Sunday, August 30, 2009

Chè bột bán(cách này rất ngon)









_1 bọc đậu xanh cà ngâm 4 giờ cho mềm,nấu chung với 1 lon nước cốt dừa hiệu chef choice trong nồi non stick ,nấu chín tán nhuyển bỏ đường ,muối vào(nhưn này các bạn làm hơi ngọt chút thì ăn với bột bán lạt mói vừa ăn)

_1 bọc bột bán(hiệu con voi mới ngon)


Cách làm:

Lấy nước nóng từ trong sink,đổ bột bán vô ngâm 1 phút(đừng ngâm lâu quá sẽ khó nắn sau đó),đổ vô rổ dầy,dẹt bột bán ra chừa lổ giửa,để chừng 15  phút.

Bắt nứơc sôi lên,và làm bột bán giống như làm chè trôi nước,khi thấy bột bán trong lên là chín,vớt bỏ vào thau nứơc lạnh(bột bán có dính tay thì thấm nứơc tay)

Nấu 1 lon nước cốt dừa,6 muỗng canh đầy vun(loại muỗng mũ ăn phở ),1 gói bột vani bắt lên bếp nấu sôi,sau đó vớt bột bán bỏ vào nứơc cốt dừa mới nấu này.Rắt chút mè lên hoặc đậu phộng đâm nhuyễn và thế là các bạn từ từ thửơng thức,chúc các bạn làm thành công.





Saturday, August 29, 2009

Kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni

LỜI TỰA
Đấng Như Lai ứng thế, vì muốn cứu vớt các loài phàm linh khỏi khổ luân hồi, chứng lên quả Phật, nên mở cửa phương tiện, nói ra muôn ngàn pháp môn. Kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni một trong các pháp môn là trí ấn của tất cả Như Lai mầu nhiệm rộng sâu, chẳng khác chi thuyền bè trong biển ba đào, nhật nguyệt giữa trời u ám. Các hàng tứ chúng nếu phát tâm trì tụng, tất hiện đời tội chứng tiêu diệt, phước huệ phát sinh, tương lai sẽ gần gũi chư Phật mười phương Tịn Độ.

