Tuesday, November 30, 2010

Năm Mươi Ấm Ma

H.T. Tuyên Hóa giảng
Phật Giáo Giảng Ðường San Francisco 1968
Phần sau rốt của kinh Lăng Nghiêm Ðức Phật nói rõ về những ma sự mà người tu gặp phải nhất là trong thời kỳ tà sư đầy dẫy nầy, cho nên kinh Lăng Nghiêm được ví như "kính chiếu yêu".  Các yêu ma quỷ quái đều sợ nhất Kinh nầy, nên chúng tìm mọi cách hủy diệt kinh Lăng Nghiêm, tuyên bố kinh Lăng Nghiêm là giả, phỉ báng Chú Lăng Nghiêm, khiến cho người ta không tin, không nghiên cứu để rồi dễ lạc vào tà, làm quyến thuộc của chúng.
Yêu quái, ly mỵ, ma vương sợ nhất là Chú Lăng Nghiêm.  Phật nói kinh Lăng Nghiêm là để hiển bày Chú Lăng Nghiêm.  Chú Lăng Nghiêm liên quan mật thiết đến sự hưng suy của Phật giáo.  Trên thế gian nếu có người trì tụng Chú Lăng Nghiêm thì Chánh pháp tồn tại, nếu không có người trì tụng chú Chú Lăng Nghiêm thì không còn Chánh Pháp; lúc ấy, ngũ đại ma quân ở năm phương mặc tình tác quái và đó là bắt sự biến mất của Phật Pháp.  Hiện tại chùa, tu viện không trì Chú Lăng Nghiêm hay chỉ tụng phần cuối của Chú thôi, ấy chính là biểu hiện của Mạt Pháp.
Mong các Phật tử phát tâm nghiên cứu Kinh Lăng Nghiêm để có được trí huệ chơn chánh, phát tâm trường trai, tránh ngũ vị tân mà trì tụng Chú Lăng Nghiêm hầu Phật Pháp được cửu trụ, chúng sanh được lợi lạc.
bdh.
(tiếp theo)
A. TRẠNG THÁI TÂM LÝ THANH TỊNH TRƯỚC KHI ÐI VÀO CẢNH GIỚI SẮC ẤM.

KINH VĂN:
A Nan nên biết, khi ông ngồi thiền nơi đạo tràng, tiêu trừ các vọng niệm. Khi các vọng niệm đã hết sạch, chẳng còn một niệm phân biệt trong tâm ông. Trạng thái thanh tịnh, sáng suốt này dù trong động hay tĩnh đều không biến đổi, dù ông nhớ hay quên, đều như nhau.

Giảng:
A Nan nên biết, khi ông ngồi thiền nơi đạo tràng, tiêu trừ các vọng niệm. A Nan ông nên biết rằng: Ông tu tập "phản văn văn tự tánh" (Quay trở lại tánh nghe để nhận ra tự tánh của mình). Khi công phu như vậy, mọi vọng niệm đều sẽ tiêu trừ. Khi các vọng niệm đã dứt sạch, chẳng còn niệm phân biệt trong tâm ông. Trạng thái thanh tịnh sáng suốt này, tức là trí huệ và định lực này, dù trong động hay tĩnh cũng không biến đổi, dù ông nhớ hay quên đều như nhau. Dù động hay tĩnh, trạng thái thanh tịnh sáng suốt (trí huệ và định lực) này không thay đổi, dù ông nhớ hay quên trạng thái đó đều như một, không hai.

B. PHẠM VI SẮC ẤM.
KINH VĂN:
Ðương khi an trụ trong trạng thái đó mà vào được chánh định, như người sáng mắt nhận ra được chính mình nơi u ám. Tuy bản tánh của ông là nhiệm mầu thanh tịnh, nhưng tâm chưa tỏa phát được trí huệ sáng suốt. Ðây được gọi là phạm vi của Sắc ấm.

Giảng:
Khi an trụ trong trạng thái đó mà vào được chánh định. A Nan! Ông nên biết khi hành giả tu tập định lực, an trụ trong trạng thái thanh tịnh, động tịnh không thay đổi, nhớ quên đều như một đó. Như người sáng mắt nhận ra được chính mình nơi u ám. Ông ta như người có đôi mắt sáng tỏ, sống trong ngôi nhà tối tăm. Tuy bản tánh thanh tịnh sáng suốt nhiệm mầu, nhưng tâm chưa tỏa phát ra trí huệ sáng suốt. Tuy bản tánh của ông ta là thanh tịnh sáng suốt nhiệm mầu, tâm ông ta chưa đạt được ánh sáng của trí huệ chân thực, đây gọi là phạm vi của Sắc ấm.

C. KHI VƯỢT QUA SẮC ẤM, THẤY ÐƯỢC CỘI GỐC CỦA SẮC ẤM.
KINH VĂN:
Nếu mắt sáng tỏ, rõ thấu mười phương, không còn tối tăm, gọi là hết sắc ấm. Người ấy có thể vượt ra khỏi kiếp trược. Quán sát nguyên do của sắc ấm, nhận ra vọng tưởng kiên cố là cội gốc.

Giảng:
Nếu mắt sáng tỏ, rõ thấu mười phương rộng mở, không còn tối tăm. Cảnh giới này gọi là gì? Gọi là hết sắc ấm. Trong năm ấm (sắc, thọ, tưởng, hành, thức), sắc ấm đã hết. Người này có thể vượt ra khỏi kiếp trược. Quán sát nguyên do của sắc ấm, nhận ra vọng tưởng kiên cố là cội gốc. Khi người này vượt qua kiếp trược, mọi hành động của người đó sẽ đều phát xuất từ vọng tưởng kiên cố. 3

D. MƯỜI LOẠI CẢNH GIỚI SAI BIỆT CỦA SẮC ẤM
1. Tâm Thoát Ngại
KINH VĂN:
A Nan, ngay trong lúc này, do chuyên chú cứu xét ánh sáng vi diệu ấy, tứ đại không còn đan dệt với nhau nữa, chẳng bao lâu thân có thể thoát ra khỏi sự ngăn ngại. Trạng thái này gọi là: "Tinh minh nhập vào tiền cảnh". Ðó chỉ là trạng thái nhất thời do dụng công, không phải là biểu hiện sự chứng quả Thánh. Nếu không khởi tâm chứng Thánh thì đó là cảnh giới tốt, nhưng một khi đã nghĩ mình chứng Thánh liền bị tà ma dẫn dụ.

Giảng:
Bây giờ giảng đến phần ngũ ấm ma. Ngũ ấm là gì? Là sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Sắc có mười thứ ma, thọ cũng có mười thứ ma, tưởng, hành và thức mỗi thứ đều có mười thứ ma. Tổng cộng là năm mươi loại ấm ma. Người tu đạo cần phải hiểu thấu đáo cặn kẻ năm mươi loại ma sự này. Nếu không rõ năm mươi ấm ma, rất dễ làm quyến thuộc của ma vương. Ðến khi làm quyến thuộc của ma vương rồi, quý vị cũng không biết vì sao mình làm quyến thuộc của chúng. Vẫn không nắm được yếu lĩnh, không biết vì sao! Do vậy các vị phải đặc biệt chú ý.
A Nan, ngay trong lúc này, do chuyên chú cứu xét ánh sáng vi diệu ấy, khi sắc ấm sắp sửa tiêu dung, ông ta thấy mười phương rỗng rang, sáng rực không còn tối tăm nữa. Bởi vì lúc ấy có một loại ánh sáng; trong khi ông ta hết sức chuyên chú quán xét cảnh giới sáng suốt vi diệu này, tứ đại không còn đan dệt với nhau nữa, chẳng bao lâu thân thể thoát ra khỏi sự ngăn ngại. Tứ đại sẽ không còn kết hợp với nhau, không còn tác dụng ngăn ngại. Chẳng bao lâu thân thể sẽ trở nên không bị chướng ngại, như hư không rỗng rang. Ðó được gọi là: Ý sanh thân, nghĩa là có một thân khác tách rời khỏi thân vật chất. Trước đây tôi đã kể chuyện về chú đệ tử của tôi đến các cung trời bằng Ðịnh thân của chú ấy, thân ấy cũng được gọi là: Ý sanh thân. "Ý" đây tức là một trong sáu thức (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý ). Thân ấy do ý sanh, tạo nên bởi tâm thức nên không bị ngăn ngại (như là sắc thân kết hợp bằng tứ đại). Trạng thái này gọi là: "Tinh minh nhập vào tiền cảnh". Ánh quang minh tinh diệu lưu nhập vào tiền cảnh 4. Ðó là trạng thái nhất thời do dụng công. Cảnh giới này nhất thời, bất quá chỉ do siêng năng tu tập mà thôi; nó chỉ nhất thời, không phải hằng có. Khác với khả năng xuất nhập một cách tự tại, trong mọi thời mọi lúc muốn đến nơi nào liền đến nơi ấy, muốn trở lại liền trở lại. Với sự thong dong tự tại này, ông có thể:

Phóng chi tắc nhi lục hợp
Quyển chi tắc thối tàng ư mật.

