Thursday, July 2, 2009
Wednesday, July 1, 2009
Tầm quan trọng của phát nguyện và hồi hướng
1:24:00 AM
No comments
Thích Trí Siêu
Trong đạo Phật, ta thường nghe nói về Tam Ðộc tức là lòng ham muốn, giận tức và si mê, chúng trói buộc ta trong vòng sinh tử luân hồi. Và muốn giải thoát thì ta phải dẹp trừ chúng bằng cách bớt ham muốn, mở rộng lòng từ bi, trau dồi giáo lý Phật Pháp. Do hiểu như vậy, 0nên nhiều người trong chúng ta không dám mong cầu gì cả, đến chùa tụng Kinh cho vui vậy thôi chứ không thành tâm phát nguyện và hồi hướng (trong các thời Kinh ở chùa đều có văn phát nguyện và hồi hướng, nhưng vì không chú tâm hoặc không hiểu nên gọi là không thành tâm), khi bố thí thì bố thí vậy thôi chứ không nghĩ gì hết. Rồi ta cho như vậy là đúng, vì trong Thiền Tông thường nói giữ 'Tâm Không', nên ta không dám nghĩ, không dám mong cầu gì hết, chỉ giữ Tâm Không thôi. Nếu ta cứ làm như vậy hoài thì kiếp sau ta sẽ đầu thai thành cục đá bên lề đường, vì cục đá cũng có Tâm Không, vô tri vô giác, không nghĩ, không biết gì cả. Cõi Ta Bà mà chúng ta đang ở đây thuộc về cõi Dục. Chúng sanh ở đây luôn luôn ham muốn, ham muốn ngũ dục: tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn ngon, ngủ ấm. Nhưng chúng ta quên mất một điều là tất cả chư Phật đều thị hiện thành Phật ở cõi này, chứ không thành Phật ở hai cõi Sắc và Vô Sắc. Ðức Phật dạy ta lìa bỏ ngũ dục chứ đâu có dạy ta lìa bỏ Niết Bàn dục (tức lòng ham muốn đạt được Niết Bàn). Ở đời, khi làm một việc gì thì ta thường có lý do và mục đích. Lúc nhỏ ta cắp sách đến trường, lý do là cha mẹ ta muốn cho ta nên người. Mục đích của sự học là để được bằng tú tài. Có tú tài để được vào Ðại Học. Vào Ðại Học mấy năm để có được một văn bằng (diplôme). Có văn bằng để đi ra làm việc. Làm việc để có tiền. Có tiền để nuôi thân hoặc nuôi gia đình,... Tất cả những cái 'để' đó đều là mục đích của những hành động và việc làm của ta. Khi có mục đích là có sự mong cầu. Sự mong cầu hay ham muốn được xem là tốt hay xấu tùy theo mục đích của nó tức là đối tượng của sự mong cầu. Nếu ta ham muốn ngũ dục thì đó là xấu vì kết quả là ta sẽ đau khổ, ngược lại nếu ta ham muốn học đạo, tu đạo, thì đó là một sự ham muốn tốt vì kết quả là ta sẽ giải thoát, hưởng sự an vui của Niết Bàn. Khi ta ham muốn vừa vừa thì gọi là mong cầu, khi ta hết lòng ham muốn và quyết chí đạt cho được mục đích thì gọi là nguyện. Tất cả chư Phật và Bồ Tát đều là những người đã mong cầu, đã phát nguyện năm xưa. Ta há không nhớ Ðức Phật Thích Ca đã phát nguyện gì dưới gốc cây Bồ Ðề? Ngài nguyện: 'Dù máu khô, thịt nát, xương tan, nếu không giác ngộ (thành Phật) ta thề không rời khỏi nơi đây.'
Ngoài ra đọc trong Túc Sanh Truyện (Jataka) kể về các tiền thân của đức Phật, ta sẽ thấy là mỗi khi làm một hạnh gì, ngài đều phát nguyện và hồi hướng. Phát nguyện cầu thành Phật để cứu độ chúng sanh và hồi hướng tất cả công đức cho quả vị Phật.
Hồi hướng là gì?
Là gom góp tất cả để đặt vào một chổ. Người làm phước nhiều mà không biết hồi hướng sẽ giống như người đi làm cho có thật nhiều tiền đem về chất đầy nhà, rồi không biết làm gì với đống tiền đó.
Hãy lấy một thí dụ:
1. Ta đến chùa làm một việc công đức, mà trong tâm ta luôn luôn nghĩ đến sự giàu sang sung sướng, thì kiếp sau ta sẽ được giàu sang sung sướng.
