Tuesday, November 11, 2008

Các bài thuốc với cây sen


Hạt sen có vị ngọt tính bình, bổ dưỡng an thần; tâm sen vị đắng tính hàn, trị sốt cao mê sảng, huyết áp cao; gương sen vị đắng sáp, tính ôn, dùng trị các chứng băng lậu ra máu… Trong thế giới thảo dược, ít có loài cây nào mà các bộ phận đều là những vị thuốc quý như cây sen.

Hạt sen - liên nhục, liên tử - là vị thuốc quý, có tác dụng bổ dưỡng lại an thần, đặc biệt dùng để trị các chứng tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng. Một số bài thuốc với hạt sen là:

- Chữa di tinh, hoạt tinh, di niệu: bài Cố tinh hoàn, gồm liên nhục 2 kg, liên tu 1 kg, hoài sơn 2 kg, sừng nai 1 kg, khiếm thực 0,5 kg, kim anh 0,5 kg. Các vị tán thành bột, riêng kim anh nấu cao, làm thành viên hoàn, ngày uống 10-20 g.

- Chữa tiêu chảy mãn tính: gồm liên nhục 12 g, đảng sâm 12 g, hoàng liên 5 g. Các vị sắc uống hoặc tán bột uống mỗi ngày 10 g.

- Chữa mất ngủ do tâm hỏa vượng: bài Táo nhân thang, gồm táo nhân 10 g, viễn trí 10 g, liên tử 10 g, phục thần 10 g, phục linh 10 g, hoàng kỳ 10 g, đảng sâm 10 g, trần bì 5 g, cam thảo 4 g. Tất cả sắc uống ngày 1 thang.

Tâm sen - liên tử tâm: vị đắng tính hàn, có tác dụng thanh tâm trừ phiền, chỉ huyết sáp tinh, dùng để an thần, trị sốt cao mê sảng, hồi hộp tim đập nhanh, huyết áp cao. Tâm sen thường được phối hợp với cúc hoa, hoa hòe, hạt muồng… pha trà uống để dễ ngủ, hạ áp. Liều dùng 1,5-3 g.

Tua sen - liên tu: vị ngọt sáp, tính bình, tác dụng thanh tâm cố thận, sáp tinh chỉ huyết, dùng riêng hoặc phối hợp với hạt sen. Liều thường dùng 1,5-5 g.

Gương sen -liên phòng: vị đắng sáp, tính ôn, có tác dụng tiêu ứ chỉ huyết, dùng trị các chứng băng lậu ra máu, tiểu ra máu… Gương sen thường dùng để cầm máu bằng cách đốt thành than rồi phối hợp với các vị thuốc khác. Liều dùng 5-10 g.

Lá sen - hà diệp, ngẫu diệp: vị đắng sáp, tính bình, tác dụng thanh thử, thăng dương, chỉ huyết, dùng để trị cảm nắng, say nắng, xuất huyết do sốt cao và chứng cảm sốt mùa hè. Lá sen đã được ứng dụng nhiều năm chữa sốt xuất huyết thể nhẹ. Một số bài thuốc khác với lá sen:

- Chữa sốt cao nôn ra máu, chảy máu cam: bài Tứ sinh thang, gồm sinh địa tươi 24 g, trắc bá diệp tươi 12 g, lá sen tươi 12 g, ngải cứu tươi 8 g. Các vị nấu lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

- Trị béo phì, hạ cholesterol máu cao: đây là công dụng mới được phát hiện của lá sen. Trên thị trường hiện có bán nhiều loại trà giảm béo có lá sen, song có thể tự dùng bằng cách nấu lá sen tươi uống thay nước hàng ngày, mỗi ngày 1 lá.

Ngó sen - ngẫu tiết: là một món ăn ngon và dùng trị các chứng đại tiện ra máu, tử cung xuất huyết kéo dài, khí hư bạch đới, tiêu chảy kéo dài. Liều dùng 6-12 g.

