Thursday, January 2, 2014

Điều trị bệnh giời leo| Bệnh Zona hay bệnh Singles




Theo kinh nghiệm dân gian nếu bị dời leo, bạn bẻ đọt mướp, lấy mủ của nó thoa lên nơi bị dời leo nha.

Nếu chữa tạm thời và bớt khó chịu thì nhai sống đậu xanh.đắp lên chỗ bị giời leo.đảm bảo dễ chịu ngay .

Cách chữa đơn giản nhất dành cho bạn: nhai lá chuối hoặc lá ổi đắp lên hoặc sát vào chỗ da đó, da bị săn lại ắt sẽ khỏi rất nhanh(thường là 2 ngày), nhớ kiêng nước nhé . 

Bệnh giời leo


Bệnh giời leo là một bệnh hướng thần kinh và da do siêu vi gây ra. Siêu vi này cùng nhóm với siêu vi gây bệnh thủy đậu. Bệnh giời leo thường gặp ở người đã mắc bệnh thủy đậu trước đó và sau này được tái hoạt lại để gây bệnh giời leo, tuy nhiên nguyên nhân gây tái hoạt chưa rõ.
Ai dễ mắc bệnh giời leo ?
Bệnh giời leo có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ lớn trở lên đã bị bệnh thuỷ đậu.
Những người mắc các bệnh về máu, đái tháo đường, ung thư, bệnh suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS), bệnh tạo keo (đặc biệt là bệnh lupus đỏ), người già… dễ bị giời leo hơn người bình thường.
Dấu hiệu nào cho biết bị bệnh giời leo ?
Có 2 nhóm dấu hiệu cho biết bệnh giời leo là thần kinh và da
 Thần kinh: rối loạn cảm giác vùng da sắp nổi thương tổn rất thường gặp như bỏng, nóng rát,châm chích,tê ,đau. Cảm giác nóng rát nhất là về đêm.Đối với người lớn tuổi có thể đau dữ dội từng cơn hoặc liên tục gây cản trở sinh hoạt. Đau dọc theo dây thần kinh, một nửa bên cơ thể. Đau trong thời gian trước, trong và sau nổi sang thương
 Da: sau vài ngày trên vùng da rối loạn cảm giác xuất hiện các mảng màu hồng riêng rẽ sau đó tụ lại thành mảng lớn. Trên bề mặt mảng này có nhiều mụn nước hợp thành chùm ở trung tâm. Các mụn nước này có thể lớn thành bóng nước chứa dịch trong, có thể lõm ở trung tâm (hình rốn). Vài ngày sau mụn nước vỡ ra, khô và đóng mài. Có nhiều cơn bộc phát nhất là ở người già gây ra tổn thương da đa dạng với nhiều lứa tuổi khác nhau
 Vị trí vùng da bị tổn thương thường rất đặc trưng ở nữa bên cơ thể và đi dọc theo đường đi của dây thần kinh



Diễn tiến
Thường tổn thương không nỗi lên nữa sau 1 tuần. 1/3 trường hợp lành trong vòng 2-3 tuần.Nếu không nhiễm trùng hoặc miễn dịch bình thường lành để lại sẹo mất sắc tố. Đối với người có những yếu tố thuận lợi như đã nêu ở trên thì chậm lành hơn hoặc tổn thương lan rộng,xuất huyết,hoại tử hoặc dễ bị các biến chứng

Biến chứng
Các biến chứng thường gặp là dễ bị nhiễm thêm vi trùng do mụn nước bị vỡ ,đắp lá hoặc đậu xanh hoặc “khoán” .
Nếu bệnh ở mắt thì dễ bị sẹo giác mạc, thiên đầu thống hoặc mù cần phải khám thêm bác sĩ mắt . 

Biến chứng đau nhức sau giời leo thường gặp nhất ở người lớn tuổi, kéo dài nhiều tháng gây ảnh hưởng sinh hoạt
Điều trị
Do đa số lành tự nhiên nên không cần điều trị thuốc chống siêu vi. Chỉ cần điều trị triệu chứng ở người bình thường là đủ. Có thể sử dụng thuốc giảm đau, sinh tố nhóm B liều cao, thoa dung dịch màu phòng bội nhiễm.
Nếu đau nhức nhiều nên khám BS chuyên khoa Da Liễu.
Đối với những người có yếu tố thuận lợi như trên cần phải điều trị thêm thuốc chống siêu vi.
Những điều cần tránh khi bị giời leo
 Không nên đi khoán. Khoán nghĩa là dùng mực tàu, viết bi… khoanh vùng bị giời leo lại để ngăn không cho bệnh phát triển. Không cần khoán bệnh cũng sẽ hết tự nhiên trong vài tuần ở người bình thường.
 Không đắp lá, đậu xanh… lên vùng da tổn thương vì dễ nhiễm thêm vi trùng sinh mủ
 Không chích, lễ lấy dịch phỏng nước ra vì dễ lây cho người tiếp xúc hoặc dễ bị nhiễm thêm vi trùng sinh mủ
 Không sử dụng thuốc corticoide uống hay thoa nếu không có chỉ định của BS chuyên khoa

Thức uống mùa hè: Sắn dây quất

Một cốc sắn dây quất sau giờ làm việc hoặc đi học về không chỉ giúp cho các thành viên trong gia đình bạn cảm thấy sảng khoải mà còn có tác dụng giải nhiệt rất tốt.

Nguyên liệu:
Hai thìa súp bột sắn dây, bốn quả quất, bốn thìa cà phê đường, 100 gr đá viên.
Thực hiện:
Cho 100 ml nước vào bột sắn dây quấy tan. Rửa sạch hai quả quất, bổ làm đôi, vắt bỏ hạt lấy nước cốt rồi cho vào nước bột sắn quấy thật đều. Đường tán nhuyễn, cho vào hỗn hợp trên quấy liên tục đến khi tất cả đều hoà tan. Lấy thêm một quả quất, thái thành những lát thật mỏng. Quả quất còn lại tỉa múi.

Thưởng thức: Cho nước bột sắn ra ly đá, cho vài lát quất vào. Gắn quả quất tỉa trên miệng ly. Có thể thay thế quất bằng quýt. Bột sắn dây rất dễ đặc lại, vì thế khi uống nhớ quấy liên tục để bột sắn hoà tan, uống mới ngon. Món này giúp thanh nhiệt, giải độc và làm ra mồ hôi. Đặc biệt, trong sắn dây có chất isoflavon giúp tăng lượng máu lên não, làm giảm huyết áp, nên cũng là thức uống phòng cao huyết áp.

http://giadinh.net.vn/doi-song/thuc-uong-mua-he-san-day-quat-20090616023733987.htm

Thực đơn cho người bị bệnh dạ dày 1.mp4



VTC14_Bột sắn dây và bệnh đau dạ dầy