2. Cũng một việc công đức đó, mà ta hồi hướng được giải thoát sinh tử luân hồi, thì trong những kiếp sau ta sẽ được giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.
3. Cũng một việc công đức đó, mà ta hồi hướng cầu thành Phật thì chắc chắn một kiếp xa xôi nào đó ta sẽ thành Phật.
Tại sao trong thí dụ (1) nói kiếp sau, thí dụ (2) nói những kiếp sau, và thí dụ (3) nói một kiếp xa xôi, ý nghĩa là sao?
Thí dụ (1) nói về sự giàu sang sung sướng ví như một cái áo bành tô (manteau) trị giá 700 quan. Thí dụ (2) nói về sự giải thoát sinh tử luân hồi ví như một chiếc xe hơi trị giá 70.000 quan. Thí dụ (3) nói về sự cầu thành Phật ví như một căn nhà villa trị giá 700.000 quan.
Nếu ta đi làm lương một tháng là 5000 quan, và trong đầu ta không có một mục đích gì cả, thì khi đi đường, nếu thấy một cái áo bành tô đẹp, vừa giá ta có thể mua được thì ta mua ngay không chần chờ.
Cũng với số lương đó mà ta muốn có một chiếc xe hơi thì ta phải dành dụm năm này qua năm nọ, không dám lấy tiền lương xài vào việc khác như mua quần áo, thì khoảng vài năm là ta có thể có được một chiếc xe hơi.
Cũng với số lương đó mà ta muốn có một căn nhà villa thì ta phải dành dụm lâu hơn nữa vì lương của ta quá ít so với giá tiền của cái nhà. Do đó ta phải gom góp dành dụm tiền lương không dám xài hoang phí vào việc khác, mà cốt chỉ để mua nhà. Vậy thì khoảng hai mươi năm hay hơn nữa ta mới hoàn toàn làm chủ cái nhà (vì ở bên Pháp cho trả Crédit).
Sau ba thí dụ trên, ta thấy rằng cũng cùng một hành động (karman) cùng một nhân (hetu) mà có quả báo khác nhau. Ðó là do tâm hồi hướng mà ra. Nếu ta tạo công đức nhiều mà không biết hồi hướng thì uổng lắm, vì sao? Dĩ nhiên là khi tạo công đức thì chắc chắn ta sẽ gặp quả báo tốt, nhưng uổng vì đó là quả báo hữu lậu của thế gian, sau một thời gian ta sẽ còn lại hai bàn tay trắng mà thôi.
Nếu thấy được tầm quan trọng của sự phát nguyện và hồi hướng thì sau này : trước khi, trong khi, và sau khi làm một việc gì tốt ta nên phát nguyện và hồi hướng. Và hơn nữa khi ta gặp một việc công đức nào ta sẽ vui mừng vì đó là một cơ hội cho ta tiến mau đến mục đích (nếu là trường hợp ta thích xe hơi hoặc căn nhà, mà không thích áo bành tô).
Vậy theo ta hiểu thì Bồ Tát là phải nhớ đến Bồ đề tâm, nhớ phát nguyện và hồi hướng cầu thành Phật, nhưng không hiểu tại sao khi ta đọc Tâm Kinh thì thấy trong đó có nói câu 'vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố'. Lúc đó ta nên khởi tâm nghĩ như vầy : Bồ Tát Quán Tự Tại là bậc Diệu Giác Bồ Tát, còn ta đây là Bào thai Bồ Tát (Bồ Tát còn nằm trong bụng mẹ). Hơn nữa Quán Tự Tại Bồ Tát đã hiểu, đã thấy, đã chứng được tánh Không, tức thực tướng của vạn pháp, còn ta đây không biết cái gì là phải cái gì là trái, cái gì tốt cái gì xấu, cái gì là Từ Bi cái gì là ác độc, nói chi đến tánh Không với tánh Có. Ta đừng làm giống như người đang đi trên sông, thấy người khác đến bờ vứt bỏ con thuyền, mà ở đây ta cũng vội vàng lấy búa ra đập thủng thuyền của mình. Ta phải luôn luôn ý thức nhìn lại xem mình là ai? Em bé lên 3, thanh niên 20, hay ông lão 70. Nếu là em bé lên 3 thì ta hãy vui vẻ tập đi, không nên bắt chước lấy cây gậy của ông già bảy mươi mà chết sớm. Còn ngược lại nếu thấy mình là ông lão bảy mươi thì ta cứ việc 'vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố', không ai cấm cản vì đạo Phật là đạo tự giác không có bắt buộc hay độc tài.
