Saturday, May 30, 2009

BA ĐIỀU CĂN BẢN CỦA NGƯỜI TU PHẬT

Hôm nay chúng tôi xin nói đề tài Ba điều căn bản của người tu Phật. Vì chúng ta tu Phật phải biết thế nào là cội gốc, thế nào là ngọn ngành. Ba điều này tôi căn cứ theo kinh Pháp Hoa, nhắc lại cho quý vị nhớ và thực hành.

Trong kinh Pháp Hoa Phật dạy: "Người tu Phật phải vào nhà Như Lai, mặc áo Như Lai, ngồi tòa Như Lai". Chúng ta tu theo Phật thì phải vào nhà Phật, mặc y Phật và ngồi tòa của Phật. Như vậy mới trung thành với đức Phật, mới có thể thành công được sở nguyện tu hành của mình.

Vào nhà Như Lai là gì? Đức Phật dạy vào nhà Như Lai là thực hành lòng từ bi. Chúng ta muốn vào nhà Phật phải mở rộng lòng thương đối với tất cả mọi người. Nếu người tu hành mà không có tâm từ bi thì không phải là đệ tử của Phật. Cho nên tâm từ bi là bước đầu để đem lợi ích cho chúng sanh. Đó là tâm nguyện của người Phật tử tu theo Phật. Thế thì thương chúng sanh bằng cách nào và thương những ai? Tôi sẽ lần lượt dẫn cho quý vị thấy.

Thứ nhất, chúng ta thương mến những người thân cùng sống chung quanh với mình. Giới xuất gia thì những người cùng tu trong một viện, một chùa, huynh đệ phải thương nhau, bảo bọc nhau. Vì sao? Vì tất cả chúng ta cùng một lý tưởng tu hành cầu giải thoát, cầu giác ngộ. Đã đồng một lý tưởng, vô lý chúng ta lại không thương nhau? Thương nhau để mà đùm bọc, thương nhau để mà tha thứ cho nhau, đừng làm phiền lụy, đừng làm khổ đau cho những người chung sống với mình.

Giới cư sĩ tại gia, quý Phật tử phải thương những người trong gia đình, những người thân tộc của mình, những ai chung quanh có công, có nghĩa với mình, chúng ta đều thương, đều mến, đừng bỏ sót người nào, xử sự với tất cả trong tình thương yêu kính trọng.

Thứ hai, nếu là giới xuất gia, các vị phải thương mến các vị thí chủ đã bỏ công, bỏ của giúp đỡ chúng ta có phương tiện tu hành. Chúng ta phải nỗ lực tu sao cho đủ phước, đủ đức để độ những vị đó, không thể thọ nhận của thí chủ rồi ăn chơi vui vẻ qua ngày. Như thế là phụ ân của đàn na thí chủ.

Trong kinh Phật thường dạy: Phật tử cúng dường Tam Bảo giống như người nông phu làm ruộng vậy.

Trước hết chúng ta phải lựa những thửa ruộng phì nhiêu đất tốt để gieo giống. Cũng vậy, Phật tử cúng dường Tăng Ni cũng phải nghĩ chỗ nào tu hành chân chánh, những vị tiến lên theo con đường Phật chỉ dạy… đó là những vị gánh vác Phật sự đáng quý, đáng kính. Gieo giống những thửa ruộng tốt hết rồi mới tiếp theo những thửa ruộng vừa phải, không tốt lắm và cuối cùng là những thửa ruộng khô cằn.

Như vậy người tu là người tạo phước đức cho chúng sanh, nhận của đàn na thí chủ có nghĩa là chúng ta nhận phần giúp đỡ bằøng vật chất để rồi chúng ta tu, chúng ta sẽ giúp đỡ lại, cứu độ lại phần tinh thần cho Phật tử. Nên chúng ta thương những vị thí chủ. Nếu là Phật tử tại gia thì phải thương mến những người có công giúp đỡ cho mình sống, có công đem lại sự tốt đẹp, an lành cho mình. Luôn nhớ ơn và đền ơn cho xứng đáng.

Thứ ba, thương tất cả những người còn mê lầm. Chúng ta được phúc duyên lớn nên mới xuất gia, bởi vì xuất gia là đã thức tỉnh, nếu không tỉnh thì mình cứ đi trên đường đời chớ không trở gót vào chùa đi trên đường giải thoát. Còn người đời vì bận bịu thế gian, chuyện gia đình thân quyến nên cứ say mê làm ăn cho có tiền của, không nghĩ tới đạo lý thức tỉnh, nên chúng ta thương xót những người si mê ấy, làm sao đánh thức để họ tỉnh, như vậy mới tròn bổn phận một người tu. Đức Phật thường dạy người tu phải có đủ tự giác và giác tha. Nếu chỉ tự giác đó là xong phần mình nhưng còn phải giác tha nữa, làm sao cho những người chung quanh mình cùng giác ngộ. Như thế mới tròn bổn phận của một tu sĩ tu Phật.

Với người cư sĩ, quý Phật tử cũng phải có trách nhiệm vì mình đã biết đạo, đã nếm được mùi vị thâm trầm của Phật pháp, chúng ta cũng phải đem chia xẻ cho huynh đệ mình cùng hưởng, cùng nếm. Đó là tinh thần tự giác, giác tha. Tinh thần thương yêu này không riêng gì người xuất gia mà kể cả người tại gia cũng mở lòng từ bi thương những người mê lầm hơn chúng ta và cố gắng đánh thức họ cùng tỉnh, cùng tiến tu, cùng hết khổ như mình.

Thứ tư, từ bi là thương tất cả chúng sanh từ loài người cho đến loài vật. Vì vậy mùa Vu Lan Phật tử thường mua chim thả để thể hiện lòng từ bi của mình, nhưng việc làm này nếu không khéo sẽ trở thành ích kỷ. Vì quý vị nhốt chim trong lồng chờ quý thầy tụng kinh cầu nguyện cho mình được an vui hạnh phúc rồi mới thả, trong khi mấy chú chim muốn chết ngộp hết cả. Đó là trái với lòng từ bi, vô tình chúng ta trở thành ích kỷ là vậy.

Khi đã tu hoặc xuất gia, hoặc tại gia chúng ta đều mở lòng thương vì người, vì chúng sanh. Đó mới thật là lòng từ bi. Còn tình thương ích kỷ gọi là lòng thương vị ngã.

Đến phần mặc áo Như Lai. Áo Như Lai là gì? Phật dạy áo Như Lai là lòng nhu hòa nhẫn nhục. Chữ nhẫn nhục này có nhiều người hiểu theo nghĩa tiêu cực, cho rằng nhẫn là nhục. Vì nhẫn nên chịu thua, vì thua nên nhục. Nghĩ như vậy là sai lầm.

