Tuesday, April 19, 2011

Học cách trân quý

Tác giả: Tiểu Liên




[Chanhkien.org] Trong biển người rộng lớn, chỉ là thông qua mối quan hệ nhân duyên mà bạn và tôi gặp nhau, hoặc thậm chí trở thành bạn bè và đồng hành. Chúng ta cùng nhau đi trên con đường vô bờ bến và gian truân này. Thế giới con người là vô thường (không trường cửu hay lâu dài). Sự gặp gỡ của chúng ta đôi khi có thể là sự xa cách hoặc là gần nhau. Nhưng nếu chúng ta đang ràng buộc bởi mối quan hệ nhân duyên này, chúng ta hãy học cách trân quý nó. Cho dù sự ràng buộc này đã trải qua một thời gian dài hoặc biến nhanh như tia flash, tôi sẽ không có hối tiếc hay oán trách.



Tôi thường nghe người ta nói, “Cả cuộc sống của một người đến đây là để sống và để yêu thương. Vậy là đủ rồi.” Tôi nghĩ rằng điều đó có ý nghĩa hơn nếu bạn thêm vào “để trân quý”. Ý nghĩa của cuộc sống chính là quá trình của nó! Đây là một vấn đề khác với sở nguyện của chúng ta có được thực hiện hay không. Đó là bởi vì tất cả mọi thứ được an bài bởi các chư Thần, dựa trên các mối quan hệ nhân duyên, nghiệp báo của chúng ta, và an bài một cách hệ thống toàn bộ bố cục của xã hội. Làm sao nó có thể đi theo sở nguyện của chúng ta được? Tất cả chúng ta có thể làm là trân quý mối quan hệ nhân duyên khó được này, cho dù đó là để làm công việc, sự nghiệp, gia đình chúng ta, hoặc với những người mà chúng ta yêu thương.



Tại sao một số người chỉ biết trân quý sau khi họ đã mất chúng? Khi chúng ta có mối quan hệ nhân duyên chúng ta thường không nhìn thấy tầm quan trọng của nó. Nó có thể giống như nói rằng chúng ta đã có ở đâu đó, nhưng chúng ta không nhận thức được nó. Khi chúng ta đánh mất nó, chỉ vài năm sau đó chúng ta sẽ nhận ra chúng ta đã mất chính xác những gì. Bất luận là loại quan hệ nhân duyên nào. Khi chúng ta gặp nó, chúng ta nên cân nhắc nó một cách hợp lý. Nếu nó xứng đáng trân quý, chúng ta thực sự cần phải trân quý nó. Ngay cả khi nó kết thúc bằng kết quả là không gì cả, chúng ta cũng sẽ không hối tiếc. Đó là bởi vì chúng ta đã chân tâm thành ý mà trân quý mối quan hệ nhân duyên khó được rồi.



Khi một học viên Pháp Luân Công cho bạn biết sự thật, hoặc khi bạn cố gắng để hiểu sự thật về Pháp Luân Công thông qua các kênh khác nhau, hãy nhận thức nó và phân biệt đúng sai! Cơ duyên này đã kinh qua thiên bách niên rồi mới tạo thành! Khi bạn trân quý cơ duyên này, bạn thực sự đang trân quý chính mình.



Tôi muốn kết thúc bài này với một bài thơ “Duyên giải trần gian“:



Trong thế giới trần tục đầy phức tạp và cám dỗ

Dường như là chúng ta gặp nhau rất tình cờ

Hoặc là theo một cách rất bình thường

Có vẻ như là đơn giản.

Kỳ thật là

Có lẽ nó đã được an bài cho ngày này một thời gian rất lâu dài trước đây rồi.