Thả ra nó sẽ trùm khắp Tam thiên đại thiên thế giới; tuy nhiên, có thể thu lại bất kỳ lúc nào. Nếu ông không thể làm được việc này bất kỳ lúc nào ông muốn, thì cảnh giới của ông chỉ là nhất thời. Ðó là cảnh giới ông gặp phải trên con đường tu hành, khi sự dụng công của ông đến được trình độ nào đó. Cảnh giới (ý sanh thân) trên chỉ là tạm thời. Ông sẽ không thường xuyên có được một sắc thân vượt qua mọi sự chướng ngại, không phải là sự biểu hiện chứng quả Thánh. Ông chưa phải đã đạt được quả vị Thánh. Cảnh giới của Thánh nhân chứng quả không phải giống như vậy.
Nếu không khởi tâm chứng Thánh thì đó là trạng thái tốt. Nghĩa là ông không nên nói: "Ồ tôi tu hành thật sự có công phu, tôi có thể xuất hồn ra khỏi thân từ đỉnh đầu (xuất huyền nhập hóa)". Nếu ông tự mãn, ngạo mạn như vậy thì điều gì sẽ xảy ra? Ông kể như "xong" rồi. Tuy nhiên, nếu ông không xem cảnh giới này như một bằng chứng của sự chứng đạt quả Thánh, thì cảnh giới ấy không phải là sự chướng ngại to lớn và cũng chẳng có gì sai lầm nghiêm trọng. Nhưng một khi nghĩ mình đã chứng Thánh thì liền bị tà ma dẫn dụ. Nếu như ông nghĩ: "Công phu tu tập của mình hiện nay quá siêu tuyệt rồi, ta thật kỳ diệu, ta là Thánh nhân xuất thế, ta là A la hán". Nếu ông nghĩ như thế, bọn ma sẽ xông vào ông ngay. Một khi ma đến rồi, thì tương lai ông sẽ rơi vào địa ngục.

2. Nhặt Trùng Sán Trong Thân
A Nan, nếu lại dùng tâm chuyên chú cứu xét ánh quang minh sáng suốt vi diệu trên, sẽ thấy ánh sáng rỗng suốt khắp thân. Bỗng nhiên có thể lượm ra những con trùng sán từ trong thân mình, mà thân thể vẫn nguyên vẹn, không bị tổn thương. Trạng thái này gọi là: "Tinh minh lan ra thân thể". Ðây chỉ là trạng thái nhất thời do tinh tấn công phu, chẳng phải là chứng Thánh. Nếu không nghĩ mình chứng Thánh thì đó là trạng thái tốt, còn nếu nghĩ mình chứng Thánh thì liền rơi vào tà ma.

Ðây là ma cảnh thứ hai của Sắc ấm ma. Vì sao ma cảnh xuất hiện? Vì ông tu hành, tinh tấn tu tập mới có, nếu không tinh tấn dụng công thì tìm không ra những cảnh giới ma sự này. Ma chẳng thèm để ý tới ông. Vì ông là người nghèo thì chúng tới tìm ông cũng chẳng ích gì. Khi ông tu tới chỗ có bảo bối thì chúng mới tới: chúng muốn cướp đoạt bảo bối.
Vậy ông phải làm gì khi chúng đến? Ông cần phải như như bất động, liễu liễu thường minh (nghĩa là: tâm không khởi vọng niệm, nhưng quán sát rõ ràng mọi chuyện). Không nên sinh tâm chấp tướng. Không nên nghĩ: "Cảnh giới ấy quá tuyệt vời, ước gì nó lại hiện ra". Ðừng mong ngóng nó, cũng đừng ruồng rẫy xua đuổi nó. Mà nên giữ thái độ như không có chuyện gì xảy ra, bởi vì đây không phải là cảnh giới chứng quả. Nếu quý vị không có tư tưởng rằng mình chứng quả thì tốt lắm. Nếu quý vị cho rằng mình chứng quả rồi nói: " A! Ta là người phi thường, ta có thể nhặt từng loài chúng sanh từ trong thân mình ra". Nếu quý vị nghĩ rằng mình đã đạt được thần thông tự tại thì quý vị thực sự mê lầm. Chỉ với một niệm tự mãn ấy bọn ma liền len vào tâm quý vị và nó khống chế ông, nó khống chế ông cho đến khi ông mất hết định lực.
Do đó, người tu đạo phải chân chính hiểu thấu đáo đạo lý này thì mới không rớt xuống hố, rơi vào bẫy ma hay lạc vào đường tà. Khi không hiểu Phật Pháp, quý vị rất dễ lạc đường. Chẳng có công phu thì chẳng có vấn đề gì để nói. Một khi có công phu, có được chút ít định lực, thì ma vương mỗi giây mỗi phút đều canh cánh nhìn quý vị. Chúng chờ cơ hội có thể len vào quý vị, thì liền tới nhiễu loạn quý vị ngay.
A Nan, nếu lại dùng tâm chuyên chú cứu xét ánh quang minh vi diệu trên, sẽ thấy ánh sáng rỗng rang thông suốt khắp thân. Nếu ông siêng năng miệt mài trong việc tu tập, ông sẽ có thể thấy được mọi thứ bên trong thân mình. Nếu thường thường thấy được như thế thì có thể khả dĩ, nhưng nếu ông chỉ có thể thỉnh thoảng thấy được thì đó là trạng thái của sắc ấm.
Bỗng nhiên có thể lượm ra những con giun-sán từ trong thân mình, mà thân thể vẫn nguyên vẹn không bị tổn thương. Trong trạng thái này, bỗng nhiên ông có thể lượm giun-sán từ trong bụng mình ra, đủ loại dài ngắn, lớn, nhỏ. Ông chỉ cần thọc tay vào bụng là lôi chúng ra được. Những con giun-sán được lôi ra là thực không phải là hư giả, song bụng ông không bị tổn thương. Quý vị nói thử xem những con trùng-sán ấy được lấy ra như thế nào? Nếu quý vị thọc tay vào trong bụng để lấy được trùng sán ra thì đáng lẽ bụng sẽ bị tổn thương, nhưng bụng lại hoàn toàn không bị rách bể, thân thể vẫn nguyên vẹn. "Thân thể vẫn nguyên vẹn" có thể giải thích theo hai cách. Có thể nói là thân thể của những con giun-sán vẫn toàn vẹn chẳng bị tổn thương chút nào, vẫn còn sống, khoẻ mạnh. Cũng có thể nói là bụng ông vẫn toàn vẹn không bị tổn thương.
Cảnh giới này gọi là "tinh minh lan ra thân thể". Một ánh sáng rất là trong suốt tràn ngập khắp thân thể của ông. Thực ra chẳng phải quý vị đưa tay vào trong bụng mình để nhặt giun-sán ra, mà tự nó từ trong thân quý vị trào ra. Ðây chỉ là cảnh giới nhất thời do tinh tấn công phu, chẳng phải là chứng Thánh. Cảnh giới này là tạm thời không phải thường xuyên như vậy. Nếu là cảnh giới xảy ra thường xuyên thì tình huống khác hẳn. Ðây không phải cảnh giới khi chứng quả Thánh. Nếu không nghĩ mình chứng quả Thánh thì gọi là cảnh giới tốt. Sẽ là tốt đẹp, không gây lên vấn đề gì nghiêm trọng. Còn nếu nghĩ mình đã chứng quả Thánh thì liền bị tà ma dẫn dụ. Nếu ông cho rằng: "Ta vừa chứng Thánh quả, ta có thể lấy những trùng sán này từ trong bụng ra. Các người thấy chẳng phải tuyệt diệu hay sao? Các người đâu được cảnh giới như thế!" Nếu ông mống tâm cống cao ngã mạn, một khi khởi tâm đắm trước vào cảnh giới liền sẽ bị ma vương dẫn dụ mà thành quyến thuộc của nó.

3. Nghe Tiếng Thuyết Pháp Giữa Hư Không
KINH VĂN:
Lại nữa, nếu dùng tâm, quán xét tinh tường trong ngoài, khi ấy hồn, phách, ý, chí, tinh, thần sẽ giao tiếp nhau, thay phiên làm khách, làm chủ, nhưng không ảnh hưởng đến sắc thân. Rồi bỗng dưng nghe giữa hư không có tiếng thuyết pháp, hoặc nghe mười phương đều diễn bày nghĩa lý thâm mật. Cảnh giới này gọi là: "Tinh thần thay phiên nhau khi rời xa, khi kết hợp để cùng nhau gieo trồng những hạt giống tốt". Nhưng đó cũng chỉ là trạng thái nhất thời chẳng phải là chứng Thánh. Nếu chẳng nghĩ mình đã chứng Thánh thì đó là cảnh giới tốt. Nếu nghĩ mình đã chứng Thánh thì rơi vào tà ma.