Chữ nhẫn trong đạo Phật nghĩa là có sức chịu đựng, có sức an nhẫn. An nhẫn những điều trái tai, gai mắt, chúng ta không tức giận, không bực bội. An nhẫn được những sự đòi hỏi, những nhu cầu thèm khát của thân, chúng ta đều an nhẫn được. An nhẫn được hoàn cảnh khó khăn, thời tiết nóng lạnh bất thường. Nên chữ nhẫn nhục trong nhà Phật nói lên một sức chịu đựng mạnh mẽ phi thường. Như có người chọc giận mình, làm trái ý mình thì chúng ta mạnh mẽ làm chủ, đừng để cơn sân dấy lên, hiện ra ở miệng, ở tay. Do đó phải có sức chịu đựng cứng cỏi, gan dạ, không thể yếu đuối được.

Kinh Pháp Cú có câu: "Thắng một vạn quân không bằng thắng mình. Thắng mình mới là chiến công oanh liệt". Cơn tức giận dấy lên mà chúng ta thắng được tức là công phu tu hành mạnh mẽ, sức chịu đựng cứng cỏi chớ không phải tầm thường. Như vậy sao gọi là nhục nhã được! Thắng được mình còn hơn một ông tướng thắng cả một vạn quân. Người nhẫn nhục thắng được mình thì đâu phải yếu đuối.

Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta gặp rất nhiều điều bất như ý. Nếu chúng ta không có sức chịu đựng, không có sức kham nhẫn thì chúng ta sẽ đau khổ liên miên. Ngược lại chúng ta đủ sức kham nhẫn chịu đựng thì chúng ta sẽ được an vui tự tại. Vì vậy Phật dạy người tu phải tập đức nhẫn nhục. Đức nhẫn nhục đã được đầy đủ gọi là mặc áo Như Lai.

ĩ Cho nên người tu không nên có thái độ nóng giận, lúc nào cũng e dè sợ sệt một cơn giận nổi lên. Nó là cái họa lớn, thiêu đốt công đức bao nhiêu năm tu hành khổ cực của mình. Đức Phật dạy "chỉ một đốm lửa sân làm cháy cả rừng công đức". Nếu chúng ta luôn nghĩ tới đạo đức, nghĩ tới công phu của mình thì phải khéo dè dặt, đừng cho những cơn nóng giận khởi lên.

Nhẫn nhục có chia làm ba.

Một là nhẫn với người. Đối với lời nói trái tai, hành động gai mắt hoặc người mắng chưởi đánh đập mà chúng ta nhẫn được, bỏ qua hết, không buồn giận. Đó là chúng ta nhẫn nhục với người khác. Trong kinh A-hàm có câu chuyện ngài Phú Lâu Na. Khi Ngài xin đức Phật về phương Bắc giáo hóa.

Đức Phật liền hỏi: Này Phú Lâu Na, người phương Bắc hung hăng lắm, nếu ông về đó giáo hóa họ sẽ chưởi mắng ông, ông nghĩ thế nào?

Ngài trả lời: Bạch Thế Tôn, nếu họ chưởi mắng con, con nghĩ họ cũng còn lương thiện vì chưa đánh đập con.

Phật nói: Giả dụ họ đánh đập ông thì ông nghĩ thế nào?

Ngài thưa: Bạch Thế Tôn, nếu họ đánh đập con, con nghĩ họ cũng còn lương thiện vì chưa giết con chết.

Phật bảo: Nếu họ giết ông chết thì ông nghĩ thế nào?

Ngài trả lời: Bạch Thế Tôn, nếu họ giết con chết thì họ là người ơn của con vì nhờ họ mà con bỏ được cái thân tứ đại hôi thối này.

Phật nói: Được. Như vậy thì ông nên đến đó giáo hóa.

Quý vị thấy đức nhẫn nhục của Ngài cỡ nào? Trong đại chúng, chúng ta chỉ nhẫn nhục các việc nói nặng, nói nhẹ vớùi nhau thôi, vậy mà có khi chịu không nổi. Còn Ngài bị chưởi bới, đánh đập cũng nhẫn được cho đến giết chết cũng nhẫn luôn, không thù hằn mà còn mang ơn nữa.

Đây là tấm gương cho chúng ta học. Tu là phải như vậy. Đừng nghĩ mình cãi giỏi, nói hay là tốt. Càng cãi giỏi nói hay, lấn lướt người thì tội lỗi càng tăng chớ không phải giảm. Đó là phần thứ nhất, nhẫn với người.

Hai là nhẫn với mình. Mình có gì đâu mà nhẫn. Thật ra là nhẫn với mình rất khó. Nhẫn với mình là nhẫn sự đau đớn, bệnh hoạn. Có người nào đau bệnh mà không rên không? Đó là cái bệnh. Nên chúng ta tu phải ẩn nhẫn khi cơ thể bệnh hoạn, đau yếu, phải bình tĩnh cố gắng hạn chế, đau trăm phần chúng ta chỉ nói đau hai mươi phần thôi. Chớ mỗi lần đau khóc lên, khóc xuống rên rĩ om sòm cho mọi người chú ý đến mình. Trong đạo như vậy là kẻ yếu đuối chớ không phải hay.

Kế là nhẫn với sự đòi hỏi của thân, thèm cái này, muốn cái nọ… những sự thụ hưởng. Như người mới tu chừng một hai năm, đi ngang qua chỗ nướng thịt cá thì phát thèm. Đó là nhẫn không được nên khởi niệm bậy. Ẩn nhẫn những thứ thèm muốn, những đòi hỏi của mình gọi đó là nhẫn với mình.

Như vậy nhẫn nhục là có sức chịu đựng rất mạnh mẽ cứng cỏi chớ không phải chuyện thường. Đối với những gì mình ưa thích cũng phải bỏ. Như người xuất gia xem thân này là đãy da hôi thối, vậy mà lâu lâu cũng có người nhìn mình xem đẹp hay không? Rồi sửa sang chút chút cho dễ coi. Thậm chí ngày nay tôi nghe nói cũng có kẻ thoa kem cho da mịn. Việc đó có trái với đạo lý không?

Người tu khi xuất gia, cạo tóc đã tự nguyện hủy hình thủ khí tiết. Hủy hình là làm cho thân xấu đi. Phụ nữ ngoài đời, người ta sửa sang mái tóc cho đẹp, cho duyên dáng. Còn người tu đã cạo bỏ phức rồi, bây giờ còn muốn thoa môi son hay đánh kem thì coi hết được! Đó là trái với lẽ thật của mình. Những gì mình ưa thích trái với tư cách của người tu, trái với bản nguyện của người xuất gia thì chúng ta phải ẩn nhẫn, dẹp nó qua một bên, đừng để nó lôi kéo mình. Được như vậy mới là người khéo tu. Nếu không chúng ta sẽ quên đi bản nguyện xuất gia cầu giải thoát ban đầu.

Chẳng những người xuất gia mà hàng cư sĩ tại gia cũng vậy, thấy điều gì mình thích mà trái với đạo lý thì phải giảm, phải hạn chế chớ đừng theo nó. Như vậy là biết nhẫn với mình.