Nếu bạn đả khai được ký ức đã ngủ yên thật lâu của bạn

Bạn sẽ phát hiện rằng

Chúng ta đã luân hồi chuyển thế kinh qua vô số khổ nạn trong trần thế lâu dài này

Và chúng ta đã từng tuyên thệ

Có lẽ chúng ta đã có lần cùng nhau đi khắp mỗi góc trời

Có lẽ chúng ta đã từng là bạn bè trong thi ca hay là văn chương

Có lẽ chúng ta đã từng chinh chiến với nhau cho đất nước

Có lẽ chúng ta đã từng là những kẻ cướp ở sơn lâm nào đó hay trong giang hồ

Có rất nhiều, có lẽ nhiều hơn thế

Kỳ thật tất cả đó là vì để kết duyên

Để mà đến đời này chúng ta gặp nhau

Khi chúng ta gặp nhau

Tôi chân tâm thành ý mong bạn hãy giữ trong tâm mình “Pháp Luân Đại Pháp hảo”

Tôi nhu thanh tế ngữ (1) khuyên bạn hãy lập tức ‘tam thoái’ (2) để đảm bảo một tương lai bình an

Sinh sinh thế thế (3) tương ngộ

Sinh sinh thế thế kết duyên

Đều là để cho ngày hôm nay

Để nói cho bạn biết sự thật khi ngày nay Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền trên toàn thế giới

Để nói với bạn chân tướng

Bởi vì minh bạch được chân tướng có thể có được một ngày mai tốt đẹp

Đó là duyên giải trần gian (4) chân chính.



Chú thích:



(1) nhu thanh – nhu: mềm mại, thanh – giọng; tế ngữ – tế: nhỏ, tinh tế; ngữ – ngôn ngữ

(2) tam thoái: thoái Đảng, thoái Đoàn, thoái Đội (các tổ chức liên hệ của Đảng Cộng sản Trung Quốc)

(3) sinh sinh thế thế: từ đời này đến đời khác, qua nhiều đời

(4) duyên giải trần gian: liễu giải mối duyên ở trần gian (?)



Dịch từ:



http://www.zhengjian.org/zj/articles/2009/9/14/61586.html

http://pureinsight.org/node/5857
http://chanhkien.org/2010/01/hoc-cach-tran-quy.html

Monday, April 18, 2011

CẶP LÔNG MÀY

Một hôm đôi mắt lỗ mũi, cái miệng của một người nọ họp bàn với nhau. Trước tiên, đôi mắt nói:'Chúng tôi, đôi mắt giữ phần quan trọng bậc nhất trong cơ thể. Mọi thứ phải được tôi nhìn thấy mới biết được nó đẹp hay xấu, to hay nhỏ, cao hay thấp. Không có đôi mắt việc đi lại sẽ rất khó khăn. Vậy đôi mắt chúng tôi là quan trọng nhất. Thế nhưng chúng tôi lại bị đặt ở vị trí bất xứng bên dưới cặp lông mày là thứ vô dụng.Thật bất công.




Tiếp đến lỗ mũi nói:'Tôi lỗ mũi là quan trọng nhất. chỉ có tôi mới có thể phân biệt được mùi thơm với mùi xú uế. Động tác thở cũng tuỳ thuộc vào tôi. Nếu tôi không cho hơi thở đi qua, người nào cũng phải chết. Vậy tôi quan trọng nhất. Tuy tôi quan trọng thế mà vẫn bị đặt một cách bất công bên dưới cặp lông mày vô dụng. Tôi rất lấy làm buồn"



Đến lượt cái miệng lên tiếng:'Tôi là bộ phận quan trong nhất cơ thể con người. Tôi có thể nói được, nếu không có tôi thì sẽ không có sự giao tiếp giữa người này vơi người kia. Tôi nhận thức ăn vào; nếu không có tôi mọi người sẽ chết đói. Một bộ phận quan trong như tôi thế mà lại bị đặt ở phần thấp nhất của khuôn mặt. Trong khi đó cặp lông mày vô dụng lại ở phần cao nhất trên khuôn mặt. Điều này tôi không thể chấp nhận! .



Sau khi các bên kia lến tiếng cặp lông mày từ tốn phát biểu:'Xin đừng tranh chấp nhau nữa. Chúng tôi, cặp lông mày là thứ vô dụng nhất, chúng tôi xin chấp nhận phần thua. Chúng tôi, sẵn lòng ở bên dưới các vị" .Nói xong, cặp lông mày dời vị trí, xuống nằm bên dưới đôi mắt. Khốn nỗi, con người nọ không giống con người nữa. Kế đó cặp lông mày xuống nằm phía dưới lỗ mũi. Thế vẫn còn xấu xí dị hợm, chẳng giống người. cặp lông mày lúc đó bèn xuống nằm bên dưới cái miệng. Thế này thì càng trông rùng rợn hơn!