Giảng:
Lại nữa, nếu dùng tâm, quán xét tinh tường ánh quang minh sáng suốt nhiệm mầu trên, cứu xét trong ngoài, cầu đến chỗ tinh sâu. Hồn phách trải qua một sự thay đổi. Có ba hồn và bảy phách (vía) ở trong thân thể con người. Tôi đã đề cập đến mười anh em này trước rồi. Một số trong mười hồn vía ấy, chỉ có tai hoặc mắt, có trường hợp chỉ có mũi nhưng không có môi, mắt, tai. Mỗi trường hợp chỉ làm chủ một giác quan, thiếu năm giác quan kia, thế nên nó không có tác dụng riêng lẻ, độc lập. Nó phải hợp tác hỗ tương với nhau như một đội bóng. Những ai có tai sẽ giúp cho người không có tai, ai có mắt giúp cho người không có mắt. Nó hỗ trợ giúp đỡ cho nhau. Mười thứ hồn phách ấy cùng với ý, chí, tinh, thần sẽ giao tiếp nhau nhưng không ảnh hưởng đến sắc thân. Chúng thay phiên làm khách, làm chủ. Nó thay đổi vai trò hỗ tương giúp đỡ lẫn nhau, nó thay nhau đóng vai chủ và khách.
Rồi bỗng dưng nghe giữa hư không có tiếng thuyết pháp. Có người đang thuyết pháp giữa hư không. Ai vậy? Ông nghe được tiếng nhưng không thấy được hình, thực ra đó chỉ là ý, chí, tinh và thần của chính ông, nó thay phiên nhau đóng vai chủ và khách để giảng pháp. Hoặc nghe mười phương đều diễn bày nghĩa lý thâm mật. Ông có thể nghe tiếng giảng pháp từ giữa không trung. Sao vậy? Vì sự công phu tu tập của ông trong những đời trước ông từng nghe giảng rất nhiều kinh pháp, nên hồn, phách, ý, chí, tinh và thần của ông không không quên. Thế nên trong đời này, khi ông dụng công dồn ép đến cực điểm thì những kinh nghiệm trong quá khứ chợt trào ra. Trạng thái này gọi là: "Tinh thần thay phiên nhau khi rời xa, khi kết hợp để cùng nhau gieo trồng những hạt giống tốt". Nó cùng hợp tác với nhau, cùng lập thành một dây, cùng nhau kết nhóm, cùng nhau tách rời ra. Chúng có thể giảng nói Phật Pháp khiến cho ông có thể hiểu được những điều mà trước nay ông chưa hiểu. Vậy nên ông mới có thể gieo trồng những chủng tử tốt cho đời sau. Ðó chỉ là trạng thái nhất thời, không phải là thường xuyên, không phải là chứng Thánh. Ðừng khởi ý tưởng cho rằng trạng thái này rấy vi diệu, rồi nói: "Hãy xem ta đây, ta chẳng cần đến nơi Pháp hội, ta có thể nghe giảng pháp ở trong không trung bất kỳ khi nào ta muốn". Ông có thể được nghe giảng pháp nhưng cũng không có nghĩa là ông đã chứng Thánh. Nếu chẳng nghĩ mình đã chứng Thánh. Nếu ông không trở nên tự mãn, không tự cho rằng mình là kẻ phi thường, nếu không muốn dối gạt mọi người thì đó là trạng thái tốt. Giả sử như ông nói: 
- Ồ tôi có thể nghe pháp ngay cả khi chẳng ai giảng nói cả. Anh có được điều ấy không?
- Không!
- Thế mà chuyện ấy lại đến với tôi.
Nếu ông quảng cáo (khoe khoang ) để mong có người tin ông, thì điều gì sẽ xảy ra? Nếu ông nghĩ rằng mình đã chứng Thánh thì liền rơi vào tà ma. Một khi ông mống tâm cống cao, tự mãn cho mình là ghê gớm liền bị bọn ma nhập vào. Chúng nhập vào ông để làm gì? Ðể làm ông đọa lạc, để làm ông trở thành quyến thuộc của chúng.

4. Phật Hiện Thân
KINH VĂN:
Lại nữa khi tâm lặng yên, tỏ lộ, sáng suốt, thấu triệt, ánh sáng từ tâm chiếu khắp cả mười phương thành sắc Diêm Phù Ðàn. Tất cả loài hữu tình đều hoá thành Như Lai. Lúc ấy, bỗng thấy Ðức Phật Tỳ Lô Giá Na ngồi trên đài Thiên Quang, có ngàn Ðức Phật vây quanh, trăm ức cõi nước cùng với hoa sen đồng thời hiện ra. Cảnh giới này gọi là: "Tâm và hồn tiêm nhiễm sự linh ngộ" Khi tập trung tham cứu đến tận nguồn tâm thì ánh sáng từ trong tâm chiếu khắp cõi nước. Ðây chỉ là trạng thái tạm thời, không phải là chứng Thánh, nếu không nghĩ mình chứng Thánh gọi là cảnh giới tốt, nếu tự cho mình là Thánh thì liền rơi vào tà ma.

Giảng:
Lại nữa khi tâm lặng yên thanh tịnh, tỏ lộ, sáng suốt tột bậc. Ánh sáng từ trong tâm chiếu khắp cả mười phương thành sắc Diêm Phù Ðàn. Ánh sáng rực rỡ tỏa chiếu từ trong tâm, khắp mười phương cõi nước đều phủ mầu Diêm Phù Ðàn. Tất cả loài hữu tình (thai sanh, thấp sanh, hoá sanh, noãn sanh ) và tất cả các loài chúng sanh khác đều hoá thành Như Lai.
Lúc ấy, bỗng thấy Ðức Phật Tỳ Lô Giá Na. Tỳ Lô Giá Na (Vairochana) nghĩa là "suốt khắp mọi nơi" là danh hiệu của Ðức Phật. Ngài không hiện hữu riêng ở một nơi nào, vậy nên chẳng nơi nào mà Ngài không hiện hữu, thân thể của Ngài trùm khắp mọi nơi. Người này bỗng nhiên thấy được đức Phật Tỳ Lô Giá Na, vị Phật có thân trùm khắp mọi nơi. Ngồi trên đài làm bằng ánh sáng của cõi trời (Thiên Quang) hiển bày thân cao ngàn trượng. Ðức Phật Tỳ Lô Giá Na được ngàn Ðức Phật vây quanh cùng với trăm ức cõi nước cùng với hoa sen xanh, vàng, đỏ, trắng đồng thời hiện ra. Cảnh giới này gọi là: "Tâm và hồn tiêm nhiễm sự linh ngộ" Ông đừng cho rằng cảnh giới này là thật. Tâm và hồn phách ông bị ảnh hưởng, nhiễm bởi một dạng linh cảm của giác ngộ. Do vậy nó không thật. Khi tập trung tham cứu đến tận nguồn tâm thì ánh sáng từ trong tâm chiếu khắp các cõi nước. Khi tâm ông được sáng suốt sẽ chiếu khắp cả mọi thế giới. Ðây chỉ là trạng thái tạm thời, không phải là chứng Thánh. Những gì đang diễn ra không phải là lâu dài vĩnh viễn. Ông chẳng phải là đã chứng Thánh quả. Nếu không nghĩ mình chứng Thánh thì gọi là cảnh giới tốt. Còn nếu tự cho mình chứng Thánh thì liền rơi vào tà ma. Nếu ông nói: "Thật tuyệt diệu! Ta vừa thấy Ðức Phật Tỳ Lô Giá Na. Ông có thấy chăng? Công phu của ông chẳng sâu bằng tôi, tôi thật là đã đạt được điều ấy". Một khi ông khởi lên niệm như vậy thì ma vương liền đến lôi kéo ông vào địa ngục.
(còn tiếp)  

How to Crochet : How to Crochet Flowers

Large Wheel Stitch - Catherine's Wheel - Harlequin - Crochet Blanket

Crochet - 1 Catherine Wheel Stitch - Starting A Blanket

The Art of Crochet by Teresa - How to Crochet a Shell Scarf

Loopy Crochet Granny Square - Part 2

Loopy Crochet Granny Square - Part 1

Art of Crochet by Teresa - Multi Color Crochet Pansy

Cheerful Crochet Flower

Baby High Top Bootie - Toddler/Child Size

Stripe Crochet Baby Beanie

Mẫu móc Hoa cúc - phần 1

Sunday, November 28, 2010

Vị A La Hán 7 Tuổi (Chú Tiểu Hiền Trí)

