo chủ quan. Thêm vào đó, đắc đạo nào? Ðạo Phật chăng? Như đã nói hồi nãy, Ðạo Phật có nhiều truyền thống, mỗi truyền thống lại có nhiều tông phái, mỗi tông phái lại có nhiều khái niệm đắc đạo khác nhau. Bởi vậy khi đi tìm Thầy đắc đạo, ta cần phải xác định lại cái Ðạo mà mình cần đắc, sau đó quan sát xem ông Thầy "đắc đạo" mà mình theo học có thể hiện cái Ðạo mà mình muốn đắc hay không?

Giờ đây, bất cứ ai cũng có thể làm Thầy tôi được, từ một em bé đến một bà lão. Ngay cả bạn nữa, nếu bạn biết sống cho ra sống, tự thân bạn tỏa ra niềm vui, tỏa ra tình thương và sự chân thật thì thế nào tôi cũng có dịp đến học Ðạo với bạn.


Trích trong sách Ðạo Gì?

Thích Trí Siêu

Đậu hũ hấp - Món chay ngon mùa lễ Tết

Món chay thanh đạm, tốt cho sức khỏe lại mang nhiều ý nghĩa nhân mùa lễ Tết. Đậu hũ hấp lạ miệng sẽ là món đặc biệt trong thực đơn nhà bạn hôm nay.

Nguyên liệu: 2 bìa đậu hũ trắng, 1 củ cà rốt nhỏ, 5 tai nấm mèo, 5 tai nấm rơm, 1 nắm bún tàu, 1 thìa nước tương, 1/4 thìa tiêu, 1/2 thìa muối, 1 nhánh boa-rô, 1/4 thìa bột ngọt,

Thực hiện:

- Đậu hũ rửa sạch, để ráo. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, xắt sợi. Boa-rô rửa sạch, xắt nhỏ.

- Nấm mèo ngâm nước ấm cho nở mềm, vớt ra để ráo, xắt sợi.

- Nấm rơm ngâm nước muối, cắt chân, rửa lại cho sạch, xắt nhỏ.

- Bún tàu ngâm mềm, để ráo xắt khúc.


- Cho đậu vào tô nghiền nát, dùng tay sạch vắt ráo nước. Cho các nguyên liệu: Đậu hũ, cà rốt, nấm mèo, nấm rơm, bún tàu và gia vị vào trộn.

- Trộn đậu hũ với cà rốt, nấm mèo, nấm rơm, bún tàu; nêm muối, bột ngọt, nước tương, tiêu vừa ăn; nhồi đều. Sau đó ép vào chén, mang hấp chín.

- Khi dùng đặt dĩa lên chén, úp ngược lại, dùng nóng với cơm trắng rất ngon.

Bồ tát thị hiện

Cong Phap Khi Cong - Bai thu nhat.flv

Thầy Thích Trí Thoát - Niệm Nam Mô A Di Đà Phật (Chanting)

Tuesday, June 29, 2010

Phải chọn bạn như thế nào ?


Đường dài mới biết ngựa hay,

Ở lâu mới biết là người Hiền Nhân


Bạn có bốn thứ: Một là kết bạn như hoa; Hai là kết bạn như cân; Ba là kết như núi; Bốn là kết bạn như đất.

Sao gọi là kết bạn như hoa? Khi bông hoa còn tươi tốt thì giắt trên đầu, khô héo rồi bỏ đi. Kết bạn cũng thế: hễ thấy giàu sang thì xu phụ theo, thấy nghèo nàn lại bỏ làm lơ.

Sao gọi là kết bạn như cân? Khi để vật nặng thì đầu gục xuống, vật nhẹ thì đầu vổng lên, có qua lại thì cung kính nhau, không qua lại thì khi dể nhau.

Sao gọi là kết bạn như núi? Hòn núi vàng, loài chim thú tụ về, lông cánh được chói màu vàng rực. Kết bạn cũng thế: khi sang thời sang với nhau, khi vui đồng vui.

Sao gọi là kết bạn như đất? Tất cả mọi vật đều dựa đất mà sinh. Làm bạn để nuôi dưỡng, ủng hộ, ân hậu không quên...

Nhà Vua thưa:

Nay Trẫm biết cái trí suy nghĩ của Trẫm còn cạn hẹp, tin theo lời tà siểm, khiến Ngài Hiền Nhân phải ra đi.

Hiền Nhân đáp:

Người có trí biết bốn việc không tin: Một là bạn tà ngụy; Hai là bề tôi nịnh siểm; Ba là vợ yêu nghiệt; Bốn là con bất hiếu. Ấy là bốn cái không nên tin theo. Vì thế kinh dạy: "Bạn tà hại người, tôi nịnh loạn triều, vợ yêu nghiệt phá nhà, và con bất hiếu hại cả cha mẹ."

Nhà Vua thưa:

Trước kia Trẫm yêu quí hậu trọng Ngài, xin Ngài nghĩ lòng tốt của Trẫm không nên bỏ đi vậy.

Hiền Nhân đáp:

Có mười trạng thái tỏ cho biết là có yêu quý hậu trọng: Một là xa nhau lâu không quên; Hai là thấy nhau thì vui mừng; Ba là có món ngon vật lạ san sẻ cho nhau; Bốn là khi có lỡ lời không chấp trách nhau; Năm là nghe điều lành càng thêm vui vẻ; Sáu là thấy việc dữ đem lời trung chính mà can gián; Bảy là làm được những việc khó làm; Tám là không đem chuyện riêng nói với người; Chín là khi gặp việc bối rối phải giải quyết cho nhau; Mười là đến lúc nghèo khổ không rời bỏ nhau. Ấy là mười sự yêu quý hậu trọng. Nên trong kinh có dạy: "Bỏ dữ làm lành tu tập đúng như Pháp, đem lời trung chánh dạy dỗ, nghĩa hiệp, có đạo."

Nhà Vua nói:

Vì tội ác của bốn quan cận thần, nên Ngài không ưa Trẫm nữa.

Hiền Nhân tiếp:

Có tám việc biết là không ưa nhau: Một là thấy nhau mặt đổi sắc; Hai là liếc ngó không thẳng thắn; Ba là lời nói không ôn hòa; Bốn là nói phải cho là quấy; Năm là nghe người suy bại thì vui thích; Sáu là nghe người hưng thịnh thì không vui; Bảy là hủy bỏ chê bai việc tốt đẹp của người; Tám là tán thành việc ác của người. Vậy nên trong kinh dạy rằng: "Lở đánh chết người, tội ấy còn có thể dung thứ; dùng tâm độc âm mưu để hại người, tâm niệm ấy rất không nên gần."