Sau khi hiểu được sự phát Bồ đề tâm cũng như sự phát nguyện và hồi hướng của Bồ Tát, ta bước sang phần thực hành của Bồ Tát tức Lục Ðộ.
À, hình như chúng ta quên mất một điều, là không biết tại sao Bồ Tát lại phát Bồ đề tâm? Mục đích của Bồ đề tâm là thành Phật cứu độ chúng sanh, nhưng lý do và căn nguyên của sự phát Bồ đề tâm là gì? Bồ Tát phát Bồ đề tâm, lý do vì Bồ Tát thấy chúng sanh đau khổ nên muốn cứu khổ chúng sanh, muốn cứu khổ chúng sanh nên mới cầu thành Phật tức cầu sự giác ngộ hoàn toàn.
Bồ Tát là những người ý thức được sự đau khổ của cuộc đời, thấy rõ được sự bất công, sự đàn áp, bóc lột, lợi dụng, tàn hoại, ác độc của chính con người tạo cho con người. Nếu Bồ Tát chỉ ngồi một chỗ, cần gì hô lên một tiếng, có người đem đến dâng cho, thì Bồ Tát khó ý thức được sự khó khăn, đổ mồ hôi sôi nước mắt của người dâng cho mình. Nếu không tự thân chứng nghiệm đau khổ, thì ít nhất Bồ Tát cũng tập ý thức sự có mặt của đau khổ nơi mọi loài. Vì có đau khổ nên mới có đạo Phật, nếu không có đau khổ thì không có đạo Phật. Bồ Tát ý thức được sự đau khổ không phải để sợ hãi, mà là để nuôi dưỡng lòng từ bi của mình. Bồ đề tâm của Bồ Tát cũng ví như ngọn lửa được đốt bằng dầu đau khổ. Nếu không có dầu đau khổ thì ngọn lửa Bồ đề tâm sẽ tắt. Do đó đối với Tứ Diệu Ðế, Bồ Tát đã thấu triệt hoàn toàn. Nếu chúng ta muốn đi theo con đường của Bồ Tát thì chúng ta cũng cần phải học cho thông suốt Tứ Diệu Ðế, nếu không được thì ít nhất chúng ta cũng cần phải hiểu được 'Nhị diệu đế' tức là hai Diệu đế đầu: Khổ Ðế và Tập Ðế. Và sau khi hiểu rõ rồi thì ta hãy tiến bước trên Bồ Tát đạo, nếu không như thế thì ta chỉ là 'danh tự Bồ Tát', tức là ta đến chùa thọ bồ tát giới cho vui mà thôi.
Sau khi hiểu được nguyên nhân và mục đích của Bồ Tát, ta bước sang con đường đi của Bồ Tát, tức Bồ Tát đạo (Bodhisattvamàrga).
Bồ Tát đạo thường được biểu hiện qua Lục độ, tức sáu hạnh, còn gọi là Lục Ba La Mật (Pàramità) gồm có: Bố thí (Dàna), Trì giới (Sila), Nhẫn nhục (Ksànti), Tinh tấn (Vìrya), Thiền định (Dhyàna), Trí tuệ (Prajna). Pàramità dịch âm là Ba La Mật Ða, dịch chữ là Ðáo Bỉ Ngạn có nghĩa là đến bờ bên kia. Lục Ba La Mật là sáu phương tiện có khả năng đưa (độ) Bồ Tát sang đến bờ bên kia là bờ Ðại Giác, tức Phật.
Trong phạm vi nhỏ hẹp, sách này chỉ xin nói về Bố thí Ba la mật thôi. Vì bố thí đúng với ý nghĩa của nó thì nó bao gồm cả sáu Ba la mật, nếu không thì nhiều khi nó cũng không được gọi là Bố thí nữa.