Bác sĩ Quan Thế Dân, Sức Khỏe & Đời Sống

Các bài thuốc Nam chữa cảm, sốt


Húng chanh 15-20 g, giã vắt lấy nước cốt uống; hoặc thêm gừng, hành mỗi vị 12 g, cùng sắc uống và xông cho ra mồ hôi. Bài thuốc có tác dụng chữa cảm cúm, cảm sốt, nóng rét, nhức đầu, nghẹt mũi, ho đờm.

Một số bài thuốc dễ áp dụng khác:

- Dùng lá trầu không đánh gió, xát mạnh dọc theo hai bên xương sống từ trên xuống, nếu bị cảm sẽ có nhiều nốt tụ máu, xung huyết. Dân ta thường gọi là cách nhể đậu lào, có tác dụng chữa cảm mạo.

- Chua me đất một nắm, giã nát, chế nước nguội vào, vắt lấy nước cốt uống. Bài thuốc có tác dụng chữa sốt cao, trằn trọc, khát nước.

- Cỏ nhọ nồi, rau sam, sài đất, huyền sâm, mạch môn, ngưu tất mỗi vị 10-15 g, sắc uống. Bài thuốc có tác dụng chữa sốt xuất huyết nhẹ, sốt phát ban, phong nhiệt nổi mẩn…

- Đậu ván trắng sao 20 g, hương nhu 16 g, hậu phác 12 g, sắc uống. Bài thuốc có tác dụng chữa cảm sốt mùa hè, nôn mửa, trong bụng nôn nao, bụng đầy không tiêu hay tiêu chảy.

- Lá bưởi bung 20 g sắc uống. Bài thuốc có tác dụng chữa cảm sốt, ho.

- Bạc hà và sắn dây mỗi vị 10-15 g, đổ 1/3 lít nước, bịt kín ấm, đun sôi một lúc rồi đưa xuống để xông, rót một chén uống. Sau đó sắc uống thêm 1-2 nước. Nếu cảm có mồ hôi thì không xông và uống nước nguội. Bài thuốc có tác dụng chữa các chứng cảm sốt nóng (không gai rét), nhức đầu, mắt sưng đỏ, nôn ọe, hoặc trẻ sốt nóng, lên sởi lúc mới bắt đầu mọc.

Bạc hà giúp chữa cảm nóng.

- Lá tía tô khô 15 g, vỏ quýt cũ, củ gấu (hương phụ), gừng tươi, hành trắng cả cây mỗi thứ 8 g, sắc uống lúc thuốc còn nóng. Dùng 1 củ gừng giã nhỏ, chưng nóng, gói vải, xát 2 bên gáy và dọc xương sống (đánh gió). Bài thuốc có tác dụng chữa cảm lạnh, nóng rét, thân thể đau mỏi, nhức đầu sổ mũi.

- Hương nhu trắng cả lá cành 30 g, sắc, xông hơi và uống một bát lúc còn nóng cho ra mồ hôi. Bài thuốc có tác dụng chữa cảm sốt ớn lạnh, nhức đầu, nôn mửa, thân thể đau nhức, không có mồ hôi.

- Tinh dầu hương nhu 15 giọt, uống với nước nóng; ngoài dùng xoa mũi, 2 bên gáy và dọc sống lưng, đắp chăn cho ra mồ hôi, chưa ra mồ hôi thì uống thêm. Bài thuốc có tác dụng giải cảm cúm hay cảm sốt có gai rét.

BS Kim Ngân, Sức Khỏe & Đời Sống

Trị Phỏng - Lương y: Nguyễn Công Tích


Bệnh trạng: Bệnh phỏng là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra phỏng, làm cho da bị thương tích, tác nhân gây ra phỏng có nhiều loại:

- Phỏng nhiệt khô: Phỏng lửa, phỏng tia điện, kim loại nóng chảy và phỏng bô xe gắn máy.v.v…
- Phỏng nhiệt ướt: Phỏng nước sôi, thức ăn sôi, hơi nước nóng, xăng và cồn.

