Saturday, June 30, 2012

Không Nên Nương Tựa _ Thầy Thích Thông Phổ giảng

http://www.trangsuoitu.org/MP3-thongpho.htm

Dạo này khg biết sao CN vừa vướng mắc cái gì thì nghe được ngay băng giảng giải đáp được ngay gút mắc của mình ,lạ thật !  Vì CN nằm mơ thấy được mấy người ở cõi trời đang theo phò hộ  CN lắm  ,vì hồi xưa khi CN đang bị buồn chuyện gì qúa ,là CN nằm mơ thấy có 1 người nào đó dẫn CN lên cõi trời chơi ,và CN thấy 1 đám tiên nữ xúm lại dẫn CN đi chơi ,họ nói là chị em gì đó của CN hồi tiền kiếp ,nhưng CN thấy họ cái mặt lạ hoắc ,khg biết ai là ai hết .....mà thấy họ đối tốt với CN lắm nghe ,CN muốn gì là họ chìu mình hết biết ,mà CN thấy họ rất đẹp ,da của họ trắng lắm ,sáng như ánh sáng mặt trời vậy ,và khi đói bụng ,nghỉ tới thức ăn gì là có hiện ra liền ,mà sao lúc đó CN thích ăn trái cây only ,và họ đem ra nhiều trái cây lạ lắm cho CN ăn ,rất ngon ,nhưng khi chơi đã đời ,CN chợt nhớ đến đứa con trai nhỏ , CN mới hỏi bộ tui chết rồi sao ? Con trai tui đâu ? Thì thấy họ lật đật ,quýnh quắn dẫn CN về nhà ,thấy họ đưa hồn của CN bay qua cửa sổ và nhập vào xác đang nằm ngủ ,thức dậy là khoảng 6 giờ sáng ,lạ thật ! Nhưng ngày hôm đó CN thấy rất khỏe trong người và hết buồn lun ,lạ lắm ,khg biết có ai giải đáp giùm cho CN cái vụ này khg ? ..........chắc họ đang muốn chuyển CN theo Chúa qúa (vì dạo này sao nản đi Chùa qúa,lui sụt khiếp luôn ...) ,mà lạ lắm ,có lần đi Canada chơi ,ông xã chở CN vào cái nhà thờ thật lớn ,đứng trước tượng Chúa thật lớn ,CN đã cầu nguyện 1 vài việc ,nhưng về nhà được liền đó nghe , từ lâu biết là Chúa rất linh ,nhưng  lên cõi trời vui qúa  rất khó tu ,lên trên đó hưởng hết phước rồi sẽ bị đọa rất sâu ,cho nên CN phát nguyện về cõi Cực Lạc cho chắc ăn .....hihi....

Nên có những sáng tạo mới

 Hôm nay CN đang xem cái show "Shark tank" trong đài truyền hình , họ cho ai có sáng chế ra món gì lạ bán ra thị trường ,nếu thấy  good  ideas thì họ sẽ bỏ tiền ra hùn làm ăn với người đó . Well  cái show này thấy cũng hay hay , con người mình nếu khg có những big dreams thì ngày nay xã hội khg tiến bộ vượt bậc thế này ,nhờ những suy nghĩ mới lạ ,và được ở trong nước tự do ,khg ai cản trở  ,mà họ còn kích thích ,ủng hộ thêm những sáng kiến mới lạ của nhiều người ,cho nên nước Mỹ tiến rất nhanh trong vài chục năm qua .  Mỗi ngày thay vì thời gian rảnh rỗi ngồi tám chuyện ,nói xấu người khác cho mất thời gian ,tổn mình ,hại người  ,sau con người ta  khg ráng ngồi suy nghĩ ra những gì mới lạ ,làm lợi ích cho mọi người .

  Trong show này ,tuy rất nhiều người bị khg thành công ,nhưng ít nhất họ cũng cố gắng sáng tạo 1 cái gì đó có lợi cho mọi người . Mọi việc do tâm tạo ,nếu mình nhất quyết làm 1 việc gì đó ,cố gắng đừng bỏ cuộc nữa chừng thì chắc chắn khg sớm thì muộn sẽ rất thành công . Như  vài nhà bác học hồi xưa ,lo suy nghĩ phát minh 1 việc gì đó  ,suy nghĩ ngày đêm cho đến khi đang tắm bỗng ngộ ra ,mừng qúa tung chạy ra khỏi cầu tắm ,quên mình đang tắm luôn ......))))   Ý của CN muốn nói là khi mình quyết tâm làm 1 việc gì thì phải bỏ hết tâm lực vào trong đó ,thì nhất định sẽ thành công ,còn nếu chẳng may bị thất bại thì ta đứng lên và làm lại từ đầu ,còn thân người và trí óc này thì chuyện gì mà khg thành công chứ .......


 Cũng như trong việc tu hành ,nếu siêng năng tu tập và quán chiếu thì 1 thời gian sẽ thấy được tâm Phật của mình ,và từ đó ráng tiến lên từ từ , nói chớ tu hành bị thử thách nhiều lắm ,hôm rồi nói chuyện với Sư Cô trên Chùa ,Cô nói với CN nhiều lúc hỏng chừng là Đức Phật đưa người ra  thử thách  mình nữa ,xem mình có vượt qua nổi khg ?  Chẳng lẽ CN đang bị sao ? Thử mình tới 3 lần ,làm mình tá hỏa tam tinh ,muốn xỉu luôn ,nhưng nhờ vậy cho nên cũng bỏ được 80%  tật  khg được tốt đó rồi . Các bạn biết CN mắc cái tật gì khg ? Là khi mình giúp đỡ ,tốt với người nào đó ,thì mình cũng "hy vọng" sau này mình lỡ gặp nạn thì người đó giúp mình lại ........nhưng đời khg như là mơ , khi bị người đó đối xử khg tốt với mình thì mình thật sự đau buốt đến tận tim gan , chưa buông xả nổi ....nhưng nhờ bị "quất " 3 trận tối tăm mặt mũi ,mình giờ có giúp ai thì khg bao giờ hy vọng người đó nhớ ơn mình , tốt với mình gì hết ,làm xong là buông xả liền 1 cái rụp ,cho khoẻ và nhẹ nhàng thân, tâm ....nhờ những nghịch cảnh này mới rèn luyện cho mình thành con người hoàn hảo hơn xưa , so với năm xưa mình thấy tiến bộ hơn nhiều lắm , ,hy vọng vài trăm kiếp sau ,mình sẽ thành 1 người thật perfect ,khg còn những cái xấu cừu cặn trong tâm này ......hihi.....mà khi bị thử thách và đau buốt tận cõi lòng ,mình mới tỉnh ngộ và hiểu thật sâu ,chứ nghe ai nói thì chỉ hiểu trên phần lý thuyết thôi ,chứ chưa có cái hiểu thật là sâu sắc thế này ......mai mốt còn tật xấu gì ráng giấu Phật ,hong thôi bị thử hoài kiểu này chắc " tiu " qúa ......híhí........

Và Phật đã cười


image

Nguyên Hiệp .

Chậm rãi, tôi bước dọc theo hành lang, thực hành một thời thiền ngắn trước giờ đi ngủ. Mảnh trăng đầu tháng đã xuôi về bên kia cánh đồng, để vương lại một chút ánh sáng nhàn nhạt trên những tàn bồ đề đang vào mùa trút là.
1
Chậm rãi, tôi bước dọc theo hành lang, thực hành một thời thiền ngắn trước giờ đi ngủ. Mảnh trăng đầu tháng đã xuôi về bên kia cánh đồng, để vương lại một chút ánh sáng nhàn nhạt trên những tàn bồ đề đang vào mùa trút là. Nhưng chiếc lá bồ đề rơi vương vãi xuống sân trong ánh sáng chới với khiến cho người hành thiền bất chợt động tâm. Không được! Tôi tự nhủ và quay lại với việc thiền hành của mình. Vừa bước được mấy bước, chợt nghe tiếng người gọi ngoài cổng chùa. Ai gọi cửa vào giờ này nhỉ, tôi nghĩ, và tạm ngưng việc hành thiền để trở vào phòng lấy chìa khoá cổng.
Ở chùa, thỉnh thoảng có người đến gặp thầy tôi vào giờ này, và có lúc còn khuya khoắt hơn, chủ yếu liên quan đến việc đám chết. Thấy tôi vốn là người dễ dãi trong những việc như vậy nên dân chúng thường hay tìm đến nhờ thầy khi họ ngại tìm đến nhưng nơi khác. Mấy hôm nay thầy tôi đi vắng. Thầy cùng với một vài thầy khác ra thiết đàn chẩn tế tại một tỉnh nào đó ở ngoài Bắc. Thầy tôi giỏi về nghi lễ, có giọng tán tụng hay nên rất bận rộn với những chuyện cúng kiếng.

Đến lúc thầy đi vắng là không may rồi! Tôi vừa nghĩ vừa đi ra cổng. Dưới ánh trăng lờ mờ, dáng người đứng ngoài cổng không phải là một cư sĩ mà là một vị tăng, với hai chiếc va li để gần. Ai nhỉ? Chắc là thầy nào đó ở miền Nam ra. Tôi nghĩ và bước nhanh đến cổng.

- Có phải Nguyên không? Thầy kia hỏi.
- Mô Phật… có phải anh Tâm đó không?
- Còn ai đây nữa.

