(kể lại chuyện của gia đình thầy Pháp Duệ)
Trong cuộc đời, ai ai cũng phải lần lượt trải qua những lúc thăng trầm, phải đối diện với những nghịch cảnh chớ trêu. Những biến cố lớn ấy sẽ bất thần ập xuống bất cứ lúc nào không ngoại trừ một ai. Điều quan trọng là cách chúng ta chấp nhận và đi qua chúng như thế nào để làm giảm thiểu khổ đau do nghịch cảnh gây ra và để vững vàng hơn, để khả năng bao dung, thương yêu lớn hơn sau mỗi niềm đau.
Vừa qua, gia đình tôi đã hứng chịu một thảm kịch. Đó là sự ra đi của đứa em trai mới mười tám tuổi của tôi. Chỉ còn vài ngày trước khi khóa tu mùa hè kết thúc, tôi nhận được tin từ gia đình là em Tony của tôi đã gặp một tai nạn và đang nằm hôn mê bất tỉnh trong bệnh viện. Tôi cứ nghĩ rằng chỉ là tai nạn bình thường thôi, chắc em sẽ bình phục trở lại, cho nên tôi cố đợi mấy ngày cho hết khóa tu mới xin phép tăng thân rời Làng Mai để về nhà thăm em. Khi về tới nơi tôi mới giật mình khi biết rằng tình trạng của em hết sức nguy kịch.
Hôm ấy, bên giường em Tony, bác sỹ cho biết rằng em trai tôi có thể qua đời hoặc phải sống trong tình trạng hôn mê vĩnh viễn. Mẹ tôi khụy xuống trước hung tin đó. Tôi liền tới ôm lấy mẹ và cứ giữ yên mẹ vòng tay tôi suốt buổi nói chuyện với bác sĩ, vừa để làm chỗ dựa cho mẹ mà cũng vừa để nương tựa vào mẹ vì cảm xúc trong tôi cũng đang cuồn cuộn dâng trào, nếu không ôm mẹ chắc tôi cũng khó giữ được sự bình an.
Bác sĩ nói, có hai sự lựa chọn: một là em trai tôi sẽ sống trong tình trạng hôn mê suốt đời, hai là gia đình phải chấp nhận rút ống dưỡng khí để em sớm ra đi một cách không đau đớn. Quả là một quyết định vô cùng khó khăn đối với gia đình chúng tôi. Những người thân của tôi có mặt lúc đó đều lặng đi. Không khí cực kỳ căng thẳng. Tôi không còn cách nào khác là nắm chặt lấy hơi thở để giữ vững sự bình tĩnh. Tôi đã đặt ra những câu hỏi cần thiết đối với bác sĩ. Sau đó xin phép bác sĩ cho gia đình tôi bốn mươi tám giờ đồng hồ để bàn bạc vì hiện tại chúng tôi không đủ sáng suốt để đưa ra quyết định.
Khi đối diện với nghịch cảnh tôi mới thấy công phu theo dõi hơi thở và bước chân thiền hành quý giá tới nhường nào. Những người không có may mắn được tu tập, khi gặp chuyện bất ngờ xảy tới họ cuốn quýt, bấn loạn lên, họ làm cho mọi việc trở nên rối tung rối mù thêm nữa. Nhờ ơn Sư Ông, nhờ ơn đại chúng, trong những năm tháng tu học năng lượng bình an, vững chãi của đại chúng đã đi vào trong tôi, cơ hội được thực tập mỗi ngày đã un đúc sự bình tĩnh của tôi. Tôi ý thức rằng tôi phải giữ được sự vững chãi ấy để làm nơi nương tựa cho những người thân trong cơn nguy khốn.
