Monday, April 30, 2012

Tiền Giang: Khởi công xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác lớn nhất nước





Thiền viện này là do Sư Phụ của CN và một số Qúi Thầy khác đứng trụ cột lo xây dựng . Các Thầy lo làm qúa chừng nên công trình tiến rất nhanh ,chỉ trong vòng 2,3 tháng mà từ 1 khu rừng đước trở thành  được như bây giờ . Tội nghiệp Ông Sư Phụ của tui ,tối ngày phải chạy mượn tiền hết trong dòng họ của SP ,mà gia đình của SP rất giàu ,SP có 1 công ty ở SG  rất lớn nhưng đã bỏ tất cả và đi tu ,và bà con của SP rất giàu có ,chắc SP mắc nợ cũng khẳm rồi .....có lần CN chọc SP ,CN nói SP làm sao mà khi  bà con của Thầy thấy bóng dáng Thầy xa xa  là mấy người đó co giò bỏ chạy hết á ......SP cứ cười khà khà ........SP nói mỗi ngày có người lại đòi tiền ,đòi nợ .....rồi hong biết đào đâu ra tiền mà trả người ta đây ,CN nghe mà phát sợ dùm cho ông SP này  luôn .....mà trong đám đệ tử của SP ,chắc có mình CN là bèo và èo uột nhất , CN chỉ ráng dành dụm chút đỉnh và hùn vốn cúng dường tượng Phật  trong chánh điện thôi ......vì cúng dường tượng Phật sẽ được phước làm công chúa xinh đẹp  kiếp sau ....hehe....kiếp sau ai mà chọc công chúa đỏng đảnh nổi giận thì  công chúa sẽ rưới nước sôi cho biết tay .....ôi ,mà thôi nghỉ lại hong được rồi ,nhở vua cha bắt gả cho ông vua già nào thì chết mất .....thôi hong thèm ,chỉ muốn về cõi hạ phẩm hạ sanh  của Phật A Di Đà thôi ,về đó bị nhốt trong hoa sen ngàn năm để tu tập ,khi nào hết phá làng ,phá xóm thì sẽ được thả ra tu chung với thánh chúng .....vậy coi bộ có lý hơn .....

 Sư Phụ nói hôm bửa làm lễ đặt đá ,tự nhiên trên trời xuất hiện ngủ sắc nhiều màu rất đẹp,khoảng 3,4 tiếng vậy mới hết .....mọi người chạy ra xem qúa chừng ,để CN có hình sẽ đăng lên sau .....CN mới hỏi SP : vậy là chư thiên lại tham dự phải không Thầy ? ...))))   SP nói là Chư Phật và Bồ Tát chứng minh nên hiện điềm lành .  Mà cái việc xây Chùa này cũng có nhiều việc kỳ lạ lắm nha ,CN thấy là việc nhỏ như mình mua nhà ở đâu cũng phải có duyên nữa chứ đừng nói là lên cái Thiền Viện to tác thế kia . CN nghe kể lại là năm rồi , có ông Phật Tử kia có rất nhiều đất ở khu vực này ,một hôm nằm mơ thấy ông già tóc bạc phơ ,cầm cây trượng lại bảo ổng phải đi kiếm SP của CN cúng dường hết đất này đi để lập Chùa . Thế là khi tỉnh dậy ,ổng phải lật đật đi tìm SP ,và xin cúng dường khu đất rộng để lập Chùa .....sau đó thì có nhiều việc khác xảy ra nữa .......nhưng CN thấy là khi mà lên Chùa phải có nhiều vị  Bồ Tát gia hộ ,giúp đỡ ,nếu khg có sẽ khg làm  nổi .....cho nên ai muốn có các vị Bồ Tát giúp đỡ mình tai qua ,nạn khỏi thì nên phát tâm cúng dường Chùa ,phước báo vô biên đó . CN có người bà con hiện đang ở Mỹ , cả đời Ông rất siêng năng đi Chùa làm công qủa và ra tiền rất nhiều cúng Chùa mỗi khi Chùa cần xây dựng sửa sang thêm gì đó ......cho nên cả đám con của Ông  học thành tài hết ,người nào cũng ra kỷ sư và làm lương rất cao.....những gì mình làm được ,chẳng những mình hưởng mà con mình cũng được hưởng nhờ phước báo của mình đó ......cho nên các bạn ráng ủng hộ ,giúp đỡ Chùa   nhé.......
  Mà trong các đệ tử của HT Thanh Từ ,nhiều người tu chứng đắc lắm muốn nhập Niết Bàn khi đã chứng qủa A La Hán ,nhưng HT biết được chống gậy lại bảo phải ở lại độ chúng sanh ,cho nên các vị này phải vâng lời  Hòa Thượng . (gặp CN mà chứng qủa A La Hán là CN biểu diễn thần thông liền ,hong có dấu giếm như mấy Thầy đâu ....hihi.....giờ đang tức tối hong biết ai là A La hán nữa .......)........Thấy mấy Thầy ,Cô trong bộ áo cà sa vậy chứ họ là Thầy của Trời và Người đó . Lâu lâu CN cứ chọc Ông Sư Phụ hoài ,CN nói : Thầy ở cõi Trời  sướng qúa sao khg ở ,bay xuống đây làm gì , đi lang thang lưới thưới ,công việc ngập trời ,mắc nợ tùm lum ....chi mà cho khổ thân vậy khg biết nữa ......chúng sanh thì mặc kệ chúng sanh đi ,cứu xong chúng cũng lấy oán báo ân ,tội tình chi khg biết nữa .......))))  Sư Phụ bảo : để xem con hưởng phước tới bao lâu nhé,hết phước rồi đừng kêu Thầy cứu đó .......haha....buồn buồn là cứ phá SP hoài , tội lỗi ,tội lỗi ......))))

Sau đây là  địa chỉ và phone của Thiền Viện ,có ai muốn cúng dường thì liên lạc thẳng với Thiền Viện nhé ......

Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác :

Xã Thạnh Tân,huyện Tân Phước ,tỉnh Tiền Giang .

Phone : 07-33-643-266

hinh00Sáng ngày mùng 8 tháng 4 Nhâm Thìn (28/04/2012),  hòa trong không khí tháng 4 đầy ý nghĩa của người con Phật đang nô nức chào mừng Đại Lễ Phật đản sanh PL 2556 , một buổi sáng đẹp trời với vầng hào quang xuất hiện trên bầu trời, duyên lành hội đủ, được sự đồng thuận của HĐTS TƯGHPGVN, BTS tỉnh hội PG tỉnh Tiền Giang và chánh quyền các cấp,  Ban Quản trị Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã tổ chức Lễ đặt đá chính thức xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác tại huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, ngôi thiền viện đầu tiên của hệ phái Trúc Lâm yên Tử được xây dựng mới tại miền Tây.
Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, hòa hợp và thanh tịnh dưới sự quang lâm chứng minh của Chư Tôn Đức Tăng Ni, cùng  lãnh đạo chánh quyền các cấp và hơn 8 ngàn Phật tử gần xa không quản ngại đường xá xa xuôi đã hoan hỷ cùng nhau huân tập về TVTL Chánh Giác tham dự Lễ đặt viên đá đầu tiên công trình xây dựng TVTL Chánh Giác, cùng nhau cầu nguyện để công trình xây dựng được thành tựu viên mãn.

Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác có tổng diện tích là 30ha, được xây dựng theo mô hình truyền thống của các thiền viện thuộc hệ phái Trúc Lâm Yên Tử, với 2 khu vực biệt lập là nội viện và ngoại viện. Theo quy hoạch tổng mặt bằng, thiền viện có 26 hạng mục, bao gồm các hạng mục thuộc ngoại viện như Chánh Điện, Tổ Đường, Giảng Đường, Nhà Tăng ngoại viện, Trai đường, Thư viện, Nhà Trưng bày, Lầu chuông, Lầu trống, Nhà Khách cư sĩ Nam, Nhà khách cư sĩ Nữ v.v.., với tổng diện tích hơn 47 ngàn m2. Khu vực nội viện được quy hoạch với diện tích gần 16 ngàn m2, bao gồm 4 tăng đường, 1 thiền đường và 10 thất chuyên tu. Khu vực nhà khách nữ được bố trí trên một diện tích gần 19 ngàn m2 với Thiền đường, Trai đường riêng và 10 thất chuyên tu. Tổng diện tích xây dựng của 2 khu vực hơn 8000m2.  Trong định hướng xây dựng được thể hiện trên bản vẽ quy hoạch, một khu vực rộng lớn được bố trí để xây dựng Tứ Động Tâm (Lâm Tì Ni – nơi Phật Thích Ca đản sinh; Bồ Đề Đạo Tràng – nơi Phật thành đạo; Lộc Uyển – nơi Phật chuyển pháp luân và Câu Thi Na – nơi Phật nhập diệt) theo đúng nguyên mẫu với tỉ lệ 6-10. Theo tỉ lệ này thì tháp Đại Giác sẽ có chiều cao khoảng hơn 31m. Đây sẽ là điểm rất riêng của Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác nhằm tạo duyên lành cho những Phật tử gần xa không có đủ duyên đến Ấn Độ để chiêm bái, thì có thể đến Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác chiêm bái.

Công trình xây dựng TV Trúc Lâm Chánh Giác đáp ứng tâm nguyện của Hòa Thượng Tôn Sư thượng Thanh hạ Từ Tông chủ của Thiền phái Trúc Lâm thế kỷ 20 và mong mỏi của Phật tử gần xa, xây dựng một Thiền viện thuộc hệ phái Trúc Lâm Yên Tử trên mãnh đất miền tây vốn thấm nhuần tinh thần Phật giáo, miền đất tiêu biểu cho truyền thống gắn bó giữa đạo pháp và dân tộc, đó cũng chính là nét đặc trưng của phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Theo thời gian dòng thời gian Thiền Trúc Lâm Yên Tử âm thâm suôi dòng chảy về miền tây, như dòng sông Mekong chỡ nặng phù sa bồi đắp cho đồng bằng nam bộ, ngôi thiền viện mới ra đời sẽ là trung tâm tu học theo tin thần thiền tông đời Trần là "Phản quan tự kỷ" sẽ làm phong phú thêm đời sống tâm linh của người dân tỉnh Tiền Giang và các  tỉnh miền tây nam bộ giàu tình người.

Một số hình ảnh Lễ Đặt Đá Xây Dựng TVTL Chánh Giác

Chư tôn Hòa thượng chứng minh

Niệm Phật cầu gia bị

Chư tôn đức Tăng về tham dự lễ đặt đá

Chư tôn đức Ni về tham dự lễ đặt đá

Đại diện chánh quyền các cấp tham dự lễ đặt đá

Thượng tọa Trụ trì TVTL Dalat đọc diễn văn khai mạc

Hòa thượng chứng minh ban đạo từ

Hòa thượng trưởng ban quản trị Thiền Phái Trúc Lâm ban đạo từ

Đại diện chánh quyền phát biểu

Viên đá đầu tiên xây dựng TVTL Chánh Giác

Nghi thức lễ đặt đá

Cùng nhau đặt viên gạch đầu tiên cho công trình xây dựng TVTL Chánh Giác

Quí Phật tử khắp nơi về tham dự
- Hình ảnh do PT Minh Triết - Đănng Chân cung cấp



Đạo làm con - Thích Nhật Từ

Kinh Pháp Cú 05 Chân dung người ngu Thích Nhật Từ

Kinh Pháp Cú 07 Chân dung người trí Thích Nhật Từ

Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu

T.T. Thích Trí Siêu: Ý Tình Thân (rất hay và vui )

T.T. Thích Trí Siêu: Ý Tình Thân - 1/4



T.T. Thích Trí Siêu: Ý Tình Thân - 2/4




T.T. Thích Trí Siêu: Ý Tình Thân - 3/4




T.T. Thích Trí Siêu: Ý Tình Thân - 4/4

Saturday, April 28, 2012

Cách nấu lá cẩm (magenta plant)


cam 1
Lá cẩm hái vô, khoảng 1 nắm tay lựa bỏ những lá héo và lá xấu đi, rửa sạch lá và cọng để riêng. Đâm cọng cho dập nát kế bỏ lá vào đâm cho dập. Xong chế vào 2 chén nước. Dùng đũa quậy đều bắt lên bếp nấu cho cạn bằng mặt xác lá cẩm, xong bắt nồi lá cẩm để nguội chắt nước đầu để riêng tiếp đến chế thêm khoảng 1/4 cup nước lạnh. Dùng chày đâm tiêu bằng gỗ cà mạnh vào xác lá cẩm và chắt nước thứ 2 để riêng và tiếp nước thứ 3,4,5. Sau đó bỏ xác. Tìm 3 cái lọ nhỏ để dành nước loại 1,2,3. Loại số 4 và 5 đổ chung vô 1 cái hộp nhỏ hay cái ly cà phê không (thường khi đi mua cà phê ở food to go) không đậy nấp để vào tủ lạnh phía trên ngăn lạnh nhất. 1 hay 2 ngày sau trên mặt ly sẽ đóng 1 lớp đá trong. Lấy lớp đá đó bỏ đi thì nước đó là nước số 3. Lấy nước này đổ vào lọ số 3.
Khi ngâm nếp màu lá cẩm thì lấy nước số 3 ngâm. Nhớ là khi ngâm nếp chỉ ngâm dưới mặt nếp một chút vì khi xào nếp lá cẩm thấy màu không đẹp thì thêm vào nước số 1 hoặc số 2 theo ý của mình. Nên biết vì là một loại chất loãng chứ không phải như màu lá dứa loại lá dứa này là chất đặc kẹo trong chai nhỏ nên khi xào nếu nhiều nước thì nếp nhão, khi nấu đúng giờ như trong công thức thì khi cắt bánh sẽ nhão.
caylacam
Cám ơn cô Mỹ Lệ đã chia sẻ cách nấu lá cẩm để có được màu tím thật đẹp .
Nam Mô A Di Đà Phật
Diệu Sương – Bài hướng dẫn của Cô Phạm Mỹ Lệ cho các em thiếu nữ GĐPT Liên Hoa
La_cam

CĐO – Giới thiệu cây lá cẩm

Là loại cỏ thấp sống nhiều năm, cao từ 40-50 cm, tỏa ra nhiều nhanh.Thân nhẵn, đường kính 1-2mm.
Lá hình trứng, mọc đối, cụm hoa ở ngọn ,cánh hoa màu tím nhạt .
Quả nang dài 1,5 cm. Cây mọc hoang hoặc được trồng để lấy màu tím từ lá để nhuộm bánh hoặc xôi,đây là loại lá  nhuộm màu thực phẩm đẹp không đôc.
Cây có vị ngọt nhạt, tính mát có tác dụng thanh phế nhiệt chỉ khái (giảm ho) chỉ huyết ( cầm máu). Nếu phối hợp với các vị thuốc khác trị được các chứng viêm phế quản nhiều đườm , tiêu lỏng, xuất huyết, chấn thương gân cơ bị bầm dập.
Nếu trị viêm phế quản, nhiều đườm thì nấu lên để uống theo bài thuốc sau:
  • Cành và lá Cẩm: 40g,
  • Tang bạch bì: 20g,
  • Cát cánh:20g,
  • Mạch môn:20g.

Danh ngôn hay


Danh Ngon
View more documents from lenho

Đi tìm hạnh phúc

Học làm người _ Thầy Thích Minh Hiếu giảng rất hay


Tập 1 :




Tập 2 :



Tập 3 :

Chân lý cuộc đời

Chuyến xe

Ai Cũng Phải Học Làm Người

Học làm người _ Thầy Thích Minh Hiếu giảng rất hay


Tap 1 :



Tap 2 :



Tap 3 :

Friday, April 27, 2012

Chuyển hóa phiền não trong đời sống hàng ngày


                                                 Chìa khóa an lạc và hạnh phúc là gì ?