KINH PHẬT ĐẢNH TÔN THẮNG ĐÀ RA NI
Nước Kế Tân
Sa Môn Phật Đà Ba Lỵ dịch
Như thế tôi nghe:
Một thời Đức Bạc-Dà-Phạm ờ tại đạo tràng Măng-Tre, trong vườn Thệ-Đà-Lâm Cấp-Cô-Độc, thuộc thành Thất-La-Phiệt, cùng với tám ngàn chúng tỳ kheo câu hội.
Các vị ấy đều là bậc đại A-La-Hán hàng trí thức của quần chúng. Trong đây, những tôn giả như: Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Ma Ha Ca Diếp, A Nan... làm thượng thủ.
Lại có ba vạn hai ngàn Bồ Tát, đều là bậc trụ nơi hạnh Bất Thối chuyển chánh trí, soi sáng tất cả các pháp không còn ngăn ngại vô lượng công đức trang nghiêm, cùng các đại chúng đồng thời câu hội trong ấy các Bồ Tát như: Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại thế Chí Bồ Tát, Mạn Thù Thất Ly Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Di Lặc Bồ Tát, Trì Địa Bồ Tát, Hư Không Tạnng Bồ Tát, Tịnh Trừ Nhứt Thiết Chướng Bồ Tát... làm thượng thủ.
Lại có một vạn Phạm Thiên Vương do Thiện Tra Phạm Thiên Vương, Thiện Kiến Thiên Vương làm thượng thủ, từ các cõi khác đến dự hội.
Lại có một vạn hai ngàn vị Đế Thích Thiên Vương, cùng với vô lượng Thiên Long, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩu Na La, Ma Hô Lặc Dà, Cừu Bàn Trà, Tỳ Xá Da, Nhân, Phi Nhân... cũng tụ hội.
Bây giờ Đức Thế Tôn đang được bốn chúng vây quanh, cung kính cúng dường, một lòng chiêm ngưỡng cầu nghe pháp yếu.
Khi ấy tại cõi trời Đao Lợi có vị thiên tử tên là Thiện Trụ ngự tại cung báu lớn, đang cùng với các thiên nữ dự cuộc âm nhạc ca múa vui đùa hưởng lạc. Lúc đó ở thiên giới vào khoảng cuối đêm, bổng nhiên giữa hư không có tiếng gọi bảo: "Thiện Trụ Thiên Tử! Bảy hôm nữa ông sẽ hết phước trời, xã báo thân đoạ xuống cõi Diêm Phù Đề, bảy lần làm cầm thú, thường ăn đồ nhơ uế. Kế đó lại đoạ vào Địa Ngục chịu đủ các sự khổ trải qua nhiều khiếp mới được làm người. Tuy được thân người, nhưng lại đen lùn thô xấu, mù cả đôi mắt, các căn không đủ, hơi miệng thường hôi hám, nghèo khổ hèn hạ, hằng thiếu ăn, thiếu mặc, mọi người trông thấy đều gớm ghét, lánh xa...".
Thiện Trụ Thiên Tử nghe lời ấy rồi, kinh hoàng tột độ, lông tóc đều dựng đứng, ôm lòng sầu muộn, ông vội đem hương hoa cùng các thứ cúng dường, đến chổ Thiên Đế quì xuống dâng lễ, than khóc thuật lại việc trên và thưa: " Nay tôi tâm tư bối rối mê loạn, không biết phải làm thế nào? Cuối xin Thiên Đế xót thương, cứu vớt tôi ra khỏi vòng khổ độc!" Thích Đế Hoàn Nhơn nghe xong, trong lòng rất kih ngạc tự suy nghi4: "Thiện Trụ Thiên Tử đời trước tu phước gì, được sanh lên cõi trời hưởng sự vui thù thắng vi diệu nhiếu năm? Lại kiếp xưa tạo nghiệp chi mà sau khi hết thiên phước, phải chịu bảy lần làm cầm thú, rồi đoạ vào địa ngục, khi được thân người, đôi mắt mù lòa, thọ đủ điều xấu ác?".
Nghĩ như thế rồi, liền nhiếp tâm vào định, dùng thiên nhãn xem: Thấy Thiện Trụ Thiên Tử ở cõi trời mạng chung, liền đoạ làm thân heo, hết thân heo thọ thân chó, hết thân chó thọ thân chồn, hết thân chồn thọ thân khỉ, hết thân khỉ thọ thân rắn độc, thọ thân kên kên, hết thân kên kên thọ thân chim quạ. Trong bảy kiếp làm cầm thú ấy thường ăn những đồ nhơ uế.
Khi thấy như thế, Ngài cũng lo lắng đau xót dùm cho Thiện Trụ Thiên Tử. Thiên Đế lại suy nghĩ: "Thiên nhãn của ta chỉ thấy biết một ít phần, không thể hiểu được những nghiệp nhân sâu xa. Duy Đức Như Lai là bậc Chánh Biến Tri, mới có thể thấu suốt tất cả nhân quả thiện ác. Duy Đức Thế Tôn là Đấng Đại Từ, mới có thể cứu vớt Thiện Trụ Thiên Tử thoát vòng khổ độc. Ta nên đến thỉnh cầu Như Lai về việc này!". Nghĩ đoạn, Ngài liền xuất lãnh Thiện Trụ Thiên Tử cùng chư thiên, đem theo các thứ tràng hoa, hương lạ nhiệm mầu nơi cõi Trời, anh lạc, thiên y, bay xuốn vườn Thệ Đa Lâm Cấp Cô Độc.
Bấy giờ ở cõi nhân gian thời khắc vào khoãng đầu hôm, nhằm lúc chư Bồ Tát, Thanh Văn, Thiên Long bát bộ, tứ chúng như trên đang vân tập. Khi đến nơi, Thiên Đế hướng dẫn Thiện Trụ và thiên chúng đãnh lễ Phật, đi nhiễu quanh ba vòng, dâng hiến lễ cúng dường. Pháp sự đã xong, Thích Đế Hoàn Nhơn quì trước Như Lai bạch lại việc trên và thưa thỉnh rằng: "Bạch Đức Thế Tôn! Thiện Trụ Thiên Tử đời trước tu phước chi, mà được hưởng sự vui nơi cõi trời trải nhiều thời gian? Lại kiếp xưa tạo nhân gì, sau khi hêt phước phải đoạ làm thân cầm thú báy phen, ăn đồ bất tịnh, rồi thọ sự khổ nơi Địa Ngục, sự hèn xấu nơi cõi người? Và do phước nhân nào, cảm được giữa hư không có tiếng mách bảo? Xin Đức Thế Tôn vì chúng con và đại hội nói rõ nhân duyên. Lại cúi xin Đấng Thiên Nhân Sư mở lượng từ bi, cứu vớt cho Thiện Trụ Thiên Tử được thoát vòng khổ ách".
Khi ấy, Đức Như Lai mỉm cười, từ nơi đảnh môn phóng ánh sáng ngũ sắc rộng lớn, soi khắp mười phương cõi Phật. Quang Minh ấy ánh chiếu lẫn nhau, rồi uyển chuyển quay về nhiễu quanh bên hữu Phật ba vòng, trở lại miệng Đấng Điều Ngự. Đức Thế Tôn thu ánh quang minh xong, bảo trời Đế Thích rằng: "Lành thay!
Thiện Nam Tử! Ông khéo vì Thiện Trụ Thiên Tử và đại chúng, hỏi nhân duyên thiện ác tiền sanh. Lại hay vì chúng hữu tình hiện tại và đời sau, mà thưa thỉnh ta nói pháp môn cứu khổ. Lắng nghe! Ta sẽ vì các ông giải thích rành rẽ."
Này Thiện Nam Tử! Cách vô lượng kiếp về trước, có Đức Phật ra đời hiệu là tỳ Bà Thi, Như Lai, Ứng Cúng Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn. Đức Phật ấy sau khi hóa duyên đã mãn, vào Niết Bàn. Trong thời tượng pháp của Ngài, có một quốc gia tên Ba La Nại. Trong nước đó có người Bà La Môn nghèo, chỉ sanh được một người con trai rồii qua đời sớm. Cậu bé ở với mẹ cho đến khi khôn lớn, được giao cho việc nông tác ngoài đồng. Bà mẹ ở nhà lo tảo tần thức ăn, mỗi ngày mang ra ruộng cho con. Một hôm cơm nước đưa đến trễ, đứa con đói khát, sanh lòng hờn giận, dùng lời ác độc mắng rằng: "Mẹ tôi còn thua loài súc sanh! Tôi thấy mấy con heo, chó, chồn, khỉ, rắn, kên kên, quạ, còn biết thương lo cho con của nó! Tại sao bà để cho tôi đói khát mà không đem cơm nước đến!". Do lòng đợi chờ hờn giận, đứa con nói như thế đến ba lần. Giây lát bà mẹ với dáng điệu vội vã mang cơm nước đến, và nói nhiều lời an ủi khiến cho con vui mừng hết buồn giận. Đứa con vừa ngồi xuống sắp dùng cơm, bổng thấy giửa hư không có vị Bích Chi Phật hình tượng Sa Môn, bay từ phương Nam qua phương Bắc. Người con thấy rồi sanh lòng kính ngưỡng, đứng lên chấp tay cúi đầu đảnh lễ, thỉnh vị Bích Chi Phật giáng lâm. Bích Chi Phật nhận lời từ từ đáp xuống. Đứa con vui mừng trải tranh trắng làm tòa ngồi, dâng hiến hoa sạch đẹp, giảm phần ăn của mình cúng dường Sa Môn. Sau khi thọ thực xong, Bích Chi Phật lại vì người con ấy nói pháp yếy khiến cho được vui lòng.
Về sau người con xuất gia, chư tăng cử cho làm chức trị sự. Lúc ấy có người Bà La Môn xây cất tăng xá vừa xong, ngày khánh thành khách tăng hội đến, lại có thí chủ đem nhiều tô du và sữa đặc cúng dường. Ông trị sự hiềm vì khách tăng luôn luôn làm cho phiền rộn, nên không đem tô du và sữa ra thết đãi.
Mấy vị khách tăng hỏi: "Những thức ăn đó là do đàn việt cúng dường hiện hiền tăng, sao không thấy dọn ra?" Ông trị sự tánh nóng vội liền cất tiếng mắng rằng: "Bộ mấy ông đui mù hết cả sao? có tô du và sữa đâu mà bảo tôi cất dấu? Nếu muốn đòi thêm nữa thì chỉ có phân và nước tiểu để cho các ông ăn mà thôi!"
Đức Phật bảo Đế Thích: "Đứa con của người Bà La Môn nghèo đó là Thiện Trụ Thiên Tử hiện nay. Do kiếp trước hờn giận dùng lời ác gọi bảy tên cấm thú mắng mẹ. Nên phải chịu bảy phen làm cầm thú. Bởi khi làm trị sự thốt ra lời nhơ uế mắng chư tăng, nên nghiệp cảm thường ăn đồ nhơ uế bất tịnh. Do bỏn sẻn giử riêng thức ăn của hiện tiền tăng nên bị quả báo địa nguc và chịu hèn nghèo thô xấu trong kiếp người. Bởi mắng chư tăng là đui mù, nên bảy năm trời phải chịu mù đôi mắng sống trong cảnh tối tăm nhiều điều khổ nảo. Nếu biết những tội nghiệp như thế, đã có nhân tất phải trả quả, ảnh hưởng không tiêu mất.
Lại nữa Thiên Đế! Thiện Trụ Thiên Tử được hưởng sự vui thù thắng dịu ở cỏi trời là do kiếp trước trải tòa hoa, cúng dường thức ăn cho vị Bích Chi Phật và nhờ ảnh hưởng của sự nghe chánh pháp. Lại do đời trước chấp tay ngửa lên hư không, hết lòng kính thỉnh, cúi đầu đảnh lể vị Bích Chi Phật, bởi công đức ấy nên được nghe giữa hư không có tiếng mách bảo cho biết trước. Đó là tiếng vị thần giữ cung điện của Thiện Trụ Thiên Tử vậy!
Khi ấy Thiện Trụ Thiên Tử nghe lời Phật dạy, biết nghiệp mình đều có túc nhân, hết sức ăn năn tự trách. Ông gieo mình đảnh lễ trước Phật, tỏ bày tội lỗi, cầu xin sám hối thương khóc sa nước măt như mưa huyết lệ rơi ứ đọng trên chiếc khăn trong giỏ đựng hoa, chết ngât hồi lâu mới tỉnh lại.
Đức Phật bảo Đế Thích và Thiện Trụ Thiên Tử: "Trong mười nghiệp ác, khẩu nghiệp rất mãnh liệt, phải biết lời ác còn quá hơn lửa dữ. Lửa dữ chỉ thiêu đốt tài sản của báu thê gian. Lửa gian ác khẩu chẳng những đốt hết thất thánh tài và tất cả công đức xuất thế, mà còn chiêu cảm ác báo về sau. Như Thiện Trụ Thiên Tử chỉ vì nóng giận mắng mẹ và chư tăng, mà tổn phước trời, phải chịu thân cầm thú và địa ngục.
Cho nên, đối với cha mẹ và chư tăng, lẽ ưng tôn trọng cung kính cúng dường, dùng lời dịu dàng khen ngợi, thường nghĩ đến ân đức, chớ nên kinh huỷ. Lòng từ ái giữa trần gian chỉ có cha mẹ, ruộng phước trong ba đời không chi hơn chúng tăng. Các bậc chân tăng hiền thánh, nếu cúng dường thì công đức không mất. Như muốn tiếng thêm, muốn cầu pháp xuất thế, lại có thể thành đạo. Đâu nên đối với chúng tăng vội thốt lời khinh chê, huỷ nhục! Còn cha mẹ công sanh dưỡng rất khó nhọc, mười tháng cưu mang khổ nặng, ba năm bú sữa mớm cơm. Trải đủ sự lo lắng gian lao lo nuôi con khôn lớn, dạy dỗ, cho học hành, mong con được thành lập, tài đúc hơn người. Nếu con xuất gia, lại mong cho con đắc đạo thoát vòng sanh tử. Ân niệm ấy cao rộng như biển trời. Vì thế, ta đã bảo A Nan:
Nếu có người vai bên trái cõng cha, vai bên phải cõng mẹ đi bên núi Tu Di trăm ngàn vòng, huyết chảy ngập hai bàn chân, còn chưa thể báo công ơn sanh dưỡng, huống chi lại khởi niềm hờn giận buông lời khinh mắng ư!