Nhìn ra phía hành lang bệnh viện, tôi thấy những đứa em ruột, những đứa em họ của tôi và bạn của Tony đang buồn bã, lo lắng chờ đợi tin tức. Tôi lại gần các em và hướng dẫn các em (mười lăm em) đi thiền hành. Hàng ngày các em nghịch ngợm, hiếu động là vậy thế nhưng hôm nay không ai bảo ai, các em đi rất nghiêm trang. Chú tâm vào hơi thở và từng bước chân thiền hành giúp cho các em buông bớt những căng thẳng xuống. Chúng tôi đi một vòng quanh sân bệnh viện, sau đó ngồi lại bên nhau. Nhờ năng lượng thực tập thiền hành tâm các em dịu xuống, khuôn mặt các em đã bắt đầu buông thư, tuy nhiên cũng có những em vẫn bật khóc. Bọn trẻ chợt nảy ra một ý định: Gấp một ngàn con hạc trắng để cầu nguyện cho Tony. Những cậu bé, những cô bé ấy bắt đầu đặt hi vọng vào những con hạc giấy. Chúng gấp một cách rất thận trọng và nhanh chóng, chỉ trong vài tiếng đồng hồ một ngàn con hạc đã được treo đầy quanh giường của Tony. Các em cùng nhau nhất tâm, thiết tha cầu nguyện và tin rằng Tony sẽ bình phục để lại có thể chạy đi chơi, có thể chuyện trò với chúng như ngày xưa.
Chiều hôm đó, em John mười sáu tuổi - em trai kế Tony của tôi đã tập hợp các anh chị em trong đại gia đình ngồi thiền tại một góc phòng. Tôi rất hài lòng về sự thực tập của em, không ai bảo ai, những người lớn cũng lần lượt ngồi xuống nhiếp tâm cầu nguyện cho Tony. Một năng lượng bình an, nhẹ nhàng từ từ lan tỏa khắp căn phòng. Tôi gọi điện tới tu viện Bích Nham cầu viện các sư anh, tới giúp. Thầy Pháp Nguyên, Pháp Chiếu, và các thầy khác nhanh chóng có mặt ở nhà tôi ngay ngày hôm sau. Tăng thân xuất gia tới đem một luồng không khí mới cho gia đình chúng tôi. Từng cử chỉ, động tác của các thầy đều được đặt dưới ý thức chánh niệm. Mỗi bước chân của các thầy tỏa chiếu sự vững chãi, khuôn mặt bình thản phong cách từ tốn từ đã giúp cho những người thân của tôi cảm thấy bình tâm.
Mỗi ngày, những người họ hàng của tôi tới rất đông để chia sẻ nỗi đau với gia đình tôi. Quý thầy đã chia sẻ với họ về cách sống trong đời sống hàng ngày. Cách thực tập khi người thân đột ngột ra đi. Làm sao để có truyền thông trong gia đình. Các thầy rất gần gũi, thân thiện nên ai cũng muốn tới gần để được hưởng năng lượng bình an. Buổi trưa và buổi tối các thầy làm thiền buông thư cho mọi người để giảm bớt không khí căng thẳng. Những ngày ấy gia đình, họ hàng tôi thực tập rất miên mật, căn nhà biến thành đạo tràng và không khí u ám, đau buồn được chuyển thành không khí trang nghiêm thanh tịnh để cầu nguyện cho em Tony.
Bảy ngày sau, em Tony của tôi đã ra đi một cách rất nhẹ nhàng, khi cả nhà đang quây quần quanh giường em và niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm. Chúng tôi đã không cần làm một quyết định nào cả. Em thương chúng tôi, em hiểu tình cảnh khó khăn của chúng tôi và đã ra đi thật bình an nhưng cũng thật dũng cảm. Họ hàng và bạn bè của gia đình tôi tới nhà tang lễ chia buồn ngày càng đông. Có nhiều người rầu rĩ, có những người khóc vì thương cảm, nhưng quý thầy đã dạy: “Khi đi đám không nhất thiết phải làm cho người ta buồn rầu hơn”. Những ngày tang lễ em biến thành những ngày tu quán niệm với chương trình kín từ sang đến tối. Các thầy cho pháp thoại ngay trong nhà tang lễ, có thiền hành, có thiền buông thư, mọi người ai cũng cảm thấy một sự nhẹ nhàng, bình an lan tỏa. Khi các thầy hướng dẫn thiền buông thư, mọi người đều lần lượt nằm ngay xuống sàn bên em Tony. Không khí bình an, trang nghiêm thanh tịnh khiến cho những nhân viên nhà tang lễ cũng ngạc nhiên, họ nói rằng chưa bao giờ họ chứng kiến một đám tang như vậy. Những người khách tới chia buồn cũng cảm thấy lòng nhẹ nhàng, không ai muốn về hết, cho tới tối, khi nhân viên tiếp tân tới nhắc nhở mọi người mới chịu chào từ biệt.