Trẫm là người ngu si, không biết phân biệt kẻ trí người ngu, nên nghe lời tà siểm làm trái mất ý thánh nhân.

Có mười sự chứng tỏ đó là người trí: Một là biết kẻ hiền người ngu; Hai là biết kẻ sang người hèn; Ba là biết kẻ giàu người nghèo; Bốn là biết việc nào khó việc nào dễ; Năm là biết việc nào đáng bỏ việc nào nên làm; Sáu là biết nhiệm vụ của mình; Bảy là vào nước nào biết được phong tục của nước đó; Tám là biết được chỗ trở về; Chín là học rộng hiểu nhiều; Mười là biết được túc mạng. Mười việc đó chứng tỏ người có trí. Kinh dạy: "Khi tai nạn gấp rút mới biết được lòng bạn, có đánh nhau mới biết kẻ yếu người mạnh, có luận nghị mới biết được người trí, lúc cơm thua gạo kém mới biết người có lòng nhân."

Trích đoạn trong Kinh Hiền Nhân

Monday, June 28, 2010

Bánh cam

Nguyên liệu và cách làm:



* Vỏ bánh: (nhiều bột nếp thì vỏ mềm, nhiều bột khoai thì vỏ dẻo, nhiều bột gạo thì vỏ cứng, vì vậy có thể thay đổi tỉ lệ cho hợp sở thích)

- 1 củ khoai tây to, luộc chín, nghiền nát mịn

- 100g bột nếp

- 1/2 tbs. bột gạo

- 50g bột khoai tây

- 30g đường

Trộn tất cả nguyên liệu trên với nhau, cho từ từ nước ấm vào, 1 tay đổ nước, 1 tay nhào bột, từng chút một đến khi bột vừa ráo khỏi thành bát, không ướt không dính tay.

* Nhân bánh:

- 50g đậu xanh bóc vỏ, ngâm cho nở mềm, hấp cho chín bông. Nghiền nát, trộn với 40g đường và dừa nạo sợi. Vo thành những viên nhân nhỏ.

Đến khi cho nhân vào vỏ thì cũng không có gì khó khăn. Sau khi nặn xong thì lăn bánh qua đĩa vừng cho kín bánh rồi rán với dầu sôi. Vì nhân đã chín nên chỉ cần khi bánh vàng đều là được.



Vì tự làm nên bánh rán này không ngọt lắm, vừa đủ để bánh thơm ngon. Thêm các khoản róc dầu, thấm dầu nữa nên bánh không bị nhẫy dầu mỡ. Bánh ăn sẽ ngon hơn nếu có thêm mấy đứa bạn để "bù khú"

BÁNH TÔM CHAY HỒ TÂY



Vật liệu:
Cho 20 cái bánh
1 cup bột gạo
1 cup bột mì self-rising
1 cup rưỡi nước ấm
2 củ khoai lang Nhật vỏ tím thit vàng trung bình, gọt vỏ, cắt sợi to như đầu cọng đũa, dài bằng ngón tay
3 cây hành lá cắt hột lựu
1 muỗng canh đường
½ muỗng café muối
1 muỗng café nước mắm chay
¼ muỗng café bột ngọt (optional)
1 chút xiú bột màu vàng hoặc bột nghệ (optional)
1 lb tôm chay ướp tí muối và tiêu cho thơm
Dầu bắp để chiên
Rau xà lách và rau thơm đủ loại và rau ngò rí
Ðồ chua bằng cà rốt, củ cải trắng và đu đủ xanh ngâm
Nước mắm chay ngọt chua cay,

Cách làm:
Trộn đều bột với nhau cùng với hành lá, muối đường, bột ngọt cho sánh đều. Cho dầu vào chảo sâu chiều sâu của dầu bằng 2 lóng tay. Thử dầu cho nóng bằng cách thả 1 miếng bột cho lăn tăn. Nếu bột nổi ngay lên mặt dầu là được. Lấy 1 nhúm khoai thả vào chảo dầu, trong khi chuẩn bị sẵn 1 vá múc canh bột để đổ ngay vào phía trên của nhúm khoai và 1 con tôm chay bỏ vào sau cùng trên mặt bột và ịn nhanh xuống bột sống, đổ nhẹ chút xíu bột sau cùng lên mặt con tôm chay để tôm dính vào bột, càng nhanh càng tốt. Số lượng bột chỉ bằng ½ vá canh thôi. Dùng chảo lớn nonstick thật sâu để chiên là tốt nhất. Chiên lửa medium high cho bánh dòn và không cháy bánh. Bánh có thể chiên sẵn không vàng lắm và khi nào sẵn sàng ăn có thể chiên lại cho vàng đều hoặc nướng sơ lại cũng được. Bánh có thể để vào tủ lạnh ăn nhiều ngày. Bánh ăn kèm với rau sống đủ loại cùng dưa chua đu đủ, và đồ chua. Có khi người ta chiên loại bánh này không có khoai lang mà thế bằng đậu xanh có vỏ ăn kèm bánh uớt chả lụa chay hoặc nem chua chay cũng rất ngon.


Chè bánh lọt






Nguyên liệu:

- một hộp bột
water chestnut starch
- 6 chén nước =1.5 lít nước,
- 10 cọng lá dứa
- nước dừa
- nước đường
- đậu xanh nấu, tán nhuyễn

Cách làm:

Xay 10 lá dứa với 1.5 lít nước, vắt bỏ bả đong 6 chén nước và trộn chung với bột cho đến khi bột tan hết trong nước thì đem lên bếp quấy đều tay, nhỏ lửa đến khi chín thì bột trong và có màu xanh lá dứa rất đẹp thì để một chậu nước lanh, cái rổ và cái gì để ép bột thôi hoặc xài đồ ép khoai tây.



Cái khuôn có lỗ để ép



Sau đó thì bỏ bánh lọt, nước đường, đậu xanh, đá vào mà măm thôi.

CACH LAM CHO BOT MIN:

- Dầu tiên đổ hộp bột ra cái tô to sau đó múc từng muỗng một rây qua cái thau hay cái nồi đựng nước dứa đó.