Này Thiên Đế! Thiện Trụ Thiên Tử nay do thấy ta, chí tâm sám hối nên đạo nhãn trong sáng, tội cũng trừ diệt. Đức Thế Tôn lại nhìn Thiện Trụ Thiên Tử an ủi rằng: "Ông chớ nên quá lo buônthừơng khóc! Ta có pháp môn tên là Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Ông trì chú này tất sẽ thoát khỏi vòng khổ ách. Môn Đà Ra Ni đây, vô lượng hằng hà sa chư Phật đời quá khứ đã nói, ta nay cũng sẽ diễn nói. Trong các thần chú về Phật Đảnh, môn Đà Ra Ni này rất tối tôn, tối thắng, hay trừ tất cả sự khổ não trong nẻo luân hồii của tất cả chúng sanh!
Thích Đế Hoàn Nhơn nghe Phật nói rất vui mừng, một lòng khát ngưỡng, thưa rằng: "Bạch Đức Thế Tôn! Cúi xin Như Lai thương nghĩ Thiện Trụ và bọn chúng con vì chúng sanh đời mạt pháp về sau, tuyên thuyết pháp môn Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Chúng con sẽ tuân hành và nguyện cho tất cả loài hữu tình đều thoát khỏi sự khổ tam đồ bát nạn!"
Bấy giờ Đức Như Lai vì Thiên Đế, Thiện Trụ Thiên Tử, bốn bộ chúng và nghĩ thương chúng sanh thời mạt pháp đời sau, dùng giọng Phạn âm trong sáng, thanh diệu hoà nhã như tiếng chim ca Lăng Tần Già, thuyết chú rằng:
PHIÊN ÂM VIỆT NGỮ
01. Namô ba ga pha thê
02. Sạt hoa tát răn lô ky đa
03. Bơ-ra di vi ti sắc tra đa
04. Bút đà da ba ga pha tê
05. Tát di da that
06. Um!Bút rum, bút rum, bút rum
07. Suýt đà da, suýt đà da
08. Vi suýt đà da vi suýt đà da
09. Á sà ma sá ma
10. Sa măn tá phạ hoa sát
11. Sa phà ra na ga ti ga gạ na
12. Xoa phạ hoa vi suýt đi
13. Á vi chuân da đu măm
14. Sạt hoa tát thá ga đa
15. Sú ga đa
16. Phạ ra phạ ca nã
17. A mi rị tá, bi sá ưu
18. Maha muýt đơ ra măn đa ra bana
19. Um! Á hạ ra, á hạ ra
20. A du săn đà ra ni
21. Suýt đà ha, suýt đà ha
22. Ga ga na, xoa phạ hoa vixuyt di
23. U sắc ni sá vi ca da đi suýt đi
24. Sá hạ sa ra, ra sa mi săn tô ni tê
25. Sá ra hoa tát thá ga da
26. A hoa lô ki ni
27. Sẹt hoa tát thá ga đa mát tê
28. sá tra bá ra mi tá
29. Ba ri bù ra ni
30. Na sá bù mi bo ra, đi sắc si tê
31. Sá ra hoa tát thá ga do hất rị đà da
32. Di sắc sá na
33. Di sắc si tê
34. Um!Muýt đơ rị, muýt đơ ri, ma ha muýt đơ ri
35. Hoa đi ra ca da
36. Săn hạ da ná vi suýt di
37. Sá ra hoa ca ma, phạ ra ma vi suýt di
38. Ba ra đu ri ca ti, bi ri vi suýt di
39. Bơ ra ti na hoa ra đá da a dục
40. San ma dã đi sắc sá na, đi sắc si tê
41. Um! ma ni ma ni, mạ ha ma ni
42. Á ma ni á ma ni
43. Vi ma ni, vĩ ma ni, mạ hạ vĩ ma ni
44. Mát di mát di, mạ hạ mát di
45. Tát thá đá bủ da
46. Cu thi vi ri suýt di
47. Vĩ sa phổ ra, bút di vi suýt đi
48. Um! hi hi
49. Dá ra, đá ra
50. Vĩ đá ra, vĩ đá ra
51. Sa ma ra, sa ma ra
52. Sa phạ ra, sa phạ ra
53. sa ra phạ, bút da
54. Đi sắc sá na
55. Đi sắc si tê
56. Suýt ti, suýt ti
57. Hoạ di ri, hoạ di ri, maha hoa di ri
58. Á hoạ di ri
59. Hoạ dí ra gạ bi
60. Dá ra gạ bi
61. Vĩ đá ra gạ bi
62. Hoạ di ra, rít hoạ lã, gạ bi
63. Hoạ di rô, na gà tê
64. Hoạ di ro, na gà tê
65. Hoạ di ra sam bà vê
66. Hoạ di rô, hoa di rị na
67. Hoạ dị rảm, hoa phạ đô mạ mạ
68. Sá rị rảm, sa ra phạ, sát ta phạ nam
69. Tà ca da, bi ri vi suýt di
70. Sất da hoa phạ đô mi sát na
71. Sa ra phạ, ga ti, bi ri suýt di
72. Sá ra phạ, tát tha ga da, sất đa mi
73. Sá ma sa phạ sát dăn tu
74. Sạt hoa tất tha ga đa
75. Sá ma sa phạ sa đi sắc si tê
76. Um! Sất di da sất di da
77. Bút đi da, bút di da
78. Vi bút đi da, vi bút đi da
79. Bồ đà da, bồ đà da
80. Vi bồ đà da, vì bồ đà da
81. Mô ca da, mô ca da
82. Vi mô ca da, vi mô ca da
83. Suýt đà da, suýt đà da
84. Vi suýt đà da, vi suýt đà da
85. Sa măn đà da, sa mi
86. Sa măn đá da, sa mi bi rị suýt đi
87. Sá ra phạ tát thá ga đá sam ma da hất rị đà da
88. Đi sắc sá na, đi sắc si tê
89. Um! Muýt đơ rị, muýt đơ ri mạ hạ
90. Mạn đà ra bá na
91. Đi sắc si tê
92. Sóa ha
Thuyết chú xong Đức Như Lai bảo rằng:
Này Thiên Đế! Môn Như Lai Quán Đảnh, Thanh Tịnh Chư Thú, Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni này, tám mươi tám câu chi, trăm ngàn hà sa chư Phật đã tuyên thuyết, và nguyênmật thủ hộ, tùy hỷ, ngợi khen. Tất cả Như Lai đều đồng ấn khả. Nếu có Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn nào thọ trì hoặc đọc tụng, do công đức ấy những tội ngũ nghịch thập ác trong trăm ngàn muôn kiếp đều được tiêu diệt, sẽ chứng quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Kẻ ấy trong hiện tại sẽ được Túc Mạng Trí, rồii sanh từ cõi trời này đến cõi trời khác, tự cõi Phật này đến cõi Phật khác. Kẻ ấy sẽ được chư Bồ Tát như Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Âm, Thế Chí xoa đầu thọ ký, thường ở nơi đạo tràng nghe hiểu và thọ trì chánh pháp. Kẻ ấy ba nghiệp thân, khẩu, ý hằng thanh tịnh, tâm an vui, thân khổ dứt trừ, những xúc giác nhẹ lành, thọ mang tăng thêm, không bị hại tử. Kẻ ấy đưọc chư thiện thần hộ vệ, chư Bồ Tát từ ái, chư Phật hộ niệm. Người thọ trì chú này, đến cõi địa ngục, ngạ quỉ, Diêm Ma Vương đọc tụng, các tội phạm nơi đó đều được giải thoát, cảnh giới trống rỗng. Các cung trời, cung điện Bồ Tát, cung điện Cõi Phật đều mở cửa trước người thọ trì vào.
Tại sao thế? Bởi môn Đà Ra Ni này, hay trừ sạch tội ngũ nghịch, thập ác của chúng sanh, hay cứu tất cả sự khổ nạn trong cảnh Diêm Ma, Bàng Sanh, Ngạ Quỉ, Địa Ngục, hay độ thoát tất cả chúng sanh nghiệp dày, phước mỏng, nghèo nàn, hèn hạ, đau bịnh, tàn tật, yếu thọ, xấu xa, câm ngọng, đui điếc hay cứu vớt các loài A Tu La, Dạ Xoa, La Sát, Phú đơn na, Ca tra Phú đơn na các thân quỉ thần, cho đến hay độ thoát các loài thủy tộc, phi cầm, tẩu thú, rắn rết, ruồii muỗi, côn trùng. Các chúng sanh ấy tuỳ phận sẽ được sanh lên các cãnh giới an lành, và lần lượt đều chúng giải thoát.
Này Thiên Đế! Nếu có người thọ trì chú ấy, từ kiếp hiện tại trở về sau, vĩnh viễn xa lìa khỏi ác đạo thường sanh trong giòng quý tộc ở cõi trời, cho đến được cùng mười phương Chư Phật đồng ở một chỗ, cùng chư Bồ Tát làm bạn lành, và kết cuộc sẽ chứng quả vô thượng đẳng giác.
Này Thiên Đế! Môn Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni này, của ta đây, có đủ thần lực uy thế, công đức rộng lớn, như mặt trời kiết tường, như châu mai trong sạch, sáng suốt không bợn nhơ, tùy ở chỗ nào phóng ánh quang minh làm sáng sạch ở nơi đó. Lại nữa, như bảy báu thù thắng ở thế gian, tất cả hàng vua quan dân chúng đều ưa thích nhìn không chán. Môn Đà Ra Ni này cũng thế, nên thọ trì, đọc tụng, biên chép hoặc cúng dường, kẻ ấy sẽ được vô lượng công đức, tất cả thiên long bát bộ đều ưa kính, quý trọng.
Này Thiên Đế! Hàng vua quan tứ chúng nếu biên chép Đà Ra Ni này để trong tháp bảy báu, nơi toà bảo sư tử, nơi tháp ở ngã tư đường, trong tháp xá lợi, hoặc nơi đầu phướng cao: lại dùng các thứ hương hoa, anh lạc, y phục, thức ăn uống, thuốc men cúng dường, kẻ ấy công đức vô lượng vô biên, phước trí không thể tính kể. Kẻ ấy là đích tử của Phật, là Bồ Tát Ma Ha Tát, vị cứu vớt được vô lượng chúng sanh đi qua lại nơi đó. Nêu có chúng sanh nào phạm tội tứ trọng, ngũ nghịch, thập ác, các trọng giới và tất cả tội nặng, ưng đoạ tam đồ thọ khổ, mà đi ngang qua tháp hoặc phướng có để Đà Ra Ni này được một điểm bụi hay chút gió từ tháp phướng ấy dính nhiễm đến thân mình, hoặc được bóng tháp phướng che, thì tất cả tội nặng đều tiêu trừ, sanh về cõi trời hướng sử vui thắng diệu, hoặc tuỳ duyên sanh về tịnh độ.
Kẻ nào thọ trì Đà Ra Ni này, khi sắp tụng niệm dùng nưóc rửa tay, nước đổ rơi xuống đất rưới nhằm loại trùng kiến, các vật loại ấy đều được ảnh hưởng công đức sanh lên cõi trời, cho nên các hàng Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thiện Nam, Tín Nữ, nếu trai giới thanh tịnh, sáu thời thọ trì Đà Ra Ni này, thì các tội tứ trọng, ngũ nghịch, thập ác, cùng tất cả tội nặng trong ba đời thảy đều tiêu diệt, được Chư Phật, Bồ Tát xoa đầu thọ ký.
Bấy giờ đã quá nửa đêm, Diêm Ma La Vương, Hộ Thế Tứ Thiên Vương, Đao Lợi thiên Vương, Da Ma thiên vương, Đấu Xuất Đà Thiên Vương, Hoá Lạc Thiên Vương, Tha Hóa Tự Tại Thiên Vương, Phạm Thiên Vương, Đại Phạm Thiên Vương, xuất lãnh quyến thuộc trăm ngàn muôn ức, đem theo các hương hoa và các thứ trang nghiêm đến nhiễu quanh bên hữu Phật bảy vòng, đành lễ nơi chân, rồii hiến dâng thức cúng dường. Lễ kính đã xong, lại thưa thỉnh rằng:
"Bạch Đức Thế Tôn ! Chúng con nghe Như Lai diễn thuyết môn Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni nên đến đây xin thỉnh thọ và tuỳ thuận lời dạy mà thủ hộ. Cúi xin Đấng Thiên Nhân xư vì chúng con nói pháp yếu về thân chú này để cho sự thọ trì của chúng con được thông suốt và thành tựu.
Đức Phật bảo vua Diêm Ma La vương và các vị Thiên Vương:
Lắng nghe! Ta sẽ vì các ông, tuần tự giải thuyết:
- Nếu có chúng sanh nào bị khổ nạn, tộii chướng cực nặng không ai cứu độ, nên chọn ngày trăng sáng tắm gộii, mặc y phục sạch sẽ, thọ bát quan trai giới, quỳ trước tượng Phật tụng Đà Ra Ni này 1080 biến, thì tất cả tội nghiệp chướng nan đều tiêu diệt. Kẻ ấy sẽ được thanh tịnh giải thoát, được môn Tổng Trì Đà Ra Ni, biện tài vô ngại.
- Nếu có kẻ nào tuy chưa trì tụng, mà chỉ nghe một âm thanh của Đà Ra Ni này lọt vào tai, tức liền thành tựu hạt giống Phật, ví như một hạt Kim Cương rơi xuống đất, tất lần lượt xuyên lọt đến nơi bản tế mơi dừng, đất tuy dầy không thể làm trở ngại được. Thần chú cũng thế, khi đã lọt vào tai, liền huân tập khiến cho lần lần thành quả chánh giác, phiền não tuy nặng cũng không thể ngăn che. Dù kẻ ấy có bị đoạ vào cõi Đĩa Ngục, Ngạ Quỉ, Bàng sanh, cũng không bị nghiệp báo làm cho hạt giống đó tiêu mất, mà còn nương sức chú, lần lượt tiến tu cho đến khi thành Phật.
Nếu chúng sanh nào một phen nghe được Đà Ra Ni này, qua kiếp hiện tại, sẽ không còn bị các tật bịnh và các sự khổ não, cũng không thọ thân bào thai, tuỳ theo chỗ sanh hóa hiện nơi hoa sen. Từ đó về sau, ngũ nhãn lần lần thanh tịnh được Túc Mạng trí, kiết sử tiêu trừ, sẽ chứng quả Vô Thượng Đẳng Giác.
Nếu có kẻ nào mới chết, hoặc chết đã lâu, có người tụng 21 biến Đà Ra Ni này vào một nắm đất hoặc cát, rải lên thi hài, kẻ ấy sẽ được sanh về mười phương Tịnh Độ. Như người chết thần thức đã bị đoạ vào Địa Ngục, Ngạ Quỉ, Bàng Sanh, khi đất cát ấy dính vào hài cốt, cũng được thoát khỏi ác thú, sanh lên cõi trời.
Nếu chúng sanh nào mỗi ngày tụng chú này 21 biến, thì kẻ ấy ứng tiêu được sự cúng dường rộng lớn của tất cả thế gian, khi xả báo thân sẽ sanh về thế giới Cực Lạc. Kẻ nào thường tụng niệm sẽ được tăng thọ mạng, hưởng sự vui thù thắng, tương lai sanh về 10 phương Tịnh Độ, nghe pháp mầu, được thọ ký ánh sáng nơi thân chiếu tất cả cõi Phật, và chứng đại Niết Bàn.