-       

- Sao anh lại về đột ngột thế này? Sao lại không báo trước cho biết? Anh học xong rồi, hay là chỉ về thăm thôi? Anh đã ghé đâu chưa hay là về thẳng chùa? Anh đã….
- Ấy, mở cửa đi đã chớ, gì mà hỏi dồn dập dữ vậy.
Tôi mở cửa và xách giúp một chiếc va li vào trong. Sư đệ tôi nghe có tiếng người thì đi ra, nhận thấy anh Tâm chú ta kêu toáng lên, ngạc nhiên và mừng quýnh như gặp người thân vừa chết sống lại.
Tôi đưa chiếc va li vào trong phòng. Phía sau là Quảng, sư đệ tôi, xách chiếc còn lại, hỏi:

- Anh mang qùa gì về mà nặng dữ vậy?

- Không có quà gì đâu. Toàn sách trong thôi.

- Ủa, sao anh lại mang sách về. Bộ học xong rồi hả?

Sư huynh không trả lời, bảo sư đệ rót giúp ly nước rồi nói sang chào sư phụ. Tôi bảo sư phụ đi vắng, tuần sau mới về. Nhìn thân thể gầy nhom và đôi mắt quầng thâm, tôi nghĩ là sư huynh bị bệnh nên nghỉ học trở về. Tôi lập lại câu hỏi mà tôi đã hỏi ngoài cổng:

- Anh về thăm hay đã học xong rồi?

- Không phải về thăm, cũng không phải học xong.

Không thay đổi, vẫn cái cách ưa trả lời ngăng ngẳng kiểu thế này, tôi nghĩ.

- Nghĩa là sao?

- Nghĩa là không còn đủ điều kiện để học nữa và phải bỏ học.

- Anh không theo kịp chương trình học à? Sư đệ tôi chen vào.

- Cứ tạm nghĩ như vậy.
- Hay là anh không đủ tiền để học tiếp?... Nếu vậy thì tiếc quá. Không phải là trước khi đi anh đã tính kỹ chuyện tài chính rồi à?

- Có quan trọng gì đâu chú. Nếu đủ điều kiện thì học cho hết khoá, còn không thì dừng lại. Mọi việc tùy duyên thôi. Đời này đâu phải việc gì tính là được. Mà có học gì thì rồi mình vẫn là gã thầy chùa nhà quê thôi… phải không?

Chất giọng có chút gì đó chán nãn của sư huynh khiến sư đệ tôi đang hí hửng phải xìu mặt lại. Chú ta là người vô tư, nhưng tư dưng lại tỏ ra chiều nghĩ ngợi.

- Sư phụ về anh thưa thử xem. Biết đâu sư phụ sẽ giúp anh.

- Đã giúp thì giúp rồi, đâu phải đợi đến lúc này. Chú biết rồi, chùa này không chủ trương chuyện học.

- Biết đâu sư phụ lại đổi ý.

- Em nghĩ Quảng nói cũng có lý - tôi thêm vào - Nếu anh ngại thì em sẽ thưa giúp anh.

Sư huynh không để ý đến lời tôi nói. Bảo sư đệ mở va li, rồi lấy ra hai hai bức tượng Phật bằng đồng nhỏ, cho tôi và sư đệ một người một bức, bảo rằng quà kỷ niệm từ đất Phật. Tôi biết sư huynh đã mệt nên đi dọn phòng để anh nghỉ.
2

Thầy tôi trở về. Sư huynh mang y hậu sang chào. Tôi cũng mon men vào theo, xem sư phụ có đề cập đến việc học của anh Tâm không, nếu có tôi sẽ nói thay cho anh. Sư phụ chẳng tỏ ra một chút ngạc nhiên nào với sự trở về đột ngột của sư huynh. Anh Tâm đã hiểu trước vấn đề nên tỏ ra rất tự nhiên.

- Bạch thầy, con trở về tuần trước, nhưng nghe chú Nguyên nói là thầy đi cúng xa.

- Dạo này có nhiều trai đàn chẩn tế ở xa mời nên thầy thường vắng chùa. Chú học xong rồi hay sao mà về đó?

- Bạch thầy, con học chưa xong, nhưng có lẽ là không tiếp tục được nữa.

- Sao lại là không tiếp tục được?

- Bởi vì hiện tại con gặp khó khăn về tài chính.

- Chú thật hời hợt. Không phải trước khi đi chú nghĩ rốt ráo rồi à?

Ngẫm nghĩ một lát, thầy nói tiếp:

- Mà thôi, nếu thấy không đủ điều kiện nữa thì nghỉ. Học cho nhiều cũng chẳng làm gì được ở cái vùng quê đìu hiu này.

- Bạch thầy – tôi nói xen vào – con nghĩ anh Tâm nghỉ học dỡ dang như thế này thật uổng. Thầy có cách gì giúp anh ấy không?

Anh Tâm nháy mắt bảo tôi đừng nói, nhưng tôi vẫn tiếp tục:

- Ước gì con có đủ khả năng để giúp cho anh.

- Chà, huynh đệ các chú thương nhau thật. Thầy đã nói với các chú nhiều lần rồi, chùa này không chủ trương học nhiều. Học vừa đủ để tu thôi.

Anh Tâm lại nháy mắt bảo tôi đừng nói gì thêm. Tôi xá chào thầy và bước ra khỏi phòng. Vừa bước ra cửa đã gặp sư đệ đứng ở đó. Chú ta lẩm bẩm: Học đủ vừa tu. Bao nhiêu là đủ để vừa tu?

Tôi trở về phòng, ngồi một lát thì thấy sư huynh trở về. Sư huynh rầy tôi, bảo đề cập chuyện đó làm gì. Tôi im lặng không nói, nhìn ra vườn. Ngoài kia giàn mướp đang trổ những chiếc hoa đầu mùa, tươi vàng, rực rỡ. Ngày mai những bông hoa kia sẽ bắt đầu héo. Chúng chỉ đẹp được một ngày - một ngày lộng lẫy.

3

Từ ngày sư huynh về, thầy tôi giao công việc hướng dẫn đạo tràng Bát quan trai cho anh. Trước đây việc này do thầy tôi đảm trách, và khi thầy đi vắng thì tôi và sư đệ cũng nhau chia sẽ. Chương trình cho một ngày Thọ bát do thầy tôi đưa ra, chúng tôi y cứ theo đó mà làm. Phần thuyết pháp là phần chúng tôi ngại nhất, bởi mỗi lần thuyết pháp, nhìn xuống thấy các cụ già cứ ngủ gà ngủ gật, nản hết chỗ nói. Mỗi lần thầy tôi thuyết giảng, các cụ nể nên còn giữ im lặng và cố lắng nghe. Còn mỗi khi tôi giảng, là chẳng có ai thèm chú ý đến, nhiều khi các cụ còn ngồi bắt chí cho nhau.

Sư huynh rời chánh điện sau khi giảng xong thời pháp, gặp tôi ở sân anh nói, Phật tử chùa mình không có người nào tuổi dưới năm mươi. Tôi cười nói, Phật tử trẻ họ bận làm ăn, thời gian đâu mà đến chùa tu học. Sư huynh im lặng, lát nói, nhà thờ Tin Lành bên kia cuối tuần nào người ta cũng tập trung về làm lễ đông đảo, cả già lẫn trẻ. Chẳng lẽ tín đồ của họ không có công việc làm ăn. Phải chăng đạo Phật của mình bản chất vốn thế, là chỉ dành cho người già? Hay là do vì vấn đề tổ chức và quản lý của mình?

Nói rồi anh về phòng cất y hậu. Khi xuống trai đường phụ tôi don cơm anh nói tiếp câu chuyện mà lúc nãy đang nói dỡ. Anh lại nhắc đến cách làm từ thiện của thầy tôi, điều mà anh thường hay phàn nàn.

Thầy tôi mỗi năm tổ chức ba lần bố thí, vào các dịp Phật đản, Vu lan và Tết. Mỗi lần như vậy, thầy vận động Phật tử quyên góp, rồi sau đó chia ra khoảng 500 phần quà và phát cho người nghèo trong vùng. Thầy tôi cho rằng việc làm từ thiện như vậy là đúng, nhưng sư huynh thì không đồng ý, bảo rằng bố thí như vậy không có hiệu quả, bởi vì nó không giải quyết được vấn đề gì cả. Người nghèo sẽ không bớt nghèo với số tiền và quà quá ít ỏi dành cho họ như vậy. Đó là chưa nói đến có những người sự thực không nghèo, nhưng vì lòng tham cũng đến nhận. Trong khi đó bên phía Tin Lành, họ tìm hiểu những người nào nghèo khó thực sự, nhưng có chí hướng làm ăn, thì tài trợ vốn để gia đình đó phát triển kinh tế, hay lập ra quỷ học bổng giúp những học sinh và sinh viên nghèo…

Quan điểm giữa sư phụ và sư huynh luôn không giống nhau, từ việc tổ chức tu tập cho Phật tử đến việc làm từ thiện, việc đào tạo tăng chúng. Sư huynh đề nghị nên thành lập Gia đình Phật tử, thầy tôi bảo không cần thiết. Sư huynh đề nghị lập một học bổng cho học sinh nghèo thay vì bố thì kiểu đại trà như vậy, thầy bảo việc ấy có các tổ chức xã hội lo. Sư huynh nói tăng chúng ngày nay cần nên được đào tạo cho đến nơi đến chốn, thầy tôi bảo học đủ để tu thôi…

Có sư huynh về tôi thấy cảm thấy vui vui, vì có đối tượng để nói chuyện, và cả được nghe chuyện. Nghe anh kể chuyện đông chuyên tây, chuyên đâu đâu, nhiều khi chẳng hiểu ất giáp gì, vẫn ưa nghe. Chuyện gì anh nói, có biết tí chút thì tôi góp lời, còn không thì cứ lắng nghe. Những chuyện mà anh kể ở trên, thú thực tôi chẳng bao giờ nghĩ đến. Tôi ít khi nghĩ đến những việc mà nó không thuộc phạm vi của mình.
Mấy hôm sau, sư huynh vào Sài Gòn gặp một vị thầy cũ dạy anh trước đó. Trở về anh bảo với tôi rằng sẽ trở lại với khoá học của mình. Tôi hỏi có ai giúp đỡ hay sao thì anh nói rằng anh nhận dịch bài thuê và sẽ dùng số tiền dịch mướn đó trang trải cho việc học của mình. Việc này do người thầy cũ giúp. Vị này là giáo sư của một trường đại học và cũng là một dịch giả có tiếng. Ông thường ký hợp đồng dịch sách cho các nhà xuất bản. Khi biết những trở ngại của anh Tâm, ông bảo rằng nếu anh Tâm chịu dịch sách, tiền công có thể giúp anh hoàn tất khoá học. Dịch sách để cho đủ tiền học là không thể. Nhưng đó là cách ông giúp mà anh Tâm cảm thấy ít ngại.

