Tuesday, May 1, 2012

8 thực phẩm thường ngày có thể hại người


8 thực phẩm thường ngày có thể hại người

Không ít căn bệnh, thậm chí cái chết có nguyên nhân từ chính những thực phẩm hằng ngày. Bởi những thực phẩm đó có chứa độc tố mà bạn không hề hay biết.
Dưới đây là 8 thực phẩm thường ngày chứa độc tố có thể... giết chết người.

1. Cà chua xanh
Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine. Do đó, khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, …
8 thực phẩm thường ngày có thể ... hại người

Giới khoa học còn cảnh báo ăn cà chua xanh sống càng nguy hiểm.

2. Mộc nhĩ trắng biến chất
8 thực phẩm thường ngày có thể ... hại người

Mộc nhĩ trắng (còn gọi là ngân nhĩ hay nấm tuyết) đã biến chất, biểu hiện dưới các dấu hiệu như màu ngả vàng, kém tươi, không đàn hồi, … bị nhiễm khuẩn flavobacterium. Sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy, …

3. Rong biển bị đổi màu
8 thực phẩm thường ngày có thể ... hại người

Nếu sau khi ngâm nước lạnh, rong biển chuyển sang màu xanh tím than thì điều đó có nghĩa là rong biển đã bị nhiễm độc trước khi làm khô, đóng gói. Loại rong biển này rất có hại cho cơ thể.

4. Giá đỗ không có rễ
8 thực phẩm thường ngày có thể ... hại người

Quá trình sản xuất giá đỗ không có rễ thường sử dụng thuốc diệt cỏ. Trong khi đó, thuốc diệt cỏ lại chứa chất độc gây bệnh ung thư.

5. Chè bị mốc
8 thực phẩm thường ngày có thể ... hại người

Chè bị mốc là do nhiễm penicillin và aspergillus. Nếu uống trà bị mốc, nhẹ cũng cảm thấy chóng mặt, tiêu chảy.

6. Dưa muối chưa chín
8 thực phẩm thường ngày có thể ... hại người

Dưa muối chưa chín có thể có chất độc nitrite, rất có hại cho cơ thể.

7. Khoai tây mọc mầm hoặc vỏ màu xanh
8 thực phẩm thường ngày có thể ... hại người

Khoai tây mọc mầm hoặc vỏ màu xanh có chứa một lượng lớn thành phần độc solanine.

8. Khoai lang có đốm đen ở vỏ
8 thực phẩm thường ngày có thể ... hại người

Khoai lang có những đốm đen ở trên vỏ là do nhiễm nấm, ăn vào sẽ dễ trúng độc.

Theo Sáng Nguyễn - Xinhuanet/VTCNews

Phát hiện đôi rắn dài gần 10 mét tịnh tu ở chùa Tra Am


Ở Mật Sơn Tự bỗng xuất hiện một cặp rắn ‘khổng lồ’, bò vào giữa chánh điện rồi nằm khoanh tròn nghe tiếng các sư gõ mõ. Lúc tiếng đọc kinh ngừng thì đôi rắn 'rủ nhau' trườn ra ngoài tự, bò về phía rặng núi phía Đông tự. 'Sự việc này cứ lặp lại nhiều lần vào các ngày sắc vọng (ngày đẹp theo quan niệm của phật giáo – P.V), đôi rắn lại bò về ‘vãn cảnh’ chùa và nghe tiếng đọc kinh.