Nếu muốn được oai lực tự tại hành giả dùng các thứ như bột nếp, bột gạo v.v. nắn thành hình người để tám phương hướng nơi đàn tràng, trong bảy ngày đêm đối tám phương mà tụng chú, tất cả sẽ được như ý.
Nếu nước lụt dâng, hướng về nơi đó tụng chân ngôn này 108 biến cầu nguyện, thì nước sẽ rút kui.
Nếu bị nạn vua, nạn quan, nạn binh, nạn giặc cướp, nạn khẩu thiệt, tụng chú này 21 biến vào năm thứ nước thơm đem rưới lên đảnh Phật và tắm Phật, các nạn sẽ được tiêu diệt.
Nêuchúng sanh nào tướng mạng yểu, muốn cầu sống lâu, nên chọn ngày trăng sáng, tắm gội, mặc y phục sạch, một lòng trai giới, tụng chú này đủ 1080 biến, sẽ được trường thọ, tất cả tội chướng đều được trừ diệt.
Nếu có người tụng chú này một biến vào lỗ tai của bất kỳ loài cầm thú nào, thì sanh loại ấy hết kiếp đó không còn thọ thân cầm thú, dù nó có nghiệp nặng sẽ bị đoạ vào địa ngục cũng được thoát ly.
Nếu kẻ nào bị bịnh trầm trọng, chịu ngiều đau khổ, được nghe Đà Ra Ni này, sẽ lìa bịnh khổ, tội chướng tiêu diệt. Cho đến các chúng sanh trong bốn loài nghe được chú này, đều xả bịnh khổ, lìa thân bào thai, hoá sanh nơi hoa sen tuỳ theo chỗ sanh nhớ biết đời trước không quên mất.
Nếu có chúng sanh nào vừa mới lớn khôn đã tạo các tội tứ trọng, ngũ nghịch, thập ác cho đến lúc tuổi già tự suy nghĩ biết mình do nghiệp ác này sau khi mãn phần sẽ đoạ vào Địa Ngục A Tỳ, chịu khổ lớn trải qua nhiều kiếp, rồi xoay vần luân hồi trong ba đường ác không ai cứu vớt. Người ấy nên chọn ngày rằm, tắm gội, mặc y phục tinh khiết, dùng cái bát vàng, bạc hoặc đồng có dung lượng chứa nước khoảng một thăng đựng nước trong sạch để trước tượng Phật, thọ giới Bồ Tát, trì trai thanh tịnh. Vào ở nơi đàn tràng, hình đứng vào vị thế ở phương Đông, hướng mặt về tượng Phật ở phương Tây, đảnh lễ chí thành sám hốii, rồii tụng Đà Ra Ni này 1080 biến, giữa chừng không gián đoạn. Kế đó dùng nước ấy rưới bốn phương và trên dưới nguyện cho tất cả đồng được thanh tịnh. Làm phép này xong, tất cả tội chướng tiêu diệt, thoát khỏi tội báo Địa Ngục Tam Đồ, vua Diêm La buông tha, thần Tu Mạng vui đẹp, không sanh giận trách, trở lại chấp tay cung kính, tuỳ hỷ ngợi khen công đức.
Nếu muốn cứu độ người tội nặng nên chọn ngày rằm tụng chú này vào mật hoặc sữa 1080 biến, rồi cho người đó ăn. Làm như thế đương nhơn sẽ tiêu trừ tội chướng, sanh về cõi lành, lần lượt tiến tu, chứng quả vô thượng đẳng giác.
Nếu tụng 21 biến chân ngôn này gia trì vào tăm xỉa răng, rồi đem dùng, có thể trừ bịnh đau răng, được khoẻ mạnh thông minh, trường thọ.
Nếu muốn cứu độ tội khổ của loài súc sanh nên gia trì chú này vào cát hoặc đất vàng 21 biến rồi rải lên mình chúng và bốn phương, tội chướng của chúng nó sẽ được tiêu trừ.
Nếu có chúng sanh nào muốn được phước đức đầy đủ, muốn cầu tài bảo xứng, ý muốn cứu độ mình và người, nên khởi lòng lành mỗi ngày phát nguyện sám hối, đối trước tượng Phật kiết ấn tụng chú này bảy biến, tâm không tán loạn, mắt nhìn tượng Phật không di động, rồii đem công đức ấy hồi thí cho tất cả chúng sanh. Tác pháp và có tâm lành như thế quyết định sẽ được như nguyện, tăng phước lộc trong hiện tại, cho đến cả những đời sau.
Nếu hành giả ở nơi đạo tràng, mỗi ngày ba thời, mỗi thời tụng chú này 21 biến gia trì vào chén nước sạch rồi dùng tâm trân trọng bưng chén nước uống. Làm như thế sẽ tiêu trừ các bệnh, sống lâu trăm tuổi, giải mối oan kết, tiếng nói thanh diệu, biện tài thông suốt, mỗi đời thường được Túc Mạng Thông nhớ biết tiền kiếp. Nếu đem chén nước ấy rưới trong phòng nhà, cho đến chổ chuồng trâu ngựa, thì nơi đó sẽ được oai lực của chân ngôn giữ gìn an ổn, trừ khổ các nạn: la sát, rắn, rồng. Như đem chén nước ấy, miệng tụng chú, rưới lên đảnh người bịnh và cho bịnh nhơn uống, các thứ bịnh nặng sẽ tiêu trừ.
Nếu muốn tiêu trừ các tai chướng, nên dùng vải vụn lụa năm sắc kết làm cây phất trần. Kế đó tụng chú nơi cây phất quét bụi nơi tượng Phật và kinh. Thường làm như thế chướng nạn của mình sẽ tiêu mà tội nghiệp của chúng sanh cũng được trừ diệt.
Nếu bị nhiều khẩu thiệt và tai tiếng phát khởi nên dùng châu sa hòa với bạch mật hoặc đường cát trắng, tụng chú vào đó 21 biến, rồi đem thoa vào môi 100 tượng Phật. Làm như thế khẩu thiệt tai tiếng sẽ tiêu trừ.
Nếu vợ chồng chán ghét nhau, muốn được hoà thuận, tụng chú này vào vải hoặc lụa 21 biến, đem may áo cho chồng hoặc vợ mặc. Làm như thế vợ chồng sẽ được hoà thuận.
Nếu người nam hay nữ bị ma quỉ khuấy rối, hoặc phần âm yêu đám quyến luyến không buông tha, nên giữ chánh niệm vừa tụnng chú vừa xoa khắp mình nạn nhân, kẻ đó lây tay vổ vào thân, ma quỉ liền bỏ chạy.
Nếu người nử không có ai đến cưới hỏi, nên dùng muối tốt sạch, tụng chú vào đó 108 biến, rồi đem cúng dường cho hiện tiền tăng, tất sẽ được như ý.
Nếu chổ ở có quỷ thần dữ khuấy rối nên tụng chú vào thức ăn 21 biến rồii đem cúng thí cho ăn. Trong khi ấy lại nói: Nay tôi cúng thí cho các vị, như không làm tổn hại chúng sanh rồi thì tuỳ ý ở lại, nếu làm tổn hại phải mau đi nơi khác. Nếu quỉ thần hung hãn không nghe lời nên dùng nọc sắt dài 12 ngón tay, tụng chú vào đó 21 biến, rồi đem đóng xuống đất. Làm như thế các quỉ thần dữ phải chạy ra khỏi địa giới.
Nếu có bịnh nhơn bị tinh mỵ dựa vào, kẻ cứu hộ nên nhìn chăm chú vào mặt người bệnh mà tụng Đà Ra Ni này, tinh mỵ sẽ xuất ra.
Nếu có quỉ La Sát hoặc các loài quỉ dữ vào quốc giới gây đau bịnh làm khủng bố và não loạn dân chúng, nên xưng niệm Tam Bảo, ngày đêm tụng trì chú này,kiết ấn Phật Đảnh Tôn Thắng rao khắp bốn phương, thì các tai nạn đều tiêu diệt. Làm như thế cũng cứu được chúng sanh thọ khổ ở tam đồ.
Nếu muốn thí nước cho loài Ngạ Quỉ, tụng chú này vào nước sạch bảy biến, rồi rải khắp bốn phương, tâm tưỡng miệng nói cầu cho chúng được thọ dụng, thì các ngạ quỉ sẽ được uống nước cam lồ.
Nếu người nào buôn bán ế ẩm, muốn được khách hàng chiếu cố, thường kiết ấn tụng chú này 21 biến, an trí tượng Phật nơi chỗ tinh sạch kín đáo mà cúng dường, tất sẽ được như ý.
Nếu người nào mỗi ngày ba thời, mỗi thời tụng chú 21 biến, cung kíng cúng dường, chí tâm thọ trì, vì kẻ khác giải nói, người ấy sẽ được an vui, sống lâu không bịnh, phát sanh trí tuệ, được Túc Mạng Thông khi lâm chung như ve thoát xáx, liền được sanh về thế giới Cực Lạc, tai không còn nghe tiếng Địa Ngục huống chi bị sa đọa, kẻ ấy sẽ tuần tụ tiến thêm trên đường đạo quả cho đến khi thành Phật.
Đức Phật bảo vua Diêm La và các vị Thiên Vương: Nếu chúng sanh nào muốn lập đàn trì Đà Ra Ni này, nên dùng đất vàng trộn với nước thơm mà bôi trên mặt đàn. Đàn tràng vuông vức mỗi bề rộng bốn cánh tay, dùng giấy lụa năm s8ác bao qung ba lớp, tụng chú vào hạt cải trắng, hoặc nước thơm rải bốn bên. bốn góc bàn để bốn bình nước tinh sạch, các bình nước lượng lớn nhỏ dung lượng phải đều nhau. Giửa đàn rải các thư hoa, đốt các thứ hương, thắp các đèn dầ có chất thơm. Trước tượng Phật, dùng những đồ đẹp sạch, dùng các thức ăn như cơm trắng, nếp sữa, đường hoặc các thứ hoa quả cúng dường. Hành giả phải tắm gội mặc y phục sạch, giữ giới Bồ Tát, không nên ăn các thức săc đen, mỗi thời kiết ấn trì chú nà 108 biến, nếu có thể 1080 biến. Trì tụng như thế sẽ tiêu trừ các tội chướng, tăng trưởng phước đức căn lành sanh về các cõi Tịnh Độ, và được thọ ký thành Phật.
Muốn kiết ấn Phật Đảnh Tôn Thắng nên chấp hai tay lại, hai ngón trỏ co vào lòng bàn tay, hai ngón cái áp vào lóng giữa ngón trỏ là ấn thành.
Khi kiết ấn này tụng chú 108 biến, tất đã cúng dường thừa sự tám mươi tám Cu Chi hằng hà sa na do tha tăm ngàn chư Phật, được chư Phật khen ngợi, khen là Phật tử.
Nếu người nào mỗi ngày kiết ấn, tụng chú này 108 biến sẽ được mười phương chư Phật thọ ký, quyết định không còn nghi ngại. Như mỗi ngày kiết ấn tụng được 1080 biến, kẻ ấy sẽ được thân Kim Cang bất hoại, mau thành đạo quả.
Hành giả nào mỗi ngày thường trì chú, rồi kiết ấn đối bốn phương, mỗi phương tụng chú một biến, rải ấn một lượt sẽ được tất cả thiên long quỷ thần cung kính ủng hộ, nhan sằc tươi đẹp, sự cần dùng tùy niệm, sẽ được chư thần xui khiến cho có người đem đến. Người đó sẽ được tất cả chư Phật ngợi khen, sẽ được tùy ý sanh về mười phương Tịnh Độ.
Tóm lại công lực của Tôn Thắng Đà Ra Ni vô cùng, có thể tùy nguyện ứng dụng, không thể tả xiết.
Đức Phật bảo Thiên Đế và đại chúng: "Môn Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni, trong thời mạt pháp, nếu có hàng vua quan tứ chúng y đúng pháp thức lập đàn thọ trì và cúng dường, đó gọi là Bố Thí Độ. Khi lập đàn tu hành, giữ ba nghiệp thanh tịnh, không phiền não giận hờn, là Trì Giới Độ và Nhẫn Nhục Độ. Mỗi ngày trì niệm không gián đoạn biếng trễ gọi là Tinh Tấn Độ. Chuyên y theo phép tắc, một lòng không loạn là Thiền Định Độ. Bố thí đàn tràng đúng pháp, thông hiểu phép thọ trì, khéo lượng chừng độ, biết việc nên làm hoặc không nên làm, là Bát Nhã Độ.
Này Thiên Đế và đại chúng! Nếu y theo lời dạy này mà kiết lập pháp sự, tức sẽ đầy đủ sáu pháp ba la mật. Các ông nên xoay vần khai thị, khiến cho chúng sanh được nhiều lợi ích, chứng quả Bồ Đề!
Khi Đức Phật nói pháp môn này xong, Thiên Đế, Thiện Trụ và chư thiên lãnh giáo trở về thiên cung. Thiện Trụ Thiên Tử y theo lời dạy mà thọ trì, mãn bảy ngày dùng thiên nhãn quan sát, tự thấy tội báo của mình đều tiêu trừ, phước thọ ở cõi trời càng tăng thêm vô lượng. Ông vui mừng phấn khởi cả tiếng ngợi khen rằng: "Kỳ diệu thay Phật Đà! Kỳ diệu thay Đạt Ma! Kỳ diệu thay Tăng Già! Kỳ diệu thay sức chú ấn Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni, hay trừ diệt tất cả khổ ách, khiến cho tôi thoát khỏi các ác báo như thế!"
Liền đó ông đến trình bạch lại với Thiên Đế, thỉnh ngài cùng thiên chúng xuống cõi Diêm Phù tạ ơn Phật. Thiên Đế xuất lãnh Thiện Trụ và hàng tuỳ thuộc, đem các thứ hương hoa phước lọng, y phục và anh lạc quí đẹp, ngồi xe báu bay xuống vườn Thệ Đa Lâm, đảnh lễ cúng dường Phật. Hành lễ xong lại chấp tay đi nhiễu quanh Như Lai trăm ngàn vòng, rồi đứng qua một bên dùng các lời kệ ca ngợi công đức của Đấng Thế Tôn.
Bấy giờ Đức Như Lai đưa cánh tay sắc vàng xoa đầu thiện Trụ Thiên Tử, dùng tiếng hòa nhã nói những lời pháp yếu và thọ cho bồ đề ký.
Đức Phật lại bảo: "Kinh này tên là Tịnh Nhứt Thiết Ác Đạo, Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni, các ông nên thọ trì."
Thiên Đế và đại chúng vui mừng đảnh lễ, tín thọ phụng hành.

Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh
Quán Tự tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, đô nhứt thiết khổ ách.
"Xá lợi tử, Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc, Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc. Thọ, Tưởng, Hành, Thức diệt phục như thị.
Xá Lợi Tử! chư thọ pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tì, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới, vô Vô minh diệt vô Vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô Khổ, Tập, Diệt, Đạo, vô Trí diệt vô Đắc, dĩ vô sỡ đắc cố, Bồ đề tát đoả y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô ái ngại, vô ái ngại cố vô hữu khủnh bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết Bàn. Tam thế chư Phật, y Bát nhã Ba la mật đa cố, đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Cố tri Bát nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhứt thế khổ, chơn thiệt bất hư, cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú.

Tự Quy Y và Đảnh Lễ

Tự quy y Phật, đương nguyện chúng sanh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm. (1 lạy)
Tự quy y Pháp, đương nguyện chúng sanh, thâm nhập kinh tạng, trí huệ như hải. (1 lạy)
Tự quy y tăng, đương nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, nhứt thiết vô ngại. (1 lạy)

Hồi Hướng Chúng Sanh
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đều trọn thành Phật đạo.
(Xá 3 xá rồi lui ra)

Thursday, August 13, 2009

I. MỞ MẮT TUỆ THẤY ĐÚNG NHƯ THẬT: TA LÀ GÌ?

Con người lâu nay bị đóng khung trong sự lầm lẫn bởi cái TA ảo tưởng, nên chỗ thấy biết luôn bị đóng kín trong ấy. Thiền, giúp người mở sáng mắt tuệ, thấy đúng như thật “Ta là gì?” để cởi mở tình chấp sai lầm ấy, chính đây là điểm then chốt của Thiền. Chưa thấu rõ được chỗ này, dù người tu hành cao siêu đến đâu vẫn bị đóng khung trong chỗ thấy biết lầm lẫn. Thử hỏi, chúng ta đang sống đây, là Ai sống? Chính TA là chủ của cuộc sống, nhưng hỏi: ‘TA là gì?” dễ trả lời cho chính xác chăng? Bảo cái thân mấy chục kí-lô này là Ta ư? Lầm to rồi! Hiện nay người ta có thể thay tim, thay thận, truyền máu v.v…, khi đó gọi là tim ta, thận ta, máu ta được sao? Rõ ràng thân này như một cái máy, nên có thể thay những bộ phận trong đó. Hoặc tay, chân này khi bị tai nạn, bác sĩ cưa bỏ, quăng ra ngoài thì gọi đó là gì? Ta là cái bị quăng đó sao? Chửi nó, nó có giận được chăng?
Đây là một lẽ thật rất rõ ràng, chúng ta phải thấy đúng như thật nó là nó, mới gọi đó là trí tuệ. Trái lại, nếu cứ một bề đóng khung trong cái xác máu mủ này, bám chặt vào tướng mập ốm, đen trắng đây mà nhận càn cho là TA, đó là mê lầm, là điên đảo. Danh từ điên đảo nhà Phật dùng rất chính xác, tức chỉ cho cái thấy lộn ngược, nhìn đảo lộn sự thật. Đó là một sự sống đóng khung trong ảo tưởng lầm lẫn của người trên thế gian này.
Tiến đến, về TÂM, chúng ta cũng đang sống đóng khung trong cái Ngã tưởng, tưởng có một cái TA đi theo trong mọi sự thấy biết, cho nên chúng ta nhìn sự vật cũng luôn luôn méo mó theo cái KHUÔN mang nhãn hiệu cái TA ấy. Cùng là một con suối, người thì thấy đẹp, người thì thấy xấu, tại vì sao? Vì trong đầu của mỗi người có chứa sẵn một cái khuôn của quá khứ. Khi thấy con suối liền lôi cái khuôn đó ra để đo. Nếu nó không bằng cái khuôn đó thì cho là xấu. Nếu nó hơn cái khuôn đó thì cho là đẹp. Nhưng suối vẫn là suối thôi, nó không tự nói đẹp, nói xấu gì. Đó là chúng ta nhìn con suối qua lăng kính của một cái TA, rất nguy hiểm!
Với cái khuôn đó, dù một chân lý rất hay, rất xác thật nhưng lại do người mình không ưa, người đối nghịch với mình nói ra thì sao? Hẳn mình sẽ bịt tai không muốn nghe, hoặc nghe bằng sự khinh rẻ! Như vậy, tại vì cái lý ấy vốn không đúng hay vì mình đã có thành kiến trong đầu rồi? Cho thấy, chúng ta thường nhìn tất cả với cái khuôn sẵn trong đầu ấy, cái gì trái với cái khuôn ấy là sai, là dở! Quả tang là chúng ta đang sống đóng khung trong cái TA nhỏ hẹp, do đó không thể thấy được chân lý.
Với tinh thần của nhà thiền, không thể chấp nhận kiểu thấy như thế. Bởi vì, chân lý mà còn có chia ra chân lý của tôi, chân lý của anh, chân lý của chị, thì không phải là chân lý toàn vẹn rồi, nếu có thì chỉ là chân lý góc cạnh thôi. Nếu chúng ta cứ nhìn sự vật với một cái TA đóng khung như thế, hẳn là luôn quay lưng với chân lý. Như chuyện Triệu Châu véo bà Ni.
Có bà Ni đến hỏi Hòa thượng Triệu Châu:
- Thế nào là ý sâu kín?
Sư lấy tay véo bà.
Bà nói:
- Hòa thượng còn có cái ấy sao?
Sư bảo:
- Chính ngươi còn có cái ấy.
Bà Ni hỏi ý sâu kín, là chỗ ngôn ngữ không thể nói tới được. Triệu Châu véo bà, ngay đó nếu tâm rỗng rang chưa có cái khuôn gì, tức thầm cảm nhận ý sâu kín đó rồi! Chỗ đó, ngôn ngữ làm sao nói đến được? Đáng tiếc thay! Bà Ni theo cái khuôn suy nghĩ của thường tình thế tục, nghĩ tưởng Sư có tình ý gì, bèn thành tâm vẫn đục nghĩ bậy, do đó mờ mất ánh sáng chân thật kia! Vì vậy, Triệu Châu bảo: “Chính ngươi còn có cái ấy”. Đây là một kinh nghiệm cho người học Thiền. Học thiền hay đến với thiền bằng cái TÂM chứa sẵn cái khuôn chết cứng trong đầu thì không bao giờ thấu hiểu được thiền; trái lại còn xuyên tạc thiền là khác. Chẳng hạn như câu chuyện của Ngài Triệu Châu với bà Ni trên đây, nếu người mang tâm niệm nam nữ trong đầu, khi nghe đến đó liền phê phán Thiền sư quá thô tục. Không ngờ, chính Thiền sư thô tục hay tâm mình đang nghĩ thô tục? Đây là điểm cần thấu rõ!
II. DÁM NHÌN THẲNG SỰ THẬT
Vì thiền là mở sáng lẽ thật cho người thấy, nên người học thiền cũng phải nhìn thẳng sự thật, mới thấy được lẽ thật, mới thoát ra sự mê lầm. Từ vô lượng kiếp đến nay, chúng ta vì sống trái lẽ thật nên đi mãi trong sanh tử khổ đau. Thân giả hợp, không phải thật ta, lại chấp cứng là ta, rồi nhốt mình trong cái ta tưởng tượng đó mà tạo thành muôn ngàn tội lỗi! Bao nhiêu phiền não tham sân, vui buồn, đấu tranh chết chóc hại nhau cũng vì cái TA ảo tưởng này.
Người giác ngộ, phải nhìn thẳng vào bản chất thật của nó, nó vô thường tạm bợ, nó nhơ nhớp không phải ta, thấy đúng như thật nó là vô thường tạm bợ, là nhơ nhớp không phải ta. Thế gian thường chúc nhau sống lâu trăm tuổi, là đã nói lên điều gì? Nếu thế gian thực là hạnh phúc, thân này thực là bền bĩ sống lâu rồi thì đâu cần chúc làm gì cho thừa? Bởi bản chất nó là không bền, là không hoàn toàn hạnh phúc như ý, cho nên mới chúc, tức hy vọng được như vậy! Rồi thường ngày mọi người dùng xà bông thơm, dầu thơm là để làm gì? Nếu bản chất nó thật thơm sạch rồi, cần dùng những thứ đó làm chi? Muốn mở mắt thật, phải sẵn sàng nhìn thẳng lẽ thật như thế.
Song với người nghiên cứu Phật pháp một chiều, nghe nói thế bèn cho là đạo Phật bi quan yếm thế, nói như vậy khiến cho người yếu đuối không muốn làm gì, trở thành lạc hậu không tiến tới được. Trái lại, phải dùng những danh từ hoa mỹ để tô vẽ lên đó, như thân ngọc ngà, như tuổi xuân nên thơ v.v… khiến cho người yêu thích, sống vui mới đúng. Đâu biết rằng, chính đó là trốn tránh sự thật, sống theo ảo tưởng, bỏ qua thực tế.
Có câu chuyện xưa, một ông Vua chỉ thích mặc quần áo mới. Một hôm có hai người lạ đến hoàng cung, tự xưng là thợ dệt giỏi và khoe rằng: họ có thể dệt được một thứ quần áo đặc biệt, khi mặc vào thì những ai không làm tròn bổn phận hoặc ngu xuẩn thì không thể nào nhìn thấy dù người đó đứng sát bên cạnh. Vua nghe nói tự bảo thầm: “Đấy chính là bộ quần áo quý nhất. Ta chỉ cần mặc vào là biết ngay trong đám quần thần của ta ai không làm tròn bổn phận. Ta phải may một bộ”.
Hai người thợ dệt kia được lệnh dệt cho Vua bộ quần áo ấy. Họ bày khung cửi rồi ngồi vào làm như dáng đang dệt thật, nhưng vốn trên khung cửi chẳng có gì.
Kế đó, Vua sai quan Thừa tướng, rồi quan Đại thần đến xem. Hai người thợ chỉ vào tấm vải tưởng tượng và chứng minh cho vị quan Đại thần đây là tấm vải đặc biệt không đâu khác có được. Quan đại thần tự nhủ: “Mình đâu phải là người ngu hay là mình không làm tròn bổn phận mà không thấy gì hết. Dầu sao cứ giấu đi là hơn cả”. Rồi ông cũng giả vờ ngắm nghía và khen hết lời.
Tới khi Vua đến xem, cũng đồng tâm trạng như trên, cũng hết lời khen ngợi, không dám nhận sự thật là không có gì. Đến ngày dệt xong, mặc quần áo mới, Vua cởi quần áo đang mặc ra, hai người làm ra vẻ khoác vào người ông Vua từng cái quần, cái áo, các quan thị vệ có nhiệm vụ đở đuôi áo, thò tay sát đất giả vờ như cầm vật gì đó, nhưng chẳng dám nói là mình không thấy cái gì, vì sợ nói ra thành mình bị lộ là không làm tròn bổn phận hoặc ngu xuẩn.
Cuối cùng Vua được các quan hộ tống dạo ra ngoài phố. Mọi người cũng đều trầm trồ khen ngợi, vì không ai muốn mình mang tiếng là ngu xuẩn hoặc không làm tròn bổn phận.
Bất ngờ có một đứa bé nhìn thấy, chợt kêu to:
- Kìa! Hoàng đế đang cởi truồng kìa!
Và đúng lúc đó, đức Vua truyền lệnh hồi cung, rèm ngọc được buông xuống kín mít.
Đây là một câu chuyện xưa của thế gian nhưng có mang ý thiền trong đó. Bao nhiêu người tự cho mình là hiểu biết, nhưng cùng bị một cái khuôn trong đầu che mất sự thật. Trong khi đó, thằng bé ngây thơ, đầu óc trong trắng không bị cái khuôn gì đóng cứng nên thấy sao liền nói vậy rất tự nhiên. Nó đâu có sợ nói như thế là ngu, là không tròn trách nhiệm!
Cũng vậy, với con mắt trí tuệ, trước tiên chúng ta thấy rõ như thật về thân tâm hư dối này để không lầm với nó, không bị cái khuôn của thế gian hằng thấy bấy lâu nay lừa gạt. Lột trần mọi khái niệm về ta từ ngàn xưa để lại, trả lại cái thấy trong trắng đúng như thật về ta này. Song thiền lại không dừng ở đó, mà tiếp sau chỉ ra trong cái giả này có cái thật hằng hữu, là chỗ sống vững vàng của mình. Cho nên tôn chỉ trong đây là : “Giả biết giả, thật biết thật, sống cái thật không lầm cái giả, đó là cuộc sống có giá trị tinh thần”.
Tổ Thương Na Hòa Tu, một hôm hỏi Ưu Ba Cúc Đa:
- Ông bao nhiêu tuổi?
Ưu Ba Cúc Đa thưa:
- Dạ, con mười bảy tuổi.
Tổ hỏi:
- Thân ông mười bảy tuổi hay tánh ông mười bảy tuổi?
Cúc Đa thưa:
- Hiện tại đầu Hòa thượng bạc, là tóc Hòa thượng bạc hay tâm Hòa thượng bạc?
Tổ bảo:
- Tóc ta bạc không phải tâm ta bạc.
Cúc Đa thưa:
- Cũng vậy, thân con mười bảy tuổi, không phải tánh con mười bảy tuổi.
Tổ thầm nhận đây là bậc pháp khí.
Trong đây, Tổ Thương Na Hòa Tu muốn gạn xem chỗ thấy của Ưu Ba Cúc Đa thế nào? Ngài Ưu Ba Cúc Đa đã thấy thấu qua thân tướng vô thường sanh diệt này, trong đó có thân chân thật bất diệt, không thuộc tuổi tác già trẻ, lớn nhỏ. Nghĩa là, ngay trong vô thường có cái chân thật hằng hữu. Cho nên người tu phải ở trong vô thường mà vươn lên, mà giác ngộ để làm chủ trở lại trong cuộc vô thường này, chớ không thể chấp nhận buông xuôi theo đó như bao nhiêu người. Như vậy là một sức mạnh tiến tới, sao bảo là bi quan, yếu đuối được?
Và bài kệ của Thiền sư Mãn Giác dạy chúng khi sắp tịch đã nói:
Xuân khứ bách hoa lạc,
Xuân đáo bách hoa khai.
Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
Nghĩa:
Xuân đi trăm hoa rụng,
Xuân đến trăm hoa cười.
Việc đời qua trước mắt,
Trên đầu già đến rồi.
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,
Đêm qua sân trước một cành mai.
Thông thường theo thứ tự phải nói xuân đến rồi xuân đi, nhưng trong đây Thiền sư Mãn Giác nói ngược lại xuân đi rồi xuân đến, là có ý nghĩa gì? Đây là điểm đặc biệt mà ít ai để ý! Bởi vì lúc này là lúc Sư sắp tịch mà nói ra để nhắc nhở chúng. Xuân đi thì hoa rụng, như Sư sắp tịch thì thân này hoại. Rồi xuân đến thì trăm hoa nở, ngầm ý chỉ, cũng không hẳn hoại mất hoàn toàn, chớ vội buồn khổ. Tuy nhiên nếu ở trên tướng nở, tướng rụng đó mà thấy Sư, thì quyết không thể thấy được Sư; vì đó là tướng vô thường sanh diệt.