Khi bạn gặp  nhiều bức xúc trong đời sống hàng ngày ,chỉ có 1 cách : ráng tu ít nhất 1 giờ /mỗi ngày .


Mà tu như thế nào đây ?


Tụng kinh Phổ Môn ,sau đó thì lạy Kinh Vạn Phật .


Bảo đảm   bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng và an lạc tâm hồn  ngay lập tức  .


Nhưng tại sao lại được linh ứng liền  thế ?


CN  đã nghe trong băng giảng của Thầy Thích Trí Siêu ,Thầy là đệ tử của HT Huyền Vi , Thầy nói là khi mình tụng kinh hay tụng  thần chú của Phật , thì Phật sẽ phóng hào quang đến mình ,và thế là mình sẽ an trụ trong vòng hào quang của Chư Phật , cũng giống như mình bật Ti Vi lên ,thì phải chỉnh đúng đài thì mình mới xem TV được . Cho nên khi mà CN bị phiền não lên cực điểm  thì mau mau chạy lên phòng thờ Phật ,tụng kinh Phổ Môn và lạy Kinh Vạn Phật , chỉ trong vòng 1 giờ là thấy mình  tươi tỉnh lại liền ,phải công nhận Phật Pháp  rất nhiệm mầu . Có nhiều sự huyền bí trong vũ trụ  mà mình khg thể nào hiểu nổi .
Phật thương chúng sanh giống như mình thương con mình vậy ,khi con của mình bị nạn mà nó kêu cứu thì cho dù dầu sôi lửa bỏng mình cũng phải nhảy vào để cứu nó ra , Phật  cũng vậy ,cho nên có việc gì cứ réo Phật cứu mình là OK liền ( Phật thương mình lắm nên khg có complain nhức đầu đâu ....))))   Nhắc tới vụ cứu con ,hồi xưa Bà Ngoại của CN  khi mà cậu của CN bị té sông , Bà nóng ruột con qúa nhảy xuống cứu Cậu ,ai ngờ cả 2 chìm nghỉm ,cuối cùng Ông Ngoại phải nhảy xuống kéo 2 người lên .......


Đó là chút xíu bí quyết mà CN xin chia sẻ hôm nay .

Thursday, April 26, 2012

Chú Đại Bi - Thầy Thích Trí Thoát tụng (mới)

Wednesday, April 25, 2012

Tập thể dục thẩm mỹ theo cách này rất có hiệu qủa


CN đã tập thử khoảng 1 tháng theo DVD này thì thấy rất khoẻ trong người và vòng eo cũng thon gọn lại rất nhiều . Hồi xưa trước khi đi Mỹ CN có đăng ký đi tập thể dục thẩm mỹ mỗi ngày ở Sài Gòn ,và tập theo kiểu này ,thì lúc đó tuy "hơi tròn " ,lúc đó CN khoảng 50 KG ( 110 pounds ),tuy mập nhưng eo nhỏ xíu à nghen ,lúc đó cái eo rất đẹp nhờ tập thể dục theo mấy động tác này đó , các bạn nữ muốn có vòng eo đẹp thì ráng tập theo băng này đi ,1 tuần là có kết qủa liền á . Mình muốn sống khoẻ và đẹp thì phải tập thể dục đều đặn ,ăn rau xanh và trái cây nhiều , đó là về thân thể ,còn muốn cho tinh thần khỏe (phần tâm linh ) thì phải chịu khó tu tập , các bạn sẽ có thân tâm thường an lạc ,thân khỏe ,tinh thần sáng suốt thì mặc cho giông bão tưng bừng , vẫn khg thấm vào mình được ,tuy gặp gai nhọn dưới chân nhưng trong lòng vẫn nở hoa sen ....)))

 Các bạn trong lúc tập nhớ đừng có nói " ủa sao còn hoài vậy nè ? ".....vì tập vậy mới thấm tương ,thấm chao chứ ......))) Với lại nhờ tập loạn cào cào  vậy , mà cơ thể mình nó confused ,cho nên mới ốm nhanh ,tập kiểu này và uống trà xanh cho thật nhiều thì các bạn cứ ăn thoải mái cũng khg sợ mập .....còn nếu bị mập thì nhớ đi tìm ông Obama á ,CN hoàn toàn khg chịu trách nhiệm ....))))

Phần 1 :



Phần 2 :

Phương pháp tu tập - HT. Thích Huyền Diệu


Tap 1 :




Tap 2 :

Sự Mầu Nhiệm Việc Lạy Sám Hối - HT Thích Huyền Diệu


Thầy nói lạy Kinh Pháp Hoa rất mầu nhiệm . CN thấy rất đúng lắm ,vì CN chỉ tụng và lạy chút chút Kinh Phổ Môn ,vì hình như Kinh Phổ Môn là trích phần chánh của Kinh Pháp Hoa ,thì thấy linh nghiệm lắm .


Thầy nói người phụ nữ có sức mạnh rất đặc biệt ,trong gia đình nếu người vợ tu thì có thể chuyển cả nhà tu theo .....Thầy còn nói người nữ mà khg tu thì đi phá làng ,phá xóm khg ai chịu nổi ....háhá ....vậy chứ mấy ông mà khg tu thì sao ? ...)))

Tap 1 :



Tap 2 :




Tap 3 :



Tap 4 :



Tap 5 :



Tap 6 :

Monday, April 23, 2012

Lễ tất niên 2012 - Thầy Thích Thông Phương giảng rất hay


Tập 1 :



Tập 2 :




Tập 3 :



Tập 4 END :

Remember This: Exercise Boosts Your Brainpower

Middle-Aged Adults Who Cycle or Stretch Improve Memory
By Kathleen Doheny
WebMD Health News

Reviewed by Laura J. Martin, MD
April 6, 2012 -- Your brain isn't a muscle, but as you age exercise can improve your memory and other thinking skills, a new study shows.
And the exercise doesn't have to be as rigorous as a marathon, the research suggests.
In the new study, middle-aged men and women who cycled or did a stretching and coordination routine for two hours weekly for six months had improvements in memory and other thinking skills.
Combining the two may provide even better results, says researcher Kirsten Hotting, PhD, a lecturer in psychology at the University of Hamburg, Germany. "I would guess that combining different forms of exercise might enhance their beneficial effects," she tells WebMD.
The study is published in Health Psychology.

Exercise and Memory: Research Details

In late adulthood, experts say, a region of the brain involved in memory, the hippocampus, shrinks.
Previous research has found that this region had grown a year after older adults began to exercise. That growth was accompanied by improved memory.
For the new study, Hotting wanted to focus on middle-aged adults. She evaluated 68 inactive men and women ages 40 to 56. She assigned them to the stretching program or the cycling program.
She added a group of 18 non-active people as a comparison group.
Before the study, everyone got a heart fitness test. Each of the programs were supervised and lasted one hour, twice a week, Hotting says.
"The stretching/coordination training started with a short warm-up phase, followed by stretching and strengthening of the major muscles of the whole body," she says. "Coordination exercises were balance exercises, complex movements of arms and legs, and so on. The training ended with some relaxation exercises."
The cyclists were told to exercise at their target heart rate (as determined by the fitness test) for about 45 minutes, Hotting says. They ended with a cool-down.
Before and after the study, Hotting's team measured memory and other thinking skills.