(Trích "Truyện cổ Phật giáo")
Thuở Phật Ca Diếp còn tại thế, Ngài có một tăng đoàn gồm 20.000 (hai mươi ngàn) tỳ kheo đã diệt tận các lậu hoặc. Mỗi khi du hóa một nơi nào, tất cả các Tỳ kheo ấy đều theo Phật Ca Diếp, cũng như 1250 Tỳ kheo thường đi cùng với Đức Bổn Sư Thích Ca vậy.
Một hôm, Phật Ca Diếp và Tăng chúng của Ngài đi đến thành Ba La Nại, dân chúng đua nhau đến đảnh lễ cúng dường và nghe Ngài thuyết pháp. Sau khi thọ thực xong, Phật nói lời tùy hỷ công đức như sau:
- “Này các cư sĩ, trong thế gian có bốn hạng người. Thế nào là bốn?
Một là những người tự mình làm phước bố thí, nhưng không khuyến khích kẻ khác làm. Hạng người này, trong tương lai được giàu có nhưng không được nhiều người theo.
Hai là những người khuyên kẻ khác bố thí, nhưng tự mình không bố thí. Hạng người này đời sau có phước báo được đông người theo, nhưng không có của cải.
Ba là những người tự mình không bố thí cũng không khuyên người bố thí. Hạng người này đời sau không có của cải cũng không có người theo, phải sống cô độc, ăn cơm thừa của kẻ khác.
Bốn là hạng người vừa tự bố thí, vừa khuyên người bố thí, hạng người này trong tương lai sẽ được cả hai phước báo: giàu có và đông người theo”.
Khi nghe như thế, có một người khởi lên ý nghĩ: “Ta cố làm sao để được hai phước ấy”. Rồi vị ấy đến đảnh lễ Phật, bạch rằng:
- Bạch Thế Tôn, xin Ngài đến thọ thực làng con vào ngày mai, để chúng con được phước cúng dường.
 Phật Ca Diếp hỏi lại:
- Ngươi muốn cúng dường bao nhiêu vị Tỳ kheo?
- Bạch Thế Tôn, Tăng chúng của Ngài gồm bao nhiêu?
- Hai mươi ngàn.
- Bạch Thế Tôn, ngày mai xin Ngài  đem theo tất cả Tỳ kheo ấy.
Đức Phật nhận lời. Người kia cầm một mảnh bối diệp (xưa dùng lá cây khô để viết chưa có giấy) trở về làng, rồi đi từng nhà khuyên sửa soạn cúng dường Phật và chư Tăng tùy khả năng của mỗi gia đình. Có nhà tình nguyện cúng dường 500 vị, nhà 200 vị, nhà 100 vị, nhà 50 vị v. v. . . Người kia đều ghi dấu vào lá bối để hôm sau thỉnh đúng số Tỳ kheo đến từng nhà. Trong làng, có một gia đình rất nghèo đến nỗi ông chủ được mệnh danh là “ông Chúa Nghèo”. Người kia cũng không quên ghé vào nhà Chúa Nghèo để tạo phước cho ông ta. Khi Chúa Nghèo nghe người kia muốn mình cúng dường chúng Tỳ kheo thì giật bắn người lên:
- Ối bạn ơi! Bạn coi nhà cửa tôi đây, đến một chỗ ngồi cũng không có, làm sao tôi cúng dường gì được? Tôi có đồng xu nào đâu? Hãy đến những nhà cao cửa lớn kia!
- Này bạn, không phải chính vì vậy bạn mới nên nhân cơ hội này mà gieo giống phước sao? Vì sao bạn phải nghèo? Phải chăng bạn chưa từng giúp ai một chút gì cả?
Chúa Nghèo ngẫm có lý bèn ưng thuận:
-  Được. Vậy thì xin bạn ghi cho tôi cúng dường một vị tỳ kheo.
Người kia bằng lòng nhưng không ghi vào lá vì y nghĩ rằng một vị thì ít quá, chẳng cần ghi làm gì. Y từ giã, tiếp tục đi phổ khuyến.
Chúa Nghèo gọi vợ ra, cho hay ý định cúng dường một vị Tỳ kheo của mình, và đề nghị với vợ cùng đi làm mướn để đủ tiền sắm sửa các thứ. Người vợ bằng lòng ngay và cả hai cùng đi đến một nhà phú hộ. Nhà này sẳn lòng mướn hai vợ chồng làm việc một buổi chiều hôm ấy để chuẩn bị cho việc cúng dường hôm sau. Họ mướn Chúa Nghèo giã gạo, còn bà vợ thì gánh nước. Hai vợ chồng làm việc rất hăng hái, nét hân hoan lộ hẳn trên gương mặt, đến nỗi chủ nhà hỏi nguyên do. Khi được biết họ làm mướn để có tiền mua thực phẩm cúng dường một vị Tỳ kheo, phú ông cảm khái, trả công gấp bội. Với số tiền nhận được họ mua ít gạo thơm hảo hạng, trái cây quí và ít đồ vặt vãnh để nấu nướng.
Sáng hôm sau, Chúa Nghèo dậy sớm đi hái rau bên bờ sông về cho vợ làm thức ăn. Một người đánh cá hỏi:
- Chúa Nghèo hái rau làm gì sớm thế?
- Tôi hái rau để cúng dường một vị Tỳ kheo.
- Thế à! Vị nào ăn rau của Chúa Nghèo cúng dường chắc là hên lắm đó.
- Thôi tôi đi đây, sắp tới giờ cúng dường rồi.
Chúa Nghèo sung sướng đem rau về cho vợ. Khi ấy, từ trong tịnh xá của Ngài, Phật Ca Diếp đã biết được một người nghèo đang thành tâm sửa soạn cúng dường một vị Tỳ kheo. Ngài cũng biết được rằng tất cả chúng Tỳ kheo đã được sắp đặt vào từng nhà, mỗi nhà sẽ cúng dường một số Tỳ kheo. Duy chỉ có nhà Chúa Nghèo chỉ cúng có một vị, người phổ khuyến quên ghi vào lá, do đó mà y đã không chừa một người nào cho Chúa Nghèo. “Vậy chỉ còn ta để cho Chúa Nghèo gieo ruộng phước”, Phật nghĩ thế, và Ngài lấy làm hoan hỷ, vì Phật vốn thương những kẻ nghèo cùng. Vừa khi Ngài có ý định như vậy, thì vua trời Đế Thích cảm thấy chiếc ngai vàng đang ngồi rung mạnh, “Có chuyện gì thế?” Vua trời ngẫm nghĩ, và biết chính tấm lòng thành khẩn của Chúa Nghèo ở dưới thế đã làm chấn động đến chư thiên. “Ta phải giúp Chúa Nghèo một tay để sửa soạn món ăn cúng dường Phật”. Đế Thích cùng với vợ rời thiên cung bay xuống, hóa làm hai vợ chồng nghèo đang đi tìm việc làm. Đến gần nhà Chúa Nghèo, Đế Thích hỏi:
- Nhà có việc gì làm không? Cho chúng tôi làm với.
- Ông lão ơi! Chúng tôi có nhiều việc làm lắm, nhưng thú thật là chúng tôi không có tiền để trả công ông lão.
- Bạn làm gì thế?
- Chúng tôi làm thức ăn cúng dường vị Tỳ kheo.
- Ồ, việc phước ấy thì tôi cũng muốn hùn. Tôi không cần trả công đâu.
- Tốt lắm. Vậy lão hãy giúp chúng tôi.
- Xin vâng.
Rồi hai vợ chồng Đế Thích bước vào nhà, Đế Thích bảo:
- Bây giờ, để chúng tôi làm thức ăn cho. Bạn hãy đi thỉnh vị Tỳ kheo của bạn đi.
Chúa Nghèo đi đến vị phổ khuyến hôm qua. Y bảo:
- Ồ bạn! Tôi quên bẵng. Không còn vị Tỳ kheo nào cho bạn thỉnh vì tất cả đều nhận lời các nhà khác rồi.
Không thể nào tả nỗi tuyệt vọng lớn lao của Chúa Nghèo lúc ấy. Chúa Nghèo đấm ngực, lăn ra mà khóc.
-Trời đất ơi! Bạn hại tôi rồi! Suốt hai hôm nay, chúng tôi làm việc tối mắt tắt đèn để chờ đợi bữa trưa nay cúng dường một vị Tỳ kheo! Vậy mà bây giờ bạn bảo không còn vị nào! Bạn phải cho tôi một vị Tỳ kheo! Không thì tôi chết mất. Hu hu.
Quần chúng bu lại xem đông. Người kia bối rối năn nỉ:
- Này Chúa Nghèo, xin Chúa Nghèo đừng làm tội tôi nữa. Tôi lỡ đi mà. Chúa Nghèo tha cho tôi đi.
- Không biết! Phải cho tôi một vị Tỳ kheo! Hu hu, hu hu.
Túng quá, người kia đánh bạo đề nghị:
- Thôi chúa Nghèo hãy đứng dậy, tôi bày cho một cách này. Đấng Đạo sư chưa nhận lời của ai, vì rất đông vua chúa đại thần đều muốn thỉnh Ngài. Vậy bạn hãy đến thỉnh Ngài đi. Ngài rất thương những người nghèo chắc Ngày sẽ nhận lời bạn đấy. Ngài đang ngồi trong tịnh xá nói pháp cho các bậc thượng khách nghe.