Hoa rụng, hoa nở là chỉ cho cảnh vô thường, rụng nở theo thời gian biến đổi.
Tiếp đến hai câu kế, là chỉ cho con người vô thường. Sự sống này, cả người và cảnh đều là vô thường, không phải chỗ nương tựa dừng ở lâu dài! Tuy vậy, nếu thế gian chỉ có bấy nhiêu đó thôi, thì tu hành để làm gì? Tu cho khổ nhọc rồi cũng chết như ai, thì tu có ý nghĩa gì?
Cho nên Sư bảo tiếp:
“Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,
Đêm qua sân trước một cành mai.”
Tại sao không nói đóa mai vàng hay một chùm hoa mai vàng rực, mà chỉ nói một cành mai? Cành mai thì có gì đẹp? Vì hoa, rồi nó cũng rụng nữa, nhưng cành mai thì vẫn còn đó, gặp thời tiết đến thì vẫn nở hoa.
Cũng vậy, thân này của Sư có tịch, có mất, nhưng trong đó có cái không mất, đủ duyên sẽ hiện ra nơi khác. Đừng lo khóc theo cái có rụng, có nở; cái có tươi, có tàn. Như vậy là một sức sống vươn lên, một niềm tin vững tiến để thoát khỏi cái khung hư giả nhốt mình từ bao thuở, làm sao bảo là bi quan yếm thế, là làm cho con người yếu đuối? Chính đây là một trí tuệ vượt thế gian, nếu dùng tâm suy nghĩ lăng xăng trong cái khuôn ngã tưởng này, làm sao thấu được?
III. THIỀN ĐÁNH THỨC SỨC SỐNG CHÂN THẬT NƠI MÌNH -HAY MỞ SÁNG MẮT TÂM
Hiện tại chúng ta ai cũng như ai đang sống đây, là luôn sống với cái bị Biết mà quên hẳn sự có mặt của chính mình. Chúng ta Biết cái này, Biết cái nọ, Biết cái kia, Biết đủ thứ nhưng cái gì ĐANG BIẾT, ĐANG HIỆN HỮU lúc đó? Hình như không bao giờ nhớ tới! Mà chính đó mới là NGUỒN SỐNG, không có nó thì thân này thành khúc gỗ rồi. Chỗ lầm mê của chúng ta là đó!
Bởi vậy Lục Tổ bảo hai ông tăng đang cãi nhau về gió động và phướn động ở chùa Pháp Tánh rằng: “Tâm các vị động.” Cứ lo cãi nhau về phướn và gió mà quên mất chính cái gì đang “Biết động” đây. Không có nó thì gió và phướn dù có cũng như không, không thành vấn đề. Gió và phướn trước tượng đá có thành động không? Cho nên cứ nhằm trên gió và phướn mà cãi thì cãi mãi không bao giờ ra lẽ. Thấy ngược lại chỗ này là cùng gặp nhau, thấy phướn và gió anh cũng có, tôi cũng có, bạn cũng có, còn gì phải cãi?
Hòa thượng Huyền Sa dạy chúng:
- Những bậc lão túc ở các nơi nói là tiếp vật lợi sanh, bỗng gặp người có ba thứ bệnh đến làm sao tiếp? Người bệnh mù thì cầm chùy dựng phất y chẳng thấy. Người bệnh điếc thì ngữ ngôn tam muội y chẳng nghe. Người bệnh câm thì dạy y nói lại nói chẳng được. Phải làm sao tiếp? Nếu tiếp chẳng được người này thì Phật pháp không còn linh nghiệm.
Có vị tăng đem việc này hỏi Vân Môn. Vân Môn bảo:
- Ông lễ bái đi!
Tăng lễ bái đứng dậy. Vân Môn lấy gậy đưa tới trước, tăng liền lùi lại. Vân Môn bảo:
- Ông chẳng phải bệnh mù.
Vân Môn gọi:
- Lại gần đây!
Tăng đến gần, Vân Môn bảo:
- Ông chẳng phải bệnh điếc.
Vân Môn dựng cây gậy lên hỏi:
- Khế hội chăng?
Tăng thưa:
- Chẳng khế hội.
Vân Môn bảo:
- Ông chẳng phải bệnh câm.
Vị tăng liền tỉnh ngộ.
Bảo lễ bái, biết lễ bái; lấy cây gậy chận ngay trước, biết lùi lại tránh; bảo đến gần, biết đến gần; hỏi hội chăng, biết trả lời chẳng hội, thì ngay đó có thiếu thốn chút gì còn chưa tỉnh ngộ? Không phải là chẳng bệnh mù mà thành bệnh mù, chẳng bệnh điếc, bệnh câm mà thành bệnh điếc, bệnh câm hay sao? Quả tang là theo cái “bị biết” mà quên mất chính mình đang hiện hữu! Tỉnh lại, liền đó mở mắt tâm thấy suốt cái lầm xưa nay. Mê ngộ chỉ trong chớp mắt, sao còn chưa tỉnh?
Trần Tôn Túc hỏi vị tăng mới đến:
- Ông ở đâu đến?
Tăng thưa:
- Ở Ngưỡng Sơn đến.
Sư bảo:
- Ông nói láo.
Ông tăng nói láo ở chỗ nào? Quả thật ông từ Ngưỡng Sơn đến và trả lời thật thà, sao bảo nói láo? Đây là thuật khai thị khéo léo của Thiền sư. Ông đang đứng đối diện hỏi đáp đây, lại nhớ về quá khứ hôm nào ở Ngưỡng Sơn, không phải nói láo hay sao? Nếu ông tăng ngay đó liền mở sáng mắt tâm, vượt ngoài cái khuôn ba thời: Ánh sáng thực tại nhiệm mầu chính là đây!
Và công án nổi tiếng trà Triệu Châu. Sư hỏi vị tăng mới đến:
- Từng đến đây chăng?
Tăng thưa:
- Đã từng đến.
Sư bảo:
- Uống trà đi!
Sư hỏi vị tăng khác:
- Từng đến đây chăng?
Tăng thưa:
- Chưa từng đến.
Sư cũng bảo:
- Uống trà đi!
Sau, Viện chủ hỏi Sư:
- Vì sao từng đến dạy uống trà đi, chưa từng đến cũng dạy uống trà đi?
Sư gọi:
- Viện chủ!
Viện chủ đáp:
- Dạ!
Sư liền bảo:
- Uống trà đi!
Tại sao từng đến cũng bảo uống trà, chưa từng đến cũng bảo uống trà? Đây là Ngài Triệu Châu đánh thức ánh sáng thực tại đang hiện hữu nơi người đó! Chính ông đang đứng đối diện với ta rõ ràng đây, mà bảo chưa từng đến thì còn phải nói gì nữa? Thôi thì hãy uống trà đi là xong.
Còn ông kia, đã từng đến rồi, thì còn muốn hỏi thêm gì nữa? Muốn hỏi thêm là đánh mất cái đang hiện hữu đây rồi, nên cũng uống trà đi! Khỏi nói nhiều.
Đến ông Viện chủ tự mình có thiếu gì đâu, lại xen vào chuyện đến, chưa đến của người làm gì mà bỏ mất chính mình ngay lúc đó đi! Vì vậy cũng: uống trà đi, là xong. Quả là Thiền sư đánh thức sức sống hiện hữu nơi mình một cách khéo léo, chỉ mình chưa chịu tỉnh lại! Nếu ai còn hỏi lại thì cứ: uống trà đi, là xong tất cả.
IV. VƯỢT QUA MỌI KHÁI NIỆM
Chính đây là chỗ sống của thiền không ai có thể bắt chước được. Dù người lanh lợi, nghe hiểu nhanh chóng, nhưng đó cũng là hiểu về thiền, chưa phải chính bản thân thiền. Nếu chỉ hài lòng trên cái hiểu đó, thì cũng đứng ngoài cửa dòm chơi vậy thôi. Bởi vì, mọi ngôn ngữ, chữ nghĩa đều là cái khuôn chết, thiền giả không thể chấp nhận chết trên đó. Hòa thượng Triệu Châu từng bảo: “Một chữ PHẬT tôi cũng chẳng thích nghe”. Tại sao Sư dám nói như thế? Với tín ngưỡng tôn giáo, tên một đấng giáo chủ của mình mà hàng đệ tử nói như trên là quá phạm thượng. Song với Thiền sư thì trọng lẽ thực hơn. Bởi Sư muốn đưa người thẳng vào sức sống thật, phải thực thấy: cái gì là Phật? Phật đâu phải ở cái chữ đó! Trong khi ấy, chúng ta cứ bám vào CHỮ đó rồi cãi vả nhau, đấu tranh nhau thì mất nghĩa Phật rồi!
Vượt qua khái niệm chữ nghĩa, cảm nghiệm ngay trong tâm mình, đó là Phật sống. Cho nên, nói Phật, nói Thánh không quan trọng, quan trọng là có cảm nghiệm được sức sống chân thật kia hay không!
Cũng như hiện nay chúng ta lo bàn cãi nhau về thực tại có hay không có? Hoặc suy luận thực tại thế này, thế nọ, là có đối diện thực tại chăng? Rõ ràng đó chỉ là sống trong khái niệm với nhau thôi. Như có người hỏi về người anh của mình. Mình diễn tả anh ấy giống tôi thế này, thế nọ thì lúc đó có mặt người anh ấy chăng? Nếu lúc đó có mặt người anh ấy, chúng ta chỉ cần trỏ ngay anh bảo: - Đây! Là xong.
Cho nên, chúng ta còn lo cãi lý với nhau về thực tại, là chưa giáp mặt thực tại. Cũng vậy, còn lo cãi nhau về chân lý, là chưa giáp mặt chân lý. Hãy xem Lâm Tế khi đại ngộ, Ngài Đại Ngu bảo: “Ông thấy gì nói mau!”, Sư liền thoi vào hông Đại Ngu ba thoi trả lời, không nói thêm lời nào. Ngộ cái gì thì liền đó biết ngay, khỏi diễn tả dài dòng khiến thêm khái niệm.
V. CẦN THỂ NGHIỆM
Cuối cùng, với thiền là phải tự thể nghiệm nơi chính mình thì mới cảm nhận được thiền chân thật, không thể suy luận mà có thể nhận hiểu. Do đó, với thiền phải là một HÀNH GIẢ, chớ không thể là HỌC GIẢ.
Có câu chuyện: một học giả tông Thiên Thai là Pháp sư Đạo Văn hơn 50 tuổi, từng nghiên cứu giáo nghĩa hơn ba mươi năm. Nghe tiếng Thiền sư Chân Quán trước kia cũng từng nghiên cứu giáo nghĩa này, sau đó tham thiền được sáng đạo, nên Pháp sư Đạo Văn đến thành khẩn thưa với Thiền sư Chân Quán:
- Con đã học qua tư tưởng Pháp Hoa của tông Thiên Thai từ nhỏ, chỉ có một vấn đề trước sau chẳng hiểu rõ.
Thiền sư Chân Quán hỏi:
- Tư tưởng Pháp Hoa của tông Thiên Thai rất rộng lớn sâu xa, viên dung vô ngại nên bao gồm rất nhiều vấn đề, thế mà ông chỉ có một vấn đề chẳng hiểu, chẳng biết là vấn đề gì?
Đạo Văn thưa:
- Kinh Pháp Hoa nói: “Tình với vô tình đồng tròn chủng trí”, ý này chính là nhận cỏ cây, hoa lá đều hay thành Phật, xin hỏi: Cỏ hoa thật có khả năng thành Phật chăng?
Chân Quán liền bảo:
- Ba mươi năm nay ông mang một niệm cây cối, cỏ hoa có khả năng thành Phật hay không, đối với ông có lợi ích gì? Ông nên quan tâm đến “tự chính mình thế nào thành Phật”, cần xét nghĩ như thế mới đúng!
Đạo Văn nghe nói, ngạc nhiên hỏi:
- Con thật không có nghĩ đến như thế, vậy xin hỏi: tự chính mình của con thế nào thành Phật?
Chân Quán bảo:
- Ông đã nói là “chỉ có một vấn đề hỏi ta”, liên quan đến vấn đề thứ hai thì chính ông tự mình đã giải quyết xong rồi.
Xem đấy! Người cứ lo thắc mắc cỏ cây thành Phật, lo tìm hiểu đâu đâu, trong khi đó, việc cấp thiếât là: “chính mình thế nào thành Phật?” mới là quan trọng, lại bỏ qua! Song muốn rõ việc này phải làm sao? Hẳn là phải tự mình giải quyết thôi, không thể nhờ ai giải quyết dùm cho được!
Có vị tín đồ hỏi Hòa thượng Triệu Châu:
- Tham thiền thế nào mới hay ngộ đạo?
Sư liền đứng dậy khỏi tòa nói:
- Ta cần đi tiểu một chút.
Sư đi mấy bước, quay đầu lại bảo:
- Ông hãy xem đó! Việc nhỏ như đi tiểu thế ấy, ta cũng phải tự đi, người khác không thể thay thế.
Đây là ngầm chỉ, Thiền vốn phải tự chứng nghiệm chân thật bằng sức sống ngay chính mình, không thể nói suông ở trên ngôn ngữ mà có được. Không ai có thể đem đến giác ngộ cho mình nếu mình không tự giác. Nếu từ người khác mà được, thì đó là cái của người, không phải phần của chính mình. Đã là của người thì có lúc phải trả lại cho người, đâu thể là chỗ sống lâu dài. Do đó phải tự mình cảm nghiệm mới có đầy đủ sức sống nhiệm mầu không thể nghĩ bàn. Phật pháp sống mãi ở thế gian cũng chính từ đây. Nghĩa là, còn có người thể nghiệm Phật pháp, là ánh sáng Phật pháp vẫn còn có mặt trên thế gian này.
VI. TÓM KẾT
Thiền là một sức sống chân thật ngay tự tâm của mỗi người, không có ở đâu khác. Vì vậy, ai có tâm đều có Thiền, không phân biệt nam nữ, màu da, tôn giáo v.v… Đây là một chân lý bình đẳng thật sự, không do ai đặt ra.
Chính vì Thiền ở ngay nơi tâm, nên muốn đạt Thiền là phải tự thể nghiệm lấy, không thể tìm trong sách vở, lý luận. Có cảm nghiệm lẽ thật này, mới vượt qua ranh giới ngôn ngữ lý luận, có một cái nhìn cởi mở, cảm thông với tất cả. Vì ai ai cũng có Thiền. Mở mắt này thì tâm linh sáng ngời, hết còn đóng khung trong khái niệm chết. Từ đó nhìn ra, thấy đâu đâu cũng có ánh sáng thiền. Trong kinh hay ngoài cảnh, hoặc trong cuộc sống hằng ngày cũng đều không thiếu ánh sáng ấy. Cả đến một việc tầm thường cũng được chiếu sáng ngời trong đó. Như bài ca dao Thằng Bờm chúng ta thường biết:
Thằng bờm có cái quạt mo,
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu.
Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu,
Phú ông xin đổi ao sâu cá mè.
Bờm rằng Bờm chẳng lấy mè,
Phú ông xin đổi một bè gỗ lim.
Bờm rằng Bờm chẳng lấy lim,
Phú ông xin đổi con chim đồi mồi.
Bờm rằng Bờm chẳng lấy mồi,
Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười!
Nếu nhìn với cái khuôn khái niệm xưa nay thì đó là bài ca dao trong văn học thôi. Nhưng nếu nhìn với con mắt thiền, thì trong đó có ánh sáng thiền thực tại sáng ngời.
Hãy xem thằng Bờm ngay đây đang đói bụng, có nắm xôi ăn là xong, rất là Thiền! Nếu nó ngồi đó mà đợi ba bò, chín trâu v.v…, thì chẳng những không được gì mà còn mất luôn cái quạt mo. Bởi Phú ông đâu dại khờ gì đổi cái quạt mo với ba bò, chín trâu? Đó là ông gạt thôi. Cũng vậy, chúng ta ngồi đây mà mơ tưởng xa vời, lý luận đâu đâu, là đánh mất ánh sáng thực tại hiện hữu. Chỉ là, buông mọi khái niệm chết trong đầu, sống ngay thực tại nhiệm mầu đây, khỏi thêm bớt gì nữa! Thiền là như thế, vượt ngoài mọi cái khuôn sẵn có, thênh thang không ngằn mé. Con đường khai phóng tâm linh là đây!

