Showing posts with label Truyện Ngắn. Show all posts
Showing posts with label Truyện Ngắn. Show all posts

Sunday, April 1, 2012

Hãy tha thứ

Vào một buổi học, thầy giáo chúng tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to.

Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên người đó lên một củ khoai tây rồi cho vào túi nhựa.

Chúng tôi thích thú viết tên những người không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi... cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.


Sau đó, thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi với bạn bè cũng phải đem theo.

Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh.

Tình trạng này còn tệ hơn nữa khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước.

Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết số khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.

Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói:

"Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở!

Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng.

Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng cho bản thân mình".

Thế mới biết trong cuộc sống có những điều không nên giữ trong lòng.

Cái gì bỏ qua được nên bỏ qua bạn nhé. (Tùy mức độ để mà rút kinh nghiệm)
Sưu tầm

Sunday, March 18, 2012

Vết thương

Sunday, January 15, 2012

Truyện ngắn: Mê tín, Chánh tín (xem phong thủy, tử vi, tướng số) ngày Xuân

3
Hôm nay nhân bài viết này, Nên xuất hành khai trương, cầu phước, cầu lộc, xem ngày giờ xuất hành năm Nhâm Thìn, Trí Giải xin kể quý vị nghe câu chuyện này có thật, chuyện gì thật mình nói thật là thật không có xạo đâu, tin hay không quyền của quý vị....
-Năm còn ở Sài Gòn...có ông Thầy Phong thủy xem nhà chị Phật tử, ông mở cuốn Tử vi ra nói rằng:
-Cất nhà ở trước mặt nhà có sông, có nước, sau lưng nhà có núi thì là trúng phong thủy, gió ở núi thổi vô, nước trước nhà thổi vào, gia đình hưng thịnh làm ăn giàu có, con cái bình an, vợ chồng hạnh phúc, hai vợ chồng tuổi hạp, chồng tuổi Dần, vợ tuổi Ngọ, mà Dần, Ngọ, Tuất là tam hạp….
-Chồng tuổi Canh Dần thuộc cung Khôn, vợ tuổi Giáp Ngọ 1954 thuộc cung Cấn. Chồng cung Khôn cưới vợ cung Cấn thuộc sanh khí…..Sanh khí là tốt lắm, làm ăn tốt, con cháu đầy nhà, sống thọ
-Chủ nhà Canh Dần 1950 thuộc cung Khôn phải cất nhà theo hướng Đông Bắc, vì hướng Đông Bắc thuộc cung Cấn thì nhà được “Sanh khí”…Hướng Đông Bắc trước nhà có con mương nước chảy sau nhà có núi phong thủy là tốt tuyệt vời, không chê vào đâu được.
-Hai vợ chồng tạ lễ Thầy phong thủy xong đi về, làm y theo Thầy bói đó, xây nhà theo hướng đó, 7 giờ sáng mở móng….động thổ….giờ Mão tốt.
-Cất nhà chưa xong, chưa về nhà mới, ông chồng ngã bệnh Ung thư phổi chết, về chùa thỉnh quý Thầy đến cúng đám tang, Chị kể quý Thầy nghe chuyện ông Thầy thủy xem nhà cửa như vậy…
Qúy Thầy bảo: Thế à!
Sau khi lo đám tang ông chồng xong, Chị ấy nghi ngờ, ông Thầy Thủy đó xem sai, Chị nghe thiên hạ đồn ở Bình Dương có ông Thầy phong thủy xem hay lắm nói đúng 100%
Chị bảo đứa con trai chở xuống đó xem, Chị vào gặp được ông Thầy phong thủy, Chị kể chuyện trước kia ông Thầy đó xem như vậy…khiến gia đạo bất an.
Thầy phong thủy phán rằng: Chị gặp Thầy phước chủ may Thầy rồi, được rồi để Thầy xem cho….
Thầy phong thủy mở sách (phong  thủy) bói toán ra xem nói rằng:
-Chồng của Chị chết là đúng rồi, do ông Thầy thủy ấy xem sai, trước nhà có con mương nước, nó cắt mặt tiền, cho nên Chồng của chị chết là đúng rồi…còn phía sau nhà là núi thì nó sẽ cắt cái hậu….cắt hào con (cắt mạng sống con cái)
Chị ấy thét lên: thảo nào chồng con chết, Thầy bà xem gì lạ vậy hại mạng người.
Chị ấy thưa Thầy! Thầy có cách nào giúp con không? Con đội ơn Thầy
Thầy phong thủy ấy bảo:
-Có chứ, có nhiều cách để chữa như sau:
-Một là xoay hướng nhà, tránh mặt tiền có con mương nước, và sau nhà khỏi bị đụng núi…
-Chị ấy thưa:
-Gia đình con nghèo lắm Thầy ạ! tiền đâu có sửa  xoay lại hướng khác…
-Vậy còn cách thứ hai, Chị về mướn người lấp con mương trước nhà lại, và mua gạch xây tường phía sau nhà cao hơn cái nhà để tránh núi….
Chị ấy bảo:
-Mương nước họ làm ruộng con lấp lại ở tù à, tường xây cao thế, để con xây lại nhà mới tốt hơn.
-Thầy phong thủy bảo:
-Hai cách đó không được Thầy đành chịu thôi.
Chị ấy tạ tiền cho Thầy 1 triệu…
-Chị về nhà tinh thần hỗn loạn, bất an cứ đổ thừa ông Thầy thủy trước hại chồng chết….Chị suy nghĩ, bây giờ tiền lấy đâu ra để sửa nhà, xoay hướng khác, không xoay hướng nhà là thằng con lớn và thằng út chết….
Bởi vì nghèo cho nên chị giao số phận hai đứa con cho trời, đất phù hộ….biết làm sao hơn..
-Một năm sau, đến ngày cúng xả tang ông chồng xong, thằng con trai lớn đi chợ bị tai nạn xe tông chết…..
Bấy giờ Chị ấy khóc hết nước mắt đến trước bàn thờ đứa con kể lở:
-Mẹ có lỗi với con, vì mẹ không làm theo ông Thầy thủy xoay hướng nhà cho nên con mới chết…….Chị ấy đau khổ cùng cực…mọi người dân làng đến lo đám Chị ấy kể chuyện ông Thầy thủy ở Bình Dương xem hay quá trúng phóc 100%. Bắt đầu dân làng đồn lên mọi người kéo nhau đi xem….năm đó ông Thầy thủy đó cũng hốt bộn tiền.
-Chị ấy thỉnh quý Thầy đến cúng tang cho đứa con, Chị kể lại ông Thầy thủy xem hay quá, thằng con trai chết do không xoay hướng nhà.
Qúy Thầy bảo: Thế à!