Đôi mắt, cái mũi, cái miệng xúm nhau lại thảo luận một lần nữa. chúng kết luận rằng tốt nhất cặp lông mày trở về vị trí cũ ở trên mặt; nơi đó là điểm thích hợp nhất cho chúng. khi cặp mày trở về chỗ cũ, hình dạng khuôn mặt trở lại giống như người .Qua câu chuyện này chúng ta thấy rằng cái gì tưởng vô dụng nhất có khi thực ra lại hữu ích nhất.

(Châu văn Thuận dịch)

Bài học rút ra

Vạn pháp do duyên sanh, nên đã ổn định (theo duyên đã sanh ra nó: lông mày nằm trên đoi mắt). Nếu bạn thay đổi nó (di chuyển cặp lông mày?!?) Thì lập tức duyên diệt sẽ xuất hiện, và điều tất yếu là . . . cái mới ra đời (những khuôn mặt chẳng giống ... người - Thật dị hợm) . ..

Phiền Não Là Bồ Đề(của HT Nhất Hạnh )

Trong giáo lý của thầy Tăng Hội, ta tìm thấy tư tưởng tâm tính bản tịnh, the nature of the mind is originally pure. Bản tính của tâm vốn là thanh tịnh. Vì những ô nhiễm của phiền não che lấp thành ra tâm ấy không chiếu sáng được. Vì vậy cho nên tu tập là lau chùi phiền não. Sau này thầy Thần Tú lúc trình kệ kiến giải: "Tâm như minh kính đài" cũng chỉ nói như vậy thôi. Tâm như minh kính đài có nghĩa là tâm mình như là một đài gương sáng, và mỗi ngày cần phải lau bụi. Chúng ta biết rằng tư tưởng này làm nền tảng cho các tư tưởng Pháp thân và Phật tánh.




Trong giáo lý của thầy Tăng Hội có tư tưởng một là tất cả, tất cả là một. Đó là giáo lý tương nhập, tương tức. 'Một là tất cả' là tư tưởng Hoa Nghiêm. Trong giáo lý của thầy Tăng Hội có tư tưởng đại viên cảnh trí. Tâm của mình như một tấm gương sáng, lớn và tròn. Cố nhiên trong giáo lý của thầy có tư tưởng của A lại gia thức nhưng lúc đó chưa gọi là A lại gia thức. Và cũng có tư tưởng tàng và chủng tử. Những tư tưởng này rất rõ ràng trong các văn kiện mà chúng ta đang học. Hai hình ảnh mà thầy dùng là hai hình ảnh rất đặc thù. Thứ nhất là hình ảnh của biển cả. Nước muôn sông đổ về biển cả. Biển cả tức là tàng thức và nước mưa từ các sông chảy vào là những ấn tượng đi vào trong tâm thức bằng đường mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Hình ảnh thứ hai là hình ảnh người gieo mạ, người gieo hạt trong lúc chạng vạng. Thầy đã dạy chúng ta rằng bồ đề tâm hoặc đạo chí là nguồn năng lượng rất quan trọng đưa đến sự thành đạt sự tu học. Chúng ta phải sống đời sống hằng ngày như thế nào để cho đạo chí ấy mỗi ngày được vun trồng. Bồ đề tâm ấy có khi gọi là sơ tâm, mỗi ngày một vững chãi hơn. Sống làm sao để mỗi ngày cái đạo chí, cái sơ tâm đó cứ mòn mỏi bớt đi một chút thì hỏng hết, lỗ vốn hết, lỗ vốn cho thầy Tăng Hội, lỗ vốn cho các Tổ. Thầy Tăng Hội cũng có dạy về năm phép quán chiếu. Năm phép này chắc là của thầy làm ra.