Ba là nhẫn với hoàn cảnh, thời tiết. Sống trong đạo cũng có khi gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn. Trong kinh Phật dạy nơi nào có Phật pháp, dù cho đói rét cũng phải theo thầy tu học. Còn nơi có gạo dư thừa mà thiếu đạo đức, cũng nên bỏ mà đi. Như vậy những nơi nào có Phật pháp chúng ta ở đó gặp hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, nhiều phiền hà, bực bội cũng phải ráng ẩn nhẫn, vì Phật pháp, vì sự tu chớ không vì sự ăn uống. Người được như vậy là người chiến thắng bản thân mình, chiến thắng được hoàn cảnh. Rồi còn phải nhẫn với thời tiết bức bách, chúng ta chịu đựng không than van, vẫn thản nhiên tự tại. Đó là chúng ta biết nhẫn.

Như vậy người tu muốn mặc áo Như Lai phải nhẫn nhục, tức là nhẫn người, nhẫn mình, nhẫn hoàn cảnh thời tiết v. v… Lúc nào cũng chấp nhận khó khăn, không bao giờ chán nản. Người mạnh như thế mới sống đúng với câu Phật dạy: "Thắng một vạn quân không bằng tự thắng mình". Đó gọi là mặc áo Như Lai.

Đến phần ngồi tòa Như Lai là quán tất cả pháp Không. Chúng ta dùng trí tuệ quán chiếu tất cả các pháp trên thế gian này do nhân duyên hợp thành, không có chủ tể cố định. Luôn dùng trí tuệ quán sát thấu triệt như vậy.

Ví như nhìn một ngôi chùa, chúng ta quán xét xem cái gì là chủ ngôi chùa. Trong đó nào là xi măng, cát, đá, ngói, gạch v. v… tụ hội lại. Chúng ta hiện thấy ngôi chùa như vậy nhưng thật ra đó là một hợp thể do nhiều thứ hợp lại, thì cái gì là chủ? Không có chủ, cũng không cố định. Hiểu như vậy thì từ cái nhà, cái bàn cho tới con người của mình cũng thế, do tứ đại hợp thành nên thân này không thật, cũng không có chủ. Hiểu như vậy là hiểu được lý Không.

Chúng ta quán sát bằng trí tuệ, thấu suốt được sự vật bên ngoài đều do nhân duyên hội hợp, không có thực thể cố định. Do không có thực thể, không cố định nên nói nó không thật. Thấy như vậy là quán pháp Không. Nói quán pháp Không là nói lý nhân duyên. Nhà Phật nói tất cả pháp đều từ nhân duyên sanh, nên trong kinh A-hàm có đoạn đức Phật dạy: "Thấy được lý nhân duyên, tức là thấy được pháp, thấy được pháp tức là thấy được chân lý".

Vì trên thế gian này không có vật gì tự nó thành mà phải do nhiều thứ hợp lại. Tôi thường thí dụ, bàn tay của tôi, nếu co năm ngón lại thì gọi là nắm tay. Nắm tay này thấy dường như có thật mà không phải thật. Vì năm ngón co lại, nếu năm ngón buông ra thì còn gì là nắm tay? Do duyên hợp tạm có, duyên tan trở về không.

Tất cả pháp trên thế gian đều do nhân duyên sanh, không có chủ thể nên không thật, không cố định. Vì vậy nói là hư ảo. Trong Trung Quán Luận ngài Long Thọ nói về lý nhân duyên như sau:

Nhân duyên sở sanh pháp

Ngã thuyết tức thị không

Diệc danh vi giả danh

Diệc danh trung đạo nghĩa.

Nghĩa là các pháp do nhân duyên sanh nên Phật nói tức là không. Tại sao? Vì nó không có chủ thể, đâu có gì là cố định, duyên hợp thì có, duyên tan thì mất, không thật, nên nói là không. Không đây là không có chủ thể, không cố định chớ không phải không ngơ, không có gì hết cả.

Khi duyên hợp thì tạm có giả tướng, nên nói "Diệc danh vi giả danh". Như nắm tay chưa có bao giờ, chỉ khi co năm ngón lại mới có nắm tay, như vậy nắm tay là cái giả danh thôi. Nắm tay giả danh thì bàn tay có giả danh không? Nắm tay chúng ta dễ thấy còn bàn tay hơi khó thấy hơn. Vậy chúng ta hãy phân tích xem, bên ngoài bàn tay thì có da, trong năm đốt xương ngón tay có thịt, gân, máu. Phân ra từng món có còn bàn tay không, có còn từng ngón tay nữa không? Như vậy nắm tay không thật, bàn tay hay ngón tay cũng không thật, chỉ là giả danh thôi. Nếu chúng ta chấp giả là thật thì đó là si mê.

Người tu không cho phép mình si mê mà phải luôn luôn có trí tuệ. Vậy mà lâu lâu, quý cô muốn đeo cái gì đó trên tay cho đẹp, thì sao? Hiện tướng gì? Phật tử ngoài thế gian si mê đã đành đi, còn người tu mà si mê như vậy thì không tha thứ được rồi. Đã biết nó không thật, là giả danh thì còn gì phải trang sức cho đẹp. Thấy được tướng bên ngoài là giả danh, không phải thật, nên nói " Diệc danh trung đạo nghĩa". Ai thấy được như vậy, biết được như vậy là hiểu nghĩa trung đạo. Nên chữ Không trong nhà Phật không phải không ngơ mà đó là không có thực thể, chỉ là giả danh. Biết rõ như vậy chúng ta không chấp thật không, cũng không chấp thật có. Đó là thấy được lý trung đạo. Lý trung đạo là lý thật.

Qua bài kệ này quý vị thấy rõ, chúng ta tu phải có trí tuệ, phải thấy rõ tất cả các pháp do nhân duyên sanh. Hiểu như vậy thì hết chấp, mà hết chấp là sáng suốt. Vì vậy người tu Phật phải có trí tuệ. Nhờ trí tuệ nên thấy đúng như thật, không còn mê, không còn lầm lẫn say mê vật chất thế gian, không chạy theo những ảo tưởng giả dối, có thế mới thật là người học đạo.

Vì người học đạo là người đi tìm chân lý, tìm lẽ thật. Nếu hiểu sâu xa cùng tột đạo lý của Phật thì đối với thân này được cũng không mừng, mất cũng không buồn, vì nó tạm bợ giả dối do duyên hợp. Kinh Bát Nhã, Phật dạy: "Chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách". Nghĩa là thấy năm uẩn không thật, duyên hợp hư ảo liền qua hết khổ nạn. Đó là trí tuệ.

Quý vị xét chỉ cần ba điều Phật dạy trong kinh Pháp Hoa, nếu chúng ta biết ứng dụng tu hành thì đã giải thoát sanh tử chưa? Cho nên chúng ta khéo ứng dụng theo lời Phật dạy thì chúng ta sớm được an lành, sớm được giải thoát.

Hiện nay Phật tử chúng ta thích tụng kinh Pháp Hoa lắm, nhưng tụng để hiểu như tôi nói hay tụng để tính quyển? Nếu tụng để tính quyển chớ không ứng dụng theo lời Phật dạy thì đúng là tu Pháp Hoa chưa? Lời Phật dạy như vàng ngọc, nếu chúng ta biết ứng dụng tu hành, ứng dụng vào cuộc đời thì quý vô kể.