4

Anh Tâm điện về cho Quảng và tôi lúc sắp lên máy bay. Anh đi lặng lẽ như hôm trở về. Tôi không biết việc lựa chọn của anh là đúng hay sai, nhưng tôi vẫn muốn anh thực hiện trọn vẹn một việc đang còn dang dỡ. Trước ngày anh đi, tôi đã đưa cho anh hết số tiền mà chị hai tôi cho tôi mua máy vi tính cùng với số tiền mà Quảng để dành mua xe máy để sau này vào đại học có phương tiện đi lại. Lúc đầu anh Tâm không nhận, nhưng rồi đã không từ chối được trước sự nài nỉ của Quảng và tôi.

Từ lúc biết anh Tâm sẽ tiếp tục con đường học vấn theo cách tự kiếm tiền như vậy, thầy tôi hình như có phần bối rối. Thầy không ngăn cản, nhưng tôi biết là thầy không tán thành sự chọn lựa đó. Thầy nói anh Tâm không cần phải làm khổ mình với những việc như vậy, bảo rằng ngày xưa thái tử Tất-đạt-đa thành Phật đâu phải nhờ vào bằng cấp; Huệ Năng đại sư có biết chữ đâu mà vẫn thành Tổ. Các chú đầy tham vọng, cứ chạy hết trường này sang trường khác mà vẫn mãi hoài phàm phu.

Tôi im lặng nghe thầy nói, đầu ốc nghĩ ngợi mông lung. Có phải anh Tâm đang chạy theo tham vọng hảo huyền không? Có phải rằng đã dấn thân vào con đường “xuất trần thượng sĩ” mà vẫn chưa thoát ra khỏi danh vọng thế gian không? Có phải là anh bon chen nghiệp học để cho bản thân sung sướng về sau không? Có phải….

Anh Tâm chưa bao giờ nói với tôi lý do tại sao anh đeo đuổi nghiệp học vấn cả…
Tôi không biết giữa thầy tôi và anh Tâm ai đúng ai sai. Thầy tôi suốt cả đời tu hành chân chất, và gắn bó với ngôi chùa quê này đã mấy chục năm nay. Thầy không để ý nhiều đến những vấn đề bên ngoài xã hội. Thầy sống thanh bần an lạc nơi ngôi chùa quê nằm lặng lẽ bên cánh đồng làng bình yên như một bức tranh vẻ.

Anh Tâm sống với thầy từ nhỏ, ngoan ngoản và hiền lành, và hầu như không phạm phải lỗi lầm gì trong suốt quãng đời hành điệu của mình. Nhưng càng lớn, quan điểm của anh và thầy càng trở nên trái ngược nhau. Anh ít khi cãi lời thầy, nhưng lại không hề đồng ý với cách quản lý cũng như điều hành công việc chùa của thầy.

Tôi thương thầy tôi. Tôi không muốn anh Tâm làm thầy tôi buồn. Nhưng không hiểu sao tôi vẫn muốn anh tiếp tục được học. Tôi từ nhỏ bị bệnh nặng, dẫn đến trí nhớ bị hỏng nên không học hành được nhiều. Học gì cũng không nhớ, không thuộc, tôi trở thành kẻ thách học bởi vì khả năng của mình. Đời tu của mình vì thế tôi không nghĩ gì đến những chuyện cao xa. Tôi an phận với những công việc và thời khoá của mình ở chùa. Và tôi mong anh Tâm và Quảng sẽ học thay tôi và làm những công việc khác tôi…

Buổi khuya lên chùa, sau thời công phu cùng thầy và Quảng, tôi ngồi lại nửa tiếng đề hành thiền, thời khoá mà tôi vẫn giữ đều đặn mỗi ngày. Nhưng sáng nay tôi đã không giữ tâm yên tĩnh được. Tôi vẫn lan man nghĩ đến chuyện giữa thầy tôi và anh Tâm. Anh Tâm có nên đeo đuổi nghiệp học vấn một cách khổ sở như vậy không? Thầy tôi có cần phải giữ chặt quan điểm học vừa đủ tu thôi như vậy không? Sao chỉ mỗi câu hỏi cỏn con như vậy mà tôi vẫn không tìm được câu trả lời. Tôi đần độn quá! Phật ơi, Ngài có thể trả lời giúp con không? Tôi tự hỏi và nhìn lên tượng Phật. Và trên kia, đức Phật đã cười!
Theo: hoangphap.info

Bánh xèo chay


 Vào hè nên rau cải ngoài vườn mọc qúa nhiều ,vì bận rộn nhiều việc ,sau đó thì mắc đi vacation nên mãi đến bây giờ CN mới chiên bánh xèo ăn được . CN thích ăn bánh xèo phải có rau và cải xanh thật là nhiều thì ăn mới đã . Còn công thức làm thì các bạn đã biết hết rồi nhé , CN chỉ quậy bột gạo ,nước cốt dừa và sữa tươi ,rồi cho vào bột nêm chay ,tí muối ,và bột nghệ vào thôi ,mà pha bột làm bánh xèo  phải cho thật lỏng thì bánh mới mỏng như tờ giấy vậy mới khéo , bánh ra rất giòn và để tới vài tiếng vẫn còn giòn ngon lắm . Hồi xưa CN nghiên cứu làm thử  nhiều loại bột lắm ,nhưng thử cho nhiều thì ra chỉ có bột gạo là bánh xèo giòn lâu thôi ,chứ hồi xưa CN pha thêm bia ,rồi thêm cơm nguội ,rồi thêm bột giòn gì đủ thứ ,kết cuộc pha càng nhiều thì càng trớt quớt .......và chiên trong chảo non stick thì bánh tróc lóc ra ,chiên nhanh lắm ........cũng giống như tu hành vậy ,tập cho tâm mình càng đơn giản,càng thật thà thì  càng tốt ,chứ mánh mun ,đa mưu ,hơn thua từng chút  thì tu tới triệu kiếp cũng chưa chắc là thành cái gì  ,hôm nay chỉ có quán chiếu được bi nhiêu thôi ấy ......))))

Chú ý là bánh xèo phải có củ sắn mới ngon ,và đặc biệt là nước mắm phải ngon thì bánh xèo mới ngon .

Nước mắm chay rất ngon :



Nguyên liệu: 
  • 1 bình nước táo (apple juice) 2 quarts (khoảng 2 lit)
  • 1 thẻ đường tán
  • 3 muỗng canh muối
Cách làm:

1. Nấu nước táo với đường, muối cho kẹo còn lại phân nửa (1 quart hay 1 lit, lấy chiếc đũa nhúng vô xem ướt tới đâu, nấu tới còn phân nửa phần ướt của chiếc đũa) là xong.

2. Khi nào ăn cho thêm ớt bằm. 



Nguồn từ Ẩm thực chay blogspot .



Bốn Loại Thức Ăn _ TT Thích Trí Siêu giảng rất hay

Trong phần II - PHẬT PHÁP VÀ ĐỜI SỐNG

Bấm vào link này :
http://www.trangsuoitu.org/MP3-trisieu.htm



[Tiền Giang] Trúc Lâm Chánh Giác - mọi việc chỉ mới bắt đầu



Có lẽ trong những ngày tháng vừa qua, quý Thầy ở thiền viện
 Trúc Lâm Chánh Giác tỉnh Tiền Giang, không có lúc nào lại thấy thấm thía hơn câu nói của người xưa “Vạn sự khởi đầu nan”.

