HT Tuyên Hóa
(Trích Kinh Địa Tạng Lược Giảng - Phẩm thứ nhất)
"Thần Thông". Thế nào gọi là "thần"? Thế nào gọi là "thông"? "Thần" là "thiên tâm", là tâm của trời; "thông" là "huệ tánh", tức là có trí huệ. "Thông" còn là "thông đạt vô ngại" - chẳng có gì không thông suốt; và "thần" cũng hàm ý thần kỳ bí ẩn.
Thần thông có sáu loại - sáu loại cũng là một loại, một loại mà phân làm sáu loại. Cho nên, tách riêng ra thì có tới sáu loại, song hợp lại thì chỉ là một. Thật ra, một loại cũng chẳng có nữa, bởi xưa nay vốn không có thần thông mà vốn cũng có thần thông!
Vì sao nói "vốn không có thần thông"? Vì sao lại nói "vốn cũng có thần thông"? Ðiều này rất kỳ diệu, lý thú. Bây giờ, chúng ta hãy nói về sáu loại thần thông trước, rồi sau đó sẽ bàn đến "vốn là thần thông, vốn không phải là thần thông; vốn là một loại thần thông, vốn là một loại thần thông cũng chẳng có."
Sáu loại thần thông chính là Thiên Nhãn Thông, Thiên Nhĩ Thông, Tha Tâm Thông, Túc Mạng Thông, Lậu Tận Thông, và Thần Túc Thông.
1) Thiên Nhãn Thông. Người chứng được Thiên Nhãn Thông có thể nhìn thấy khắp cả ba ngàn đại thiên thế giới rõ ràng như nhìn quả am-ma-la trong lòng bàn tay vậy. Trong hàng đệ tử của Phật, Tôn Giả A Na Luật là bậc đứng đầu về Thiên Nhãn Thông.
2) Thiên Nhĩ Thông. Chứng được Thiên Nhĩ Thông thì có thể nghe được mọi âm thanh từ cõi nhân gian cho đến tận ba ngàn đại thiên thế giới, luôn cả các âm thanh của cõi trời.
3) Tha Tâm Thông. Ðây là khả năng đọc được ý nghĩ của người khác. Tất cả những việc mà quý vị dự tính trong đầu, định sẽ thực hiện, thì cho dù quý vị chưa hề thổ lộ với ai cả, nhưng người đã chứng đắc Tha Tâm Thông vẫn có thể biết rõ.
4) Túc Mạng Thông. Người chứng đắc Túc Mạng Thông có khả năng biết được tất cả những việc - thiện cũng như ác - mà quý vị đã tạo tác trong các đời trước.
5) Thần Cảnh Thông (cũng gọi là Thần Túc Thông hoặc Như Ý Thông). Chữ "thần" này đồng nghĩa với chữ "thần" vừa giảng ở trên, và cũng chỉ cho một cảnh giới kỳ diệu, không thể nghĩ bàn. Ý nghĩa của chữ "thần" và chữ "diệu" có đôi chút tương đồng; cho nên có lúc nói "thần diệu khôn lường", chính là ám chỉ một thứ cảnh giới không thể nghĩ bàn.
"Cảnh" là cảnh giới; còn "thông" là thông đạt vô ngại, vốn không thông mà lại thông. Thí dụ, bức tường chắn ngang tuy có gây trở ngại, nhưng nếu quý vị khoét một lỗ hổng thì sẽ được thông lưu. Tương tự như thế, "bức tường" vô minh gây chướng ngại, ngăn che ánh sáng quang minh của tự tánh trong chúng ta; song, nếu quý vị có thể dùng "gươm" trí huệ của mình để phá vỡ bức tường đó, thì sẽ được thông suốt ngay.