Chúa nghèo nghe lời, đứng lên đi đến tịnh xá. Vua và đình thần đang nghe pháp, thấy Chúa Nghèo tiến tới thì ngăn lại (vì họ tưởng Chúa Nghèo đến xin đồ ăn thừa):
- Chúa Nghèo! chưa đến giờ ăn đâu.
- Tôi biết. Tôi đi thỉnh Phật về nhà tôi thọ trai.
Đức Phật mỉm cười, chìa cái bình bát của Ngài ra, trao cho Chúa Nghèo một cách thân mật. Chúa Nghèo ôm lấy bình bát của Phật vào lòng, mặt mày hớn hở như đứa bé vừa được kẹo. Các ông Hoàng và đại thần chạy theo đề nghị:
- Chúa Nghèo, hãy nhường cái bát ấy cho ta cúng thức ăn cho Phật. Ta sẽ cho Chúa nghèo 1000 đồng.
- Không bao giờ tôi nhường cái bát này cho ai dù có đổi bạc triệu.
Chúa Nghèo trân trọng ôm bình bát của Phật về nhà để bày thức ăn. Vua đang ngồi gần Phật ngẫm nghĩ: “Lão Chúa Nghèo chắc chẳng có gì ngon lành mà cúng dường Đức Thế Tôn đâu. Chi bằng ta sắm sẵn các thức ăn thượng vị đựng trong một cái bát khác, chờ khi Chúa Nghèo dâng lên Phật ta sẽ đổi thức ăn của ta cho Phật dùng.
Đến giờ thọ thực, Phật Ca Diếp đến nhà chúa Nghèo. Vua đi theo ý định như trên. Nhưng khi Phật vào nhà Chúa Nghèo, Đế Thích đã hóa trang để dâng Phật một bát đầy thức ăn mùi thơm bay khắp không gian. Vua đành thất vọng bẻn lẻn cáo từ Phật trở về.
Do phước báo cúng dường Phật Ca Diếp, Chúa Nghèo được sanh lên cõi Trời cho đến khi Phật Thích Ca ra đời mới trở xuống trần thế, sanh vào nhà một thí chủ thân tín của Ngài Xá Lợi Phất. Khi mang thai Chúa Nghèo người mẹ bổng thông minh khác thường, những người trong gia đình ai có bệnh tật gì đều được khỏi và trở nên thông tuệ. Do đó hài nhi được Tôn Giả Xá Lợi Phất đặt tên là Hiền Trí. Khi lên 7, Hiền Trí xin mẹ xuất gia làm đệ tử Tôn giả.
Tôn giả dạy cho chú tiểu những uy nghi phép tắc phải theo trước khi đưa chú vào thành khất thực. Lần đầu tiên ôm bát theo hầu thầy ra đường, chú hỏi Ngài khi thấy một con đê:
- Bạch Tôn giả, cái kia là cái gì?
- Chú tiểu, đấy là một con đê.
- Bạch Tôn giả, con đê dùng để làm gì?
- Để dẫn nước đi khắp nơi nào người ta muốn.
- Nhưng bạch Tôn giả, nước có hiểu biết gì không?
- Không đâu, chú tiểu. Nước là vật vô tri giác.
- Bạch Tôn giả, thế thì người ta có thể hướng dẫn một vật vô tri giác đến bất cứ chỗ nào người ta muốn hay sao?
- Chính vậy, chú tiểu
- Hiền Trí nghĩ: “Nếu người ta có thể hướng dẫn một vật vô tri tùy theo ý muốn thì tại sao ta lại không thể nhiếp phục tâm ý mình để chứng A La Hán quả?
Đi thêm một quãng, chú thấy những người làm tên đang hơ những cây tên trên lửa và nheo mắt nhắm để uốn chúng cho thẳng. Chú tiểu hỏi:
- Bạch Tôn giả họ làm chi vậy?
- Họ đang uốn những cây tên cho thật thẳng.
- Cây tên có lý trí không?
- Không nó là vật vô tri.
Chú tiểu nghĩ: “Nếu người ta có thể uốn nắn một vật vô tri cho thẳng theo ý muốn, thì ta cũng có thể nỗ lực điều phục tâm ý để chứng quả A La Hán
Một lát sau, hai thầy trò gặp những người thợ mộc đang đẽo bánh xe, chú lại hỏi:
- Bạch Tôn giả, họ làm gì thế?
- Đây là thợ mộc đang đẽo bánh xe.
- Bánh xe có lý trí không?
- Không, bánh xe chỉ chạy theo ý người muốn.
Khi ấy chú tiểu trao y bát cho thầy và bạch:
- Bạch Tôn giả, con muốn trở về tịnh xá.
Tôn giả Xá Lợi Phất không nói một lời đỡ lấy y bát trên tay chú tiểu. Chú tiểu vái chào thầy xong còn quay đầu lại dặn Tôn giả:
- Bạch Tôn giả, khi nào Ngài ăn xong xin đem thức ăn về cho con.
Tôn giả Xá Lợi Phất nhận lời và vốn cẩn thận, Ngài sợ chú tiểu ngủ ngoài trời có thể bị rắn cắn, hay sâu bọ đốt, bởi thế Ngài trao chìa khóa cho chú tiểu và bảo:
-  Hãy mở cửa tịnh thất của ta mà vào.
Chú tiểu vâng lời. Vào phòng Tôn giả, chú bắt đầu tỉnh tọa thiền quán. Khi ấy Đế Thích ở trên trời cảm thấy chiếc ngai vàng rung động, và nhận ra rằng chú tiểu Hiền Trí đang ngồi thiền quyết chứng quả A La Hán trong ngày đó, nên Ngài muốn giúp chú một tay. Ngài bảo thần mặt trời phải đi chậm lại, kéo dài buổi sáng ra trọn ngày, và sắc cho Tứ Thiên vương đứng gác bốn góc chùa, đuổi hết chim chóc ra khỏi vườn đừng gây tiếng động. Do đó, Kỳ  Viên tịnh xá trở nên yên tĩnh lạ thường. Thỉnh thoảng mới có một âm thanh rất nhỏ gây nên bởi một chiếc lá vàng lìa cành rơi xuống.
Trong khi ấy, Tôn giả Xá Lợi Phất vào nhà người thí chủ quen biết để khất thực. Gia chủ vừa mới mua thực phẩm về nấu nướng cũng vừa xong, ông đem đặt vào bát Ngài. Tôn giả định đem về cho chú tiểu như lời chú tiểu dặn nhưng gia chủ xin thỉnh Tôn Giả cứ dùng, sẽ còn phần khác để Tôn giả đem về. Tôn giả ngồi lại thọ thực.
Đúng lúc ấy, từ tư thất của Ngài, đức Phật Thích-Ca quan sát bằng Phật nhãn thanh tịnh thấy chú tiểu có thể chứng quả A La Hán trong vài giờ nữa, nhưng nếu Tôn giả Xá Lợi Phất mà về lúc này, đem thức ăn vào phòng cho chú tiểu thì lỡ mất dịp đắc quả của chú. Do đó Đức Phật quyết định đi đến tịnh thất của Tôn giả để đón đường. Vừa khi Tôn giả trở về, Ngài gặp ngay đức Đạo Sư đứng trước cửa. Tôn giả thi lễ, đức Đạo Sư hỏi vị thông tuệ của Ngài về một số câu hỏi trong luận tạng, chỉ cốt kéo dài thời gian cho chú tiểu có thể đắc quả. Khi biết Hiền Trí đã chứng quả, Ngài bảo Tôn giả Xá Lợi Phất:
- Bây giờ, này Xá Lợi Phất, hãy đem thức ăn vào cho chú tiểu Hiền Trí đi.
Tôn giả khỏ cửa. Chú tiểu bước ra đỡ lấy bát trên tay Ngài đặt xuống một nơi, rồi bắt đầu quạt cho Ngài. Tôn giả bảo:
- Này chú hãy ăn sáng đi.
- Bạch Tôn giả, còn Tôn giả thì sao?
- Ta đã ăn rồi.
Khi chú tiểu mới ngồi xuống quán tưởng năm điều rồi thọ thực. Khi chú đã ăn xong, rửa bát và dọn dẹp xong, thì mọi sự mới trở lại bình thường: Mặt trời bắt đầu lặn, trăng từ từ lên, Tứ thiên vương hết canh gác bốn góc chùa. Đế Thích trở về thiên cung ngồi vào chiếc ngai vàng thường lệ. Chúng Tỳ kheo bảo nhau:
- Thật kỳ lạ! Hôm nay buổi sáng hầu như dài suốt cả ngày, mà buổi chiều lại ngắn có một khoảnh khắc. Tại sao thế nhỉ?
Đức Đạo Sư giải thích:
            - Đúng thế, này các Tỳ kheo, chính vì chú tiểu 7 tuổi kia phát tâm chứng quả A La Hán, mà tất cả trời Đế Thích, Tứ Thiên Vương, thần mặt trời, thần mặt trăng đều hỗ trợ cho công việc của chú ấy và để canh chừng, chính Như Lai cũng đã phải bỏ cả thì giờ nghỉ ngơi cho chú bé, một người nhân quán sát con đê dẫn nước, thợ làm tên, người làm bánh xe, mà quyết tâm nỗ lực thiền định để chứng quả vị bất lai.
“Người đào đê dẫn nước. Người làm tên uốn tên
Thợ mộc đẽo gỗ, còn người trí thì lo điều phục tâm mình”
(Pháp cú 80)