người áo lam phật pháp và tuổi trẻ
Lễ đặt đá đi qua, không ít thì nhiều, đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng những người dự khán. Một bước nhỏ, rất nhỏ, đã được cất lên trên lộ trình dài xa. Mọi khó khăn, chướng ngại còn chờ ở phía trước. Tuy nhiên, bước khởi đầu đã được thuận lợi, dù không ít vất vả gian nan, mọi người đều cảm thấy an tâm và tin tưởng Phật sự lớn lao này sẽ sớm được thành tựu. Tất cả đều luôn ghi nhớ lời Thầy Trụ Trì Trúc Lâm ân cần nhắc nhở, sách tấn: “Phàm làm việc lớn ắt sẽ có chướng ngại lớn. Thế nên phải có sức Nhẫn lớn, sức chịu đựng lớn mới có thể hoàn thành trách nhiệmThầy còn chỉ dạy: “Phật sự này là một cơ hội tốt để vun bồi công đức. Phước trí nhị nghiêm là điều cần phải thực hành trên con đường tu tập của mọi hành giảThấu hiểu lời chỉ dạy của Thầy, cho nên tất cả mọi người đều nhận thức rõ: mọi việc chỉ mới bắt đầu, cần phải gắng sức nhiều hơn nữa. Giờ đây, dẫu luôn ghi nhớ lời Phật dạy đinh ninh: Cẩn thận, đừng nghĩ quá khứ, tương lai cũng chớ mong cầu. Quá khứ đã qua, đã mất. Tương lai chưa đến, còn xa… (Trung A Hàm – Kinh Thích Trung Thiền Thất Tôn - NO 166), tuy nhiên, hồi tưởng lại những việc đã qua với sự bình tâm, nhẹ nhàng, để đúc kết, rút tỉa những kinh nghiệm cho quãng đường dài phía trước, thiết tưởng cũng không vô ích.
Ngày 29/11/2011, ngày phát dọn khoảnh đất đầu tiên, lúc ấy thậm chí cả người lạc quan nhất cũng khó có thể tin được rằng chỉ 180 ngày sau, trên khu rừng thưa nước ngập mênh mông này lại có một diện mạo như hiện nay. Mọi thành viên đang công tác tại đây đều thấu hiểu: để có được một kết quả ban đầu tuy khá khiêm tốn, là cả một sự nỗ lực rất lớn của tất cả mọi người cùng sự gia hộ của Tam Bảo, oai đức của Hòa Thượng tôn sư. Trong đó, phải kể đến công sức của rất nhiều Phật tử gần xa, nhất là những bà con Phật tử tại địa phương, đã nhiệt tình đóng góp vào Phật sự chung này với tấm lòng chân chất như bẩm tính của người dân quê nơi đây. Chư tăng luôn ghi nhớ và cảm kích tấm lòng cao quý đối với Tam bảo của một bà cụ ở đây. Suốt trong thời gian dài, cứ cách vài ngày cụ lại lễ mễ đi bộ trên 2km để mang đến cúng dường chư tăng khi thì mớ rau hái ngoài đồng, khi thì nải chuối bẻ sau vườn, lúc thì vài trái khóm trên liếp nhà, những món quà quê, đơn sơ nhưng đong đầy nghĩa tình, nặng trĩu công lao. Thọ nhận những phẩm vật cao quý như thế, chư Tăng cảm thấy như được tiếp thêm sức mạnh, thấy rõ được lợi ích ý nghĩa cao đẹp của công việc hiện tại, qua đó cũng góp phần giúp một số vị vượt qua những phiền não, ưu tư tất yếu sẽ nảy sinh trong quá trình làm việc.
Người dân Nam bộ nói chung, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long, có cung cách sống hết sức giản dị, chân thành. Họ rất ít lời trong giao tiếp, chỉ vài lời đơn giản mộc mạc nhưng người nghe cảm nhận được ngay tấm chân tình của họ. Thiền viện tuy mới trong giai đoạn chuẩn bị cho lễ đặt đá, thế nhưng thật đáng vui mừng, khi với sự có mặt và sự sinh hoạt của chư Tăng đã góp phần chuyển hóa được một bộ phận dân cư nơi đây theo hướng tích cực. Có vài thanh niên trước khi xin vào làm việc với quý thầy, từng nổi danh nhậu nhẹt, quậy phá xóm làng. Một thời gian sau, khi vào làm việc rồi, đã thay đổi hoàn toàn. Người thân của họ vui mừng đến khoe: “Quý thầy biết hông, từ ngày ổng vào làm việc với quý thầy, ổng bỏ nhậu luôn “gồi”! Thiệt mừng quá sức quý thầy ơi!”. Cảm động nhất là cứ mỗi lần phát lương, đều có mấy anh công nhân lao động, bẽn lẽn rụt rè, gãi đầu gãi tai, cầm mấy trăm ngàn đến thưa với quí thầy: “Cho con xin cúng dường Tam Bảo”. Những món tiền công đức này thật quý giá làm sao, bởi gia cảnh của họ còn nhiều khó khăn vất vả, mấy trăm ngàn đâu phải là nhỏ! Mấy tháng trước tết Nhâm Thìn, chư tăng còn ở tạm trong xóm dân cư (nhà của một người dân có cảm tình với quý thầy cho mượn) cách công trường hơn 2km. Luôn ghi nhớ lời dạy ân cần của thầy Trụ trì Trúc Lâm: chư Tăng nên duy trì thời khóa công phu để cảm hóa người dân địa phương. Cho nên mỗi ngày, buổi sáng quý thầy đi làm, đến chiều về nhà dầu mệt mỏi cũng cố gắng duy trì thời sám hối vào lúc 18g30. Dần dà cũng có một số bà con cô bác đến tụng kinh với quý thầy, có khi lên đến 20 người. Mệt, nhưng thật hoan hỷ làm sao! Nếu biết rằng, khu vực này xưa nay chưa từng có ngôi chùa nào, người dân chưa hề nghe nói tới, biết tới Phật – Pháp -Tăng, thế mà chỉ với sự xuất hiện thầm lặng của chư Tăng, họ đã biết tụng kinh, niệm Phật, biết lắng nghe quý thầy nói chuyện đạo lý, mới thấy đây là một chuyển biến lớn lao trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Qua đó lại càng thấy Phật pháp thật nhiệm mầu và thiết thực biết bao! Cho đến khi chư tăng di dời vào công trình, cách khá xa khu dân cư, thế nhưng đêm nào cô bác, có cả những thanh niên và các em nhỏ, cũng vượt hơn 2km qua những đoạn đường lầy lội, sình bùn, gò nổng lại phải vượt qua một con kinh để đến tụng kinh, sám hối cùng quý thầy. Và rồi, như một hệ quả tất yếu, đến ngày lễ đặt đá, tại buổi lễ quy y Tam bảo lần đầu tiên tại Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác do thầy Trụ trì TV Trúc Lâm Đà Lạt truyền trao, đã có hơn 350 người xin Quy y Tam Bảo và thọ trì 5 giới. Đây có lẽ là niềm vui lớn nhất, là thành quả đẹp nhất, mà toàn thể chư tăng cũng như tất cả Phật tử kính dâng lên Đức Từ Phụ nhân dịp Khánh Đản của Ngài. Niềm vui lại được nhân lên khi những đêm sau đó, bà con đi tụng kinh, sám hối vào buổi chiều lên đến 2-3 trăm người. Đến lễ Phật đản thì chánh điện tạm của Thiền viện đã quá tải vì có hơn 450 người dự lễ!
Do đại lễ đặt đá vừa kết thúc trước đó chỉ 7 ngày (mùng 8/4) ngày nên vào ngày Rằm tháng Tư, thiền viện chỉ tổ chức một buổi lễ đơn sơ, nhưng đầy đủ ý nghĩa để mừng ngày Đức Từ Phụ đản sanh. Sau khóa lễ, đồng bào Phật tử lại được thiền viện đãi ăn chè. Mọi người đều hết sức hoan hỷ với buổi lễ đơn sơ nhưng ấm áp, thân tình và đầy đủ ý nghĩa.
Những hoa trái đầu mùa này, đối với chư tăng thật qúy giá. Mọi người có cảm giác như một kẻ trồng cây may mắn: vừa gieo trồng, liền có ngay kết quả!
Niềm vui này lại càng củng cố thêm niềm tin cho mọi người vào mục đích, ý nghĩa thiết thực của Phật sự này. Bởi suy cho cùng, việc xây dựng Thiền viện, hay bất cứ một cảnh Già lam nào, cũng chỉ nhắm đến mục đích này: Đem giáo pháp của Đức Thích Tôn để làm lợi lạc cho quần sanh.
Nhìn lại chặng đường đã qua, mọi người thật sự cảm thấy mình quả có phước, đã tích lũy thiện duyên nhiều đời cho nên ngày nay mới được gieo trồng, vun bồi công đức trong một Phật sự lớn lao và nhiều ý nghĩa như vậy. Từ đó lại có thêm động lực để gắng sức vượt qua những gian nan, thử thách còn đang chờ đợi ở phía trước.
người áo lam thời sự phật pháp
Hình ảnh Thiền viện ngày đầu tiên (29/11/2011)
duy tuệ thị nghiệp - thanh niên phật tử
Công nhân đang bốc dỡ vật liệu từ bến lên công trình làm chánh điện tạm
phật pháp, pháp âm, pháp thoại
Khóa lễ Phật Đản đầu tiên - PL 2556 tại chánh điện tạm
người áo lam - thanh niên phật pháp tuổi trẻ
Toàn cảnh Thiền viện trong sương sớm tháng 5
clip_image010
Phật tử dùng chè mừng Phật Đản

Có Là Không


Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác :

Xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước , tỉnh Tiền Giang .

Phone : 07-33-643-266

Friday, June 29, 2012

Dọa ma người dân sợ chạy mất dép

Bài giảng: Gieo & Gặt [TT. Thích Nhật Từ giảng]

Thursday, June 28, 2012

Nguồn Gốc Của Đạo Phật _ TT Thích Thông Phương dạy cách nghe Pháp sau cho đúng cách .




TT Thích Thông Phương khai bài pháp đầu tiên tại TVTL Chánh Giác . Thầy dạy cách nghe pháp như thế nào cho đúng để áp dụng vào tu tập . Nghe Pháp phải áp dụng VĂN ,TƯ,TU ......

-Học Đạo Phật thì  phải học từ trong chúng sanh .
-Tụng Kinh phải hiểu rõ ý kinh và thực hành theo thì mới tu đúng . Học khg khéo dễ hiểu lầm trên chữ nghĩa của Phật . Khai tri kiến Phật là khai tri kiến của mình chứ khg phải khai tri kiến của Phật .