Ngoài ra: phỏng do luồng điện và hóa chất.

Nay được nói lên bệnh phỏng có tròng trắng hột gà làm cho vết phỏng hết đau nhức và mau lành lại.

Lâm sàng:
Trên lâm sàng, người ta tính độ phỏng bằng cách ướm bàn tay người bệnh loe6n trên vết thương để tính phần trăm diện tích phỏng. Cứ ướm một bàn tay là 1%, với trẻ em cũng tính theo cách trên.

Xử lý sau khi phỏng:
Ta phải loại trừ ngay những tác nhân gây ra phỏng như: Cắt cầu giao điện, dập lửa liền v.v…, sau đó ngâm vùng bị phỏng trong nước lạnh hay lấy lòng trắng hột gà thoa lên vết thương để làm dịu đau nhức.

Công dụng và liều dùng:
Hột gà tốt: Trỏng đỏ: là chất bổ dưỡng không dùng chữa trị.
Tròng trắng: Phần nuôi dưỡng chống nóng, dùng chữa trị phỏng.

Liều dùng:
Nếu bị phỏng nhẹ, như phỏng bô xe gắn máy, ta lập tức lấy lòng trắng hột gà thoa lên vết thương ngay, cách nhau 5 phút 1 lần, làm chừng 4, 5 lần là khô mặt, hết đau nhức, sau đó 1 giờ thoa lên 1 lần, từ từ một ngày thoa chừng 4 lần, trong 3, 4 ngày là vết thương lành lại.

Nếu bị phỏng trong vòng 2/3 cơ thể (khoảng 9% và 10%) là khá nặng, lập tức tấm nước lạnh ngay và sau đó đập nhiều hột gà lấy lòng trắng thoa lên vết thương, lập tức chuyển viện ngay, đồng thời lót nilon trong cái võng (xem ảnh) cho bệnh nhân nằm lên trên đó, vừa tải thương vừa thoa lòng trắng hột gà liên tục.

Còn như ở vùng sâu, vùng xa và rừng núi mà bị phỏng chân, tay do cháy rừng hay nguyên nhân nào khác, thì việc chữa trị cũng như cách trên.

Thời gian:
Bệnh nhẹ khoảng hai tuần lá hết.
Còn bệnh nặng phải mất một thời gian lâu ở nơi bệnh viện.
Vi chức của phỏng: Sau khi vết thương lành sẽ để lại nhiều vết sẹo như: xấu đi, sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo loét.

Điều trị:
Lấy lá sống đời dài lá, có chức năng làm lành vết sẹo bằng cách đâm nát, đắp lên vết thương, băng lại, sau 4 giờ thay lần khác, khoảng hai tuần thì các vết sẹo liền lại (nếu lõm thì lồi lên, còn lồi thị hạ xuống)
Phỏng

Kết quả:
Theo thí nghiệm lâm sàng, dùng phương pháp trong trăng hột gà và lá cây sống đời điều trị phỏng và làm lành các vết sẹo có hiệu quả cao.

Chỉ định:
Bọ phỏng nhẹ điều trị theo phương pháp trên, còn bị phỏng nặng phải chuyển viện ngay.
Trồng trắng hột vịt, trứng ngõng giống như hột gà.
Người lới phỏng 15% là nặng
Trẻ em phỏng 10% là nặng

Chống chỉ định:
Những người sau đây không dùng được:
Người có dị ứng với hột gà và lá cây sống đời.
Kiêng ăn tôm, cua, rau muống.
Nếu có băng, nên băng lỏng, nhẹ vết thương để khỏi chảy máu do dính vải băng.
Đắp lá sống đời không pha muối.

Lương y: Nguyễn Công Tích
Nguồn: Báo Giác Ngộ - Số 437

Than la goc kho-2