Trong đạo Phật, ta thường nghe nói về Tam Ðộc tức là lòng ham muốn, giận tức và si mê, chúng trói buộc ta trong vòng sinh tử luân hồi. Và muốn giải thoát thì ta phải dẹp trừ chúng bằng cách bớt ham muốn, mở rộng lòng từ bi, trau dồi giáo lý Phật Pháp. Do hiểu như vậy, 0nên nhiều người trong chúng ta không dám mong cầu gì cả, đến chùa tụng Kinh cho vui vậy thôi chứ không thành tâm phát nguyện và hồi hướng (trong các thời Kinh ở chùa đều có văn phát nguyện và hồi hướng, nhưng vì không chú tâm hoặc không hiểu nên gọi là không thành tâm), khi bố thí thì bố thí vậy thôi chứ không nghĩ gì hết. Rồi ta cho như vậy là đúng, vì trong Thiền Tông thường nói giữ 'Tâm Không', nên ta không dám nghĩ, không dám mong cầu gì hết, chỉ giữ Tâm Không thôi. Nếu ta cứ làm như vậy hoài thì kiếp sau ta sẽ đầu thai thành cục đá bên lề đường, vì cục đá cũng có Tâm Không, vô tri vô giác, không nghĩ, không biết gì cả. Cõi Ta Bà mà chúng ta đang ở đây thuộc về cõi Dục. Chúng sanh ở đây luôn luôn ham muốn, ham muốn ngũ dục: tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn ngon, ngủ ấm. Nhưng chúng ta quên mất một điều là tất cả chư Phật đều thị hiện thành Phật ở cõi này, chứ không thành Phật ở hai cõi Sắc và Vô Sắc. Ðức Phật dạy ta lìa bỏ ngũ dục chứ đâu có dạy ta lìa bỏ Niết Bàn dục (tức lòng ham muốn đạt được Niết Bàn). Ở đời, khi làm một việc gì thì ta thường có lý do và mục đích. Lúc nhỏ ta cắp sách đến trường, lý do là cha mẹ ta muốn cho ta nên người. Mục đích của sự học là để được bằng tú tài. Có tú tài để được vào Ðại Học. Vào Ðại Học mấy năm để có được một văn bằng (diplôme). Có văn bằng để đi ra làm việc. Làm việc để có tiền. Có tiền để nuôi thân hoặc nuôi gia đình,... Tất cả những cái 'để' đó đều là mục đích của những hành động và việc làm của ta. Khi có mục đích là có sự mong cầu. Sự mong cầu hay ham muốn được xem là tốt hay xấu tùy theo mục đích của nó tức là đối tượng của sự mong cầu. Nếu ta ham muốn ngũ dục thì đó là xấu vì kết quả là ta sẽ đau khổ, ngược lại nếu ta ham muốn học đạo, tu đạo, thì đó là một sự ham muốn tốt vì kết quả là ta sẽ giải thoát, hưởng sự an vui của Niết Bàn. Khi ta ham muốn vừa vừa thì gọi là mong cầu, khi ta hết lòng ham muốn và quyết chí đạt cho được mục đích thì gọi là nguyện. Tất cả chư Phật và Bồ Tát đều là những người đã mong cầu, đã phát nguyện năm xưa. Ta há không nhớ Ðức Phật Thích Ca đã phát nguyện gì dưới gốc cây Bồ Ðề? Ngài nguyện: 'Dù máu khô, thịt nát, xương tan, nếu không giác ngộ (thành Phật) ta thề không rời khỏi nơi đây.'
Ngoài ra đọc trong Túc Sanh Truyện (Jataka) kể về các tiền thân của đức Phật, ta sẽ thấy là mỗi khi làm một hạnh gì, ngài đều phát nguyện và hồi hướng. Phát nguyện cầu thành Phật để cứu độ chúng sanh và hồi hướng tất cả công đức cho quả vị Phật.
Hồi hướng là gì?
Là gom góp tất cả để đặt vào một chổ. Người làm phước nhiều mà không biết hồi hướng sẽ giống như người đi làm cho có thật nhiều tiền đem về chất đầy nhà, rồi không biết làm gì với đống tiền đó.
Hãy lấy một thí dụ:
1. Ta đến chùa làm một việc công đức, mà trong tâm ta luôn luôn nghĩ đến sự giàu sang sung sướng, thì kiếp sau ta sẽ được giàu sang sung sướng.
2. Cũng một việc công đức đó, mà ta hồi hướng được giải thoát sinh tử luân hồi, thì trong những kiếp sau ta sẽ được giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.
3. Cũng một việc công đức đó, mà ta hồi hướng cầu thành Phật thì chắc chắn một kiếp xa xôi nào đó ta sẽ thành Phật.
Tại sao trong thí dụ (1) nói kiếp sau, thí dụ (2) nói những kiếp sau, và thí dụ (3) nói một kiếp xa xôi, ý nghĩa là sao?