-Sau khi đám tang đứa con, Chị ấy tin ông Thầy thủy ở Bình Dương 100%, cầm sổ đỏ đến ngân hàng vay tiền về sửa xoay hướng nhà, nếu không làm vậy thì thằng con trai út chết nữa…..
-Chị ấy sửa nhà, làm lại nhà mới mất 100 triệu, Chị cứ tưởng bình an vô sự rồi, xoay hướng nhà an tâm, nhà cửa xây xong, đến ngày về nhà mới, cũng ông Thầy thủy đó xem….
Sau khi lo cúng kính về nhà mới đãi bà con….khách khứa về hết rồi, Chị lên võng nằm mệt quá ngủ quên…..
Thằng con trai Út chơi một mình, đá banh, đá cái banh rơi xuống mương, nó cố gắng lấy cái banh, bị trược chân té xuống mương chết trôi….những người đi làm ruộng thấy xác thằng con chị ấy chết trôi theo con mương họ mang về nhà giúp chị ấy lo đám tang đứa con xấu số này….
Chị thấy đứa con cưng chết chị ngất xỉu, dân làng cấp cứu….Sau khi tỉnh dậy Chị khóc quá chừng. Chị đến trước bàn linh ông chồng khóc tức tửi
-Ông ơi! là ông! sống sao thác vậy, ông nghe tui nói: Ban đầu xem phong thủy trước nhà có con mương thì Thầy bói bảo ông chết, sau nhà có núi con chết, Tôi không xoay thì con nó cũng chết, tôi vay tiền ngân hàng về xoay hướng nhà thì con út nó cũng chết…tôi biết làm sao đây, ông ơi, là ông!!! chồng ơi là chồng!!! không có tiền trả ngân hàng nhà nước sẽ đến niêm nhà rồi,… tôi sống ở đâu đây?
-Bấy giờ bà con động viên chị ấy đi chùa….quy y Tam bảo …tụng Kinh niệm Phật tin theo Phật, đừng có tin theo mấy ông Thầy thủy nữa….
-Chị nghe lời đi chùa…kể chuyện gia cảnh đau lòng quý Thầy nghe…
Qúy Thầy bảo: Thế à!
- Bấy giờ có một Thầy đưa cho Chị ấy đọc một bài viết này “Mê tín và chánh tín
Qúy Thầy hỏi:
- Bây giờ Chị tin Phật hay tin mấy ông Thầy phong thủy?
Chị ấy bảo:
-Dạ! con tin theo Phật ạ!
Qúy Thầy bảo:
-Chị chỉ tin Phật mà không hành theo lời Phật dạy thì cũng rơi vào mê tín nữa à! Người tu luôn có đầy đủ ba yếu tố: Tín (niềm tin chân chánh; chánh tín) Hạnh (thực hành theo lời dạy của Đức Phật) Nguyện (không được thối Tâm bồ đề, dù gặp chướng ngại gì cũng phải vượt qua, và phát nguyện sẽ thành). Chị về cố gắng tu tập một thời gian sau, Chị sẽ hiểu nguyên nhân cái chết của Chồng và mấy đứa con:
-Ba năm sau quý Thầy đến cúng xả tang 3 năm cho chồng Chị ấy...quý Thầy nhìn thấy chị ấy vui không còn buồn nữa...
Qúy Thầy hỏi Chị ấy sao hết buồn rồi à?
Chị nói:
-Phật pháp nhiệm mầu quá Thầy ơi...
Qúy Thầy hỏi:
-Nhiệm mầu chuyện gì?
Chị bảo:
Giờ con đã hiểu: ở đời không có một ai tránh khỏi sanh, lão, bệnh, tử, có sinh ắt có tử, có tụ phải có tán. Người ra đi sớm hay muộn là do nghiệp quả phước báo của họ, đến đó hết phước họ phải đi, không có Thần Thánh nào ban ơn hay giáng họa, nghiệp là do con người tạo tác mà có, do nhân đời trước họ sát sinh hại vật nhiều, phước báu không có cho nên bị đoản mạng. Nếu kiếp này họ biết tu nhân tích phước thì họ sẽ sống lâu hơn, cũng giống như cây một khi nhựa sống của nó hết, nó phải chết thôi, nhưng nếu ta biết gìn giữ chăm sóc nhổ cỏ, bón phân, tưới nước thì nó được sống lâu hơn.
-Qúy Thầy bảo:
Chúc mừng Chị đã trở về con đường chánh tín, Phật giáo quan niệm, con người không phải do một đấng nào đó tạo ra, có thể bị sai xử, bị thưởng phạt, cho sống hay cho chết. Người Phật giáo không tin vào cái gọi là "định mệnh" an bài.  Phật giáo cho rằng, sự vận hành biến hóa của vũ trụ và sự lưu chuyển của sinh mạng, là do nghiệp lực của chúng sinh tạo nên, vì vậy tu là để chuyển nghiệp. Khi mình tu hành không tạo nhân bất thiện thì phước đức sanh, phước đức đó sẽ chuyển đổi cái họa xấu….chúng ta là chủ nhân của nghiệp…thì tự mỗi người quyết định vận mệnh của mình, có tu thì trừ họa, không biết tu thì sẽ gặp họa,
-Như trộm của giết người…bị tử hình, tù đày, uống rượu gây tai nạn chết chóc, nói dối thị phi sinh ra xung đột bất an…cờ bạc thì tán gia bại sản, còn đau bệnh chết yểu là do phước đức không có.
Vì vậy kiếp này cố gắng tu tạo phước là để nuôi cái vận mệnh của mình…Đức Phật đã dạy trong Kinh Pháp Cú rằng:
“Không trên trời, giữa biển, 
Không lánh vào động núi, 
Không chỗ nào trên đời, 
Trốn được quả ác nghiệp.” (127)
Hằng ngày chúng ta không biết tạo nhân thiện để tích phước, chỉ tạo ác nghiệp thì cho dù có van xin trời Phật cũng chỉ vô ích: Đức Phật cũng từng tuyên bố: Ngài ra đời cũng chỉ vì mục đích: “Khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến” Ngài ra đời nói giáo Pháp để chúng sinh áp dụng tu tập giải thoát sinh tử.
Nếu người nào biết tu thì được trừ họa, còn người nào tạo nhân ác phải chịu trả quả báo xấu sinh vào cõi ác…Đức Phật không cứu ai, không ban ơn giáng họa cho ai, luật Nhân-quả rất công bằng không thiên vị bất kỳ một ai, cho dù xuất gia hay tại gia, biết tu hành thì giải thoát, tạo ác nghiệp bị đọa lạc
Vì vậy, Người Phật tử luôn sống trong Chánh tín đừng có tin tưởng vào tử vi, tướng số. Vận mệnh của mình không nên phó thác cho những Thầy phong thủy, hay Thần linh nào cả.
-Từ ngày Chồng và hai đứa con của Chị ấy mất đi đã cảnh tỉnh Chị nhìn đời với con mắt Chánh kiến…không còn rơi vào mê tín dị đoan.

Friday, December 30, 2011

Câu chuyện hay và đầy ý nghĩa từ con thạch sùng

  • download

  • Ở Nhật có một câu chuyện rất hay đáng cho chúng ta suy gẫm, câu chuyện đó như thế này : Có một người muốn sửa lại căn nhà nên dỡ tường ra; tường nhà kiểu kiến trúc Nhật thường đế một tấm gỗ ở giữa, hai bên trát xi măng, nhưng thực chất bên trong để rỗng.