Lẩu chay Thái


Từ những nguyên liệu tươi xanh từ các loại nấm, rau, củ, đậu phụ… lẩu chay sẽ mang đến cho bạn hương vị hấp dẫn và giá trị dinh dưỡng cao.
Nguyên liệu để nấu món lẩu chay cũng đơn giản, dễ tìm, không cần phải chiên xào nhiều, không cần sử dụng bột ngọt. Đó là một vài loại nấm, hai miếng đậu phụ trắng, 1 củ khoai môn, 1 củ cải đỏ, 1 củ cải trắng, cần tàu, mì, bún, cải thảo, rau xanh các loại, 1 nhánh boa rô (tỏi tây), nước dừa xiêm, đường phèn… Món lẩu chay ngon đa phần nhờ những thành phần phong phú từ các loại nấm như: nấm rơm, nấm đông cô, nấm mỡ, nấm bào ngư, nấm kim châm, nấm đùi gà… Khi tất cả nguyên liệu chín, nước vừa ăn, bạn sẽ cho nấm và rau vào cho chín. Chan nước lẩu với bún, hoặc mì vắt và rau ghém vừa thổi vừa ăn, chấm với nước tương cay sẽ giúp món lẩu thêm phần ngon hơn.

Wednesday, June 27, 2012

DAC SAN MIEN SONG NUOC - Com chay kho quet

Tuesday, June 26, 2012

Nâng đỡ

Bàn tay từ ái

Có những lúc ta rơi vào vũng lầy đau khổ tuyệt vọng, hay bối rối hoang mang trước khúc quanh của cuộc đời, thật không có chi bằng khi có một cánh tay tình thương đưa tới cho ta tựa vào và truyền thêm sức mạnh, để vết thương trong ta được xoa dịu, để nguồn sống trong ta được đánh thức và giúp ta vượt qua những đoạn đường nghiệt ngã. Bàn tay ấy tuy không phải là phép màu, nhưng nó có chứa chất liệu của tình thương, nó có mặt một cách kịp thời và hợp lý để xâu kết những điều kiện có sẵn của một sức sống tiềm tàng trong ta bừng dậy. Đó là bàn tay nâng đỡ mà ai cũng cần ít nhất vài lần trong đời, vì sống trong đời sống này có mấy ai luôn mỉm cười thanh thản trước những thay đổi bất chợt?


Khi em ngã thì anh nâng, khi anh ngã thì em nâng, nếu em và anh có liên hệ có tình thương và có sẵn một khả năng để nâng đỡ. Dù đó chỉ là một hành động lắng nghe chăm chú, một lời động viên an ủi, hay một thái độ bao dung tha thứ cũng có thể làm cho tình trạng của kẻ trong cơn nguy khốn được lành lặn và chuyển hóa. Ta không thể nói ta không cần ai hết, bởi ta không thể đi một mình trong cuộc đời này. Vậy mà có những lúc vì tự ái, vì muốn khẳng định mình, vì thiếu chín chắn, ta đã dại dột tuyên bố những điều hết sức nông cạn như vậy. Nhưng sự thật ta chưa bao giờ ngưng tiếp nhận niềm tin yêu từ những người thân, ta chưa bao giờ sống được mà không có sự nâng đỡ của đất trời hay vạn vật chung quanh, dù có khi sự nâng đỡ đó được thể hiện trong vô tướng.

Vậy nên những khi ta đang vững vàng thì hãy nhìn chung quanh mình, nhìn xuống thật gần để xem có ai đang cần tới bàn tay nâng đỡ của mình không? Đó là cái nhìn của một người trải nghiệm, đã từng thấm thía nỗi đau tột cùng khi không kịp lấy lại sức vì vấp ngã. Đó là cái nhìn của một người hiểu biết, nắm vững được nguyên tắc điều hợp vũ trụ: có cái này nên mới có cái kia, nếu cái kia tàn hoại thì cái này cũng bị lãnh đủ. Tuy ta đưa cánh tay đến để nâng đỡ đối tượng kia, nhưng kỳ thực là ta cũng đang nâng đỡ chính mình. Tuy ta đang tạo ra những năng lượng an lành để bảo vệ mầm sống chung quanh, nhưng đích thực là ta đang bảo vệ đời sống của chính mình. Vì vậy cánh tay nâng đỡ đó phải là cánh tay của từ ái, của tình thương không điều kiện hoặc rất ít những điều kiện.

Mà tại sao ta muốn người kia phải làm cái gì đó cho ta thì ta mới chịu cứu giúp, trong khi ta đã thấy rõ tình trạng khốn khó mà họ đang gánh chịu và con tim ta đã rung động chân thành? Họ đang đuối sức và cần ta, chứ họ không thể phục vụ gì thêm cho ta nữa. Ta hãy giữ vững niềm rung cảm chân thành ban đầu, đừng để cho ý niệm ích kỷ toan tính chen vào, đừng để cho những lời bàn tán vô trách nhiệm làm khuynh đảo. Nếu thấy mình vẫn còn đủ năng lực thì hãy chia sớt cho người kia một phần. Phần nhận được không chỉ làm hồi sinh cho chính kẻ ấy, mà hồi sinh cho cả năng lực tâm từ trong ta nữa. Tại vì ta vốn có sẵn một trái tim thương yêu rất lớn, lớn đến mức không biên giới, nhưng nếu không có những mảnh đời trái ngang kêu cứu thì tâm từ ấy sẽ không thoát thai được.

Thái độ nâng đỡ

Trong liên hệ thương yêu, không phải lúc nào người kia cũng cần ta mang thêm thứ gì lớn lao cho họ, cái họ cần đôi khi chỉ là sự có mặt đích thực của ta. Ta nói ta thương họ mà cứ đi biền biệt hoài, chỉ biết điện thoại hay gửi tin nhắn hay những lần gặp gỡ vội thì người kia trở nên héo tàn là phải. Ta phải có mặt bằng cả con người của mình, cả thân lẫn tâm, một sự có mặt đầy vững chãi và thảnh thơi để cho người kia thấy được sự hết lòng của mình và cả giá trị của họ trong mắt mình. Cho nên lâu lâu ta cũng nên dành trọn một buổi hay một ngày để ngồi chơi với người thân, dù không phải làm điều gì đặc biệt, chỉ im lặng mỉm cười hoặc tưới tẩm những hạt giống hạnh phúc trong tâm người ấy bằng những lời lẽ chân thành sâu sắc là ta đã tặng cho họ món quà rất lớn rồi.

Cuộc sống bận rộn quay cuồng nên ta dần đánh mất thói quen công nhận hay khen tặng người khác, dù họ rất xứng đáng. Trái lại, vì ta đã bỏ ra quá nhiều năng lực và cảm xúc cho việc tích góp danh vọng, nên lúc trở về với những người thân ta bỗng trở thành đứa bé vô trách nhiệm hay vòi vĩnh những điều hết sức ngây ngô, hoặc thậm chí ta còn dễ dàng chê trách những chuyện không đâu, gây áp lực nặng nề cho kẻ khác. Lẽ dĩ nhiên có những lúc ta cần được nâng đõ, nhưng nếu ta nghĩ là họ phải có trách nhiệm đem tới nguồn tinh thần cho ta, đổi lại ta sẽ mang thật nhiều tiện nghi vật chất về cho họ thì ta đã sai lầm. Khó có ai có thể sống vững mà không được quan tâm, không được công nhận.

Vậy nên thỉnh thoảng ta hãy hỏi người kia có gặp khó khăn gì cần ta nâng đỡ không? Sống chung với một người mà lúc nào cũng sẵn sàng mở lòng ra để nâng đỡ, lúc nào cũng có sẵn trên môi câu nói: “Có cần tôi nâng đỡ gì không?” thì hạnh phúc biết chừng nào. Ta đừng sợ nói ra thì người kia sẽ vắt kiệt năng lượng của mình. Không đâu, ta hãy cứ thực tập đi rồi ta sẽ thấy ta đã thừa hưởng hạnh phúc ngay khi ta mở miệng nói câu ấy rồi, huống chi vẫn còn tùy ở khả năng đang có mà ta trọn quyền định liệu. Điều quan trọng là ta có thiện chí muốn chia sẻ tình thương đến mọi người, luôn muốn mọi người hạnh phúc hơn, tức là ta đã làm được điều con tim muốn ta làm.

Nhưng ta đừng vội nản lòng khi thấy mình đã hết lòng rồi mà sao người kia vẫn chưa thay đổi. Một sự chuyển hóa bao giờ cũng hội tụ rất nhiều điều kiện chứ không thể chỉ dựa vào phần đóng góp của riêng ta mà nó xảy ra được, và chưa chắc là phần đóng góp ấy có giá trị thiết thực cho người kia nữa. Huống chi những điều kiện để tạo nên sự chuyển hóa trong người kia vẫn đang xảy ra và một số điều kiện khác cũng đang trên đường đi tới, ta hãy kiên nhẫn chờ đợi và không ngừng sự nâng đỡ. Biết đâu những điều kiện sau cùng để thay đổi lại xuất phát từ chính thiện chí và tình thương của ta. Cho nên ta đã thương và muốn cứu giúp rồi thì đừng rút cánh tay lại, cũng có thể khi ta thu năng lượng che chở ấy lại thì người kia mới thật sự rơi tõm xuống vực sâu, vì niềm tin của họ đã dồn về phía ta, chỉ có ta đem tới nhân duyên ứng hợp để giúp họ thay đổi mà thôi.

Ta hãy luôn nhớ rằng tình thương mà mang theo quá nhiều điều kiện thì coi chừng ta đang thương bản thân mình chứ không phải là đang thương đối tượng kia. Đừng để hạt giống ích kỷ đánh lừa. Để trắc nghiệm ta hãy thường xuyên tự chất vấn mình nếu lỡ người kia không chịu tiếp nhận, hoặc nghi ngờ tấm lòng tốt của ta thì ta sẽ ra sao? Nếu vì những phản ứng của họ mà ta dập tắt ngay ý niệm muốn cứu giúp là ta chứng tỏ lòng chân thành của ta đã chưa đủ lớn. Đành rằng không phải lúc nào sự giúp đỡ của ta cũng là điều kiện cần thiết cho người kia, nhưng nếu ta đã thương và muốn giúp đỡ thì hãy cứ kiên nhẫn chờ đợi đến khi họ cần. Một tấm lòng tốt sẽ không bao giờ là thừa thải. Ta hãy nâng niu lòng nhiệt tâm giúp đỡ của mình, đừng để nó bị hao mòn hoặc chai cứng, thì sau này ta sẽ khó để đặt xuống một tình thương.