Exercise and Memory: Results

The cycling group improved their heart fitness by 15%. The stretching and inactive groups did not have noticeable changes in their fitness.
But both the cycling and the stretching groups did better on the memory test of learning a list of items than the inactive group.
The increase in this test score was linked with an increase in fitness.
The cycling group improved more than the others in the recognition test. It tests long-term retention of learned material.
One surprise finding: The stretching group actually improved more in a test of attention than did the cycling group. In a paper and pencil test, they had to find and mark certain letters quickly.
Hotting didn't find any noticeable differences in performance for any other thinking skills.
The improvements in memory are useful, she tells WebMD. "In everyday life, learning a list of items is relevant when learning vocabulary, a shopping list, or remembering to-do lists."
The recognition test reflects an ability to remember learned items for more than a few minutes, she says. "That is relevant for many things you want to remember in everyday life."

Exercise and Memory: Improved Blood Flow

The study findings echo previous research, says Scott Small, MD, the Herbert Irving professor of neurology at Columbia University. He reviewed the findings but was not involved in the German study.
Other studies have also found that an increase in fitness is linked with selective improvements in memory, he tells WebMD.
In his own research, Small has found that inactive people who become physically active can increase blood flow to the brain. They then score better on memory tests.
One strength of the new study, he tells WebMD, is the length of the training. Another is the focus on middle-aged men and women. He says they often worry about memory problems.
SOURCES: Hotting, K. Health Psychology, March 2012. Kirsten Hotting, PhD, lecturer in psychology, University of Hamburg, Germany. Scott Small, MD, Herbert Irving professor of neurology, Columbia University, New York. Pereira, A. Proceedings of the National Academy of Sciences, March 27, 2007.

http://www.medicinenet.com/script/main/art.asp?articlekey=156864

Regular Exercise May Benefit the Brain as Well as the Body

WEDNESDAY, June 8 (HealthDay News) -- A commitment to high-intensity exercise may keep more than just your body in good shape. New research reveals that long-term aerobic activity may also boost a person's brain function.
In the study, Benjamin Tseng, a researcher in the Institute for Exercise and Environmental Medicine's (IEEM) Cerebrovascular Lab at the Texas Health Presbyterian Hospital Dallas, and colleagues compared brain structure and function in 10 athletes and 10 sedentary people.
The types of brain function they looked at included muscle control, executive function (a type of cognition that includes working memory, self-monitoring and the ability to suppress distractions) as well as other neurological functions.
"We know that brain structure and some aspects of cognitive function deteriorate with aging, but we haven't been able to find exactly what the contributing factors and mechanisms are," Tseng said in a hospital news release. "Our preliminary results shed light on this important topic, and we hope the findings lead to better prevention and treatment of Alzheimer's disease and other forms of dementia."
The study participants included 10 Masters athletes, average age 73 years, who had at least 15 years of competitive aerobic training, and 10 sedentary people of a similar age and education level. The investigators found that the brain's white matter fiber was better preserved among the athletes than the inactive people.
In the human brain, white matter plays the critical role of transmitting messages between different regions of gray matter -- areas where functions such as seeing, hearing, speaking, memory and emotions take place. So, without sufficient white matter, gray matter can't do its job, as is the case for many people with various forms of dementia, the study authors explained in the news release.
"Without properly functioning white matter, people can begin to show signs of neurological problems," Dr. Benjamin Levine, director of the IEEM and a professor of medicine and cardiology and a distinguished professor in exercise science at UT Southwestern Medical Center, explained in the news release. "They can lose the ability to do simple daily tasks that we take for granted."
The researchers concluded that their study sheds some light on the mysteries of the aging brain, such as how brain blood flow is related to its structure and function.
"It also tells us that long-term aerobic exercise has definitive, measurable impact on brain health," said Levine. "Most importantly, it lets us know that we have tools that can help fight off dementia and some of the other classic signs of aging with a purposeful, consistent exercise regimen."
The findings were scheduled for presentation this week at the annual meeting of the American College of Sports Medicine, held in conjunction with the World Congress on Exercise Is Medicine, in Denver. Because this study was presented at a medical meeting, the data and conclusions should be viewed as preliminary until published in a peer-reviewed journal.
-- Mary Elizabeth Dallas

 http://www.medicinenet.com/script/main/art.asp?articlekey=145353

Adele - Rolling In The Deep (Grammy 2012) HD

Sunday, April 22, 2012

Stronger (What Doesn't Kill You)



You know the bed feels warmer
Sleeping here alone
You know I dream in colour
And do the things I want

You think you got the best of me
Think you had the last laugh
Bet you think that everything good is gone
Think you left me broken down
Think that I'd come running back
Baby you don't know me, cause you're dead wrong

What doesn't kill you makes you stronger
Stand a little taller
Doesn't mean I'm lonely when I'm alone
What doesn't kill you makes a fighter
Footsteps even lighter
Doesn't mean I'm over cause you're gone

What doesn't kill you makes you stronger, stronger
Just me, myself and I
What doesn't kill you makes you stronger
Stand a little taller
Doesn't mean I'm lonely when I'm alone

You heard that I was starting over with someone new
They told you I was moving on over you

You didn't think that I'd come back
I'd come back swinging
You tried to break me, but you see

What doesn't kill you makes you stronger
Stand a little taller
Doesn't mean I'm lonely when I'm alone
What doesn't kill you makes a fighter
Footsteps even lighter
Doesn't mean I'm over cause you're gone

What doesn't kill you makes you stronger, stronger
Just me, myself and I
What doesn't kill you makes you stronger
Stand a little taller
Doesn't mean I'm lonely when I'm alone

Thanks to you I got a new thing started
Thanks to you I'm not the broken hearted
Thanks to you I'm finally thinking bout me
You know in the end the day you left was just my beginning
In the end...

What doesn't kill you makes you stronger
Stand a little taller
Doesn't mean I'm lonely when I'm alone
What doesn't kill you makes a fighter
Footsteps even lighter
Doesn't mean I'm over cause you're gone

What doesn't kill you makes you stronger, stronger
Just me, myself and I
What doesn't kill you makes you stronger
Stand a little taller
Doesn't mean I'm lonely when I'm alone