]


THIỀN TÔNG VIỆT NAM

MỘT CHỮ XẢ

Giảng tại Thiền viện Chân Không - 1998.
Vấn đề tôi nói hôm nay là một chữ XẢ. Quý vị biết ngược với xả là gì không ? Là cố chấp, nắm chặt. Cố là chặt, chấp là nắm; cố chấp là nắm chặt. Khác với nắm chặt là buông bỏ.
Mới nghe đơn giản quá nhưng xét kỹ, quý Phật tử sẽ thấy tất cả chúng ta sống trên thế gian này, ai cũng than buồn than khổ, gốc tại cố chấp thôi, chớ không có gì khác. Bây giờ muốn hết buồn, hết khổ thì chúng ta phải làm sao ? Phải xả, phải buông bỏ. Buông bỏ thì hết khổ. Như vậy quá giản đơn, quá tầm thường. Chỉ cần quý Phật tử thực hiện được điều chúng tôi nhắc thì sẽ bớt khổ ngay trong cuộc sống hiện tại này.
Lâu nay chúng ta cố chấp những gì mà bây giờ phải buông xả ? Trước hết là chúng ta cố chấp những điều phải, quấy. Thường thường ở thế gian ai cũng nghĩ điều mình nói, mình làm là phải nhưng người khác nói ngược lại, làm ngược lại thì cho là người khác quấy. Mình phải họ quấy mà họ không chịu nghe, không chịu làm theo mình, nên mình giận. Nhất là trong gia đình, cha mẹ thấy điều đó phải mà bảo con cháu không chịu làm theo thì nhất định là giận. Mà giận là vui hay buồn ? Giận là buồn, buồn rồi khổ. Có một Phật tử nói với tôi thế này:
- Con cháu của con bây giờ khó dạy quá !
Tôi hỏi:
- Sao đạo hữu nói khó dạy ?
- Thưa thầy, mình là cha nó mình hớt tóc ngắn. Mình thấy hớt tóc ngắn dễ chịu, mát mẻ. Bây giờ nó để tóc tới cổ mà rầy nó không chịu nghe. Nó còn nói: “Bây giờ thanh niên ai cũng để tóc dài mà ba biểu hớt ngắn, giống ông già quá, sao con làm được”. Chúng nó còn nhỏ mười chín, hai mươi tuổi mà đeo kính trắng, mình rầy nó: “Bộ mày mù sao mà đeo kính ?” Nó nói: “Ba không thấy sao, người trí thức họ đeo kính trắng. Con lớp mười hai rồi, con trí thức rồi, con đeo kính trắng có sao đâu”.
Đó, ông than con cháu ngày nay dạy không được. Quý vị thấy thế nào ? Bởi vì thường lúc nào chúng ta cũng có cái nhìn theo quan niệm của mình. Quan niệm của mình như vậy là phải, con cháu không chịu nghe theo thì mình giận, cho nó là quấy, là con ngỗ nghịch, con bất hiếu v.v… Khi đã như vậy rồi thì gia đình còn đầm ấm không, còn vui không ? Tôi mới giải thích cho Phật tử đó nghe:
- Đạo hữu nhớ như ở lứa tuổi của tôi, ông thân tôi hồi xưa để tóc bới có một củ tỏi phía sau. Tới chừng lớp của tôi lớn lên thì hớt tóc, ông tôi không vui. Ông nói bọn nhỏ văn minh quá, không có theo ông bà và dẫn sách Nho nói: “Thân thể phát phu thọ ư phụ mẫu, bất thương cảm hiếu chi thỉ giả”. Nghĩa là râu tóc da thịt này là nhận nơi cha mẹ, gìn giữ nó đừng cho thương tổn là cái hiếu đầu. Bây giờ mình cạo nó là bất hiếu rồi. Như vậy ông già nhìn lại mình hớt tóc thì ông già buồn, còn mình nhìn lại ông già thì thấy ông già lạc hậu phải không ? Thế thì ai đúng ? Để tóc bới đúng hay hớt ngắn đúng ? Nếu hai bên cứ cố chấp, ông già nghĩ ông già đúng, người con nghĩ người con đúng thì gia đình có bình an không ? Chắc là bất an.
Chúng ta phải hiểu thời xưa học theo Nho giáo thì để râu để tóc là phải. Nhưng thời sau này khác hơn vì nước mình lệ thuộc Pháp, người Pháp đi làm việc hớt tóc ngắn cho sạch sẽ mà mình cứ bảo như ông già để tóc, vậy thì lạc hậu mất rồi. Ở lứa tuổi của mình ai chấp nhận như thế ? Cho nên người cha phải thông cảm hoàn cảnh của con, người con phải hiểu hoàn cảnh của cha. Hai bên thông cảm nhau đừng cố chấp thì bớt khổ. Nếu cố chấp là nhất định khổ. Cha bất bình con, con bất mãn cha, cứ như vậy sanh ra chuyện rối rắm trong gia đình.
Rồi đến thời này mấy đứa nhỏ để tóc dài, có khi tới cổ thì mình không chấp nhận ? Mình để tóc ngắn mát mẻ, còn nó để dài lù xù nhưng nó lại thấy đẹp. Nếu đem cái nhìn của người cha mà trách đứa con thì đứa con cũng nhìn lại người cha bằng cặp mắt lạc hậu. Bây giờ phải xử làm sao ? Thôi, ba muốn mát mẻ ba hớt ngắn, con thích để dài cho đẹp thì con cứ để dài. Chuyện tóc tai, mỗi người mỗi sở thích riêng, bắt nó giống mình sao được ?
Quý Phật tử nhớ, một lứa tuổi là qua một thế hệ khác nhau, không giống nhau được. Không giống mà mình đem ý của mình, cái phải của mình áp đặt cho nó thì nó không chịu. Mà không chịu thì sanh ra giận hờn, buồn trách, khổ sở. Vậy thì muốn cho hết khổ mình đừng cố chấp, phải buông bỏ. Buông nghĩa là xả. Quan niệm của con thì con làm, quan niệm của ba thì ba giữ. Phần ai nấy giữ, người này đừng áp đặt người kia. Như thế chúng ta sống rất là thoải mái, nhẹ nhàng. Còn nếu mình cố chấp thì sống bực hoài, lúc nào cũng bất như ý. Như nó thích mang kính trắng thì để nó mang, mình không thích thì thôi. Chứ mình không thích mà bắt nó theo mình sao được ? Đó là quan niệm của mỗi người, miễn làm sao con biết kính trọng, thương cha, cha thương con là đủ. Tình thương mới là quan trọng, còn những cái bên ngoài đâu có quan trọng.
Vậy mà nhiều người vì cố chấp hình thức bên ngoài làm cho mất hết tình nghĩa trong gia đình, khiến cha con phiền muộn, vợ chồng không vui với nhau. Đó là tại cố chấp. Quý Phật tử nghĩ mình xả bỏ, đừng cố chấp có bớt khổ không ? Còn cố chấp như câu chuyện tôi vừa kể khổ không ? Lúc nào cũng buồn bực. Vì vậy cha mẹ nên thông cảm với con, con thông cảm với cha mẹ. Mà muốn được thông cảm thì hai bên đều xả, xả cái phải của mình thì thông cảm. Ngược lại, nếu không chịu xả, tự nhiên là khổ.
Đó là nói về lứa tuổi giữa người lớn và người trẻ. Còn nếu vợ chồng mà cố chấp thì sao, có khổ không ? Như bên phái nữ lâu nay quen rồi, nào là lọ tương, hũ tiêu, hũ ớt v.v… Những cái nhỏ họ coi chừng từng chút để nấu nướng. Còn người đàn ông đâu có để ý đến những thứ đó, mà họ nghĩ chuyện xã giao bên ngoài người này người nọ. Cho nên người chồng vì xã giao bạn bè nhiều, thành ra chi phí hơi rộng. Người phụ nữ chỉ lo chi tiết nhỏ trong nhà nên tiết kiệm, thấy chồng xài lớn một chút thì càm ràm. Còn chồng thấy vợ keo kiệt, nhỏ nhít quá cũng không bằng lòng. Như vậy vợ trách chồng lãng phí, chồng chê vợ keo kiệt. Đã thế thì gia đình có vui không ? Không bên nào bằng lòng bên nào hết ! Vì ai cũng nghĩ mình đúng.
Như vậy nếu người vợ bắt người chồng phải theo ý của mình, ngược lại người chồng bắt vợ phải theo ý của mình thì gia đình đó nhất định cãi lộn hoài. Nếu hai bên chồng và vợ cảm thông nhau, người chồng nghĩ rằng cô ấy lo chuyện bếp núc cho nên quen cái nhỏ nhặt, hũ tương, hũ ớt v.v… thành ra xài lớn cô không đồng ý cũng phải. Còn vợ thông cảm cho chồng, bởi vì anh ấy làm bên ngoài, giao thiệp kẻ này người nọ thì phải rộng rãi một chút người ta mới vui. Nếu bắt chồng hẹp hòi quá thì bạn bè khi, không chơi với mình, như vậy tội nghiệp. Hai bên thông cảm thì gia đình sống sẽ vui, không chống chọi nhau. Đó là tôi nói những việc nhỏ thôi, còn những việc lớn khác nữa, quý vị nghiệm xét rồi thông cảm, hiểu biết nhau đừng cố chấp, cố chấp thì khổ.
Như vậy xả bỏ là tu, còn cố chấp là chưa biết tu. Thế gian do cố chấp nên người nào cũng thấy sống trong gia đình không có hạnh phúc. Đã cố chấp thì làm sao hạnh phúc được ? Chồng chấp theo chồng, vợ chấp theo vợ, cha chấp theo cha, con chấp theo con, thành ra không ai thông cảm ai. Mà không thông cảm thì tự nhiên là phải buồn phải khổ. Bây giờ mỗi người tự xả bỏ cố chấp của mình để thông cảm với những người thân thì tự nhiên gia đình an vui hạnh phúc. Đó là bước thứ nhất xả chấp phải, chấp quấy theo quan niệm của mình.
Đến thứ hai nữa là xả oán hờn. Người thế gian luôn luôn nghĩ ai làm trái ý mình thì mình buồn, mình giận. Buồn giận nên bỏ liền hay nên giữ mãi ? Có người thường hay nói: “Con giận người đó hai, ba chục năm không quên”. Giận hai, ba chục năm không quên thì nghe như khẳng khái lắm nhưng thật ra là dại, là khổ, chứ có hay gì đâu.
Quý Phật tử nghĩ trên thế gian này chung quanh mình nào xóm giềng, thân tộc v.v… có bao giờ hoàn toàn không đụng chạm nhau đâu ? Người ta nói vợ chồng như chén trong sống. Chén úp trong sống thế nào cũng có khua, huống là xóm giềng, thân tộc làm sao vừa ý mình hết, mà trái ý thì mình giận. Giận rồi chứa trong tâm. Chứa là cố chấp. Giận một người chứa trong lòng, giận hai người cũng chứa trong lòng. Nếu giận một trăm người thì sao ? Chứa cả một trăm cái giận trong lòng, làm sao chịu nổi.
Quý vị xét khi mình đang vui vẻ mà bỗng nhớ tới người mình giận thì lúc đó gương mặt quạu xuống liền. Sở dĩ chúng ta ngủ không ngon là cũng tại giận đó. Khi nào nằm nhớ lại hôm qua, hôm kia ai làm trái ý mình liền nổi giận lên, thì hết ngủ. Đó là chứa chấp oán hờn. Chứa chấp là khổ. Ta đang vui vẻ tươi mát mà chứa một cái giận, cũng như đem cục than bỏ trong tay hay trong da, trong thịt mình vậy. Nếu cục than bỏ trong tay, trong da, trong thịt thì sao ? Nóng, khó chịu. Vậy mà lòng mình chứa một trăm cục than thì người này khổ nhiều ít ? Khổ thứ nhất là khô héo vì ngủ không ngon, ăn không ngon. Giận quá làm sao ăn ngon, ngủ ngon được. Khổ thứ hai là giận làm cho mình dễ xấu. Quý vị thấy mỗi lần nổi giận lên gương mặt mình thế nào ? Nổi giận lên thì con mắt đỏ ngầu, mặt đổi màu đổi sắc, không còn tốt đẹp nữa. Cả trăm cái giận ở trong lòng thì nó đốt riết mình khô héo, xấu xa. Như vậy ôm ấp cái giận mấy chục năm là khôn ngoan hay thiếu khôn ngoan ?
Bởi vậy nên người biết tu ai nói gì trái ý, mình giận chút rồi bỏ đi, xả đi. Giận làm chi, ngu ! Ôm cái giận là ngu chớ không phải khôn, tội gì ôm cho khổ. Trong nhà Phật có câu: “Tăng hận bất cách túc” nghĩa là Tăng (người tu) giận không quá một đêm. Chúng ta là phàm Tăng nên tham sân si cũng còn, vì vậy gặp việc trái ý cũng giận. Nhưng giận chút thôi rồi bỏ, chớ không nên chấp chứa.
Người thế gian thường thích chứa, chứa năm này qua năm nọ. Họ tưởng như vậy là hay, là khôn mà không ngờ đó là tự chuốc họa vào mình, tự đeo khổ cho mình chứ không có lợi gì hết. Vì vậy nên Phật dạy phải xả hết những giận hờn. Chứa chấp vừa bị khổ trong hiện tại, mà còn khổ cả vị lai nữa.
Trong kinh Phật dạy, người khi sắp bỏ thân này qua đời khác thì nghiệp thương và nghiệp ghét sẽ đi theo. Bởi vì thương ai thì ta nhớ người đó, ghét ai cũng nhớ kẻ đó. Như chúng ta ngồi ôn lại trong lòng, thì nhớ những người mình thương và những người mình ghét nhiều nhất phải không ? Ghét không mất, thương cũng không mất. Vì vậy càng chứa sâu thì khi nhắm mắt các nghiệp đó dẫn mình đi đến chỗ thương hoặc chỗ ghét.
Do đó khi chúng ta thọ thân sau, nếu ôm ấp nghiệp ghét nhiều quá thì đến những gia đình gặp toàn chuyện buồn phiền, hờn giận, không vui. Có bao giờ chúng ta muốn gặp những người mình ghét không ? Không muốn. Ai cũng muốn gặp người mình thương. Nhưng trong lòng thù oán nhiều quá thì nó sẽ dẫn mình gặp lại những người thù oán. Nên hiện tại khổ mà vị lai cũng khổ luôn. Điều này rất thiết yếu.