Thí dụ (1) nói về sự giàu sang sung sướng ví như một cái áo bành tô (manteau) trị giá 700 quan. Thí dụ (2) nói về sự giải thoát sinh tử luân hồi ví như một chiếc xe hơi trị giá 70.000 quan. Thí dụ (3) nói về sự cầu thành Phật ví như một căn nhà villa trị giá 700.000 quan.
Nếu ta đi làm lương một tháng là 5000 quan, và trong đầu ta không có một mục đích gì cả, thì khi đi đường, nếu thấy một cái áo bành tô đẹp, vừa giá ta có thể mua được thì ta mua ngay không chần chờ.
Cũng với số lương đó mà ta muốn có một chiếc xe hơi thì ta phải dành dụm năm này qua năm nọ, không dám lấy tiền lương xài vào việc khác như mua quần áo, thì khoảng vài năm là ta có thể có được một chiếc xe hơi.
Cũng với số lương đó mà ta muốn có một căn nhà villa thì ta phải dành dụm lâu hơn nữa vì lương của ta quá ít so với giá tiền của cái nhà. Do đó ta phải gom góp dành dụm tiền lương không dám xài hoang phí vào việc khác, mà cốt chỉ để mua nhà. Vậy thì khoảng hai mươi năm hay hơn nữa ta mới hoàn toàn làm chủ cái nhà (vì ở bên Pháp cho trả Crédit).
Sau ba thí dụ trên, ta thấy rằng cũng cùng một hành động (karman) cùng một nhân (hetu) mà có quả báo khác nhau. Ðó là do tâm hồi hướng mà ra. Nếu ta tạo công đức nhiều mà không biết hồi hướng thì uổng lắm, vì sao? Dĩ nhiên là khi tạo công đức thì chắc chắn ta sẽ gặp quả báo tốt, nhưng uổng vì đó là quả báo hữu lậu của thế gian, sau một thời gian ta sẽ còn lại hai bàn tay trắng mà thôi.
Nếu thấy được tầm quan trọng của sự phát nguyện và hồi hướng thì sau này : trước khi, trong khi, và sau khi làm một việc gì tốt ta nên phát nguyện và hồi hướng. Và hơn nữa khi ta gặp một việc công đức nào ta sẽ vui mừng vì đó là một cơ hội cho ta tiến mau đến mục đích (nếu là trường hợp ta thích xe hơi hoặc căn nhà, mà không thích áo bành tô).
Vậy theo ta hiểu thì Bồ Tát là phải nhớ đến Bồ đề tâm, nhớ phát nguyện và hồi hướng cầu thành Phật, nhưng không hiểu tại sao khi ta đọc Tâm Kinh thì thấy trong đó có nói câu 'vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố'. Lúc đó ta nên khởi tâm nghĩ như vầy : Bồ Tát Quán Tự Tại là bậc Diệu Giác Bồ Tát, còn ta đây là Bào thai Bồ Tát (Bồ Tát còn nằm trong bụng mẹ). Hơn nữa Quán Tự Tại Bồ Tát đã hiểu, đã thấy, đã chứng được tánh Không, tức thực tướng của vạn pháp, còn ta đây không biết cái gì là phải cái gì là trái, cái gì tốt cái gì xấu, cái gì là Từ Bi cái gì là ác độc, nói chi đến tánh Không với tánh Có. Ta đừng làm giống như người đang đi trên sông, thấy người khác đến bờ vứt bỏ con thuyền, mà ở đây ta cũng vội vàng lấy búa ra đập thủng thuyền của mình. Ta phải luôn luôn ý thức nhìn lại xem mình là ai? Em bé lên 3, thanh niên 20, hay ông lão 70. Nếu là em bé lên 3 thì ta hãy vui vẻ tập đi, không nên bắt chước lấy cây gậy của ông già bảy mươi mà chết sớm. Còn ngược lại nếu thấy mình là ông lão bảy mươi thì ta cứ việc 'vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố', không ai cấm cản vì đạo Phật là đạo tự giác không có bắt buộc hay độc tài.
Sau khi hiểu được sự phát Bồ đề tâm cũng như sự phát nguyện và hồi hướng của Bồ Tát, ta bước sang phần thực hành của Bồ Tát tức Lục Ðộ.
À, hình như chúng ta quên mất một điều, là không biết tại sao Bồ Tát lại phát Bồ đề tâm? Mục đích của Bồ đề tâm là thành Phật cứu độ chúng sanh, nhưng lý do và căn nguyên của sự phát Bồ đề tâm là gì? Bồ Tát phát Bồ đề tâm, lý do vì Bồ Tát thấy chúng sanh đau khổ nên muốn cứu khổ chúng sanh, muốn cứu khổ chúng sanh nên mới cầu thành Phật tức cầu sự giác ngộ hoàn toàn.