Phật pháp nhiệm màu Kỳ 29: Phật tử Hạnh An

THỪA KẾ NGHIỆP_ TT Thích Thông Phương


I. THỪA KẾ NGHIỆP
Đạo Phật luôn đề cao tinh thần nhân quả, chúng ta sống trong cuộc đời này đều là sống trong nhân quả. Cuộc sống chúng ta hiện nay là thừa kế cái quả của đời trước, gọi là thừa kế nghiệp. Chữ nghiệp trong Phật giáo có ý nghĩa sâu. Một số người thường quan niệm, mỗi người sinh ra đều có số mệnh. Người có số giàu thì giàu, người có số nghèo thì nghèo, người có số xấu thì xấu v.v... Trong nhà Phật không nói số mệnh mà cho là nghiệp. Nếu nói là định mệnh thì sẽ ngăn chặn con đường tiến hóa, số mệnh định sẵn như vậy rồi không thể chuyển được nữa. Do con người tin như vậy nên đầu hàng số phận.
Trái lại, Phật giáo cho là nghiệp chúng ta tu có thể chuyển hóa được. Nghiệp tức là những hành động tạo tác của con người trong đời trước hay đời này. Nghiệp do chúng ta tạo, nên có thể chuyển đổi. Nếu lỡ tạo nghiệp xấu nghiệp ác, chúng ta thức tỉnh biết đó là sai quấy, quyết tâm sửa đổi thì sẽ chuyển thành nghiệp lành nghiệp tốt, đó là tu. Có tu mới đưa con người tiến hóa thăng hoa, đem lại niềm tin cho chính mình. Theo tinh thần Phật dạy, tất cả chúng ta đều sống trong nhân quả, sống với quả hôm nay là do nhân đời trước.
Quả lành dữ, khổ vui hoặc ngu trí, sang hèn đều có nhân đời trước chứ không phải ngẫu nhiên. Do con người tạo nghiệp không đồng nên sanh ra mỗi hoàn cảnh không đồng. Có những người cùng sanh ra trong một gia đình, một cha mẹ nhưng có đứa thông minh, có đứa không được thông minh. Có đứa giàu, có đứa không làm ăn được. Theo khoa học nói gien cha mẹ sao thì con cái như vậy, nhưng đôi khi cha mẹ rất thông minh mà con thì ngu đần. Hoặc cha mẹ không thông minh mà con là thần đồng, vậy đâu phải do gien. Vì vậy, nếu lấy tinh thần khoa học mà giải thích thì không giải thích hết được.
Phật pháp thấy rõ điều này rất đơn giản, đều do nhân quả nghiệp báo của con người đã tạo đời trước. Như đời trước đã tạo nghiệp sáng suốt trí tuệ, nên đời này lưu lại sanh ra người đó phát triển trí tuệ sớm. Có những đứa bé thần đồng, sanh ra đã biết được những điều nó chưa học. Có những người mới gặp nhau lần đầu đã thấy có cảm tình, hoặc mới gặp mà cảm thấy ghét cay ghét đắng. Do cái gì? Do nghiệp duyên đời trước, ai gần gũi với mình nên gặp nhau đã có cảm tình. Còn người kia trước cũng có nghiệp duyên trái nghịch nên thấy lần đầu đã không có cảm tình. Đó là tinh thần nhân quả Phật dạy.
Hình tướng mỗi người cũng vậy, hàng triệu người không ai giống ai. Trong kinh Thập Thiện, Phật dạy Long vương, Ngài nói: “Ông có biết trong hội này và trong biển cả, bao nhiêu là hình sắc, chủng loại mỗi khác nhau, tất cả như thế đều do tâm tạo nghiệp lành hay dữ nơi thân khẩu ý mà ra". Do chúng sanh trước kia tạo nghiệp sai biệt nên khi sanh ra cũng có những sai biệt. Chúng ta ngồi ở đây mỗi người đều có tâm tư, suy nghĩ sai biệt nhau nên hiện ra dáng vẻ khác nhau. Tuy ngồi chung một nơi nhưng trong tâm mỗi người là mỗi cảnh giới riêng. Như hai đứa trẻ sanh đôi giống y nhau nhưng vẫn có một hai điều gì đó khác. Vì tâm tư của mỗi người có những nét hơi khác nên trên hình tướng cũng có vẻ khác nhau.
Phật dạy mỗi người sanh ra là sống trong nhân quả, sống trong nghiệp lực. Con người không làm chủ được mình, mà do nghiệp làm chủ chúng ta. Người học Phật, biết sân giận là xấu nhưng gặp chuyện thì cũng sân, không làm chủ được. Như người bệnh tiểu đường, biết ăn ngọt là không tốt nhưng gặp ngọt cũng thèm. Hoặc có những vị nghiện rượu, thuốc biết là bệnh nhưng không bỏ được, cũng bị nó dẫn. Như vậy nghiệp làm chủ mình chứ mình không làm chủ được. Nhà Phật gọi là bị nghiệp sai sử.
II. TU LÀ CHUYỂN NGHIỆP
Tu Phật là chuyển nghiệp, vì Phật dạy nghiệp không cố định. Cái gì có sanh thì phải có diệt, nghiệp cũng vô thường. Nghiệp do chúng ta tạo ra thì chính mình có thể chuyển đổi nó. Có người không hiểu, yếu đuối cứ an phận với nghiệp lực nên than sao nghiệp tôi nặng quá. Tất cả chúng sanh đều có thể chuyển được hết. Đức Phật là tấm gương cho mọi người, Phật hiện ra nơi đời giống như chúng ta không phải ở trên trời rơi xuống. Nếu như Ngài ở trên trời hiện xuống thành Phật thì không ai dám tu theo Ngài, vì nghĩ Đức Phật quá cao siêu là một vị trời còn mình ở dưới đất đâu bằng được. Đức Phật đến cuộc đời này là một con người, có cha mẹ sanh ra, lớn lên lập gia đình, sống thụ hưởng ngũ dục trong cung vua. Rồi thái tử đi dạo bốn cửa thành thấy cảnh già, bệnh, chết. Hình ảnh cho Ngài tỉnh thức là vị Sa-môn từng bước ung dung trong cuộc đời. Ngài hỏi Sa-môn chân lý để thoát cảnh sanh già bệnh chết. Được Sa-môn giải thích con đường tu hành giải thoát, nên Ngài quyết định ra đi tìm cầu chân lý.
Con người đã có sanh thì có chết, sanh tử đều có nguyên nhân của nó, nếu tìm được nhân sanh tử thì sẽ có cách giải quyết quả sanh tử. Theo tinh thần khoa học, quả từ nhân mà có. Như các nhà bác học, thấy bệnh chó dại phải tìm ra nguyên nhân nào gây ra bệnh chó dại. Tìm được con vi trùng chó dại trừ diệt nó thì sẽ hết bệnh. Phật cũng vậy, Ngài quyết chí vượt thành xuất gia tìm đạo, cuối cùng đến cội Bồ-đề thiền định. Sau đêm bốn mươi chín, Ngài giác ngộ thành Phật, thấy rõ nguyên nhân của sanh tử luân hồi là mười hai nhân duyên. Đó là nhân để có sanh tử, nếu dứt được tập nhân thì giải thoát sanh tử, chứng đạt Niết-bàn. Ngài thành tựu được, sau đó chỉ dạy cho mọi người như Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên v.v... tu chứng A-la-hán, chấm dứt cội gốc sanh tử luân hồi. Như vậy, nghiệp chuyển được, chứ không phải cố định.
Mọi người chúng ta khi thấy cảnh người sanh già bệnh chết, nghĩ đó là chuyện thường nên an phận. Ai sanh ra cũng chết, nên mình chết là chuyện thường không nghĩ gì thêm khác. Nhưng với Thế Tôn, Ngài quyết tìm nguyên nhân để giải quyết dứt điểm nó. Do đó, Ngài vượt lên chuyển được nghiệp. Điều này cho chúng ta thấy rằng, Ngài là con người Ngài đã làm được thì chúng ta cũng là con người như Ngài thì ai cũng có thể làm được. Theo ý nghĩa Phật là người giác ngộ, chúng ta cũng có thể giác ngộ như Phật.
Nhưng Phật giác ngộ ở đâu? Ngài giác ngộ từ tâm. Vậy mọi người có tâm thì đều có giác ngộ. Chúng ta học lịch sử Phật, nếu nói lại cho người khác nghe mà dùng từ không chính xác sẽ bảo: Đức Phật có cha là vua Tịnh-phạn, mẹ là hoàng hậu Ma-da, vợ tên Gia-du, có con là La-hầu-la. Nói như vậy là chưa chính xác, vì Phật làm gì có vợ, có con. Thái tử Tất-đạt-đa mới có vợ có con, sống trong hoàng cung rồi vượt thành xuất gia đi tìm đạo. Đến khi chứng ngộ mới gọi là Phật. Như vậy, Phật là một bậc Toàn giác, từ một con người bình thường sau đó giác ngộ nên gọi là Phật. Như vậy, mọi người đều có thể tu chuyển nghiệp được. Chúng ta không nên mặc cảm “tôi tội lỗi quá chắc tu không được”. Nếu vậy Phật ra đời làm gì? Phật ra đời để chỉ dạy cho chúng sanh tu, tu là sửa, sửa cái xấu thành cái tốt.