  • 1. Ở Nhật có một câu chuyện rất hay đáng cho chúng ta suy gẫm, câu chuyện đó như thế này : Có một người muốn sửa lại căn nhà nên dỡ tường ra; tường nhà kiểu kiến trúc Nhật thường đế một tấm gỗ ở giữa, hai bên trát xi măng, nhưng thực chất bên trong để rỗng.
      Khi anh ta dỡ tường ra, phát hiện có một chú thạch sùng đang ngủ ở trong đó, đuôi nó bị đóng vào tường bởi một chiếc đinh được đóng từ ngoài vào trong. Anh này thấy tình cảnh đó đáng thương cho chú thạch sung, vừa thấy tò mò, anh ta chăm chú quan sát chiếc đinh, trời ơi! đây là chiếc đinh được đóng khi xây nhà 10 năm về trước.
    Tại sao Chú thạch sùng này đã mặc kẹt trong tường mà vẫn sống được trọn 10 năm! sống được 10 năm trong bức tường tối tăm, thật không đơn giản chút nào. Có gì đó bất thường thì phải? Anh ta tiếp tục tục nghĩ ngợi, đuôi nó bị đóng chặt, không thể xê dịch được, thế nó đã sống được nhờ vào điều gì mười năm qua? Anh ta cố tìm hiểu, muốn quan sát xem chú thạch sùng này đã ăn gì?

    Một lát sau, không biết từ đâu bò ra một chú thạch sùng khác, miệng nó ngoặm miếng thức ăn… ồ! Anh ta lặng người đi. Thế này là sao nhỉ? Vì một bạn thạch sùng bị đinh đóng vào đuôi không thể đi lại được, một bạn thạch sùng khác đã kiếm tìm thức ăn mớm cho bạn trong suốt mười năm qua. Tôi nghe xong thấy xúc động vô cùng trước tình nghĩa chung thủy của thế giới thạch sùng

  • (truyện sưu tầm)

Friday, December 16, 2011

Quyết Định Nguyện Vãng Sanh

1198520450835112676
Quyết Định Nguyện Vãng Sanh
Nhạc: La Tuấn Dzũng
Thơ: HT Thích Thiền Tâm
Trình bày: Quang Minh/Hương Giang

Sân lan trời ngã bóng chiều
Cảm thân phù thế ít nhiều ngẩn ngơ
Tranh đời dệt mộng vẩn vơ
Say đua danh lợi mê mờ sắc thanh
Cánh bèo sóng vỗ lênh đênh
Tại ai hay cũng gây nên bởi mình
Bể trần là mấy phù sinh
Thị phi thương ghét trong tình quẩn quanh
Mà trông chiếc lá lìa cành
Dinh hư cõi tạm trong vành đó thôi
Mà trông ngọn nước chảy trôi
Mênh mang sáu nẻo biết rồi về đâu
Kiếp người nào có bao lâu
Nắng mưa thôi cũng dãi dầu cỏ hoa
Lầu sương nhạt ánh trăng tà
Hoàng lương một giấc tỉnh ra ngỡ ngàng
Chi bằng về cõi Liên Bang
Sen khoe sắc ngọc, gió đàn pháp âm
Trời giải thoát, cảnh thậm thâm
An vui muôn kiếp tuyệt lầm lỗi xưa
Chỉ câu niệm Phật đừng thưa
Chỉ bền tính nguyện tam thừa bước lên
Đài vàng sẵn đã ghi tên
Cơ duyên sẵn đợi một nền đạo tâm.
Hôm nay TG lang thang thấy bài nhạc này hay quá, đi tìm chẳng có trang web nhạc nào có bài này, mình phải download rồi từ một file nhạc nền upload lên nhaccuatui.com post lên đây chia sẻ quý vị một bài nhạc cực hay_()_nghe hay thì phát biểu cảm nhận nhé!!!

Saturday, December 10, 2011

Câu chuyện hay thời Đức Phật

 293927_111408058964520_100002859801551_61083_784178774_n

Ngày xưa giữa vua Phạm Chí và vua Trường Sinh có mối thù từ nhiều đời kiếp. Vua Phạm Chí cất quân sang đánh chiếm nuớc của vua Trường sinh, bắt vua và hoàng hậu đem đi xử trảm. Thái tử còn nhỏ được người trung thần ẵm mang đi thoát được, mai danh ẩn tích trở thành một trẻ bụi đời kiếm sống bằng nghề hát rong. Một hôm đi ngang hoàng cung bấy giờ đã bị vua Phạm Chí chiếm đoạt, nghe giọng hát hay, hoàng hậu của vua Phạm Chí bèn gọi đứa trẻ vào cung để mua vui. Đứa trẻ được hoàng hậu yêu mến, cho ở luôn trong cung cấm. Một hôm xâu ngọc quý của hoàng hậu không cánh mà bay mất. Nhà vua, hoàng và đình thần đều nghi đứa bé ăn cắp, vì ngoài nó ra không người nào được vào ra trong cung. Khi bị bắt, đứa trẻ bèn nhận tội ngay không chối cãi. Hỏi cung, nó khai ra thêm bốn người liên lụy trong vụ này là thái tử, quan tể tướng, ông tỷ phú trong thành, và nữ danh ca được yêu chuộng nhất. Cả bốn người đều bị bắt vào tù. Quản tể tướng hỏi: "Này con, tại sao con biết rõ là ta không lấy, mà lại khai ẩu?".
Nó bảo: "Vì quan thông minh, đa mưu túc trí, thế nào cũng tìm ra manh mối vụ này".
Thái tử cũng hỏi nó một câu tương tự, nó đáp, "Tại vì ngài là con vua, vua sẽ không nỡ giết. Không lẽ cha mà lại đi giết con?".
Ông tỷ phú vào tù gặp nó, bứt đầu bứt tai bảo: "Trời đất quỷ thần ơi, sao cháu nỡ nào khai oan cho bác vậy?"
Thì nó tỉnh bơ đáp rằng: "Tại vì bác có thể bỏ tiền ra chuộc mạng để khỏi ở tù".
Và khi cô ca sĩ khóc lóc hỏi nó, "Em ơi, tại sao em nỡ vu khống cho chị lấy xâu chuỗi ngọc trong khi chị chẳng biết ất giám gì?"
Nó trả lời: "Vì thiên hạ đều hâm mộ chị, nên thế nào người ta cũng tìm cách đưa vụ này ra ánh sáng càng sớm càng tốt, để cứu chị thoát nạn lao tù".
Quả nhiên sau đó một người đầu đảng khét tiếng tài danh về nghề trộm cướp được đưa vào khám đường đối chất. Gặp nó, người chuyên nghề trộm cướp hỏi: "Trong cung, ngoài đức vua, hoàng hậu và bé ra, còn có con vật nào được ra vào không?"
- "Có một con khỉ thường theo chơi với hoàng hậu".
Kẻ trộm nổi danh đi về, rồi trở lại đem theo vào nội cung một bầy khỉ. Ông cũng xin cho đem con khỉ của hoàng hậu đến. Sau khi mượn tạm những xâu chuỗi của các cung nữ đang đeo, y phân phát cho mỗi con khỉ một chuỗi, rồi tự đeo vào cổ một xâu. Cả bầy khỉ đềm làm theo y, con nào cũng tròng chuỗi trang sức vào cổ. Con khỉ của hoàng hậu trông thấy liền bắt chước đi lấy xâu chuỗi ngọc quý nó đã ăn cắp ra đeo. Thế là nội vụ đã ra manh mối.
Khi nhà vua hỏi tại sao nó không lấy cắp mà chịu nhận tội, lại khai thêm những người vô tội khác. Nó trả lời, "Con chỉ là một tên bụi đời, dù con có nói mình không lấy cũng chẳng ai tin. Con không có chứng cớ gì để minh oan nếu không nhận tội sẽ bị vua trừng trị. Do vậy con cứ nhận đại, rồi khai thêm mấy người mà con biết có bị tống vào ngục cũng không sao. Họ là những người danh tiếng, có thể nhờ họ mà người ta sẽ ra công điều tra vụ án này". Vua công nhận thằng bé thông minh, và từ đấy càng thêm yêu mến, cho hầu cận luôn bên mình.
Một hôm theo vua đi săn lạc giữa rừng sâu, cậu bé bây giờ tuổi đã thành niên, đang canh cho vua ngủ. Thấy nhà vua ngủ say li bì, cậu tuốt gươm khỏi vỏ toan giết để báo thù cho cha, nhưng bỗng nhớ lời cha dặn: "Lấy oán báo oán, oán ấy chất chồng; lấy ân báo oán, oán ấy tiêu tan" cậu tra gươm vào vỏ. Đúng lúc ấy, nhà vua trở dậy kể lại giấc chiêm bao: "Vừa rồi ta mộng thấy con vua Trường Sinh đến báo mối thù giết cha ngày trước". Cậu bé liền thú thực với vua tông tích của mình, vốn là thái tử. Nhà vua cảm động, trả lại ngai vàng cho thái tử con vua Trường Sinh, lại gả con gái cho chàng. Mối thù giữa hai nhà từ đấy chấm dứt, hai nước láng giềng trở thành bạn hữu.