Nhưng đáng tiếc Phật tử không biết đúng, chỉ nghĩ tụïng kinh cho có phước. Nên lúc nào làm ăn sơ thất liền phát nguyện đi chùa tụng kinh Pháp Hoa để cầu phát tài. Như vậy tụng Pháp Hoa để tìm chân lý hay vì lợi dưỡng. Quý Phật tử tự kiểm lại xem mình ở dạng nào? Thế nên Tăng Ni cũng như tất cả Phật tử chỉ cần chân thành ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống hằng ngày của mình thì chắc chắn sớm được hết khổ đau trong đời này và giải thoát sanh tử ở những đời sau.

Tóm lại tất cả người tu chúng ta dù xuất gia hay cư sĩ đều phải đủ ba đức tính này, mới gọi là người chân chánh tu Phật. Đó là vào nhà Như Lai, mặc áo Như Lai, ngồi tòa Như Lai. Phật tử là con cháu của Phật nên mới dám vào nhà Phật, dám mặc áo Phật, dám ngồi tòa Phật. Nếu không dám vào nhà Phật, mặc áo Phật, ngồi tòa Phật thì chừng nào thành Phật tử. Con Phật mà không dám vào nhà Phật thì còn gọi là con Phật không? Vì vậy ai là con Phật, ai là người đệ tử trung thành của Phật phải đủ ba điều kiện trên. Được vậy chúng ta mới kế thừa địa vị của Như Lai, không nghi ngờ.

Đó là điều tôi nhắc nhở tất cả Ni chúng cũng như tất cả Phật tử hôm nay ráng học, ráng tu, làm sao chúng ta tu học đúng với ý nghĩa là người con chân chánh của Phật, người xuất gia chân chánh, đừng để lệch lạc sai lầm uổng một đời, sau này hối hận không kịp.

]


[mucluc][loidausach][p1][p2][p3][p4][p5][p6][p7][p8]

[Trang chu] [Kinh sach]

Tu Là Bỏ Cái Giả - Nhận Ra Cái Thật

HT Thích Thanh Từ

Nguồn: Báo Giác Ngộ 483

Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo dưới cội bồ đề, thời gian đầu Ngài chần chờ không muốn truyền bá giáo pháp. Đến khi chư Thiên xuống đảnh lễ, cầu xin Ngài nên vì chúng sanh mà lập bày phương tiện giáo hóa. Lúc trước đọc sử tới đoạn này tôi hơi ngạc nhiên. Vì Đức Phật phát thệ nguyện lớn, thị hiện nơi đời để độ chúng sanh, sao bây giờ thành Phật rồi, Ngài không chịu đi truyền bá Chánh pháp, đợi năn nỉ mới chịu thuyết pháp.

Về sau nghiên cứu kỹ tôi mới thấy rõ, quả là chỗ Đức Phật thấy, Đức Phật không thể nói cho người thế gian hiểu. Tại sao? Bởi vì chỗ đó ngược hẳn với cái thấy của người phàm tục, nên làm sao giảng cho họ hiểu được. Vì vậy Phật không muốn nói. Khi chư Thiên nài nỉ Phật dùng phương tiện giáo hóa chúng sanh, từ từ sẽ có người hiểu; Phật xét thấy điều này hợp lý nên kể từ đó mới chuyển bánh xe Đại pháp.

Bài pháp đầu tiên ở vườn Lộc Uyển là bài Tứ đế, nói đủ là Tứ diệu đế. Lâu nay người học Phật xem đây là chân lý đầu tiên, Đức Phật trình bày rất đúng, rất thật. Nhưng đó là phương tiện, chớ không phải chỗ cứu kính chân thật. Nếu quý vị có đọc kinh Kim Cang, kinh Viên Giác sẽ thấy Phật dạy rằng: Pháp của Phật như con thuyền hay chiếc bè đưa người qua sông. Khi lên bờ rồi phải bỏ chiếc bè. Kinh Viên Giác nói, ví như người muốn thấy mặt trăng ở đâu? Người bạn thấy được liền lấy tay chỉ bảo “mặt trăng ở đó”. Nương theo ngón tay người kia nhìn thấy mặt trăng. Khi thấy mặt trăng rồi ngón tay là vô nghĩa. Cũng thế, pháp của Phật dạy là phương tiện, giống như ngón tay để chỉ cho chúng ta đi tới chỗ chân thật. Chỗ chân thật ví như mặt trăng, đạt được chỗ chân thật rồi thì phương tiện phải bỏ.

Chúng ta nên biết pháp Phật là phương thuốc trị lành tâm bệnh cho chúng sanh. Bệnh lành thì thuốc phải bỏ. Giả sử bây giờ chúng ta bị sốt rét phải uống thuốc sốt rét. Khi bệnh đã lành hoàn toàn, nếu thấy thuốc hay quá tiếp tục uống nữa thì sao? Bệnh trở lại. Cho nên bệnh lành rồi phải bỏ thuốc.

Pháp của Phật dạy là tùy bệnh cho thuốc. Chúng sanh có bệnh nào Phật cho thứ thuốc ấy. Ví dụ người tham ái nhiều, Phật dạy phương thuốc quán bất tịnh. Thấy thân nhơ nhớp quá sanh gớm nên hết tham ái. Người hiếu danh nhiều Phật dạy quán vô thương, danh vọng được rồi sẽ mất, chớ không bền, nhờ quán như thế nên bớt hiếu danh. Từng phương thuốc trị từng bệnh cho chúng sanh. Nhưng tất cả đều là phương tiện chớ không phải cứu kính. Ban đầu Phật dùng phương tiện dẫn dắt chúng ta từ từ đi tới kết quả là cứu kính. Thế nên muốn đến chỗ cứu kính, trước phải qua phương tiện, nhưng đạt được cứu kính rồi thì phải bỏ phương tiện.

Chúng ta ngày nay cứ đem kinh đọc cho Phật nghe hoài, cho đó là tu kỹ. Ngày nào cũng đem kinh ra đọc mà không hiểu được ý Phật dạy. Học kinh để hiểu, hiểu để tu chớ không phải đem đọc cho Phật nghe. Phật tử chẳng những đọc cho Phật nghe, mà còn tính bộ với Ngài nữa. Quả thật là một sai lầm đáng thương!

Ngài Huệ Khả trước tên Thần Quang, tu thiền cũng lâu. Khi nghe Tổ Đạt Ma sang Trung Hoa, ở chùa Thiếu Lâm ngồi xây mặt vào vách núi, mấy năm không nói chuyện với ai. Ngài tìm tới không biết làm sao thưa. Lúc ấy nhằm mùa đông tuyết xuống tới đầu gối, Ngài vẫn đứng thản nhiên từ đầu hôm đến sáng để cầu đạo. Biết được, Tổ xoay lại hỏi:

- Ông cầu cái gì mà chịu khổ hạnh vậy?

Ngài thưa:

- Cúi mong Hòa thượng từ bi mở cửa cam lồ, rộng độ chúng con.