Cũng như Ương-quật-ma-la, là một tên sát nhân. Ông nghe theo lời thầy chỉ dạy, lấy một nghìn lóng tay của người xâu thành chuỗi đeo sẽ được truyền dạy pháp bí yếu của ngoại đạo. Từ đó, ông đi giết người lấy được chín trăm chín mươi chín ngón tay, chỉ còn lại một ngón cuối cùng. Ai thấy ông cũng sợ nên tránh mặt hết. Khi đó, vua sai quân lính đến bắt ông ta về trị tội, nếu không là nỗi kinh hoàng cho muôn dân. Bà mẹ nghe vậy lo sợ nên đi đến báo cho ông hay, nhưng ông lại định giết mẹ để lấy cho đủ số lượng một nghìn lóng tay. Đức Phật dùng Phật nhãn quan sát thấy ông có duyên hóa độ, và không muốn ông mang tội đại ngũ nghịch là giết mẹ. Nên Phật xuất hiện trước mặt ông, thế là ông rượt theo Phật. Ông càng rượt nhưng sao thấy Phật vẫn cách xa, nên mới la lên: “Cồ-đàm, ông hãy dừng lại!”.
Đức Phật bảo: “Ta dừng đã lâu rồi, chỉ có ông chưa dừng thôi”.
Ông ngạc nhiên hỏi: “Ngài đang đi, tôi chạy không kịp mà nói dừng khi nào?”.
Phật bảo: “Ta dừng đây là dừng những tâm tham, sân, sát, nghiệp v.v... những cái đó chính ông chưa chịu dừng”.
Ngay đó, Ương-quật-ma-la có sự tỉnh ngộ. Sau đó Phật thuyết pháp, giáo hóa cho ông và ông chứng A-la-hán, giải thoát được nghiệp sanh tử. Như vậy, một người dữ tợn cũng có thể chứng thánh, chuyển được nghiệp. Cũng như Tỳ-kheo ni Liên Hoa Sắc, bà có sắc đẹp, trước cũng tạo nghiệp rất nhiều sau được ngài Mục-kiền-liên độ.
Nhân duyên thế này: Một hôm, Mục-kiền-liên đi khất thực ngang khu vườn, có một vị nữ trung niên rất đẹp đứng đón, dùng những lời lẽ mời mọc, gợi chuyện muốn chọc phá Ngài. Mục-kiền-liên là vị đệ nhất thần thông, nhìn qua biết đây là một cô gái kĩ nữ đến để mê hoặc mình. Tôn giả dùng thần lực thấy được những uẩn khúc chứa chất trong lòng người phụ nữ này.
Nên ngài mới nói: “Thật đáng thương cho cô, tuy hình dáng bên ngoài thật đẹp, trang sức lộng lẫy nhưng bên trong chứa đầy ô uế không dừng. Thân thể cô bất tịnh, tâm hồn cô ô uế vùng vẫy trong bùn nhơ. Như con voi già đang sa lầy, vùng vẫy chừng nào nó càng lún sâu chừng ấy”.
Người phụ nữ nghe vậy giật mình, cảm xúc, rơi lệ. Tại sao vị này biết hết cảm xúc trong lòng mình.
Cô mới thưa: “Bạch Tôn giả, Ngài đã biết rõ tâm của tôi, tôi cũng không qua mắt được ngài. Tôi nghe danh ngài là thần thông đệ nhất, tôi không tin thần thông có thể vượt qua được sắc đẹp. Tôi biết mình là người nhiều tội lỗi và cũng nghĩ đến việc hướng thiện, nhưng bây giờ quá tuyệt vọng vì tội lỗi quá nhiều. Tôi là một kẻ không thể cứu vớt được, vì với một quá khứ ghê sợ sau này tôi sẽ bị quả báo không lường trước được”.
Tôn giả Mục-kiền-liên an ủi: “Cô không nên tự làm khổ mình như vậy, cũng đừng có thất vọng, tội nghiệp dù có nặng đến đâu nếu một phen sám hối thì đều có thể cứu vãn. Y phục dơ có thể giặt giũ cho sạch; thân thể ô uế có thể dùng nước tẩy rửa, tâm không thanh tịnh có thể dùng Phật pháp rửa sạch. Dòng sông nhơ nhớp chảy ra biển cả, biển lớn có thể làm sạch được nước trong sông. Lời dạy của Đức Thế Tôn chúng tôi cũng đủ sức làm lòng người ô uế trở nên thanh tịnh, khi biết sám hối những tội nghiệp quá khứ”.
Mục-kiền-liên đã đem lại niềm tin cho Liên Hoa Sắc, tội lỗi nhiều nhưng cũng có thể rửa sạch nếu chúng ta biết chuyển hóa tu tập. Nhưng cô lại thưa: “Tội lỗi quá khứ của tôi quá khủng khiếp, tôi kể ra e Tôn giả bỏ chạy”.
Ngài Mục-kiền-liên nghe vậy cũng cố an ủi: “Cô hãy nói ra đi “.
Cô nói: “Tôi tên là Liên Hoa Sắc, con gái của vị trưởng giả giàu có trong thành Thức-xoa-thi-la. Năm mười sáu tuổi, cha mẹ lập gia thất cho tôi nhưng không lâu cha tôi qua đời, bà mẹ góa bụi bèn tư thông với chồng tôi. Biết được việc này tôi quá đau lòng, lúc ấy tôi sanh được một đứa con gái, tôi bỏ lại cho chồng nuôi. Sau đó, tôi tái giá với một người ở tỉnh khác, anh ta là một thương gia. Nhân một lần đi buôn bán xa ở thành Thức-xoa-thi-la trở về, ông ta lén mua một nàng thiếp giấu riêng ở một nơi nào đó. Tôi được người cho biết và nổi máu ghen, tôi quyết tìm người con gái đó để xử cho một trận. Nhưng khi gặp mặt, tôi mới té ngửa, không ai xa lạ mà chính là đứa con gái chồng trước của tôi”.
Nói đến đó bà khóc nghẹn. Tôn giả an ủi: “Cô không nên thương tâm quá độ, người mà biết rõ quá khứ vị lai thì xem đó là luân hồi nhân quả. Đó là nhân quả mà cô đã tạo đời trước nên bây giờ nó trở lại chứ không phải ngẫu nhiên đâu. Thật ra đời người là một bể khổ”.
Sau đó cô kể tiếp: “Với nỗi khổ đau như vậy, tôi bỏ nhà đi. Bắt đầu tôi chán ghét thế gian, nên mang thân này làm kĩ nữ mua vui cho thiên hạ, đùa cợt với mọi người đàn ông khiến cho gia đình họ tan vỡ, vợ họ đau khổ để trả thù đời. Do đó tội lỗi tôi không thể lường được, tôi chỉ biết kiếm tiền để xài phung phí gieo bao đau khổ cho người. Bây giờ đây tôi không biết phải sám hối như thế nào?”.
Tôn giả Mục-kiền-liên nghe qua biết cô còn chút thiện tâm, mới đem giáo lý nhân quả của Phật giải thích cho cô nghe, mọi việc đều có nhân, có quả, do nhân đời trước đã tạo nên đời này phải chịu quả báo như vậy. Bây giờ muốn chuyển đổi thì phải khéo tu chứ không phải để như vậy hoài. Sau khi nghe tôn giả thuyết pháp, Liên Hoa Sắc tỉnh ngộ mới đi theo Tôn giả về gặp Phật. Sau đó bà được Phật độ, tu hành chứng thánh vị A-la-hán, cũng nổi tiếng đệ nhất thần thông trong hàng ni chúng.
Đây là bài học đánh thức mọi người thấy rằng dù cho tội lỗi nhiều như vậy, thì tánh giác cũng không mất. Nên nhà Phật có câu “Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh”, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Người nhiều ác nghiệp nếu tỉnh giác tu hành có thể chuyển đổi thành thánh. Vậy thì số phận, định mệnh có thể chuyển chứ không phải an bày như nhiều người đã nghĩ. Liên Hoa Sắc tội lỗi nhiều như vậy còn chuyển đổi được tu chứng A-la-hán. Chúng ta ngày nay tội lỗi đâu nhiều như bà mà lại nghĩ không thể tu được. Chúng ta nếu chịu tu, chịu chuyển hóa thì sẽ có kết quả tốt.
Trong Phật pháp có Tứ Chánh Cần, tức là bốn điều siêng năng tinh tấn. Thứ nhất là điều ác chưa sanh thì ngăn không cho nó sanh. Thứ hai là điều ác đã sanh rồi thì khéo tinh tấn, siêng năng để trừ diệt nó. Thứ ba là điều thiện chưa sanh làm cho nó sanh. Thứ tư những điều lành đã sanh làm cho nó phát triển hơn.
Vậy thì điều ác chưa sanh chúng ta ngăn dứt đừng cho nó sanh, điều ác đã sanh thì chúng ta tinh tấn tu hành trừ cho nó dứt sạch. Những điều thiện chưa sanh làm cho nó phát triển lên, càng phát triển nhiều điều thiện thì điều ác càng bớt. Giống như làm ruộng vườn, ruộng vườn trồng nhiều hoa quả cây ăn trái thì bớt cỏ, còn lười trồng hoa quả rau cải thì cỏ hoang mọc nhiều, rắn rết ẩn núp. Cũng vậy, chúng ta tạo nhiều điều thiện thì điều ác bớt lại, còn điều ác nhiều thì rắn rít ẩn thêm nhiều phiền não, đau khổ. Phật dạy chúng ta phải khéo biết tu để vươn lên, chuyển nghiệp mới mong đem lại cho chính mình sự an vui vĩnh cửu.
Trong kinh Pháp Cú có dạy:
                    Tự mình làm điều ác,
                    Tự mình sanh nhiễm ô.
                    Tự mình không làm ác,
                    Tự mình thanh tịnh mình.
                    Tịnh, không tịnh tự mình,
                    Không ai thanh tịnh ai.