- Sau khi rây xong thì những cục to to sẽ còn lại, cho vào cái tô nhỏ hay cái chén, đổ nước dứa vào và quậy cho nó tan, đổ phần trên, rồi múc nước dứa quậy tiếp phần còn lại, rồi đổ phần đã tan vào nồi, rồi lại múc nước dứa quậy tiếp, cứ làm như thế cho đến khi nào chén bột tan hết.

- Vậy là xong và lấy muỗng quậy cho bột và nước dứa hòa tan vào nhau và bắt lên bếp khuấy thôi


http://my.opera.com/hocnauan/blog/che-banh-lot

Sunday, June 27, 2010

Chè sương sa hạt lựu



Công thức:

* Củ năng và cách chế biến hạt lựu

Mua hộp củ năng như hình dưới (tiếng Anh là water chestnut) hoặc củ năng tươi gọt vỏ xắt hạt lựu



Hình củ năng tươi


Đây là đồ cắt củ năng thành hạt lựu (onion cutter)



- Cho từng phần một vào một cái lọ, hủ hay bất kỳ cái gì cũng được miễn là kín. Đổ 1, 2 thìa canh bột năng vào và..... lắc lên cho đều. Cứ làm cho tới khi nào hết củ năng thì đổ ra tô và chia 3 phần.

- Bắt nồi lên bếp, cho màu đỏ vô nước, chờ nước sôi, bỏ 1/3 củ năng đã áo bột vô nồi, đến khi nào cái hạt nó nổi lên mặt nước là hạt chín. Đem ra xả nước lạnh rồi ngâm vào nước đá lạnh.

- Làm tiếp tục như thế với màu xanh, và màu vàng hay bất cứ màu gì em thích.

- Sau đó cho vào tủ lạnh cất cái hỗn hợp 3, hay 4 màu đấy.

* Làm rau câu:

- Mua 1 bịch rau câu của shop VN, Tàu về nấu lên – chị mua bên VN qui định 10g – 1 lít nước, chị nấu 2 lít 200g cho 25g là được, tùy e nhưng lượng nước ít hơn qui định thì rau câu sẽ mềm và ngon hơn.

- Đổ bột vào nước và ngâm cho nở khoảng ½ - 45’ hay 1h rồi bắt lên bếp khuấy đều tay, rau câu tan hết trong nước đổ vào cái tô hay cái gì để nguội sau đấy xắt sợi dài.

* Đậu xanh hột đã cà vỏ (yellow bean hay mung bean) bắt lên bếp nấu chín và tán nhuyễn.

* Nước dừa khuấy trên bếp cho keo lại

* Đường và nước bắt lên bếp khuấy cho khi nào nước đường kẹo lại.


Khi nào ăn, múc hạt lựu, rau câu đã sắt sợi, đậu xanh tán nhuyễn, nước dừa, nước đường, đá bào và ăn thôi.

Thực phẩm màu: mua ngoài siêu thị Tây ngay kệ bán đủ thứ đồ làm bánh là có ngay

Bánh bông lan trà xanh

Công thức bánh này học được từ em Nguyệt nhưng ròm thêm trà xanh vào mỗi khi làm bánh kem tặng cho các bạn người nước ngoài, còn nếu làm bánh kem đãi khách thì ròm cho thêm vỏ cam vào rất là ngon.

Hôm qua ròm đem bánh này về cho MC ăn, bà khen sao làm xốp, ngon quá vậy hehehe, tại Mẹ đi hoài và con cũng ít khi làm bánh mời mẹ vì mẹ cữ đường, ngọt chứ con biết làm bánh lâu rồi Mẹ ơi.








Nguyên liệu

* 90gr bột mỳ + 20gr bột ngô
* 4 quả trứng to (250~260gr)
* 100gr đường
* 40gr dầu ăn hoặc bơ quay chảy
* một muỗng cà phê gạt bột trà xanh



Thực hiện

1) Lò bật nóng trước, nhiệt 160C

2) Chuẩn bị sẵn khuôn 18~20cm. Bôi bơ quanh khuôn để chống dính, lót giấy nến vào đáy khuôn. Nếu dùng khuôn đế rời thì không cần chống dính.

3) Bơ quay chảy trộn với bột trà xanh để qua một bên

4) Đánh trứng với đường tới khi trứng không còn bọt. Trứng chuyển màu vàng nhạt, bông mịn là được (khoảng 10 phút)

5) Rây bột vào hỗn hợp trứng làm vài lần. Trộn nhanh và nhẹ tay

6) Cho hỗn hợp bơ/dầu ăn, trà xanh vào trộn đều

7) Đổ vào khuôn, vỗ nhẹ vài cái, cho vào lò nướng trong vòng 40~45 phút, tới khi thấy bánh tách khỏi thành bánh, vàng rộm là được.

8) Bỏ ra, để nguội trước khi trét kem trang trí

Saturday, June 26, 2010

Quán chiếu hạnh phúc

Chúng ta thường đi tìm một cái gì bên ngoài để mang lại cho mình hạnh phúc như vật chất, nhà cửa, xe hơi, máy móc, tiện nghi, ... hoặc tình cảm gia đình, thân quyến, bạn bè, người yêu, ... hoặc danh vọng, địa vị, lý tưởng. Ta khát khao tìm kiếm vì tưởng mình nghèo nàn, thiếu thốn, tâm luôn phóng ra ngoài chạy theo trần cảnh. Trong kinh Pháp Hoa kể thí dụ đứa cùng tử suốt đời đi ăn xin vì không biết trong túi mình có viên ngọc quý, đến khi được người bạn nhắc tỉnh ngộ lấy ngọc ra xài liền hết đói khổ.

Bài quán chiếu dưới đây nhắc bạn nhớ lại những viên ngọc quý mà bạn đã có, chỉ cần lấy ra dùng là sẽ có hạnh phúc.