Dứt Bỏ Ảo Tình


Từ khi Phật Thích Ca Mâu Ni lại thành Xá Vệ thuyết pháp, giáo hóa đại chúng thì nhân dân toàn thành này trở nên có đạo đức, có lễ độ, lại biết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, khiến cho nước Xá Vệ biến thành một cực lạc quốc. Tin này truyền đi gần xa, có một số người khác đạo ở nước La Kiệt Kỳ rất khâm phục uy tín Ðức Phật, liền không quản đường xá xa xôi, cố tìm đến nước Xá Vệ để cầu Phật dạy bảo. Nhưng trong khi chưa gặp được Ðức Phật thì bỗng xảy ra một chuyện rất trái ý ở giữa đường.
Số là nước Xá Vệ ở vào xứ nóng, thường có nhiều rắn độc, một khi rắn đã cắn phải người thì người ấy tức khắc chết liền, không có cách nào cứu sống được.
Hôm đó, người viễn khách vừa tới ngoài thành, ngồi nghỉ dưới bóng cổ thụ, nhìn xuống bên đường, thấy hai người, một già một trẻ, đang cuốc đất. Bỗng đâu có con rắn độc núp trong cỏ nhảy ra mổ chết người ít tuổi, người nhiều tuổi bỏ cuốc chạy lại thấy người ít tuổi đã tắt thở thì hơi lộ nét buồn rồi thản nhiên quay lại chỗ cũ cuốc đất.
Viễn khách thấy thái độ ấy làm lạ, liền tiến lại bên cạnh ông già mà hỏi rằng:
- Này cụ! Thanh niên vừa chết kia có là con cháu hay là gia nhân cụ?
Ông già đáp cách tự nhiên:
- Hắn là con tôi.
- Ủa, lệnh lang bị rắn cắn chết sao cụ lại không kêu gào khóc lóc thảm thiết như người xứ chúng tôi thường làm?
- Nó là con trai tôi đó, nhưng bây giờ đã chết rồi, thiết tưởng dù có khóc than chỉ là thêm phiền não mà cũng chẳng cứu sống lại được. Vậy khóc than có ích lợi gì?… Trầm ngâm một lúc, ông lão nói tiếp:
- Ông ạ! Con người ở đời trước sau thế nào cũng chết, khác nào như mọi sự vật, có thành tựu thời phải có hoại không, đó là hiện tượng tự nhiên của tuần hoàn, nếu mà lúc sống gây nhiều nhân thiện thì sau có báo ứng tốt, nhược bằng gây nhiều nhân ác thì có ác báo không sai. Nay đã chết rồi, thì dầu gì chăng nữa cũng là thừa.
Ông già nói xong thấy khách suy nghĩ đờ đẫn người ra liền hỏi:
- Phải chăng ông định tiến vào thành? Tôi muốn cảm phiền ông giúp cho một việc, phỏng có được không?
- Có việc gì xin cụ cứ nói!
- Thế thì hay lắm! Ðây: nhà tôi ở ngay cổng thành đi vào, quẹo sang bên phải bỏ gian đầu đến gian thứ hai ấy chính là nhà tôi. Vậy xin ông, khi đi qua, ghé vào nói giúp với bà nhà tôi rằng: Ðứa con đã chết, vậy trưa nay chỉ đem một xuất cơm cho tôi ăn mà thôi.
Viễn khách nghe ông già dặn thì điếng người, vừa đi vừa tự nghĩ: Ông già này keo quá, con đã chết mà còn đếm xỉa đến cả bữa cơm… Thật cả thế gian này cũng không đâu có người cha đến như thế! Kịp khi qua cửa thành, quẹo sang bên phải, cách hai nhà, quả nhiên thấy bà cụ vừa vặn đứng ở ngoài cửa. Viễn khách liền thi lễ và nói:
- Thưa bà, con trai bà bị rắn cắn chết, ông có nhắn tôi về bảo bà chỉ cần đem một suất cơm cho ông thôi.
Bà nghe khách nói xong thì tỏ vẻ buồn rầu thoáng qua nét mặt rồi trân trọng cảm tạ khách, viễn khách lấy làm lạ lùng hết sức và tự hỏi: “Tại sao bà nghe tin con chết mà không kinh hoảng hoặc té xỉu người đi???”. Liền hỏi luôn:
- Này bà, xin thứ lỗi cho tôi hỏi câu đường đột: Bà không thương xót lệnh lang hai sao?
Bà lão thong thả đáp:
- Thưa ông! Cái đạo con cái với cha mẹ là tự túc nhân nghiệp báo nên mới có sự thác sinh vào nhà chớ không phải là do cha mẹ mời vào mà được, đến khi họ chết, cũng là do mãn nhân, mãn nghiệp mà họ đi, nên cũng không thể lưu họ lại. Cha mẹ khác nào như người chủ quán trọ chiều nay có khách lại ngủ đỡ, sáng mai hay ngày kia khách lại ra đi, chủ quán không thể lưu lại. Ấy sự liên quan giữa cha mẹ và con cái cũng thế đó. Vậy thì: Có thương tiếc hay kêu gào khóc lóc liệu có thể cứu sống lại được người đã chết không? Hay chỉ là gây thêm phiền não mà chẳng có ích gì?
Nghe câu trả lời của bà cụ, khách rất hoang mang cho rằng vợ chồng ông già này quả thật là xứng đôi vừa lứa. Cả hai đều có một tấm lòng sắt đá giống nhau. Giữa lúc này, từ phía trong nhà, một người con gái đi ra, bà lão giới thiệu là chị gái người vừa chết. Khách liền hỏi ngay:
- Em trai cô vừa bị rắn cắn chết, chắc cô thương xót lắm nhỉ?
- Thương xót là lẽ thường, nhưng thương xót có thể cứu người em sống lại được chăng? Tôi tưởng: Chị em một nhà, khác nào như các cây gỗ ở rừng hạ xuống đóng thành cái bè rồi thả vào nước cho trôi. Nếu sông hồ phẳng lặng thì bè trôi mãi, bằng có cơn phong ba bão táp nổi lên đánh tan chiếc bè thì mỗi cây trôi đi mỗi ngả, có bao giờ còn hy vọng lắp lại liền với nhau? Tình chị em cũng thế. Ðó là nhân duyên kiếp trước hợp rồi sinh vào một cửa. Tuổi thọ cũng tùy nghiệp báo, có người ngắn có người dài, và ngày chết cũng là vô thường, không sao biết trước được. Nay em tôi chết, mặc dầu tôi là chị hắn, nhưng tôi có làm gì được đâu? Huống chi là khóc với lóc, có phải không ông?
Người này đang nói, bỗng ở đằng sau, thấy một người đàn bà nữa tiến ra, khi nghe cô chị nói xong thì kêu lên:
- Thế ra chồng tôi đã chết rồi?
- Ðúng đấy! Chồng bà đã bị rắn cắn chết ở ngoài đồng. Vậy bà đau buồn lắm thì phải?
- Thưa ông! Chồng chết ai không đau buồn, nhưng cái đạo vợ chồng ở đời khác nào như đôi chim trong rừng, tối đến cùng ngủ một cành, sáng ngày lại bay đi kiếm ăn, nếu có duyên thì trở về cùng nhau, nhược bằng gặp tai họa thì mỗi con bay đi một ngả. Ấy nghĩa vợ chồng ở đời là thế, mỗi người có một số mạng riêng, không làm sao mà nói được rằng: Chồng chết thay cho vợ, hay vợ chết thay cho chồng. Như thế khóc lóc phỏng có ích gì?
Viễn khách nghe lời mọi người trong gia đình này nói ra thì lòng sanh hoài nghi cho thế tục nhân tâm ở xứ này, liền hối hận đã mất công tìm đến xứ này để học cái hay cái tốt của Ðức Phật giáo hóa dân chúng; nào ngờ dân chúng như thế hỏi còn học được cái gì ở đây? Chi bằng lui gót trở về quê hương xứ sở là hơn. Nhưng hồi lâu lại nghĩ: Mình chưa được gặp Ðức Phật đã nóng nảy phê bình một vài thái độ của dân, rồi vội vã quay về, như thế là hành động nông nổi chưa chín chắn, chắc sau này có điều phải ân hận… Vậy ta phải đến thẳng tịnh xá tại vườn Kỳ Viên, để được gặp Ðức Phật đã rồi sẽ hay. Nghĩ rồi, khách đi thẳng một hơi tới Tịnh xá và được ra mắt Phật.
Khi thấy Phật, khách khoan tay cúi đầu thi lễ, đoạn lui sang ngồi một bên, không nói không rằng: Ðức Phật đọc rõ ý kiến trong lòng khách, nhưng cũng cất tiếng từ bi hỏi:
- Tại sao viễn khách có bộ dạng buồn rầu?
- Bạch Thế Tôn, nhân vì con hy vọng một việc mà chưa được như ý nên trong lòng con không được vui vẻ.
- Có việc gì trái với bản tâm, tưởng cứ nói ra không nên để trong lòng phải ưu sầu không thể giải quyết được việc gì hết!
Lúc đó người khách mới thuật hết đầu đuôi câu chuyện đã gặp ở ngoài thành, cuối cùng khách phê bình thái độ của gia đình nông dân ấy là trái với tình đời.
Phật nghe xong mỉm cười dạy rằng:
- Ðiều mà viễn khách cho rằng trái với tình đời là thuộc về “nhân tính”. Còn chân lý thì không những không được thể hiện theo “nhân tính” mà còn phải tước bỏ nhân tính cho đến hết. Ðó mới thực là điều khẩn yếu của kẻ tu hành xuất gia.
Nghĩ một chút, Ngài nói tiếp:
- Viễn khách đây vì chưa hiểu chân lý, nên thấy gia đình nhà nông kia hành động như thế thì vội cho là “phản tình đời”. Nhưng đứng về mặt chân lý mà xét, thì những người ấy quả nhiên là không có hành động lỗi lầm, vì họ biết rõ thế nào là “cuộc đời vô thường”, nghĩa là con người đời không thể nào nắm giữ vĩnh viễn được cái “sắc thân” làm sinh mệnh bấy hủy bất diệt của mình. Kìa xem từ xưa tới nay, dù là phàm hay Thánh, cũng không ai có thể tránh được cái chết.
Nếu vì một cái chết mà cả nhà theo nhau khóc lóc đến phát đau, phát ốm thì sự khóc lóc ấy hỏi có ích lợi gì cho cả người sống lẫn người chết? Vả chăng, con người ngay từ lúc sơ sinh, đã nắm chắc lấy cái chết trong tay rồi. Nay thấy sự chết mà gây phiền não trong lòng quá đỗi thì ta “mê hoặc” chưa hiểu cái lẽ sống chết. Nên biết rằng “sống” và “chết” là hai đầu mối luôn luôn tiếp diễn và luân chuyển không lúc nào ngừng. Hễ đã biết rõ được như thế là đã giải thoát rồi.
Viễn khách nghe Ðức Phật giảng giải cho nghe một hồi thì lòng thoát nhiên tỉnh ngộ. Liền nguyện xin ở lại làm đệ tử của Phật và qui y Phật pháp tức thì. Viễn khách này sau trở nên một vị Tỳ kheo rất tinh tiến.

KHÚC CA PHẬT TÂM

(Dịch thơ: Thiền sư Thích Thanh Từ)
(Thiền viện: Trúc Lâm Yên Tử)
Phật! Phật! Phật! không thể thấy!
Tâm! Tâm! Tâm! không thể nói!
Khi tâm sanh tức là Phật sanh,
Bằng Phật diệt là lúc tâm diệt.
Diệt tâm còn Phật chuyện không đâu,
Diệt Phật còn tâm bao giờ hết.
Muốn biết tâm Phật, tâm sanh diệt,
Hãy chờ Di lặc sau sẽ quyết.
Xưa không tâm, nay không Phật,
Phàm Thánh trời người như điện phất.
Tâm thể không thị cũng không phi,
Phật tánh chẳng hư cũng chẳng thực.
Bỗng dưng khởi, bỗng dưng dừng,
Xưa nay qua lại luống lẩn quẩn.
Há chỉ chôn vùi nếp tổ tông,
Lại khiến yêu ma vào nhà lộng.
Muốn cầu tâm, chớ tìm ngoài,
Bản thể như nhiên vốn không tịch.
Niết bàn sanh tử buộc ràng suông,
Phiền não Bồ đề hư giả nghịch.
Tâm tức Phật, Phật tức tâm,
Linh diệu chiếu cùng kim cổ thông.
Xuân đến, tự hoa xuân mỉm miệng,
Thu về, đâu chẳng nước thu trong.
Bỏ vọng tâm, giữ chân tánh,
Khác nào tìm ảnh mà quên kính.
Nào hay ảnh vốn tự gương ra,
Chẳng biết vọng do từ chân hiện.
Vọng lên chẳng thực cũng chẳng hư,
Gương nhận không tà cũng không chính.
Vẫn không tội, vẫn không phúc,
Lầm sánh ma ni cùng bạch ngọc.
Ngọc có vết chừ châu có tỳ,
Tánh vốn không hồng cũng không lục.
Cũng không được, cũng không mất,
Bốn mươi chín ấy là thất thất.
Sáu độ muôn hạnh: biển sóng trào,
Ba độc chín tình: giữa không nhật.
Lặng! lặng! lặng! Chìm! chìm! chìm!
Tâm của muôn loài tức Phật tâm.
Phật tâm bèn với tâm ta hiệp,
Pháp vốn như nhiên suốt cổ kim.
Đi cũng thiền, ngồi cũng thiền,
Giữa lò lửa rực một cành sen.
Ý khí mất đi thêm ý khí,
Được an tiện đấy cứ an tiện.
Chao! chao! chao! Ối! ối! ối!
Bọt trong biển cả uổng chìm nổi.
Các hạnh vô thường thảy thảy không,
Linh cốt tiên sư tầm đâu tá!
Thức thức tỉnh! Tỉnh tỉnh thức!
Dẫm đất bốn bề chớ lệch nghiêng.
Ai có như lời tin được vậy,
Đạp đảnh Tỳ lô bước bước lên.
 
Hết!