(theo daitangkinhvietnam) 

Trích SỰ TÍCH GIỚI LUẬT
Ni Sư Thích Nữ Trí Hải



Saturday, October 22, 2011

Câu Chuyện Thật Về Tâm Có Năng Lực Chuyển Đổi Tướng & Cảnh( rất hay )





Cụ Bà Tố Vân giảng qúa hay ,CN đã nghe đi nghe lại 3 lần rồi.....Cụ Bà đã được HT Tịnh Không khen ngợi lắm ,HT đã nói Bà Cụ đã đạt được "niệm Phật tam muội " ,CN thích nhất là Cụ giảng về kinh nghiệm tu hành chân thật của mình , bị bệnh ung thư máu mà nhờ niệm Phật cho nên còn sống đến giờ đã 11 năm rồi ,và CN kết nhất là câu : Đạo Phật rất gần với đời sống hàng ngày ,sống tốt với mọi người thì đó là tu ....và tu là đừng tìm kiếm gì cao xa bên ngoài ,quay vào tâm mình mà tìm ,tìm bên ngoài thì chắc chắn sẽ bị ma chướng ....Tu là phải hướng nội tìm cầu ,tự tánh khg hiển hiện là do tự tánh có qúa nhiều thói hư ,tật xấu chướng ngại khiến tự tánh khg ló dạng được .

Tự tánh là thanh tịnh ,
Tập tánh là ô nhiễm .
Có lần có người hỏi Cụ : Phật pháp ở đâu sao tôi khg thấy ?Phật pháp chính là ngay trong đời sống hàng ngày ,ngay trong từng lời nói,từng hành động của bạn ,nhất cử nhất động đều là Phật pháp ,thế thì bạn hãy nghỉ xem cái nào chẳng phải là Phật pháp .
Câu chuyện về bạn đồng tu của Cụ : "Tôi đi mua cà rốt với người bạn đồng tu ,có 1 xe lớn chở đầy cà rốt ,tính tiền theo từng túi ,nghĩa là họ đưa cho bạn 1 túi ny lông ,bạn bỏ bao nhiêu cũng được ,miễn là đầy túi ny lông .Người bạn đồng tu của tôi cố gắng nhét cà rốt vào, chất ngang ,chất dọc cho thật khéo ,sau cho nhiều hơn .Lúc đầu tôi cũng thấy mắc cười trong bụng ,tuy nhà bạn tôi chỉ có mâý người ,có bao nhiêu ăn cũng đủ lắm rồi ,cần chi cho nhiều qúa ...nhưng khi người bán hàng quay lưng đi ,thì vội lấy thêm 2 củ cà rốt nhét vào túi ,rồi 1 hồi lại lấy thêm 2 củ nữa nhét vào áo ......... " Cụ khg tiện nói vì người bạn ấy lớn tuổi hơn và sợ nói ra thì bạn bị quê ....

Nói chung là bài giảng này qúa hay ,CN nghe đi nghe lại chắc 6 lần rồi(chưa bao giờ mà CN nghe băng giảng nhiều lần đến vậy ,cao tay lắm là nghe 2 lần là đủ thấm ... ) ,mỗi lần nghe càng hiểu rõ thêm cách tu hành và cách sống của người Phật tử ....nhất là khúc gần chót hay lắm ....

Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Không Ngờ Lại Hết Bệnh




Cái vụ này là CN tin lắm nha ! Năm CN 33 tuổi ,cousin của CN bằng tuổi bị đụng xe chết tại chổ ,còn CN thì bị bệnh cũng sắp chết ,nhưng nhờ niệm Phật nhiều lắm ,và cũng uống kèm theo thuốc bắc và ăn gạo lức muối mè khoảng 1 tháng ,sau đó hoàn toàn hết bệnh ....thật là hú hồn trận đó....biết là thân vô thường ,cuộc đời vô thường lắm mà sao khg ráng tu nè mới tức chứ.....

Tuesday, October 18, 2011

Tâm sự với người mới xuất gia



 Giác Ngộ:  Sư em là người mới xuất gia, tuổi đời có thể lớn hơn tôi, nhưng theo nguyên tắc của đạo thì sư em vẫn là đệ của tôi thôi. Khi còn chung sống với gia đình, có thể sư em rất khôn ngoan, khéo léo và nhiều tài năng trong mọi lĩnh vực của đời sống. Có thể sư em từng làm giáo viên dạy học hay là người bác sĩ tài giỏi hoặc làm giám đốc của một công ty lớn…Tuy có nhiều tài năng như vậy nhưng đối với việc học đạo thì sư em vẫn còn ngây ngô, khờ dại như một đứa bé.

Người mới xuất gia cũng giống như một em bé mới sinh ra vậy. Em bé cần phải tập bò, tập ngồi, đi đứng, ăn uống, nói năng, tập lắng nghe, tập nhìn v.v… Nhờ vào sự trau dồi đó, nên phong thái uy nghi của người xuất gia dần được định hình và toát lên trong nếp sống giản dị, thanh lương. Sư em đừng cho rằng, đi đứng nói năng là việc bình thường chẳng có gì quan trọng.