Sau đây là 7 điều quán chiếu hạnh phúc:

1/ Ta đang còn sống
2/ Ta có sức khỏe
3/ Ta có đủ sáu căn
4/ Ta có tự do
5/ Ta có tiện nghi vật chất
6/ Ta có tình thương
7/ Ta có sự hiểu biết

1/ Ta đang còn sống

Trên đời này quý nhất là sự sống. Tất cả sinh vật từ côn trùng, sâu bọ, thú vật cho đến con người, loài nào cũng tham sống sợ chết. Giả sử bây giờ phải lựa chọn giữa trúng số độc đắc mà chết và sạt nghiệp mà sống thì bạn sẽ lựa cái nào ? Ở đời ai cũng lo đi tìm tiền của, nhưng thật ra tiền của chỉ để bảo đảm sự sống an toàn, tiện nghi. Có nhiều người giàu sang sẵn sàng chi hết tiền của để cứu lấy mạng sống. Như thế đủ thấy sự sống quý hơn tiền bạc, quý hơn gấp trăm ngàn, triệu ngàn lần. Ngay cả một tỷ đô la cũng không mua nổi mạng sống khi bị bệnh ung thư hay sida (aids). Vậy mà sáng nay mở mắt thức dậy còn sống, bạn có thấy mình hạnh phúc không ?
Mỗi khi cảm thấy khổ đau, chán nản hay tuyệt vọng thì hãy nhớ lại ta đang còn sống đây. Còn sống thì còn tất cả.

2/ Ta có sức khỏe

Sự sống quý nhất trên đời, sức khỏe quý nhất trong sự sống. Có sức khỏe không có nghĩa là phải khỏe như lực sĩ thế vận hội mà chỉ cần không đau nhức, bệnh hoạn, không có bệnh trầm kha, nan y, v.v... Ở đời mấy ai tránh khỏi bệnh tật, không bệnh này thì bệnh nọ. Bệnh nặng như ung thư hay sida phải có thuốc giảm đau như morphine mới chịu nổi, nếu không thì đau đớn rên siết như bị hành hình ở địa ngục, bệnh nhẹ như cảm cúm, sổ mũi, nhức đầu cũng làm cho ta mệt mỏi, khó thở, đau nhức. Mỗi khi khỏe mạnh, không bệnh hoạn thì ta hãy mừng rỡ ý thức đó là một hạnh phúc. Có nhiều tiền mà bệnh hoạn liên miên, ăn không được, ngủ không yên, hết nằm nhà thương này đến nhà thương nọ, có tiền như vậy đâu có sướng !
Mỗi khi cảm thấy khổ đau, chán nản hay tuyệt vọng thì hãy nhớ lại ta đang còn sức khỏe đây. Còn sức khỏe thì còn làm được tất cả.

3/ Ta có đủ sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý)

Có nguời đầy đủ sức khỏe nhưng lại bị mù, điếc, hoặc câm, què, tàn tật, v.v... Những người này dù có tiền, có sức cũng đâu sung sướng gì ! Bạn có thể tưởng tượng nếu bây giờ bị mù thì bạn sẽ ra sao ? Chỉ cần nhắm mắt lại trong năm, mười phút đi tới đi lui trong nhà mình xem. Bạn có hiểu được nỗi khổ của người mù không ? Vậy mà bạn đang còn đôi mắt sáng thấy được trời xanh, mây trắng, tai nghe được chim hót, nhạc hay, mũi ngửi được mùi cơm thơm, miệng nói năng được với người thương, thân không què quặt, tâm không điên loạn. Như vậy còn đòi hỏi gì hơn ? Chỉ cần mất đi một căn thôi đời bạn sẽ mất đi rất nhiều ý nghĩa.
Dù ở trong cảnh khổ nào đi nữa, nhớ lại mình còn nguyên vẹn sáu căn cũng đủ an ủi và xóa tan đi mọi niềm đau.

4/ Ta có tự do

Tự do ở đây là không bị tù đày chứ không có nghĩa chính trị hay tôn giáo. Bởi vì theo giáo lý, tất cả chúng ta đều là tù nhân của ba cõi sáu đường. Chỉ khi nào thoát khỏi sinh tử luân hồi mới thực sự là tự do.
Hiện tại bạn có đang ở tù không ? Có đang bị trói buộc, xiềng xích không ? Có ai cấm bạn đi đứng nói năng, ăn uống không ? Có ai đánh đập theo dõi kiểm soát bạn không ? Bạn có biết đời sống trong tù ra sao không ? Dù đó là tù ở Pháp, ở Mỹ ? Có thể bạn nghĩ tù ở các xứ văn minh giàu có thì sướng hơn ở xứ nghèo chăng ? Ở Mỹ nhân viên cai tù không hành hạ tù nhân nhưng chính những người tù đánh đập, áp bức, hiếp dâm lẫn nhau rất dã man.
Ngay bây giờ nhìn lại, bạn có thấy mình được tự do đi đứng nói năng không ? Nhớ ai thì lên xe rồ máy đi thăm, thèm ăn món gì thì ra chợ mua hoặc đi nhà hàng, v.v... Có biết bao người đang bị tù đày khổ sở, trong đầu chỉ ao ước được tự do như bạn là họ sung sướng lắm. Vậy mà đang sống tự do bạn có cảm thấy hạnh phúc không ? Nếu không thì bạn hãy ý thức và nhớ lại đi, đừng để khi mất tự do rồi mới mơ ước thì quá muộn.

5/ Ta có tiện nghi vật chất

Tiện nghi vật chất không hẳn là nhà cao cửa rộng, xe hơi, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, máy rửa chén, v.v... Tiện nghi ở đây là những thứ căn bản mà phần đông chúng ta đều có, đó là cơm ăn, áo mặc, chỗ ở che mưa nắng, không phải đi ăn xin, ngủ đầu đường xó chợ. Nhiều người ở Việt Nam vẫn tưởng rằng sống ở Pháp hay Mỹ chắc sướng lắm vì đầy đủ tiện nghi, họ đâu biết là ở đâu cũng có kẻ giàu người nghèo. Ngay tại Paris, thủ đô ánh sáng, hàng ngày vẫn có nhiều người ăn xin vô gia cư, tiếng pháp gọi là SDF (sans domicile fixe), ngửa tay đi xin tiền trong xe điện ngầm (métro), tối đến họ chui vào những gầm cầu thang để ngủ. Nhìn lên chẳng bằng ai, nhưng nhìn xuống thì ta vẫn còn may mắn hơn nhiều người. Hãy nhìn lại hoàn cảnh của mình, bạn có đói đến nỗi thiếu ăn không ? Có nghèo đến nỗi không còn mảnh vải che thân ? Nếu chưa đến nỗi như vậy thì bạn hãy xem mình đầy đủ. Khi tâm biết đủ (tri túc) thì bao nhiêu cũng đủ, khi tâm tham muốn đòi hỏi thì bao nhiêu cũng không đủ. Người biết đủ là người giàu có hạnh phúc vì không thấy thiếu thốn, người tham lam keo kiệt dù có nhiều tiền vẫn là người nghèo vì không bao giờ thấy đủ.