Ngày hôm sau, trước giờ hỏa táng của em, có khoảng năm sáu em lên đọc bài diễn văn tưởng niệm Tony. Và đây là bức thư của em John em trai kế Tony viết:
Lời Tán Dương
Hôm nay chúng ta đến với nhau để ca tụng và tưởng niệm cuộc đời của anh con, Hoàng Tony. Anh Tony sinh vào ngày 3 tháng 8 năm 1990. Sự việc bất ngờ đã xảy ra vào ngày 2 tháng 8 năm 2008, chỉ một ngày trước ngày sinh nhật của Tony. Tony đã nằm hôn mê và đã cố phấn đấu, phấn đấu và phấn đấu. Tony đã phấn đấu cho đến lúc không còn sức lực nữa và đã ra đi vào ngày 9 tháng 8 năm 2008. Đây là một chuyện buồn nhưng những sự việc như vậy xảy ra hàng ngày, chúng ta đã không được may mắn vì nó đã xảy ra cho người thương của chúng ta. Có nhiều người còn phải chịu nhiều bi thảm hơn chúng ta. Có những người đã mất cả gia đình. Có những người trẻ chưa bao giờ có một nơi để gọi là nhà. Có những người trẻ không có thức ăn để ăn và nước để uống. Tony đã có nhiều may mắn lớn lên trong một gia đình có nhiều tình thương, nhiều sự chăm sóc và yểm trợ; có một mái nhà và có thức ăn và nước uống. Chúng ta không nên quá đau buồn về sự qua đời của Tony khi mới 18 tuổi, thay vì vậy, chúng ta nên ca tụng và vui mừng vì Tony đã sống vui trong 18 năm qua, không phải là 18 năm ngắn ngủi mà là 18 năm dài với nhiều niềm vui và hạnh phúc.
Tony có rất nhiều tài năng trong nhiều lãnh vực. Tony có một gương mặt rất đẹp và một nụ cười không ai có thể quên được. Tony cũng rất thông minh…nếu anh muốn. Có những lần Tony đem những bài tập về nhà làm và thường khoe về điểm mình đạt được. Người đầu tiên mà Tony thường đến là anh Bình. Và anh Bình luôn luôn thưởng cho Tony bằng cách bao Tony đi ăn tiệm hoặc mua quần áo mới cho Tony. Điều này làm cho Tony rất vui lòng, không phải vì được thưởng mà vì Tony đã làm cho anh của mình được vui. Một điều khác về Tony nữa là Tony rất có tài và có nhiều ước vọng. Tony đã học chạy trước khi học đi. Tình yêu đầu tiên của Tony là bóng rổ. Anh Bình đã dạy cho Tony cách chơi bóng rổ và Tony rất thích môn thể thao này. Tony thường nói rằng Tony sẽ vào đội bóng tuyển quốc gia NBA và mọi người đều yểm trợ ước muốn đó vì Tony chơi rất nghiêm túc. Tony liệng banh ngọt xớt, nhồi banh không ai sánh kịp và đưa banh tới rổ ai cũng phải tránh ra. Nhưng cuối cùng thì Tony chán chơi bóng rổ và tìm tới trò chơi đánh boxing, quyền Anh. Mấy anh em tham gia đánh boxing hai lần. Lần đầu là do vì Tony xem phim hoạt hình anime và mấy anh em muốn học các cách đánh boxing trong phim như cú đánh Dempsey, Corksrew và Smash. Vì vậy mấy anh em ghi danh học ở câu lạc bộ thể dục thể thao Sully’s Boxing Gym. Lúc đó mấy anh em rất phấn khởi nhưng chỉ học được hai tuần rồi cũng làm biếng và bỏ không học nữa. Vài năm sau Tony có xem một trận đấu boxing giữa Floyd và Gatti và rồi Tony đã thích boxing trở lại. Cho nên Tony, Alvin và con đã quyết định học boxing lần nữa. Thiện, em họ con, đã chở mấy anh em chúng con đến câu lạc bộ để ghi danh vào lớp boxing. Trong ba người chúng con, Tony đánh hay nhất. Tony thường là người dẫn đầu và là người thúc đẩy chúng con học. Boxing là trò thể thao mà Tony thực sự yêu thích. Tony có những cú đánh thẳng, mạnh và lẹ. Các thế phòng thủ của Tony tuy yếu nhưng đền bù vào đó là các thế tấn công rất nguy hiểm. Trong những buổi luyện tập, Tony đã tỏ ra rất xuất sắc và có khả năng trở thành một boxer, một võ sĩ quyền Anh giỏi. Món quà lớn nhất mà Tony có là trái tim. Tony làm việc chăm chỉ để kiếm tiền giúp gia đình. Tony làm bất cứ việc gì để mọi người được vui và Tony sẽ bảo vệ chúng ta và phù hộ cho chúng ta được nhiều may mắn.