Theo lời kể của Đại đức Thích Thế Thanh, trụ trì chùa Tra Am (thôn Tứ Tây, Phường An Tây, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế), vào các ngày Sóc vọng (ngày 1, 15, 30 hàng tháng) có một đôi rắn dài gần chục mét 'rủ nhau' từ núi Ngũ Phong bò vào chùa 'nghe giảng giải kinh Phật'.
Suốt 3 năm trời, vợ chồng nhà rắn ẩn mình sau cây đa cổ thụ của chùa tịnh tu. Nhiều người đến viếng chùa thấy chuyện lạ tìm đến xem, nhưng tuyệt nhiên đôi rắn không làm hại bất cứ ai, cũng không đụng vào thức ăn của nhà chùa.
Khi nhà sư tụng kinh, gõ mõ thì đôi rắn ngóng cổ lên nghe một cách kỳ lạ. Để tìm hiểu rõ thực hư câu chuyện rắn 'tịnh tu', chúng tôi đã tìm đến chùa Tra Am để diện kiến trụ trì Thích Thế Thanh, người 3 năm theo dõi đôi rắn lạ.
Huyền tích về 'ông cụt, ông dài' giác ngộ kinh Phật
Trụ trì chùa Tra Am- Thích Thế Thanh kể về câu chuyện đôi 'rắn tu hành'
Chùa Tra Am trước đó có tên gọi là Mật Sơn Tự là ngôi chùa nhỏ, nằm sau lưng núi Ngự Bình (tỉnh Thừa Thiên - Huế). Muốn đến chùa phải đi theo con đường đất đỏ, chạy sau lưng núi từ phía An Cựu, rẽ qua trái, băng qua một dòng suối, đi ngang trước nghĩa trang của gia đình họ Nguyễn Khoa (dòng tộc triều Nguyễn – P.V), nép theo các hàng tre xanh dẫn đến cổng chùa.
Ngôi chùa này cũng như bao ngôi chùa ở Huế, có vườn mít, chuối, chè xanh, có một hàng trúc cao bao bọc. Chùa này thuộc loại khá đơn giản, vách xây, mái lợp ngói âm dương, sân chùa lát gạch, bên trong chánh điện tráng xi măng, cách xa phía sau chùa khoảng 100m, có ba ngôi tháp của các vị trụ trì đã viên tịch.
Vừa bước đến cổng chùa, chúng tôi đã nghe tiếng tụng kinh, gõ mõ từ trong tự vang vọng ra. Tiếp chúng tôi, vị sư trụ trì già vui vẻ kể về huyền tích của đôi rắn 'kỳ lạ'.
Đó là, vào những năm 40 của thế kỷ trước, ở Mật Sơn Tự bỗng xuất hiện một cặp rắn ‘khổng lồ’, bò vào giữa chánh điện rồi nằm khoanh tròn nghe tiếng các sư gõ mõ. Lúc tiếng đọc kinh ngừng thì đôi rắn 'rủ nhau' trườn ra ngoài tự, bò về phía rặng núi phía Đông tự.
'Sự việc này cứ lặp lại nhiều lần vào các ngày sắc vọng (ngày đẹp theo quan niệm của phật giáo – P.V), đôi rắn lại bò về ‘vãn cảnh’ chùa và nghe tiếng đọc kinh. Mọi người thấy chuyện lạ nên báo với trụ trì lúc đó. Ngài đến xem và căn dặn mọi người trong tự không được làm hại đến vợ chồng nhà rắn' – sư Thích Thế Thanh kể lại.
Theo lời mô tả của sư trụ trì và các vị sư sãi lớn tuổi trong chùa, đôi rắn có thân hình đen bóng, trên đầu có hình dáng chiếc mào. Một con ốm dài đến hơn 3m, con còn lại to hơn nhưng chỉ dài chưa bằng nửa con kia nên người dân địa phương vẫn gọi vắn tắt cho dễ nhớ là 'ông cụt, ông dài'.
Có một điểm kỳ lạ là cặp rắn này chỉ xuất hiện đều đặn vào những ngày nhất định trong tháng, còn bình thường 'tìm đỏ con mắt' cũng không gặp. Sự xuất hiện của đôi 'rắn tu hành' đã khiến không ít du khách đến viếng chùa kinh hãi.
'Hình thù bên ngoài của đôi rắn rất quái dị, to lớn gấp mấy lần rắn bình thường. Đôi mắt chúng sáng quắc như dao, chiếc mào đỏ chót, lấp lánh. Một số người nói đó là giống trăn mới to thế, nhưng nó lại có răng nanh' - Đại đức Thích Quảng Thiện (80 tuổi) kể lại.
Tuy nhiên, 'tính khí' đôi rắn tu hành lại rất hiền lành, không tấn công bất cứ ai. Có lần, một vị sư sãi trẻ tuổi sợ rắn tấn công nên dùng gậy khều nhẹ, đuổi cặp rắn ra cửa. Dường như hiểu được 'ý định' của vị sãi, cặp rắn cuộn tròn thành một đống, cúi đầu xuống đất nghe tiếng kinh, không có ý tấn công hay 'phòng thủ'.