6) Lậu Tận Thông. Chúng ta vì sao chưa thành Phật? Bởi vì chúng ta vẫn còn "lậu hoặc"! Chúng ta vì sao chưa thể làm Bồ Tát? Bởi vì "lậu hoặc" vẫn tồn tại trong chúng ta! Chính vì lậu hoặc mà chúng ta phải trầm luân trong Tam Giới - Dục Giới, Sắc Giới và Vô Sắc Giới. Chẳng những thế, các lậu hoặc này còn khiến cho chúng ta bị lưu lạc, nổi trôi trong chín Pháp Giới. Chín Pháp Giới là gì? Ðó là chín cõi giới của Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác, Thiên (Trời), Nhân (Người), A Tu La, Ðịa Ngục, Ngạ Quỷ và Súc Sanh. Chúng sanh trong chín Pháp Giới này chưa thể thành Phật được là vì họ còn có lậu hoặc; nếu không còn lậu hoặc nữa thì nhất định sẽ thành Phật.
Lậu hoặc này do đâu mà có? Chính là do vô minh! Cho nên, hễ diệt trừ được vô minh thì lậu hoặc sẽ không còn nữa; nếu vô minh chưa bị phá hủy thì lậu hoặc vẫn còn tồn tại. Do vậy, người chứng được Lậu Tận Thông chẳng có bao nhiêu. Một khi không còn lậu hoặc thì quý vị sẽ không còn phải trôi lăn trong vòng sanh tử nữa. Tại sao chúng ta vẫn còn luẩn quẩn trong vòng sanh tử? Ðó là vì chúng ta có lậu hoặc! Người có lậu hoặc ví như cái bình bị lủng vậy - quý vị muốn đổ nước cho đầy bình, nhưng nước cứ rỉ ra ngoài theo chỗ lủng, bình không thể giữ được nước. Cho nên, dứt sạch mọi mối lậu tức là được "lậu tận thông" vậy.
Nói rằng con người "vốn không có thần thông", là ám chỉ lúc chúng ta còn là phàm phu, chưa hiện thần thông. Lại nói rằng con người "xưa nay vốn có thần thông", bởi y cứ vào quả vị của bậc Thánh nhân mà nói thì thần thông vốn đã có sẵn. Hạng phàm phu thì không có thần thông, bậc Thánh nhân mới có thần thông. Thần thông của Thánh nhân phải chăng là đến từ bên ngoài? Không, đó là có sẵn! Thế thì phàm phu không có thần thông, phải chăng là vì họ đã đánh mất? Cũng không phải, bởi thần thông ấy vẫn tiềm tàng trong tự tánh của phàm phu; chẳng qua là họ chưa phát hiện ra, chưa nhận thức được, nên tưởng rằng mình không có mà thôi! Cho nên, tôi nói "vốn không có thần thông" là vì lẽ ấy.
Có thần thông hay không có thần thông đều chẳng quan trọng. Quý vị chớ lầm tưởng rằng có thần thông tức là đắc Ðạo hoặc chứng được quả vị. Phải biết rằng có được thần thông rồi vẫn còn ở cách sự chứng quả và đắc Ðạo rất xa! Chúng ta không nên mới đạt được đôi chút thành tựu liền tự mãn: " - , phen này tôi phát tài rồi!" Mới có được một lượng vàng mà đã reo mừng rối rít, cho là mình phát tài; trong khi người ta có tới hàng ngàn hàng vạn lượng vàng thì lại không hề khoe khoang, vẫn bình thản như không có gì cả vậy! So với người ta thì việc mình có được một lượng vàng có gì là to tát đâu? Có câu:
Được ít cho là đủ, nửa đường tự ngừng
(Đắc thiểu vi túc, trung đạo tự hoạch)
Những kẻ chỉ mới gặt hái được một vài thành quả nhỏ nhoi mà ngỡ là nhiều lắm, thì chẳng khác nào tự vẽ sẵn mức đường giới hạn cho mình ở nửa đường, đến mức đó thì ngừng lại, không lướt tới nữa. Ðó là cảnh giới của hàng Nhị Thừa, chứ không phải là căn tánh Bồ Tát của Ðại Thừa. Cho nên, đừng nghĩ rằng có thần thông là tài giỏi. Nếu quý vị có thần thông rồi tự phụ, cho rằng mình tài giỏi hơn người, thì quý vị còn quá nông nỗi - bởi như thế là quý vị vẫn còn tâm chấp trước, còn lòng tự mãn.