Tổ bảo:

- Diệu đạo vô thượng của chư Phật, dù nhiều kiếp tinh tấn, hay làm được việc khó làm, hay nhẫn được việc khó nhẫn, còn không thể đến thay! Huống là dùng chút công lao nhỏ này mà cầu được pháp chân thừa ư?

Nghe thế, Ngài liền đi ra phía sau, mượn cây dao chặt một cánh tay dâng lên Tổ để tỏ lòng thiết tha cầu đạo. Tổ Đạt Ma đồng ý và nhận làm đệ tử, đặt tên là Huệ Khả. Huệ là trí tuệ, Khả là khá. Ý Tổ khen ngài Thần Quang có trí tuệ khá lắm nên mới dám hy sinh như vậy.

Khi được nhận làm đệ tử rồi, một hôm Huệ Khả thưa với Tổ Đạt Ma: “Bạch Hòa thượng, tâm con không an, xin Hòa thượng dạy con pháp an tâm”. Tổ Đạt Ma không trả lời thẳng, mà bảo: “Đem tâm ra ta an cho”. Ngài Huệ Khả xoay lại tìm một hồi, tâm bất an mất tiêu, không thấy nở đâu. Ngài liền thưa: “Bạch Hòa thượng, con tìm tâm không được”. Tổ bảo: “Ta đã an tâm cho ngươi rồi”. Ngay đó ngài Huệ Khả liền biết đường vào.

Phật tử có ai tập ngồi thiền rồi , mới thấy tâm mình lăng xăng lộn xộn thế nào. Cho nên ngài Huệ Khả xin pháp an tâm là điều hợp lý vô cùng. Chúng ta cũng giống hệt vậy thôi. Nhưng câu trả lời của Tổ dường như hơi ngược ngạo, dạy pháp an tâm mà lại bảo “đem tâm ra ta an cho”. Chính chỗ này ngày xưa tôi cứ ngỡ dường như Tổ đùa chơi vậy. Người ta tha thiết học hỏi, mà Tổ lại như đùa, không ngờ ngài Huệ Khả lãnh hội được. Đó là điều chúng ta thấy khó hiểu. Sau này khi nhập thất tu, đọc lại sử, tôi mới giật mình thấy cái ngu trước. Bởi vì chúng ta bị si mê nên mãi chìm trong sanh tử. Si mê cái gì? Si mê chấp thân này là tâm mình thật. Hai cái si mê này khiến chúng ta cứ tạo nghiệp, đi mãi trong sanh tử.

Hiện giờ quý vị đều thầm đồng ý thân này thật nên mới quý, mới lo đủ thứ cho nó. Ví dụ có hai người đối trước món đồ giả, một người nói thật, một người nói giả. Vậy trong hai người đó, ai ngu ai trí? Giả mà tưởng thật là ngu, còn giả biết giả là trí. Vậy tôi đặt câu hỏi lại, thân này là thật hay giả? Giả. Nếu quý vị chỉ thấy cái giả theo câu hỏi của tôi, thì khi ra khỏi giảng đường này sẽ thấy nó thật hết. Đó là chỗ mê lầm của chúng ta.

Như quý vị đang ngồi nói chuyện chơi với người thân, bất thần người ấy đứt gân máu ngã xuống tắt thờ. Khi còn nói chuyện ta gọi đó là thật, đến lúc tắt thờ mới biết nó giả. Nếu thật thì lúc nào cũng thật, trước sau cũng thật. Mọi người khi còn đi đứng, nói năng đều cho là thật, đến chừng ngã ra chết ai cũng bảo giả hết. Như vậy là sao? Chẳng lẽ nửa thật nửa giả. Thật ra trong giả có thật mà chúng ta không biết, nên lầm cho nó hoặc toàn giả hoặc toàn thật.

Chúng ta thử xét lại xem, hiện giờ mình sống đây, lỗ mũi đang thở. Hít vô là mượn không khí bên ngoài vào. Thở ra là trả không khí ra ngoài. Hít vô thả ra đều đều thì sống. Hít vô mà không trả ra được, trả ra mà không hít vô thì chết. Như vậy thật ở chỗ nào? Nếu thật thì khỏi mượn, đã mượn thì không thật. Một lát mượn tách nước, chút xíu lại trả ra. Đem vô trả ra. Đem vô được mà trả ra không được thì đi cấp cứu. Mượn trả đều đặn thì yên, không đều đặn không yên. Lâu hơn nữa thì mượn chén cơm. Mượn rồi cũng phải trả. Rõ ràng thân này sống bằng sự vay mượn liên tục. Đã vay mượn mà nói thật thì biết trí tuệ chúng ta tới cỡ nào? Chẳng lẽ mình ngu hết sao! Thế mà ra đường ai nói ngu đâu có chịu, trong khi thực sự mình ngu quá chừng? Nói thế để thấy chúng ta đang mê lầm. Từ mê lầm đuổi theo thân, lo cho nó, rốt cuộc rồi cũng mất. Như vậy có đáng thương không?

Đức Phật giác ngộ thấy thân này là giả, do đất, nước, gió, lửa hợp lại thành. Chất cứng là đất, chất ướt là nước, động là gió, ấm là lửa. Bốn thứ này đem vô trả ra. Còn mượn mà không trả ra thì chết. Như vậy ta có thân này, chẳng qua là cuộc sống vay mượn. Đó là điều thứ nhất.

Thứ hai, quý vị thường cho những suy nghĩ phân biệt là tâm mình. Vì thế buồn, thương, giận, ghét… đều là tâm ta. Nói “tôi buồn quá” thì buồn là tôi. Tôi vui, tôi giận, tôi ghét… tất cả là tôi hết. Cả trăm thứ, biết cái nào là tôi thật? Nên không có cái tôi thật. Như ta đang có chuyện buồn, bất thần một người bạn tri kỷ từ xa về, gặp lại nhau mình vui liền. Như vậy buồn không thật, nếu thật khi vui đến buồn đi đâu? Như vậy vui buồn không phải thật mình, chỉ là cái tạm bợ qua mất, mà ta lại chấp nó là tâm mình. Từ chấp đó, ta nghĩ việc này phải làm như thế này mới đúng, làm khác là sai. Nếu ai đề nghị khác mình, hoặc phản đối ý kiến nghĩ của mình, ta sẽ nổi nóng liền. Bởi chấp tâm suy nghĩ là mình, nên phiền não phát sinh.

Song chúng ta thử hỏi lại, những suy nghĩ của mình có đúng trăm phần trăm không? Nếu ai cũng nghĩ đúng trăm phần trăm thì bây giờ nhà toàn cả chục tầng, chớ không phải một hai tầng. Vì khi nghĩ đúng khi nghĩ trật, nên làm ăn mới thất bại. Cuộc đời này thất bại nhiều, thành công ít, chứng tỏ con người nghĩ sai nhiều, nghĩ đúng ít. Vậy mà ai cũng cố chấp cái nghĩ của mình là đúng, rồi sanh buồn giận, thương ghét đủ thứ hết.