Tại vì sư em chưa hiểu đó thôi, chứ những việc bình thường như thế đôi khi chúng ta thực hành suốt cả cuộc đời vẫn chưa chắc đã xong. Bởi thường thì ta đi đứng, ăn uống, nói năng và hành xử chỉ theo thói quen. Mọi sinh hoạt hàng ngày hầu như ta đều thiếu sự chú tâm, không rõ biết từng cử chỉ, trạng thái hoạt động của thân tâm như thế nào cả, thậm chí những lúc niệm Phật, tụng kinh, ngồi thiền, lạy Phật… mà đôi khi ta cũng hờ hững và không trọn vẹn.

Hàng ngày, chúng ta thường sống trong ảo mộng và lãng quên thực tại nhiều hơn là trở về với chính mình. Thân ta ngồi ở đây, còn tâm thì bỏ thân đi đến một nơi khác. Thân đang ăn cơm, nhưng tâm cứ rong ruổi truy tìm về quá khứ hoặc lo lắng và mơ tưởng tới những gì ở tương lai. Tâm không có mặt với thân để tiếp xúc trọn vẹn từng miếng thức ăn, và tỏ lòng biết ơn đến muôn loài đã tạo ra thực phẩm cho ta dùng, nên trong mỗi bữa cơm thiếu vắng niềm hân hoan và trân quý.

Do đó, sư em chỉ cần thực tập ăn cơm cho đàng hoàng thôi cũng được gọi là tu hành rồi, chứ không hẳn phải chờ đợi đến khi tụng kinh hay niệm Phật. Người xuất gia ở trong chùa cũng làm mọi công việc giống như bao nhiêu người khác; vẫn nấu ăn, quét nhà, tưới cây, tắm giặt, rửa chén bát... Tuy nhiên, nhờ ta biết cách thực tập ngay trong khi làm, nên niềm an lạc luôn luôn có mặt.

Sư em phải biết rằng, khi mới tu học thì con người của mình còn nhiều tạp nhiễm, thô tháo như mảnh vườn hoang phế không có ai chăm sóc. Trong mảnh vườn tâm ấy có nhiều hạt giống lẫn lộn khác nhau. Biết cảm thông và chia sẻ niềm an vui với huynh đệ, lắng nghe và chấp nhận yếu kém của người khác để cùng nhau tinh tiến tu học, đó là những hạt giống thiện lành. Nhưng trong tâm tư của mình cũng có nhiều hạt giống tiêu cực như đố kỵ, giận hờn, trách móc, giải đãi, lười biếng, cống cao ngã mạn…

Những hạt giống tốt và xấu ấy đều có đầy đủ ở trong tâm. Khi tiếp xúc với những điều kiện tốt đẹp, công việc suôn sẻ, người đối diện dễ thương thì hạt giống thiện lành trong ta sinh trưởng. Còn khi gặp hoàn cảnh trái ý nghịch lòng thì tâm thức sẽ biểu hiện ra với mọi hành xử thô tháo và nặng nề. Đó là lẽ thường tình mà người vừa mới xuất gia chưa gạn lọc được tâm ý tạp nhiễm, nên dễ bị mắc phải.


Vì thế, sư em cần phải tìm hiểu, học hỏi các phương pháp để chăm sóc, nuôi dưỡng thân tâm tạo ra nhiều hoa trái dễ thương nhằm hiến tặng cho cuộc đời. Sư em nên biết rằng, trong tâm thức của mỗi người được ví như cái kho cất chứa đồ đạc, nó có khả năng tiếp nhận tất cả mọi thứ cho dù xấu hay tốt, khi ta đưa vào thì sẽ được lưu lại trong đó.

Cũng vậy, nếu sư em tùy tiện tiếp xúc với các loại âm thanh, phim ảnh, sách báo và chuyện trò có chứa đựng nội dung không lành mạnh thì một ngày nào đó, tâm hồn của sẽ đầy dẫy phiền não và khổ đau. Vì thế, sư em phải biết khéo léo học hỏi và chỉ tiếp nhận những gì cần thiết cho đời sống tu tập.


Bước đầu học đạo, sư em phải nhờ thầy hướng dẫn tuần tự từ thấp đến cao, chứ không nên tự ý thích học cái gì cũng được, nguy lắm! Bởi có những người mới vào chùa chưa học hỏi các phương pháp thực tập căn bản mà tùy tiện xem kinh sách rồi đem những tư tưởng ấy ra để đối chiếu với những ai tu tập chưa đúng như trong sách. Thế là họ khởi niệm chê trách, xem thường.

 Trong khi đó bản thân người ấy chỉ mới học hỏi được một ít giáo lý thôi, chứ thời gian hành trì chưa tới đâu cả. Khi gặp những bế tắc, khó khăn xảy ra trong cuộc sống, họ không đủ khả năng để tháo gỡ và hóa giải. Trong tâm vẫn còn đầy dẫy những nhiễm ô tham muốn. Thế mà, khi họ trông thấy các vị khác đôi lúc có những sơ suất gì đó thì tỏ vẻ xem thường và cao ngạo. Có thể nói rằng, đây là căn bệnh khá nguy hiểm mà người mới bước đầu học đạo cần phải chiêm nghiệm, để tự ngăn ngừa.


Sư em mới xuất gia chưa được bao lâu thì phước đức vẫn còn mỏng manh và non kém. Vì vậy, những vật dụng của thường trụ Tam bảo sư em chỉ nên dùng đúng mức cho phép, chứ không nên tiêu xài một cách phung phí. Có những người vào chùa học đạo nhưng có lẽ chưa được thầy dạy rõ về nhân quả tội phước nên họ sử dụng của Tam bảo không đúng với nếp sống của người xuất gia.

Cũng có thể vì người ấy thiếu phước duyên, nên không gặp được bậc minh sư dạy bảo. Sư em phải biết rằng, người xuất gia muốn sớm thành tựu sự nghiệp giác ngộ giải thoát thì đời sống sinh hoạt hàng ngày phải thật đơn giản, gọi là “thiểu dục tri túc”. Bởi khi có quá nhiều tiện nghi sang trọng thì rất dễ dàng làm cho tâm bị vướng bận, gìn giữ và ích kỷ. Từ đó, ta không có nhiều thời gian để đầu tư vào việc học đạo.


Mỗi ngày sư em nên dành một ít thì giờ để ngồi yên và nhìn lại xem mọi hành động, nói năng và suy nghĩ của mình từ lúc mới vào chùa cho đến ngày nay đã chuyển hóa được gì chưa? Thân mình có đi đứng nhẹ nhàng và thận trọng hơn lúc trước không? Những lời mình nói ra, có thể hiện được sự nhẹ nhàng, thân thương và hòa nhã hơn trước không? Còn về sự hiểu biết và lòng thương yêu, mình đã phát huy được bao nhiêu rồi? Đó là những câu hỏi rất thiết thực, mà mỗi ngày chúng ta cần phải quán chiếu.


Để nuôi dưỡng cái tâm cao đẹp ban đầu và thắp sáng ngọn đèn trí tuệ thì mỗi hành động, lời nói và suy nghĩ của mình đều phảsi có sự định tĩnh và sáng suốt. Dù bất cứ làm việc gì, sư em cũng phải nhớ quan sát thân tâm và hoàn cảnh hiện tại một cách rõ ràng, trung thực với chính nó.