Đi như một bầy chim

Cũng có khi vì thói quen sĩ diện hay tự ái quá lớn mà ta luôn có khuynh hướng che đậy những khó khăn của mình. Như ta đang rất khổ sở vì mối nghi ngờ ngày một đè nặng trong lòng nhưng lại không chịu nói ra, vì nếu nói ra sợ người kia nghĩ ta là kẻ tầm thường hay yếu đuối nên chỉ biết cắn răng chịu đựng. Người kia gạn hỏi thì ta lại nói là không sao cả, ta đang rất ổn. Khi đã cố gắng hết sức rồi mà tinh thần vẫn rơi xuống thấp như vậy thì tại sao ta không nhờ đến sự nâng đỡ của người kia? Vậy sống với nhau để làm gì? Đôi khi chỉ cần một lời giải thích đơn giản là vấn đề đã được sáng tỏ rồi, ta sẽ không tự giam mình trong những ngày tháng u tối chỉ vì những tri giác sai lầm.

Hãy nhìn loài thiên nga mỗi khi cùng bầy di cư về miền đất ấm trước khi mùa đông đến. Chúng thường bay chung với nhau theo hình chữ V, nhịp vỗ cánh của con bay trước sẽ tiếp sức cho nhịp vỗ cánh của con bay sau, cứ thế mà chúng tiết kiệm được 70% công lực thay vì bay một mình. Trên thực tế chưa bao giờ có con thiên nga nào dám một mình bay từ phương Bắc về phương Nam, vì đoạn đường đó có khi dài tới hàng trăm hoặc hàng nghìn dặm. Điều kỳ thú là khi con dẫn đàn thấm mệt thì nó sẽ lùi lại để con thứ hai hoán vị với mình, nó không bao giờ độc tài lãnh đạo cả. Đặc biệt hơn nữa, khi có một con thiện nga bất ngờ bị kiệt sức hay trúng thương thì nó sẽ cử hai con mạnh khỏe khác ở lại yểm trợ và cả đàn sẽ giảm tốc độ tối thiểu để chờ chúng đuổi theo. Chúng không bao giờ bỏ qua sự nâng đỡ và yêu thương đồng loại của mình.

Khi nhìn bầy thiên nga luôn đi bên nhau có thể ta sẽ rơi nước mắt. Tại vì ta rất tôn sùng chủ nghĩa cá nhân, rất thích sống biệt lập, nên không muốn ai đụng tới mình và ta cũng chẳng buồn quan tâm đến nỗi khổ niềm đau của kẻ khác. Ngay với những người thân trong gia đình mà ta vẫn còn sống rất ơ hờ thì đừng nói chi đến hai chữ “đồng loại” lớn lao kia. Mà có lớn lao gì đâu, mình không thương được đồng loại của mình, mình không nâng đỡ được đồng bào của mình, mình không chia sớt được nỗi khổ niềm đau của dân tộc mình thì làm sao mình có thể đứng vững trong trời đất này kia chứ? Nếu có, thì đó cũng là sự vay mượn giả tạm mà cái giá phải trả cũng sẽ rất đắt.

Biển đời mênh mông vô tận, trong lòng nó luôn chứa những đợt sóng ngầm, nó sẽ sẵn sàng kéo con thuyền ra xa và nhận chìm bất kỳ lúc nào nếu ta không kịp tỉnh táo và đủ sức để đối phó. Vậy nên ta hãy đi với nhau như một bầy chim, hãy cùng những người thân siết chặt tay nhau để đủ sức vươn lên những cánh buồm lớn cho con thuyền lướt nhanh tới phía trước. Ta đừng kẹt vào tài năng hay sự may mắn rồi tự ban cho mình một vị trí quá lớn mà trở nên khó khăn để hòa nhập với mọi người chung quanh. Đó là một thiệt thòi rất lớn, vì sức mạnh của đoàn thể bao giờ cũng có tính chất chở che và soi sáng.

Ta không nhất thiết phải làm thuyền trưởng thì ta mới có thể tham dự trên con thuyền vượt khơi. Mỗi vị thủy thủ chỉ cần tự biết được trách nhiệm của mình và sẵn sàng hoán vị với người khác khi cần thiết để mình kịp thời lấy lại phong độ mà ứng phó với những đợt sóng vô tình phía trước là được. Hãy đi bên nhau để có cơ hội va chạm, để buông bỏ bớt lòng cố chấp, để tập nhường nhịn và hòa điệu với nhau. Đó là những yếu tố quan trọng làm nên bản lĩnh và thành công của con người.

Ta hãy sống đời sống của một con người có hiểu biết và thương yêu, hãy chấp nhận nhau như những con thiên nga chấp nhận đồng loại của mình. Đừng vì nhu yếu hưởng thụ quá lớn, đừng vì cái tôi hẹp hòi bé nhỏ, để lúc nào ta cũng xây dựng trong lòng ngục thất của nghi ngờ, lo lắng và sợ hãi khi tiếp xúc với người khác. Còn đi chung đường với nhau, còn nhìn nhau tận mặt và sẵn sàng lên tiếng khi cần nhau hay hết lòng nâng đỡ nhau là ta đang giữ được thiên chức của một sinh linh mầu nhiệm rồi. Hãy giữ lấy con đường ấy, vì đó chính là con đường đưa tới hạnh phúc chân thật!

Đi như một bầy chim
Vượt vùng trời băng giá
Đừng một mình ra khơi
Biển đời nhiều sóng cả.

MINH NIỆM
Nguồn: Báo Giác Ngộ 489

Lễ khai Pháp tại TVTL Chánh Giác


Sáng ngày 17/6/2012 (nhằm ngày 28/4 nhuần năm Nhâm Thìn), Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác, xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang đã tổ chức một ngày tịnh tu cho Phật tử và làm lễ Khai pháp lần đầu tiên tại Thiền viện. Hơn 1.500 Tăng, Ni và Phật tử các đạo tràng, phần lớn ở miền Tây, đã huân tập về tham dự trong niềm hoan hỷ, an lạc.

Trong bài pháp đầu tiên, thượng toạ Thích Thông Phương, trụ trì thiền viện, đã nhắc nhở toàn thể Phật tử tham dự : “Buổi khai pháp hôm nay sẽ thắp lên ánh sáng Chánh Giác của Như Lai nơi mỗi người để cho mọi người đồng trở về, đồng rõ được nguồn gốc sáng suốt chân thật này nơi chính mình”

Nhân dịp này, Thượng toạ Thích Thông Phương cũng đã làm lễ quy y và truyền Năm Giới cho 210 Phật tử.

Thiền viện Đại Đăng xin giới thiệu một số hình ảnh Lễ khai pháp:
 Bài và ảnh do Chánh Lạc Khiêm cung cấp


Lẩu chua cay



Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Nguyên liệu:

- 3 trái chanh vắt lấy nước cốt

- 1 trái dừa

- Muối, sả cây, riềng, ớt hiểm, rau thơm, satế, bột nêm chay

- 300g nấm hương (ngâm nước muối, rửa sạch)

- 2 miếng đậu hũ chiên + đậu hũ non cắt khúc

- Rau nhúng lẩu gồm: cải bắp thảo, poarô, tần ô, rau nhút, bạc hà, mướp.

Cách làm:

- Cho dầu vào chảo, cho sả riềng vào xào thơm. Cho tiếp nước dừa và satế vào đun sôi lại. Nêm gia vị và bột nêm cho vừa ăn.

- Cho nấm và đậu hũ non vào nấu khoảng 2 phút cho thấm. Cho tiếp đậu hũ chiên và nước cốt chanh.

- Dùng với bún tươi và các loại rau.




http://www.thienviendaidang.net/05dinhduong/amthucchay.php?readmore=6064

Bún gạo xào chay


Món này chỉ có rau củ xào, một món chay nhẹ nhàng, thanh mát, ăn nhiều mà không lo béo.

Nguyên liệu:

Miến đậu xanh hoặc bún gạo ngâm nước lạnh cho nở
1 củ cà rốt, thái chỉ
Rau cải ngọt, rửa sạch thái khúc
100g đỗ quả, rửa sạch, tước xơ, bào mỏng
100g bắp cải, thái ngang thành sợi
100g giá đỗ, rửa sạch để ráo.
Hạt nêm, xì dầu




Cách làm:


Bún gạo ngâm vài tiếng cho ngấm nước và mềm


Đun nóng chút dầu ăn, cho cà rốt thái chỉ vào xào trong 1 phút.


Cho tiếp bắp cải và đỗ quả vào xào cùng, nêm chút hạt nêm cho ngấm.


Tiếp đến là rau cải rồi đổ ra bát.


Đặt chảo trở lại bếp, thêm chút dầu ăn rồi cho bún gạo vào xào. Nêm chút xíu hạt nêm. Bún gạo mềm thì cho chỗ rau củ xào vừa nãy vào chung.


Đảo đều, nêm nếm lại cho vừa ăn, có thể thêm tí xì dầu để màu sắc đẹp hơn.


Cuối cùng cho giá đỗ. Xào thêm chừng 2 phút thì tắt bếp.


Cho ra bát ăn nóng, thêm ít rau mùi cho thơm. Khi ăn có thể tưới thêm xì dầu. 