Chữ Ký__________________________________________
Con xin cung kính đảnh lễ tất cả chúng sanh trong Pháp Giới cũng như các Chư Phật Vị Lai .
http://chuavanphat.org
(Trích Kinh Địa Tạng Lược Giảng - Phẩm thứ nhất)
"Thần Thông". Thế nào gọi là "thần"? Thế nào gọi là "thông"? "Thần" là "thiên tâm", là tâm của trời; "thông" là "huệ tánh", tức là có trí huệ. "Thông" còn là "thông đạt vô ngại" - chẳng có gì không thông suốt; và "thần" cũng hàm ý thần kỳ bí ẩn.
Thần thông có sáu loại - sáu loại cũng là một loại, một loại mà phân làm sáu loại. Cho nên, tách riêng ra thì có tới sáu loại, song hợp lại thì chỉ là một. Thật ra, một loại cũng chẳng có nữa, bởi xưa nay vốn không có thần thông mà vốn cũng có thần thông!
Vì sao nói "vốn không có thần thông"? Vì sao lại nói "vốn cũng có thần thông"? Ðiều này rất kỳ diệu, lý thú. Bây giờ, chúng ta hãy nói về sáu loại thần thông trước, rồi sau đó sẽ bàn đến "vốn là thần thông, vốn không phải là thần thông; vốn là một loại thần thông, vốn là một loại thần thông cũng chẳng có."
Sáu loại thần thông chính là Thiên Nhãn Thông, Thiên Nhĩ Thông, Tha Tâm Thông, Túc Mạng Thông, Lậu Tận Thông, và Thần Túc Thông.
1) Thiên Nhãn Thông. Người chứng được Thiên Nhãn Thông có thể nhìn thấy khắp cả ba ngàn đại thiên thế giới rõ ràng như nhìn quả am-ma-la trong lòng bàn tay vậy. Trong hàng đệ tử của Phật, Tôn Giả A Na Luật là bậc đứng đầu về Thiên Nhãn Thông.
2) Thiên Nhĩ Thông. Chứng được Thiên Nhĩ Thông thì có thể nghe được mọi âm thanh từ cõi nhân gian cho đến tận ba ngàn đại thiên thế giới, luôn cả các âm thanh của cõi trời.
3) Tha Tâm Thông. Ðây là khả năng đọc được ý nghĩ của người khác. Tất cả những việc mà quý vị dự tính trong đầu, định sẽ thực hiện, thì cho dù quý vị chưa hề thổ lộ với ai cả, nhưng người đã chứng đắc Tha Tâm Thông vẫn có thể biết rõ.
4) Túc Mạng Thông. Người chứng đắc Túc Mạng Thông có khả năng biết được tất cả những việc - thiện cũng như ác - mà quý vị đã tạo tác trong các đời trước.
5) Thần Cảnh Thông (cũng gọi là Thần Túc Thông hoặc Như Ý Thông). Chữ "thần" này đồng nghĩa với chữ "thần" vừa giảng ở trên, và cũng chỉ cho một cảnh giới kỳ diệu, không thể nghĩ bàn. Ý nghĩa của chữ "thần" và chữ "diệu" có đôi chút tương đồng; cho nên có lúc nói "thần diệu khôn lường", chính là ám chỉ một thứ cảnh giới không thể nghĩ bàn.
"Cảnh" là cảnh giới; còn "thông" là thông đạt vô ngại, vốn không thông mà lại thông. Thí dụ, bức tường chắn ngang tuy có gây trở ngại, nhưng nếu quý vị khoét một lỗ hổng thì sẽ được thông lưu. Tương tự như thế, "bức tường" vô minh gây chướng ngại, ngăn che ánh sáng quang minh của tự tánh trong chúng ta; song, nếu quý vị có thể dùng "gươm" trí huệ của mình để phá vỡ bức tường đó, thì sẽ được thông suốt ngay.