6/ Ta có tình thương

Nhiều người khổ sở vì cảm thấy cô đơn, không có ai thương mình hết. Không ai thương mình bởi vì mình đâu có thương ai. Khi trong lòng ta tràn đầy tình thương thì tự nhiên nó tỏa ra và mọi người sẽ tìm đến. Giống như mùa xuân hoa nở thơm ngát thì tự động ong bướm bay tới xung quanh. Ai cũng có một trái tim, tiếng Hán là tâm, bản chất của tâm (tim) là thương yêu. Ta có dư tình thương cho chính mình và cho kẻ khác. Chỉ cần nhớ lại mình có trái tim thương yêu và đem ra xử dụng. Nếu chưa nhớ thì bạn hãy thực tập phép quán từ bi ở phần trước.
Hiện tại bạn có ai là người thân thương không? Có cha mẹ, anh em, vợ con, bạn bè không? Có ai đang thương và lo lắng cho bạn không? Có tình thương, biết thương và được thương là một hạnh phúc lớn nhất trên cõi đời này.

7/ Ta có sự hiểu biết

Hiểu biết ở đây là hiểu biết đạo lý chứ không phải kiến thức bằng cấp. Không kể người khùng điên mất trí, hoặc bị bệnh tâm thần mà ngay cả những người bình thường cũng chưa chắc có sự hiểu biết về nhân quả và đạo đức. Đầu óc ta còn sáng suốt, không điên khùng mất trí, lại gặp được Phật pháp, học hiểu giáo lý giải thoát, đó là một duyên lành hy hữu trăm ngàn muôn kiếp khó gặp được.

Nếu quán chiếu những điều trên chưa đủ để cho bạn hạnh phúc thì bạn cần phải "hạ sơn" đi vào cuộc đời để tiếp xúc với người sắp chết, người bệnh để thấy họ khổ ra sao, tiếp xúc với người tàn tật, người tù, người ăn xin, người cô đơn, người ngu cố chấp thì may ra nó sẽ giúp bạn tỉnh ngộ thấy mình hạnh phúc.

Trích sách "Ý Tình Thân"
Thích Trí Siêu


Quán tâm từ

Từ bi tâm là điều căn bản của đạo Phật. Học đạo lâu năm, thông hiểu giáo lý kinh điển mà tâm vẫn còn nhiều kiêu ngạo, ganh tị, giận hờn thì đó vẫn chưa thực sự thấm nhuần đạo Phật. Lòng từ bi không thể tự nhiên có sau khi đọc vài chục quyển kinh hay nghe vài trăm băng giảng. Lòng từ bi cần phải được trau dồi tập luyện thường xuyên mỗi ngày. Sau đây là một phương pháp tu tập làm phát triển lòng từ bi. Mỗi ngày bạn dành 5 hay 10 phút, ngồi xuống rồi suy nghĩ hoặc niệm thầm những tư tưởng sau đây :
  1. Cầu mong cho tôi được mạnh khỏe, bình an, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, giận hờn, lo sợ, hằng ngày an vui, xa lìa khổ nạn.
  2. Cầu mong cho người thân của tôi (cha mẹ, anh em,...) được mạnh khỏe, bình an, thân không tật bệnh, tâm không phiền não,...
  3. Cầu mong cho những người quen (tên...) được mạnh khỏe, bình an,...
  4. Cầu mong cho người xa lạ (tên...) được mạnh khỏe, bình an,...
  5. Cầu mong cho kẻ thù và oan gia của tôi ... được mạnh khỏe, bình an,...
  6. Cầu mong cho tất cả chúng sinh được mạnh khỏe, bình an, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, giận hờn, lo sợ, hằng ngày an vui, xa lìa khổ nạn.

Ban đầu bạn có thể học thuộc lòng bài góp ý trên đây, nhưng sau một thời gian tu tập, bạn có thể thêm hay bớt tùy theo hoàn cảnh và sở thích. Ðiều cần nhất là cố gắng tu tập hàng ngày, nhờ đó những tư tưởng từ bi này sẽ thấm nhuần tâm của bạn và bạn sẽ được chuyển hóa lúc nào không hay.

Thích Trí Siêu

Quán Tha Thứ


Người tu cần phải diệt trừ lòng sân hận, giận hờn, thù ghét, căm tức. Vì lòng sân có sức tác hại như lửa, nó thiêu đốt chủ nhân. Chúng ta hay nổi sân vì bị trái ý, bị người khác làm tổn thương, rồi từ đó ta ghim trong lòng. Cho nên mỗi lần gặp lại hay nghĩ đến người đó thì ta rất khó chịu, bực bội, và rất dễ nổi sân. Người khổ sở nhất là ta chứ không phải người kia. Muốn diệt trừ lòng sân, ngoài việc quán tâm từ, chúng ta cần thực tập thêm phép quán Tha thứ như sau:

1. Nếu tôi đã từng làm ai đau khổ và tổn thương bằng tư tưởng, lời nói hay hành động thì tôi xin tất cả hãy từ bi tha thứ cho sự si mê lầm lạc của tôi.
2. Tôi xin mở lòng từ bi tha thứ cho những người, vì si mê lầm lạc, đã từng làm tôi đau khổ và tổn thương.
3. Tôi xin tha thứ cho những điều lầm lẫn vụng dại của tôi và nguyện cố gắng sửa đổi.
4. Cầu xin cho tất cả mọi người biết tha thứ cho nhau và không ôm ấp hận thù.

Câu thứ nhất xin người tha thứ cho ta, câu thứ hai ta tha thứ cho người, câu thứ ba ta tha thứ cho chính mình, và câu thứ tư ta cầu mong cho mọi người biết tha thứ lẫn nhau.

Ban đầu bạn học thuộc lòng bài thiền quán này và tập nhớ lại một cách tổng quát trong lúc ngồi thiền, sau đó bạn đi xa hơn vào chi tiết nghĩa là xét lại mình đã làm người nào đau khổ, người đó là ai ? Bạn đã làm tổn thương họ ra sao ? Bằng lời nói hay hành động ? Và sau cùng bạn thầm xin người đó tha thứ cho bạn.