Cách đây vài ngày, Quốc, em họ của con, đã nói rất hay. Quốc nói rằng chúng ta không nên bỏ qua những cơ hội để bày tỏ tình cảm của mình cho những người mình thương và chúng ta nên tụ họp để đến với nhau như một đại gia đình thường xuyên hơn mà không phải đợi đến khi chúng ta mất một người thương. Con chưa bao giờ nói với Tony là con thương Tony. Con hy vọng bây giờ con nói cũng không trễ. Tony, anh rất toàn hảo. Anh luôn luôn cố gắng giúp em mỗi khi em cần đến sự giúp đỡ. Qua những lúc vui cũng như những khi buồn, em sẽ luôn thương tưởng đến anh và anh sẽ luôn luôn ở trong tim của em. Mặc dầu anh đã ra đi, em không có cảm tưởng rằng anh thực sự mất. Hôm trước, khi em và Thiên đi tìm mua quần áo cho anh, em có cảm giác rằng đầu gối của em bị bong gân. Hai đầu gối của em thường rất là tốt còn đầu gối của anh thì bị đau. Em có cảm giác như là một phần của anh đang có mặt trong em. Em thương anh rất nhiều và anh sẽ luôn có mặt ở đây với em. Em chúc anh nhiều may mắn trong đời sống mới và chúc anh nghỉ ngơi trong sự bình an.
John
Những hạt mưa lất phất nhẹ bay khi chúng tôi đặt Tony vào nơi an nghỉ. Lòng từ bi của mọi người khiến ba mẹ tôi ấm lòng và không quá đau buồn, ba mẹ tôi rất cảm động và thầm tự hào về con mình khi được nghe những lời thương yêu dành cho Tony. Chúng tôi thiền ôm với nhau. Đám bụi mưa đã theo gió tung tăng ở phía chân trời. Người ta bảo, khi an táng mà có một cơn mưa nhẹ diễn ra thì đó là dấu hiệu của điềm tốt. Nhìn bầu trời trong xanh cao vời vợi tôi thấy Tony của chúng tôi đang ngon giấc, em đang nghỉ ngơi tại một nơi an lành và em sẽ lại biểu hiện ở một hình thái mới để tiếp tục chuyến du hành của mình. Trong tôi hiện lên ánh mắt sáng ngời và nụ cười rạng rỡ của em, tôi mỉm cười thầm nhẩm lại một bài kinh:
Thân này không phải là tôi
Tôi không bị kẹt vào nơi thân ấy
Tôi là sự sống thênh thang
Tôi chưa bao giờ từng sinh
Mà cũng chưa bao giờ từng diệt
Nhìn kia biển rộng trời cao
Muôn vàn tinh tú xôn xao
Tất cả cùng biểu hiện tôi
Trong từng nguồn linh tâm thức
Tự muôn đời tôi vẫn tự do
Tử sinh là cửa ngõ vào ra
Tử sinh là trò chơi cút bắt
Hãy cười cùng tôi, hãy thở cùng tôi
Hãy nắm tay chào để rồi bất ngờ gặp lại
Gặp lại hôm nay, gặp lại mai sau
Chúng ta sẽ gặp lại nhau nơi suối nguồn
Chúng ta sẽ gặp nhau trong muôn và nẻo sống.