Đến lúc tiếng đọc kinh dứt hẳn thì đôi rắn mới nhẹ nhàng trườn ra ngoài. Cặp 'rắn tu hành' luôn quấn quít bên nhau như hình với bóng, đi đâu cũng có nhau.
Chùa Tra Am, ngôi chùa cổ xứ Huế nơi có đôi rắn đến 'tu hành'
Vị sư trụ trì cho biết thêm: 'Vào những ngày cặp rắn đến vãn chùa thường trú ngụ trong gốc cây dâu da già cỗi ở phía Đông tự. Chúng không bao giờ tự ý động chạm vào thức ăn của nhà chùa, ngoại trừ thức ăn do chính các sư trong chùa đích thân đem cho.
Chúng sống thân thiết với các vị sư trong chùa đến nỗi xem chúng như những “người bạn” thân thiết, mỗi ngày ba bữa mang thức ăn đến'. Cặp 'rắn tu hành' không ăn thịt như đồng loại mà chỉ ăn bó hoa tàn, cúng thải ra, các vỏ bầu bì, dưa, mướp đặt dưới chân các tháp mộ.
Một điều kì lạ hơn nữa là cứ đến giờ nhà chùa khai kinh gõ mõ, đôi rắn lại bò lên chánh điện, ngẩng đầu bất động lắng nghe một cách 'chăm chú' khó hiểu.
'Nhiều hôm giữa đêm khuya thanh vắng còn có tiếng gáy kì lạ phát ra từ hốc cây da, tất cả sư sãi trong chùa cũng như dân làng đều nghe rõ mồn một. Sáng mai sau khi nghe hết kinh Phật, đôi rắn lại nhằm hướng núi Ngũ Phong gần đó trườn về', sư thầy Thích Thế Thanh thuật lại.
Cho rằng nhà chùa có 'căn duyên', 'đất có lành chim mới đậu' nên vị tổ sư của chùa ngày đó (cũng là sư phụ của sư thầy Thích Thế Thanh, nay đã quá cố) cho lập am thờ đôi rắn ngay dưới gốc cây da, nơi hai 'ngài' rắn thường trú ngụ mỗi khi 'hạ sơn' xuống chùa.
Cho đến những giây phút cuối đời, trước lúc viên tịch vị tổ sư không quên trăn trối căn dặn đệ tử phải hết sức trông nom am thờ dưới gốc đại thụ này.
Các đệ tử của trụ trì kể lại, trong tang lễ của vị sư già, khi kim quan (quan tài – P.V) của sư tổ sắp đưa nhập tháp, kim quan được quàn lộ thiên để các đệ tử đến đảnh lễ, thì cặp 'rắn tu hành' bò đến trước kim quan ngẩng đầu bái 3 bái.
Sau đó, chúng nằm khoanh tròn nghe tiếng đọc kinh lần cuối trước khi bò về phía rừng già. 'Trong đời tôi, thấy rắn và nghe chuyện rắn cũng nhiều như hang rắn tu ở trong núi Sập trong dãy Thất Sơn, con rắn khổng lồ Buông Ay Riên, giữa huyện Cống Sơn giáp ranh tỉnh Phú Yên và Dăk Lăk ở Rừng Lào về, nhưng không có hình ảnh nào kỳ lạ và ly kỳ bằng cặp rắn tu hành.
Nhà Phật dạy 'tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, 4 loài bò, bay, máy, cựa đều có Phật tánh cả, nếu biết tu hành, không chóng thì chầy, đều sẽ đạt Phật tánh ấy…' -  Đại sư Thích Quảng Thiện nói.
Truy lùng dấu tích cặp 'rắn tu hành'
Sau khi cúi đầu bái lạy vị sư tổ đã viên tịch, đôi rắn từ đó cũng 'biến mất', không còn trở lại vãn cảnh chùa và nghe tiếng đọc kinh. Với mong muốn tìm rõ thực hư câu chuyện cặp 'rắn tu hành', chúng tôi đã lần theo những chỉ dẫn của Đại đức Thích Quảng Thiện đến tìm gặp cụ bà Võ Thị Mỹ (86 tuổi, ngụ thôn Tứ Tây, Phường An Tây, TX. Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế) là người cao niên nhất khu vực.
Trong căn nhà nhỏ cách xa tự chưa đến 500 mét, gia đình cụ Mỹ có ba đời làm nghề cung cấp hàng (rau, quả, đậu phụ…) và quét dọn cổng chùa. Cụ kể: 'Năm đó, tôi mới 14 tuổi nên thường được gia đình giao mang hàng lên cho nhà chùa.
Rảnh rỗi, tôi ở lại phụ các sư quét dọn, thắp nhang đèn và nghe giảng kinh kệ. Hôm nào về muộn, tôi xin nhà chùa nghỉ lại phía sau dãy phòng khách'. Rồi trong một đêm lưu lại chùa, cụ Mỹ đã 'tận mục sở thị' đôi 'rắn tu hành' to bằng cổ chân người trườn từ phía núi vào chùa.