Có người rất kiêu căng, ngạo mạn, nhiều khi biết mình có lỗi nhưng không chịu nhận lỗi và xin lỗi. Thực tập câu thứ nhất sẽ giúp cho họ bớt kiêu căng và thông cảm niềm đau của kẻ khác.

Có người biết nhận lỗi và xin lỗi nhưng trái lại hay ghim trong lòng những niềm đau nên khó bỏ qua hoặc tha thứ cho kẻ đã làm mình tổn thương. Thực tập câu thứ hai sẽ giúp cho họ mở tâm độ lượng bao dung.

Có người biết tha thứ cho kẻ khác một cách dễ dàng nhưng lại không tha thứ được cho mình mỗi khi lầm lỗi. Họ mang mặc cảm tội lỗi và tự trách móc mình như: tại sao tôi dở quá, tại sao tôi có thể làm những chuyện ngu si tồi bại như vậy, v.v... Thực tập câu thứ ba sẽ giúp cho họ biết thương yêu và tha thứ cho chính mình.

Câu thứ tư tập cho tâm mở rộng hướng đến tất cả chúng sinh.

Thực tập quán tha thứ thì tâm ta trở nên nhẹ nhõm, phiền não, bực tức tự động rơi rớt, và lòng thương sẽ mở rộng.

Thích Trí Siêu

Thương Ghét

1) Ða số người thường suốt ngày sống trong sự thương ghét. Người nào vừa ý, hợp ý mình thì thương, kẻ nào trái ý mình thì ghét.

2) Khi bắt đầu biết đạo thì tập tánh bình đẳng, không thương người này ghét người kia.

3) Sau khi hiểu đạo thì chỉ còn tình thương. Thấy ai cũng là bà con thân thuộc của mình từ nhiều đời, và thấy ai cũng đáng thương hết.


Tranh Chấp

Mỗi khi có sự tranh chấp, buồn phiền, chúng ta thường có khuynh hướng đổ lỗi cho người khác. Sau đây là 3 trường hợp :

1) Người chưa biết đạo thì hay cho là mình đúng và người kia lỗi 100%.

2) Người bắt đầu học đạo biết tu thì thấy cả 2 bên đều có lỗi 50%.

3) Người hiểu đạo thì thấy mình lỗi 100%.

Thước đo người tu

Nhiều người tu lâu năm, thường đi chùa, ăn chay, ngồi thiền, niệm Phật, làm công quả, theo học giáo lý với nhiều thầy nổi tiếng, nhưng bấy nhiêu đó có đủ để chứng minh là người này tu khá, tu đúng và đưa đến giải thoát hay không ? Có những người tu chỉ thích đến chùa làm công quả, hoặc thích tạo chùa to, tượng lớn. Có người thích nhiều chùa, đông đệ tử. Có người thích học lấy nhiều bằng cấp thế gian. Có người thích nổi tiếng, v.v... Những cái đó có phải là tu không ?

Sau đây là những tiêu chuẩn tối thiểu và căn bản để nhận xét một người tu đúng hay không ?

  1. còn ham thích tài sản, danh lợi và sắc dục hay không ?
  2. còn dễ nổi sân hay không ? Khi gặp chuyện trái ý thì giận dữ, bực tức.
  3. còn kiêu căng ngã mạn hay không ? Thích khoe khoang, điều khiển kẻ khác. Thích được khen ngợi, tâng bốc.
  4. còn chấp vào thầy tôi hay pháp môn của tôi là hay hơn hết ? Tâm tư hẹp hòi, ưa chia rẽ, bè phái.

Nếu còn 4 điều trên thì dù đã tu 30, 40 năm, ngồi thiền nhập định 6, 7 tháng, tu đủ loại pháp môn Thiền, Tịnh, Mật, tụng làu làu đủ loại kinh chú, có hàng ngàn đệ tử, viết hàng trăm cuốn sách, người này vẫn chưa tu đúng theo đạo Phật.

Ngoài ra một người tu cần phải có ít nhất những đức tính sau đây :

  1. biết làm phước, bố thí. Có những người học (đọc) nhiều kinh sách, hiểu biết giáo lý, nói đạo rất hay, nhưng không biết làm phước, bố thí, mà lại keo kiệt, bỏn sẻn, bo bo bám chặt vào tài sản, tiền bạc của mình.
  2. nói lời ái ngữ. Có người học đạo lâu năm mà không giữ gìn khẩu nghiệp, ăn nói xả láng, chê bai, chỉ trích, vu khống, bịa đặt, phỉ báng kẻ khác.
  3. từ, bi, hỷ, xả. Thiếu 4 đức tính này thì không phải là kẻ tu hành;
  4. khiêm cung và lễ độ. Càng tu thì cái ngã phải nhỏ dần và biết cung kính tôn trọng kẻ khác, nhất là các bậc trưởng thượng.

Nếu chưa có những đức tính này thì cũng chưa biết tu hoặc tu chưa đủ để sửa đổi tâm tánh.

Thích Trí Siêu

Tâm Tín hay Tâm Tưởng

Truyện có thật
Ni Sư Trí Hải thuật

Vào khoảng năm 1978, chùa chúng tôi xảy ra một biến cố làm cho tất cả mọi người có thêm kinh nghiệm rùng rợn về tái sinh và nghiệp báo. Nếu biến cố này xảy ra trước 75 thì chắc chắn những tờ nhật báo tha hồ khai thác để làm tiền thiên hạ, và chùa chúng tôi cũng sẽ bị ảnh hưởng không ít vì cái cảnh dập dìu tài tử giai nhân đua nhau tới chùa tìm hiểu sự vụ hòng kiểm chứng những lời tường thuật của báo chí. Nhưng vì sự cố đã xảy ra vào một thời rất căng cho các chùa chiền, thêm nữa chùa chúng tôi ở nơi thật hẻo lánh trên núi thì còn ai biết được một sự cố hi hữu đã xảy đến.

Đương sự hiện nay là một ni cô đã ngoài ba mươi, tốt nghiệp đại học và đang ở Sàigòn để theo cao học. Một hôm về thăm chốn tổ - chùa Trúc Lâm nằm trên đường đi lăng Khải Định - chúng tôi gặp nhau và nhân lúc cao hứng y đã kể lại chuyện đời của y cho tôi nghe.