Thứ nhất là quán chiếu về sự biến đổi của nét mặt. Thầy dạy ta phải quán chiếu về nét mặt của người khác và nếu có một tấm kính ở trong phòng khách, thì mình cũng nên quán chiếu về nét mặt của chính mình. Nét mặt là một tiếng chuông chánh niệm. Kinh cứ hay nói tới hình ảnh một người vừa tắm gội sạch sẽ, mặc áo đẹp, nhìn vào trong một tấm gương hay là trong một bát nước. Thấy mặt mình sạch sẽ, không có một vết nhơ nào người ấy lấy làm hân hoan và nói: "Cái mặt của mình khá sạch." Người có tật xấu và nội kết thì biết rằng mặt mình không được sạch lắm, nó có vết nhơ. Biết rằng có vết nhơ như vậy thì phải làm thế nào để lau cho sạch. Cái đó gọi là soi gương. Còn người nào thấy khuôn mặt mình sạch sẽ không có vết nhơ thì người đó sẽ lấy làm hân hoan, như là trong kinh Tỳ Kheo Thỉnh. Ở đây thầy Tăng Hội nói rằng mình nên thường xuyên quán chiếu nét mặt, nét mặt của người kia và nét mặt của mình. Biết rằng nét mặt đó không phải là cứ như vậy hoài, nó có thể thay đổi. Nếu nét mặt của người sư chị mình không được tươi thì mình nhớ và biết rằng không phải nét mặt đó sẽ buồn như vậy hoài. Chính sư chị hoặc chính mình có thể làm cho nét mặt đó thay đổi bằng nụ cười, bằng ánh mắt, bằng hành động. Nét mặt của mình cũng vậy. Nhìn vào gương, thấy nét mặt mình không được tươi lắm, mình nên nói rằng nét mặt mình tuy không tươi, nhưng không hẳn là nó sẽ phải như vậy hoài. Nếu mình biết thở, biết đi thiền hành, biết tự nuôi dưỡng mình bằng những niềm vui thì nét mặt mình sẽ thay đổi.



Thứ hai là quán chiếu về sự biến đổi của khổ vui. Bây giờ thì là khổ nhưng có thể lát nữa sẽ có vui. Thành ra ta đừng có nghĩ rằng người đó khổ một hôm thì hôm sau nhất định là sẽ khổ tiếp. Không có thể có sự thay đổi. Ngày hôm nay mình cảm thấy khổ đau nhưng đừng nghĩ rằng tất cả cuộc đời của mình sẽ khổ dài dài như vậy. Người kia cũng vậy. Mình thấy người ấy như chỉ biết khổ chứ không biết vui. Mình đừng nói rằng cái khổ đó sẽ trường tồn. Nếu biết tu học, nếu có tăng thân, có sự giúp đỡ của mình thì người ấy có thể chuyển khổ thành vui. Sống không chánh niệm, không công phu, không thực tập thì cái vui ngày hôm nay dù có ngày mai cũng sẽ mất. Vì vậy cho nên nhìn vào sự biến dị của khổ và vui để biết và để thực tập.



Thứ ba là quán chiếu về sự biến đổi của ý muốn (intention). Hôm nay ta muốn cái này nhưng ngày mai ta lại muốn cái khác. Hôm nay ta nghĩ rằng cái kia là điều kiện tất yếu của hạnh phúc. Vì nghĩ như vậy cho nên ta đi về hướng kia. Vì đi về hướng kia cho nên thế nào ta cũng vấp ngã. Nhưng ta có thể thay đổi hoặc giúp người kia thay đổi. Nếu liên hệ giữa ta với người ấy tốt đẹp thì ta có thể ảnh hưởng tới người ấy và ta thay đổi được ý muốn của người ấy.