Lần cập nhật cuối ( Thứ sáu, 19 Tháng 12 2008 05:54 )Trong cuộc đời, ai ai cũng phải lần lượt trải qua những lúc thăng trầm, phải đối diện với những nghịch cảnh chớ trêu. Những biến cố lớn ấy sẽ bất thần ập xuống bất cứ lúc nào không ngoại trừ một ai. Điều quan trọng là cách chúng ta chấp nhận và đi qua chúng như thế nào để làm giảm thiểu khổ đau do nghịch cảnh gây ra và để vững vàng hơn, để khả năng bao dung, thương yêu lớn hơn sau mỗi niềm đau.
Vừa qua, gia đình tôi đã hứng chịu một thảm kịch. Đó là sự ra đi của đứa em trai mới mười tám tuổi của tôi. Chỉ còn vài ngày trước khi khóa tu mùa hè kết thúc, tôi nhận được tin từ gia đình là em Tony của tôi đã gặp một tai nạn và đang nằm hôn mê bất tỉnh trong bệnh viện. Tôi cứ nghĩ rằng chỉ là tai nạn bình thường thôi, chắc em sẽ bình phục trở lại, cho nên tôi cố đợi mấy ngày cho hết khóa tu mới xin phép tăng thân rời Làng Mai để về nhà thăm em. Khi về tới nơi tôi mới giật mình khi biết rằng tình trạng của em hết sức nguy kịch.
Hôm ấy, bên giường em Tony, bác sỹ cho biết rằng em trai tôi có thể qua đời hoặc phải sống trong tình trạng hôn mê vĩnh viễn. Mẹ tôi khụy xuống trước hung tin đó. Tôi liền tới ôm lấy mẹ và cứ giữ yên mẹ vòng tay tôi suốt buổi nói chuyện với bác sĩ, vừa để làm chỗ dựa cho mẹ mà cũng vừa để nương tựa vào mẹ vì cảm xúc trong tôi cũng đang cuồn cuộn dâng trào, nếu không ôm mẹ chắc tôi cũng khó giữ được sự bình an.
Bác sĩ nói, có hai sự lựa chọn: một là em trai tôi sẽ sống trong tình trạng hôn mê suốt đời, hai là gia đình phải chấp nhận rút ống dưỡng khí để em sớm ra đi một cách không đau đớn. Quả là một quyết định vô cùng khó khăn đối với gia đình chúng tôi. Những người thân của tôi có mặt lúc đó đều lặng đi. Không khí cực kỳ căng thẳng. Tôi không còn cách nào khác là nắm chặt lấy hơi thở để giữ vững sự bình tĩnh. Tôi đã đặt ra những câu hỏi cần thiết đối với bác sĩ. Sau đó xin phép bác sĩ cho gia đình tôi bốn mươi tám giờ đồng hồ để bàn bạc vì hiện tại chúng tôi không đủ sáng suốt để đưa ra quyết định.
Khi đối diện với nghịch cảnh tôi mới thấy công phu theo dõi hơi thở và bước chân thiền hành quý giá tới nhường nào. Những người không có may mắn được tu tập, khi gặp chuyện bất ngờ xảy tới họ cuốn quýt, bấn loạn lên, họ làm cho mọi việc trở nên rối tung rối mù thêm nữa. Nhờ ơn Sư Ông, nhờ ơn đại chúng, trong những năm tháng tu học năng lượng bình an, vững chãi của đại chúng đã đi vào trong tôi, cơ hội được thực tập mỗi ngày đã un đúc sự bình tĩnh của tôi. Tôi ý thức rằng tôi phải giữ được sự vững chãi ấy để làm nơi nương tựa cho những người thân trong cơn nguy khốn.