Tâm Tưởng - pháp danh cô bé lúc mới vào chùa - trước kia vào khoảng 1978, là một nữ sinh viên đại học Sư phạm Huế sắp ra trường. Cả gia đình y không ai biết đạo Phật là cái gì cả. Y đang lưu trú trong cư xá của đại học vì nhà ở tận dưới quê xa. Một hôm y về thăm nhà, ở lại trong căn phòng nhỏ, thức đêm ôn bài cho kỳ thi tốt nghiệp sắp tới. Giữa khuya, thình lình có một con rắn lớn bò qua cửa sổ vào phòng. Y hét lên, đánh thức cả nhà. Cha y đang ngủ nhỏm dậy, cầm cây then cửa phóng về hướng con rắn và lập tức đập nó chết. Không lâu sau đó, ông tự nhiên bỏ ăn bỏ uống, nằm dài suốt ngày này qua tháng khác, thân hình mỗi lúc một tiều tụy. Chở đi bệnh viện thì bác sĩ không khám phá ra được bệnh gì, đành về nhà nằm tiếp. Cô gái trở lại đại học xá, đang học thi thì bỗng được tin cha chết. Cô chạy như bay về nhà, vào lúc giữa trưa đứng bóng. Cô chạy ngay giữa đường xe hơi nhưng kỳ lạ thay, không bị một chướng ngại gì suốt cả quãng đường dài gần 20 cây số. Người cha đã được khâm liệm bỏ vào quan tài, khằn kín mít chỉ chờ cô về để đưa ma vì phải làm theo giờ giấc mà ông thầy coi lịch số đã định.

Cô gái hùng hổ từ ngoài chạy vào nhà, gạt tất cả mọi người ra mà đâm bổ vào nơi đặt quan tài cha. Đến nơi, cô dùng hai tay trần bứt tất cả giây nịt quan tài, mở tung cái nắp hòm, moi vứt ra mọi vật dụng tẩm liệm rườm rà phủ trên xác chết cho đến khi lộ gương mặt thây ma. Rồi cô dùng 10 ngón tay cào cấu gương mặt ấy cho rách nát xong chạy ra giữa đường cười ha hả la lên: "Ta đã trả được mối thù! Ta đã trả được cả hai mối thù!"

Mọi người quá bất ngờ không kịp phản ứng vì cứ ngỡ cô gái thương cha muốn tới gần quan tài để khóc lóc cho hả. Đến khi cô làm mọi sự nói trên một cách chớp nhoáng, họ không kịp trở tay và vô cùng kinh ngạc trước sức mạnh phi thường của cô gái đang bị quỷ nhập. Nhiều người đàn ông lực lưỡng xông vào can ngăn nhưng đều bị gạt cho té nhào. Sau đó hồn ma ứng vào miệng cô để đọc lên một bài thơ dài, theo đó người ta được biết câu chuyện đại khái như sau:

Nguyên kiếp trước cô là một người đàn ông có vợ; người đàn ông này ngoại tình và lại còn về giết vợ. Người vợ chết trong tâm trạng uất hận nên đã tái sinh làm con rắn, còn người đàn ông (có lẽ do nghiệp ngoại tình) tái sinh làm cô gái trong đời hiện tại. (Thảo nào gương mặt cô bé do ấn tượng tiền kiếp vừa qua, không mang vẻ nữ tính cho lắm). Con rắn bò vào nhà toan mổ cô gái để trả mối thù xưa, thì lại bị cha cô đánh chết. Thần thức của người đàn bà bị tình phụ kiếp trước - tức của con rắn bị giết kiếp này - đã nhập vào cô con gái, bắt cô phải cào nát mặt cha cô.

Khi tỉnh dậy nghe thuật lại những gì mình đã làm, cô gái vô cùng đau khổ. Gia đình cô cũng từ đấy càng ngày càng sa sút. Hồn ma báo oán không những nhập vào cô gái làm cô khi tỉnh khi say mà còn khiến tất cả các thành viên trong gia đình cũng trở nên dở dở ương ương từ ngày cha cô chết. Đôi khi vào những ngày "thất thất trai tuần" của người cha, vị thầy đang tụng kinh phải rởn ốc vì tiếng cười rùng rợn của tất cả mọi người trong gia đình đang quỳ sau lưng.

Cô gái bỏ học, về nhà thức suốt ba đêm thắp hương giữa trời cầu khẩn vị nào có phép thần thông (cô chưa hề biết Phật) xin hãy giải mối oan khiên nghiệp chướng cho cô. Lời cầu nguyện của cô đã cảm đến một vị thiền sư trong cõi vô sắc. Vị ấy nhập vào xác cô gái bắt người anh phải đưa cô lên chùa Trúc Lâm xin Hòa thượng thế phát quy y. Trong nhà không ai biết đến chùa và Hòa thượng, nhưng cô gái cương quyết bảo người anh cứ theo cô là được. Nói xong cô gái lôi người anh chạy như bay giữa đường trường gần 20 cây số lên tới chùa Trúc Lâm.

Tới nơi trong khi người anh sụp lạy Hòa thượng trụ trì như tế sao, xin Hòa thượng cứu cho em gái, thì cô gái cứ đứng sừng sững ngang nhiên nhìn Hòa thượng mà mỉm cười. Hòa thượng quắc mắt nhìn cô gái, quát lên: - "Quỳ xuống".

Hồn ma trong xác cô vẫn không quy phục, cứ nhìn chằm chặp vào Hòa thượng mà cười ngạo nghễ. Khi Hòa thượng rút con roi bằng gỗ dâu sắp giáng lên người cô gái và quát lần thứ hai "quỳ xuống" thì cô gái mới từ từ quỳ xuống, nhưng vẫn nhìn Hòa thượng mà mỉm cười nói: - "Vì muốn độ cho nữ này mà tôi phải quỳ trước sư đệ".