Lại nữa, những khi ta khởi nghĩ thì thấy có nói, nhưng khi không nghĩ nó ở đâu? Tìm không ra. Không có chỗ, không có hình tướng nên biết nó không thật. Lúc ngồi thiều, ý cứ nghĩ lăng xăng hoài, ta bực mình nói tâm bữa nay xao động quá. Như thế cho cái nghĩ lăng xăng xao động ấy là tâm mình. Phật bảo đây là kẻ mê.

Chúng ta hiện giờ đang cố chấp, đang mê trong sự sai lầm, vì vậy tu rất khó. Chấp thân thật nên gặp điều trái ý nổi giận đùng đùng. Do đó khổ cả ngày. Chừng nào thấy được thân không thật, tâm không thật chúng ta sẽ sống thảnh thơi. Mỗi người đều có quyền thấy khác mình, nên ai làm trái ý ta không giận. Hiểu như vậy là giải thoát nhiều rồi.

Phật thường dạy nếu chúng ta có nghĩ điều gì nên nói: “đây là cái nghĩ của tôi”. Đừng nói cái nghĩ của tôi đúng, thêm chữ “đúng” thì có chuyện. Bởi vì hai cái đúng ngược nhau chúng ta vẫn thấy dễ chịu, có khi còn trao đổi ý kiến để rút kinh nghiệm thêm. Sống trên tinh thần ấy thì hay quá. Nên người sáng suốt muốn tìm chân lý phải thấy rõ như vậy. Tâm không thật biết nói không thật, là người trí, người giác rồi. Thế nên biết ngồi yên tĩnh tu không làm gì hết, không phải vô ích, thật ra việc ấy có lợi ích lớn lao vô cùng.

Vì vậy chúng tôi dạy tu thiền, chỉ dẫn quý vị ngồi yên tịnh nhìn lại xem niệm khởi từ đâu. Nó vừa dấy lên, ta biết vọng tưởng hư dối không theo, cứ thế công phu. Mới nghe thấy đơn giản, không có giá trị gì, nhưng thật ra chúng ta đang làm một việc lớn, đó là phá sai lầm muôn đời của mình. Thấy rõ các tư tưởng sanh diệt liên tục, tạm bợ hư dối, không theo nó thì nó phải chịu thua mình. Đó là pháp an tâm của nhà thiền. Nói pháp nhưng thật ra không có pháp gì cả. Thiền tông chủ trương không có một pháp dạy người, chỉ dùng trí mình soi lại để thấy cái thật cái hư nơi mình. Đó là điều thiết yếu.

Đánh máy: Viên Lâm – Huỳnh Hoa

***

http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap/tulabocaigia.htm



Friday, May 29, 2009

Kinh Kim cang tam muội(23-24)

Kinh Kim cang tam muội(1-24)

Kinh Kim cang tam muội(2-24)

Kinh Kim cang tam muội(3-24)

Kinh Kim cang tam muội(4-24)

Kinh Kim cang tam muội(5-24)

Kinh Kim cang tam muội(6-24)

Kinh Kim cang tam muội(7-24)

Kinh Kim cang tam muội(8-24)

Kinh Kim cang tam muội(9-24)

Kinh Kim cang tam muội(10-24)

Kinh Kim cang tam muội(11-24)

Kinh Kim cang tam muội(12-24)

Kinh Kim cang tam muội(13-24)

Kinh Kim cang tam muội(14-24)

Kinh Kim cang tam muội(15-24)

Kinh Kim cang tam muội(16-24)

Kinh Kim cang tam muội(17-24)

Kinh Kim cang tam muội(18-24)

Kinh Kim cang tam muội(19-24)

Kinh Kim cang tam muội(20-24)

Kinh Kim cang tam muội(21-24)

Kinh Kim cang tam muội(22-24)

Kinh Kim cang tam muội(24-24)

Phật pháp tại thế gian(1-20)

Phật pháp tại thế gian(2-20)

Phật pháp tại thế gian(3-20)

Phật pháp tại thế gian(4-20)

Phật pháp tại thế gian(5-20)

Phật pháp tại thế gian(6-20)

Phật pháp tại thế gian(7-20)

Phật pháp tại thế gian(8-20)

Phật pháp tại thế gian(9-20)

Phật pháp tại thế gian(10-20)

Phật pháp tại thế gian(11-20)

Phật pháp tại thế gian(12-20)

Phật pháp tại thế gian(13-20)

Phật pháp tại thế gian(14-20)

Phật pháp tại thế gian(15-20)

Phật pháp tại thế gian(16-20)

Phật pháp tại thế gian(17-20)

Phật pháp tại thế gian(18-20)

Phật pháp tại thế gian(19-20)

Phật pháp tại thế gian(20-20)

Tăng Ni chúc Tết Hòa Thượng Thích Thanh Từ năm 2008(1-15)

Tăng Ni chúc Tết Hòa Thượng Thích Thanh Từ năm 2008(2-15)

Tăng Ni chúc Tết Hòa Thượng Thích Thanh Từ năm 2008(3-15)

Tăng Ni chúc Tết Hòa Thượng Thích Thanh Từ năm 2008(4-15)

Tăng Ni chúc Tết Hòa Thượng Thích Thanh Từ năm 2008(5-15)

Tăng Ni chúc Tết Hòa Thượng Thích Thanh Từ năm 2008(6-15)

Tăng Ni chúc Tết Hòa Thượng Thích Thanh Từ năm 2008(7-15)

Tăng Ni chúc Tết Hòa Thượng Thích Thanh Từ năm 2008(8-15)

Tăng Ni chúc Tết Hòa Thượng Thích Thanh Từ năm 2008(9-15)

Tăng Ni chúc Tết Hòa Thượng Thích Thanh Từ năm 2008(10-15)

Tăng Ni chúc Tết Hòa Thượng Thích Thanh Từ năm 2008(11-15)

Tăng Ni chúc Tết Hòa Thượng Thích Thanh Từ năm 2008(12-15)

Tăng Ni chúc Tết Hòa Thượng Thích Thanh Từ năm 2008(13-15)

Tăng Ni chúc Tết Hòa Thượng Thích Thanh Từ năm 2008(14-15)

Tăng Ni chúc Tết Hòa Thượng Thích Thanh Từ năm 2008(15-15)

Thursday, May 28, 2009

Phản quan tự kỷ(1-14)(Hòa Thượng Thích Thanh Từ)

Phản quan tự kỷ(3-14)(Hòa Thượng Thích Thanh Từ)

Phản quan tự kỷ(4-14)(Hòa Thượng Thích Thanh Từ)

Phản quan tự kỷ(5-14)(Hòa Thượng Thích Thanh Từ)

Phản quan tự kỷ(6-14)(Hòa Thượng Thích Thanh Từ)

Phản quan tự kỷ(7-14)(Hòa Thượng Thích Thanh Từ)

Phản quan tự kỷ(8-14)(Hòa Thượng Thích Thanh Từ)

Phản quan tự kỷ(9-14)(Hòa Thượng Thích Thanh Từ)

Phản quan tự kỷ(10-14)(Hòa Thượng Thích Thanh Từ)

Phản quan tự kỷ(11-14)(Hòa Thượng Thích Thanh Từ)