Bồ Tát là những người ý thức được sự đau khổ của cuộc đời, thấy rõ được sự bất công, sự đàn áp, bóc lột, lợi dụng, tàn hoại, ác độc của chính con người tạo cho con người. Nếu Bồ Tát chỉ ngồi một chỗ, cần gì hô lên một tiếng, có người đem đến dâng cho, thì Bồ Tát khó ý thức được sự khó khăn, đổ mồ hôi sôi nước mắt của người dâng cho mình. Nếu không tự thân chứng nghiệm đau khổ, thì ít nhất Bồ Tát cũng tập ý thức sự có mặt của đau khổ nơi mọi loài. Vì có đau khổ nên mới có đạo Phật, nếu không có đau khổ thì không có đạo Phật. Bồ Tát ý thức được sự đau khổ không phải để sợ hãi, mà là để nuôi dưỡng lòng từ bi của mình. Bồ đề tâm của Bồ Tát cũng ví như ngọn lửa được đốt bằng dầu đau khổ. Nếu không có dầu đau khổ thì ngọn lửa Bồ đề tâm sẽ tắt. Do đó đối với Tứ Diệu Ðế, Bồ Tát đã thấu triệt hoàn toàn. Nếu chúng ta muốn đi theo con đường của Bồ Tát thì chúng ta cũng cần phải học cho thông suốt Tứ Diệu Ðế, nếu không được thì ít nhất chúng ta cũng cần phải hiểu được 'Nhị diệu đế' tức là hai Diệu đế đầu: Khổ Ðế và Tập Ðế. Và sau khi hiểu rõ rồi thì ta hãy tiến bước trên Bồ Tát đạo, nếu không như thế thì ta chỉ là 'danh tự Bồ Tát', tức là ta đến chùa thọ bồ tát giới cho vui mà thôi.
Sau khi hiểu được nguyên nhân và mục đích của Bồ Tát, ta bước sang con đường đi của Bồ Tát, tức Bồ Tát đạo (Bodhisattvamàrga).
Bồ Tát đạo thường được biểu hiện qua Lục độ, tức sáu hạnh, còn gọi là Lục Ba La Mật (Pàramità) gồm có: Bố thí (Dàna), Trì giới (Sila), Nhẫn nhục (Ksànti), Tinh tấn (Vìrya), Thiền định (Dhyàna), Trí tuệ (Prajna). Pàramità dịch âm là Ba La Mật Ða, dịch chữ là Ðáo Bỉ Ngạn có nghĩa là đến bờ bên kia. Lục Ba La Mật là sáu phương tiện có khả năng đưa (độ) Bồ Tát sang đến bờ bên kia là bờ Ðại Giác, tức Phật.
Trong phạm vi nhỏ hẹp, sách này chỉ xin nói về Bố thí Ba la mật thôi. Vì bố thí đúng với ý nghĩa của nó thì nó bao gồm cả sáu Ba la mật, nếu không thì nhiều khi nó cũng không được gọi là Bố thí nữa.
Bố thí Vô úy thí
1:07:00 AM
No comments
Thích Trí Siêu
Vô úy thí có nghĩa là bố thí sự không sợ hãi, tức là làm cho người khác được an tâm yên chí, không sợ gì cả.
Theo nguồn gốc Kinh tạng nguyên thủy (Anguttara, Itivuttaka) thì chỉ có hai loại Bố thí, đó là Tài thí và Pháp thí. Nhưng theo giáo lý Ðại thừa (Mahayàna), có thêm vào một loại bố thí thứ ba là Vô úy thí.
Theo ý kiến cá nhân, thì tôi thấy Vô úy thí nằm trong Tài thí hoặc Pháp thí. Vì sao? Vì khi bố thí, tức là cho, thì có hai cách: một là cho bằng hành động, hai là cho bằng lời nói. Nếu bằng hành động thì đó thuộc Tài thí, còn nếu bằng lời nói thì đó thuộc Pháp thí.
Thí dụ:
* Nếu có một người đi đường ban đêm sợ cướp giật, thấy thế ta liền đi theo bảo vệ cho người đó hết sợ. Ta gọi đó là Vô úy thí. Nhưng hành động đi theo của ta chính là thân thí (có nghĩa là vác cái thân của ta đi theo người đó), vậy tức là thuộc tài thí rồi.