Theo những gì xác cô gái nói, thì đấy là một thiền sư (mang một cái tên bằng tiếng Phạn) đã viên tịch 200 năm, hiện trú cõi vô sắc, vì cảm lời cầu khẩn của cô gái nên muốn giúp cô ta đi tu để giải thoát oan nghiệp nhiều đời giữa cô và con rắn. Theo vị thiền sư thì giữa đôi bên đã có oan nghiệp từ 500 năm chứ không phải mới đời trước và đời này. Thiền sư yêu cầu Hòa thượng độ cho cô gái xuất gia. Hòa thượng bèn gửi cô gái qua chùa ni bên cạnh cho sư trưởng tôi dạy bảo. Khi tỉnh cô gái sinh hoạt rất bình thường và tuyệt nhiên không nhớ được điều gì đã xảy ra trong khi vị thiền sư mượn xác cô để nói chuyện với Hòa thượng. Cũng do áp lực vô hình của vị thiền sư, cô lên trường đại học Sư phạm nhiều lần xin nghỉ học để xuất gia, nhưng nhà trường không chấp thuận. Cuối cùng một chuyện kỳ lạ xảy đến làm cho bạn bè và nhà trường phải chấp thuận cho cô nghỉ học vì lý do bệnh thần kinh. Mỗi lần bước vào cổng trường là cô tự nhiên bị câm không thể nói một tiếng nào cho đến khi ra khỏi cổng. Nhiều lần như vậy trước sự chứng kiến của những nhân viên trong trường, nên họ phải làm chứng cho cô được nghỉ học vì bệnh điên. Trở về chùa, cô gái hành điệu như tất cả những người tập sự xuất gia khác, nhưng thỉnh thoảng cô lại bị oan hồn con rắn (mà cũng là bạn đời trong kiếp trước) nhập vào xác để quấy nhiễu, trách móc về chuyện không lo tu hành, có tư tưởng xấu, muốn bỏ về nhà. Mỗi lần như vậy xác cô gái lại bị một trận đòn nhừ tử của sư trưởng tôi. Một hôm sau khi bị đòn, cô gái khóc lóc đến quỳ trước sư trưởng mà bạch:
- Bạch sư trưởng, sư trưởng đánh con oan ức lắm. Y có ý nghĩ thối lui về nhà không muốn tu, nên con mới phá y. Con chỉ muốn cho y tu hành để giải oan nghiệp giữa con và y mà thôi.
Sư trưởng tôi bảo hồn ma:
- Bây giờ ta quy y cho ngươi. Hãy theo Phật, đừng theo nó nữa, ngươi chịu không?
- Dạ, dạ, thế thì tốt lắm, bạch sư trưởng. (Hồn ma có vẻ mừng rỡ, mượn xác cô gái để bày tỏ sự cám ơn). Xin sư trưởng quy y cho con luôn.

Sư trưởng tôi làm phép thọ tam quy y cho cả cô gái lẫn hồn ma đang mượn xác cô. Hồn ma được pháp danh Tâm Tín, còn cô gái pháp danh là Tâm Tưởng. Từ đấy cô gái được yên ổn tu hành không bị quấy nhiễu.

Bẵng đi một dạo khá lâu, bỗng một đêm kia, sau giờ "chỉ tịnh" (khoảng 9 giờ tối, giờ mà tất cả tu sĩ trong chùa đều leo lên bồ đoàn để tọa thiền niệm Phật trước khi nằm xuống ngủ), cô gái xồng xộc chạy vào "liêu" của sư trưởng trong khi người đang nhập thiền. Người quát hỏi:
- Ai đó? Tâm Tín hay Tâm Tưởng?

Cô gái trả lời ngay : - "Dạ con là Tâm Tín".

Cô bé thị giả đang hầu quạt cho sư trưởng (vì lúc đó vào mùa an cư khí trời khá nóng nực) nghe mà ớn lạnh toàn thân, cả mình rởn ốc. Sư trưởng bình tĩnh dạy:
- Ta đã bảo ngươi hãy để yên cho nó tu, sao cứ theo nó hoài? Người còn muốn theo nó tới bao giờ nữa? Có phải như vậy là cả ngươi lẫn nó cùng khổ cả không?

Hồn ma tỏ lộ sự vui vẻ, nói qua xác cô gái:
- Dạ, dạ bạch sư trưởng, con không theo nó nữa! Con chỉ muốn đến báo cho sư trưởng một tin mừng là con đã tìm được chốn đầu thai. Xin cảm tạ sư trưởng!

Nói xong cô gái chạy về chỗ ở dành cho chúng điệu, và từ đấy hồn ma không bao giờ trở lại.

Nghe xong chuyện ni cô kể (khi kể chuyện này thì cô gái đã là một tỷ kheo ni trong đạo) tôi củng cố được vài kinh nghiệm bổ ích cho việc tu hành. Trước hết là tính cách giả dối tạm thời của giới tính như nam hoặc nữ và của sinh vật như người hay súc sinh. Khi bị vô minh làm mờ ám thì người nam si mê người nữ và ngược lại, mà không ý thức được rằng hai yếu tố nam, nữ không có gì là chắc thực cố định. Mỗi người qua quá trình luân chuyển, ai cũng đã vô số lần khi mang thân người nam, khi khoác lốt người nữa, cho nên hai thứ mặc cảm tự tôn (khi mang thân nam nhi) và tự ti (khi khoác hình hài nữ nhân) đều vô lối; lại nữa bản chất mỗi người đều có đủ cả hai yếu tố nam nữ không ai thiếu ai. Chính cái cảm giác thiếu thốn tưởng tượng ấy đã đẻ ra vô số vấn đề xã hội và tâm lý.

Thứ hai, chẳng những nam nữ là huyễn hóa mà người và súc sinh cũng thay nhau như bỡn. Ta không thể quyết chắc mình sẽ được mãi mãi làm người. Nếu vô tình nổi một niệm sân si trước khi chết là ta có thể thác sinh làm rắn rết như chơi. Tỉ như người đàn bà bị phụ tình đời trước, vì chết trong cơn tức tối mà đã tái sinh làm thân rắn trong đời này, bất kể oan hay ưng. Vậy thì điều cốt yếu là đừng nên thù hiềm bất cứ ai, vì sẽ rất hiểm cho chính bản thân mình.

Nên trong kinh Di Giáo đức Phật có dạy: "Nếu ai cắt xẻ thân thể ngươi ra từng mảng từng đoạn, cũng đừng vì thế mà ôm lòng giận dữ." Lạy Phật! Mong sao cho tất cả mọi người đều ý thức được hạnh phúc hiếm có mình đang hưởng (là được tái sinh làm thân người) để lo tu học theo chánh pháp, không bỏ lỡ dịp may hiếm có này.

Trích nội san Tuệ Uyển, số 4, tháng 07/95. Phật tử Minh Lâm đánh máy lại.


http://trisieu.free.fr/phatphap/tamtin.htm