Friday, November 26, 2010

Kiếp Phù Du_1 ĐĐ Thích Thiện Thuận giảng

Kiếp Phù Du_2 ĐĐ Thích Thiện Thuận giảng

Kiếp Phù Du_3

Đời vô thường,hạnh phúc mong manh

Mới sáng sớm thức  dậy ,chồng nhận được cú phone con của người bạn làm chung mới 1 tuổi bị bệnh chết ,làm cả buổi sáng 2 vợ chồng ngồi rưng rưng,tội nghiệp thằng bé qúa,hồi lúc 6 tháng thằng bé  đang khỏe mạnh bình thường nhưng khi đi bác sĩ chích ngừa về là ngày sau cái chân bị đau và từ từ teo lại,và từ đó bé vô nhà thương điều trị,bác sĩ cũng khg tìm ra bệnh gì ? Và thế là bị liệt từ từ lên tới nửa người ,và đến bây giờ thì nghe được hung tin, khg biết sao từ ngày có con đến giờ mỗi khi nghe bé nào bị gì là tự nhiên CN muốn khóc,tội qúa đi thôi.Làm hại hồi sáng tới giờ cả nhà im ru,2 vợ chồng mắt đỏ hoe,muốn giúp đỡ mà ông ấy nói chưa cần,khg biết giúp được gì đây.....Bởi vậy mới ngộ ra kiếp người thật mong manh,đâu dám bảo đảm mình sống tới 100 tuổi chứ, khi vô thường tới thì như thằng bé mới 1 tuổi cũng phải ra đi thôi,tội nghiệp ba ,mẹ bé khóc qúa trời mỗi khi có người hỏi thăm bệnh tình của bé,giờ thì khg biết sao qua nỗi,Phật nói "Cái khổ nhất của con người là người mình thương nhất bị chết" ,thật vậy đó,CN đã trải qua nên biết cái khổ đó,nó đau đớn tận cùng,khg biết sao mà diễn tả nổi.....

Thursday, November 25, 2010

Bánh chuối hấp



Vật liệu:
-3 cups bột mì tinh
-1 cup bột gạo
-1 cup rưởi đường cát trắng ( Domino sugar)
-15 giọt màu vàng
-3 cups nước.
-Chuối chín  (đừng mùi qúa cũng có  khg ngon,CN làm chuối vừa chín )

Cách làm:

Dùng xửng khg dính (non stick) ,đổ dầu ăn vào(cho đừng bị dính xửng),sau đó bột đã pha chuối vào và đổ đừng dầy qúa khoảng gần 1 inch ,hấp khoảng 20 phút và  lấy đủa   thử khg dính là bánh chín. Để cho nguội thật nguội mới lấy ra thì bánh mới khg bị bể. CN cho vào tủ lạnh 1 chút  là OK rồi ,đem ra là đắc lắm đó,khỏi cần nước cốt dừa mà cũng muốn sạch dĩa.
Năm nay làm món này đem qua tiệc Thanksgiving,năm nào bà chị dâu cũng làm rất nhiều đồ ăn,chị ấy nấu đồ ăn là ngon gấp mấy lần nhà hàng,cho nên CN chỉ làm desert đem qua thôi ,món này năm nào cũng rất đắc,ăn xong là thiên hạ ùn ùn xin món này về.....

Khoai tây chiên

 Khoai tây này là CN mua loại khoai tây màu đỏ,loại red potatoes ,về xắt cọng dầy dầy và đem deep fried(bỏ dầu thật nhiều và chiên),mới chiên nóng nóng ăn rất ngon,ở ngoài giòn giòn ,trong thì bùi bùi...nhưng khi ăn xong thì phải uống trà xanh cho tan bớt mỡ.....Cái này là mấy đứa con nít khoái lắm, ăn hoài khg ngán làm nhanh ,gọn . Loại đông lạnh đem về mà nướng hay chiên bị hôi qúa,làm vậy fresh ăn ngon hơn....

Mì căn kho quẹt


                               Xì dầu này mà cắt ớt trái bỏ vào ngâm cả tuần thì ăn với cơm khg cũng ngon lắm.


Món này CN làm 4,5 lần rồi , nhưng hôm nay mới làm vừa ý và nước nêm ngon lắm ( vì độ ngọt mặn đậm đà,CN thì thích đồ kho hơi ngọt,bạn nào khg thích ngọt thì bớt đường)

- 2 cây mì căn xắt miếng vừa vừa.
-2 muỗng canh bột nêm chay
-1/3 cup soda dừa
-2 muỗng canh đường
-4 muỗng canh xì dầu Kikoman soy sauce(như hình trên)
-1/4 cup nước lạnh
-1 muỗng càfê  tiêu xay nhuyễn
Ướp xong bỏ tủ lạnh khoảng 24 giờ cho thấm. Khi kho thì vặn lửa lớn cho đến khi gần cạn thì vặn lửa riu riu lại,loại xì dầu này màu đậm sẵn nên khỏi cần nước màu,và có đường và soda nhiều nên nó quyện lại sệt  sệt  ,các bạn chỉnh lại độ ngọt mặn cho vừa ăn,vì mỗi gia đình mỗi khẩu vị khác nhau. Món này mấy người ăn mặn mà ăn cũng rất thích,ăn thua là nêm đậm đà thì khg có gì chỉ kho quẹt thôi ăn cũng ngon,chúc các bạn chế biến thành công nhiều món chay ngon để cho những con thú đáng yêu khg bị chết ....




Wednesday, November 24, 2010

Ta là ai - 1 ???? - ĐĐ Thích Thiện Thuận giảng ( rất hay )

Ta là ai 2 ???? - ĐĐ Thích Thiện Thuận giảng ( rất hay )

Ta là ai 3 ????- ĐĐ Thích Thiện Thuận giảng ( rất hay )

Tuesday, November 23, 2010

CÁC CHẤT ĐỘC HẠI

Bột nghệ: Bột nghệ là một thuốc sát trùng (antiseptic) rất mạnh, là
một antibiotic thiên nhiên (trụ sinh), có nhiều anti-oxidants (chống
lão hoá). Khi dùng nghệ tươi để tẩy sẹo mổ hay sẹo trứng cá (trẻ dậy
thì), thì vết sẹo lành thật nhanh và các mụn cũng bị tẩy sạch. Nghệ
tốt hơn các thuốc trị trứng cá vì vừa sát trùng, vừa lành vết thương,
vừa làm nhạt sẹo rất hiệu nghiệm. Chỉ trong vòng 1, 2 tuần là vết sẹo
lành, vết sẹo nhoà đi và không thấy vết mổ nữa.

Nếu ta trộn chung bột nghệ với mật ong thật và sống (không phải nước
đường, mật miá hay caramel - nước đường thắng như nước mầu) thì lại
thêm anti-oxidants và mạnh như natural antibiotic.

Cháu có người mợ khi chạy sang Mỹ thì bị lang beng, loang lổ cùng mặt.
Người con trai học bác sĩ lấy vợ bác sĩ Ấn độ, mách cho là bên gia
đình vợ dậy trộn bột nghệ (mua ở tiệm Ấn độ bao to cho rẻ) với mật ong
tươi (chưa nấu, mua ở local farmer's market), viên thành cục như ô mai
cam thảo. Sau khi phơi khô thì cho vào microwave cho khô kỹ thêm. Thật
ra mấy thứ sát trùng, antiobiotic này không thể mốc được. Mỗi ngày, mợ
cháu nhai 3 viên, sáng trưa chiều ba bữa. Chỉ trong 2-3 tháng là da
mặt trở lại bình thường, một mầu và trắng mịn như xưa.

Mỗi khi bị vết thương, sưng cổ họng... cần antibiotic, cháu cứ mua
Turmeric viên từ các health food stores, uống thay cho trụ sinh. Chỉ
2-3 ngày là hết sưng. Tuy nhiên, ta là người Á Đông cần để ý xem mình
có ăn món gì quá nóng (ớt, tỏi, sầu riêng, xoài, mít...), làm sưng cơ
thể, khơi dậy arthritis (sưng khớp xương) thì nên bớt đi và uống nước
mát. Nếu không chắc là bệnh gì thì nên nấu chè đậu xanh cả vỏ
(neutralizer, detox), rong biển (phổ tai, seaweed) hay ăn nhiều rau
ngò (1 bó cilantro 1 ngày - the best detoxifying herb) mà ăn. Chỉ
trong vòng 1 ngày là tống được các chất độc như chì (lead), kim nhũ
(mercury)... ra khỏi cơ thể. Những chất chemical và toxic metals rất
độc, làm cho gan, thận... bị tắc nghẹt và ngưng làm việc tẩy độc. Rau
ngò là binding agent, quện lấy các chất toxic metals và đẩy ra ngoài.

Cá (nục hay bất cứ loại cá nào) đã ươn hay mang toxic chemicals từ
water run off ( từ chemical plants, pesticides từ ruộng đồng...) có
thể làm  tắc gan, cứng gan và gan ngưng làm việc tẩy độc ngay. Cơ thể
ta có thể nhiễm trùng hay nhiễm độc trầm trọng và blood pressure cũng
như sugar level drop nhanh chóng. Mercury có thể ảnh hưởng đến luồng
điện trong cơ thể và óc, và làm ngăn cản (impair) những functions thật
basic nhất như thở, đi đứng, tim đập... và có thể gây nên epilepsy
(phong đòn gánh) hay bất tỉnh. Cá còn có thể đưa vào thân ta parasites
(ký sinh trùng) nếu ăn sống (sushi, sashimi, seviche, gỏi...) nấu chưa
chín hẳn hay chưa lọc sạch phần độc. Những ký sinh trùng có thể làm
shut down toàn cơ thể trong 24 tiếng, làm gan sưng vù và nghẽn các lục
phủ ngũ tạng, hay làm máu đóng cục, nghẽn các tinh mạch. Phổi không
thở được, thì không có air exchange là tim cũng shut down. Ông bố
chồng cháu ăn cá lúc 12 giờ trưa, 1 giờ là ngất siủ và blood pressure
dropped to nothing. Ông ta vào nhà thương, 5 ông bác sĩ không chẩn
được bệnh. Cháu hỏi một ông Nutritionist, chuyên về Toxicology thì
được biết như trên. Cháu vội chạy vào nhà thương, chỉ cho các đấng kia
biết và họ làm detox.