Thứ tư là quán chiếu về sự biến đổi của hình thể. Một người gầy ốm có thể trở thành bớt gầy ốm. Một người mạnh khỏe có thể trở thành đau yếu. Một người trẻ có thể trở thành già. Đó là quán chiếu về hình thể của người kia hoặc của chính mình. Thường thường trong đời sống hằng ngày ta hay nghĩ người kia mãi mãi sẽ là người kia, nhưng sự thật thì người kia thay đổi mỗi ngày, trong tâm ý cũng như ngoài hình thể. Nhờ sự thay đổi đó cho nên ta và người kia mới có cơ hội chuyển hóa. Đứng về phương diện vô thường mà xét thì tuy hôm nay mình còn có tuổi trẻ nhưng ngày mai tuổi trẻ đó sẽ không còn. Hôm nay chân mình đang mạnh, mình có thể chạy được, nhưng ngày mai mình có thể đi rất chậm và phải chống gậy. Vì vậy cho nên quán chiếu về sự thay đổi của hình thể giúp cho ta thấy được sâu sắc hơn về bản chất của sự sống. Và sau chót là quán chiếu về sự biến đổi của thiện ác. Cái thiện có thể chuyển thành cái ác. Cái ác có thể chuyển thành cái thiện. Cái đẹp có thể chuyển thành cái xấu. Cái xấu có thể chuyển thành cái đẹp. Thiện ác cũng vô thường. Vì vậy cho nên khi thấy cái thiện ở trong lòng mình hay cái thiện ở trong lòng người kia, mình biết rằng nếu không nuôi dưỡng cái thiện đó thì sau này nó cũng có thể trở thành ác. Quán chiếu để thấy được những phiền não ở trong lòng: đó là những cái ác. Nếu ta biết cách quán chiếu và chuyển hóa thì những phiền não kia có thể trở thành an lạc và hạnh phúc. Chúng ta có tư tưởng phiền não tức bồ đề, tức là hoa có thể được vun bón bằng rác. Nếu không có rác thì không có hoa. Trong bài Phương Pháp Đạt Thiền, thầy Tăng Hội có đặt câu hỏi là thực tập bốn thiền có đủ để đắc quả A La Hán hay không. Câu trả lời là có thể được mà cũng có thể không. Nếu nội dung của tứ thiền mà không giàu có thì tứ thiền chỉ nặng về phương diện hình thức và kết quả của sự thực tập tứ thiền có thể là rất khiêm nhượng. Nghĩa là những người tu về tứ thiền chỉ có thể sau này được sinh lại trên những cõi trời thôi, chứ không đạt được quả vị giải thoát A La Hán. Thầy viết rằng nếu tâm ý ta vẫn còn là tâm ý của nhất thiền thì ta chưa đắc được quả vị A La Hán và khi lâm chung ta sẽ sinh lên cõi trời thứ bảy, sống được một kiếp ở trên cõi trời đó mà thôi. Nếu tâm ý vẫn còn là tâm ý của nhị thiền thì khi lâm chung ta sẽ sinh lên cõi trời thứ mười một, thọ được hai kiếp. Nếu tâm ý chỉ là tâm ý của tam thiền thì khi lâm chung ta sẽ sinh lên cõi trời thứ mười lăm, thọ được tám kiếp. Nếu tâm ý chỉ là tâm ý của tứ thiền thì khi lâm chung ta sẽ sinh lên cõi trời thứ mười chín, thọ được mười sáu kiếp. Đó không phải là giải thoát. Sanh lên cõi trời không phải là mục đích của sự tu học. Bụt thực tập không phải là để sinh lên cõi trời. Bụt thực tập là để giải thoát. Cho nên những dòng này của thầy Tăng Hội chứng tỏ rằng tứ thiền không phải là cái gì tuyệt đối cần thiết trong sự thực tập đạo Bụt. Tứ thiền chỉ là khung cảnh của sự thực tập thôi. Bản chất của sự thực tập là An Ban Thủ Ý, là Niệm Xứ, là Bát Định, là Thập Tưởng.









Mỉm cười trong cõi hồng trần

Tác giả: Tiểu Liên




[ChanhKien.org] Trong suốt hành trình cuộc đời, chúng ta có lúc đối mặt với rất nhiều bất hạnh và khó khăn. Có người thì cảm thấy đau đớn, lúng túng hay buồn khổ. Có người thì cảm thấy thất bại và không thể nào thoát ra khỏi tình cảnh đó trong một thời gian dài.



Khi bình tĩnh trở lại, chúng ta có thể tự hỏi mình: tại sao chúng ta phải ứng xử với những khó khăn theo cách như vậy? Một người bạn của tôi một lần đã nói rằng mọi thứ xảy ra đều có tiền duyên đằng sau nó. Điều này là hoàn toàn đúng.