Nhìn ra phía hành lang bệnh viện, tôi thấy những đứa em ruột, những đứa em họ của tôi và bạn của Tony đang buồn bã, lo lắng chờ đợi tin tức. Tôi lại gần các em và hướng dẫn các em (mười lăm em) đi thiền hành. Hàng ngày các em nghịch ngợm, hiếu động là vậy thế nhưng hôm nay không ai bảo ai, các em đi rất nghiêm trang. Chú tâm vào hơi thở và từng bước chân thiền hành giúp cho các em buông bớt những căng thẳng xuống. Chúng tôi đi một vòng quanh sân bệnh viện, sau đó ngồi lại bên nhau. Nhờ năng lượng thực tập thiền hành tâm các em dịu xuống, khuôn mặt các em đã bắt đầu buông thư, tuy nhiên cũng có những em vẫn bật khóc. Bọn trẻ chợt nảy ra một ý định: Gấp một ngàn con hạc trắng để cầu nguyện cho Tony. Những cậu bé, những cô bé ấy bắt đầu đặt hi vọng vào những con hạc giấy. Chúng gấp một cách rất thận trọng và nhanh chóng, chỉ trong vài tiếng đồng hồ một ngàn con hạc đã được treo đầy quanh giường của Tony. Các em cùng nhau nhất tâm, thiết tha cầu nguyện và tin rằng Tony sẽ bình phục để lại có thể chạy đi chơi, có thể chuyện trò với chúng như ngày xưa.
Chiều hôm đó, em John mười sáu tuổi - em trai kế Tony của tôi đã tập hợp các anh chị em trong đại gia đình ngồi thiền tại một góc phòng. Tôi rất hài lòng về sự thực tập của em, không ai bảo ai, những người lớn cũng lần lượt ngồi xuống nhiếp tâm cầu nguyện cho Tony. Một năng lượng bình an, nhẹ nhàng từ từ lan tỏa khắp căn phòng. Tôi gọi điện tới tu viện Bích Nham cầu viện các sư anh, tới giúp. Thầy Pháp Nguyên, Pháp Chiếu, và các thầy khác nhanh chóng có mặt ở nhà tôi ngay ngày hôm sau. Tăng thân xuất gia tới đem một luồng không khí mới cho gia đình chúng tôi. Từng cử chỉ, động tác của các thầy đều được đặt dưới ý thức chánh niệm. Mỗi bước chân của các thầy tỏa chiếu sự vững chãi, khuôn mặt bình thản phong cách từ tốn từ đã giúp cho những người thân của tôi cảm thấy bình tâm.
Mỗi ngày, những người họ hàng của tôi tới rất đông để chia sẻ nỗi đau với gia đình tôi. Quý thầy đã chia sẻ với họ về cách sống trong đời sống hàng ngày. Cách thực tập khi người thân đột ngột ra đi. Làm sao để có truyền thông trong gia đình. Các thầy rất gần gũi, thân thiện nên ai cũng muốn tới gần để được hưởng năng lượng bình an. Buổi trưa và buổi tối các thầy làm thiền buông thư cho mọi người để giảm bớt không khí căng thẳng. Những ngày ấy gia đình, họ hàng tôi thực tập rất miên mật, căn nhà biến thành đạo tràng và không khí u ám, đau buồn được chuyển thành không khí trang nghiêm thanh tịnh để cầu nguyện cho em Tony.
Bảy ngày sau, em Tony của tôi đã ra đi một cách rất nhẹ nhàng, khi cả nhà đang quây quần quanh giường em và niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm. Chúng tôi đã không cần làm một quyết định nào cả. Em thương chúng tôi, em hiểu tình cảnh khó khăn của chúng tôi và đã ra đi thật bình an nhưng cũng thật dũng cảm. Họ hàng và bạn bè của gia đình tôi tới nhà tang lễ chia buồn ngày càng đông. Có nhiều người rầu rĩ, có những người khóc vì thương cảm, nhưng quý thầy đã dạy: “Khi đi đám không nhất thiết phải làm cho người ta buồn rầu hơn”. Những ngày tang lễ em biến thành những ngày tu quán niệm với chương trình kín từ sang đến tối. Các thầy cho pháp thoại ngay trong nhà tang lễ, có thiền hành, có thiền buông thư, mọi người ai cũng cảm thấy một sự nhẹ nhàng, bình an lan tỏa. Khi các thầy hướng dẫn thiền buông thư, mọi người đều lần lượt nằm ngay xuống sàn bên em Tony. Không khí bình an, trang nghiêm thanh tịnh khiến cho những nhân viên nhà tang lễ cũng ngạc nhiên, họ nói rằng chưa bao giờ họ chứng kiến một đám tang như vậy. Những người khách tới chia buồn cũng cảm thấy lòng nhẹ nhàng, không ai muốn về hết, cho tới tối, khi nhân viên tiếp tân tới nhắc nhở mọi người mới chịu chào từ biệt.