Chúng ta phải khéo đừng nuôi dưỡng oán thù trong lòng, nên buông bỏ hết. Cái gì qua rồi không chứa chấp nữa. Hơn thua, phải quấy, chuyện đó không có gì quan trọng. Quan trọng ở chỗ làm sao cuộc sống mình bình an, thanh thản, tươi vui. Đó mới là điều đáng lưu tâm. Chúng ta sống muốn hạnh phúc, muốn được an lạc thì nên giữ hay nên xả ? Nên xả. Vì vậy tôi nói tu muốn cho hết khổ thì phải xả, đừng chứa chấp. Đó là điều thứ hai.
Điều thứ ba, chúng ta đừng cố chấp ý kiến mình là đúng, ý kiến người khác là sai. Bởi vì ở thế gian này không có gì là đúng cố định mà cũng không có gì là sai cố định. Chúng ta mở miệng nói với ai cũng “Tôi nghĩ thế này là đúng”. Nếu nói tôi nghĩ như vậy là đúng, người thứ hai nói tôi nghĩ thế khác mới đúng, thì hai cái đúng nó đụng nhau. Mình đúng theo cái nghĩ của mình, người khác đúng theo cái nghĩ của họ. Ai cũng đúng hết thì cãi lộn hay huề ? Thế gian không ai chịu thua ai, mình đúng thì người khác sai, mà người khác đúng thì mình sai. Cho nên khi người ta nghĩ khác với mình, mà họ cho rằng họ đúng thì mình bực lên liền, và người kia cũng nổi tức vậy. Hai cái nổi tức sẽ đi đến khẩu chiến. Khẩu chiến không xong thì tới thân chiến.
Quý vị thấy những người cãi nhau, đánh nhau khi được hỏi: “Tại sao quý vị đánh nhau ?” Họ nói: “Tôi nói cái này đúng mà nó cứ cãi hoài”. Có khi nào hai người cãi lộn mà chúng ta hỏi “tại sao”, họ nói “tại tôi sai” đâu. Nhất định là đúng. Hai cái đúng không giống nhau thì nhất định cãi lộn, cãi lộn không xong thì tới đánh lộn. Như vậy thì khổ hay vui ? Không bao giờ vui được. Những điều này xảy ra rất nhiều.
Gia đình vợ chồng, mỗi người thấy một lối, ai cũng cho là đúng thì gia đình đó cãi lộn hoài. Trong xã hội, nhóm này thấy thế này là đúng, nhóm kia thấy thế khác là đúng thì cũng gây ra cuộc đấu chiến. Cả trên thế gian đều như vậy. Nếu cố chấp cái nghĩ của mình đúng, cái nghĩ của người khác sai là gốc của đấu tranh, của tiêu diệt nhau. Cho nên chúng ta đừng có cố chấp. Cái đúng này là đúng của tôi, cái đúng kia là đúng của anh. Mỗi người giữ phần của mình, cãi nhau làm chi. Vậy là yên.
Xả hết cố chấp, đừng bắt người khác phải nghĩ, phải thấy như mình mới đúng. Đó là điểm đặc biệt của đạo Phật. Trong đạo Phật có câu: “Phật hóa hữu duyên nhân”, đức Phật giáo hóa người có duyên với Ngài mà thôi. Ai có duyên thì đến với Phật, chớ Phật không nói đạo Phật là đúng, đạo khác là sai. Theo đạo nào cũng tốt. Mình thích đạo Phật vì đạo Phật thích hợp với tâm tư nguyện vọng của mình nên mình theo, người khác không thích thì thôi. Chúng ta không nên nói theo đạo Phật chết được về Cực Lạc, còn theo đạo khác chết nhất định đọa địa ngục. Không nên như vậy.
Trong kinh Phật nhất là các bộ A Hàm, Phật thường nói: “Người tu theo đạo Phật làm lành, tu thập thiện được phước sanh cõi trời. Người không tu theo đạo Phật mà làm mười điều lành cũng được sanh cõi trời”. Không phải cõi trời chỉ dành cho người tu theo đạo Phật. Bởi vậy người không tu theo đạo Phật mà làm lành, làm tốt họ vẫn có phước. Mình tu theo đạo Phật mà mình làm xấu làm ác thì mình cũng bị tội như thường. Chúng ta mới thấy rằng chủ trương của đức Phật rất rõ ràng, rất thấu đáo. Phật không bắt ai phải theo mình dù biết rằng làm như vậy là tốt, là có lợi. Nếu người ta không thích thì thôi, không ép buộc.
Chúng ta học Phật phải tập tâm cởi mở, xả bỏ những cố chấp riêng tư, dù chấp tôn giáo mình cũng là bệnh nữa. Những gì chúng ta thấy đều do Phật dạy, mình biết mình tu. Ai thấy hợp thì tu theo, còn thấy không hợp thì thôi, ta chỉ cười chớ đừng giận. Đạo mình kính trọng mà nghe ai nói ngược lại, mình nổi sùng lên thì chưa gọi là hiểu đạo. Không cố chấp thì cuộc đời an vui, hạnh phúc, sống với mọi người rất hòa nhã.
Điều thứ tư là Phật dạy xả đừng chấp thân của mình nữa. Quý vị thấy dễ hay khó ? Xả mấy điểm kia thì còn khả dĩ, xả chấp thân mình thì hơi khó. Tôi hỏi quý vị trong tất cả cái sợ của mình hiện giờ, cái sợ nào là số một ? Sợ chết là số một. Tại sao mình sợ chết ? Vì cố giữ thân, cố chấp thân, nên nghe nói mất đi thì hoảng sợ. Do đó khi cái chết đến mình khổ vô cùng.
Chúng ta xét kỹ thân của mình, ai cũng muốn cho nó được tròn một trăm năm. Hồi xưa còn tham hơn nữa, hàng quần thần chúc vua chúa đến Vạn tuế, tức là muôn năm. Chúc muôn năm, mà có ông vua nào sống được muôn năm đâu. Mấy ông còn chết sớm hơn ai hết. Như vậy để thấy lòng tham sống của con người quá lớn. Bởi tham sống cho nên chết là cái khổ nhất.
Nếu người không tham sống thì chết có khổ không ? Đâu có khổ vì họ đâu có sợ. Nên quý vị cố chấp thân, muốn giữ cho nó lâu dài, mà lỡ nó bại hoại thì đau khổ vô cùng. Thân mình đâu có nguyên vẹn từ thỉ chí chung, mà nó đổi thay từng tháng, từng ngày. Như vậy muốn nó còn hoài, chẳng khác nào mình nắm một cục nước đá trong tay mà muốn nó đừng tan. Thân này cũng vậy, luôn biến chuyển từng phút giây. Đó là nói bình thường, còn nói theo khoa học là nó sinh diệt từng tế bào. Lúc nào, phút nào cũng sinh sinh diệt diệt, không dừng. Sinh diệt luôn luôn mà bảo nó còn hoài làm sao được. Chấp như vậy có phải là ảo tưởng không ? Ảo tưởng sai lầm mà chúng ta cứ chấp giữ, cho nên khổ vô cùng.
Vậy mà trăm người như một, ai cũng muốn giữ thân lâu dài. Nhiều khi bảy, tám mươi tuổi vẫn muốn sống hoài, không muốn chết. Muốn giữ hoài mà có giữ được đâu. Giữ không được thì khổ hay vui? Người lớn tuổi nào cũng thở dài than vắn, khổ quá ! Già yếu bệnh hoạn, khổ quá !
Thật ra già yếu, bệnh hoạn có khổ không ? Có gì đâu mà khổ, nó là như vậy. Hết thời ấu niên đến thời tráng niên, hết thời tráng niên đến thời trung niên, hết thời trung niên đến thời lão niên. Cứ thế mà đổi dời. Nên khi trẻ mình vui với tuổi trẻ, lúc già mình vui với tuổi già. Mai mốt chết thì cười với cái chết, sướng không ? Chứ ngồi đó mà than, ai cứu mình được. Không ai cứu được thì than hoài làm chi cho khổ vậy ? Cứ cười vui. Ờ ! Già tốt. Nếu đi hai chân không vững thì thêm chân thứ ba nữa. Cứ như vậy mà chống gậy, có gì đâu phải buồn. Xả được cố chấp thì vui, còn nếu giữ thì khổ. Lẽ thực là như vậy.
Con người sợ chết nhưng có giữ cho khỏi chết được không ? Nếu giữ được thì cũng nên sợ. Giữ không được thì cứ cười vui cho rồi. Quý vị nghĩ nếu lát nữa chết, chúng ta sẽ có cái gì vui ? Hiện tại mình biết hết các việc trên thế gian rồi, biết sự sống này rồi. Người ta nói đi du lịch vui chơi đó đây là tới những chỗ mình chưa biết, còn những chỗ nào biết rồi, đi chán lắm. Chúng ta đã ở trên thế gian mấy chục năm, chán quá rồi. Bây giờ đi tới chỗ khác chơi cho vui thì sợ gì. Khi sắp chết, mình tự nghĩ ta sẽ biết thêm một chỗ mới nữa. Vậy là vui chớ không sợ. Chúng ta sống vui với cái sống, chết cũng vui với cái chết, như vậy là an vui, tự tại.
Người không sợ chết thì chết không phải là khổ. Sở dĩ khổ là vì người ta chấp chặt phải sống, sống chừng nào cũng được, sống hoài. Chấp chặt vậy cho nên lỡ ai coi tuổi hoặc bắt mạch nói bệnh sắp chết liền quên ăn, quên ngủ. Nếu hiểu được lẽ thật thì chết là vui thôi. Ờ, tôi ở đây mấy chục năm chán rồi, đi chỗ khác chơi cho vui. Đó, nghĩ vậy thì cứ cười mà đi, có tự tại không ? Rõ ràng nếu buông xả cố chấp thì chúng ta an vui. Còn bám chặt giữ mãi thì chúng ta đau khổ.
Cuộc đời là một dòng biến chuyển từ ngoại vật cho tới con người. Nó biến chuyển mà chúng ta cố giữ thì có phải là si mê không ? Cho nên Phật nói người trí biết được vô thường biến chuyển nên không khổ. Còn người ngu, đối với vô thường biến chuyển mà muốn còn nguyên vẹn nên khổ. Bản thân mình nó phải biến hoại, phải mất; chúng ta biết rõ rồi cười với nó, không sợ, là chúng ta khéo tu.
Tu là như vậy, chớ không phải vừa mới bệnh liền chạy tới cầu Phật cho con sống được năm năm, mười năm. Phật tử bệnh tới chùa nhờ quý thầy cầu an. Quý thầy cầu cho Phật tử an, còn quý thầy không an thì cầu ai ? Nếu tất cả người bệnh cầu đều được an thì không ai chết hết. Nhưng thật ra đâu có chuyện đó. Kỳ này cầu an là tại họ chưa chết, kỳ sau tới lúc chết thì cầu gì cũng chết thôi, cầu an cũng không khỏi.
Như vậy để thấy chúng ta tu là phải nhận ra lẽ thật của cuộc đời, thấy rõ được lẽ thật của bản thân mình. Đừng lầm lẫn mới an vui, khỏi phải nhờ ai cầu gì hết, cũng khỏi cần coi tướng coi số làm chi. Cuộc đời là như vậy, không có gì phải lo. Năm mươi tuổi chết cũng tốt, bảy mươi tuổi chết cũng tốt, tám mươi tuổi chết cũng tốt, không sao hết. Tôi thường hay nói ai rồi cũng chết một lần, chớ có ai chết hoài đâu phải không ? Thì thôi lúc nào tới thì đi một lần, chớ đâu có đi hoài mà sợ.
Phật dạy khi bỏ thân này, muốn có thân khác đẹp hơn thì phải tạo duyên tốt. Như giữ được năm giới trọn vẹn thì đời sau trở lại làm người đủ năm điều kiện tốt: Không sát sanh thì tuổi thọ dài. Không trộm cướp thì có nhiều của. Không tà dâm thì đẹp đẽ trang nghiêm. Không nói dối thì ngôn ngữ được lưu loát. Không uống rượu, xì ke ma túy thì trí tuệ thông minh. Nếu thiếu một trong năm giới thì đời sau bất hạnh một phần. Ai muốn đời sau được thân tốt đẹp hơn thân người thì tu Thập thiện.
Như vậy chết không đáng sợ mà chỉ sợ mình không chuẩn bị được khi mất thân này. Đến lúc ngã ra chết không làm điều lành, không tạo phước đức thì chừng đó khổ hơn nữa. Cho nên biết tu thì trong cuộc sống hiện tại chúng ta được an vui tự tại, khi nhắm mắt chúng ta đã chuẩn bị cho đời sau được tốt đẹp hơn nên chúng ta càng vui, không có gì phải buồn sợ.
Cũng như mình đi chiếc xe cũ, lâu quá nó hư mòn, cứ đẩy hoài rất chán. Bây giờ mình dành dụm tiền, bỏ xe cũ mua xe mới đẹp hơn. Như vậy buồn hay vui ? Nhưng muốn mua xe khác đẹp hơn thì phải chuẩn bị tiền. Chuẩn bị trước rồi mới bỏ xe cũ mua xe mới được. Chứ không chuẩn bị thì xe cũ bỏ rồi, không biết làm sao mua xe mới. Cho nên người biết tu là người biết lo xa, biết chuẩn bị sẵn; bỏ thân này qua thân khác khỏe hơn. Đó là bước tiến của người tu.
Như vậy chỉ một chữ xả mà chúng ta được an ổn vui tươi. Cần gì phải nhiều. Một chữ mà biết tu là cả cuộc đời sống thoải mái, an vui. Ngược lại quý vị sẽ thấy mặt mày nhăn nhó hoài, bất mãn cái này, bất mãn cái nọ, bất mãn con cái, bất mãn vợ chồng, bất mãn xã hội… Mấy chục năm cứ nhăn nhó hoài, uổng một cuộc đời. Cho nên mình phải vui tươi xả bỏ, có mấy mươi năm ngắn ngủi, sống làm sao cho thảnh thơi, tạo phước lành để khi nhắm mắt được đến cõi lành, ở đó mà buồn giận làm chi cho khổ.
Vậy mong quý Phật tử nghe hiểu, ứng dụng tu để tất cả chúng ta sống trên thế gian này lúc nào cũng tươi cười, không còn buồn bực. Đến lúc nhắm mắt ra đi chúng ta cũng vui luôn. Đó là kết quả tốt đẹp của người Phật tử khéo tu.
]

[mục lục][lời đầu sách]
[p1][p2][p3][p4][p5][p6][p7][p8][p9][p10]
[Trang chu] [Kinh sach]

Saturday, August 8, 2009

Già bệnh vẫn vui-1 MP3(Thầy Thông Phổ)



Các bạn vào link này để nghe ,nhớ bấm vào hình play nhỏ dưới tựa mới nghe dạng MP3 được :


http://blip.tv/file/2450819

Già bệnh vẫn vui-2 MP3(Thầy Thông Phổ)

Thursday, August 6, 2009

Ăn chay an mặn(2-2)

Wednesday, August 5, 2009

Ăn chay an mặn(1-2)