Nghĩa là mình làm điều ác thì tự mình làm ô nhiễm, tự mình không làm ác tức là làm điều thiện là tự thanh tịnh cho mình. Tự mình làm cho mình trong sạch, thanh tịnh hay không thanh tịnh là quyền của mình. Phật không đem đến thanh tịnh cho mình, mà Ngài chỉ dạy cách thức làm cho mình thanh tịnh. Phật chỉ con đường cho chúng ta đi nên gọi Phật là đại đạo sư. Phật là đại y vương, vị thầy thuốc cho thuốc chúng sanh để uống. Chúng sanh có uống thì mới hết bệnh được, không uống thì vẫn bệnh. Tịnh hay không tịnh là tự mình, Phật đem lại niềm tin cho mọi người, để tự mình có niềm tin tiến lên vì nghiệp từ tâm mà tạo.
Tâm nghĩ lành thì con người làm lành, tâm nghĩ ác thì con người làm điều ác, tâm sân thì tạo nghiệp sân v.v... Cho nên tâm là gốc của nghiệp. Muốn chuyển nghiệp phải chuyển từ tâm, không nên lo chuyển cảnh ở bên ngoài. Chúng ta nóng giận rồi mua trái cây cúng Phật, cầu Phật cho con đừng nóng giận, được không? Nóng giận là từ tâm của chúng ta, chúng ta đi chùa học Phật nhớ lời Phật dạy: nóng giận là nhân xấu tạo thành những quả xấu cho mình, luôn nhớ vậy thì sẽ bớt giận. Hết giận thì thanh tịnh, phải tự mình chuyển hóa như vậy, không phải chỉ lo cầu Phật bên ngoài. Đạo Phật rất thực tế, chúng ta học Phật phải chứng nghiệm được lời Phật dạy ngay trong đời sống chứ không phải đợi qua kiếp sau. Đây là một chân lý, là lẽ thật ngay bây giờ. Chúng ta thực hành chứng nghiệm ngay cuộc sống này sẽ bớt phiền não, thêm an vui. Chúng ta tu là phải sáng suốt, thấm được giá trị của Phật pháp mới thấy Phật pháp cao quí biết chừng nào và càng vững niềm tin bằng trí tuệ chân thật.
Như vậy, muốn chuyển nghiệp phải chuyển tâm, chuyển tâm phải học pháp. Phật có dạy bài kinh: ngày xưa có vị Bà-la-môn tu theo pháp tịnh thủy hành, tức là dùng nước để rửa sạch tội lỗi. Mỗi ngày hai thời sáng chiều ông đều xuống nước tắm. Phật biết ông có chủng tử lành nên đến cảm hóa, hỏi: “Tại sao ông tu pháp đó, để làm gì?”. Ông bảo: “Tu dùng nước để rửa sạch tội lỗi, buổi sáng tạo tội lỗi gì đó, buổi chiều xuống tắm rửa sạch, còn tối lỡ làm tội lỗi thì sáng xuống tắm để rửa”. Phật liền nói bài kệ cảnh tỉnh:
                    “Chánh pháp là ao hồ,
                    Giới là bến nước tắm,
                    Không cấu uế, trong sạch,
                    Được người lành tán thán”.