Ngày hôm sau, trước giờ hỏa táng của em, có khoảng năm sáu em lên đọc bài diễn văn tưởng niệm Tony. Và đây là bức thư của em John em trai kế Tony viết:
Lời Tán Dương
Hôm nay chúng ta đến với nhau để ca tụng và tưởng niệm cuộc đời của anh con, Hoàng Tony. Anh Tony sinh vào ngày 3 tháng 8 năm 1990. Sự việc bất ngờ đã xảy ra vào ngày 2 tháng 8 năm 2008, chỉ một ngày trước ngày sinh nhật của Tony. Tony đã nằm hôn mê và đã cố phấn đấu, phấn đấu và phấn đấu. Tony đã phấn đấu cho đến lúc không còn sức lực nữa và đã ra đi vào ngày 9 tháng 8 năm 2008. Đây là một chuyện buồn nhưng những sự việc như vậy xảy ra hàng ngày, chúng ta đã không được may mắn vì nó đã xảy ra cho người thương của chúng ta. Có nhiều người còn phải chịu nhiều bi thảm hơn chúng ta. Có những người đã mất cả gia đình. Có những người trẻ chưa bao giờ có một nơi để gọi là nhà. Có những người trẻ không có thức ăn để ăn và nước để uống. Tony đã có nhiều may mắn lớn lên trong một gia đình có nhiều tình thương, nhiều sự chăm sóc và yểm trợ; có một mái nhà và có thức ăn và nước uống. Chúng ta không nên quá đau buồn về sự qua đời của Tony khi mới 18 tuổi, thay vì vậy, chúng ta nên ca tụng và vui mừng vì Tony đã sống vui trong 18 năm qua, không phải là 18 năm ngắn ngủi mà là 18 năm dài với nhiều niềm vui và hạnh phúc.
Tony có rất nhiều tài năng trong nhiều lãnh vực. Tony có một gương mặt rất đẹp và một nụ cười không ai có thể quên được. Tony cũng rất thông minh…nếu anh muốn. Có những lần Tony đem những bài tập về nhà làm và thường khoe về điểm mình đạt được. Người đầu tiên mà Tony thường đến là anh Bình. Và anh Bình luôn luôn thưởng cho Tony bằng cách bao Tony đi ăn tiệm hoặc mua quần áo mới cho Tony. Điều này làm cho Tony rất vui lòng, không phải vì được thưởng mà vì Tony đã làm cho anh của mình được vui. Một điều khác về Tony nữa là Tony rất có tài và có nhiều ước vọng. Tony đã học chạy trước khi học đi. Tình yêu đầu tiên của Tony là bóng rổ. Anh Bình đã dạy cho Tony cách chơi bóng rổ và Tony rất thích môn thể thao này. Tony thường nói rằng Tony sẽ vào đội bóng tuyển quốc gia NBA và mọi người đều yểm trợ ước muốn đó vì Tony chơi rất nghiêm túc. Tony liệng banh ngọt xớt, nhồi banh không ai sánh kịp và đưa banh tới rổ ai cũng phải tránh ra. Nhưng cuối cùng thì Tony chán chơi bóng rổ và tìm tới trò chơi đánh boxing, quyền Anh. Mấy anh em tham gia đánh boxing hai lần. Lần đầu là do vì Tony xem phim hoạt hình anime và mấy anh em muốn học các cách đánh boxing trong phim như cú đánh Dempsey, Corksrew và Smash. Vì vậy mấy anh em ghi danh học ở câu lạc bộ thể dục thể thao Sully’s Boxing Gym. Lúc đó mấy anh em rất phấn khởi nhưng chỉ học được hai tuần rồi cũng làm biếng và bỏ không học nữa. Vài năm sau Tony có xem một trận đấu boxing giữa Floyd và Gatti và rồi Tony đã thích boxing trở lại. Cho nên Tony, Alvin và con đã quyết định học boxing lần nữa. Thiện, em họ con, đã chở mấy anh em chúng con đến câu lạc bộ để ghi danh vào lớp boxing. Trong ba người chúng con, Tony đánh hay nhất. Tony thường là người dẫn đầu và là người thúc đẩy chúng con học. Boxing là trò thể thao mà Tony thực sự yêu thích. Tony có những cú đánh thẳng, mạnh và lẹ. Các thế phòng thủ của Tony tuy yếu nhưng đền bù vào đó là các thế tấn công rất nguy hiểm. Trong những buổi luyện tập, Tony đã tỏ ra rất xuất sắc và có khả năng trở thành một boxer, một võ sĩ quyền Anh giỏi. Món quà lớn nhất mà Tony có là trái tim. Tony làm việc chăm chỉ để kiếm tiền giúp gia đình. Tony làm bất cứ việc gì để mọi người được vui và Tony sẽ bảo vệ chúng ta và phù hộ cho chúng ta được nhiều may mắn.