Rõ biết được những diễn biến đang xảy ra ở nơi thân tâm mình và mọi hoạt động chung quanh, đó chính là công phu tu tập đích thực của những người học Phật. Những lời chia sẻ này đã có sẵn ở trong kinh Tứ Niệm Xứ, sư em nên học hỏi và thực hành thì chắc chắn một ngày không xa sẽ thành tựu sự nghiệp giải thoát, đem lại niềm an lạc cho cuộc đời.

Được như vậy mới đúng với hoài bảo của người xuất gia cũng như đáp đền công ơn thầy tổ đã dày công giáo dưỡng và xứng đáng với lòng thành kính cúng dường của đàn na thí chủ mà mỗi ngày chúng ta đều thọ nhận. 

VIÊN NGỘ
theo giacngo

Wednesday, September 21, 2011

Sách Ấn Quang Đại sư gia lục

Friday, September 2, 2011

Hòn Ðá Ném Ði

Văn hào Nga Leon Tonstoï có kể câu chuyện ngụ ngôn như sau: Có một người hành khất nọ đến trước cửa nhà của một người giàu có để xin bố thí. Một đồng xu nhỏ hay một miếng bánh vụn, đó là tất cả những gì người ăn xin chờ đợi nơi người giàu có. Nhưng, mặc cho người khốn khổ van xin, người giàu có vẫn ngoảnh mặt làm ngơ. Ðến một lúc không còn chịu nổi những lời van xin của người hành khất, thay vì bố thí, người giàu đã lấy đá ném vào con người khốn khổ.
Người hành khất lặng lẽ nhặt lấy hòn đá cho vào bị rồi thì thầm trong miệng: "Ta mang hòn đá này cho đến ngày nhà người sa cơ thất thế. Ta sẽ dùng nó để ném trả lại ngươi".
Ði đâu, người hành khất cũng mang theo hòn đá ấy. Tâm hồn ông lúc nào cũng cưu mang sự báo thù.
Năm tháng qua đi. Lời chúc dữ của người hành khất đã thành sự thật. Vì biển lận, người giàu có bị tước đoạt tất cả tài sản và bị tống giam vào ngục. Ngày hôm đó, người hành khất chứng kiến cảnh người ta áp giải người giàu vào tù ngục. Nỗi căm hờn sôi sục trong lòng ông. Ông đi theo đoàn người áp tải. Tay ông không rời bỏ hòn đá mà người giàu đã ném vào người ông cách đây mười mấy năm. Ông muốn ném hòn đá đó vào người tù để rửa sach mối nhục hằng đeo đẳng bên ông. Nhưng cuối cùng, nhìn thấy gương mặt tiều tụy đáng thương của kẻ đang bị cùm tay, người hành khất thả nhẹ hòn đá xuống đất rồi tự nhủ: "Tại sao ta lại phải mang nặng hòn đá này từ bao nhiêu năm qua? Con người này, giờ đây, cũng chỉ là một con người khốn khổ như ta". Tha thứ là điều khó khăn nhất nhưng cũng là điều cao cả nhất. Trao ban tiền của, trao ban thì giờ, trao ban chính mạng sống mình là điều xem ra dễ làm hơn trao ban lòng tha thứ.
Tha thứ là tuyệt đỉnh của yêu thương bởi vì tha thứ là yêu thương chính kẻ thù của mình.

Chuyện người Samurai





Một vị samurai đến thu nợ của người đánh cá.

Người đánh cá nói: “Tôi xin lỗi, nhưng năm vừa qua thật tệ, tôi không có đồng nào để trả ngài.”

Vị samurai nổi nóng, rút kiếm ra định giết người đánh cá ngay lập tức.

Rất nhanh trí, người đánh cá nói: “Tôi cũng đã học võ và sư phụ tôi khuyên không nên đánh nhau khi đang tức giận.”

Vị samurai nhìn người đánh cá một lúc, sau đó từ từ hạ kiếm xuống. “Sư phụ của ngươi rất khôn ngoan. Sư phụ của ta cũng dạy như vậy. Ðôi khi ta không kiểm soát được nỗi giận dữ của mình. Ta sẽ cho ngươi thêm một năm để trả nợ và lúc đo chỉ thiếu một xu thôi chắc chắn ta sẽ giết ngươi.”



Vị samurai trở về nhà khi đã khá muộn. Ông nhẹ nhàng đi vào nhà vì không muốn đánh thức vợ, nhưng ông ta rất bất ngờ khi thấy vợ mình và một kẻ lạ mặt mặc quần áo samurai đang ngủ trên giường. Nổi điên lên vì ghen và giận dữ, ông nâng kiếm định giết cả hai, nhưng đột nhiên lời của người đánh cá văng vẳng bên tai: “Ðừng hành động khi đang giận dữ.”



Vị samurai ngừng lại, thở sâu, sau đó cố tình gây ra tiếng động lớn. Vợ ông thức dậy ngay lập tức, kẻ lạ mặt cũng vậy, hoá ra đó chính là mẹ ông.

Ông gào lên: “Chuyện này là sao vậy. Suýt nữa con đã giết cả hai người rồi!”

Vợ ông giải thích: “Vì sợ kẻ trộm lẻn vào nhà nên thiếp đã cho mẹ mặc quần áo của chàng để doạ chúng.”



Một năm sau, người đánh cá gặp lại vị samurai. “Năm vừa qua thật tuyệt vời, tôi đến để trả nợ cho ngài đây, có cả tiền lãi nữa”, người đánh cá phấn khởi nói.



“Hãy cầm lấy tiền của ngươi đi.” Vị samurai trả lời, “Ngươi đã trả nợ rồi.”



Thursday, August 25, 2011

Cử chỉ lời nói, trưng bày thành bại

Vào thời đại Xuân Thu (1), người ta chỉ cần nhìn cử chỉ lời nói của một người là có thể biết người ấy sẽ thành công hay thất bại. Những lời tiên đoán đó luôn luôn chính xác. Chúng ta có thể cứu xét những chuyện ấy qua các cuốn sách sử như Tả Truyện (2) hay Quốc ngữ (2).
Nói chung, mọi dấu hiệu hoạ phước sắp xảy đến đều nảy mầm từ nội tâm rồi biểu hiện ra ngoài hành vi con người. Như người nhân hậu rộng lượng sẽ có thái độ chững chạc bình tĩnh, thường được phước. Người khắc khe hẹp hòi sẽ có thái độ bộp chộp nóng nẩy, thường gặp họa. Người thường không thấy xa, tưởng rằng họa phước là việc hên xui may rủi không thể tiên đoán trước được. 
Theo nguyên tắc, lòng chân thành là lòng hạp với trời. Muốn đoán phước sắp đến hay không chỉ cần biết người ấy có lòng thiện hay không. Muốn đoán hoạ sắp đến hay không chỉ cần biết người ấy có lòng ác hay không. Muốn tìm phước tránh họa, điều cần thiết nhất là việc sửa lỗi bản thân, sau mới nói đến việc làm thiện.
 