Tức là lấy chánh pháp làm ao hồ, giới là bến nước tắm, giới là những điều mà Phật ngăn cấm. Người phật tử qui y thọ năm giới thì giới là bến nước tắm đó, xuống bến nước tắm đó thì không cấu uế, trong sạch, tắm bằng nước Phật pháp thì trừ được uế tạp, sạch hết tội lỗi mới qua bờ bên kia. Người trí luôn tắm bằng nước pháp, trong sạch thân tâm qua được bờ giải thoát.

III. KHÔNG LẦM NHÂN QUẢ
Như vậy, muốn vui phải tránh tạo nhân ác, muốn hạnh phúc phải tạo nhân lành nhân tốt, đó là nhân quả rõ ràng. Người không hiểu đạo khi gặp đau khổ chỉ biết than trời trách Phật. Trái lại, người hiểu đạo khi khổ họ biết đây là nhân mình đã tạo đời trước, khổ này là quả phải trả cho xong. Giống như chúng ta đã vay nợ, bây giờ người ta đòi thì phải trả cho hết. Nếu người ta đòi mình không thèm trả còn cãi lại thì nợ càng chồng thêm, khổ càng thêm khổ. Chúng ta biết rõ là nhân đời trước đã gieo bây giờ nhẫn nhục trả, đồng thời tạo nghiệp lành thì mới mong mau hết nợ.
Ngài Huyền Trang từ Trung Quốc sang Ấn Độ tìm học kinh điển của Phật. Khi ngài đến Đại học Na-lan-đà gặp Luận sư Giới Hiền - lúc đó Sư trên một trăm tuổi. Khi Luận sư Giới Hiền nghe ngài Huyền Trang qua, Ngài cảm động rơi nước mắt, trong chúng mới hỏi tại sao. Ngài Phật Hiền thay Sư thuật lại: “Trước kia, Hòa Thượng có bệnh thấp khớp, đau nhức mình mẩy rất khổ sở suốt hai mươi năm. Thuốc men gì cũng không hết, có lúc buồn quá Hòa Thượng muốn uống thuốc cho chết sớm. Nhưng Hòa Thượng nằm mộng thấy ba vị hình tướng trang nghiêm rất đẹp, một vị là Bồ-tát Di-lặc một vị là Bồ-tát Quán Âm, một vị là Bồ-tát Văn-thù. Bồ-tát Văn-thù nhắc nhở Hòa Thượng: “Thân người là vô thường, mỏng manh, đáng chán nhưng không nên hủy hoại thân này. Thân này như chiếc bè gỗ để mình qua sông, nếu qua sông bị chới với, bị chìm thuyền mà gặp khúc gỗ mục cũng phải ôm để vào bờ. Cũng vậy, chúng ta phải tạm mượn thân này để tu hành, không nên bám chắc vào nó quá cũng không nên ghét bỏ nó làm cho thân hủy hoại. Sở dĩ bị thế này là vì đời trước ông là vị quốc vương chinh chiến nhiều nên sát hại vô số sinh mạng. Nhân quả phải trả, đáng lẽ phải đọa nhưng do đời nay ông biết tu nên chuyển thành nghiệp bị bệnh đau nhức giống như những mũi tên đâm. Đó là chuyển nghiệp nặng thành nghiệp nhẹ, hết nghiệp này ông sẽ mau đắc đạo thôi. Thời gian sau, sẽ có một vị tăng từ Trung Hoa qua học pháp, ông tận tình chỉ dạy cho vị đó thì nghiệp của ông sẽ hết”. Bây giờ nghe ngài Huyền Trang qua, đúng như những gì trong mơ đã thấy nên Hòa Thượng xúc động khóc”.
Như vậy, ngài Giới Hiền biết rõ nghiệp quả của mình rồi thì nhẫn nhục chịu, nỗ lực tu nên dần dần hết nghiệp. Người học Phật hiểu rõ tất cả đều do nhân qua, đều có nhân duyên, không có gì là tự nhiên cả. Tổ Bồ-đề Đạt-ma có dạy: “Người tu hành khi gặp phải những cảnh khổ phải tự nghĩ rằng ta từ trong vô số kiếp lâu xa đã bỏ quên gốc chạy theo ngọn, nên bị trôi nổi lang thang trong các cõi. Trong đó phần nhiều chúng ta đã dấy tạo bao nhiêu điều trái nghịch, oán ghét, hận thù. Nay đây tuy không có phạm phải nhưng đó là quả ươm từ nhiều đời trước. Khi quả đã chín mùi thì sẽ rụng xuống, chứ chẳng phải là trời thần hay người nào đem đến cho mình. Khi quả trổ thì chúng ta sẵn lòng nhận chịu, không nên sanh tâm oán trách. Kinh nói gặp khổ chẳng lo buồn, tại sao? Vì biết thấu suốt duyên cớ của nó”.
Tổ dạy, nếu trong đời nay chúng ta tu hành có gặp cảnh khổ thì phải nhớ rằng mình sống luân hồi trong biển khổ. Trong vạn kiếp luân hồi đâu phải lúc nào chúng sanh cũng tạo điều lành, điều tốt. Có khi tạo những điều oán ghét, oan trái với người mà chúng sanh đâu nhớ, bây giờ quả nó đến để đòi chứ không gì khác. Do đó chúng ta phải nhẫn chịu để tạo nghiệp lành, chuyển oán trách khổ đau thành hoan hỷ an vui mới mong hết nghiệp.
Phật dạy nhân quả có ba đời: quá khứ, hiện tại, vị lai. Đời này con người không làm điều ác nhưng đời trước đã tạo những điều ác đó, nay quả đời trước đã chín nên chúng ta phải hái nó trước. Đồng thời đời nay chúng ta tạo những điều lành, thì như mới trồng cây, cây nào trồng sớm sẽ có quả trước, cây này trồng trễ sẽ có quả muộn. Khi hiểu rõ nhân quả, chúng ta sẽ có niềm tin trong sáng vào Phật pháp. Hiểu nhân quả rồi thì khỏi đi coi bói, gặp nghịch cảnh biết đây là mình đã tạo ở đời trước, mau mau tạo điều lành để chuyển dần thôi. Cũng như Phật dạy tu phước tích thiện sẽ chuyển nghiệp nặng thành nghiệp nhẹ. Như chú Sa-di còn bảy ngày nữa sẽ chết, thầy của chú đã chứng đạo biết quá khứ vị lai nên cho chú về thăm nhà bảy ngày. Trên đường về thăm cha mẹ, chú Sa-di đi qua con suối thấy bầy kiến bị cuốn chới với giữa dòng nước, chú thấy cảm thương nên bẻ nhánh cây khô thả xuống cho kiến theo nhánh cây bò lên bờ, xong việc chú về nhà. Lâu ngày về thăm, nên cha mẹ giữ chú lại thêm ít bữa. Khi chào cha mẹ về tới chùa thì quá mười ngày, ông thầy ngạc nhiên tính có bảy ngày là chú sẽ chết mà sao giờ quá hạn thấy chú vẫn bình an?
Vị thầy mới hỏi: “Trên đường đi con có làm điều gì lạ không?”.
Chú Sa-di đáp: “Dạ, không”.
Thầy hỏi lại bảo chú nhớ kỹ xem, chú chợt nhớ bèn thưa: “À, mà trên đường về thăm cha mẹ, con đi qua dòng suối thấy bầy kiến đang chết đuối giữa dòng, thấy thương nên con bẻ nhánh cây khô cho nó bò lên”.
Ông thầy bảo: “Đó là phước lành con đã tạo khiến thêm tuổi thọ cho con. Vì cứu được bầy kiến, tạo công đức lành mà chuyển đổi được nghiệp yểu mạng cho con”.
Vì vậy, luận trên nhân quả, chúng ta khỏi phải đi coi thầy bói chỉ lo tu tạo công đức lành tốt thì sẽ chuyển đổi được nghiệp lực của chúng ta.

IV. TÓM KẾT
Nghiệp do chính chúng ta tạo, hiểu như vậy chúng ta sẽ không đổ lỗi cho ai. Đồng thời cũng là trả lại quyền tự chủ cho mình, mình làm thì mình chịu, rồi mình tự cải tạo đời sống để tiến lên, lấy lại niềm tin cho chính mình. Phật dạy ai cũng đều có Phật tánh, đó là đức tánh sáng suốt chứ không phải xấu xa. Dù là tên ăn trộm tội lỗi nhưng người đó cũng có cái tâm lành. Tên trộm đâu muốn mình thành người xấu, biết ăn trộm là xấu nên mới lén rình lấy. Tuy biết vậy nhưng bị nghiệp làm chủ rồi dẫn đi, vô minh che nhiều quá chứ cũng biết đó là điều xấu. Trong sâu thẳm nội tâm của mỗi người đều có tánh thiện, nếu chúng ta biết khai thác, phát huy thì những điều xấu này sẽ chuyển dần thành tốt. Đó là tu. Mỗi người đều có cái gốc tốt lành để phát triển, Phật là từ chúng sanh giác ngộ tiến lên thành Phật. Phật biết phát triển sớm và chỉ đường cho chúng sanh để ai cũng biết phát huy ra điều đó để tu thành Phật.
Vua Trần Nhân Tông khi đi tu, Ngài giác ngộ có làm bài kệ về Cư Trần Lạc Đạo:
                    Ở đời vui đạo hãy tùy duyên,
                    Đói đến thì ăn mệt ngủ liền.
                    Trong nhà có báu thôi tìm kiếm,
                    Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền.
Trong nhà có báu, báu đây không phải vàng bạc, hột xoàn, kim cương mà là mọi người đều có Phật tánh. Tánh giác sáng suốt là của báu, báu trong Phật pháp không cần tìm kiếm ở bên ngoài mà phải biết phát huy, khai triển nó ra thì sử dụng được. Đó là chuyển những tập nghiệp, chuyển chúng sanh thành Thánh hiền. Ngược lại, nếu người cứ chôn vùi của báu tức nhiên làm mãi chúng sanh. Chúng ta phải có niềm tin tiến lên, khai thác được của báu trong nhà để dùng mãi không hết. Như vậy, Phật đã chỉ đường, đã trao thuốc cho chúng sanh rồi. Việc còn lại là tự mỗi người lấy thuốc ra uống cho mau hết bệnh. Phải tự lực đi bằng đôi chân của chính mình mới mong mau về nhà. Vậy mong rằng tất cả chúng ta phải khéo tu tập, phát triển thiện tâm của mình tiến lên trên đường học Phật. Ngõ hầu mang lại lợi ích cho chính mình, đồng thời tác động đến mọi người xung quanh để ai ai cũng cảm nhận được giá trị thiết thực của Phật pháp. Từ đó con người gầy dựng niềm tin, hướng về ánh sáng Phật pháp để chuyển hóa khổ đau sống đời an lạc. Được như vậy, chúng ta sẽ làm tăng trưởng công đức, gián tiếp truyền bá Phật pháp, xứng đáng là người đệ tử Phật.