Cách đây vài ngày, Quốc, em họ của con, đã nói rất hay. Quốc nói rằng chúng ta không nên bỏ qua những cơ hội để bày tỏ tình cảm của mình cho những người mình thương và chúng ta nên tụ họp để đến với nhau như một đại gia đình thường xuyên hơn mà không phải đợi đến khi chúng ta mất một người thương. Con chưa bao giờ nói với Tony là con thương Tony. Con hy vọng bây giờ con nói cũng không trễ. Tony, anh rất toàn hảo. Anh luôn luôn cố gắng giúp em mỗi khi em cần đến sự giúp đỡ. Qua những lúc vui cũng như những khi buồn, em sẽ luôn thương tưởng đến anh và anh sẽ luôn luôn ở trong tim của em. Mặc dầu anh đã ra đi, em không có cảm tưởng rằng anh thực sự mất. Hôm trước, khi em và Thiên đi tìm mua quần áo cho anh, em có cảm giác rằng đầu gối của em bị bong gân. Hai đầu gối của em thường rất là tốt còn đầu gối của anh thì bị đau. Em có cảm giác như là một phần của anh đang có mặt trong em. Em thương anh rất nhiều và anh sẽ luôn có mặt ở đây với em. Em chúc anh nhiều may mắn trong đời sống mới và chúc anh nghỉ ngơi trong sự bình an.
John
Những hạt mưa lất phất nhẹ bay khi chúng tôi đặt Tony vào nơi an nghỉ. Lòng từ bi của mọi người khiến ba mẹ tôi ấm lòng và không quá đau buồn, ba mẹ tôi rất cảm động và thầm tự hào về con mình khi được nghe những lời thương yêu dành cho Tony. Chúng tôi thiền ôm với nhau. Đám bụi mưa đã theo gió tung tăng ở phía chân trời. Người ta bảo, khi an táng mà có một cơn mưa nhẹ diễn ra thì đó là dấu hiệu của điềm tốt. Nhìn bầu trời trong xanh cao vời vợi tôi thấy Tony của chúng tôi đang ngon giấc, em đang nghỉ ngơi tại một nơi an lành và em sẽ lại biểu hiện ở một hình thái mới để tiếp tục chuyến du hành của mình. Trong tôi hiện lên ánh mắt sáng ngời và nụ cười rạng rỡ của em, tôi mỉm cười thầm nhẩm lại một bài kinh:
Thân này không phải là tôi
Tôi không bị kẹt vào nơi thân ấy
Tôi là sự sống thênh thang
Tôi chưa bao giờ từng sinh
Mà cũng chưa bao giờ từng diệt
Nhìn kia biển rộng trời cao
Muôn vàn tinh tú xôn xao
Tất cả cùng biểu hiện tôi
Trong từng nguồn linh tâm thức
Tự muôn đời tôi vẫn tự do
Tử sinh là cửa ngõ vào ra
Tử sinh là trò chơi cút bắt
Hãy cười cùng tôi, hãy thở cùng tôi
Hãy nắm tay chào để rồi bất ngờ gặp lại
Gặp lại hôm nay, gặp lại mai sau
Chúng ta sẽ gặp lại nhau nơi suối nguồn
Chúng ta sẽ gặp nhau trong muôn và nẻo sống.