(1) Xuân Thu : Vào cuối đời nhà Chu (khoảng 500 năm trước tây lịch), thế lực của Chu vương suy yếu, các chư hầu không còn thần phục sự cai trị của Chu vương nữa. Thời đại đó là thời đại Xuân Thu. Khổng Tử sống trong thời đại đó, thấy xã hội loạn lạc, đạo đức chôn vùi, Khổng Tử ghi hết mọi chuyện xảy ra vào cuốn sách sử mang tên là Xuân Thu.
(2) Tả Truyện, Quốc Ngữ : là hai cuốn sách sử nổi tiếng vào thời đại Xuân Thu. Quốc Ngữ ghi chép những chính trị lớn của các nước. Cón Tả Truyện ghi lại những chuyện nhỏ hơn.
 
Yếu tố sửa đổi
 
1.  Biết xấu hổ
Người muốn sửa lỗi, việc đầu tiên là phải biết xấu hỗ. Nghỉ đến các bậc thánh hiền ngày xưa cũng là con người như chúng ta, nhưng tại sao họ có thể gương mẫu ngàn đời mà chúng ta lại thân bại danh liệt. Vì ta đắm mê trần duyên, làm lén những việc trái với lương tâm, tưởng không ai biết liền ưởn ngực làm như vô tội. Như vậy sẽ có ngày sống như con thú mà không hay. Trên đời không gì xấu hỗ cho bằng điều đó. Mạnh tử nói: « "Biết xấu hỗ" đối với con người rất quan trọng ». Người biết xấu hỗ sẽ ngang hàng với thánh hiền, còn không biết xấu hỗ thì chẳng khác gì như con thú. Đó là chỗ then chốt của việc sửa lỗi.
 
2.  Biết lo sợ
Điều thứ hai là phải biết lo sợ. Trên có trời dưới có đất, chúng ta không thể qua mặt được quỷ thần. Dù chúng ta ở nơi kín đáo mà thiên địa quỷ thần vẫn hằng theo dõi ta. Nếu ta có lỗi nặng ắt sẽ giáng ta trăm điều tai hoạ. Nếu có lỗi nhẹ ắt sẽ giảm liền phước thọ. Chúng ta không lo sợ sao được?
Không những thế, ở những nơi riêng tư không ai thấy đều có quỷ thần canh phòng gắt gao. Dầu ta giấu diếm tội lỗi kín đáo, nguỵ trang khéo léo chăng nữa, nhưng đối với họ, những gì ta nghĩ trong lòng họ đều biết hết, không lừa gạt được ai. Một khi bị người khác biết tẩy thì ta không còn giá trị gì nữa. Vậy không lo sợ sao được ?
Không những thế, dù là tội lỗi đầy trời, nếu ta còn một hơi thở vẫn còn có thể hối cải kịp thời. Người xưa có người cả đời làm ác, nhưng trước khi lìa đời, ăn năn lỗi lầm, phát một niệm thiện, liền được qua đời trong an lành. Cho nên người ta nói : « Một niệm mãnh liệt, cũng đủ để tẩy sạch được tội ác trăm năm ». Tỷ như một hang cốc tối tăm ngàn năm, vừa thắp lên ngọn đuốc thì ngàn năm tối tăm ấy liền tan mất. Cho nên không cần biết là tội lỗi nhiều ít hay lâu mau, điều quan trọng là phải biết hối cải.
Nhưng đời người vô thường, thân thể dễ hoại. Một khi hơi thở thở ra không hít vào nữa thì lúc đó muốn hối cải cũng đã muộn. Trên trần gian này cũng đã thối nát tiếng tăm. Tuy có con hiếu cháu ngoan vẫn không cách nào rửa sạch dùm được. Dưới cõi âm sẽ bị đoạ vào địa ngục ngàn kiếp, dù có thánh hiền, Phật, bồ tát, có lòng thương xót chăng nữa cũng chẳng thể cứu vớt được gì. Vậy không lo sợ sao được ?
 
3.  Có cương quyết
Thứ ba, là có lòng cương quyết. Con người không muốn sửa lỗi chỉ vì trốn tránh không dám đương đầu với sự thật. Chúng ta phải phấn chấn lên, không do dự, không chần chừ. Phạm lỗi lầm nhỏ như bị gai đâm, phải lễ ngay tại chỗ. Phạm lỗi lầm lớn như bị rắn độc cắn ngón tay, phải chặt liền tức khắc. Phải dứt khoát không chút chần chừ do dư. Làm được như vậy mới có ích lợi như quẻ Phong Lôi (1) vậy.
Nếu đầy đủ cả ba yếu tố trên thì gặp lỗi mới có thể sửa liền được. Như tuyết xuân gặp nắng rọi, lỗi lầm nào chẳng không tiêu tan ? Nhưng lỗi lầm con người có thể sửa trên sự việc, sửa theo lý luận hay sửa trong nội tâm. Hình thức sửa khác nhau và kết quả đem lại cũng khác nhau.
 
(1) Quẻ Phong Lôi : Trong Kinh Dich, quẻ Phong Lôi là một quẻ mang đặc tính ích lợi. Ví gió thổi và sấm nổ hổ trợ lẫn nhau mà tạo ích lợi.
 
Hình thức sửa đổi
 
a. Sửa theo viêc
Như hôm trước sát sanh, nay cấm sát sanh. Như hôm trước nóng giận, nay cấm nóng giận. Như vậy là sửa trên sư việc. Kềm ngọn mà không sửa gốc, điều đó rất khó, vì gốc bịnh vẫn còn. Kềm được tật này, tật khác lại trồi lên. Cho nên sửa ngọn không phải là môt phương pháp trừ sạch được bịnh gốc.
b. Sửa trên lý
Người khéo sửa lỗi, trước khi đặt điều cấm phải biết suy nghĩ lý do tại sao. Như lỗi sát sanh, phải hiểu rằng : Trời thích muôn loài vượng sống, không thích tàn sát. Mỗi loài vật đều muốn sống, đều sợ chết. Giết chúng để nuôi thân ta, lương tâm nào chấp nhận? Hơn nữa, đối với những loài vật bị giết, nào bị dao cắt, nào bị chảo chiên, những khổ đau đớn, thấu đến cốt tủy. Còn đối với chúng ta, giết chúng để trưng bày cao lương mỹ vị, ăn xong rồi cũng hết. Nếu ta thay thế bằng ăn chay vẫn có thể no bụng. Tại sao lại phải giết chúng để tổn phước của mình ?
Hơn nữa, nghĩ đến những loài vật có sanh mạng đều có linh tánh và tri giác. Mà đã có linh tánh và tri giác thì chúng với ta cùng một bản thể. Chúng ta đã cảm thấy xấu hổ vì không đủ đạo đức để chúng kính ta thân ta (*), mà sao lại còn mỗi ngày giết chúng để chúng mãi thù ta oán ta ? Khi nghĩ đến như thế, sẽ thấy miếng thịt mà đau lòng thương xót, làm sao nuốt nổi ?
Như hôm trước nóng giận, nên nghĩ rằng : Ai cũng có sự sơ sót, ta phải thông cảm. Nếu ai xâm chạm đến ta một cách phi lý, vậy lỗi người đó, can chi với ta? Có gì mà giận?
Lại nghĩ thêm: Không hào kiệt nào mà tự cao, cho mình là đúng hết. Không người trí thức nào mà cứ oán trời trách người khi gặp những chuyện không vừa ý. Khi sự việc xảy đến không vừa ý, chỉ vì đức hạnh ta tu còn kém, lòng chân thành chưa đủ để cảm ứng trời mà thôi. Nếu mọi việc chúng ta đều biết tự xét lại, thì dù gặp người hủy báng ta đó đều là cơ hội cho ta rèn luyện. Ta phải cảm thấy mừng mới đúng, có gì mà phải tức giận ?
Hơn nữa, nếu ta nghe lời phỉ báng mà không giận, thì dù lời hủy báng ác độc đến đâu, chẳng khác nào như đem lửa đốt trời, chẳng cháy được gì, rồi cũng sẽ tắt. Ngược lại, nếu nghe những lời phỉ báng mà nổi giận. Dù hết lời biện hộ, chẳng khác nào như con tằm nhả tơ, tự trói buộc mình mà thôi. Sự nóng giận tai hại vô ích. Mỗi lần gặp lỗi lầm ta đều phải bình tĩnh sáng suốt để thấy lý của nó, khi lý đã rõ thì việc làm lỗi tự động sẽ dứt.
 