Chúc các quý vị ăn ngon!
Theo AFM



Sunday, June 24, 2012

Bánh bèo chén và nước mía rất ngon



 Mấy lần đi vacation cứ ăn đồ Mỹ miết ngán qúa chừng , ông chồng mới tìm trên mạng ra nhà hàng VN  Ánh Hồng ở Orlando,Florida .......đọc review thấy nhiều người khen qúa cho nên vào ăn thử ,mà ngon thiệt .....vì CN ăn chay nên chú ý vào thực đơn món chay thì thấy được khoảng 10 món đồ chay ,nhưng mỗi nhà hàng có món ngon đặc biệt riêng của họ ,CN mới hỏi anh bồi bàn có món nào ngon ,thì được giới thiệu cho món bánh bèo chay này , bột làm ngon và béo lắm ,cộng với nước mắm chay rất ngon ,phần nhân chay thì họ bỏ thịt chà bông chay , nhưng ăn những món này chủ yếu là nước mắm chay ngon ,họ làm sao mà ngon qúa chừng ,chẳng lẻ mình đi hỏi công thức họ làm sao ....))) ...còn nước mía thì rất ngon và thơm trái tắc ,ngoài trời thì nóng đổ lửa ,vào trong này uống 1 ly nước mía  thơm ngon mát lạnh , khg gì hạnh phúc bằng .....))))

TQ: Nấm kim châm ngâm hóa chất cực độc


TQ: Nấm kim châm ngâm hóa chất cực độc
Nấm ngâm hóa chất cực độc có thể gây ung thư  ( tôi mua 2 gói nấm này ở kim Phát về ăn lẩu , con trai tôi ăn xong , 2 giờ sau bị tào tháo dí chạy té re 2 ngày liền, vợ chồng gìa thì chỉ bị chạy có 3 vòng thì ngưng )

TQ: Nấm kim châm ngâm hóa chất cực độc

Thứ Bẩy, 09/06/2012, 07:47 AM (GMT+7)
(Tin tuc) - Trung Quốc đã phát hiện một khối lượng lớn nấm kim châm ở tỉnh Phúc Kiến bị ngâm hóa chất công nghiệp.
Các cơ quan chức năng của tỉnh Phúc Kiến, miền đông nam Trung Quốc đã thu giữ 35 tấn nấm đang được xử lý bằng các chất công nghiệp có thể gây ung thư.
TQ: Nấm kim châm ngâm hóa chất cực độc, Tin tức trong ngày, nam ngam hoa chat, nam doc, nam, co so san xuat nam, trung quoc, hoa chat gay ung thu, bao, tin tuc, tin hot, tin hay
Những bao nấm kim châm đã bốc mùi hôi thối bị phát hiện
Cơ quan cảnh sát đã bất ngờ đột kích vào một nhà xưởng tồi tàn và thu được 630 bao nấm bốc mùi hôi thối. Họ cũng phát hiện thấy 60 thùng nấm được ngâm trong hóa chất axit citric công nghiệp.
Những bao nấm kim châm đã bốc mùi hôi thối được nhồi vào bao tải dùng để đựng thức ăn chăn nuôi và bốc mùi chua thiu. Cơ sở sản xuất này lập tức bị buộc phải đóng cửa.
TQ: Nấm kim châm ngâm hóa chất cực độc, Tin tức trong ngày, nam ngam hoa chat, nam doc, nam, co so san xuat nam, trung quoc, hoa chat gay ung thu, bao, tin tuc, tin hot, tin hay
Bên trong cơ sở sản xuất nấm
Các chuyên gia cho biết việc cho axit citric vào nấm giúp bảo quản nấm tươi ngon tới 1 năm. Một số người sản xuất đã sử dụng loại hóa chất này để thay cho chất bảo quản không độc hại khác nhằm làm giảm giá thành sản phẩm. Các chuyên gia y tế cho biết axit citric công nghiệp này có hại cho hệ thần kinh của con người vì nó có thể gây dị ứng và thậm chí là gây ung thư.
Nước máy Trung Quốc chứa “thuốc ngừa thai”?
TT - Trên các trang mạng của Trung Quốc, người dân nước này đang xôn xao chuyền nhau tin tức “trong nước máy sinh hoạt có chứa thuốc ngừa thai”, uống vào sẽ gây vô sinh.
Người dân Trung Quốc hoang mang với thông tin nguồn nước máy có chứa thuốc ngừa thai - Ảnh: Báo Tài Kinh
“Tôi nghe rằng tôm, cua, cá đều được cho ăn thuốc ngừa thai để không đẻ trứng”- Tân Hoa xã dẫn lời bạn đọc có tên “Cánh chim ưng không mỏi” cho biết. Một số khác quan ngại dùng nước uống có chứa chất trên sẽ gây vô sinh.
Thông tin này đang gây hoang mang bởi người dân Trung Quốc đang chìm ngập trong vô số mối nguy an toàn thực phẩm chạm đến miếng ăn hằng ngày của họ, nay lại đến nguồn nước uống cũng có khả năng ô nhiễm cao.
Tân Hoa xã sau đó đã dẫn lời các chuyên gia nhằm “giải độc” dư luận khi cải chính “thuốc ngừa thai” theo cách gọi của người dân chính là thành phần “hormone nữ” đang có trong nước đã được kiểm định. Hàm lượng nhỏ chất này nếu có trong nước sinh hoạt là phù hợp với quy định an toàn ngành nước. Thế nhưng, hàm lượng này là bao nhiêu vẫn chưa được công bố rõ ràng.
Chuyên gia Vương Chiếm Sinh, ngành xử lý nước ĐH Thanh Hoa, cho biết “hormone nữ” trong nước sinh hoạt có thể bị nhiễm từ các khu vực sông nước ô nhiễm có chứa chất này. Một số chuyên gia khác cho rằng chất “hormone nữ” này cũng có thể xâm nhập vào nguồn nước sinh hoạt từ những hệ thống nước thải của các trung tâm nghiên cứu bào chế hóa dược phẩm dành cho nữ.
( tôi nghe 1 ông chủ tàu bán hải sản ở mtl nói cho tôm cá ăn thuốc ngừa thai , cá sẽ lớn nhanh gấp 3 lần nuôi bình thường trong 1 thời gian ngắn )
Trung Quốc điều tra vụ nước tương chứa muối công nghiệp
TTO - Một công ty sản xuất gia vị ở miền nam Trung Quốc đang bị điều tra do bị cáo buộc thêm muối công nghiệp - có thể gây ung thư, vào trong nước tương để giảm chi phí, theo Tân Hoa xã ngày 25-5.
Muối công nghiệp chứa nhiều kim loại nặng có thể gây ung thư - Ảnh:erocksalt.com
Nhà chức trách cho biết Công ty gia vị thực phẩm Weiji ở Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông đã sản xuất 90 thùng nước tương nấm, mỗi thùng 12 chai, bằng cách sử dụng muối công nghiệp. 65 thùng trong số này đã được bán ra thị trường.
Theo điều tra ban đầu, công ty đã mua 3 tấn muối công nghiệp và trộn vào 26 tấn nước, sau đó dùng một phần nước này để sản xuất nước tương.
Các quan chức cơ quan an toàn thực phẩm Phật Sơn nói họ đã kiểm tra lô nước tương bị tịch thu và nhận thấy chúng đáp ứng quy định về chất lượng.
“Có thể lượng muối công nghiệp này không phải là thành phần chính để sản xuất lô nước tương, nên nước tương vẫn đáp ứng quy định về an toàn thực phẩm. Tuy nhiên hành động của công ty là bất hợp pháp và điều này là không thể chối cãi”, một quan chức nói.
Muối công nghiệp chứa nhiều kim loại nặng và có thể gây ung thư. Riêng phụ nữ mang thai ăn phải muối này có thể bị sẩy thai hoặc gây dị tật ở thai nhi.

Thursday, June 21, 2012

Làm thế nào để an vui ? ( bài cũ )

Mấy hôm nay đi Chùa sao thấy vui qúa,bao nhiêu phiền não chướng dường như tan biến hết.Ước gì ngày nào cũng được an lạc vui vậy thì cần chi về cõi Phật. Nghe Hòa Thượng giảng mà buồn cười tới chết được,HT giảng mình phải tập sao cho đừng tức giận ai,lở có giận thì chỉ được giận 1 đêm thôi chứ đừng giận lâu qúa,giận người như mình tự uống thuốc độc mà người kia họ có hay biết gì .Và những người bị tim và cao máu giận ai qúa bị stroke chết ,nhờ Thầy lại cầu siêu,ông Thầy vừa niệm Nam Mô A Di Đà Phật,A Di Đà Phật....đáng đời Bà....A Di Đà Phật.....đáng đời...(Thầy vừa nghiến răng,vừa liếc...)...đáng đời...ai mượn ngu qúa chết ráng chịu....A Di Đà Phật....làm tui lăn ra mà cười.....Thầy còn kể rất nhiều câu chuyện rất vui,về nhà tui và chị bạn cứ phone nói chuyện cười làm cho ông chồng tui tò mò hỏi: Đi Chùa có gì vui mà cười dử vậy bà xả ?

HT nói mỗi ngày mình phải ráng ngồi thiền hay tụng kinh khoảng 15 phút hay 1 tiếng để xả những chất độc trong người ra ,như vậy đến khi chết mới tự tại ra đi.Hàng ngày mình thâu vô cơ thể bao nhiêu là chất độc nên Phật dạy phải biết cách thải ,bỏ nó ra.Mỗi ngày chỉ cần ngồi ở sofa hay đâu thấy thoải mái,thả lỏng cơ thể và theo dỏi hơi thở,hít vào mình biết là đang hít vào,thở ra mình biết đang thở ra,biết hơi thở trong người đi tới đâu,chỉ cần 15 phút thôi cũng thấy con người nhẹ nhàng ,thoải mái,xả stress rất hay.....

Cho chồng lên tiên !