Phản quan tự kỷ(12-14)(Hòa Thượng Thích Thanh Từ)

Phản quan tự kỷ(13-14)(Hòa Thượng Thích Thanh Từ)

Phản quan tự kỷ(14-14)(Hòa Thượng Thích Thanh Từ)

Tuesday, May 26, 2009

Cá Mòi Chay




Vật liệu:


- 1 bắp chuối hột tươi hay 1 ắp chuối hộp
- 1 muỗng súp cà chua hộp
- 1 tép hành tây (boa rô), thái nhỏ
- 1 trái dừa tươi
- đường, muối, nước tương

Cách làm:

- Bắp chuối: luộc chín (nếu là bắp chuối tươi), cắt bỏ cái lõi bên trong, xé thành miếng phần còn lại .
- Phi tỏi tây với dầu ăn cho vàng, cho bắp chuối + cà chua hộp + nước dừa + muối + dường + bột ngọt + nước tương và nước hơi săm sắp nấu riu riu . Nếu thấy lỏng thì thêm bột năng cho sền sệt.

_Món này dùng với cơm hoặc bánh mì thì tuyệt cú mèo

Saturday, May 23, 2009

Chanh - vị thuốc bốn mùa

Dịch quả: Có tác dụng thanh nhiệt, tiêu thực, chống viêm. Chanh vị cực toan cho nên mỗi lần không dùng nhiều, kể cả khi dùng ngoài hay uống trong. Không ăn chanh để giảm béo. Do tính hàn của dịch quả chanh nên tránh dùng trong trường hợp có hàn chứng như cảm hàn.GOODSMART.COM.VN

Theo Tây y, acid citric có rất nhiều trong chanh, kết hợp với canxi thành dung dịch hòa tan, có ích cho người bị tăng huyết áp, chữa sắc tố da trên mặt.GOODSMART.COM.VN

Chanh có vị chua nên cả Đông và Tây y đều chống chỉ định trong trường hợp có viêm loét đường tiêu hóa.GOODSMART.COM.VN

Vỏ quả chanh: Có tác dụng tiêu thực, hóa đờm, chữa chứng ăn không tiêu, bụng đau đầy trướng, nôn mửa.GOODSMART.COM.VN

Vỏ có tính ôn nên có thể dùng quả chanh cắt khoanh lấy cả vỏ lẫn dịch cho uống nóng để giải cảm, chẳng hạn như thả vào nước trà nóng.GOODSMART.COM.VN

Theo Tây y, vỏ quả chanh có tác dụng tiêu thực, tăng nhu động ruột, gây trung tiện, khử đờm. Phần xốp trắng của vỏ cầm tiêu chảy do có pectin. Vỏ còn chứa canxipectat và flavonoit tăng miễn dịch, chống xơ vữa mạch máu.GOODSMART.COM.VN

Lá chanh: Dùng làm lá xông giải cảm, lá non giã đắp rốn trẻ em bí đái, trướng bụng. Lá chanh ăn với thịt gà luộc ăn thơm và dễ tiêu do có nhiều tinh dầu.GOODSMART.COM.VN

Tây y khẳng định cành non và lá chanh có tinh dầu thơm mát, dùng sản xuất nước hoa, kem bôi da.GOODSMART.COM.VN

Rễ: Chữa ho. Rễ chanh kết hợp cùng hạt chanh, phèn chua và gừng chữa rắn cắn.GOODSMART.COM.VN

Hạt chanh: Tẩy giun, chữa rắn cắn, chữa ho ở trẻ em. Ép lấy dầu làm xà phòng.GOODSMART.COM.VN

Vỏ thân: Làm thuốc bổ giúp tiêu hóa tốtGOODSMART.COM.VN

Chanh làm thuốc và mỹ phẩmGOODSMART.COM.VN

Chữa cảm cúm viêm họng: Nước chanh cô mật ongGOODSMART.COM.VN

Chữa đau đầu: Cắt lát chanh với một ít vôi dán vào hai thai dương chữa đau đầu.GOODSMART.COM.VN

Côn trùng đốt: Nhỏ hay đắp chanh lên chỗ bị đốt.GOODSMART.COM.VN

Đau nửa đầu: Dùng chanh cả vỏ áp lên trán rồi phủ khăn mặt lên. Khi cảm thấy nóng thì bỏ ra hoặc cho bệnh nhân ngâm chân vào nước có vắt chanh.GOODSMART.COM.VN

Đau nhức mỏi chân: Xoa xát nhẹ chanh vào nơi nhức.GOODSMART.COM.VN

Loét niêm mạc lưỡi: Chanh, bột sắn dây mỗi thứ 12 g, đường 20 g, nước đun sôi 150 ml. Uống nóng 1-2 lần/ngàyGOODSMART.COM.VN

Ho ra máu: Chanh 3 quả, mật mía 30 ml, nước 750 ml sắc còn 1/3. Lấy chanh ra thái nhỏ cho vào nước sắc trộn. Uống nước ngày 1 lần, uống 3 ngày liền, ăn bã.GOODSMART.COM.VN

Chín mé: Chanh 1 quả, khoét lỗ vừa ngón tay hay chân cho ít muối nướng cho nóng, để ấm cho ngón tay hay chân vào buộc lại.GOODSMART.COM.VN

Lợm giọng đầy hơi: Quả chanh vắt hết nước, thái miếng nhào mật. Ăn ngày 3 quả.GOODSMART.COM.VN

Làm se da, khít lỗ chân lông, da căng mịn: Dùng nước quả chanh. Đặc biệt đối với da nhờn nên dùng loãng và kèm xoa bóp. Người Nhật tắm với bột chanh tăng cường tuần hoàn cho da hồng mịn. Rửa mặt bằng nước chanh pha loãng sẽ trắng da; cho vào bồn ngâm tắm sạch thơm da, khử độc, mùa hè tốt cho trẻ, trừ rôm sảy.GOODSMART.COM.VN

Gội đầu: Dùng chanh gội giúp thơm mượt tóc, sạch gầu.GOODSMART.COM.VN

Mặt nạ trị da nhờn: Lấy 2 thìa canh cám gạo, 2 thìa canh bột kiều mạch, 2-3 giọt chanh, nước ấm đủ làm nhão. Hoặc: Nghiền nhuyễn hạt hạnh nhân, quả dưa chuột, cho 2-3 giọt chanh cho quánh. Trước khi đắp mặt nạ, rửa sạch mặt. Đắp khoảng 15-30 phút. Sau đó rửa lại nước mát cho sạch.GOODSMART.COM.VN

Điều trị ho gà bằng dược thảo

GOODSMART.COM.VN

laxuongsong.JPG
Lá xương sông.