Cụ kể: 'Đêm đó, tôi đang nằm thiu thiu ngủ thì nghe tiếng đập bạch bạch bên dưới chánh điện nên khêu ngọn đèn đi xem.
Qua ánh đèn dầu và đèn nến, tôi thấy rõ ràng một con rắn to, dài, thân hình tròn, óng ánh xanh như một ống tre luồng cỡ bằng bắp chân người, trên đầu có một cái mồng đỏ như mồng gà trống, nhưng mồng không đứng thẳng, mà lại ngả sang một bên, giống như đội mũ ca-lô trên đầu.
Tiếng đập bạch bạch dưới đất là do cái đuôi rắn đập xuống nền, khi di chuyển, vì hình như có phần cuối của đuôi bị cụt. Tiếp theo sau là một con rắn khác thân hình đen nhánh, nhưng cái mồng đỏ trên đầu thì nhỏ hơn và đứng thẳng đang bò vào, nhẹ nhàng, ít tiếng động hơn.
Bò qua cửa xong, thì hai con chia làm hai hướng, bò thẳng về phía bàn thờ, leo lên bàn thờ, và quấn tròn mỗi con một bên, gác đầu lên mình, nằm nghe kinh. Đứng xa ngó vào bàn thờ, người ta có cảm tưởng như hai chồng vỏ xe hơi, sắp lên nhau thấy mà lạnh gáy'.
Sau lần 'hội ngộ' sởn tóc gáy, cụ Mỹ còn nhiều lần gặp cặp 'rắn tu hành'. Theo cụ Mỹ kể lại, trước khi qua cổng chùa, cặp 'rắn tu hành' đều cúi đầu ngúc ngắc hai cái như thể con người cử hành nghi lễ lạy bái vậy.
'Lúc đầu thấy hai 'Ngài' (cách gọi kính nể của người dân địa phương – P.V), tui chết lặng sợ hãi nhưng rồi quen dần vì 'hai ngài' không hề làm hại hay dọa nạt người làng như rắn thường.
Người làng thấy các Ngài thân thiết nên vào các ngày sóc vọng thường mang thức ăn đến, còn bình thường thì không dám quấy rầy' - cụ Mỹ cho biết.
Câu chuyện về đôi 'rắn tu hành' đã tồn tại hơn 70 năm qua, nhưng nhiều người dân ở làng Tứ Tây ngày nay vẫn truyền miệng nhau về huyền tích kỳ lạ, có một không hai này. Anh Lê Đình Thức (42 tuổi) cho biết:
'Từ ngày bé, tôi đã được các cụ già trong làng kể cho nghe câu chuyện về đôi rắn thần thường về chùa Tra Am 'tu hành'. Tuy không được tận mắt chứng kiến, nhưng tôi tin câu chuyện đó là có thực. Bởi đây là 'đất thiêng' thì các linh vật cũng sẽ tìm đến'.
Dù câu chuyện về đôi 'rắn tu hành' có thực hay không thì những 'chứng tích' như: gốc cây da, chiếc hang lớn được cho là nơi trú ngụ của vợ chồng nhà rắn rồi những người tận mắt chứng kiến đôi rắn thiêng vẫn còn đó. Nó như một câu chuyện truyền thuyết xen lẫn yếu tố hư – thực ăn sâu vào đời sống người dân.
Theo trụ trì chùa Thích Thế Thanh, đa phần tên các ngôi chùa cổ ở xứ Huế đều được gọi tên theo ngôn từ trích dẫn trong kinh Phật nhưng tên gọi Tra Am lại bắt nguồn từ một điển tích mang nặng ân nghĩa.
'Từ thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, có hai cha con đều là tướng giỏi của triều đình đàng Trong. Người cha tên Lê, người con tên Tra.
Chúa Nguyễn thường hết lời khen ngợi Tra tài giỏi vì những chiến công lập được và chỉ vài ba năm sau sẽ vượt qua cha mình. Tra không ngần ngại đáp rằng:
'Tra bất như Lê'- nghĩa là dù có lập nhiều chiến công đến mấy ông cũng không bao giờ sánh bằng cha mình, nhờ ơn cha dạy dỗ mới có tướng Tra ngày nay.
Sau khi người cha qua đời, Tra đã dựng nhà bên mồ thân phụ suốt hai năm ba tháng để tỏ lòng hiếu nghĩa'.
Học theo tấm lòng hiếu nghĩa của Tra, năm 1805, vị sư già Thích Thế Quang (trụ trì đời thứ nhất của chùa – P.V) đã lên núi lập chùa ngay cạnh mộ sư tổ của mình là ân sư Viên Giác để báo đáp ân nghĩa. Vị sư ấy lấy tên là Tra Am với ý nghĩa báo hiếu.
Theo Mai Nguyên - PNTD