Hai anh chồng trẻ ngồi trò chuyện:
- Từ ngày lấy vợ tới giờ, tớ “như tiên” trên trời vậy?
- Chắc vợ cậu cưng cậu lắm nhỉ?
- Cũng bình thường thôi.
- Vậy cậu nói sống “như tiên” là sao?
- Là ra đường không có đồng bạc nào dính túi. Tiên trên trời cũng vậy, họ đâu cần tiền…

*

Friday, June 15, 2012

Bát đại hộ pháp - Thiện Duyên


Sức mạnh của âm thanh - Thích Phước Tịnh

Hãy sống thực sự - Thích Phước Tịnh

Thursday, June 14, 2012

T.T. Thích Trí Siêu: Phương Pháp "Chuyển Tình"

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA VỚI PHÓNG VIÊN ĐÀI LOAN




Tác giả:  Đức Đạt Lai Lạt Ma và biên tập viên
Chuyển ngữ:  Tuệ Uyển - 7/6/2012

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Một số gọi tôi là Phật Sống, có khi gọi là Thánh Vương[1], Bắc Kinh gọi tôi là ác quỹ, kể cả một số người gọi tôi là quốc xã - Nazi.  Tôi nghĩ không ai tin thế.
Tôi tự diễn tả tôi là một "thầy tu giản dị'', hầu như không bao giờ trong giấc mơ tôi nghĩ tôi là Đạt Lai Lạt Ma, tôi luôn luôn cảm nhận tôi là một thầy tu.  Tất cả chúng ta giống nhau, có cùng điều kiện vật lý, cùng thân thể như nhau, cùng cảm xúc: giận hờn, yêu thương, thù ghét,...
HỎI:  Ngài có bao giờ giận dữ với ai không? Lớn tiếng với người nào đấy chứ?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Vâng, dĩ nhiên.
HỎI:  ?  Có à?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Mới hôm qua, điều gì đấy xảy ra.  Người nào đấy đem đồ lễ ra không đúng, nên tôi cảm thấy mất bình tĩnh.
Thật sự từ quan điểm của Đạo Phật.  Quan điểm của hành giả Phật tử, người tạo nên rắc rối với bạn là cho bạn cơ hội để thực hành bi mẫn.  Lòng từ bi chân thật, lòng từ bi không định kiến và rồi đấy là sự bao dung, kiên nhẫn.  Nếu cuộc đời của bạn trôi qua một cách êm ả, đôi khi nó làm hư bạn.
HỎI:  Một số người Tây Tạng trẻ tuổi tự thiêu...
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Rất buồn, rất đáng buồn! 
Bây giờ những người quan tâm nên tiến hành nghiên cứu điều tra, nguyên nhân tại sao đối với những vụ tự thiêu.  Điều ấy là quan trọng, phải đối diện với nguyên nhân của vấn đề.  Nhưng tôi nghĩ nguyên nhân của vấn đề này không phải là Đạo Phật, không phải bị tạo ra bởi Phật Giáo Tây Tạng, rất hòa bình, rất từ bi như tôi đã đề cập.  Đây hoàn toàn là do chính sách không thực tiển, những người tạo ra chính sách ấy phải suy  nghĩ một cách nghiêm chỉnh về chính sách ấy.
Tất cả những điều này xảy ra không phải không có nguyên nhân.  Hãy nghiên cứu những điều kiện, những  nguyên nhân nào đó và sự kiện xảy ra.  Và một cách căn bản là đây (chỉ vào trái tim), việc vắng bóng sự tôn trọng đời sống của kẻ khác và sự thiếu vắng của một quan điểm thánh thiện, một cái nhìn rất thiển cận và một thái độ rất vị kỷ.  Quyền  lực của ta, ta phải khống chế những con người này, ngay cả giết chóc.  Cái nhìn rất thiển cận.  Tư duy rất ngô nghê.  Hoàn toàn thiếu vắng một cái nhìn tổng thể.  Và những con người này suy nghĩ như thú vật, như những con cọp hay con mèo.  Họ không nghĩ đến những hậu quả, những hình ảnh thánh thiện mà chỉ như tưởng tượng cái gì đó trước mặt và cố vồ lấy hay làm tồn hại, như thế đấy.
Nên rất là đáng buồn!  Bây giờ chúng ta không thể đổ thừa những người này, toàn bộ xã hội của chúng ta, một cách tổng quát, thường suy nghĩ rất vị kỷ, chỉ là tôi tôi tôi.  Và nghĩ đến tiền bạc, đến quyền lực, không bao giờ quan tâm một cách nghiêm túc đến những giá trị nội tại. Những người cầm quyền khắc nghiệt này chẳng kể đến con người, luôn che dấu sự thật, nên người dân chỉ biết những tin tức sai lạc.
Tôi nghĩ ở đây, có một dấu hiệu hy vọng, Ôn Gia Bảo, mấy năm trước, trong vài trường hợp đã tuyên bố rằng, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa cần một số cải tổ về chính trị.  Ngay cả trong một trường hợp, ông đã mở rộng đến việc thiết lập dân chủ.  Trước đây, người ta hơi nghi ngờ, lời tuyên bố này thật chân thành hay chỉ là trên đầu môi.  Bây giờ, ngay sau Đại Hội Đại Biểu Nhân Dân Toàn Quốc[2], trong một cuộc họp báo, ông đã tuyên bố Trung Hoa cần sự cải tổ.  Và chỉ trong ngày, một lãnh đạo cứng rắn là Bạc Hy Lai bị thất sủng. 
Nên vấn đề quý vị thấy là, sự suy nghĩ càng khai phóng, càng tư duy thực tiển, những người lãnh đạo cao cấp dường như trở thành những người đi đầu.  Do vậy quý vị thấy đấy là dấu hiệu rất đáng hy vọng.
1,3 tỉ người Trung Hoa có quyền để biết sự thật, cho dù tốt hay xấu, họ phải biết.  Họ có thể phán xét điều gì đúng, điều gì sai.  Nên sự kiểm duyệt là phi đạo đức, không thực tế, thật tai hại.  Nên nhất định phải khai phóng.  Vấn đề Tây Tạng cũng như vậy.
Về lâu về dài, tôi nghĩ Trung Hoa như những người thực tiển biết hành động như thế nào.  Tôi nghĩ sự việc sẽ thay đổi.  Đây là sự tin tưởng của tôi.
Đồng thời, như Đài Loan, những  người Đài Loan, các bạn có thể chia sẻ kinh nghiệm của chính các bạn.  Đài Loan là một đảo nhỏ, nhưng phát triển cao độ.  Tại sao?  Vì có dân chủ ở đấy.
Một số người Hoa Lục viếng thăm Đài Loan.  Vậy thì có điều gì ấn tượng ở đây cho những người đến từ Hoa Lục?  Thì một người Đài Loan đã nói với tôi rằng những người ấy ở lại Đài Loan dài ngày, khoảng mười ngày thì nói rằng, trên hòn đảo này không có sợ hãi (cười).  Nên họ rất sung sướng cảm nhận không khí ấy, không phải sợ những sự theo dõi. Một số người Hoa Lục nói rằng, điều ấy rất đúng.
Nên tôi nghĩ trách nhiệm đạo đức của quý vị là cho họ thấy giá trị nền tảng của quý vị ở Đài Loan, dân chủ cùng pháp trị.
Tôi nghĩ quý vị chắc chắn có thể nói với họ rằng, cựu tổng thống của quý vị là Trần Thủy Biển, một người bạn rất tốt của tôi và rất thông cảm, khi ông bị bắt giam, như một người bạn tôi cảm thấy buồn.  Nhưng đồng thời, tôi cảm thấy tự hào rằng, Đài Loan, dưới pháp luật, từ tổng thống đến hành khất là giống nhau.  Đấy là một điều tuyệt vời.  Quý vị phải cho những anh chị em đến từ Hoa Lục thấy những việc như vậy.  Cho họ thấy.  Đấy là xã hội pháp trị.
Tôi nghĩ khi Mã Anh Cửu đắc cử tổng thống, ông đã đem lại mối quan hệ gần gũi hơn với Hoa Lục, và quý vị đã được một số lợi ích kinh tế.  Và rồi thì một vấn đề nghiêm trọng hơn, là căng thẳng vì phi đạn hướng từ Hoa Lục đến Đài Loan so sánh thì đã được giảm thiểu ít nhiều.  Điều ấy là tốt.
Nhưng rồi đồng thời, tôi không biết, quá gần gũi với một chế độ chuyên chế, tôi nghĩ là hoàn toàn không thể (cười).  Tôi nghĩ là rất, rất là gần gũi, điều ấy cũng là khó khăn, ngoại trừ người dân Hoa Lục trở nên cởi mở hơn, theo lề lối dân chủ hơn,  trong sáng hơn.  Khó lắm!
Nên quý vị thấy, một số biểu hiện đang chuyển hướng đúng đắn.  Nhưng trên hết, sự cấu thành, tôi muốn nói, một hệ thống chuyên chế, sự thể chế hóa, không phải quá dễ dàng.  Nhưng cuối cùng tùy vào người Trung Hoa. 
Tôi luôn luôn tuyên bố rằng, địa cầu là của loài người trên thế giới, 7 tỉ người.  Và mỗi quốc gia là của người dân đất nước ấy, chứ không phải của các đảng phái nào, không phải của một thể chế chính trị nào.  Thế  nên, như Trung Hoa, xét cho cùng là của 1,3 tỉ người Trung Hoa, không phải của Cộng Sản Đàng, không phải của Quốc Dân Đảng, hay Dân Tiến Đảng,...
Nguyên tác: 達 賴 喇 嘛 的 智 慧!自 焚 背 後 的 醒 思
Ẩn Tâm Lộ ngày 08/06/2012
http://www.youtube.com/watch?v=fZ0DekKyInY&feature=related
http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-85_4-16324/