Saturday, February 25, 2012

Ứng xử với bố chồng kỹ tính




Hiền bảo, mẹ chồng mất đã được vài năm, từ trước khi cô về làm dâu. Nhà chỉ có vợ chồng Hiền sống chung với bố.
Ăn sáng quên rửa bát, chiều về Hiền đã nghe tiếng bố chồng “buôn xấu” chuyện con dâu với họ hàng...

Khi bố chồng “kỹ tính”
Hiền bảo, mẹ chồng mất đã được vài năm, từ trước khi cô về làm dâu. Nhà chỉ có vợ chồng Hiền sống chung với bố. Chính - chồng Hiền còn một em gái nhưng cô này đã lên xe hoa và theo chồng vào TPHCM.
Ngày đầu được người yêu dẫn về ra mắt, Hiền đã khốn đốn vì tính sạch sẽ, ngăn nắp của bố chồng tương lai. Cụ nhắc nhở, kiểm tra và buộc Hiền phải thuộc quy trình rửa bát qua 4 lần nước, cho sạch bọt xà phòng.
Cuộc sống chung sau đó, với Hiền, thật bí bức. Bố chồng hay nói, lại thích xét nét con dâu. Một bữa cuối tuần, Hiền hăm hở nấu món mỳ Ý theo hướng dẫn trên mạng. Ai ngờ, lúc cả nhà quây quần bên bàn ăn, bố chồng chỉ đáp vẻn vẹn một câu: “Nhà này không ai ăn thế. Con làm dâu, sao không tinh ý” rồi cụ vùng vằng ra ngoài ăn phở. Rút kinh nghiệm, những lần sau, muốn ăn gì, Hiền đều phải thông qua ý kiến chỉ đạo của bố chồng.
Bố chồng ác khẩu
Bé nhà Dương vừa tròn 1 tuổi và đang được ông bà nội chăm sóc. Có lần, Dương suýt ngất khi nghe bé bi bô “mày, tao” (học được từ ông nội). Nhỏ nhẹ góp ý với bố chồng sửa đổi cách xưng hô với bé nhưng cụ lại tự ái, tiếp tục “mày, tao” với con dâu.
Dương bảo, những cụm từ như “câm mồm”, “ngậm miệng” đến “cút đi” luôn được bố chồng sử dụng cho vợ con trong nhà.
Dương cho biết thêm, không những ác khẩu, bố chồng cô còn mắc tính “ki bo”. Dương nhớ mãi lần mới sinh bé, mẹ đẻ Dương lên thăm. Khi ấy, mẹ chồng bận việc về quê, nhà chỉ còn bố chồng. Lúc mở nồi cơm, mẹ đẻ Dương trào nước mắt vì ông thông gia cắm được một dúm gạo cho con dâu. Sau lần ấy, mẹ Dương cứ yêu cầu vợ chồng ra ở riêng nhưng cô thuyết phục mãi nên bà cũng nguôi ngoai. Lý do là vì chồng Dương là con trai duy nhất nên tất nhiên chuyện ở riêng không bao giờ cô được phép bàn tới.
Nhung (Việt Trì, Phú Thọ) kể: “Mình có bà chị họ lấy chồng quê, vớ phải ông bố chồng kỳ cục. Sáng nào, cụ cũng vô tư đi tiểu đầu cổng mặc con dâu lọ mọ quét sân hoặc cắm cúi trong bếp. Không ít lần bà chị này góp ý với chồng, nhờ nhắc bố chồng nhưng chưa thấy có gì thay đổi”.
Ứng xử với bố chồng trái tính
“Bố chồng trái tính, nhiều khi còn khủng khiếp hơn mẹ chồng ngàn lần” - không ít nàng dâu ở vào hoàn cảnh này đã phải thốt lên như vậy. Bởi vì, sự trái tính của bố chồng nhiều khi còn liên quan đến những tật xấu khác như ngôn ngữ thiếu lịch sự...
Ở vào hoàn cảnh này, con dâu nên tìm cách chia sẻ với chồng hoặc mẹ chồng. Tâm lý trái tính của bố chồng nhiều khi xuất phát từ sự độc đoán, gia trưởng vốn có. Cho nên, nếu con dâu có gay gắt ý kiến này nọ thì chỉ làm tình cảm bố chồng - con dâu thêm căng thẳng.
Nói như vậy cũng không có nghĩa là con dâu cam chịu trước những tật xấu từ bố chồng. Tuy nhiên, con dâu nên tìm cách góp ý tế nhị và khéo léo.
Trường hợp muốn ra ở riêng, người vợ nên bàn bạc kỹ lưỡng với chồng. Nếu biết con dâu cô ý tránh mặt mình, bố chồng chỉ thêm ác cảm với con dâu mà thôi.
Theo Mẹ và Bé
Theo www.ktdt.com.vn

Thursday, February 23, 2012

Chín Pháp Giới Chúng Sanh Đều Điên Đảo - Tuyên Hóa HT



Phiền Não Là Bồ Đề - Tuyên Hóa HT



Vận Mạng Nằm Trong Tay Chúng Ta - Tuyên Hóa HT