Hình ảnh chim bồ câu lạy Phật


Chú chim bồ câu này có thể trong kiếp trước đã từng tin Phật. Nên kiếp này tuy đã đầu thai làm chim bồ câu nhưng nó vẫn nhớ cách cầu nguyện và sám hối trước hình tượng Phật.
Chúng ta phải trân quý kiếp người của ta trong cuộc đời này.
Hãy chú tâm đến từng hành động, lời nói và suy nghĩ của mình.
Hãy tinh cần trì giới để ta không phải ân hận hối tiếc gì khi thân mạng này mất đi.
Chuyện luân hồi ở Việt Nam:
Cách đây mấy mươi năm, ở Thủ Ðức có một nữ Phật tử tu tại gia. Vì vợ chồng cô là tín đồ thuần thành, trọng Phật kính Tăng, nên các sư thường đến ghé thăm, có khi được mời nghỉ đêm tại nhà.
Thời đó, ảnh hưởng chánh pháp chưa được lan rộng, tuy cô đã thọ quy giới nhưng chưa hiểu rõ về đạo, nên trong nhà cũng có nuôi heo để thêm rộng rãi cho cuộc sống.
Một hôm, có một vị Hòa thượng đến nghỉ đêm tại nhà cô, nửa đêm chợt thức giấc nghe tiếng động dưới bộ ván mình nằm, và có giọng nói nho nhỏ rằng: “Tụi bây không biết, chớ tao tên là Nguyễn Thị Hòa (vì liên hệ gia đình xin giấu tên) bởi có thiếu bà chủ nhà này một số tiền, nên phải đầu thai ra thân xúc vật để trả nợ”. Hòa thượng nghe xong lấy làm lạ, sẽ lén nhẹ nhàng cúi xuống rình xem, thì thấy một heo nái nói chuyện với mười hai heo con đang bú.
Sáng ra, Hòa thượng hỏi người tín nữ:
- Lúc trước có cô Nguyễn Thị Hòa thiếu cô một số tiền như thế, có phải không?
- Dạ thưa đúng như vậy. Nhưng cô ấy nghèo và bây giờ đã qua đời, nên con kể như bỏ luôn. Ủa! Mà chuyện này chỉ riêng mình con với cô ấy biết, ở nhà con cũng không hay, tại sao thầy lại hiểu rõ ràng như vậy?
Hòa thượng đem chuyện đêm hôm thuật lại. Cô chủ nhà cả kinh, vội đem bán heo mẹ lẫn mười hai heo con, thì thêm một việc lạ, số tiền thu được đúng với tiền cô Nguyễn Thị Hòa đã thiếu mình khi trước.
Trải qua sự này, cô tín nữ càng tin việc luân hồi nhân quả hiển nhiên là có thật. Từ đó cô tu hành thêm tinh tấn và cải gia vi tự, thành ra ngôi chùa Phước Trường hiện giờ. Tại chùa này, hiện nay linh vị thờ cô vẫn còn.
Tiên đức đã bảo: “Súc sanh bản thị nhơn lai tố. Nhơn súc luân hồi cổ đáo kim!” (Súc sanh kia trước là người. Xưa nay người, súc luân hồi đổi thay!).
Việc trên đây là một chứng minh cho lời này vậy.
(Thuật theo lời Thượng tọa Thanh Từ, khi Thượng tọa đến diễn giảng và thăm chùa Phước Trường ở Thủ Ðức).