Mọi việc đều được gây ra bởi nhân duyên. Vì vậy, chúng ta không cần phải lo lắng quá nhiều về kết quả của những chuyện xảy ra hằng ngày. Thêm vào đó, rất nhiều người thông tuệ nhận ra rằng thế gian này là hư ảo, huyễn tượng và hoàn cảnh này được tạo ra bởi các vị Thần để giúp con người hoàn trả nợ nghiệp. Chỉ sau khi trả hết nợ nghiệp thông qua luân hồi chuyển sinh thì mới có thể quay trở về ngôi nhà nguyên thủy của mình, một nơi tốt đẹp hơn rất nhiều. Từ quan điểm này, đối với một người gặp những đau khổ và đối mặt với những điều không may bất ngờ xảy ra trong cuộc đời, thì cũng không nhất thiết là việc không tốt.



Khi trải qua một điều gì không tốt, nếu chúng ta có thể nhìn vào trong tâm và đối xử với nó như một cơ hội để từ bỏ những thiếu sót, thì chúng ta sẽ ngày càng trở nên hoàn thiện hơn (trưởng thành hơn). Như thế những điều rắc rối sẽ không xảy ra một cách vô ích.



Thực tế, chúng ta có thể luôn luôn ứng xử mọi việc theo cách đơn giản nếu chúng ta sử dụng năng lực và trí tuệ. Trong bài viết của mình, một người tu luyện đã viết, “Sự giản đơn là một chủng trí huệ.” Theo quan điểm của tôi, sự giản đơn không những chỉ là một chủng trí huệ mà còn là một sự biểu hiện năng lực và cảnh giới của một người. Bất cứ khi nào đối mặt với một việc gì đó, nếu chúng ta đều minh bạch những gì cần trân quý và những gì cần từ bỏ, thì chúng ta có thể ứng xử với mọi việc với từ bi, thay vì bằng cái tình. Bằng cách này, mọi thứ sẽ được ứng xử một cách tốt đẹp.



Từ một góc độ khác, chấp nhận một thứ không tốt xảy ra gây cho chúng ta đau khổ; chúng ta nên tận dụng cơ hội này để thăng tiến [đề cao] bản thân ngày càng tốt hơn. Chỉ sau đó chúng ta mới có thể sử dụng tốt nhất những cơ hội và bước đi trên con đường của chúng ta một cách tốt đẹp trong tương lai.



Nếu một người có thể vẫn giữ được sự bình tĩnh bởi ngoại cảnh, thì họ hoàn toàn ở trong một cảnh giới rất cao. Vì vậy, họ có thể tập trung vào những việc mà họ dự định làm và giữ được đầu óc thanh tỉnh.



Khi một người sống trong thế giới trần tục nhưng tư tưởng vượt ra khỏi nó, cuộc sống sẽ được cảm nhận theo một cách khác. Khi những điều phiền muộn hoặc đau khổ xảy đến, chúng có thể thể hiển ra là rất khủng khiếp. Nhưng, khi quay đầu nhìn lại sau khi vượt qua chúng, chúng ta sẽ thấy rằng chúng thực tế còn hơn cả tầm thường.



Như vậy, không chấp vào những đau khổ và khó khăn khi gặp phải, chúng ta có thể giữ được thái độ lạc quan và hướng lên. Khi đạt được điều này, chúng ta sẽ trở nên hoàn thiện, trưởng thành với toàn tâm là hy vọng và ánh sáng thay vì cảm giác buồn bã và đau khổ, và nó sẽ dẫn tới một sự thay đổi căn bản về nhân sinh quan của một người. Một người sẽ cảm nhận được hạnh phúc thực sự và nhận ra được rằng điều rất quan trọng là phải luôn có một trái tim từ bi và tâm thái hòa ái, khoan dung. Để người khác tin tưởng và khoan dung cho chúng ta, thì trước tiên chúng ta cần tin tưởng và khoan dung cho họ.



Khi chúng ta sống giống như vậy, chúng ta sẽ giữ được tâm thái vui vẻ và mang theo bên mình một nụ cười trong cõi hồng trần.



Dịch từ:



http://www.zhengjian.org/zj/articles/2009/9/16/61634.html



http://pureinsight.org/node/586
 
http://chanhkien.org/2010/01/mim-cuoi-trong-coi-hong-tran.html