* Nếu có người sợ chết, sợ xuống địa ngục, ta liền đem giáo lý an ủi họ, chỉ cho họ làm lành hoặc biết niệm Phật thì sau khi chết sẽ về Cực Lạc. Nhờ đó họ không còn sợ chết nữa. Ta gọi đó là vô úy thí. Nhưng những lời lẽ mà ta an ủi họ, đó chính là Pháp thí rồi.
Ta không thể nào tự nhiên làm cho người khác hết sợ hãi được. Ta phải làm một cái gì đó (một lời nói, một sự hiện diện, một sự an ủi, một sự giúp sức,...) cho người ấy thì người ấy mới hết sợ (vô úy) được. Sự hết sợ chính là kết quả của Tài thí hoặc Pháp thí. Vì vậy Vô úy thí không thể được xem là một loại bố thí riêng biệt không tùy thuộc gì nơi hai sự bố thí kia cả (Tài và Pháp thí).
* Thế nào là vô úy thí chân chính?
Vô úy thí chân chính hay không chân chính đó là tùy thuộc ở Tài thí và Pháp thí có chân chính hay không? Thí dụ:
- Có một người sợ chết. Ta bảo họ đừng sợ, cứ lo niệm Phật, ăn chay, làm phước, đến khi chết sẽ về Cực Lạc. Thế rồi họ nghe theo và hết sợ chết. Ðó là vô úy thí chân chính.
- Cũng cùng một người, nếu ta bảo họ đừng sợ chết, vì chết là hết, không có gì phải lo cả, không có địa ngục, không có thiên đàng. Nếu họ tin ta mà không sợ chết nữa, thì đó là Vô úy thí không chân chính (vì ta dạy họ chấp đoạn).
4. So sánh ba loại Bố thí
Vì thấy Vô úy thí nằm trong Tài thí hoặc Pháp thí nên ở đây tôi chỉ so sánh Tài thí với Pháp thí thôi.
Ða số chúng ta ai cũng biết trước là Pháp thí quý hơn Tài thí. Chính đức Phật đã nói: 'Trong hai loại Bố thí này, thì Pháp thí là trên' (Anguttara I). Vì sao? Vì nhiều lý do:
- Phước báo của Tài thí vẫn thuộc cõi Dục giới (Kàmadhatu) còn phước báo của Pháp thí có thể nằm trong ba cõi (Traidhàtuka) hoặc ngoài ba cõi.
- Sự Bố thí tài (tiền của, đồ vật) có giới hạn, còn sự Bố thí Pháp không có giới hạn (apramàna), vì tiền cho lâu rồi cũng hết, còn giáo pháp cho hoài không bao giờ hết.
- Quả báo của Tài thí còn thuộc về hữu lậu, trong khi quả báo của Pháp thí thuộc vô lậu.
- Bố thí tài cần phải đòi hỏi nhiều sức lực, ra công trong khi bố thí pháp chỉ cần sự thông minh và trí tuệ.
- Chỉ có bố thí Pháp mới có thể gặt hái được những phước báo giống như các hàng Thanh Văn (Sravaka), Bích chi Phật (Pratyekabuddha) hay Bồ Tát (Bodhisattva).
- Chỉ có bố thí Pháp mới có thể dẫn người khác đến con đường giác ngộ (Bodhimàrga).
- Ta có thể thực hành Tài thí trong bất cứ thời đại (Kalpa) nào, dù có Phật hay không có Phật ở đời. Ngược lại, chỉ trong thời đại có một đức Phật ra đời ta mới có thể thực hiện Pháp thí được. Vì thế Pháp thí hiếm hơn Tài thí.
Ta có thể nêu ra nhiều lý do nữa, nhưng tóm lại bố thí Pháp sẽ gặt hái được nhiều công đức hơn bố thí tài.
Vô úy thí có nghĩa là bố thí sự không sợ hãi, tức là làm cho người khác được an tâm yên chí, không sợ gì cả.
Theo nguồn gốc Kinh tạng nguyên thủy (Anguttara, Itivuttaka) thì chỉ có hai loại Bố thí, đó là Tài thí và Pháp thí. Nhưng theo giáo lý Ðại thừa (Mahayàna), có thêm vào một loại bố thí thứ ba là Vô úy thí.