c. Sửa trong tâm  
Thế nào là sửa trong tâm ? Lỗi lầm thiên hình vạn dạng đều do tâm tạo. Nếu tâm ta không động (1) thì thiện ác (2) đâu mà có ? Những thói hư tật xấu như háo sắc, ham danh, tham của, hay nóng giận, v.v. đâu cần sửa từng điều một, chỉ cần một lòng hướng thiện là chánh niệm hiễn bày trong lòng, tà niệm tất nhiên không chổ dung thân. Như mặt trời mọc lên thì quỷ quái phải tìm đường lẩn trốn. Đây là chỗ then chốt của lý này. Tội do tâm tạo, sửa cũng do tâm. Như muốn trừ một cây độc, chỉ cần đốn ngay gốc, đâu cần bẻ từng lá và chặt từng nhánh ?
Nói chung, phương pháp hay nhất là sửa tâm vì khi gặp cảnh, tâm luôn thanh tịnh. Ta biết rõ những gì đang xẩy ra trong tâm. Nếu thấy tâm động, vọng niệm nổi lên, ta liền phát hiện mà không theo. Không theo thì lỗi đâu mà có ? Trong trường hợp áp dụng phương pháp sửa tâm không được, ta có thể dùng phương pháp lý luận để loại tà niệm. Nếu vẫn làm không được, ta còn có phương pháp giới luật để cấm cản. Ta có thể áp dụng cả ba phương pháp cùng một lúc vẫn không sao. Nhưng nếu chỉ cố chấp vào phương pháp thấp mà bỏ hẳn phương pháp cao là không hay rồi đó.
 
(1) Tâm động : khi ngoại cảnh liên quan đến ta (chấp ngã), lòng bị tác động và trở nên nóng bổng (động) mà ý nghỉ (vọng niệm) nổi lên, liền có phản ứng hành động. Ngược lai, nếu tu tâm có công phu, khi gặp cảnh, lòng bình tỉnh, trí sáng suốt.
(2)  Tâm không động không thiện ác : Như đi ngoài đường gặp người bên cạnh té xỉu. Ngay lúc đó, ý nghỉ chưa khởi, ta phản ứng theo bản tánh, không có thiện ác. Sau lúc đó, nếu tâm động thì người thiện tính theo thiện, người ác tính theo ác.
 
Kết quả sửa đổi
Khi phát nguyện sửa đổi , chúng ta một mặt cần đến bạn bè nhắc nhở, mặt khác phải xin quỷ thần chứng minh gia hộ. Thành tâm sám hối, ngày đêm không ngừng. Sớm thì sau 7 ngày, 14 ngày, trễ thì một tháng, hai tháng hay nhiều nhất là ba tháng sẽ có kết quả. Như lòng cảm thấy nhẹ nhàng khoan khoái, trí tuệ bừng sáng. Vì thế khi gặp phải những chuyện rắc rối khó giải quyết hay những việc nhỏ nhoi buồn phiền ta đều có thể giải quyết nhanh chóng rõ ràng. Khi gặp chuyện oán thù đều có thể hoà giải thành vui. Hoặc nằm mơ thấy nhả ra đồ dơ bẩn, hoặc thấy Phật, Bồ tát đưa tay tiếp đón, hoặc thấy nhẹ nhàng bay bổng, hoặc thấy lâu đài lộng lẫy, cờ và lọng bằng châu báu v.v… Những cảnh thù thắng đó nói lên nghiệp tội đã được tiêu trừ. Nhưng đừng nên vì vậy mà kiêu ngạo thoả mãn, làm đứt đoạn con đường tiến lên.
Ngày xưa có ông Cự Bá Ngọc. Lúc ông hai mươi tuổi đã cảm thấy không còn lỗi gì để sửa nữa. Nhưng khi ông lên hai mươi mốt tuổi, nhìn lại tuổi hai mươi vẫn còn sót lại lỗi chưa sửa hết. Lên hai mươi hai tuổi vẫn còn thấy lỗi của tuổi hai mươi mốt chưa sửa hết. Vẫn còn thấy mình còn lờ dờ, chưa hết mình. Cứ thế cố gắng cải sửa thêm nữa và thêm nữa, từ năm này qua năm nọ, mãi đến năm năm mươi tuổi, vẫn còn thấy năm bốn mươi chín tuổi còn sót lỗi. Ngày xưa người ta sửa lỗi kỹ lưỡng đến như thế đó.
Chúng ta đều là giới phàm phu, lỗi lầm đầy mình. Xưa không thấy lỗi nay thấy lỗi là chứng tỏ ta đã có tiến bộ, có thêm trí tuệ. Nếu nhìn lại quá khứ mà không thấy lỗi nào, thật sự người đó sống quá hời hợt không thấy gì cả.
Ngược lại, nếu con người có nhiều lỗi lầm sâu nặng, sẽ có những triệu chứng như tâm thần bị hỗn loạn bế tắt, hay lãng trí trầm trọng. Hay tự nhiên cảm thấy bực bội không lý do. Hoặc gặp người phẩm hạnh cao quý thì cảm thấy hổ thẹn, ủ ê. Hoặc nghe người bàn luận điều đúng lẽ phải mà cảm thấy không vui. Hoặc giúp người lại bị người hiểu lầm oán trách. Hoặc ngủ không yên, nhiều ác mộng. Nếu trầm trọng sẽ phát ngôn bừa bãi, điên cuồng. Đó là tướng của người làm nhiều tội ác. Nếu ai cảm thấy mình đúng trong trường hợp này nên lập tức quyết chí phấn đấu cải sửa, dứt khoát bỏ hết những tánh ác tật xấu, làm lại đời mới. Đùng nên trễ nãi.
http://www.dharmasite.net/LieuPhamTuHuan.htm#1q