Parasites rất nguy hiểm, nhưng nguy hiểm bội phần khi chết hơn là khi
sống. Khi sống, nó có thể đục thủng thân ta, muốn đi đâu là đi, từ da
đến óc, làm ta bị chẩy máu toàn thân. Nếu nó lên óc thì có thể đứt
mạch máu óc, mù mắt... Tuy nhiên, khi chết, các bạch huyết cầu trong
thân ta bu lại, bám lấy con xác ký sinh trùng và tạo nên một cục to
như bướu (tumor), làm nghẹt sự lưu thông của mạch máu hay cản trở việc
làm của bắp thịt. Nếu bác có giờ, cháu mời bác tìm trong Internet
chương trình Monsters Inside Me để hiểu rõ hơn.

Nước ngọt (Coca Cola, Pepsi Cola... ) rất độc cho sức khoẻ vì nhiều lý do:

1. Đường refined, biến chế, tẩy trắng... rất addictive (dễ nghiện) hơn
bất cứ các chất độc khác. Trong cái lưỡi của người bình thường, các tế
bào phát triển trước hết là tế bào cho ta thưởng thức chất ngọt, xong
đến chua, mặn, đắng, chát và cay. Diet của người Mỹ chỉ có 3 vị là
ngọc, mặn và chua. Cơm Ấn độ có cả 6 vị. Chính vì thế mà người Mỹ hay
làm thức ăn và uống nhiều đường để bán cho nhiều hàng, dù biết là
đường trắng cũng như bột mì trắng (hoá ra glucose khi vào cơ thể ta)
làm gan ngưng làm insulin. Đó là khi ta mệt rũ ra và phài ăn thêm
đường hay kẹo. Sau một thời gian dài, ta mắc bệnh tiểu đường
(diabetes), tức là cơ thể không thể hấp thụ (metabolize) được đường từ
thức ăn và ăn đường vào là sẽ thải qua đường tiểu ra. Cơ thể trở thành
malnourished (thiếu dinh dưỡng) và nhiều phần bắt đầu chết dần.

2. Đường là nguyên do gây ra nhiều loại cancers.

Đường (refined sugar, refined starches, corn syrup...) là nguyên cơ
của nhiều bệnh ung thư (cancers). Nếu ta có thèm chất ngọt  thì nên ăn
trái cây hay dùng các loại complex sugar (mật ong, kẹo mạch nha, agave
nectar...), complex starches (gạo lứt) hay thay đường bằng lá cây
Stevia (zero calorie) hay Xylitol (natural sugar but zero calorie).
Xin chớ dùng Equal (Aspertame), Sweet & Low (Saccharin) hay Splenda.
Cơ thể ta không thể nhận ra các chất hoá học nhân tạo này và không
tiêu hoá được (metabolize). Các chất này đọng đầy các bộ phận detox
như gan, kidney, pancreas... và làm chướng ngại vật như đống rác. Một
ngày nào đó, cơ thể ta đầy rác rến, không làm việc nữa và đình công
vĩnh viễn.

Nếu bác lùi xa và quan sát lại xã hội Mỹ thì sẽ nhận định là xứ Mỹ
giầu có nhất nhưng cũng là sắc dân đứng hàng đầu về cancer, heart
attack, strokes, diabetes và bao nhiêu bệnh nhà giầu như depression,
gout... Nếu ăn theo đúng loại metabolic type của mình (Sympathetic hay
ParaSympathetic ) và theo đúng loại máu của mình (A, B, AB, O,
positive, negative...) thì sẽ không có bệnh gì. Ngoài ra môi trường
sống có những pollution thấy được (rác rến, Asbestos...) và loại không
nhìn thấy (Ozone, Radiation, Radon...). Có những nhà hay văn phòng xây
quá gần cột điện cao thế, làm chất sắt hay metals trong máu chạy bậy
bạ.

3. Các chất artificial flavoring rất độc. Mình không biết là các chất
đó có phải là thức ăn cho người hay là chất bậy bạ như mấy hãng vô
lương tâm bên Trung Hoa làm.

4. Carbon Dioxide làm nước có bọt có thể  tạo nên các bong bóng trong
cơ thể ta và gây nên vấn đề. Nếu thiếu kiến thức, nhiều khi các
chemists vườn pha các chất tẩm bậy, phạt nhau, làm hư hại cơ thể hay
tạo nên sạn trong thân.

5. Coca Cola, Pepsi Cola... rất nhiều chất độc mạnh, có thể dùng để
lau chùi bình điện đóng corrosion, hay chất rỉ sét, đóng vôi, đóng
nhựa. Chất acid rất tai hại dù lưỡi ta không cảm nhận được nhưng tiêu
thụ trường kỳ độc.

6. Chất phèn để lọc nước và preservatives để tránh hư thối cũng rất là
độc. Đó là những chất chemical hoá học, không phải là natural như
đường trong trái cây, gạo hay đậu thiên nhiên. Cơ thể ta không nhận ra
các molecules đó thì không tiêu hoá mà cũng không thải ra ngoài. Rốt
cục, người ta toàn là chất độc, chất acid, ký sinh trùng... trục trặc
hết chuyện này đến góc kia, gia tăng tốc độ của việc lão hoá cơ thể.

7. Nước bên Mỹ phải lọc từ chất chemical (pesticide, insecticide...),
rác rến (particles, mud...) đến minerals, metals độc. Các nước ngoài
không dùng các loại máy reverse osmosis nên có thể còn những chất này.
Tuy nhiên, nếu uống nước purified, reverse osmosis... thì cơ thể ta sẽ
thiếu chất minerals (khoáng chất) và thiếu ăn thức ăn tươi (thiếu
vitamins) thì óc không làm việc điều hoà, làm điện chạy liên tục thì
tư tưởng sẽ bị đứt đoạn, thiếu quân bằng, tứ chi rã rời, bủn rủn,
chóng mặt hay có khi nói năng lảm nhảm, không đầu đuôi. Minerals rất ư
quan trọng cho cơ thể ta làm việc chính xác. Ăn uống thiếu dinh dưỡng,
tiêu thụ thức ăn giả (margarine hay shortening, transfat, đường hoá
học, artificial flavoring, coloring...) sẽ làm cho cơ thể bị yếu dần.
Lúc ấy, các con bệnh, vi trùng (bacteria), siêu vi trùng (virus)... sẽ
xâm chiếm thân yếu như các ký sinh trùng (rong rêu, cây tầm gởi...)
xâm nhập ăn tươi nuốt sống cây yếu ớt. Từ từ, chúng tiêu hủy cơ thể
chúng ta.

Tốt hơn hết, ta nên ăn uống kỹ lưõng bằng cách học hỏi qua Internet.
Chưa bao giờ việc nghiên cứu dễ dàng, nhanh chóng và phong phú như
thời đại Information Age này. Tránh ăn thức ăn tiền chế (frozen TV
dinners, các thức của VN hoặc Trung Quốc làm sẵn...) và tránh pizza,
hamburgers, thức nướng cháy bén lửa (carcinogenic gây ra cancer), uống
nước ngọt, thịt chứa preservatives như bacon, ham, luncheon meats,
Spam, hot dogs, Vienna Sausages, lạp xưởng...

Ngoài ra, cháu xin lưu ý về vụ ăn chay, các thức giả cá, giả giò...
làm bằng đậu nành, rong biển, mì căn...

Nhiều món như các bác đã thấy là plastic. Ăn vào không tiêu nhưng nếu
không may mà thải ra, thì ở lì trong ta, làm tắc tị, nghẹt cứng đường
ruột hay trong ruột dư. Ngoài ra đậu nành dù mang tên là lành nhưng có
thể rất tai hại cho nhiều người. Đậu nành mimic (giả) estrogen, một
hormone có nhiều trong đàn bà nhưng thân đàn ông cũng có sản xuất một
ít. Nếu ta có quá nhiều estrogen thì sẽ gây ra hormonal imbalance, làm
xáo trộn cơ thể. Một người bình thường có trên 100 loại hormone thì
mới function hoàn hảo. Quá nhiều loại hormone này, thiếu hormone kia,
sinh ra nhiều bệnh. Đàn bà quá nhiều testosterone thì mọc râu rậm rạp,
giọng nói ồ ồ như vịt đực. Đàn ông ăn quá nhiều đậu nành thường hay có
giọng mái, thanh tao như đàn bà và ít râu ria, mặt mày láng coóng, da
mịn màng, đi đứng yểu điệu như con gái. Đây là loại estrogen
supplement các cô "boy" bên Thái Lan (hay Micheal Jackson) uống để
thêm nét con gái.

Thầy P. nhà ta làm trong Blood Lab, thế nào cũng hiểu nhiều hơn cháu
về các bệnh này. Nếu anh ta có máy hiển vi xem live blood test, thì có
thể nhìn thấy các hồng/bạch huyết cầu, đếm từng tế bào, các parasites
(run sán lải to nhỏ), các chất độc cũng như rác rưởi bơi lội trong
toàn thân ta. Đến đây, cháu xin ngừng vì viết mãi, dài dòng quá, sợ
bác đọc hơi ngán rồi. Cháu xin hẹn gặp bác trong lớp tối thứ 6 này.

Nếu bác muốn phổ biến những điều cháu viết, bác nhớ nhờ anh P. hay
bác nào có uy nghi hơn kiểm duyệt trước. Cháu cũng xin bác xoá bỏ tên
cháu, không thiên hạ lại đồn cháu mang nhiều bệnh quá, hoặc vạch áo
cho người xem lưng... họ hàng.
Bài này CN nhận được từ email  ....