Theo ý kiến cá nhân, thì tôi thấy Vô úy thí nằm trong Tài thí hoặc Pháp thí. Vì sao? Vì khi bố thí, tức là cho, thì có hai cách: một là cho bằng hành động, hai là cho bằng lời nói. Nếu bằng hành động thì đó thuộc Tài thí, còn nếu bằng lời nói thì đó thuộc Pháp thí.
Thí dụ:
* Nếu có một người đi đường ban đêm sợ cướp giật, thấy thế ta liền đi theo bảo vệ cho người đó hết sợ. Ta gọi đó là Vô úy thí. Nhưng hành động đi theo của ta chính là thân thí (có nghĩa là vác cái thân của ta đi theo người đó), vậy tức là thuộc tài thí rồi.
* Nếu có người sợ chết, sợ xuống địa ngục, ta liền đem giáo lý an ủi họ, chỉ cho họ làm lành hoặc biết niệm Phật thì sau khi chết sẽ về Cực Lạc. Nhờ đó họ không còn sợ chết nữa. Ta gọi đó là vô úy thí. Nhưng những lời lẽ mà ta an ủi họ, đó chính là Pháp thí rồi.
Ta không thể nào tự nhiên làm cho người khác hết sợ hãi được. Ta phải làm một cái gì đó (một lời nói, một sự hiện diện, một sự an ủi, một sự giúp sức,...) cho người ấy thì người ấy mới hết sợ (vô úy) được. Sự hết sợ chính là kết quả của Tài thí hoặc Pháp thí. Vì vậy Vô úy thí không thể được xem là một loại bố thí riêng biệt không tùy thuộc gì nơi hai sự bố thí kia cả (Tài và Pháp thí).
* Thế nào là vô úy thí chân chính?
Vô úy thí chân chính hay không chân chính đó là tùy thuộc ở Tài thí và Pháp thí có chân chính hay không? Thí dụ:
- Có một người sợ chết. Ta bảo họ đừng sợ, cứ lo niệm Phật, ăn chay, làm phước, đến khi chết sẽ về Cực Lạc. Thế rồi họ nghe theo và hết sợ chết. Ðó là vô úy thí chân chính.
- Cũng cùng một người, nếu ta bảo họ đừng sợ chết, vì chết là hết, không có gì phải lo cả, không có địa ngục, không có thiên đàng. Nếu họ tin ta mà không sợ chết nữa, thì đó là Vô úy thí không chân chính (vì ta dạy họ chấp đoạn).
4. So sánh ba loại Bố thí
Vì thấy Vô úy thí nằm trong Tài thí hoặc Pháp thí nên ở đây tôi chỉ so sánh Tài thí với Pháp thí thôi.
Ða số chúng ta ai cũng biết trước là Pháp thí quý hơn Tài thí. Chính đức Phật đã nói: 'Trong hai loại Bố thí này, thì Pháp thí là trên' (Anguttara I). Vì sao? Vì nhiều lý do:
- Phước báo của Tài thí vẫn thuộc cõi Dục giới (Kàmadhatu) còn phước báo của Pháp thí có thể nằm trong ba cõi (Traidhàtuka) hoặc ngoài ba cõi.
- Sự Bố thí tài (tiền của, đồ vật) có giới hạn, còn sự Bố thí Pháp không có giới hạn (apramàna), vì tiền cho lâu rồi cũng hết, còn giáo pháp cho hoài không bao giờ hết.
- Quả báo của Tài thí còn thuộc về hữu lậu, trong khi quả báo của Pháp thí thuộc vô lậu.
- Bố thí tài cần phải đòi hỏi nhiều sức lực, ra công trong khi bố thí pháp chỉ cần sự thông minh và trí tuệ.
- Chỉ có bố thí Pháp mới có thể gặt hái được những phước báo giống như các hàng Thanh Văn (Sravaka), Bích chi Phật (Pratyekabuddha) hay Bồ Tát (Bodhisattva).
- Chỉ có bố thí Pháp mới có thể dẫn người khác đến con đường giác ngộ (Bodhimàrga).
- Ta có thể thực hành Tài thí trong bất cứ thời đại (Kalpa) nào, dù có Phật hay không có Phật ở đời. Ngược lại, chỉ trong thời đại có một đức Phật ra đời ta mới có thể thực hiện Pháp thí được. Vì thế Pháp thí hiếm hơn Tài thí.
Ta có thể nêu ra nhiều lý do nữa, nhưng tóm lại bố thí Pháp sẽ gặt hái được nhiều công đức hơn bố thí tài.
Subscribe to:
Posts (Atom)