6) Lậu Tận Thông. Chúng ta vì sao chưa thành Phật? Bởi vì chúng ta vẫn còn "lậu hoặc"! Chúng ta vì sao chưa thể làm Bồ Tát? Bởi vì "lậu hoặc" vẫn tồn tại trong chúng ta! Chính vì lậu hoặc mà chúng ta phải trầm luân trong Tam Giới - Dục Giới, Sắc Giới và Vô Sắc Giới. Chẳng những thế, các lậu hoặc này còn khiến cho chúng ta bị lưu lạc, nổi trôi trong chín Pháp Giới. Chín Pháp Giới là gì? Ðó là chín cõi giới của Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác, Thiên (Trời), Nhân (Người), A Tu La, Ðịa Ngục, Ngạ Quỷ và Súc Sanh. Chúng sanh trong chín Pháp Giới này chưa thể thành Phật được là vì họ còn có lậu hoặc; nếu không còn lậu hoặc nữa thì nhất định sẽ thành Phật.
Lậu hoặc này do đâu mà có? Chính là do vô minh! Cho nên, hễ diệt trừ được vô minh thì lậu hoặc sẽ không còn nữa; nếu vô minh chưa bị phá hủy thì lậu hoặc vẫn còn tồn tại. Do vậy, người chứng được Lậu Tận Thông chẳng có bao nhiêu. Một khi không còn lậu hoặc thì quý vị sẽ không còn phải trôi lăn trong vòng sanh tử nữa. Tại sao chúng ta vẫn còn luẩn quẩn trong vòng sanh tử? Ðó là vì chúng ta có lậu hoặc! Người có lậu hoặc ví như cái bình bị lủng vậy - quý vị muốn đổ nước cho đầy bình, nhưng nước cứ rỉ ra ngoài theo chỗ lủng, bình không thể giữ được nước. Cho nên, dứt sạch mọi mối lậu tức là được "lậu tận thông" vậy.
Nói rằng con người "vốn không có thần thông", là ám chỉ lúc chúng ta còn là phàm phu, chưa hiện thần thông. Lại nói rằng con người "xưa nay vốn có thần thông", bởi y cứ vào quả vị của bậc Thánh nhân mà nói thì thần thông vốn đã có sẵn. Hạng phàm phu thì không có thần thông, bậc Thánh nhân mới có thần thông. Thần thông của Thánh nhân phải chăng là đến từ bên ngoài? Không, đó là có sẵn! Thế thì phàm phu không có thần thông, phải chăng là vì họ đã đánh mất? Cũng không phải, bởi thần thông ấy vẫn tiềm tàng trong tự tánh của phàm phu; chẳng qua là họ chưa phát hiện ra, chưa nhận thức được, nên tưởng rằng mình không có mà thôi! Cho nên, tôi nói "vốn không có thần thông" là vì lẽ ấy.
Có thần thông hay không có thần thông đều chẳng quan trọng. Quý vị chớ lầm tưởng rằng có thần thông tức là đắc Ðạo hoặc chứng được quả vị. Phải biết rằng có được thần thông rồi vẫn còn ở cách sự chứng quả và đắc Ðạo rất xa! Chúng ta không nên mới đạt được đôi chút thành tựu liền tự mãn: " - , phen này tôi phát tài rồi!" Mới có được một lượng vàng mà đã reo mừng rối rít, cho là mình phát tài; trong khi người ta có tới hàng ngàn hàng vạn lượng vàng thì lại không hề khoe khoang, vẫn bình thản như không có gì cả vậy! So với người ta thì việc mình có được một lượng vàng có gì là to tát đâu? Có câu:
Được ít cho là đủ, nửa đường tự ngừng
(Đắc thiểu vi túc, trung đạo tự hoạch)
Những kẻ chỉ mới gặt hái được một vài thành quả nhỏ nhoi mà ngỡ là nhiều lắm, thì chẳng khác nào tự vẽ sẵn mức đường giới hạn cho mình ở nửa đường, đến mức đó thì ngừng lại, không lướt tới nữa. Ðó là cảnh giới của hàng Nhị Thừa, chứ không phải là căn tánh Bồ Tát của Ðại Thừa. Cho nên, đừng nghĩ rằng có thần thông là tài giỏi. Nếu quý vị có thần thông rồi tự phụ, cho rằng mình tài giỏi hơn người, thì quý vị còn quá nông nỗi - bởi như thế là quý vị vẫn còn tâm chấp trước, còn lòng tự mãn.
Chữ Ký__________________________________________
Con xin cung kính đảnh lễ tất cả chúng sanh trong Pháp Giới cũng như các Chư Phật Vị Lai .
http://chuavanphat.org