Bệnh ho gà thường gặp ở trẻ em. Lúc đầu trẻ hơi sốt, hơi đỏ mắt, ho khan, ho dai dẳng, sau ho từng cơn dài, rũ rượi, thở rít vào như gà gáy, ho ra dãi trong hơi dính, hoặc có khi nôn ra sữa và thức ăn.GOODSMART.COM.VN

Một số dược thảo trong thành phần các bài thuốc trị ho gàGOODSMART.COM.VN

Bách bộ: Có tác dụng trị ho, ức chế trung tâm hô hấp, ức chế phản xạ ho. Ngày dùng 4-12g, dạng thuốc sắc, cao, viên hoặc bột.GOODSMART.COM.VN

Bán hạ nam (củ chóc) chế: Có tác dụng chống ho, chống co thắt cơ trơn, giản đau. Dùng trị ho, hen suyễn. Ngày dùng 3-10g, sắc nước uống.GOODSMART.COM.VN

Vỏ rễ dâu: Được dùng chữa ho có đờm, hen, ho ra máu, trẻ em ho gà. Ngày dùng 4-12g, sắc nước uống.GOODSMART.COM.VN

Gừng: Có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống co thắt cơ trơn, giảm đau, giảm ho, hạ sốt, kháng histamin. Được dùng chữa ho, viêm phế quản. Ngày dùng 4-12g dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.GOODSMART.COM.VN

Hẹ: Có tác dụng kháng khuẩn, lá và thân hành hẹ được dùng chữa ho trẻ em, hen suyễn, họng sưng đau. Ngày dùng 12-25g lá và thân hành tươi, giã nát, vắt lấy nước uống.GOODSMART.COM.VN

Hoàng cầm: Có tác dụng kháng khuẩn, kháng histamin, giảm đau. Được dùng làm thuốc chữa ho, hạ sốt, ngày uống 6-15g dạng thuốc sắc hoặc bột.GOODSMART.COM.VN

Ma hoàng: Chứa hoạt chất ephedrin có tác dụng gây giãn cơ phế quản mạnh. Trong y học cổ truyền, ma hoàng được dùng trị ho trong ho gà, hen phế quản.GOODSMART.COM.VN

Ngũ vị tử: Được dùng trị ho tức ngực, suyễn, viêm phế quản, hen phế quản. Ngày uống 5-15g quả và hạt dưới dạng thuốc sắc, thuốc hãm và bột.GOODSMART.COM.VN

Cỏ nhọ nồi: Có tác dụng kháng khuẩn, kháng histamin, chống viêm, cầm máu. Được dùng điều trị ho, ho ra máu, hen, viêm họng. Ngày dùng 20g cây khô, dạng thuốc sắc, hoặc 30-50g cây tươi, giã vắt lấy nước uống.GOODSMART.COM.VN

Tía tô: Có tác dụng kháng khuẩn, chống co thắt cơ trơn, chống dị ứng. Được dùng chữa ho, hen suyễn; ngày dùng 5-12g lá, sắc nước uống.GOODSMART.COM.VN

GOODSMART.COM.VN

GOODSMART.COM.VN

bachbo.JPG
Bách bộ.

Các bài thuốc trị ho gàGOODSMART.COM.VN

Giai đoạn đầu: Do cảm nhiễm, phế hàn.GOODSMART.COM.VN

Triệu chứng: Chảy nước mũi, ngạt mũi, ho liên tục, ngày nhẹ, đêm nặng.GOODSMART.COM.VN

Bài 1: Lá chanh, lá táo, cỏ trói gà, trần bì, mỗi vị 4-8g. Sắc nước uống, ngày một thang.GOODSMART.COM.VN

Bài 2: Lá táo, lá chanh, mỗi vị 300g, lá dâu 200g. Tất cả phơi khô, tán thành bột mịn, luyện với mật ong làm thành viên bằng hạt đậu xanh. Ngày uống 40-60 viên chia hai lần.GOODSMART.COM.VN

Bài 3: Lá tía tô 12g, cam thảo dây 10g; lá hẹ, lá xương sông, mỗi vị 8g, vỏ quýt 6g, gừng 2g. Sắc uống ngày một thang.GOODSMART.COM.VN

Bài 4: Hạnh nhân (nhân hạt mơ) 12g, bách bộ 8g; trần bì 6g; ma hoàng, cam thảo, mỗi vị 4g. Nếu có sốt, thêm: tang bạch bì 12g, hoàng cầm 8g. Sắc uống ngày một thang.GOODSMART.COM.VN

Bài 5: Bạch thược 8g; ma hoàng, quế chi, cam thảo, bán hạ chế, ngũ vị tử, mỗi vị 4g; can khương, tế tân, mỗi vị 2g. Sắc uống ngày một thang.GOODSMART.COM.VN

Giai đoạn ho cơn: Do đờm nhiệt, phế nhiệt.GOODSMART.COM.VN

Triệu chứng: Sau khi mắc bệnh khoảng một tuần, ho càng ngày càng nặng, ho cơn, sau khi ho có tiếng rít, nôn ra đờm dãi, thức ăn. Nếu ho nhiều có thể ra máu, xuất huyết giác mạc, chảy máu cam, mi mắt nề.GOODSMART.COM.VN

Bài 1: Bách bộ, cỏ mần trầu, rễ chanh, cỏ nhọ nồi, rau má, mỗi vị 250g; lá mơ, cam thảo dây, mỗi vị 150g, trần bì 100g, gừng 50g, đường kính 1.500g. Cho vào 6 lít nước, sắc còn lại 1 lít. Liều dùng: mỗi lần uống 2 thìa cà phê; 6 tháng đến 1 năm tuổi: ngày uống 2-3 lần; trên 1-2 tuổi: ngày 4 lần; trên 2-4 tuổi: ngày 6 lần; trên 4-7 tuổi: ngày 7 lần.GOODSMART.COM.VN

Bài 2: Thạch cao 20g; hạnh nhân (nhân hạt mơ, chần nước sôi, sao vàng), hoàng cầm, mỗi vị 12g, ma hoàng 6g; bách bộ chế, cam thảo, mỗi vị 4g. Nếu xuất huyết, thêm: rễ cỏ tranh 12g, chi tử sao đen 6g. Nếu đờm nhiều, thêm: bán hạ chế, hạt củ cải, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.GOODSMART.COM.VN

Bài 3: Tang bạch bì, mạch môn, ngưu tất, mỗi vị 10g, xuyên tâm liên 5g. Sắc uống ngày một thang.GOODSMART.COM.VN

Giai đoạn hồi phục:GOODSMART.COM.VN

Triệu chứng: Cơn ho giảm nhẹ dần, số lần ho ít hơn, tiếng rít giảm dần đến hết, cơn ho yếu, thở ngắn, dễ ra mồ hôi, khát nước.GOODSMART.COM.VN

Bài 1: Thiên môn, bách bộ, mỗi vị 16g; vỏ rễ dâu, sa sâm, mạch môn, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.GOODSMART.COM.VN

Bài 2: Thiên hoa phấn (rễ qua lâu) 16g; sa sâm, mạch môn, mỗi vị 12g; tử uyển, bách bộ, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.GOODSMART.COM.VN

Bài 3: Bách bộ, mạch môn, sa sâm, mỗi vị 8g, cát cánh 6g; kinh giới, cam thảo, tử uyển, mỗi vị 4g, trần bì 2g. Sắc uống ngày một thang.GOODSMART.COM.VN