NGÔI THIỀN VIỆN TRÊN "CÁNH ĐỒNG HOANG" NGÀY XƯA


Chánh Lạc Khiêm
Tân Phước là huyện vùng xa thuộc tỉnh Tiền Giang được thành lập từ năm 1994. Do phần lớn diện tích nằm trên phần trũng của vùng Đồng Tháp Mười (vùng đất làm bối cảnh cho bộ phim nổi tiếng “Cánh Đồng Hoang” ) nên đất đai bị nhiễm phèn rất nặng, hàng năm có 6 tháng khô và 6 tháng nước.
Vào mùa khô thì không tìm đâu ra nước (nếu có cũng đặc quánh phèn), chỉ có một kinh lớn chạy suốt chiều dài phân chia 2 vùng nam-bắc của huyện là kênh Nguyễn Văn Tiếp và một đoạn kênh xáng Nguyễn Tấn Thành nối liền kinh Nguyễn Văn Tiếp với sông Tiền. Còn đến mùa nước nổi thì chìm ngập mênh mông, chỉ di chuyển được bằng xuồng, ghe.

Vì vậy, toàn vùng chỉ có cây tràm, cà na, bình bát, năn, bàng. Tuy nhiên hệ động vật và thưc vật nơi đây cũng rất phong phú với các loại chim như cò, le le, vịt trời , cá đồng, rắn, rùa, trăn... Cùng với chim, cá là những loại thảo mộc đặc trưng của vùng nước phèn Tân Phước.

Tiền Giang vốnlà vùng đất gắn bó với phong trào chấn hưng Phật Giáo trong nửa đầu thế kỷ 20. Lịch sử Phật Giáo tỉnh Tiền Giang, luôn ghi nhớ công hạnh của các bậc cao tăng thạc đức vốn sinh trưởng ở nơi đây như quý Ngài : Hòa thượng Chánh Hậu, Hòa thượng An Lạc- Thích Minh Đàng, Hòa thượng Thích Thiện Tòng, Hòa thượngThích Minh Đức hoặc đã từng dừng bước hành đạo, hoằng pháp lợi sanh ở đây như quý Ngài: Bồ Tát Thích Quảng Đức, Hòa thượng Hoằng Ân - Minh Khiêm,  Hòa thượng Khánh Hòa, Hòa thượng Khánh Anh, Hòa thượng Huệ Quang, Hòa thượng Hành Trụ, Hòa thượng Thiện Hòa, Hòa thượng Thiện Hoa…

Miền Tây cũng là quê hương của Hòa Thượng Thích Thanh Từ, viện trưởng các thiền viện thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Tuy nhiên, cho đến ngày nay, chưa có một thiền viện nào thuộc thiền phái được xây dựng mới tại miền Tây. Thể theo tâm nguyện của Hòa Thượng Viện Chủ và mong mỏi của Phật tử gần xa, muốn xây dựng một thiền viện thuộc hệ phái Trúc Lâm Yên Tử, tiếp nối, phát huy tôn chỉ và đường lối tu tập của Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt (Trúc Lâm Phụng Hoàng) do Hòa Thượng chủ trương, Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt đã lập dự án và tiến hành các bước chuẩn bị cho việc xây dựng công trình mang nhiều ý nghĩa và lợi ích này.

