Monday, November 22, 2010

Thật Giả Cuộc Đời 3

Sunday, November 21, 2010

Thế nào là Tu khổ hạnh ?

Tu khổ hạnh trước hết là không tính toán so đo đối với mọi sự . Việc hằng ngày chớ để tâm phân biệt. Rửa sạch đầu óc. Thay đổi chủng tử .
Làm việc khổ hạnh không có nghĩa là phải làm việc thật nhiều , ôm đồm đủ thứ Với quan niệm làm việc là để rèn luyện đầu óc, quan sát những suy nghĩ của chính mình, làm thong thả, kỹ lưỡng, chớ hấp tấp. Lâu ngày trở nên quen, khi đó là lúc mở khai trí tuệ.
1 / Rèn luyện xem mình có khả năng xả bỏ thân nầy hay không. Thế nào là xả bỏ ? Ăn cơm đạm bạc, mặc áo quần cốt sạch, lúc nào cũng không để tâm chuyện ăn ngon mặc đẹp, cảnh thế nào cũng vui sống. Không nhịn đói để thân xác hao gầy , nhưng không ăn quá nhiều , đặc biệt là những thức ăn làm cho cơ thể nặng nề không tiếp thu nổi. Ăn để no , sao cho thân không bịnh , tâm không lo sợ, ý không ham muốn điên đảo những nhu cầu quá đáng mà khả năng tự nhiên của mình không cáng đáng nổi . Ngủ vừa đủ cho cơ thể . Không nên ngủ quá nhiều, bởi như thế thì dễ bị hôn trầm, mê muội , dật dờ sau khi thức dậy.
2/ Hiện tại không khi bị ô nhiễm nhiều hơn những thế kỷ trước, thức ăn, thực phẩm phần nhiều có chất hóa học, hoặc nhiễm hóa chất , thuốc sát trùng…vậy chớ nên ăn bừa, hại thân để đến nổi mang cái chết khi chưa tới giờ ra đi.
3/ Con người không thể trốn được kiếp số của mình , nhưng với tâm thanh tịnh, với thức ăn tinh khiết , những suy nghĩ tốt đẹp, từ đó tạo cho mình một cuộc sống thăng bằng, thì con người đó nhứt định có khả năng tự chuyển hóa cơ thể mình từng sát na sinh diệt. Ngoài ra, nếu còn chuyên tâm trì niệm câu "Nam Mô A Di Đà Phật! hoặc Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật" thì bản thân người đó chắc chắn được an nhiên tự tại nơi cõi trần , và khi rời xác thân trả lại đất , người đó mang theo mình những hạt bụi thiêng hòa vào không khí bao la của vũ trụ. Nếu có lời nguyện tái sinh để tiếp tục hành trì đạo pháp phổ độ chúng sinh thì sự tụ hội của những hạt bụi thiêng hình thành một con người trở lại trong tư thế thông minh đĩnh ngộ, trong vị trí được người thương kẻ mến, muốn thực hiện những điều tốt cho người khác thì đương nhiên được có nhiều phương tiện, nhiều phước báu để thực hiện hoài bão ước mơ của mình . Bởi vậy không nên quá quí thân, tiếc thân …mà chuyện gì cũng làm , việc nào cũng đứng ra nhận lãnh để rồi quá thương thân đến nỗi tạo ra hết ác nghiệt nầy đến oán hờn kia , chỉ để lo cho cái thân .
4/ Khi bịnh , chớ sợ hãi , mà càng phải hồn nhiên quan sát sự biến đổi của cơ thể , rồi lấy đó làm tỉnh giác. Nhận ra sự Vô thường , biến thiên hằng ngày hằng giờ khiến cho mọi vật vừa thấy đó phút chốc đã tan hoại. Khiến nhân sinh lúc nào cũng lo lắng , đắn đo, sợ hãi cái qui luật mà người hay vật đều phải hứng chịu , phải bước qua. Nhưng sao không tự nhắc mình : Đã là qui luật thì làm sao đổi được ? Cho nên , nhận ra, thấu và hiểu để sống chung hài hòa , sống chung thông minh với cái qui luật vô thường đó, tự mình hành trì giới luật , nỗ lực, tăng sức tu hành , để an tâm , tự tại chẳng chút hốt hoảng, kinh hoàng khi nhìn cái chết từ từ đến với mỗi người mỗi vật quanh ta , và cả ta nữa !
NT.Khánh An
( Hoà Thượng Tuyên Hoá )
 http://www.nsbachtuyet.com/library/index.php?option=com_content&view=article&id=78:th-nao-la-tu-kh-hnh&catid=36&Itemid=0

Saturday, November 20, 2010

Vô Thường (24.01.1999) MP3 T.T THÍCH THÔNG PHƯƠNG


Thầy của CN dạy rằng khi tu phải cố gắng quán chiếu thật sâu vào vô thường thì khi đụng chuyện mới bớt khổ,Phật nói " chúng sanh cõi Ta Bà này có cái kỳ lạ nhất là nghỉ rằng mình sống hoài,khg bao giờ chết,đó là cái lạ nhất ". Mấy năm trước Bà Ngoại và Ba cuả CN qua đời cách nhau 1 ngày ,CN đau khổ cùng cực,khg bút nào mà diễn tả nổi nổi đau đó,cho nên rất sợ vô thường của kiếp người,Phật nói "cái khổ nhất của con người là sanh ly tử biệt",khi mà mất người mình thương nhất thì khg có gì khổ bằng,cho nên hàng ngày CN phải ráng quán chiếu thật sâu vào vô thường,bất kỳ nhìn thấy cảnh gì cũng phải quán chiếu vô thường.....khi có định lực mạnh thì mới bớt khổ khi gặp cảnh khg may xảy đến....

Ý Nghĩa Tùy Duyên (15.12.2001) MP3 -T.T THÍCH THÔNG PHƯƠNG