Duyên lành hội đủ, được sự đồng thuận của HĐTS TƯGHPGVN, BTS tỉnh hội PG tỉnh Tiền Giang và UBND các cấp (tỉnh, huyện, xã) cho phép Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt làm chủ đầu tư xây dựng mộtthiền viện thuộc hệ phái Trúc Lâm Yên Tử mang tên Thiền viện Trúc Lâm Chánh Pháp tại xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh  Tiền Giang. Một ban hưng công được thành lập với trưởng ban là thượng tọa Thích Thông Phương, phó Ban Quản Trị Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, trụ trì Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt.

Giữa “Cánh Đồng Hoang” ngày nào, giờ đây một ngôi Thiền Viện nguy nga sắp được xây dựng. Vào ngày 28 tháng 4 năm 2012 tới đây (nhằm ngày mùng 8 tháng 4 năm Nhâm Thìn), lễ đặt đá chính thức xây dựng sẽ được cử hành.

Theo thông tin từ quý Thầy trong Ban Hưng Công cho biết, thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác có quy mô thuộc loại lớn nhất nước với tổng diện tích là 30ha. Thiền viện được xây dựng theo mô hình truyền thống của các thiền viện thuộc hệ phái Trúc Lâm Yên Tử, với 2 khu vực biệt lập là nội viện và ngoại viện.

Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác không có khu vực dành cho Ni, tuy nhiên theo quy hoạch tổng mặt bằng, Thiền viện cũng dành một khu đất khá rộng ( gần 19 ngàn mét vuông) để làm nhà khách nữ.

Cũng theo quy hoạch tổng mặt bằng, thiền viện có 25 hạng mục, bao gồm các hạng mục như Chánh Điện, Tổ Đường, Giảng Đường, Khu nội viện Tăng, Nhà Tăng ngoại viện, Trai đường, Lầu chuông, Lầu trống… với tổng diện tích xây dựng hơn 8000m2. Điều hết sức đặc biệt là trong bản quy hoạch, một khu vực rộng lớn được bố trí để xây dựng Tứ Động Tâm (Lâm Tì Ni – nơi Phật Thích Ca đản sinh; Bồ Đề Đạo Tràng – nơi Phật thành đạo; Vườn Lộc Uyển – nơi Phật  chuyển pháp luân và Câu Thi Na – nơi Phật nhập diệt) theo đúng nguyên mẫu với tỉ lệ 6-10. Theo tỉ lệ này thì tháp Đại Giác sẽ có chiều cao khoảng hơn 31m.

Đây có lẽ là điểm rất riêng của Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác mà không có một Thiền viện hoặc tự viện nào trong cả nước, thậm chí cả khu vực Đông Nam Á, có được. Với khu vực Tứ Động Tâm này, hứa hẹn trong tương lai, TV Trúc Lâm Chánh Giác sẽ là nơi thu hút Phật tử  và khách  du lịch trong cả nước đến tham quan và chiêm bái. Ngoài ra, ngay trung tâm thiền viện sẽ xây dựng một hòn giả sơn cao khoảng 25m để làm thế tự lưng cho Tổ Đường và Chánh Điện.

Phật sự lớn lao này sẽ chính thức được khởi động vào ngày 28 tháng 4 năm 2012, dự kiến sau 2 năm sẽ làm lễ khánh thành (giai đoạn 1) và sau 3 đến 5 năm sẽ hoàn thành tất cả các hạng mục, “tùy theo sự phát tâm công đức của Phật tử gần xa”, theo lời quý Thầy trong Ban Hưng Công cho biết.

Tầm ảnh hưởng và sự lợi ích của công trình này đối với cộng đồng xã hội đã có thể nhìn thấy được nếu chúng ta xem xét các ngôi thiền viện thuộc Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được xây dựng trong cả nước và ở nước ngoài trong những năm qua.

Nguyện hồng ân Tam Bảo, chư vị Long Thiên Hộ Pháp cùng giác linh liệt vị Tổ Sư thùy từ gia hộ cho Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác sớm được hoàn thành, thỏa lòng  mong mỏi của đồng bào Phật tử gần xa.